Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

KÝ ỨC CHÓI LỌI 97

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trận Đánh Để Đời 7 Xe Tăng Việt Nam Đương Đầu 130 Xe Tăng Hùng Mạnh Mỹ 
  
Trận chiến xe tăng rụng như sung, 4 ngày mất 530 chiếc
Giai đoạn đầu, TQ đã sử dụng lực lượng xe tăng với quy mô lớn nhưng không ngờ chỉ sau 4 ngày đã mất 87% số lượng xe đã huy động.

Toàn cảnh trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sử


6.000 xe tăng, 4.000 máy bay, 2 triệu binh lính đã được huy động trong trận Vòng cung Kursk, trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sử nhân loại.
Hitler
Hitler đã huy động lực lượng chưa từng có trong chiến dịch Citadel nhằm tạo bước đột phá chiến lược trên mặt trận phía Đông. Ảnh lấy từ phối cảnh bộ phim Vòng cung lửa của đạo diễn Yuri Ozerov
Kế hoạch táo bạo của Đức
Sau thất bại tại Stalingrad, mùa hè năm 1943, quân đội Đức quốc xã đã quyết định tổ chức một cuộc tấn công quy mô lớn vào khu vực vòng cung Kursk nhằm làm suy yếu tiềm năng của Liên Xô. Hitler cho rằng một chiến thắng ở đây sẽ khẳng định sức mạnh của Đức, nâng cao uy tín với các đồng minh đang muốn rút khỏi cuộc chiến.
Để phục vụ cho trận đánh chiến lược quyết định này, quân đội Đức quốc xã đã huy động 22 sư đoàn bộ binh với tổng quân số 912.460 binh lính, 17 sư đoàn xe tăng, 2 sư đoàn bộ binh cơ giới với tổng số 2.982 xe tăng các loại trong đó có 800 chiếc Tiger - loại xe tăng chiến đấu chủ lực lừng danh của Đức, 9.966 khẩu pháo các loại, 2.110 máy bay chiến đấu. Lực lượng này chiếm đến 17% số sư đoàn bộ binh, 70% số sư đoàn xe tăng, 30% số sư đoàn cơ giới và 60% số máy bay của Đức trên mặt trận phía Đông.
Hitler đã đặt mật danh cho chiến dịch này là Citadel. Ông chính là người đã khai sinh việc đặt mật danh cho các chiến dịch quân sự lớn về sau. Theo sắc lệnh số 6 do Hitler phát hành, tập đoàn quân Trung tâm do Thống chế Günther von Kluge chỉ huy phối hợp cùng Tập đoàn quân số 9 do tướng Walter Model lãnh đạo tạo thành gọng kìm ở phía Bắc.
Tập đoàn quân phía Nam do Thống chế Erich von Manstein chỉ huy phối hợp cùng Quân đoàn Panzer 4 tấn công vào khu vực phía Nam. Ban đầu chiến dịch Citadel dự định sẽ bắt đầu vào ngày 3/5/1943, nhưng sau đó Hitler đã cho hoãn chiến dịch đến ngày 12/6. Ông cho rằng, xe tăng là chìa khóa của chiến dịch nên tiếp tục hoãn chiến dịch đến ngày 5/7 để chờ đợi các vũ khí mới như xe tăng Panzer và nâng cấp xe tăng Tiger.
h
Hitler cho rằng, xe tăng là chìa khóa của chiến dịch Citadel nên đã huy động gần 3.000 xe tăng các loại trong trận đánh vào vòng cung Kursk. Ảnh: Wikipedia
Về phía Liên Xô, từ các thông tin tình báo và trinh sát thu thập được, Nguyên soái Georgy Zhukov khẳng định rằng, quân đội Đức sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự lớn vào khu vực Kursk cách 450 km về phía tây nam Moscow.
Nguyên soái Zhukov đề nghị xây dựng tuyến phòng ngự vững chắc kéo quân Đức sa vào cái bẫy để đập tan lực lượng thiết giáp, tạo điều kiện cho một cuộc phản công quy mô lớn nhằm giành thắng lợi quyết định. Hồng quân đã xây dựng 6 vành đai phòng thủ với chiều sâu 130-150 km trong đó có 3 khu vực phòng ngự chính với chiều sâu 40 km.
Lực lượng công binh Hồng quân đã cài 503.663 quả mìn chống tăng, 439.348 quả mìn sát thương trên 3 khu vực phòng ngự chính. 4.800 km giao thông hào đã được đào chằng chịt trong khu vực. Các bãi mìn tại khu vực Kursk có mật độ 1.700 quả mìn sát thương và 1.500 mìn chống tăng trên km 2, gấp 4 lần mật độ được sử dụng để bảo vệ Moscow.
Lực lượng huy động cho chiến dịch phòng ngự tại vòng cung Kursk lên đến 1,3 triệu quân, 3.600 xe tăng các loại, 20.000 khẩu pháo chủ yếu là pháo chống tăng, 2.729 máy bay chiến đấu các loại. Lực lượng này chiếm 26% tổng quân số Hồng quân, 26% lực lượng pháo binh, 35% máy bay và 46% lực lượng tăng thiết giáp. Việc hoãn kế hoạch tấn công muộn hơn 2 tháng của Đức đã tạo thêm thời gian cho Hồng quân xây dựng tuyến phòng ngự kỹ lưỡng nhất.
Cuộc chạm trán xe tăng lớn nhất lịch sử
tmô tả cho ảnh
Trận đánh tại cánh đồng Prokhorovka đã trở thành cuộc chạm trán xe tăng lớn nhất lịch sử nhân loại. Ảnh: Wikipedia
Sáng sớm ngày 5/7/1943, quân đoàn II SS Panzer phát động cuộc tấn công quy mô lớn vào khu vực Kursk. Sau một tuần công kích, mũi tấn công phía Nam của Thống chế Von Manstein tiến được 36 km vào tuyến phòng ngự nhưng không phá vỡ được. Hướng tấn công phía Bắc của Tập đoàn quân trung tâm chỉ tiến được 12 km vào tuyến phòng ngự.
Ngày 10/7, Hồng quân bắt đầu chiến dịch phản công quy mô lớn, cuộc chạm trán giữa đôi bên lên đến đỉnh điểm vào ngày 12/7 tại cánh đồng Prokhorovka. Chỉ trong vòng 3 ngày, hai bên đã tung vào trận chiến những sư đoàn xe tăng hùng mạnh nhất với tổng số lên đến 1.200 xe tăng và pháo chống tăng tự hành. Trận đánh tại Prokhorovka đã trở thành cuộc chạm trán xe tăng lớn nhất lịch sử nhân loại.

Số phận xe tăng cuối cùng của Đức quốc xã

Những cải tiến quan trọng về tháp pháo, độ dày của giáp bảo vệ của xe tăng Panther Ausf-F đã không giúp Đức quốc xã thoát khỏi sự thất bại trên chiến trường.
Tại Prokhorovka Tập đoàn quân xe tăng số 5 của Hồng quân đã chạm trán Tập đoàn quân II SS-Panzer của Đức. Hồng quân đã sử dụng chiến thuật táo bạo khi cho xe tăng hạng trung T-34 cắt vào giữa đội hình xe tăng Đức. Những chiếc T-34 nhanh nhẹn quần thảo giữa đội hình những chiếc Tiger và Panzer nặng nề khiến đội hình tấn công bị cắt đứt buộc phải rút lui.
Cả hai bên đều chịu thiệt hại nặng song đợt tấn công của Đức đã bị chặn đứng. Tối 12/7, Hitler triệu tập von Kluge và von Manstein yêu cầu ngưng chiến dịch Citadel để rút quân về đối phó với đợt tấn công của quân đồng minh vào miền Nam nước Pháp.
Ngày 16/7 quân Đức rút về vạch xuất phát, trong khi Hồng quân đã phát động đợt phản công quy mô lớn nhằm chiếm ưu thế trên mặt trận phía Đông. Lần đầu tiên, một đợt tấn quy mô lớn chưa từng có của Đức phải dừng lại trước khi đạt được sự đột phá.
Tổn thất của đôi bên
l
Liên Xô đã phải trả một cái giá rất đắt cho thắng lợi tại trận Vòng cung Kursk. Ảnh: Wikipedia
Trận Vòng cung Kursk là một chiến thắng mang tính chiến lược có ý nghĩa quyết định đến cục diện chiến trường. Thắng lợi của Hồng quân đã đẩy quân đội Đức quốc xã từ thế chủ động lâm vào thế bị động. Tuy nhiên, cái giá của chiến thắng không hề rẻ.
Theo số liệu của nhà sử học Grigoriy Krivosheyev, trong trận Kursk, 429.890 chiến sĩ Hồng quân hy sinh, tổng số quân hy sinh và thương vong lên đến 685.456 người. Tổn thất về trang thiết bị vũ khí rất lớn, 1.614 xe tăng bị phá hủy trong tổng số 3.600 chiếc tham chiến. 2.349 khẩu pháo các loại bị phá hủy, 1.116 máy bay bị bắn rơi.
Các số liệu về tổn thất của quân Đức không rõ ràng. Theo nhà sử học Karl-Heinz Frieser, khoảng 198.000 binh lính thiệt mạng hoặc bị thương, 760 xe tăng bị phá hủy, 524 máy bay bị bắn rơi. Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói "Trận Stalingrad là kết thúc của sự khởi đầu nhưng trận Kursk là khởi đầu của sự kết thúc".
Đức Hải
Trận chiến Kursk, một trong những trận chiến xe tăng lớn nhất lịch sử chiến tranh thế giới, giữa Hồng Quân Liên Xô và quân đội Đức Quốc Xã.

VŨ KHÍ CHỐNG TĂNG TẠI CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM

Hỏa tiễn chống tăng B.40 và B.41 của Liên Xô
Từ năm 1962 quân đội Hoa Kỳ sản xuất hàng ngàn xe tăng M.113 để chở quân cứu ứng cho các ấp chiến lược, thời đó quân CSVN chỉ là quân du kích nên không có vũ khí chống tăng. 
Đến năm 1964 thì quân đội HK sử dụng loại xe tăng M.113 A.1 như là một loại bán chiến xa, che chắn cho bộ binh tùng thiết và trang bị hỏa lực tấn công hùng hậu ( 1 đại liên 12 ly 7 và 2 đại liên 7 ly 62 ).
Nhưng sau 1968 thì chiến trường VN trở thành trận địa chiến và các nhà vũ khí học Liên Xô đã chế ra súng chống tăng B.40.  Trong khi đó vỏ xe M.113 làm bằng hợp kim nhôm nên có độ nóng chảy dưới 800 độ C ( Nhôm nguyên chất nóng chảy ở 660 độ C );  nhưng trái đạn B.40 có đầu nổ lõm với nhiệt độ tập trung ở mũi là 2.500 độ C cho nên dễ dàng khoan thủng vỏ xe tăng và phà số hơi nóng còn lại vào trong thùng xe khiến cho tất cả những người ngồi trong xe bị chết phỏng với 1 trái đạn B.40.
Sau khi thử nghiệm B.40 trên chiến trường VN, các nhà vũ khì học Liên Xô phát hiện có khuyết điểm là hơi nóng phụt hậu phía sau của súng có thể làm chấn thương xạ thủ, vì vậy họ chế ra loại B.40 có loa che lửa ở phía sau, gọi là súng B.41.  Nhưng B.40 và B.41 chỉ diệt được M.113 chứ không diệt được xe tăng M.41, M.42, hay xe tăng M.48 của VNCH bởi vì vỏ bằng thép dày 2 cm, viên đạn B.40 không thể xoi thủng.
Sau khi B.40 xuất hiện trên chiến trường Việt Nam từ năm Mậu Thân thì lính Thiết giáp VNCH gọi M.113 là “Quan tài hỏa thiêu di động”.  Vì vậy M.113 chỉ tấn công vào những nơi có du kích quân mà thôi, còn khi nào ghi nhận có quân chính quy có trang bị B.40 thì lính M.113 nhường chiến trường cho xe tăng M.41 hay M.48.  Hoặc tiến sau quân bộ binh VNCH ít nhất là 200 mét, điều này trái hẳn nhị thức “chiến xa-bộ binh” của binh pháp.
Thiết vận xa M.113 có thể sẽ phải quay đầu chạy nếu phát hiện địch có B.40 hay B 41 ( Một tiểu đội bộ binh CSVN có 1 B.40, mỗi súng có 4 trái đạn ).  Đó là do thực tế chua xót của chiến thuật “Thiết vận xa” do Ngũ Giác Đài sáng chế ra từ năm 1962.  Chua xót là ở chỗ quân đội VNCH phải tiếp tục dùng cho hết số M.113 đã lỗi thời sau khi đã có B.40.
*( Đến năm 1979 đã có 28.000 chiếc M113 và M.113 A.1 đã được xuất xưởng.  Năm 1979 mới cải tiến lại với loại M.113 A.2 và năm 1987 với loại M113.A.3 nhưng chỉ dùng để chở quân trong vùng an toàn, cốt đối phó với đạn bắn tỉa của du kích quân chứ không còn được dùng như bán chiến xa ).
Lính thiết giáp của VNCH có sáng kiến chống B.40 bằng cách cột các bao cát thòng bên ngoài các bửng nhôm để cho viên đạn B.40 chạm vào các bao cát sẽ nổ trước khi xoi thủng vỏ nhôm.    Ngoài ra lính thiết giáp M.113 có sáng kiến chống tác hại của B.40 bằng cách nối 2 cây cần lái của xe M.113 bằng 2 cán dài cỡ bằng cán cuốc, tài xế ngồi trên nóc điều khiển xe bằng hai cán nối. Nếu xe có trúng đạn B.40 thì họ sẽ bị văng ra ngoài và chỉ bị thương mà thôi.
Súng chống tăng M.72 ( Hỏa tiễn Law ) của Mỹ
Súng chống tăng M.72 là loại súng phóng hỏa tiễn, ống phóng làm bằng sợi thủy tinh, đường kính 66 ly.  Quả đạn có khối thuốc nổ nặng 2,4 ký;  toàn thể súng cân nặng 2,6 ký.  Súng được chế tạo năm 1963 để thay thế cho loại súng chống tăng Bazoka được sử dụng trong thời Thế chiến 2.  So với M.72 thì Bazoka quá lỗi thời vì nặng và cồng kềnh.
Tháng 1 năm 1968, 100 khẩu M.72 được dùng để bắn đoàn xe tăng lội nước PT.76 của CSVN tại đồn Làng Vei, Khe Sanh.  Tuy nhiên kết quả là 100 khẩu M.72 không hạ được chiếc xe tăng nào.  Nhưng thời đó quân đội VNCH và HK cũng chưa để tâm lo lắng về việc chống tăng bởi vì quân CSVN tại Miền Nam không có xe tăng.
Đến trận Hạ Lào năm 1971 thì quân VNCH chạy dài mỗi khi xe tăng CSVN xuất hiện.  Bí quá Bộ tư lệnh quân đội HK tại Việt Nam (MACV) đành phải đưa số súng M.72 của quân đội HK cho các tiểu đoàn TQLC nhập trận vào giai đoạn chót.  Tuy nhiên kết quả chỉ có 2 chiếc T.54 bị hạ bằng M.72 tại căn cứ Delta do vì 2 chiếc xe tăng này đã tới sát hàng rào căn cứ, nghĩa là quá gần.
Sau đó MACV đem hằng loạt súng M.72 ra bắn thử nghiệm vào các chiếc xe tăng bị hư tại bãi bắn của Trung tâm huấn luyện Quang Trung thì thấy đạn M.72 vẫn có khả năng làm dứt xích xe tăng hoặc xuyên thủng mặt hông hay mặt sau của xe tăng.  Vì vậy MACV chủ trương dùng số M.72 phế thải của quân đội HK trang bị cho các đơn vị bộ binh VNCH.  Trong khi đó quân đội HK được trang bị vũ khí chống tăng bằng súng phóng hỏa tiễn Tow.
Cũng sau trận Hạ Lào, các sĩ quan bộ binh VNCH được huấn luyện sử dụng hỏa tiễn Tow nhưng chỉ bắn thực tập bằng súng không chứ không có trái đạn.  Và rồi sau đó thì quân đội VNCH cũng không có Tow, nhưng thay vì Tow là M.72.
Thực ra khuyết điểm của M.72 không phải là do khuyết điểm kỹ thuật, mà là do khuyết điểm chiến thuật.  M.72 chỉ bắn trúng đích trong vòng dưới 100 mét bởi vì phải ngắm mục tiêu bằng mắt trần, bắn độ ( nòng súng quay qua phải, qua trái hay nâng lên, chúc xuống đều do sự áng chừng của xạ thủ và chỉ bắn một lần là vứt luôn súng chứ không thể điều chỉnh cho trái đạn khác nếu bắn trật ).
Nhưng vấn đề là súng đại liên trên xe tăng có khả năng bắn rất hiệu quả từ 200 mét đến 1.200 mét.  Như vậy khi người xạ thủ M.72 chờ cho xe tăng tới gần dưới 100 mét thì trước đó súng đại liên của xe tăng đã vãi đạn như mưa về anh ta, cho nên người xạ thủ chỉ có nước bỏ chạy chứ không thể nào đủ bình tỉnh chờ xe tới gần.
Để khắc phục khuyết điểm bắn xa không trúng, người ta nghĩ ra cách tận dụng các khẩu M.72 đã lỡ sản xuất bằng cách ghép 4 ống phóng M.72 thành 1 súng với 1 tay cò, khi bắn xong trái thứ nhất thì nòng của trái thứ 2 nằm thế vào vị trí nòng của trái đạn vừa phóng đi; người xạ thủ bắn trái thứ nhất thấy đạn đi qua phải thì nhích ống phóng qua trái để bấm cò trái thứ 2;  nếu thấy đạn nổ cắm trước xe tăng thì nâng ống phóng lên 1 chút để nổ trái thứ 3, nếu thấy đạn ăn cao qua khỏi xe thì hạ ống phóng xuống một chút để bấm cò trái thứ 4.
Loại súng cải tiến này được đặt tên là XM. 202.  Nhưng với cả một “dàn” phóng hỏa tiễn nặng 11 ký trên vai thì lại càng khó trúng hơn là 1 ống.  Trong thuật ngữ vũ khí học thì chữ XM có nghĩa là đang còn thử nghiệm.  Sau khi thử nghiệm thấy thất bại cho nên XM. 202 chẳng bao giờ được đưa vào sản xuất.
Năm 1972, Bộ binh VNCH đã chạy dài khi 3 trung đoàn tăng CSVN tấn công Quảng Trị.  Ngày 2-5,  khi quân VNCH thối lui khỏi Quảng Trị thì quân Dù VNCH mới hạ được 3 xe tăng của CSVN bằng M.72 nhờ phục kích một đoàn tăng trong đêm tối ( Bắn ở vị thế rất gần ).  Lần này quân của Tiểu đoàn 11 Dù bắn được cả 3 chiếc bởi vì họ phục kích trong đêm, xe tăng chạy ngang qua trước mặt thì họ bấm cò, viên đạn trúng ngay xích phía hông cho nên phá hủy được tăng T.54.  Nhưng chỉ là phục kích ban đêm, chứ nếu là ban ngày thì xe tăng bị đứt xích nhưng súng đại liên trên xe vẫn còn thì những người phục kích không thể nào thoát khỏi trận mưa đạn đại liên của xe tăng.
Trong khi đó quân TQLC/VNCH rút về cố thủ ở Mỹ Chánh cũng chỉ có M.72 để chống lại đoàn tăng của CSVN đang từ Quảng Trị tràn xuống.  Trong thế tử thủ tại Mỹ Chánh, Đại đội 4 của Tiểu đoàn 2 TQLC bắt buộc phải chống lại đoàn tăng từ phía Bắc tràn xuống bằng súng chống tăng M.72.  Riêng Thiếu úy Nguyễn Hữu Hào, Đại đội phó, đã hạ được 6 xe tăng T.54 bằng súng M.72, nhưng một mình ông phải sử dụng tới 100 súng M.72 mới đạt được kết quả đó, và cũng nhờ chỉ có một bến lội sông duy nhất ở một chỗ đó mà lần lượt 6 chiếc tăng bị bắn hạ ( tầm ngắm quen thuộc, và gặp may mới trúng xích ).
Cũng trong mùa hè 1972, ngày 1-4 tại Bình Long, quân VNCH thuộc Chiến đoàn 49 tại căn cứ Sa Mát đã phá hủy 3 chiến xa T.54 của CSVN bằng M.72 ( Xe tăng đã lọt vào căn cứ, bị bắn đứt xích với khoảng cách quá gần ).
Năm 1972, ngày 13-4, lúc rạng sáng, Sư đoàn 9 CSVN cùng với 15 xe tăng bắt đầu tấn công vào thị xã An Lộc. Khi đoàn xe tăng tiến tới gần Bộ chỉ huy Trung đoàn 8 thuộc Sư đoàn 5 BB VNCH thì bị quân phòng thủ bắn cháy 3 chiếc bằng súng M.72, 4 chiếc khác bị trực thăng vũ trang và máy bay C.130 bắn hạ.  Số xe tăng còn lại chạy thối lui. ( Quân phòng thủ nấp phía sau tường rào bằng đá xây, dùng M.72 bắn thẳng vào xích bên hông xe T.54, khoảng cách là từ hàng rào nhà cho tới giữa đường ).
Năm 1973, ngày 6-11, tại Quảng Đức. Một tiểu đoàn tăng T.54 của quân CSVN trong vòng 2 tiếng đồng hồ đã quét sạch 2 tiểu đoàn ĐPQ; chiếm 3 đồn Bu Prang,  Bu Pong và Dak Sang mà không một chiếc tăng nào bị bắn hạ.  Trong khi 2 tiểu đoàn ĐPQ được trang bị mỗi đại đội 70 súng chống tăng M.72. ( Nghĩa là tổng cộng có 560 súng chống tăng ).
Năm 1975, khi quân CSVN dùng xe tăng tấn công quân Biệt cách dù tại Phước Long thì chính hồi ký của Tướng Cao Văn Viên xác nhận : “Xe tăng của địch được trang bị khác hơn : súng M.72 của chúng ta không ngăn chận được.  Khi bị trúng đạn xe tăng địch chỉ khựng lại một chút rồi tiếp tục đứng lên ( The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong trang 113 ).
Câu “trang bị khác hơn” của Tướng Viên đã được chính ông giải thích trong vài trang trước :  “Súng chống xe tăng loại M.72 do quân ta sử dụng không hữu hiệu để hủy hoại chiến xa địch. Xe tăng của Cộng quân trong cuộc tấn công này có gắn thêm chướng ngại vật ở hai bên hông xe” ( trang 110 ) …Thay vì nói xe tăng CSVN được treo các bao cát bên hông xe thì Tướng Viên phải nói trớ ra rằng “có gắn thêm chướng ngại vật”.
Kiểu treo bao cát xung quanh xe là sáng kiến của quân thiết vận xa M.113 VNCH đã được BTTM/VNCH phổ biến kinh nghiệm để chống B.40, B.41 từ năm 1969.  Ngoài ra từ 1971 BTTM của Tướng Viên cũng phổ biến rất nhiều tài liệu chống chiến xa, các tài liệu này đều nói rõ không thể chống T.54 bằng M.72 phía trước mặt bởi vì bửng trước của T.54 dày 4 Cm .  Cho nên dù có bao cát hay không có bao cát, súng M.72 vẫn không chống được T.54.
Năm 1975, Tiếp sau trận Phước Long là các trận Ban Mê Thuột, có 7 xe tăng T.54 cũng bị hạ bằng M.72 do bị phục kích trong thành phố, khoảng cách giữa súng và xe là từ tường nhà ra tới đường.  Và sau này tại Phan Thiết, Vũng Tàu, Thủ Đức, Sài Gòn…xe tăng CSVN cũng bị hạ bởi M.72 do bị phục kích trong thành phố;  súng đại liên và đại bác tên xe tăng không thể vừa chạy vừa rưới đạn vào hai bên hè phố như ở trong rừng.  Nhờ vậy người xạ thủ có đủ bình tỉnh để chờ xe tới gần, nếu bắn hụt hay xe chỉ đứt xích thì xạ thủ cũng thừa đường tẩu thoát bằng cách lẫn sau nhà phố..
Hỏa tiễn chống tăng Tow của quân Mỹ
Mùa  hè 1972, kể từ ngày 1-4-1972 đến 2-5-1972 xe tăng của quân CSVN đã càn quét Sư đoàn 3 BB/VNCH và 2 Lữ đoàn TQLC/ VNCH ra khỏi tỉnh Quảng Trị. Trong khi đó quân VNCH chỉ biết chống tăng bằng phi cơ ( ban ngày ) và súng 106 ly không giật đặt trên thiết vận xa M.113 hoặc dùng pháo 105 ly, 155 ly bắn trực xạ.
Sau đó quân đội VNCH tổ chức lại lực lượng để tái chiếm Quảng Trị, Tướng Abrams của Hoa Kỳ quyết định giao cho quân đội VNCH một phân đội hỏa tiễn chống tăng Tow gồm 8 súng, gắn trên 8 chiếc xe Jeep.  Tổng cộng trong trận Quảng Trị có hơn 40 xe tăng của CSVN bị hạ bởi quân Dù và TQLC/VNCH nhưng chỉ có 6 chiếc được ghi nhận do hỏa tiễn Tow, số còn lại đa số do mìn chống chiến xa, M.72 bắn trong tầm gần, đại bác không giật 106 ly, và đại bác 105 ly bắn trực xạ.
Tow là loại hỏa tiễn có dây điều khiển;  được phóng bởi ống phóng bằng thép dài 1,2 mét, cỡ nòng 152 ly.  Đầu đạn nặng 3,9 ký, đi xa tối đa 3.700 mét.  Sau khi thoát ra khỏi nòng viên đạn đi với tốc độ 278 mét/giây, kéo theo một sợi dây điện, cuối sợi dây điện là hộp điều khiển nằm trên tay của xạ thủ. Xạ thủ có thể điều khiển cho viên đạn đi sang phải, sang trái, lên cao, xuống thấp sao cho tới đích là chiếc xe tăng
Sau hiệp định Paris tháng 1-1973 thì mỗi Quân khu của VNCH được trang bị 2 phân đội hỏa tiễn Tow để chống tăng (16 chiếc, không đủ thiếu vào đâu nếu xe tăng xuất hiện cỡ 1 trung đoàn 45 chiếc ).  Hơn nữa, để bảo mật kỹ thuật vận hành của Tow cho nên mỗi phân đội đều có sĩ quan cố vấn HK đi theo để báo cáo tiêu thụ đạn và trình xin cấp số đạn mới sau khi đã sử dụng hết cấp số đạn nguyên thủy.
Do đó trong trận Mùa Xuân 1975 xe tăng của quân CSVN tiến từ Quảng Trị đến Cà Mau nhưng không có một chiếc nào bị hạ bởi hỏa tiễn Tow.   ( Có thể là Tow được cung cấp hạn chế là để bảo mật kỹ thuật, nhưng cũng có thể cơ chế vận hành của Tow có vấn đề, chưa được hoàn chỉnh.  Chỉ trang bị cho quân đội VNCH một ít để trấn an mà thôi.  Mã số tiếp liệu của súng Tow vào năm 1972 là  XBGM-71 A.  Ký hiệu X ở đầu cho biết là súng đang còn thử nghiệm chứ chưa hoàn chỉnh ).
Hỏa tiễn chống tăng AT.3 của quân CSVN
Mùa Hè 1972, Hà Nội xua vào Nam 16 sư đoàn và 48 trung đoàn biệt lập, tấn công Miền Nam tại Kontum, Quảng Trị và An Lộc với tất cả các loại vũ khí mới nhất của Liên Xô, trong đó có hỏa tiễn chống tăng có dây điều khiển AT.3.  *( Nguyên tắc vận hành giống như Tow nhưng viên đạn nhỏ hơn và tầm xa khoảng 1.300 mét ).
Năm 1972, ngày 8-4, tại Bình Long, quân CSVN làm chủ tình hình tại Lộc Ninh. Quân VNCH rút lui về hướng Nam.  Có 30 xe tăng trong số 100 xe của Thiết đoàn 5 VNCH thoát về được An Lộc, hầu hết các xe tăng bị bắn bằng hỏa tiển chống tăng AT.3.
Năm 1972, ngày 23-4, sáng sớm, tại Kontum. Quân CSVN đồng loạt pháo kích vào các căn cứ quân sự tại Dak Tô và Tân Cảnh.  Sau nửa tiếng đồng hồ pháo kích, Trung đoàn 66 thuộc Sư đoàn 2 CSVN tràn lên tấn công  một Tiểu đoàn Bộ binh thuộc Sư đoàn 22 BB/ VNCH, cách căn cứ Tân Cảnh 2 cây số.  Tiểu đoàn Thiết Kỵ tại căn cứ Tân Cảnh tiến ra cứu ứng thì bị phục kích bằng Hỏa tiễn AT.3.  Kết quả 10 chiếc M.41 bị cháy hết 8 chiếc, còn 2 chiếc bị bắn đứt xích.
Ngày 24-4, buổi trưa, Trung đoàn 1 thuộc Sư đoàn 2 CSVN cùng với 5 xe tăng T.54 tấn công căn cứ Dak Tô 2 do Trung đoàn 47 BB thuộc Sư đoàn 22 BB/VNCH trấn giữ.  Tuy nhiên khi quân CSVN vào căn cứ thì các đơn vị thuộc Trung đoàn 47 đã băng rừng rút về Bình Định, chỉ còn lại 7 xe tăng M41 ở lại tử chiến với quân CSVN cho tới khi chiếc thứ 7 bị bắn cháy bởi hỏa tiễn AT.3.
So sánh với hỏa tiễn có dây XBGM.71 A (Tow) của Mỹ thì AT.3 của Liên Xô rất hoàn hảo, được người lính bộ binh mang trên lưng và mỗi đơn vị bộ binh được trang bị rất nhiều AT.3.  Trong trận Mùa Hè năm 1972, quân CSVN tại Tây Nguyên đã bắn tới 1.320 trái hỏa tiễn AT.3.  Chứng hỏa tiển có dây không cần thiết phải đặt trên xe, và chi phí sản xuất cho loại hỏa tiễn loại đó không là bao nhiêu.
BÙI ANH TRINH

Những trận đánh độc đáo của bộ đội tăng – thiết giáp VN (1)

(Kiến Thức) - Tháng 2/1968, sau 9 năm thành lập, lần đầu tiên xe tăng quân ta xuất hiện trên chiến trường đã gây ra sự bất ngờ lớn cho Mỹ - Ngụy.

Là lực lượng tham chiến muộn nhất trong các binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam song Tăng-Thiết giáp đã chứng tỏ giá trị đột kích mạnh mẽ của mình, đóng góp tích cực vào nhiều chiến dịch quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ với những trận đánh độc đáo, tiêu biểu cho học thuyết xe tăng Việt Nam.

Kỳ 1: Trận Làng Vây - Thay đổi học thuyết xe tăng

Kỳ tích vượt Trường Sơn

Năm 1968, bước vào chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân, lực lượng Tăng – Thiết giáp lần đầu tiên ra trận sau gần 10 năm ra đời (5/10/1959, Binh chủng Tăng – Thiết giáp ra đời với sự kiện Trung đoàn xe tăng 202 được thành lập). 

Ngày 5/8/1967, Tiểu đoàn 198 thuộc Trung đoàn 203 được lệnh vào Nam chiến đấu. Tiểu đoàn 198 gồm 2 đại đội (đại đội 3 và 9) trang bị 22 xe tăng lội nước PT-76.

Ngày 14/10/1967, Tiểu đoàn 198 từ Lương Sơn – Hòa Bình bắt đầu hành quân vào Nam theo đường Trường Sơn. Để đảm bảo yếu tố bất ngờ trong lần đầu tiên ra trận của các xe tăng, công tác ngụy trang trong hành quân rất được chú trọng. 
Đoàn tiền trạm của Tiểu đoàn 198 đi chuẩn bị cho trận Tà Mây – Làng Vây .

Theo lời kể của Đại tá Lê Xuân Tấu, nguyên là trưởng xe 555 thuộc Đại đội 3: “Đơn vị di chuyển chủ yếu vào ban đêm bằng đèn gầm có lắp thêm thiết bị hạn chế ánh sáng. Những đêm mù sương, các trưởng xe phải đi bộ trước mũi xe, khoác dù trắng dẫn đường. Các kíp xe phải dùng cành cây tươi phủ lên ống xả, vừa ngăn được tiếng ồn, vừa tránh bụi lửa phóng ra từ ống xả để tránh máy bay địch phát hiện”.

Không những lo đối phó với máy bay địch đánh phá, vấn đề bảo đảm kỹ thuật cũng là mối lo thường xuyên. Đường Trường Sơn địa hình phức tạp với dốc cao, suối sâu khiến máy móc bị hao mòn nhanh chóng. 

Theo thiết kế, một bộ xích xe tăng chỉ cho phép chạy được từ 400-500 km đường tốt. Trong khi đó, quãng đường hành quân dài gần 1.000km. Để khắc phục, các kíp xe đã đảo xích bên phải sang bên trái và ngược lại, đồng thời, lắp xen kẽ mắt xích lành với mắt xích hỏng để đảm bảo hành quân. Tuy nhiên, sau khi tới đích, Đại đội 3 phải thay 84% bánh chịu nặng, 44% mảng xích. Còn Đại đội 9 đã thay 95% bánh chịu nặng và 80% mảng xích. 

Sau 50 ngày đêm hành quân dưới bom đạn đánh phá ác liệt của địch, tiểu đoàn đã đến các điểm tập kết. Đại đội 3 vượt 813 km tập kết ở Nậm Khang, Đại đội 9 vượt 1.438 km tập kết ở ngã ba Mường Noọng, phía nam đường 9. 
Vượt Trường Sơn dưới làn bom đạn địch đã khó khăn, song giữ được bí mật về sự xuất hiện của xe tăng ở chiến trường trước một đối thủ có nền khoa học kỹ thuật cao với các phương tiện trinh sát hiện đại như Mỹ thì quả là Tiểu đoàn 198 đã lập được một kỳ tích.

Thay đổi học thuyết xe tăng

Lần đầu xuất hiện tại chiến trường, đơn vị xe tăng 198 được giao nhiệm vụ hiệp đồng với bộ binh tiêu diệt địch tại căn cứ Làng Vây – một tiền đồn của Khe Sanh. 

Theo lý luận chiến đấu của xe tăng ở Liên Xô, khoảng cách cho phép tập kết của xe tăng đến mục tiêu gần nhất 30 km nhằm tránh tầm bắn của pháo binh địch. Tuy nhiên, về Việt Nam, để khai thác yếu tố bất ngờ, chiến sĩ xe tăng ta đã táo bạo đưa xe tăng vào cách Làng Vây 5-6 km. 

Trong tập hồi ức “Theo vết xích xe tăng”, Đại tá Lê Xuân Tấu viết: “Sự sáng tạo trong vận dụng chiến thuật còn được biểu hiện ở chỗ đưa xe tăng vào chiếm lĩnh khu vực tập kết chiến đấu rất gần địch (khoảng 6km theo đường chim bay trên hướng Đại đội 3).

So với lý luận chúng tôi được học thì khoảng cách tập kết cho phép cách địch 30km. Có nghĩa là Đại đội tăng 3 và Đại đội tăng 9 đã ở vào vị trí tập kết chiến đấu trong tầm đạn pháo địch…. Có thể nói đây là sự vận dụng sáng tạo mang tính táo bạo".
Xe tăng lội nước PT-76.

"Nếu ta không làm tốt công tác nguỵ trang giữ bí mật, để địch phát hiện thì ta khó bảo toàn được lực lượng trước khi bước vào chiến đấu. Song tiếp cận gần địch, ta có lợi thế là rút ngắn được thời gian và khoảng cách cơ động lên chiếm tuyến triển khai xung phong, hạn chế được thương vong tổn thất do hoả lực không quân, pháo binh địch đánh phá, ngăn chặn”, Đại tá Lê Xuân Tấu viết.

Khu vực tập kết là những quả đồi không có bóng cây, chỉ bạt ngàn cỏ tranh. Để giấu xe, chiến sĩ ta đã đào công sự cho xe tăng ẩn nấp rồi dùng các sọt trồng cỏ tranh được tưới nước hàng ngày để ngụy trang lên trên. Nhờ thế, hàng chục chiếc xe tăng của ta nằm chình ình trên đồi hơn chục ngày chờ giờ nổ súng mà máy bay địch bay qua bay lại hàng ngày vẫn không hay biết.

Tiêu diệt Làng Vây

Cứ điểm Làng Vây là một tiền đồn của của căn cứ Khe Sanh nằm trên đường 9. Tại đây có 4 đại đội Ngụy quân cùng với một số sĩ quan Mỹ chỉ huy, được trang bị hỏa lực rất mạnh gồm nhiều pháo cối, pháo khôn giạt ĐKZ, súng phóng lựu M-79, súng chống tăng M-72. 

Trước khi ta nổ súng đánh vào Làng Vây, quân địch tăng lên 900 người do có hơn 300 lính Hoàng gia Lào bị quân ta đánh ở Huội San chạy về đây.

Về phía ta, lực lượng đánh vào Làng Vây có Trung đoàn bộ binh 24, 2 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn pháo và 2 đại đội đặc công cùng với Tiểu đoàn 198 mới vào chiến trường. Trận đánh bắt đầu lúc 23h30 ngày 6/2/1968. 

Sau loạt đạn của pháo binh bắn chế áp mục tiêu, các mũi tiến công xông lên tấn công cửa mở từ 3 hướng. Ở hướng Tây và Nam, xe tăng lần đầu xuất hiện đã tỏ rõ giá trị đột kích của nó. Các hàng rào trước đây bộ binh phải vất vả mở bằng bộc phá thì nay chẳng khác gì mạng nhện với xe tăng. Các lô cốt hoặc bị hỏa lực của pháo từ xe tăng bắn sập hoặc bị xe lao vào húc đổ, dùng xích sắt nghiền nát. 

Nhờ sức đột kích lớn của xe tăng, đến 1 giờ ngày 7/2, các cánh quân ta đánh vào đến trung tâm cứ điểm và nhanh chóng đánh chiếm nốt các khu vực còn lại. Đến sáng ngày 7/2, ta đã làm chủ hoàn toàn căn cứ Làng Vây, diệt và bắt sống toàn bộ quân Mỹ - Ngụy và Lào chốt giữ ở đây. 
Tượng đài chiến thắng Làng Vây.

Trong lần đầu tham chiến, chiến thuật được bộ đội tăng của ta sử dụng là bố trí nhiều thê đội yểm trợ lẫn cho nhau. Hồi ức của Đại tá Lê Xuân Tấu viết: “Đội hình chiến đấu được xếp thành nhiều thê đội, Trung đội do tôi chỉ huy có nhiệm vụ đánh bóc vỏ vị trí tiền tiêu của địch trên điểm cao 230, được hoả lực của trung đội tiến sau yểm hộ.

Khi đại đội thực hành đột phá mở cửa thì trung đội tôi từ vị trí vừa chiếm được lệnh chi viện hoả lực cho đại đội dẫn dắt bộ binh xung phong đột phá, thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu bên trong cứ điểm và tập trung phối hợp với hướng Đại đội tăng 9, nhanh chóng đánh chiếm sở chỉ huy địch.

Như vậy, đội hình tiến công của Đại đội 3 và cả Đại đội 9 được tổ chức sắp xếp theo thứ tự: trung đội (hoặc xe) đánh phía trước, trung đội (hoặc xe) tiến sau chi viện hoả lực. Cách xếp đội hình chiến đấu như trên theo tôi rất cơ bản, rất hiệu quả. Đó là kinh nghiệm thành công để bộ đội thiết giáp nghiên cứu, vận dụng trong nhiều trận tiếp sau”.

Đánh giá về trận Làng Vây, Đại tá Dương Đằng Giang -  Tham mưu trưởng binh chủng Tăng – Thiết giáp thời điểm đó viết: “Trận Làng Vây - trận đầu đánh thắng của bộ đội xe tăng trong tác chiến hiệp đồng binh chủng, đánh vào tuyến phòng thủ rắn nhất của Mỹ-Nguỵ đã mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, có tính lịch sử. Trận đánh đã giải toả tư tưởng và nỗi băn khoăn về vị trí và sử dụng xe tăng trên chiến trường Việt Nam, mở ra một trang sử mới: "Đã ra quân là đánh thắng" của Binh chủng Tăng - Thiết giáp”.

Những trận đánh độc đáo của bộ đội Tăng - Thiết giáp VN (4)

(Kienthuc.net.vn) - Trong trận đánh căn cứ Sa-Mát, bộ đội ta đã sử dụng 4 xe tăng - bọc thép chiến lợi phẩm để đánh địch.
Kỳ 4: Lấy xe tăng địch đánh địch
Năm 1972, lần đầu tiên xe tăng ta xuất hiện ở Đông Nam Bộ trong chiến dịch Nguyễn Huệ. Điều đặc biệt là trong trận này, bên cạnh những xe tăng T-54 mới từ miền Bắc vào, ta còn có một đội xe tăng – xe bọc thép chiến lợi phẩm với vũ khí chắp vá nhưng vẫn đánh thắng.
Những lính tăng không có xe
Từ năm 1964 để xây dựng lực lượng thiết giáp Quân giải phóng miền Nam, Trung đoàn xe tăng 202 đã cử nhiều đoàn cán bộ, chiến sĩ vào chiến trường miền Nam (gọi tắt là B2). Các đoàn cán bộ, chiến sĩ Tăng-Thiết giáp đã tham gia nhiều trận chiến đấu ngoài mục đích diệt địch còn nhằm mục đích đoạt xe địch để xây dựng đơn vị thiết giáp.
Quân ta đã đánh một số trận tập kích và cướp được 1 xe tăng hạng nhẹ M-41 của địch nhưng chưa có thời cơ dùng xe chiến đấu nên cán bộ và chiến sĩ xe tăng phải chuyển sang nhiệm vụ khác chờ thời cơ.
Chiến sĩ Đội 33 và số xe tăng - xe bọc thép chiến lợi phẩm.
6 năm sau,cán bộ, chiến sĩ thiết giáp ở B2 được tập trung lại để chuẩn bị tiếp nhận xe từ miền Bắc đưa vào, nhưng xe chưa vào nên chuyển sang làm nhiệm vụ thu xe cơ giới địch . Ngày 25/5/1971, Bộ chỉ huy Miền quyết định thành lập Đội 33, quân số ban đầu 9 người với nhiệm vụ lấy xe địch đánh địch.
Đến tháng 7/1971, Đội 33 được bổ sung thêm tân binh, biên chế thành 2 trung đội với quân số 64 người. Đội 33 vừa lấy xe vừa tự mò mẫm học cách sử dụng và sửa chữa vì trước đó không ai được học kỹ thuật cơ giới địch, tài liệu cũng không có.
Đại tá Võ Ngọc Hải, nguyên Chính ủy Bộ đội Tăng - Thiết giáp B2 trong cuốn “Theo vết xích xe tăng” viết: “Quá trình lấy xe và sử dụng xe thật gian khổ. Sau khi lấy xe địch chạy bỏ lại ở đường 6 (Chenlahai), ở Đầm Be (Oát thơ mây), Đội 33 có 6 xe nhưng gồm 5 kiểu khác nhau.
Anh em phải tốn công sức mò mẫm nghiên cứu huấn luyện sử dụng từng loại. Ở Snoul (Đông Bắc Campuchia), năm 1971 quân Ngụy Sài Gòn bị đánh tơi tả, bỏ lại chiến trường nhiều xe tăng, thiết giáp. Chiến sĩ Đội 33 lần theo vết xích đi tìm, qua 2 ngày đêm tìm được 2 xe bọc thép chở quân M-113.
Kiểm tra xe và khởi động thì một chiếc nổ được máy, nhưng không chạy được vì hỏng hộp số, một chiếc khi khởi động thì cứ chạy lùi... Có lần lấy được xe hỏng phanh nhưng phải đưa qua phà. Phát huy sáng kiến khi xuống dốc cho xe khác kéo lại và giảm tốc độ để xe chậm lại xuống phà”.
Gậy ông đập lưng ông
Rồi ngày chờ đợi của chiến sĩ Đội 33 cũng đến, đầu năm 1972, lần đầu tiên quân ta đưa xe tăng vào tác chiến ở Đông nam bộ. Bên cạnh đơn vị xe tăng T-54 mới từ miền Bắc vào, lực lượng ta còn có Đội 33 với những xe chiến lợi phẩm thu được của địch. Đội 33 được giao nhiệm vụ hiệp đồng với Sư đoàn Bộ binh 5 đánh vào hướng thứ yếu ở căn cứ Sa-Mát, giáp biên giới Campuchia.
Đội 33 sử dụng vào trận này 4 chiếc xe thì mỗi chiếc một kiểu loại và hỏng hóc nhiều chỗ. Chiếc xe tăng M-41 của Mỹ thì pháo 76mm không có kính ngắm. Chiếc xe tăng M-24 thì pháo không có kim hỏa, nên chỉ sử dụng được súng đại liên 12,7mm gắn trên nóc xe.
Chiếc M-51 pháo cũng không có khóa nòng, nên chỉ sử dụng được súng 7,62mm. Còn chiếc xe bọc thép bánh lốp AM-8 thì hỏng lốp. Hệ thống liên lạc của cả 4 xe đều đã bị phá hỏng. Thêm vào đó, chiếc M-24 cứ chạy được khoảng hơn 30 phút là máy nóng, nằm ì, phải dừng xe chờ cho máy nguội mới đi được.
Để khắc phục các hạn chế, chiến sĩ Đội 33 quy ước với nhau, chiếc M-41 sẽ đi đầu, chiếc này lao vào thì 3 chiếc kia cùng vào. Trong điều khiển xe thì vỗ vào lưng là tiến, vỗ vai trái là sang trái, vai phải là sang phải và vỗ vào đỉnh đầu là đứng lại.
Một chiếc xe tăng hạng nhẹ M-41 bộ đội ta thu được của địch.
Cuộc hành quân đến điểm tập kết để tham gia chiến đấu mới lại càng gian khổ. Những chiếc xe “cà tàng” này phải đi 100km từ căn cứ Tà Pao xuống Ka Rết. Từ Ka Rết “bò” dần về Phun Chi Mon, cách Sa Mát 3km. Đại đội 33 vừa đi vừa phải “lôi” nhau, vì chiếc xe M-24 chạy được một đoạn lại giở chứng nằm ì. Chiếc xe bọc thép bánh lốp AM-8 chạy được nửa đường thì lốp hỏng hoàn toàn, gục nghiêng xuống bờ ruộng. Đại đội cho người ngụy trang và canh giữ xe, 3 chiếc còn lại vẫn tiếp tục lên đường.
Ngày 1/4/1972, ta nổ súng đánh căn cứ Sa Mát, cả 3 chiếc xe của Đội 33 đồng loạt lao vào cứ điểm. Chiếc xe M-41 vì không có kính ngắm nên đã tiến vào cách cứ điểm vài chục mét rồi ngắm bắn qua nòng. Hai chiếc xe M-24 và M-51 không bắn được pháo thì dùng đại liên gắn trên nóc xe bắn đồng thời gầm rú uy hiếp địch.
Qua điện đài kỹ thuật ở sở chỉ huy, ta bắt được tin địch trong đồn Sa-Mát hoảng hốt báo về chi khu Thiện Ngôn: “Có xe tăng Việt Cộng, xin chỉ thị thượng cấp”. Chỉ huy chi khu Thiện Ngôn ra lệnh: “Có xe tăng Việt cộng thì được thực hiện phương án 2, còn không phải vậy thì mai mời ông ra Tòa án binh”.
Có xe tăng hiệp đồng chặt chẽ, chẳng bao lâu, quân ta đã tiêu diệt căn cứ Sa-Mát. Một số địch sống sót chạy về chi khu Thiện Ngôn hoang mang: “Quân giải phóng đã có xe tăng, mà lại là xe của Mỹ và Pháp”.
Sau trận đánh chiếc M-24 và M-51 bị hỏng quá nặng không sửa được, quân ta đã phá hủy trước khi rút khỏi trận địa. Toàn Đội 33 rút về căn cứ an toàn và được thưởng huân chương chiến công Giải phóng hạng 3 vì thành tích chiến đấu.
Tăng-Thiết giáp trong địa hình Việt Nam
Tăng-Thiết giáp có thể nói là “phiên bản hiện đại” của tượng binh và chiến xa thời cổ. Nghĩ đến xe tăng, nhiều người vẫn giữ ấn tượng về những trận đấu tăng hoành tráng với hàng trăm chiếc xe tăng quần nhau trên thảo nguyên mênh mông như trong phim Liên Xô.
Tuy nhiên, ở một địa hình phức tạp với rừng núi chiếm phần lớn và nhiều sông suối chia cắt như Việt Nam, nhiều điểm về chiến thuật xe tăng không thích hợp. Điều đó lý giải vì sao chiến thuật thiết xa vận với đội hình đồ sộ hàng chục chiếc xe tăng M-41, M-48, và thiết giáp M-113 của Mỹ lại dễ dàng bị đánh bại bởi lực lượng bộ binh chỉ với súng chống tăng B40, B41.
Đội hình xe tăng T-54 trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật năm 2012.
9 năm sau ngày thành lập, Binh chủng Tăng-Thiết giáp Việt Nam mới tham chiến và chúng ta đã linh hoạt sáng tạo trong chiến thuật sử dụng xe tăng. Nét lớn trong chiến thuật đó là sử dụng đội hình nhỏ đánh áp sát, cận chiến. Đưa xe tăng vào gần địch nhất có thể để giảm thời gian cơ động và gây bất ngờ lớn cho địch. Những trận đánh của xe tăng ở Làng Vây, Đắc Tô – Tân Cảnh… đều minh chứng rõ nét cho điều này.
Một điểm nữa là trong so sánh tổng lực và so sánh từng trận, ta luôn ít tăng hơn địch. Song không vì thế mà xe tăng ta yếu thế. Với quyết tâm chiến đấu và sự linh hoạt trong xử lý, một chiếc xe tăng của ta có thể cày nát trận địa của 1 tiểu đoàn dù như trận bắt sống Nguyễn Văn Thọ năm 1971 hay chọi lại 10 xe tăng M-41 như trận Đắc Tô 2.
Trong cuốn “Tác chiến của thiết giáp ở Việt Nam”, tướng xe tăng Đôn Sta-ry (Mỹ) đã viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam không đưa vào trận số lượng lớn xe tăng, mà sử dụng tăng – thiết giáp tiết kiệm nhưng hợp lý, để giảm thương vong cho bộ binh. Thực tế chiến trường cho thấy các xe tăng dẫn đầu đội hình đóng vai trò mũi nhọn đột phá, vừa bắn vừa thọc sâu, nhưng phải được yểm trợ bởi hỏa lực của cả đội hình xe tăng và của pháo binh. Hiệp đồng chặt chẽ giữa tăng và bộ binh là chìa khóa dẫn đến thắng lợi”.

T-54 - “Xương sống” lực lượng xe tăng Việt Nam

(Kiến Thức) - Hiện nay, đóng vai trò “xương sống” trong lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam là xe tăng chiến đấu T-54.

Quân đội Nhân dân Việt Nam nhận được những chiếc xe tăng T-54 đầu tiên từ Liên Xô vào đầu năm 1962. Vào thời điểm đó, T-54 là cỗ xe tăng hiện đại nhất trong kho vũ khí của ta, có thể đánh bại xe tăng M-41, M-48 của quân Mỹ - Ngụy.

Trong giai đoạn 1962-1965, Việt Nam tiếp tục nhận thêm nhiều xe tăng T-54 để tiến tới thành lập Trung đoàn xe tăng thứ hai mang phiên hiệu 202.

Đơn vị xe tăng T-54 thực hành vượt sông năm 1967.

Dù xuất hiện từ năm 1962, nhưng mãi tới năm 1972 thì lực lượng xe tăng T-54 mới tham gia chiến dịch lớn, chiến dịch Xuân – Hè 1972.

Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 9, Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp quyết tâm lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc năm 1972.

Đội hình xe tăng T-54A của Trung đoàn 202 đang hành quân về phía vùng phi quân sự cuối tháng 3/1972 chuẩn bị cho chiến dịch Nguyễn Huệ (một trong 3 chiến dịch lớn trong chiến dịch Xuân – Hè 1972).
Một đơn vị xe tăng T-54 thuộc Trung đoàn 202 hiệp đồng bộ binh tấn công vào sân bay Quảng Trị, tháng 4/1972.

Sau chiến dịch Xuân – Hè 1972, phải tới những ngày tháng 4/1975 thì bộ đội tăng – thiết giáp một lần nữa huy động một lực lượng lớn tham gia các chiến dịch giải phóng miền Nam.

Ngày 30/4/1975, những chiếc xe tăng T-54 đã vượt qua cánh cổng Dinh Độc Lập - cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. Cuộc chiến Việt Nam khởi đầu bằng vài tiếng sột soạt của du kích trong rừng già nhưng kết thúc lại là tiếng xích nghiến kèn kẹt của chiếc xe tăng T-54.

Sau nửa thế kỷ hoạt động trong quân đội ta, cho tới hôm nay T-54 tiếp tục đóng vai trò “xương sống” lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam.

Xe tăng T-54 nặng 36 tấn, dài 6,45m, rộng 3,37m, cao 2,4m. Xe được bọc giáp mặt trước thân dày tới 100mm, mặt trước tháp pháo dày 205mm, hai bên sườn 80mm, hai bên sườn tháp pháo 130mm.

Xe tăng T-54 trang bị pháo nòng xoắn D-10T 100mm, súng máy đồng trục 7,62mm và đại liên 12,7mm DShK trên nóc tháp pháo có thể dùng để phòng không.

Xe tăng T-54 trang bị động cơ diesel có công suất 581 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 48km/h.

Pháo 100mm xe tăng T-54 khai hỏa trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Hoàng Lê (theo VNQĐ, QĐND
 
T-90 Việt Nam nằm trong top 7 xe tăng hiện đại nhất thế giới
Xe tăng T-90, có trọng lượng 46 tấn, được trang bị, các hệ thống phòng vệ chủ động hiện đại nhất, giúp bảo vệ kíp lái, trước các mối đe dọa tăng. Ngoài ra, nó cũng được trang bị, hệ thống nạp đạn tự động, giúp giảm kíp chiến đấu, xuống còn ba người theo thông tin mới nhất, Việt Nam đã đặt mua, khoảng 60 chiếc, từ Nga, nhằm hiện đại hóa, binh chủng tăng thiết giáp, để đáp ứng yêu cầu tình hình mới...

Lính xe tăng Việt Nam được đào tạo thế nào?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét