Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

BÍ ẨN KHOA HỌC 88

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bí ẩn Thế Giới | 9 bí ẩn thế Giới khoa học chưa thể giải mã



Giải mã bí ẩn hiện tượng sét hòn cực hiếm trong tự nhiên

Phong Linh |

Giải mã bí ẩn hiện tượng sét hòn cực hiếm trong tự nhiên

Sét hòn thường chuyển động theo phương nằm ngang với vận tốc vài mét một giây. Chúng có thể đứng yên trong không trung hoặc từ trên mây sà xuống mặt đất.


Sét hòn từng được cho là một hiện tượng hiếm. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ một số ít phần trăm dân chúng Mỹ đã từng chứng kiến nó. Các bức ảnh về sét hòn lại càng hiếm và chi tiết do các nhân chứng cung cấp có rất nhiều điểm khác biệt. Sự phóng điện có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong suốt cơn mưa bão lớn, thỉnh thoảng xuất phát từ một tia sét, nhưng phần lớn chúng xuất hiện bất thình lình trong khi thời tiết đẹp, không có bão.
Theo tạp chí New Scientist, sét hòn là hiện tượng nảy sinh trong các cơn bão sấm sét, với kích thước từ quả bóng golf tới chiều ngang phình rộng vài mét. Đã có nhiều báo cáo về các quả cầu phát sáng kỳ lạ như vậy, làm bị thương hoặc thậm chí cướp đi sinh mạng của con người và đốt cháy các tòa nhà.
Sét hòn thường trôi lơ lửng, bay lượn trong không trung và có dạng hình cầu, hình trứng, hình giọt nước hoặc hình que với một kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước tia chớp. Kích thước lớn nhất quan sát được là 40-50 cm. Rất nhiều trong số chúng có màu từ đỏ tới vàng, đôi khi trong suốt và một số còn có tia phát ra xung quanh.
Đa phần sét hòn xuất hiện hầu như đồng thời với một tia sét đánh từ mây xuống đất. Chúng xuất hiện cách mặt đất vài mét. Còn khi xuất hiện lúc không có sét đánh, chúng bay thấp hơn nữa. Người ta cũng quan sát được những sét hòn bay cao trên không và những sét hòn từ một đám mây bay xuống mặt đất.
Sét hòn thường chuyển động theo phương nằm ngang với vận tốc vài mét một giây. Chúng có thể đứng yên trong không trung hoặc từ trên mây sà xuống mặt đất. Chúng ít khi bay lên như trường hợp các quả khí cầu nóng chuyển động trong không khí. Nhiều báo cáo mô tả chúng tự xoay khi đang chuyển động. Thỉnh thoảng chúng chồm lên các đồ vật cứng hay trên mặt đất.
Giải mã bí ẩn hiện tượng sét hòn cực hiếm trong tự nhiên - Ảnh 1.
Sét hòn thường bám vào các đồ vật kim loại như hàng rào dây thép gai hay đường dây điện thoại.
Các nhà khoa học đã cố gắng tái tạo sét hòn, hoặc một thứ gì đó giống với nó, trong phòng thí nghiệm. Trong một bài báo được công bố trên tạp chí Phys Review Letters vào năm 2007, nhóm nghiên cứu tại Đại học Liên bang Pernambuco (Brazil) đã sử dụng điện để làm bay hơi các tấm silic nhỏ.
Kết quả họ tạo ra những quả cầu màu xanh, trắng, da cam, có kích thước bằng quả bóng bàn bay lơ lửng xung quanh tấm silic trong khoảng 8 giây. Các nhà nghiên cứu đề xuất giả thuyết cho rằng, sét hòn hình thành từ những cú sét đánh trên đất giàu silica (SiO2). Theo đó, silica bay hơi ngưng tụ thành các hạt nano và liên kết với nhau bằng điện tích. Nó phát sáng rực rỡ vì xảy ra phản ứng hóa học giữa silic và oxy trong không khí.
Năm 2012, trong quá trình thực địa nghiên cứu sét thông thường, các nhà khoa học tại Đại học Sư phạm Tây Bắc ở Lan Châu, Trung Quốc, tình cờ ghi lại được video tốc độ cao về sét hòn tự nhiên từ khoảng cách khoảng 900 m. Quả cầu lửa này đã chiếu sáng một khu vực có đường kính lên tới 5 m, di chuyển với vận tốc 31 km/h trước khi biến mất.
Tuy sét hòn chỉ được nhìn thấy trong khoảng thời gian 1,64 giây, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đủ thời gian phân tích ánh sáng nó phát ra bằng máy đo quang phổ. Màu sắc của sét hòn chuyển dần từ màu tím sang da cam, trắng và cuối cùng là đỏ.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào năm 2016, nhà vật lý H.C.Wu tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) đề xuất giả thuyết khác cho rằng, bức xạ vi sóng (sóng viba) hình thành khi sét đánh xuống mặt đất có thể nằm gọn trong một khối cầu plasma, tạo ra sét hòn.

