Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 77/k (VŨ KHÍ CỔ ĐẠI)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

                                                              Vũ khí cổ đại P10 

Cung (vũ khí)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này viết về một loại vũ khí. Xem thêm các bài nghĩa khác ở cung (định hướng)

Cung chiến thời Nguyễn
Cung là một loại vũ khí tầm xa cổ xưa và hiệu quả. Con người phát minh ra cung từ thời đồ đá và sử dụng chúng trên khắp thế giới cho đến tận thế kỷ 19 khi chúng bị thay thế bởi súng. Cấu tạo cung rất đơn giản, gồm cánh cung, dây cung và đạn là mũi tên. Ban đầu, cánh cung và mũi tên được làm bằng các vật liệu như tre, gỗ...; dây cung được bện bằng da, gân thú, dây leo...

Phân loại

  • Cung ngắn: xuất hiện từ thời cổ đại,những cây cung đầu tiên xuất hiện tại thung lũng Ahrensburg,Hamburg,Đức cách ngày nay hơn 1 vạn năm Cùng với laonỏ, nó là vũ khí tầm xa chính được sử dụng trong săn bắn và trên chiến trường. Tầm bắn cung ngắn chỉ đạt 30 m và dùng mũi tên ngắn.
  • Cung trung bình: những cây cung ngắn đã giúp con người săn bắn thuận tiện hơn nhưng với tầm bắn quá ngắn chúng vẫn khiến người thợ săn gặp nguy hiểm.Hơn nữa khi thời kì đồ đá kết thúc, các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc bắt đầu xảy ra thường xuyên dẫn đến vũ khí ngày càng được cải tiến. Cải tiến đầu tiên đối với các cây cung là kéo dài cung ra(cả cánh cung và dây cung)giúp cho cung kéo được nhiều hơn, lực bắn mạnh hơn và đi xa hơn.Cung trung bình xuất hiện sớm nhất khoảng 3300 năm trước công nguyên ở vùng núi Alps sau đó được phổ biến sử dụng ở nhiều nơi như Ai Cập, đảo Crete, châu Á.
  • Cung phức hợp(Composite bows):Được phát minh ra bởi người Ai Cập, đến thời Xuân Thu-Chiến Quốc khoảng thế kỉ 4 TCN người Trung Quốc cũng có loại cung này. Sở dĩ nó có tên gọi này vì cung được chế tạo từ vài loại vật liệu trộn lại chứ không đơn thuần dùng một thanh gỗ hay một cặp sừng để làm cánh cung như trước nữa. Thông thường,một cây cung được trộn từ gỗ, sừng, gân và có thể có thêm một số loại vật liệu khác. Do vật liệu làm cung, kĩ thuật làm cung có thể rất khác nhau nên tầm bắn của các loại cung hỗn hợp ở các địa phương và cũng bởi lí do này mà nhiều cây cung phức hợp đặc trưng cho một dân tộc xuất hiện. Nó dài hơn cung ngắn nhưng chưa dài bằng cung lớn. Chiều dài mũi tên có thể từ 48 cm (của người Túc Thận) , thậm chí lên đến gần 138 cm (của người Ấn Độ)

cung Thổ - một loại cung phức hợp
  • Cung dài (còn gọi là cung lớn, cung chiến hay trường cung): xuất hiện vào thời Trung cổ, có thể đưa tầm bắn của mũi tên mang đầu bọc thép đạt tới 90 m(với tầm bắn thẳng).Cung Anh bắn cầu vồng đạt trên 200 yard (183m) và thậm chí lên tới 400 yard (366m) với tên nhẹ.

trường cung truyền thống của Anh
châu Âu, nó thường làm bằng một thanh gỗ duy nhất và có bề rộng chừng một sải tay, tức là cũng bằng chiều cao của người bắn cung. Các loại cung châu Á lại thường có 3 đoạn cong. Ở Nhật Bản, cung chiến thường làm bằng tregỗ kết hợp lại, dài hơn người. Ở Mông Cổ, cung làm bằng gỗ, sừng, gân, da. Đầu mũi tên có nhiều hình dáng khác nhau, thường được bịt thép, có thể có ngạnh và tẩm độc. Việt Nam thời Trần sử dụng gỗ tư lũy cứng, cho vào nước trăm năm không mục làm cung nỏ, là "tốt nhất thiên hạ" (Chu Khứ Phi, Lĩnh Ngoại Đại Đáp)

Cung phức hợp trong lịch sử

Kể từ khi cung phức hợp xuất hiện,nó đã mang lại nhiều hiệu quả trong chiến tranh.Những loại cung phức hợp mạnh như cung La Mã,cung Thổ trở thành những vũ khí công thành tốt và tiện dụng.Ngoài ra,nó còn là vũ khí phòng thủ tốt nhất trên các tường thành.Trước khi người La Mã bắt đầu sử dụng cung thủ phổ biến từ sau công nguyên,cung Scythan là cây cung mạnh nhất.Dù chỉ dài chừng 80–90 cm nhưng nó có thể bắn 1 mũi tên đi 350 m.Sau cung Scythan,cung La Mã giúp cho người La Mã bảo vệ đế chế trong một thời gian dài.Arrian - một học giả La Mã từng phục vụ cho quân đội La Mã ghi lại rằng họ dùng các cung thủ và ballista chống lại người Alan Tuy nhiên,từ khoảng thế kỉ 13 đến cuối thời Trung Cổ,lần lượt cung Mông Cổ,cung Anh,cung Thổ xuất hiện và tạo nên những ưu thế rõ rệt trên chiến trường,người Thổ với ưu thế tuyệt đối về vũ khí tầm xa đã tiêu diệt Đế chế La Mã trong cuộc vây hãm thành Constantinople năm 1453. Ở khu vực Đông Á,cung Hàn và cung của các bộ tộc sống gần bán đảo Triều Tiên được coi là loại cung tốt nhất.Nó tạo ra ưu thế của bộ binh các nước này so với bộ binh Trung Quốc trong suốt một thời gian dài.Các học giả từ thời Hán đến thời Đường đã ca ngợi cung Hàn.Lợi thế về cung thủ của người Hàn mất dần đi và đến thời Minh,sau khi người Trung Quốc cải tiến cung của mình theo kiểu cung Mông Cổ,chúng đã mạnh hơn cả cung Hàn và nỏ cầm tay.Người Nhật cũng cải tiến cây cung của mình và đến cuối thế kỉ 16,họ chuyển sang dùng súng thì cung Hàn đã hoàn toàn mất vị thế của mình.

Tầm bắn

Cách tính tầm bắn: các tài liệu cổ thường được ghi chép từ rất lâu rồi nên dữ liệu thường không đầy đủ, hơn nữa rất hiếm học giả nào ghi chép tỉ mỉ đặc tính của một cây cung. Do vậy, các nhà nghiên cứu sử dụng thêm một số kết quả từ thực nghiệm để lấy được kết quả cần thiết. Tầm bắn của cung thường được chia ra thành:
  • Tầm bắn chính xác: là tầm bắn mà một cung thủ thành thục có thể bắn chính xác một mục tiêu. Ở tầm bắn tỉ lệ bắn trúng đích từ 50 - 100%.
  • Tầm bắn hiệu quả (hay tầm bắn sát thương): là tầm bắn mà cung thủ có khả năng bắn trúng và gây sát thương cho kẻ thù. Tỉ lệ các mũi tên bắn trúng đích ở tầm bắn này là 30 - 50%.Tuy nhiên, một cung thủ lão luyện vẫn có thể bắn chính xác ở tầm bắn này. Tầm bắn hiệu quả thường bằng một nửa tầm bắn cực đại(hay tầm bắn tối đa) đối với mũi tên nhẹ và thậm chí có thể lên đến 85% với mũi tên nặng. Khi cung thủ đứng xa hơn tầm bắn hiệu quả, khả năng trúng đích và gây sát thương được cho là không đáng kể(dưới 30%). Tỉ lệ này ở những loại súng cầm tay tốt nhất không vượt quá một phần ba với bất cứ loại đạn nào.
  • Tầm bắn cực đại(đường bay): là tầm bay xa nhất của một mũi tên tuy nhiên khi bắn ở tầm này cung tên hầu như không còn khả năng sát thương nữa. Ở một số dân tộc như người Viking, nó còn được dùng làm đơn vị đo.
Tầm bắn của những cây cung thường được các tác giả nghiên cứu về quân sự ghi lại, tuy nhiên có những thời gian thông tin này không được quan tâm ghi chép mấy. Dưới đây là một số tài liệu cổ đề cập đến tầm bắn của cung tên: Trong cuốn "De Re Militari" viết vào cuối thế kỉ 4, Vegetius viết:

Trong Thông điển, Đỗ Hựu ghi lại:

Cuốn sách viết về quân sự thế kỉ 9 của Hoàng Đế Byzantine Leon VI,"Taktika",chương 16 "Trong những ngày chiến đấu" viết:
150 pes Hy Lạp = 46,2 m, 1000 uncia = 24,6 m. Tổng chiều dài tầm bắn tập luyện của kị binh Byzantine là khoảng 70 m.
Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo, phần ″Phép bố trận tác chiến" cũng ghi lại tầm bắn của cung nỏ:
Thời Lý - Trần nước ta sử dụng hệ đo lường giống nhà Tống, trong hệ đo lường này 1 bước = 1,5 m.
Trong quyển Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, phần Binh chế chí,quyển 3 chép:
Tài liệu duy nhất ấn định chiều dài của 1 bước(hay ngũ) ở Bắc Bộ cuối thời Trung Đại là sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ngày 2 tháng 6 năm 1897  với giá trị của 1 bước = 2 m và là tài liệu phù hợp nhất để tính tầm bắn luyện tập của các cung thủ của vua Lê - chúa Trịnh.
Cung ngắn thường chỉ hiệu quả trong khoảng 30 m, cung trung bình có thể nâng tầm bắn lên 50 – 90 m nhưng cung phức hợp và trường cung- những loại cung được chế biến tinh xảo ở trình độ cao mới là những loại cung có thể bắn xa nhất.Trong tác phẩm Henry IV, đại văn hào Shakespeare mô tả một người lính bắn cung Anh chính xác tới cự li 290 yard(263 m) .Cung phức hợp rất đa dạng, có những loại cung khá yếu như cung kị Byzantine, chỉ bắn một mũi tên dài khoảng 70 cm đi 70 m nhưng cung Thổ - loại cung mạnh nhất hiện nay có thể đưa 1 mũi tên đi xa tới 1000 gez(883 m) và tầm bắn hiệu quả lên đến 400 m, ngang ngửa với súng AK .Đây là bảng tổng kết tầm bắn hiệu quả của một số loại cung (đa số là cung phức hợp):
loại cung tầm bắn hiệu quả tầm bắn cực đại
cung Hán 40 m hơn 100 m
cung Byzantine, cung Huns 70 m 135 m
cung Đường-Tống 90 m khoảng 300 m
cung thời Trần 105 m
cung Ba Tư 100 m 200 m
cung Hàn 150–160 m 350 m
cung Scythian 145 m 350 m
cung thời Trịnh 160 m
cung Viking 200 m 400 m
cung La Mã 200 m 450 m
cung Mông Cổ 230 m 500 m
cung Anh 263 m 400 m
cung Thổ 400 m 800 m

Cung thủ

Trong khi tại châu Âu một hiệp sĩ coi việc sử dụng cung tên khi lâm trận là không xứng với tư cách của mình thì ở châu Á nhiều võ sĩ, tướng lĩnh lại là các cung thủ cừ khôi.

Có hay không vũ khí hạt nhân thời cổ đại?

Sức nóng tỏa ra của những thứ vũ khí ấy đủ nóng làm cho đất trời rung chuyển, mặt trời cũng rung chuyển theo, động vật chết hàng loạt, các loài tôm cá bơi dưới nước hoàn toàn bị luộc chín, quân địch bị thiêu khô những cây khô sau khi bị đốt.

495
Đăng 3 tháng trước tại Khám Phá

, vũ khí hạt nhân,thời cổ đại,vũ khí hủy diệt,người ngoài hành tinh,văn minh loài người

Trong cuốn sử thi Mahabharata, người Ấn Độ cổ có hai lần ghi lại về chiến tranh, cảnh tượng chiến tranh được miêu tả trong cuốn sử thi giống như những ghi chép tận mắt về cuộc chiến tranh hạt nhân. Con người 5.000 năm trước tại sao lại có thể có sự tưởng tượng đến kinh sợ về chiến tranh hạt nhân một cách chân thật như vậy? Chúng ta hãy thử cùng bước vào thế giới của cuốn sách để xem sao.
“Sức nóng tỏa ra của những thứ vũ khí ấy đủ nóng làm cho đất trời rung chuyển, mặt trời cũng rung chuyển theo, động vật chết hàng loạt, các loài tôm cá bơi dưới nước hoàn toàn bị luộc chín, quân địch bị thiêu khô những cây khô sau khi bị đốt”. 
“Không thể nhận diện được bất kì cái xác nào, tóc và móng tay hoàn toàn bị biến mất, những con chim cũng chết ngay trên không trung, các loại đồ ăn bị nhiễm độc hoàn toàn”.
Những người đã từng trải qua cuộc chiến hạt nhân hiện đại khi đọc đến đây đều rùng mình sợ hãi, họ ngờ rằng liệu đây có phải là sự phóng đại của nhà văn hay không?

Lò phản ứng hạt nhân 2 tỷ năm về trước.

Lò phản ứng hạt nhân 2 tỷ năm về trước., vũ khí hạt nhân,thời cổ đại,vũ khí hủy diệt,người ngoài hành tinh,văn minh loài người

Oko là tên một mỏ Uran ở nước cộng hòa Gabonaise châu Phi, và một xưởng sản xuất ở Pháp đang sử dụng những hòn đá uranni nhập khẩu từ Gabonaise này. Ngày 7/06/1972, ông Bell Ritter một nhà khoa học người Pháp sử dụng thiết bị khối phổ kế phân tích tỷ lệ tự nhiên của uranium hexafluoride UF6, và ngạc nhiên phát hiện rằng tỷ lệ của đồng vị U-235 là 0,71%, tức là đã giảm đi 0,03% so với tỷ lệ thông thường là 0,717%, tiếp tục tìm hiểu và biết rằng, sản phẩm Uran này có nguồn gốc từ khu mỏ Uran của Oko. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý cao của ủy ban năng lượng nguyên tử Pháp. Qua nghiên cứu, phát hiện được rằng: đây là một lò phản ứng hạt nhân tự nhiên, hơn nữa cấu tạo của lò phản ứng hạt nhân này rất hợp lý. Dùng khối phổ kế để xác định niên đại địa chất, kết quả cho thấy, ngay từ cách đây 2 tỷ năm, ở đây đã bắt đầu có sự phân rã urani. Chất thải sinh ra trong các phản ứng hạt nhân không bị phân tán, mà chỉ bị rải rác trong phạm vi của khu mỏ. Sự phát hiện này đã gây sửng sốt cho cả thế giới.

Những nghi vấn cần giải đáp?

Những nghi vấn cần giải đáp?, vũ khí hạt nhân,thời cổ đại,vũ khí hủy diệt,người ngoài hành tinh,văn minh loài người

Ai là người đã để lại lò phản ứng hạt nhân cổ này từ 2 tỷ năm trước? Liệu có phải là sản phẩm của người ngoài hành tinh hay là di tích còn lại của một thế hệ văn minh trước đấy?
Chúng ta có thể giải thích như thế nào với lò phản ứng hạt nhân cách đây 2 tỷ năm hay mỏ Uran cuối cùng như thế nào? Có người cho rằng đó là một kiệt tác của một vị khách đến từ ngoài Trái Đất 2 tỷ năm trước đây. Họ đã đi bằng tàu vũ trụ đến Trái Đất, lựa địa điểm này của Gabonaise để xây dựng lò phản ứng hạt nhân, lấy năng lượng mà các phân tử phóng ra khi phân tách hoặc kết hợp để làm động lực cho nguồn năng lượng, và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của họ trên Trái Đất. Sau đó, họ đã rời bỏ Trái Đất và để lại lò phản ứng hạt nhân cổ và đầy huyền bí này.
Còn có một cách suy đoán khác là di tích còn lại là của một thế hệ văn minh trước kia. Cũng có thể nói, ở nơi mà chúng ta bây giờ gọi là Oko, có thể đã có ở đó một nền văn minh phát triển với trình độ rất cao, vượt xa rất nhiều so với nền văn minh loài người hiện nay.
Bạn nghĩ sao về vấn đề này?

'Vũ khí cổ đại' trong chiến lược hiện đại của Trung Quốc

Gia Cát Lượng, một chiến lược gia huyền thoại của Trung Quốc, đã sử dụng một chiến thuật thông minh trở nên bất tử trong câu thành ngữ "thảo thuyền tá tiễn" (dùng thuyền phủ cỏ khô mượn tên). Sự kiện lịch sử mà thành ngữ này xuất phát không được nhiều người biết, nhưng ý nghĩa của nó, như đã được truyền qua nhiều thời đại, chỉ đơn giản là dùng mưu mẹo để sử dụng các nguồn lực của đối phương cho mục đích của chính mình.
Bài viết của tác giả Gregory Kulacki, Chủ nhiệm dự án Trung Quốc và chuyên gia phân tích cao cấp.
Có một nhóm các nhà phân tích Hoa Kì dường như bị mê hoặc bởi ý tưởng rằng chính sách an ninh hiện nay của Trung Quốc chịu ảnh hưởng tư tưởng quân sự Hoa cổ đại. Trong cuốn The China Threat (Mối đe dọa Trung Quốc), Bill Gertz cho rằng các mưu lược từ binh pháp Tôn Tử đang chỉ đạo một nỗ lực nhuần nhuyễn qua đó Trung Quốc mượn tay các nhà phân tích Hoa Kì vô tình "ủng hộ Bắc Kinh" để thao túng chính sách của Mĩ.
Kế hoạch giả định của Trung Quốc là sử dụng gián điệp và tuyên truyền để chinh phục Hoa Kì mà không cần bắn một phát súng. "Nhóm xanh" của Gertz gồm các nhà phân tích Trung Quốc của Hoa Kì tuyên bố rằng họ đã nhìn thấu được tim đen. Mục tiêu của họ là vạch ra cho các nhà hoạch định chính sách Mĩ thấy rằng Trung Quốc đang che giấu các chuẩn bị quân sự và ngụy trang ý đồ hung hăng của họ phía sau những tiếng nói trấn an của "nhóm đỏ" quyền lực gồm các chuyên gia Mĩ hoặc buộc phải hoặc bị mà mắt đến độ  làm giảm nhẹ mối đe dọa Trung Quốc.
Gertz dường như không xét tới khả năng là những nhà phân tích "chống Bắc Kinh" thiếu cảnh giác bên nhóm xanh cũng có thể bị Trung Quốc thao túng để phục vụ cho mục đích của họ.
Không phải Tôn Tử mà là Gia Cát Lượng?
Vào thời Tam Quốc (220-280 AD) Gia Cát Lượng, một chiến lược gia huyền thoại của Trung Quốc, đã sử dụng một chiến thuật thông minh trở nên bất tử trong câu thành ngữ "thảo thuyền tá tiễn" (dùng thuyền phủ cỏ khô mượn tên). Sự kiện lịch sử mà thành ngữ này xuất phát không được nhiều người biết, nhưng ý nghĩa của nó, như đã được truyền qua nhiều thời đại, chỉ đơn giản là dùng mưu mẹo để sử dụng các nguồn lực của đối phương cho mục đích của chính mình. Theo chuyện, Gia Cát Lượng đã phái một đoàn thuyền cỏ (xem hình minh họa ở trên) ra nghênh địch và đối phương đã bắn tên vào đoàn thuyền giả này. Vừa xác định được vị trí đối phương, đoàn thuyền cỏ còn thu được nhiều tên, mà Gia Cát Lượng đã chuyển giao cho Châu Do trước đã ngờ về lời hứa sẽ trang bị 10 000 mũi tên mới trong ba ngày.
Liệu có thể bộ máy tuyên truyền quân sự Trung Quốc thay vì che giấu sức mạnh, họ cứ phóng đại nó lên và sử dụng các nhà phân tích Hoa Kì để giúp họ làm điều đó không? Nhóm xanh có thể không hay rằng mình đang trợ giúp và tiếp tay cho chiến tranh tâm lí của Trung Quốc khi gây ấn tượng quân đội Trung Quốc hùng mạnh và có năng lực hơn thực chất?
Nhiều nguồn tin lẫn lộn về Trung Quốc
Trong nhiều thập kỉ qua, Gertz và nhóm xanh đã có hàng trăm bài viết phơi bày các thông tin được cho là bí mật về vũ khí mới của Trung Quốc, khai thác các chỗ nhược dễ thấy của Hoa Kì. Các nhà phân tích nhóm xanh gọi chúng là vũ khí "sát thủ" (sát thủ giản), nhại ý một thuật ngữ được giới tuyên truyền quân đội Trung Quốc dùng để mô tả "con át chủ bài" công nghệ giả định mà Trung Quốc có thể dùng để thi thố với Hoa Kì. Bằng chứng tồn tại  của nhiều loại vũ khí "sát thủ giản" kiểu này rất đáng ngờ. Các nguồn tin đồ rằng lấy từ các báo cáo chính phủ hoặc các tuyên bố về chính sách quân sự chính thức của Trung Quốc rốt cuộc thường lại là các bài viết trên báo hoặc tạp chí của giới tuyên truyền Trung Quốc.
Lần phất cờ sai lầm mới nhất của nhóm xanh về một nguồn của Trung Quốc xảy ra ngày 30 tháng 7 năm 2013 trên Washington Free Bacon (trang web có khuynh hướng bảo thủ của Mĩ). Điều mà Gertz xác định là "một báo cáo quốc phòng nội bộ của Trung Quốc" về kế hoạch cho một cuộc "chiến tranh nhân dân trên không gian mạng" thực ra lại là một bài viết bốn trang công bố công khai của bốn kĩ sư thuộc Viện Kĩ thuật vệ tinh Thượng Hải , một công ti con của Tổng công ti Khoa học và Công nghệ Không gian Trung Quốc (CASIC) có tiếng qua những đóng góp trong phát triển các vệ tinh thời tiết của Trung Quốc.
Bài viết này có thể tải về được qua cơ sở dữ liệu CNKI của Trung Quốc. Gertz mô tả cái gọi là "báo cáo nội bộ" như là "một cái nhìn hiếm hoi từ bên trong về một trong những chương trình quân sự bí mật nhất của Bắc Kinh." Không phải thế. Ở Trung Quốc hàng năm có hàng trăm bài viết tương tự như thế được công bố. Các nhà phân tích về quốc phòng Trung Quốc đôi khi gọi chúng là "các bài báo rác" mà tác giả  thường cố tình dùng để nối dài danh sách công bố của mình. Chúng do những người có quan tâm đến chủ đề này nhưng không có kiến thức về các chương trình quân sự thực sự đứng ra chấp bút.
Trong trường hợp này các tác giả cho biết về một cuộc thảo luận học thuật thú vị về các kết nối quân sự giữa không gian thật và không gian mạng tương tự như những kết nối mà chính tôi nghe tại một hội nghị gần đây ở Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc tại Trường Sa (Hồ Nam). Giống như nhiều bài báo loại này, hầu hết những ý tưởng mà bài viết này bàn đến đều được lấy từ các nguồn của Hoa Kì. Mục đích của các tác giả là giới thiệu và giải thích các ý tưởng này cho cử tọa Trung Quốc, chứ không phải là mô tả các ý tưởng và kế hoạch của Trung Quốc. Chính phủ Mĩ dịch bài viết và đóng dấu "Chỉ sử dụng trong cơ quan" (For Official Use Only) lên bản dịch, mặc dù bài viết đó là phổ biến không giới hạn trên internet. Việc xếp bài vào loại hạn chế có thể là lí do khiến Gertz nghĩ rằng bài viết đó là bí mật, quan trọng, và hiếm hơn thực chất.
Nguy hiểm của việc phóng đại
Dù các nhà phân tích Hoa Kì đào bới trong các văn bản của Trung Quốc cho ra những câu chữ đáng báo động có thể tin rằng họ đang thực hiện công vụ, nhưng vẫn có nguy cơ thể hiện sai những gì họ phát hiện. Mức độ tự do hành động của Hoa Kì trong khu vực xung quanh Trung Quốc bị ràng buộc bởi chính khả năng của Hoa Kì bao nhiêu thì cũng bị trói buộc bởi mức độ nhận thức của họ về khả năng của Trung Quốc bấy nhiêu. Đánh giá những năng lực này quá cao một cách không cần thiết sẽ gò bó giới ra quyết định, khiến họ có thể cảm thấy có nhu cầu phải đáp ứng lại hành vi thù địch hay đe dọa đến từ Trung Quốc.
Làm cho giới chức có trách nhiệm ra quyết định của Hoa Kì tin rằng quân đội Trung Quốc mạnh hơn thực tế chính là làm lợi cho Trung Quốc. Hơn nữa, hầu hết những tuyên bố giật gân về khả năng của Trung Quốc do nhóm xanh đưa ra ở Mỹ lại được báo chí Trung Quốc lặp lại cũng tạo thêm thuận lợi cho việc làm cho quân đội Trung Quốc trông có vẻ ấn tượng hơn trước mắt người Trung Quốc. Có lẽ đây là lí do tại sao bộ máy tuyên truyền quân đội Trung Quốc lại công bố rất nhiều bài viết về các vũ khí "sát thủ" vốn được coi là bí mật của Trung Quốc.
Lần tới khi nhóm xanh quyết định viết về mối đe dọa Trung Quốc, có thể họ sẽ dẹp binh pháp Tôn Tử đi và đem chuyện đoàn thuyền cỏ của Gia Cát Lượng ra sử dụng.
Theo TUẦN VIỆT NAM

Bảo tàng vũ khí cổ của người đàn ông ngoại quốc

Hàng nghìn khẩu súng từ những thế kỷ trước trên thế giới được ông Robert Taylor (quốc tịch Anh) đưa về Vũng Tàu lưu giữ thành bảo tàng vũ khí cổ tư nhân lớn nhất Việt Nam.
 
Nằm tại số nhà 98 Trần Hưng Đạo, TP Vũng Tàu, bảo tàng vũ khí tư nhân lớn nhất Việt Nam do ông Robert Taylor (70 tuổi, quốc tịch Anh) sưu tầm và thành lập đưa vào hoạt động hồi tháng 4.
 
Bảo tàng nằm trong khuôn viên biệt thự cổ của Pháp, với 3 khu trưng bày với 2.500 hiện vật bao gồm súng, kiếm, nỏ, trang phục quân đội các nước trên thế giới từ thế kỷ XVII, XVIII, XIX, XX... Trong đó, có khoảng 1.500 hiện vật là súng ngắn, súng trường 200 - 300 năm trước của các nước Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Italy, Hà Lan... Những vũ khí này được ông Robert Taylor miệt mài sưu tầm hơn 50 năm nay.
 
Niềm đam mê của ông phần lớn là những khẩu súng ngắn được sử dụng của các tướng lĩnh trong các cuộc chiến tranh. "Năm 18 tuổi, tôi dùng khoản tiền tương đương 80 USD do mình làm ra để mua thanh kiếm 100 năm tuổi. Về sau, khi làm kỹ sư, tôi có điều kiện đến nhiều quốc gia, giao lưu nhiều người có chung đam mê. Tôi dùng gần hết số tiền lương để mua các món đồ mà mình yêu thích", ông chủ bảo tàng nói.
 
Một khẩu súng thường được các "cao bồi miền Tây nước Mỹ" sử dụng thách đấu với nhau. "Để có được những khẩu súng cũ thế này, ông Robert Taylor đã đi rất nhiều nước để mua lại, súng càng có tuổi thì giá càng cao", hướng dẫn viên bảo tàng cho biết.
 
Năm 1996, ông Robert Taylor bắt đầu hoàn thiện hồ sơ thủ tục để xin phép đưa số vũ khí cổ về Việt Nam. Bốn năm sau, ông được chính quyền Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận nên đã bán toàn bộ tài sản nhà cửa ở Anh để thành lập bảo tàng vũ khí ở Vũng Tàu. Tuy nhiên, đến năm 2012 Bảo tàng mới bắt đầu đưa vào hoạt động nhưng được vài tháng thì đóng cửa.
 
Trong bảo tàng vũ khí có nhiều khẩu từng là món đồ sở hữu của giới quý tộc, danh tướng. Nhiều khẩu được chạm khắc tinh xảo, đẹp mắt. Trong ảnh là súng trường châu Phi thế kỷ XIX.
 
Ngoài số lượng lớn súng, bảo tàng còn nhiều nơi trưng bày đao, mác, nỏ, kiếm... cách đây hàng trăm năm.
 
Rìu công binh Thụy Sĩ năm 1805. "Tôi hy vọng bộ sưu tập sẽ mang lại sự thích thú cho du khách, tạo điểm nhấn du lịch cho Vũng Tàu, quê hương thứ hai của tôi. Bảo tàng sẽ giúp mọi người hiểu biết hơn về lịch sử, văn hóa dân tộc và sự phát triển của thế giới", ông Robert Taylor nói.
 
Những khẩu súng hiện đại dùng trong thế chiến thứ II của thế kỷ XX. Đây là những khẩu súng còn nguyên bản được ông Robert Taylor sưu tập và cất giữ cẩn thận.
 
Súng hỏa mai mồi cò và súng kíp nổ người Việt thế kỷ XIX. 
 
Súng thần công cầm tay của các dân tộc phía Bắc Việt Nam thế kỷ XIV. 
 
Tại bảo tàng cũng lưu giữ hàng trăm bộ quân phục của các nước châu Âu thế kỷ XVIII, XIX, XX... Năm 2011, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập bảo tàng vũ khí của ông Robert là Bảo tàng vũ khí cổ tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Phước Tuấn

Mười điều mà người cổ đại làm tốt hơn chúng ta ngày nay

8

Người cổ đại chưa chắc đã kém hơn người hiện đại, bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta thấy.

Chỉ một vài thập kỷ trước đây, người của nền văn minh cổ xưa được xem như là người nguyên thủy, đơn giản. Tuy nhiên, nhiều khám phá kể từ trước đến giờ đã tiết lộ một số sự thật đáng ngạc nhiên về các nền văn hóa cổ xưa, mà mà nhiều trong số đó đã sở hữu kiến ​​thức tiên tiến trong ngành luyện kim, toán học, hóa học, thiên văn học, và nhiều hơn nữa. Với kiến ​​thức này, họ đã rèn thép cứng hơn bất cứ vật liệu gì khác được biết đến trước cuộc cách mạng công nghiệp, và họ đã tạo ra một công thức bê tông bền vững tới mức mà các tòa nhà do họ làm có tuổi thọ hàng nghìn năm, bền vững hơn cả các công trình ngày nay. Họ cắt đá và xây lắp những bức tường chính xác đến mức mà những nỗ lực tái tạo với công nghệ hiện đại ngày nay đều thất bại. Các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình tìm hiểu về một số thành tựu tuyệt vời của nền văn minh cổ đại. Ở đây chúng ta sẽ đề cập đến mười trong số đó.
1.Cống thoát, dẫn nước và công nghệ thủy lợi
người cổ đại
Ai có thể nghĩ rằng các chính phủ của thế kỷ 21 lại có thể học hỏi công nghệ từ 1.500 năm trước về cách xử lý đường dẫn nước? Nhưng đó chính là những gì đang xảy ra ở Lima, Peru.
Peru đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng như vấn đề mãn tính, nguồn nước bị ô nhiễm kết hợp với thay đổi môi trường đã làm suy yếu an ninh nguồn nước của đất nước này. Tuy nhiên, Sedapal – công ty cấp nước của Lima, đã đưa ra một kế hoạch mới nhằm khôi phục lại mạng lưới các kênh rạch bằng đá được xây dựng bởi các nền văn hóa Wari từ những năm 500 SCN, để cung cấp nước sạch và không gây ô nhiễm môi trường.
Người Wari đã xây dựng một hệ thống trữ nước tiên tiến hứng nước từ trên núi trong mùa mưa thông qua các kênh rạch. Các con kênh này vận chuyển nước đến những con suối phía dưới núi để duy trì dòng chảy của các con sông trong mùa khô.
Nhiều nền văn minh cổ đại được biết đến với công trình xây dựng tiên tiến gồm các bể chứa, kênh mương, cống dẫn nước, và công nghệ dẫn nước, bao gồm người Ba Tư, Nabataeans, La Mã, Hy Lạp, Harrapans và nhiều người khác.
2.Thép
người cổ đạiTừ hơn 2.000 năm trước, người cổ đại ở Levant đã rèn được những thanh kiếm bằng thép tiên tiến đến mức mà những thợ rèn sau đó không làm ra được những thứ có chất lượng tương tự mãi cho đến thời hiện đại ngày nay. Thứ kim loại đó cứng tới mức mà thanh kiếm đó có thể chặt đứt các đồ vật làm bằng kim loại khác.
Loại thép này, còn được gọi là thép Damascus, được sản xuất từ nguyên liệu thô gọi là thép Wootz, đến từ châu Á. Các vật liệu khác được thêm vào trong quá trình sản xuất để tạo ra những phản ứng hóa học ở cấp độ lượng tử. Thép này được sử dụng lần đầu tiên vào khoảng năm 300 TCN, nhưng được sản xuất hàng loạt ở Trung Đông giữa những năm 1100 và 1700SCN.
Bí quyết làm thép Damascus của Trung Đông chỉ được tái hiện khi kiểm tra quét bằng kính hiển vi điện tử trong các phòng thí nghiệm hiện đại.
3.Bê tông
người cổ đạiKết cấu bê tông ngày nay thường được thiết kế để tồn tại trong khoảng từ 100 đến 120 năm. Tuy nhiên, những người La Mã đã xây dựng các cấu trúc từ bê tông cách đây 2.000 năm và nó vẫn duy trì toàn vẹn cho đến tận ngày nay. Vậy, bí quyết của họ là gì?
Người La Mã đã tạo ra bê tông bằng cách trộn vôi, đá núi lửa và nước biển. Sự kết hợp của ba vật liệu này lập tức gây ra một phản ứng hóa học khiến vôi kết hợp các phân tử vào cấu trúc của nó và phản ứng với tro khiến toàn bộ hỗn hợp này gắn kết với nhau. Bê tông nước biển thời cổ đại chứa các cấu trúc tinh thể lý tưởng là khoáng chất Tobermorite, khiến nó mạnh mẽ hơn và có độ bền hơn các loại bê tông tương tự thời hiện đại.
Cũng như vậy, bê tông của người La Mã cũng bền hơn và thân thiện hơn với môi trường so với bê tông hiện nay. Xi măng hiện đại thông thường đòi hỏi phải làm nóng một hỗn hợp gồm đá vôi và đất sét ở 1.450 độ C mà thải ra một lượng đáng kể khí carbon vào khí quyển. Ngược lại, xi măng Roman sử dụng ít vôi hơn rất nhiều và nó được làm từ đá vôi nung ở 900 độ C nên đòi hỏi ít nhiên liệu hơn rất nhiều.
4.Xây dựng đường bộ
Ngày nay, may mắn lắm chúng ta mới xây được một con đường cao tốc trong vòng một năm. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Người cổ đại cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của các con đường và các mạng lưới liên kết thành phố và khu định cư trên nhiều vùng lãnh thổ và quốc gia… và họ đã xây dựng rất nhanh chóng!
Qhapaq Nan, hoặc được gọi là đường Main Andean, là một mạng lưới đường khổng lồ từng được sử dụng bởi đế chế Inca vĩ đại kéo dài hơn 30.000 km. Nó là xương sống của quyền lực chính trị và kinh tế của đế chế Inca, kết nối sản xuất, hành chính, và các trung tâm nghi lễ của văn hóa tiền Inca Andean. Người Inca ở Cuzco đã làm được cơ sở hạ tầng đặc biệt này trên quy mô lớn chỉ trong vòng chưa đầy một thế kỷ, mở rộng mạng lưới rộng lớn của họ qua những khu vực mà ngày nay là Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru.
Người La Mã cũng được biết đến như các chuyên gia làm đường. Khoảng 1,7 triệu dặm vuông lãnh thổ bao phủ bởi những con đường La Mã được xây dựng bằng sỏi, đất, gạch làm từ đá granite và nham thạch cứng. Nhiều con đường cổ xưa vẫn còn được sử dụng ngày nay.
5.Cắt đá
người cổ đại
Trên khắp thế giới, chúng ta có thể tìm thấy nhiều ví dụ về công nghệ cắt đá cổ đại chính xác tới mức cạnh tranh cả với những sáng tạo thời hiện đại được sản xuất với máy móc tiên tiến. Một ví dụ điển hình có thể được tìm thấy tại Puma Punka, một địa điểm khảo cổ 15.000 năm tại Bolivia có chứa các công trình đá lạ thường trông giống như các tảng đá được cắt bởi một công cụ bằng kim cương. Khối khổng lồ nặng tới 800 tấn, bao gồm các cạnh thẳng một cách hoàn hảo liên kết hoàn toàn với nhau mà không hề chứa các vết đục. Những cố gắng để tái tạo độ chính xác của công trình đá này đều đã thất bại.
6.Nông nghiệp
người cổ đại
Hy sinh con người để tế thần thường là điều đầu tiên trong tâm trí của mọi người khi nghĩ về những người Aztec và các nền văn hóa Trung Mỹ khác. Tuy nhiên, những nền văn minh này có nhiều điều hơn là tục lệ này. Một trong những sáng kiến ​​của họ là hệ thống nông nghiệp chinampa, được gọi là “những khu vườn nổi’, có thể được tìm thấy trên các lòng hồ ở Thung lũng Mexico.
Một khu vườn chinampa được xây dựng dạng hình chữ nhật trên lòng hồ sình lầy. Khu đất này sẽ được rào chắn bên trong bằng cọc. Sau đó, bên trong khu vực này sẽ được lấp đầy với bùn đất và thảm thực vật mục nát. Để ngăn chặn các gốc cây khỏi bị ngập úng, điều quan trọng là phải đổ đất và bùn trên chinampa sao cho nó cao hơn mực nước hồ. Các kênh rạch xung quanh các lô chinampa tạo ra cảm giác rằng những vùng đất nông nghiệp này đang nổi trên mặt nước, vì thế nó bị gọi nhầm là ‘vườn nổi’. Để cố định những mảnh đất này, họ trồng nhiều cây liễu xung quanh. Bởi hệ thống rễ dày đặc của những cây liễu qua thời gian sẽ neo giữ những bức tường chắn của cấu trúc này và giảm tác động của sự xói mòn.
Để đảm bảo rằng các vườn chinampas cho vụ mùa bội thu trong cả năm, một điều rất quan trọng là phải quản lý thật tốt nguồn nước cung cấp. Trong mùa mưa, lũ lụt sẽ là một vấn đề. Do đó, một hệ thống thoát nước phức tạp bao gồm các đập, cống, kênh mương đã được xây dựng để đối phó với vấn đề này. Bằng cách sử dụng phân người để bón cho các loại cây trồng, người Aztec cũng đã có thể tạo ra một môi trường sống lành mạnh bởi nước thải của thành phố đã được xử lý.
Hệ thống nông nghiệp và xử lý nước thải trong các khu vườn nổi của Mexico tiên tiến đến mức mà đã có những nỗ lực (không thành công) để thực hiện nó trong thời đại ngày nay.
7.Những bức tường
người cổ đại
Nền văn minh Inca nổi tiếng với nghề thợ nề tiên tiến, mà nhiều trong số những công trình của họ vẫn có thể được chứng kiến ngày nay tại Machu Picchu và Sacsayhuaman ở Peru. Những bức tường đá khô lớn của họ cho thấy những khối lớn đã được cắt cẩn thận để gắn chặt với nhau mà không cần vữa và với độ chính xác không giống như bất cứ nơi nào ở châu Mỹ. Những phiến đá được xếp gần nhau đến mức thậm chí một mảnh giấy cũng không thể lọt qua giữa các phiến đá. Độ chính xác này, với sự kết hợp của các góc bo tròn và kiểu dáng đa dạng lồng vào nhau của các khối đá, và cách mà các bức tường nghiêng vào trong (để giảm thiệt hại trong trường hợp động đất) đã làm cho các nhà khoa học bối rối trong nhiều thập kỷ.Phương pháp được sử dụng để kết nối chính xác một phiến đá với những phiến đá liền kề đến nay vẫn còn là điều bí ẩn vànhững nỗ lực tái tạo lại các kỹ thuật này đã đều thất bại.
8.Quy hoạch thành phố
người cổ đại
Trong thế kỷ trước, nhiều thành phố cổ được khai quật đã khiến giới khoa học hiện đại cũng như các nhà quy hoạch đô thị kinh ngạc.
Khi các nhà khảo cổ khám phá khu vực Mohenjo Daro 5.000 tuổi ở Pakistan, những gì họ tìm thấy chưa từng có trong khu vực – thành phố thể hiện một đẳng cấp vượt trội về quy hoạch và tiện nghi dân sự. Các ngôi nhà đều được trang bị phòng tắm xây bằng gạch và nhiều phòng đã có nhà vệ sinh. Nước thải từ phòng tắm được dẫn vào hệ thống cống rãnh được xây chắc chắn bằng gạch chạy dọc theo trung tâm đường phố, che phủ bởi gạch hoặc những phiến đá. Bể chứa và giếng được xây một cách tinh vi bằng những viên gạch hình nêm chứa nguồn cung cấp nước uống công cộng. Vào thời đó, thành phố có khoảng 40.000 cư dân.
Trong cùng thời đại đó, nhưng trên một lục địa khác, một thành phố lớn khác là Caral đã được xây dựng. Nằm trong thung lũng Supe ở Peru, Caral là một thành phố 5.000 năm tuổi có các di tích rất lớn, bao gồm các kim tự tháp, quảng trường, sân khấu, đền, và nhiều khu vực dân cư. Họ đã có nền nông nghiệp rộng lớn, ăn một chế độ ăn uống đa dạng, phát triển sử dụng hàng dệt may, sử dụng một hệ thống tính toán và ghi chép phức tạp, xây dựng nguồn cung cấp nước và phát triển một hệ thống tưới tiêu phức tạp.
Các kiến trúc sư hiện tin cậy Caral trong việc tạo ra nguồn cảm hứng về quy hoạch thành phố. Những kiến trúc sư người Nhật có ý định kết hợp những thiết kế tòa nhà mà người Caral đã thực hiện để bảo vệ người dân khỏi động đất. Người dân Caraltreo nhà của họ trong những giỏ chứa đầy đá để chế ngự sự chuyển động đất và ngăn ngừa sập nhà.
9.Thiên văn học
người cổ đại
Từ chòm sao vẽ trên gốm sứ cổ Hy Lạp tới nghệ thuật đá miêu tả các điểm chí của dân Mỹ bản xứ, các biểu đồ sao trong mộ cổ của Nhật Bản, những câu chuyện từ thời xa xưa trước đây của thổ dân Úc phản ánh các sự kiện thiên văn nổi tiếng, và một lịch cự thạch 10.000 năm tuổi ở Scotland, chắc chắn rằng nền văn minh cổ xưa trên thế giới đã sở hữu một sự hiểu biết phi thường về vũ trụ và sự chuyển động của nó. Nhưng làm thế nào họ có thể ghi lại các sự kiện vũ trụ đúng và chính xác đến như vậy mà không cần tới các công nghệ chúng ta có ngày hôm nay mà trong nhiều trường hợp vẫn còn vượt ngoài tầm hiểu biết của các nhà khoa học. 
Chắc chắn là những khám phá gần đây đã tiết lộ các nền văn hóa cổ đại từng tiên tiến như thế nào về kiến ​​thức thiên văn, và rằng họ vượt xa loài người nguyên thuỷ mà chúng ta từng nghĩ về họ.
10.Vũ khí
người cổ đạiDù không còn nghi ngờ gì về việc vũ khí hiện đại ngày nay vượt xa so với vũ khí cổ xưa về khả năng hủy diệt và gây ra cái chết hàng loạt, nhưng vẫn tồn tại một số lượng vũ khí cổ xưa đầy uy lực vẫn vượt quá sự hiểu biết của các nhà khoa họcvề cách hình thành và năng lực của chúng.
Nhà toán học Hy Lạp, kỹ sư, nhà phát minh, và cũng là nhà thiên văn học Archimedes (287-212 TCN) được cho là đã tạo ra loại vũ khí tia nhiệt (đôi khi được gọi là ‘tia chết chóc’) để bảo vệ chống lại các tàu tấn công Syracuse, một thành phố lịch sử ở Sicily. Theo tác giả Lucian ở thế kỷ thứ 2 SCN và nhà toán học Anthemius của Tralles vài thế kỷ sau đó, thứ vũ khí này được tạo ra từ phản chiếu ánh sáng dữ dội (có thể được làm từ đồng hoặc thiếc đánh bóng), được sử dụng để tập trung ánh sáng mặt trời chiếu vào các con tàu tiến lại gần, khiến chúng bị bốc cháy.
Mặc dù các nhà sử học vẫn đang tranh cãi gay gắt về thứ vũ khí này, rất nhiều thí nghiệm đã chứng minh đích xác sự tồn tại của nó là có khả năng. Năm 1973, nhà khoa học người Hy Lạp Ioannis Sakkas đã cho dựng 70 tấm gương phủ đồng chiếu vào một mô hình tàu chiến La Mã làm bằng gỗ dán ở cách đó 50 m. Khi ánh sáng phản chiếu từ các tấm gương hội tụ vào con tàu, nó đã bốc cháy trong vài giây.
Biên dịch từ Ancient-Origins


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét