Một quan điểm về Vũ trụ
***
Đối
với một người nào đó, thật khó mà nhớ rành mạch được quãng đầu tiên, từ ba,
bốn tuổi trở về trước, của cuộc đời mình. Thậm chí là hầu như chẳng còn
nhớ gì. Hồi đó chúng ta có trí nhớ không? Hay sớm hơn nữa, lúc một tuổi
chẳng hạn, chúng ta có trí nhớ không? Có thể là không, không có trí nhớ
mà chỉ có sự nhớ mù quáng thôi, bởi vì chúng ta đã có cảm giác trực
giác: đói, khát là khóc, té đau là khóc. Đã ai dạy cho đâu mà chúng ta
“biết” đói, khát, đau. Rõ ràng trong đầu chúng ta chưa thể hình thành
khái niệm đói, khát, đau. Đó chỉ là những ấn tượng câm lặng. Nhờ có mẹ
mà dần hình thành nên trong chúng ta hết khái niệm này đến khái niệm
khác, và cũng từ đó, chúng ta dần biết nói.
Cùng
lúc, có thể muộn hơn hay sớm hơn một chút, nhưng có thể cho là song
hành với quá trình đến với khái niệm là quá trình từ nằm ngửa rồi ngọ
nguậy, rồi lật, rồi trườn, bò, ngồi, rồi đứng lên, tập đi và thuần thục
cách di chuyển vị trí bằng bước đi của hai chân. Quá trình này là tự
nhiên hay nhờ mẹ dạy? Có lẽ cả hai, giai đoạn đầu là tự nhiên, giai đoạn
sau, nhất là khi tập đi là nhờ một phần tự học từ trực quan và một phần
là mẹ dạy. Điều thú vị là trước tất cả các bước ấy là việc sử dụng đôi
tay để cầm nắm, nghĩa là trước tất cả, khi còn nằm ngửa, thì đứa bé đã
thao tác cầm nắm, đã sử dụng đôi tay rồi. Hành động đó gợi nên cái nguồn
gốc “đu cành” của loài người.
Tất
cả những sự kiện nêu trên nói lên điều gì? Rằng là: Sự tiến hóa thích
nghi trong thế giới sinh vật là quá trình “gạn đục khơi trong”, biến
đổi, tổ chức lại cấu trúc cơ thể cho phù hợp với điều kiện sống mới trên
cơ sở của nguyên tắc kế thừa. Đó là một quá trình liên tục, thể hiện ra
thành hai mặt của một mối quan hệ tương phản nhau: di truyền và biến
dị. Di truyền là để chế ngự biến dị và biến dị là để củng cố tính di
truyền. Nói cách khác, quá trình tiến hóa - thích nghi có khả năng thực hiện được là nhờ chủ yếu vào "công cụ" biến dị - di truyền.
Di
truyền và biến dị là những quá trình (có thể cho là một vận động thống
nhất gồm hai quá trình và tạm gọi là vận động kiến tạo lại sự sống?) xảy
ra ở tầng cơ sở của sự sống “vô tri vô giác” có tính cơ học và hoàn
toàn “câm nín”. Bản thân hai quá trình đó lại là kết quả của nhiều quá
trình tác động - phản ứng giữa môi trường và cơ thể sống, giữa các lực
lượng trong nội tại cơ thể sống, vừa ngẫu nhiên vừa tất yếu, vừa là
thiên tạo, vừa là tự tạo và cũng có thể là nhân tạo nhằm mục đích chính là giúp cơ thể sinh vật sống đáp ứng với điều kiện môi trường hầu tăng khả năng sinh tồn.
Vì
có tính “cơ học” mù quáng như thế cho nên di truyền và biến dị có thể
tác động, làm biến đổi đến cấu trúc “vật chất” của sự sống, tác động có
giới hạn đến phương thức hoạt động, đến việc lưu trữ, thu phát, phối hợp
và truyền thông tin của phương thức hoạt động ấy của “bộ máy” là cơ thể
sống. Nghĩa là chỉ có thể di truyền từ đời này sang đời khác cách thức
cấu tạo, sắp xếp của một “bộ máy” cùng với những cơ phận, chi tiết của
nó chứ không thể di truyền được “kinh nghiệm hoạt động” có tính ngắn hạn trong thời gian của nó. Nhưng
chính những kinh nghiệm ấy, theo sự từng trải trong thời gian, với sự lặp đi lặp lại qua các thế hệ lại là một
trong những nguyên nhân làm biến đổi di truyền để tạo ra một bộ máy được
“cải tiến”, hoạt động bao gồm cả cách “bắt chước” hoàn toàn hoặc phần
cốt lõi của kinh nghiệm ấy. (Có rất nhiều những thí dụ trong thiên nhiên
cũng như trong xã hội chứng giám cho chúng ta về sự phán đoán này!). Có thể nói biến dị và di truyền là quá trình "rút kinh nghiệm" để tạo dựng ra những chức năng sống tốt hơn của thiên nhiên trong cơ thể sinh vật.
Trong quá trình người hóa, nhờ tiến hóa - thích nghi một cách đặc thù con người đã được thiên nhiên ban tặng tư duy trừu tượng, thứ vũ khí lợi hại vô địch phục vụ cho mục đích sinh tồn. Và trên con đường tiến bước lên văn minh của mình, nhờ có tư duy trừu tượng và lao động sáng tạo, con người đã "học lóm" một cách tự nhiên từ thiên nhiên vĩ đại "tuyệt kỹ võ công" là biến dị - di truyền rồi cho là thành quả sáng tạo của mình và đặt tên là "Dạy và Học". Đó là cách thức tối ưu để đời trước truyền cho đời sau kinh nghiệm và sự hiểu biết một cách trực
tiếp! Dạy và học không phải là đặc
quyền của con người. Ở loài động vật, hiện tượng dạy và học cũng rất phổ
biến.
Như
vậy, việc cho rằng sự tiến hóa thích nghi chỉ bằng con đường di truyền
và biến dị là chưa đầy đủ. Sự tiến hóa thích nghi, đến một giai đoạn tới
hạn nào đó, khi mà sự đòi hỏi của nó vượt qua khả năng đáp ứng kiểu “cơ
học”, thụ động của biến dị, di truyền, thì chính biến dị, di truyền sẽ
phải “cố gắng” tạo thêm “chức năng” hoạt động bản năng (xuất hiện ấn
tượng trước tác động trực giác đặc thù nào đấy) dạy hoặc học cho bộ máy
“cơ thể sống”, một cách trực quan.
Chúng
ta sẽ làm một cuộc thực nghiệm trong… hoang tưởng. Có một khu rừng rậm,
ở giữa khu rừng ấy, chúng ta quây lại một vùng (nhằm chống thú dữ xâm
nhập nhưng vẫn để nguyên phong cảnh tự nhiên) rồi đưa mấy chục trẻ sơ
sinh tới đó. Chúng ta sẽ nuôi đám trẻ đó và tác động một cách tối thiểu
nhất đến chúng, sao cho chúng không cảm nhận được sự hiện diện của chúng
ta, nghĩa là chúng sống và lớn dần lên một cách hoàn toàn tự nhiên như
muông thú, không có bất cứ một sự can thiệp nhân tạo nào. Sẽ xảy ra
chuyện gì khi chúng đã là những đứa trẻ khoảng 6 – 7 tuổi (là tuổi cắp
sách đến trường)? Điều khẳng định đầu tiên là chúng hoàn toàn không biết
nói. Chúng thậm chí cũng không biết đi một cách mạch lạc, thường xuyên
và chưa có ý thức về bầy đàn, đồng loại. Thức ăn thì “chỉ có thế”, hoa
quả có sẵn ở dưới đất không đủ đáp ứng cho những cơ thể ngày một lớn,
ngày một đòi hỏi lượng thức ăn hàng ngày nhiều hơn. Hoa quả trên cây thì
còn nhiều. Khi đói quá, chúng có tìm cách trèo lên cây để hái ăn không,
hay tìm cây để khoèo, cầm đá để chọi? Chúng sẽ chọn cách thứ nhất (cách
trực tiếp), cách “dễ dàng” đối với cấu trúc cơ thể “vốn có” của chúng.
Hai cách kia chúng đã được học đâu mà biết sử dụng? Dần dà, vào lúc muộn
hơn, rất có thể nhờ quan sát (rung cành thì trái rụng, tay vô tình đụng
phải, trái cũng rụng…) mà chúng cũng sẽ biết sử dụng hai cách sau.
(Nhưng cũng khó mà tưởng tượng ra nổi điều đó!).
Khi
trên cây đã hết “thức ăn” thì chúng làm sao? Hoặc “ngồi đó” chịu chết
một cách trái bản năng hoặc tuân theo bản năng, chúng phải tản ra tìm
thức ăn xung quanh. Chúng tự nhiên theo cách thứ hai. Rồi thì xung quanh
cũng khan hiếm thức ăn. Chúng lại phải “đi” xa hơn nữa; ra khỏi khu
rừng ấy. Trước mặt là cả một không gian rộng lớn, choáng ngợp mà chúng
chưa từng thấy. Không thể loanh quanh, ngẫu hứng như đi trong rừng được.
Cần phải chọn một hướng đi và chúng sẽ chọn hướng đi mà chúng quan sát
thấy có nhiều khả năng tìm được thức ăn nhất. Chúng theo nhau đi về
hướng “ai” cũng công nhận là “hay” nhất và thành… bầy đàn. Cuộc hành
trình đầu tiên đó của “lũ trẻ bất hạnh” mà giờ đây đã lớn (nhưng chưa
khôn) chính là lặp lại những bước đi đầu tiên của thủy tổ loài người
thời xa xưa tối cổ, những bước vừa đi vừa học từ thiên nhiên hoang dã,
vừa đúc kết kinh nghiệm, truyền dạy cho thế hệ sau biết sống ngày một
tốt hơn, văn minh hơn…
Rồi
chúng ta rút thêm được ra điều gì nữa? Điều hiển nhiên này: dạy và học
tất yếu phát sinh từ yêu cầu của tự nhiên; là một bộ phận hợp thành của
sự tiến hóa thích nghi. Nếu gọi di truyền và biến dị là quá trình thụ
động thì dạy và học là quá trình chủ động của tiến hóa thích nghi. Khi
môi trường sinh thái biến đổi thì toàn bộ lực lượng sinh vật trong môi
trường sinh thái ấy phải biến đổi theo về lượng cũng như về chất (cần
hiểu môi trường sinh thái ở đây không chỉ là khí hậu, đất đai, sông ngòi
mà còn bao gồm cả các lực lượng sinh vật ngoài lực lượng sinh vật đang
nói tới, đang được khảo cứu), nghĩa là có sự phân bố lại giữa các lực
lượng, điều chỉnh lại phương thức hoạt động sống, cải tạo lại cấu trúc
của từng cá thể trong bản thân mỗi lực lượng sinh vật. Đó là một quá
trình có lúc “trội” có lúc “lặn”, lúc âm ỉ lâu dài, lúc bùng phát nhanh
chóng, nhưng liên tục đến “thiên thu” một khi môi trường sinh thái còn
tồn tại. Nó biểu hiện ra như là sự chọn lọc của tự nhiên của môi trường
sinh thái đối với các lực lượng nội tại làm nên nó và là nguyên nhân của
di truyền và biến dị ở từng lực lượng giống loài nhằm mục đích tiến hóa
thích nghi trước sự biến đổi. Đối với những loài động vật có cơ chế
hoạt động tinh vi, phức tạp ở mức cao, sự di truyền và biến dị để tiến
hóa thích nghi trở nên (tương đối) chậm chạp, không đáp ứng kịp thời
được đòi hỏi có tính cấp bách của giống loài trước biến đổi sâu rộng của
môi trường sinh thái; chúng sẽ phải đứng trước nguy cơ của sự diệt
vong. Trong trường hợp chưa đến nỗi cực đoan, di truyền và biến dị sẽ
tạo lập một cơ chế thay thế tạm thời, đó là dạy và học. Con vật thế hệ
cha mẹ, sau những lần “thoát chết trong gang tấc”, những lần vồ hụt con
mồi để phải đói “nhăn răng” (do môi trường sinh thái đã biến đổi không
còn phù hợp với “thói quen” nữa) đã “đúc kết được kinh nghiệm” và truyền
dạy lại cho thế hệ con cái. Quá trình dạy và học ấy lặp đi lặp lại mãi
trong nội bộ giống loài, đến lượt nó, tác động trở lại sự di truyền và
biến dị, làm cho cái cơ chế tạm thời vừa nói, cùng với “nội dung” của
truyền dạy trở nên cố định, vững chắc như một bản năng vốn có sẵn ở mỗi
cá thể. Đến đây, việc dạy và học “môn” nào đó đã hoàn thành sứ mạng và
không cần thiết phải tồn tại nữa. Sự di truyền sẽ hoàn thành nốt công việc! (cũng có thể không cần thiết phải dạy
và học “môn” đó nhưng vẫn cần thiết dạy và học “môn” khác).
Đến
đây, xuất hiện một câu hỏi “cực kỳ”: Trường hợp ở loài người, khi nội
dung của dạy và học đã trở nên trừu tượng hóa, mang ý nghĩa như là sự
nhận thức về tự nhiên, thì đến một lúc nào đó, dù là triệu năm nữa, các
nội dung ấy không qua con đường dạy và học nữa, mà qua con đường di
truyền để lưu giữ, bảo tồn được không? Đố Tạo hóa làm được điều đó
đấy!!! (Những chú bé “thần đồng” chỉ là sự biểu hiện của siêu giác!).
Biến
dị và di truyền có thể làm được rất nhiều điều kỳ diệu. Tuy nhiên biến
dị và di truyền chỉ có khả năng, điều chỉnh, lưu giữ, truyền đi những
thông tin vô cảm để trên cơ sở đó mà hình thành nên những cấu trúc,
những cơ chế sống và hoạt động vừa có tính kế thừa vừa có tính cách mạng
nhằm phù hợp, và phù hợp hơn đối với môi trường sinh thái đã biến đổi.
Biến dị và di truyền, vì không biết đến cái gọi là “tinh hoa”, cái gọi
là “tinh thần” nên những cái đó cũng không bao giờ là đối tượng của nó.
Sự
tiến hóa thích nghi, thông qua quá trình biến dị, di truyền đã tạo ra
thủy tổ loài người, tạo ra sự dạy và học sơ khai kiểu trực quan để tạo
ra vượn người rồi người vượn. Sự đòi hỏi phải thích nghi với điều kiện
săn bắt, hái lượm luôn biến đổi đã là đầu mối của việc hợp đồng, liên
kết để cùng ăn chia trong nội bộ bầy đàn. Đồng thời và kết hợp với sự
kiện ấy, quá trình dạy và học sơ khai, tự phát đã làm hình thành nên
vạch vẽ, tiếng gọi để trên cơ sở đó mà xuất hiện ngôn ngữ, chữ viết.
Cùng với sự xuất hiện ngôn ngữ, chữ viết, người vượn bước những bước đi
đầu tiên trên cương vị con người đúng nghĩa: người tối cổ.
Trước
đây chúng ta có nói rằng khi đã xuất hiện khái niệm, gọi tên và ký
hiệu, nửa ngợm sẽ chuyển hóa thành nửa người nốt. Nhận định đó có lẽ
không phải. Sự thực nửa người kia sẽ trở nên nổi trội, lấn át nửa ngợm.
Nửa ngợm được cải hóa thành tính người một phần, còn phần lớn thì “lặn”
xuống, phủ phục “ở đó” cho đến tận ngày nay chứ không bỏ đi đâu cả và
luôn rình rập, “tranh quyền đoạt lợi” với nửa người. Những thứ như thèm
khát, tham lam, vị kỷ, độc ác, man rợ đều là sự biểu hiện của nó. Phải
chăng cái nửa ngợm ấy là nguyên nhân sâu xa của chém giết huynh đệ, hận
thù sắc tộc và những cuộc chiến tranh xâm lược, cướp bóc dã man, tàn
bạo?
Trong thực tế, chúng ta gặp trường hợp này: nhà chúng ta có nuôi một con chó. Thật kỳ lạ, chúng ta phát hiện ra rằng, khác với những con chó khác, nó rất thích ăn bánh mỳ và uống bia. Tò mò, chúng ta đến nhà người có con chó mẹ đẻ ra nó để tìm hiểu. Té ra là ngày xưa, ông ta đã nghịch ngợm, dạy cho chó mẹ ăn bánh mỳ và uống bia. Do đó, chó con lớn lên ở nhà chúng ta, dù không ai dạy, dù chưa "học" lần nào, mới thích bánh mỳ và bia. Phải chăng, đây là một nét thể hiện dạy và học trong cơ chế biến dị - di truyền vô thức sinh học. Rất có thể từ đây, trên cơ sở này, sẽ giải thích được những trường hợp như năng khiếu, thần đồng, thậm chí là đầu thai lại...ở loài người!?
Khi
đã trao cho loài người ngôn ngữ và chữ viết rồi, thì Tạo Hóa phán rằng:
đến lúc tiến hóa thích nghi chủ yếu bằng con đường biến dị, di truyền
đã không còn thể hiện ra một cách nổi trội nữa mà "lặn xuống"; nhường chỗ cho con người phải tự đảm đương vai trò đó bằng cách tự giác
dạy và học một cách thường xuyên, có hệ thống để nhận thức và từ nhận
thức đó mà ngày càng nâng cao sự hiểu biết về tự nhiên. Đó là quá trình chủ động đúc kết kinh nghiệm và sáng
tạo trên nền tảng kinh nghiệm. Chỉ có trên con đường đó, loài người
mới có thể tiếp tục tiến hóa và thích nghi, hay nói cho có “bài bản” là
ngày một có văn hóa hơn và văn minh hơn.
Tạo Hóa cũng sẽ phán điều đó cho bất cứ loài nào khác chứ không phải cho riêng loài người, miễn loài đó biết nói và biết viết!
Loài
thủy tổ đã mau mắn vượt lên trước thành loài người phát triển về mọi
mặt một cách mạnh mẽ và áp đảo. Ngày nay, quá trình tiến hóa thích nghi
sinh vật vẫn hàng ngày hàng giờ tiếp diễn, nhưng sẽ không một giống loài
nào có đủ điều kiện đạt đến trình độ có ngôn ngữ và chữ viết được nữa.
Dưới sự lăm le tàn sát và kiềm tỏa của con người, bộ phận còn lại của sự
sống trên trái đất sẽ không bao giờ có chữ viết đích thực.
Giả
sử rằng loài người bị tuyệt diệt, Trái Đất này sẽ như một tất yếu, xuất
hiện một loài biết nói biết viết mới, nhưng không phải từ bất cứ loài
nào mà phải từ loài có cấu trúc hình thể đáp ứng tốt nhất với hướng tiến
hóa thích nghi ấy để có cơ may vượt lên trước. Loài đó có lẽ lại cũng
là loài trước tiên phải có hai tay biết cầm nắm chăng?
Và bàn tay cầm nắm đó phải có đúng năm ngón để lại một lần nữa xuất hiện ra Hà Đồ - Lạc Thư ở đâu đó trong “gầm trời” này?
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét