Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
TT & HĐ II - 18/a
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
VÌ SAO CON NGƯỜI BỊ BỆNH? KHẢ NĂNG TỰ PHỤC HỒI CỦA CƠ THỂ
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
CHƯƠNG VII: TIÊN NGHIỆM
Tình yêu không phải ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong mắt của kẻ si tình. Immanuel Kant
"Nếu bạn muốn thành công, phải lấy lòng kiên trì làm bạn tốt, lấy kinh
nghiệm làm tham mưu, lấy cẩn thận làm anh em, lấy hy vọng làm lính gác"
Thomas Edison “Chúng ta có thể hoặc dùng lý lẽ để hạ gục ý kiến
của người khác hoặc cứ để họ phát biểu những gì họ muốn. Chúng ta không
thể xóa bỏ ý kiến bằng vũ lực, làm như vậy sẽ cản trở sự phát triển tự
do và trí tuệ.” Che Guevara
“Một người nếu bắt đầu từ khẳng
định, anh ta tất sẽ kết thúc trong nghi vấn, nhưng nếu anh ta bắt đầu từ
nghi vấn, anh ta đương nhiên kết thúc bằng khẳng định” Fracis Bacon
“Văn hóa chính là hiểu những lời hay nhất và những tư tưởng tốt đẹp
nhất mà mọi người trên thế giới đã từng nói và từng suy nghĩ” Arnold
"Người kinh nghiệm phong phú đọc sách dùng hai mắt, một con mắt nhìn lời trên tờ giấy, một con mắt nhìn mặt sau tờ giấy" Goethe
"Chìa khóa mở mọi cánh cửa khoa học đều là dấu chấm hỏi; phần lớn những
phát hiện vĩ đại của chúng ta đều vậy, mà trí tuệ của cuộc sống thường
quyết định ở chỗ khi gặp việc gì thì hỏi câu hỏi tại sao" Balzac
"Học vấn không có quê hương, nhưng người có học phải có tổ quốc" L.Pasteur
“Bản tính của ta chỉ có thể có những trực giác khả giác thôi, nghĩa là
theo cách ta bị sự vật tác động vào, còn khả năng suy tưởng những đối
tượng của trực giác thì lại là công việc của trí năng. Trong hai đặc
tính này của tâm trí ta, không cái nào được coi là trọng hơn cái kia.
Không có cảm năng, thì không có một đối tượng nào sẽ được ban cho ta, và
không có trí năng thì không một đối tượng nào sẽ được ta suy tưởng.
Thiếu nội dung, các ý tưởng sẽ rỗng tuếch và thiếu quan niệm thì các
trực giác sẽ mù tịt”. I. Kant
“Bạn ơi, lý thuyết thì xám xịt, còn cây đời mãi mãi xanh tươi.” Wolfgang Goethe
Câu nói: "Bản tính của ta..." là câu nói mà chúng ta cho là rất hay của Kant. Tuy vậy, nó đúng nhưng
chưa đầy đủ. Cảm giác và quan niệm là hai vế được phân biệt tương đối
nhưng một cách tuyệt đối thì không thể tách rời nhau được ở loài người suy nghĩ. Ý niệm xuất
hiện phải trên cơ sở của cảm giác và cảm giác được là nhờ có hệ thần kinh. Con
ngựa bị quất roi vào mông có “cảm thấy” gì không? Có! Nếu không, nó sẽ
chẳng phản ứng (lồng lên, phi nhanh hơn…). Thế nó cảm thấy gì, đau đớn
khó chịu hay sung sướng? Chắc là không phải sung sướng rồi, vì không
thấy nó có vẻ thỏa mãn tý nào! Có lúc hình như nó khó chịu, nhất là khi
có người “lạ hoắc” ngồi trên lưng nó mà còn đánh nó, làm nó nổi điên
lên, cố hất bằng được kẻ trên lưng nó xuống đất. Có lẽ thông thường thì
mọi con người đều cảm thấy “đau” khi bị quất roi. Bị đau nên dẫn đến sợ,
tìm cách chạy trốn hoặc phi nhanh hơn cho vừa lòng “chàng kị mã”. Vậy
thì con ngựa cũng “biết đau” (khi bị đánh), “biết khó chịu” (khi bị
người lạ cưỡi) và “biết khoái” (khi được vuốt ve). Rõ ràng ba cảm giác
ấy (và nhiều hơn thế nữa) là phân biệt được và tiềm ẩn trong cùng một
con ngựa nhưng chưa ở trình độ sâu sắc. Cái gì làm cho các cảm giác “khác kiểu” phân biệt được với
nhau? Đó chính là hệ thần kinh với bộ não (ở sinh vật bậc cao) đóng vai
trò như trung tâm tổng hợp thông tin, điều khiển và mạng lưới truyền tin
với các đầu mối thu phát tín hiệu mà trong quá trình tiến hóa, thích
nghi đã phân định thành nhóm (tạo nên những giác quan tương đối khác
biệt nhau về cách thức nhưng vẫn trên cơ sở thống nhất là cảm giác và
cảm giác được những mức độ khác nhau của sự tác động): Ý niệm là gì nếu
không phải là sự phân biệt được của hệ thần kinh trung ương (bộ não) về
mức độ, kiểu thức, vị trí của sự tác động bên ngoài nào đó lên cơ thể,
để từ đó hình thành nên một cảm giác tương thích? Khi có một tác động
đối với một bộ phận hay một vùng nào đó của cơ thể thì ngay lập tức theo
đúng luật tự nhiên, phải xuất hiện phản ứng. Phản ứng ấy gọi nôm na là
phản ứng “vô thức” của chỉ bộ phận ấy, của riêng vùng “xác thịt” ấy,
hay tạm gọi là phản ứng sơ cấp. Phản ứng sơ cấp ấy tác động vào các đầu
mối thu phát tín hiệu của mạng lưới thần kinh và các thông tin truyền về
cho bộ não xử lý. Nhờ vào “kinh nghiệm” đã được tích lũy qua quá trình
thích nghi, tiến hóa lâu dài để đảm bảo sinh tồn mà bộ não “đánh giá”
được mức độ “lợi hay hại” của tác động để hình thành nên phản ứng thích
hợp. Phản ứng ấy là phản ứng của riêng bộ não. Đối với một sinh vật đã chết, tức bộ não đã chết, thì không còn phản ứng ấy nữa. Tại đây, phản ứng ấy được
phân định thành hai loại tương đối là phản ứng vô thức và phản ứng hữu
thức. Phản ứng vô thức là phản ứng ở tầng sự sống vô thức, "thiếu suy nghĩ", nghĩa là phản
ứng của những đơn vị được định nghĩa là sự sống của những cấu trúc bộ
phận được gọi là sống - sống nhưng chẳng bao giờ “tỉnh” mà luôn “ngủ
say”; hoặc mê muội. Phản ứng này trở thành những tác động đến các cơ
quan chức năng hay cũng có thể là toàn bộ cơ thể, để từ đó mà trong cơ
thể có sự chuyển hóa tự nhiên làm xuất hiện những lực lượng nội tại tác
động trở lại, một cách có lợi cho bộ phận, vùng cơ thể đã bị bên ngoài
tác động (nói cho cùng là hoàn toàn tuân theo nguyên lý tương tác hay
tác động-phản ứng của tự nhiên!)....Đừng tưởng một thực thể vô tri không "biết" gì. Nó có thể không có cảm giác, nhưng vẫn có giác. Nếu không có giác, làm sao một lò xo thép biết lực tác động mạnh hay nhẹ để "bung" ra tương ứng? Một hòn đá sẽ không biết vỡ ra trước ngoại lực tác động nếu không có giác! Một quặng sắt biết kiểu tác động nào (va đập hay gia nhiệt) để biết mà vỡ ra hoặc nóng chảy ra. Chúng ta quan niệm, giác là một thứ gì đó, có thể là năng lượng, tồn tại vốn dĩ, ẩn chứa tiềm tàng trong vạn vật, là đầu mối vận động và tạo nên phản ứng của vạn vật. Từ đó mà có nguyên lý tác động - phản ứng (còn gọi là tác động tương hỗ), một nguyên lý cơ bản của tự nhiên. Có thể nói, vật vô tri chỉ có giác, còn sinh vật có cả giác lẫn cảm giác.
Phản
ứng hữu thức chính là cảm giác. Chúng ta cho rằng, khi nằm trong mối
quan hệ với phản ứng không sống, phản ứng hữu thức được gọi là phản ứng
sống và trong mối quan hệ tương phản với khái niệm phản ứng sơ cấp, nó
là phản ứng thứ cấp. Đây là loại phản ứng chỉ xuất hiện rõ rệt ở sinh
vật bậc cao, với hệ thần kinh hoạt động theo kiểu “nhà nước”, nghĩa là
có một trung tâm điều khiển gọi là não bộ. Phản ứng này làm cho cơ thể
sống vận động (chuyển hóa, biến đổi) theo sự điều khiển tiềm tàng của
não bộ, tạo nên những tác động chủ động lên bộ phận, vùng cơ thể bị bên
ngoài tác động và thậm chí là lên cả tác động bên ngoài (nhằm hạn chế,
chấm dứt hoặc duy trì, tăng cường tùy theo bản chất lợi hay hại và mức
độ của tác động bên ngoài ấy).
Cơ
thể luôn luôn bị tác động (có lợi hoặc có hại) bởi môi trường và cả bởi
chính quá trình sống của cơ thể, đồng thời cũng luôn luôn phản ứng
(tích cực hoặc tiêu cực) trước những tác động ấy. Cơ thể vì thế ít khi
chọn và “biết” chọn những tác động có lợi cho bản thân mình, nó luôn bị
trục trặc, tổn thương. Não bộ chính là vị “đại nguyên soái”, chỉ huy các
lực lượng có sẵn ở nội tại trong “công cuộc” đấu tranh triền miên với
các tác động bên ngoài, lập lại trật tự ở những vùng cơ thể bị trục
trặc, khôi phục, chữa lành các tổn thương. Trong hầu hết các trường hợp,
não bộ luôn hoàn thành vẻ vang sứ mạng của mình, hoàn thành nhiệm vụ mà
cơ thể sống giao phó (cơ thể là “tổng thống” hay là một “Tổ quốc”, một
“dân tộc”?!). Nhưng đôi khi nó trở nên bất lực hoàn toàn, đấu tranh một
cách vô vọng bởi không có “kinh nghiệm” trước những “đòn đánh lạ lùng và
hiểm độc” của “quân xâm lược” hoặc giả là bởi bản thân chủ quan, mất
cảnh giác lúc đầu trước chiến thuật kiểu láu cá, ru ngủ của đối phương
để đến khi chúng lộ diện, di căn, toàn phát thì đã quá muộn, đành chịu
“mất nước” và mất cả… mạng mình (rõ quá rồi!). Tuy nhiên, trong nhiều
hoàn cảnh trầm trọng, hiểm nghèo, ngàn cân treo sợi tóc như thế, nếu
được hỗ trợ, chi viện thích đáng, kịp thời từ môi trường (những tác động
có lợi từ bên ngoài) thì “đại nguyên soái” vẫn có cơ hội bảo vệ được
“Tổ quốc” (cơ thể vượt qua bạo bệnh, hồi phục một cách thần kỳ!).
Nếu
những suy đoán của chúng ta về não bộ là đúng thì chúng có thể là cơ sở
để giải thích nhiều hiện tượng chưa hiểu được về tâm sinh lý học, cũng
như nhiều hiện tượng huyền bí trong y học - dưỡng sinh. Trong đó, cơ chế tự chữa bệnh là một cơ chế hữu hiệu và linh diệu đối với đời sống sinh vật, nhất là ở sinh vật có hệ thần kinh bậc cao, được sinh ra từ nhu cầu cơ bản của giới sinh vật là bảo toàn sự sống còn và cũng vì mục đích tăng cường khả năng sống còn.
Điều
dễ thấy là nếu hoạt động của hệ thần kinh, trong đó có não bộ (đối với
sinh vật bậc cao thì não bộ mang tính quyết định!) thực sự bị chấm dứt
thì cơ chế tự chữa bệnh của cơ thể không còn nữa. Có lẽ mọi cách thức,
phương pháp chữa bệnh muốn đạt kết quả, dù có dù không có tác động tích
cực từ bên ngoài đều phải nhận cơ chế tự chữa bệnh làm nền tảng, làm cơ
sở lý luận để tiến hành; đều chủ yếu phải thông qua con đường tự chữa
bệnh của cơ thể để làm lành bệnh tật (giải phẫu, để loại bỏ hoặc cấy
ghép là giải pháp cuối cùng, cấp bách và cần thiết để cứu mạng; nhưng
nếu không có thuốc thang hỗ trợ cho cơ chế tự chữa bệnh hoặc cơ chế tự
chữa bệnh không còn thì giải pháp ấy cũng chỉ là vô ích!). Một cơ thể,
khi đã mất đi cơ chế tự chữa bệnh thì việc đầu tiên là phải phục hồi lại
cơ chế ấy, còn không thì bất cứ sự can thiệp nào cũng sẽ không thể chữa
được bệnh tật. Có thể, bằng cách nhân tạo, chữa lành một vết ghẻ, chặn
đứng bệnh tật và nuôi sống một vùng nào đó, một cơ quan nào đó trên (và
trong) một cơ thể đã hoàn toàn bị đình chỉ cơ chế tự chữa bệnh, nhưng
đây lại là chuyện khác, tương tự như nuôi cấy một miếng da trong phòng
thí nghiệm hoặc như nấm mọc “hồn nhiên” trên một khúc gỗ trong thiên
nhiên...
Một
cơ thể bị hôn mê sâu chưa hẳn là đã mất hết khả năng tự chữa bệnh mà
chỉ là sự suy giảm đáng kể, thậm chí là trầm trọng khả năng ấy mà thôi,
vẫn còn một chút nào đó được bảo tồn và vẫn hoạt động “thoi thóp” nhờ
vào sự tác động có tính chất hỗ trợ đắc lực của bên ngoài. Trong nhiều
trường hợp cơ chế đó hồi phục, tạo tiền đề cho sự sống sót của bệnh
nhân. Đã xảy ra những trường hợp may mắn hiếm có, sau vài năm và hơn nữa
là mấy chục năm, cơ thể hôn mê sâu bỗng bừng tỉnh; biểu hiện phản ứng
hữu thức của não bộ (thành phần trọng yếu nhất trong cơ chế tự chữa
bệnh) đã hồi phục hoặc bước vào giai đoạn hồi phục, nghĩa là trong suốt
một quá trình dài, cơ chế tự chữa bệnh, nhờ vào sự hỗ trợ của những
thiết bị y học, đã “kiên trì” tự chữa cho mình và tiếp tục nhiệm vụ chữa
trị cho cơ thể.
Nếu
không có những thành tựu to lớn, đầy hiệu quả của y học phương Tây thì
không biết loài người ngày nay sẽ ra sao?! Nhưng theo chúng ta nghĩ, y
học phương Đông đã không hiếm trường hợp làm nên những điều kỳ diệu
trong việc chữa bệnh cứu người. Có những trường hợp Tây y đã phải lắc
đầu, bó tay nhưng nhờ Đông y điều trị không cần phải qua giải phẫu, bệnh
nhân đã chiến thắng được bệnh tật, tránh được lưỡi hái của tử thần
trong gang tấc, hết sức ngoạn mục. Những sự kiện đó nói lên điều gì?
Hoặc hiện tượng số lượng bệnh nhân được điều trị khỏi nhờ giả dược (giả
thuốc nhưng bệnh nhân vẫn tưởng mình uống đúng thuốc) có tỷ lệ hơn hẳn
số lượng bệnh nhân được điều trị khỏi nhờ uống thuốc thật, nói lên điều
gì? Có những người bị bệnh nan y tiến triển đến thời kỳ cuối cùng, được
coi là vô phương cứu chữa, vẫn kiên trì uống thuốc, bỗng dần trở lại
bình thường, hoàn toàn khỏe mạnh. Những trường hợp như thế nói lên điều
gì?
Chỉ
có thể trả lời được thỏa đáng những câu hỏi đó nếu chúng ta tin vào sự
tồn tại của cơ chế tự chữa bệnh cũng như khả năng phi thường của nó. Một
khi cơ chế tự chữa bệnh được kích thích đến mức độ hoạt động cùng tột,
nó sẽ trở thành bất khả chiến bại trước bất cứ loại bệnh tật nào! Phải
chăng y học - dưỡng sinh cổ truyền phương Đông, hình thành trên cơ sở lý
luận âm dương - ngũ hành cốt lõi là đúng đắn, đã phần nào tiếp cận được
sự thực ấy? Phải chăng tình yêu vô bờ đối với cuộc sống, niềm tin mãnh
liệt vào việc điều trị, sự hy vọng thiết tha khôn cùng muốn khỏi bệnh,
hay đơn giản là tinh thần lạc quan cao độ, thanh thản trước sống chết,
đã kích thích cơ chế tự chữa bệnh đạt đến trạng thái phi thường?
Cơ
chế tự chữa bệnh không đồng nghĩa với sự tự chữa bệnh của một cơ thể
sống có ý thức (dù là ở dạng sơ khai nào đó). Nhiều loài động vật (cũng
có khi là tất cả) khi bị bệnh vẫn đi tìm những thứ phù hợp có trong
thiên nhiên như lá cây, chất khoáng… (không phải là thức ăn truyền thống
của chúng) để ăn nhằm mục đích tự chữa bệnh. Cơ chế tự chữa bệnh tồn
tại ở tầng vô thức, có nguyên nhân chủ yếu từ sự phản ứng vô thức của
não bộ. Muốn hiểu được cặn kẽ cơ chế ấy phải quan sát ở tầng nền tảng
của sự sống, thậm chí là sâu dưới nữa. Muốn có được sự phi thường của cơ
chế tự chữa bệnh có lẽ phải làm cho phản ứng vô thức ấy trở nên mãnh
liệt, tổng động viên được toàn bộ nội lực của cơ thể, tận dụng tối đa
lực lượng ở tầng nền tảng của môi trường (tập trung nhiệt, điều dẫn bức
xạ… về nơi cần thiết trong cơ thể!!!?) hướng vào việc chữa bệnh, nghĩa
là phải tìm cách tác động được vào cơ sở hạ tầng của hoạt động não bộ.
Phải chăng dùng ý niệm cũng là một trong những cách thực hiện được việc
đó? Phản ứng hữu thức là một mặt của phản ứng nói chung và có nguồn gốc
từ vận động hạ tầng của não bộ, nhờ thế mà những cảm giác như lạc quan,
yêu thương, hy vọng mới có cơ hội, trong một chừng mực tùy thuộc vào
cường độ cảm giác tác động được đến cơ chế tự chữa bệnh. Hít thở khí
công được cho là một cách khác, có thể là chủ động hơn, rèn luyện để
thông qua não bộ mà hình thành, củng cố những ý niệm, tác động tích cực
trở lại vận động hạ tầng của nó, làm tăng cường khả năng tự chữa bệnh
của cơ thể (hoặc đạt được những công năng thượng thừa khác).
Đến
đây, chúng ta đã bắt đầu lơ mơ hiểu vì sao các cao thủ Yoga có thể nhịn
ăn nhịn uống được dài ngày, bị chôn xuống đất đến mấy chục ngày mà
không chết. Họ đã chế ngự được bộ não vận động ở mức tối thiểu, ở tầng
tạm gọi là tiềm thức, rất gần với vô thức với sự cung cấp năng lượng chỉ
cần ở mức tối thiểu từ chính cơ thể họ hoặc cũng có thể là sự trao đổi
bức xạ với môi trường…
Lịch sử Khí công Khởi nguồn và lịch sử phát triển YOGA - Ấn Độ PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ “Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?” Lepnit . CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI -"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại." Bleiste -"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước" Napoleon. -"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo: nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một bộ làm bộ làm tịch" Mark Twain -“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...” Vidhusekharsastri -"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc – tôi mới căm ghét chúng làm sao!" Albert Einstein -"Lòng
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 14/3: Bắt phó giám đốc dùng tài liệu giả tham gia đấu thầu | ANTV TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 15/3 | Nga lập thế trận siết vòng vây 3000 quân Kiev, Ukraine run rẩy Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 14-3-2024 Các quan chức cộng sản cấp cao biến mất | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt THIÊN TRANG - Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé || Nhạc Vàng Xưa Bất Hủ Thêm 162 người nhập viện sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang 8 giờ trước Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ 9 giờ trước Khoảnh khắc một căn nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng' ở Bắc Ninh 5 giờ trước Hà Nội: Cô bán trứng bất ngờ "được" ném nhầm bọc tiền hơn 1 tỷ vào xe 17 giờ trước Vũ khí đặc biệt trong gói viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine 12 giờ trước Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk 18 giờ trước Ông Trump vượt Tổng thống Biden về tỉ lệ ủng hộ trong thăm dò dư luận 11 giờ trước Làm ăn th
Mùa Chim Én Bay - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung MỌC CÁNH Em ơi em, mọc cánh bao giờ thế Định bay đi đâu mà nhìn ra đại dương? Tìm nguồn hạnh phúc bên kia thế giới Ở đó đang chờ một tình yêu thương? Thôi bay đi em, đừng áy náy, vấn vương Đừng lưu luyến kẻ dưng, người cũ Bay đi em, về phương trời quyến rũ Ở đó có tình sâu nặng đợi chờ! Bay đi em, đến xứ sở ước mơ Về chao liệng trên bến bờ hi vọng Thỏa khao khát những nỗi niềm vui sống Của một hồn thơ dào dạt yêu thương! Trần Hạnh Thu Câu Đợi Câu Chờ - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung Dương Hiểu Ngọc bay cao với đôi cánh "Thiên thần tình yêu 09:26 05/04/2014 Chắp "đôi cánh thiên thần", người đẹp Dương Hiểu Ngọc sẽ bay cao, bay xa trong nghệ thuật với những nỗ lực không ngừng. Xuất hiện liên tục trên các trang mạng trong thời gian gần
Nhận xét
Đăng nhận xét