Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 337
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bàn tay tình báo nước ngoài trong vụ di cư 1954 (241)
Tình báo Thổ Nhĩ Kỳ báo động, Tổng thống Putin đang chuẩn bị bất ngờ gì ở Địa Trung Hải?
QS |
Tàu chiến Nga trong một cuộc tập trận (Ảnh minh họa)
Hoạt động của hạm đội Nga tại Đông Địa Trung Hải đang khiến các tàu chiến Pháp, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ rất lo ngại.
Trang mạng Bulgarian Military dẫn nguồn từ hãng thông tấn
Pentapostagma của Hy Lạp cho hay, cường độ hoạt động của hải quân Nga ở
Đông Địa Trung Hải
đã được tiết lộ ở mức "rất nghiêm trọng", không chỉ gây báo động trong
các cơ quan tình báo của Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn tại các căn cứ của Anh ở
Cyprus.
"Trong vòng vài giờ ngoài khơi Syria, chúng tôi đã ghi
nhận cường độ hoạt động rất mạnh của hải quân Nga, và cường độ này đã
gia tăng đáng kể" – Pentapostagma viết.
Mức độ hoạt động tương tự
cũng được ghi nhận tại căn cứ không quân Khmeimim và tỉnh Idlib. Theo
Bulgarian Military, đây có thể là dấu hiệu cho thấy một chiến dịch quân
sự quy mô lớn sắp được phát động.
Cũng theo trang mạng này, có vẻ
như lực lượng tàu chiến của hải quân Nga đang chuẩn bị cho các chiến
dịch ở Đông Địa Trung Hải, thậm chí có thông tin lực lượng Thổ tại Idlib
và một số khu vực khác đang tìm kiếm "nơi trú ẩn".
Mặc dù chưa có
tuyên bố chính thức nào được đưa ra nhưng dựa vào hoạt động của các tàu
chiến Nga ở một số khu vực tại Địa Trung Hải, giới chuyên gia Nga nhận
định đây là sự chuẩn bị rõ ràng cho một chiến dịch quân sự đặc biệt.
Trang
tin Nga Avia.pro không thể tìm được thông tin mới về cuộc tập trận do
các tàu hải quân Nga tiến hành ở Đông Địa Trung Hải và vì thế, hoạt động
của hạm đội Nga tại khu vực này đang khiến các tàu chiến Pháp, Hy Lạp
và Thổ Nhĩ Kỳ rất lo ngại.
Trong một diễn biến liên quan khác,
theo Bulgarian Military, sáng 24/8, một máy bay vận tải Nga đã bay tới
Syria mang theo các loại vũ khí tăng cường. Động thái này diễn ra sau
khi có thông tin về đợt điều động của lực lượng trực thuộc Lữ đoàn cơ
giới số 4 Syria.
Đây là lực lượng sẽ tham gia tấn công vào các khu
vực al-Muzayrib, al-Yaduda, Tell-Shihab, Kharab al-Shahm, al-Fawar,
Zayzun, al-Ajmi ở vùng phía tây tỉnh Daraa, cũng như tỉnh Idlib – nơi
hàng trăm lính Thổ và khoảng 450 hệ thống vũ khí được di chuyển tới đây
trước đó.
Cũng trong bối cảnh này, theo Bulgarian Military, chúng
ta cần lưu ý tới thông tin một tướng Nga đã thiệt mạng trong vụ đánh bom
tự chế gần đây. Vụ việc đã khiến Kremlin rất giận dữ và theo truyền
thông Nga, Thổ Nhĩ Kỳ phần nào có liên quan tới vụ ám sát này.
Gideon
là bí danh của một tình báo viên Liên Xô được phái sang Canada vào
những năm 1950. Nhiệm vụ của anh ta là khai thác thông tin về máy bay
tiêm kích Avro Arrow. Tuy nhiên, Gideon lại say đắm một phụ nữ Canada có
chồng là sỹ quan quân đội và đem hết chuyện của mình ra kể với cô này.
Người
phụ nữ Canada đã khuyên tình nhân đến khai báo với cơ quan an ninh
Canada. Tình báo Canada nhanh chóng tuyển mộ lại Gideon và biến ông ta
thành điệp viên hai mang. Đây cũng là điệp viên đầu tiên và duy nhất
được Canada gài cắm vào KGB. Ở vai trò này, Gideon cũng đã hoàn thành
nhiệm vụ của mình – gửi tin về “Avro Arrow” cho Moscow.
Để
đảm bảo an toàn, những ông chủ mới yêu cầu Gideon bí mật chuyện trăng
hoa, đồng thời tìm cách chuyển chồng cô tình nhân đến Lucon, nên cô này
phải từ bỏ Gideon để đi theo chồng. Sự kiện này gây một cú sốc lớn cho
Gideon. Anh ta sầu não, ủ ê đến độ tuyên bố sẽ từ bỏ công việc.
Ảnh minh họa: Technologynetworks
Mặc
dù phía Canada “phân bua” rằng họ không liên quan gì đến việc chồng cô
kia bị thuyên chuyển, và nhắc Gideon rằng anh ta còn vợ và cha mẹ ở Nga,
song Gideon vẫn chán nản. Một buổi tối, sau khi uống rượu say, Gideon
gọi điện thoại đến một toà soạn báo ở Montreal và kể hết mọi bí mật đời
mình. Tuy nhiên, tòa báo không tin vào câu chuyện.
Sau
này, Morixon, một điệp viên Canada với bí danh “Mũi dài”, do thiếu tiền
cho gái đã tiếp xúc với một nhà ngoại giao Liên Xô, kể hết những gì anh
ta biết về Gideon để đổi lấy 4.200USD.
Tháng 10/1955
Gideon bị triệu về nước và bị kết án 25 năm tù, đày đi Siberia. Mãn hạn
tù, Gideon trở về Kiev (Ukraina) làm công nhân bốc vác. Năm 1989, sau
khi bức tường Berlin sụp đổ, nhờ sự giúp đỡ của các quan chức Anh ở
Ukraina và sử dụng mật khẩu được trao 30 năm trước, Gideon rời Liên Xô
đến sống tại Canada.
Vetrov tự nguyện hiến mình
Tháng
4/1983, Pháp tuyên bố trục xuất và cấm nhập cảnh 47 cán bộ Liên Xô, mà
phần lớn trong số đó không dính dáng gì đến tình báo. Lý do là một cán
bộ KGB tên là Vetrov bị phát hiện làm việc cho Pháp, đã bị toà án Liên
Xô kết án tử hình.
Mọi chuyện bắt đầu từ một vụ án
hình sự. Vetrov ngoại tình với một cô gái cùng đơn vị. Vào một ngày của
năm 1982, hai người đi chơi ở ngoại ô Moscow. Cặp đôi đã lời qua tiếng
lại, vì Vetrov không chịu ly dị vợ để hợp pháp hoá quan hệ với bạn
tình.
Trong cuộc tranh cãi, thấy người tình tỏ ý ít
nhiều biết đến hoạt động ngầm của mình, Vetrov quyết định giết chết cô
gái. Đúng lúc đó, một khách bộ hành đi qua nhảy vào can. Vetrov dùng dao
đâm chết người can, còn cô gái bị thương nặng. Sau hôm gây án, anh ta
quay lại kiểm tra xem người tình đã chết chưa thì bị nhận mặt và bị bắt.
Vì
tội giết người, Vetrov bị kết án 10 năm tù giam. Tuy nhiên, cơ quan
chức năng nghi ngờ thái độ thành khẩn của Vetrov có thể là để che đậy
một tội lỗi nghiêm trọng hơn, nên khi ở trại giam Vetrov bị theo dõi rất
kỹ. Không lâu sau, Vetrov viết thư bảo vợ báo tin cho người Pháp.
Vetrov lo lắng người Pháp sẽ tìm đến anh ta và làm lộ mọi chuyện.
Cơ
quan phản gián bắt được thư này, Vetrov bị “chuyển vùng” ngay lập tức.
Trước chứng cứ không thể chối cãi, anh ta đã khai nhận về hoạt động làm
gián điệp cho Pháp của mình. Cuối năm 1984, Vetrov bị kết án tử hình.
Điều
tra cho thấy Vetrov tự nguyện hợp tác với tình báo Pháp. Điều ngạc
nhiên là suốt một năm trời, người Pháp quan hệ với Vetrov rất công khai,
“cởi mở”. Hai bên gặp nhau vào ngày giờ cố định, tại một điểm cố định ở
Moscow, trao thông tin cho nhau bằng tay…
Nguyên Phong
Điệp viên 3 mang Penkovsky - Những dấu hỏi lớn
Thứ năm, ngày 27/08/2020 12:33 PM (GMT+7)
AaAa+
Có nhiều dấu hỏi và giả thuyết về điệp
viên 3 mang Penkovsky - Đại tá tình báo Liên Xô, đồng thời là đặc vụ của
CIA và MI16.
Oleg
Vladimirovich Penkovsky sinh ngày 23/4/1919 tại Vladikavkaz, trong một
gia đình kỹ sư khai thác mỏ. Đặc vụ tam trùng tương lai này từng tốt
nghiệp trường Pháo binh ở Kiev, năm 1939, tham gia vào chiến tranh chống
lại người Ba Lan, và năm 1940, chiến đấu với người Phần Lan. Trong
Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Penkovsky phục vụ tại Bộ chỉ huy Quân khu
Moscow, rồi tình nguyện ra mặt trận, đã chiến đấu dũng cảm, được tặng
thưởng nhiều huân huy chương. Penkovsky là trợ lý của Varentsov (về sau
là Nguyên soái) - người đã ảnh hưởng đến sự nghiệp tương lai của đặc vụ
này.
Sau chiến tranh, Penkovsky kết hôn
với con gái của một vị tướng, người đã giúp đôi vợ chồng son có được
một căn hộ ở một khu danh giá gần Điện Kremlin. Không lâu sau đó,
Penkovsky vào Học viện Quân sự Frunze và Học viện Quân sự-Ngoại giao -
nơi được coi là lò rèn của các cán bộ tình báo quân đội Liên Xô. Ở tuổi
31, Penkovsky đã là đại tá. Năm 1955, Penkovsky được cử ra nước ngoài
với tư cách Trợ lý Tùy viên Quân sự và Phó chỉ huy GRU tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy
nhiên, mối quan hệ với cả đồng nghiệp và cấp trên của Penkovsky không
êm thấm. Mơ ước được đảm nhận thay chân Trưởng phòng, Penkovsky đã viết
đơn tố cáo xếp lên Ủy ban Trung ương của ĐCS Liên Xô. Nhưng bức thư đã
gây tác dụng ngược lại - Penkovsky bị triệu hồi khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và thậm
chí xuýt bị sa thải, phải nhờ những người quyền lực ra tay cứu vớt (theo
một số nguồn tin, đó là người đứng đầu GRU - Tướng Serov).
Bị
loại khỏi nghiệp tình báo nhưng thậm chí người ta còn định cử Penkovsky
làm Tùy viên Quân sự tại Ấn Độ, một chức vụ có hàm tướng. Tuy nhiên,
việc bổ nhiệm bị thất bại, Penkovsky được chuyển sang làm việc trong Ủy
ban Điều phối Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước - là vỏ bọc nhiều
sĩ quan tình báo. Những người làm việc ở Ủy ban này có thể tự do giao
tiếp với người nước ngoài, đi ra nước ngoài để thiết lập quan hệ quốc tế
trong lĩnh vực kinh tế, đồng thời hoạt động tình báo khoa học kỹ thuật.
Chào đón
Tự
cho mình là người bị thiệt thòi, Penkovsky nhận ra mình sẽ không bao
giờ được đeo lon tướng. Có lẽ, sự phẫn uất là một trong những nguyên
nhân khiến viên Đại tá phản bội. Penkovsky đã cố gắng thiết lập liên lạc
với CIA. Lúc đầu, tình báo Mỹ e ngại ông này là "kẻ cài cắm" của các cơ
quan tình báo Liên Xô. Tuy nhiên, sự kiên trì của viên Đại tá đã thành
công. Một lần, gặp hai du khách Mỹ ở Moscow, Penkovsky đã nhờ họ chuyển
cho Đại sứ quán Mỹ một bức thư, hứa cung cấp thông tin về hoàn cảnh
chiếc máy bay trinh sát tầm cao Lockheed U-2 của Mỹ bị bắn rơi.
Điệp viên tam trùng Penkovsky; Nguồn: wikipedia
Trong
khi CIA đang cố gắng thiết lập liên lạc với Penkovsky, Penkovsky đã
giao cho một người quen là Greville Wynn - một doanh nhân người Anh -
một số tài liệu bí mật để chuyển cho cho Đại sứ quán Anh ở Moscow. Các
cơ quan tình báo CIA của Mỹ và MI6 của Anh quyết định hợp tác với
Penkovsky. Tháng 4/1961, Penkovsky dẫn đầu một phái đoàn các chuyên gia
kỹ thuật Liên Xô đến London. Buổi tối, sau khi hoàn thành công việc
chính, Penkovsky đến điểm hẹn, nơi các sĩ quan MI6 và CIA đang đợi sẵn.
Tại đây, Penkovsky đã chuyển các tài liệu tuyệt mật về tên lửa và các vũ
khí chiến lược khác, thông tin về thực trạng giới lãnh đạo quân đội
Liên Xô, về các hoạt động của GRU và tên của các sĩ quan tình báo mà y
đã học cùng hoặc tiếp xúc trong quân ngũ.
Những ông chủ mới đã
thảo luận về các điều khoản hợp tác và cách thức duy trì liên lạc với
Penkovsky. Y được hứa nhập quốc tịch Mỹ hoặc Anh và phong quân hàm Đại
tá trong quân đội Anh hoặc Mỹ, sẽ nhận được 2.000 USD mỗi tháng (1.000
USD từ mỗi cơ quan tình báo) và một khoản thanh toán bổ sung cho mỗi tài
liệu mật. Ở London, y thích đi mua sắm, nhà hàng và hộp đêm mà phải đắn
đo nhiều. Penkovsky tự đánh giá rất cao về bản thân, thậm chí còn muốn
được Nữ hoàng Anh tiếp. Không được gặp Nữ hoàng, nhưng y đã gặp được
giám đốc tình báo Anh Dick White.
Các cơ quan tình báo phương Tây
nhận được thông tin từ Penkovsky trong các chuyến công tác với các phái
đoàn Liên Xô tới London và Paris. Nhờ Nguyên soái Varentsov, điệp viên
tam trùng được tiếp cận các tài liệu đặc biệt quan trọng tại kho lưu trữ
tối mật của Bộ Tổng Tham mưu. Đặc biệt quý giá là thông tin về lực
lượng tên lửa, tình trạng và việc triển khai của chúng. Khi Wynn đến
Moscow, Penkovsky đã trao đổi thông tin với anh ta. Một liên lạc viên
khác của Penkovsky là Janet Chisholm - vợ của một nhân viên MI6 làm việc
dưới "mái nhà" đại sứ quán Anh. Vỏ bọc của cô này ở Moscow là ba đứa
trẻ, cùng cô đi dạo trong công viên - nơi cô định kỳ gặp Penkovsky. Bại lộ
Vào
đầu năm 1962, các sĩ quan KGB đang thực hiện giám sát người nước ngoài
nhận thấy hành vi sau: Janet Chisholm bước vào một lối vào nhà, vài giây
sau một người đàn ông đi ra khỏi đó và cố gắng xác định xem ông ta có
bị theo dõi hay không. Hóa ra, ông này không sống và cũng không có người
quen ở đó - đó chính là Penkovsky. Mối nghi ngờ càng gia tăng khi
Penkovsky đến Đại sứ quán Anh mà không thông báo về mục đích chuyến đi
với cơ quan an ninh nhà nước.
Căn hộ của Penkovsky được giám sát
suốt ngày đêm. Công nghệ hiện đại nhất lúc bấy giờ, bao gồm cả thiết bị
nghe trộm và nhìn đêm, đã được sử dụng. Một chiếc máy ảnh được gắn trong
một cụm hoa trên ban công phía trên căn hộ của Penkovsky có thể giúp
đọc được các tài liệu mà điệp viên chụp được trên bệ cửa sổ. Hệ thống
phức tạp được điều khiển từ ngôi nhà đối diện và cáp được đặt dọc theo
đáy sông Moscow. Điệp viên 3 mang liên tục bị bí mật theo dõi, điều mà
ngay cả một đặc vụ chuyên nghiệp cũng khó phát hiện ra.
Mọi hành vi, giao tiếp của Penkovsky
đều được ghi bằng camera giấu trong cặp. Các sĩ quan KGB cũng đã bí mật
đột nhập vào căn hộ của y, tìm thấy một chỗ bí mật trong bàn làm việc,
trong đó có các sổ ghi chép mã hóa, một máy ảnh Minox, một xấp tiền,
phim ảnh chụp tài liệu bí mật và một hộ chiếu giả - không loại trừ khả
năng điệp viên chuẩn bị trốn ra nước ngoài.
Ngày 22/10/1962,
Penkovsky bị bắt giữ (điều mà các cơ quan tình báo phương Tây không
biết) và y ngay lập tức, thừa nhận tội lỗi của mình, đồng ý hợp tác điều
tra - khai mật mã và mã liên lạc với các sĩ quan tình báo nước ngoài và
tham gia Chiến dịch Kho mật («Тайник»). Rất lâu trước khi bị bắt,
Penkovsky đã bố trí một hộp thư mật để chuyển các thông điệp quan trọng ở
lối vào một ngôi nhà ở Moscow. Khi bị bắt, y đã gửi đến Đại sứ quán Mỹ
một tín hiệu quy ước trước, ám chỉ trong hộp thư mật có thông tin khẩn.
Một nhà ngoại giao Mỹ đến nhận tin đó đã bị bắt, sau đó ở Budapest, Wynn
cũng bị bắt và bị di lý đến Moscow.
Ở
trong tù, Penkovsky đã viết một bức thư cho lãnh đạo KGB, yêu cầu được
giữ mạng sống và đảm bảo rằng y vẫn có thể hữu ích, sẽ không làm tổn hại
thêm; nếu y thay đổi lời hứa của mình và cung cấp tài liệu chất lượng
thấp hoặc "thông tin rởm" - sát hại gia đình y và y, nhưng sẽ không ai
sử dụng y làm đặc tình. Phiên tòa xét xử được mở công khai, Penkovsky bị
kết án tử hình, và bị xử bắn ngày 16/5/1963. Có thông tin rằng,
Penkovsky không bị bắn, mà bị thiêu sống trong lò hỏa táng. Toàn bộ thủ
tục đã được ghi hình và trong tương lai, sẽ được chiếu cho các tình báo
tương lai, để răn đe.
Greville Wynn - đồng phạm của Penkovsky -
lãnh 8 năm tù chế độ nghiêm khắc. Nhưng Wynn ngồi tù không lâu, tháng
4/1964, được đổi lấy sĩ quan tình báo Liên Xô Konon Molodoy (Gordon
Lonsdale) - người được tái hiện một cách xuất sắc trong bộ phim Mùa chết
(“Dead Season”) của Donatas Banionis. 12 nhà ngoại giao từ các đại sứ
quán Anh và Mỹ đã được tuyên bố là các cá nhân “không được hoan nghênh”.
Những người bảo trợ của Penkovsky - Ivan Serov và Sergei Varentsov - bị
giáng cấp và nghỉ hưu sớm. Gia đình, mẹ, vợ và con gái của Penkovsky
không biết về công việc của y, được cấp một căn hộ khác và được đổi họ
tên.
Sau khi Penkovsky bị xử bắn, một số cuốn sách và bộ phim về y
đã được xuất bản ở phương Tây. Gerald Scheckter - một trong những tác
giả của cuốn Đặc vụ cứu thế giới (“The Spy Who Saved the World”) tin
chắc rằng, Penkovsky đã đóng một vai trò then chốt trong cuộc khủng
hoảng tên lửa Cuba. Chính điệp viên này đã thông báo cho người Mỹ rằng
việc triển khai tên lửa của Liên Xô ở Cuba là một trò lừa bịp; Liên Xô
không có tên lửa xuyên lục địa có khả năng tiêu diệt Mỹ. Điều này có
nghĩa là Liên Xô sẽ không chiến đấu với Mỹ. Tổng thống Kennedy đã giữ
vững lập trường cứng rắn, và kết quả là các bệ phóng tên lửa của Liên Xô
từ hòn Đảo Tự do đã bị tháo dỡ. Còn người Mỹ đã loại bỏ tên lửa của họ ở
Thổ Nhĩ Kỳ và đảm bảo không tấn công Cuba.
Tuy nhiên, các chuyên
gia Liên Xô lại giữ quan điểm ngược lại. Vài ngày trước khi bị bắt,
Penkovsky nói với người Mỹ rằng Liên Xô đang chuẩn bị tiến hành một cuộc
tấn công hạt nhân chống lại Mỹ, mặc dù y không có chứng cớ để minh
chứng điều đó. May mắn thay, CIA đã không xem trọng thông tin này và
không báo cáo với Kennedy. Nếu không, rất khó để nói cuộc khủng hoảng
tên lửa Cuba sẽ kết thúc như thế nào. Penkovsky đề xuất cho nổ các đầu
đạn hạt nhân mini gần các tòa nhà của Ủy ban Trung ương ĐCS Liên Xô,
KGB, Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng, bằng cách đó, tiêu diệt ban lãnh
đạo Liên Xô, hàng chục nghìn người được cho là sẽ chết, nhưng khía cạnh
đạo đức của vấn đề này hầu như không khiến y lo lắng.
Kẻ phản
trắc, phản bội Tổ quốc đã nhận được những gì xứng đáng với hành động của
mình. Có vẻ như người ta có thể đặt dấu chấm hết cho vụ này, tuy nhiên
... Sự thực?
Năm 2010, cuốn sách "Bí mật chính của
GRU" được xuất bản ở Nga. Tác giả của nó - Anatoly Maksimov, một cựu
tình báo Liên Xô - cho rằng, Penkovsky không phải là kẻ phản bội, mà
thực hiện nhiệm vụ của cơ quan tình báo Xô viết để thông tin sai cho
phương Tây về sức mạnh hạt nhân của Liên Xô. Penkovsky đã truyền thông
tin sai lệch về sự không hoàn hảo của công nghệ tên lửa của Liên Xô, vốn
không gây ra mối đe dọa cho Mỹ, điều cho phép Liên Xô có thêm thời gian
để tạo ra lá chắn hạt nhân đáng tin cậy của mình.
Maksimov tin
chắc rằng Đại tá Penkovsky không bị bắn; vì nghĩa lớn mà ông đã đồng ý
đóng vai một kẻ phản bội, sống ở đất nước của mình với thân phận bất hợp
pháp và chết ở tuổi 80. Nhưng phán quyết của tòa thì sao? Theo
Maksimov, bản án chỉ là để thuyết phục người Mỹ rằng thông tin mà
Penkovsky chuyển đi là có giá trị. Giả thuyết này hoàn toàn có quyền tồn
tại. Rốt cuộc, những nguyên nhân khiến một người từng là người lính
trận và một sĩ quan thành đạt, liều mạng trở thành kẻ phản bội cũng như
nhiều dấu hỏi và bí mật trong vụ án “điệp viên thế kỷ” Penkovsky vẫn
chưa được tiết lộ.
Lê Ngọc (VOV)
Những điều chưa biết về Tình báo quân đội Nga
Huyền Chi |
3
Hôm 24/8, một cựu lính mũ nồi xanh của Mỹ sống ở Bắc Virginia
tên là Peter Rafael Dzibinski Debbins đã bị truy tố và đưa ra xét xử vì
tội tiết lộ bí mật quân sự về các hoạt động của đơn vị tại các nước cộng
hòa thuộc Liên Xô (cũ).
Tướng quân đội Nga
thiệt mạng vì bom gần căn cứ Mỹ ở Syria Quân đội Nga bước đầu thử
nghiệm thành công vaccine COVID-19 Quân đội Nga duyệt binh mừng Ngày
Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ
Theo
hãng CNN, Peter đã có hơn 1 thập niên làm việc cho Cơ quan Tình báo
quân đội Nga (GRU). Từ đây, những bí mật về đơn vị quân báo số 1 của Nga
cũng dần dần được hé lộ.
Cơ quan không tồn tại
Trực
thuộc Bộ Quốc phòng, GRU là Tổng cục Tình báo của Nga và về mặt kỹ
thuật, GRU không tồn tại. Năm 2010, sau những cải cách lớn đối với quân
đội, cơ quan tình báo quân sự của Nga đã được đổi tên thành “Văn phòng
Bộ Tổng tham mưu của Bộ Quốc phòng”.
Tuy
nhiên, sự thay đổi này đã không ngăn được bất kỳ ai gọi tổ chức hoặc
các thành viên của tổ chức là “GRU” - một từ viết tắt hiện được các nhà
báo sử dụng liên tục và trong các tài liệu chính thức, bao gồm cả cáo
trạng của chính phủ Mỹ và thông báo của chính quyền Hà Lan.
Trang bị cho một đơn vị lính sơn cước của GRU.
Không
giống như các cơ quan an ninh và tình báo khác của Nga như SVR, FSB hay
FSO, người đứng đầu GRU có trách nhiệm báo cáo công việc trực tiếp với
Tổng thống Nga. Giám đốc GRU là thành viên của bộ chỉ huy quân sự Nga và
chỉ làm việc dưới quyền Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng
quân đội.
Người có công thành lập “đế
chế GRU” là Pyotr Ivashutin, người lãnh đạo tình báo quân sự của Liên
Xô (cũ) từ đầu những năm 1960 đến cuối những năm 1980. Ivashutin là
người đã hình thành và bắt đầu xây dựng một hệ thống thu thập thông tin
hoạt động suốt ngày đêm, cảnh báo lãnh đạo đất nước về các mối đe dọa an
ninh quốc gia trong thời gian thực.
Ngày
làm việc của ông thường bắt đầu lúc 7h05. Khi đó, một chiếc ô tô đưa
ông đến đại lộ Gogolevsky ở Moscow, nơi GRU đặt trụ sở vào đầu những năm
1960. Ông giải quyết các vấn đề với những người đào tẩu; giám sát việc
thu thập thông tin tình báo ở các vùng lãnh thổ; quản lý các hoạt động
đặc biệt ở Afghanistan.
Trong cuộc
phỏng vấn duy nhất mà ông từng tham gia, Ivashutin cho biết với tư cách
là giám đốc GRU, ông “ủng hộ các phong trào cách mạng.” Pyotr Ivashutin
mất năm 2002.
Theo tin từ tờ Ria
Novosti, năm 2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin bổ nhiệm Igor Korobov
giữ chức vụ Giám đốc GRU. Là một sĩ quan tình báo khởi nghiệp từ những
năm 1980, Korobov tốt nghiệp Học viện Quân sự và tiếp tục giám sát việc
thu thập thông tin tình báo chiến lược của Nga, bao gồm cả việc quản lý
tất cả các trạm nước ngoài.
Tháng 12/2016, giới chức Mỹ đã thêm Korobov vào danh sách trừng phạt của họ với cáo buộc tổ chức các cuộc tấn công mạng.
Tuy
nhiên, Korobov và các giám đốc của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB)
và Cơ quan Tình báo Nước ngoài (SVR) đã thực hiện một chuyến đi chưa
từng có tới Washington vào tháng 2/2018 để gặp gỡ các thành viên của
cộng đồng tình báo Mỹ và thảo luận về cuộc chiến chống khủng bố.
Trụ
sở của GRU được biết đến với biệt danh "thủy cung" bởi vì cộng đồng
tình báo là một "thủy cung kín, nơi mọi người biết nhau". Tổ hợp GRU
được tạo thành từ các tòa nhà chín tầng và được bao quanh bởi hàng rào
kim loại cao.
Văn phòng an ninh ở
phía trước, bên trong sân có một đài tưởng niệm các sĩ quan tình báo
quân đội bị giết. Trong sảnh vào của tòa nhà chính có một đài tưởng niệm
dành riêng cho các anh hùng trong công tác tình báo Liên Xô (cũ) và
Nga. Những cái tên được liệt kê ở đó là tên thật của các sĩ quan.
Tuyển chọn khắt khe
Sự
khác biệt giữa GRU và Cơ quan tình báo nước ngoài của Nga (SVR) chỉ có
thể cảm nhận được đối với những người làm việc bên trong hai cơ quan
này. Năm 2006, một Trung tướng của SVR giải thích rằng SVR thu thập
thông tin tình báo chính trị, trong khi GRU thu thập thông tin tình báo
quân sự. Cấu trúc và hoạt động của cả hai cơ quan này đều thuộc loại bí
mật nhà nước.
Ảnh
chụp lớp học khoa học máy tính tại Trường Điện tử vô tuyến quân sự
Cherepovets hồi tháng 12 năm 2016. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tuy
nhiên, cách thức đào tạo của GRU và SVR thì khác nhau. Trong cuốn sách
có tựa đề "Đồng chí J.: Những bí mật chưa kể về điệp viên bậc thầy của
Nga ở Mỹ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc" do nhà báo Pete Earley viết
năm 2008, kẻ đào tẩu Sergey Tretyakov tiết lộ rằng, SVR thường gửi các
điệp viên trẻ tới “trường học trong rừng” không xa Medvedkovo, ở Đông
Bắc thủ đô Moscow, giống như những nhân viên tình báo trẻ khác.
Ở
đây, Tretyakov và nhóm của mình được huấn luyện cách để làm việc với
các nguồn thông tin, các vấn đề cá nhân, sử dụng máy ảnh đặc dụng, lắp
đặt các thiết bị nghe trộm (họ thường thực hành kỹ năng này ở công viên
Gorky tại Moscow)...
Sau khi tốt
nghiệp, các nhân viên tình báo của SVR thường được phân đi làm tại các
văn phòng thường trú của Nga ở nước ngoài. Các nhà ngoại giao thông
thường sử dụng năm tầng dưới, trong khi nhân viên tình báo và nhân viên
mật mã chiếm các tầng trên mà người ta quen gọi là tầng “tàu ngầm”.
Các
bức tường trong tòa nhà này được lắp bằng các đường ống rung phát ra
tiếng ồn trắng và hoàn toàn không có điện thoại và máy tính kết nối
Internet...
Trong khi đó, các sĩ quan
GRU được đào tạo tại Học viện Quân sự của Bộ Quốc phòng ở số 50 phố
Narodnoe Opolchenie, Moscow - không xa trụ sở của GRU và các viện nghiên
cứu liên kết với tình báo quân sự Nga. Các nhân viên tình báo quân sự,
bao gồm cả các chuyên gia an ninh mạng cũng được đào tạo tại Trường Điện
tử vô tuyến quân sự Cherepovets.
Một
cơ sở đào tạo khác cho các đặc vụ GRU là Học viện Vũ trụ quân sự
Alexander Mozhaysky, nơi Alexey Morenets (đặc vụ GRU cách đây 3 năm bị
buộc tội thực hiện các cuộc tấn công mạng ở Hà Lan) là một sinh viên.
Các
giảng viên của 3 học viện nói trên thường chọn sinh viên mới của họ
bằng cách gửi yêu cầu tuyển mộ đến các đơn vị quân đội trên toàn quốc,
xem xét hồ sơ của các sĩ quan trẻ. Họ phỏng vấn những ứng viên tiềm năng
và sau đó mời những ứng viên triển vọng nhất đến Moscow để thử nghiệm.
Các
cuộc đánh giá ở Moscow kéo dài một tuần, bắt đầu vào mỗi buổi sáng và
kết thúc vào tối muộn. Các thí sinh phải trải qua hàng trăm kỳ thi để
kiểm tra kiến thức về ngoại ngữ, khả năng chú ý, trí nhớ, sự nhạy bén về
tinh thần, “khả năng chống ồn” và “khả năng chịu đựng thông tin”.
Một
bài kiểm tra có thể yêu cầu họ lặp lại một cụm từ bằng một ngôn ngữ
không quen thuộc, trong khi một bài kiểm tra khác có thể cho họ xem hàng
chục bức ảnh và sau đó yêu cầu thí sinh đọc thuộc tên của từng người.
Ngoài
ra còn có các cuộc phỏng vấn với một hội đồng đánh giá. Họ có thể hỏi
các ứng viên về đồ uống có cồn yêu thích, lý do muốn tham gia tình báo
quân sự của Nga và thậm chí cả thái độ, suy nghĩ về phụ nữ.
Việc
đào tạo một sĩ quan tình báo của GRU thường mất 3 năm. Năm giảng dạy
đầu tiên đặc biệt chú trọng đến ngoại ngữ, vận hành máy móc chuyên dụng,
nghiên cứu khu vực, mã hóa, giải mã và công việc tình báo bí mật.
Thậm chí còn có các lớp học về cách tạo ra “truyền thuyết” (cốt truyện) của riêng mình và cách trốn tránh sự giám sát.
Mỗi
sinh viên được giao cho một khu vực của Moscow, nơi anh ta có nhiệm vụ
vạch ra các tuyến đường cho các cuộc gặp tiềm năng với các đặc vụ khác,
xác định vị trí thích hợp để lắp đặt các thiết bị nghe trộm và phát hiện
bất kỳ ai theo dõi anh ta (các sĩ quan FSB thường đóng vai trò phản
gián).
Một trong những nhiệm vụ quan
trọng nhất tại Học viện là thâm nhập vào một cơ sở an ninh cao: người
điệp viên tương lai phải được thừa nhận hợp pháp, ví dụ, bằng cách kết
bạn với người được anh ta cấp phép nhập vai...
Đào tạo chuyên biệt
Theo
tờ Meduza.io, Học viện Quân sự của Bộ Quốc phòng có 3 khoa. Bộ phận đầu
tiên đào tạo các đặc vụ bí mật hoạt động dưới sự bảo vệ ngoại giao (hay
còn gọi là vỏ bọc). Khi bước vào lĩnh vực này, các sĩ quan này bắt đầu
là cố vấn, thư ký cho các Đại sứ và đại diện của các công ty Nga ở nước
ngoài. Họ chịu trách nhiệm liên lạc với các điệp viên nằm vùng và các nỗ
lực tuyển dụng điệp viên nước ngoài.
Trụ sở GRU trên đường cao tốc Khoroshevskoye ở Moscow. Ảnh chụp ngày 4 tháng 10 năm 2018. Ảnh: AP.
Một
trong những người có vỏ bọc như vậy là Viktor Ilyushin, người đã bị
trục xuất khỏi Pháp năm 2014. Chính thức làm Phó tùy viên không quân tại
Đại sứ quán Nga ở Pháp, đặc vụ Viktor Ilyushin đã cố gắng có được
"thông tin mật" về một trong những nhân viên của Tổng thống Francois
Hollande.
Khoa thứ 2 thì chuyên
đào tạo các tùy viên quân sự (đại diện của các lực lượng vũ trang của
Nga phục vụ cho nhiệm vụ ngoại giao). Năm 2014, Eduard Shishmakov làm
tùy viên quân sự tại Ba Lan và sau đó bị trục xuất từng học khoa này.
Còn khoa cuối cùng là dành cho các sĩ quan nhận nhiệm vụ chỉ huy các
hoạt động đặc biệt ở nước ngoài.
Những
người đào tẩu và các trang web dành riêng cho lực lượng vũ trang Nga mô
tả cấu trúc của GRU như sau: đơn vị 1- Thu thập thông tin tình báo ở
Châu Âu; đơn vị 2 - Mỹ; đơn vị 3 - châu Á; đơn vị 4 - Trung Đông và châu
Phi; đơn vị 5 - trinh sát chiến lược; đơn vị 6 - giám sát thông tin
liên lạc; đơn vị 7 - dịch vụ phân tích thông tin; đơn vị 8 - phá hoại,
lật đổ và đơn vị 12B: chiến tranh thông tin.
Nhiệm vụ của các điệp viên
Trang
web của Văn phòng Bộ Tổng tham mưu của Bộ Quốc phòng Nga nói rằng các
sĩ quan của họ cung cấp cho lãnh đạo đất nước những thông tin nhằm tạo
điều kiện “có lợi cho việc thực hiện thành công chính sách về quốc phòng
và an ninh quốc gia”, đồng thời góp phần đến sự phát triển của đất
nước".
Theo luật, các cơ quan tình
báo Nga có thể làm việc bí mật với những người cung cấp thông tin của họ
và thực hiện các biện pháp để “che giấu nhân sự ”. Các cơ quan này được
phép sử dụng cả phương pháp công khai và bí mật, nhưng không liên quan
đến công dân Nga, không trên lãnh thổ Nga và không áp dụng trong trường
hợp người dân bị hại.
Năm 2011,
Alexander Shlyakhturov, người đứng đầu GRU vào cuối những năm 2000 cho
biết, công việc của cơ quan này là “phát hiện và phân tích các mối đe
dọa đối với lợi ích quốc gia và an ninh quân sự của Nga”.
Người
tiền nhiệm của ông, Valentin Korabelnikov, cho biết vào năm 2003 rằng
GRU cũng thu thập thông tin tình báo về các nghiên cứu do nước ngoài
thực hiện. GRU thực hiện hầu hết việc thu thập thông tin tình báo của
mình thông qua “những đặc vụ ngầm” - những người sống ở nước ngoài dưới
những cái tên giả.
Ngoài ra, danh
tính riêng biệt có thể được tạo ra cho các đặc vụ đi ra nước ngoài để
thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt, điều này dường như đã xảy ra với
Chepiga và Mishkin.
Đôi khi, nhiệm vụ
của các điệp viên nằm vùng có thể kéo dài hàng thập kỷ. Một cựu điệp
viên GRU kể rằng người bạn cùng lớp của anh ấy trong Học viện Quân sự đã
được gửi đến sống ở một quốc gia Arab trong 24 năm.
Khoảng
thời gian đó, anh này mua một kiots ở chợ và mở cửa hàng kinh doanh sửa
chữa giày dép, nơi anh gặp gỡ các điệp viên. Thường có những báo cáo và
công văn được giấu trong gót giày mang đến cho anh ta.
Sergey
Lebedev, một trong những quan chức hàng đầu của GRU, cho biết: “Cha tôi
qua đời mà không hề biết rằng tôi phục vụ trong ngành tình báo quân
đội, mặc dù tôi đã là một tướng lĩnh vào thời điểm ông ấy qua đời. Ông
ấy vẫn nói với mọi người rằng con trai mình làm việc cho Bộ Ngoại giao
”.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét