Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 92

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                    Con người thật của Adolf Hitler

-Adolf Hitler

 

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của Hitler

Năm 1921, Hitler công khai tuyên truyền tư tưởng độc tài, chống cộng, chống Do Thái, đề cao quan điểm chủng tộc Đức ưu việt. Năm 1923, hắn tổ chức đảo chính ở Munich, nhưng thất bại và bị tù 9 tháng. Năm 1929, cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới nhấn chìm nước Đức trong nạn lạm phát, thất nghiệp, chia rẽ, rối loạn, mất niềm tin. Giữa lúc đó Hitler đưa ra chủ trương cứu đất nước bằng cách bành trướng lãnh thổ ra nước ngoài và đàn áp trong nước, cam kết lập lại trật tự. Người Đức coi hắn như một vị cứu tinh và hăng hái đi theo hắn. Đảng Nazi phát triển nhanh, năm 1932 đã có gần 1 triệu đảng viên.
Adolf hitler
Gia đình Hitler
Tháng 1. 1933, sau khi Nazi thu được nhiều phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội, qua dàn xếp với các thế lực tài phiệt, Hitler được Tổng thống Đức cử làm Thủ tướng. Ngoại hình Hitler không có dáng lãnh tụ: hắn chỉ cao có 1,75m – chưa đủ tiêu chuẩn vào lính SS, chân nhỏ và dài, tóc lật trái, để bộ ria như một anh hề. Thế nhưng hắn cực kỳ có sức lôi cuốn, chủ yếu ở ánh mắt xuyên thấu tim gan người khác và khí thế nói dồn ép người ta phải nghe theo.
Hitler là nhà diễn thuyết đại tài.
Hitler còn là nhà diễn thuyết đại tài có một không hai trên thế giới. Hắn rất chú ý tập luyện và cải tiến kỹ xảo nói, rất thạo kết hợp nói với động tác. Trong Mein Kampf hắn viết: tôi tin rằng “Lời nói, chứ không phải là bài viết, có khả năng gây ra những sự kiện làm rung chuyển thế giới”. Hắn khoe mình là “diễn viên vĩ đại nhất toàn châu Âu”. Hắn dốc toàn bộ nhiệt tình vô tận của mình vào bài nói, tới mức những lời dối trá trắng trợn nhất cũng có mầu sắc chân lý. Hitler kể: sau mỗi buổi diễn thuyết hắn bị sụt từ 2 đến 3 kg, mồ hôi ướt đẫm quần áo.Với quyền lực cao tuyệt đối và tài diễn thuyết, tài thể hiện mình như một anh hùng độc thân, Hitler được nhiều phụ nữ yêu đến mê mệt, kể cả Magda Goebbels (vợ Goebbels) đã có 6 con. Mấy cô từng tự tử vì thấy Hitler thờ ơ với mình; Eva Braun cũng hai lần tự tử. Khi chỉ có đàn ông với nhau, Hitler thường tỏ ý khinh đàn bà. Có lần hắn nói với người khác trước mặt Eva: đàn ông khôn ngoan chỉ nên kiếm một “người đàn bà chất phác ngu đần không bao giờ can dự công việc của mình”, và “Tôi không thể lấy vợ, – thử nghĩ xem, sau khi có con rồi thì còn làm được gì nữa !” “Điều tồi tệ nhất của hôn nhân là đẻ ra nhu cầu, do đó tốt nhất là nuôi một cô tình nhân.” Tuy thế, Hitler kết thân với nhiều phụ nữ xinh đẹp nổi tiếng, như Leni Riefenstahl, ngôi sao màn bạc và đạo diễn nổi tiếng nước Đức, hoặc diễn viên kịch Olga Tsecova; nghe nói Hitler còn từng đính hôn với con gái của nhạc sĩ Richard Wagner.
hiller va vo
Một ngày trước khi chết: Adolf Hitler và vợ Eva Braun chịp hình với thú cưng của mình, dắt con chó Blondi bên cạnh. 
Boongke - Nơi Hitler trú ẩn vào ngày cuối cùng.
Khi quân đội Liên Xô tiến vào Berlin, Hitler thất vọng quyết định tự tử, nhưng ngày 29. 5. 1945 hắn đột ngột làm lễ cưới Eva Braun và chiều hôm sau cả hai cùng chết: Hitler tự bắn vào đầu, Eva uống cyanide.
Những khoảnh khắc cuối cùng của Adolf Hitler
10h 30 ngày 20/4.
Trong ngày này, Hitler tròn 56 tuổi, vì thế tại văn phòng của quốc trưởng quy tụ các quan chức hàng đầu của Đế chế thứ III: phó quốc trưởng Goring, bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Goebbels, Bộ trưởng Nội vụ Himmler, thư ký của Hitler và là bộ trưởng Không bộ Bormann, bộ trưởng Quốc phòng và Công nghiệp quân sự Speer, bộ trưởng Ngoại giao Ribbentrop cùng một số tướng lĩnh cao cấp và sĩ quan tùy tùng khác. Phát biểu một cách ngắn gọn, Hitler đi vòng quanh, nghe những lời chúc tụng, bàn tay run rẩy bắt tay mọi người. Buổi chiều cùng ngày, người ta khuyên Hitler rời Berlin để lãnh đạo tuyến phòng thủ phía nam, nhưng Goebbels khuyên ông ta ở lại. Và Hitler đã đồng ý.
21h 45 ngày 20/4
Hitler chui vào boong-ke của mình. Hắn ta hạ lệnh "phân tán" bộ chỉ huy và chia tay với bác sĩ riêng của mình là Morell - người được lệnh phải di chuyển xuống phía nam. Hitler nói: "Giờ không liều ma túy nào có thể giúp được tôi". Trong sự tĩnh mịch, quốc trưởng mở bữa tiệc nhỏ. Có Eva Braun, Bormann và vài cộng sự gần gũi. Cả bọn uống bia, nhảy...8h ngày 21/4Hitler dậy muộn hơn thường lệ 2 tiếng. Hắn ta chú ý đến tiếng pháo của Hồng quân. "Có việc gì thế? Tiếng súng ở đâu vậy? Chẳng lẽ người Nga đã tiến gần như thế!" hắn gào thét trong hoảng loạn. Hitler gọi điện nhưng không ai trả lời và bằng giọng nói yếu ớt, hắn nói đúng một từ: "Phản bội".Vào thời khắc này, thông qua thư ký của Hitler, Goebbels xin phép được đưa vợ và 6 đứa con của mình vào boong-ke. Hitler đi ra gặp Goebbels và nói: "Anh muốn làm gì thì làm! Tôi sẽ không ra lệnh thêm nữa!". Sau đó hắn gọi sĩ quan tùy tùng Jilius Schaub, lấy từ trong tủ sách ra tài liệu cá nhân của mình rồi đốt hết. Một viên sĩ quan chờ báo cáo, nhưng Hitler không cho vào và nói: "Tôi sẽ không bao giờ rời Berlin! Tôi sẽ chết trên bậc thềm của văn phòng quốc xã". Nói rồi hắn ta đóng sầm cửa boong-ke lại.
15h 20 ngày 23/4
Bộ trưởng Quốc phòng và công nghiệp quân sự Speer đến để chào từ biệt quốc trưởng. Speer nhận thấy không khí không bình thường: Trong phòng đầy khói thuốc lá, trên bàn là chai rượu. Khi Hitler đi từ phòng này sang phòng kia, không ai còn đứng trong tư thế nghiêm và chào mỗi khi hắn đi ngang qua. Thậm chí những người này còn không ngừng nói chuyện với nhau. Khi nghe Speer nói, trong khóe mắt Hitler là những giọt nước mắt. Hắn nói: "Cuộc sống không thể không có sự mềm yếu".
6h ngày 26/4
Giống như thường lệ, người hầu phòng vào phòng để đánh thức Hitler, nhưng hắn đã thức dậy và nằm vô hồn trên chiếc đi-văng. Hitler đặt món ăn sáng là ca cao nóng và bánh rán. Vào những ngày cuối cùng hắn rất thích ăn bánh rán. Có lẽ chỉ đến giờ hắn mới hiểu rằng mình đã thua cuộc. Hắn cầu nguyện cái chết như là sự giải thoát khỏi thực tế mà hắn không thể chịu đựng được. Ăn sáng xong, Hitler đi ra ngoài hành lang của boong-ke. Hắn kéo lê đôi chân rất khó khăn. Đôi mắt hằn lên những tia máu, nước miếng nhỏ ra từ miệng hắn. Hitler nói với các sĩ quan tùy tùng về những con chó, về việc dạy dỗ chúng và sự tồi tệ của thế giới bao quanh. Sau đó hắn đi vào phòng trực ban, nơi có những con chó. Hắn chơi rất lâu với con chó béc-giê Blondy và 5 con chó nhỏ của nó.
14h 40 ngày 28/4
Hitler và Eva. Ảnh: aret. Người ta báo cáo với Hitler là chỉ huy lực lượng SS Himmler đang toan tính đàm phán với phương Tây để thành lập liên minh chống Hitler. Hắn ta phát khùng và nguyền rủa Himmler.Người anh em cọc chèo với Hitler là Fegelein (lấy chị ruột của Eva Braun) từ ngoài gọi điện thoại vào cho vợ Hitler và nói: "Eva, em cần phải rời xa quốc trưởng. Đây là vấn đề giữa sự sống và cái chết". Hitler ra lệnh truy tìm Fegelein, bắn ngay mà không cần điều tra, xét xử. "Ôi Adolf tội nghiệp" - Eva than thở - "Tất cả mọi người rời xa anh, tất cả phản bội anh".
23h 40 ngày 28/4
Hitler ra lệnh đưa một chức sắc có thẩm quyền vào boong-ke để hắn làm thủ tục kết hôn với Eva Braun. Đến gần nửa đêm thì người chức sắc này được đưa đến bằng xe tăng. Chứng kiến cuộc hôn nhân này có Goebbels và Bormann.Trên giấy hôn thú có dòng chữ: "Họ là những người có nguồn gốc thượng đẳng, không có những căn bệnh di truyền". Eva định ký tên thời con gái của mình, nhưng sau đó đã ký "Eva Hitler, tên thời con gái là Braun".
14h 15 ngày 29/4
Trong khi ăn trưa, Hitler tiếp thiếu tướng SS Mohnke, người chịu trách nhiệm bảo vệ khu phố của chính phủ. Hắn ta hỏi Mohnke: "Các anh còn cầm cự được bao lâu nữa?". "Thưa ngài, cùng lắm là một ngày nữa, không hơn thế được" - viên thiếu tướng trả lời.Hitler cho gọi người hầu cận và ra lệnh đánh thuốc độc con chó béc-giê Blondy để nó không rơi vào tay Hồng quân. Thuốc độc đã có sẵn trong tủ sắt của hắn. Sau sự phản bội của Himmler, hắn ta không tin vào những liều thuốc độc được bào chế trong phòng thí nghiệm của SS. Tuy nhiên Blondy chết ngay tại chỗ, còn 5 con chó nhỏ của nó thì bị bắn chết ngoài phố. Hitler bước ra khỏi boong-ke lần cuối cùng để từ biệt con chó yêu của mình, khi quay trở vào, hắn nhận được tin Mussolini chết. Trong vòng vài phút, Hitler bỗng trở nên năng động. Hắn yêu cầu chuyển cho mình tin tức về tình hình các khu chiến sự và khả năng của các khu này trong việc cứu vãn Berlin. Tuy nhiên giờ này nối tiếp giờ kia, các thông tin này đã không được chuyển đến. Bộ máy điều hành hoàn toàn sụp đổ.
7h ngày 30/4
Pháo binh Xô Viết liên tục trong 2 giờ đồng hồ đã bắn hỏa lực khủng khiếp vào khu phố chính phủ. Thiếu tướng SS Mohnke báo cáo: "Chúng tôi chỉ có thể chống cự trong vài giờ nữa". Eva Hitler đến chỗ Hitler và mời hắn ra cửa boong-ke để lần cuối cùng nhìn thấy mặt trời. Tuy nhiên, giao tranh trên phố rất ác liệt và hắn ta không thể ló đầu lên khỏi boong-ke. Khi quay trở lại, gặp viên sĩ quan tùy tùng Guensche, Hitler ra lệnh tên này mang vào boong-ke thật nhiều xăng để thiêu xác hắn.
14h ngày 30/4
Hitler ăn trưa cùng với các thư ký và chuyên gia dinh dưỡng của mình. Viên phi công riêng của hắn là Baur xuất hiện và thông báo, máy bay đã sẵn sàng với lượng xăng đủ bay 11.000km, có thể chở Hitler đến một trong các nước Ảrập, Nam Mỹ hay Nhật Bản. Nhưng Hitler từ chối và tặng Baur tấm chân dung Friedrich vĩ đại.
15h20 ngày 30/4
Hitler và Eva đi vào văn phòng của hắn. Gần 15h 30, nữ thư ký Truadel Yunge nghe thấy một tiếng súng nổ. Hitler chết ngồi trên ghế sô-pha, mắt mở trừng. Bên thái dương phải của hắn có lỗ thủng to bằng đồng xu, ngay cạnh đó là khẩu súng ngắn Walther. Thoạt đầu Hitler uống ống thuốc độc và sau đó bắn vào đầu mình. Cạnh đó là xác Eva (chết trong tư thế ngồi co chân lại) trong bộ váy xanh với đôi môi được trang điểm. Bà ta cũng uống thuốc độc.Xác Hitler và Eva được viên sĩ quan tùy tùng Guensche và tài xế riêng của hắn là Kempka mang ra khỏi boong-ke đốt cháy trước sự chứng kiến của Bormann. Xăng được tưới đẫm hai thi thể, ngọn lửa bùng lên phủ kín xác của Hitler và người đồng hành cùng hắn vào cõi chết.

Sự thật ít biết về cuộc đời trùm phát xít Hitler

 

Trùm phát xít Hitler từng bị ám sát hụt tới 42 lần, mối tình đầu của Hitler là một thiếu nữ Do Thái xinh đẹp... 

Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler
Adolf Hitler chưa bao giờ nhắc tới chuyện từng được một cậu bé hàng xóm, người sau này trở thành linh mục, cứu sống khi trùm phát xít Hitler đã suýt chết đuối năm lên 4. 
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-2
Khi còn trẻ, Adolf Hitler đã từng là họa sĩ nghèo, đam mê hội họa và hai lần thi vào trường Học viện Mỹ Thuật Vienna (Áo) nhưng đều trượt. Dẫu vậy, ông đã để lại hàng trăm bức họa phong cảnh, chân dung khá đặc sắc. 
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-3
Tuy nhiên không phải ai cũng thấy được điều đó. Chính vì thế, trùm phát xít Đức từng chịu cảnh vô gia cư và phải sống 4 năm trên đường phố Vienna. 
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-4
Hitler từng chiến đấu trong lục quân trong 4 năm thời Thế chiến 1. Và vì lòng quả cảm, mình ông trong đơn vị được thưởng 2 huân chương Chữ Thập Sắt năm 1918.
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-5
 Hitler luôn dành 1 giờ đồng hồ để tập dợt hùng biện trước khi phát biểu trước đại thể công chúng. Ông thậm chí còn thuê cả nhiếp ảnh gia chụp lại những khoảnh khắc này và người đó là Heinrich Hoffman.
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-6
 Sau khi xem xét các bức ảnh, Hitler đã yêu cầu Hoffman hủy chúng, tuy nhiên, nhiếp ảnh gia này đã bí mật lưu trữ chúng trong nhiều kho tài liệu khác nhau, suốt trong nhiều năm, và đã công bố chúng trong cuốn hồi ký mang tên “Hitler was My Friend” (Tạm dịch là “Hitler là bạn của tôi”).
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-7
 Tuy tàn độc, nhưng Hitler lại là người ăn chay. Theo đó, ông đã đặt ra nhiều điều luật nhằm chống lại sự tàn ác của con người đối với động vật.
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-8
Hitler có một người cháu trai tên là William Patrick Hitler, người luôn có những bất bình về các chính sách độc tài của chú mình. Sau khi bị chính Hitler tìm cách sát hại, William gia nhập thủy quân lục chiến Mỹ và chiến đấu chống lại ông. 
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-9
Hitler là người tiên phong cho chiến dịch chống hút thuốc lá công khai đầu tiên trong lịch sử hiện đại. 
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-10
Hitler bị đầy hơi mãn tính và phải uống tới 80 loại thuốc khác nhau để chống lại căn bệnh này. Trong đó có pervitin, một dạng ma túy đá thời đó. 
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-11
Một bác sĩ người Áo gốc Do Thái đã không thu tiền điều trị của gia đình Hitler vì gia đình ông ta gặp khó khăn về kinh tế. Sau này, Hitler đã bảo vệ vị bác sĩ này và gọi ông là “Người Do Thái đáng kính”. 
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-12
Mặc dù là nhà độc tài khét tiếng của Đức nhưng trùm phát xít Hitler không phải người nước này. Ông sinh ra và lớn lên ở Áo. 
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-13
Hitler là tên được cha ông đổi lại vào năm 1877 vì vấn đề pháp lý, trước đó ông có tên là Adolf Schicklgruber. 
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-14
Năm 1938, tạp chí TIME bình chọn Adolf Hitler là ‘Người đàn ông của năm’. 1 năm sau, Hitler được đề cử cho giải Nobel Hòa bình. 
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-15
 Nổi tiếng là một ghét dân Do Thái, nhưng mối tình đầu của Hitler là một thiếu nữ Do Thái xinh đẹp tên là Stefanie Isak.
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-16
Có đến hơn 11 triệu người Do Thái chết trong các trại tập trung của Đức Quốc Xã do Hitler phát lệnh xây nên. Nhưng bản thân Hitler chưa bao giờ đến thăm hay thị sát bất kỳ khu trại nào. 
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-17
 Để giảm trường hợp quân Đức bị bệnh giang mai do quan hệ với những cô gái mại dâm, Hitler đã phát minh ra những con búp bê có kích cỡ giống như người thật và lưu trữ trong kho của quân đội cho quân lính sử dụng.
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-18
 Sau một lần mém chết trong Thế Chiến I, do bộ râu dày. Hitler đã cạo bỏ gần hết râu của mình và chỉ để lại 1 chỏm, lấy cảm hứng từ bộ râu của danh hài Charlie Chaplin.
Su that it biet ve cuoc doi trum phat xit Hitler-Hinh-19
Có tổng cộng đến 42 lần Hitler bị ám sát hụt. 

Theo Một thế giới

6 lần bị ám sát hụt của Adolf Hitler

Trùm phát xít Adolf Hitler từng bị ám sát từ 20 năm trước thời điểm Thế chiến II bùng nổ, khi vẫn còn khá trẻ và ít tiếng tăm.

141015-adolf-hitler-10a-1-7099-7909-3577
Trùm phát xít Adolf Hitler. Ảnh: AP
Trải qua nhiều lần bị ám sát, khi tại quán bia, lúc đang diễn thuyết, hay khi đang họp bàn ngay bên trong boongke "Hang sói" kiên cố, Adolf Hitler vẫn sống sót. Trùm phát xít từng khoe khoang mình là người bất tử trước khi tự sát vào ngày 30/4/1945, kéo theo sự sụp đổ của Đức Quốc xã.
Hỗn loạn tại quán bia
Hitler bị ám sát lần đầu gần 20 năm trước khi Thế chiến II bùng nổ. Trùm phát xít khi đó vẫn còn rất trẻ và chưa thu được nhiều danh tiếng.
Tháng 11/1921, Hitler phát biểu trước nhiều đối thủ chính trị tại quán bia nổi tiếng Hofbrauhaus ở Munich, Đức. Bài hùng biện của Hitler khiến nhiều người có mặt tại sự kiện rất tức giận. Một cuộc ẩu đả giữa các bên nổ ra. Trong lúc hỗn loạn, một nhóm sát thủ không rõ từ đâu xuất hiện chĩa súng lục về phía bục diễn thuyết và bắn.
Hitler không bị thương mà thậm chí vẫn đủ sức chửi rủa suốt 20 phút sau đó, trước khi lực lượng cảnh sát xuất hiện.
Lần chết hụt này chỉ góp phần nâng cao nhiệt huyết của kẻ độc tài tương lai dành cho sự nghiệp của Đức Quốc xã. Ngày 8/11/1923, Hitler tiến hành cuộc "Đảo chính Nhà hàng bia" nhằm phá hoại chính quyền bang Bayern, dự định tiếp tục lật đổ chính phủ Cộng hòa Weimar. Dù thất bại nhưng cuộc đảo chính mang lại cho Hitler tiếng tăm lẫy lừng.
Âm mưu của Maurice Bavaud
Maurice-Bavaud-3791-1431076893.jpg
Maurice Bavaud. Ảnh: Wikipedia
Cuối năm 1938, Maurice Bavaud, sinh viên khoa tâm thần học người Thụy Sĩ, sắm một khẩu súng lục và bắt đầu lần theo dấu Hitler khắp nước Đức. Bavaud mang một niềm tin mãnh liệt rằng Hitler chính là "hiện thân của quỷ Satan". Sự tồn tại của Hitler là mối đe dọa đối với Nhà thờ Thiên chúa giáo. Bavaud luôn cảm thấy phải đảm nhận "trách nhiệm thiêng liêng" tiêu diệt Hitler.
Ngày 9/11/1938, Hitler cùng một số lãnh đạo phát xít diễu hành trên đường phố Munich để kỷ niệm ngày diễn ra sự kiện "Đảo chính Nhà hàng bia". Bavaud, giấu trong túi áo khẩu súng lục, giữ một chỗ trên khán đài, dọc theo tuyến đường đoàn người đi qua. Nhưng trước khi Bavaud kịp ngắm bắn, đám đông đứng xem đồng loạt giơ tay vẫy chào, che khuất tầm nhìn.
Bavaud miễn cưỡng từ bỏ kế hoạch nhưng sau đó vẫn bị bắt giữ trên đường tìm cách rời Đức. Bavaud thú nhận âm mưu ám sát Hitler khi Gestapo, đơn vị cảnh sát bí mật của phát xít Đức, phát hiện ra súng và nhiều tấm bản đồ anh này mang theo.
Tháng 5/1941, Bavaud bị hành hình bằng máy chém tại nhà tù Plotzensee ở Berlin.
Bom nổ trong buổi diễn thuyết
Georg-Elser-2-12179-4404-1431076893.jpg
Georg Elser. Ảnh: Wikipedia
Georg Elser, thợ mộc người Đức, kịch liệt phản đối chủ nghĩa phát xít vì cho rằng chế độ của Hilter chắc chắn sẽ hủy hoại nền kinh tế, đưa đất nước tới tình cảnh loạn lạc vì chiến tranh.
Cuối năm 1938, Elser nảy ra một ý định nhằm ngăn chặn toàn bộ việc này. Biết rằng Hitler sẽ phát biểu tại nhà máy bia Burgerbraukeller, Munich, nhân kỷ niệm ngày "Đảo chính Nhà hàng bia", Elser dành nhiều tháng để nghiên cứu, chế tạo một quả bom hẹn giờ, sẽ phát nổ 144 tiếng sau kích hoạt.
Khi hoàn thành quả bom, Elser chuyển tới Munich sống, hằng đêm lẻn vào Burgerbraukeller để đào rỗng một cột bê tông gần bục diễn thuyết.
Sau vài tuần hành động bí mật, Elser lắp đặt thành công quả bom trong cột bê tông và điều chỉnh để nó phát nổ vào đúng 21h20 ngày 8/11/1939, gần giữa bài phát biểu của Hitler.
Kế hoạch của Elser gần như hoàn hảo nhưng lại thiếu yếu tố may mắn. Hitler đã phát biểu sớm hơn dự kiến để kịp quay về Berlin. Ông trùm phát xít kết thúc diễn thuyết vào 21h7, rời đi lúc 21h12. Chỉ 8 phút sau, quả bom của Elser phát nổ làm gãy cột nhà và sập một mảng trần lớn xuống bục diễn thuyết. 8 người chết cùng hàng chục người khác bị thương, nhưng Hitler không nằm trong đó.
Elser bị bắt ngay trong đêm khi đang tìm cách bỏ trốn qua biên giới Thụy Sĩ. Tháng 4/1945, Elser bị Đội Cận vệ (Schutzstaffel) giết chết sau 5 năm ngồi tù.
Bom hẹn giờ trong thùng rượu mạnh
image-popup-5242-1431076893.jpg
Henning von Tresckow. Ảnh: Bundeswehr
Theo History, một trong những âm mưu ám sát Hitler táo bạo nhất phải kể đến nỗ lực của Henning von Tresckow, sĩ quan quân đội Đức, cùng các đồng sự.
Ngày 13/3/1943, Hitler tới thị sát đồn Smolensk do Tresckow chỉ huy. Trước khi ông trùm phát xít và đoàn tùy tùng lên máy bay trở về bản doanh, Tresckow tiếp cận một nhân viên trong đội, nhờ người này mang một hộp chứa hai chai rượu mạnh chuyển cho người bạn ở Berlin. Nhân viên đoàn tùy tùng lập tức nhận lời mà không biết rằng trong đó chứa bom, phát nổ sau 30 phút.
Tresckow và đồng chủ mưu Fabian von Schlabrendorff hy vọng cái chết của Hitler sẽ là chất xúc tác cho một cuộc đảo chính lật đổ các lãnh đạo cấp cao của phát xít.
Tuy nhiên, kế hoạch tan thành mây khói khi máy bay của Hitler vẫn hạ cánh an toàn xuống sân bay ở Berlin.
"Chúng tôi rất bất ngờ và không thể hiểu vì sao mọi chuyện thất bại", Schlabrendorff nhớ lại. "Trường hợp xấu nhất là quả bom bị phát hiện khiến chúng tôi bại lộ, kéo theo cái chết của nhiều người khác".
Tresckow hoảng sợ liên lạc với người mà ông gửi món hàng và thông báo có một sự nhầm lẫn nhỏ. Ngày hôm sau, Schlabrendorff tới trụ sở chính của Hitler và tráo quả bom với hai chai rượu thật. Một cầu chì bị lỗi là lý do khiến quả bom không phát nổ.
Nhiệm vụ tự sát của Rudolf von Gertsdorff
220px-Bundesarchiv-Bild-146-19-8315-8213
Rudolf von Gertsdorff. Ảnh: Wikipedia
Sau thất bại đầu tiên khoảng một tuần, Tresckow cùng đồng sự tiếp tục lên kế hoạch lấy mạng Hitler một lần nữa. Địa điểm dự kiến là tại một cuộc triển lãm trưng bày cờ và vũ khí của Liên Xô ở Berlin. Hitler sẽ tới tham quan sự kiện này.
Sĩ quan Rudolf von Gertsdorff tình nguyện trở thành người mang bom. Song, sau khi tiến hành nghiên cứu, thăm dò, ông nhận ra rằng cài đặt bom tại triển lãm là nhiệm vụ bất khả thi bởi lớp an ninh bảo vệ quá dày.
"Việc tôi có thể làm chỉ là ôm quả bom tới triển lãm, áp sát Hitler bằng mọi cách và cùng nổ tung với ông ta", Gertsdorff cho hay.
Ngày 21/3/1943, Gertsdorff có cơ hội tuyệt vời để cùng chết với Hitler khi ông trở thành người hướng dẫn cho trùm phát xít tại triển lãm. Quả bom được hẹn giờ phát nổ sau 10 phút. Nhưng dù được Gersdorff dẫn đường, Hitler vẫn quyết định rời đi thông qua một cánh cửa ngách khi vừa mới xuất hiện được vài phút. Gersdorff sau đó vô hiệu hóa quả bom trong một nhà vệ sinh chỉ vài giây trước khi nó phát nổ.
Âm mưu tháng 7
220px-Claus-Schenk-von-Stauffe-9477-4631
Claus von Stauffenberg khi còn trẻ. Ảnh: Wikipedia
Ngày 6/6/1944, khoảng 160.000 lính thuộc khối Đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy, tấn công vào nước Pháp, khi đó đang nằm dưới quyền kiểm soát của Đức Quốc xã.
Không lâu sau sự kiện này, một nhóm sĩ quan bất mãn người Đức phát động chiến dịch ám sát Hitler tại đồn chỉ huy "Hang sói" đặt tại nước Phổ. Người trực tiếp lên kế hoạch là Claus von Stauffenberg, đại tá quân đội từng bị mất một mắt và cụt một tay sau khi tham gia cuộc chiến tranh ở Bắc Phi.
Stauffenberg cùng đồng sự gồm Tresckow, Friedrich Olbricht và Ludwig Beck dự định ám sát Hitler bằng một quả bom ngụy trang sau đó lợi dụng lực lượng quân dự bị để lật đổ các lãnh đạo cấp cao của Đức Quốc xã.
Nếu cuộc đảo chính thành công, nhóm sẽ ngay lập tức thương lượng và ký kết một hiệp ước hòa bình với phe Đồng minh.
Ngày 20/7/1944, Stauffenberg quyết định thực hiện kế hoạch sau khi ông và một số sĩ quan quân đội phát xít được triệu tập tới phiên họp với Hitler tại "Hang sói". Stauffenberg mang theo vali chứa đầy chất nổ dẻo.
Sau khi đặt vali cạnh Hitler, Stauffenberg vờ nghe điện thoại và rời khỏi phòng. Quả bom phát nổ sau đó ít phút, khiến chiếc bàn gỗ vỡ một mảng lớn, phòng hội nghị cháy đen. Vụ việc khiến 4 người thiệt mạng nhưng Hitler vẫn thoát nạn mà không gặp bất kỳ vết thương nguy hiểm nào. Một sĩ quan đã vô tình dịch chuyển vali ra sau một chân bàn lớn trước khi nó phát nổ vài giây.
Vụ ám sát bị phanh phui, Stauffenberg cùng hàng trăm người khác bị xử tử.
Vũ Hoàng (theo History.com)

Bí ẩn đời sống tình dục bệnh hoạn của trùm phát xít Hitler

Adolf Hitler có thể khiến cả thế giới phải căm phẫn vì tư tưởng dân tộc cực đoan, chiến tranh và diệt chủng. Nhưng trong đời sống tình dục của trùm phát xít Hitler còn có nhiều bí mật kinh hoàng như: nghi vấn đồng tính, những cuộc tình man rợ và sở thích tình dục bệnh hoạn.

Hitler là người đồng tính?

Trước đó, tin đồn về đồng tính luyến ái đã đeo đẳng Hitler kể từ những năm 20 của thế kỷ trước, sau đó lặp đi lặp lại trên các tờ báo Munich và chính mối quan hệ thân thiết của mình với Ernst Rohm, một người đồng tính đứng đầu Sturmabteilung, lực lượng dân quân Đảng Quốc xã, đã củng cố luận điểm trên.
Song ông cũng rất nổi tiếng với tài sát gái của mình. Theo đó, ông thường xuyên mời những diễn viên trở về căn hộ của mình tại Munich để có "những màn trình diễn riêng tư".
Một nữ diễn viên, Renata Müller, đã lan truyền tin đồn cáo buộc tổng thống Đức tự có hành động hạ mình trước cô. Theo đó, cô kể lại việc Hitler sẽ quỳ trước mặt cô và yêu cầu cô đá vào mông ông. Khi Renata chết do rơi từ cửa sổ vào năm 1937, nhiều người đã đặt dấu hỏi rằng liệu đó có thực là tự tử hay bị ám sát?
Hình ảnh Bí ẩn đời sống tình dục bệnh hoạn của trùm phát xít Hitler số 1
Hitler và nữ diễn viên Renata Muller
Đa phần mọi người chỉ biết rằng Hitler có khiếm khuyết về bản năng tình dục, một số người thì nghĩ ông ta nghiện thủ dâm, số khác lại đoán ông ta đồng tính luyến ái. Tuy nhiên, bí mật gây sốc là chuyện kẻ độc tài chỉ cảm thấy thỏa mãn tình dục khi bị “đối tác” nữ tiểu tiện hoặc đại tiện lên người.
Người ta giải thích nguyên nhân của khoái cảm lệch lạc này có thể đến từ sự dồn ép tâm lý quá đáng. Sự sạch sẽ thái quá của mẹ, cộng với sự tò mò về việc trẻ con được sinh ra như thế nào đã thúc đẩy lệch lạc tâm lý của tên trùm phát xít.
Hitler tin rằng trẻ em ra đời qua lối hậu môn nên ông ta rất thích nhìn "cửa sau" của phụ nữ. Cùng vì thế, Hitler có thiên hướng chăm sóc đặc biệt đến ba bộ phận mang biểu tượng kích thích tình dục là mắt, miệng và hậu môn.
Theo nghiên cứu của các bác sĩ, Hitler không thường xuyên thực hiện kiểu loạn dâm kỳ lạ này. Ông ta chỉ dám thực hiện với người cháu gái Geli Raubal và con gái một người bạn tên là Henny Hoffmann. Đây cũng chính là hai người đàn bà được Adoft Hitler "sủng ái" hơn cả.

Mối tình loạn luân và sở thích bệnh hoạn

Geli Raubal là con gái cô chị họ Angela Hammitsch của Hitler. Geli sở hữu vẻ đẹp sắc sảo với suối tóc nâu bồng bềnh, nụ cười đầy gợi cảm và đôi mắt trong veo màu hạt dẻ. Cô rất dễ gần, thanh lịch đậm chất Viên. Xung quanh cô không ít kẻ theo đuổi.
Khi mới chỉ 15 tuổi, Geli được Hitler nhận làm con đỡ đầu và chuyển tới khu biệt thự Berghof trên đỉnh Obersalzberg, tại vùng Đông Nam Bayern, giáp biên giới với Áo.
Hình ảnh Bí ẩn đời sống tình dục bệnh hoạn của trùm phát xít Hitler số 2
Hitler và cô cháu gái Geli Raubal có mối tình loạn luân với những sở thích tình dục bệnh hoạn

Trong con mắt của Geli, ông chú chỉ đơn giản là một chàng trai "nhỏ nhắn" và "đáng yêu". “Đáng yêu” tới mức hai người sớm đắm chìm vào mối tình loạn luân.

Trong thời gian yêu đương, Hitler đã có những rối loạn sinh lý và hành động rất bệnh hoạn với Geli. Ông ta thường mặc nguyên quần áo, nằm xuống sàn rồi bắt cô cháu gái, sau khi đã cởi hết quần áo, ngồi đè lên y để… tiểu tiện và đại tiện. Sáng hôm sau, người phục vụ có rất nhiều việc phải làm.
Geli cũng đã có lần phải thốt lên với một người bạn gái: “Ông ta là một con quái vật. Cậu sẽ không thể nào tin được những điều mà ông ta muốn mình làm như thế nào đâu...”. Cô cũng nhấn mạnh rằng kẻ độc tài thích ngắm cô ngồi trong những tư thế kỳ quái.
Cuộc tình loạn luân giữa Hitler và cô cháu gái Geli cuối cùng cũng đi đến hồi kết đầy bi kịch. Ngày 18/9/1931, sau một trận cãi vã với ông chú bệnh hoạn, cô đã tự sát bằng một khẩu súng côn, ở chính căn hộ ngay tại Munich. Sau khi cô cháu gái Geli qua đời, Hitler thật sự sốc và cho rằng tình yêu của họ gặp trở ngại lớn về huyết thống dẫn đến cái kết đầy bế tắc.
Hình ảnh Bí ẩn đời sống tình dục bệnh hoạn của trùm phát xít Hitler số 4
Hitler (giữa) chụp với 2 cháu gái là Angela "Geli" Raubal và Elfriede Raubal
Người ta đồn thổi nguyên nhân khiến Geli tìm đến cái chết là do bị trầm cảm bởi ông chú “tra tấn” cô bằng các sở thích tình dục bệnh hoạn. Nhưng nhiều người cũng cho rằng chính Hitler đã ra lệnh cho người sát hại Geli vì không muốn cô gây ra scandal làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và sự nghiệp của ông ta.

Thác loạn tình dục mới

Kết thúc mối tình với Geli, Hitler đã tìm lại được khoái cảm tình dục với một người đàn bà mới. Đó là Henny Hoffmann. Theo nhiều báo cáo, Henny sống thác loạn không khác gì một gái làng chơi. Bố cô là nhiếp ảnh gia, mẹ cô là một người mến mộ Hitler cuồng nhiệt. Sau khi mẹ mất, nhà Henny trở thành “thiên đường sex” cho những người đồng tính.
Trong ngôi nhà hoan lạc này, ai cũng được phép uống rượu và tình dục tự do. Chính từ đây, Hitler dính như sam với Henny. Mọi việc trở nên rắc rối khi trong một cơn say, cô gái lắm lời vô tình để lộ mối tình bệnh hoạn này với cha. Cha cô nổi giận và cắt đứt quan hệ với Hitler. Khi còn bên nhau, Hitler được cho là đã có nhiều hành động tình dục quái đản với Henny. Và ông ta phải mua sự im lặng bằng cách cấp cho cha cô rất nhiều quyền lợi.
Sau đó, Henny sớm kết hôn với Baldur Von Schirach, lãnh đạo của Phong trào Thanh niên Đức Quốc xã. Ông này nổi tiếng là một người đồng tính.
Cho đến nay, những câu chuyện về sự độc ác, tàn bạo của tên trùm phát xít vẫn được nhắc đến như một bài học lớn mà loài người cần phải khắc ghi để tránh lặp lại những đau thương tột cùng, Tất nhiên, cùng với đó, những bí mật về cuộc đời của Hitler vẫn tiếp tục được hé lộ. Và trong dòng chảy đó, giai thoại về sự hoang dâm của Hitler vẫn chưa bao giờ có hối kết.

Yên Yên (tổng hợp)
Nguồn : Người đưa tin

Người nếm thức ăn cho Hitler kể cảm giác hãi hùng

Margot Woelk là một trong những người chuyên nếm thức ăn cho trùm phát xít Đức Adolf Hitler. Người phụ nữ này đã phải chung sống với cảm giác hãi hùng về những món ăn chay trong suốt một thời gian dài.
Margot Woelk, Adolf Hitler, phát xít, nếm thức ăn, hãi hùng
Trùm phát xít Hitler dùng bữa tối bên cạnh người tình Eva Braun trong bức ảnh không rõ ngày tháng.Và trong hơn một thế kỷ qua, Margot Woelk, năm nay 95 tuổi, đã chôn chặt trong lòng bí mật của mình. Cụ không cho ai biết, kể cả với người chồng mà tính đến nay đã qua đời 23 năm.
Mãi vài tháng sau sinh nhật lần thứ 95, Woelk mới tiết lộ sự thật về vai trò thời chiến của mình: người nếm thức ăn cho Adolf Hitler.
Woelk, khi đó mới ở độ tuổi 20, đã trải qua 2 năm rưỡi là một thành viên trong nhóm 15 cô gái trẻ nếm thức ăn cho Hitler để đảm bảo các món ăn không bị nhiễm độc trước khi trùm phát xít này thưởng thức tại "Wolf's Lair", trung tâm chỉ huy được canh phòng cẩn mật của ông ta ở nơi bây giờ là Ba Lan. Tại đây, Hitler đã dành phần lớn thời gian của mình trong những năm tháng cuối Thế chiến II.
"Ông ta là một người ăn chay. Ông ta không ăn thịt trong toàn bộ thời gian tôi ở đó", cụ Woelk kể về trùm phát xít Hitler. "Và Hitler hoang tưởng rằng người Anh sẽ đầu độc ông ta - đó là lý do ông ta có tới 15 cô gái nếm thức ăn trước khi dùng bữa".
Trong bối cảnh nhiều người Đức phải chật vật với tình trạng thiếu đói với những bữa ăn đạm bạc bởi chiến tranh kéo dài, nếm thức ăn cho Hitler ở mặt nào đó cũng có lợi.
"Đồ ăn rất ngon, toàn là những loại rau ngon nhất, măng tây, ớt chuông, tất cả mọi thứ bạn có thể nghĩ đến. Và luôn có một suất cơm hoặc mì", cụ nhớ lại.
"Nhưng với tâm trạng sợ hãi triền miên - chúng tôi biết rõ tất cả những tin đồn đầu độc và không bao giờ thấy ngon cả. Mỗi ngày chúng tôi đều sợ đó sẽ là bữa ăn cuối cùng của đời mình".

Margot Woelk, Adolf Hitler, phát xít, nếm thức ăn, hãi hùng
Margot Woelk khi trả lời phỏng vấn của AP ngày 25/4 tại Berlin.
Mãi giờ đây, khi đã về già, Woelk mới tiết lộ những gì mà cụ giấu kín lâu nay do xấu hổ và sợ bị truy tố vì làm việc cho phát xít, mặc dù cụ khẳng định mình chưa bao giờ là thành viên của Đức Quốc xã. Woelk kể lại câu chuyện của mình khi xem lại album ảnh với những bức hình cụ thời trẻ, ở cùng căn hộ tại Berlin nơi cụ ra đời năm 1917.
Woelk lúc đầu tiết lộ bí mật của mình cho một phóng viên ở Berlin cách đây vài tháng. Kể từ đó, dư luận bắt đầu chú ý đến chuyện cuộc đời cụ. Các giáo viên lịch sử viết sách và hỏi xin cụ về các bức ảnh để dạy cho học sinh của mình. Một số nhà nghiên cứu còn đến thăm và hỏi Woelk về nghề nếm thức ăn cho Hitler.
Woelk cho hay, mối quan hệ của cụ với Hitler bắt đầu khi cụ rời Berlin để tránh các cuộc không kích của quân Đồng minh. Chồng cụ khi ấy đang phục vụ trong quân đội Đức nên Woelk chuyển tới sống với người thân ở Rastenburg cách xa 700km về phía đông. Sau đó, cụ bị gọi quân dịch và được phân công nếm thức ăn cho trung tâm Wolf's Lair trong khoảng thời gian 2 năm rưỡi.
Woelk cho biết, Hitler là một con người luôn giữ bí mật, thậm chí ngay trong sự an toàn tương đối tại sở chỉ huy và cụ chưa từng trực tiếp nhìn thấy trùm phát xít.

Margot Woelk, Adolf Hitler, phát xít, nếm thức ăn, hãi hùng
Margot Woelk tại căn hộ của bà tại Berlin sau khi trả lời phỏng vấn của AP
Vụ đánh bom ám sát Hitler bất thành năm 1944 đã khiến cho 5.000 người bị xử tử. Sau vụ nổ, căng thẳng tăng cao quanh sở chỉ huy. Woelk cho biết, phát xít Đức ra lệnh cho cụ rời nhà người thân và chuyển vào một ngôi trường bỏ hoang gần trụ sở. Khi quân Đức có xu hướng thua trận, một người bạn khuyên Woelk rời Worlf's Lair và cụ đã bắt tàu trở về Berlin sống lẩn trốn.
Woelk cho hay, những phụ nữ khác trong nhóm thử thức ăn vẫn quyết định ở lại Rastenburg vì gia đình họ đều ở đó. "Sau đó, tôi hay tin tất cả 14 cô gái đều bị bắn chết hết", cụ kể.
Cũng giống như hàng triệu người Đức và châu Âu, Woelk bắt đầu gây dựng lại cuộc sống. Cụ cố gắng quên đi ký ức cay đắng cùng nỗi xấu hổ vì có quan hệ với một chế độ tội ác. Cụ làm nhiều công việc khác nhau. Chồng cụ xuất ngũ trở về và chết cách đây 23 năm.
"Trong nhiều thập niên, tôi đã cố gắng giũ bỏ những ký ức đó. Nhưng chúng luôn hiện hữu và ám ảnh tôi mỗi đêm", Margot Woelk kể.

Thanh Hảo(Theo AP)

Giấc mơ thời niên thiếu của Adolf Hitler

0

Có lẽ không nhiều người biết đến, thủa niên thiếu Adolf Hitler có năng khiếu hội họa, ông ta dành hầu hết thời gian của mình để vẽ các công trình kiến trúc và tòa nhà.

Giấc mơ thời niên thiếu

Lên 7 tuổi, những nét vẽ đầy kĩ thuật của Hitler đã khiến nhiều người kinh ngạc. Cha của Hitler, người luôn hy vọng con trai nối nghiệp trở thành một công chức nhà nước, đã bàng hoàng khi đứa con mới 11 tuổi tuyên bố sẽ trở thành một họa sĩ. Bất chấp sự phản đối của cha, Hitler vẫn tiếp tục theo đuổi giấc mộng. Năm 15 tuổi, những bức tranh màu nước đầu tay của Hitler được xem là thi vị và tinh tế.
Giấc mơ thời niên thiếu của Adolf Hitler - anh 1
Từ bé Adolf Hitler có năng khiếu hội họa
Năm 1903, cha Hitler qua đời, Hitler như một chú chim sổ lồng, mặc sức bay vào thế giới nghệ thuật sau khi bỏ học nửa chừng lúc mới 16 tuổi. Vào sinh nhật thứ 17, Hitler đã lần đầu tiên tới thành phố Vienna (Áo), nơi được coi là thánh địa của hội họa, âm nhạc, nơi kết tinh văn hóa châu Âu lâu đời.

Tại đây, Hitler dùng tiền của mẹ và người thân cho để khám phá thành phố Vienna, ngắm nhìn các tác phẩm hội họa nổi tiếng. Vienna là nơi mà Hitler đã tìm thấy niềm đam mê bất tận đối với nét đẹp hút hồn của các công trình kiến trúc.
Tự tin với tài năng của mình, tháng 10/1907, Hitler đã quyết định hiện thực hóa giấc mơ họa sĩ bằng cách đăng ký dự thi vào Học viện Mỹ thuật danh tiếng ở Vienna. Sau hai ngày thi cử, mặc dù Hitler cảm thấy rất tự tin và lạc quan nhưng khi biết kết quả, tâm trạng đã chuyển thành cực kỳ thất vọng. Hitler nằm trong danh sách 85 thi sính bị trượt trong số 113 người dự thi.
Giấc mơ thời niên thiếu của Adolf Hitler - anh 2
Bức tranh vẽ nhà hát Opera ở Vienna của Hitler.
Các bức tranh dự thi của Hitler được đánh giá không cao, đặc biệt là phần vẽ mô hình. Tuy nhiên, các giáo sư học viện khuyến khích Hitler đăng ký dự thi vào khoa kiến trúc của Học viện Nghệ thuật. Thế nhưng, Hitler thậm chí còn không đủ điều kiện dự tuyển do bỏ học giữa chừng nên không có bằng tốt nghiệp trung học. Hitler từng kể lại tâm trạng thất bại này trong cuốn tự truyện Mein Kampf (Cuộc đấu tranh của tôi): “Nó như một tia chớp làm lóa mắt tôi”.
Mặc dù thi trượt, Hitler vẫn thấy Vienna hấp dẫn và quyết định ở đây. Anh ta làm bạn với một người tên là August Kubizek, người có đam mê thành nhà soạn nhạc nhưng vấp phải sự phản đối của bố mẹ. Hitler đã tìm cách thuyết phục bố mẹ Kibizek cho bạn đến ở cùng mình tại Vienna. Hai người chung một căn hộ chật hẹp và rẻ tiền. Dù không nhiều tiền nhưng Kubizek kể lại rằng Hitler luôn mua những màu vẽ, cọ vẽ, giấy và tranh vẽ sơn dầu loại tốt nhất.
Năm 1908, Hitler lại thi vào Học viện Nghệ thuật lần nữa nhưng lại không thành công. Trong khi đó, Kubizek đã học xong năm thứ nhất Học viện Âm nhạc với nhiều thành tích. Có lẽ vì chút ghen tị mà Hitler quyết định không sống cùng Kubizek nữa.
Thời trẻ Hitle từng là một người vẽ tranh kiếm tiền (vì thế bị riễu là "thợ sơn"), và nếu không gặp trắc trở trong chuyện thi cử thì có lẽ hắn đã chẳng trở thành kẻ gây ra cái chết cho hàng chục triệu người trong Đại chiến II. Có điều, lịch sử không bao giờ có chữ "nếu" ấy...

Họa sĩ nửa mùa

Hitle trở về nghề vẽ, tự xưng là “Họa sĩ phái Học viện thành Viên”. Trong hai năm 1909-1910, hắn vẽ rất nhiều, có ngày vẽ được 1 bức tranh, phần lớn vẽ nhà cửa và sao chép từ bưu thiếp hoặc ảnh chụp. Hắn cũng vẽ phong cảnh và người trong các tranh sơn dầu, mầu nước; vẽ cả áp phích quảng cáo giầy dép, đồ lót nữ, mỹ phẩm. Nhờ hợp tác với Đennixi, một tay buôn tranh, Hitle bán được tranh của mình. Về sau, Hitle không chịu khó vẽ nữa mà muốn làm nghề kiến trúc; hắn không cần kiếm tiền lắm, do đã có tài sản cha để lại, cộng thêm tiền phụ cấp trẻ mồ côi. Năm 1910, Đennixi chia tay với Hitle. Từ đó trở đi, hắn phải tự bán tranh. Khách mua phần lớn là các nhà trí thức và người Do Thái.

Giấc mơ thời niên thiếu của Adolf Hitler - anh 3
Hitler và người tình
Hai lần thi trượt vào trường Hội họa của thủ đô Viên khiến Hitle ngày càng căm thù thành phố này, và cho rằng người ta không hiểu được thiên tài của hắn. Năm 1913, Hitle dọn đến Munkhen (tức Munich), tiếp tục vẽ tranh bán, mỗi tháng kiếm được khoảng 100 mác - con số đó chứng tỏ hắn thực sự là một tài năng hội họa. Trong 13 tháng ở đây, Hitle vẽ được khoảng 2 tá tranh.

Năm 1944, có lần hắn kể ngày xưa vẽ là để kiếm sống, nhưng vẫn tiếp tục học kiến trúc; về sau, vì Bộ Nội vụ tuyên bố các tranh của Hitle đều thuộc vào diện “tác phẩm Nghệ thuật của Nhà nước”, nên phải đăng ký; hậu quả tai hại là hắn không được bán tranh ra nước ngoài khi chưa được phép của Bộ Nội vụ.
Trong Đại chiến I, Hitle ra trận chiến đấu, bị thương, được tặng huân chương Chữ Thập Sắt. Hắn tiếp tục vẽ được một số tranh về mặt trận nước Pháp, được giới họa sĩ đánh giá cao. Mùa hè 1919, Hitle trở về Munkhen, tiếp tục cuộc đời quân ngũ, nhưng vẫn vẽ tranh và định vào học trường hội họa. Điều đó được hắn thuật lại trong cuốn “Cuộc chiến đấu của tôi” (Mein Kampf) viết năm 1923 khi ở trong tù.
Từ 1920, Hitle tham gia tổ chức Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia (tức đảng Quốc Xã, hoặc Nazi), bắt đầu hoạt động chính trị, sau khi hắn buộc tội người Do Thái và người cộng sản đã làm cho nước Đức bại trận trong Đại chiến I và lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Từ đó hắn có thái độ cứng rắn với nghệ thuật.
Trong lễ khai mạc Triển lãm Nghệ thuật Đức (7.1937), Hitle nói các họa sĩ Đức hiện đại là một lũ ngu ngốc, tồi tệ, chuyên bôi xấu, ... được người Do Thái nuôi dưỡng. Hắn yêu cầu nghệ thuật phải “sạch sẽ, hiện thực”; phải điều tra xem do đâu phái ấn tượng “có thị giác sai lầm”; nếu là do khiếm khuyết di truyền thì phải “đình chỉ ảnh hưởng di truyền thị giác đáng sợ ấy”, “Cơ quan an ninh phải quan tâm đến họ”.

Năm 1944, Hitle nói : “Nghệ thuật Đức trước năm 1920 có thành tựu rất cao, nhưng sau đó sa sút nhanh chóng. Sau 1922, họ chỉ đưa ra các tác phẩm xoàng. ” Hitle lấy năm 1922 làm mốc, có lẽ vì đó là năm hắn quẳng bút vẽ để nhảy lên sân khấu chính trị.

Một giáo sư hội họa nhận xét : Hitle không phải là một họa sĩ lớn, nhưng cũng không thuộc loại xoàng; hắn ưa nghệ thuật truyền thống, cho rằng hội họa và điêu khắc đã đạt đỉnh cao từ thời cổ Hy Lạp, La Mã, về sau chỉ có phong cách barroque và thời chủ nghĩa lãng mạn là thành công; Hitle không tin bất cứ tôn giáo nào.
Sau khi gia nhập quân đội Đức, những lúc rảnh rỗi, Hitler vẫn theo thói quen vẽ các công trình kiến trúc và phong cảnh ở những nơi anh ta đi qua. Tuy nhiên, chúng thường bị hư hỏng do đạn pháo. Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Hitler bắt đầu lấn sâu vào chính trường và ít dành thời gian cho hội họa. Dù vậy, Hitler vẫn tiếp tục dùng tài vẽ vời của mình để thiết kế các biểu trưng cho đảng Quốc xã, điển hình là biểu tượng chữ thập ngoặc khét tiếng cùng với các khẩu hiệu, tờ rơi, bìa sách, cờ…
Khi trở thành lãnh đạo đảng Quốc xã, Hitler vẫn đam mê hội họa, đặc biệt là thích vẽ các kiến trúc. Ông ta thường phác thảo và thiết kế đồ đạc, nhà cửa, các quận trong thành phố, thậm chí cả thành phố. Nhờ quyền lực của mình, Hitler có thể biến các ý tưởng thành hiện thực. Các phác thảo tòa nhà của Hitler được các kiến trúc sư mà Hitler “sủng ái” xây dựng như Paul Ludwig Troost và Albert Speer. Những tòa nhà này đều có một bảng kim loại đề dòng chữ “Công trình của nhà lãnh đạo”.
Trong suốt cuộc đời của mình, Hitler đã vẽ 2.000-3.000 bức tranh màu nước và sơn dầu. Ngày nay, những bức tranh của Hitler có giá từ 5.000-10.000 euro, một bức họa màu nước bản nhỏ có giá 50.000 euro và con số này cao hơn nhiều với các bản vẽ sơn dầu cỡ lớn.

Viện Lưu trữ Hồ sơ Quốc gia Nga hiện còn giữ được 42 bức tranh của Hitle. Có lẽ là tranh vẽ sau Đại chiến I; khổ nhỏ, hầu hết là mầu nước, vẽ phong cảnh, rất ít nhà cửa kiến trúc và toàn bộ chỉ xuất hiện có 3 người. Đặc điểm nổi bật nhất là các sáng tác thể hiện tác giả đặc biệt tự tin. Một số chi tiết vẽ rất kỹ, chẳng hạn đoạn hàng rào gãy trong bức vẽ bãi cỏ; bông hoa trong bức họa rừng thông, cho thấy tác giả rất kiên nhẫn và yêu vẻ đẹp. Phần lớn tranh của Hitle rất ưa nhìn và không thể nói là “thiếu chiều sâu”.
Một số tranh có thành phần của chủ nghĩa ấn tượng. Hitle từng nói, hắn vẽ là để kiếm tiền, chứ không muốn trở thành họa sĩ. Nhưng 42 bức tranh này Hitle không bán mà giữ lại bên người, mang theo hắn xuống hầm ngầm Tòa Thị chính Berlin cho tới ngày hắn tự tử (30.4.1945). Có lẽ vì đây là các bức vẽ phong cảnh vùng Bavaria, nơi từ thập niên 20 trở thành cái nôi của chủ nghĩa phát xít Đức. Một trong những bức tranh là cảnh vẽ một khách sạn có treo lá cờ nền đỏ chữ thập ngoặc đen, sau này từ năm 1919 được đảng Quốc Xã dùng làm biểu tượng của đảng; qua đó ta thấy Hitle chính là tác giả của biểu tượng độc đáo này.
Văn Khoa

Khoái cảm tình dục quái đản của Hitler

nhatchimai 08:09 15/07/2013
[justify]Có giai thoại rằng, kẻ độc tài Hitler chỉ cảm thấy thỏa mãn tình dục khi bị “đối tác” nữ tiểu tiện hoặc đại tiện lên người.[/justify]
[justify]Trùm phát xít và mối tình loạn luân[/justify]
[justify]Có thể nói rằng cho đến nay, nhiều năm sau khi Hitler chết đi, tên tuổi của y vẫn được nhắc đến với những nỗi oán giận về tội ác tày trời mà y đã gây ra. Cùng với đó, khi các thông tin được hé lộ, người ta cũng khám phá được nhiều hơn bức chân dung hoàn chỉnh của tên trùm phát xít với những bí mật không kém phần rùng rợn về những sở thích bệnh hoạn của y.[/justify]
[justify]Một trong những vấn đề được quan tâm khá nhiều trong bức chân dung tổng thể về Adolf Hitler chính là đời sống tình dục . Dù được báo chí mổ xẻ nhiều lần nhưng có vẻ như đời sống chăn gối của Hitler vẫn ẩn chứa nhiều bí mật. Thậm chí ngay cả với những người thân tín nhất cũng không dám chắc về tư tưởng tình dục quái đản của ông ta. Chính vì vậy, hàng loạt các câu chuyện ly kỳ về vấn đề này được thêu dệt và lưu truyền khắp từ Âu đến Á, từ khi Hitler còn sống cho đến lúc cái chết của ông ta được đem ra làm đề tài nghiên cứu.[/justify]
[justify]Đa phần mọi người chỉ biết rằng Hitler có khiếm khuyết về bản năng tình dục, một số người thì nghĩ ông ta nghiện thủ dâm, số khác lại đoán ông ta đồng tính luyến ái. Nhưng sự thực cho đến nay, các thông tin này vẫn rất khó để kiểm chứng một cách chính xác. Trong số những đồn thổi quanh đời sống tình dục của Hitler có một giai thoại rất đặc biệt. Đó là chuyện kẻ độc tài chỉ cảm thấy thỏa mãn tình dục khi bị “đối tác” nữ tiểu tiện hoặc đại tiện lên người.[/justify]
[justify]
Hitler và Geli Raubal.
[/justify]
[justify]Người ta giải thích nguyên nhân của khoái cảm lệch lạc này có thể đến từ sự dồn ép tâm lý quá đáng. Sự sạch sẽ thái quá của mẹ, cộng với sự tò mò về việc trẻ con được sinh ra như thế nào đã thúc đẩy lệch lạc tâm lý của tên trùm phát xít. Hitler tin rằng trẻ em ra đời qua lối hậu môn nên ông ta rất thích nhìn “cửa sau” của phụ nữ.[/justify]
[justify]Cũng vì thế, Hitler có thiên hướng chăm sóc đặc biệt đến ba bộ phận mang biểu tượng kích thích tình dục là mắt, miệng và hậu môn. Theo nghiên cứu của các bác sĩ, Hitler không thường xuyên thực hiện kiểu loạn dâm kỳ lạ này. Ông ta chỉ dám thực hiện với người cháu gái Geli Raubal và con gái một người bạn tên là Henny Hoffmann. Đây cũng chính là hai người đàn bà được Adoft Hitler “sủng ái” hơn cả trong cuộc đời của mình.[/justify]
[justify]Geli Raubal tên đầy đủ là Angela Maria Geli Raubal. Geli Raubal là con gái cô chị họ Angela Hammitsch của Hitler. Cô sinh ngày 4 tháng 6 năm 1908 tại Linz, Áo – Hung. Cô còn có một người anh trai và một người em gái. Cha của cô mất sớm khi ông mới 31 tuổi và lúc đó cô lên hai. Ngay từ khi còn nhỏ, Geli đã bộc lộ vẻ đẹp sắc sảo với suối tóc nâu bồng bềnh, nụ cười đầy gợi cảm và đôi mắt trong veo màu hạt dẻ.[/justify]
[justify]Cô rất dễ gần, thanh lịch đậm chất Viên. Xung quanh cô luôn có rất nhiều chàng trai bủa vây. Khi mới chỉ 15 tuổi, Geli được Hitler nhận làm con đỡ đầu và chuyển tới khu biệt thự Berghof trên đỉnh Obersalzberg, tại vùng đông Nam Bayern, giáp biên giới với Áo. Trong con mắt của Geli, ông chú chỉ đơn giản là một chàng trai “nhỏ nhắn và đáng yêu”, đáng yêu tới mức hai người sớm đắm chìm vào mối tình loạn luân.[/justify]
[justify]Theo những thông tin được kể lại thì trong thời gian yêu đương, Hitler đã có những rối loạn sinh lý và hành động rất bệnh hoạn với Geli. Ông ta thường mặc nguyên quần áo, nằm xuống sàn rồi bắt cô cháu gái, sau khi đã cởi hết quần áo, ngồi đè lên y để… tiểu tiện và đại tiện. Sáng hôm sau, người phục vụ có rất nhiều việc phải làm.[/justify]
[justify]Geli cũng đã có lần phải thốt lên với một người bạn gái: “Ông ta là một con quái vật. Cậu sẽ không thể nào tin được những điều mà ông ta muốn mình làm đâu…”. Cô cũng nhấn mạnh rằng kẻ độc tài thích ngắm cô ngồi trong tư thế kỳ quái. Sở thích quái đản của y ngày càng một tăng cao khi ông ta lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Quốc xã.[/justify]
[justify]Bản tính độc đoán, thích sở hữu của Hitler cũng bộc lộ rất rõ trong chuyện tình cảm với Geli. Y kiểm soát một cách chặt chẽ cô, sở hữu cô trong mọi giây phút và không cho cô bất cứ một sự tự do, thoải mái nào. Tất nhiên, sự kiểm soát của y không thể hạn chế được những cuộc “vượt thoát” của cô. Cô đã có mối quan hệ tình cảm với tài xế của Hitler.[/justify]
[justify]Khi phát hiện ra người tình của mình có mối quan hệ với tài xế Emil Maurice, ngay lập tức y buộc Emil phải nghỉ việc. Chưa hết, y bắt đầu kiểm soát cô một cách chặt chẽ hơn nữa. Hitler cho mình quyền liên lạc, nắm rõ tất cả các mối quan hệ bạn bè cũng như những người xung quanh cô.[/justify]
[justify]Chưa hết, y luôn muốn “hộ tống” cô 24/24h. Nếu không thể tự mình làm, y sẽ cử một người tin tưởng để làm việc đó. Vậy nên, dù đến trường, đi mua sắm, đi xem phim hay đi nghe nhạc, cô cũng không thể thoát khỏi được sự kiểm soát của y.[/justify]
[justify]Bi kịch cho chuyện tình chú – cháu[/justify]
[justify]Cuộc tình loạn luân giữa Hitler và cô cháu gái Geli cuối cùng cũng đi đến hồi kết đầy bi kịch. Sự kiểm soát của Hitler khiến cho mối quan hệ giữa trùm phát xít và người tình ngày càng trở nên căng thẳng, ngột ngạt hơn. Geli cảm thấy mình giống như tù nhân hơn là một người tình. Chính bởi vậy, cô từng lên kế hoạch chạy trốn và theo đuổi những ước mơ của mình.[/justify]
[justify]Hơn nữa, cô cũng đã có tình cảm mới với một người đàn ông đến từ Linz và muốn được kết hôn cùng người đó. Tất nhiên, Hitler chẳng bao giờ đồng ý để cho cô làm việc đó. Cũng bởi vậy, một cuộc cãi vã lớn đã diễn ra giữa Hitler và Geli vào ngày 18/9/1931. Sau một trận cãi vã với ông chủ bệnh hoạn, cô đã tự sát bằng một khẩu súng côn, ở chính căn hộ ngay tại Munich. Cô mất khi mới có 23 tuổi.[/justify]
[justify]Ngay sau cái chết của cô, giới truyền thông lúc đó đã chấn động. Một loạt thông tin, giả thiết về việc lạm dụng tình dục, thậm chí là giết người đã được đặt ra. Một nhà sử học cho rằng, những thông tin náo động truyền thông lúc bấy giờ cũng là một cách để chống lại sự tuyên truyền của chủ nghĩa phát xít.[/justify]
[justify]Một trong những lời đồn đoán lớn nhất là Hitler đã giết người tình của mình và dựng lại giống như một vụ tự tử. Theo đó, viên cảnh sát trưởng điều tra Heinrich Muler, người sau này đã trở thành người đứng đầu Gestapo và bộ trưởng bộ Tư pháp Bavarian khi Hitler lên nắm quyền vào năm 1933 đã nhanh chóng kết thúc vụ án này mà không cho khám nghiệm tử thi. Thi thể của cô đã nhanh chóng được đưa ra khỏi nước Đức và chôn cất ở Vienna.[/justify]
[justify]Điều đáng nói là trái với các quy định của công giáo, Geli vẫn được chôn cất trong nghĩa trang của nhà thờ (theo quy định, những người tự tử sẽ không thể được chôn cất ở đó như một sự trùng phạt đối với tội lỗi của mình). Một linh mục đã viết bài cho tờ báo Pháp vào năm 1939 nói rằng: “Họ đã giả vờ rằng cô ấy tự tử. Trên thực tế, tôi đã tiến hành một đám tang theo đúng nghi lễ Kito giáo cho cô ấy. Và tất nhiên, bạn có thể tự rút ra kết luận của riêng mình”.[/justify]
[justify]Thông tin cho rằng Geli đã bị Hitler giết chết cũng được khẳng định mạnh mẽ hơn khi bạn bè và những người xung quanh cho rằng cô thực sự là một cô gái lạc quan, yêu đời. Trước những ngày diễn ra vụ việc, cô vẫn rất vui tươi, thậm chí còn viết một lá thư đầy tình cảm và tràn ngập tinh thần yêu đời cho bạn bè của mình. Do đó, rất nhiều bạn bè ngỡ ngàng trước thông tin cô tự tử.[/justify]
[justify]Về nguyên nhân khiến Hitler giết chết cô thì rất có thể, trùm phát xít Đức lo sợ mối quan hệ của y với cô sẽ tiếp tục ảnh hưởng xấu đến con đường sự nghiệp. Theo thời báo lúc đó thì lãnh đạo đảng Đức quốc xã đã rất lo lắng về mối quan hệ loạn luân của y. Nhất là thời điểm năm 1931, khi tư tưởng Đức quốc xã đang ngập tràn và cố gắng phô trương thanh thế của nó để tạo ra những bước đột phá lớn trên chiến trường Đức.[/justify]
[justify]Các thông tin ủng hộ giả thuyết này nói rằng vào ngày 18 tháng 9 năm 1931, Hitler nói rằng sẽ rời Munich để đến một cuộc biểu tình ở Hambug. Những người hàng xóm khẳng định đã nghe thấy tiếng Geli la hét với y từ ban công tầng hai của nhà mình. Và y có đôi co lại. Sau đó, cô tự nhốt mình trong phòng.[/justify]
[justify]Đến sáng hôm sau thì cửa nhà được phá ra và người ta tìm thấy thi thể của cô. Theo đó, các thám tử đã tìm thấy cô trong trạng thái mặc một chiếc váy ngủ màu xanh, nằm úp mặt xuống sàn nhà. Một tay cô cầm khẩu súng Walther của Hitler. Vết đạn bắn trúng tim, xuyên phổi khiến máu chảy ra khắp sàn nhà.[/justify]
[justify]Hitler nói rằng y đã ở cách cô 100 dặm khi nghe tin cái chết của cô. Thế nhưng, một số cảnh sát điều tra lại cho rằng, y đã ở trong căn hộ và chính y là người bắn chết cô.[/justify]
[justify]Một nhà báo Đức cho rằng, Hitler đã ăn tối với Geli trong nhà hàng và có uống rượu (trong khi bản thân y là người rất hiếm chạm vào rượu bia). Sau đó, cả hai người đã quay trở về căn hộ của mình. Ở đây, y đã bắn chết Geli.[/justify]
[justify]Các bác sĩ khẳng định thời điểm cái chết của cô diễn ra vào buổi tối trước khi bị phát hiện. Một điều gây ngạc nhiên nữa là viên đạn sau khi bắn vào tim đã xuyên xuống dưới hông của cô – nghĩa là cô phải cầm súng cao hơn so với tim của mình. Các nhà điều tra cho rằng, đây quả thực là một cách tự tử kỳ lạ.[/justify]
[justify]Cho đến nay, kết luận chính xác về cái chết của Geli vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là sau cái chết của cô, Hitler thực sự rơi vào trạng thái trầm cảm và căng thẳng nặng nề. Y đã phải chuyển đến một ngôi nhà khác ở bờ hồ Tegernsee để có thể quên đi mất mát về sự ra đi của Geli.[/justify]
[justify]Chưa hết, y cũng đã không tham dự lễ tang tại Vienna vào ngày 24 tháng 9 sau đó. Y chỉ đến thăm mộ người tình tại Vienna hai ngày sau đó. Sau chuyến viếng thăm này, y bắt đầu trở về với công việc chính trị của mình. Tất nhiên, y sau đó không quên tuyên bố rằng Geli là người phụ nữ duy nhất mình từng yêu. Phòng của cô tại Berghof được giữ nguyên như khi cô đã từng ở đó. Bản thân y cũng treo bức chân dung của mình trong phòng của cô.[/justify]
[justify]Mặc dù rất đau buồn vì chuyện của Geli nhưng không lâu sau đó, Hitler lại tìm được nguồn cảm hứng mới của mình. Đó là Henny Hoffmann. Mối tình dâm loạn của Hitler và Henny Hoffmann có hồi kết bớt u ám hơn.[/justify]
[justify]Theo nhiều báo cáo, Henny sống thác loạn không khác gì một gái làng chơi. Bố cô là nhiếp ảnh gia, mẹ cô là một người mến mộ Hitler cuồng nhiệt. Sau khi mẹ mất, nhà Henny trở thành “thiên đường sex” cho những người đồng tính. Trong ngôi nhà hoan lạc này, ai cũng được phép uống rượu và tình dục tự do. Chính từ đây, Hitler dính như sam với Henny.[/justify]
[justify]Mọi việc trở nên rắc rối khi trong một cơn say, cô gái lắm lời vô tình để lộ mối tình bệnh hoạn này với cha. Cha cô nổi giận và cắt đứt quan hệ với Hitler. Khi còn bên nhau, Hitler được cho là đã có nhiều hành động tình dục quái đản với Henny. Và ông ta phải mua sự im lặng bằng cách cấp cho cha cô rất nhiều quyền lợi.[/justify]
[justify]Sau đó, Henny sớm kết hôn với Baldur Von Schirach, lãnh đạo của Phong trào Thanh niên Đức Quốc xã. Ông này nổi tiếng là một người đồng tính. Như vậy, một kẻ có kết cục bi thảm, một kẻ trở lại với đời sống bình thường, nhưng câu chuyện tình yêu nhuốm màu bệnh hoạn của Hitler và hai người đàn bà này đều sớm đi vào ngõ cụt.[/justify]
[justify]Sau cuộc chiến, có thể là tro cốt và cả hộp sọ của Hitler vẫn được giữ bí mật trong một kho lưu trữ của Nga hay ở một quốc gia Đông Âu nào đó. Nhưng cũng có thể chúng đã bị gió thổi tan tác và hóa lần vào cát bụi. Những bí ẩn về thi hài của y trở thành những giai thoại mơ hồ, không xác định.[/justify]
[justify]Trong những năm ngay sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ta sợ rằng những tín đồ cuồng tín của Hitler có lẽ sẽ tụ tập đông đảo quanh mộ của tên trùm phát xít và vinh danh kẻ độc ác bậc nhất thế giới này. Nhưng cũng khi đó thì tất cả những thế lực chống đối Hitler đều muốn tổ chức phản đối tại địa điểm ấy.[/justify]
[justify]Để tránh xung đột và tranh cãi, người Liên Xô sau khi lấy được thi hài Hitler lúc chiến sự kết thúc đã quyết định đem giấu nó đi ở đâu đó. Cho đến nay, những câu chuyện về sự độc ác, tàn bạo của tên trùm phát xít vẫn được nhắc đến như một bài học lớn mà loài người cần phải khắc ghi để tránh lặp lại những đau thương tột cùng, Tất nhiên, cùng với đó, những bí mật về cuộc đời của Hitler vẫn tiếp tục được hé lộ. Và trong dòng chảy đó, giai thoại về sự hoang dâm của Hitler vẫn chưa bao giờ có hối kết.[/justify]
[justify] [/justify]
(Quốc tế) - Sau khi phân tích những tư liệu mới được tìm thấy gần đây về khoảng thời gian A-đôn-phơ Hít-le (Adolf Hitler) phục vụ trong quân đội tại Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, nhà sử học Tô-mát Oe-bơ (Thomas Weber) đã kết luận rằng, Hít-le không phải là một vị anh hùng như chính y bịa ra trong những cuốn sách sau khi tham gia cuộc chiến này.
Giây phút hấp hối và bản di chúc “tự hào” vì tham gia Thế chiến I
Dòng máu đỏ chảy ra từ thái dương bên phải của Hít-le đã tạo ra một vũng lớn trên sàn. A-đôn-phơ Hít-le – nhà độc tài chính trị và là kẻ giết người hàng loạt độc ác nhất của mọi thời đại đã tự kết liễu mình bằng một viên đạn từ chính khẩu súng lục của y trong hầm boong-ke tại Béc-lin.
Trước khi chết, Hít-le giống như một binh sĩ bình thường hơn là một nhà quân phiệt độc tài. Hắn mặc một bộ quân phục đơn giản của lính Đức màu xám, chỉ gắn 2 huy chương được trao trong Thế chiến I: Huy chương Chữ thập Sắt hạng nhất và Huy chương Uôn Bát-giơ (Wound Badge) vì bị thương trên chiến trường. Trong suốt cuộc đời mình, Hít-le đã rất tự hào về hai tấm huy chương này bởi chúng đã “nhuốm màu đất của nước Pháp và bùn của vùng Phlan-đơ (Flander)”.
Hitler không trực tiếp chiến đấu trong Thế chiến I mà chỉ là người đưa tin.
Hitler không trực tiếp chiến đấu trong Thế chiến I mà chỉ là người đưa tin.
Trong “Bản Di chúc và Tuyên cáo Chính trị” của Hít-le viết trước khi tự tử vào ngày 30-4-1945 có nội dung rằng: “con người của nhân dân” đã không rút ra được bài học nào từ kinh nghiệm của những người đi trước. Bản di chúc cũng đề cập đến khoảng thời gian y phục vụ trong quân đội từ năm 1914 như một người lính tình nguyện với những đóng góp ít ỏi trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, dưới thời Đế chế Đức.
Trước đây, Hít-le rất kiêu hãnh vì “tinh thần quả cảm của mình” và luôn luôn “coi thường cái chết”. Hay nói theo cách khác, thì y tự hào là một vị anh hùng vĩ đại “như thể có phép màu kỳ diệu”, bất chấp những trận mưa đạn trên chiến trường và luôn kiên định không hề sợ hãi. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời của y.
Có một giả thuyết khá phổ biến cho rằng, khoảng thời gian Hít-le phục vụ trong quân đội Đức đã biến y trở thành người theo chủ nghĩa yêu nước cực đoan và bài Do Thái. Theo như giả thuyết này, thì cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất chính là nguyên nhân của thảm họa tàn sát con người ở thế kỷ 20. Ví dụ như trong cuốn sách “Những nhà chính trị độc tài”, nhà sử học người Anh Ri-sớc Ô-vơ-ry (Richard Overy) viết rằng: “Chính chiến tranh đã tạo nên Hít-le”. Nhà sử học Bơ-rít-tơn Yan Kớc-sơ (Briton Ian Kershaw) cũng cho rằng, trong thời gian này bản chất độc tài của của Hít-le đã được hình thành. Trong tác phẩm “Hít-le” của nhà sử học Giô-trim Phrét (Joachim Fest)- người nghiên cứu về tiểu sử của Hít-le cũng đã đưa ra những lý lẽ rất thuyết phục về mối quan hệ giữa chiến tranh và tính cách độc tài của Hít-le.
Lừa dối
Một quan điểm hoàn toàn khác của một nhà sử học đã gây nên nhiều cuộc tranh cãi. Nhà sử học 37 tuổi Tô-mát Oe-bơ đến từ thành phố Ha-ghen (Hagen) phía Tây nước Đức, hiện đang giảng dạy tại Trường Đại học A-bớc-đin (Aberdeen) ở Scốt-len (Scotland), đã nghiên cứu một số tài liệu hầu như vẫn còn nguyên vẹn, chỉ bị phủ một lớp bụi của xứ Ba-va-ri-a (Bavaria) do nhà nước lưu trữ. Trong tài liệu còn có nội dung liên quan đến cách tổ chức quân đội của Hít-le, những tài liệu đầy đủ về các phiên tòa với lời khai của nhân chứng và thư tín tịch thu được – tất cả là một kho tàng đối với bất cứ nhà nghiên cứu nào.
Trong cuốn “Hít-le trong Thế chiến thứ I” của mình (được xuất bản lần thứ nhất tại Đức), nhà sử học Oe-bơ đã lấy những tài liệu trên để bác bỏ quan điểm cũ về khoảng thời gian Hít-le phục vụ trong quân đội và làm sáng tỏ những điều bí ẩn chưa được biết đến. Ví dụ như ông đã kết luận rằng, đơn vị mà Hít-le tham gia không phải là tiền thân của Đảng Quốc xã như mọi người vẫn nghĩ. Thực tế là chỉ có 2% số lính trong đơn vị của Hít-le sau đó đã gia nhập Đảng Quốc xã.
Hitler cùng một số đồng đội sau chiến tuyến ở Mu-ních năm 1916.
Hitler cùng một số đồng đội sau chiến tuyến ở Mu-ních năm 1916.
Hơn nữa, Oe-bơ đã nhận thấy rằng, Hít-le chưa bao giờ đứng trong đội lính tiên phong mà sau này y cùng với các tuyên truyền viên cho Đảng Quốc xã khoe khoang. Trên thực tế thì trong 4 năm xảy ra cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, hầu như đơn vị của Hít-le đều đóng quân cách mặt trận tới vài cây số, không hề phải đối mặt với nhiều nguy hiểm trên chiến trường. Y làm công việc của một người đưa tin nên không hề ở “trong vùng bắn phá”.
Sự thật đằng sau những huyền thoại
Hít-le trở thành một người lính khi 25 tuổi. Vào tháng 5-1913, khi nhận được giấy gọi nhập ngũ ở Ba-va-ri-an “gần như chắc chắn rằng, Hít-le đã cố gắng né tránh chế độ quân dịch của nước Áo”. Nhưng khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất bắt đầu, y đã bị lôi kéo ra chiến trường. Hít-le gia nhập Trung đoàn Bộ binh phòng bị Ba-va-ri-an số 16 (RIR 16) do Đại tá Giu-li-út Lít-xtơ (Julius List) chỉ huy. Theo nhà sử học Oe-bơ, RIR 16 không phải là trung đoàn tình nguyện như mọi người vẫn nghĩ, và trong trung đoàn của Đại tá Lít-xtơ cũng không có nhiều sinh viên, nghệ sĩ và sinh viên đại học như lời của các tuyên truyền viên của Đức Quốc xã.
Thực tế thì trong trung đoàn chỉ có khoảng 30% sinh viên. Thay vào đó là rất nhiều người Do Thái tình nguyện tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc và như Oe-bơ đã từng nói, có vẻ như những người Do Thái này không hề phải chịu những hệ lụy của chủ nghĩa bài Do Thái khi đó.
Vào cuối năm 1914, trung đoàn của Hít-le không được trang bị đầy đủ, chưa được đào tạo bài bản nhưng đã tham gia “trận chiến đầu tiên” trên chiến trường tại làng Phlê-mít (Flemish) của vùng Ghê-lu-ven (Gheluvelt). Với sự cường điệu quá mức, Hít-le đã nói một điều khó có thể tin được rằng, ông là người duy nhất còn sống sót trong trung đoàn. Theo như những ghi chép này thì 13 người lính trong trung đoàn của Hít-le đã chết vào ngày 29-10. Trong cuốn “Cuộc chiến đấu của tôi”, Hít-le đã viết rằng, cuộc chiến đấu trên chỉ là một cuộc “mở màn”.
Sau khi phục vụ trên chiến trường tại Ghê-lu-ven, Hít-le làm người đưa tin nên không phải đối mặt với những mối nguy hiểm từ pháo hay súng máy. Đối với những người lính trên mặt trận luôn phải đối mặt với nguy hiểm thì cuộc sống như của Hít-le “là sống trên thiên đường”.
Ấp ủ hy vọng trở thành huyền thoại
Sau cuộc nổi dậy năm 1923 bị thất bại và phải ngồi tù trong một thời gian ngắn, Hít-le và tay sai đã vận dụng một cách khéo léo những kinh nghiệm thu được trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất để đắc cử và bước trên con đường đi đến đỉnh cao quyền lực. Nhà sử học Oe-bơ viết: “Trong giai đoạn 1925 đến 1933, khi đề cập những giai thoại về trung đoàn của Đại tá Lít-xtơ, tài hùng biện của Hít-le đã được bộc lộ”.
Những người từng tham chiến với Hít-le đã cho xuất bản nhiều cuốn sách đầy những lời tâng bốc về ký ức của họ trên chiến trường dưới những cái tên như “Cùng với Hít-le trong Trung đoàn Ba-va-ri-an RIR 16 Lít-xtơ” và “A-đôn-phơ Hít-le trên chiến trường, từ năm 1914 đến 1918”. Một tác giả đã viết một cách sôi nổi rằng, từ khi Hít-le gia nhập trung đoàn này thì “có thể ông là người đã mở ra một kỷ nguyên mới, đó là điều không thể chối cãi được”. Thậm chí là trong một cuốn sách dành cho trẻ em, Hít-le cũng được miêu tả “luôn luôn là người lính quả cảm nhất trong tất cả các trận chiến”.
Bất cứ ai phủ nhận sự xuyên tạc lịch sử này đều bị đàn áp một cách không thương tiếc và đều bị bắt đến một trại lính tập trung. Ví dụ như Uy-gô Gút-man (Hugo Gutmann) – một trong những sĩ quan người Do Thái đã rơi vào tay của tổ chức Ghét-xta-pô (Gestapo) năm 1937 và bị giam 2 tháng vì tội “coi thường, xúc phạm và có những lời lẽ xuyên tạc về Hít-le”.
Hít-le – giống như tất cả các liên lạc viên khác, được trao tặng huy chương Chữ thập Sắt hạng nhất. Đó cũng là chiếc huy chương mà Hít-le đeo trên mình khi y tự tử.
(NDND)
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về banbientap@nguyentandung.org
Tin liên quan:

Vì sao trùm phát xít Hitler cắt cụt ria mép?


Thứ sáu, 07/08/2014 | 20:00 GMT+7
(ĐSPL) – Trùm phát xít Adolf Hitler từng có bộ ria mép dài hơn khi mới vào quân ngũ. Bộ ria mép người ta nhìn thấy sau này của Hitler là kết quả của Thế Chiến I.
Daily Mail tiết lộ thông tin trên sau bộ phim lịch sử kể lại những sự kiện nổi bật trong thế kỷ 20 bao gồm cả việc phỏng vấn một số nhà sử gia và các nhân chính trị còn sống ngày nay như John McCain, Colin Powell, Stanley McChrystal và Dick Cheney.
Vì sao trùm phát xít  Hitler cắt cụt ria mép? - Ảnh 1

Hình ảnh khắc họa bộ ria mép dài của Hitler thời còn trẻ

Bộ phim kéo dài 6 giờ đồng hồ được chia làm 3 phần bắt đầu với hình ảnh một người lính trẻ được mô tả là Adolf Hitler. Bộ ria mép dài hơn khiến cho nhân vật đóng vai Hitler không thể đội kín chiếc mặt nạ phòng chống trong một cuộc tấn công bằng khí độc.
Trong phim, người lính này sau đó đã phải cắt tỉa ria mép cho ngắn lại và gọn gàng hơn. Đây cũng chính là bộ ria mép nổi tiếng đi cùng Hitler cho đến cuối cuộc đời trong Chiến tranh Thế giới lần 2.
Người điều hành sản xuất bộ phim lịch sử, Stephen David cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã nghiên cứu kỹ vẻ ngoài của Hitler trước khi Thế Chiến I bùng nổ. “Chúng tôi đã cố gắng mô tả thực tế nhất có thể”.
Trên thực tế, cấp trên không yêu cầu Hitler cắt cụt bộ ria mép. Trùm phát xít này đã tự gọt bộ ria mép trong thời gian điều trị ở bệnh viện.
Vì sao trùm phát xít  Hitler cắt cụt ria mép? - Ảnh 2

Sau khi Thế Chiến I kết thúc năm 1918, Hitler vẫn giữ bộ ria mép "thương hiệu" đó cho đến khi trở thành người quyền lực nhất nước Đức giai đoạn những năm 1930.

Sau khi Thế Chiến I kết thúc năm 1918, Hitler vẫn giữ bộ ria mép "thương hiệu" đó cho đến khi trở thành người quyền lực nhất nước Đức giai đoạn những năm 1930.
Trước đó, bức ảnh Hitler xuất hiện với bộ ria mép dài trong buổi lễ nước Đức tuyên chiến Thế Chiến I ngày 2/8/1914 tại Munich được tuyên bố là giả.
Bức ảnh này từng xuất hiện trong các công cụ tuyên truyền của Đức Quốc xã ngày 12/3/1932, năm mà Hitler tham gia tranh cử Tổng thống. Bức ảnh này nổi tiếng với lời mô tả: “Khi ấy, chàng thanh niên Hitler 25 tuổi đã tìm thấy mục đích của cuộc đời”.
Chính Hitler và nhiếp ảnh gia Heinrich Hoffman đã phủ nhận bức ảnh này trong khi bức ảnh gốc không bao giờ có thể được tìm thấy.

Áo phá ngôi nhà Adolf Hitler chào đời

Chính phủ Áo đã quyết định phá hủy ngôi nhà tại trung tâm thành phố Braunau-am-Inn, nơi trùm phát xít Đức Adolf Hitler được sinh ra và sống 3 năm đầu đời tại đây.

Việc phá bỏ ngôi nhà này được cho là nhằm chấm dứt cuộc tranh cãi pháp lý kéo dài nhiều năm liên quan tới ngôi nhà, đồng thời không để địa điểm này trở thành nơi tụ tập của những phần tử phát xít mới.

Bộ trưởng Nội vụ Áo Wolfgang Sobotka ngày 17/10 cho biết trừ phần móng được giữ nguyên, ngôi nhà này sẽ bị san phẳng để nhường chỗ cho một tòa nhà mới, phục vụ cho mục đích từ thiện hoặc làm khu hành chính của thành phố.

Ngôi nhà từng là nơi chào đời của Adolf Hitler ở thành phố Braunau am Inn, Áo.
Tuy nhiên, để khởi công xây dựng dự án này, Chính phủ Áo phải nhanh chóng hoàn tất một quá trình tố tụng liên quan tới việc trưng dụng căn nhà từ chủ nhân của ngôi nhà này là bà Gerlinde Pommer. Gia đình bà Gerlinde Pommer đã sở hữu tòa nhà này trong hơn một thế kỷ qua.

Được biết, ngôi nhà có mặt tiền màu vàng này đã bị bỏ hoang từ năm 2011 - thời điểm Chính phủ Áo bắt đầu cuộc chiến pháp lý với bà Gerlinde Pommer.

Hồi đầu những năm 1970, Chính phủ Áo đã ký hợp đồng với bà Pommer thuê lại căn nhà này và sử dụng làm nơi ở và chăm sóc người khuyết tật cho đến khi ngôi nhà xuống cấp và không thể sử dụng được nữa. Sau đó, chính quyền muốn sửa chữa và nâng cấp tòa nhà nhưng chủ nhà đã kiên quyết bác bỏ mọi đề xuất và liên tục từ chối bán hẳn căn nhà cho chính phủ.

Hồi đầu năm nay, Bộ Nội vụ Áo thông báo sẽ thông qua luật mới cho phép tịch thu căn nhà mà không cần sự đồng ý của chủ nhân vì muốn chấm dứt cuộc chiến pháp lý kéo dài nhiều năm liền và nhằm ngăn chặn việc nơi đây trở thành nơi thăm viếng của những phần tử phát xít mới. Hàng năm, cứ vào ngày 20/4, đúng sinh nhật của trùm phát xít Hitler, những người chống chủ nghĩa phát xít lại tổ chức các cuộc biểu tình trước tòa nhà này.
TTXVN/ Tin Tức

Bức ảnh cuối cùng của Adolf Hitler trước khi tự sát

Dân trí Tờ Business Insider mới đây đăng tải một bức ảnh của trùm phát xít Đức Adolf Hitler. Đây được cho là tấm hình cuối cùng chụp khoảng 2 ngày trước khi Hitler tự sát.

Tấm hình được cho là cuối cùng chụp Hitler trước khi tự sát. (Ảnh:
Tấm hình được cho là cuối cùng chụp Hitler (phải) trước khi tự sát. (Ảnh: Business Insider)

Bức ảnh được Business Insider đăng tải hôm 4/5. Trong ảnh, Hitler và một sĩ quan Đức quốc xã khi đó đi khảo sát thiệt hại của hầm ngầm Fuhrerbunker sau đợt không kích của quân Đồng minh.

Hệ thống hầm ngầm Fuhrerbunker là nơi trú ẩn của lực lượng phát xít ở gần Reich Chancellery, Berlin, Đức. Hitler lẩn trốn tại đây từ ngày 16/1/1945 và cũng chuyển luôn trung tâm chỉ huy của Đức quốc xã xuống hầm.

Biết Berlin đã rơi vào tầm kiểm soát của quân Đồng minh, thất bại đang tới gần, Hitler quyết định tự sát. Sáng 30/4/1945, Hitler nhanh chóng làm lễ thành hôn với người bạn gái lâu năm là Eva Braun, chuẩn bị di chúc và tuyên bố chính trị cuối cùng. Khoảng 19 giờ 30 tối cùng ngày, Hitler và Eva tự sát trong hầm ngầm Fuhrerbunker. 

Hồng quân Liên Xô sau đó đã tìm thấy thi thể Hitler trên chiếc trường kỷ. Xác Eva ở tư thế ngồi tại đầu ghế bên kia. Cả hai tự sát bằng thuốc độc, Hitler sau đó còn dùng súng tự bắn vào đầu.
Sáng hôm sau 1/5/1945, tin Hitler tự sát được báo cáo cho Tổng tư lệnh Quân đội Liên Xô I.V.Stalin. Tướng Đức Hans Krebs cũng thông báo tin này cho tư lệnh Tập đoàn quân Cận vệ số 8 Vasily Chuikov.
Hitler tự sát 2 ngày trước khi Berlin thất thủ vào tay Hồng quân Liên Xô (2/5), và chỉ hơn 1 tuần sau thì Chiến tranh Thế giới thứ hai chính thức kết thúc tại châu Âu ngày 8/5/1945.

Trong cuốn sách vừa được xuất bản với tựa đề “Hitler’s Last Day: Min by Min”, hai tác giả Jonathan Mayo và Emma Craige đã mô tả chi tiết từng phút ngày cuối cùng trong cuộc đời  của trùm phát xít Hitler tại hầm ngầm Fuhrerbunker 70 năm trước. 

Nghi Phương
Tổng hợp

Sự thật về Hitle và Charles Chaplin (Sạc lô)


tên thật: Charlie Chaplin
sinh ngày: 16/04/1889
tại:  London, England, UK
Ngày mất: 24/12/1977
Tiểu sử:
Tên thật: Charlie Spencer Chaplin
Gia đình: Me là một diễn viên hài kịch. Bố là ca sĩ có tiếng, mất năm 37 tuổi do chứng nghiện rượu và lao động cực nhọc

Nếu nhìn nhận cuộc đời qua những cảnh quay đặc tả, thấy cuộc sống là một bi kịch, nhưng nếu nhìn nó qua những cảnh quay cự ly xa, lại thấy cuộc sống là những vở hài kịch… Nếu soi xét cuộc đời qua kính hiển vi, quả thật khiến chúng ta rùng mình sợ hãi, vì vậy chúng ta cần có những câu chuyện hài hước, nó sẽ trở thành món ăn tinh thần tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta vượt lên phía trước – Đó là điều mà Vua hề Charlie Chaplin luôn tâm niệm
TIỂU SỬ TÓM TẮT CỦA CHARLIE CHAPLIN:
1889: Charlie Spencer Chaplin ra đời ngày 16 tháng 4 ở Luân Đôn nước Anh.
1896: Sau khi bố mất và mẹ phải vào bệnh viện tâm thần, Chaplin cùng với người anh được đưa vào trại trẻ mồ côi.
1898: Chaplin đóng vai anh hề đầu tiên trong nhóm “tám chàng trai”.
1907: Nhờ người anh giới thiệu Chaplin đã gia nhập nhóm biểu diễn “Karno”.
1910: Lần đầu tiên đến nước Mỹ cùng với nhóm Karno.
1913: Mac Sennett thu nhận Chaplin vào hãng phim của ông. Chính thức bắt đầu sự nghiệp điện ảnh.
1914: Cuốn phim đầu tiên của Chaplin “Kiếm sống” , được chú ý trong giới điện ảnh.
1918: Khai trương trường quay của Charlot.
1919: Cùng với một số nghệ sĩ sáng lập công ty “Nghệ sĩ liên hiệp”
1921: Cuốn phim “Thằng nhóc” được coi là cuốn phim lớn đầu tiên.
1921: Sang Châu âu.
1925: Cuốn phim “Đổ xô tới vàng” ra đời đồng thời với đứa con đầu lòng.
1931: Chuyến đi thứ hai tới Châu Aâu.
1940: Cuốn phim “Tên độc tài” thành công vang dội.
1943: Kết hôn với O Neil 18 tuổi, người sẽ gắn bó suốt cuộc đời với Chaplin.
1947: Chính quyền và áo chí Mỹ công kích charlot vì những cuốn phim tố cáo hiện thực xã hội của ông.
1952: Sang Châu Aâu cư trú.
1965: Cuốn phim cuối cùng “Nữ bá tước HỒng Kông”
1972: Nhận giải thưởng Oscar tại Hollywood.
1977: mất ngày 24 tháng 12 tại biệt thự Vevey ở Thụy Sĩ.

Adolf Hitler năm 1933
Adolf_Hitle sinh ngày 20-4-1889.
tự sát ngày 30-4-1945.
Là chủ tịch đảng Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa.từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là “Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc” (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.
hitle và chaplin

Mặc dù chỉ được học 2 năm ở trường tiểu học, nhưng do chịu khó tự học, đọc nhiều tác phẩm văn học, triết học, nghệ thuật, Chaplin đã tự học nghề sáng tác và đạo diễn, trong đó ông đã để lại khá nhiều bộ phim nổi tiếng như: Tìm con gặp tiên, Ký sự đãi vàng, Ánh sáng đô thành, Mốt thời đại, Đời sống sân khấu, Ông vua ở New York, Nhà độc tài…

Bộ phim Nhà độc tài được Chaplin làm vào thời điểm cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai sắp bùng nổ. Ý tưởng làm bộ phim xuất phát từ việc Hitler cấm chiếu tại Đức những bộ phim có Chaplin đóng, với lý do Chaplin có khuôn mặt và điệu bộ trông giống hệt ông ta.

Thêm vào đó, Chaplin và Hitler lại sinh cùng năm (1889), cùng tháng, chỉ hơn kém nhau 4 ngày. Sau này một số nhà sử học định giá về hai nhân vật này như sau: một người mang lại niềm vui và tiếng cười cho hàng trăm triệu người, còn người kia (Hitler) lại đem đau khổ và tai họa cho hàng trăm triệu người khác.

Bí ẩn của Adolf Hitler vượt quá sự hiểu biết của con người

Adolf Hitler là cái tên được nhớ đến khi ai đó nghĩ về sự tàn bạo và lòng cuồng tín.

Tuần báo của phe cánh tả Đức ” Die Zeit” đã công bố bài viết: “Bí ẩn của Hitler vượt quá sự hiểu biết của con người”. Ông cũng được trao giải “Người đàn ông của năm 1938” và được đưa hình ảnh lên trang bìa bởi tạp chí Time. Không để ý đến bản chất và hành vi của một kẻ kiêu ngạo, Hitler là một người đàn ông khó hiểu và đầy bí ẩn.

Ông làm việc rất chăm chỉ, ông chỉ ngủ 3-4 tiếng một đêm trong khi chỉ huy hơn 380 triệu người châu âu và gánh vác toàn thế giới trên vai. Dưới đây là danh sách 10 bí ẩn đáng kinh ngạc về Adolf Hitler.

Mối tình đầu của ông là một cô gái người Do thái

Năm 16 tuổi khi đang học ở Linz ông đã quen một cô gái tên Stefanie Rabatsch. Ông đã lún sâu trong tình yêu với cô ấy, tình yêu tuổi teen đầu tiên vào mùa xuân năm 1905. Bạn thời thơ ấu của ông, August Kubizek viết trong cuốn “Adolf Hitler, người bạn thời thơ ấu của tôi” rằng: “Stefanie không để ý đến tình yêu sâu sắc của Hitler với cô”.

Ông không bao giờ chinh phục được cô ấy và luôn nói sẽ làm được vào ngày mai. Khi đám tang của mẹ ông đi ngang qua nhà Stefanie, ông nói rằng ông đã nhìn thấy cô ấy đăng sau cánh cửa sổ và đã thấy được sự an ủi trong đó.


Người bạn thân nhất của ông cho biết :”Khi cô ấy hồi đáp cái liếc nhìn của ông bằng một nụ cười, ông hạnh phúc và tính tình của ông trở nên khác với mọi thứ mà tôi từng thấy”. Nhưng khi Stefanie thường xuyên phớt lờ không quan tâm tới ánh mắt của ông, ông đau đớn và sẵn sàng hủy hoại chính mình và cả thế giới. Những ngày cuối đời, Stefanie cho biết cô không biết về tình cảm của Hitler.

Bác sĩ của gia đình ông là người Do thái

Eduard Bloch là bác sĩ người Do thái được đánh giá cao, đặc biệt trong tầng lớp xã hội thấp tại Linz, Austria năm 1903. Ông sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân của mình bất cứ lúc nào, ngay cả ban đêm.

Ông đã nhìn thấy Adolf Hitler lần đầu tiên khi ông bị ốm nặng và phải nằm liệt giường vì những cơn đau phổi dữ dội năm 1907, sau đó ông vẫn tiếp tục làm bác sĩ của gia đinh Hitler. Khi mẹ của Quốc trưởng đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, Bloch đối xử với cô cho đến khi cô qua đời mà không lấy tiền từ họ. Quốc trưởng sau đó 18 tuổi tôn vinh ông với “lòng biết ơn đời đời” của mình cho điều đó. Sau đó trong cuộc phỏng vấn của mình, Bloch nói rằng Quốc trưởng là “người đàn ông buồn nhất mà tôi từng thấy”, khi ông đã được thông báo về cái chết của mẹ mình. Bloch cũng được cấp sự bảo vệ đặc biệt sau khi Đức quốc xã được thống nhất từ Áo và Đức.

Ông luôn mang theo tấm hình của mẹ

Sau cuộc hôn nhân đầu tiên của cha (Alois Hitler) với Anna Glasl-Hörer, mẹ của ông là Klara Pölzl đã được thuê như một người giúp việc ở tuổi 16. Và sau khi người vợ thứ 2 (Franziska Matzelsberger) qua đời, Alois và Klara đã kết hôn vào 7/1/1885. Đứa con đầu lòng là Gustav được sinh vào 15/5/1885 và tiếp theo là Adolf Hitler vào 20/4/1889. Mẹ của ông rất hết lòng với những đứa con của mình và thường xuyên đi nhà nhờ cùng với chúng.



Ông rất gần gũi với mẹ và tan nát vì cái chết của mẹ. Ông mang theo sự đau đớn vì sự mất mát này suốt phần đời còn lại, đây là “một đòn khủng khiếp” với ông. Trong cuốn tự truyện Mein Kampf, ông cho biết ông tôn trong cha nhưng yêu mẹ. Và trong “Adolf Hitler, người bạn thời thơ ấu của tôi” August Kubizek cho biết: “Khi chúng tôi sống cùng nhau tại Vienna ông luôn mang theo hình của mẹ”

Ông là một người ăn chay nghiêm ngặt

Ông đã tuấn theo một chế độ ăn chay nghiêm ngặt từ những ngày đầu năm 1941, ông tự nhận mình là một người ăn chay chính thống. Ông ghét thịt và nghiêm khắc chống lại việc giết mổ động vật. Ignatius Phayrethe mô tả ông là một người ăn chay cả đời.

Ông là một nghệ sỹ vĩ đại

Vẽ là một niềm đam mê lớn trong suốt cuộc đời ông. Ông đã tạo ra hàng trăm bức tranh và bưu thiếp đáng kinh ngạc và bán chúng để kiếm sống khi ở Vienna năm 1908. Nhiều bức tranh của ông đã được phục chế lại sau thế chiến thứ II và được đấu giá với giá rất khủng.

Trong cuốn tự chuyện Mein Kampf, ông nói rằng ông luôn muốn trở thành một nghệ sỹ nổi tiếng nhưng bị mất tinh thần một chút khi bị trượt 2 lần trong kì thi vào Học viện Mỹ thuật tại Vienna năm 1907 và 1908 với tư cách là họa sĩ, trong khi các tổ chức cho rằng ông là một kiến trúc sư tài năng chứ không phải là một họa sĩ.

Ông là fan của Disney

Người bạn thân nhất của ông, Ernst Hanfstaengl, người được ông gọi là Putzi tiết lộ: “Nhớ về Adolf Hitler, ông ấy thường xuyên huýt sáo. Ông thường huýt bài Who’s Afraid of the Big Bad Wolf?, một bài hát trong phim của Disney”.


Một sự thật rất thú vị, tên của ông bắt nguồn từ một từ tiếng Đức cũ là “Adalwolf” hay còn được viết là “Noble Wolf”. Sau đó vào năm 2008, giám đốc bảo tàng chiến tranh tại miền Bắc Na Uy, William Hakvaag đã phát hiện vài bản vẽ hoạt hình tuyệt vời của ông trong suốt thế chiến thứ II và tất cả chúng điều được kí là “A.Hitler”. Những bức tranh bao gồm Doc và Bishful từ bộ phim “Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn” năm 1937 của Disney, đây cũng là một trong những bộ phim yêu thích nhất của ông.

Ông không bao giờ ghé thăm bất cứ trại tập trung nào

Ông chưa từng ghé thăm một trại tập trung nào và không nói với ai, thậm chí cả những người tùy tùng thân cận nhất về kế hoạch hay ý định loại bỏ những người Do thái ra khỏi đất nước của mình. Không có bằng chứng nào về trại tập trung hay giải pháp buồng khi độc được tìm thấy cho đến nay, trong khi nhiều nhà sử học cho rằng lệnh đó là chưa bao giờ tồn tại. Ông thậm chí đã bảo vệ cho một số người Do Thái thân thiết của mình như Tiến sĩ Eduard Bloch trong Phát xít Đức.

Chiến dịch chống hút thuốc đầu tiên được dẫn dắt bởi ông

Ông đã khởi xướng một phong trào chống hút thuốc lá mạnh mẽ khi các bác sĩ của Đức trở thành người đầu tiên xác định mối liên hệ giữa hút thuốc và ung thư phổi. Ông ghét thuốc lá và không bao giờ chạm vào nó ngoài một lần duy nhất trong những ngày cuối đời. Ông đã dẫn dắt chiến dịch chống hút thuốc lá đầu tiên trên toàn thế giới trong lịch sử, chiến dịch chống hút thuốc mạnh nhất trên hành tinh năm 1930.

Ông được đề cử cho giải Nobel Hòa bình

Ông được đề cử năm 1939 cho giải Nobel Hòa bình bởi một thành viên của nghị việnThụy Điển tên E.G.C. Brandt. Mặc dù, đề cử không bao giờ được thực hiện nghiêm túc do những tranh cãi về chiến tranh thời gian đó và sự khó xử chính trị trong thế chiến thứ II. Một số đại biểu nghị viện Thụy Điển sau đó đã đề cử Thủ tướng Anh Neville Chamberlin cho giải Nobel Hòa bình, Brandt thấy rằng đề cử này có nhiều nghi vấn bởi ông thấy rằng Adolf Hitler là một đối thủ cho giải Nobel.



Tuy nhiên, đề cử của ông không được đón nhận bởi nhiều nhà lãnh đạo chính trị khác trên khắp thế giới và đã nhanh chóng được rút lại vào ngày 1/2/1939 với chỉ một lá thư đề cử của Brandt.

Ông yêu chó.

Vâng, ông là một người rất yêu chó trong khi ông rất sợ mèo như Napoleon Bonaparte hay Julius Caesar. Sự ghét mèo hay sợ mèo đã bộc lộ từ những ngày đầu. Ông luôn giữ khoảng cách an toàn với mèo trong khi ông yêu thích chó từ thời thơ ấu. Giống mà ông thích là cho chăn cừu Đức. Blondi, chó chăn cừu Đức của ông thường ngủ cùng ông trong phòng ngủ và ở cùng ông trong hầm trú ẩn.


Blondi có năm đứa con với Harras, chó chăn cừu Đức của Gerdy Troost. Ông đặt tên cho 1 trong những đứa con là “Wulf”, bắt nguồn từ ý nghĩa tên của ông.

Hitler là lãnh đạo nổi tiếng nhất và cũng gây tranh cãi nhất trong lịch sử hiện đại. Mặc dù sau thế chiến thứ II, tự truyện của ông “Mein Kampf” bị cấm tại vài quốc gia những nó vẫn là một trong những cuốn sách bán chạy nhất cho đến nay với 8000 bản được bán tại Hoa Kỳ năm 1938.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét