HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU! 34
(ĐC sưu tầm trên NET)
Không chỉ có ‘vây cá mập’
Câu chuyện các viên chức của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam phơi vây cá mập trên mái một căn nhà ở Santiago, thủ đô Chile giờ
đã trở thành sự kiện gây ngạc nhiên và bất bình cho cả thế giới, chứ
chẳng riêng người Việt.
Dân chúng cư ngụ quanh căn nhà mà các viên chức Việt Nam vừa cư trú, vừa làm việc, bất bình bởi hành động đó gây ô nhiễm môi trường sống của họ, còn các chính phủ, các tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường thì bất bình vì các viên chức Việt Nam công khai phỉ báng những nỗ lực, vi phạm những cam kết quốc tế nhằm bảo vệ môi trường sống, trong đó có bảo vệ cá mập để loài này không tuyệt chủng, không khiến đại dương mất cân bằng về sinh thái…
Lúc đầu, người ta cho rằng các viên chức Việt Nam gây ra scandal làm việc trong ngành ngoại giao. Mới đây, theo những thông tin mà chính phủ Việt Nam cung cấp cho hệ thống truyền thông Việt Nam thì đó là trụ sở của Thương vụ Việt Nam tại Chile. Cơ quan này thuộc Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ của Bộ Công Thương.
Không có scandal này, chẳng mấy ai biết, song song với hệ thống ngoại giao vốn đã có các Tùy viên Thương mại, Việt Nam còn có hệ thống xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương rải khắp thế giới.
Muốn biết hoạt động của các Tùy viên Thương mại và hệ thống Thương vụ thuộc Bộ Công Thương hoạt động hiệu quả thế nào thì cứ nhìn vào kim ngạch xuất cảng của Việt Nam hàng năm – những dữ liêu liên quan tới xuất cảng cho thấy, xuất cảng của Việt Nam tiếp tục phụ thuộc vào việc moi tài nguyên đem bán và đáng ngại không kém là càng ngày càng phụ thuộc vào hoạt động của các tập đoàn ngoại quốc đã đầu tư vào Việt Nam, giờ đang ồ ạt xuất cảng sản phẩm làm tại Việt Nam đi các nơi.
Một số chuyên gia đã từng nêu thắc mắc, tại sao ngành ngoại giao Việt Nam cũng có các Tùy viên Thương mại, ngành Công Thương có hệ thống Thương vụ rải khắp thế giới như thiên hạ nhưng doanh nghiệp Việt Nam, nông dân Việt Nam càng ngày càng lệ thuộc vào thương lái và thị trường Trung Quốc? Tại sao nông sản nói chung (bao gồm cả sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi) liên tục rơi vào tình trạng “được mùa thì mất giá”, thương lái và thị trường Trung Quốc lắc đầu là hàng triệu người Việt rơi nước mắt bởi trắng tay? Các Tùy viên Thương mại của ngành ngoại giao, hệ thống Thương vụ rải khắp thế giới của ngành Công Thương nuốt mỗi năm bao nhiêu tiền từ công khố song đã làm được những gì cho dân, cho nước?
Thật ra, Cơ quan Thương vụ tại Chile phơi “vây cá mập” chỉ là một ví dụ. Trong quá khứ còn hàng chục ví dụ tương tự…
Năm 2006, ông Nguyễn Khánh Toàn, một Tùy viên thương mại của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi bị cơ quan công lực Nam Phi bắt quả tang đang tìm cách đưa chín ký sừng tê giác ra khỏi Nam Phi. Hai năm sau – cuối 2008 - báo chí Nam Phi công bố một loạt bài điều tra về việc bà Vũ Mộc Anh, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác. Lúc đầu, ông Trần Duy Thi, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi vào thời điểm đó, phủ nhận cáo buộc của báo chí Nam Phi. Chương trình truyền hình có tên 50/50 của Nam Phi lập tức công bố một video clip cho thiên hạ tận mắt mục kích bà Vũ Mộc Anh nhận sừng tê giác từ tay một kẻ chuyên săn trộm tê giác. Trong video clip vừa kể, người ta còn thấy một người Việt khác cũng đứng tại đó, cạnh một chiếc xe hơi của viên tham tán có tên là Phạm Công Dũng mà theo tàng thư của cảnh sát Nam Phi thì hồi đầu 2008, chiếc xe mang biển số ngoại giao này đã từng bị tạm giữ bởi được dùng để vận chuyển 18 ký sừng tê giác… Cuối cùng, Bộ Ngoại giao Việt Nam phải triệu hồi bà Vũ Mộc Anh về nước. Ông Trần Duy Thi phải nhìn nhận đúng là thuộc cấp của ông đã tham gia buôn lậu sừng tê giác và phân bua đó là điều… đáng tiếc do… hám lợi!
Vì… hám lợi rồi làm những điều… đáng tiếc không chỉ có những Bí thư thứ nhất, Tham tán, Tùy viên Thương mại, Đại diện cơ quan Xúc tiến thương mại mà còn có cả các… đại sứ - đại diện cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở ngoại quốc và… Liên Hiệp Quốc.
Năm 1994, báo chí Mỹ đồng loạt loan tin ông Lê Văn Bàng – Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc bắt sò trái phép ở East Hampton's Hog Creek – New York, khi bị các nhân viên công lực lập biên bản, ông Bàng chống chế là ông không biết tiếng Anh, rồi vì không được… thông cảm, ông mới xưng là Đại sứ và đòi hưởng quyền “miễn trừ” dành cho các viên chức ngoại giao.
Năm 2001, báo chí Hồng Kông đồng loạt loan báo, ông Nguyễn Viết Hưng, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Hồng Kông bị cảnh sát bắt giữ vì vỗ mông một phụ nữ ở khu Causeway Base. Do Việt Nam yêu cầu tôn trọng đặc quyền “miễn trừ” dành cho các viên chức ngoại giao nên sau khi bị tạm giữ vài ngày, ông Hưng được trả tự do nhưng phải rời khỏi Hồng Kông.
Năm 2013, tới lượt ông Nguyễn Thế Cường – Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ bị hải quan phi trường Frankfurt ở Đức tạm giữ vì mang 20.000 Euro mà không khai báo. Theo báo điện tử Bild của Đức thì cảnh sát Đức tiến hành thẩm vấn ông Cường vì nghi ông Cường rửa tiền. Cho dù ông Cường một mực khẳng định, đó là tiền do Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp để giúp những nạn nhân bão lụt tại Việt Nam nhưng trang web riêng của Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ không có bất kỳ thông tin nào liên quan tới hoạt động quyên góp, cũng như kết quả quyên góp hỗ trợ nạn nhân bị bão lụt tại Việt Nam. Tuy Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt lên tiếng phản đối chính quyền Đức tạm giữ ông Cường là vi phạm hiệp ước bảo đảm quyền miễn trừ dành cho các viên chức ngoại giao nhưng ông Cường vẫn chỉ được cho tại ngoại sau khi đã đóng khoản tiền thế chân là 3.500 Euro...
Cũng trong năm 2013, Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á (CAMSA), công bố một số đoạn băng ghi âm, cho thấy, việc buôn người sang Nga, gây sức ép buộc 15 cô gái bán dâm có sự tiếp tay của một số nhân viên ngoại giao làm việc trong Đại sứ quán Việt Nam tại Nga. Cả Đại sứ quán Việt Nam tại Nga lẫn chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thèm trả lời.
***
Vào thời điểm El Mostrador – một tờ báo điện tử và MEGA – một đài truyền hình ở Chile, công bố sự kiện “vây cá mập”, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng tổ chức họp báo. Nội dung chính của buổi họp báo nhằm yêu cầu cộng đồng quốc tế “nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện, cân bằng về nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người”.
Giống như trước đây, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Nhân quyền là giá trị chung của nhân loại, song vẫn có những khác biệt về cách tiếp cận và ưu tiên về quyền con người, xuất phát từ khác biệt về lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị, trình độ phát triển”.
Điều 21 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền viết như thế này: Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do… Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.
Khi Việt Nam vẫn khăng khăng bảo vệ các “tiêu chuẩn riêng” đối với những giá trị phổ quát của nhân loại thì dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN, đại diện cho cả thể diện lẫn lợi ích của Việt Nam ở bên ngoài Việt Nam đã và sẽ chỉ là những cá nhân vừa được nêu trên. Họ là những cá nhân được “qui họach do “vừa hồng, vừa chuyên” nên hôm qua họ bắt sò, vỗ mông, buôn lậu sừng tê, vận chuyển tiền không khai báo,… hôm nay là phơi “vây cá mập”, còn ngày mai là gì? Chưa biết, nhưng sẽ chẳng khác và không khá hơn.
Dân chúng cư ngụ quanh căn nhà mà các viên chức Việt Nam vừa cư trú, vừa làm việc, bất bình bởi hành động đó gây ô nhiễm môi trường sống của họ, còn các chính phủ, các tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường thì bất bình vì các viên chức Việt Nam công khai phỉ báng những nỗ lực, vi phạm những cam kết quốc tế nhằm bảo vệ môi trường sống, trong đó có bảo vệ cá mập để loài này không tuyệt chủng, không khiến đại dương mất cân bằng về sinh thái…
Lúc đầu, người ta cho rằng các viên chức Việt Nam gây ra scandal làm việc trong ngành ngoại giao. Mới đây, theo những thông tin mà chính phủ Việt Nam cung cấp cho hệ thống truyền thông Việt Nam thì đó là trụ sở của Thương vụ Việt Nam tại Chile. Cơ quan này thuộc Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ của Bộ Công Thương.
Không có scandal này, chẳng mấy ai biết, song song với hệ thống ngoại giao vốn đã có các Tùy viên Thương mại, Việt Nam còn có hệ thống xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương rải khắp thế giới.
Muốn biết hoạt động của các Tùy viên Thương mại và hệ thống Thương vụ thuộc Bộ Công Thương hoạt động hiệu quả thế nào thì cứ nhìn vào kim ngạch xuất cảng của Việt Nam hàng năm – những dữ liêu liên quan tới xuất cảng cho thấy, xuất cảng của Việt Nam tiếp tục phụ thuộc vào việc moi tài nguyên đem bán và đáng ngại không kém là càng ngày càng phụ thuộc vào hoạt động của các tập đoàn ngoại quốc đã đầu tư vào Việt Nam, giờ đang ồ ạt xuất cảng sản phẩm làm tại Việt Nam đi các nơi.
Một số chuyên gia đã từng nêu thắc mắc, tại sao ngành ngoại giao Việt Nam cũng có các Tùy viên Thương mại, ngành Công Thương có hệ thống Thương vụ rải khắp thế giới như thiên hạ nhưng doanh nghiệp Việt Nam, nông dân Việt Nam càng ngày càng lệ thuộc vào thương lái và thị trường Trung Quốc? Tại sao nông sản nói chung (bao gồm cả sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi) liên tục rơi vào tình trạng “được mùa thì mất giá”, thương lái và thị trường Trung Quốc lắc đầu là hàng triệu người Việt rơi nước mắt bởi trắng tay? Các Tùy viên Thương mại của ngành ngoại giao, hệ thống Thương vụ rải khắp thế giới của ngành Công Thương nuốt mỗi năm bao nhiêu tiền từ công khố song đã làm được những gì cho dân, cho nước?
Thật ra, Cơ quan Thương vụ tại Chile phơi “vây cá mập” chỉ là một ví dụ. Trong quá khứ còn hàng chục ví dụ tương tự…
Năm 2006, ông Nguyễn Khánh Toàn, một Tùy viên thương mại của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi bị cơ quan công lực Nam Phi bắt quả tang đang tìm cách đưa chín ký sừng tê giác ra khỏi Nam Phi. Hai năm sau – cuối 2008 - báo chí Nam Phi công bố một loạt bài điều tra về việc bà Vũ Mộc Anh, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác. Lúc đầu, ông Trần Duy Thi, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi vào thời điểm đó, phủ nhận cáo buộc của báo chí Nam Phi. Chương trình truyền hình có tên 50/50 của Nam Phi lập tức công bố một video clip cho thiên hạ tận mắt mục kích bà Vũ Mộc Anh nhận sừng tê giác từ tay một kẻ chuyên săn trộm tê giác. Trong video clip vừa kể, người ta còn thấy một người Việt khác cũng đứng tại đó, cạnh một chiếc xe hơi của viên tham tán có tên là Phạm Công Dũng mà theo tàng thư của cảnh sát Nam Phi thì hồi đầu 2008, chiếc xe mang biển số ngoại giao này đã từng bị tạm giữ bởi được dùng để vận chuyển 18 ký sừng tê giác… Cuối cùng, Bộ Ngoại giao Việt Nam phải triệu hồi bà Vũ Mộc Anh về nước. Ông Trần Duy Thi phải nhìn nhận đúng là thuộc cấp của ông đã tham gia buôn lậu sừng tê giác và phân bua đó là điều… đáng tiếc do… hám lợi!
Vì… hám lợi rồi làm những điều… đáng tiếc không chỉ có những Bí thư thứ nhất, Tham tán, Tùy viên Thương mại, Đại diện cơ quan Xúc tiến thương mại mà còn có cả các… đại sứ - đại diện cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở ngoại quốc và… Liên Hiệp Quốc.
Năm 1994, báo chí Mỹ đồng loạt loan tin ông Lê Văn Bàng – Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc bắt sò trái phép ở East Hampton's Hog Creek – New York, khi bị các nhân viên công lực lập biên bản, ông Bàng chống chế là ông không biết tiếng Anh, rồi vì không được… thông cảm, ông mới xưng là Đại sứ và đòi hưởng quyền “miễn trừ” dành cho các viên chức ngoại giao.
Năm 2001, báo chí Hồng Kông đồng loạt loan báo, ông Nguyễn Viết Hưng, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Hồng Kông bị cảnh sát bắt giữ vì vỗ mông một phụ nữ ở khu Causeway Base. Do Việt Nam yêu cầu tôn trọng đặc quyền “miễn trừ” dành cho các viên chức ngoại giao nên sau khi bị tạm giữ vài ngày, ông Hưng được trả tự do nhưng phải rời khỏi Hồng Kông.
Năm 2013, tới lượt ông Nguyễn Thế Cường – Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ bị hải quan phi trường Frankfurt ở Đức tạm giữ vì mang 20.000 Euro mà không khai báo. Theo báo điện tử Bild của Đức thì cảnh sát Đức tiến hành thẩm vấn ông Cường vì nghi ông Cường rửa tiền. Cho dù ông Cường một mực khẳng định, đó là tiền do Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp để giúp những nạn nhân bão lụt tại Việt Nam nhưng trang web riêng của Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ không có bất kỳ thông tin nào liên quan tới hoạt động quyên góp, cũng như kết quả quyên góp hỗ trợ nạn nhân bị bão lụt tại Việt Nam. Tuy Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt lên tiếng phản đối chính quyền Đức tạm giữ ông Cường là vi phạm hiệp ước bảo đảm quyền miễn trừ dành cho các viên chức ngoại giao nhưng ông Cường vẫn chỉ được cho tại ngoại sau khi đã đóng khoản tiền thế chân là 3.500 Euro...
Cũng trong năm 2013, Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á (CAMSA), công bố một số đoạn băng ghi âm, cho thấy, việc buôn người sang Nga, gây sức ép buộc 15 cô gái bán dâm có sự tiếp tay của một số nhân viên ngoại giao làm việc trong Đại sứ quán Việt Nam tại Nga. Cả Đại sứ quán Việt Nam tại Nga lẫn chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thèm trả lời.
***
Vào thời điểm El Mostrador – một tờ báo điện tử và MEGA – một đài truyền hình ở Chile, công bố sự kiện “vây cá mập”, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng tổ chức họp báo. Nội dung chính của buổi họp báo nhằm yêu cầu cộng đồng quốc tế “nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện, cân bằng về nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người”.
Giống như trước đây, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Nhân quyền là giá trị chung của nhân loại, song vẫn có những khác biệt về cách tiếp cận và ưu tiên về quyền con người, xuất phát từ khác biệt về lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị, trình độ phát triển”.
Điều 21 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền viết như thế này: Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do… Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.
Khi Việt Nam vẫn khăng khăng bảo vệ các “tiêu chuẩn riêng” đối với những giá trị phổ quát của nhân loại thì dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN, đại diện cho cả thể diện lẫn lợi ích của Việt Nam ở bên ngoài Việt Nam đã và sẽ chỉ là những cá nhân vừa được nêu trên. Họ là những cá nhân được “qui họach do “vừa hồng, vừa chuyên” nên hôm qua họ bắt sò, vỗ mông, buôn lậu sừng tê, vận chuyển tiền không khai báo,… hôm nay là phơi “vây cá mập”, còn ngày mai là gì? Chưa biết, nhưng sẽ chẳng khác và không khá hơn.
Trân Văn
Trân Văn là bút danh của một nhà báo có 28 năm làm việc ở nhiều vị
trí khác nhau (Cộng tác viên, Phóng viên, Biên tập viên, Thư ký Tòa
soạn) của một số đài truyền hình, đài phát thanh, nhật báo, tuần báo,
báo điện tử tại Việt Nam và Hoa Kỳ.
Cảnh sát thủ đô Moscow (Nga) và giới chức Cơ quan Di trú Liên bang Nga
vừa bắt giữ 250 công dân Việt Nam lưu trú bất hợp pháp trên đất Nga.
Thông tấn xã ITAR-TASS ngày 8/7 dẫn thông tin từ Cơ quan Di trú Nga cho biết số di dân bất hợp pháp này bị bắt trong cuộc truy quét phối hợp giữa các lực lượng đặc nhiệm tối ngày 7/7 tại một khu công nghiệp ở phía Đông thành phố Moscow.
Tháng trước, hàng trăm lao động bất hợp pháp quốc tịch Việt Nam bị cảnh sát Nga bắt giữ tại thành phố ngầm bên dưới chợ Vòm Cherkizovsky. Các công nhân vừa kể làm việc cho xưởng may trong khu phức hợp này.
Cuối tháng 5, Nga loan báo bắt giữ hơn 300 lao động người Việt làm việc trái phép tại một xưởng may hàng thể thao.
Tình trạng người lao động Việt Nam bất hợp pháp tại Nga bị ngược đãi và bóc lột đang ngày càng phổ biến và trầm trọng.
Nga bị liệt kê vào danh sách các nước tệ hại nhất trong nỗ lực chống buôn người trong ngành mãi dâm và nạn cưỡng bức lao động, theo phúc trình thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về nạn buôn người trên thế giới vừa công bố hôm 19/6/13.
Dù Việt Nam đã ban hành luật phòng chống buôn người, nhưng việc thực thi còn gây nhiều ngờ vực và tranh cãi.
Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á (CAMSA) nói nhiều nạn nhân gốc Việt bị rơi vào các nhóm điều hành những cơ xưởng bóc lột lao động hoặc các ổ mãi dâm ở Nga.
Thời gian gần đây, Liên minh này đã can thiệp nhiều vụ buôn người từ Việt Nam sang Nga.
Đồng sáng lập viên của CAMSA, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, cho biết trong số các nạn nhân đó chưa một người nào nhận được sự bảo vệ từ chính phủ Việt Nam, mà ngược lại, còn có dấu hiệu cho thấy trong một số trường hợp có sự đồng lõa của các giới chức Việt Nam.
Nguồn: ITAR-TASS, Indrus.in
Chuyện tày đình ở Đại sứ quán VN tại Nam Phi: Bộ Ngoại giao lên tiếng
Tin nóng
-
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã quyết định triệu hồi bà Vũ Mộc Anh, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, người có liên quan đến tin mua bán sừng tê giác về nước để tường trình và làm rõ sự việc.
Liên quan đến tin một hãng truyền hình của Nam Phi đã
ghi hình một nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi giao dịch
mua sừng tê giác, Bộ Ngoại giao nước ta cho biết: Việt Nam đã tham gia
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã nguy cấp
(CITES). Chủ trương nhất quán của Việt Nam là tích cực bảo vệ và phát
triển các loài động vật hoang dã, nghiêm cấm các hành vi buôn bán động
vật hoang dã bất hợp pháp.
Ngay sau khi báo chí Nam Phi đưa tin truyền hình Nam
Phi ghi được nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi giao dịch mua
bán sừng tê giác, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nam
Phi xác minh ngay thông tin và báo cáo về nước. Lãnh đạo Bộ Ngoại giao
đã quyết định triệu hồi bà Vũ Mộc Anh, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại
Nam Phi, người có liên quan đến tin đã đưa về nước để tường trình và làm
rõ sự việc.
Chủ trương của Bộ Ngoại giao là nghiêm khắc xử lý mọi
hành vi buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp và các hành vi tiêu cực
khác theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với các
quy định của luật pháp quốc tế.
Ông cho biết đại sứ quán đã nhắc nhở nhiều lần về việc
này nhưng rất tiếc sự việc vẫn xảy ra và cho rằng hành vi này là do “hám
lợi”. “Đây không chỉ là việc cá nhân mà còn ảnh hưởng tới uy tín của sứ
quán và cả hình ảnh của VN nữa… Ảnh hưởng rất lớn, vấn đề rất nghiêm
trọng” - ông Thi khẳng định và cho biết trong ngày 18-11 đại sứ quán họp
khẩn cấp về vấn đề này. Đại sứ Thi nói thêm là bí thư thứ nhất Mộc Anh
vẫn chưa chịu thừa nhận hành vi sai phạm của mình và vẫn chưa viết bản
tường trình.
Cách đây hai tháng, chương trình điều tra 50/50 của
kênh truyền hình SABC đã quay được cảnh bà Mộc Anh trao sừng tê giác lậu
cho một tay buôn có tiếng ở Nam Phi ngay trước cổng sứ quán. Đến tối
17-11, những cảnh quay này mới được chiếu trên truyền hình. Trong thước
phim có thể thấy rõ bà Mộc Anh mặc quần trắng, áo khoác xanh thẫm nói
chuyện với tên buôn sừng. Sau khi tên này cất sừng tê giác vào cốp xe,
bà Mộc Anh mỉm cười và quay vào sứ quán.
Một chi tiết đáng lưu ý nữa là trong khuôn hình có cả
chiếc xe của tham tán Phạm Công Dũng (biển số 127D) ở ngay phía bên
đường đối diện cùng với một người Việt nữa đứng cạnh. Không rõ chiếc xe
của tham tán Công Dũng xuất hiện ở đây với mục đích gì.
Hồi đầu năm nay, một người Việt khi bị bắt tại sòng bạc
ở Northern Cape cũng sử dụng xe của ông Công Dũng và trên xe lúc đó có
18kg sừng tê giác. Khi Tuổi Trẻ hỏi về chuyện này, đại sứ Trần Duy Thi
khẳng định: “Anh Dũng đang nghỉ phép tại VN. Chúng tôi đã đề nghị Bộ
Ngoại giao triệu tập anh Dũng lên làm việc”. Ông cho biết đã nhắc nhở
tham tán Dũng kể từ khi xe của ông xuất hiện trong vụ 18kg sừng tê giác
lần trước.
Hai năm trước, từng có trường hợp tùy viên thương mại
Khánh Toàn ở đại sứ quán bị phát hiện có liên quan tới việc buôn lậu
sừng tê giác trái phép và cũng đã bị xử lý. Đại sứ Thi cho biết sứ quán
sẽ báo cáo và đề xuất hình thức xử lý. Ông khẳng định quan điểm của VN
là “nghiêm cấm và sẽ trừng trị những người có sai phạm”.
Trước đó, tuần báo Mail & Guardian từng viết: “Các
băng nhóm người Việt hiện đang tìm cách độc chiếm thị trường buôn bán
sừng tê giác ở Nam Phi trong những năm gần đây”. Tờ báo nói nhân viên sứ
quán có liên quan đến đường dây vận chuyển sừng tê giác và thường sử
dụng túi hàng ngoại giao để vận chuyển sừng tê giác tới khu vực Viễn
Đông để bán lại. Hiện giá sừng tê giác giao dịch tại Nam Phi khoảng
1.200-2.000 USD/kg, nhưng khi xuất ngoại giá lên đến 10.000 USD/kg do
giá sừng tê giác đã tăng mạnh trong những năm gần đây.
Nga bắt thêm 250 di dân bất hợp pháp từ Việt Nam
Thông tấn xã ITAR-TASS ngày 8/7 dẫn thông tin từ Cơ quan Di trú Nga cho biết số di dân bất hợp pháp này bị bắt trong cuộc truy quét phối hợp giữa các lực lượng đặc nhiệm tối ngày 7/7 tại một khu công nghiệp ở phía Đông thành phố Moscow.
Tháng trước, hàng trăm lao động bất hợp pháp quốc tịch Việt Nam bị cảnh sát Nga bắt giữ tại thành phố ngầm bên dưới chợ Vòm Cherkizovsky. Các công nhân vừa kể làm việc cho xưởng may trong khu phức hợp này.
Cuối tháng 5, Nga loan báo bắt giữ hơn 300 lao động người Việt làm việc trái phép tại một xưởng may hàng thể thao.
Tình trạng người lao động Việt Nam bất hợp pháp tại Nga bị ngược đãi và bóc lột đang ngày càng phổ biến và trầm trọng.
Nga bị liệt kê vào danh sách các nước tệ hại nhất trong nỗ lực chống buôn người trong ngành mãi dâm và nạn cưỡng bức lao động, theo phúc trình thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về nạn buôn người trên thế giới vừa công bố hôm 19/6/13.
Dù Việt Nam đã ban hành luật phòng chống buôn người, nhưng việc thực thi còn gây nhiều ngờ vực và tranh cãi.
Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á (CAMSA) nói nhiều nạn nhân gốc Việt bị rơi vào các nhóm điều hành những cơ xưởng bóc lột lao động hoặc các ổ mãi dâm ở Nga.
Thời gian gần đây, Liên minh này đã can thiệp nhiều vụ buôn người từ Việt Nam sang Nga.
Đồng sáng lập viên của CAMSA, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, cho biết trong số các nạn nhân đó chưa một người nào nhận được sự bảo vệ từ chính phủ Việt Nam, mà ngược lại, còn có dấu hiệu cho thấy trong một số trường hợp có sự đồng lõa của các giới chức Việt Nam.
Nguồn: ITAR-TASS, Indrus.in
Bộ Ngoại giao triệu hồi bà Vũ Mộc Anh về nước
TT - Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã quyết định triệu hồi bí thư thứ nhất Đại sứ quán VN tại Nam Phi Vũ Mộc Anh về nước để tường trình và làm rõ sự việc.
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Vụ
Thông tin báo chí của Bộ Ngoại giao ngày 19-11 cho biết thông tin này,
và nói ngay sau khi báo chí Nam Phi đưa tin, truyền hình Nam Phi ghi
được hình nhân viên Đại sứ quán VN tại Nam Phi giao dịch mua bán sừng tê
giác, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán xác minh thông tin và báo
cáo về nước.
Bộ Ngoại giao cũng khẳng định chủ trương nghiêm khắc xử
lý mọi hành vi buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp và các hành vi
tiêu cực khác theo đúng các quy định của luật pháp VN và phù hợp với các
quy định của luật pháp quốc tế. Hiện nay VN đã là thành viên công ước
về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp.
Trao đổi với Tuổi Trẻ hôm qua, đại sứ VN tại
Nam Phi Trần Duy Thi xác nhận tại cuộc họp hôm 18-11 tại đại sứ quán, bí
thư thứ nhất Vũ Mộc Anh tiếp tục phủ nhận việc bà có liên quan đến việc
buôn bán sừng tê giác. Bà Mộc Anh chỉ thừa nhận “lấy hộ” cho hai doanh
nghiệp cộng đồng người Việt (số hàng hôm đó gồm ba cái sừng lớn là sừng
trên của con tê giác).
Theo
tường trình của bà Mộc Anh, trưa hôm đó bà có nhận được một cú điện
thoại đề nghị mua sừng nhưng bà đã từ chối không mua, sau đó bà có nhận
được điện thoại của hai người VN khác nhờ bà xem hộ nên bà nói “tôi ra
xem và cầm hộ họ thôi”.
Người thanh niên đứng cùng bà Mộc Anh trong thước phim
quay cảnh giao dịch được xác nhận là Giang, một người Việt thường đi lại
giữa Cape Town, Johannesburg, Pretoria và Port Elizabeth. “Cho đến giờ
chị Mộc Anh cũng mới chỉ nói là giúp người khác” - ông Duy Thi nói. Ông
cho biết phía sứ quán cũng đang đặt ra vấn đề “thế nào là đi giúp?”.
Liên quan đến chiếc xe của tham tán Phạm Công Dũng có xuất hiện trên đoạn băng, trả lời Tuổi Trẻ,
tham tán Công Dũng nói: “Xe đăng ký tên của tôi nhưng người sử dụng hôm
đó thì không phải tôi”. Ông cho biết xe tuy đăng ký tên ông nhưng có
hai gia đình ở sứ quán dùng chung.
Về chuyện chiếc xe của ông xuất hiện tại casino trong
ngày một người Việt bị bắt ở casino với sừng tê giác, ông cho đó là
chuyện tình cờ và khẳng định chưa bao giờ đưa xe đi xa. Ông nói hiện
đang xác minh vì sao chiếc xe lại xuất hiện ở đó. Tham tán Dũng cũng
giải thích thêm về chuyện chiếc xe xám xuất hiện ở gần nơi bà Mộc Anh
giao dịch không phải xe của ông mà có thể là xe của thanh niên người
Việt có dính líu đến vụ giao dịch sừng tê giác lần này.
Nhận xét
Đăng nhận xét