TRỜI ƠI ĐẤT HỠI 12

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                    3 điều phải nhớ khi ăn sáng, nếu không sẽ hại gấp mười!



Hải sản: Tuyệt đối không ăn theo 8 cách gây nguy hiểm sau

Phong |
Hải sản: Tuyệt đối không ăn theo 8 cách gây nguy hiểm sau

Mùa hè đến cũng là lúc bạn cùng gia đình có những chuyến du lịch đến các vùng biển và thưởng thức những món hải sản tại nơi đây.



Để cho những chuyến đi nghỉ được trọn vẹn, bạn cần nhớ những nguyên tắc cấm kỵ khi ăn hải sản để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cả gia đình.
Không ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ
Trong hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C. Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Nói chung, khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 - 5 phút để khử trùng đầy đủ.
Trong thịt cua sống có chứa nang trùng “lungfluke” (một loại trùng hút máu phổi, còn gọi là đỉa phổi), nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn sống ăn tái kiểu “gỏi cua” sẽ rất dễ mắc bệnh “đỉa phổi”. Loại lungfluke ký sinh trong phổi, không những kích thích hoặc phá hoại các tổ chức phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt.
Nếu lungfluke xâm nhập các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống… còn dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng hơn. Bởi vậy cua phải nấu thật chín mới được ăn, phải qua đun sôi tối thiểu 20-30 phút.
Không ăn hải sản đã chế biến từ lâu
Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh. Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…).
Nếu bạn chỉ ăn thức ăn được chế biến hợp vệ sinh từ hải sản còn tươi sống, sau chế biến ăn ngay, không có khâu nào trong giai đoạn từ lúc chế biến đến bàn ăn bị ô nhiễm, thì chắc chắn sẽ không bị ngộ độc hải sản do các loại vi trùng. Các hải sản đông lạnh có thể an toàn về mặt vi khuẩn nếu được bảo quản đông lạnh liên tục từ khi còn sống tới khi bạn mua và chưa quá hạn sử dụng.
Không ăn tôm, cua, sò, hến chết
Vỏ động vật khi bị chết có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao hơn rất nhiều so với phần thịt, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa cho sức khỏe con người.
Chẳng hạn như cua sau khi bị chết, các loại vi khuẩn liền phồn thực rất mạnh trong cơ thể cua, khiến histidine nhanh chóng chuyển hóa thành histamine gây độc đối với cơ thể người. Đặc biệt là cua chết càng lâu thì lượng histamine sinh ra càng nhiều, khi ta ăn vào càng dễ bị ngộ độc. Vì vậy khi mua hải sản chế biến cần lựa chọn kỹ những con tươi sống.
Ăn hải sản kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể.
Ăn hải sản kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể.
Không ăn hải sản và trái cây cùng lúc vì dễ bị đau bụng
Chúng ta thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng trên thực tế nếu sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và can i này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Không ăn hải sản và uống bia cùng lúc vì dễ bị bệnh gút
Lượng purine trong hải sản, trong quá trình trao đổi chất của con người sẽ hình thành axit uric, axit uric dư thừa có thể gây ra bệnh gút và các bệnh khác. Ăn nhiều hải sản cùng một lúc, và sau đó uống bia, nó sẽ tăng tốc độ cơ thể của sự hình thành axit uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, vô cùng có hại cho sức khỏe.
Không ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C vì dễ gây ngộ độc
Những món ăn chế biến từ hải sản giáp xác như tôm, cua, sò, ốc thường rất bổ dưỡng và tươi ngon. Tuy nhiên nó lại chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Không nên uống trà sau khi ăn hải sản
Tương tự như lý do không ăn trái cây sau khi ăn hải sản. Bởi vì trà có chứa acid tannic có thể kết hợp với canxi trong thủy, hải sản để tạo thành canxi không hòa tan.
Tránh ăn hải sản cùng với thực phẩm có tính hàn cao
Hải sản vốn dĩ đã có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác (như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh…) dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
Video xem thêm: Tìm hiểu về thú ăn hải sản trên biển Phan Thiết:

theo Trí Thức Trẻ


2 món hải sản "ngậm" nhiều hóa chất nhất chợ

PV |
2 món hải sản "ngậm" nhiều hóa chất nhất chợ

Không giống như tôm, cá, ghẹ đang bơi, hai món hải sản dưới đây chứa nhiều nguy cơ hơn cả bởi dễ bị gian thương dùng hóa chất phù phép từ ươn, thối, bốc mùi thành tươi ngon.

1. Mực đông lạnh ươn thối tẩy trắng thành mực tươi trắng giòn ngon mắt
Nhiều bà nội chợ mong muốn mua được món mực tươi ngon về cải thiện bữa ăn cho gia đình mà không biết rằng người bán hàng đã phù phép mực ôi thối sau khi ngâm hóa chất công nghiệp sẽ bị “bào mòn” một nửa, từ màu đen xám và bốc mùi, mực trở nên trắng, giòn trước khi đưa ra thị trường.
Sớm ngày 15/4, Đội Cảnh sát môi trường (công an quận Ba Đình) bất ngờ kiểm tra khu vực buôn bán thủy sản trong chợ Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội). Tại kho G2, cảnh sát bắt quả tang Vũ Mạnh Cầm (22 tuổi, ở Ân Thị, Hưng Yên - nhân viên khu thủy sản), đang đổ hàng chục kg mực ôi, bốc mùi vào các thùng phuy cỡ lớn chứa hóa chất công nghiệp.
2 món hải sản "ngậm" nhiều hóa chất nhất chợ
Cầm khai làm thuê cho bà chủ Ngô Thị Nụ (46 tuổi, ở phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng). Kiểm tra trong kho, cảnh sát môi trường phát hiện nơi đây lưu giữ 750 kg mực ống bốc mùi, trong đó 150 kg đang được ngâm hóa chất. Để làm trắng sản phẩm, Cầm khai phải hòa 300ml oxy già công nghiệp vào thùng phuy nước, trước khi đổ mực kém chất lượng vào ngâm. Sau 30 phút, anh ta dùng gậy sắt đảo đều tới khi mực trắng, hết mùi thối thì đem ra chợ Long Biên bán.
Khai báo với công an, bà Nụ thừa nhận đã lén lút tẩy trắng mực kém chất lượng bằng hóa chất công nghiệp khoảng nửa tháng nay. Để không bị phát hiện, chủ ki ốt chỉ đạo nhân viên hạ cửa cuốn nhà kho khi thực hiện công đoạn ngâm, tẩy mực.
2 món hải sản "ngậm" nhiều hóa chất nhất chợ
“Mực ống đông lạnh thường nhập khẩu từ nước ngoài theo đường biển về Hải Phòng, Quảng Ninh. Mực rã đông nhũn, nhớt, bốc mùi thối…, nhưng sau khi bị “phù phép” sẽ giòn, trắng và khá sạch mùi”, đại diện công an quận Ba Đình cho biết. Mực kém chất lượng đổ buôn giá 12.000 đồng/kg tại chợ. Sau khi sơ chế, chủ hàng bán ra thị trường giá 50.000 - 60.000 đồng.
Cảnh sát môi trường (công an quận Ba Đình) đã lấy mẫu loại hải sản ngâm hóa chất này để phân tích.
2. Tôm thối nhuộm phẩm màu thành tôm khô bán với giá cao
Không chỉ với mực được "phù phép", vì lợi nhuận nhiều gian thương cũng đã tẩm phẩm mầu có chứa hóa chất “biến” tôm thối thành tôm khô bắt mắt, thu hút người mua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Ảnh minh họa
Trao đổi với Chất lượng Việt Nam, bà Huỳnh Hồng Nga (Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng về Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế) cho biết: “Nếu các doanh nghiệp sản xuất tẩm phẩm mầu có chứa hóa chất công nghiệp độc hại vào sản phẩm thì sẽ gây hại cho gan và thận người sử dụng. Vì hóa chất tạo mầu thường là chất vô cơ độc hại, sẽ phát bệnh sau một thời gian dài sau khi sử dụng…”.
Một số chuyên gia y tế cảnh báo, để phòng ngừa tác hại của thực phẩm có nhuộm phẩm màu, người tiêu dùng nên mua thực phẩm biết rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, có chứng nhận chất lượng sản phẩm, có nhãn mác của nhà sản xuất… Nếu thấy cơ thể suy giảm sức khỏe thì nên đến ngay các trạm y tế để được chăm sóc kịp thời.
theo Vnmedia


"Tác dụng phụ" đáng sợ của dưa hấu, đào, vải, xoài, dứa

PV |
"Tác dụng phụ" đáng sợ của dưa hấu, đào, vải, xoài, dứa

Khi ăn hoa quả, bạn thường nghĩ ăn càng nhiều càng tốt. Nhưng đó là những sai lầm bởi nếu ăn quá nhiều hoặc không đúng cách, sẽ không có lợi cho sức khỏe, thậm chí có thể gây hại.




Dưa hấu
Dưa hấu là một loại quả tốt nhất trong mùa hè nóng bức. Theo y học, dưa hấu có tính vị ngọt mát, không độc, giải nhiệt do say nắng gây tụt huyết áp. Ngoài ra, còn có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, trị giun sán, giải độc rượu…
Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều dưa hấu, nó sẽ gây hại cho lá lách, dạ dày và dẫn đến chán ăn và thậm chí khó tiêu. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, chức năng tiêu hóa của họ đã giảm, nếu ăn quá nhiều dưa hấu, nó có thể gây ra chứng chán ăn, tiêu chảy và các bệnh đường ruột khác.
Lưu ý khi ăn dưa hấu: Đối với người hay bị tiêu chảy thì không nên dùng nhiều dưa hấu. Dưa hấu khi bổ ra thì phải ăn ngay, nếu để lâu và bảo quản không tốt rất dễ gây đau bụng. Khi ăn dưa bạn nên chấm cùng một chút muối để tăng thêm vị ngọt của dưa đồng thời còn có tác dụng nhuận tràng...
Lầm tưởng tai hại về tác dụng của hoa quả
Dưa hấu
Quả đào
Theo Đông y, đào tính ấm, vị ngọt chua, rất nhiều ảnh hưởng sức khỏe trên cơ thể con người. Trong thịt quả đào chứa nhiều sắt, giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt, trị ho, lợi tiểu, phòng chống ung thư...Đào là nguồn niacin, thiamin, kali và can-xi tuyệt vời. Đào cũng có hàm lượng cao beta-caroten - một chất chống ô-xy hóa chuyển thành vitamin A. Nó rất cần cho sức khỏe của tim và mắt. Người mà chế độ ăn có hàm lượng vitamin A cao ít bị đục thủy tinh thể hơn. Lượng chất chống ô-xy hóa trong quả đào cũng hỗ trợ duy trì hệ tiết niệu và tiêu hóa. Nó cũng được coi là một chất làm sạch và giải độc cho thận.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều đào sẽ tạo ra nhiệt quá mức trong cơ thể. Do đó, những người bị khát nước hoặc đau cổ họng không nên ăn quá nhiều đào.
Lầm tưởng tai hại về tác dụng của hoa quả
Quả đào
Quả vải
Vải tươi chứa hàm lượng đường cao. Nếu bạn ăn quá nhiều vải, ăn ít tinh bột, nó sẽ dễ dàng gây hạ đường huyết, mà thường được gọi là "bệnh vải", và sau đó dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, da nhợt nhạt, khát nước, buồn nôn, ra mồ hôi... Lý do là vải có chứa nhiều fructose, nó sẽ làm tăng đáng kể số lượng fructose trong máu. Trong trường hợp này, gan sẽ không thể chuyển đổi fructose thành glucose, do đó làm tăng lượng đường trong máu.
Xoài
Xoài được coi là "vua của các loại trái cây nhiệt đới". Không chỉ là một loại trái cây hấp dẫn, xoài còn chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của bạn. Xoài giàu chất chống ô-xy hóa, làm mất tác dụng của các phân tử gốc tự do gây hại cho tế bào và gây ra những trục trặc cho sức khỏe như bệnh tim, già trước tuổi và ung thư.
Tuy nhiên, nó không phải là thích hợp cho những người bị thiếu hụt năng lượng hoặc suy lá lách. Nếu không, nó có thể dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và hiện tượng dị ứng khác.
Lầm tưởng tai hại về tác dụng của hoa quả
Quả xoài
Dứa
Dứa có nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe và cải thiện tình trạng lão hóa da, khiến da không bị khô và bong tróc. Dứa là một loại trái cây nhiệt đới, trong đó có chứa một hàm lượng cao vitamin C. Ngoài ra, dứa chứa một loại chất đặc biệt proteinase, có thể làm tăng tính thấm của niêm mạc dạ dày.
Vì vậy, một số người có thể bị đau bụng, ngứa, buồn nôn, nhức đầu, thậm chí sốc sau khi ăn dứa. Trong trường hợp này, trước khi ăn dứa, bạn có thể ngâm dứa trong nước muối khoảng 20 phút, để tiêu diệt proteinase và giảm sự xuất hiện của phản ứng dị ứng.
Lầm tưởng tai hại về tác dụng của hoa quả
theo Sức khỏe Đời sống


Chảy máu suốt 3 năm vì ăn thịt chó

Thanh Tuyền |
Chảy máu suốt 3 năm vì ăn thịt chó

Ngộ độc thuốc chống đông từ bả chó một bệnh nhân đã bị chảy máu nội tạng và phải điều trị hơn 30 tháng mới khỏi bệnh - trường hợp được khẳng định chỉ có ở Việt Nam.



Một bệnh nhân nam đã vào cấp cứu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trong tình trạng chảy máu nhiều bộ phận không thể cầm. Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị bệnh rối loạn đông máu (RLĐM).
Hình ảnh  số 1
Bệnh nhận bị rối loạn đông máu thường xuất huyết các vệt bầm tím. Ảnh: Sức khỏe đời sống.
Các bác sĩ cho rằng con chó mà bệnh nhân ăn thịt có thể đã ăn phải chuột chết, trong bả khiến chuột chết có chất chống đông máu. Hoặc con chó mà bệnh nhân ăn thịt bị trúng bả chó.  Chính chất chống đông trong bả chó, bả chuột trong thịt chó là nguyên nhân khiến bệnh nhân gián tiếp bị ngộ độc, máu chảy không cầm được.
Trao đổi với Zing.vn, thạc sĩ, bác sĩ Bảo Anh (Khoa Ghép tế bào gốc - Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương) cho biết, đây là trường hợp hiếm gặp.
Trong gần 4 năm qua chỉ có khoảng 35 bệnh nhân bị RLĐM như vậy.
Các dấu hiệu của bệnh RLĐM:
- Mảng bầm to ở da
- Chảy máu trong cơ, khớp, thường gặp nhất là gối, khuỷu, mắt cá chân, gây ra đau, sưng cứng và khó cử động khớp.
- Chảy máu kéo dài sau 1 vết cắt, nhổ răng, phẫu thuật...
Chảy máu kéo dài sau tai nạn, đặc biệt là chấn thương đầu.
(Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương) "Các bệnh nhân bị ngộ độc thuốc chống đông thường vào viện trong tình trạng xuất huyết dưới da. Bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt nhiều cơ quan nội tạng như răng, đường tiêu hóa, đi ngoài ra máu", bác sĩ Bảo Anh nói. Vẫn theo bác sĩ Bảo Anh, với các trường hợp bệnh nhân nhẹ không phải truyền thêm máu mà chỉ cần điều trị thuốc, bệnh nhân có thể ra viện sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, viện cũng có những trường hợp chảy máu không cầm được suốt nhiều tháng. Nặng nhất là bệnh nhân bị xuất huyết não, còn điều trị lâu nhất là hơn 30 tháng tại viện mới khỏi hẳn.
Theo giáo sư Nguyễn Anh Trí (Viện trưởng Viện Huyết học), những bệnh nhân bị RLĐM vì ngộ độc chất chống đông như trên chỉ có ở... Việt Nam. Đặc biệt, những bệnh nhân khi bị RLĐM chỉ chấn thương nhẹ, gãi nhẹ máu cũng không cầm được. Nguyên nhân bước đầu được xác định là do warfarin - chất chống đông máu kháng vitamin K. Nhiều loại thuốc chuột trên thị trường có chứa thành phần này.
Không tẩy giun - nguy cơ rối loạn đông máu cao
"Với những bệnh nhân không có tiền sử bị RLĐM, ngoài ăn thịt chó thì bệnh nhân có thể bị nhiễm bệnh khi không tẩy giun định kỳ", giáo sư Trí nói. "Bệnh nhân không tẩy giun, nhiều ký sinh trùng. Những ký sinh trùng có thể làm rối loạn, tăng bạch cầu hay làm rối loạn chức năng của tiểu cầu, gây xuất huyết, không cầm được máu", bác sĩ Bảo Anh phân tích. Vẫn theo các bác sĩ để điều trị, những bệnh nhân bị RLĐM do không tẩy giun đơn giản hơn các bệnh nhân bị ngộ độc thuốc chống đông. Các bệnh nhân này chỉ cần tẩy giun, tùy vào thể trạng có thể truyền thêm tiểu cầu là sẽ nhanh chóng hồi phục.
Bệnh Rối loạn đông máu - Hemophilia là bệnh tương đối hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh khi sinh là 1/10.000. Người bệnh chảy máu lâu hơn bình thường. Nguyên nhân là do thiếu yếu tố đông máu. Các vị trí thường gặp là cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay, đùi, gối , mắt cá chân, cơ thắt lưng, cơ bắp chân. Bệnh nhân thường không thể sống nếu không được truyền máu; trong sinh hoạt thường ngày không được va chạm mạnh, không được chơi thể thao...
Hiện ở Việt Nam có khoảng 5.000 bệnh nhân mắc bệnh trong đó số được chẩn đoán và quản lý là 800 (chỉ chiếm 16%).
theo Zing


Không bị chó cắn vẫn phát bệnh dại vì ... ăn thịt chó

PV |
Không bị chó cắn vẫn phát bệnh dại vì ... ăn thịt chó

Do không biết được nguồn gốc, xuất xứ và không được kiểm dịch nên thịt chó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người ăn. Nhiều trường hợp phát bệnh dại chỉ vì ăn thịt chó.




Mặc nắng mưa, ruồi nhặng, bụi đường mù mịt, các sạp thịt chó tại khu vực đường Phạm Văn Hai, chợ Xóm Mới (TP.HCM)... vẫn ngày ngày phơi ra hè phố.
Tại những nơi này, người ta bán chó tươi, chó chết ươn lẫn lộn. Người ghiền thì ghé vào. Người không chịu nổi thì bịt mũi, nhăn mặt...
Chợ thịt chó bên đường
PGS.TS Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y dược TP.HCM):
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho người
Do không biết được nguồn gốc, xuất xứ cũng như không được kiểm dịch nên thịt chó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người ăn. Tôi chứng kiến trường hợp người không bị chó dại cắn mà vẫn bị bệnh dại. Người này sau khi ăn tiết canh chó bị bệnh dại nên lên cơn dại, được đưa đến bệnh viện và chết sau đó. Ngoài chó bị bệnh dại còn có thể nhiễm nhiều bệnh khác như nhiễm ký sinh trùng, giun, sán... Người ăn thịt chó này có thể bị nhiễm bệnh. Chó bị giết bằng bả thuốc độc cũng rất nguy hiểm vì không biết đó là thuốc độc nào. Khi chó bị đánh bả thường chất độc sẽ vào máu, tim và khắp cơ quan của chó, bởi vậy nguy cơ người ăn bị nhiễm độc là rất lớn.
Những con chó được giết mổ, cắt bỏ đầu và xẻ làm đôi ngang bụng... Mới 9g, chúng tôi đã chứng kiến cảnh tượng này ở quầy thịt chó bên đường Phạm Văn Hai, Q.Tân Bình. Cứ chốc chốc khách lại tấp vào hỏi mua với giá 100.000 đồng/kg. Bà chủ tiệm thịt chó cho biết: “Mua nguyên con cũng bằng giá đấy. Bỏ mối thì 95.000 đồng/kg”. Theo bà này, chó được nhập về từ các tỉnh. Khi chúng tôi hỏi mua số lượng lớn, bà dè chừng: “Mùa này mưa nên không có hàng. Mua ăn 2-3kg thì được”. Gần đấy, một người bán khác lại mau mắn: “Được thôi, mỗi ngày lấy mấy chục ký hay bao nhiêu? Tối gọi điện thoại đặt, mai ra lấy”.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua nguyên con, bà chủ một sạp thịt chó gần đường Trung Mỹ Tây 13 (Q.12) lôi từ tủ đá ra một con chó loại 3kg được cạo sạch lông, cắt chân, mổ bụng với giá 110.000 đồng/kg. Hỏi con to hơn, bà tiếp tục lôi thêm hai con nữa. Trong tủ lạnh, chúng tôi thấy còn hai con loại 5-7kg đã làm sạch. Vừa đặt con chó lên bàn, bà này phân trần: “Giết từ trưa, mưa gió nên phải cất vào. Hàng này khỏi chê, là hàng lồng (chó nuôi lấy thịt) từ Tây Ninh”.
Để nâng giá cho “hàng lồng”, bà chủ chỉ số thịt chó khác trên bàn, vạch miếng thịt có tụ máu bầm, nách chó có một lỗ sâu, miếng da xung quanh bị rách, toàn bộ da ngả vàng, rồi thẳng thừng nói: “Đây là hàng của mấy thằng ăn cắp”. Tiếp đó, bà vạch một miếng thịt trông rất tươi nói mua hàng chích điện, nhưng còn mới thì da hồng chứ không trắng bệch như chó chết lâu ngày. Chúng tôi năn nỉ bớt giá. Bà nói rằng hỏi hàng tuyển nên bà mới mang ra. Còn loại chó bị chích điện ban đầu nói giá 110.000 đồng/kg nhưng trả bao nhiêu cũng bán.
Chiều 20-6, tại điểm mua bán chó của một bà chủ trên đường hương lộ 3, giáp ranh giữa Q.Bình Tân và Q.Tân Phú, có nhiều lồng sắt chứa hàng chục con chó. Ở đây bán nguyên con, ai mua mới làm thịt. Giá chó sống 80.000 đồng/kg. Bà này nói không nên ăn hàng giá rẻ bởi có thể là chó bị bả. Mà loại bả chó thường có xuất xứ Trung Quốc rất độc, chó chỉ ngậm bả vô miệng là chết liền. Bà này còn cho biết thêm giá chó sống giờ khá cao, thu mua lại của những tay mua dạo với giá 65.000 đồng/kg, chưa kể mỗi con chó sống được bơm thêm mấy lít nước. “Hàng ngon, hàng mắc tiền thì không sợ gì hết” - bà này quảng cáo.
Những đĩa thịt chó ngon mắt tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
Những đĩa thịt chó ngon mắt tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
Bà Nhung, bán nước giải khát dưới chân cầu An Hạ (huyện Hóc Môn), cho biết tầm 15g-16g, dân thu gom chó dạo đi xe máy chở các lồng chó thu mua từ Củ Chi và các vùng lân cận về tập kết dưới chân cầu. Họ bơm thẳng nước dưới sông vào bụng chó trước khi bán để tăng trọng lượng. Bà này kể thêm cách đây một tháng, nhà có con chó bị tiêu chảy. Biết không cứu được nên bà ngoắt ông chở chó chạy ngang, con chó nặng hơn chục ký chỉ bán 200.000 đồng.
Thơm, thối trong quán nhậu
Tại khu chợ thịt chó gần đường Trung Mỹ Tây 13 (Q.12), chúng tôi gặp ông Hương với bịch thịt chó nặng hơn 5kg trên tay. Ông kể quán nhậu của ông bán nhiều món, trong đó có thịt chó. Ông này cho hay thịt gà, vịt cần phải có giấy tờ kiểm dịch, nhưng với thịt chó thì ông chưa nghe nói bao giờ. “Thịt chó tui mua mấy sạp ở ngoài về bỏ tủ lạnh. Khi khách kêu thì tôi rã đông rồi làm mồi nhậu. Cứ bán hết tui lại ra sạp mua vài ký” - ông Hương cho biết.
Mới đầu giờ chiều nhưng quán cầy tơ trên đường Phạm Văn Bạch, Q.Tân Bình đã có khách. Bên ngoài quán chỉ bày biện vài bộ bàn ghế cũ. Khu vực chế biến chật hẹp với nồi, xoong, chậu rửa bày kín lối đi. Bà chủ quán tay cầm chiếc đũa lớn vớt bộ dồi ra khỏi chiếc chảo lớn, dầu đen kịt sôi sùng sục. Một ngày quán này bán hết 2-3 con. Hỏi nguồn gốc chó, cũng như thịt chó được kiểm dịch chưa, bà chỉ ậm ừ cho qua mà không giải thích.
Chúng tôi ghé một quán thịt chó khác trên đường Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp). Nhân viên quán đang sơ chế chân chó. Hàng chục chiếc chân chó sau khi được thui bằng bã mía chất cả trong thau nhôm lớn. Một người dùng chiếc kéo gắp than tổ ong được nung đỏ phần mũi ấn vào các kẽ chân chó cho biết: “Làm vậy chân sẽ không bị cháy. Thịt sẽ bớt mùi hôi”. Người làm bếp kể một ngày bán được 50-60kg thịt. Buổi tối, khách rất đông, hơn cả trăm người. Nguồn thịt chó cung cấp cho quán là chó giao tận nơi, có lúc lấy từ các lò giết mổ trên đường Lê Đức Thọ.
Kéo tấm áo mưa còn đọng đầy nước mưa, chủ một sạp bán thịt chó ở gần chợ Xóm Mới cho chúng tôi xem thịt chó đã được chế biến có màu vàng ươm. Số thịt này đặt bên cạnh đống dao thớt cũ mèm và những vụn thịt sống còn bám mảng trên bàn. Thịt sống và thịt qua chế biến đều cùng một mức giá 100.000 đồng/kg. Khi được hỏi thịt chó qua kiểm dịch chưa, chủ quán vừa nói vừa lấy tay xua xua: “Chó thì biết bao nhiêu quán bán, làm gì có kiểm dịch, chó này nhà tự làm!”.
Chưa có kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm
Ông Phan Xuân Thảo, chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết thú y có kiểm dịch chó khi vận chuyển từ địa bàn này qua địa bàn khác để ngăn ngừa bệnh dại, chứ không kiểm soát về mặt giết mổ cũng như kiểm tra vệ sinh thực phẩm trên thị trường. Ông Thảo nhìn nhận do chưa có văn bản, chế tài cụ thể nào quản lý việc giết mổ loài động vật này. Dù Chi cục Thú y TP.HCM đã có văn bản trình UBND TP đề xuất với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn chỉ đạo vấn đề này, nhưng cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Theo ông Thảo, việc giết mổ chó tại các địa phương là hình thức kinh doanh trái phép, chính quyền địa phương có thể kiểm tra, xử lý.
Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa - chủ tịch UBND xã Tân Thạnh Đông (H.Củ Chi), việc kiểm dịch thịt chó chưa có hướng dẫn. Trung tâm Y tế dự phòng H.Củ Chi có phối hợp với trạm y tế của xã kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, chủ yếu kiểm tra về vệ sinh thức ăn, khu vực nấu nướng.
theo Tuổi trẻ
 


Soha News
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH