CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 59/6 (Cướp biển Caribbean)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cất giọng trầm trầm, ông kể với chúng tôi ký ức ngày cũ: “Hồi nhỏ tui ở bên Hà Tiên (thị xã Hà Tiên - PV) cũng nghe mấy chuyện về cướp biển. Lúc đó, người lớn xóm tui đi ghe ngang qua khu có cướp biển là sợ lắm”.
Theo ông Tư Nam, ông cố và ông ngoại ông đều là “cướp biển thâm niên”. Ông không được biết về hành tung của ông cố và ông ngoại mình. Lúc ông biết chuyện thì họ đã giải nghệ.
Ông chỉ nhớ được vóc dáng và tính cách của hai người. Khi ông Tư Nam được mười mấy tuổi, ông cố Năm Bùn mất. Sau đó chừng chục năm, tới lượt ông ngoại Tư Vân cũng qua đời.
“Lúc ông cố với ông ngoại đi cướp dữ dằn ra sao tui không rành, nhưng hồi tui còn nhỏ hai ông đã giải nghệ lâu rồi. Những đêm trăng sáng, ông ngoại còn ra sân múa võ, dạy võ cho mấy đứa cháu nữa” - ông Tư Nam hồi tưởng.
Lúc nhỏ ông Tư Nam không biết hai người ông của mình từng là cướp biển. Đến khi lớn lên ông mới được bà ngoại kể lại.
“Bà ngoại kể hồi xưa ông ngoại đi cướp là cướp của những thuyền buôn giàu có về chia lại cho bà con nghèo chứ không giữ hết cho mình... Giải nghệ xong là ông không còn nhắc gì tới quá khứ nữa” - ông Tư Nam bộc bạch.
Không riêng gì ông Tư Nam, ngay cả nhà sử học Trương Minh Đạt tuy sống ở thị xã Hà Tiên cũng cho biết mình từng tiếp xúc với hải tặc. Theo lời ông Đạt, lúc nhỏ ở khu xóm nơi gia đình ông sống có một người tên gọi ông Tư, râu rậm, cao to.
“Lúc đó ông Tư đã ngoài 90 tuổi nhưng khỏe lắm, gánh một lần được bốn đôi nước. Ông giỏi võ, tính tình vui vẻ. Có lần tôi đánh bạo hỏi ông hồi trước làm nghề gì, ông trả lời là cướp biển rồi cười hề hề” - ông Đạt kể.
Ông Tư cũng kể về gốc tích của mình cho những người trong xóm biết. Rằng sau khi Pháp đánh tan toán cướp của mình, ông trà trộn với dân chài ngoài đảo rồi về đất liền sinh sống.
Tính ông hiền lành nên người dân khi cần vẫn gọi ông đi biển chung, cả cha của ông Đạt cũng thi thoảng thuê ông Tư đi ghe.
Về danh tính một số đảng cướp, nhà sử học Trương Minh Đạt cho biết các tư liệu còn ghi lại tên một đảng cướp lớn mạnh, cầm đầu là Đức Bụng, người Triều Châu. Băng này có ghe lớn, đánh cướp cả ghe của chính quyền Mạc Thiên Tích.
Mạc Thiên Tích đã sai tướng Từ Hữu Dũng dẹp tan băng cướp này. Hiện mộ của tướng Từ Hữu Dũng được lập ở Hà Tiên. Đồng thời ở những hòn đảo có cướp biển hoành hành, người dân sinh sống đã bầu chúa đảo để đối phó với cướp.
Lý giải về kho báu, ông Tăng Hồng Phước - chủ tịch UBND xã Tiên Hải - kể rằng cách đây vài năm xã cùng một số người dân đã đem cuốc xẻng đến khu vực con lạch chảy sâu vào bên trong đảo để đào thử.
Nhưng nơi đó toàn đất đá, cả đoàn cuốc được bề sâu chừng bằng một viên đá móng xây nhà thì dừng. Từ đó, lời đồn về kho báu có phần giảm đi. Hiện tại nơi này đã xây hai chiếc bồn chứa nước để cung cấp cho dân đảo vào mùa khô.
Nói về kho báu, ông Tư Nam cười lớn. Rồi ông gọi vợ mình là bà Nguyễn Thị Hoa, nói: “Hồi trước bả cũng mua được mấy đồng tiền cổ của tụi con nít trên đảo tắm biển mò được. Mấy đồng này to cỡ mặt đồng hồ, màu vàng đồng. Có đồng hình bông lúa, đồng có chữ nước ngoài”.
Bà Hoa tiếp lời chồng rằng qua thời gian bà không còn giữ nữa, đồng thì cho con cháu, đồng có người mua đồ cổ đến hỏi mua.
Ngay cả ông Tư Nam lâu lâu vẫn có người hỏi rằng ông ngoại làm cướp biển có để lại kho báu cho con cháu không, ông đều lắc đầu. Có lẽ ông nói thật vì mấy đời nhà ông gắn bó với đảo, căn nhà ông đang ở cũng khiêm tốn gió lùa.
“Vợ chồng ngày ngày bán nước, bán hàng tạp hóa kiếm sống chứ kho báu đâu ra” - ông cười hiền.
Hỏi những người trong xóm, chúng tôi được biết gia đình bà Hồ Thị Huyền (50 tuổi) còn giữ khoảng 20 đồng tiền cổ. Gặp bà khi cả nhà đang ngồi hóng mát trên chiếc lán gần biển, bà kể mấy năm qua bà mua lại những đồng tiền từ những người thợ lặn và người dân nhặt được ở ven bờ.
“Tui mua một đồng là mấy chục ngàn đồng, có đồng tới 500.000 đồng. Bữa hổm có người tới mua lại giá 800.000 đồng/đồng tiền nhưng tui thấy tiếc nên không bán” - bà nói.
Chồng bà - ông Kiệt “mủ” - vốn làm nghề mua bán ve chai nên ngoài mua đồng tiền cổ, ông còn mua được những hạt ngọc. Ông cho rằng những đồng tiền này bằng vàng chưa đủ tuổi, rất quý và là một thứ lộc của gia đình nên bao năm qua vẫn trưng trong tủ.
Cách đó mấy căn là nhà của bà Nguyễn Thị Gái (56 tuổi). Bà đem cho chúng tôi xem những đồng tiền đã xỉn màu, được bà lau qua dầu bóng nhiều lần.
Bà kể: “Tiền này do em trai út của tui đi lặn biển mò được cách đây 17 năm. Tui có năm đứa con nên chia cho mỗi đứa 3-4 đồng làm kỷ niệm”.
Từ đó đến nay, nhiều người đến hỏi mua nhưng bà không bán. Để tránh gỉ sét, bà ngâm chúng vào chiếc lọ chứa dầu.
Rải rác trong xóm đảo vẫn còn những gia đình mỗi nhà giữ vài đồng tiền cổ. Họ nói phần do đi lặn lấy được, phần do đám trẻ con tắm biển nhặt đem về.
Những đồng tiền hầu hết đã mờ họa tiết, được họ cất giữ bao năm nay như lưu giữ một câu chuyện huyền bí trăm năm nay về kho báu ở quần đảo Hải Tặc.
Thuyền trưởng Edward Teach hay còn gọi là Blackbeard đã đánh chiếm một con tàu nô lệ của Pháp có tên gọi Concorde năm 1717 và lập nên đội cướp biển của riêng mình. Đội cướp biển của ông đã trở thành đội hùng mạnh nhất trong lịch sử cướp biển nước Mỹ.
Nếu bạn đã từng có những giờ phút hồi hộp đến nghẹt thở cùng những rương đầy vàng và châu báu; hay những phen hồi hộp thót tim rồi bất ngờ phấn khích cùng bộ phim Cướp biển vùng Caribbean, thì thuyền trưởng Jack Sparrow này hẳn đã sớm trở thành idol của bạn rồi!
Thuyền trưởng Jack Sparrow là một nhân vật từ loạt phim Cướp biển
cùng Caribbean của hãng Walt Disney. Nhân vật này do diễn viên Johnny
Depp thủ vai.
Không phải ngẫu nhiên mà tên cướp biển này là một Song Tử. Ngay từ lúc nhận vai, chắc hẳn, Johnny Depp cũng phải rất hào hứng khi phát hiện giữa mình và Jack Sparrow có rất nhiều điểm tương đồng. Vì cơ bản, Johnny Depp cũng chính là một Song Tử (9/6/1963).
Quá nổi tiếng với vai diễn cướp biển Jack Sparrow, ít ai biết rằng Johnny Depp đã từng là một nghệ sĩ với bài hát Mary mà sau này được biết đến với tên gọi Young Man’s Blue.
Đặc trưng cho một Song Tử là tài năng và độ đào hoa ngất trời. Quả đúng vậy, không chỉ là Johnny Depp, cướp biển Jack Sparrow cũng thừa hưởng những đức tính đó. Với tài ăn nói thuyết phục, hài hước và dí dỏm, Jack Sparrow dễ dàng chinh phục được nhiều trái tim các cô gái và là một vị thuyền trưởng mà các thuyền viên nể phục. Hơn thế nữa, khả năng tư duy thông minh và phân tích, giải quyết tình huống nhanh gọn lẹ của một Song Tử, quả thực không một cướp biển hay hải quân nào có thể qua mặt Jack Sparrow.
Rất nhiều Song Tử có vẻ ngoài ưa nhìn. Song, điều còn hiện diện bên cạnh họ chính là cách nói chuyện duyên dáng. Đối với Song Tử, việc hài hước, đôi lúc khùng khùng dở dở chính là cách họ cho qua mọi chuyện mà họ làm lỗi, hay chỉ đơn giản là cười trừ rồi lơ lơ. Có thể nói, dường như hai từ “xin lỗi” không hề có trong từ điển của Song Tử, thế nhưng mọi người luôn sẵn sàng bỏ qua tất cả.
Song Tử Jack Sparrow là một cướp biển, lại là một kẻ khá tốt tính và dễ thương. Ngoài miệng thì nói như một tên rối loạn về thần kinh nhưng ngẫm lại thì mỗi lời Song Tử thốt ra đều có ý nghĩa riêng của nó. Nếu bạn xem phim, hẳn cũng sẽ rất ấn tượng với chi tiết đánh tráo hai chiếc cốc bạc ở Suối nguồn tươi trẻ để cô người tình cũ Angelica được sống thay Blackbeard. Lúc đó, chắc chắn ai cũng phát hiện ra bộ mặt tráo trở của Blackbeard và cực kì ấn tượng với khả năng nhìn thấu sự việc của Song Tử Jack Sparrow.
Đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm, ngay cả khi lưỡi kiếm kề sát cổ, Song Tử Jack Sparrow vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu và tìm thấy lối thoát trong tích tắc. Nhiều người phải kinh ngạc thốt lên rằng “Liệu anh ấy có phải là đã biết trước mọi việc hay không?”
Song Tử vốn rất thông minh và có tài ứng biến lanh lẹ. Mọi thứ trời phú đó thuộc về bản năng. Ngay cả tán tỉnh cũng trở thành bản năng. Và việc đi đến đâu là trêu ghẹo cười đùa đến đó cũng là bản năng. Có thể nói Song Tử không ý thức được những việc mình vừa làm, nhưng lại luôn mang lại những kết quả thú vị.
Khi nói về một Song Tử, những thói quen hằng ngày cũng bộc lộ chính con người họ. Họ thường lười biếng và để dồn công việc vào những phút cuối cùng để ngáp ngáp bơi bơi. Thế nhưng, hễ cứ vào tay Song Tử là mọi chuyện sẽ được giải quyết ổn thỏa. Song Tử có một khả năng siêu nhiên nào đó mà con người chưa phát hiện ra chăng?
Song Tử Johnny Depp là một người tài năng đến mức, chính Roger Ebert ( Một nhà phê bình nổi tiếng từng đạt giải Pulitzer1) khen ngợi rằng: “Có thể nói rằng Depp diễn xuất rất thật đến từng chi tiết. Chưa từng có tên cướp biển nào, hay một người nào, như người trong phim… cách diễn của anh đáng để đời”.
Nhờ vào vai thuyền trưởng Jack Sparrow, Johnny Depp đã thắng giải Oscar dành cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất.
Đọc đến đây, chắc tai bạn cũng đang văng vẳng nhạc nền He’s a Pirates, bài hát cực kì nổi tiếng trong bộ phim rồi chứ? Cùng với những giai điệu hùng tráng, những đoạn kỹ xảo tuyệt vời, và nhất là diễn xuất không thể hoàn hảo hơn, ắt hẳn bạn phải đi tìm và xem lại bộ phim thôi!
Hoặc nếu bạn chưa từng xem bộ phim này, hãy google với từ khóa Cướp
biển vùng Caribbean (Pirates of the Caribbean) và tận hưởng từng thước
phim bom tấn này nhé! Cùng chứng kiến và nể phục tất cả những tài hoa,
tinh xảo và cả vẻ ngoài điển trai của cướp biển Song Tử Jack Sparrow!
————————————————————————————————–
Chú thích: 1. Putlizer là một giải thưởng của Mỹ trong nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng hơn cả là báo chí và văn học. Đặc biệt về báo chí, Putlizer được xem như một trong những giải thưởng danh giá nhất.
Gặp người kể chuyện... hải tặc
Đến “quần đảo Hải tặc” (nay thuộc xã Tiên Hải, Hà Tiên, Kiên Giang)
ai có duyên gặp được anh Lương Văn Tâm (bờ Bắc, Hòn Tre) xem như khi trở
về có cả “một bụng” chuyện kể rùng rợn, ly kỳ về... hải tặc.
“Người kể chuyện hải tặc” hay còn được mọi người ở đảo gọi là “nhà sưu tầm chuyện hải tặc” cho biết: Anh và gia đình là những người ra đảo rất sớm, từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Khi ấy, cả đảo chỉ có chừng chục nóc nhà, trời nước mênh mông. Mười lăm tuổi, tính rất hiếu kỳ nên mỗi tối sau khi gác lưới, Tâm tìm đến các bô lão để hỏi chuyện “hải tặc”. Ngày đó, vài thành viên trong băng cướp “Cánh buồm đen” khét tiếng vùng biển Hà Tiên, sau khi tan rã đã về đây “làm lại cuộc đời” và họ rất kiệm lời, không muốn nhắc lại quá khứ chẳng lấy gì hay ho của mình.
May mắn thay, nhà anh Tâm ở ngay cạnh nhà một người trong băng cướp. Người này có tên Ba Vân và vợ ông, mỗi khi buồn rất hay dốc hết mọi chuyện kể cho đứa cháu hàng xóm tò mò. Cũng cần nói thêm, cho đến giờ, chỉ mỗi mình anh Tâm biết bà là người Thái bị băng cướp bắt cóc mang về đây làm vợ. Cách đây mấy năm, trước khi mất, người vợ Thái của ông nói toàn tiếng Thái và luôn mong ước trở lại cố hương.
Theo người đàn bà gốc Thái, băng cướp “Cánh buồm đen” của chồng có 12 tên, võ nghệ cao cường, “đi mây về gió” và tung hoành suốt nhiều năm, từ vịnh Thái Lan ra đến tận đảo Thổ Chu (đảo xa nhất của cực Nam Tổ Quốc), khiến không ít tàu buôn khiếp vía, kinh hoàng!
Có một điều khá lạ lùng là nếu các băng cướp biển khác thường treo cờ đen hình đầu lâu xương chéo hoặc hình thù quái dị thì băng cướp này lại treo hình... cái chổi chà! Tuy vậy, ý nghĩa của biểu tượng, xem ra chẳng có gì là ghê gớm này, lại mang một “sức mạnh” hết sức khủng khiếp, là “quét sạch - hốt sạch” chẳng từ ai (!).
Tuy nhiên, sau bao ngày “hoàng kim”, gieo rắc những nỗi khiếp đảm, kinh hoàng, ngày tàn của băng cướp cũng đến: Vào một ngày khoảng thập niên 50 (thế kỷ trước), băng cướp “Cánh buồm đen” áp sát một tàu buôn Trung Quốc. Ở khoảng cách 10 m, khi băng hải tặc chuẩn bị phi thân “ăn hàng” thì chủ tàu buôn mặc đồ Tàu bước ra, vớ lấy một cái mâm đồng quăng “phát một”, tiện ngang cột buồm trên tàu băng cướp biển. Thấy vậy, cả băng cướp hoảng loạn, “vỡ tổ” tháo thân...
Trở về hang ổ, “ông trùm” tên Tư Tui nói với đồng đảng: “Khí số chúng ta đã hết. May mà tất cả đã không bị tay võ sư cao cường ấy bẻ cổ. Từ nay, chúng ta chia tay cái nghề bất lương này, nhất quyết làm lại cuộc đời!”. “Trùm” Tư Tui và Ba Vân về Hòn Tre chài lưới, một người khác tên Hạc qua đảo hoang gần đó ẩn dật (sau này, ngư dân gọi đảo là Hòn Heo - ông Hạc, thuộc xã Sơn Hải), số còn lại tứ tán khắp nơi và bặt tin từ đó.
“Trùm” Tư Tui và “đàn em” Ba Vân sau ngày hoàn lương sống một cuộc sống bình thường, nếu không nuốn nói là nghèo khổ rồi chết tại đảo. Mộ “trùm Tư Tui” mới đây được một số con cháu ở xa đến bốc đi, nghe nói đưa về Phú Quốc. Tuy nhiên, phần lớn những “hậu duệ” của hai thành viên băng cướp khét tiếng một thời vẫn còn ngụ cư trên đảo. Song, không ai muốn nhắc đến quá khứ của cha ông mình và chuyện hải tặc cũng dần chìm vào quên lãng.
Nhưng rồi, cho đến một ngày, hai từ hải tặc bỗng lại bùng lên dưới “phiên bản” mới: Kho báu khổng lồ...
Tấm bản đồ trên 300 tuổi?
Một buổi chiều nhá nhem tối đầu năm 1983, chàng công an viên Lương Văn Tâm đang ngồi trực ban tại trụ sở Công an xã Tiên Hải thì nhận được tin báo có một bo bo lạ đang đậu ở bờ Bắc đảo. Ngay lập tức, lực lượng công an, du kích bí mật triển khai, áp sát thì bỗng nghe “mùi Mỹ” (từ bà con nơi đây quen gọi mỹ phẩm nhập ngoại) và phát hiện... hai thanh niên Tây cao lớn, ở trần đang hì hục đào, cuốc trên bờ, cách bo bo chừng trăm mét.
Được đưa về trụ sở xã cùng bộ “đồ nghề”, gồm máy dò kim loại, máy
định vị, bản đồ, hải đồ, cuốc, xẻng... hai kẻ lạ mặt gồm một người Anh,
một người Mỹ khai, đã thuê tàu từ Thái Lan rồi đi bo bo vào đảo để truy
tìm kho báu.
Nghi là gián điệp, ngay lập tức công an tỉnh điều cán bộ ra đảo thẩm vấn, song kẻ lạ vẫn nhất mực khai rằng tổ tiên của họ là người Đông Nam Á, từng làm cướp biển ở vùng này từ giữa thế kỷ 18, sau đó mới giong thuyền “di tản”, lập nghiệp ở trời Tây. Và mới đây, gia đình một trong hai người, khi lục lại mớ số sách cũ đã phát hiện tấm bản đồ kho báu nên rủ nhau khai quật để... đổi đời. Anh Tâm khẳng định với chúng tôi, chính mắt anh đã nhìn thấy tấm bản đồ bằng giấy cổ rất cũ này, trên đó có vẽ một thung lũng ở giữa ba quả đồi và hình một cái hang nằm dưới gốc cổ thụ, có chẹn một tảng đá to...
Bán tín bán nghi, lực lượng công an, du kích cùng nhau đào quanh khu vực nhưng chỉ gặp toàn đá tảng và hai kẻ lạ mặt Tây, sau đó được đưa về tỉnh tiếp tục điều tra. Tuy nhiên, do không thấy có bất kỳ dấu hiệu hoạt động gián điệp nào nên họ được tha về “cố quốc”.
Hồ sơ của của Công an xã Tiên Hải và tỉnh Kiên Giang đến nay vẫn còn lưu giữ đầy đủ về sự kiện đột nhập của hai người đàn ông có tên Richard Knight và Frederick Graham. Tuy nhiên, những câu hỏi về tấm bản đồ kho báu có tuổi hơn 300 năm ấy đến nay vẫn còn là bí ẩn, chưa có lời giải đáp.
Theo anh Tâm, khu vực ngày xưa các anh đào bới có lẽ chưa chính xác lắm. Sau này, chính quyền xã đảo cũng làm một hồ nước lớn tại đây để cung cấp nước ngọt cho người dân, nhưng khi đào hồ vẫn không phát hiện được gì. Trải qua thời gian, tất cả những miêu tả trong tấm bản đồ đã hoàn toàn thay đổi, dẫu rằng ba quả đồi nhỏ vẫn còn đó, song lạch nước đã biến mất và thung lũng ngày nào cũng bị bồi đắp, mất dấu hoàn toàn....
Trong khi câu chuyện về tấm bản đồ kho báu 300 tuổi gần 30 năm trước vẫn còn bán tín, bán nghi thì năm ngoái, một “sự kiện” do các thanh niên đi lặn biển phát hiện đã khiến mọi người tin rằng đảo Hải tặc chắc chắn ẩn chứa một kho báu “khổng lồ”...
Câu chuyện về những tên cướp biển
Những giai thoại về cướp biển
TT - Gồm nhiều đảo lớn nhỏ, quần đảo Hải Tặc từ lâu nổi tiếng ở vùng biển Kiên Giang với những lời truyền miệng nhiều đời về những băng cướp một thời hoành hành.
Ông Nguyễn Văn Nam (Tư Nam) nhận mình là con cháu của hải tặc cách đây cả thế kỷ - Ảnh: Y.Trinh |
Những lời đồn đoán về kho báu đang chôn giấu
đâu đó trên những hòn đảo tại xã Tiên Hải, thị xã Hà Tiên ngày
nay vẫn lan truyền suốt mấy trăm năm qua.
Một thời tung hoành của những
đảng cướp đã qua đi, nhưng câu chuyện về hải tặc và lời đồn kho báu trên
quần đảo Hải Tặc đến bây giờ vẫn hấp dẫn người nghe.
Buổi tối trên đảo gió lùa lành lạnh,
chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Nam (Tư Nam, 67 tuổi). Sống ở Hòn
Tre Lớn ngót nghét 40 năm, ông Tư Nam cho biết mình là cháu ngoại ông
Tư Vân, cháu cố ông Năm Bùn - hai thành viên của một băng cướp biển
rất mạnh.
Dấu vết còn lại
Điện trên đảo chiếu sáng đến 23g thì ngưng toàn bộ, vì thế những lời kể của ông Tư Nam trong cảnh đêm tối càng huyền bí.Cất giọng trầm trầm, ông kể với chúng tôi ký ức ngày cũ: “Hồi nhỏ tui ở bên Hà Tiên (thị xã Hà Tiên - PV) cũng nghe mấy chuyện về cướp biển. Lúc đó, người lớn xóm tui đi ghe ngang qua khu có cướp biển là sợ lắm”.
Theo ông Tư Nam, ông cố và ông ngoại ông đều là “cướp biển thâm niên”. Ông không được biết về hành tung của ông cố và ông ngoại mình. Lúc ông biết chuyện thì họ đã giải nghệ.
Ông chỉ nhớ được vóc dáng và tính cách của hai người. Khi ông Tư Nam được mười mấy tuổi, ông cố Năm Bùn mất. Sau đó chừng chục năm, tới lượt ông ngoại Tư Vân cũng qua đời.
“Lúc ông cố với ông ngoại đi cướp dữ dằn ra sao tui không rành, nhưng hồi tui còn nhỏ hai ông đã giải nghệ lâu rồi. Những đêm trăng sáng, ông ngoại còn ra sân múa võ, dạy võ cho mấy đứa cháu nữa” - ông Tư Nam hồi tưởng.
Lúc nhỏ ông Tư Nam không biết hai người ông của mình từng là cướp biển. Đến khi lớn lên ông mới được bà ngoại kể lại.
“Bà ngoại kể hồi xưa ông ngoại đi cướp là cướp của những thuyền buôn giàu có về chia lại cho bà con nghèo chứ không giữ hết cho mình... Giải nghệ xong là ông không còn nhắc gì tới quá khứ nữa” - ông Tư Nam bộc bạch.
Không riêng gì ông Tư Nam, ngay cả nhà sử học Trương Minh Đạt tuy sống ở thị xã Hà Tiên cũng cho biết mình từng tiếp xúc với hải tặc. Theo lời ông Đạt, lúc nhỏ ở khu xóm nơi gia đình ông sống có một người tên gọi ông Tư, râu rậm, cao to.
“Lúc đó ông Tư đã ngoài 90 tuổi nhưng khỏe lắm, gánh một lần được bốn đôi nước. Ông giỏi võ, tính tình vui vẻ. Có lần tôi đánh bạo hỏi ông hồi trước làm nghề gì, ông trả lời là cướp biển rồi cười hề hề” - ông Đạt kể.
Ông Tư cũng kể về gốc tích của mình cho những người trong xóm biết. Rằng sau khi Pháp đánh tan toán cướp của mình, ông trà trộn với dân chài ngoài đảo rồi về đất liền sinh sống.
Tính ông hiền lành nên người dân khi cần vẫn gọi ông đi biển chung, cả cha của ông Đạt cũng thi thoảng thuê ông Tư đi ghe.
Về danh tính một số đảng cướp, nhà sử học Trương Minh Đạt cho biết các tư liệu còn ghi lại tên một đảng cướp lớn mạnh, cầm đầu là Đức Bụng, người Triều Châu. Băng này có ghe lớn, đánh cướp cả ghe của chính quyền Mạc Thiên Tích.
Mạc Thiên Tích đã sai tướng Từ Hữu Dũng dẹp tan băng cướp này. Hiện mộ của tướng Từ Hữu Dũng được lập ở Hà Tiên. Đồng thời ở những hòn đảo có cướp biển hoành hành, người dân sinh sống đã bầu chúa đảo để đối phó với cướp.
Tin đồn trăm năm
Đảo Hòn Tre Lớn không chỉ nổi tiếng với những câu chuyện về cướp
biển, mà còn về những kho báu được cho là chôn giấu đâu đó trên đảo.Lý giải về kho báu, ông Tăng Hồng Phước - chủ tịch UBND xã Tiên Hải - kể rằng cách đây vài năm xã cùng một số người dân đã đem cuốc xẻng đến khu vực con lạch chảy sâu vào bên trong đảo để đào thử.
Nhưng nơi đó toàn đất đá, cả đoàn cuốc được bề sâu chừng bằng một viên đá móng xây nhà thì dừng. Từ đó, lời đồn về kho báu có phần giảm đi. Hiện tại nơi này đã xây hai chiếc bồn chứa nước để cung cấp cho dân đảo vào mùa khô.
Nói về kho báu, ông Tư Nam cười lớn. Rồi ông gọi vợ mình là bà Nguyễn Thị Hoa, nói: “Hồi trước bả cũng mua được mấy đồng tiền cổ của tụi con nít trên đảo tắm biển mò được. Mấy đồng này to cỡ mặt đồng hồ, màu vàng đồng. Có đồng hình bông lúa, đồng có chữ nước ngoài”.
Bà Hoa tiếp lời chồng rằng qua thời gian bà không còn giữ nữa, đồng thì cho con cháu, đồng có người mua đồ cổ đến hỏi mua.
Ngay cả ông Tư Nam lâu lâu vẫn có người hỏi rằng ông ngoại làm cướp biển có để lại kho báu cho con cháu không, ông đều lắc đầu. Có lẽ ông nói thật vì mấy đời nhà ông gắn bó với đảo, căn nhà ông đang ở cũng khiêm tốn gió lùa.
“Vợ chồng ngày ngày bán nước, bán hàng tạp hóa kiếm sống chứ kho báu đâu ra” - ông cười hiền.
Hỏi những người trong xóm, chúng tôi được biết gia đình bà Hồ Thị Huyền (50 tuổi) còn giữ khoảng 20 đồng tiền cổ. Gặp bà khi cả nhà đang ngồi hóng mát trên chiếc lán gần biển, bà kể mấy năm qua bà mua lại những đồng tiền từ những người thợ lặn và người dân nhặt được ở ven bờ.
“Tui mua một đồng là mấy chục ngàn đồng, có đồng tới 500.000 đồng. Bữa hổm có người tới mua lại giá 800.000 đồng/đồng tiền nhưng tui thấy tiếc nên không bán” - bà nói.
Chồng bà - ông Kiệt “mủ” - vốn làm nghề mua bán ve chai nên ngoài mua đồng tiền cổ, ông còn mua được những hạt ngọc. Ông cho rằng những đồng tiền này bằng vàng chưa đủ tuổi, rất quý và là một thứ lộc của gia đình nên bao năm qua vẫn trưng trong tủ.
Cách đó mấy căn là nhà của bà Nguyễn Thị Gái (56 tuổi). Bà đem cho chúng tôi xem những đồng tiền đã xỉn màu, được bà lau qua dầu bóng nhiều lần.
Bà kể: “Tiền này do em trai út của tui đi lặn biển mò được cách đây 17 năm. Tui có năm đứa con nên chia cho mỗi đứa 3-4 đồng làm kỷ niệm”.
Từ đó đến nay, nhiều người đến hỏi mua nhưng bà không bán. Để tránh gỉ sét, bà ngâm chúng vào chiếc lọ chứa dầu.
Rải rác trong xóm đảo vẫn còn những gia đình mỗi nhà giữ vài đồng tiền cổ. Họ nói phần do đi lặn lấy được, phần do đám trẻ con tắm biển nhặt đem về.
Những đồng tiền hầu hết đã mờ họa tiết, được họ cất giữ bao năm nay như lưu giữ một câu chuyện huyền bí trăm năm nay về kho báu ở quần đảo Hải Tặc.
Huyền thoại bất tử về những con thuyền cướp biển
Cướp biển nghe đến cũng khiến người ta cảm thấy sợ. Tuy nhiên những câu chuyện truyền thuyết và huyền thoại về chúng lại điều thú vị khiến không ít người cảm thấy mê hoặc và say đắm, chẳng hạn như những chuyến phiêu lưu của chàng cướp biển Sinbad hoặc Jack sparrow lãng tử.
Tranh vẽ một trận hải chiến
Schooner
Loại
tàu có 2 cột buồm này cũng được cướp biển vùng Caribbean và Đại Tây
Dương rất yêu thích. Tốc độ tàu nhanh, độ di động tốt và được trang bị
tới 12 khẩu súng thần công. Sức chứa của tàu lên tới 75-100 người và
chiều rộng chỉ khoảng gần 2m khiến cho việc trú ẩn khá thuận lợi dù
không thể chở nhiều của cải hay kho báu.
Sloop
Sloop
hoạt động tốt tại các vùng nước nông, di chuyển nhanh, gọn và lẹ. Đây
là loại tàu nổi tiếng nhất của cướp biển vùng Caribbean và Đại Tây Dương
vào cuối những năm 1600. Với rầm neo buồm lớn, nó rất linh hoạt với
nhiều hướng gió khác nhau. Chiều dài của tàu khoảng từ 10-20m và tốc độ
tối đa có thể đạt 10 hải lý/giờ. Tàu có sức chứa 20-70 người cùng 15
khẩu súng thần công. Thân tàu cũng rất dễ di chuyển khi bị sét hoặc các
tàu đối thủ tấn công. Hơn nữa, chiều rộng của tàu chỉ 3m giúp nó có thể
nhanh chóng trú ẩn an toàn trong các khe hẹp.
Brigantine
Những
cướp biển vùng Địa Trung Hải rất hay sử dụng loại tàu hai cột buồm này
do nó có thể chiến đấu trong điều kiện trời ít gió. Những cánh buồm của
tàu có thể cơ động sắp xếp theo nhiều vị trí phù hợp cho di chuyển và
chiến đấu. Tàu Brigantine dài và có khối lượng lớn hơn các loại tàu khác
nên nó được ưu tiên sử dụng trong những trận chiến kéo dài. Tàu có
chiều dài khoảng 30-35m, chiều rộng khoảng 8-10m và chiều cao từ 3-6m.
Galley
Đây
là phương tiện ưa thích của những cướp biển Barbary vùng Địa Trung Hải
những năm 1500. Sức mạnh của con tàu đến từ 30 mái chèo được vận hành
bởi các thủy thủ. Các cánh buồm chỉ tham gia lực đẩy phụ cho con tàu.
Trên tàu chỉ có 1 số súng thần công phục vụ cho chiến đấu cùng với hơn
100 cướp biển.
Junk
Junk
được các cướp biển phía Đông sử dụng qua nhiều thế kỷ. Với cột buồm
vững chãi, bánh lái có thể điều chỉnh độ cao, tàu dài từ 15-30m và có
thể chứa được khá nhiều súng thần công. Đây được cho là loại tàu biển ưu
việt “bất khả chiến bại” do người Trung Quốc sáng tạo có thể vượt qua
điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên biển mà vẫn đảm bảo an toàn cho
những người trên tàu.
Thuyền trưởng Blackbeard và kho báu khổng lồ
Thuyền trưởng Edward Teach hay còn gọi là Blackbeard đã đánh chiếm một con tàu nô lệ của Pháp có tên gọi Concorde năm 1717 và lập nên đội cướp biển của riêng mình. Đội cướp biển của ông đã trở thành đội hùng mạnh nhất trong lịch sử cướp biển nước Mỹ.
Vào
tháng 5/1718, Blackbeard tấn công cảng Charleston và chiếm được 5 tàu
chở hàng. Sau đó, ông bất ngờ giết bớt gần một nửa thuỷ thủ đoàn của
mình để chiếm giữ của cải tại Topsail. Do con tàu bị hỏng nặng, cuối
cùng Blackbeard đành bỏ lại tàu Concorde và tìm một con tàu khác.
Tới
năm 1997, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ngoài khơi bờ biển Beaufort,
Bắc California xác con tàu và toàn bộ kho báu khổng lồ của Blackbeard
dưới đáy biển sâu. Kho báu này sau đó được trao tặng cho bang North
Carolina và được mệnh danh là kho báu lớn nhất thế kỷ 20.
Thuyền trưởng Kidd và con tàu Adventure Galley
Mô hình tàu Adventure Galley
Thuyền
trưởng William Kid, người vốn là một thủy thủ Scotland đã được đô đốc
New York Robert Livingston giao quyền chỉ huy con tàu Adventure Galley
với nhiệm vụ chiến đấu chống lại cướp biển Anh dọc vùng biển Đông Ấn
đồng thời thu thập các tài sản và kho báu của cướp biển cho chính phủ
Mỹ.
Tàu
Adventure Galley nặng 287 tấn chứa 34 súng thần công và 23 mái chèo là
con tàu tối tân có thể chiến đấu trong cả điều kiện trời lặng gió. Con
tàu kiêu hãnh giương buồm ra khơi với hy vọng sẽ bất bại, tuy nhiên Kidd
nhận ra rằng việc đối đầu với những tên cướp biển khó hơn ông tưởng,
ông quyết định trả lại toàn bộ các khoản đầu tư của chính phủ Mỹ và quay
lại… tấn công các tàu đồng minh. Tới năm 1698, Kidd rời bỏ con tàu
Galley do hư hỏng nặng tại Madagasca. Ông vẫn cầu xin một sự tha thứ từ
Livingston nhưng khi ông trở lại London, Kidd bị đưa ra xét xử và bị
khép tội cướp biển. Ông bị hành quyết vào năm 1701.
Bartholomew Roberts và đội tàu Royal Fortune
Thuyền
trưởng nổi tiếng cuối cùng được nhắc tới chính là thuyền trưởng Black
Bart cùng đội tàu Royal Fortune. Con tàu đầu tiên được Bart đánh chiếm
là 1 con tàu brigantine của Pháp năm 1720. Ông trang bị 26 súng thần
công cho con tàu này và mang nó tới Caribbean. Không lâu sau, ông tiếp
tục đánh chiếm một tàu chiến Anh cho chính quyền Martinique và đổi tên
nó thành tàu Royal Fortune thứ 2, chọn nó làm tàu tiên phong cho đội tàu
của mình. Tới Tây Phi, Bart thừa thắng đánh tàu Onslow và tiếp tục bổ
sung vào đội Royal Fortune thành viên thứ 3. Tổng cộng đã có hơn 400 con
tàu ngoài khơi Tây Phi, Canada và Caribbean đã bị Bart đánh chiếm từ
năm 1719 đến năm 1722. Mãi tới 10/2/1722, con tàu cuối cùng của Bart mới
bị tàu chiến HMS Swallow của Anh đánh đắm. Black Bart được mệnh danh là
cướp biển hào hoa và thành công nhất trong kỷ nguyên vàng của “nghề”
cướp biển.
Theo khoahoc.com.vn “Cướp biển vùng Caribbean” – Cảm hứng từ những giai thoại
Phần mới nhất của loạt phim Cướp biển
vùng Caribbean vừa ra mắt đã nhanh chóng đạt được kỷ lục doanh thu
phòng vé, một trong những điểm hấp dẫn làm nên thành công của bộ phim
chính là cảm hứng từ các truyền thuyết có thật về đại dương.
Cuối tuần qua, Pirates of the Caribbean: Salazar’s Revenge (Cướp biển vùng Caribê: Salazar báo thù)
đã vượt mặt các tựa phim khác để trở thành bộ phim có doanh thu cao
nhất phòng vé Bắc Mỹ. Bên cạnh dàn diễn viên thực lực, câu chuyện quá
khứ đầy tò mò của vị thuyền trưởng huyền thoại cùng những cảnh quay vô
cùng hoành tráng, phần 5 của loạt phim Cướp biển vùng Caribe còn tạo
được sức hút nhờ khắc họa thành công sự kỳ bí và đáng sợ của đại dương
thông qua những truyền thuyết có thật như “cây đinh ba của thần
Poseidon”, “tam giác quỷ Bermuda” hay những “phù thủy đại dương” đầy
quyền lực…
Trong thực tế, Bermuda là nơi diễn ra nhiều vụ mất tích tàu bè nhất trong lịch sử. Từ hạm đội Hoàng gia Anh cho đến tàu bè của người dân di cư, tất cả đều bị xóa sổ không để lại một dấu vết. Tam Giác Quỷ nằm ở phía Tây của Bắc Đại Tây Dương, ngay trục giao giữa các đường hàng hải của Châu Âu, Châu Mỹ cũng như vùng biển Caribbean. Không ít tàu bè từng đi qua đây và không ngày trở lại, không có đến một người sống sót để kể lại trải nghiệm kinh hoàng khi đối mặt nó.
Trong Pirates of the Caribbean: Salazar báo thù, Jack Sparrow cùng thủy thủ đoàn có dịp gặp gỡ một phù thủy biển khác mang tên Shansa. Nhân vật này sở hữu ngoại hình kỳ dị với đầu trọc nhẵn và hình xăm khắp người, cô đồng thời cũng có hành tung khó lường, nửa thiện nửa tà. Trong phim, nữ diễn viên xinh đẹp Golshifteh đã phải mất tới 5 tiếng đồng hồ hóa trang để có thể hóa thân vào nhân vật này.
Văn học phương Tây tồn tại một khái niệm rất phổ biến là “undead”,
dùng để chỉ những kẻ lang thang giữa lằn ranh sự sống và cái chết. Đó
cũng chính là số phận của Armando Salazar cùng thủy thủ đoàn tàu Silent
Mary. Họ bị nguyền rủa và sở hữu một cuộc sống vĩnh hằng, nhưng đồng
thời phải mang hình hài xấu xí và luôn chịu sự đau đớn. Nhiều thủy thủ
đoàn vẫn có thể di chuyển dù mất đi một phần tay, chân, thậm chí là nửa
khuôn mặt; chỉ đơn giản là những “undead” như họ không còn bị ràng buộc
bởi các định luật vật lý nữa. Họ vẫn sẽ sống và gào thét dù chỉ còn sót
lại những mảnh xương vụn. Đó là một kiếp đọa đày còn tệ hơn cái chết.
Những kẻ sống giữa lằn ranh của sự sống và cái chết luôn phải chịu sự đau đớn dày vò.
Những con cá mập mắc kẹt trong mạn tàu cũng chịu chung số phận. Vô tình, chúng trở thành “chó săn” tinh nhuệ của chiếc tàu ma Silent Mary, tiếp tục gieo rắc nỗi kinh hoàng cho đại dương như khi Salazar vẫn còn sống.
Tam giác quỷ Bermuda
Vốn được mệnh danh là “Đao phủ của đại dương”, Tam Giác Quỷ Bermuda đã khiến hạm đội của thuyền trưởng Salazar trở thành nạn nhân của khu vực rùng rợn này. Trong lúc chiến đấu với tàu của Jack Sparrow trẻ tuổi, Salazar cùng thủy thủ đoàn của hắn đã bị lừa và tiến sâu vào khu vực chết. Ma thuật kỳ bí tại nơi đây khiến họ biến đổi, trở thành những thây ma bất tử và vô cùng ghê rợn.Trong thực tế, Bermuda là nơi diễn ra nhiều vụ mất tích tàu bè nhất trong lịch sử. Từ hạm đội Hoàng gia Anh cho đến tàu bè của người dân di cư, tất cả đều bị xóa sổ không để lại một dấu vết. Tam Giác Quỷ nằm ở phía Tây của Bắc Đại Tây Dương, ngay trục giao giữa các đường hàng hải của Châu Âu, Châu Mỹ cũng như vùng biển Caribbean. Không ít tàu bè từng đi qua đây và không ngày trở lại, không có đến một người sống sót để kể lại trải nghiệm kinh hoàng khi đối mặt nó.
Cây đinh ba của Poseidon
Tương truyền là bảo vật hùng mạnh nhất, cây đinh ba từng nằm trong tay Hải Vương sẽ mang đến quyền kiểm soát tuyệt đối đại dương cho bất cứ ai sở hữu nó. Bảo vật có thể chém đôi mặt biển, tạo cuồng phong bão tố và bắt tất cả sinh vật huyền bí của biển khơi như Kraken hay người cá. Đồng thời, nó cũng có thể hóa giải mọi lời nguyền do các phù thủy biển tạo ra. Những sức mạnh này được thể hiện rất rõ trong bộ phim. Theo truyền thuyết Hy Lạp, vũ khí đặc trưng của Poseidon được ba người khổng lồ một mắt rèn nên, cùng với tầm sét của Zeus và giáp thủ vô hình của Hades. Đây là bảo vật thể hiện quyền uy của thần Biển, là niềm tự hào trong mỗi trận chiến của ông với các thần linh khác. Cây đinh ba cũng đóng vai trò là vật điều hòa các dòng đối lưu, nếu bị nứt gãy, thì toàn bộ biển xanh sẽ hỗn loạn.Phù thủy biển
Cũng như những bảo vật và vô số lời nguyền trên đại dương, các phù thủy biển luôn có một tầm quan trọng nhất định trong mỗi phần phim Cướp biển vùng Caribbean. Một trong những phù thủy vĩ đại nhất từng xuất hiện trong loạt phim là Tia Dalma, người tình của Davy Jones và đồng thời cũng là nữ thần biển cả Calypso. Câu chuyện về các phù thủy biển đã được truyền tụng từ thời kỳ người Anh giong buồm khai phá các châu lục mới. Không ít thuyền bè bỗng dưng đâm vào vách đá, hoặc gặp các sự cố bí ẩn. Những kẻ sống sót quả quyết rằng họ đã nghe những giọng hát, những lời ve vãn từ các thiếu nữ đứng giữa lòng đại dương, sai khiến họ làm những chuyện độc ác.Trong Pirates of the Caribbean: Salazar báo thù, Jack Sparrow cùng thủy thủ đoàn có dịp gặp gỡ một phù thủy biển khác mang tên Shansa. Nhân vật này sở hữu ngoại hình kỳ dị với đầu trọc nhẵn và hình xăm khắp người, cô đồng thời cũng có hành tung khó lường, nửa thiện nửa tà. Trong phim, nữ diễn viên xinh đẹp Golshifteh đã phải mất tới 5 tiếng đồng hồ hóa trang để có thể hóa thân vào nhân vật này.
Sự bất tử của thuyền trưởng Salazar và thủy thủ đoàn
40 nhân vật gây ấn tượng nhất trong loạt phim Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao
Tháng
12 này phần phim thứ tám của loạt phim đình đám "Chiến tranh giữa các
vì sao" sẽ ra mắt khán giả, trong đúng năm kỷ niệm 40 năm kể từ ngày...
Những kẻ sống giữa lằn ranh của sự sống và cái chết luôn phải chịu sự đau đớn dày vò.
Những con cá mập mắc kẹt trong mạn tàu cũng chịu chung số phận. Vô tình, chúng trở thành “chó săn” tinh nhuệ của chiếc tàu ma Silent Mary, tiếp tục gieo rắc nỗi kinh hoàng cho đại dương như khi Salazar vẫn còn sống.
Jack Sparrow – Tên cướp biển Song Tử bất diệt
0Nếu bạn đã từng có những giờ phút hồi hộp đến nghẹt thở cùng những rương đầy vàng và châu báu; hay những phen hồi hộp thót tim rồi bất ngờ phấn khích cùng bộ phim Cướp biển vùng Caribbean, thì thuyền trưởng Jack Sparrow này hẳn đã sớm trở thành idol của bạn rồi!
- Dương Mịch và Lưu Khải Uy: Xử Nữ, Thiên Bình và tình yêu cổ tích
- Cẩm Tú Duyên Hoa Lệ Mạo Hiểm – Tình trắc trở của Bọ Cạp và Bảo Bình
- TFBoys – Xử Nữ, Bọ Cạp, Nhân Mã và câu chuyện 10 năm
Không phải ngẫu nhiên mà tên cướp biển này là một Song Tử. Ngay từ lúc nhận vai, chắc hẳn, Johnny Depp cũng phải rất hào hứng khi phát hiện giữa mình và Jack Sparrow có rất nhiều điểm tương đồng. Vì cơ bản, Johnny Depp cũng chính là một Song Tử (9/6/1963).
Quá nổi tiếng với vai diễn cướp biển Jack Sparrow, ít ai biết rằng Johnny Depp đã từng là một nghệ sĩ với bài hát Mary mà sau này được biết đến với tên gọi Young Man’s Blue.
Đặc trưng cho một Song Tử là tài năng và độ đào hoa ngất trời. Quả đúng vậy, không chỉ là Johnny Depp, cướp biển Jack Sparrow cũng thừa hưởng những đức tính đó. Với tài ăn nói thuyết phục, hài hước và dí dỏm, Jack Sparrow dễ dàng chinh phục được nhiều trái tim các cô gái và là một vị thuyền trưởng mà các thuyền viên nể phục. Hơn thế nữa, khả năng tư duy thông minh và phân tích, giải quyết tình huống nhanh gọn lẹ của một Song Tử, quả thực không một cướp biển hay hải quân nào có thể qua mặt Jack Sparrow.
(Ông lừa tôi! – Cướp biển mà)
Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ cảnh này trong phim chứ? Jack Sparrow đã
biểu hiện rõ ràng bản năng đóng kịch bậc thầy của mình. Thuyết phục
người khác ư? Đơn giản thôi. Vì ăn nói căn bản đã là nghề của Song Tử
rồi.Rất nhiều Song Tử có vẻ ngoài ưa nhìn. Song, điều còn hiện diện bên cạnh họ chính là cách nói chuyện duyên dáng. Đối với Song Tử, việc hài hước, đôi lúc khùng khùng dở dở chính là cách họ cho qua mọi chuyện mà họ làm lỗi, hay chỉ đơn giản là cười trừ rồi lơ lơ. Có thể nói, dường như hai từ “xin lỗi” không hề có trong từ điển của Song Tử, thế nhưng mọi người luôn sẵn sàng bỏ qua tất cả.
Song Tử Jack Sparrow là một cướp biển, lại là một kẻ khá tốt tính và dễ thương. Ngoài miệng thì nói như một tên rối loạn về thần kinh nhưng ngẫm lại thì mỗi lời Song Tử thốt ra đều có ý nghĩa riêng của nó. Nếu bạn xem phim, hẳn cũng sẽ rất ấn tượng với chi tiết đánh tráo hai chiếc cốc bạc ở Suối nguồn tươi trẻ để cô người tình cũ Angelica được sống thay Blackbeard. Lúc đó, chắc chắn ai cũng phát hiện ra bộ mặt tráo trở của Blackbeard và cực kì ấn tượng với khả năng nhìn thấu sự việc của Song Tử Jack Sparrow.
(Vấn đề không phải là vấn đề. Vấn đề là thái độ của bạn về vấn đề đó. Hiểu không đấy?)
Nếu như người khác thường “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”, Jack
Sparrow đích thị là một kẻ “Khẩu xà tâm Phật”. Với Jack, dường như không
có gì là không thể đùa được. Vị thuyền trưởng này cũng có những câu nói
rất nổi tiếng với lối suy nghĩ tích cực nhưng vẫn đậm chất dí dỏm.Đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm, ngay cả khi lưỡi kiếm kề sát cổ, Song Tử Jack Sparrow vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu và tìm thấy lối thoát trong tích tắc. Nhiều người phải kinh ngạc thốt lên rằng “Liệu anh ấy có phải là đã biết trước mọi việc hay không?”
Song Tử vốn rất thông minh và có tài ứng biến lanh lẹ. Mọi thứ trời phú đó thuộc về bản năng. Ngay cả tán tỉnh cũng trở thành bản năng. Và việc đi đến đâu là trêu ghẹo cười đùa đến đó cũng là bản năng. Có thể nói Song Tử không ý thức được những việc mình vừa làm, nhưng lại luôn mang lại những kết quả thú vị.
Khi nói về một Song Tử, những thói quen hằng ngày cũng bộc lộ chính con người họ. Họ thường lười biếng và để dồn công việc vào những phút cuối cùng để ngáp ngáp bơi bơi. Thế nhưng, hễ cứ vào tay Song Tử là mọi chuyện sẽ được giải quyết ổn thỏa. Song Tử có một khả năng siêu nhiên nào đó mà con người chưa phát hiện ra chăng?
Song Tử Johnny Depp là một người tài năng đến mức, chính Roger Ebert ( Một nhà phê bình nổi tiếng từng đạt giải Pulitzer1) khen ngợi rằng: “Có thể nói rằng Depp diễn xuất rất thật đến từng chi tiết. Chưa từng có tên cướp biển nào, hay một người nào, như người trong phim… cách diễn của anh đáng để đời”.
Nhờ vào vai thuyền trưởng Jack Sparrow, Johnny Depp đã thắng giải Oscar dành cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất.
Đọc đến đây, chắc tai bạn cũng đang văng vẳng nhạc nền He’s a Pirates, bài hát cực kì nổi tiếng trong bộ phim rồi chứ? Cùng với những giai điệu hùng tráng, những đoạn kỹ xảo tuyệt vời, và nhất là diễn xuất không thể hoàn hảo hơn, ắt hẳn bạn phải đi tìm và xem lại bộ phim thôi!
————————————————————————————————–
Chú thích: 1. Putlizer là một giải thưởng của Mỹ trong nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng hơn cả là báo chí và văn học. Đặc biệt về báo chí, Putlizer được xem như một trong những giải thưởng danh giá nhất.
Sự thật về kho báu trên quần đảo Hải Tặc ở Kiên Giang
Thứ Bảy, ngày 26/07/2014 20:48 PM (GMT+7)
Sự tích về kho báu cổ trên quần đảo Hải Tặc (đảo Hà Tiên, TP. Hà Tiên, Kiên Giang) lần đầu tiên được nhắc tới cách đây 31 năm.
Theo những người dân, vào tháng 3/1983, hai người đàn ông ngoại
quốc bí mật đáp ca nô, mang theo tấm bản đồ và những dụng cụ định vị bí
mật lên đảo. Ngay trong đêm đó, người dân và cơ quan chức năng đã bất
ngờ “tập kích” và bắt tại chỗ hai người đàn ông lạ này khi họ đang lẩn
trốn trong rừng.
Tại cơ quan điều tra, “hai vị khách không mời” này khai nhận: Mục đích của họ khi đặt chân lên đảo là để tìm kiếm một kho báu khổng lồ bị cướp biển chôn giấu từ hàng trăm năm trước.
Nhà nghiên cứu Nam Bộ Trương Minh Đạt (78 tuổi, TP. Hà Tiên, Kiên Giang) khẳng định: “Trong quá khứ, vùng biển tận cùng Tây Nam nước ta từng tồn tại một băng cướp mang tên Cánh Buồm Đen. Băng cướp này là tập hợp của dân “giang hồ tứ chiếng” và rất giỏi võ nghệ. Cánh Buồm Đen lấy đại bản doanh là nhóm đảo thuộc Hòn Tren (nay thuộc xã Tiên Hải, TP. Hà Tiên) nằm khuất trong Vịnh Thái Lan và chuyên chặn đường các tàu buôn để cướp tài sản”.
Nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt tiết lộ, cái tên Hải Tặc được đặt địa danh hành chính cho quần đảo Hòn Tre ngày nay, xuất hiện từ thời Pháp và tồn tại trong thời chế độ Sài Gòn cũng khởi nguồn từ nhóm cướp biển này. Ông còn cho biết, hiện nay trên đảo, nhiều thế hệ con cháu của băng hải tặc khét tiếng này vẫn còn sinh sống. Từ lâu, ngư dân vẫn truyền tai nhau câu chuyện về một kho báu khổng lồ chứa đầy vàng bạc, được băng cướp Cánh Buồm Đen chôn giấu trên đảo. Bằng chứng là nhiều ngư dân đảo đi lặn vẫn hay bắt được những xâu tiền cổ bám đầy hàu ở một eo biển ở phía Tây Nam đảo.
Những thông tin đầy tò mò trên đã thôi thúc bước chân chúng tôi lên đường tìm hiểu kho báu cổ. Xuất phát từ TP. Hà Tiên, con thuyền cao tốc dong thẳng hướng Nam ra những chấm đảo xa mờ. Hơn một giờ đồng hồ xé sóng, con thuyền đưa chúng tôi cập đảo. Khung cảnh đảo Hải Tặc những ngày tháng 7 đẹp ngỡ ngàng. Biết chúng tôi ra đảo tìm hiểu câu chuyện về kho báu, một người dân nhiệt tình hướng dẫn tìm đến nhà cụ Mười Bầu (81 tuổi). Người này còn cho biết, cụ Mười Bầu chính là hậu duệ của thành viên băng cướp Cánh Buồm Đen. Hiện cụ là một trong số ít người nắm giữ những bí mật về một thời “khủng khiếp” trong quá khứ ở vùng biển Tây Nam này. Cụ Mười Bầu tên thật là Nguyễn Thị Gái, cha ruột cụ người gốc huyện Kiên Lương (trong đất liền), vốn là một giang hồ nghĩa hiệp, rất giỏi võ nghệ.
Theo lời cụ Mười kể thì băng Cánh Buồm Đen tồn tại đến đầu thế kỷ 20 và cha cụ là thế hệ cuối cùng của băng nhóm này. “Hồi còn sống, ổng (cha cụ) đi hoài à, lâu lâu mới về thăm má con tôi. Ổng giỏi võ lắm. Tui nghe nói ổng tham gia băng nhóm cướp biển, nhưng cướp ở đâu chứ về nhà thì ổng rất thương má con tôi. Hồi đó, tui từng nghe ổng bảo rằng trên đảo có một kho báu do băng Cánh Buồm Đen để lại, nhưng ở đâu thì ngay cả ổng cũng không biết chính xác”, cụ Mười kể. Theo cụ Mười Bầu thì cha và các đồng bọn vẫn sống bằng nghề chặn tàu thuyền cướp bóc. Đến cuối đời, có lẽ vì ám ảnh tội lỗi nên ông thoái ẩn giang hồ, quy y Phật pháp rồi qua đời. Sau này cũng vì mặc cảm quá khứ gia đình, bà cụ cũng tự gánh đá lập ngôi chùa duy nhất trên đảo để ngày ngày tụng kinh niệm Phật cho đến nay.
Bí ẩn tấm bản đồ kho báu của hai người ngoại quốc
Chúng tôi tiếp tục men theo con đường phía Nam đảo tìm đến cột mốc khắc ghi hai chữ Hải Tặc. Nhưng chừng ấy chứng tích về cướp biển vẫn chưa thuyết phục bằng câu chuyện kho báu. Người dân truyền tai nhau rằng, trong quá khứ, băng Cánh Buồm Đen còn cất giữ một kho báu ở một vịnh giữa đảo. Đến nay, dân đi lặn biển còn hay bắt gặp những xâu tiền cổ cách đây khoảng 200 năm. Cách đây khoảng 30 năm, từng có một vụ thâm nhập đảo để tìm kho báu của 2 người đàn ông ngoại quốc.
Quá trình xét hỏi, danh tính của hai người ngoại quốc cũng được làm rõ. Một người tên là Richard Charles Knight (quốc tịch Anh) và người còn lại tên Frederick Kurt Graham (Mỹ). Lực lượng chức năng của ta còn thu hai máy bộ đàm, hai máy chụp hình, một máy quay phim, một ống nhòm, hải đồ. Đặc biệt trong hành lý của hai vị “khách không mời” có một số tấm bản đồ cổ vẽ đảo Hải Tặc. Ông Lương Văn Tâm, người dân trên đảo Hòn Tre vẫn còn nhớ như in sự kiện này. Ông Tâm là thành viên của “nhóm du kích” vây bắt hai người nước ngoài trên.
Ông Tâm kể: “Sớm hôm đó, người dân đi đánh cá thấy có bobo (loại xuồng cao tốc) chạy về hướng đảo rồi ghé vào mũi Minh Kiến. Nhận được nguồn tin quần chúng, công an, dân quân xã chia làm 3 mũi tuần tra. Nhóm của tôi được giao kiểm tra cắt ngang hướng núi. Theo mùi thuốc xịt muỗi, chúng tôi tìm thấy hai ông Tây đang nằm trần phơi bụng trong rừng với dụng cụ là bản đồ đảo Hòn Tre, leng đào đất, máy rà kim loại… Lúc đưa hai người này về trụ sở, cả đảo không ai biết tiếng Anh nên không hỏi được gì. Những người nước ngoài chỉ vẽ trên giấy hình 3 ngọn đồi trên đảo, ở giữa là thung lũng có chiếc gương. Chúng tôi lờ mờ đoán họ đi đào kho báu”.
Sau đó, lực lượng chức năng bàn giao hai người ngoại quốc cho công an tỉnh. Rồi qua vài tháng điều tra, công an tỉnh lại bàn giao hai người này cho chính quyền đảo. Lúc này, ông Tâm mới nghe kể lại, hai người này khai tình cờ tìm được trong kệ sách của gia đình tờ bản đồ kho báu cướp biển chôn giấu. Kho báu được xác định nằm dưới thung lũng ở giữa 3 ngọn đồi trên đảo Hòn Tre. Từ lời khai và tấm bản đồ của hai người này, lực lượng công an đã đưa họ trở lại hiện trường để chỉ dẫn vị trí kho báu.
Ông Tâm nhớ lại: “Theo chỉ dẫn trên bản đồ, ông cùng lực lượng địa phương đào kiếm dưới lớp đất đá cứng. Nhưng mới chỉ đào xuống khoảng 3 tấc đất thì mọi người được lệnh dừng lại. Hai người nước ngoài sau đó bị phạt vì tội nhập cảnh trái phép rồi trục xuất khỏi đảo.
Theo Hàn Phong (Gia đình & Xã hội)Tại cơ quan điều tra, “hai vị khách không mời” này khai nhận: Mục đích của họ khi đặt chân lên đảo là để tìm kiếm một kho báu khổng lồ bị cướp biển chôn giấu từ hàng trăm năm trước.
Bà Mười Bầu kể lại về chuyện cha mình từng là thành viên cướp biển.
Hậu duệ băng cướp biển tiết lộ kho báu bí ẩnNhà nghiên cứu Nam Bộ Trương Minh Đạt (78 tuổi, TP. Hà Tiên, Kiên Giang) khẳng định: “Trong quá khứ, vùng biển tận cùng Tây Nam nước ta từng tồn tại một băng cướp mang tên Cánh Buồm Đen. Băng cướp này là tập hợp của dân “giang hồ tứ chiếng” và rất giỏi võ nghệ. Cánh Buồm Đen lấy đại bản doanh là nhóm đảo thuộc Hòn Tren (nay thuộc xã Tiên Hải, TP. Hà Tiên) nằm khuất trong Vịnh Thái Lan và chuyên chặn đường các tàu buôn để cướp tài sản”.
Nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt tiết lộ, cái tên Hải Tặc được đặt địa danh hành chính cho quần đảo Hòn Tre ngày nay, xuất hiện từ thời Pháp và tồn tại trong thời chế độ Sài Gòn cũng khởi nguồn từ nhóm cướp biển này. Ông còn cho biết, hiện nay trên đảo, nhiều thế hệ con cháu của băng hải tặc khét tiếng này vẫn còn sinh sống. Từ lâu, ngư dân vẫn truyền tai nhau câu chuyện về một kho báu khổng lồ chứa đầy vàng bạc, được băng cướp Cánh Buồm Đen chôn giấu trên đảo. Bằng chứng là nhiều ngư dân đảo đi lặn vẫn hay bắt được những xâu tiền cổ bám đầy hàu ở một eo biển ở phía Tây Nam đảo.
Những thông tin đầy tò mò trên đã thôi thúc bước chân chúng tôi lên đường tìm hiểu kho báu cổ. Xuất phát từ TP. Hà Tiên, con thuyền cao tốc dong thẳng hướng Nam ra những chấm đảo xa mờ. Hơn một giờ đồng hồ xé sóng, con thuyền đưa chúng tôi cập đảo. Khung cảnh đảo Hải Tặc những ngày tháng 7 đẹp ngỡ ngàng. Biết chúng tôi ra đảo tìm hiểu câu chuyện về kho báu, một người dân nhiệt tình hướng dẫn tìm đến nhà cụ Mười Bầu (81 tuổi). Người này còn cho biết, cụ Mười Bầu chính là hậu duệ của thành viên băng cướp Cánh Buồm Đen. Hiện cụ là một trong số ít người nắm giữ những bí mật về một thời “khủng khiếp” trong quá khứ ở vùng biển Tây Nam này. Cụ Mười Bầu tên thật là Nguyễn Thị Gái, cha ruột cụ người gốc huyện Kiên Lương (trong đất liền), vốn là một giang hồ nghĩa hiệp, rất giỏi võ nghệ.
Theo lời cụ Mười kể thì băng Cánh Buồm Đen tồn tại đến đầu thế kỷ 20 và cha cụ là thế hệ cuối cùng của băng nhóm này. “Hồi còn sống, ổng (cha cụ) đi hoài à, lâu lâu mới về thăm má con tôi. Ổng giỏi võ lắm. Tui nghe nói ổng tham gia băng nhóm cướp biển, nhưng cướp ở đâu chứ về nhà thì ổng rất thương má con tôi. Hồi đó, tui từng nghe ổng bảo rằng trên đảo có một kho báu do băng Cánh Buồm Đen để lại, nhưng ở đâu thì ngay cả ổng cũng không biết chính xác”, cụ Mười kể. Theo cụ Mười Bầu thì cha và các đồng bọn vẫn sống bằng nghề chặn tàu thuyền cướp bóc. Đến cuối đời, có lẽ vì ám ảnh tội lỗi nên ông thoái ẩn giang hồ, quy y Phật pháp rồi qua đời. Sau này cũng vì mặc cảm quá khứ gia đình, bà cụ cũng tự gánh đá lập ngôi chùa duy nhất trên đảo để ngày ngày tụng kinh niệm Phật cho đến nay.
Bí ẩn tấm bản đồ kho báu của hai người ngoại quốc
Chúng tôi tiếp tục men theo con đường phía Nam đảo tìm đến cột mốc khắc ghi hai chữ Hải Tặc. Nhưng chừng ấy chứng tích về cướp biển vẫn chưa thuyết phục bằng câu chuyện kho báu. Người dân truyền tai nhau rằng, trong quá khứ, băng Cánh Buồm Đen còn cất giữ một kho báu ở một vịnh giữa đảo. Đến nay, dân đi lặn biển còn hay bắt gặp những xâu tiền cổ cách đây khoảng 200 năm. Cách đây khoảng 30 năm, từng có một vụ thâm nhập đảo để tìm kho báu của 2 người đàn ông ngoại quốc.
Vịnh Tây Nam - nơi phát hiện những đồng tiền cổ.
Câu chuyện được người dân trên đảo kể lại như sau: Vào một buổi chiều
tháng 3/1983, người dân ở đảo Hải Tặc phát hiện một chiếc ca nô lạ chạy
từ hướng đảo Phú Quốc chở hai hai người đàn ông cao lớn bí mật đáp lên
bờ. Người dân thấy lạ nên báo lực lượng dân quân. Đêm cùng ngày, lực
lượng chức năng và dân đảo đã bất ngờ tập kích và bắt quả tang hai người
ngoại quốc đang lẩn trốn trong bìa rừng.Quá trình xét hỏi, danh tính của hai người ngoại quốc cũng được làm rõ. Một người tên là Richard Charles Knight (quốc tịch Anh) và người còn lại tên Frederick Kurt Graham (Mỹ). Lực lượng chức năng của ta còn thu hai máy bộ đàm, hai máy chụp hình, một máy quay phim, một ống nhòm, hải đồ. Đặc biệt trong hành lý của hai vị “khách không mời” có một số tấm bản đồ cổ vẽ đảo Hải Tặc. Ông Lương Văn Tâm, người dân trên đảo Hòn Tre vẫn còn nhớ như in sự kiện này. Ông Tâm là thành viên của “nhóm du kích” vây bắt hai người nước ngoài trên.
Ông Tâm kể: “Sớm hôm đó, người dân đi đánh cá thấy có bobo (loại xuồng cao tốc) chạy về hướng đảo rồi ghé vào mũi Minh Kiến. Nhận được nguồn tin quần chúng, công an, dân quân xã chia làm 3 mũi tuần tra. Nhóm của tôi được giao kiểm tra cắt ngang hướng núi. Theo mùi thuốc xịt muỗi, chúng tôi tìm thấy hai ông Tây đang nằm trần phơi bụng trong rừng với dụng cụ là bản đồ đảo Hòn Tre, leng đào đất, máy rà kim loại… Lúc đưa hai người này về trụ sở, cả đảo không ai biết tiếng Anh nên không hỏi được gì. Những người nước ngoài chỉ vẽ trên giấy hình 3 ngọn đồi trên đảo, ở giữa là thung lũng có chiếc gương. Chúng tôi lờ mờ đoán họ đi đào kho báu”.
Sau đó, lực lượng chức năng bàn giao hai người ngoại quốc cho công an tỉnh. Rồi qua vài tháng điều tra, công an tỉnh lại bàn giao hai người này cho chính quyền đảo. Lúc này, ông Tâm mới nghe kể lại, hai người này khai tình cờ tìm được trong kệ sách của gia đình tờ bản đồ kho báu cướp biển chôn giấu. Kho báu được xác định nằm dưới thung lũng ở giữa 3 ngọn đồi trên đảo Hòn Tre. Từ lời khai và tấm bản đồ của hai người này, lực lượng công an đã đưa họ trở lại hiện trường để chỉ dẫn vị trí kho báu.
Ông Tâm nhớ lại: “Theo chỉ dẫn trên bản đồ, ông cùng lực lượng địa phương đào kiếm dưới lớp đất đá cứng. Nhưng mới chỉ đào xuống khoảng 3 tấc đất thì mọi người được lệnh dừng lại. Hai người nước ngoài sau đó bị phạt vì tội nhập cảnh trái phép rồi trục xuất khỏi đảo.
Những đồng tiền vàng dưới đáy biển Theo chỉ dẫn của ông Tâm, chúng tôi tìm đến vị trí 3 ngọn đồi, nhưng thung lũng trước kia có con lạch chảy ra biển, tàu bè có thể vào được, nay đã bị bồi lấp, dấu tích không rõ ràng. Ngay gần dòng chảy của con lạch này, ở phía Tây đảo, vào đầu năm 2009, cánh thợ lặn tìm ốc, hải mã vô tình tìm thấy một số lượng khá lớn tiền đồng cổ với nhiều loại mệnh giá khác nhau. Chúng tôi gặp anh Anh Hóa, một thanh niên ở đảo Hòn Tre, người tình cờ mò được những đồng tiền có màu vàng hoa văn lạ mắt được xác định là tiền của cướp biển bỏ lại. Anh Hóa cho biết: “Tôi cũng không biết những đồng tiền này ở đâu mà cứ lặn mò trong cát là thấy. Mò hoài có hoài, nhiều lắm”. Anh Đông, một người hàng xóm của Hóa cho biết thêm: “Còn tôi thì mò được cả đồng tiền vàng cỡ lớn, cỡ nhỏ và những đồng tiền màu bạc rất đẹp, rất lạ. Tôi đều giữ lại làm kỷ niệm”. Anh Hóa cho biết, khi mới lặn mò được những đồng tiền vàng, nhiều người giàu có trên đảo hay tin đã tìm đến hỏi mua với giá 10.000 đồng/đồng, nhưng mẹ anh không chịu bán. Hiện nay, gia đình Hóa chỉ còn giữ được 8 đồng tiền lạ, trong đó có những đồng tiền có lỗ, có đồng một mặt in nổi chữ bằng tiếng Trung Quốc, mặt sau chạm nổi hình rồng hoặc hình một người đàn ông đội vương miện như hoàng đế. |
Đảo Hải Tặc - huyền thoại 400 năm và những bí ẩn đến ngày nay
Thời gian gần đây rộ lên các vụ
cướp biển trên vùng biển Vịnh Thái Lan mà nạn nhân là tàu thuyền của
nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Chuyện cướp biển ở đây lộng
hành trở lại gợi nhớ về một thời kỳ kéo dài hàng trăm năm vùng biển này
bị cướp biển thống trị. Cái tên quần đảo “Hải Tặc” ra đời trong thời
trong giai đoạn bất ổn ấy và “chết danh” đến tận ngày nay.
Kỳ 1: Một thời cướp biển lộng hành
Một nhóm 16 hòn đảo lớn nhỏ nằm cách đất liền (bờ
biển Tây) khoảng 20km mang cái tên rùng rợn: "Quần đảo Hải Tặc". Những
hòn đảo này từng là hang ổ của những tên cướp biển khét tiếng một thời,
gây kinh hãi cho các tàu buôn vùng biển Tây. Trên một số hòn đảo còn lưu
giữ những câu chuyện ly kỳ về những băng cướp biển cách đây hàng thế
kỷ.
Hải tặc xưa và nay
Trên bản đồ Việt Nam, Hà Tiên là vùng đất ven biển nằm ở chóp tây nam, nay là thị xã Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang. Hà Tiên thu hút khách du lịch thuộc loại tốt nhất miền Tây với nhiều thắng cảnh đẹp như Bình San điệp thúy (núi dựng một màu xanh), Thạch Động thôn vân (động đá nuốt mây), Đông Hồ ấn nguyệt (hồ phía đông in hình trăng). Khách du lịch một khi đã đi Kiên Giang nhất định phải tìm về Hà Tiên. Mà một khi đã đến Hà Tiên, nhiều người quyết khám phá cho được đảo Hải Tặc.
Quần đảo Hải Tặc nằm trong vịnh Thái Lan, một bên là đảo Phú Quốc, bên kia là đất liền, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Lớn nhất trong quần đảo Hải Tặc là Hòn Tre. Những người cao tuổi trên đảo Hòn Tre cho biết, dấu chân những người đầu tiên đặt lên vùng hoang đảo này vào những năm 1950. Khi đó, vùng đảo này rất hoang vu, trở thành điểm đến của dân nghèo khắp nơi tới khai hoang lập nghiệp. Mặc dù họ luôn bị ám ảnh bởi cái tên dữ dằn của hòn đảo cướp biển khét tiếng một thời nhưng cái nghèo đã đưa đẩy nhiều người tìm đến vùng hoang đảo. Đến nay, nơi đây đã trở thành một địa phương trù phú với hơn 400 hộ, khoảng 1.800 nhân khẩu trên 6 hòn đảo gồm: Hòn Tre, Hòn Giang, Hòn Đước, Hòn Đồi Mồi, Hòn Ụ và Hòn Đốc. Trong đó, Hòn Tre là trung tâm xã đảo Tiên Hải với trên 250 hộ.
Theo nhà sử học Trương Minh Đạt (chuyên gia nghiên cứu lịch sử vùng Hà Tiên, Kiên Giang), nạn cướp biển ngoài khơi Hà Tiên có từ thời cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích cai trị đất Hà Tiên (thế kỷ 17). Cái tên đảo Hải Tặc cũng xuất hiện vào thời kỳ này với hàng loạt vụ cướp lừng danh. Quần đảo Hải Tặc nằm trên tuyến đường thông thương rất quan trọng nên đã được cướp biển chọn làm hang ổ phục kích, thực hiện đánh cướp tàu thuyền qua lại. Khi đó, Hà Tiên là một thương cảng sầm uất có rất nhiều tàu của thương buôn nước ngoài đến trao đổi mua bán. Trong đó, cả tàu của hải tặc cũng trà trộn vào đất liền điều nghiên, theo dõi để dễ dàng thực hiện cướp bóc. Thời điểm hải tặc lộng hành nhất là khi chính quyền Mạc Thiên Tích bị quân Xiêm đánh bại. Hải tặc cướp táo tợn, ngang nhiên rượt đuổi các tàu buôn giữa ban ngày.
Một thời gian dài, vùng biển Tây qua khu vực này đến Vịnh Thái Lan hầu như do bọn hải tặc cai quản vì không có bộ máy chính quyền. Xuất phát từ đây, các toán cướp biển tấn công và khống chế các tàu buôn lớn của Trung Quốc và các nước phương tây từ vịnh Hà Tiên - Rạch Giá ra đến vịnh Thái Lan. Cướp biển vẫn còn tiếp tục hoành hành cho đến thời Pháp thuộc và kéo dài về sau nữa. Nỗi ám ảnh chúng để lại cho các tàu thuyền đi biển vẫn còn dư âm kéo dài qua hàng thế kỷ. Khi có bàn chân con người đến khai phá những đảo hoang trên quần đảo Hải Tặc thì không còn thấy bóng dáng của cướp biển cũng như dấu tích nào về căn cứ một thời của chúng trên hoang đảo này. Song, vẫn còn nhiều vụ cướp tàu thuyền của ngư dân đi biển xảy ra quanh khu vực quần đảo khét tiếng một thời. Chỉ tính từ những năm 2000-2004, đã có hàng trăm vụ cướp biển đánh cướp tàu khai thác hải sản của ngư dân trên vùng biển Tây, thậm chí ngay trong khu vực quần đảo Hải Tặc.
Ông Lê Trọng Thảo - một ngư dân ở thị xã Hà Tiên từng bị bọn hải tặc cướp tàu ngay trong quần đảo Hải Tặc - cho biết: Bọn cướp vô cùng liều lĩnh và hung tợn, chúng vào tận vùng biển gần đất liền của thị xã Hà Tiên để cướp tàu rồi dẫn về các vùng đảo hoang hoặc sang hải phận Campuchia để giữ. Ông Thảo kể lại lần bị cướp tàu vào năm 2001: “Buổi sáng, tàu tôi bắt đầu rời Hà Tiên ra đảo Hòn Tre, vừa chạy được chừng 10km thì phát hiện có một chiếc xuồng cao tốc với nhiều tên lăm lăm súng bám theo. Biết gặp chuyện chẳng lành, tôi tăng tốc chạy về đảo Hòn Tre lánh nạn nhưng không kịp. Chỉ một lúc sau, xuồng của chúng với động cơ công suất lớn đã bắt kịp tàu tôi. Chúng nhảy lên tàu khống chế anh em thủy thủ, kêu tôi điều khiển tàu về hải phận Campuchia. Hải tặc ra giá 20 triệu đồng để chuộc tàu và người, tôi năn nỉ quá chúng mới bớt chút đỉnh, nhận tiền rồi thả tàu về”.
Sau ông Thảo còn có một số tàu của ngư dân khác cũng bị cướp biển khống chế lôi về các quần đảo hoang ở Campuchia rồi ra giá để người nhà mang tiền sang chuộc. Riêng ông Thảo thì độ nửa tháng sau ông lại “tái ngộ” bọn hải tặc một lần nữa khi đang đánh bắt gần vùng biển giáp ranh với Campuchia. “Nhưng may là khi chúng đang rượt đuổi tàu tôi thì gặp tàu của biên phòng đi tuần tra nên bỏ chạy mất hút ra khỏi hải phận Việt Nam.
Mạc Thiên Tích chống hải tặc
Theo tài liệu cũ và nhiều bậc cao niên ở khu vực Hà Tiên, vào thế kỷ 17 và 18 khu vực này từng là căn cứ đáng sợ của cướp biển. Các tàu buôn lớn của Trung Quốc và phương Tây thường xuyên bị các toán cướp thoắt ẩn thoắt hiện lao đến từ quần đảo Hải Tặc khống chế tàu, bắt người, giết người và cướp tài sản. Bọn cướp biển này thường hoạt động ở khắp cả một vùng rộng lớn, từ Vịnh Hà Tiên - Rạch Giá, đến mênh mông Vịnh Thái Lan chung quyền sở hữu của liên quốc gia. Đến thời Mạc Thiên Tích, bọn hải tặc bị quân của ông đánh cho tan tác nên chủ yếu hoạt động lén lút chứ không công khai rầm rộ như trước.
Thế nhưng, vùng biển Tây này chỉ yên ắng trong khoảng thời gian vài chục năm, khi tổng trấn Mạc Thiên Tích còn hưng thịnh. Các toán cướp biển hung ác tung hoành trở lại trong khu vực quần đảo Hải tặc sau khi chính quyền Mạc Thiên Tích suy vong. Mạc Thiên Tích là danh thần đời chúa Nguyễn. Ông sinh năm Mậu Tuất 1718 và mất năm Canh Tý 1780, thọ 62 tuổi. Ông là con Tổng binh Mạc Cửu - một quan “phản Thanh phục Minh” bên Trung Quốc, bị nhà Thanh truy sát, phải sống lưu vong, đến khai phá đất Hà Tiên. Để đối phó với quân Xiêm thường xuyên xâm lược, Mạc Cửu xin chúa Nguyễn bảo hộ vùng đất Hà Tiên mình đã khai phá, rồi được chúa Nguyễn phong là Tông Đức hầu. Khi Mạc Cửu qua đời năm 1735, Mạc Thiên Tích đã 29 tuổi, ông nối nghiệp cha mở mang đất Hà Tiên, được chúa Nguyễn Phúc Trú phong chức Tổng binh Đại đô đốc. Ông tiếp tục sự nghiệp khai khẩn miền Tây Nam Bộ, biến vùng đất Hà Tiên trở thành đất văn hiến, phồn vinh, nhiều lần chống trả lại các cuộc xâm lấn của các lân bang Xiêm La và Chân Lạp. Đây cũng là giai đoạn vùng biển Hà Tiên yên ắng nhất, bọn cướp biển bị Mạc Thiên Tích tiêu diệt gần hết.
Khoảng năm 1767, do Xiêm La có loạn, con của vua Xiêm là Chiêu Thúy sang Hà Tiên lánh nạn. Trình Quốc Anh tự xưng vương nước Xiêm, rồi lấy cớ truy lùng một hoàng tử Xiêm La, đã mang quân tiến chiếm Hòn Đất (thuộc Hà Tiên). Quân của Trình Quốc Anh đã ở lại Hòn Đất ba tháng để truy lùng vị hoàng tử Xiêm lưu vong nhưng không tìm ra. Trước khi rút về nước, Trình Quốc Anh cho thành lập trên đảo một căn cứ hải quân và để lại một toán quân, chúng trở thành cướp biển lộng hành. Mạc Thiên Tích mang quân ra chiếm lại Hòn Đất vào năm 1770 đánh tan bọn cướp biển. Giữa năm 1771, Trình Quốc Anh đích thân chỉ huy đạo quân 20.000 người tiến chiếm Hà Tiên. Trình Quốc Anh thiêu rụi thành phố, chiếm tất cả các đảo lớn nhỏ quanh Hà Tiên, mang về rất nhiều vàng bạc. Con cháu, hầu thiếp và người con gái út của Mạc Thiên Tứ bị Trình Quốc Anh bắt sống đem về Bangkok. Mạc Thiên Tích cùng các con trai phải rút về Rạch Giá, cho người về Gia Định cầu cứu chúa Nguyễn. Khoảng năm 1776, khi quân Tây Sơn đánh vào Gia Định, truy kích tàn quân chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tích phải chạy sang Xiêm. Hà Tiên vắng chủ, hải tặc lại lộng hành kéo dài…
Chưa có một con số ước đoán về số tài sản mà bọn hải tặc đã cướp được trên con đường giao thông biển sầm uất này, nhưng chắc chắn là rất nhiều. Theo các tài liệu cũ, ngoài vàng vòng châu báu trên các chuyến tàu buôn, bọn hải tặc cũng không bao giờ bỏ qua các mặt hàng gốm sứ cao cấp có xuất xứ từ Trung Quốc, đồ thủ công mỹ nghệ, đá quý từ khu vực Trung Đông. Có một điều chắc chắn rằng, đối với những tài sản cướp được, bọn hải tặc không bao giờ giữ lại trên thuyền vì sợ làm mồi cho những cuộc thanh trừng đẫm máu trên biển với các băng cướp khác. Theo ước đoán, rất có thể nhiều tài sản cướp được bọn hải tặc đã cất giữ ở đâu đó trong những sào huyệt trên hoang đảo. Đó là lý do mà có những người cất công đi tìm kho báu bí ẩn trên quần đảo Hải Tặc.
Hải tặc xưa và nay
Trên bản đồ Việt Nam, Hà Tiên là vùng đất ven biển nằm ở chóp tây nam, nay là thị xã Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang. Hà Tiên thu hút khách du lịch thuộc loại tốt nhất miền Tây với nhiều thắng cảnh đẹp như Bình San điệp thúy (núi dựng một màu xanh), Thạch Động thôn vân (động đá nuốt mây), Đông Hồ ấn nguyệt (hồ phía đông in hình trăng). Khách du lịch một khi đã đi Kiên Giang nhất định phải tìm về Hà Tiên. Mà một khi đã đến Hà Tiên, nhiều người quyết khám phá cho được đảo Hải Tặc.
Quần đảo Hải Tặc nằm trong vịnh Thái Lan, một bên là đảo Phú Quốc, bên kia là đất liền, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Lớn nhất trong quần đảo Hải Tặc là Hòn Tre. Những người cao tuổi trên đảo Hòn Tre cho biết, dấu chân những người đầu tiên đặt lên vùng hoang đảo này vào những năm 1950. Khi đó, vùng đảo này rất hoang vu, trở thành điểm đến của dân nghèo khắp nơi tới khai hoang lập nghiệp. Mặc dù họ luôn bị ám ảnh bởi cái tên dữ dằn của hòn đảo cướp biển khét tiếng một thời nhưng cái nghèo đã đưa đẩy nhiều người tìm đến vùng hoang đảo. Đến nay, nơi đây đã trở thành một địa phương trù phú với hơn 400 hộ, khoảng 1.800 nhân khẩu trên 6 hòn đảo gồm: Hòn Tre, Hòn Giang, Hòn Đước, Hòn Đồi Mồi, Hòn Ụ và Hòn Đốc. Trong đó, Hòn Tre là trung tâm xã đảo Tiên Hải với trên 250 hộ.
Theo nhà sử học Trương Minh Đạt (chuyên gia nghiên cứu lịch sử vùng Hà Tiên, Kiên Giang), nạn cướp biển ngoài khơi Hà Tiên có từ thời cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích cai trị đất Hà Tiên (thế kỷ 17). Cái tên đảo Hải Tặc cũng xuất hiện vào thời kỳ này với hàng loạt vụ cướp lừng danh. Quần đảo Hải Tặc nằm trên tuyến đường thông thương rất quan trọng nên đã được cướp biển chọn làm hang ổ phục kích, thực hiện đánh cướp tàu thuyền qua lại. Khi đó, Hà Tiên là một thương cảng sầm uất có rất nhiều tàu của thương buôn nước ngoài đến trao đổi mua bán. Trong đó, cả tàu của hải tặc cũng trà trộn vào đất liền điều nghiên, theo dõi để dễ dàng thực hiện cướp bóc. Thời điểm hải tặc lộng hành nhất là khi chính quyền Mạc Thiên Tích bị quân Xiêm đánh bại. Hải tặc cướp táo tợn, ngang nhiên rượt đuổi các tàu buôn giữa ban ngày.
Một thời gian dài, vùng biển Tây qua khu vực này đến Vịnh Thái Lan hầu như do bọn hải tặc cai quản vì không có bộ máy chính quyền. Xuất phát từ đây, các toán cướp biển tấn công và khống chế các tàu buôn lớn của Trung Quốc và các nước phương tây từ vịnh Hà Tiên - Rạch Giá ra đến vịnh Thái Lan. Cướp biển vẫn còn tiếp tục hoành hành cho đến thời Pháp thuộc và kéo dài về sau nữa. Nỗi ám ảnh chúng để lại cho các tàu thuyền đi biển vẫn còn dư âm kéo dài qua hàng thế kỷ. Khi có bàn chân con người đến khai phá những đảo hoang trên quần đảo Hải Tặc thì không còn thấy bóng dáng của cướp biển cũng như dấu tích nào về căn cứ một thời của chúng trên hoang đảo này. Song, vẫn còn nhiều vụ cướp tàu thuyền của ngư dân đi biển xảy ra quanh khu vực quần đảo khét tiếng một thời. Chỉ tính từ những năm 2000-2004, đã có hàng trăm vụ cướp biển đánh cướp tàu khai thác hải sản của ngư dân trên vùng biển Tây, thậm chí ngay trong khu vực quần đảo Hải Tặc.
Ông Lê Trọng Thảo - một ngư dân ở thị xã Hà Tiên từng bị bọn hải tặc cướp tàu ngay trong quần đảo Hải Tặc - cho biết: Bọn cướp vô cùng liều lĩnh và hung tợn, chúng vào tận vùng biển gần đất liền của thị xã Hà Tiên để cướp tàu rồi dẫn về các vùng đảo hoang hoặc sang hải phận Campuchia để giữ. Ông Thảo kể lại lần bị cướp tàu vào năm 2001: “Buổi sáng, tàu tôi bắt đầu rời Hà Tiên ra đảo Hòn Tre, vừa chạy được chừng 10km thì phát hiện có một chiếc xuồng cao tốc với nhiều tên lăm lăm súng bám theo. Biết gặp chuyện chẳng lành, tôi tăng tốc chạy về đảo Hòn Tre lánh nạn nhưng không kịp. Chỉ một lúc sau, xuồng của chúng với động cơ công suất lớn đã bắt kịp tàu tôi. Chúng nhảy lên tàu khống chế anh em thủy thủ, kêu tôi điều khiển tàu về hải phận Campuchia. Hải tặc ra giá 20 triệu đồng để chuộc tàu và người, tôi năn nỉ quá chúng mới bớt chút đỉnh, nhận tiền rồi thả tàu về”.
Sau ông Thảo còn có một số tàu của ngư dân khác cũng bị cướp biển khống chế lôi về các quần đảo hoang ở Campuchia rồi ra giá để người nhà mang tiền sang chuộc. Riêng ông Thảo thì độ nửa tháng sau ông lại “tái ngộ” bọn hải tặc một lần nữa khi đang đánh bắt gần vùng biển giáp ranh với Campuchia. “Nhưng may là khi chúng đang rượt đuổi tàu tôi thì gặp tàu của biên phòng đi tuần tra nên bỏ chạy mất hút ra khỏi hải phận Việt Nam.
Cột mốc đảo Hải Tặc. |
Theo tài liệu cũ và nhiều bậc cao niên ở khu vực Hà Tiên, vào thế kỷ 17 và 18 khu vực này từng là căn cứ đáng sợ của cướp biển. Các tàu buôn lớn của Trung Quốc và phương Tây thường xuyên bị các toán cướp thoắt ẩn thoắt hiện lao đến từ quần đảo Hải Tặc khống chế tàu, bắt người, giết người và cướp tài sản. Bọn cướp biển này thường hoạt động ở khắp cả một vùng rộng lớn, từ Vịnh Hà Tiên - Rạch Giá, đến mênh mông Vịnh Thái Lan chung quyền sở hữu của liên quốc gia. Đến thời Mạc Thiên Tích, bọn hải tặc bị quân của ông đánh cho tan tác nên chủ yếu hoạt động lén lút chứ không công khai rầm rộ như trước.
Thế nhưng, vùng biển Tây này chỉ yên ắng trong khoảng thời gian vài chục năm, khi tổng trấn Mạc Thiên Tích còn hưng thịnh. Các toán cướp biển hung ác tung hoành trở lại trong khu vực quần đảo Hải tặc sau khi chính quyền Mạc Thiên Tích suy vong. Mạc Thiên Tích là danh thần đời chúa Nguyễn. Ông sinh năm Mậu Tuất 1718 và mất năm Canh Tý 1780, thọ 62 tuổi. Ông là con Tổng binh Mạc Cửu - một quan “phản Thanh phục Minh” bên Trung Quốc, bị nhà Thanh truy sát, phải sống lưu vong, đến khai phá đất Hà Tiên. Để đối phó với quân Xiêm thường xuyên xâm lược, Mạc Cửu xin chúa Nguyễn bảo hộ vùng đất Hà Tiên mình đã khai phá, rồi được chúa Nguyễn phong là Tông Đức hầu. Khi Mạc Cửu qua đời năm 1735, Mạc Thiên Tích đã 29 tuổi, ông nối nghiệp cha mở mang đất Hà Tiên, được chúa Nguyễn Phúc Trú phong chức Tổng binh Đại đô đốc. Ông tiếp tục sự nghiệp khai khẩn miền Tây Nam Bộ, biến vùng đất Hà Tiên trở thành đất văn hiến, phồn vinh, nhiều lần chống trả lại các cuộc xâm lấn của các lân bang Xiêm La và Chân Lạp. Đây cũng là giai đoạn vùng biển Hà Tiên yên ắng nhất, bọn cướp biển bị Mạc Thiên Tích tiêu diệt gần hết.
Khoảng năm 1767, do Xiêm La có loạn, con của vua Xiêm là Chiêu Thúy sang Hà Tiên lánh nạn. Trình Quốc Anh tự xưng vương nước Xiêm, rồi lấy cớ truy lùng một hoàng tử Xiêm La, đã mang quân tiến chiếm Hòn Đất (thuộc Hà Tiên). Quân của Trình Quốc Anh đã ở lại Hòn Đất ba tháng để truy lùng vị hoàng tử Xiêm lưu vong nhưng không tìm ra. Trước khi rút về nước, Trình Quốc Anh cho thành lập trên đảo một căn cứ hải quân và để lại một toán quân, chúng trở thành cướp biển lộng hành. Mạc Thiên Tích mang quân ra chiếm lại Hòn Đất vào năm 1770 đánh tan bọn cướp biển. Giữa năm 1771, Trình Quốc Anh đích thân chỉ huy đạo quân 20.000 người tiến chiếm Hà Tiên. Trình Quốc Anh thiêu rụi thành phố, chiếm tất cả các đảo lớn nhỏ quanh Hà Tiên, mang về rất nhiều vàng bạc. Con cháu, hầu thiếp và người con gái út của Mạc Thiên Tứ bị Trình Quốc Anh bắt sống đem về Bangkok. Mạc Thiên Tích cùng các con trai phải rút về Rạch Giá, cho người về Gia Định cầu cứu chúa Nguyễn. Khoảng năm 1776, khi quân Tây Sơn đánh vào Gia Định, truy kích tàn quân chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tích phải chạy sang Xiêm. Hà Tiên vắng chủ, hải tặc lại lộng hành kéo dài…
Chưa có một con số ước đoán về số tài sản mà bọn hải tặc đã cướp được trên con đường giao thông biển sầm uất này, nhưng chắc chắn là rất nhiều. Theo các tài liệu cũ, ngoài vàng vòng châu báu trên các chuyến tàu buôn, bọn hải tặc cũng không bao giờ bỏ qua các mặt hàng gốm sứ cao cấp có xuất xứ từ Trung Quốc, đồ thủ công mỹ nghệ, đá quý từ khu vực Trung Đông. Có một điều chắc chắn rằng, đối với những tài sản cướp được, bọn hải tặc không bao giờ giữ lại trên thuyền vì sợ làm mồi cho những cuộc thanh trừng đẫm máu trên biển với các băng cướp khác. Theo ước đoán, rất có thể nhiều tài sản cướp được bọn hải tặc đã cất giữ ở đâu đó trong những sào huyệt trên hoang đảo. Đó là lý do mà có những người cất công đi tìm kho báu bí ẩn trên quần đảo Hải Tặc.
Ký sự đường xa - Kỳ 1: Sự thật về kho báu “đảo Hải tặc”
(NTD) - Hàng trăm năm qua, cái tên “quần đảo Hải tặc” vốn đã quá rùng rợn với biết bao câu chuyện về bọn cướp biển thoắt ẩn, thoắt hiện được cánh tàu buôn qua vịnh Thái Lan đồn thổi hết sức ly kỳ.
TIN LIÊN QUAN
Càng ly kỳ hơn khi người ta kháo nhau: Nơi đây có
cả một... kho báu được chôn giấu từ hàng trăm năm qua. Vậy, có hay
không kho tàng bí ẩn này?Gặp người kể chuyện... hải tặc
Các bạn trẻ rất thích nghe anh Tâm (thứ hai bên phải) kể chuyện hải tặc. |
“Người kể chuyện hải tặc” hay còn được mọi người ở đảo gọi là “nhà sưu tầm chuyện hải tặc” cho biết: Anh và gia đình là những người ra đảo rất sớm, từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Khi ấy, cả đảo chỉ có chừng chục nóc nhà, trời nước mênh mông. Mười lăm tuổi, tính rất hiếu kỳ nên mỗi tối sau khi gác lưới, Tâm tìm đến các bô lão để hỏi chuyện “hải tặc”. Ngày đó, vài thành viên trong băng cướp “Cánh buồm đen” khét tiếng vùng biển Hà Tiên, sau khi tan rã đã về đây “làm lại cuộc đời” và họ rất kiệm lời, không muốn nhắc lại quá khứ chẳng lấy gì hay ho của mình.
May mắn thay, nhà anh Tâm ở ngay cạnh nhà một người trong băng cướp. Người này có tên Ba Vân và vợ ông, mỗi khi buồn rất hay dốc hết mọi chuyện kể cho đứa cháu hàng xóm tò mò. Cũng cần nói thêm, cho đến giờ, chỉ mỗi mình anh Tâm biết bà là người Thái bị băng cướp bắt cóc mang về đây làm vợ. Cách đây mấy năm, trước khi mất, người vợ Thái của ông nói toàn tiếng Thái và luôn mong ước trở lại cố hương.
Theo người đàn bà gốc Thái, băng cướp “Cánh buồm đen” của chồng có 12 tên, võ nghệ cao cường, “đi mây về gió” và tung hoành suốt nhiều năm, từ vịnh Thái Lan ra đến tận đảo Thổ Chu (đảo xa nhất của cực Nam Tổ Quốc), khiến không ít tàu buôn khiếp vía, kinh hoàng!
Có một điều khá lạ lùng là nếu các băng cướp biển khác thường treo cờ đen hình đầu lâu xương chéo hoặc hình thù quái dị thì băng cướp này lại treo hình... cái chổi chà! Tuy vậy, ý nghĩa của biểu tượng, xem ra chẳng có gì là ghê gớm này, lại mang một “sức mạnh” hết sức khủng khiếp, là “quét sạch - hốt sạch” chẳng từ ai (!).
Tuy nhiên, sau bao ngày “hoàng kim”, gieo rắc những nỗi khiếp đảm, kinh hoàng, ngày tàn của băng cướp cũng đến: Vào một ngày khoảng thập niên 50 (thế kỷ trước), băng cướp “Cánh buồm đen” áp sát một tàu buôn Trung Quốc. Ở khoảng cách 10 m, khi băng hải tặc chuẩn bị phi thân “ăn hàng” thì chủ tàu buôn mặc đồ Tàu bước ra, vớ lấy một cái mâm đồng quăng “phát một”, tiện ngang cột buồm trên tàu băng cướp biển. Thấy vậy, cả băng cướp hoảng loạn, “vỡ tổ” tháo thân...
Trở về hang ổ, “ông trùm” tên Tư Tui nói với đồng đảng: “Khí số chúng ta đã hết. May mà tất cả đã không bị tay võ sư cao cường ấy bẻ cổ. Từ nay, chúng ta chia tay cái nghề bất lương này, nhất quyết làm lại cuộc đời!”. “Trùm” Tư Tui và Ba Vân về Hòn Tre chài lưới, một người khác tên Hạc qua đảo hoang gần đó ẩn dật (sau này, ngư dân gọi đảo là Hòn Heo - ông Hạc, thuộc xã Sơn Hải), số còn lại tứ tán khắp nơi và bặt tin từ đó.
“Trùm” Tư Tui và “đàn em” Ba Vân sau ngày hoàn lương sống một cuộc sống bình thường, nếu không nuốn nói là nghèo khổ rồi chết tại đảo. Mộ “trùm Tư Tui” mới đây được một số con cháu ở xa đến bốc đi, nghe nói đưa về Phú Quốc. Tuy nhiên, phần lớn những “hậu duệ” của hai thành viên băng cướp khét tiếng một thời vẫn còn ngụ cư trên đảo. Song, không ai muốn nhắc đến quá khứ của cha ông mình và chuyện hải tặc cũng dần chìm vào quên lãng.
Nhưng rồi, cho đến một ngày, hai từ hải tặc bỗng lại bùng lên dưới “phiên bản” mới: Kho báu khổng lồ...
Vị trí kho báu nằm ở quả đồi phía sau cột mốc này? |
Một buổi chiều nhá nhem tối đầu năm 1983, chàng công an viên Lương Văn Tâm đang ngồi trực ban tại trụ sở Công an xã Tiên Hải thì nhận được tin báo có một bo bo lạ đang đậu ở bờ Bắc đảo. Ngay lập tức, lực lượng công an, du kích bí mật triển khai, áp sát thì bỗng nghe “mùi Mỹ” (từ bà con nơi đây quen gọi mỹ phẩm nhập ngoại) và phát hiện... hai thanh niên Tây cao lớn, ở trần đang hì hục đào, cuốc trên bờ, cách bo bo chừng trăm mét.
Đảo hải tặc nhìn từ xa |
Nghi là gián điệp, ngay lập tức công an tỉnh điều cán bộ ra đảo thẩm vấn, song kẻ lạ vẫn nhất mực khai rằng tổ tiên của họ là người Đông Nam Á, từng làm cướp biển ở vùng này từ giữa thế kỷ 18, sau đó mới giong thuyền “di tản”, lập nghiệp ở trời Tây. Và mới đây, gia đình một trong hai người, khi lục lại mớ số sách cũ đã phát hiện tấm bản đồ kho báu nên rủ nhau khai quật để... đổi đời. Anh Tâm khẳng định với chúng tôi, chính mắt anh đã nhìn thấy tấm bản đồ bằng giấy cổ rất cũ này, trên đó có vẽ một thung lũng ở giữa ba quả đồi và hình một cái hang nằm dưới gốc cổ thụ, có chẹn một tảng đá to...
Bán tín bán nghi, lực lượng công an, du kích cùng nhau đào quanh khu vực nhưng chỉ gặp toàn đá tảng và hai kẻ lạ mặt Tây, sau đó được đưa về tỉnh tiếp tục điều tra. Tuy nhiên, do không thấy có bất kỳ dấu hiệu hoạt động gián điệp nào nên họ được tha về “cố quốc”.
Hồ sơ của của Công an xã Tiên Hải và tỉnh Kiên Giang đến nay vẫn còn lưu giữ đầy đủ về sự kiện đột nhập của hai người đàn ông có tên Richard Knight và Frederick Graham. Tuy nhiên, những câu hỏi về tấm bản đồ kho báu có tuổi hơn 300 năm ấy đến nay vẫn còn là bí ẩn, chưa có lời giải đáp.
Theo anh Tâm, khu vực ngày xưa các anh đào bới có lẽ chưa chính xác lắm. Sau này, chính quyền xã đảo cũng làm một hồ nước lớn tại đây để cung cấp nước ngọt cho người dân, nhưng khi đào hồ vẫn không phát hiện được gì. Trải qua thời gian, tất cả những miêu tả trong tấm bản đồ đã hoàn toàn thay đổi, dẫu rằng ba quả đồi nhỏ vẫn còn đó, song lạch nước đã biến mất và thung lũng ngày nào cũng bị bồi đắp, mất dấu hoàn toàn....
Trong khi câu chuyện về tấm bản đồ kho báu 300 tuổi gần 30 năm trước vẫn còn bán tín, bán nghi thì năm ngoái, một “sự kiện” do các thanh niên đi lặn biển phát hiện đã khiến mọi người tin rằng đảo Hải tặc chắc chắn ẩn chứa một kho báu “khổng lồ”...
Hiếu Nghĩa - Ảnh: Hiếu Nghĩa
Sự thật về kho báu “đảo Hải tặc” - Kỳ 2: “Mỏ” tiền cổ lộ thiên
Cách đây khoảng một năm, trong lúc tắm tại bãi biển gần
cột mốc chủ quyền ở bờ Bắc “đảo Hải tặc”, một số trẻ nhỏ bất ngờ nhặt
được rất nhiều tiền xu màu vàng, màu bạc hình rồng uốn khúc cũ kỹ. Ngay
lập tức, cuộc truy lùng mỏ tiền cổ “bùng” lên...
Chiếc bình cổ và lời đồn...
Em
Nguyễn Văn Quắng (17 tuổi) kể, hôm đó đang tắm và tranh thủ mò cua ghẹ,
thì bất ngờ một người bạn hét toáng lên rồi giơ cao một cái bình cũ đã
bể gần nửa. Cả đám xúm lại thì phát hiện trong chiếc bình cổ có cả chục
đồng xu cũ kỹ màu vàng, màu bạc đã bị nước biển làm hoen gỉ. Tranh nhau
mò tiếp quanh bãi, một số em nhặt được thêm nhiều đồng xu cổ có mệnh giá
và kích cỡ khác nhau...
Không nhiều người còn giữ lại được đồng tiền cổ.
Một đồng tiền cổ hiếm hoi còn lưu giữ trên đảo Hải tặc
Hay
tin, cả xóm đổ xô ra bãi săn lùng tiền cổ và hầu như ai đi mò cũng nhặt
được, ít thì vài đồng, nhiều thì hàng bụm tiền lẫn trong cát, đá. Nghi
là tiền vàng, có người đón tàu vào tiệm kim hoàn ở thị xã Hà Tiên kiểm
tra, nhưng được kết luận là tiền đúc bằng đồng và bạc. Thất vọng, nhiều
người đem bán cho những người thu mua với giá... ve chai, chỉ 5.000đ/xu.
Bởi ở xã đảo, vốn tách biệt với thị thành này, từ tiền cổ là một khái
niệm hãy còn mù mờ và xa lạ.
Vài tháng sau,
chẳng mấy ai còn giữ những đồng tiền cũ kỹ. Chỉ ít người lớn “ráng” lưu
vài đồng “lấy hên” hoặc làm kỷ niệm. Dì Hai Như (ấp 1) cho biết, mới đây
có đứa cháu từ Campuchia nghe tin, nhờ tìm mua với giá cả trăm ngàn
đồng/xu, song mấy ai còn giữ để bán. Tương tự, em Kiến Phúc đang học cấp
3 ở Rạch Giá hay tin cũng tranh thủ rủ bạn bè về “săn tiền cổ”, nhưng
lúc này chính quyền xã đã khuyến cáo mọi người không được đào bới tìm
kiếm tiền cổ... “Tiếc ghê! Ở đây nhiều bạn mò được cả trăm đồng xu mà
không biết giá trị, bán với giá rẻ như bèo.” - em Phúc nói.
Tuy
nhiên, có một điều trùng hợp thú vị là, vị trí mò được tiền cổ rất gần
thung lũng giữa ba quả đồi mà tấm bản đồ cổ 300 năm tuổi của “hai thằng
Tây” trước kia (?). Nhiều cư dân đảo hiện vẫn quả quyết: Chắc còn vài
kho tiền cổ, thậm chí vàng bạc châu báu mà bọn hải tặc chôn giấu quanh
đây chưa bị sóng biển đào xới, “bung” lên!
Một “kho báu” đang chờ đánh thức
Bờ biển nơi có “mỏ” tiền cổ lộ thiên
Trong
lúc kho báu bí ẩn vẫn còn “ẩn khuất”, thì lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã
“phát hiện” ra kho báu, đó là tiềm năng du lịch lớn lao suốt bao năm qua
vẫn ngủ vùi của “đảo Hải tặc” giữa trời nước mênh mông! Chị Thanh Thảo
(TP.Rạch Giá) vừa trở về sau chuyến ra đảo khám phá thừa nhận: “Đảo Hải
tặc” không chỉ hấp dẫn mình bởi cái tên với những câu chuyện ly kỳ mà
còn có nhiều bãi tắm đẹp mê hồn kết hợp câu cá, bắt ghẹ, cua rất thú
vị.”!
Những ngày tôi ở đảo luôn bắt gặp cảnh
những chiếc xe lu cùng các công nhân miệt mài thi công những con đường
mới. Hiện tại tuyến đường dài hơn 10 km quanh bờ biển đã được bê tông
hóa. Một bến tàu với vốn đầu tư hàng tỷ đồng cũng đang được khẩn trương
xây dựng, thay cho bến tàu cũ để sau này đón tàu khách du lịch. Lãnh đạo
xã phấn khởi cho biết, gần đây xã đảo được chính quyền tỉnh quan tâm
nhiều hơn, nơi đây đang thay da, đổi thịt mỗi ngày...
Một
công dân trẻ của đảo, anh Hữu Phước khoe: “Ai cũng vui khi được biết dự
án du lịch sinh thái tại “đảo Hải tặc” với khu vui chơi, thể thao biển,
câu cá, nghỉ dưỡng... đang được triển khai ráo riết trên diện tích rộng
tới 42 ha. Mình còn nghe nói có một công ty điện ảnh ở TP.HCM cũng có ý
định thuê đảo để làm phim trường theo tiêu chuẩn quốc tế...”.
Nhìn
khuôn mặt và ánh mắt rạng ngời của các bạn trẻ nơi đây, tôi biết hiện
tại các bạn ấy đang có một kho báu quý giá rất nhiều đang chờ được khai
thác hơn là những kho báu bí ẩn mơ hồ, đó chính là hòn đảo quê hương.
“Quần
đảo Hải tặc” nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây bắc là đảo Bà Lụa, phía
đông là đảo Phú Quốc, gồm 16 đảo nhỏ với khoảng 1.000 dân (6 hòn có
người ở), trong đó đảo lớn nhất là Hòn Tre. Thời Pháp thuộc, quần đảo
này thuộc làng Tiên Hải nay là xã Tiên Hải.
Từ
TP.HCM muốn ra “đảo Hải tặc” du khách đón xe đi khoảng trên 250 km đến
TP.Rạch Giá, sau đó đi tiếp 120 km đến Hà Tiên rồi đi tàu ra đảo, cách
bờ 27,5 km. Mỗi ngày có một chuyến tàu đón khách tại bến đò thị xã Hà
Tiên vào lúc 8h sáng, và thi thoảng có thêm chuyến lúc 3h chiều.
Hiếu Nghĩa - Ảnh: Hiếu Nghĩa
Nhận xét
Đăng nhận xét