Logic - Chuong 1_Tiet 1 - Đại học Luật - Tp. Hồ Chí Minh
"Nếu bạn muốn thành công, phải lấy lòng kiên trì làm bạn tốt, lấy kinh
nghiệm làm tham mưu, lấy cẩn thận làm anh em, lấy hy vọng làm lính gác"
Thomas Edison
“Chúng ta có thể hoặc dùng lý lẽ để hạ gục ý kiến
của người khác hoặc cứ để họ phát biểu những gì họ muốn. Chúng ta không
thể xóa bỏ ý kiến bằng vũ lực, làm như vậy sẽ cản trở sự phát triển tự
do và trí tuệ.”
Che Guevara
“Một người nếu bắt đầu từ khẳng
định, anh ta tất sẽ kết thúc trong nghi vấn, nhưng nếu anh ta bắt đầu từ
nghi vấn, anh ta đương nhiên kết thúc bằng khẳng định”
Fracis Bacon
“Văn hóa chính là hiểu những lời hay nhất và những tư tưởng tốt đẹp
nhất mà mọi người trên thế giới đã từng nói và từng suy nghĩ”
Arnold
"Người kinh nghiệm phong phú đọc sách dùng hai mắt, một con mắt nhìn lời trên tờ giấy, một con mắt nhìn mặt sau tờ giấy"
Goethe
"Chìa khóa mở mọi cánh cửa khoa học đều là dấu chấm hỏi; phần lớn những
phát hiện vĩ đại của chúng ta đều vậy, mà trí tuệ của cuộc sống thường
quyết định ở chỗ khi gặp việc gì thì hỏi câu hỏi tại sao"
Balzac
"Học vấn không có quê hương, nhưng người có học phải có tổ quốc"
L.Pasteur
“Bản tính của ta chỉ có thể có những trực giác khả giác thôi, nghĩa là
theo cách ta bị sự vật tác động vào, còn khả năng suy tưởng những đối
tượng của trực giác thì lại là công việc của trí năng. Trong hai đặc
tính này của tâm trí ta, không cái nào được coi là trọng hơn cái kia.
Không có cảm năng, thì không có một đối tượng nào sẽ được ban cho ta, và
không có trí năng thì không một đối tượng nào sẽ được ta suy tưởng.
Thiếu nội dung, các ý tưởng sẽ rỗng tuếch và thiếu quan niệm thì các
trực giác sẽ mù tịt”.
I. Kant
“Bạn ơi, lý thuyết thì xám xịt, còn cây đời mãi mãi xanh tươi.” Wolfgang Goethe
Trong cuốn “Lôgic học” của E.A.Khơmencô (NXB Quân đội nhân dân, 1976), chúng ta rất khoái (chỉ khoái thôi!) những dòng này:
“Tên
khoa học của Lôgic học bắt nguồn từ chữ Hy lạp là lôgốt (logos), có
nghĩa là lời nói, ý nghĩa, lý lẽ. Khoa học logic là khoa học nghiên cứu
về những qui luật, hình thức và công cụ của tư duy nhằm nhận thức thế
giới khách quan (…).
(…)
Về
mặt nội dung, tư duy là sự phản ánh những qui luật của hiện thực xuất
phát từ những qui luật chung nhất của sự phát triển của tự nhiên, xã hội
và tư duy chú ý đến phép biện chứng khách quan của đối tượng thế giới
và quá trình phản ánh đối tượng ấy vào trong ý thức con người, khoa học
lôgic dựng nên phương pháp khoa học, biện chứng.
Đồng
thời, quá trình tư duy cũng có cơ cấu bên trong của nó. Quá trình đó
được thực hiện thông qua những hình thức đã hình thành một cách tự nhiên
như khái niệm, phán đoán và suy lý. Sử dụng những khái niệm, phán đoán
để thu được những sự hiểu biết mới, những kết luận trong sự duy lý, tất
cả những cái đó hợp thành bộ máy hình thức lôgic của tư duy (…).
Phát
triển trên cơ sở của lao động xã hội, kết cấu bên trong của quá trình
tư duy được hình thành phù hợp với qui luật của tự nhiên và đặc tính của
bộ óc người. Hình thức lôgic được quyết định bởi những đặc tính chung
nhất, thường gặp nhất, bởi những mối quan hệ và quan hệ đơn giản nhất
của thế giới thực tại. Vì vậy, hình thức lôgic phản ánh tính qui luật
của những đặc trưng bền vững nhất của bất kỳ một sự tư duy chính xác
nào.
(…)
Các
nhà duy tâm phủ nhận tính khách quan của những hình thức và qui luật
của tư duy. Họ cho rằng, những qui tắc lôgic là sản phẩm của lý trí con
người chứ không có chút nào phản ánh những mối quan hệ và thuộc tính của
bản thân hiện thực (…).
Con
người không phải là “xếp đặt” tự nhiên cho phù hợp với cấu tạo chủ quan
của mình; mà ngược lại, sự suy nghĩ của chúng ta về nội dung cũng như
về hình thức chỉ là phản ánh những mối quan hệ khách quan của thế giới
hiện thực. Sự suy nghĩ theo một trật tự nhất định, được thực tiễn kiểm
nghiệm, lặp lại hàng ngàn triệu lần, được củng cố trong ý thức con người
dưới dạng hình thức lôgic vững chắc, qui tắc và qui luật và trở thành
chân lý, tiên đề (…).
Trong
khi xuyên tạc bản chất của quá trình tư duy, chủ nghĩa duy tâm mưu lợi
dụng một vài nét đặc trưng của hình thức lôgic vào mục đích phản khoa
học. Một trong những nét đặc trưng ấy là hình thức lôgic của tư duy được
áp dụng vào mọi lĩnh vực của tri thức, bao trùm mọi nội dung khác nhau
của đối tượng. Từ đó các nhà duy tâm rút ra kết luận rằng hình thức
lôgic dường như không phụ thuộc vào nội dung của suy nghĩ, là cái gì ở
ngoài đối tượng, tiên nghiệm, trước kinh nghiệm. Nhà triết học duy tâm
Đức, Im. Căng (Kant) là người bảo vệ quan niệm đó.
Thế
nhưng cái thuộc tính bao trùm ấy của hình thức lôgic không chứng minh
gì cho tính trống rỗng, tính tiên nghiệm của hình thức lôgic mà chỉ nói
lên một điều là hình thức đó phản ánh những thuộc tính và quan hệ đơn
giản nhất, đông đảo nhất của thế giới hiện thực, chung nhất cho mọi đối
tượng và hiện tượng của thực tại khách quan. Vì vậy mà hình thức lôgic
của tư duy trong khi phản ánh những thuộc tính và quan hệ ấy đã được ứng
dụng một cách phổ biến trong mọi lĩnh vực của khoa học. Tính bao quát
chung của hình thức lôgic không phải là xóa bỏ mà là càng khẳng định nội
dung khách quan của nó.
(…)
Những
tri thức của con người là sự phản ánh thế giới bên ngoài, là bản sao
nguyên bản khách quan. Hình thức lôgic cũng vậy, nó không tồn tại ở thế
giới bên ngoài mà chỉ tồn tại trong tư duy, là biểu hiện cơ cấu bên
trong của tư duy. Vì vậy không thể bắt buộc đi tìm sự tương ứng của thế
giới bên ngoài cho mỗi “biểu tượng” riêng biệt của hình thức lôgic. Bởi
vì điều đó sẽ dẫn tới việc xóa bỏ sự khác nhau về chất giữa cơ cấu bên
trong của suy nghĩ và quá trình khách quan của sự vật.
Đồng
thời, hình thức lôgic và qui luật của sự tư duy chính xác phải gắn liền
với thực tại. Những hình thức và qui luật lôgic ấy phản ánh cơ cấu có
tính qui luật của quá trình tư duy, nhận thức quá trình này, đến lượt nó
lại phản ánh trật tự và mối liên hệ khách quan của sự vật, phản ánh
những thuộc tính chung nhất của đối tượng thế giới.
(…)
Việc
nghiên cứu những hình thức lôgic của tư duy đã được tiến hành ngay từ
hồi thế kỷ thứ VI - V trước CN (…). Ở Hy Lạp thời cổ, những nhà triết
học duy vật như Đêmôcrit (khoảng 460 - 375 TCN), Eetxki Hêraclit (khoảng
540 - 480 TCN) là những người đầu tiên nghiên cứu những vấn đề của
lôgic học. Ngay từ những bước ban đầu mới xuất hiện của nó, lôgic học đã
được coi là một bộ phận cấu thành của tri thức triết học.
Nhà
tư tưởng Hy Lạp cổ đại Arixtốt (384 - 322 TCN) có quyền được coi như là
thủy tổ của khoa học lôgic. Ông đã nghiên cứu một cách toàn diện những
vấn đề cơ bản của khoa học lôgic; hệ thống hóa những hình thức của tư
duy như khái niệm, phán đoán, suy lý; dựng nên những qui luật lôgic như
những qui luật đồng nhất, qui luật mâu thuẫn, qui luật bài trung; rút ra
những qui luật logic của phép suy lý diễn dịch và của luận chứng.
(…)
(…)
(…)
Sự phân tích cụ thể đối với thế giới đã quyết định sự phát triển của
lôgic học qui nạp với tư cách là một phương pháp để rút ra những nguyên
lý chung có khả năng phát hiện ra những qui luật của khoa học từ những
tri thức kinh nghiệm. Nhà triết học duy vật người Anh, Phrăng xoa Bêcơn
(1561 - 1626) là người đã nghiên cứu theo khuynh hướng mới đó của khoa
học lôgic. Về sau này, rất nhiều nhà tư tưởng cũng nghiên cứu về lôgic
học, trong số đó cần phải chú ý đến nhà triết học người Pháp, R. Đêcáctơ
(1596 - 1650), nhà triết học và toán học người Đức, Lêpnitxơ (1646 -
1716).
Những
thành tựu ban đầu của khoa học thực nghiệm thế kỷ XVI - XVII là những
thành tựu về sự phát triển của toán học, cơ học vật thể và thiên thể. Sự
hạn chế của việc nhận thức khoa học thời kỳ đó đã dẫn đến sự hình thành
quan điểm siêu hình đối với tự nhiên, coi tự nhiên như là một hệ thống
cứng đờ và bất biến. Về sau này phương pháp tư duy siêu hình đã ảnh
hưởng đến quan niệm về đối tượng của lôgic học hình thức. Người ta đã
phán cho các qui luật của lôgic hình thức tính chất tuyệt đối, nghĩa là
những qui luật của nó không những chỉ tác động đối với tư duy mà còn tác
động cả đối với thế giới khách quan bên ngoài. Hình thức lôgic được coi
là nguyên tắc của tồn tại. Qui luật mâu thuẫn của lôgic hình thức được
coi là nguyên tắc khởi điểm của phép siêu hình. Tư duy của chúng ta
không được phép có mâu thuẫn, lôgic lại được lấy làm luận chứng khẳng
định rằng bản thân hiện thực không tồn tại mâu thuẫn (…).
Nhà
triết học I. Kant đã chống lại sự tuyệt đối hóa các qui luật lôgic
nhưng đứng trên lập trường duy tâm. Ông ta đã lập luận về lôgic thông
thường một cách rất hình thức, hoàn toàn tách rời khỏi nội dung của suy
nghĩ. Căng đề xướng ra một kiểu lôgic học khác (lôgic học tiên nghiệm).
Theo lôgic học này thì mọi hình thức của lôgic được coi như là những
thuộc tính tiên nghiệm (trước kinh nghiệm) của lý trí. Những thuộc tính
này quyết định khả năng hiểu biết chung nhất, cần thiết về hiện tượng
của kinh nghiệm (…).
Giêoócgiơ Phriđrich Hêghen (1770 - 1831) là người đã phê phán tỉ mỉ chủ nghĩa
tiên nghiệm (và chủ nghĩa bất khả tri) của Căng. Nhưng ông ta đã phê
phán lôgic học hình thức nói chung như đối với lôgic học “siêu hình”.
Thái độ của ông ta đối với lôgic học hình thức là xuất phát từ nguyên lý
duy tâm khách quan về sự đồng nhất giữa qui luật của tư duy và tồn tại.
Theo ông, qui luật lôgic mang tính phổ biến và được áp dụng vào mọi
lĩnh vực của hiện thực (…).
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra sai lầm căn bản của phép biện chứng duy tâm.
Phép biện chứng duy tâm tách khỏi cơ sở vật chất và biến thành một hệ
thống tư biện về sự tự thân vận động của ý niệm tuyệt đối. Mác và
Ăngghen đã tước bỏ cái vỏ ngoài thần bí của phép biện chứng Hêghen và đã
gắn liền phép biện chứng một cách hữu cơ với chủ nghĩa duy vật và đã
làm cho nó trở thành môn khoa học về những qui luật phát triển chung
nhất của thế giới khách quan và của tư duy.
(…)
(…)
Những
qui luật của tư duy được hình thành thích ứng với những qui luật của
thế giới khách quan. Chỉ có xuất phát từ nguyên lý duy vật ấy mới có thể
hiểu vì sao những qui luật lôgic mang tính bền vững và tính chung của
loài người.
Các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác bao giờ cũng nhấn mạnh sự thống nhất
giữa những qui luật của tồn tại và của tư duy. Ph. Ăngghen viết: “Tư duy
chủ quan của chúng ta và thế giới khách quan đều phải tuân theo những
qui luật và do đó, hai cái ấy, xét đến cùng, không thể mâu thuẫn với
nhau mà tất nhiên phải nhất trí với nhau trong những kết quả của chúng -
sự thật đó chi phối một cách tuyệt đối toàn bộ tư duy lý luận của chúng
ta”.
(…)
(…)
Tư
duy của chúng ta khác với những mầm mống của hoạt động tâm lý của động
vật trước hết ở chỗ con người có khả năng suy nghĩ một cách khái quát về
đối tượng và hiện tượng của thực tại khách quan dưới hình thức các khái
niệm. Sự nhận thức thế giới được thực hiện bằng cách xây dựng nên những
khái niệm và sử dụng những khái niệm ấy. Khái niệm xuất hiện với tư
cách vừa là yếu tố khởi đầu của sự nhận thức vừa là kết quả của sự nhận
thức. Bất cứ một hình thức lôgic nào cũng đều mang tính khái niệm.
(…)
(…)
Không
nên hiểu một cách giản đơn nguyên lý cho rằng khái niệm phải trùng hợp
với đối tượng suy nghĩ và đi tìm cho mỗi khái niệm một mô hình trực tiếp
trong tự nhiên cũng như trong xã hội. Có nhiều khái niệm trong khoa học
không trực tiếp giống với đối tượng bên ngoài. Nhưng trong hệ thống của
nó, những khái niệm khoa học bao giờ cũng phản ánh hiện thực khách
quan.
(…)
(…)
Đặc
điểm của khái niệm với tư cách là một hình thức lôgic của tư duy là nó
mang tính chung của loài người. Sự suy nghĩ của chúng ta chỉ có thể thực
hiện được trong hình thức lôgic là khái niệm. Không có sự suy nghĩ nào
mà không cần đến khái niệm. Chỉ có trên cơ sở các khái niệm mới có thể
có những hình thức khác của tư duy: phán đoán và suy lý. Cũng dưới hình
thức lôgic là khái niệm, chúng ta mới nhận thức được thế giới bên ngoài.
Sự phát triển của nhận thức cũng biểu hiện ở các khái niệm. Bức tranh
khoa học của thế giới là: một hệ thống khái niệm với con số vô tận những
sự phản ánh quá trình phát triển theo qui luật của thực tại khách quan.
(…)
(…)
Bất
cứ khái niệm nào dù là trừu tượng nhất cũng bằng cách này hay cách khác
có liên hệ với cảm giác; tri giác, biểu tượng, là những cái nảy sinh ra
do sự tác động của đối tượng vật chất vào các giác quan của chúng ta.
(…)
(…)
Khái
niệm được biểu hiện bằng ngữ từ mang cái vỏ ngoài vật chất có thể tri
thức được bằng cảm giác. Bản chất của khái niệm với tư cách là hình ảnh
của thế giới khách quan trong suy nghĩ đòi hỏi phải có sự biểu hiện bằng
cảm giác. Ngôn ngữ là hoạt động trực tiếp của suy nghĩ. Còn ngữ từ là
công cụ, là điều kiện cần thiết để hình thành khái niệm. Nhưng nếu như
không thể có ý nghĩa, không có ngôn ngữ thì hệ thống công cụ ngữ ngôn
cũng không thể tồn tại được nếu không có quá trình tư duy phản ánh thực
tại vào bộ óc con người. Khái niệm và ngữ từ không thể nào tách rời nhau
từ lúc xuất hiện cũng như trong quá trình hoạt động.
Ngữ
từ là hình thức biểu hiện bằng cảm giác của khái niệm, khái niệm là ngữ
từ mang nội dung của suy nghĩ. Giữa âm thanh của ngữ từ với bản chất
của đối tượng, cũng như với sự phản ánh đối tượng vào khái niệm không có
mối liên hệ trực tiếp”.
Thế
nào, theo duy tâm hay theo duy vật? Chúng ta theo cả hai, hay nói đúng
ra thì không “chê” ai cả. Đã là những người đi đào bới lịch sử để tìm
ngọc thì chúng ta không từ chối bất cứ khu vực nào, miễn là không bị
“những cái đầu nóng” cấm cản, bắt phải kiêng kỵ hoặc không cho phép được
“phạm húy”. Kinh nghiệm đã cho thấy rằng hầu như ở bất cứ đâu trong
lịch sử cũng đều có ngọc quý. Chúng ta hãy tranh thủ lượm lặt ngọc được
đến đâu hay đến đấy để bắt chước tổ tiên, chúng ta sắp xếp, may ra được
một cái gì đó có tính trung dung và nếu được thì cũng đặt tên là “lạc
thư” (cuốn sách lạc lõng!!!).
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét