TT & HĐ II - 17/k


                                           Bí ẩn đáng sợ " Bát Trận Đồ " của Khổng Minh

 

PHẦN II: Nền tảng

" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt


“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)

“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
(Ph. Bêcơn)

“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó” 
(Arixtốt)

CHƯƠNG VI: QUI CĂN

"Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ, đau khổ giấu mình trong hạnh phúc."
(Lão Tử)

"Phàm làm việc gì, làm điều gì, xử lý cái gì… cũng nên có giới hạn, vì “Vật cùng tắc biến”: đẩy sự vật đi đến đường cùng thì thế nào nó cũng biến hóa lại khác trước, có khi còn ngược lại với trước nữa. “Vật cực tắc phản”: đẩy sự việc đi đến cùng cực thì chắc chắn sẽ phản lại ngay. Quy luật là thế thôi."
(Lão Tử)

“Không có cái không phải là ta thì không có ta. Nhưng không có ta thì không thể hiện được sự biến hóa của tự nhiên. Như vậy, ta với tự nhiên thật mật thiết với nhau. Nhưng không ai biết được chủ tể của vũ trụ là gì”.
(Trang Tử)

“Cái mà thời trước người ta dùng thì có thể ngày nay bỏ đi; cái ngày nay bỏ đi thì có thể sau này sẽ dùng, dùng hay bỏ; điều đó không quyết định được là phải hay trái”.
(Liệt tử)


 

 

(Tiếp theo)

***
Khổng An Quốc dựa vào đâu để lập hình Hà Đồ, khi mà nó đã mất tích trước cả Khổng Tử đến khoảng 100 năm? Nếu Hà Đồ đã từng một thời “vùng vẫy giang hồ” thì nó sẽ được lưu truyền sâu đậm trong dân gian và dần trở thành truyền thuyết (thường là vậy, đối với tất cả những thành tựu, những biến cố đặc biệt ý nghĩa, chứ không riêng gì Hà Đồ). Có lẽ bằng con đường sưu tầm, nghe thuật lại từ dân gian hoặc cũng có khi từ một đoạn mô tả của thư tịch cổ (so với thời ông ta) nào đó mà lập nên Hà Đồ. Và như vậy, không thể chắc chắn được rằng hình Hà Đồ do Khổng An Quốc vẽ là không sai biệt so với nguyên mẫu. Tuy nhiên, vì Khổng An Quốc là một học giả đồng thời là đại thần của Hán Vũ Đế, nên có thể tin việc ông ta làm là nghiêm túc, có trách nhiệm chứ không thể ngẫu hứng vô cớ được. Chúng ta tin cái cơ bản là đúng của nó.
Nhưng nó cũng có những cái sai, không hợp lý. Quan sát Hà Đồ của Khổng An Quốc (xem lại hình 17!) chúng ta thấy thế này: nếu qui định số lượng chấm chẵn là âm (màu đen) và số chấm lẻ là dương (màu trắng) thì tại sao hai hàng chấm có số lượng là 5 (lẻ) lại là màu đen (âm)? Dựa vào qui ước nào mà cho rằng chẵn là âm và lẻ là dương? Có lẽ thời Khổng An Quốc đã có quan niệm âm - dương, lưỡng nghi, trong âm có dương, trong dương có âm rồi cho nên ông đã “thổi” cái hồn của thời đại vào đó: phân định âm dương, lưỡng nghi qua trung tâm (nhóm 5 chấm trắng ở giữa). Nếu đúng thế thì phải loại bỏ hai hàng có 5 chấm đen đi và vì một lực lượng phân định lưỡng nghi, dù âm dương có chuyển hóa nhau thì về mặt lực lượng phải không đổi, cho nên cách xếp các chấm trong Hà Đồ của Khổng An Quốc (và cả những Hà Đồ sau này của các học giả khác) là chưa đúng: phải đổi vị trí của lực lượng chấm ở trên và bên phải cho nhau.
Không phải chúng ta là người đầu tiên “đòi” loại bỏ hai hàng có 5 chấm đen. Trần Đoàn, tự Đồ Nam, hiệu Hy Di tiên sinh, vì ở Hoa Sơn đến 40 năm nên còn được gọi là Hoa Sơn đạo sĩ; không rõ sinh, mất vào năm nào; Tống Sử đã viết chuyện Trần Đoàn, gọi Trần Đoàn là bậc thầy lớn của Đạo giáo và dịch học cuối đời Ngũ Đại, đầu đời Tống; khi vẽ lại Hà Đồ đã loại bỏ hai hàng đó.
Có thể Khổng An Quốc cũng thấy sự “vướng víu” của hai hàng 5 chấm đen đó (vì nó động chạm đến quan niệm âm dương, lưỡng nghi mà ông đã cố gắng thể hiện). Nhưng vì sao ông vẫn giữ nó lại? Vì đó là “ý nguyện” của tiền nhân nên không muốn đụng chạm tới hay vì lẽ nào khác?
Nếu không loại bỏ hai hàng đó thì thêm hai hàng như thế vào nữa được không? Về mặt cân bằng lực lượng, làm thế có khi lại hay!
Hầu hết các hình Hà Đồ mà chúng ta thấy đều vẽ các bi trong cùng một hàng (từ nay ta gọi “chấm” là “bi”) nối với nhau bằng một đoạn thẳng. Theo cách thể hiện này cùng với việc dùng toàn bi trắng (không phân biệt âm dương), đổi chỗ hai lực lượng cho nhau, chúng ta sẽ thể hiện hai bức Hà Đồ theo ý chúng ta ở hình 23; hình 23/a là Hà Đồ đã bỏ hai hàng bi; hình 23/b là Hà Đồ thêm vào hai hàng bi.
Hình 23: Hai Hà Đồ đã được điều chỉnh
Việc đầu tiên là chúng ta sẽ nhận xét Hà Đồ hình 23/a. Tại trung tâm là một nhóm 5 bi, nó biểu thị 5 ngón của một bàn tay, là cơ sở vận hành, là linh hồn của “thực thể” Hà Đồ. Vận động là phân định lưỡng nghi và sự chuyển hóa qua lại của hai thể lập thành lưỡng nghi ấy. Ở đây cũng vậy, khi bàn tay vận động, các ngón của nó phân thành hai lực lượng tương phản nhau qua trung tâm và chuyển hóa nhau qua trung tâm ấy. Nếu ta chọn ngón tay duỗi thẳng ra là dương (hoặc âm) thì ngón co lại vào lòng bàn tay là âm (hoặc dương). Ở trạng thái giơ một ngón ra (viên bi ở dưới) thì lực lượng tương phản của nó là bốn ngón tay cụp lại (4 viên bi ở trên); nếu dương 2 ngón ra (bên phải) thì 3 ngón cụp lại (bên trái). Đó là hai trạng thái đại biểu trong nhiều trạng thái (gọi là trùng lắp hoặc tương tự) của bàn tay khi nó vận động. Trong nhiều trạng thái đó, có hai trạng thái mà 5 ngón tay đều dương ra hết hay cụp hết, đó là hai trạng thái được gọi là toàn âm hoặc toàn dương, hay cực độ (không phải là thái cực! Nếu qui ước thái cực là trạng thái thuần dương (âm) nhưng vẫn có âm (dương) thì trạng thái đó phải là một ngón cụp - bốn ngón dương hoặc một ngón dương - bốn ngón cụp. Chỉ khi không qui ước như vậy, ta mới cho rằng cực độ cũng có nghĩa là thái cực). Khi bàn tay ở trạng thái cực độ, nó sẽ phải tuân theo luật qui căn - phản phục, nếu không nó sẽ đạt đến trạng thái tạm gọi là tột độ và chấm dứt vận động (bàn tay cứng đơ của người chết!). Chúng ta thấy, dù ở bất cứ trạng thái nào thì lực lượng (ngón tay) của bàn tay vẫn không đổi:
                  4 + 1 = 3 + 2 = 5
(Chú ý: Khi ở trạng thái cực độ rồi mà vẫn còn một ngón không “khuất phục” và tổng lực lượng là 6 thì không có nghĩa Hà Đồ vẽ ở hình 23/a sai mà ta đã chọn bàn tay không “chuẩn” để thực nghiệm!)
Nói chung, vận động của bàn tay phải qua 10 trạng thái cơ bản (nếu không phân biệt các ngón), trong đó có hai trạng thái cực độ mà ở hai trạng thái ấy, sự vận động của bàn tay phải tuân theo nguyên lý phản phục - qui căn (đóng thì phải mở, mở rồi phải đóng, đó là “Bãi hạp chi thuật” - Thuật mở đóng của Quỉ Cốc Tử!). Còn nếu không xét đến cả chiều của quá trình thì trong 10 trạng thái đó sẽ có 8 trạng thái trùng nhau từng đôi một, do đó có thể coi bàn tay có 6 trạng thái cơ bản.
Sự vận động của bàn tay thực chất là do hệ thần kinh điều khiển không mang tính “tự thân”, điều hòa. Nếu nó là một hệ thống “độc lập” vận động điều hòa một cách “tự thân” thì phải cho rằng sự phân định lưỡng nghi trong nội tại nó là luôn tồn tại, do đó trong điều kiện bình thường, vận động đều đặn theo chu kỳ thì hai trạng thái cực độ (hay tột độ) là không thể có. Lúc này hai trạng thái thái cực (thuần dương, thuần âm như qui ước) của nó là +4(-1) và +1(-4).
Nói nhảm đến đây, chúng ta có thể phát biểu: bàn tay là một hệ thống (thực thể) gồm 5 ngón tay (hay 5 yếu tố, hay 5 đơn vị lực lượng (vật chất), hay “ngũ hành”) hợp thành. Khi nó “tự thân” vận động một cách chu kỳ (điều hòa) thì trong một chu kỳ nó sẽ có 4 trạng thái cơ bản là:
                 
và bốn trạng thái ấy được đặt tên “Tàu” là Tứ tượng. Nhìn ở góc độ này thì bàn tay ấy là thái cực - lưỡng nghi; nhìn ở góc độ kia thì bàn tay ấy là ngũ hành - tứ tượng. Nếu thấy rắc rối quá thì cứ coi nó, một cách đơn giản, là… một bàn tay (hãy nhớ lại cái mũ phớt!)…
Nhưng con người có hai bàn tay. Để sử dụng vào việc đếm và tính toán mà chỉ sử dụng một bàn tay thôi thì… lãng phí quá! Vì lẽ đó mà người cổ đại bao giờ cũng dùng cả hai bàn tay để đếm. (Thậm chí có người còn cho là họ sử dụng cả hai bàn chân nữa. Nhưng chúng ta không tin điều này lắm. Có một điều lạ thường mà chúng ta thấy được là ở mặt trống đồng Đông Sơn (di vật thời cổ đại của dân tộc Việt Nam) có hình mặt trời tỏa ra 14 tia. Tại sao chọn 14 tia mà không phải là 6 tia, 12 tia, hoặc 5 tia, 10 tia để việc chia các phần trên hình tròn dễ dàng hơn? Việc chọn 14 tia chắc là phải từ một quan niệm đặc biệt nào đó của tổ tiên ta về thiên nhiên chứ không thể tùy tiện được. Điều đáng chú ý là số đốt các ngón tay của một bàn tay (có thể là ngẫu nhiên) cũng có số lượng 14, trùng với số tia mặt trời trên mặt trống đồng Đông Sơn! Có khi nào vào thời đó tổ tiên ta đã quan niệm một ngày có 24 tiếng, 14 tiếng ban ngày (có mặt trời), ban đêm là 10 tiếng?
Về mặt cơ thể học, hai bàn tay nằm ở hai phía đối xứng nhau. Nếu chúng ta đặt chúng thành hai lực lượng tương phản trong một lưỡng nghi và cho hệ lưỡng nghi ấy vận động một cách “điều hòa” (co, duỗi các ngón tay để thực hiện việc đếm liên tục tương tự như khi xét vận động của một bàn tay) thì ta sẽ thấy trong một chu kỳ vận động, hệ thống gồm hai bàn tay ấy sẽ trải qua các trạng thái:
                 


Hai trạng thái là hai thái cực phải qui căn - phản phục về trạng thái  (hay ). Trạng thái trong vòng tròn đó, được gọi là trạng thái cân bằng, trước sau gì hệ thống cũng phải về trạng thái đó (trước sau gì cũng phải ngừng sự đếm thôi!)
Trong thực tế sự đếm, còn có hai trạng thái nữa là  . Vì sao chúng ta không thể hiện? Theo quan niệm chúng ta thì đó là hai trạng thái tột độ, vượt ra ngoài chu trình đếm; là hai trạng thái toàn mãn (cứng đơ hoặc mềm nhũn!), từ đó có thể bắt đầu quá trình đếm mới bằng bất cứ ngón nào, nghĩa là hệ lưỡng nghi “cũ” không còn nữa và xuất hiện hệ lưỡng nghi “mới”.
Tất cả các trạng thái ngoài dấu ngoặc nói trên, trừ trạng thái  đều được thể hiện trên hình Hà Đồ 23/a. Đến đây, chúng ta đã hiểu vì sao Khổng An Quốc đã “tương” hai hàng có 5 bi lên nằm trên Hà Đồ, đối ứng nhau qua nhóm trung tâm. Cũng như trường hợp vận động của bàn tay, ở đây dù hệ lưỡng nghi có chuyển hóa thành các trạng thái như thế nào mặc lòng, lực lượng của nó luôn bảo toàn, bằng 10. Rất hiển nhiên, việc qui định âm - dương cho các lực lượng chỉ là tương đối và trong trường hợp không chú ý đến qui định âm - dương thì hệ lưỡng nghi hai bàn tay cũng chỉ có 4 trạng thái cơ bản gọi là tứ tượng và một trạng thái cơ bản làm trọng tâm, nền tảng, làm đích qui căn - phản phục của vận động ấy.
 
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH