TT & HĐ II - 17/c


 
Có Phải Nền Văn Minh Tiên Tiến Xuất Hiện Trước Chúng Ta?

                                  


PHẦN II: Nền tảng

" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt


“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)

“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
(Ph. Bêcơn)

“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó” 
(Arixtốt)

CHƯƠNG VI: QUI CĂN

"Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ, đau khổ giấu mình trong hạnh phúc."
(Lão Tử)

"Phàm làm việc gì, làm điều gì, xử lý cái gì… cũng nên có giới hạn, vì “Vật cùng tắc biến”: đẩy sự vật đi đến đường cùng thì thế nào nó cũng biến hóa lại khác trước, có khi còn ngược lại với trước nữa. “Vật cực tắc phản”: đẩy sự việc đi đến cùng cực thì chắc chắn sẽ phản lại ngay. Quy luật là thế thôi."
(Lão Tử)

“Không có cái không phải là ta thì không có ta. Nhưng không có ta thì không thể hiện được sự biến hóa của tự nhiên. Như vậy, ta với tự nhiên thật mật thiết với nhau. Nhưng không ai biết được chủ tể của vũ trụ là gì”.
(Trang Tử)

“Cái mà thời trước người ta dùng thì có thể ngày nay bỏ đi; cái ngày nay bỏ đi thì có thể sau này sẽ dùng, dùng hay bỏ; điều đó không quyết định được là phải hay trái”.
(Liệt tử)







(Tiếp theo)


                                   ***
Đã có lần chúng ta điểm qua những học thuyết chính về nguồn gốc sự sống trên Trái Đất này và thấy rằng thuyết nào cũng có sức thuyết phục và ở mức độ nào đó đều được chứng thực. Vậy thì nên chọn thuyết nào? Hay đúng nhất là không nên lựa chọn mà phải xây dựng một học thuyết đủ sức dung nạp cái hợp lý mọi thuyết ấy? Chúng ta sực nhớ lại lời của Paxcan (Pascal): “Đừng kết tội những người đã lựa chọn là sai vì bạn cũng chẳng biết gì về điều đó. Không, tôi sẽ không kết tội người có lựa chọn riêng, nhưng tôi kết tội bất cứ sự lựa chọn nào, cả người chọn mặt ngửa lẫn người chọn mặt sấp đều sai lầm như nhau, vì sự thật là cả hai đều sai lầm: cái đúng chính là không cá cược gì hết.”
Để tiếp tục tiến lên phía trước, chúng ta làm theo lời nhắn nhủ của Pascal, không cá cược nhưng vẫn lựa chọn và cũng không lựa chọn gì hết: Sự sống có thể xuất hiện trong bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, nhưng chúng ta đặt niềm tin nặng tính tín ngưỡng vào thuyết cho rằng sự sống  được duy trì đến tận ngày nay, trên Trái Đất này, xuất hiện lần đầu tiên là ở trong lòng đại dương. Chỉ có chất lỏng mà thành phần chủ yếu là nước, và những đặc tính kỳ diệu của nó mới thỏa mãn được những yêu cầu thiết yếu, sống còn cho vận động, chuyển hóa nội tại của một cơ thể sống, cũng như tạo nên một môi trường đủ “dịu”, đủ ôn hòa trong việc duy trì sự sống.
Như vậy có nghĩa là nếu cho rằng đơn bào là hình thức sống đầu tiên thì sự hiện hữu lần đầu tiên của nó phải là ở đại dương. Nó sống định cư hay du cư? Vừa định cư mà vừa du cư, là cả hai mà cũng không phải cả hai. Nó trôi nổi tự nhiên không phải là để kiếm ăn vì ở đâu cũng như ở đâu đều là “nhà” của nó và luôn sẵn “thức ăn”.
Chính việc xuất hiện, sự sinh sản kiểu phân đôi của đơn bào, làm cho lực lượng của chúng phát triển theo hàm mũ, đã là nguyên nhân chủ yếu của tất cả: biến đổi sinh thái, đa dạng hóa sự sống, tiến hóa sinh vật…, làm phân định ra hai cách sống: định cư và du cư.
Có thể tưởng tượng được, định cư là lối sống đầu tiên trên đất liền vì sự sống đầu tiên “bám trụ”, duy trì được trên đó là thực vật. Động vật cũng xuất hiện đầu tiên ở đại dương nhưng chúng đã là những sự sống tiến hóa hơn và “lang thang” có mục đích kiếm ăn gọi là lối sống du cư. Nhờ có thực vật làm nguồn thức ăn trên lục địa mà một bộ phận trong chúng mới có điều kiện để biến đổi thích nghi lên sống trên cạn…
Chúng ta cố gắng suy diễn ra những điều nói trên nhằm muốn khẳng định rằng trong thế giới động vật không thể có kiểu sống định cư cực đoan như trong thế giới thực vật. Nếu có thể nói trong thế giới thực vật, du cư xuất hiện trên nền tảng vẫn là định cư thì cũng có thể nói trong thế giới động vật, định cư xuất hiện trên nền tảng vẫn là du cư. Tuy nhiên, đối với toàn thế giới sinh vật, xu hướng ưu tiên vẫn là lối sống định cư. Một khi đủ điều kiện cho phép, bất cứ giống loài nào cũng vẫn “thích” được định cư hơn. Cũng may là chính Trái Đất cũng phải “động đậy”, “bươn chải” quanh Mặt Trời mới… “sống” được!
Ở loài người, việc chọn lối sống nào cũng không thoát ra ngoài cái xu hướng ưu tiên ấy; nghĩa là khi có đủ điều kiện thì ngay lập tức xuất hiện hình thức sống định cư nhưng do tính chất chỉ ổn định một cách tương đối của môi trường trái đất (càng về sau, càng chịu tác động tiêu cực và dữ dội từ chính hoạt động sống của con người!) mà sự du cư cũng luôn được “nghĩ” đến.
Đến đây, chúng ta thấy rằng không thể trả lời được câu hỏi: đối với loài người định cư xuất hiện trước hay trồng trọt - chăn nuôi xuất hiện trước. Đó là một câu hỏi không rõ ràng vì chưa bị ràng buộc bởi qui ước, và như thế, trả lời kiểu nào cũng đúng mà cũng sai, vừa là cả hai mà không phải cả hai! Thoát thai từ động vật, loài người cũng có hai khả năng sống du cư và định cư trên nền tảng là di cư. Thuở ban đầu có lẽ loài người sống di cư trong một phạm vi hẹp hay cũng có thể gọi là sống định cư trong một phạm vi rộng. Nguồn thức ăn trong phạm vi đó dần không đủ đáp ứng đã là nguyên nhân làm cho sự du cư trở nên nổi trội, sự định cư chỉ là tạm thời, là sự “dừng chân chốc lát” của cuộc đi tìm kiếm miếng ăn dài lê thê và vô định. Nhưng cũng trong cuộc hành trình vì cuộc sống đồng thời với sự phát triển về tư duy trừu tượng trong việc duy trì sự sống ấy, loài người đã phát hiện ra những công cụ, những phương tiện hỗ trợ cho săn bắt - hái lượm cũng như những nguồn thức ăn mới, những loại thức ăn mới ở những vùng đất trù phú và đa dạng thức ăn mới. Nhờ thế mà sự định cư cũng trở nên ngày càng rõ rệt hơn, thời gian định cư dài hơn và số người định cư một chỗ cũng đông hơn. Sự định cư ở mức độ luôn phải sẵn sàng di cư vì chưa có được nguồn thức ăn tại chỗ ổn định và lâu dài được gọi là sự bán định cư. Có lẽ sự bán định cư cùng với xu thế ưu tiên là định cư đã làm nảy sinh ra trong não người ý thức tích trữ, dự trữ thức ăn. Từ ý thức ấy và có thể một phần là do thiếu hụt thức ăn “truyền thống” hoặc quan sát cách ăn của muông thú mà con người nguyên thủy biết đến thức ăn dạng hạt, củ…
Dạng thức ăn hạt, củ… và cả thịt nướng chín nhờ lửa đã là những phát hiện quan trọng của con người trong việc bảo quản, dự trữ, tích trữ thức ăn phục vụ cho lối sống định cư lâu dài. Ở nhiều hang động và cả ở những nơi khác ngoài hang động, khảo cổ học đã phát hiện được rất nhiều vỏ của các loại sò ốc. Có lẽ nguồn thức ăn sò, ốc cũng là một phát hiện quan trọng của con người nguyên thủy trong việc tìm cách bảo quản, lưu giữ thực phẩm. Sò, ốc là đối tượng săn bắt khá dễ dàng, dễ vớt, dễ “lượm” và có thể bảo quản được trong thời gian dài ở tình trạng còn sống (nhất là lưu giữ đâu đó trong nước). Phải chăng chính việc dự trữ sò, ốc ở tình trạng tươi sống cùng với hiện tượng nảy mầm của hạt, củ trong quá trình tích trữ đã là những gợi ý đầu tiên đến cuộc cách mạng có tính chất sống còn đối với loài người. Trồng trọt và chăn nuôi qui mô đủ lớn trên phạm vi đủ rộng, qui tụ được nhiều bầy đàn người sống định cư qua nhiều thế hệ, tạo điều kiện cho những hình thức tổ chức xã hội như thị tộc, bộ lạc và nhà nước xuất hiện?
Bản thân hiện tượng trồng trọt - chăn nuôi chỉ là tiền đề, chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để tạo ra một sự định cư lâu dài với số lượng người đủ đông để làm đột khởi nên một nền văn minh tập trung được và rực rỡ được.
Nhưng văn minh là gì? Theo cuốn “Lịch sử văn minh thế giới” (Vũ Dương Ninh chủ biên, NXB Giáo dục, 2007) thì:
“Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Trái với văn minh là dã man.
Và:
“Hiện nay, đa số độc giả cho rằng, văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
Như vậy, văn hóa cùng xuất hiện đồng thời với loài người. Khi con người biết chế tạo ra công cụ đá cũng là khi họ bắt đầu sáng tạo ra văn hóa. Dần dần, ngoài văn hóa vật chất, họ còn sáng tạo ra nghệ thuật, tôn giáo… Trên cơ sở nền văn hóa nguyên thủy, đến giai đoạn nhất định, loài người mới tiến vào thời kỳ văn minh”.
Theo định nghĩa, lý giải về văn hóa và văn minh như thế, chúng ta hiểu rằng (không biết có lệch lạc không?) văn minh xuất hiện nhờ sự phát triển có tính bộc phát của văn hóa. Nhưng văn hóa muốn phát triển bộc phát đến rực rỡ được thì trước hết phải hình thành được một khu vực chung về văn hóa gọi là nền văn hóa làm cơ sở tiền đề. Chỉ có lối sống định cư được duy trì đủ lâu và qui mô định cư phát triển đủ lớn mới thỏa mãn được điều đó. Muốn thế, vấn đề có được nguồn thức ăn tại chỗ ổn định và lâu dài phải được giải quyết một cách căn bản. Để dành, bảo quản thức ăn dư thừa, tích trữ thành quả hái lượm, không làm được điều đó. Có thể con người nguyên thủy đã biết trồng trọt và chăn nuôi từ rất sớm và đó là một bước tiến ngoạn mục hướng loài người đến lối sống khác xa muông thú: lần đầu tiên, con người biết đến “sản xuất”, tự tạo ra cho mình lượng thức ăn bổ sung, ngoài nguồn thức ăn kiếm được trực tiếp từ thiên nhiên. Tuy nhiên, trồng trọt - chăn nuôi có tính manh mún, “được chăng hay chớ”, hoặc nhỏ lẻ vẫn chưa đủ làm cho lối sống định cư chiếm ưu thế để từ đó mà có nền văn hóa tập trung.
Cần phải có một cuộc cách mạng về trồng trọt - chăn nuôi, sao cho trồng trọt - chăn nuôi trở thành cách kiếm ăn chủ yếu và đẩy cách kiếm ăn bằng săn bắt - hái lượm xuống hàng thứ yếu, mang tính bổ sung. (Rất dễ hình dung “lời tuyên bố bạt mạng” trên của chúng ta nếu quên đi nền kinh tế hàng hóa! Ngoài ra, chúng ta cũng xin thưa thêm rằng: con người nguyên thủy không phải muốn định cư để tạo ra nền văn minh “lưu danh hậu thế”. Họ chẳng cần biết đến cái mà sau này gọi là văn hóa hay văn minh mà chỉ làm theo sự mách bảo của thiên nhiên; theo xu hướng ưu tiên một cách tự nhiên. Và như thế sự xuất hiện hình thức trồng trọt - chăn nuôi phải được cho là mang tính tất yếu trước một bộ não ngày một có ý thức và biết tích cực chủ động thích nghi).
Điều kiện đầu tiên để có cuộc cách mạng ấy phải là có một khu vực đất đủ rộng, phì nhiêu, được bồi bón hàng năm, đủ nước tưới tiêu và khí hậu ở đó phải tương đối ôn hòa, thuận lợi cho trồng trọt. Điều kiện này đã giải thích vì sao những nền văn minh cổ đại hầu hết đều xuất hiện ở lưu vực trung và hạ lưu những dòng sông lớn như sông Nin, sông Hằng, sông Ấn, sông Hoàng Hà, sông Dương Tử…
Điều kiện thứ hai là việc trồng trọt - chăn nuôi đã trở nên thường xuyên và con người nguyên thủy đã tích lũy được những kinh nghiệm nhất định trong quá trình bán định cư; đã có những công cụ mang tính “chuyên dùng” dù là thô sơ, và đã ý thức hơn về tầm quan trọng cũng như lợi ích đem lại từ việc kiếm ăn theo cách đó.
Điều kiện thứ ba, theo chúng ta là điều kiện có tính quyết định đến cuộc cách mạng, đó là việc phát hiện ra loại cây lương thực đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất, mang tầm “chiến lược”: chu kỳ thu hoạch ngắn, có thể tạo ra sản lượng lớn, tích trữ bảo quản dễ dàng, lâu dài và còn có tác động tích cực đến chăn nuôi gia súc. Chúng ta nói: người nào phát hiện ra cây lúa và lấy nó làm cây lương thực chủ yếu thì người đó chính là người làm ra cuộc cách mạng vĩ đại trong trồng trọt - chăn nuôi và dù không phải là vĩ đại thì cũng cứ vẫn là vĩ đại và loài người văn minh hôm nay phải chịu ơn…


                                   ***
Đã có lần chúng ta điểm qua những học thuyết chính về nguồn gốc sự sống trên Trái Đất này và thấy rằng thuyết nào cũng có sức thuyết phục và ở mức độ nào đó đều được chứng thực. Vậy thì nên chọn thuyết nào? Hay đúng nhất là không nên lựa chọn mà phải xây dựng một học thuyết đủ sức dung nạp cái hợp lý mọi thuyết ấy? Chúng ta sực nhớ lại lời của Paxcan (Pascal): “Đừng kết tội những người đã lựa chọn là sai vì bạn cũng chẳng biết gì về điều đó. Không, tôi sẽ không kết tội người có lựa chọn riêng, nhưng tôi kết tội bất cứ sự lựa chọn nào, cả người chọn mặt ngửa lẫn người chọn mặt sấp đều sai lầm như nhau, vì sự thật là cả hai đều sai lầm: cái đúng chính là không cá cược gì hết.”
Để tiếp tục tiến lên phía trước, chúng ta làm theo lời nhắn nhủ của Pascal, không cá cược nhưng vẫn lựa chọn và cũng không lựa chọn gì hết: Sự sống có thể xuất hiện trong bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, nhưng chúng ta đặt niềm tin nặng tính tín ngưỡng vào thuyết cho rằng sự sống  được duy trì đến tận ngày nay, trên Trái Đất này, xuất hiện lần đầu tiên là ở trong lòng đại dương. Chỉ có chất lỏng mà thành phần chủ yếu là nước, và những đặc tính kỳ diệu của nó mới thỏa mãn được những yêu cầu thiết yếu, sống còn cho vận động, chuyển hóa nội tại của một cơ thể sống, cũng như tạo nên một môi trường đủ “dịu”, đủ ôn hòa trong việc duy trì sự sống.
Như vậy có nghĩa là nếu cho rằng đơn bào là hình thức sống đầu tiên thì sự hiện hữu lần đầu tiên của nó phải là ở đại dương. Nó sống định cư hay du cư? Vừa định cư mà vừa du cư, là cả hai mà cũng không phải cả hai. Nó trôi nổi tự nhiên không phải là để kiếm ăn vì ở đâu cũng như ở đâu đều là “nhà” của nó và luôn sẵn “thức ăn”.
Chính việc xuất hiện, sự sinh sản kiểu phân đôi của đơn bào, làm cho lực lượng của chúng phát triển theo hàm mũ, đã là nguyên nhân chủ yếu của tất cả: biến đổi sinh thái, đa dạng hóa sự sống, tiến hóa sinh vật…, làm phân định ra hai cách sống: định cư và du cư.
Có thể tưởng tượng được, định cư là lối sống đầu tiên trên đất liền vì sự sống đầu tiên “bám trụ”, duy trì được trên đó là thực vật. Động vật cũng xuất hiện đầu tiên ở đại dương nhưng chúng đã là những sự sống tiến hóa hơn và “lang thang” có mục đích kiếm ăn gọi là lối sống du cư. Nhờ có thực vật làm nguồn thức ăn trên lục địa mà một bộ phận trong chúng mới có điều kiện để biến đổi thích nghi lên sống trên cạn…
Chúng ta cố gắng suy diễn ra những điều nói trên nhằm muốn khẳng định rằng trong thế giới động vật không thể có kiểu sống định cư cực đoan như trong thế giới thực vật. Nếu có thể nói trong thế giới thực vật, du cư xuất hiện trên nền tảng vẫn là định cư thì cũng có thể nói trong thế giới động vật, định cư xuất hiện trên nền tảng vẫn là du cư. Tuy nhiên, đối với toàn thế giới sinh vật, xu hướng ưu tiên vẫn là lối sống định cư. Một khi đủ điều kiện cho phép, bất cứ giống loài nào cũng vẫn “thích” được định cư hơn. Cũng may là chính Trái Đất cũng phải “động đậy”, “bươn chải” quanh Mặt Trời mới… “sống” được!
Ở loài người, việc chọn lối sống nào cũng không thoát ra ngoài cái xu hướng ưu tiên ấy; nghĩa là khi có đủ điều kiện thì ngay lập tức xuất hiện hình thức sống định cư nhưng do tính chất chỉ ổn định một cách tương đối của môi trường trái đất (càng về sau, càng chịu tác động tiêu cực và dữ dội từ chính hoạt động sống của con người!) mà sự du cư cũng luôn được “nghĩ” đến.
Đến đây, chúng ta thấy rằng không thể trả lời được câu hỏi: đối với loài người định cư xuất hiện trước hay trồng trọt - chăn nuôi xuất hiện trước. Đó là một câu hỏi không rõ ràng vì chưa bị ràng buộc bởi qui ước, và như thế, trả lời kiểu nào cũng đúng mà cũng sai, vừa là cả hai mà không phải cả hai! Thoát thai từ động vật, loài người cũng có hai khả năng sống du cư và định cư trên nền tảng là di cư. Thuở ban đầu có lẽ loài người sống di cư trong một phạm vi hẹp hay cũng có thể gọi là sống định cư trong một phạm vi rộng. Nguồn thức ăn trong phạm vi đó dần không đủ đáp ứng đã là nguyên nhân làm cho sự du cư trở nên nổi trội, sự định cư chỉ là tạm thời, là sự “dừng chân chốc lát” của cuộc đi tìm kiếm miếng ăn dài lê thê và vô định. Nhưng cũng trong cuộc hành trình vì cuộc sống đồng thời với sự phát triển về tư duy trừu tượng trong việc duy trì sự sống ấy, loài người đã phát hiện ra những công cụ, những phương tiện hỗ trợ cho săn bắt - hái lượm cũng như những nguồn thức ăn mới, những loại thức ăn mới ở những vùng đất trù phú và đa dạng thức ăn mới. Nhờ thế mà sự định cư cũng trở nên ngày càng rõ rệt hơn, thời gian định cư dài hơn và số người định cư một chỗ cũng đông hơn. Sự định cư ở mức độ luôn phải sẵn sàng di cư vì chưa có được nguồn thức ăn tại chỗ ổn định và lâu dài được gọi là sự bán định cư. Có lẽ sự bán định cư cùng với xu thế ưu tiên là định cư đã làm nảy sinh ra trong não người ý thức tích trữ, dự trữ thức ăn. Từ ý thức ấy và có thể một phần là do thiếu hụt thức ăn “truyền thống” hoặc quan sát cách ăn của muông thú mà con người nguyên thủy biết đến thức ăn dạng hạt, củ…
Dạng thức ăn hạt, củ… và cả thịt nướng chín nhờ lửa đã là những phát hiện quan trọng của con người trong việc bảo quản, dự trữ, tích trữ thức ăn phục vụ cho lối sống định cư lâu dài. Ở nhiều hang động và cả ở những nơi khác ngoài hang động, khảo cổ học đã phát hiện được rất nhiều vỏ của các loại sò ốc. Có lẽ nguồn thức ăn sò, ốc cũng là một phát hiện quan trọng của con người nguyên thủy trong việc tìm cách bảo quản, lưu giữ thực phẩm. Sò, ốc là đối tượng săn bắt khá dễ dàng, dễ vớt, dễ “lượm” và có thể bảo quản được trong thời gian dài ở tình trạng còn sống (nhất là lưu giữ đâu đó trong nước). Phải chăng chính việc dự trữ sò, ốc ở tình trạng tươi sống cùng với hiện tượng nảy mầm của hạt, củ trong quá trình tích trữ đã là những gợi ý đầu tiên đến cuộc cách mạng có tính chất sống còn đối với loài người. Trồng trọt và chăn nuôi qui mô đủ lớn trên phạm vi đủ rộng, qui tụ được nhiều bầy đàn người sống định cư qua nhiều thế hệ, tạo điều kiện cho những hình thức tổ chức xã hội như thị tộc, bộ lạc và nhà nước xuất hiện?
Bản thân hiện tượng trồng trọt - chăn nuôi chỉ là tiền đề, chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để tạo ra một sự định cư lâu dài với số lượng người đủ đông để làm đột khởi nên một nền văn minh tập trung được và rực rỡ được.
Nhưng văn minh là gì? Theo cuốn “Lịch sử văn minh thế giới” (Vũ Dương Ninh chủ biên, NXB Giáo dục, 2007) thì:
“Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Trái với văn minh là dã man.
Và:
“Hiện nay, đa số độc giả cho rằng, văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
Như vậy, văn hóa cùng xuất hiện đồng thời với loài người. Khi con người biết chế tạo ra công cụ đá cũng là khi họ bắt đầu sáng tạo ra văn hóa. Dần dần, ngoài văn hóa vật chất, họ còn sáng tạo ra nghệ thuật, tôn giáo… Trên cơ sở nền văn hóa nguyên thủy, đến giai đoạn nhất định, loài người mới tiến vào thời kỳ văn minh”.
Theo định nghĩa, lý giải về văn hóa và văn minh như thế, chúng ta hiểu rằng (không biết có lệch lạc không?) văn minh xuất hiện nhờ sự phát triển có tính bộc phát của văn hóa. Nhưng văn hóa muốn phát triển bộc phát đến rực rỡ được thì trước hết phải hình thành được một khu vực chung về văn hóa gọi là nền văn hóa làm cơ sở tiền đề. Chỉ có lối sống định cư được duy trì đủ lâu và qui mô định cư phát triển đủ lớn mới thỏa mãn được điều đó. Muốn thế, vấn đề có được nguồn thức ăn tại chỗ ổn định và lâu dài phải được giải quyết một cách căn bản. Để dành, bảo quản thức ăn dư thừa, tích trữ thành quả hái lượm, không làm được điều đó. Có thể con người nguyên thủy đã biết trồng trọt và chăn nuôi từ rất sớm và đó là một bước tiến ngoạn mục hướng loài người đến lối sống khác xa muông thú: lần đầu tiên, con người biết đến “sản xuất”, tự tạo ra cho mình lượng thức ăn bổ sung, ngoài nguồn thức ăn kiếm được trực tiếp từ thiên nhiên. Tuy nhiên, trồng trọt - chăn nuôi có tính manh mún, “được chăng hay chớ”, hoặc nhỏ lẻ vẫn chưa đủ làm cho lối sống định cư chiếm ưu thế để từ đó mà có nền văn hóa tập trung.
Cần phải có một cuộc cách mạng về trồng trọt - chăn nuôi, sao cho trồng trọt - chăn nuôi trở thành cách kiếm ăn chủ yếu và đẩy cách kiếm ăn bằng săn bắt - hái lượm xuống hàng thứ yếu, mang tính bổ sung. (Rất dễ hình dung “lời tuyên bố bạt mạng” trên của chúng ta nếu quên đi nền kinh tế hàng hóa! Ngoài ra, chúng ta cũng xin thưa thêm rằng: con người nguyên thủy không phải muốn định cư để tạo ra nền văn minh “lưu danh hậu thế”. Họ chẳng cần biết đến cái mà sau này gọi là văn hóa hay văn minh mà chỉ làm theo sự mách bảo của thiên nhiên; theo xu hướng ưu tiên một cách tự nhiên. Và như thế sự xuất hiện hình thức trồng trọt - chăn nuôi phải được cho là mang tính tất yếu trước một bộ não ngày một có ý thức và biết tích cực chủ động thích nghi).
Điều kiện đầu tiên để có cuộc cách mạng ấy phải là có một khu vực đất đủ rộng, phì nhiêu, được bồi bón hàng năm, đủ nước tưới tiêu và khí hậu ở đó phải tương đối ôn hòa, thuận lợi cho trồng trọt. Điều kiện này đã giải thích vì sao những nền văn minh cổ đại hầu hết đều xuất hiện ở lưu vực trung và hạ lưu những dòng sông lớn như sông Nin, sông Hằng, sông Ấn, sông Hoàng Hà, sông Dương Tử…
Điều kiện thứ hai là việc trồng trọt - chăn nuôi đã trở nên thường xuyên và con người nguyên thủy đã tích lũy được những kinh nghiệm nhất định trong quá trình bán định cư; đã có những công cụ mang tính “chuyên dùng” dù là thô sơ, và đã ý thức hơn về tầm quan trọng cũng như lợi ích đem lại từ việc kiếm ăn theo cách đó.
Điều kiện thứ ba, theo chúng ta là điều kiện có tính quyết định đến cuộc cách mạng, đó là việc phát hiện ra loại cây lương thực đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất, mang tầm “chiến lược”: chu kỳ thu hoạch ngắn, có thể tạo ra sản lượng lớn, tích trữ bảo quản dễ dàng, lâu dài và còn có tác động tích cực đến chăn nuôi gia súc. Chúng ta nói: người nào phát hiện ra cây lúa và lấy nó làm cây lương thực chủ yếu thì người đó chính là người làm ra cuộc cách mạng vĩ đại trong trồng trọt - chăn nuôi và dù không phải là vĩ đại thì cũng cứ vẫn là vĩ đại và loài người văn minh hôm nay phải chịu ơn…

Mục đích chung nhất, duy nhất và cơ bản nhất của cuộc sống sinh vật là duy trì sự sống còn. Ở loài người cũng không ngoại lệ. Vì vậy có thể nói, lịch sử phát triển của xã hội loài người hay lịch sử phát triển văn minh là quá trình có tính tự nhiên, nghĩa là quá trình tiến lên văn minh không chịu sự ràng buộc nhân - quả đối với lý trí cho dù chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi tác động của trí tuệ, của sự sáng tạo.
Quá trình tiến lên văn minh vì nằm trong mục đích duy trì sự sống còn nên đó chính là quá trình (tương tự như quá trình tiến hóa của tự nhiên) từng bước cải thiện trình độ sống, tăng cường khả năng sống còn.

Tìm trong sách vở, không thấy ở đâu có từ tương phản với khái niệm "văn minh". Do vậy chúng ta tạm chọn từ "lạc hậu" làm khái niệm tương phản, mặc dù không thỏa mãn lắm.
Từ trước tới nay, khi nói tới văn minh, chúng ta chỉ thường nói tới những tác động được cho là tiến bộ của nó đối với loài người, chứ đâu ngờ rằng nó còn có mặt "lạc hậu" nữa. Mặt phải của quá trình văn minh là dần nâng cao chất lượng cuộc sống, hoàn thiện khả năng sống còn. Và mặt trái của nó là hạ thấp chất lượng cuộc sống, hủy hoại cuộc sống, phá hủy khả năng sống còn. Có lẽ đó cũng là một cách trả lời khả dĩ cho câu hỏi vì sao lại có chiến tranh...
Chết cha! Chúng ta đang nói về điều gì thế này? Đang kể chuyện Hà Đồ mà… lạc đề mất rồi còn quái gì nữa! Thôi, quay lại!

(Còn tiếp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH