TÌNH YÊU VÔ BỜ 17/a (Chuyện tình thời chiến)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Chuyện tình cảm động thời chiến: Người đàn bà 60 tuổi và hành trình tìm người yêu đã hy sinh
Rung động vì người con gái ấy, nhưng Lê Hồng Tư cũng không dám nghĩ đến việc lập gia đình. “Cuộc chiến chưa biết ngày kết thúc, bao nhiêu người đã đổ máu xuống, giờ đi lập gia đình thì lấy ai làm cách mạng”, người thanh niên trẻ thầm hứa.
Người con gái mặc áo dài trắng hôm đó tên là Nguyễn Thị Châu, nhà ở
Biên Hoà. Thời ấy, Biên Hoà không có lớp đệ tam, Châu phải lên Sài Gòn
trọ học trong xóm lao động nghèo. Bố của Châu tham gia Việt Minh, bị
lính Pháp sát hại. Tiền đi học được người chú cho mượn với cam kết phải
học giỏi về giúp mẹ nuôi 4 em nhỏ.
Hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên được khoảng 2 năm thì Lê Hồng Tư phải chuyển đi nơi khác làm nhiệm vụ. Để có thể ở lại hoạt động, Nguyễn Thị Châu phải cố tình thi trượt. “Mà hồi đó thi đỗ mới khó chứ thi trượt dễ lắm”, ông Tư cười.
Sợ “xa mặt cách lòng” chàng thanh niên lấy hết can đảm tỏ tình. Một chiều thứ 7 mưa lâm râm, Lê Hồng Tư tìm đến xóm trọ gặp Châu. Lời tỏ tình vụng về bị Nguyễn Thị Châu dội nước lạnh: “Anh đi tìm người khác đi, tôi không muốn lập gia đình”.
“Lúc đó tôi lên gác xép ngồi nhìn xuống, thấy cô ấy vẫn làm bài tập đại số. Lòng tôi quặn thắt kêu thầm, trời ơi người con gái mình vừa tỏ tình vẫn điềm nhiên ngồi làm đại số như chưa có gì xảy ra”, ông Lê Hồng Tư nhớ lại.
Lê Hồng Tư tính 6 tháng sau hỏi tiếp nhưng rồi không dám vì sợ đau lòng thêm lần nữa. Nhiều năm sau đó, người con gái đó vẫn kiên quyết từ chối lời tỏ tình. Năm 1961, một lần nữa Nguyễn Thị Châu từ chối gặp mặt, cô cũng không ngờ rằng sau đó là 14 năm xa cách đằng đẵng trong đau đớn và tù đày.
Ngày hôm đó, Nguyễn Thị Châu đi đến quyết định nhận lời cầu hôn của Lê Hồng Tư dù ông đã không còn đứng đó để tỏ tình thêm lần nữa. Dù ông có bị tử hình, cô vẫn sẽ là vị hôn thê của ông. Chuyện đó, tù chính trị và những người ở chiến khu đều biết, chỉ trừ… Lê Hồng Tư.
Cuối 1964, Nguyễn Thị Châu được thả về. Lúc đó Lê Hồng Tư đã bị đày đi nhà tù Côn Đảo.
Ở Côn Đảo, Lê Hồng Tư gặp một tử tù tên là Phạm Văn Dẫu. “Gặp tôi,
ông Dẫu nói: Có chị Chín ở Cà Mau tìm tôi nói khả năng các anh sẽ bị đày
ra Côn Đảo, nếu ra đó gặp Lê Hồng Tư thì nói chị Châu, hôn thê của anh,
gửi lời hỏi thăm”, ông Tư nhớ lại.
Nguyễn Thị Châu không biết ông Dẫu, nhưng đồng đội của hai người ở chiến khu biết chuyện nên thấy ai sắp ra Côn Đảo, họ đều gửi theo lời nhắn. “Tôi nghe mà vui, xúc động lắm. Tôi khóc. Thương người con gái ấy. Lúc mình hỏi thì không chịu nhưng khi biết mình sắp chết thì lại nhận lời”, ông Tư bồi hồi.
Ở chiến khu, Nguyễn Thị Châu không biết lời hẹn ước của mình đã được những tử tù Côn Đảo chuyển đến Lê Hồng Tư. “Ngày tôi ở Hà Nội, có chị bạn người Đà Nẵng ôm tôi khóc nói Lê Hồng Tư hy sinh rồi, đừng đợi nữa, nên xây dựng gia đình đi. Tôi nói anh chưa có hy sinh đâu, em vẫn chờ anh về”, bà Châu bồi hồi.
Năm 1975, đất nước thống nhất, tàu chở các tù chính trị từ Côn Đảo về
đất liền. “Người ta báo anh ngồi ở ghế đá chờ tôi mà tôi sốt ruột dọc
đoạn đường đi. Người từ Côn Đảo về nói sức khoẻ của anh yếu lắm, không
đi lại được, giờ ngồi ghế đá chờ là tốt rồi”.
“23h đêm tôi đến gặp anh. Cũng chỉ dám nắm tay anh hỏi anh khoẻ không chứ nào dám ôm”, bà Châu kể.
17/8/1975 là ngày cưới của họ. Đám cưới mời 250 bạn bè nhưng người đi dự tới gần 600. Cả hai đều không có tiền, bạn bè mỗi người góp 1 đồng mua bánh và trà giúp tổ chức. Năm đó, Lê Hồng Tư 40 tuổi, Nguyễn Thị Châu 37 tuổi, họ về chung một nhà sau 14 năm cách xa đằng đẵng.
“Đó là tiếng sét ái tình đấy. Thanh niên tham gia cách mạng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng nhưng lòng vẫn thầm mong có tình yêu làm chỗ dựa”, tướng Phan Khắc Hy nhớ lại.
Nhưng chuyện tình cảm của chàng trai Quảng Bình không được suôn sẻ
như ông mong muốn. Suốt thời gian dài, cô gái Ngọc Lan cứ tránh mặt.
Cuối cùng ông mới biết lý do rằng bà là cháu ngoại của một nhà nho xứ
Nghệ, bà sợ ông ngoại mắng vì vừa ra chiến trường, chưa đóng góp được gì
đã vội yêu đương. “Đó là lý do tôi cứ tấn công, còn bà ấy cứ phòng
thủ”, ông cười.
Phan Khắc Hy phải nhờ đến Tư lệnh mặt trận Bình Trị Thiên viết thư cho ông ngoại người yêu, xin phép cho hai người tìm hiểu. Phải chờ tới bức thư đồng ý của ông ngoại gửi từ Hà Tĩnh vào, bà Ngọc Lan mới thôi tránh mặt.
Yêu nhau một năm, tháng 9/1952, đám cưới được tổ chức tại chiến khu Ba Lòng (Quảng Trị). Sau đó là những tháng ngày biền biệt. Ông đi từ chiến dịch này sang chiến dịch khác.
Những ngày ở Việt Bắc, ông viết thư cho bà trên mọi loại giấy có thể tận dụng được. Có những bức thư chữ nhỏ chi chít trong diện tích bằng bao thuốc lá. “Em ơi, thương em nhiều lắm, nói và viết khó khi nào hết. Tìm ở đây tất cả tha thiết của lòng anh... Lan vẫn luôn gần anh, đôi mắt hiền và bàn tay mềm mại. Hôn em nhiều”.
Thi thoảng dưới thư ông ký tên Khắc Ngọc, ghép tên đệm của ông và bà
với nhau. Ông nói những bức thư như sợi dây tình cảm đậm đà nhất vượt
qua bom đạn và thử thách. Ông đi chiến trường, thi thoảng ghé thăm nhà
gửi thư nhờ mẹ cất giùm. Cứ thế, thư của ông và bà được mẹ gói lại trong
mo cau, treo trên gác bếp, chờ ngày con về.
Năm 1966, trong một quyển nhật ký, ông viết: “13 năm rồi, nếu tính từ ngày mình gặp gỡ thì đúng 14 năm 8 ngày. Ngoài trời gió mưa đang thổi, anh như nghe cả hơi thở của em và nhìn thấu đáo tâm tư tình cảm của em lúc này...
Ừ, tình cảm cuộc sống của ta đã qua hai kỳ kháng chiến, từ những phút hồi hộp, bồng bột buổi đầu đến những giờ phút hạnh phúc bên nhau rất ít ỏi mà nói với nhau nhiều, yêu nhau nhiều qua những lá thư và hăng say trong công tác, chiến đấu...”.
Khi ông được điều về miền Bắc phụ trách không quân, bà lại đi sơ tán.
Có những hôm về nhà, ông viết thư cho vợ: “Hôm nay về nhà lần thứ 3 kể
từ hôm em đi, tờ lịch vẫn nguyên, có cả tờ báo chủ nhật. Rất nhiều việc
đã làm, nhiều máy bay Mỹ rơi và cũng rất nhiều thương nhớ”.
“Có lần nhớ vợ quá tôi đánh liều nhắn lên làng sơ tán trên Thái Nguyên nói con ốm nặng. Thế là bà đạp xe trong đêm lên ga Thái Nguyên rồi mua vé tàu về Hà Nội. Về đến nơi thì hoá ra bị chồng lừa”, ông nhớ lại.
Sau ngày thống nhất đất nước, trong bức thư gửi từ Sài Gòn sang Tiệp Khắc, ông viết: “Em yêu! Chắc em không ngờ ngày 7/5 năm nay anh lại ngồi viết thư cho em tại Sài Gòn đã giải phóng... Nhiều cảm xúc đặc biệt. Anh sẽ ghi lại nhật ký 2 tháng qua để sau này em cùng được sống lại với anh những ngày bằng hàng chục năm đó. Anh đến Sài Gòn ngày 1/5. Sài Gòn rất đông, suốt các ngả đường, dòng người, dòng xe cứ như nước... Vấn đề lớn bây giờ và sắp tới là xây dựng đất nước thống nhất, phồn vinh, em sẽ về cùng tham gia vào sự nghiệp đó. Viết vội chừng này... Gửi em tất cả niềm vui, xúc động, nhớ thương và tự hào...”.
Hơn 1 tháng sau, từ Praha (thủ đô Tiệp Khắc lúc đó), bà viết: “...Từ
khi được tin giải phóng Sài Gòn thì đã sung sướng và mừng vui vô hạn,
tuy nhiên niềm vui chưa hoàn toàn trọn vẹn vì vẫn còn chờ thư anh. Từ
nay, em bớt đi phần lo lắng, cái lo lắng thường xuyên như cơm bữa... Giá
trị của độc lập, hoà bình cảm thấy thiết thân và cụ thể như sờ thấy
được anh ạ”.
Năm 1976, bà học xong về nước, gia đình đoàn tụ sau 24 năm ròng rã chia cách bởi chiến tranh. Thư ông để trong chiếc túi xanh bà thêu, ông giữ trọn vẹn từng bức đến ngày hoà bình.
Đôi mắt nhăn nheo, cúi xuống vai áo để lau đi hàng nước mắt, bà Hồng kể về cái ngày bị chiến tranh cướp mất đôi tay, đang lúc tuổi xuân còn phơi phới: “Tôi bị thương năm 1968, đợt đó Mỹ thả bom dữ dội, tôi đang cùng các chị em làm nhiệm vụ, bị trúng B52. Tỉnh dậy tôi thấy mình ở bệnh viện 14 thuộc Binh trạm 12 trong rừng Trường Sơn, đôi tay mình không còn. Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ về cuộc sống sau này và những ước mơ còn dang dở. Vì tôi còn muốn chiến đấu, còn muốn cống hiến cho tổ quốc”.
Chiến tranh đang thời khốc liệt, chưa biết ngày nào đất nước hòa bình, nhưng bà Hồng, ông Uyên đã quyết định “nên duyên” với nhau giữa chiến trường lửa đạn. Năm 1970, bà Hồng được đưa tới khu điều dưỡng thương binh tại Thuận Thành, Bắc Ninh. Ông Uyên dính bom gần, chịu sức ép, bị nặng tai nên xin ra quân và chuyển công tác về khu điều dưỡng để tiện chăm sóc vợ, sinh con. Giờ cả hai con trai của ông bà đã trưởng thành. Con lớn tốt nghiệp Thạc sĩ Toán- Tin, ĐH Sư phạm Hà Nội, hiện là giáo viên Toán của một trường chuyên Năng khiếu tỉnh Bắc Ninh. Con thứ hai tốt nghiệp ĐH Giao thông vận tải Hà Nội, là Thạc sĩ kinh tế, hiện đang công tác tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh.
Bức thư tình cảm động của người lính trong thời chiến
Ông
là bộ đội đóng quân ở Nghệ An, còn bà khi ấy là một thiếu nữ học cấp 2.
Với tình yêu mãnh liệt, họ đến với nhau bằng một tiệc cưới bình dị.
Nhưng sau ngày cưới, đôi vợ chồng trẻ phải xa cách gần 14 năm. Để giữ
liên lạc và gửi gắm nỗi niềm nhớ thương, họ đã viết cho nhau hàng trăm
lá thư thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt…
Đó là chuyện tình cảm động và đáng ngưỡng mộ của người cựu binh Huỳnh
Phương Bá (84 tuổi) và vợ là bà Vương Thị Tiệng (74 tuổi), sống trong
hẻm đường Trưng Nữ Vương (TP.Đà Nẵng).
14 năm gửi tình yêu qua những lá thư
Trong không khí những ngày đất nước vui Tết Độc lập, chúng tôi vô tình được nghe câu chuyện tình cảm động trong thời chiến của anh lính Huỳnh Phương Bá và cô nữ sinh Vương Thị Tiệng.
Nhưng sau ngày hạnh phúc ấy là gần 14 năm biền biệt xa cách vì anh lính Huỳnh Phương Bá phải lên đường tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Mọi tình cảm nhớ thương, đôi vợ chồng trẻ đều gửi gắm vào những lá thư.
Các bức thư được ông viết vào lúc nghỉ hành quân giữa đường, những đêm trắng thức canh cho đồng đội ngủ. Nội dung các lá thư là niềm tin thắng lợi, những lời hỏi thăm sức khỏe, công việc học hành của bà. Phía hậu phương, mỗi lần nhận được thư chồng, bà hồi âm lại bằng những dòng thư gửi niềm tin, lý tưởng sáng ngời cách mạng cho ông yên tâm chiến đấu: “… Anh ạ! Trong gian khổ, trong chiến đấu mới thấy được tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết đấu của quân và dân ta. Anh ơi! Cả miền Bắc đang hướng về miền Nam ruột thịt. Miền Bắc sẽ làm tất cả để cung cấp sức người, sức của cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược…”, thư bà Tiệng viết cho chồng ngày 10/4/1965.
Cứ thế, suốt gần 14 năm trời ròng rã, họ giữ liên lạc qua gần một trăm lá thư thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt…
Sau ngày đất nước giải phóng, vợ chồng gặp lại, hạnh phúc vỡ òa. Đất nước hòa bình, họ mới thực sự xây tổ ấm gia đình. Hai vợ chồng chào đón người con đầu là chị Huỳnh Thị Phương Trinh (năm nay đã 39 tuổi). Bốn năm sau, ông bà sinh thêm cậu con trai là anh Huỳnh Phương Nam (36 tuổi). Cuộc sống sau ngày giải phóng chật vật, nhưng hai ông bà vẫn thương yêu, đùm bọc, cùng nuôi dạy hai con ăn học đến nơi đến chốn.
Cho tới tận bây giờ, những lá thư đều được ông Bá trân trọng, nâng niu như một kỷ vật vô giá. Tập thư ngày ấy, ông đánh máy, in ra đóng thành tập sách mang tên “Những lá thư vượt thời gian - Ba mẹ tặng các con thân yêu”.
“Tôi muốn cho các con giữ những lá thư này, để các con đùm bọc, yêu thương nhau, nhất là trong đời sống hôn nhân", ông Bá tâm sự.
Mất mát và hy sinh trong chiến tranh là không thể nào tránh khỏi. Nhưng tình yêu cao đẹp, thủy chung đã giúp họ vượt qua những khó khăn, trở ngại. Đến bây giờ, ông đã già, bà cũng không còn đủ sức khỏe để tự bước đi. Ngày ngày, ông chăm sóc bà từng tô cháo, ly nước và đọc lại những bức thư để ôn lại những ký ức năm xưa… rồi ông bà nhìn nhau cười hạnh phúc. Câu chuyện tình yêu của ông bà đẹp và giản dị như chính cuộc sống của họ vậy…
14 năm gửi tình yêu qua những lá thư
Trong không khí những ngày đất nước vui Tết Độc lập, chúng tôi vô tình được nghe câu chuyện tình cảm động trong thời chiến của anh lính Huỳnh Phương Bá và cô nữ sinh Vương Thị Tiệng.
Vợ chồng ông Huỳnh Phương Bá và bà Vương Thị Tiệng.
Năm 1954, chàng thanh niên Huỳnh Phương Bá tập kết ra Bắc và đóng
quân tại Nghệ An. Tại đây, ngay từ cái nhìn đầu tiên, Bá đã đem lòng yêu
thương cô nữ sinh xứ Nghệ dịu dàng, tóc xõa ngang vai, môi cười chúm
chím. Cô nữ sinh Vương Thị Tiệng cũng nhanh chóng rung động trái tim
trước chàng trai bộ đội phong độ, khỏe mạnh ngay từ lần gặp đầu tiên.
Sau 6 năm yêu nhau, họ quyết định kết hôn. Tiệc cưới “nhà binh” diễn ra
bình dị, giản đơn.Nhưng sau ngày hạnh phúc ấy là gần 14 năm biền biệt xa cách vì anh lính Huỳnh Phương Bá phải lên đường tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Mọi tình cảm nhớ thương, đôi vợ chồng trẻ đều gửi gắm vào những lá thư.
Những lá thư luôn được ông Bá nâng niu, giữ gìn như kỷ vật vô giá.
Lá thư đầu tay, ông Bá viết cho vợ vào ngày 9/4/1961 với nội dung:
“… Vợ chồng ai chả muốn sống gần nhau trong tình âu yếm! Nhưng Tổ quốc
còn bị chia đôi, cho nên cảnh sum vầy tạm thời bị gián đoạn. 7 năm rồi,
anh xa ba mẹ yêu dấu, xa các anh, các chị mến thương và giờ đây phải xa
người vợ thân yêu nhất của mình mà chưa hẹn ngày gặp mặt, mà chắc chắn
rằng ngày ấy phải đến với chúng ta…”.Các bức thư được ông viết vào lúc nghỉ hành quân giữa đường, những đêm trắng thức canh cho đồng đội ngủ. Nội dung các lá thư là niềm tin thắng lợi, những lời hỏi thăm sức khỏe, công việc học hành của bà. Phía hậu phương, mỗi lần nhận được thư chồng, bà hồi âm lại bằng những dòng thư gửi niềm tin, lý tưởng sáng ngời cách mạng cho ông yên tâm chiến đấu: “… Anh ạ! Trong gian khổ, trong chiến đấu mới thấy được tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết đấu của quân và dân ta. Anh ơi! Cả miền Bắc đang hướng về miền Nam ruột thịt. Miền Bắc sẽ làm tất cả để cung cấp sức người, sức của cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược…”, thư bà Tiệng viết cho chồng ngày 10/4/1965.
Cứ thế, suốt gần 14 năm trời ròng rã, họ giữ liên lạc qua gần một trăm lá thư thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt…
Những lá thư thời chiến thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt…
Những lá thư vượt thời gianSau ngày đất nước giải phóng, vợ chồng gặp lại, hạnh phúc vỡ òa. Đất nước hòa bình, họ mới thực sự xây tổ ấm gia đình. Hai vợ chồng chào đón người con đầu là chị Huỳnh Thị Phương Trinh (năm nay đã 39 tuổi). Bốn năm sau, ông bà sinh thêm cậu con trai là anh Huỳnh Phương Nam (36 tuổi). Cuộc sống sau ngày giải phóng chật vật, nhưng hai ông bà vẫn thương yêu, đùm bọc, cùng nuôi dạy hai con ăn học đến nơi đến chốn.
Cho tới tận bây giờ, những lá thư đều được ông Bá trân trọng, nâng niu như một kỷ vật vô giá. Tập thư ngày ấy, ông đánh máy, in ra đóng thành tập sách mang tên “Những lá thư vượt thời gian - Ba mẹ tặng các con thân yêu”.
“Tôi muốn cho các con giữ những lá thư này, để các con đùm bọc, yêu thương nhau, nhất là trong đời sống hôn nhân", ông Bá tâm sự.
Một lá thư ông Bá viết gửi cho vợ.
Câu chuyện về tập thư được chia sẻ với mọi người, bà Tiệng lúc đầu
còn trách ông Bá, nhưng rồi bà hiểu ra đó không chỉ là chuyện tình cảm
của cá nhân, mà còn là vật chứng của lịch sử, nó sống, đi qua thời khắc
đau thương của cả nước, và tồn tại cho đến ngày độc lập, thì nên để mọi
người cùng biết. Năm 2012, Bảo tàng Quân khu 5 đã về xin hơn 10 lá thư
của ông bà để đưa vào trưng bày và lưu trữ.Mất mát và hy sinh trong chiến tranh là không thể nào tránh khỏi. Nhưng tình yêu cao đẹp, thủy chung đã giúp họ vượt qua những khó khăn, trở ngại. Đến bây giờ, ông đã già, bà cũng không còn đủ sức khỏe để tự bước đi. Ngày ngày, ông chăm sóc bà từng tô cháo, ly nước và đọc lại những bức thư để ôn lại những ký ức năm xưa… rồi ông bà nhìn nhau cười hạnh phúc. Câu chuyện tình yêu của ông bà đẹp và giản dị như chính cuộc sống của họ vậy…
Nguyễn Dương
Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ - Anh Thơ
Những chuyện tình thời chiến: Hẹn ước không lời
Nghe tin ông bị tử hình, rồi bị đày đi Côn Đảo, bà quyết định nhận lời
cầu hôn rồi lặng lẽ chờ ông suốt 14 năm đằng đẵng dù không một lời ước
hẹn.
Chiến tranh không chỉ có bom đạn, máu đổ và
hy sinh, vẫn có những tình yêu được ươm mầm trong xa cách, chia ly.
Những người lính đi chiến trận không hẹn ngày về và cả người con gái ở
hậu phương cũng ngã xuống vì bom đạn. Chỉ còn những bức thư, những dòng
nhật ký lưu lại những chuyện tình đẹp như cổ tích nhưng đầy day dứt
trong khói lửa chiến tranh. Zing.vn xin trân trọng giới thiệu
đến quý bạn đọc loạt bài "Những chuyện tình thời chiến", nhân 70 năm
Ngày thương binh liệt sĩ 27/7/1947 - 27/7-2017.
Một ngày đầu năm học năm 1956, có cô gái mặc áo dài trắng đến trường
Văn Lang ở Sài Gòn nhập học. Đó là ngày đầu tiên Lê Hồng Tư gặp bà
Nguyễn Thị Châu. “Đó là người con gái mặc áo dài trắng, xinh đẹp, thuỳ
mị hiền hoà”, ông Tư nhớ như in cái ngày đầu tiên đó.Những lần tỏ tình thất bại
Khi đó Lê Hồng Tư đang làm trưởng lớp đệ tam, đồng thời là bí thư chi đoàn có nhiệm vụ cảm hoá, thuyết phục học sinh theo cách mạng. “Hồi đó thi cử khó lắm, không phải như bây giờ. Học sinh miền Nam khi đó hiếu học, muốn thi đậu, chỉ tập trung học hành nên hoạt động chính trị rất khó”, ông kể.Rung động vì người con gái ấy, nhưng Lê Hồng Tư cũng không dám nghĩ đến việc lập gia đình. “Cuộc chiến chưa biết ngày kết thúc, bao nhiêu người đã đổ máu xuống, giờ đi lập gia đình thì lấy ai làm cách mạng”, người thanh niên trẻ thầm hứa.
Cô nữ sinh Nguyễn Thị Châu năm 1956. Ảnh tư liệu. |
Hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên được khoảng 2 năm thì Lê Hồng Tư phải chuyển đi nơi khác làm nhiệm vụ. Để có thể ở lại hoạt động, Nguyễn Thị Châu phải cố tình thi trượt. “Mà hồi đó thi đỗ mới khó chứ thi trượt dễ lắm”, ông Tư cười.
Sợ “xa mặt cách lòng” chàng thanh niên lấy hết can đảm tỏ tình. Một chiều thứ 7 mưa lâm râm, Lê Hồng Tư tìm đến xóm trọ gặp Châu. Lời tỏ tình vụng về bị Nguyễn Thị Châu dội nước lạnh: “Anh đi tìm người khác đi, tôi không muốn lập gia đình”.
“Lúc đó tôi lên gác xép ngồi nhìn xuống, thấy cô ấy vẫn làm bài tập đại số. Lòng tôi quặn thắt kêu thầm, trời ơi người con gái mình vừa tỏ tình vẫn điềm nhiên ngồi làm đại số như chưa có gì xảy ra”, ông Lê Hồng Tư nhớ lại.
Lê Hồng Tư tính 6 tháng sau hỏi tiếp nhưng rồi không dám vì sợ đau lòng thêm lần nữa. Nhiều năm sau đó, người con gái đó vẫn kiên quyết từ chối lời tỏ tình. Năm 1961, một lần nữa Nguyễn Thị Châu từ chối gặp mặt, cô cũng không ngờ rằng sau đó là 14 năm xa cách đằng đẵng trong đau đớn và tù đày.
Lời nhắn từ tử tù Côn Đảo
Tháng 2/1961, Nguyễn Thị Châu bị mật vụ chặn đường bắt cóc. Cô nữ sinh bị chuyển từ nhà giam này đến nhà giam khác với đủ trò tra tấn: Giật điện, treo ngược, đi máy bay… mỗi đêm. Ban ngày, xà lim bị đổ đầy nước cống. Cứ thế, bà chết đi sống lại giữa những trận đòn roi, nhiều lúc tưởng như không thể trở về.“Ngày tôi ở Hà Nội, có chị bạn người Đà Nẵng ôm tôi khóc nói Lê Hồng Tư hy sinh rồi, đừng đợi nữa, nên xây dựng gia đình đi. Tôi nói anh chưa có hy sinh đâu, em vẫn chờ anh về”Một ngày, khi bị áp giải lên nha tổng, Châu nghe tin sét đánh. Báo chí đăng tin Lê Hồng Tư bị kết án tử hình do cầm đầu nhóm ám sát đại sứ và một sĩ quan Mỹ. “Tôi nấc lên mà không dám khóc, sợ mai mắt sưng đỏ tụi lính biết được”. Lòng cô nhói lên khi nhớ lại những lần Lê Hồng Tư bị mình từ chối.
Bà Châu bồi hồi
Ngày hôm đó, Nguyễn Thị Châu đi đến quyết định nhận lời cầu hôn của Lê Hồng Tư dù ông đã không còn đứng đó để tỏ tình thêm lần nữa. Dù ông có bị tử hình, cô vẫn sẽ là vị hôn thê của ông. Chuyện đó, tù chính trị và những người ở chiến khu đều biết, chỉ trừ… Lê Hồng Tư.
Cuối 1964, Nguyễn Thị Châu được thả về. Lúc đó Lê Hồng Tư đã bị đày đi nhà tù Côn Đảo.
Lê Hồng Tư và Nguyễn Thị Châu tổ chức đám cưới sau hơn 14 năm xa cách đằng đẵng bởi tù đày. Ảnh tư liệu. |
Nguyễn Thị Châu không biết ông Dẫu, nhưng đồng đội của hai người ở chiến khu biết chuyện nên thấy ai sắp ra Côn Đảo, họ đều gửi theo lời nhắn. “Tôi nghe mà vui, xúc động lắm. Tôi khóc. Thương người con gái ấy. Lúc mình hỏi thì không chịu nhưng khi biết mình sắp chết thì lại nhận lời”, ông Tư bồi hồi.
Ở chiến khu, Nguyễn Thị Châu không biết lời hẹn ước của mình đã được những tử tù Côn Đảo chuyển đến Lê Hồng Tư. “Ngày tôi ở Hà Nội, có chị bạn người Đà Nẵng ôm tôi khóc nói Lê Hồng Tư hy sinh rồi, đừng đợi nữa, nên xây dựng gia đình đi. Tôi nói anh chưa có hy sinh đâu, em vẫn chờ anh về”, bà Châu bồi hồi.
Đám cưới với gần 600 khách, trong đó hơn một nửa... tự đến. Ảnh tư liệu. |
“23h đêm tôi đến gặp anh. Cũng chỉ dám nắm tay anh hỏi anh khoẻ không chứ nào dám ôm”, bà Châu kể.
17/8/1975 là ngày cưới của họ. Đám cưới mời 250 bạn bè nhưng người đi dự tới gần 600. Cả hai đều không có tiền, bạn bè mỗi người góp 1 đồng mua bánh và trà giúp tổ chức. Năm đó, Lê Hồng Tư 40 tuổi, Nguyễn Thị Châu 37 tuổi, họ về chung một nhà sau 14 năm cách xa đằng đẵng.
Tướng Hy và hơn 500 bức thư từ lửa đạn
Hơn 500 bức thư đi về giữa đạn bom sợi dây nối dài tình yêu của thiếu tướng Phan Khắc Hy và vợ Nguyễn Thị Ngọc Lan trong suốt 24 năm xa cách đằng đẵng. Hết chống Pháp rồi đến chống Mỹ, ông đi chiến trường, bà ở hậu phương, chỉ nhờ những cánh thư nói hộ lòng mình...
Mời bạn đọc Zing.vn đón xem trong kỳ tiếp theo.
Hơn 500 bức thư đi về giữa đạn bom sợi dây nối dài tình yêu của thiếu tướng Phan Khắc Hy và vợ Nguyễn Thị Ngọc Lan trong suốt 24 năm xa cách đằng đẵng. Hết chống Pháp rồi đến chống Mỹ, ông đi chiến trường, bà ở hậu phương, chỉ nhờ những cánh thư nói hộ lòng mình...
Mời bạn đọc Zing.vn đón xem trong kỳ tiếp theo.
Em yêu anh như câu hò ví dặm, Anh Thơ
Chuyện tình thời chiến: Tướng Hy và hơn 500 bức thư từ lửa đạn
Tướng Hy đi chiến trường biền biệt, hết chống Pháp rồi đến chống Mỹ, hơn
500 lá thư đi và về giữa bom đạn chiến tranh là tình yêu của ông dành
cho người vợ ở hậu phương.
Chiến tranh không chỉ có bom đạn, máu đổ và
hy sinh, vẫn có những tình yêu được ươm mầm trong xa cách, chia ly.
Những người lính đi chiến trận không hẹn ngày về và cả người con gái ở
hậu phương cũng ngã xuống vì bom đạn. Chỉ còn những bức thư, những dòng
nhật ký lưu lại những chuyện tình đẹp như cổ tích nhưng đầy day dứt
trong khói lửa chiến tranh. Zing.vn xin trân trọng giới thiệu đến quý
bạn đọc loạt bài "Những chuyện tình thời chiến", nhân 70 năm Ngày thương
binh liệt sĩ 27/7/1947 - 27/7-2017.
Hơn 500 bức thư đi về giữa đạn bom chính là sợi dây nối dài tình yêu
của thiếu tướng Phan Khắc Hy và vợ Nguyễn Thị Ngọc Lan trong suốt 24 năm
xa cách đằng đẵng. Hết chống Pháp rồi đến chống Mỹ, ông đi chiến
trường, bà ở hậu phương, chỉ nhờ những cánh thư nói hộ lòng mình.Những lá thư vượt bom đạn
Đó là những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Thị Ngọc Lan xếp bút nghiên xung phong vào mặt trận Bình Trị Thiên. Phan Khắc Hy là Phó bí thư Tỉnh uỷ, Tỉnh đội trưởng Quảng Bình, được điều vào xây dựng lực lượng chủ lực. Họ gặp nhau giữa chiến trường.“Đó là tiếng sét ái tình đấy. Thanh niên tham gia cách mạng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng nhưng lòng vẫn thầm mong có tình yêu làm chỗ dựa”, tướng Phan Khắc Hy nhớ lại.
Thiếu tướng Phan Khắc Hy và người vợ nổi tiếng với hơn 500 bức thư tình xuyên suốt hai cuộc kháng chiến. Ảnh tư liệu. |
Phan Khắc Hy phải nhờ đến Tư lệnh mặt trận Bình Trị Thiên viết thư cho ông ngoại người yêu, xin phép cho hai người tìm hiểu. Phải chờ tới bức thư đồng ý của ông ngoại gửi từ Hà Tĩnh vào, bà Ngọc Lan mới thôi tránh mặt.
Yêu nhau một năm, tháng 9/1952, đám cưới được tổ chức tại chiến khu Ba Lòng (Quảng Trị). Sau đó là những tháng ngày biền biệt. Ông đi từ chiến dịch này sang chiến dịch khác.
Những ngày ở Việt Bắc, ông viết thư cho bà trên mọi loại giấy có thể tận dụng được. Có những bức thư chữ nhỏ chi chít trong diện tích bằng bao thuốc lá. “Em ơi, thương em nhiều lắm, nói và viết khó khi nào hết. Tìm ở đây tất cả tha thiết của lòng anh... Lan vẫn luôn gần anh, đôi mắt hiền và bàn tay mềm mại. Hôn em nhiều”.
Thư "cho phép" của ông ngoại bà Ngọc Lan gửi Tư lệnh mặt trận Bình Trị Thiên. Ảnh: Hà Hương. |
Như nghe cả hơi thở của em
Hết chống Pháp, ông lại biền biệt trên những nẻo đường Trường Sơn chống Mỹ. Ông viết thư cho bà dọc đường hành quân, rồi tranh thủ gửi khi qua các binh trạm hoặc đồng đội đi ngang. Thư chỉ nhớ thương người vợ ở hậu phương nhưng chẳng bao giờ hẹn ngày về.Năm 1966, trong một quyển nhật ký, ông viết: “13 năm rồi, nếu tính từ ngày mình gặp gỡ thì đúng 14 năm 8 ngày. Ngoài trời gió mưa đang thổi, anh như nghe cả hơi thở của em và nhìn thấu đáo tâm tư tình cảm của em lúc này...
Ừ, tình cảm cuộc sống của ta đã qua hai kỳ kháng chiến, từ những phút hồi hộp, bồng bột buổi đầu đến những giờ phút hạnh phúc bên nhau rất ít ỏi mà nói với nhau nhiều, yêu nhau nhiều qua những lá thư và hăng say trong công tác, chiến đấu...”.
Những bức thư tình được tướng Hy và vợ giữ gìn cẩn thận, chờ ngày hoà bình. Ảnh: Hà Hương. |
“Có lần nhớ vợ quá tôi đánh liều nhắn lên làng sơ tán trên Thái Nguyên nói con ốm nặng. Thế là bà đạp xe trong đêm lên ga Thái Nguyên rồi mua vé tàu về Hà Nội. Về đến nơi thì hoá ra bị chồng lừa”, ông nhớ lại.
Thiếu tướng Phan Khắc Hy (sinh năm 1927 tại Quảng Bình), nguyên Phó
tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không
Không Quân.
Vì việc này, bà sau đó viết thư “kiểm điểm nhẹ” chồng. “Em thấy anh
thương con nhưng lại chưa thương em phải đạp xe gần 60 cây số và thức
gần trắng hai đêm trên tàu... Em có thể phê phán nhẹ là anh hơi 'cá
nhân' đấy vì ít thấy anh nghĩ đến chuyện em phải đi vất vả, cả những hôm
em phải đi suốt đêm. Nếu có sự gì bất trắc thì sao nhỉ?”. Sau ngày thống nhất đất nước, trong bức thư gửi từ Sài Gòn sang Tiệp Khắc, ông viết: “Em yêu! Chắc em không ngờ ngày 7/5 năm nay anh lại ngồi viết thư cho em tại Sài Gòn đã giải phóng... Nhiều cảm xúc đặc biệt. Anh sẽ ghi lại nhật ký 2 tháng qua để sau này em cùng được sống lại với anh những ngày bằng hàng chục năm đó. Anh đến Sài Gòn ngày 1/5. Sài Gòn rất đông, suốt các ngả đường, dòng người, dòng xe cứ như nước... Vấn đề lớn bây giờ và sắp tới là xây dựng đất nước thống nhất, phồn vinh, em sẽ về cùng tham gia vào sự nghiệp đó. Viết vội chừng này... Gửi em tất cả niềm vui, xúc động, nhớ thương và tự hào...”.
Thiếu tướng Phan Khắc Hy và bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan chụp ảnh cùng 1 trong ba người con. Ảnh tư liệu. |
Năm 1976, bà học xong về nước, gia đình đoàn tụ sau 24 năm ròng rã chia cách bởi chiến tranh. Thư ông để trong chiếc túi xanh bà thêu, ông giữ trọn vẹn từng bức đến ngày hoà bình.
Bức thư của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm gửi một người yêu bí mật
có tên là M. Người con trai đó tên là Khương Thế Hưng, tác giả điệu múa
Chàm Rông nổi tiếng trên chiến trường đánh Mỹ.
Đặng Thuỳ Trâm đã hy sinh, Khương Thế Hưng cũng đã qua đời vì di chứng chất độc da cam. Chỉ có những dòng thư, nhật ký hé lộ câu chuyện tình đầy day dứt và tiếc nuối của họ.
Kính mời quý bạn đọc đón xem trong kỳ tiếp theo.
Đặng Thuỳ Trâm đã hy sinh, Khương Thế Hưng cũng đã qua đời vì di chứng chất độc da cam. Chỉ có những dòng thư, nhật ký hé lộ câu chuyện tình đầy day dứt và tiếc nuối của họ.
Kính mời quý bạn đọc đón xem trong kỳ tiếp theo.
Chuyện tình cảm động của nữ thanh niên xung phong bị chiến tranh cướp mất đôi tay
Nữ thanh niên xung phong năm nào bây giờ đã 72 tuổi, bị thương trong chiến tranh đã khiến bà mất đôi tay. Sức khỏe tuy đã yếu, nhưng vẫn giữ tinh thần lạc quan của người chiến sĩ, nữ thương binh Trần Thị Hồng (Trung tâm Điều dưỡng Thương binh huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) vui vẻ chia sẻ: "Mình tàn nhưng không phế".
Sinh năm 1945, tại huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, bà Trần Thị Hồng là thương binh hạng 1/4, tỉ lệ
thương tật 92% loại A (có vết thương đặc biệt).
Năm
1965, cô gái Trần Thị Hồng mang chí lớn vào chiến trường Trường Sơn,
trở thành cô thanh niên xung phong của tuyến đường ác liệt này.
Thương binh Trần Thị Hồng bị chiến tranh cướp mất đôi tay nhưng sự lạc quan và vui vẻ vẫn luôn hiện hữu trên môi người chiến sĩ.
|
Bà
Hồng bồi hồi nhớ lại: “Ngày đó, thanh niên ai cũng khí thế hừng hực,
quyết tâm đánh cho giặc lui, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Máy bay lùng
sục trên đầu ngày đêm, nhưng chết thì chết sống thì sống, ai cũng sợ,
nhưng ai cũng nghĩ về cái sợ thì ai làm”.
Tiểu
đội của Trần Thị Hồng có hơn chục chiến sĩ, tuổi đời còn rất trẻ, chỉ
cỡ 18, 20 tuổi. Trong rừng, cuộc sống vô cùng gian khó. Bà Hồng kể: “Con
gái chúng tôi hồi ấy, da ai cũng vàng như nghệ. Ăn uống kham khổ, phải
chia nhau từng miếng calathầu đen thui, cuộc sống ngày chiến tranh là
thế. Không chỉ chống chọi với bom đan, mũi súng của địch, những cơn sốt
rét rừng khiến những người lính vàng bủng, gầy tong teo, các chị em thì
tóc rụng trọc cả đầu. Dù gian khổ như vậy, nhưng bom Mỹ còn thả bom thì
cả tiểu đổi còn cuốc xẻng không ngừng nghỉ, quyết tâm phải bảo vệ tuyến
đường huyết mạch”.
Đôi mắt nhăn nheo, cúi xuống vai áo để lau đi hàng nước mắt, bà Hồng kể về cái ngày bị chiến tranh cướp mất đôi tay, đang lúc tuổi xuân còn phơi phới: “Tôi bị thương năm 1968, đợt đó Mỹ thả bom dữ dội, tôi đang cùng các chị em làm nhiệm vụ, bị trúng B52. Tỉnh dậy tôi thấy mình ở bệnh viện 14 thuộc Binh trạm 12 trong rừng Trường Sơn, đôi tay mình không còn. Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ về cuộc sống sau này và những ước mơ còn dang dở. Vì tôi còn muốn chiến đấu, còn muốn cống hiến cho tổ quốc”.
Khi biết tin bà Hồng bị thương, ông Uyên tự nhủ sẽ là đôi tay của người thương đến hết cuộc đời.
|
Chồng
bà Hồng, ông Hoàng Văn Uyên, cũng là một thương binh, tiếp lời: “Khi
Hồng bị thương, chúng tôi đã yêu nhau được ba năm, biết tin Hồng bị
thương tôi rất đau lòng và tự nhủ mình sẽ là đôi tay của cô ấy hết cuộc
đời”.
Bà Hồng xúc động tâm sự: “Lúc
ấy, ông Uyên đang ở chiến trường B, tôi không muốn báo tin, chỉ mong
người ta quên mình đi. Thế nhưng ông ấy vẫn lặn lội đến tận đoàn an
dưỡng tìm thế đấy!”.
Chiến tranh đang thời khốc liệt, chưa biết ngày nào đất nước hòa bình, nhưng bà Hồng, ông Uyên đã quyết định “nên duyên” với nhau giữa chiến trường lửa đạn. Năm 1970, bà Hồng được đưa tới khu điều dưỡng thương binh tại Thuận Thành, Bắc Ninh. Ông Uyên dính bom gần, chịu sức ép, bị nặng tai nên xin ra quân và chuyển công tác về khu điều dưỡng để tiện chăm sóc vợ, sinh con. Giờ cả hai con trai của ông bà đã trưởng thành. Con lớn tốt nghiệp Thạc sĩ Toán- Tin, ĐH Sư phạm Hà Nội, hiện là giáo viên Toán của một trường chuyên Năng khiếu tỉnh Bắc Ninh. Con thứ hai tốt nghiệp ĐH Giao thông vận tải Hà Nội, là Thạc sĩ kinh tế, hiện đang công tác tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh.
Tấm ảnh đại gia đình ông bà Uyên - Hồng.
|
Đã
mấy chục năm nay, hai vợ chồng thương binh gắn bó với nhau trong mái
nhà của Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành (Bắc Ninh). Hằng
ngày, ông Uyên vẫn nấu cơm, làm việc nhà, tự tay chải tóc, bón cơm cho
vợ. Mất mát, đau thương là vậy, nhưng tinh thần người lính vẫn bền bỉ
sống trong họ, sự lạc quan, tích cực vẫn còn đó. Thời gian bao cấp, gia
đình bà Hồng gặp muôn vàn khó khăn do thương tật cụt 2 tay, mọi chi phí
sinh hoạt của gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp của Nhà nước và
tiền lương ít ỏi của chồng, các con thì đang tuổi ăn học… để có thêm thu
nhập bà luôn cố gắng ra chợ buôn chè, chăn nuôi lợn, gà.
Bà
Hồng tâm sự: “Ngày ấy vất vả lắm, sau khi ra khỏi cuộc chiến, về với
đời sống thường, hai vợ chồng thương binh chúng tôi chật vật để nuôi
được hai đứa con trưởng thành, tuy mất hai tay, nhiều khi đau yếu nhưng
tôi vẫn đi chợ buôn chè để có tiền cho hai con ăn học”
Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm, biết bao người con ưu tú đất Việt đã
vùi mình dưới lòng đất sâu, không thể trở về. “Tuy mất 2 tay, nhưng tôi
còn là người may mắn. Nhiều người bạn của tôi đã ra đi mãi mãi…”, ánh
mắt người nữ thương binh trầm tư, rơi vào vô định. Chiến tranh khốc
liệt, để lại những mất mát và tàn dư đau đớn không gì có thể bù đắp. Vậy
mà tình yêu của họ trải qua cùng những thăng trầm của đất nước, can qua
biết bao vất vả của cuộc sống thường nhật, bà Hồng vẫn có một người
chồng trọn tình, vẹn nghĩa luôn bên cạnh, những đứa con giờ đây đã
trưởng thành, đó là niềm an ủi đối với người nữ thương binh quả cảm.
Chế Linh - Anh Thơ: Mai lỡ hai mình xa nhau
CHUYỆN TÌNH THỜI CHIẾN
Bài viết thật hay và đoạn kết có nhân hậu. Phải thế vì hai
người đàn ông đều là những anh hùng của Sông Hương. Nghe cái tên rất có
cảm tình.
Sông Hương luôn đi liền với Núi Ngự như ‘bi’ phải đi với ‘trí’ của nhà Phật.Cảm ơn một câu chuyện hay
Lời Giới Thiệu:
Sách của Wendy Nicole Dương (Dương Như Nguyện), cuốn ” Mimi and Her Miror” và “Postcards From Nam”, nữ thẩm phán Hoa Kỳ đầu tiên gốc Việt, vừa đoạt luôn giải nhất và giải nhì của cuộc giải thưởng sách quốc tế, dạng tiểu thuyết đa văn hóa (category: multicultural fiction), được tổ chức bởi JPX Media Group của Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Chào đời tại Hội An, Quảng Nam và đến Hoa Kỳ năm 1975, Nicole tốt nghiệp Cử Nhân Báo Chí tại ĐH Southern Illinois, sau đó Tiến Sĩ Luật của ĐH Houston và LLM của Harvard. Tuổi 24, cô đã làm Tổng Giám Đốc Vụ Bồi Thường Rủi Ro cho Quận Học Chánh Houston, rồi tốt nghiệp luật sư năm 1984. Hành nghề luật được 18 năm thì cô trở thành giáo sư luật thực thụ ở đại học Denver.
Cô viết văn từ khi còn ở Việt Nam và là người cuối cùng đoạt giải danh dự cuộc thi Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc Lễ Hai Bà Trưng của Việt Nam Cộng Hòa. Cuốn “Con gái của sông Hương” xuất bản năm 2005 gây nhiều tiếng vang.
————————
CON GÁI CỦA SÔNG HƯƠNG
Một thời để yêu
Cuộc chiến Việt Nam đã để lại biết bao nhiêu cuộc tình éo le sầu thảm. Một thời để yêu và một thời để chết. Một thời bên nhau, đại bác xa xa vọng về và hỏa châu thắp sáng chân trời. Rồi tù đầy chia cắt. Anh trở về dang dở đời em. Nhiều trường hợp sau hơn 10 năm tù, anh trở về, em đã đem con qua Mỹ và đi xa hơn nữa, em đã sang ngang. Cũng như hàng trăm người khác, chuyện cô gái sông Hương mà tôi kể cho quý vị hôm nay cũng vậy mà thôi.
Nhưng đây là câu chuyện trong gia đình anh chị em cùng khóa của chúng tôi, xin kể lại để quý vị nghĩ rằng đây là khổ đau hay hạnh phúc. Ðặc biệt đây là câu chuyện liên quan đến mặt trận Quảng Trị năm 1972. Chàng là sĩ quan thủy quân lục chiến, tốt nghiệp Ðà Lạt, cùng khóa với chúng tôi. Năm đó đã trên 30 tuổi, ly dị vợ, sống độc thân, đẹp trai và có thể nói là hào hoa phong nhã. Ðời thủy quân lục chiến, 12 tháng anh đi, nay đây mai đó. Còn nhớ bài ca của lính mũ xanh. Tháng hai đem quân ra Huế… và ở đó trung tá Nguyễn đã gặp cô Lan Hương, sinh viên văn khoa, người con gái sông Hương. Lúc đó vào đầu thập niên 70, em mới 20 tuổi. Cô gái Huế cũng có nhiều bạn trai theo đuổi và phần cô cũng rất đào hoa.. Ðược coi là người đẹp văn khoa xứ Huế. Gặp chàng sĩ quan Bắc Kỳ, áo mầu lính biển với mũ xanh, mang vóc dáng của người hùng thời chinh chiến, Lan Hương bỏ tất cả để theo chàng.
Cô Lan Hương
Chị cả một gia đình lễ giáo bảo thủ, cha mẹ cô hoàn toàn chống đối cuộc hôn nhân hết sức phiêu lưu. Anh chàng Bắc kỳ hơi lớn tuổi, quá khứ chẳng biết ra sao, đi thứ lính không biết chết ngày nào, không ai lại muốn con gái sớm thành góa phụ. Nhưng cô gái sông Hương bướng bỉnh đã bỏ nhà theo sư đoàn thủy quân lục chiến vào Saigon mất tăm dạng. Nàng chỉ trở về với đứa con trong bụng để rồi gia đình cũng phải đành chấp nhận cho chàng rể bất đắc dĩ ra mắt nhạc gia và chờ đón đứa cháu ra đời.Lúc đó đúng vào giai đoạn trung tá Nguyễn cùng với lữ đoàn đang chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Lan Hương đau bụng vào nhà thương khi Bắc quân tấn công thủy quân lục chiến tại Ái Tử. Hương kể rằng đại bác chẳng biết từ đâu vọng về ngày đêm. Rồi bom nổ, tiếng máy bay xé ngang trời. Dân chúng bị thương, bị chết đem vào bệnh viện cho đến ngày 6 tháng 4 năm 1972 đứa con trai đầu lòng của cô gái sông Hương ra đời. Ðặt tên cháu là Vũ. Cũng ngày hôm đó, từ mặt trận trung tá Nguyễn bay trực thăng về hậu cứ, rồi xe nhà binh cùng với binh sĩ ào vào thăm vợ con được ít phút rồi lại ra đi. Lính tráng đi với ông thầy, súng đạn đầy người, áo quần tơi tả, đến rồi đi tưởng như trong phim ảnh.Cô sinh viên nay trở thành bà mẹ trẻ ôm con khóc không biết rồi đây anh có trở về không ? Ðó là những ngày đầu của người con gái nếm mùi đau thương chinh chiến. Mấy năm trước, dù Mậu Thân với bom đạn và xác người chôn ở vườn nhà, tuy có sợ hãi nhưng vẫn còn ở tuổi ngây thơ. Bây giờ chiến tranh mới thâm nhập vào da thịt.
Suốt 6 tháng dài từ tháng 4 tới tháng 9 năm 1972, Lan Hương thực sự sống với chiến trường Quảng Trị. Theo tin chiến sự mỗi ngày. Quân ta quân địch đánh nhau ở đâu. Thủy quân lục chiến rút lui ra sao, rồi đơn vị về Huế dưỡng quân để lên đường vượt Mỹ Chánh thế nào. Người con gái sông Hương cùng thở theo hơi thở của cả đoàn quân mũ xanh. Khi đánh vào Cổ Thành, lính bên ta chết bao nhiêu, xác đem về đầy các xe nhà binh, máy bay chở về Saigon không kịp còn nằm chờ ở phi trường. Cô sống trong những cơn ác mộng ngày đêm, không đêm nào là không có cơn mộng dữ. Ðứa con đầu lòng đã sống trong niềm lo bất tận của mẹ.Tiếp theo là 1 tin vui trong giai đoạn mới của binh nghiệp. Trung tá Nguyễn đổi về Saigon làm trung đoàn trưởng 1 trung đoàn bộ binh. Mặt trận miền Ðông cũng không kém phần ác liệt, tuy nhiên không khí thủ đô làm cho gia đình có được những giây phút tương đối an toàn.Mới đây, từ bên Arizona, đọc những bài viết về trận Quảng Trị và dự trù làm phim, cô Lan Hương đã viết cho gia đình tôi một đoạn email.
“Ðọc những chuyện về trận Quảng trị 37 năm về trước, em hết sức xúc động. Ðó là một phần cuộc đời của em không bao giờ quên được. Cuộc đời làm vợ lính thủy quân lục chiến, làm mẹ lần đầu. Và do những tình cờ em lại quen biết với gia đình anh chị suốt bao năm nay.”
Tháng Tư, ngày định mệnh
Mặc dù là bạn cùng khóa, nhưng tôi không hề biết về gia cảnh của trung tá Nguyễn. Hai tuần trước ngày 30 tháng 4-1975, tôi có dịp đi cùng người anh của Nguyễn lên chiến trường miền Ðông để thăm trung đoàn tại Bến Cát. Anh của Nguyễn là trung tá Tâm, cùng làm việc với chúng tôi tại Tổng Tham Mưu. Xem tình hình tại chỗ, thấy hoàn cảnh của Nguyễn, với trách nhiệm chỉ huy tại chiến trường, rõ ràng là việc di tản hoàn toàn không có điều kiện. Sáng 30 tháng 4-1975, chúng tôi đi bằng tàu quân vận tại Khánh Hội, theo sau đoàn tàu Hải quân.
Gia đình anh Tâm chạy theo chúng tôi lại có cả cô em dâu và một đứa con 3 tuổi. Cô em dâu lại đang mang bầu, chính là Lan Hương của trung tá Nguyễn. Người con gái sông Hương của thủy quân lục chiến và đứa con trai là thằng bé ra đời trong thời gian mùa hè 72 tại Quảng trị. Mang bầu đứa con thứ hai, với thằng bé 3 tuổi, chạy theo anh chị, xuống tàu ra khơi. Lúc đó, thực sự tất cả chúng tôi cũng mơ hồ không biết đi đâu.. Có thể về miền Tây, ra Phú quốc, ra Côn sơn theo Hải quân hay chờ tàu Mỹ vớt. Nhiều gia đình hy vọng thoát cơn hồng thủy, nhưng Lan Hương tan nát trong lòng. Biết thế này em ở lại Saigon chờ anh Nguyễn. Sau cùng, trải qua chuyến hải hành đầy nước mắt, mẹ con theo anh chị đến đảo Guam thì cô quyết định xin ghi danh theo con tàu Việt Nam Thương Tín để trở về. Tuy nhiên vì sắp đến ngày sanh, lại thấy những người xin về có những hoạt động đấu tranh quá dữ dội nên sau cùng cô ở lại. Khóc thì vẫn khóc.Qua đến miền đông nước Mỹ, Lan Hương sanh đứa con trai thứ nhì trong trại tỵ nạn Fort Chaffee đặt tên là thằng Việt. Họ Ðạo miền Trung Mỹ bảo trợ cho Lan Hương nuôi con. Hai đứa bé còn thật nhỏ. Những bà vú Hoa Kỳ tình nguyện thay phiên đến trong nhà trông con để mẹ đi học. Xứ Huế với dòng sông Hương, gia đình cha mẹ, các em vẫn xa tít mù khơi. Không có tin tức gì về anh Nguyễn. Nào biết còn sống hay chết. Ðã đi tù hay mất tích. Những buổi tối mùa đông của miền băng giá, cô vẫn lặn lội đi học. Xa cách những vùng có đông người Việt. Gia đình anh chị bên nhà Nguyễn cũng bận rộn về sinh kế. Những đứa con còn nhỏ dại. Cô sinh viên văn khoa của sông Hương lầm lũi trở thành bà mẹ trẻ học trò tỵ nạn trong kiếp sống cô đơn.
Lỡ bước sang ngang
Trong hoàn cảnh đó, trải qua gần 5 năm hấp thụ nền văn minh Mỹ quốc, Lan Hương gặp ông giáo sư dạy chương trình điện toán. Ông thầy Mỹ cũng đã ly dị vợ từ lâu đem lòng thương yêu cô gái Việt và xin cưới.Trung tá Tâm, anh của Nguyễn, điện thoại cho chúng tôi nói rằng 2 người đến nói chuyện để xin phép được lập gia đình. Tuy là vai anh chồng và là bác của những đứa con nhưng làm sao trả lời được. Ai mà có thể quyết định Yes hay No? Nếu không đồng ý thì cũng không ngăn cản được. Vả lại, nếu cô Hương ở vậy làm sao nuôi con thành người .
Những đứa nhỏ sắp sửa vào trường. Rồi trung học, đại học. Tin nhà không có. Biết Nguyễn sống chết ra sao và sẽ chờ đến bao giờ. Hơn nữa cũng chẳng phải thuần túy vì sinh kế. Cô gái sông Hương ngày xưa đã có một thời nhiệt tình để yêu. Ðã có can đảm bỏ nhà đi theo sư đoàn thủy quân lục chiến. Ngày nay nàng đã tìm thấy hơi ấm tình yêu mới bên cạnh ông thầy đại học vào những lớp tối mùa đông. Cô ở vào tuổi 30 khi gặp anh chàng người Mỹ, cũng cao lớn đẹp trai vững vàng như trung tá Thủy quân lục chiến của mùa hè Quảng Trị ngày xưa. Ngày cưới đã ấn định. Tháng 7 năm 1980. Hai đứa con trai nhỏ vô tư vui vẻ làm quen với người cha Hoa Kỳ bao dung và tận tụy.
Nhưng số mệnh vẫn còn nhiều cay đắng. Ba ngày trước khi làm đám cưới, Lan Hương nhận được thư nhà từ Huế gửi qua. Kèm theo là mẩu giấy nhỏ nhắn tin của Nguyễn, còn sống, vẫn ở tù, chẳng biết ở đâu. Không biết còn sống được bao lâu. Nhưng còn sống. Lan Hương nhớ lại, những ngày xa xưa của năm 80, gần 30 năm về trước là những giờ phút hết sức trăn trở. Vui mừng cho 2 đứa con vẫn còn bố. Nhưng bẽ bàng cho duyên phận. Sau cùng, đám cưới vẫn tiến hành qua những ngày đầy nước mắt. Rồi ngày tháng trôi qua, cuộc sống trên đất Mỹ với người chồng yêu thương, hết sức quân tử đã tạo thành 1 gia đình kiểu mẩu. Lan Hương có nhiều cơ hội giúp đỡ cha mẹ và các em. Gửi quà về tiếp tế cho Nguyễn trong trại tù từ Bắc vào Nam.Từ trong trại, anh Nguyễn mơ hồ biết là vợ con đã qua Mỹ nhưng không có nhiều tin tức. Sau hơn 13 năm “ lao động cải tạo “ người anh hùng TQLC một thời được trở lại Saigon. Biết tin vợ con hạnh phúc trong gia đình mới. Anh tìm lại người vợ cũ, làm hồ sơ HO đưa tất cả qua Hoa Kỳ. Ðịnh cư tại miền Trung Mỹ. Tuy giấy tờ là 1 gia đình nhưng Nguyễn vẫn sống độc thân như thời kỳ trước 75 . Gia đình mới của Lan Hương bây giờ đã dọn qua sống tại miền Tây.
Anh trở về, dang dở đời em…
Mùa xuân năm 1991, cô gái sông Hương giờ đây đã 40 tuổi, đem 2 con qua miền Ðông gặp bố lần đầu tiên. Trước khi đi, người chồng Mỹ cầm tay Hương mà nói rằng: “Em hãy đi và thử hỏi lòng mình 1 lần cho rõ ràng. Nếu đây là lần chúng ta chia tay, anh cũng đành chấp nhận. Chuyện của chúng ta sau 10 năm, đến đây là đoạn cuối. Nhưng nếu em trở lại, thì xin nói lời chia tay rõ ràng với Mr.. Nguyễn. Ðối với anh, Nguyễn luôn luôn là 1 người anh hùng. Nếu cần thì anh cũng phải hy sinh. Cảm ơn em đã cho anh một gia đình trong 10 năm hạnh phúc”.Tiếp đến cuộc gặp gỡ đầy đau thương của vợ chồng và bố con ông HO. Trời mùa đông Hoa Kỳ hình như có cả cơn gió Lào thổi về Quảng trị.
Nguyễn cũng có tâm trạng ước mong đoàn tụ nhưng rồi chợt biết là đã ngàn trùng xa cách. Nàng đã có gia đình mới. Mẹ con thấm nhuần văn hóa Mỹ. Anh không thể và cũng không có khả năng phá vỡ được bức tường ngăn cách đã xây dựng từ 15 năm qua. Ðành để cho định mệnh đóng vai trò quyết định. Dự trù ra đi 1 tuần nhưng 4 ngày sau Lan Hương đã đem con trở về với ông bố Mỹ. Và 1 lần nữa người cha Hoa Kỳ sung sướng đón mẹ con Việt Nam trong vòng tay mở rộng. Gia đình Lan Hương sống tại San Francisco nên có cơ hội gần gia đình chúng tôi như cô em gái. Chúng tôi biết hết gia cảnh, và cô cũng vui lòng kể hết chuyện đời.
Cay đắng nở hoa…
Tháng 5 năm 2002, chúng tôi nhận được thiếp mời đi dự đám cưới cháu Việt tại Arizona. Bác sĩ Việt 27 tuổi lấy cô vợ Mỹ, bạn học thời sinh viên tại nơi tiểu bang đồng khô cỏ cháy nhưng mang đầy truyền thống hết sức Hoa Kỳ. Gia đình nhà vợ giàu có và bề thế. Bạn bè anh chị em nhà cô dâu Mỹ rất khích động ồn ào khi đón được chú rể bác sĩ Việt Nam đẹp trai độc đáo như tài tử Kung Fu Bruce Lee. Lễ cưới cử hành long trọng tại nhà thờ. Ông bố vợ đại diện gia đình nhà gái chào mừng nhà trai và quan khách. Nhà trai của bác sĩ Việt gồm cả 2 quốc gia Hoa Kỳ-Việt Nam từ bốn phương kéo về.. Ông bố chồng Hoa Kỳ đứng lên giới thiệu ông bố chồng Việt Nam là trung tá Nguyễn của chúng ta. Vị giáo sư điện toán của đại học nói rằng đây là người anh hùng Thủy quân lục chiến Việt Nam, đã chiến đấu 20 năm cho miền Nam tự do từ Tết Offensive 68 cho đến Easter Offensive 72. Ðã trải qua hơn 13 năm làm tù binh trong trại tù cộng sản. Mr. Nguyễn là anh hùng của ngày xưa và là anh hùng của ngày hôm nay.
Với tư cách là bạn bè và là khách của nhà trai, tôi có dịp lên tiếng nhắc lại những ngày Nguyễn chiến đấu tại Quảng Trị, những ngày anh ở lại Bến Cát cho đến khi Tư lệnh sư đoàn tự vẫn và ông bị bắt vào tù. Mrs. Nguyễn mang bầu đi cùng chúng tôi ra khơi, được tàu Mỹ vớt, sanh cháu Việt trong trại tỵ nạn. Ðặt tên Việt để nhớ mãi về quê hương. Và hôm nay… Không khí cảm động và hơi căng thẳng, nên chúng tôi tìm cách kết luận nhẹ nhàng,… và hôm nay, Dr. Việt bỏ người cha Marine Corp Việt Nam và cả người cha giáo sư đại học Hoa Kỳ để về ở rể với người cha vợ Arizona chỉ vì cậu bác sĩ của chúng tôi đi theo tiếng gọi của ái tình…
Tiếp theo, MC là em gái của cô dâu giới thiệu bà mẹ Lan Hương đi lên chứng kiến lễ cưới của con trai. Ông chồng cũ Việt Nam đi một bên, ông chồng hiện tại Hoa Kỳ đi một bên. Cô gái sông Hương khoác tay cả 2 chàng đi lên bàn thờ. Quan khách vỗ tay tán thưởng còn nhiều hơn là dành cho cô dâu chú rể. Trong đời chúng tôi, chưa từng dự một đám cưới nào như vậy. Chú rể mới chụp hình kỷ niệm với 3 ông bố. Bức hình là một di tích lịch sử của gia đình.
Họp khóa mùa Xuân.
Tháng 3 năm 2004, kỷ niệm 50 năm của một khóa quân trường. Anh em chúng tôi vào trường Ðà lạt tháng 3 năm 1954. 50 năm sau anh em gặp lại tại Orange County, điểm danh xem ai còn ai mất. Cô Lan Hương đến dự đi cùng gia đình chúng tôi. Anh Nguyễn độc thân từ miền Ðông về gặp anh em. Ði cùng gia đình trung tá Tâm, chúng tôi đều là những ông già 70 tuổi. Riêng cô gái sông Hương vẫn còn trẻ như ngày xưa. Anh em họp mặt hết sức cảm động. Giới thiệu từng trung đội của năm 1954 xa xôi. Thời gian đó chúng tôi xa Hà Nội năm lên 18 chưa từng biết yêu. Ðến năm 1975 thì bao nhiêu mộng đẹp bay ra thành khói tan theo mây chiều.
Từ Vũ thế Quang, Nguyễn hữu Luyện và anh Nguyễn của đại đội 5, cho đến các bạn của đại đội 6 như Lại Thọ, Trần quốc Lịch, Lê xuân Ðịnh.Tiết mục sau cùng là người đẹp trao vòng hoa chiến thắng một đời cho các chiến sĩ cao niên. Chị Thiều, nữ sinh Sài Gòn trao vòng hoa cho nhẩy dù Ngô quang Thiều như chuyện tình năm xưa của thời chiến dịch Hoàng Diệu. Lan Hương của xứ Huế trao hoa cho anh Nguyễn, thủy quân lục chiến. Bây giờ anh Thiều và một số bạn khác đã ra đi, nhưng Nguyễn và Lan Hương vẫn còn đây. Vẫn là cha mẹ của những đứa con, là ông bà của các cháu, nhưng chàng trai Hà Nội và cô gái xứ Huế chỉ còn biết nhau trong tình bạn.
Vì đây là chuyện thật nên vào tháng 10 năm nay 2009, nếu các bạn tò mò muốn biết mặt những nhân vật từ trong tiểu thuyết bước ra cuộc đời, thì xin đến San Jose. Khóa chúng tôi họp mặt lần cuối, kỷ niệm 55 năm kể từ khi ra trường tháng 10 năm 1954.Sau này, có lẽ lực bất tòng tâm. Năm 2014 kỷ niệm 60 năm nhập ngũ, anh em chúng tôi sẽ tổ chức tại gia. Nhà ai nấy làm. Chỉ có thể mời cô Lan Hương đến dự.Vì cô gái sông Hương mãi mãi tuổi 20.
Sông Hương luôn đi liền với Núi Ngự như ‘bi’ phải đi với ‘trí’ của nhà Phật.Cảm ơn một câu chuyện hay
CHUYỆN TÌNH THỜI CHIẾN
Lời Giới Thiệu:
Sách của Wendy Nicole Dương (Dương Như Nguyện), cuốn ” Mimi and Her Miror” và “Postcards From Nam”, nữ thẩm phán Hoa Kỳ đầu tiên gốc Việt, vừa đoạt luôn giải nhất và giải nhì của cuộc giải thưởng sách quốc tế, dạng tiểu thuyết đa văn hóa (category: multicultural fiction), được tổ chức bởi JPX Media Group của Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Chào đời tại Hội An, Quảng Nam và đến Hoa Kỳ năm 1975, Nicole tốt nghiệp Cử Nhân Báo Chí tại ĐH Southern Illinois, sau đó Tiến Sĩ Luật của ĐH Houston và LLM của Harvard. Tuổi 24, cô đã làm Tổng Giám Đốc Vụ Bồi Thường Rủi Ro cho Quận Học Chánh Houston, rồi tốt nghiệp luật sư năm 1984. Hành nghề luật được 18 năm thì cô trở thành giáo sư luật thực thụ ở đại học Denver.
Cô viết văn từ khi còn ở Việt Nam và là người cuối cùng đoạt giải danh dự cuộc thi Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc Lễ Hai Bà Trưng của Việt Nam Cộng Hòa. Cuốn “Con gái của sông Hương” xuất bản năm 2005 gây nhiều tiếng vang.
————————
CON GÁI CỦA SÔNG HƯƠNG
Một thời để yêu
Cuộc chiến Việt Nam đã để lại biết bao nhiêu cuộc tình éo le sầu thảm. Một thời để yêu và một thời để chết. Một thời bên nhau, đại bác xa xa vọng về và hỏa châu thắp sáng chân trời. Rồi tù đầy chia cắt. Anh trở về dang dở đời em. Nhiều trường hợp sau hơn 10 năm tù, anh trở về, em đã đem con qua Mỹ và đi xa hơn nữa, em đã sang ngang. Cũng như hàng trăm người khác, chuyện cô gái sông Hương mà tôi kể cho quý vị hôm nay cũng vậy mà thôi.
Nhưng đây là câu chuyện trong gia đình anh chị em cùng khóa của chúng tôi, xin kể lại để quý vị nghĩ rằng đây là khổ đau hay hạnh phúc. Ðặc biệt đây là câu chuyện liên quan đến mặt trận Quảng Trị năm 1972. Chàng là sĩ quan thủy quân lục chiến, tốt nghiệp Ðà Lạt, cùng khóa với chúng tôi. Năm đó đã trên 30 tuổi, ly dị vợ, sống độc thân, đẹp trai và có thể nói là hào hoa phong nhã. Ðời thủy quân lục chiến, 12 tháng anh đi, nay đây mai đó. Còn nhớ bài ca của lính mũ xanh. Tháng hai đem quân ra Huế… và ở đó trung tá Nguyễn đã gặp cô Lan Hương, sinh viên văn khoa, người con gái sông Hương. Lúc đó vào đầu thập niên 70, em mới 20 tuổi. Cô gái Huế cũng có nhiều bạn trai theo đuổi và phần cô cũng rất đào hoa.. Ðược coi là người đẹp văn khoa xứ Huế. Gặp chàng sĩ quan Bắc Kỳ, áo mầu lính biển với mũ xanh, mang vóc dáng của người hùng thời chinh chiến, Lan Hương bỏ tất cả để theo chàng.
Cô Lan Hương
Chị cả một gia đình lễ giáo bảo thủ, cha mẹ cô hoàn toàn chống đối cuộc hôn nhân hết sức phiêu lưu. Anh chàng Bắc kỳ hơi lớn tuổi, quá khứ chẳng biết ra sao, đi thứ lính không biết chết ngày nào, không ai lại muốn con gái sớm thành góa phụ. Nhưng cô gái sông Hương bướng bỉnh đã bỏ nhà theo sư đoàn thủy quân lục chiến vào Saigon mất tăm dạng. Nàng chỉ trở về với đứa con trong bụng để rồi gia đình cũng phải đành chấp nhận cho chàng rể bất đắc dĩ ra mắt nhạc gia và chờ đón đứa cháu ra đời.Lúc đó đúng vào giai đoạn trung tá Nguyễn cùng với lữ đoàn đang chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Lan Hương đau bụng vào nhà thương khi Bắc quân tấn công thủy quân lục chiến tại Ái Tử. Hương kể rằng đại bác chẳng biết từ đâu vọng về ngày đêm. Rồi bom nổ, tiếng máy bay xé ngang trời. Dân chúng bị thương, bị chết đem vào bệnh viện cho đến ngày 6 tháng 4 năm 1972 đứa con trai đầu lòng của cô gái sông Hương ra đời. Ðặt tên cháu là Vũ. Cũng ngày hôm đó, từ mặt trận trung tá Nguyễn bay trực thăng về hậu cứ, rồi xe nhà binh cùng với binh sĩ ào vào thăm vợ con được ít phút rồi lại ra đi. Lính tráng đi với ông thầy, súng đạn đầy người, áo quần tơi tả, đến rồi đi tưởng như trong phim ảnh.Cô sinh viên nay trở thành bà mẹ trẻ ôm con khóc không biết rồi đây anh có trở về không ? Ðó là những ngày đầu của người con gái nếm mùi đau thương chinh chiến. Mấy năm trước, dù Mậu Thân với bom đạn và xác người chôn ở vườn nhà, tuy có sợ hãi nhưng vẫn còn ở tuổi ngây thơ. Bây giờ chiến tranh mới thâm nhập vào da thịt.
Suốt 6 tháng dài từ tháng 4 tới tháng 9 năm 1972, Lan Hương thực sự sống với chiến trường Quảng Trị. Theo tin chiến sự mỗi ngày. Quân ta quân địch đánh nhau ở đâu. Thủy quân lục chiến rút lui ra sao, rồi đơn vị về Huế dưỡng quân để lên đường vượt Mỹ Chánh thế nào. Người con gái sông Hương cùng thở theo hơi thở của cả đoàn quân mũ xanh. Khi đánh vào Cổ Thành, lính bên ta chết bao nhiêu, xác đem về đầy các xe nhà binh, máy bay chở về Saigon không kịp còn nằm chờ ở phi trường. Cô sống trong những cơn ác mộng ngày đêm, không đêm nào là không có cơn mộng dữ. Ðứa con đầu lòng đã sống trong niềm lo bất tận của mẹ.Tiếp theo là 1 tin vui trong giai đoạn mới của binh nghiệp. Trung tá Nguyễn đổi về Saigon làm trung đoàn trưởng 1 trung đoàn bộ binh. Mặt trận miền Ðông cũng không kém phần ác liệt, tuy nhiên không khí thủ đô làm cho gia đình có được những giây phút tương đối an toàn.Mới đây, từ bên Arizona, đọc những bài viết về trận Quảng Trị và dự trù làm phim, cô Lan Hương đã viết cho gia đình tôi một đoạn email.
“Ðọc những chuyện về trận Quảng trị 37 năm về trước, em hết sức xúc động. Ðó là một phần cuộc đời của em không bao giờ quên được. Cuộc đời làm vợ lính thủy quân lục chiến, làm mẹ lần đầu. Và do những tình cờ em lại quen biết với gia đình anh chị suốt bao năm nay.”
Tháng Tư, ngày định mệnh
Mặc dù là bạn cùng khóa, nhưng tôi không hề biết về gia cảnh của trung tá Nguyễn. Hai tuần trước ngày 30 tháng 4-1975, tôi có dịp đi cùng người anh của Nguyễn lên chiến trường miền Ðông để thăm trung đoàn tại Bến Cát. Anh của Nguyễn là trung tá Tâm, cùng làm việc với chúng tôi tại Tổng Tham Mưu. Xem tình hình tại chỗ, thấy hoàn cảnh của Nguyễn, với trách nhiệm chỉ huy tại chiến trường, rõ ràng là việc di tản hoàn toàn không có điều kiện. Sáng 30 tháng 4-1975, chúng tôi đi bằng tàu quân vận tại Khánh Hội, theo sau đoàn tàu Hải quân.
Gia đình anh Tâm chạy theo chúng tôi lại có cả cô em dâu và một đứa con 3 tuổi. Cô em dâu lại đang mang bầu, chính là Lan Hương của trung tá Nguyễn. Người con gái sông Hương của thủy quân lục chiến và đứa con trai là thằng bé ra đời trong thời gian mùa hè 72 tại Quảng trị. Mang bầu đứa con thứ hai, với thằng bé 3 tuổi, chạy theo anh chị, xuống tàu ra khơi. Lúc đó, thực sự tất cả chúng tôi cũng mơ hồ không biết đi đâu.. Có thể về miền Tây, ra Phú quốc, ra Côn sơn theo Hải quân hay chờ tàu Mỹ vớt. Nhiều gia đình hy vọng thoát cơn hồng thủy, nhưng Lan Hương tan nát trong lòng. Biết thế này em ở lại Saigon chờ anh Nguyễn. Sau cùng, trải qua chuyến hải hành đầy nước mắt, mẹ con theo anh chị đến đảo Guam thì cô quyết định xin ghi danh theo con tàu Việt Nam Thương Tín để trở về. Tuy nhiên vì sắp đến ngày sanh, lại thấy những người xin về có những hoạt động đấu tranh quá dữ dội nên sau cùng cô ở lại. Khóc thì vẫn khóc.Qua đến miền đông nước Mỹ, Lan Hương sanh đứa con trai thứ nhì trong trại tỵ nạn Fort Chaffee đặt tên là thằng Việt. Họ Ðạo miền Trung Mỹ bảo trợ cho Lan Hương nuôi con. Hai đứa bé còn thật nhỏ. Những bà vú Hoa Kỳ tình nguyện thay phiên đến trong nhà trông con để mẹ đi học. Xứ Huế với dòng sông Hương, gia đình cha mẹ, các em vẫn xa tít mù khơi. Không có tin tức gì về anh Nguyễn. Nào biết còn sống hay chết. Ðã đi tù hay mất tích. Những buổi tối mùa đông của miền băng giá, cô vẫn lặn lội đi học. Xa cách những vùng có đông người Việt. Gia đình anh chị bên nhà Nguyễn cũng bận rộn về sinh kế. Những đứa con còn nhỏ dại. Cô sinh viên văn khoa của sông Hương lầm lũi trở thành bà mẹ trẻ học trò tỵ nạn trong kiếp sống cô đơn.
Lỡ bước sang ngang
Trong hoàn cảnh đó, trải qua gần 5 năm hấp thụ nền văn minh Mỹ quốc, Lan Hương gặp ông giáo sư dạy chương trình điện toán. Ông thầy Mỹ cũng đã ly dị vợ từ lâu đem lòng thương yêu cô gái Việt và xin cưới.Trung tá Tâm, anh của Nguyễn, điện thoại cho chúng tôi nói rằng 2 người đến nói chuyện để xin phép được lập gia đình. Tuy là vai anh chồng và là bác của những đứa con nhưng làm sao trả lời được. Ai mà có thể quyết định Yes hay No? Nếu không đồng ý thì cũng không ngăn cản được. Vả lại, nếu cô Hương ở vậy làm sao nuôi con thành người .
Những đứa nhỏ sắp sửa vào trường. Rồi trung học, đại học. Tin nhà không có. Biết Nguyễn sống chết ra sao và sẽ chờ đến bao giờ. Hơn nữa cũng chẳng phải thuần túy vì sinh kế. Cô gái sông Hương ngày xưa đã có một thời nhiệt tình để yêu. Ðã có can đảm bỏ nhà đi theo sư đoàn thủy quân lục chiến. Ngày nay nàng đã tìm thấy hơi ấm tình yêu mới bên cạnh ông thầy đại học vào những lớp tối mùa đông. Cô ở vào tuổi 30 khi gặp anh chàng người Mỹ, cũng cao lớn đẹp trai vững vàng như trung tá Thủy quân lục chiến của mùa hè Quảng Trị ngày xưa. Ngày cưới đã ấn định. Tháng 7 năm 1980. Hai đứa con trai nhỏ vô tư vui vẻ làm quen với người cha Hoa Kỳ bao dung và tận tụy.
Nhưng số mệnh vẫn còn nhiều cay đắng. Ba ngày trước khi làm đám cưới, Lan Hương nhận được thư nhà từ Huế gửi qua. Kèm theo là mẩu giấy nhỏ nhắn tin của Nguyễn, còn sống, vẫn ở tù, chẳng biết ở đâu. Không biết còn sống được bao lâu. Nhưng còn sống. Lan Hương nhớ lại, những ngày xa xưa của năm 80, gần 30 năm về trước là những giờ phút hết sức trăn trở. Vui mừng cho 2 đứa con vẫn còn bố. Nhưng bẽ bàng cho duyên phận. Sau cùng, đám cưới vẫn tiến hành qua những ngày đầy nước mắt. Rồi ngày tháng trôi qua, cuộc sống trên đất Mỹ với người chồng yêu thương, hết sức quân tử đã tạo thành 1 gia đình kiểu mẩu. Lan Hương có nhiều cơ hội giúp đỡ cha mẹ và các em. Gửi quà về tiếp tế cho Nguyễn trong trại tù từ Bắc vào Nam.Từ trong trại, anh Nguyễn mơ hồ biết là vợ con đã qua Mỹ nhưng không có nhiều tin tức. Sau hơn 13 năm “ lao động cải tạo “ người anh hùng TQLC một thời được trở lại Saigon. Biết tin vợ con hạnh phúc trong gia đình mới. Anh tìm lại người vợ cũ, làm hồ sơ HO đưa tất cả qua Hoa Kỳ. Ðịnh cư tại miền Trung Mỹ. Tuy giấy tờ là 1 gia đình nhưng Nguyễn vẫn sống độc thân như thời kỳ trước 75 . Gia đình mới của Lan Hương bây giờ đã dọn qua sống tại miền Tây.
Anh trở về, dang dở đời em…
Mùa xuân năm 1991, cô gái sông Hương giờ đây đã 40 tuổi, đem 2 con qua miền Ðông gặp bố lần đầu tiên. Trước khi đi, người chồng Mỹ cầm tay Hương mà nói rằng: “Em hãy đi và thử hỏi lòng mình 1 lần cho rõ ràng. Nếu đây là lần chúng ta chia tay, anh cũng đành chấp nhận. Chuyện của chúng ta sau 10 năm, đến đây là đoạn cuối. Nhưng nếu em trở lại, thì xin nói lời chia tay rõ ràng với Mr.. Nguyễn. Ðối với anh, Nguyễn luôn luôn là 1 người anh hùng. Nếu cần thì anh cũng phải hy sinh. Cảm ơn em đã cho anh một gia đình trong 10 năm hạnh phúc”.Tiếp đến cuộc gặp gỡ đầy đau thương của vợ chồng và bố con ông HO. Trời mùa đông Hoa Kỳ hình như có cả cơn gió Lào thổi về Quảng trị.
Nguyễn cũng có tâm trạng ước mong đoàn tụ nhưng rồi chợt biết là đã ngàn trùng xa cách. Nàng đã có gia đình mới. Mẹ con thấm nhuần văn hóa Mỹ. Anh không thể và cũng không có khả năng phá vỡ được bức tường ngăn cách đã xây dựng từ 15 năm qua. Ðành để cho định mệnh đóng vai trò quyết định. Dự trù ra đi 1 tuần nhưng 4 ngày sau Lan Hương đã đem con trở về với ông bố Mỹ. Và 1 lần nữa người cha Hoa Kỳ sung sướng đón mẹ con Việt Nam trong vòng tay mở rộng. Gia đình Lan Hương sống tại San Francisco nên có cơ hội gần gia đình chúng tôi như cô em gái. Chúng tôi biết hết gia cảnh, và cô cũng vui lòng kể hết chuyện đời.
Cay đắng nở hoa…
Tháng 5 năm 2002, chúng tôi nhận được thiếp mời đi dự đám cưới cháu Việt tại Arizona. Bác sĩ Việt 27 tuổi lấy cô vợ Mỹ, bạn học thời sinh viên tại nơi tiểu bang đồng khô cỏ cháy nhưng mang đầy truyền thống hết sức Hoa Kỳ. Gia đình nhà vợ giàu có và bề thế. Bạn bè anh chị em nhà cô dâu Mỹ rất khích động ồn ào khi đón được chú rể bác sĩ Việt Nam đẹp trai độc đáo như tài tử Kung Fu Bruce Lee. Lễ cưới cử hành long trọng tại nhà thờ. Ông bố vợ đại diện gia đình nhà gái chào mừng nhà trai và quan khách. Nhà trai của bác sĩ Việt gồm cả 2 quốc gia Hoa Kỳ-Việt Nam từ bốn phương kéo về.. Ông bố chồng Hoa Kỳ đứng lên giới thiệu ông bố chồng Việt Nam là trung tá Nguyễn của chúng ta. Vị giáo sư điện toán của đại học nói rằng đây là người anh hùng Thủy quân lục chiến Việt Nam, đã chiến đấu 20 năm cho miền Nam tự do từ Tết Offensive 68 cho đến Easter Offensive 72. Ðã trải qua hơn 13 năm làm tù binh trong trại tù cộng sản. Mr. Nguyễn là anh hùng của ngày xưa và là anh hùng của ngày hôm nay.
Với tư cách là bạn bè và là khách của nhà trai, tôi có dịp lên tiếng nhắc lại những ngày Nguyễn chiến đấu tại Quảng Trị, những ngày anh ở lại Bến Cát cho đến khi Tư lệnh sư đoàn tự vẫn và ông bị bắt vào tù. Mrs. Nguyễn mang bầu đi cùng chúng tôi ra khơi, được tàu Mỹ vớt, sanh cháu Việt trong trại tỵ nạn. Ðặt tên Việt để nhớ mãi về quê hương. Và hôm nay… Không khí cảm động và hơi căng thẳng, nên chúng tôi tìm cách kết luận nhẹ nhàng,… và hôm nay, Dr. Việt bỏ người cha Marine Corp Việt Nam và cả người cha giáo sư đại học Hoa Kỳ để về ở rể với người cha vợ Arizona chỉ vì cậu bác sĩ của chúng tôi đi theo tiếng gọi của ái tình…
Tiếp theo, MC là em gái của cô dâu giới thiệu bà mẹ Lan Hương đi lên chứng kiến lễ cưới của con trai. Ông chồng cũ Việt Nam đi một bên, ông chồng hiện tại Hoa Kỳ đi một bên. Cô gái sông Hương khoác tay cả 2 chàng đi lên bàn thờ. Quan khách vỗ tay tán thưởng còn nhiều hơn là dành cho cô dâu chú rể. Trong đời chúng tôi, chưa từng dự một đám cưới nào như vậy. Chú rể mới chụp hình kỷ niệm với 3 ông bố. Bức hình là một di tích lịch sử của gia đình.
Họp khóa mùa Xuân.
Tháng 3 năm 2004, kỷ niệm 50 năm của một khóa quân trường. Anh em chúng tôi vào trường Ðà lạt tháng 3 năm 1954. 50 năm sau anh em gặp lại tại Orange County, điểm danh xem ai còn ai mất. Cô Lan Hương đến dự đi cùng gia đình chúng tôi. Anh Nguyễn độc thân từ miền Ðông về gặp anh em. Ði cùng gia đình trung tá Tâm, chúng tôi đều là những ông già 70 tuổi. Riêng cô gái sông Hương vẫn còn trẻ như ngày xưa. Anh em họp mặt hết sức cảm động. Giới thiệu từng trung đội của năm 1954 xa xôi. Thời gian đó chúng tôi xa Hà Nội năm lên 18 chưa từng biết yêu. Ðến năm 1975 thì bao nhiêu mộng đẹp bay ra thành khói tan theo mây chiều.
Từ Vũ thế Quang, Nguyễn hữu Luyện và anh Nguyễn của đại đội 5, cho đến các bạn của đại đội 6 như Lại Thọ, Trần quốc Lịch, Lê xuân Ðịnh.Tiết mục sau cùng là người đẹp trao vòng hoa chiến thắng một đời cho các chiến sĩ cao niên. Chị Thiều, nữ sinh Sài Gòn trao vòng hoa cho nhẩy dù Ngô quang Thiều như chuyện tình năm xưa của thời chiến dịch Hoàng Diệu. Lan Hương của xứ Huế trao hoa cho anh Nguyễn, thủy quân lục chiến. Bây giờ anh Thiều và một số bạn khác đã ra đi, nhưng Nguyễn và Lan Hương vẫn còn đây. Vẫn là cha mẹ của những đứa con, là ông bà của các cháu, nhưng chàng trai Hà Nội và cô gái xứ Huế chỉ còn biết nhau trong tình bạn.
Vì đây là chuyện thật nên vào tháng 10 năm nay 2009, nếu các bạn tò mò muốn biết mặt những nhân vật từ trong tiểu thuyết bước ra cuộc đời, thì xin đến San Jose. Khóa chúng tôi họp mặt lần cuối, kỷ niệm 55 năm kể từ khi ra trường tháng 10 năm 1954.Sau này, có lẽ lực bất tòng tâm. Năm 2014 kỷ niệm 60 năm nhập ngũ, anh em chúng tôi sẽ tổ chức tại gia. Nhà ai nấy làm. Chỉ có thể mời cô Lan Hương đến dự.Vì cô gái sông Hương mãi mãi tuổi 20.
Nhận xét
Đăng nhận xét