Tìm ra công dụng của "cầu đá bí ẩn" do con người tạo ra cách đây 2 triệu năm

Bảo Nam |

Tìm ra công dụng của "cầu đá bí ẩn" do con người tạo ra cách đây 2 triệu năm

Cuối cùng chúng ta cũng có thể biết được tại sao con người đã sớm tích trữ những quả cầu đá kỳ lạ này quanh mình từ thưở sơ khai.

Từ lâu, các nhà khảo cổ đã phát hiện trong Thời đại Đồ Đá Cũ, cách đây khoảng 2 triệu năm, con người đã tạo ra "những viên đá hình cầu to cỡ lòng bàn tay. Chúng được phát hiện nhiều trong các di tích ở Châu Phi, Châu Âu và cả Châu Á. Tuy nhiên, qua nhiều năm, vẫn không ai rõ mục đích sử dụng của viên đá hình cầu này.
Mãi tới gầy đây, một nhóm nghiên cứu đến từ Israel đã tuyên bố rằng họ đã phát hiện ra vai trò chính xác của chúng là gì.
Tìm ra công dụng của cầu đá bí ẩn do con người tạo ra cách đây 2 triệu năm  - Ảnh 1.
Những viên đá hình cầu tạo ra sự tò mò cho các nhà khảo cổ.
Nghiên cứu khởi đầu bởi Ella Assaf, một nhà khảo cổ học tại Đại học Tel Aviv ở Israel. Ông và nhóm của mình đã phát hiện ra khoảng 30 viên đá hình cầu còn sót lại trong hang động Kesem ở Israel. Tò mò trước công dụng của chúng, nhà khoa học này đã quyết định nghiên cứu mục đích tồn tại của các viên đá hình cầu, cố gắng tìm hiểu xem chúng được sử dụng cho mục đích gì.
So với các công cụ bằng đá khác được tìm thấy trong hang động Qesem, những viên đá hình cầu được chế tạo bằng một kỹ thuật rất cũ, theo kết luận của nhóm nghiên cứu. Con người sống trong hang Qesem từ 400.000 đến 200.000 năm trước, nhưng không có viên đá hình cầu mới nào được tìm thấy ở khu vực phía đông biển Địa Trung Hải so với hang Qesem.
Tìm ra công dụng của cầu đá bí ẩn do con người tạo ra cách đây 2 triệu năm  - Ảnh 2.
Các mặt khác nhau của một quả cầu đá từ thời tiền sử được tìm thấy tại hang động Qesem ở Israel.
Ngoài ra, trong số 30 viên đá, chỉ có một viên là đá lửa, 29 chiếc còn lại được làm bằng đá vôi hoặc đá trầm tích Dolomit. Nhóm nghiên cứu suy đoán rằng những người sống trong hang đã mang nó từ nơi khác đến, vì bề mặt nó có ánh sáng khác với các công cụ bằng đá khác được tìm thấy trong hang Qesem. Nó giống như việc mọi người ngày nay vẫn mua sắm đồ cũ.
Một điều đáng chú ý rằng tất cả các viên đá không phải là hình cầu hoàn hảo, mà có những phần nhô ra còn sót lại trên bề mặt, với 10 mảnh được phát hiện có dấu vết hao mòn do sử dụng. Do đó, khi nhóm nghiên cứu phân tích bề mặt của dụng cụ bằng đá bằng kính hiển vi kỹ thuật số lập thể đã tìm thấy sự tồn tại của một số chất hữu cơ như sợi collagen, mỡ động vật...
Đặc biệt, dường như dấu vết của chất hữu cơ đã được nhìn thấy rõ trên phần nhô ra khỏi bề mặt. Từ đó, nhóm nghiên cứu nghĩ rằng những viên đá hình cầu "được sử dụng để nghiền nát xương của động vật, cho phép con người nguyên thủy ăn tủy xương bên trong".
Tìm ra công dụng của cầu đá bí ẩn do con người tạo ra cách đây 2 triệu năm  - Ảnh 3.
Thử nghiệm đập xương bò bằng các viên đá bản sao.
Để thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã nghiền nát nhiều loại đá khác nhau để tạo ra những viên đá có hình dạng giống như thứ được tìm thấy tại tàn tích. Sử dụng các bản sao này, họ đã nghiền nát bò và cừu nhằm thử xem liệu các viên đá hình cầu có thực sự giúp tách tủy xương ra hay không. Kết quả là những viên đá hình cầu gồ ghề rất dễ cầm nắm, đồng thời các bộ phận nhô ra thuận tiện cho việc đập gãy xương, sau đó có thể lấy ra tủy xương sạch sẽ.
|"Các vết mòn để lại trên viên đá bản sao sau khi đập xương cũng rất giống với những gì được tìm thấy trong hang Qesem", Assaf nói.
Tìm ra công dụng của cầu đá bí ẩn do con người tạo ra cách đây 2 triệu năm  - Ảnh 4.
Tủy xương có thể lấy ra sau khi sử dụng những viên đá hình cầu.
"Tủy xương chứa một lượng lớn axit béo trong cơ thể động vật và là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng đối với con người trong thời kỳ đồ đá cũ", ông Assaf cho biết. "Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng đầu tiên về chức năng của những viên đá hình cầu bí ẩn này".
Kết quả này phù hợp với một nghiên cứu khác của một nhóm nghiên cứu hang Qesem vào năm 2019, có nội dung rằng: "Con người sống trong hang Qesem đã sử dụng tủy xương của động vật làm thức ăn". Và nghiên cứu của nhóm Assaf đã chỉ ra rằng xương được sử dụng như một loại "hộp" để lưu trữ tủy xương còn những viên đá hình cầu được sử dụng với vai trò "cái mở hộp".
Nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 9/4 trên tạp chí PLOS One.

Dữ liệu cho thấy ngôi sao bỗng dưng mờ dần theo năm tháng, phân tích mới hay đốm sáng là một vụ va chạm thiên thạch thảm khốc

DINK |

Dữ liệu cho thấy ngôi sao bỗng dưng mờ dần theo năm tháng, phân tích mới hay đốm sáng là một vụ va chạm thiên thạch thảm khốc

Khi thu thập dữ liệu cho dự án kính viễn vọng không gian mới, anh trợ lý phát hiện ra hiện tượng lạ.

Hơn một thập kỷ trước, Kính viễn vọng Không gian Hubble phát hiện ra một hành tinh kích cỡ tương đương Sao Mộc đang quay quanh Fomalhaut, một ngôi sao cách Hệ Mặt Trời 25 năm ánh sáng.
Khám phá này đánh dấu mốc lần đầu tiên, các nhà thiên văn học phát hiện ra ngoại hành tinh - những hành tinh trong một hệ sao khác Mặt Trời - bằng cách thức phân tích bước sóng ánh sáng hữu hình. Trước thời điểm này, các nhà khoa học sử dụng cách thức quét hệ sao nhằm tìm ra khoảnh khắc ánh sáng sao bị hành tinh bay ngang qua che mờ.
Nhưng khi András Gáspár, một trợ lý thiên văn học công tác tại cơ sở Kính viễn vọng Steward thuộc Đại học Arizona, nghiên cứu những hình ảnh mới nhất về hệ sao này, có được do Hubble chụp lại hồi 2013-2014, anh phát hiện ra hành tinh Fobalhaut b đã biến mất.
Tôi ngạc nhiên khi thấy nó không xuất hiện trong loạt ảnh mới nhất”, anh Gáspár viết trong email. “Vì thế tôi rà soát tất cả dữ liệu, phân chính chúng và nhận thấy một mẫu hình cho thấy ngôi sao đang mờ đi”.
Hóa ra, hình ảnh vốn được biết tới là “ngoại hành tinh Fomalhaut b” không phải là một hành tinh; nhiều khả năng đó là ánh sáng phát ra từ một vụ nổ, xuất hiện khi hai thiên thạch băng va chạm với nhau. Theo nghiên cứu mới được Học viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đăng tải, mỗi khối thiên thạch có đường kính ít nhất 100 kilomet.
Việc các tiểu hành tinh va chạm, gây ra vụ nổ lớn không có gì mới, nhất là khi hệ sao Fomalhaut vẫn còn rất “trẻ”, nhưng hiếm khi ta có thể chụp được chúng trong Vũ trụ bao la. Hơn nữa, khám phá này của anh Gáspár chỉ là ngẫu nhiên.
Gáspár không chủ đích tìm dữ liệu về Fomalhaut b, mà đang giúp NASA phát triển Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST), thiết bị nhìn xa thế hệ mới với sức mạnh gấp 100 lần Hubble hiện tại. Anh đang lấy dữ liệu của Hubble để tinh chỉnh lại thấu kính của JWST thì nhận ra Fomalhaut không còn xuất hiện trong loạt ảnh.
Dữ liệu cho thấy ngôi sao bỗng dưng mờ dần theo năm tháng, phân tích mới hay đốm sáng là một vụ va chạm thiên thạch thảm khốc - Ảnh 1.
Fomalhaut b mờ dần theo năm tháng.
Vụ va chạm giữa hai khối thiên thạch đã xuất hiện ngay trước khi Hubble tiến hành quan sát khu vực này hồi năm 2004, đó là lý do tại sao đốm sáng lại trông giống một hành tinh đến vậy. JWST sẽ tiếp tục công việc của Hubble là quan sát hệ sao Fomalhaut khi được phóng vào năm 2021.
Nó có thể quan sát Fomalhaut với những hình ảnh chi tiết hơn, thập chí tìm được thêm những ngoại hành tinh khác trong hệ sao mới hình thành.
Nhà nghiên cứu Gáspár nhấn mạnh về tầm quan trọng của các vụ va chạm trong một hệ sao trong quá trình nghiên cứu thiên văn. Hãy cứ lấy Trái Đất làm ví dụ, một vụ va chạm lớn đã tạo ra Mặt Trăng để rồi khối cầu khổng lồ kia, theo giả thuyết, trở thành một phần thiết yếu của sự sống trên Trái Đất.
Những cú va chạm giữa các hành tinh, tiểu hành tinh là một phần không thể thiếu trong nghiên cứu quá trình hình thành một hệ sao.


Giải mã bí ẩn hiện tượng sét hòn cực hiếm trong tự nhiên

Phong Linh |

Giải mã bí ẩn hiện tượng sét hòn cực hiếm trong tự nhiên

Sét hòn thường chuyển động theo phương nằm ngang với vận tốc vài mét một giây. Chúng có thể đứng yên trong không trung hoặc từ trên mây sà xuống mặt đất.


Sét hòn từng được cho là một hiện tượng hiếm. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ một số ít phần trăm dân chúng Mỹ đã từng chứng kiến nó. Các bức ảnh về sét hòn lại càng hiếm và chi tiết do các nhân chứng cung cấp có rất nhiều điểm khác biệt. Sự phóng điện có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong suốt cơn mưa bão lớn, thỉnh thoảng xuất phát từ một tia sét, nhưng phần lớn chúng xuất hiện bất thình lình trong khi thời tiết đẹp, không có bão.
Theo tạp chí New Scientist, sét hòn là hiện tượng nảy sinh trong các cơn bão sấm sét, với kích thước từ quả bóng golf tới chiều ngang phình rộng vài mét. Đã có nhiều báo cáo về các quả cầu phát sáng kỳ lạ như vậy, làm bị thương hoặc thậm chí cướp đi sinh mạng của con người và đốt cháy các tòa nhà.
Sét hòn thường trôi lơ lửng, bay lượn trong không trung và có dạng hình cầu, hình trứng, hình giọt nước hoặc hình que với một kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước tia chớp. Kích thước lớn nhất quan sát được là 40-50 cm. Rất nhiều trong số chúng có màu từ đỏ tới vàng, đôi khi trong suốt và một số còn có tia phát ra xung quanh.
Đa phần sét hòn xuất hiện hầu như đồng thời với một tia sét đánh từ mây xuống đất. Chúng xuất hiện cách mặt đất vài mét. Còn khi xuất hiện lúc không có sét đánh, chúng bay thấp hơn nữa. Người ta cũng quan sát được những sét hòn bay cao trên không và những sét hòn từ một đám mây bay xuống mặt đất.
Sét hòn thường chuyển động theo phương nằm ngang với vận tốc vài mét một giây. Chúng có thể đứng yên trong không trung hoặc từ trên mây sà xuống mặt đất. Chúng ít khi bay lên như trường hợp các quả khí cầu nóng chuyển động trong không khí. Nhiều báo cáo mô tả chúng tự xoay khi đang chuyển động. Thỉnh thoảng chúng chồm lên các đồ vật cứng hay trên mặt đất.
Giải mã bí ẩn hiện tượng sét hòn cực hiếm trong tự nhiên - Ảnh 1.
Sét hòn thường bám vào các đồ vật kim loại như hàng rào dây thép gai hay đường dây điện thoại.
Các nhà khoa học đã cố gắng tái tạo sét hòn, hoặc một thứ gì đó giống với nó, trong phòng thí nghiệm. Trong một bài báo được công bố trên tạp chí Phys Review Letters vào năm 2007, nhóm nghiên cứu tại Đại học Liên bang Pernambuco (Brazil) đã sử dụng điện để làm bay hơi các tấm silic nhỏ.
Kết quả họ tạo ra những quả cầu màu xanh, trắng, da cam, có kích thước bằng quả bóng bàn bay lơ lửng xung quanh tấm silic trong khoảng 8 giây. Các nhà nghiên cứu đề xuất giả thuyết cho rằng, sét hòn hình thành từ những cú sét đánh trên đất giàu silica (SiO2). Theo đó, silica bay hơi ngưng tụ thành các hạt nano và liên kết với nhau bằng điện tích. Nó phát sáng rực rỡ vì xảy ra phản ứng hóa học giữa silic và oxy trong không khí.
Năm 2012, trong quá trình thực địa nghiên cứu sét thông thường, các nhà khoa học tại Đại học Sư phạm Tây Bắc ở Lan Châu, Trung Quốc, tình cờ ghi lại được video tốc độ cao về sét hòn tự nhiên từ khoảng cách khoảng 900 m. Quả cầu lửa này đã chiếu sáng một khu vực có đường kính lên tới 5 m, di chuyển với vận tốc 31 km/h trước khi biến mất.
Tuy sét hòn chỉ được nhìn thấy trong khoảng thời gian 1,64 giây, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đủ thời gian phân tích ánh sáng nó phát ra bằng máy đo quang phổ. Màu sắc của sét hòn chuyển dần từ màu tím sang da cam, trắng và cuối cùng là đỏ.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào năm 2016, nhà vật lý H.C.Wu tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) đề xuất giả thuyết khác cho rằng, bức xạ vi sóng (sóng viba) hình thành khi sét đánh xuống mặt đất có thể nằm gọn trong một khối cầu plasma, tạo ra sét hòn.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét