NỖI NIỀM OAN KHUẤT 23
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nửa thế kỷ oan khuất
Gần 4 năm ngồi tù oan
Theo ông Dũng, tháng 7-1979, ông từ chiến trường Campuchia về nước kết hợp thăm gia đình. Được ít ngày, ông Dũng bị lực lượng chức năng xã Đôn Thuận (huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) bắt vì nghi cướp tài sản.
Theo đó, khoảng 23 giờ ngày 26-7-1979, xảy ra vụ cướp có vũ trang tại nhà ông Nguyễn Văn Dơ (ấp Bùng Binh, xã Đôn Thuận). Do ông Dơ báo trong đám cướp ngoài súng M16, súng ngắn còn có con dao trắng thường sử dụng bán bánh mì. Nghi vấn Hồ Long Chánh có con dao loại này, công an bắt ngay Chánh để điều tra. Chánh khai thêm Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Chiến (anh ruột ông Dũng), Nguyễn Thành Nghị và Nguyễn Văn Dũng (con ông Nghị). Chính quyền xã đã bắt tiếp số người này.
Sau khi bị đưa về công an huyện và bị dùng nhục hình buộc phải nhận
tội cướp tài sản đem về cho vợ con họ cất giấu, cơ quan điều tra lại bắt
tiếp bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (chị ông Dũng), Nguyễn Thị Lan (vợ ông
Chiến) cùng Nguyễn Thị Kim Chung (con ông Chiến, lúc đó được 2,5 tháng
tuổi), Võ Thị Thương (vợ ông Nghị) và cũng dùng nhục hình buộc họ phải
nhận có cất giấu tài sản cướp được. Tuy nhiên, nhiều lần đến kiểm tra,
công an không thu được gì là tang vật của vụ án nên ngày 11-5-1983,
VKSND tỉnh Tây Ninh đình chỉ điều tra vụ án.
Có quyết định đình chỉ điều tra, ông Dũng gõ cửa khắp nơi từ địa phương lên trung ương để kêu oan. Mãi đến tháng 4-2017, VKSND tỉnh Tây Ninh mới mời ông Dũng lên làm việc liên quan đến việc bồi thường nhưng chỉ đồng ý bồi thường với số tiền gần 600 triệu đồng.
"Tôi bị bắt giam oan, bị dùng nhục hình để buộc nhận tội. Danh dự nhân phẩm của tôi bị chà đạp, gia đình ly tán, mất cơ hội làm quân nhân, công dân tốt. Thế nhưng, sau khi được giải oan và hơn 34 năm gõ cửa khắp nơi, tôi chỉ nhận được chừng đó tiền. Họ còn nói chỉ bồi thường nhiêu đó, nếu không đồng ý thì kiện ra tòa" - ông Nguyễn Văn Dũng bức xúc.
Nhất quyết không bồi thường
Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Văn Dũng (con ông Nghị) kể sau khi bị bắt giam 3 năm 9 tháng 14 ngày, VKSND tỉnh Tây Ninh đã ra quyết định đình chỉ điều tra. "Khi được trả tự do, Công an xã Đôn Thuận đề nghị đến xã trình diện. Tại đây, công an xã đã thu hết các giấy tờ, trong đó có quyết định đình chỉ điều tra của VKSND tỉnh Tây Ninh. Lúc đó, mừng quá nên chúng tôi không đề nghị trả lại các giấy tờ đã nộp. Sau này, tôi và các thành viên trong gia đình đi khiếu nại việc bị bắt oan thì được trả lời không có cơ sở xem xét giải quyết vì không có quyết định đình chỉ điều tra. Nay cha tôi đã chết mà vẫn không được minh oan, bồi thường. Cả gia đình đi đâu cũng bị người ta xem thường, nói có tiền án, tiền sự cướp" - ông Nguyễn Văn Dũng kể.
Bà Võ Thị Thương năm nay cũng đã 92 tuổi, sau hàng chục năm kể từ ngày bị bắt và trả tự do đến nay vẫn chưa được minh oan và nhận được bồi thường. "Thời gian của tôi chẳng còn bao nhiêu, tôi chỉ mong đến khi nhắm mắt được nhà nước minh oan, chứ như ông nhà tôi, thật tội nghiệp..." - bà Thương rưng rưng nước mắt.
Trong vụ án này, còn có chị Nguyễn Thị Kim Chung (SN 1979), phải vào tù cùng cha mẹ khi mới 2,5 tháng tuổi. Đến hôm nay vẫn chưa thể xóa được mặc cảm từng trải qua tuổi thơ trong tù.
Thế nhưng, ngày 17-1, khi chúng tôi liên hệ VKSND tỉnh Tây Ninh để hỏi về những trường hợp này, ông Phan Văn Vũ, Trưởng Phòng Kiểm sát và Giải quyết đơn khiếu nại tố cáo VKSND tỉnh Tây Ninh, cho biết lãnh đạo VKSND tỉnh đã chỉ đạo khi báo chí đến hỏi về việc bồi thường của ông Nguyễn Văn Dũng, chỉ trả lời đang trong quá trình thương lượng, khi nào có kết quả sẽ thông báo. Riêng những trường hợp còn lại thì không giải quyết.
Dân trí Sau hơn 4 thập kỷ chờ đợi, chiều 29/1, tại trụ
sở UBND xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, gia đình ông Mưu Quí
Sường (người bị án oan đã mất cách đây 5 năm) đã được cơ quan chức năng
xin lỗi công khai... Rất đông người dân tham dự buổi công khai xin lỗi
này.
Theo như kế hoạch, đúng 2h30, Đại tá Dương Ngọc Sáu, Phó Giám đốc
Công an tỉnh Bắc Giang, thay mặt các cơ quan tố tụng lên đọc bản công
khai xin lỗi oan sai đối với thân nhân của ông Mưu Qúi Sường (SN 1944,
trú tại thôn Gốc Vối xã Trù Hựu) bị khởi tố, bắt tạm giam oan sai về tội
giết vợ cách đây 4 thập kỷ.
Đại tá Dương Ngọc Sáu tóm tắt lại quá trình điều tra vụ án. Theo kết quả điều tra, vào khoảng 5h sáng một ngày tháng 11/1977, khi ngủ dậy không thấy vợ là Hoàng Thị Múi đâu, ông Sường tìm kiếm khắp nơi, phát hiện vợ chết ở ngay nhà chưa rõ nguyên nhân. Sợ liên quan đến mình, ông Sường mang xác vợ ra suối dựng hiện trường giả bà Múi đi qua cầu ngã xuống suối tử vong. Tại cơ quan điều tra, ông Sường thừa nhận là vợ đã chết từ trước chứ không phải là người giết vợ, sau đó mang xác vợ xuống suối dựng hiện trường giả. Do nghi ông Sường là người giết vợ nên công an huyện Lục Ngạn đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Sường về tội giết người, sau đó chuyển vụ án đến Ty Công an Hà Bắc để điều tra theo qui định.
Qúa trình điều tra vụ án, cơ quan tố tụng tỉnh Hà Bắc chưa có quyết định cuối cùng xử lý vụ án này. Do hành vi của ông Sường không cấu thành tội phạm nên ngày 3/1/2018, Công an tỉnh Bắc Giang đã trao quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự giết người xảy ra ngày 2/1/1977, tại thôn Gốc Vối, xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Mưu Qúi Sường cho thân nhân ông Sường. Như vậy đã có căn cứ xác định, các cơ quan tố tụng tỉnh Hà Bắc đã khởi tố, bắt tạm giam ông Sường là oan sai.
"Thay mặt công an tỉnh Bắc Giang, tôi xin chia sẻ nỗi mất mát, thiệt thòi, đau thương của ông Sường và gia đình trong những năm qua. Trong thời gian tới, nếu gia đình ông Sường có yêu cầu bồi thường thiệt hại, công an tỉnh Bắc Giang sẽ sớm tiến hành giải quyết cho gia đình theo đúng qui định của pháp luật.", ông Dương Ngọc Sáu nói.
Trao đổi với phóng viên, bà Vi Thị Cú (vợ hai ông Sường) cho biết:
"Tôi rất xúc động, vui mừng đến khó tả. Giá như ông ấy còn sống thì vợ
chồng được nương tưạ vào nhau, cùng nhau hưởng trọn niềm vui khi làm
sáng tỏ được nỗi oan khuất. Giờ đây, dù ở dưới suối vàng, nhưng tôi tin
ông Sường cũng thanh thản vì đã rửa được nỗi oan giết vợ. Vợ con ông
cũng thanh thản khi đã thực hiện được lời hứa ông căn dặn trước khi nhắm
mắt xuôi tay. Tôi cũng mong muốn đề nghị các cơ quan chức năng sớm hoàn
thành thủ tục theo qui định của pháp luật, đền bù cho gia đình tôi
những tổn thất về vật chất và tinh thần, để gia đình sớm ổn định cuộc
sống".
Bà cho biết, buổi xin lỗi công khai hôm nay còn đặc biệt có ý nghĩa
khi có sự tham dự của người con trai (con vợ cả) là Mưu Qúi Thắng, người
đã được gia đình đưa sang Trung Quốc từ khi mấy tháng tuổi. Mặc dù anh ở
Trung Quốc nhiều năm, không biết nói tiếng Việt nhưng đã hiểu rõ sự
tình và cảm thấy được an lòng.
Cụ ông ngoài 80 tuổi Trần Văn Thêm, người bị tuyên án tử hình oan sai
hai lần cũng có mặt trong buổi xin lỗi công khai này. Cụ Thêm cho biết:
"Bây giờ tôi già yếu lắm rồi, đi phải chống gậy, có người dìu mà mãi
vẫn chưa nhận được tiền bồi thường oan sai. Tôi đề nghị các cơ quan chức
năng khẩn trương hoàn thiện thủ tục sớm bồi thường cho tôi".
Nửa thế kỷ oan khuất
Một gia đình có 8 người bị giam oan
Sau khi có quyết định đình chỉ điều tra vụ án, chỉ có 1 trong 8 người bị giam oan được bồi thường với số tiền ít ỏi.
"Sau nhiều năm gõ cửa các cơ quan chức năng, tôi được bồi thường một khoản tiền nhỏ, những người khác trong gia đình tôi đều không được bồi thường. Tôi mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để những người bị giam oan được đối xử công bằng". Ông Nguyễn Văn Dũng ở xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, bức xúc trình bày.Gần 4 năm ngồi tù oan
Theo ông Dũng, tháng 7-1979, ông từ chiến trường Campuchia về nước kết hợp thăm gia đình. Được ít ngày, ông Dũng bị lực lượng chức năng xã Đôn Thuận (huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) bắt vì nghi cướp tài sản.
Theo đó, khoảng 23 giờ ngày 26-7-1979, xảy ra vụ cướp có vũ trang tại nhà ông Nguyễn Văn Dơ (ấp Bùng Binh, xã Đôn Thuận). Do ông Dơ báo trong đám cướp ngoài súng M16, súng ngắn còn có con dao trắng thường sử dụng bán bánh mì. Nghi vấn Hồ Long Chánh có con dao loại này, công an bắt ngay Chánh để điều tra. Chánh khai thêm Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Chiến (anh ruột ông Dũng), Nguyễn Thành Nghị và Nguyễn Văn Dũng (con ông Nghị). Chính quyền xã đã bắt tiếp số người này.
Ông Nguyễn Văn Dũng (thứ tư, từ trái sang) và người thân trình bày vụ việc với phóng viên Báo Người Lao Động
Có quyết định đình chỉ điều tra, ông Dũng gõ cửa khắp nơi từ địa phương lên trung ương để kêu oan. Mãi đến tháng 4-2017, VKSND tỉnh Tây Ninh mới mời ông Dũng lên làm việc liên quan đến việc bồi thường nhưng chỉ đồng ý bồi thường với số tiền gần 600 triệu đồng.
"Tôi bị bắt giam oan, bị dùng nhục hình để buộc nhận tội. Danh dự nhân phẩm của tôi bị chà đạp, gia đình ly tán, mất cơ hội làm quân nhân, công dân tốt. Thế nhưng, sau khi được giải oan và hơn 34 năm gõ cửa khắp nơi, tôi chỉ nhận được chừng đó tiền. Họ còn nói chỉ bồi thường nhiêu đó, nếu không đồng ý thì kiện ra tòa" - ông Nguyễn Văn Dũng bức xúc.
Nhất quyết không bồi thường
Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Văn Dũng (con ông Nghị) kể sau khi bị bắt giam 3 năm 9 tháng 14 ngày, VKSND tỉnh Tây Ninh đã ra quyết định đình chỉ điều tra. "Khi được trả tự do, Công an xã Đôn Thuận đề nghị đến xã trình diện. Tại đây, công an xã đã thu hết các giấy tờ, trong đó có quyết định đình chỉ điều tra của VKSND tỉnh Tây Ninh. Lúc đó, mừng quá nên chúng tôi không đề nghị trả lại các giấy tờ đã nộp. Sau này, tôi và các thành viên trong gia đình đi khiếu nại việc bị bắt oan thì được trả lời không có cơ sở xem xét giải quyết vì không có quyết định đình chỉ điều tra. Nay cha tôi đã chết mà vẫn không được minh oan, bồi thường. Cả gia đình đi đâu cũng bị người ta xem thường, nói có tiền án, tiền sự cướp" - ông Nguyễn Văn Dũng kể.
Bà Võ Thị Thương năm nay cũng đã 92 tuổi, sau hàng chục năm kể từ ngày bị bắt và trả tự do đến nay vẫn chưa được minh oan và nhận được bồi thường. "Thời gian của tôi chẳng còn bao nhiêu, tôi chỉ mong đến khi nhắm mắt được nhà nước minh oan, chứ như ông nhà tôi, thật tội nghiệp..." - bà Thương rưng rưng nước mắt.
Trong vụ án này, còn có chị Nguyễn Thị Kim Chung (SN 1979), phải vào tù cùng cha mẹ khi mới 2,5 tháng tuổi. Đến hôm nay vẫn chưa thể xóa được mặc cảm từng trải qua tuổi thơ trong tù.
Thế nhưng, ngày 17-1, khi chúng tôi liên hệ VKSND tỉnh Tây Ninh để hỏi về những trường hợp này, ông Phan Văn Vũ, Trưởng Phòng Kiểm sát và Giải quyết đơn khiếu nại tố cáo VKSND tỉnh Tây Ninh, cho biết lãnh đạo VKSND tỉnh đã chỉ đạo khi báo chí đến hỏi về việc bồi thường của ông Nguyễn Văn Dũng, chỉ trả lời đang trong quá trình thương lượng, khi nào có kết quả sẽ thông báo. Riêng những trường hợp còn lại thì không giải quyết.
Nhiều điểm cần làm rõ
Sau khi đọc hồ sơ vụ án gia đình ông Nguyễn Văn Dũng, luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TP HCM) nhận định ông Nguyễn Văn Dũng bị bắt giam, bị dùng nhục hình tra tấn, sau gần 4 năm được trả tự do vì không có hành vi phạm tội, thế nhưng việc bồi thường chỉ làm qua loa, không thương lượng mà tự tính mức bồi thường với số tiền mang tính tượng trưng. Ngoài ra, cơ quan làm oan cho ông Dũng cũng không thực hiện việc xin lỗi tại nơi cư trú và tại đơn vị ông Dũng từng tham gia chiến đấu.
Đối với những người còn lại trong vụ án, ngoại trừ ông Dũng có được trong tay quyết định đình chỉ việc khởi tố, những người khác không có quyết định đình chỉ, nghĩa là dù được tha bổng nhưng họ vẫn mang thân phận của bị can và chịu hàm oan đến nay.
Vụ án có những điểm cần làm rõ, như: Trong quyết định đình chỉ vụ án của ông Nguyễn Văn Dũng, có đề cập đến những người này, tất cả họ bị giam oan, bị dùng nhục hình tra tấn là cơ sở để họ được xem xét bồi thường. Ngoài ra, việc Công an xã Đôn Thuận thu hồi giấy tờ của họ có nhằm né tránh bồi thường? Nếu không có quyết định đình chỉ vụ án, làm sao họ được trả tự do?...
Sau khi đọc hồ sơ vụ án gia đình ông Nguyễn Văn Dũng, luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TP HCM) nhận định ông Nguyễn Văn Dũng bị bắt giam, bị dùng nhục hình tra tấn, sau gần 4 năm được trả tự do vì không có hành vi phạm tội, thế nhưng việc bồi thường chỉ làm qua loa, không thương lượng mà tự tính mức bồi thường với số tiền mang tính tượng trưng. Ngoài ra, cơ quan làm oan cho ông Dũng cũng không thực hiện việc xin lỗi tại nơi cư trú và tại đơn vị ông Dũng từng tham gia chiến đấu.
Đối với những người còn lại trong vụ án, ngoại trừ ông Dũng có được trong tay quyết định đình chỉ việc khởi tố, những người khác không có quyết định đình chỉ, nghĩa là dù được tha bổng nhưng họ vẫn mang thân phận của bị can và chịu hàm oan đến nay.
Vụ án có những điểm cần làm rõ, như: Trong quyết định đình chỉ vụ án của ông Nguyễn Văn Dũng, có đề cập đến những người này, tất cả họ bị giam oan, bị dùng nhục hình tra tấn là cơ sở để họ được xem xét bồi thường. Ngoài ra, việc Công an xã Đôn Thuận thu hồi giấy tờ của họ có nhằm né tránh bồi thường? Nếu không có quyết định đình chỉ vụ án, làm sao họ được trả tự do?...
Theo Trường Hoàng
Người lao động
Người lao động
Xin lỗi công khai cụ ông "mất rồi mới được giải oan giết vợ" sau 4 thập kỷ
Dân trí Sau hơn 4 thập kỷ chờ đợi, chiều 29/1, tại trụ
sở UBND xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, gia đình ông Mưu Quí
Sường (người bị án oan đã mất cách đây 5 năm) đã được cơ quan chức năng
xin lỗi công khai... Rất đông người dân tham dự buổi công khai xin lỗi
này.
>> Được giải án oan giết vợ sau 4 thập kỷ, khi đã là người thiên cổ
>> Công khai xin lỗi cụ ông bị oan sai tội giết vợ, sau hơn 4 thập kỷ
Bà Vi Thị Cú cùng con trai Mưu Văn Lợi,
con gái Mưu Thị Thìn, anh Mưu Qúi Thắng (con vợ cả) cùng Luật sư Nguyễn
Văn Hòa(ngoài cùng bên phải)
Đại tá Dương Ngọc Sáu tóm tắt lại quá trình điều tra vụ án. Theo kết quả điều tra, vào khoảng 5h sáng một ngày tháng 11/1977, khi ngủ dậy không thấy vợ là Hoàng Thị Múi đâu, ông Sường tìm kiếm khắp nơi, phát hiện vợ chết ở ngay nhà chưa rõ nguyên nhân. Sợ liên quan đến mình, ông Sường mang xác vợ ra suối dựng hiện trường giả bà Múi đi qua cầu ngã xuống suối tử vong. Tại cơ quan điều tra, ông Sường thừa nhận là vợ đã chết từ trước chứ không phải là người giết vợ, sau đó mang xác vợ xuống suối dựng hiện trường giả. Do nghi ông Sường là người giết vợ nên công an huyện Lục Ngạn đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Sường về tội giết người, sau đó chuyển vụ án đến Ty Công an Hà Bắc để điều tra theo qui định.
Qúa trình điều tra vụ án, cơ quan tố tụng tỉnh Hà Bắc chưa có quyết định cuối cùng xử lý vụ án này. Do hành vi của ông Sường không cấu thành tội phạm nên ngày 3/1/2018, Công an tỉnh Bắc Giang đã trao quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự giết người xảy ra ngày 2/1/1977, tại thôn Gốc Vối, xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Mưu Qúi Sường cho thân nhân ông Sường. Như vậy đã có căn cứ xác định, các cơ quan tố tụng tỉnh Hà Bắc đã khởi tố, bắt tạm giam ông Sường là oan sai.
"Thay mặt công an tỉnh Bắc Giang, tôi xin chia sẻ nỗi mất mát, thiệt thòi, đau thương của ông Sường và gia đình trong những năm qua. Trong thời gian tới, nếu gia đình ông Sường có yêu cầu bồi thường thiệt hại, công an tỉnh Bắc Giang sẽ sớm tiến hành giải quyết cho gia đình theo đúng qui định của pháp luật.", ông Dương Ngọc Sáu nói.
Đại tá Dương Ngọc Sáu, Phó
Giám đốc công an tỉnh Bắc Giang thay mặt các cơ quan tiến hành tố tụng
đọc bản xin lỗi oan sai đối với thân nhân, và người đại diện pháp luật
của ông Mưu Qúi Sường.
Mỗi lần nhắc đến chồng là bà
Vi Thị Cú lại bật khóc thương chồng vì nỗi oan giết vợ (cũ) đeo bám
suốt 4 thập kỷ, sau khi mất 5 năm mới được minh oan
Bà Vi Thi Cú vui mừng phấn khởi bắt tay
Luật Sư Hòa và người con trai (vợ cả) đang sinh sống tại Trung Quốc về
dự lễ công bố oan sai
Rất đông người thân và hàng xóm đến chung vui cùng gia đình bà Vi Thị Cú
Cụ Trần Văn Thêm, người 2 lần bị kết án tử hình oan cũng đến dự buổi công khai xin lỗi thân nhân của ông Mưu Qúi Sường.
Rất đông người thân, người dân đến tham dự buổi công khai xin lỗi
Gia đình ông Mưu Qúi Sường tại buổi lễ công khai xin lỗi
Bá Đoàn
Một vụ lùm xùm từ BOT Cai Lậy, hay nỗi lòng oan khuất của cô giáo Lý Thị Bé Tám
Vi phạm “công trình thủy lợi”?
Cô giáo Lý Thị Bé Tám (ngụ ấp Bình Trị, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy) kể: Gia đình cô có diện tích trên 4.800 m2 đất trồng cây lâu năm đã được cấp quyền sử dụng đất vào tháng 6/2009. Cặp ranh đất là con rạch nhỏ do gia đình cô nạo vét dẫn nước vào tưới tiêu cho cây trồng, người dân nơi đây quen gọi là Rạch Cùng, vì con rạch này dẫn nước từ Kênh Cầu Đập vào đến cuối phần đất của gia đình cô Bé Tám là hết.
Năm 2015, công trình đường tránh thị xã Cai Lậy đi ngang, phần đất của gia đình cô Bé Tám được chia làm 2 phần, trong đó có một căn nhà phải giải tỏa và mất gần 1.500 m2 đất để phục vụ công trình. Con Rạch Cùng qua lộ được đơn vị thi công khai thông bằng một đường cống ngầm, độ rộng khoảng 1,5m. Bởi thế, cô Bé Tám di dời căn nhà giải tỏa lên phần đất còn lại để cất căn nhà cấp 4, mặt trước hướng ra lộ tránh, vách sau cập với bờ rạch.
Khi đang thi công, ngày 05/11/2015 UBND xã Bình Phú ra Quyết định số 95/QĐ-XPVPHC để xử phạt cô Bé Tám 2 triệu đồng vì có hành vi “xây dựng nhà ở trái phép lấn chiếm đất nông nghiệp không phải đất trồng lúa”. Khi cô Tám khiếu nại quyết định này vì cho rằng nó trái với quy định pháp luật, yêu cầu phải làm rõ sự việc thế nào là “lấn chiếm đất nông nghiệp” của mình sử dụng, thì đến ngày 28/03/2016, UBND xã Bình Phú lại ra quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định “lạ lùng” trên.
Tưởng chừng việc xây dựng nhà ở được “yên ổn”, nào ngờ đến ngày 26/4/2016, Chủ tịch UBND Huyện Cai Lậy ban hành quyết định số 32/QĐ-XPVPHC về xử phạt hành vi “vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi, đề điều, phòng chống lụt bão” đối với cô Lý Thị Bé Tám với số tiền 25 triệu đồng, đồng thời buộc tháo dỡ phần xây dựng vi phạm với diện tích là 60,6 m2.
Theo cô Bé Tám, để ban hành quyết định này, chính quyền địa phương cho rằng cô xây nhà lấn chiếm con rạch. Những biên bản vi phạm hành chính và biên bản kiểm tra hiện trạng công trình đều được chính quyền địa phương lập mà không có sự chứng kiến của cô, vì lúc đó cô đang bận dạy học trong trường, không có mặt ở nhà. Vì thế, chủ tịch UBND huyện Cai Lậy chỉ dựa vào những văn bản như thế để ban hành quyết định xử phạt, cô Bé Tám cho rằng thiếu khách quan, không trung thực.
“Tôi sống trên mảnh đất này đã hơn 50 năm rồi tôi chưa từng thấy có một công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống lụt bão nào của Nhà nước đi ngang đây. Con Rạch Cùng nhỏ hẹp này do gia đình tôi khai thông hay do chính quyền tạo ra nó? Và nó trở thành kênh cấp 3 thời nào sao giáp đất gia đình tôi mà tôi và mọi người dân ở khu vực này không một ai hay biết?” – Cô Bé Tám bức xúc.
Biết chuyện cô Bé Tám bị chèn ép, hơn 50 gia đình trong vùng đồng loạt ký đơn xác nhận con Rạch Cùng không phải là công trình thủy lợi của Nhà nước, từ năm 1975 đến nay không có công trình thủy lợi nào được Nhà nước thực hiện trên con rạch này và con rạch do ông bà của cô Bé Tám tự đào từ xưa.
Đâu là sự thật?
Trong các biên bản đo đạc được xác lập ngày 20 và 21/4/2016 đề làm cơ sở xử phạt, cô Bé Tám cho rằng địa phương không có đo đạc thực tế nhưng được lập rồi đưa người vào ký chứng kiến. Nghiêm trọng hơn, biên bản ngày 03/8/2016 có đưa ra danh sách 10 người đồng ý cho nạo vét kênh, không bồi thường, tự nguyện đốn cây trồng… thì có đến 6 người không có đất nằm trên con rạch này. Rồi diện dẫn ra rằng nguyên do dẫn đến việc xử phạt trên là bởi có 8 hộ dân thưa gay gắt quá nên phải ra quyết định xử phạt, thì trong 8 hộ này có đến 4 hộ không có đất liên quan và 2 hộ cho rằng không có yêu cầu thưa kiện cô Bé Tám.
Qua khảo sát thực tế của PV, con Rạch Cùng này có đoạn rộng 3-4m, có chỗ 2m, đoạn ngọn (trong cùng) chỉ tầm 1,5m. Thế nhưng, trong quyết định của UBND huyện Cai Lậy về việc quản lý khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi (kênh cấp 3) trên địa bàn, được ký ban hành ngày 31/12/2014, thì kênh Cầu Đập (còn gọi là Rạch Cùng) có chiều dài 983m, chiều rộng 8-6m. Từ số liệu này, người dân nơi đây tỏ ra thắc mắc: “Từ năm 2014 UBND huyện Cai Lậy có quyết định như thế tại sao đến năm 2015 công trình đường tránh thị xã Cai Lậy đi ngang lại làm cống thoát nước trên dòng kênh này chỉ có 1,5m?”.
Nguyên Phó chủ tịch xã Bình Phú khẳng định, đây là con rạch tự nhiên, là dòng nước chảy được người dân khơi thông, nó không phải là công trình thủy lợi quan trọng do nhà nước chủ trương làm. “Giờ đây chính quyền địa phương gọi nó là công trình thủy lợi, đề điều, phòng chống lụt bão là hoàn toàn không đúng”, ông Lê Phước Tích thẳng thắn.
Hiện nay, nhiều bà con nhân dân tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang mong chờ phán quyết công tâm từ Tòa phúc thẩm TAND Cấp cao tại TP.HCM. Bởi trước đó, vào tháng 8/2017, Tòa sơ thẩm TAND tỉnh Tiền Giang đã căn cứ vào những tài liệu, hồ sơ của chính quyền địa phương cung cấp, nên tuyên không chấp nhận khởi kiện của cô Lý Thị Bé Tám yêu cầu hủy quyết định số 32/QĐ-VPVPHC của UBND huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
nỗi oan thị kính
Bao nhiêu tội lỗi trút đầu Thị em .
Ông trời ngó xuống mà xem :
Đàn bà không thể ......bóc tem phái mình !
Cách nào giải nỗi oan tình .
Không làm nhưng chịu cực hình phạm nhân ?
Đây là số phận Thường Dân .
Mạnh ai nấy đá đứng trân hứng đòn .
Bụng ả ngày một no tròn .
Như quan tham nhũng rút bòn thuế Dân .
Đốn hư vụ lợi bất nhân .
Đỗ thừa nói bậy : tại Dân , Dân .... bầu !
Thị Kính khác với Thị Mầu.
Nương thân cửa phật kinh cầu tịnh tâm.
Thị Mầu lơ lẳng tà dâm .
Một khi bể chuyện giả hâm nói càn .
Làm cướp tập tính ngang tàng.
Làm Quan tập tính rõ ràng thẳng ngay .
Sai thì dám nhận là sai .
Làm người sao thể không sai bao giờ .
Một câu xin lỗi em chờ.
Một khi " ai " đã bất ngờ hiểu ra !
( Dung Nguyên 11.2014 )
suy ngẫm nỗi oan mỵ châu
--------
Tích cũ người xưa phải xét cân
Non sông sụp đổ tại gian thần
Nam nhi chí lớn ngoài biên ải
Nhi nữ tình trường cũng thế nhân
Giếng ngọc nước kia trong vạn thuở
Hạt trai biển nọ đẹp muôn lần
Chuyện buồn lẫy nỏ ngàn năm kể
Chung thủy lòng ai dạ sáng ngần !
NỖI OAN MỴ CHÂU
---------------
Vẫn đẹp muôn đời gái Mỵ Châu
Chẳng hề phản bọi để theo Tầu
Tình chồng nghĩa vợ hai vai nặng
Tứ đức tam tòng một biển sâu
Vua Thục lầm tin nên mất nước
Để ai liên lụy phải rơi đầu
Ngàn sau còn đó lời ân oán
Chửa dễ phai nhòa chuyện mắc câu !
July 7, 2017
oan trái ngọc hân.
(Về sự thật 2 nỗi oan của Công chúa Ngọc Hân đầu độc vua Quang Trung và lấy chồng hai vua)(1)
Thuở Nguyễn Huệ phù Lê diệt Trịnh
Anh hùng xưa bình định sơn hà
Ngọc Hân vâng mệnh vua cha
Cùng người áo vải se tà kết duyên
Gái đang tuổi thần tiên mười sáu
Sớm phong ngôi Hoàng hậu Hữu cung (2)
"Số đâu có số lạ lùng
Con vua mà lấy hai chồng làm vua"(3)
Nỗi oan nghiệt trò đùa lịch sử
Em gái bà con thứ Hiển Tông
Ngọc Bình công chúa hai chồng
Vợ vua Cảnh Thịnh và đồng Gia Long (4)
Bởi Ngọc Hân tương đồng em gái
Nên nhân gian đồn đại sai lầm
Sự thật vốn dĩ công tâm
Đương thời loạn lạc gieo mầm cái sai
Đã phận bạc cao đài vẫn bạc
Người đời gieo tội ác cho bà
Nhẫn tâm giết hại độc tà
Nạn nhân bất đắc chính là Quang Trung
Nghĩa chồng vợ thủy chung sau trước
Đâu kể gì khế ước Càn Long (5)
Đã mang được cái tâm trong
Thì đâu có thể giết chồng vì ghen?!
Đời dâu bể bạc đen vô kể
Giọt máu đào ai sẻ làm đôi
Nỗi đau thương cóc kiện trời
Hai con quá sớm lìa đời theo cha(6)
Đau đớn gót ngọc ngà đài các
Bắc cung hoàng hậu(7) thác theo con
Đời người chữ bạc tô son
Không gieo tội ác sao còn khổ đau?
"Ai tư vãn " (8) gieo câu thề ước
Ngàn đời sau tiếng được thủy chung
"Quyết liều mong vẹn chữ tòng
Trên rường nào ngại, giữa dòng nào e"
Câu chuyện kể đêm hè não nuột
Chút tàng thư thấu ruột buốt gan
Trời xanh vẽ phận hồng nhan
Dăm ba câu chữ muôn vàn tiếc thương.
Ghi chú:
(1): Tham khảo thêm Hoàng Lê Nhất Thống Chí, sách Quốc sử di biên.
(2), (7): Hai chức vị Hoàng hậu do vua Quang Trung phong
(3): Câu đồn sai về Ngọc Hân, thực tế là công chúa Ngọc Bình
(4): Em gái Lê Ngọc Hân là Lê Ngọc Bình, vợ vua Cảnh Thịnh.Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Ngọc Bình trở thành vợ vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh)
(5): Lịch sử đến thế kỷ XX còn tranh cãi việc Ngọc Hân đầu độc vua Quang Trung vì ghen vua Quang Trung sẽ lấy con gái vua Càn Long nhà Thanh .
(6): Con Ngọc Hân là Hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi, công chúa Ngọc Bảo mất năm 12 tuổi, Ngọc Hân mất năm 29 tuổi.
(8): Bài tế vua Quang Trung của công chúa Ngọc Hân.
gọi hồn em
Mùa tình nhân Ngưu Chức gặp nhau
Muà tha nhân nhớ oan hồn túng thiếu
lập đàn chay giải nỗi oan cừu
Tháng Bảy mình anh lập một đàn
Cúng cho em người anh yêu đã mất
Hồn có linh nhập về chuyện vãn
Giải giùm anh thắc mắc bao năm !
Tháng Bảy em theo người vượt biên
Bỏ anh đi không lời từ biệt
Ngóng chờ em bến đỗ yên bình
không tin tức anh miệt mài tìm kiếm
Nhập đồng đi rồi nói anh nghe
Sao ngày ấy phụ anh chi thế
Tại anh nghèo công danh lận đận ?
Thằng tù về tay trắng nhẹ tênh
Hay giấc mơ một bước lên quan
Không còn nữa lạt lòng em phụ rẫy
Anh không hận chỉ còn câu hỏi
Trả lời anh đi hồn em gầy . . .
Cô đồng vẫn ngồi yên bất động
Hồn không nhập về, thế cũng xong
Cúng cho hồn chút hương hoa mỏng
Tỏ tình ta còn vương vất mong
lệ chi hận sử (21)
Đang kinh lý nơi vùng Đông Bắc
Được tin vua trọn giấc ngàn thu
Sãm gầm gió chuyển âm u
Mắt lòa tia chớp, tai ù tiếng vang
*
Hồn chới với giữa ngàn sao rụng
Nét đau thương lên đụng trời xanh
Tiếc thương người đã tạo thành
Nước non tươi tốt, dân lành yên vui
*
Còn nhớ kỷ tiếng cười tiếng pháo
Của mùa Xuân Hội khảo vừa qua
Nhân tài chen giữa lá hoa
(1920) Quyết đem sức mỏng tài ba giúp đời
*
Lòng muốn hỏi mệnh Trời sao nở
Không để Người chống đở phong ba ?
Đưa dân, đưa nước, đưa nhà
Đến nơi an lạc thái hòa phồn vinh
*
Đạt cao điểm tiến trình minh mẩn
Đã đến thời biết nhận nhìn xa
Tiếc thay dòng suối chan hòa
Ai đem đá lấp cho hoa chóng tàn
*
Rồi sửa soạn hành trang trở lại
Kinh thành xưa vọng bái quân vương
Trong đời dồn hết tình thương
Cùng ai bày tỏ khỏi vương vấn lòng
*
Người lảo bộc theo ông từ nhỏ
Vội khuyên can chờ rỏ ngọn ngành
Từ lâu nơi chốn kinh thành
Mưu sâu ké hiểm sẳn dành chờ ông
*
Sớm biết rỏ tấm lòng Thái hậu
Chỉ thích nghe hòa tấu điệu đàn
Do mình đặt nốt xê xang
(1940) Do tay mình khải khúc ngang, bổng, trầm
*
Ai làm tắt làm câm tiếng hát
Quên vần thơ lục bát gọi về
Thì nên sống ở sơn khê
Kinh thành là chổ khó bề dọc ngang
*
Nhưng Nguyễn Trãi sẳn sàng chấp nhận
Thà để người trái phận với ta
Ân vua ta vẫn chan hòa
Về kinh để tỏ lòng ta với Người
*
Hành lý sẳn thuyền xuôi bến cũ
Trở về kinh, lòng ủ rũ buồn
Nhưng đôi dòng lệ chưa tuôn
Thì ông đã được giải luôn vào tù
*
Trong khám lạnh tai ù chân mỏi
Nhìn vợ hiền sóng soải trên sân
Ruột đau như thể bị dần
Tâm can đoài đoạn muôn lần đớn đau
*
Rồi ngẫm nghĩ trước sau như một
Đến giờ đây không thốt nên lời
Bên ngoài các bạn không lơi
(1960) Cố tim mọi cách để dời núi non
*
Như Nguyễn Xí trung cang nghĩa dỏng
Quyết sẳn sàng bạo động dấy quân
Nhưng ngài Đinh Liệt cản ngăn
Sợ rằng sẽ hại đến thân tôi hiền
*
Nếu mãi sợ, đảo điên vẫn đến
Không quyết tâm đốt nến soi đường
Thì bao oan ức vấn vương
Phạm Văn, Nguyên Hãn, pháp trường kêu oan (82)
*
Buổi xét xử, hai hàng văn võ
Trong sân triều, lo sợ không an
Nhân Tông chễm chệ ngai vàng
Ngồi yên nhờ có hai nàng cung nhi (83)
*
Sau màn mỏng, uy nghi Thái hậu
Nhiếp chính quyền chờ tấu chờ thưa
Tia nhìn qua bức màn thưa
Tìm xem ai dám trốn vua không chầu
*
Còn ai nữa, công hầu chẳng quản
Chỉ khóc than tình bạn lâu đời
Nỗi lòng không thể nào vơi
(1980) Mắt cay miệng đắng, một lời không ra
*
Củng không thể 'ra tòa' chứng giám
Để xem người nhủng lạm quyền uy
Nên đành cáo bệnh hồi quy
Vì không muốn thấy những gì ứa gan
*
Lòng Nguyễn Xí, chứa chan tình cảm
Oán hận mình không dám ra tay
Cùu người trung hậu thẳng ngay
Để giờ than khóc đêm ngày không quên
*
Buổi xét xử, không kèn không trống
Đúng vở tuồng, nhân chứng, vật tang
Lương y, cung nữ rỏ ràng
Người manh tâm giết Thánh hoàng là ai ?
*
Là Thị Lộ chính tay đổ thuốc
Do Ức Trai, mưu chước đoạt quyền
Nhẩn tâm giết chết vua hiền
Tội danh khó tránh nhản tiền tru di
*
Tạ Thanh bảo chồng ti vợ tiện
Bà đã khai hết chuyện nguồn cơn
Tại sao chuốc oán gây hờn
(2000) Giết vua tàn nhẩn mà còn kêu ca
*
Nay ông phải khai ra sự thật
Nghe xong rồi bổn chức xét sau
Nếu ông muốn tránh đòn đau
Thì ông quyết định mau mau khai rành
*
Đời lắm chuyện, Tạ Thanh lắm lưởi
Vừa chứng nhân, vừa hỏi cung người
Bao nhiêu nhân chứng một lời
Chính tay Thị Lộ, thuốc mời đức vua
*
Chứng cớ rỏ, thuốc vừa mới đổ
Thì nhà vua vừa trở trăn liền
Chắc rằng không phải thuốc tiên
Cùng người đổ thuốc không hiền gì đâu
*
Tuồng vu cáo từ đầu chí cuối
Chính Tạ Thanh vừa xúi vừa hâm
Đúng là cơ hội ngàn năm
Công danh quyền quý trong tầm tay thôi
*
Nhóm cung nữ biết đời ngắn ngủi
Thân phận mình kiến muổi ra chi
Mặc ai xử dụng quyền uy
(2020) Dám đâu hó hé xầm xì nhỏ to
*
Trước uy hiếp chỉ lo thân thế
Nào đắn đo suy nghĩ vạ tai
Hại người trung liệt thẳng ngay
Vô tình giết chết nhân tài nước non
*
Đinh Liệt thấu nỗi oan Nguyễn Trãi
Nên đã về Trại vải điều tra
Cố công tìm mãi chẳng ra
Nguyên nhân chứng cớ để mà biện phân
*
Vốn sớm biết tiền thân Thái hậu
Cùng cội nguồn dòng máu Bang Cơ (84)
Muốn đưa Nguyễn Trãi sang bờ
Hỏi bao yếu tố mập mờ trình ra
*
Trãi chán nản câu tra lời khảo
Không cảm thông ý hảo lòng lo
Một người bạn giữa dằn co
Bên trung bên nghĩa biết so nẻo nào
*
Vì trước mắt ngăn rào lấp ngỏ
Không làm sao bày tỏ nguồn cơn
Đành cam ôm oán nuốt hờn
(2040) Biện minh gì nữa khi đờn đùt giây
*
Thương vợ yếu thân gầy tan tác
Vẫn bền lòng dầu thác không than
Nhìn ai lệ đỗ hai hàng
Cùng nhau ta chịu hàm oan suốt đời
*
Người củng cố long ngôi tuyệt đỉnh
Cùng nắm quyền nhiếp chính trong tay
Diệt người ý thẳng lời ngay
Để không còn thấy cái gai quanh tròng
*
Lệnh phán quyết cuối cùng xuất hiện
Từ sau màn lay chuyển không gian
Tạ Thanh trình bức 'cẩm nan'
Thẩm hình Mật viện, ngổn ngang nỗi lòng
*
Nguyễn Thiện Tích, khòm lưng đứng dậy (85)
Nhiệm vụ mình chỉ bấy nhiêu thôi
Không can không tỏ một lời
Không đem tiếng nói của người cầm cân
*
Lời nghèn nghẹn, mấy lần không thốt
Giọng run run như đốt ruột gan
Tội danh đã quá rỏ ràng
(2060) Tru di tam tộc, làm gương cho đời
*
Lời phán quyết Đất Trời nổi sóng
Trận phong ba chuyện động tâm hồn
Bao dòng nước mắt rơi tuôn
Bao nhiêu uất hận khơi nguồn trào dâng
*
Vẫn giữ vững tinh thần khẳng khái
Thị Lộ cùng Nguyễn Trãi nhìn nhau
Cố ngăn giọt lệ tuôn trào
Cố đem chánh đạo đi vào thiên thu
*
Bổng tiếng quát bay vù vô điện
Nguyễn Cạy vừa xuất hiện trước đền (86)
Đương kim Đại tổng vang rền
Quỳ tâu xin được ghi tên chung dòng
*
Nhưng Thái hậu vẫn không lay chuyển
Bảo đuổi ra khỏi điện tức thời
Cạy đành xử lý cuộc đời
Đập đầu vô cột tỏ lời nhớ ơn
*
Thi thể Cạy nằm yên trong điện
Tả Kim Quân vội tiến lên trình (87)
Thái hậu, Bệ hạ, anh minh
(2080) Xét suy bản án Thẩm hình đưa ra
*
Hạ thần nghĩ điều tra chưa rỏ
Những vật tang không tỏ được gì
Theo thần không phải Lễ Nghi
Vì chưng thuốc độc không di áo quần
*
Nhưng quần áo Tiên Vương không thấy
Không thể nào kết lấy tội người
Cầu mong Thái Hău sáng soi
Giảm khinh hình phạt, giữ lời công tâm
*
Nghe tâu rổi, hầm hầm nổi giận
Bản án kia đã phán quyết rồi
Nếu ông còn có nhiều lời
Chức quyền tước hết, xa rời thành đô
*
Đặng Hiếu Lộc không chờ không đợi
Nộp áo quan cùng với cân đai
Một lần sau cuối bái dài
Thụt lùi, quay gót ra ngoài triều trung
*
Quan văn võ run run hổ thẹn
Nhìn bóng người khuất dạng qua thềm
Củng cùng chân yếu tay mềm
(2100) Mà người đáng mặt bạn hiền tôi ngay
*
Bổng cung nữ từ ngoài đâm sổ
Chạy vô triều to nhỏ Tạ Thanh
Ngự Y treo cổ từ trần
Vì không chịu nổi nhục nhằn khai ngoa
*
Bao biến cố xảy ra cùng lúc
Nhưng Mẫu hoàng một mực không lui
Án kia dã xử xong rồi
Ta đây ra lệnh giải hồi lao cung
Nguyễn Gia Linh
(82) Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn đã chết oan dưới triều của Lê Thái Tổ
(83) Khi lên ngôi vua, Lê Nhân Tông mới vừa được 3 tuổi âm lịch
(84) Theo Hoàng Công Khanh trong Vằng vặc sao khuê, Đinh Liệt chỉ dám tiết ra những căm uất bằng những câu thơ nói lái như sau :
Nhung Tân sáu tháng đã ra hoa
Nòi giống ai đây quý lắm a ?
Dựa thế Tóng Thai làm thuốc thánh
Bình xưa rượu mới Thanh Y Khoa
Nhung Tân là Nhân Tông, Tóng Thai là Thái Tông và Thanh Y là Thị Anh
(85) Nguyễn Thiện Tích, Chánh sứ Thẩm hình nội Măt viện, là bạn thân của Nguyễn Trãi chỉ có bổn phận lo tuyên án mà thôi
(86) Nguyễn Cạy là Đại Tổng quàn bộ công, trước đây là học trò của Nguyễn Trãi, chớ không có họ với ông, xin được cùng chết với Người
(87) Đặng Hiếu Lộc, làm quan đến chức Tả Kim Ngô Đại tướng quân, đã trả áo mủ về quê làm thầy thuốc