HẬU SINH "KHẢ Ố" (ĐL)
HẬU SINH "KHẢ Ố"
1-ĐỌC ỨC TRAI, CẢM TÁC
Dẫu thiếu nước non, thuyền gối bãi
Đêm sâu vắng nguyệt, vẫn lên lầu
Nhân tình bạc, màng chi thế thái
Ly rượu tràn, quên hết nay sau!
2-GẶP TẢN ĐÀ
Nhậu say, "gặp" bác Tản Đà
Vấn rằng: "Bác đã...bây giờ nơi nao?"
Bác cười tít mắt tầng cao:
"Lời thề non nước, ở đâu cũng tình!"
"Chắc là thi hữu, lưu linh
Xá gì chín suối, thiên đình, ly tao?
Dù rằng lưu lạc Mỹ, Tàu
Quê hương một giải trước sau vẫn thờ"
Tản Đà ha hả, gật gù:
"Cái thằng vớ vẩn, nhưng...cù có duyên!"
3-NHẠI VUI TIỀN BỐI
-CÂY THÔNG:
Ngồi buồn mà trách ông xanh
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời, vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông
Nguyễn Công Trứ
-KHÔNG THEO:
Tại mình sao trách ông xanh
Khi vui bật khóc, buồn tênh nhe cười?
Kiếp sau xin cứ là người
Đừng theo ông Trứ, giữa trời đứng reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Dại gì chịu rét mà trèo với ông!
-NGẪM LẠI:
Ngược đời ông Trứ trách xanh
Lạ kỳ thông đứng một mình lại reo
Cười khì vách đá cheo leo
Khóc ròng trời rét mà trèo lên non
Kiếp người được biết nguồn cơn
Đời thông nào biết sống còn là sao?
Trần Hạnh Thu
Khám phá non nước Cao Bằng
Cảnh quan thiên nhiên độc đáo
Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng nằm trên địa bàn 9 huyện biên giới của tỉnh Cao Bằng, là một bảo tàng thiên nhiên sống động, độc đáo với những “hiện vật” có tuổi đời lên tới hơn 500 triệu năm. Các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản... đặc biệt là các cảnh quan đá vôi, là những minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của Trái Đất hiện hữu đến ngày hôm nay.
Trong phạm vi rộng hơn 3.275 km2 của công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng có 130 điểm di sản địa chất, với các dạng địa hình, cảnh quan đá vôi độc đáo, như các tháp, nón, thung lũng, hang động, hệ thống hồ sông hang ngầm liên thông... Thời gian hình thành lâu năm, công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng đã không còn là vùng đất chủ yếu là màu xám của đá như cao nguyên Đồng Văn mà đã bồi tụ nên cánh đồng, thung lũng với đất đai trù phú, cây xanh xen lẫn với sông suối, thác và hang động. Những cảnh quan địa chất độc đáo này là một trong những cơ sở khoa học thuyết phục để UNESCO công nhận đây là một di sản địa chất có giá trị và ý nghĩa quốc tế.
Cảnh quan phong phú, đa dạng khiến hành trình khám phá công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng hấp dẫn du khách. Theo thống kê, toàn tỉnh có trên 30 hang, động đẹp có tiềm năng khai thác phục vụ du lịch, trong đó có những động nổi tiếng như động Ngườm Ngao; Hồ Thang Hen (huyện Trà Lĩnh) kết nối cùng hệ thống hang luồn, với một tập hợp các hồ, thác nước, hang động ngầm, dòng chảy mặt... liên kết với nhau và có cơ chế hoạt động “khi đầy khi vơi” là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú. Vào mùa đông, vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén (huyện Nguyên Bình) là một trong những điểm ngắm băng tuyết của huyện Nguyên Bình. Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ, Phja Oắc - Phja Đén còn nổi tiếng với hàng trăm loài động thực vật quý hiếm, trong đó có rừng rêu độc đáo hấp dẫn những người yêu thích khám phá thiên nhiên.
“Chưa tới thác Bản Giốc thì chưa tới với Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng” là một trong những lời mời gọi hấp dẫn nhất về danh thắng này. Nằm giữa những dãy núi non trùng điệp của miền biên viễn, dòng thác tầng tầng lớp lớp như dải lụa mềm mại tung bọt trắng xóa giữa trời rồi hòa dòng nước cùng với sông Quây Sơn len lỏi giữa những thung lũng trù phú. Đứng dưới chân dòng thác mới thấy thiên nhiên kỳ vĩ, không hổ danh khi các tạp chí, hãng truyền thông lớn thế giới bình chọn thác Bản Giốc là một trong những thác nước kỹ vĩ nhất thế giới hay kỳ quan thiên nhiên ở châu Á.
Khai thác tiềm năng phát triển du lịch
Cùng với việc bảo tồn di sản địa chất, bảo vệ môi trường, thương hiệu công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng cũng là một động lực để phát triển kinh tế xã hội bền vững, trong đó có bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và gắn với tăng trưởng du lịch.
Non Nước Cao Bằng được UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu. Ảnh: TTXVN |
Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng là không gian văn hóa đa dạng, phong phú với sự giao hòa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô, Kinh, Hoa. Mỗi dân tộc có nét sinh hoạt văn hóa riêng, với các giá trị văn hóa, văn học - nghệ thuật, dân ca, dân nhạc, dân vũ, dân gian truyền thống được bảo tồn trong nhiều thế hệ đã mang lại những trải nghiệm độc đáo cho du khách. Bên cạnh đó, những di tích lịch sử văn hóa như: Các di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Rừng Trần Hưng Đạo, địa điểm Chiến thắng Biên giới 1950 huyện Thạch An; Đền Vua Lê, đền Kỳ Sầm, chùa Sùng Phúc… lại phù hợp với dòng khách du lịch học đường, du lịch văn hóa, các tour du lịch thăm lại chiến trường xưa…
Hiện nay, tại Cao Bằng, những loại hình du lịch cộng đồng, du lịch khám phá, du lịch sinh thái đã có những bước phát triển. Hành trình chèo thuyền kayak trên sông Quây Sơn khám phá non nước Cao Bằng bắt đầu từ ngay dưới chân thác Bản Giốc là một trong những sản phẩm du lịch phát triển vài năm trở lại đây. Chị Lê Thị Thu Thủy (phố Núi Trúc, Hà Nội) ấn tượng đặc biệt với chương trình này. Chị chia sẻ: “Tôi may mắn được đi vào thời gian đẹp nhất trong năm, vào mùa thu hoạch cuối mùa thu. Hai bên dòng Quây Sơn đều tràn sắc vàng của lúa, khiến dòng sông như một thảm xanh mềm mại vắt giữa núi cao rồi sà xuống lòng thung lũng. Khác so với những chuyến rong ruổi bằng xe máy, chương trình chèo thuyền mang lại cho du khách cảm giác vượt thác ghềnh, khúc cua trên sông hay trôi giữa phong cảnh tuyệt đẹp hai bên bờ”. Nhiều du khách lại ấn tượng với văn hóa ẩm thực đặc trưng của các dân tộc miền biên giới, với những món ăn truyền thống, đặc sản núi rừng đậm đà hương vị.
Theo ông Sầm Việt An, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng, trong thời gian tới, Cao Bằng sẽ đưa vào triển khai 3 tuyến du lịch trong vùng Công viên địa chất để thu hút khách du lịch. Trong đó có tuyến du lịch cụm phía Tây “Khám phá Phja Oắc – vùng núi của những đổi thay” tại huyện Nguyên Bình). Tuyến thứ 2 là du lịch cụm phía Bắc “Hành trình về nguồn cội” với hành trình khám phá huyện Hòa An và Hà Quảng. Tuyến thứ 3 là du lịch cụm phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở sứ xở thần tiên” tại các huyện Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang. Những hành trình đa dạng này sẽ khai thác hết tiềm năng hiện có của công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng, đồng thời tạo ra những điểm nhấn riêng thu hút khách quay lại khám phá nhiều lần.
Theo: langvietonline.vn
Thành phố Hội An nỗ lực lấy lại vai trò "đầu tàu" du lịch
Nằm trong vùng Di sản miền Trung
và chuỗi điểm đến Quảng Nam - Huế - Đà Nẵng, Hội An đã khẳng định được
thương hiệu trên bản đồ du lịch quốc gia là điểm đến an toàn, thân
thiện. Trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cùng với cả nước,
thành phố Hội An đang nỗ lực thích ứng với trạng thái “bình thường mới”
nhằm lấy lại đà khôi phục ngành kinh tế du lịch gắn liền với đảm bảo
phòng ngừa dịch bệnh.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Silk Sense Resort Hội An Trần Thái Do bày tỏ:
Hoạt động du lịch trên thế giới đều phải tạm dừng vì ảnh hưởng của dịch
COVID-19 và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, trong “nguy” có
“cơ”, đây chính là dịp để cộng đồng doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng
như tỉnh Quảng Nam thể hiện bản lĩnh và sức sống của mình. Hội An là
"đầu tàu" du lịch của tỉnh Quảng Nam, cộng đồng doanh nghiệp du lịch ở
thành phố này đã và đang từng bước ứng phó với điều kiện thực tế để khắc
phục khó khăn, thích ứng với trạng thái “bình thường mới”, xây dựng
những sản phẩm thật sự có chất lượng, thu hút du khách khi hoạt động du
lịch lấy lại nhịp hoạt động bình thường. Cùng với việc chính quyền thành
phố cho phép mở cửa trở lại nhiều cơ sở du lịch, các doanh nghiệp lữ
hành, các cơ sở lưu trú đã triển khai các chương trình đón khách bằng
các gói khuyến mãi, kích cầu như giảm giá phòng, tăng chất lượng dịch
vụ, giảm giá cho các tour nhằm khởi động trước khi tung ra những chương
trình lớn thu hút khách quay lại. Bên cạnh hoạt động kinh doanh, công
tác ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho du khách là nhiệm vụ hàng
đầu được Hiệp hội Du lịch Quảng Nam đặc biệt quan tâm.
Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư du lịch Hùng Cường Nguyễn Thị
Ngọc Lan nhấn mạnh: Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, bên cạnh việc
tiếp tục có thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, nhất là du lịch sinh thái,
hoạt động thể thao, kết hợp giữa du lịch với hội nghị, hội thảo, khai
thác có hiệu quả thị trường khách du lịch nội địa, Công ty đang tập
trung liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để mở thêm các loại
hình dịch vụ, tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu về Quảng Nam nói
riêng và Việt Nam nói chung luôn luôn là điểm đến an toàn và thân thiện.
Trước mắt, Khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh đẩy mạnh việc liên kết,
chia sẻ lợi ích với các hãng lữ hành, các công ty du lịch ở thành phố
Hội An để thu hút khách. Về lâu dài, chất lượng sản phẩm du lịch, môi
trường du lịch, hỗ trợ cho hoạt động du lịch, kích cầu các hoạt động du
lịch gắn với quảng bá, xúc tiến du lịch gắn liền với việc kết nối liên
vùng là xu hướng tất yếu cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Chuyên viên tư vấn Trung tâm Hỗ trợ du khách Quảng Nam Đoàn Thị Anh Thư
chia sẻ: Ngành du lịch đang đối mặt với những thách thức lớn do đại dịch
COVID-19 gây ra. Các doanh nghiệp du lịch cần phải chấp nhận và thích
nghi với việc sụt giảm lượng khách nói chung và khách quốc tế đến Việt
Nam nói riêng. Thời gian qua, Quảng Nam có 10 thị trường khách quốc tế
tham quan, lưu trú nhiều nhất là Hàn Quốc, Australia, Anh, Pháp, Trung
Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Malaysia. Theo điều tra của Tổ chức Du lịch
thế giới, khách du lịch tại thị trường Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, châu Âu
trong thời gian tới sẽ có xu hướng du lịch trong nước nhiều hơn là du
lịch nước ngoài. Trong bối cảnh đó, hơn lúc nào hết, ngành du lịch Việt
Nam cần chú trọng thị trường khách nội địa, có chiến lược dài hơi trong
việc kết nối giữa các vùng miền, các điểm đến cũng như các gói kích cầu
từ Chính phủ nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của mình.
Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Văn Sơn cho biết: Khi dịch
COVID-19 tái bùng phát, thành phố Hội An vẫn còn trên 2.000 khách du
lịch lưu trú. Thành phố đã có nhiều giải pháp để ổn định tình hình và an
tâm tư tưởng cho du khách. Các khách sạn tạo điều kiện thuận lợi cho
khách có lưu trú, nhờ vậy phần lớn lượng khách du lịch còn ở Hội An đều
có tâm lý thoải mái và tin tưởng. Trên 2.000 khách lưu trú tại Hội An,
được chăm sóc chu đáo trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát trở lại là
những đại sứ truyền đi thông điệp về thành phố Hội An nhân tình, thuần
hậu, an toàn và thân thiện.
Năm 2019, tổng lượt khách du lịch đến Quảng Nam đạt gần 7,7 triệu lượt
người, trong đó có 4,6 triệu lượt khách quốc tế đến Hội An. Doanh thu từ
tham quan, lưu trú 2019 của Quảng Nam ước đạt 6.000 tỷ đồng, thu nhập
xã hội từ du lịch ước đạt 14.000 tỷ đồng, trong đó Hội An góp phần không
nhỏ. Du lịch đã thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa
phương.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Văn Sơn, sau khi đại dịch
COVID-19 được kiểm soát, bên cạnh việc cho phép hoạt động trở lại nhiều
điểm tham quan, thành phố Hội An tiếp tục đa dạng hóa các loại hình dịch
vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm mới sản phẩm du lịch và mở rộng
liên kết với các vùng miền, các địa phương trong nước và quốc tế để Hội
An sớm lấy lại vai trò "đầu tàu" trong khôi phục và tăng trưởng của
ngành kinh tế du lịch Quảng Nam.
Đoàn Hữu Trung
Nhận xét
Đăng nhận xét