TT & HĐ II - 16/e
ADN Và Gen Di Truyền
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng
ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm;
thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy
được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở
bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống
chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích
trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
“Triết
học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của
bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
CHƯƠNG V: TƯƠNG ĐỒNG
“Các
qui luật thường xuyên và bất biến, tác động tới tất cả mọi vận động,
tất cả mọi biến đổi của các vật thể. Chính tự nhiên đặt ra một trật tự
và một sự hài hòa bất di bất dịch trong vũ trụ, và vũ trụ thì tuy luôn
luôn biến đổi trong những bộ phận của nó, nhưng bao giờ cũng là như thế
trong toàn bộ của nó ”.
(Lamarck)
"Loại bỏ một sai lầm cũng tốt như, và thậm chí đôi lúc còn hơn là thiết lập một chân lý hay sự thật mới."
(C. R. Darwin)
"Ngu
dốt sinh ra sự quả quyết hơn là tri thức; chính những người biết ít chứ
không phải những người biết nhiều mới quả quyết khẳng định vấn đề này
hay vấn đề kia sẽ không bao giờ được khoa học giải đáp.".
(C. R. Darwin)
“Chúng ta vẫn còn chìm trong bóng tối về nguồn gốc của hầu hết các nhóm sinh vật chính. Chúng xuất hiện trong hồ sơ hóa thạch giống như Athena đã chui ra từ trong đầu của Thần Zeus - bùng nổ và háo hức, trái ngược với Darwin miêu tả về sự tiến hóa là kết quả do sự tích lũy dần dần của vô số biến thể siêu nhỏ...”.
“Chúng ta vẫn còn biết ít về mối quan hệ qua lại của vô số cá thể trên thế giới trong suốt nhiều giai đoạn địa chất đã qua. Mặc dù còn nhiều điều mơ hồ và sẽ còn mơ hồ lâu dài nữa, nhưng tôi vẫn tán thành một cách chắc chắn là, sau khi nghiên cứu thận trọng và phán xét vô tư những việc mà tôi có thể làm được, quan điểm, mà hầu hết các nhà tự nhiên học đều tán thành cũng như tôi trước đây đã tán thành – cho rằng các loài được sáng tạo ra một cách độc lập – là sai lầm. Tôi hoàn toàn tin chắc rằng các loài không phải là bất biến; nhưng những loài thuộc về cái được gọi là các chủng giống nhau là những hậu duệ trực hệ của những loài khác đã tuyệt chủng hoàn toàn, cũng tương tự như là những biến chủng đã được công nhận của bất cứ loài nào là hậu duệ của những loài đó. Hơn nữa, tôi tin chắc rằng Chọn lọc Tự nhiên là nguyên nhân chính nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất của sự biến đổi.”
(C. R. Darwin)
***
Đến
đây, sẽ chẳng còn gì để ngạc nhiên đối với chúng ta nếu bất thình lình
NTT xuất hiện trở lại và tuyên bố rằng, tất cả những quá trình như: quá
trình làm hình thành nên không gian bát quái từ một lưỡng nghi phương
chiều, quá trình làm xuất hiện bốn tế bào đơn bội từ một tế bào lưỡng
bội, quá trình đưa đến những kết quả trong thực nghiệm lai tạo giống của
Menden, đều tuân theo một nguyên lý chung có tính nền tảng, tạm gọi là
phân định âm dương, tổng hợp lưỡng nghi và sự tích hợp giữa chúng.
Một
cơ thể sống, đương nhiên cũng là một thực thể, do đó nội tại của nó,
theo “thông lệ”, là một hệ thống lưỡng nghi. Tế bào lưỡng bội có một nội
tại điều hòa, cân bằng lưỡng nghi. Lúc đầu giả sử lực lượng của nó là ao, sau một thời gian tăng trưởng đạt đến 2ao và phân ra, tách rời làm đôi thành hai tế bào lưỡng bội mới với lực lượng là ao.
Đó là sự chia đôi ôn hòa ra hai hệ thống lưỡng nghi đầy đủ, cân bằng,
không còn quan hệ gì với nhau nữa. Nói lại: đó là nguyên phân.
Đối
với tế bào sinh dục (lưỡng bội), sự phân chia kèm theo hiện tượng giảm
nhiễm là quá trình, tạm gọi là dưới tế bào; ở tầng nhiễm sắc thể; là quá
trình tổng hợp, phân ly nhiễm sắc thể kèm sự tích hợp ở tầng dưới nữa.
Tế bào sinh dục tăng trưởng đến trạng thái cực độ (gọi là thái cực) thì
đòi hỏi phân chia. Sự phân chia bắt đầu từ việc lực lượng nhiễm sắc thể
phân định âm dương (phân cực) lập thành những hệ thống lưỡng nghi (cặp
nhiễm sắc thể tương đồng). Chúng ta gọi lần lượt hai nhiễm sắc thể lập
thành hệ thống lưỡng nghi đó là âm (ký hiệu: A) và dương (ký hiệu: D)
thì hệ thống đó được ký hiệu:
A + D
Nội tại của A và D cũng là những lưỡng nghi nên ta có thể miêu tả:
(để viết được như thế thì về mặt lực lượng, phải coi A = D)
Cũng có thể viết kiểu khác cho gọn và không cần phải có điều kiện A = D:
Sự
kiện hình thành hệ thống A + D chính là quá trình cố gắng “làm dịu” sự
đòi hỏi phân chia của tế bào nhưng không thể đảo ngược xu thế ấy. Do đó
hệ thống A + D vận động ổn định một thời gian, thì sự tích hợp ở tầng
dưới nữa (tầng các dưỡng chất của nhiễm sắc thể) làm xuất hiện sự phân
cực của tế bào và hệ thống “đành” phân ly thành hai lực lượng tương phản
nhau nhưng không còn ở trong một hệ lưỡng nghi thống nhất nữa.
Hai lực lượng bị phân ly đó đã mang những nét khác biệt so với A và D. Vì aA và dD
là toàn âm và toàn dương, tương phản rõ rệt so với nhau nên là cặp ưu
tiên kết hợp thành hệ thống (một lực lượng) và hệ thống còn lại (lực
lượng còn lại) là do cặp kia hợp thành. Hai lực lượng mới, sau khi phân
ly, được gọi là A’ và B’. Để mô tả, chúng ta có thể viết:
Tế
bào gốc vẫn không ngừng tăng trưởng theo hướng phân cực hóa và dẫn đến
phân chia thành hai tế bào đơn bội A’, D’ để rồi, từ hai tế bào đó, sau
một thời gian tăng trưởng lại tiếp tục phân chia thành bốn tế bào đơn
bội mà chúng ta mô tả theo sơ đồ như sau:
Đến
đây quá trình phân ly dừng lại vì không thể phân chia đơn vị làm nên
bản chất của nội tại tế bào. Bốn tế bào đó hoặc sẽ chết đi hoặc phải “ăn
thịt đồng loại” để hình thành nên một tế bào lưỡng bội mới, hoàn chỉnh.
Đó chính là quá trình tích hợp, trái ngược với phân ly và được thể hiện
qua ba định luật của Menđen.
Một
tế bào đơn bội như vậy được gọi là giao tử. Nếu chúng ta qui ước giao
tử đực là dương (ký hiệu: D) thì tế bào gốc của nó phải là DD. Tương tự,
nếu chúng ta qui ước giao tử cái là âm (ký hiện: A) thì tế bào gốc của
nó là AA. Sự tích hợp của hai giao tử đực và cái sẽ cho ra một hợp tử là
DA.
Vì
dương là hoạt động, tích cực, dễ nhận biết nên nó có tính trội và tính
trội ở đây, để dễ theo dõi chúng ta đặt là “trơn”. Vì âm là tĩnh, thụ
động, khó nhận biết nên nó có tính lặn, và ở đây, chúng ta đặt là
“nhăn”. Chúng ta có thể biểu diễn định luật thứ nhất của Menđen theo ký
hiệu mới (hình 12).
Hình 12: Sự biểu diễn kiểu truyền thống
Biểu
diễn như trên, rõ ràng là chưa thỏa mãn vì chưa mô tả được bản chất của
sự tích hợp. Việc ghép D và A (hay A và D cũng như A và A) thành DA
(hay thành DD; AA) chỉ là hình thức, hú họa, chưa nêu được tính cấu kết,
thống nhất nội tại thực sự của một thực thể (một lực lượng có thật!).
Để biểu diễn rõ ràng hơn, chúng ta qui ước thêm dấu: . Dấu này có hai nghĩa. Nếu có đủ lực lượng cần thiết để quá trình hợp tử xảy ra hết, trọn vẹn thì dấu được
viết thành U, có nghĩ là “và”. Trong trường hợp thiếu thốn lực lượng,
hoặc do quá trình thích nghi tiến hóa mà quá trình hợp tử không đầy đủ
hoặc duy nhất thì dấu được viết thành ∩, có nghĩ là “hoặc”. Dùng dấu kết hợp với hai dấu đã qui ước (dấu chỉ sự tổng hợp; dấu chỉ sự tích hợp), chúng ta sẽ biểu diễn lại như hình 13:
Hình 13: Sự biểu diễn kiểu “kỳ dị”
Nếu viết gọn lại, chúng ta có:
Nghĩa là khi quá trình hợp tử là đầy đủ, trọn vẹn thì:
F1 = DA U DA U DA U DA = 4 DA (trơn)
Và khi chỉ có một hợp tử thì:
F1 = DA ∩ DA ∩ DA ∩ DA = DA (trơn)
Ngày
xưa, khi nghe ông bà nói “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”,
chúng ta không hiểu được tại sao “giống” lại là sự quan trọng cuối cùng.
Giờ đây thì chúng ta đã bắt đầu hiểu ra và chẳng còn cách nào khác là
phải rập đầu bái phục sự đúc kết minh xác ấy của tổ tiên. Cũng ngày xưa,
chúng ta nghe người ta giảng về sự phủ định của phủ định và gọi đó là
một qui luật phổ biến của sự phát triển và đã tin “sái cổ”. Nhưng giờ
đây, chúng ta cho rằng phủ định của phủ định, nếu có, chỉ là những
trường hợp rất riêng và mang nặng tính chủ quan của nhận thức. Muốn phủ
định hạt lúa, có nhiều cách chứ không phải chỉ có một cách là làm xuất
hiện cây lúa. Người ta cố biện minh rằng phủ định không có nghĩa là phủ
định “sạch trơn” mà phải hiểu theo nghĩa biện chứng. Nhưng như thế nào
là sạch trơn và không sạch trơn khi mà cái gọi là vật chất luôn được bảo
toàn? Hạt thóc không bao giờ tự phủ định nó nếu không có tác động từ
bên ngoài (từ môi trường). Hạt thóc bị đốt cháy thành than là đã bị phủ
định, hạt than là thể phủ định của nó nhưng không phải hạt than phủ định
nó mà là ngọn lửa (môi trường). Vậy thì cây lúa cũng chỉ là một kiểu
phủ định trong muôn ngàn kiểu phủ định của hạt lúa và không phải là
nguyên nhân làm cho hạt lúa bị phủ định. Hơn nữa, sự phủ định xét cho
cùng cũng chỉ là tương đối, mang tính qui ước mà thôi. Phủ định của “có”
là gì? Là “không có”. Còn phủ định của “không có”? Là “có”! Và “trò
chơi” hỏi đáp ấy có thể tiếp tục đến bất tận. Về mặt hình thức đó là quá
trình phủ định của phủ định và chẳng có sự “phát triển” nào ở đây cả.
Phủ định của “tôi” là gì nếu không phải là “không tôi”? “Không tôi” rõ
ràng là cái gì cũng được, từ con kiến đến Vũ Trụ, và như vậy, con cái
của “tôi” cũng có thể là phủ định của “tôi”. Nhưng trong con cái “tôi”
vẫn có cái là của “tôi”, là giống “tôi”, là từ “tôi” mà có và như vậy
nói đến phủ định có vẻ hơi quá. Con cái là kết quả của “Đức Huyền Diệu”
nên chúng không có quyền quay lại phủ định cha mẹ. Còn nếu cố tình làm
thế thì phải coi chúng là lũ bất hiếu, và con cái do chúng sinh ra sẽ
rất có thể có tình trạng ấy. Biến dị và di truyền không có nghĩa là phủ
định, gạt bỏ mà là kế thừa nhờ biến hóa và biến hóa để kế thừa, vừa
khẳng định, vừa phủ định, vừa đồng nhất vừa phân biệt được. Ông bà ta đã
có nhiều đúc kết kinh nghiệm rất chí lý về vấn đề này. Chẳng hạn: “con
nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”; “gieo gì gặt nấy”; “ác giả
ác báo”; “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”; “đời cha ăn mặn,
đời con khát nước”…
Chúng
ta nói sang định luật thứ hai của Menden. Nhưng trước hết, chúng ta nói
rõ hơn về tính trội và tính lặn. Vì sao thiên nhiên lại cứ phải chọn
tình trạng này là trội chứ không phải là tình trạng khác? Vì sao một
tình trạng nào đó được ưu tiên thể hiện nhiều hơn sau khi tạo giống mà
không phải là tình trạng bất kỳ? Tại sao lại có sự ràng buộc một cách
bất bình đẳng, “phi dân chủ” như vậy? “Tội vạ” này hoàn toàn là tại
thiên nhiên, nhưng trực tiếp gây ra “thảm trạng” như vậy là tại con
người. Thiên nhiên đã ban cho con người sự cảm giác, cảm giác đó có mức
độ, phạm vi giới hạn và phù hợp với cơ thể sinh học của chỉ con người
thôi nên nó mang tính đặc thù, chủ quan và có phần thiên lệch. Tại sao
chúng ta lại qui ước được tính dương là trội? Vì chúng ta ngay từ đầu đã
định nghĩa rằng dương là sự thể hiện của động, của hoạt bát, sáng sủa.
Trong khi đó, chúng ta sống trong một thế giới theo quan sát của chính
chúng ta, hầu như là tĩnh tại, hầu hết là đứng im, mờ tối. Cho nên trong
cái phông cảnh ấy của thế giới, nếu xuất hiện một sự hoạt động nào đó,
một sự lóe sáng nào đó, thì chúng bỗng trở nên nổi bật, dễ nhận biết
trước chúng ta và được chúng ta gán cho tính trội. Còn một sự tĩnh tại,
thể hiện “lờ nhờ” nào đó rất gần với “gam màu” của phông cảnh thế giới,
vì bị chìm khuất, tầm thường hóa, khó nhận biết và thậm chí là không
quan sát được nên chúng ta gán cho nó là có tính lặn.
Làng
quê đang yên ả, phẳng lặng, đột nhiên “cô Thắm về làng”. Sự diêm dúa,
sặc sỡ của cô Thắm làm cho bà con cô bác trố mắt, nhất là lũ con nít cứ
kéo bầy, nắc nẻ theo “hiện tượng lạ”. Như vậy, cô Thắm đã hiểu được cách
làm nổi bật mình trước làng quê, thôn dã và được gọi là “chơi trội”.
Một
trận bóng đá đang hồi quyết liệt, các cầu thủ đều chạy như điên, thể
hiện dương tính rất cao, nhưng chẳng có gì là trội cả. Mọi người chỉ chú
ý tới trái bóng. Nhưng đột nhiên có một tiền đạo đứng nghiêm như trời
trồng, âm tính rất rõ. Hiện tượng đó lại tự nhiên nổi bật, trội hẳn lên.
Giả
sử chúng ta có một lượng nước là N và một lượng muối là M. Gọi tình
trạng của nước là lạt, tình trạng của muối là mặn. Hòa chúng vào nhau,
chúng ta có một hỗn hợp (ký hiệu là H).
H = N + M
Hỗn
hợp này là lạt hay mặn? Hay hỏi cách khác giữa mặn và lạt, tính trạng
nào thể hiện trội trong hỗn hợp đó? Ngay lập tức, chúng ta sẽ không trả
lời được nếu chúng ta không nếm thử nó. Nếu nếm thấy mặn thì mặc là
trội; nếu nếm thấy lạt thì lạt phải là trội. Bỏ qua sự chênh lệc vị giác
của những người tham gia khảo sát thì sự mặn hay lạt của hỗn hợp là do
mối tương quan về lực lượng giữa hai thành phần tham gia tạo nên hỗn hợp
quyết định. Nếu lượng muối là rất ít so với nước, thì hỗn hợp lạt “như
không có muối”, do đó lạt là trội. Nếu lượng muối là rất nhiều thì hỗn
hợp mặn như là “toàn muối”, do đó mặn là trội. Còn trường hợp thứ ba là
có vị “lờ mờ” vừa mặn vừa lạt, không mặn không lạt, do đó chẳng có tính
trạng nào được cho là trội hay lặn cả.
Có thể dùng ký hiệu diễn tả ý trên. Qui ước N mang tính dương; M mang tính âm, chúng ta “làm xiếc”:
Ghi
chú: Vì chỉ là hình thức cho nên đừng hiểu N = M một cách “cực đoan”!
Trong thực tế, để có sự lờ lợ, đôi khi, chẳng hạn phải pha 1 kg muối vào
10 lít nước. Lúc đó, về mặt lực lượng, chúng ta phải qui ước 1 kg muối
tương đương với 10 lít nước, do đó N = M có nghĩa là 1 kg = 10 lít! Toán
học không làm được như thế, xiếc cũng không làm được như thế mà chỉ có
ảo thuật. Ảo thuật làm cho nó xuất hiện trước mọi người và như vậy: nó
hiện hữu!!!
Đến đây, chúng ta chợt nhớ đến một câu chuyện vui. Chuyện thế này:
Có
một ông đi làm xa mới về. Chiều hôm đó, ông nhờ vợ đi mua rượu. Bà vợ
chỉ mua có 1 “xị” (1/4 lít). Ông chồng lầm bầm: “Một xị thì bõ bèn gì?!”
nhưng rồi ông cũng chỉ uống từng đó, không đòi mua thêm. Tối đến, hai
vợ chồng “tương phùng”. Ông chồng, xa vợ lâu ngày, “nổi cơn điên”, hùng
hục tả xung hữu đột, trống trận nổi liên hồi. Chiều hôm sau, ông chồng
lại bảo vợ đi mua rượu. Lần này, ông dặn vợ mua hai xị. Bà vợ nghĩ “hai
xị chắc chưa bõ…” nên mua luôn một lít. Uống xong chầu rượu ông chồng
quắc cần câu. Tối đến, dù được bà vợ “động viên” ông cũng chỉ “đùng một
phát” cho có rồi lăn ra ngủ như bị chết giấc. Sáng, bà vợ thầm thì với bà
hàng xóm: “Bà ạ, hóa ra một lít không bằng một xị!…”.
Lại sực nhớ một chuyện nữa:
Lại sực nhớ một chuyện nữa:
Có hai người đang tranh cãi nhau rất kịch liệt:
Một người nói: 4 x 4 = 16. Một người nói: 4 x 4 = 17
Cả hai không ai chịu nhịn ai, cứ cãi qua cãi lại mà chẳng bất phân thắng bại nên bèn lôi nhau lên quan huyện phân giải.
Nghe xong câu chuyện, quan huyện phán:
– Người nói 4 x 4 = 17 được thả cho về nhà!
– Còn thằng nói 4 x 4 = 16 ở lại, và lôi ra ngoài đánh 50 hèo cho bớt ngu đi!
Người nói 4 x 4 = 17 hí hửng đi về nhà, còn người kia sau khi bị đánh 50 hèo xong vẫn ấm ức liền vào hỏi quan huyện:
– Tại sao con nói đúng mà quan vẫn cứ đánh con?
Quan huyện nói:
– Cái tội của mày rất lớn con à, đó là vì mày biết 4 x 4 = 16 là đúng mà vẫn đi cãi nhau với một thằng ngu. Đã biết nó ngu mà lại tốn thời gian vì một đứa ngu, cố chấp như mày nên bị đánh là phải. Còn thằng ngu kia ta thả nó về xã hội để xã hội dạy cho nó thấy là nó ngu như thế nào, còn mày có nói đến thế nào đi chăng nữa nó vẫn không khôn ra được đâu.
Lỡ rồi, nốt chuyện cuối cùng:
Một người nói: 4 x 4 = 16. Một người nói: 4 x 4 = 17
Cả hai không ai chịu nhịn ai, cứ cãi qua cãi lại mà chẳng bất phân thắng bại nên bèn lôi nhau lên quan huyện phân giải.
Nghe xong câu chuyện, quan huyện phán:
– Người nói 4 x 4 = 17 được thả cho về nhà!
– Còn thằng nói 4 x 4 = 16 ở lại, và lôi ra ngoài đánh 50 hèo cho bớt ngu đi!
Người nói 4 x 4 = 17 hí hửng đi về nhà, còn người kia sau khi bị đánh 50 hèo xong vẫn ấm ức liền vào hỏi quan huyện:
– Tại sao con nói đúng mà quan vẫn cứ đánh con?
Quan huyện nói:
– Cái tội của mày rất lớn con à, đó là vì mày biết 4 x 4 = 16 là đúng mà vẫn đi cãi nhau với một thằng ngu. Đã biết nó ngu mà lại tốn thời gian vì một đứa ngu, cố chấp như mày nên bị đánh là phải. Còn thằng ngu kia ta thả nó về xã hội để xã hội dạy cho nó thấy là nó ngu như thế nào, còn mày có nói đến thế nào đi chăng nữa nó vẫn không khôn ra được đâu.
Lỡ rồi, nốt chuyện cuối cùng:
Đêm tân hôn của đôi vợ chồng làm việc ở ngành xuất bản thật thơ mộng. Họ nói với nhau đủ chuyện từ chuyện yêu đương gia đình, bè bạn, nghề nghiệp.
Anh chồng ôm vợ âu yếm rồi đọc thơ:
– Sách mới cho nên phải đắt tiền.
Chị vợ cùng nghề, nghe chồng đọc liền ứng khẩu đọc tiếp luôn:
– Hôm nay xuất bản lần đầu tiên.
Anh chồng ghì chặt vợ vào lòng mình đọc luôn câu thứ ba:
– Anh còn tái bản nhiều lần nữa.
Chị vợ sung sướng đọc câu thơ trong tiếng thở:
– Em để cho anh giữ bản quyền.
Vài năm sau. Cô vợ đọc:
– Sách đã cũ rồi phải không anh.
Sao nay em thấy anh đọc nhanh.
Không còn đọc kỹ như trước nữa.
Để sách mơ thêm giấc mộng lành.
Anh chồng ngâm:
– Sách mới người ta thấy phát thèm.
Sách mình cũ rích, chữ lem nhem.
Gáy thì lỏng lẻo, bìa lem luốc.
Đọc tới đọc lui, truyện cũ mèm.
Cô vợ thanh minh:
– Sách cũ nhưng mà chuyện nó hay.
Đọc hoài vẫn thấy được bay bay.
Đọc xong kiểu này, rồi kiểu khác.
Nếu mà khám phá sẽ thấy hay.
Anh chồng lầu bầu:
– Đọc tới đọc lui mấy năm rồi.
Cái bìa sao giống giấy gói xôi.
Nội dung từng chữ thuộc như cháo.
Nhìn vào hiệu sách, nuốt không trôi.
Gã hàng xóm hắng giọng sang:
– Sách cũ nhưng mà tui chưa xem.
Nhìn anh đọc miết thấy cũng thèm.
Cũng tính hôm nào qua đọc lén.
Liệu có trang nào anh chưa xem?
Anh chồng ôm vợ âu yếm rồi đọc thơ:
– Sách mới cho nên phải đắt tiền.
Chị vợ cùng nghề, nghe chồng đọc liền ứng khẩu đọc tiếp luôn:
– Hôm nay xuất bản lần đầu tiên.
Anh chồng ghì chặt vợ vào lòng mình đọc luôn câu thứ ba:
– Anh còn tái bản nhiều lần nữa.
Chị vợ sung sướng đọc câu thơ trong tiếng thở:
– Em để cho anh giữ bản quyền.
Vài năm sau. Cô vợ đọc:
– Sách đã cũ rồi phải không anh.
Sao nay em thấy anh đọc nhanh.
Không còn đọc kỹ như trước nữa.
Để sách mơ thêm giấc mộng lành.
Anh chồng ngâm:
– Sách mới người ta thấy phát thèm.
Sách mình cũ rích, chữ lem nhem.
Gáy thì lỏng lẻo, bìa lem luốc.
Đọc tới đọc lui, truyện cũ mèm.
Cô vợ thanh minh:
– Sách cũ nhưng mà chuyện nó hay.
Đọc hoài vẫn thấy được bay bay.
Đọc xong kiểu này, rồi kiểu khác.
Nếu mà khám phá sẽ thấy hay.
Anh chồng lầu bầu:
– Đọc tới đọc lui mấy năm rồi.
Cái bìa sao giống giấy gói xôi.
Nội dung từng chữ thuộc như cháo.
Nhìn vào hiệu sách, nuốt không trôi.
Gã hàng xóm hắng giọng sang:
– Sách cũ nhưng mà tui chưa xem.
Nhìn anh đọc miết thấy cũng thèm.
Cũng tính hôm nào qua đọc lén.
Liệu có trang nào anh chưa xem?
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét