BỘ MẶT CHIẾN TRANH 100

 
Sài Gòn Thứ Bảy - Nhạc Lính VNCH | Tình Khúc Bất Hủ Thời Chinh Chiến
 
Người Xa Về Thành Phố - Nhạc Lính VNCH | Những Đêm Ngang Tầm Súng Vào Nửa Khuya Nhung Nhớ Ngập Lòng

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:

+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song

+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.

+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.

+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.

...

-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.

-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.

-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).

-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.

-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.

-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".

-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.

-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!

-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh.  

 
Sabaton - Great War (Music Video)

 
Sabaton - Panzerkamp

------------------------------------------------

 (ĐC sưu tầm trên NET)

 
Trận đụng độ ác liệt nhất giữa phát xít Đức và quân Anh, Mỹ

 
Бої під Дебальцево

 

Đại quân của Thành Cát Tư Hãn gây họa thảm sát ở kinh đô Trung Hoa như thế nào?

Thứ Sáu, ngày 11/09/2020 19:00 PM (GMT+7)

Thành Cát Tư Hãn là người lập ra đế quốc có diện tích lớn nhất lịch sử thế giới. Vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn khiến đối phương khiếp đảm trong giai đoạn ông trực tiếp nắm quyền chỉ huy quân đội.

Đại quân của Thành Cát Tư Hãn gây họa thảm sát ở kinh đô Trung Hoa như thế nào? - 1

Thành Cát Tư Hãn là người đề ra chiến lược tiêu diệt nhà Kim và nhà Tống, đưa người Mông Cổ thống trị Trung Hoa.

Theo Express, Thành Cát Tư Hãn được cho là người chịu trách nhiệm với hơn 40 triệu người chết, trong suốt thời gian ông trị vì đế quốc Mông Cổ, từ năm 1206 đến năm 1227.

Đại quân của Thành Cát Tư Hãn kéo đến đâu, thảm sát xảy ra ở đó. Kẻ thù bị chặt đầu hoặc dìm chết trong biển máu. Manh mối về thời kỳ đen tối này được hé lộ trong những ghi chép do những người tận mắt chứng kiến kể lại.

Sau khi thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn chinh phục Tây Hạ (nay là Tân Cương). Ông quay sang tuyên chiến với nhà Kim,  kẻ thù lớn nhất của người Mông Cổ.

Ở thời điểm đó, nhà Kim của tộc người Nữ Chân trỗi dậy mạnh mẽ, nắm quyền kiểm soát phía bắc Trung Hoa từ tay nhà Tống, lấy Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) làm Trung Đô.

Thành Cát Tư Hãn tuyên chiến với nhà Kim năm 1211, đặt mục tiêu giành lấy nguồn tài nguyên phong phú và đất đai rộng lớn, cũng như chấm dứt mối đe dọa dai dẳng.

Tiến sĩ Timothy Brook, công tác tại Đại học British Columbia, Canada, nói: “Người Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn là đội quân bách chiến bách thắng. Họ muốn chiếm vùng đất nào thì không một ai có thể ngăn cản được”.

“Nắm quyền kiểm soát Trung Hoa, người Mông Cổ tiếp cận với nguồn tài nguyên vô hạn, đặc biệt là ngũ cốc, lụa, trà. Trung Hoa là phần thưởng lớn nhất mà người Mông Cổ nhắm tới”, ông Brook nói.

Năm 1215, đại quân của Thành Cát Tư Hãn đánh thẳng đến Yên Kinh. Người Mông Cổ sử dụng chính những xe công thành chiếm được của người Hán để dễ bề tấn công.

Trước khi quân Mông Cổ tràn qua cổng thành Yên Kinh, ước tính 60.000 phụ nữ đã tự sát vì sợ trở thành nô lệ.

Richard Machowicz, một cựu đặc nhiệm SEAL của Mỹ, nói: “Hãy tưởng tượng có ai đó đứng trên bức tường cao và nhìn xuống, thấy đại quân Mông Cổ tràn tới”.

Đại quân của Thành Cát Tư Hãn gây họa thảm sát ở kinh đô Trung Hoa như thế nào? - 2

Hình tượng Thành Cát Tư Hãn trong bộ phim công chiếu năm 2008.

“Khi đó, họ có thể sẽ tự hỏi: “Tại sao tôi lại ở đây? Tôi phải rời đi ngay hoặc là chết”, Machowicz nói.

Đại quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn chỉ huy tiến vào Yên Kinh, thảm sát hơn 100.000 người, thỏa sức cướp bóc và đốt cháy cả thành phố.

Thành công của người Mông Cổ trên chiến trường là nhờ vào kỹ năng cưỡi ngựa tài ba. Họ được dạy cách ngồi trên lưng ngựa ngay từ bé mà không cần dùng dây cương.

Người Mông cổ được cho là có khả năng kiểm soát chiến mã theo cách không ai sánh bằng. Họ có thể ăn, ngủ và bắn cung ngay trên lưng ngựa.

Machowicz nói: “Đó là phiên bản tác chiến Blitzkrieg (học thuyết chiến tranh gây sốc và bất ngờ) đầu tiên. Người Mông Cổ hành quân thần tốc, gây thiệt hại lớn rồi biến mất trước khi kẻ thù biết chuyện gì đã xảy ra”.

Một chương trình truyền hình công chiếu năm 2012 trên Amazon Prime, từng trích dẫn tài liệu lịch sử, trong đó một nhân chứng kể lại những gì xảy ra ở Yên Kinh năm 1215.

“Mặt đất tràn ngập mùi của người chết. Xác người bị chặt đầu chất thành đống. Hộp sọ người chất cao như những tòa tháp”, tài liệu chép.

Trước khi qua đời năm 1227, Thành Cát Tư Hãn đã truyền lại cho các con trai sách lược để diệt hoàn toàn nhà Kim và Nam Tống. Ông chủ trương liên kết với Nam Tống để đánh Kim, và sau này thừa cơ diệt nốt Nam Tống.

Chỉ hơn 2 thập kỷ chinh chiến, Thành Cát Tư Hãn đã giúp đế quốc Mông Cổ kiểm soát vùng đất còn lớn hơn đế chế La Mã kiểm soát trong 400 năm.

Mãi đến năm 1271, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn là Hốt Tất Liệt mới chính thức thống nhất Trung Hoa, trở thành hoàng đế đầu tiên không phải là người Hán. Hốt Tất Liệt truy phong Thành Cát Tư Hãn là Nguyên Thái Tổ, tức là người sáng lập nhà Nguyên.

Nguồn: http://danviet.vn/dai-quan-cua-thanh-cat-tu-han-gay-hoa-tham-sat-o-kinh-do-trung-hoa-nhu-the-nao...

2 lần cử sứ giả đến đều bị giết, Thành Cát Tư Hãn nổi giận xóa sổ cả đế quốc

Tiếng tăm của Thành Cát Tư Hãn lẽ ra phải là điều khiến người đứng đầu đế chế Khwarazmia phải dè chừng. Tuy nhiên,...

Theo Đăng Nguyễn - Express (Dân Việt)

Mỹ và chiến dịch quân sự tỷ USD cắt đứt Đường Trường Sơn

Thứ sáu, ngày 11/09/2020 07:25 AM (GMT+7)
Aa Aa+
Kể từ khi phát hiện sự tồn tài của đường mòn Hồ Chí Minh vào đầu những năm 1960, Quân đội Mỹ liên tiếp thực hiện các chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm ngăn quân và dân miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.
Bình luận 0
Mỹ và chiến dịch quân sự tỷ USD cắt đứt Đường Trường Sơn - Ảnh 1.

Đầu tiên có thể nói đến chiến dịch Commando Hunt. Đây cũng là chiến dịch dài hơi nhất mà Mỹ thực hiện nhắm vào Đường Trường Sơn. Chiến dịch này được Mỹ thực hiện trong giai đoạn suốt từ năm 1968 cho tới tận năm 1972 mới kết thúc. Nguồn ảnh: TL.

Mỹ và chiến dịch quân sự tỷ USD cắt đứt Đường Trường Sơn - Ảnh 2.

Về cơ bản, Commando Hunt là một chiến dịch không kích của Không quân và Hải quân Mỹ nhắm vào đường mòn Hồ Chí Minh. Toàn thời gian của chiến dịch được chia làm 7 đợt, mỗi đợt kéo dài 6 tháng. Nguồn ảnh: TL.

Mỹ và chiến dịch quân sự tỷ USD cắt đứt Đường Trường Sơn - Ảnh 3.

Tổng cộng toàn bộ chiến dịch Commando Hunt của Mỹ có khoảng 300.000 phi vụ oanh kích và khoảng hơn 3000 phi vụ ném bom bằng máy bay B-52, ném xuống khu vực Đường Trường Sơn đoạn qua Đông Nam Lào khoảng 643.000 tấn bom đạn các loại. Nguồn ảnh: TL.

Mỹ và chiến dịch quân sự tỷ USD cắt đứt Đường Trường Sơn - Ảnh 4.

Theo tính toán của quân đội Mỹ, mỗi ngày có khoảng từ 180 tới 400 phi vụ không kích tuỳ điều kiện thời tiết, trong đó có từ 22 tới 30 phi vụ ném bom B-52. Mặc cho việc Mỹ không kích, Đường Trường Sơn vẫn thông suốt và được mở rộng - cho thấy sự thất bại về mặt chiến lược của chiến dịch này. Nguồn ảnh: TL.

Mỹ và chiến dịch quân sự tỷ USD cắt đứt Đường Trường Sơn - Ảnh 5.

Song song với Commando Hunt, Lầu Năm Góc còn thực hiện Chiến dịch Igloo White. Chiến dịch quân sự này của Mỹ được tiến hành từ năm 1968 cho tới khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam vào năm 1973. Địa điểm Mỹ tiến hành chiến dịch này là dọc biên giới Việt - Lào. Nguồn ảnh: TL.

Mỹ và chiến dịch quân sự tỷ USD cắt đứt Đường Trường Sơn - Ảnh 6.

Về cơ bản có thể coi Igloo White là bản nâng cấp của Hàng Rào Điện tử McNamara. Khác với hệ thống hàng rào điện tử cũ đã phá sản, chiến dịch này sử dụng một hệ thống thám báo tinh vi hơn để phát hiện các tuyến đường vận tải của ta. Nguồn ảnh: TL.

Mỹ và chiến dịch quân sự tỷ USD cắt đứt Đường Trường Sơn - Ảnh 7.

Hơn 100 loại thiết bị điện tử với đủ mọi loại hình rạng, kết cấu được rải xuống Trường Sơn. Các thiết bị này sẽ phát tín hiệu lên máy bay chuyển tiếp của không quân Mỹ đang bay trên Trường Sơn, thông tin sau đó được chuyển về tổng hành dinh ở Thái Lan, phân tích bằng máy tính IBM trước khi có thông tin tình báo cuối cùng để Mỹ quyết định oanh tạc hoặc không. Nguồn ảnh: TL.

Mỹ và chiến dịch quân sự tỷ USD cắt đứt Đường Trường Sơn - Ảnh 8.

Toàn bộ chương trình này của Mỹ tốn tới 1,7 tỷ USD, nếu quy ra tỷ giá USD của năm 2019 sẽ tương đương với... 11,7 tỷ USD. Mặc dù vậy bất chấp mọi sự cố gắng của Mỹ, bằng các biện pháp đơn giản, vừa thử nghiệm vừa thực hiện, ta đã dễ dàng vượt qua hệ thống hàng rào điện tử di động này. Nguồn ảnh: TL.

Mỹ và chiến dịch quân sự tỷ USD cắt đứt Đường Trường Sơn - Ảnh 9.

Cuối cùng và là chiến dịch nổi tiếng nhất chính là chiến dịch Lam Sơn 710 hay Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Trong chiến dịch này, Mỹ cùng đồng minh hy vọng sẽ chặt đứt được Đường Trường Sơn tại thị trấn Tchepone cách biên giới Việt - Lào 42 km về phía Tây. Nguồn ảnh: TL.

Mỹ và chiến dịch quân sự tỷ USD cắt đứt Đường Trường Sơn - Ảnh 10.

Chiến dịch diễn ra trong thời gian từ ngày 8/2 tới ngày 24/3/1971 và được coi là bài thử nghiệm sức mạnh của quân đội ngụy Sài Gòn khi người Mỹ chỉ tham chiến trong chiến dịch này với vai trò cố vấn và phi công vận tải, yểm trợ. Nguồn ảnh: TL.

Mỹ và chiến dịch quân sự tỷ USD cắt đứt Đường Trường Sơn - Ảnh 11.

Kết quả là sự yếu kém của quân đội Sài Gòn khiến Mỹ phải... ngạc nhiên tột độ. Chiến dịch thất bại một cách thảm hại và đây cũng là chiến thắng mang tính chiến lược của Quân giải phóng, mở đầu cho những chiến thắng quân sự liên tiếp của ta sau này ở miền Nam Việt Nam cho tới ngày thống nhất được đất nước. Nguồn ảnh: TL.

Mỹ và chiến dịch quân sự tỷ USD cắt đứt Đường Trường Sơn - Ảnh 12.

Như vậy, tiền của và máu của Mỹ cũng như đồng minh trong nỗ lực cắt đứt Đường Trường Sơn là hoàn toàn vô ích, không những Đường Trường Sơn của ta vẫn "chạy tốt" mà còn được mở rộng với quy mô ngày càng lớn, đóng góp một phần cực kỳ quan trọng - nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nguồn ảnh: TL.

 

Tuấn Anh (Theo Kiến Thức)

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH