Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 99

 
Người Nhập Cuộc - Nhạc Lính VNCH - Hình Ảnh Trận Ấp Bắc 1963
 
Trên Bốn Vùng Chiến Thuật - Nhạc Lính VNCH 1975

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 
 
SABATON - Resist and Bite (Live - The Great Tour - Antwerp)
 
Sabaton Metal Machine HD
 
------------------------------------------------
 (ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trận Chiến Bi Hùng Ở Ngã Tư Bảy Hiền 1975 – Biệt Cách Dù VNCH Bắn Cháy 9 Xe Tăng Quân Giải Phóng

Vũ khí "cực độc" giúp Hy Lạp cổ đại đánh bại quân xâm lược

Thứ sáu, ngày 21/08/2020 17:20 PM (GMT+7)
Aa Aa+
Đế chế Hy Lạp là một trong những nền văn minh cổ nhất và hùng mạnh nhất thế giới cổ đại. Để có thể trường tồn hàng ngàn năm, người Hy Lạp cổ đại đã có những vũ khí cực hiện đại giúp đánh bại quân địch. Trong số này nổi tiếng là đại bác hơi nước.




Vũ khí "cực độc" giúp Hy Lạp cổ đại đánh bại quân xâm lược - Ảnh 1.
Người Hy Lạp cổ đại nổi tiếng với nhiều thành tựu rực rỡ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong số đó có lĩnh vực quân sự.
Vũ khí "cực độc" giúp Hy Lạp cổ đại đánh bại quân xâm lược - Ảnh 2.
Nhiều vũ khí "khủng" đi trước thời đại của Hy Lạp giúp đế chế này trường tồn suốt hàng ngàn năm cũng như đánh bại nhiều đội quân xâm lược.
Vũ khí "cực độc" giúp Hy Lạp cổ đại đánh bại quân xâm lược - Ảnh 3.
Một trong những vũ khí huyền thoại giúp quân đội Hy Lạp khiến kẻ địch "khiếp sợ" là đại bác hơi nước của Archimedes.
Vũ khí "cực độc" giúp Hy Lạp cổ đại đánh bại quân xâm lược - Ảnh 4.
Vào khoảng thế kỷ 3 trước Công nguyên, nhà sáng chế nổi tiếng người Hy Lạp Archimedes chế tạo thành công chiếc đại bác hơi nước đầu tiên.
Vũ khí "cực độc" giúp Hy Lạp cổ đại đánh bại quân xâm lược - Ảnh 5.
Vũ khí huyền thoại này được sử dụng lần đầu trong trận chiến chống lại đế chế La Mã.
Vũ khí "cực độc" giúp Hy Lạp cổ đại đánh bại quân xâm lược - Ảnh 6.
Theo thiết kế của Archimedes, đại bác hơi nước có cấu tạo gồm một ống đồng lớn. Một đầu của nó nối với lò nung và một đầu chứa đạn.





Vũ khí "cực độc" giúp Hy Lạp cổ đại đánh bại quân xâm lược - Ảnh 7.
Khi chiếc ống đạt tới nhiệt độ đủ cao thì một lượng nhỏ nước được phun vào phía sau quả đạn pháo, nhanh chóng bốc hơi và nổ, đẩy quả đạn ra khỏi ống.
Vũ khí "cực độc" giúp Hy Lạp cổ đại đánh bại quân xâm lược - Ảnh 8.
Quả đạn pháo nặng khoảng 26 kg và có tầm bắn khoảng 1.100 m.
Vũ khí "cực độc" giúp Hy Lạp cổ đại đánh bại quân xâm lược - Ảnh 9.
Theo đó, vũ khí do Archimedes sáng chế có khả năng sát thương cao khiến quân địch chịu tổn thất nặng nề.
Vũ khí "cực độc" giúp Hy Lạp cổ đại đánh bại quân xâm lược - Ảnh 10.
Vũ khí "khủng" này đóng góp không nhỏ vào những thắng lợi lừng lẫy của quân đội Hy Lạp. Từ đó, đế chế này có sức ảnh hưởng lớn đối với các nước trong khu vực suốt hàng ngàn năm.
Tâm Anh (Theo Kiến Thức)

Đòn phủ đầu giúp Israel xóa sổ không quân Arab năm 1967

Kế hoạch được chuẩn bị tỉ mỉ và thực hiện chính xác giúp không quân Israel đánh bại liên quân Arab đông đảo hơn trong trận chiến 1967.



7h10 ngày 5/6/1967, giữa lúc căng thẳng Israel với các nước thuộc khối Arab tăng cao, 16 máy bay huấn luyện Fouga Magister của không quân Israel cất cánh. Họ bay theo lộ trình quen thuộc và liên lạc bình thường, khiến lực lượng radar cảnh giới của liên quân Arab cho rằng đây là đợt tuần tra chiến đấu thông thường của Israel vào buổi sáng.
5 phút sau, gần như toàn bộ lực lượng máy bay chiến đấu với 183 phi cơ các loại của không quân Israel đồng loạt xuất kích. Họ bay theo hướng tây về Địa Trung Hải, sau đó hạ độ cao để thoát khỏi sự theo dõi của đối phương. Đây cũng là hoạt động không bất ngờ.
Hệ thống radar cảnh giới của Ai Cập, Syria và Jordan đã theo dõi máy bay Israel trong suốt hai năm, chứng kiến phi cơ đối phương cất cánh mỗi buổi sáng và bay theo cùng lộ trình, trước khi biến mất khỏi tầm quan sát của radar và trở về căn cứ không lâu sau đó.
Tiêm kích Mirage của Israel trong Chiến tranh 6 ngày. Ảnh: IAF.
Tiêm kích Mirage của Israel trong Chiến tranh 6 ngày. Ảnh: IAF.
Tuy nhiên, các tiêm kích Mirage và Super Mystere của Israel không trở về căn cứ vào sáng 5/6/1967, mà bay hướng về phía Ai Cập. Họ tắt hoàn toàn liên lạc vô tuyến và chỉ bay cách mặt biển gần 20 m. Đây là khởi đầu của một trong những cuộc không kích thành công nhất lịch sử quân sự thế giới, giúp Israel chiếm lợi thế trong Chiến tranh 6 ngày với liên quân Arab.
Tháng 5/1967, Ai Cập trục xuất lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở bán đảo Sinai và triển khai quân dọc biên giới với Israel. Các động thái tương tự cũng diễn ra ở Jordan và Syria. Đến tháng 6, Israel nhận thấy cộng đồng quốc tế sẽ không có hành động can thiệp để giải quyết tình hình căng thẳng.
Bị áp đảo về quân số và bao vây ba phía khiến Israel quyết tâm tung đòn phủ đầu nhằm vào đối phương.
Một trong những yếu tố bảo đảm chiến thắng là khả năng làm chủ bầu trời. Tuy nhiên, không quân Israel khi đó chỉ có 200 máy bay, đa phần là chiến đấu cơ mua từ Pháp. Đối thủ của họ là 600 phi cơ của ba nước liên quân, trong đó có nhiều tiêm kích MiG-21 hiện đại do Liên Xô chế tạo. Israel cũng lo ngại 30 oanh tạc cơ Tu-16 của Ai Cập, khi mỗi chiếc có thể dội hàng chục tấn bom xuống lãnh thổ của họ.
Tel Aviv quyết định phát động Chiến dịch Tiêu điểm (Mivtza Moked) nhằm tiêu diệt lực lượng không quân Arab ngay trên mặt đất. Israel đã lên kế hoạch và diễn tập trong nhiều năm. Các phi công liên tục thực hành tấn công mục tiêu mô phỏng sân bay Ai Cập ở sa mạc Negev, trong khi tình báo thu thập thông tin về bố trí lực lượng và hệ thống phòng không đối phương.
Sáng 5/6/1967, chỉ vài phút sau khi lực lượng không quân Israel vượt Địa Trung Hải và tiếp cận không phận Ai Cập, kíp radar tại Jordan đã phát hiện số lượng phi cơ nhiều bất thường và cảnh báo qua kênh mã hóa cho quân đội Ai Cập. Tuy nhiên, phía Ai Cập đã thay đổi bộ mã trước đó một ngày mà không báo cho đồng minh.
Ngay cả khi Ai Cập nhận được cảnh báo, kết quả trận đánh cũng khó thay đổi.
"Thay vì tấn công lúc bình minh, không quân Israel đợi đến 7h45-8h45 giờ Ai Cập. Khi đó, sương mù buổi sáng ở đồng bằng sông Nile đã tan. Những phi đội tuần tra buổi sớm của Ai Cập đã trở về căn cứ để phi công nghỉ ngơi, trong khi nhiều phi công và kỹ thuật viên vẫn đang trên đường tới nơi làm việc", Simon Dunstan, tác giả cuốn "Cuộc chiến 6 ngày: Chiến dịch Sinai", viết.
Các phi đội Israel cũng xuất hiện đúng lúc tư lệnh lực lượng vũ trang và không quân Ai Cập đang rời sở chỉ huy để thị sát bằng máy bay vận tải. Họ cấm lực lượng phòng không khai hỏa để tránh bị bắn nhầm vào máy bay chở tư lệnh.
Phi cơ Israel leo lên độ cao 2,7 km trước khi tiếp cận mục tiêu là những máy bay đậu ngay ngắn ở 10 căn cứ không quân Ai Cập. Máy bay Israel gần như không vấp phải hỏa lực phòng không và tiêm kích đánh chặn Ai Cập, họ ném bom và bắn pháo phá hủy đường băng để ngăn máy bay đối phương cất cánh, sau đó thoải mái công kích oanh tạc cơ và tiêm kích trên mặt đất.
Trong cuộc tập kích này, Israel đã sử dụng vũ khí bí mật là bom xuyên phá bê tông chuyên phá hủy đường băng. Chúng được chế tạo dựa trên thiết kế của Pháp, sử dụng dù hãm để ổn định hướng, sau đó kích hoạt động cơ đẩy để lao thẳng xuống đường băng, tạo thành những hố sâu khó lòng khắc phục trong thời gian ngắn.
Oanh tạc cơ Ai Cập bị phá hủy ngay tại bãi đỗ sáng 5/6/1967. Ảnh: IAF.
Oanh tạc cơ Ai Cập bị phá hủy ngay tại bãi đỗ sáng 5/6/1967. Ảnh: IAF.
Đợt tấn công đầu tiên chỉ kéo dài 8 phút. Khoảng 10 phút sau, không quân Israel phát động đợt tập kích thứ hai nhằm vào thêm 14 căn cứ khác. Lực lượng hậu cần mặt đất của Israel đã nhanh chóng tiếp liệu cho các phi cơ trở về sau đợt tấn công thứ nhất, giúp chúng tham gia vào lượt đánh thứ hai.
Sau 170 phút, Ai Cập mất 293 máy bay, gồm toàn bộ lực lượng oanh tạc cơ Tu-16 và Il-28, cùng 185 tiêm kích các loại. Israel chỉ mất 19 máy bay, chủ yếu do trúng đạn phòng không.
12h45 cùng ngày, Israel tiếp tục tấn công các căn cứ không quân Syria, Jordan và Iraq. Hai phần ba phi cơ không quân Syria bị loại khỏi vòng chiến, trong đó 17 chiếc bị phá hủy ngay trên mặt đất. Jordan mất toàn bộ 28 máy bay trong biên chế.
6 giờ sau chuyến xuất kích đầu tiên, Israel đã xóa sổ phần lớn không quân của liên quân Arab. Khả năng làm chủ bầu trời giúp bộ binh Israel không vấp phải kháng cự quyết liệt ở bán đảo Sinai, cao nguyên Golan và Jerusalem. Khi cuộc chiến kết thúc vào ngày 10/6, liên quân Arab mất tổng cộng 450 máy bay, trong khi Israel chỉ tổn thất 46 chiếc.
"Đây là một trong những chiến dịch đường không thông minh nhất lịch sử. Nó được chuẩn bị tỉ mỉ và thực hiện chính xác đến từng giây. Cuộc tập kích đã trở thành tiêu chuẩn vàng cho các đòn không kích phủ đầu nhằm tiêu diệt lực lượng không quân đối phương", chuyên gia quân sự Michel Peck nhấn mạnh.
Duy Sơn (Theo National Interest)

3 chiến thắng thể hiện tài cầm quân thiên tài của Hoàng đế Napoleon

Thứ hai, ngày 24/08/2020 18:30 PM (GMT+7)
Aa Aa+
Napoleon Bonaparte đã chứng minh tài năng quân sự xuất sắc của mình qua những chiến thắng ở Austerlitz, Jena-Auerstedt và Friedland.
Bình luận 0
Napoleon Bonaparte được đánh giá là nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử Pháp. Suốt sự nghiệp cầm quân của mình, Napoleon đã giành chiến thắng 52 trên tổng số 60 trận đánh ông tham gia, trong đó có những chiến thắng vang dội và để lại dấu ấn không nhỏ trong lịch sử, theo War History.
Trận Austerlitz (1805)
Khi Chiến tranh Liên minh Thứ ba nổ ra năm 1805, Napoleon đã trở thành hoàng đế Pháp và vua của Itally. Ông hiểu rằng phải chinh phạt Áo, Nga và Phổ trước khi họ cùng bắt tay nhau chống lại Pháp.


3 chiến thắng thể hiện tài cầm quân thiên tài của Hoàng đế Napoleon - Ảnh 1.
Quân Pháp trước trận Austerlitz. Ảnh: War History.
Tháng 4/1805, Anh, Nga, Áo, Phổ và Thụy Điển quyết định ký hiệp ước St. Petersburg để lập liên minh đối phó Pháp. Sau khi đánh bại quân đội Áo ở Ulm và chiếm Vienna, Napoleon nhanh chóng tung đòn nghi binh với Nga và Áo. Ông vờ đề xuất đàm phán hòa bình, khiến các đồng minh của Anh tin rằng quân đội Pháp đã suy yếu và coi đó là thời điểm tấn công.
Ngày 2/12/1805, trận Austerlitz nổ ra. Quân đội Pháp bị liên quân Nga - Áo áp đảo về số lượng, khiến Napoleon quyết định điều 18.000 lính từ Quân đoàn Avout số 3 của nguyên soái Louis-Nicholas đến chi viện.
Sự nóng vội của các hoàng đế Nga, Áo đã lấn át ý kiến chuyên môn của tướng Mikhail Kutuzov, tổng chỉ huy liên quân, khiến họ rơi vào bẫy do Napoleon giăng ra. Tin rằng sườn phải là điểm yếu nhất của quân Pháp, liên quân Nga - Áo tấn công vào vị trí này đúng như dự tính của Napoleon, dù sườn bên phải là một trong các vị trí mạnh nhất của quân Pháp nhờ lực lượng chi viện.
Lực lượng trung tâm của Napoleon chiếm cao nguyên Pratzen, sau đó bao vây liên quân Nga - Áo. Lúc này, sườn trái quân Pháp đã đẩy lùi một số cuộc tấn công của Nga, buộc đối phương rút lui.
Do bị cắt đứt tuyến chi viện, liên quân Nga - Áo phải đầu hàng. Một số tàn quân cố gắng chạy thoát thân qua hồ băng Satschan nhưng bị pháo binh Pháp bắn chặn đường rút. Phần lớn số lính này chết đuối sau khi lớp băng trên mặt hồ bị vỡ vụn.
Trận Jena-Auerstedt (1806)
Khi Cuộc chiến tranh Liên minh lần thứ 4 nổ ra, Napoleon tiến đánh quân Phổ do Frederick Louis chỉ huy vào ngày 14/10/1806. Trận Jena-Auerstedt diễn ra ở hai địa điểm khác nhau trong cùng một ngày, tất cả đều kết thúc với chiến thắng mang tính quyết định cho quân Pháp.


3 chiến thắng thể hiện tài cầm quân thiên tài của Hoàng đế Napoleon - Ảnh 2.
Quân Pháp tấn công đối phương tại trận Jena. Ảnh: War History.

Đầu trận đánh, nguyên soái Michel Ney, một trong những chỉ huy dưới quyền Napoleon, quyết định đơn phương tấn công quân Phổ. Dù giành được thắng lợi bước đầu, Ney và binh sĩ nhanh chóng bị đối phương bao vây. Napoleon phải điều sư đoàn của tướng Jean Lannes đến chi viện, giải vây cho lực lượng này.
Sau khi giải nguy cho quân của tướng Ney, Napoleon phát động tấn công vào phòng tuyến đối phương khi quân Phổ đang chờ viện binh từ Weimer, gần thành phố Leipzig ngày nay. Khi viện binh đến nơi, quân chủ lực của Phổ đã bị đánh tan tác, trong khi số nhỏ tàn quân bị kỵ binh Pháp truy kích.
Quân Phổ chỉ có thể cầm chân quân Pháp trong thời gian ngắn ở thị trấn Kapellendorf trước khi bị đối phương đè bẹp. Một sư đoàn Pháp dưới quyền chỉ huy của nguyên soái Louis D'Avout cũng phong tỏa đối phương để hỗ trợ cho quân chủ lực.
Sư đoàn của D'Avout giao tranh với quân Phổ và giành chiến thắng quyết định ở Auerstedt. Hai trận đánh này đã giúp Pháp giành ưu thế, tiến tới cai trị lãnh thổ của Phổ.
Trận Friedland (1807)
Trận đánh tại Friedland vào ngày 14/6/1807 là một trong những cuộc đụng độ lớn nhất trong Chiến tranh Napoleon, diễn ra giữa quân Pháp do Napoleon trực tiếp chỉ huy với quân đội đế quốc Nga do bá tước von Bennigsen dẫn đầu.
Napoleon quyết định chặn đánh quân Nga tại Friedland, sau khi dự đoán đối phương sẽ băng qua sông Alle để tới khu vực này. Sau khi để phía Nga tin rằng 60.000 binh sĩ của họ đang áp đảo quân Pháp, Napoleon ra lệnh cho tướng Jean Lannes chỉ huy một lực lượng nhỏ truy kích quân đội Nga đang rút lui.


3 chiến thắng thể hiện tài cầm quân thiên tài của Hoàng đế Napoleon - Ảnh 3.
Napoleon (cưỡi ngựa trắng) sau trận Friedland. Ảnh: War History.
Sáng 13/6/1807, lực lượng của tướng Lannes chiếm Friedland. Khi quân Nga đến đây, họ đẩy quân Pháp dạt ra các ngôi làng xung quanh. Do không biết toan tính của Napoleon, quân Nga chỉ tập trung tấn công nhóm quân nhỏ của tướng Lannes mà không biết đến sự hiện diện của quân chủ lực Pháp. Khi Lannes thấy đối phương đã mắc câu, ông thông báo cho Napoleon.
Ngày 14/6, phần lớn quân Nga đã băng qua sông Alle. Khi họ đang mải mê tấn công quân Pháp ở Friedland, quân chủ lực do Napoleon chỉ huy đập tan cuộc tấn công của Nga vào làng Heinrichsdorf, Posthenen và Sortlak.
Quân Pháp sau đó nã pháo vào Friedland và giành chiến thắng tại đây, trong khi số quân Nga còn lại rút lui. Trận đánh đã chấm dứt Chiến tranh Liên minh lần thứ 4 với phần thắng nghiêng về Pháp.
Duy Sơn (Theo VNExpress)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét