Nhiều loài hoa dại
thường thấy ven đường hoặc trong những cánh rừng, nhưng dưới bàn tay tài
hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng, bon sai giá từ hàng
chục cho đến cả trăm triệu đồng.
Bác Trần Ngọc Thành (Phường 10) có
bộ sưu tập hàng chục bon sai, cây kiểng trà mi và đỗ quyên độc đáo, chỉ
để thỏa mãn thú tiêu khiển chứ không bán.
Bên
cạnh những chậu kiểng trà mi và đỗ quyên giống ngoại nhập (Mỹ, Pháp,
Thụy Sĩ, Trung Quốc…) có cả những giống hoa bản địa của núi rừng hoang
vu trên cao nguyên Lang Biang (Lâm Đồng).
Đỗ quyên Lang Biang.
Trong
lúc giới thiệu lai lịch những kiểng hoa “độc” 40-50 tuổi, bác Thành cho
biết những năm gần đây do thời tiết nóng lên nên những loài đỗ quyên và
trà mi với sắc hoa lạ, quý hiếm như tím biếc, vàng mơ… chỉ nở hoa đều
và đẹp ở Đà Lạt; trong khi các vườn xứ nóng, dù chăm sóc rất công phu
cũng chỉ ra nụ chứ hiếm khi nở hoa.
Bonsai đỗ quyên.
Vườn
nhà của bác Huỳnh Minh Xuyến (đường Mai Anh Đào) có chậu kiểng hoa bằng
lăng “Vũ điệu Tây Nguyên” cực kỳ kiếm, được đưa từ rừng sâu Cát Tiên về
chăm sóc cả chục, mỗi mùa qua lại nở hoa tím ngát.
Gia
đình chị Đặng Thu Hiền (xã Xuân Thọ) sở hữu chậu bonsai hoa ngũ sắc
dáng thế đẹp hiếm thấy. Chị Hiền cho biết chồng chị sưu tầm rất nhiều
giống hoa hồng và cây kiểng, chỉ để thỏa mãn đam mê, có người trả giá
hàng chục triệu một chậu bonsai nhưng không bán.
Gốc kiểng ngũ sắc độc đáo.
Ở
Đà Lạt có khá nhiều người sưu tầm, chế tác hoa kiểng chỉ để thỏa mãn
tình yêu vô bờ bến với hoa, thưởng trà ngắm hoa với bạn bè chứ chẳng
màng đến chuyện mua bán. Đôi khi khách bộ hành nhàn tản “nhòm trộm” hoa
cũng được gia chủ mời vào vườn thưởng trà, đàm đạo về hoa, chụp ảnh các
chậu kiểng độc đáo.
Du khách đến Đà Lạt có nhiều
cơ hội ngắm bonsai, kiểng hoa ở nhiều vườn hoa và khu du lịch như Vườn
hoa Đà Lạt, Vườn hoa Bích Câu, Thung lũng vàng, QUE garden…
Vườn
hoa thành phố Đà Lạt có chậu kiểng hoa chùm ớt nở sum suê, duyên dáng
soi bóng xuống hồ nước trong veo in bóng những đám mây mờ ảo.
Kiểng hoa chùm ớt.
QUE
garden sở hữu nhiều cây kiểng hoa giấy lâu năm, trong đó có những cây
60-70 tuổi, giá từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/cây.
Kiểng
bonsai Đà Lạt được giới chuyên môn trong và ngoài nước thừa nhận có sự
bứt phá vượt trội của một lớp người chơi bon sai làm chủ được kiến thức
khoa học kỹ thuật và công nghệ cao; có khiếu thẩm mỹ sáng tạo và sự đam
mê của tâm hồn thanh tĩnh, trầm lắng giữa cuộc đời đầy biến động.
Theo Kim Anh/Tiền phong
Ngọn cây sanh giá 28 tỷ đồng, vậy gốc cây đáng giá bao nhiêu?
Dân trí
Cây sanh cổ được cắt bớt đi phần
ngọt, sau 10 năm tạo tác, phần ngọn bán với giá 28 tỷ đồng còn phần gốc
chủ nhân vẫn chưa có ý định bán.
Mới đây, một cuộc giao dịch làm
“chấn động” làng cây cảnh Việt, cuộc giao dịch được coi là cuộc giao
dịch lịch sử, bởi giá trị lên đến 28 tỷ đồng giữa một nghệ nhân làm cây
Hà Nội và đại gia đất Tổ (Phú Thọ).
Theo đó, tác phẩm sanh cổ có tên “Tiên lão
giáng trần” được giao dịch với giá 28 tỷ đồng giữa anh Nguyễn Văn Chí,
xã Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội) và ông Phan Văn Toàn - Toàn đô la (TP.
Việt Trì, Phú Thọ).
Được biết, cây sanh cổ “Tiên lão giáng trần”
do nghệ nhân Dương Văn Mười (xã Hồng Vân) tạo tác mất 10 năm mới hoàn
thiện, sau đó anh Mười nhượng lại cho anh Nguyễn Văn chí với giá 16 tỷ
đồng đầu năm nay. Anh Mười cho biết, tác phẩm được cắt từ một ngọn cây
sanh cổ của một nghệ nhân cùng xã.
Tò mò về nguồn gốc của tác phẩm 28 tỷ đồng,
chúng tôi được anh Mười giới thiệu vào vườn nhà anh Mai Văn Tám, chủ
nhân của phần gốc cây “Tiên lão giáng trần”.
Anh Tám đưa chúng tôi ra chiêm ngưỡng tác
phẩm đồ sộ (cỡ đại) - chính là phần gốc của cây sanh có giá 28 tỷ đồng,
cây nằm sâu trong khu vườn rộng hàng trăm mét vuông.
Đứng dưới tán cây sanh cổ, anh Tám say sưa
nói về nguồn gốc của cây sanh quý. Theo anh Tám, cây sanh có nguồn gốc ở
xã Chính Tâm (huyện Kim Sơn, Ninh Bình). Anh phải mất 3 năm theo đuổi
mới mua được. Thời điểm mua cách đây 12 năm, lúc đó cây nằm trong một bể
hoa tranh bị vỡ. Đó là một cây 2 thân 7 tán nhưng khi mang về anh Tám
đã cắt bớt phần trên, phần cắt bớt đi chính là tác phẩm “Tiên lão giáng
trần” bây giờ.
Hiện tại phần gốc cây sanh cổ vẫn đang được
anh Tám hoàn thiện phần bông tán, phải mất khoảng 3 năm nữa mới hoàn
thiện. Chỉ có thiên nhiên ban tặng mới được nên anh Tám đặt tác phẩm của
mình với cái tên “Thiên địa nhân tụ hợp” có ý nghĩa trên là trời, dưới
là đất, giữa là con người.
Nói về giá trị nghệ thuật hay giá trị kinh
tế, anh Tám cho biết, cây có giá trị thời gian rất lớn, không biết cây
bao nhiêu tuổi nhưng nhìn vào sự nu cục, màu da có thể thấy cây phải có
hàng trăm năm tuổi. Giá trị kinh tế cũng chưa thể biết vì chưa có ý định
bán.
Dưới đây là những hình ảnh về phần gốc của cây sanh cổ đã bán phần ngọn với giá 28 tỷ đồng.
Lịch sử Khí công Khởi nguồn và lịch sử phát triển YOGA - Ấn Độ PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ “Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?” Lepnit . CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI -"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại." Bleiste -"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước" Napoleon. -"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo: nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một bộ làm bộ làm tịch" Mark Twain -“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...” Vidhusekharsastri -"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc – tôi mới căm ghét chúng làm sao!" Albert Einstein -"Lòng
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 14/3: Bắt phó giám đốc dùng tài liệu giả tham gia đấu thầu | ANTV TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 15/3 | Nga lập thế trận siết vòng vây 3000 quân Kiev, Ukraine run rẩy Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 14-3-2024 Các quan chức cộng sản cấp cao biến mất | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt THIÊN TRANG - Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé || Nhạc Vàng Xưa Bất Hủ Thêm 162 người nhập viện sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang 8 giờ trước Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ 9 giờ trước Khoảnh khắc một căn nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng' ở Bắc Ninh 5 giờ trước Hà Nội: Cô bán trứng bất ngờ "được" ném nhầm bọc tiền hơn 1 tỷ vào xe 17 giờ trước Vũ khí đặc biệt trong gói viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine 12 giờ trước Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk 18 giờ trước Ông Trump vượt Tổng thống Biden về tỉ lệ ủng hộ trong thăm dò dư luận 11 giờ trước Làm ăn th
Mùa Chim Én Bay - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung MỌC CÁNH Em ơi em, mọc cánh bao giờ thế Định bay đi đâu mà nhìn ra đại dương? Tìm nguồn hạnh phúc bên kia thế giới Ở đó đang chờ một tình yêu thương? Thôi bay đi em, đừng áy náy, vấn vương Đừng lưu luyến kẻ dưng, người cũ Bay đi em, về phương trời quyến rũ Ở đó có tình sâu nặng đợi chờ! Bay đi em, đến xứ sở ước mơ Về chao liệng trên bến bờ hi vọng Thỏa khao khát những nỗi niềm vui sống Của một hồn thơ dào dạt yêu thương! Trần Hạnh Thu Câu Đợi Câu Chờ - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung Dương Hiểu Ngọc bay cao với đôi cánh "Thiên thần tình yêu 09:26 05/04/2014 Chắp "đôi cánh thiên thần", người đẹp Dương Hiểu Ngọc sẽ bay cao, bay xa trong nghệ thuật với những nỗ lực không ngừng. Xuất hiện liên tục trên các trang mạng trong thời gian gần
Nhận xét
Đăng nhận xét