Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

TÌNH YÊU VÔ BỜ 34

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                          

Lòng căm hận vô bờ bến khi tình cảm vợ chồng không còn - Chuyện kể trước lúc 0 giờ

 

Cụ ông 85 tuổi ròng rã đi tìm vợ và câu chuyện cảm động phía sau

Ngày nào cũng như ngày nào, ông lão đến bệnh viện để tìm vợ. Ông nói, vợ ông đang được điều trị ở đây. Khi biết sự thật, các nhân viên y tế đều cảm động. 

Tại bệnh viện ở thành phố Hợp Phì (An Huy, Trung Quốc), có một ông lão tên là Zheng Shouyun, 85 tuổi. Kể từ tháng 5 năm 2017, ngày nào ông cũng đến viện để tìm vợ. Ông Zheng gọi vợ là Wan Dahua. Vợ ông nằm ở bệnh viện này, ông muốn tìm để chăm sóc cho bà.

Hôm đó Tong Chunxiang, một y tá trưởng của bệnh viện đang kiểm tra y lệnh của bác sĩ thì thấy ông lão bước vào cửa. Ông nói một cách lịch sự: Chào chị, tôi đang tìm người.

Y tá trưởng nhìn vẻ mặt của ông lão, có vẻ khẩn cấp nên cô giúp ông tìm, nhưng nơi cô đang làm việc không có ai là Wan Dahua. Vì vậy cô đã đưa ông đến các khoa khác để tìm.

Cuối cùng, ông lão tìm thấy tên của vợ tại khoa Huyết học, nhưng bà đã xuất viện cách đó 1 tháng.

Nghe nhân viên y tế nói, ông lão tỏ ra thảng thốt. Sau đó, ông đành thất vọng ra về.

Không ngờ ngày hôm sau, ông lại đến viện để tìm vợ. Các nhân viên nói với ông rằng vợ ông đã xuất viện và thuyết phục ông trở về nhà.

Cụ ông 85 tuổi ròng rã đi tìm vợ và câu chuyện cảm động phía sau

Tưởng chừng mọi chuyện đã kết thúc, nhưng suốt một tháng sau đó, ngày nào ông Zheng cũng đến bệnh viện và lặp lại những câu hỏi cũ.

Cho đến một ngày, em trai ông tình cờ đến bệnh viện khám bệnh, gặp anh trai đang đi tìm vợ nên nói ra sự thật khiến mọi người xúc động.

Hóa ra, sau khi rời khoa Huyết học một thời gian ngắn, vợ ông Zheng đột ngột lên cơn đau tim. Bà được đưa đến khoa Tim mạch nhưng đã không qua khỏi.

Ông Zheng lúc đó đang mắc bệnh Alzheimer nhẹ. Sự ra đi của bà đã giáng cho ông một đòn nặng. Kể từ ngày đó, tình trạng của ông ngày càng tồi tệ hơn.

“Tôi không nhớ rằng vợ tôi đã qua đời, tôi chỉ nhớ vợ tôi đang nằm trong bệnh viện. Vì vậy tôi đến bệnh viện ngày này qua ngày khác”, ông Zheng nói, giọng run run.

Bác sĩ ở khoa Tim mạch cho biết, từ khi bà Wan Dahua nhập viện, ông Zheng luôn ở bên cạnh. Khi Wan Dahua chết, ông nắm tay vợ và khóc rất lâu. Cảnh tượng ấy khiến các y bác sĩ của khoa nhớ mãi.

Nghe xong câu chuyện, hiểu ra vấn đề, nhiều nhân viên của bệnh viện được huy động để bảo vệ sự mê đắm của ông lão. Chỉ cần ông đến nhờ, mọi người sẽ cùng ông tìm kiếm bà.

Nhưng sau đó, mọi người lại lo lắng cho ông, vì nếu bệnh Alzheimer nặng, ông có thể lạc đường. Hơn nữa, ông đi một mình ngoài đường cũng rất nguy hiểm.

Vì vậy, y tá trưởng và một vài người nữa đã đi theo ông về nhà. Ở nhà, ông được chăm sóc bởi một cô con gái nhưng cô nói rằng, cô còn con và phải lo công việc nên không thể đi theo cha mỗi ngày.

Cô con gái kể: “Ngày còn trẻ, cha cô là tài xế ở công ty vận tải nên thường xuyên vắng nhà. Mẹ cô vừa làm công nhân vừa phải chăm sóc 4 người con. Hai vợ chồng không có nhiều thời gian bên nhau nhưng cha luôn yêu thương mẹ. Cha còn nói, cha biết ơn và nợ mẹ rất nhiều”.

Giờ người vợ đã mất nhưng dường như ông vẫn không chấp nhận sự thật. Ông đi tìm vợ khiến những đứa con vừa đau khổ, vừa xót xa.

Lúc này, cô y tá trưởng cũng chú ý đến một chi tiết, trong nhà ông cụ có rất nhiều áo trắng. Hàng ngày họ cũng thấy ông mặc áo sơ mi trắng đi tìm vợ trong bệnh viện nhưng lại nghĩ, đó chỉ là sự tình cờ.

Cô con gái cho biết: “Vì mẹ từng nói với bố rằng, mẹ thích bố mặc áo sơ mi trắng nên lúc nào bố cũng mặc như thế”.

Cảm động trước tình yêu mà ông dành cho vợ, nữ y tá trưởng và một số nhân viên y tế của bệnh viện đã quyết định thành lập một “nhóm chăm sóc”.

Họ thường xuyên đến kiểm tra tình trạng bệnh cho ông. Nếu thấy ông đến bệnh viện tìm vợ, họ sẽ giúp ông một vòng tìm kiếm rồi đưa ông về nhà. Ông cụ sống cạnh bệnh viện nên không tốn nhiều công sức.

Từ đó, hầu như ngày nào ông cũng đến viện, nhân viên y tế coi ông như người thân. Ông Zheng dù không nhớ tên các nhân viên nhưng những tình cảm đó đã tạo nên kỳ tích.

Bệnh của ông ngày một khá hơn. Vì vậy, người ta nói rằng, những hơi ấm tình người chính là liều thuốc bổ, chống lại sự xâm nhập của bệnh tật.

Bức thư cảm động Bill Gates viết cho người cha vừa qua đời

Bức thư cảm động Bill Gates viết cho người cha vừa qua đời

Sự thông thái, độ lượng, đồng cảm và khiêm nhường của ông đã có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều người trên ....

Linh Giang(Theo Sina)

Chàng trai 30 lấy cụ bài 83 tuổi, từ nhiều đêm “chân đi không vững” đến nhập viện

Tú Anh Ngày 12/09/2020 12:14 PM (GMT+7)

Được biết, cặp đôi kết hôn tầm 14 năm về trước khi nàng phải lòng chàng vì khả năng chơi organ điệu nghệ.

Lấy nhau ở độ tuổi đã "gần đất xa trời", mới đây, cụ bà Edna Martin (83 tuổi) cho biết bà đang tận hưởng đời sống hôn nhân tuyệt vời bên chồng kém tuổi. 

Được biết, cặp đôi kết hôn tầm 14 năm về trước khi nàng phải lòng chàng vì khả năng chơi organ điệu nghệ. Nhiều người cho rằng bà đã quá già để cưa cẩm 1 chàng trai vừa qua tuổi 30 nhưng chỉ 2 người biết họ hạnh phúc và vui vẻ thế nào khi bên nhau.

Chàng trai 30 lấy cụ bài 83 tuổi, từ nhiều đêm “chân đi không vững” đến nhập viện - 1

Tại nhà riêng ở Weston-super-Mare, Somerset năm 2015, cặp đôi đã làm lễ cưới lại. Từ đó họ được gọi là “Piglet” và “Piglette”. Simon, một nhạc công organ, được cho là tài năng âm nhạc địa phương, luôn ưu ái dành tặng Edna bản nhạc nàng yêu thích nhất “Goodnight, Sweetheart” (Ngủ ngon, em yêu). Chàng từng thường xuyên lưu diễn khắp đất nước trước khi bị tiểu đường loại hai và ghép thận buộc phải nghỉ hưu.

Simon còn mắc chứng khó đọc, khó thở và hội chứng Asperger, nhưng chỉ cần nghe một giai điệu nào đó đúng một lần là đã có thể chơi nó. Edna, bà của 4 đứa cháu, cho biết: “Chúng tôi yêu nhau mỗi ngày một nhiều hơn - tình yêu phát triển qua nhiều năm, điều đó thật tuyệt vời. Giờ Simon gặp vấn đề về sức khỏe còn tôi thì già đi, nhưng làm gì có ai càng ngày càng trẻ.

Simon phải ghép thận 4 năm trước và mới bị chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 nên tôi phải chăm sóc anh ấy. Tôi gặp khó khăn khi đi lại nhưng đó là điều bình thường của tuổi già. Chúng tôi hỗ trợ lẫn nhau và yêu nhau, cuộc sống không thể tốt hơn. Tình yêu của chúng tôi đang lớn dần”.

Edna từng là một kỹ sư nghỉ hưu trước khi trở thành thư ký cho câu lạc bộ organ của nhà hát địa phương, đã gặp Simon năm 2003. Simon chưa từng có bạn gái, cho biết đó chính là tình yêu sét đánh. Hai người tình cờ gặp nhau trong một buổi hòa nhạc khi Edna mời Simon vào từ cửa sau của nơi tổ chức.

Chàng trai 30 lấy cụ bài 83 tuổi, từ nhiều đêm “chân đi không vững” đến nhập viện - 3

Simon kể lại: “Đó là một buổi hòa nhạc tại Odeon ở Weston. Khi tôi đến nơi thì hòa nhạc bắt đầu rồi, nên tôi đi vòng quanh lối thoát hiểm. Edna mở cửa cho tôi và đó là tình yêu từ cái nhìn đầu tiên. Cô ấy đang đứng đó trong bộ đồ đen rất đẹp và vòng tay rộng mở. Chúng tôi thực sự rơi vào vòng tay của nhau. Tôi nghĩ thầm rằng cô ấy rất ổn”.

Cặp đôi đã trao đổi thư từ và các cuộc gọi điện thoại trong những tháng tiếp theo. Thi thoảng họ thoáng thấy nhau trong các buổi hòa nhạc trên khắp nước Anh. Nhưng chuyện tình lãng mạn chỉ được đánh dấu khi họ hôn nhau say đắm dưới bến tàu Weston-super-Mare sau một buổi hòa nhạc.

Nhớ lại cách họ gặp nhau, Edna hạnh phúc:

“Cả hai chúng tôi đều có chung niềm đam mê với nhạc organ và hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc. Tôi đã nghe nhiều về người đàn ông nhỏ bé vui tính tên là Simon Martin và tôi nghĩ chúng tôi sẽ gặp nhau một ngày nào đó. Cuối cùng, chúng tôi được một người bạn giới thiệu và sau một cuộc trò chuyện lịch sự, tôi đã hôn vào má anh ấy.

Sau đó, anh ấy ôm tôi và tôi nói với người bạn chung của chúng tôi là: “Anh ấy thích ôm, phải không?”. Tôi nghĩ đó là thời điểm tôi không muốn để anh ấy đi. Trước khi chúng tôi ở bên nhau, anh ấy có thể trò chuyện với tôi 5 tiếng liền buổi đêm qua điện thoại và khi anh ấy ở lại, anh ấy sẽ chơi “Goodnight, Sweetheart”. Lần nào tôi cũng khóc”.

Chàng trai 30 lấy cụ bài 83 tuổi, từ nhiều đêm “chân đi không vững” đến nhập viện - 4

Edna, người học trường ngữ pháp và làm kỹ sư dân sự cho đến khi nghỉ hưu ở tuổi 60, đã có con riêng từ cuộc hôn nhân trước kéo dài 37 năm. Các con của cụ - Lorraine, 59 tuổi và Russell, 57 tuổi - luôn ủng hộ mối quan hệ hai người. Russell, cùng đam mê máy tính như Simon, thậm chí còn gửi cho Simon thiệp vào Ngày Của Cha và gọi Simon là bố.

Nói về đời sống tình dục hiện tại, cụ bà cho biết tối nào họ cũng "âu yếm" trêu đùa nhau trên ghế sofa “như một cặp con nít thực sự”.

“Chúng tôi vẫn thân mật trong phòng ngủ như mọi cặp yêu nhau. Chúng tôi hay dừng lại giữa phố để trao nhau một nụ hôn rất tuyệt. Tôi chưa bao giờ nhận ra khoảng cách tuổi tác giữa chúng tôi trước đám đông. Tôi hôn cổ Simon và nhéo mông anh ấy trong siêu thị. Anh ấy sẽ kéo dây áo con của tôi khi xếp hàng. Chúng tôi làm những gì mà những cặp yêu nhau vẫn làm thôi”.

Còn Simon lại thẳng thắn thừa nhận, bà Edna có sức hút kì diệu khiến Simon không thể dứt ra, nhiều lúc Simon tưởng mình bị "nghiện" vợ và cũng có những lần kiệt sức sau những đêm mặn nồng.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/chang-trai-30-lay-cu-bai-83-tuoi-tu-nhieu-dem-chan-di...

Chuyện tình một bà - bốn ông của gái trẻ 20 tuổi, phải phân lịch ngủ mỗi đêm
Cô gái 20 tuổi hiện đang mang thai ở tháng thứ 7 và sống cùng nhà với 4 người tình -  đều sẽ là bố của em bé.
Theo Tú Anh (T.H) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét