Khi Thành Cát Tư Hãn (1162-1227)
qua đời, quân đội Mông Cổ vẫn đang trên đường chinh phạt Tây Hạ. Vị thủ
lĩnh tử trận nhưng quân Mông quyết tâm bưng bít thông tin, không để kẻ
thù biết được.
Chính vì điều này mà nguyên nhân cái chết của Thành
Cát Tư Hãn vẫn còn là bí ẩn với nhân loại, rất nhiều dị bản xuất hiện
trong các tài liệu lịch sử, với những ghi chép khác nhau về cái chết của
ông. Trong đó, bốn dị bản dưới đây được các nhà sử học đánh giá là có
khả năng xảy ra nhất. 1. NGÃ NGỰA
Cuốn chính sử của
Mông Cổ mang tên "Mông Cổ bí sử" (hay "Bí sử triều Nguyên") là ghi chép
lâu đời nhất có đề cập đến cái chết của Thành Cát Tư Hãn. Cuốn sách ban
đầu được viết bằng tiếng Mông Cổ, nhưng bản gốc bị thất lạc từ lâu nay
chỉ còn bản dịch tiếng Trung.
Theo bản dịch này, một năm trước khi
chinh chiến tại Tây Hạ, tình trạng sức khỏe của Đại Hãn đã chuyển biến
xấu. Trong một lần đi săn, ông còn ngã ngựa và bị thương nặng, nhiều lần
sốt cao. Vào thời điểm đó, kế hoạch tấn công của Tây Hạ đã được quyết
định nhưng Thành Cát vẫn vài lần tính tới chuyện rút lui.
Thủ lĩnh Mông Cổ có thể chiến thắng mọi quân đội hùng mạnh nhưng không thể chiến thắng quy luật của tự nhiên (Ảnh: Internet)
Trong
một cuộc đàm phán giữa các sứ thần, đại thần Tây Hạ, A Hợp, đã ngạo mạn
nói rằng: "Nếu bây giờ Mông Cổ muốn khiêu chiến, ta có núi Hạ Lan làm
nơi đóng quân, có vải bố nâu làm lều, có đầy đủ lạc đà mang vác quân
lương. Nếu quân Mông muốn thì cứ tới Hạ Lan mà tìm gặp, nếu người Mông
Cổ thiếu vàng bạc, ngựa, quân lương thì với Ninh Hạ, Lương Châu mà lấy."
Nghe
những lời này, Thành Cát gầm lên giận dữ: "Hắn nói lời xấc láo như vậy
sao chúng ta có thể rút quân được? Chết ta cũng phải đánh." Vậy là thủ
lĩnh Đại Cát ra trận trong cơn bạo bệnh.
Mặc dù đã tiêu diệt được
Tây Hạ, nhưng kết cục là vị vua Mông Cổ cũng bỏ mạng trong doanh trại.
Người ta tin rằng ông đã chết vì bệnh quá nặng nhưng là bệnh gì thì
không có sách sử nào ghi rõ. 2. SÉT ĐÁNH
Một giai
thoại khác được thuật lại bởi đại sứ giáo hoàng La Mã Cabine khi đến
Trung Quốc cho biết, cái chết của Thành Cát là do sét đánh. Trên thực
tế, thời tiết ở các thảo nguyên Mông Cổ rất khắc nghiệt, thường xảy ra
giông bão nên sét đánh cũng là điều dễ xảy ra.
Theo quan niệm của
người Mông Cổ, chữ "hiếu" là tối quan trọng. Những kẻ bất hiếu với cha
mẹ sẽ bị sét đánh chết. Thành Cát Tư Hãn từng khiến mẹ tức giận đến chết
vì vậy ông không sợ bất kì ai nhưng rất sợ mỗi khi trời đổ mưa.
Có lẽ vì điều này là đại sứ La Mã tin rằng Đại Cát đã chết vì sét đánh.
Vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn từng đi qua nhiều nơi, thảm sát hàng trăm nghìn người (Ảnh: Baijiahao)
Cũng
có truyền thuyết khác kể rằng, Thành Cát Tư Hãn từng thảm sát hàng trăm
nghìn người. Có một lần trên chiến trận, vị vua Mông Cổ giết người tới
mức con ngươi mắt chỉ trông thấy một màu đỏ quạch, tiếng gào khóc ở khắp
nơi nhưng ông không tha cho họ.
Bỗng nhiên trời tối sầm, mưa
giông kéo tới, một tia sét đánh thẳng xuống kết liễu cuộc đời "chiến
thần" Mông Cổ. Giả thuyết này đậm màu sắc thần thoại và có vẻ thiếu thực
tế. 3. TRÚNG TÊN TỬ TRẬN
Có thể Đại Hãn đã tử trận khi chiến đấu tại Tây Hạ (Ảnh: Baijiahao)
Năm
1227, Thành Cát Tư Hãn bị trúng mũi tên độc vào đầu gối khi chiến đấu ở
Tây Hạ, cuối cùng không qua khỏi. Đây là ghi chép trong di cảo của
thương nhân người Ý Marco Polo trong thời gian ông tới Trung Quốc làm ăn
năm 1275.
Cuốn sách sử Mông Cổ "Thánh vũ cận thân chính ký" cũng
ghi nhận 3 lần Thành Cát bị trúng tên: năm 1202, năm 1212 và trùng hợp
có một lần năm 1226 trong trận đánh Tây Hạ. 4. CÁI CHẾT LY KỲ NHẤT: CHẾT DƯỚI TAY PHI TẦN
Một
trong những dị bản ly kỳ nhất về cái chết của Thành Cát Tư Hãn được tìm
thấy trong cuốn sách "Mông Cổ Nguyên Lưu" thời nhà Thanh.
Thành Cát có hậu cung 500 thê thiếp, đều là vợ và con gái của những kẻ thù bại trận (Ảnh: Internet)
Sách
sử ghi lại, khi Mông Cổ đem quân đi chinh phạt, binh lính đã bắt được
vương phi Tây Hạ Gurbeljin Gowa Hadon dâng lên cho Thành Cát. Vương phi
Tây Hạ xinh đẹp sống bên Đại Hãn luôn nhẫn nhục chịu đựng, tìm cơ hội
trả thù cho dân tộc mình.
Trong một đêm đầu tiên hầu hạ vị vua
Mông Cổ, vương phi Tây Hạ dùng dao sát hại Thành Cát khi ông đang say
giấc, sau đó bà gieo mình xuống sông Hoàng Hà tự tử.
Truyền thuyết
Mông Cổ cũng từng "chế biến" câu chuyện này thành: vương phi Tây Hạ đã
dùng răng cắn lìa "của quý" của "chiến thần" Mông Cổ, ông chết vì mất
máu và quá xấu hổ. Tuy nhiên không có sử sách nào ghi lại chi tiết này,
dị bản này là vô căn cứ.
PV (Theo Pháp luật và Bạn đọc)
'Giải mật' những tồn nghi triều Nguyễn: Vì sao vua Hiệp Hòa bị giết?
Về việc truất phế vua Hiệp Hòa và
giết chết ngài sau 4 tháng tại vị cũng vì ngài mật mưu với Pháp để
triệt hạ hai ông Phụ chánh Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết là những
cố mạng lương thần chống lại Hiệp ước Harmand ngày 25.8.1883 cùng đường
lối thân Pháp của ngài.
Vua Hiệp Hòa
Ảnh: Tư liệu
Chính sách chủ hòa
Mọi việc do vua Hiệp Hòa tự quyết định, không cần ý kiến của viện Cơ mật, đặc biệt là hai Phụ chánh Nguyễn Văn Tường
và Tôn Thất Thuyết. Lúc vua mới lên ngôi, các Phụ chánh nghe tin báo
chí đồn rằng Pháp sắp đánh Thuận An, có tâu trình rằng Tiên vương Tự Đức
đã có xin vua Thanh viện trợ và xin vua “giáng dụ nghiêm sức các quan
quân thứ chia quân tiến đánh, cho chúng nhọc về phòng bị, không có thì
giờ mưu tính việc khác, thì ta mới được giữ vững để đợi nước Thanh xử
trí”. Vua Hiệp Hòa miễn cưỡng “bảo rằng trí khôn mọi người đã định, việc
thành là ở quả quyết, tạm nghe theo”. Khi sai quan trao cho ông Tôn
Thất Thuyết lá cờ lệnh và ngự bài binh sự để “được tiện nghi làm việc”
giữ Cửa Thuận chống quân Pháp, vua “Lại răn rằng: nếu giảng hòa được,
cũng nên tòng quyền làm kế hoãn binh, hết thảy mọi việc cốt phải muôn
phần không còn lo ngại để giữ tôn miếu xã tắc, là sức ngươi cả. Nếu cậy
khỏe hiếu thắng, không biết cơ nghi, tất phải trách cứ rất nặng”.
Trước đó, vua sai cựu lãnh sự ở Gia Định Nguyễn Thành Ý, lúc ấy làm
Tham tri bộ Binh cùng Hành nhân (Thông ngôn) là Nguyễn Hữu Thơ đến tạm
đóng ở cửa biển Thuận An để đợi khi “tàu của toàn quyền Pháp Harmand”
đến thì “thương thuyết”. Khi tàu Pháp tự tiện đến đỗ ở cửa biển Tư Hiền,
và cho quân “xuống thuyền ván... vào đo cửa biển rồi chạy đi”, các quan
viện Cơ mật và Thương bạc xin ra lệnh từ sau phải xét hỏi và ngăn lại.
“Vua bảo rằng: 2 đồn đóng giữ cửa biển ở kinh vừa không đủ trông cậy,
nếu không biết cơ nghi, hiểu lý thế thì không được, nên giữ gìn mà thôi,
không nên gây hiềm khích”.
Khi
người Pháp không chịu điều đình với ông Nguyễn Thành Ý, thì “vua lại
sai Trần Thúc Nhận, Phạm Như Xương đi tiếp theo, đại khái đem các việc
vua cũ mới chết, vua mới lên ngôi giữ lẽ bàn bạc”. Các ông này đến thành
Trấn Hải thì thành bị Pháp liên tiếp tấn công bằng đại pháo và súng cá
nhân rồi mất. Không tiếp xúc được với Pháp và “Trấn Hải không giữ được,
Thúc Nhận tự nhảy xuống biển chết”. Được tin, vua “lập tức sai thượng
thư bộ Lại Nguyễn Trọng Hợp đến ngay thành Trấn Hải bàn hòa. Lại sắc cho
các đồn từ Lộ Châu trở lên đều phải canh giữ phòng thủ cho nghiêm. Nếu
tàu nước ấy có đến đồn nào, tức phải treo cờ trắng, không được bắn khiêu
khích”. Cùng đi với quan Thương bạc Nguyễn Trọng Hợp (Hiệp) vào đêm 20
rạng ngày 21.8.1883 để điều đình có GM Caspar, trợ tế Tòa thánh ở địa
phận Bắc Đàng Trong, được Phụ chánh Trần Tiễn Thành đến nhà thờ Kim Long
thỉnh cầu theo lệnh của vua Hiệp Hòa. Theo lời vị này thì họ đi thuyền
với những ngọn đuốc soi sáng và một cây cờ trắng và được gặp Tổng ủy
Harmand lúc 3 giờ khuya. Một cuộc hưu chiến được Tổng ủy chấp nhận với
điều kiện là triều đình phải di tản tất cả các pháo đài lân cận với Trấn
Hải và phá hủy tất cả dụng cụ chiến tranh ở các nơi đó; triều đình cần
bằng lòng đến Sứ quán Pháp vào ngày mai để nghe những đề nghị cần phải
được tuân hành, nếu không thì cuộc chiến sẽ tái diễn.
Triều
đình chịu theo mọi điều kiện và một thỏa ước được ký kết vào ngày
25.8.1883. Theo đó, Việt Nam chấp nhận quyền bảo hộ của nước Pháp với
hậu quả là triều đình phải giao hẳn quyền ngoại giao cho Pháp hành xử.
Dù hiệp ước không hề được hai bên phê chuẩn và sẽ được thay thế bằng
Hiệp ước Patenôtre ngày 6.6.1884, nhưng nó để lại những hậu quả tức thì:
quân Pháp chiếm đóng vĩnh viễn các thành cửa Thuận An; ông de Champeaux
trở lại làm Khâm sứ với quyền hội kiến riêng tư với vua. Ngoài ra triều
đình phải: nhượng tỉnh Bình Thuận
cho Nam Kỳ thuộc Pháp và ba tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh cho Bắc Kỳ được đặt
dưới quyền kiểm soát của Pháp; triệu hồi quân đội đã được gửi ra Bắc để
chống Pháp và dẹp loạn, đặt Bắc Kỳ vào tình trạng hòa bình; chịu cho
Pháp đặt Công sứ ở các tỉnh Bắc Kỳ; ra lệnh cho quan lại đã bỏ chức để
đi đánh Pháp trở về nhiệm sở cũ; bổ nhiệm viên chức mới cho những chỗ bị
khuyết vì quan viên trước đã từ bỏ nhiệm sở, và hợp thức hóa những quan
viên do Pháp đã tạm bổ nhiệm. Hiệp ước được Tổng ủy Harmand cho áp dụng
ngay và đã giết hại, ức hiếp, hạ nhục các quan ở Bắc Kỳ, mà vua và
triều đình không bênh vực được, gây không biết bao uất hận, khiến thành
phần tham gia cuộc chính biến lật đổ vua Hiệp Hòa hết sức đông đảo.
Cuối tháng 11.1883, Tổng ủy Harmand cho Khâm sứ de Champeaux hay
tình hình ở Bắc Kỳ rất tồi tệ, hầu hết mọi quan tỉnh trong vùng châu
thổ, với sự đồng lõa của triều đình Huế, cấu kết với quân thù và đòi hỏi
vị Khâm sứ phải buộc phía Việt lập tức thay thế hầu hết các Thượng thư
và các quan tỉnh nào ở Bắc Kỳ có bằng chứng phản phúc. Được lệnh này của
vị Tổng ủy, ông de Champeaux cho mời ngay người mà vua Hiệp Hòa, bất
chấp sự phản đối của các quan viện Cơ mật Tường và Thuyết, thường sai
đến sứ quán là Tuy Lý vương Miên Trinh xếp đặt lịch. Ngày 28.11.1883, vị
Khâm sứ được vua Hiệp Hòa tiếp kiến riêng tại điện Văn Minh, không có
hai Phụ chánh Tường, Thuyết tham dự. Liền đêm 28 rạng ngày 29.11.1883,
trong lúc ông de Champeaux đi xuống Thuận An bàn việc diệt trừ hai ông
Tường, Thuyết thì cuộc đảo chánh do hai vị Phụ chánh dẫn đạo bắt đầu vào
canh hai. Ngày sau, Hoàng tử Dưỡng Thiện được Tôn nhân, đình thần đề
nghị và Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ chấp thuận cho lên ngôi, thay vua Hiệp
Hòa đã bị cho uống thuốc độc chết sáng ngày đó. Theo lời thuyền trưởng
tàu Vipère Picard Destelan, người đã cứu cấp các hoàng thân, công tử và
cho tá túc trên tàu khi cuộc đảo chánh xảy ra, thì vua Hiệp Hòa có cầu
cứu với Sứ quán Pháp, nhưng vô hiệu. Vì vậy, cuộc đảo chánh của hai ông
Tường, Thuyết đã “được thực hiện một cách tuyệt hảo, và thành công ngoài
mọi sự chờ đợi”.
(còn tiếp)
(Trích sách Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của
nhà Nguyễn của Giáo sư Nguyễn Quốc Trị, do Khai Tâm và NXB Tổng hợp
TP.HCM ấn hành)
Đâu là lý do chính sự sụp đổ của Liên Xô
Lê Ngọc |
7
Mới đây, trang mạng russian7.ru đăng bài phân tích lý do sụp đổ
của Liên Xô, xin trân trọng giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Tháng 12/1991, thỏa thuận về
việc thành lập Cộng đồng các Quốc gia Độc lập đã được ký kết tại
Belovezhskaya Pushcha (Belarus). Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô
viết đã biến mất mà không thể kéo dài thêm 1 năm để kỷ niệm lần thứ 70
ngày thành lập siêu cường một thời này.
Vì giá dầu giảm
Một trong những "trụ cột chính" của Liên Xô
trong những năm 1970-1980 là dầu Urals: chẳng hạn, trong giai đoạn
thịnh vượng, chỉ năm 1978, xuất khẩu dầu đã thu về 5,5 tỷ USD trong tổng
kim ngạch xuất khẩu thương mại của Liên Xô 13,2 tỷ USD.
Hầu hết người dân Liên Xô thậm chí không nghi ngờ rằng dầu của Liên Xô có giá và có tên riêng.
Nhưng tất cả các thương nhân thế giới và các chính trị gia Mỹ đều biết về điều đó, những người đã làm mọi cách để hạ giá dầu.
Khác
với dầu thô Brent của Ả Rập và Na Uy, chi phí khai thác dầu của Liên Xô
khá cao - khoảng 5 USD, vì vậy để có lợi nhuận giá bán dầu Urals ít
nhất phải là 10 USD. Năm 1986, thông qua thao túng thị trường, dầu đã
giảm xuống dưới 10 USD và Liên Xô bị rơi vào thế khó.
Vì thua trong cuộc chiến thông tin
Trong
gần 60 năm tồn tại, Liên Xô đã không tạo được hình ảnh tích cực trong
lòng công dân của hầu hết các nước phương Tây. Bộ máy tuyên truyền của
Liên Xô hoạt động theo cách thức khá cứng nhắc và thô sơ.
Liên
Xô đã không thuyết phục được đa số các quốc gia rằng chính cường quốc
này đóng vai trò quyết định trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Vì
vậy, trong thế giới Anglo-Saxon, mọi người đều chắc chắn rằng Mỹ và Anh
đã thắng trong cuộc chiến.
Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết - cường quốc chính trị, quân sự và kinh tế một thời; Nguồn: wikipedia.org
Vì đã bắt đầu chiến dịch chống rượu
Nhưng
ngay cả những nơi hình ảnh của Liên Xô được cho là tích cực, các nhà
tuyên truyền của Liên Xô vẫn không giữ được thế thượng phong.
Ví
dụ, Liên Xô đã không thể làm được bất cứ điều gì trước chiến dịch cứng
rắn chống cộng (thực chất là chống Liên Xô) mà chính phủ Mỹ phát động
vào cuối những năm 1940 ở Mỹ và một số nước châu Âu. Kết quả là các
chính phủ có cảm tình với Liên Xô ở Pháp, Ý và Hy Lạp phải ra đi mà
không nhận được sự hỗ trợ tâm lý thích đáng.
Đến
năm 1984, mức độ tiêu thụ rượu ở Liên Xô đã vượt quá 14 lít nguyên chất
trên đầu người. Điều này buộc giới lãnh đạo Liên Xô phải có những biện
pháp nghiêm túc để đất nước không bị “say”.
Tháng
5/1985, một chiến dịch chống rượu chưa từng có đã được phát động - giá
rượu vodka tăng gần gấp đôi, những vườn nho đặc sản truyền thống bị cắt
giảm, và việc sản xuất rượu và các sản phẩm vodka bị giảm một cách có
chỉ đạo.
Nhà nước đã tự nguyện từ bỏ
một nguồn thu nhập quan trọng, mà việc bán rượu đã có từ thời Stalin.
Nhưng ngay sau đó, giá dầu và khí đốt, vốn chiếm gần 60% tổng thu ngân
sách của Liên Xô, tụt giảm thảm hại, và “tấm đệm tài chính” là doanh thu
từ việc xuất khẩu dầu và bán rượu vodka trên thị trường nội địa đã
không còn.
Liên
Xô rơi vào tình trạng sụp đổ kinh tế. Nhưng cái chính là vì chống rượu
chè, chính quyền đã đánh mất lòng tin nơi người dân, và phải trả giá vào
năm 1991.
Vì KGB có quá nhiều ảnh hưởng
Kể từ giữa những năm 70, Ủy ban An ninh Nhà nước (KGB) Liên Xô bắt đầu thực hiện vai trò của nhà nước trong một nhà nước.
Ủy
ban này thực sự trở thành một cơ cấu kinh tế không được kiểm soát với
tầm ảnh hưởng rất mạnh và rộng. KGB có lợi ích trên toàn thế giới và
những lợi ích của Ủy ban này không phải lúc nào cũng trùng khớp với lợi
ích của nhà nước.
Vì đất nước được cai trị bởi những người già
Trong
Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Liên Xô đã mất các thế hệ 1920-1923 - những
thế hệ lẽ ra phải đóng vai trò quyết định trong việc điều hành đất nước
vào những năm 80. Đã có một bước nhảy vọt nhiều thế hệ; Bộ chính trị đã
bị già đi, các chính trị gia của cơ cấu mới còn quá trẻ để điều hành
đất nước.
Vì đã gửi quân đến Afganistan
Năm
1979, để ngăn chặn sự phát triển của một cuộc nội chiến ở nước láng
giềng Afghanistan, ban lãnh đạo Liên Xô đã điều động một đội quân hạn
chế tới nước này. Điều này đã gây ra phản ứng dữ dội ở phương Tây.
Đặc biệt, để phản đối, Mỹ và một số nước khác đã tuyên bố tẩy chay Thế vận hội Moscow, diễn ra vào năm 1980.
Hai
thập kỷ sau, khi Liên Xô không còn trên bản đồ thế giới, các lực lượng
đặc biệt của Mỹ thừa nhận rằng họ đóng một vai trò quan trọng trong việc
lôi kéo Liên Xô vào cuộc xung đột quân sự.
Cho
đến nay, các học giả và sử gia vẫn đang tranh cãi về công-tội của
Gorbachov - Tổng thống đầu tiên và cuối cùng của Liên Xô; Nguồn:
pinterest.com
Trong
hồi ký của mình, cựu Giám đốc CIA thừa nhận người Mỹ đã bắt đầu cung
cấp vũ khí và hỗ trợ quân sự cho phiến quân ở Afghanistan ngay trước khi
quân đội Liên Xô tiến vào, kích động quyết định của giới lãnh đạo Liên
Xô.\
Tình hình càng trở nên trầm
trọng hơn do giá dầu giảm. Hàng năm, Liên Xô đã phải chi khoảng 2-3 tỷ
USD cho cuộc chiến ở Afghanistan. Liên Xô có thể cáng đáng được chi phí
đó vào thời điểm giá dầu cao nhất, vào những năm 1979-1980.
Tuy
nhiên, trong khoảng thời gian từ tháng 11/1980 đến tháng 6/1986, giá
dầu đã giảm gần 6 lần. Tham gia vào cuộc xung đột ở Afghanistan đã trở
thành một "thú vui" quá đắt đỏ đối với nền kinh tế tiều tụy Liên Xô.
Vì không có đồng minh đáng giá
Liên
Xô đã chi nhiều tỷ USD cho các "đồng minh" của mình. Tuy nhiên, cuộc
tranh giành ảnh hưởng với Mỹ trên mọi "tế bào của địa cầu" đã kết thúc
trong tủi hổ.
Ngay
sau khi Liên Xô và sau đó là Liên bang Nga ngừng tài trợ, phong trào
“cách mạng cộng sản” ở các quốc gia mà cường quốc này muốn gây ảnh
hưởng, hoặc sụp đổ hoàn toàn, hoặc mang màu sắc “phi cộng sản”.
Trên
thực tế, Liên Xô không có "bạn bè" thực sự. Ban lãnh đạo Liên Xô buộc
phải thương lượng với người Mỹ và buộc phải có những nhượng bộ chính trị
quan trọng.
Tuy nhiên, ngay cả điều
đó cũng không thể cứu Liên bang Xô viết khỏi sụp đỗ. Ngày 25/12/1991,
Gorbachov - Tổng thống đầu tiên và cuối cùng của Liên Xô - chính thức từ
chức.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã đưa ra một tuyên bố vạch rõ ranh giới trong cuộc đối đầu lớn giữa Liên Xô và Mỹ:
“Hoa
Kỳ hoan nghênh sự lựa chọn lịch sử ủng hộ tự do của các quốc gia mới
của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. Bất chấp tiềm ẩn bất ổn và hỗn loạn,
những sự kiện này rõ ràng phù hợp lợi ích của chúng ta".
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét