BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 139
(ĐC sưu tầm trên NET)
Riêng trên lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, ông là tác giả của ngót 100 tác phẩm thi ca, sân khấu, văn xuôi, tiểu luận, phê bình, dịch thuật... Những tác phẩm ấy góp phần quyết định đưa văn học Đức lên đỉnh cao cổ điển. Xét cho cùng, Goethe không chỉ là một con người toàn năng trong sáng tạo văn học- nghệ thuật, mà còn là một tấm gương sáng ngời của con người phấn đấu bền bỉ, kiên cường theo tinh thần Phục Hưng. Đó là một con người khổng lồ về trí tuệ, về nhiệt tình, cảm xúc và sức mạnh hành động.
Trước con người Goethe, trước toàn bộ di sản của ông, thật khó viết một điều gì cho thỏa đáng. Tôi cảm thấy choáng ngợp, choáng ngợp đến bất lực. Phải sau một thời gian khá dài, khi bình tĩnh trở lại, tôi mới dám nói điều này: ở ông, dẫu sao, trước hết và trên hết, là một thi sĩ. Ở các lĩnh vực khác, có thể ông chỉ hoạt động trong từng thời điểm, trong từng khía cạnh. Song, ở thơ - vâng, ở thơ trữ tình, Goethe là người sáng tạo không ngừng, không nghỉ, suốt từ năm lên bảy tuổi cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Nhìn lại hàng nghìn bài thơ được ông viết ra trong gần tám thập kỷ liên tục, tôi cảm nhận: thơ trữ tình là cả một vòng cung chói sáng ôm trọn cuộc đời ông. Đúng vậy, thi ca là bộ phận qúi giá nhất trong di sản khổng lồ của ông. Trong tiến trình phát triển văn học Đức, thơ ông chiếm một vị trí đặc biệt, có một không hai. Cuối thế kỷ 18, sang đầu thế kỷ 19, nền văn học Đức đã có ông như một đỉnh cao muôn trượng, sừng sững đứng ở một góc trời miền Nam nước Đức mà tầm mắt thì trùm khắp châu Âu, trùm khắp cả nhân loại. Và sau ông, vẫn chưa một ai trong các thi sĩ Đức sánh kịp ông. Ông được xếp ngang hàng với Hô-me, Đăng-tơ, Sếch-xpi-a, Tôn-xtôi..., những ngôi sao rực rỡ nhất trên bầu trời văn học của nhân loại. Và ánh sáng của thiên tài ông, ảnh hưởng của ông như một sự khích lệ đối với sự phát triển các nền văn học dân tộc ở châu Âu thế kỷ 19 - một thế kỷ lẫy lừng với những tên tuổi bất hủ, ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của Goethe, ấy là Huê-đơ-lin và Ai-sen-đốp, Muê-ri-khuê và Hai-nơ, Pê-tô-phi và Sê-ly, Bê-răng-giơ và Bô-đê-le...
Thơ, như đã nói, là thể loại văn học được Goethe sáng tạo trong suốt cuộc đời ông. Không một khoảng khắc nào, một ý tưởng nào, một cảm xúc nào, một sự kiện nào trong cuộc đời lâu dài, đầy khó khăn của ông lại không được viết thành thơ. Và tài năng thi ca ấy, như một dòng chảy không ngừng, dù có lúc gặp phải đá chắn, những khúc quanh co, luôn luôn phát triển theo những hướng kiên quyết, tạo những lối đi mới mẻ. Chưa một giây phút nào báo hiệu cái gọi là nguy cơ thất bại trong sáng tạo thi ca của ông. Ngược lại, càng sáng tạo lâu, càng trải qua thử thách, tài năng thơ của Goethe càng nở rộ, chín tới, càng độc đáo, hoàn mỹ. Nhìn vào các thi phẩm của ông, mỗi tập được coi như một vụ gặt, vụ sau trĩu hạt hơn vụ trước. Nếu tập An-nét-te ở những năm đầu còn là những thể nghiệm của một tài năng bẩm sinh, thì Những bài ca xứ Dê-den-hai-mơ là khúc hát tràn trề sức sống, dào dạt tình yêu, sự tươi trẻ, hồn nhiên, đằm thắm của những cảm xúc lành mạnh, thanh cao.
Trước ông, chưa từng có những câu thơ như thế trong văn học Đức. Trong những thế kỷ dài dằng dặc của thời Trung cổ, con người bị đè nén, coi thường, sống trong u uất, tủi nhục, bất lực, làm sao có những cảm xúc trẻ trung, tươi vui! Goethe là con người của thời Khai sáng, của Bão táp và xung kích, hiện thân của niềm khát vọng cá nhân, của chủ nghĩa nhân văn, của ý thức về vị trí, vận mệnh của mình. Các nhà thơ trước ông chưa thể tự biểu hiện mình. Còn với Goethe, “mỗi bài thơ lại là một mảng của sự thú nhận lớn”. Trước Goethe, các thi sĩ thường chỉ sao chép, vay mượn những khuôn mẫu của nước ngoài, mô tả thiên nhiên một cách khách quan... Đến lượt Goethe, nhân danh một thi sĩ, nhân danh cảm hứng của cái “tôi”, ông phát ngôn tiếng nói của cả một thế hệ đang lên, của một giai cấp tư sản tiến bộ tràn đầy khát vọng dân chủ. Cái “tôi” riêng ấy đã thành cái ta chung của biết bao con người đang hăm hở xông vào cuộc đổi đời theo ý nghĩa nhân văn.
Điều cần nói trước hết trong thơ Goethe là con người hôm nay giao hòa cùng thiên nhiên- thiên nhiên trở thành bạn tâm tình của con người. Thiên nhiên được người hóa. Thiên nhiên thời Trung cổ âm u, là xứ sở của phù thủy, của các các ông khổng lồ, thật xa lạ và đáng sợ. Đến Goethe, thiên nhiên được biểu hiện với những cảm xúc của trái tim. Chưa bao giờ trong thơ Đức, thiên nhiên được ca ngợi với những câu thơ ấm áp như thế. Mặt trời, hoa cỏ, đồng nội, tiếng họa mi... biểu hiện cái đẹp; nói đúng hơn, vẻ đẹp của thiên nhiên được trả lại cho nó. Giờ đây, con người thấy tâm hồn mình- qua tiếng lao xao của lùm cây, ánh sáng lung linh của giọt sương mai trên cánh hoa đẹp, qua lớp lớp sóng cuộn... Tiếng lao xao ấy là lời bạn tâm tình. Ở giọt sương ấy như thấp thoáng hình ảnh của vũ trụ bao la. Những đợt sóng kia là tình yêu mãnh liệt hay ý chí kiên cường... “Trở lại với thiên nhiên!”, câu nói của Rút-xô vang lên như một lời kêu gọi, muốn dẫn tâm hồn người thế kỷ 18 ra khỏi cái ẩm mốc, cái thế giới siêu nhiên, cái giả dối của xã hội cung đình, cái ngột ngạt, tầm thường, ti tiện của đời sống trưởng giả.
Thiên nhiên chiếm một vị trí chủ chốt trong thơ Goethe, đặc biệt là trong Những bài ca xứ Dê-den-hai-mơ, viết từ năm 1770 đến 1775, tức là trước khi ông nhận lời mời của Các Au-guxt đến Vai-ma và ở lại đó cho đến khi từ giã cõi đời nay. Tiêu biểu cho tập này là các bài “Bông hoa đồng nội”, “Một nét xuân”, “Chào đón và giã từ”, “Ca khúc tháng năm”... Đọc những câu thơ ấy, ta thấy hiện lên gương mặt rạng rỡ của chàng thanh niên thi sĩ giữa thiên nhiên, giữa đất trời:
“Kỳ diệu thay, thiên nhiên
Rọi hồn ta, rực rỡ!
Mặt trời đang bừng lên!
Đồng nội cười hớn hở!
Biết bao là hoa lá
Chồi đâm tự mỗi cành
Và ngàn vạn âm thanh
Cất lên tự bờ xanh!”Cả một thế hệ thanh niên - cùng lứa tuổi Goethe - đọc thơ Goethe, thấy ở Goethe tiếng hót của con chim gọi bầy:
“Như con chim sơn ca
Yêu khí trời, tiếng hát
Như buổi mai ngàn hoa
Say hương đời ngào ngạt!”Như đã nói, trước Goethe, không hề có những câu thơ rộn rã, tươi vui như thế. Nếu nói về thiên nhiên, các nhà thơ trước ông chỉ vịnh cảnh bên ngoài. Còn giờ đây, với Goethe, nó là tấm gương trong soi bóng thiên nhiên - nội tâm. Cảnh và tình của ông là một thể thống nhất, không tách rời nhau. Tình, trước hết là tình yêu. “Ca khúc tháng năm”, bài thơ dài 36 câu này là một bản tình ca tươi thắm, trong đó có tới 7 lần nhà thơ dùng đến từ “yêu đương”:
“Xin chào em, cô gái!
Ta yêu nàng xiết bao!
Mắt em nhìn đắm đuối
Hẳn tình em sóng trào!”Thơ tình yêu của Goethe vô cùng phong phú. Ở tập đầu tay, rồi Những bài ca xứ Dê-den-hai-mơ, cho đến Bài ca La Mã, 17 bài xôn-nét, Tập thơ Đông- Tây và cả những bài thơ cuối đời, tình yêu trong trái tim Goethe dường như lúc nào cũng ngân nga. Và dù đó là cảm xúc dào dạt, hay nỗi bâng khuâng, lời hẹn hò hay trách móc... luôn luôn ở Goethe là một tình yêu trẻ trung, trong sáng. Với nàng Phri-đrích-kê Bri-ôn ở Xtơ-ra-xbuốc là một bản tình ca reo vui, với Li-li lại dịu ngọt mà day dứt, với Sác-lốt-tơ Phôn Stai-nơ lắng đọng, cao cả, với Cri-xti-a-na Vun-phi-úx trân trọng nâng niu... Cũng như ở các chủ đề khác, nhà thơ chỉ viết những gì mà nhà thơ từng nếm trải, thơ ông là một sự giãi bày, chủ thể được biểu hiện sâu sắc, mạnh mẽ. Yếu tố trữ tình hòa hợp với trí tuệ vĩ đại, tình cảm chân thành, nồng nhiệt, quyện chặt với tư tưởng tiến bộ, tất cả được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, thấm đượm chất dân ca. Về hình thức thơ, dù là sử dụng đoản ca, tụng ca, xôn-nét hay bi ca, phúng thích... ở thơ Goethe vẫn luôn luôn có những nét mới mẻ, có ý nghĩa mở đường. Cái trục lớn thứ ba trong thơ Goethe là lao động, hành động.
Từ tuổi thiếu niên cho đến buổi hoàng hôn của cuộc đời, Goethe hiển hiện là một con người không ngừng lao động, sáng tạo, không ngừng vươn tới sự hoàn thiện. Trong đời mình, ông cũng như bất cứ ai, từng có những phút giây yếu đuối, thờ ơ, chán chường, có những ngày bệnh tật, thát vọng, thất bại.. Song, đó lại chính là thử thách để ông vượt qua, trưởng thành, để vươn tới một cuộc đời tuyệt diệu, vĩ đại, đáng kính trọng- không những là “người Đức lớn nhất” mà còn là “một người Đức thân yêu”. Nhìn tổng quát, đó là con người từng sống những tháng ngày vô cùng sôi động. Chính Goethe cũng từng tự hào được sống một cuộc đời “trời phú” như vậy. Ông đã chứng kiến cuộc”chiến tranh 7 năm” giữa các thế lức phong kiến quân chủ châu Âu 1756-1763 và sự ra đời của nền quân phiệt Phổ, sự tranh giành thuộc địa giữa Pháp và Anh, cuộc nổi dậy của Bắc Mỹ và sự ra đời của Hoa Kỳ (1776), sự chia cắt Ba Lan tới ba lần, rồi cách mạng Pháp (1789) thiết lập cái quyền lợi của giai cấp tư sản với khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”, chiến tranh xâm lược của Na-pô-lê-ông và chiến tranh giải phóng của các dân tộc châu Âu (1805 - 1813).
Ông cũng chứng kiến sự ra đời của máy móc (máy dệt, máy hơi nước, xe lửa...) cùng những công xưởng công nghiệp và giai cấp công nhân, sự phát triển rực rỡ của hàng loạt lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội... Nước Đức trong những thập kỷ của đời ông là nơi tập trung các mâu thuẫn gay gắt của thời đại ở độ đậm đặc nhất. Trải qua những mâu thuẫn thời đại, với ông, vừa là sự đau khổ, vừa là sự may mắn. Trong thơ ông hiển hiện cái hình ảnh thế giới khách quan ấy, đồng thời sừng sững cả một bức tượng đài thi sĩ Goethe với khí phách của Prô-mê-tê, của con người “xung kich”, của một nhân cách đặc biệt. Phao-xtơ, cũng chính là Goethe, một con người hành động, vươn tới. Khi ông nói " Khởi thủy là hành động”, ai cũng hiểu đó là sự thách thức đối với Kinh thánh: “Khởi thủy là lời!”. Bài thơ Prô-mê-tê được coi là tuyên ngôn mang tính chất phục hưng, đánh giá con người cao hơn mọi thần thánh.
Với Goethe, chỉ có con người trên mặt đất này, những con người biết sống và đấu tranh cho hạnh phúc. Ông khẳng định: “Hạnh phúc luôn ở gần”, hoặc “kẻ được tự do và hưởng hạnh phúc phải là người hàng ngày chinh phục nó”. Và câu thơ kia, “Làm đe hay làm búa”, đọc lên, là cả một thách thức, một khích lệ, một lời kêu gọi hùng tráng. Con người hành động, làm chủ vận mệnh mình, coi thường mọi thứ siêu nhiên, thần thánh, vua quan... là một nét sáng chói, một sợi chỉ đỏ trong tư tưởng nhân văn cao cả của Goethe - một tâm hồn vĩ đại luôn khát vọng tự do, khát vọng hạnh phúc. Nhà thơ lớn Giô-han-nét R. Bê-sơ sau này đã nói một câu có ý nghĩa đúc kết thật sâu sắc về nhà thơ vĩ đại của dân tộc mình: “Goethe là cả một bài ca vĩ đại của nước Đức về cuộc đời. Ông là bài ca cao cả do chính ông hát lên từ chính mình, bằng ngôn ngữ Đức của chúng ta”.Bài ca ấy mãi mãi ngân vang trong lòng mỗi người Đức, trong lòng mỗi chúng ta. Ở đây, kết hợp nhuần nhuyễn đến cao độ giữa số lượng và chất lượng tác phẩm, giữa nội dung và nghệ thuật, giữa truyền thống và đổi mới, giữa kế thừa và vươn tới đỉnh cao, giữa lịch sử và thời sự, giữa lý luận và thực tiễn, giữa triết học và thi ca..., tạo ra những thành tựu hoàn toàn mới mẻ. Ông không chỉ là của riêng nước Đức, ông còn là của châu Âu, của thi ca toàn thế giới. Goethe từng nói một câu, thoạt nghe hơi lạ tai, song bên trong hàm chứa một ý nghĩa, một sự thật: “Các bài thơ của tôi làm ra tôi chứ không phải tôi làm ra chúng”. Những cảm xúc, những ý tưởng trở thành thơ của Goethe được phản ánh như một yêu cầu khách quan, tự chúng bật thành lời ca, tiếng hát, câu thơ... tưởng chừng không do thi sĩ tạo nặn, mà chúng đến thật hồn nhiên - hồn nhiên như tiếng hát. Nghe Goethe tâm sự, tôi bỗng nhớ đến một câu thơ Tố Hữu, tưởng chừng có một nét tương đồng nào đó:
“Ô thích thật, bài thơ miền Bắc
Rất tự do, nên tươi nhạc, tươi vần...”Rõ ràng là hiện thực khách quan đã lôi cuốn tâm hồn nghệ sĩ. Trò chuyện với bạn bè mình, với các cộng sự của mình, Goethe bao giờ cũng nhấn mạnh vai trò quyết định của hiện thực. Ông nói: hiện thực là mảnh đất để thơ ông đứng vững cả hai chân, là nguồn sinh động tạo ra thơ ông. Đối với ông,những bài thơ đến từ không khí đều vô nghĩa. Càng về cuối đời, thơ ông càng bám chắc vào hiện thực đời sống, vào số phận con người. Có lẽ vì thế, ở Tập thơ Đông - Tây, gồm 335 bài, được chia thành 12 “quyển”, viết từ 1814 đến 1819, mở rộng đến 1827, ít thấy những câu thơ nồng nhiệt sôi nổi, mà là những suy nghĩ, chiêm nghiệm của một con người từng trải, mỗi câu thơ như một lời đúc kết về thế thái, nhân tình, về tất cả những gì ông bắt gặp trong cuộc sống con người. Nhiều câu thơ trở thành những châm ngôn, những câu tục ngữ lấp lánh trí tuệ. Và ta hiểu vì sao ông trân trọng một bài thơ ông viết về sự tĩnh lặng, vào năm 1780, khi ông 31 tuổi, bài Khúc ca đêm của khách lữ hành.
Người ta kể lại rằng: Vào những ngày sắp kỷ niệm ngày sinh lần cuối cùng của mình, Goethe đã rời Vai-ma - nơi người ta có ý định kỷ niệm thật trọng thể ngày sinh này - để đến với xứ In-mê-nao yên tĩnh. Ngày 26/8/1831, cùng vói hai đứa cháu của mình, ông bước lên xe ngựa và ngày hôn sau đã tới núi Kích-ken han. Sự tĩnh lặng trong ánh nắng tràn trề của khu rừng vốn rộn rã tiếng ngựa hí và chó sủa như bao trùm lấy ông trên sườn núi vắng. Ông tìm lại ngôi nhà gỗ mà ông từng ngủ qua đêm đúng 51 năm trước đó. Ngôi nhà kia rồi, nó bị cây cối rậm rập phủ kín đến quá nửa. Không cần sự giúp đỡ của ai cả, Goethe bước lên cầu thang, ngó nhìn căn phòng nhỏ, cố tìm lại bài thơ ông viết lên tường gỗ đêm 6/9/1780. Và ông tìm được bài thơ; tự dưng nước mắt ông trào ra ràn rụa, khi ông cất tiếng đọc:
“Trên khắp đỉnh non cao
Tĩnh yên kỳ lạ,
Trong thung sâu, mọi ngả
Em thấy chưa...
Không một tiếng chim rừng
Không một hơi thở nhẹ giữa không trung...
Hãy đợi nhé, em ơi, hãy đợi
Lát nữa thôi, em cũng ngủ, bình yên...”Bình luận về bài thơ này, Bê-sơ gọi đó là “một kỳ quan trữ tình; sự yên tĩnh được khắc họa bằng tột đỉnh của sự hàm súc thi ca, một sự yên tĩnh mà ta càng đọc càng thấy yên tĩnh”.
Vâng, bài Khúc ca đêm của khách lữ hành, được viết bằng bút chì lên tường gỗ, là cả một kỳ quan. Có thể nói rằng, mỗi bài thơ của Goethe cũng là một kỳ quan.
Song, đối với người dịch, để đem về cho bạn đọc nước mình những kỳ quan ấy, là cả một công việc vô cùng gian khổ, hết sức nặng nề. Tôi, người dịch, biết rằng, dù đã cố gắng, tôi như kẻ đuối sức, như kẻ bất lực, và luôn luôn cảm thấy như có lỗi trước một bậc thi hào vĩ đại.
Nhưng biết làm sao? Hãy cứ làm, hãy thử xem, may ra có thể làm nên một vài vỉa than từ cái mỏ than vĩ đại kia. Ngay số lượng các bài thơ được chọn dịch cũng chỉ là một con số ít ỏi, thật mỏng manh, nó chưa “đại diện” cho các chặng đường sáng tác thơ của Goethe.
Tuy nhiên, có một điều này làm tôi yên tâm: ở Việt Nam, thơ Goethe hầu như chưa được dịch. Vậy thì, hãy cứ mở đường cho thơ Goethe đến với Việt Nam, hãy làm cho bạn đọc ta quen dần với Goethe, dù kẻ giới thiệu là tôi còn rất vụng về. Rồi, khi nhịp cầu đã mở, cánh cửa văn hóa giữa hai nước đã mở to ra, Goethe sẽ đến với chúng ta trong đúng tầm cỡ, dáng vóc, tư thế của ông. Ây là tôi tin các bạn của tôi, cùng thế hệ và thế hệ sau tôi, sẽ làm tốt điều ấy.Hà Nội, những ngày đầu tháng 6 năm 1999T.Đ(126/08-99)
Ngày 28/ 8 này là chẵn 260 năm ngày sinh đại thi hào Đức
Johann Wollgang von Goethe (1749-1832), tác giả tiểu thuyết "Nỗi đau khổ
của chàng Werthers" và truyện thơ "Faust" bất hủ. Nhân dịp này, nhiều
tờ báo ở Đức cũng như các nước châu Âu đã có bài ôn lại cuộc đời và sự
nghiệp hùng vĩ của ông, trong đó có những chuyện vui liên quan đến sở
thích và các sinh hoạt đời thường của bậc thiên tài. Sau đây là một đôi
câu chuyện xin được chia sẻ cùng bạn đọc.
Sinh
thời, Goethe có người bạn rất tâm đầu ý hợp là nhà thơ, nhà soạn kịch
vĩ đại Friedrich Schiller (tác giả vở bi kịch "Âm mưu và tình yêu" trứ
danh). Ông này kém Goethe 10 tuổi song lại mất sớm (khi mới 46 tuổi).
Thi hài của Schiller được chôn cất tại lăng mộ trong nghĩa trang Jacobs ở
Weimar. Gần 30 năm sau, Goethe tạ thế và thể theo ý nguyện của ông, người ta chôn cất ông bên cạnh Schiller.
Điều oái oăm là cách đây hơn năm, báo chí Đức và nhiều nước rộ lên thông tin: Qua so sánh ADN hộp sọ được xem là của Schiller với ADN những người thân của ông, các chuyên gia đi đến kết luận: Hộp sọ trong lăng mộ bên cạnh lăng mộ của Goethe không phải của Schiller. Còn hộp sọ của Schiller ở đâu, câu hỏi hiện vẫn chưa có lời đáp. Như vậy, nói như một nhà nghiên cứu văn học, hẳn trong lăng mộ, Goethe giờ đang rất "cô đơn".
Nước Đức vốn có truyền thống bảo tồn, bảo tàng. Với một con người được xem là "khổng lồ của thiên niên kỷ" như Goethe thì ngay từ khi ông còn sống, mọi thứ liên quan đến ông đều được nâng niu trân trọng. Tất cả các ý kiến miệng, dù lớn dù nhỏ của ông liên quan đến văn học nghệ thuật đều được ghi lại và sau đó được xuất bản thành sách. Các thư từ, lưu bút được bảo quản chặt chẽ. Nhiều câu nói của ông được xem là chân lý và được truyền tụng.
Sinh ra ở Frankfurt và mặc dù chỉ sống ở thành phố này tới năm 16 tuổi, song đến nay, những vật dụng gắn liền với những kỷ niệm liên quan tới Goethe đều được chính quyền địa phương lưu giữ cẩn thận. Ngôi nhà thuở thiếu thời của Goethe còn đấy. Khách đến tham quan còn được thấy cái bàn cao mà một thời Goethe phải... đứng kiễng chân để viết. Bộ đồ bếp bằng đồng mà mẹ ông từng dùng vẫn được bảo tồn một cách trân trọng. Cạnh ngôi nhà là bảo tàng và thư viện mang tên Goethe.
Tương tự vậy, ở thành phố Leipzig, nơi có nhiều kỷ niệm gắn bó với Goethe, khi đi vào khu vực các tòa nhà cổ, du khách sẽ được thấy hai bức tượng mô tả cảnh sinh hoạt của đôi nhân vật trong truyện thơ "Faust". Nhà hàng được Goethe đưa vào cuốn truyện thơ nói trên hiện cũng có một phòng được đặt tên là phòng Goethe.
Tại Đức, từ lâu người ta đã đặt ra một giải thưởng mang tên Goethe. Nhiều tên tuổi sáng giá của Đức như Sigmund Freaud, như Herman Hesse, Ingmar Bergmar đã được trao giải thưởng này. Giải thưởng được trao hai năm một lần, tại thành phố Frankfurt. Trị giá giải thưởng lần gần đây nhất tương đương với 1 tỉ đồng Việt Nam.
Nếu như gần hai trăm năm nay, công chúng yêu văn học ở Đức đã quá quen thuộc với câu chuyện tình nổi tiếng, có phần "trái khoáy" của Goethe với một thiếu nữ kém ông tới...55 tuổi, thì gần đây, họ lại rộ lên bàn tán trước một giả thuyết: Trong thời thanh xuân, Goethe từng phải lòng và có quan hệ luyến ái với bà Anna Amali, người từng có thời gian trị vì Waimar. Điều đáng nói là người phụ này, theo tác giả của giả thuyết nói trên cho biết, lại trên Goethe tới...10 tuổi. Giả thuyết này hiện không được mấy độc giả Đức "chấp nhận". Có lẽ, lòng sủng ái Goethe của độc giả Đức lớn đến mức, họ có thể "ưng ý" với việc một ông lão Goethe ở tuổi ngoài bảy mươi ngỏ lời cầu hôn với một cô gái mới... 17 tuổi hơn là việc một chàng trai ở tuổi ngoài ba mươi có quan hệ luyến ái với một người đàn bà trên mình tới 10 tuổi? Tất nhiên, đây cũng chỉ là giả thuyết
Phan Thành Thắng
Nguyễn Du (1765 - 1820) sinh tại làng Tiên - Điền, Hà Tĩnh. Johann Wolfgang von Goethe (1769 - 1832) sinh tại thành phố Frankfurt am Main (nước Đức). Nguyễn Du lớn hơn Goethe 16 tuổi. Cả hai xuất thân từ một gia đình quyền quý, dòng dõi thế phiệt trâm anh. Thân sinh Nguyễn Du là Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, mẹ là Trần Thi Tần nổi tiếng rất xinh đẹp và hát hay, có nhiều anh em làm quan đại thần. Bản thân Nguyễn Du từng là tri huyện, tri phủ, bố chánh, cần chánh điện đại học sĩ, hữu tham tri bộ lễ, chánh sứ đi Trung Quốc. Ông có kiến thức rộng về văn thơ, âm nhạc và binh thư. Ông sáng tác khá nhiều văn thơ bằng chữ Nho và chữ Nôm, nổi tiếng nhất là truyện Kiều.
Thân sinh của Goethe là nghị viện TP.Frankfurt, mẹ là con gái vị thanh tra giáo dục của thành phố. Gia đình thuộc dòng dõi quý tộc có học vấn cao. Goethe tốt nghiệp cử nhân luật. Ông học thêm nhiều ngoại ngữvà cổ ngữ châu Âu (La tinh, Do Thái… ) học thêm nhiều ngành khoa học nhân văn (văn học, lịch sử, nghệ thuật, hội họa… ) và khoa học tự nhiên (khoáng sản, thực vật học, kiến trúc, hóa học…) cả y học (giải phẫu). Ông đi du khảo trong nước và nhiều nước châu Âu. Ông hoạt động trong khá nhiều ngành: giảng dạy tại các Đại Học, giám đốc nhiều viện văn hóa và khoa học tự nhiên, giám đốc ngành khai mỏ, ngành xây dựng và cầu đường, bộ trưởng bộ chiến tranh (bộ quốc phòng bây giờ)thuộc lãnh địa công tước Karl August. Công tước này đã trao cho ông nhiều trọng trách, mời ông làm cố vấn tham gia cuộc chinh chiến đánh Pháp (1792) do chính công tước chỉ đạo. Nhờ sự học vấn uyên bác và hoạt động trong nhiều ngành ở nhiều cương vị lãnh đạo, Goethe giao lưu,kết bạn và trao đổi thư từ với nhiều chính khách và nhân vật nổi tiếng đương thời như Napoléon (lúc ấy đang chiếm đánh Đức,Áo...), các triết gia (Hegel, Kant,Schelling...) học giả ( Herder, Humboldt...), văn thi sĩ (Schiller, Hoelderlin, Lenz,...) nhạc sĩ Beethoven và hầu hết các nhà văn thơ lớn của các thời đại văn học Bão Táp và Xung Kích (1770 - 1785) và văn học cổ điển Đức (1786 - 1832).
Gia tài trứ tác của Goethe rất lớn, lần xuất bản mới nhất toàn bộ sáng tác của ông gồm 60 bộ sách, bao gồm nhiều lãnh vực: thơ, kịch, tiểu thuyết, nhật ký du khảo, thư từ trao đổi với các chính khách học giả, văn thi sĩ, hồi ký, các khảo cứu về nhiều bộ môn khoa học tự nhiên.
II. Tác Phẩm:Truyện Kiều và Truyện Faust.
Nguyễn Du sáng tác cả văn thơ chữ Hán (202 bài thơ), phổ biến trong giới Nho học. Về chữ Nôm là tiếng dân tộc thì truyện Kiều (3.254 câu) là được phổ biến rộng rãi từ vua quan, trí thức đến đám dân thường, kể cả người không biết chữ,ai cũng thuộc vài đoạn, nhớ vài ba câu câu Kiều để ngâm nga. Kiều đã trở nên món ăn tinh thần và gắn bó vào cuộc sống của cả dân tộc. Không chỉ biết ngâm Kiều mà còn bói Kiều, tập Kiều, lấy Kiều, được đưa lên sân khấu tuồng, cải lương... Một số câu Kiều đã trở thành tục ngữ, ngạn ngôn thông dụng. Kiều đã“gần như một thứ kinh thánh”(1) để vận dụng hàng ngày. Kiều là kiệt tác, là tác phẩm cổ điển tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam được trích đoạn đưa vào sách giáo khoa, được bình luận rộng rãi qua nhiều thời đại, được sau này dịch ra nhiều tiếng nước ngoài.
Goethe đã sáng tác truyện Faust bằng thơ (dài đến 12.111 câu) có xen vài đoạn văn xuôi mang kịch tính. Faust là kiệt tác của văn học cổ điển Đức được phổ biến rộng rãi trong nước, được đưa vào chương trình giảng dạy ở nhà trường, được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài, trong đó có tiếng Việt.(2) Nhiều câu thơ của Faust đã trở thành châm ngôn, ngạn ngôn,những “lời hay ý đẹp” được xuất bản nhiều lần. (3) Nhà thơ người Đức Heine đánh giá Faust là “Kinh thánh cuộc đời của dân tộc Đức” (4).
1/ Chủ đề của tác phẩm
Nàng Kiều thuộc giòng dõi danh giá, tài đức vẹn toàn, đã đính hôn với Kim Trọng. Bọn nha lại bất lương gây oán với gia đình, Kiều phải hy sinh tình riêng và bán mình chuộc cha cho trọn chữ hiếu làm con, chấp nhận hiểm nguy. Từ đó, nàng bị bọn buôn người xô đẩy vào cuộc đời gian truân, lận đận đầy oan trái trong suốt 15 năm,ba lần bị bán vào lầu xanh, ba lần tự tử vẫn không thể thoát được duyên số “tài mệnh”. Kiều là tiếng kêu bi thương ai oán của một người con gái tài ba đức hạnh mà phải cam phận sống cuộc đời oan trái tủi nhục do xã hội phong kiến suy đồi gây nên.
Chàng Faust là một thanh niên ham nghiên cứu khoa học với nghị lực phi thường để chinh phục thiên nhiên và phục vụ xã hội. Để thỏa mãn lòng đam mê tìm tòi hiểu biết của mình, Faust chấp nhận bán linh hồn mình cho quỷ Mephisto với cam kết nó sẽ giúp Faust thỏa mãn sự thèm khát hiểu biết, vươn tới sức mạnh trí tuệ cao độ. Từ đó Faust sống một cuộc đời hết sức hoạt động theo đuổi một sự nghiệp của nhà trí thức đầy trí tuệ và năng động. Giai cấp tư sản Đức đang thời buổi phát triển, xem chàng Faust là một thách đố ngạo nghễ của giai cấp mình, là một anh hùng tư sản đang chống lại nền phong kiến đang tàn lụi.
2/ Bối cảnh lịch sử của Kiều Và Faust.
Kiều được viết trong lúc xã hội phong kiến Việt Nam tan rã thối nát, một thời loạn của thế kỷ XVIII. Triều Lê yếu kém, bị chúa Trịnh ức hiếp. Bọn quý tộc và quan lại, bọn sai nha, bà lớn cô chủ, kể cả tầng lớp kẻ sĩ đều tham ô, độc ác, hà hiếp dân nghèo. Đồng tiền ngự trị ở xã hội quyền thế. Bọn kiêu binh nổi dậy chém giết, tàn phá kinh thành, cướp bóc nhũng nhiệu. Các phong trào nông dân nổi lên khắp nơi, đặc biệt phong trào Tây Sơn hùng mạnh. Gia đình Nguyễn Du cũng bị liên lụy: dinh cơ của anh cả là Nguyễn Khản bị bọn kiêu binh đốt phá. Nhiều anh em họ hàng bị Tây Sơn giết chết. Chính Nguyễn Du cũng bị tù một thời gian. Sau đó phải sống chui lủi trốn tránh khắp nơi trong cảnh nghèo đói chia lìa. Đến đâu cũng phải chứng kiến cuộc đời đen bạc, loạn ly. Bối cảnh lịch sử xã hội ấy ảnh hưởng sâu xa trên thân thế và tác phẩm Kiều của Nguyễn Du. Ông làm quan bất đắc dĩ dưới thời Gia long, luôn có thái độ thụ động và miễn cưỡng. Tuy giữ nhiều chức vụ cao, nhưng ông không có quyền hành chẳng qua là do chính sách chiêu dụ của triều đại mới Gia Long. Trong 18 năm sĩ hoạn mà ba lần ông xin từ chức, thích sống ẩn dật.
Truyện Faust được sáng tác trong giai đoạn văn học Bão Táp và Xung Kích (1770 – 1780) của nước Đức, lên án chế độ phong kiến quý tộc tàn bạo vua chúa và quý tộc địa chủ trụy lạc. Phong trào văn học này bênh vực đẳng cấp thứ ba trong xã hội: gia sư, nhà văn nghèo, lao động bình thường và dân cùng khổ. Họ phơi bày ra ánh sáng những mâu thuẫn giữa hai giai cấp phong kiến quý tộc và giai cấp thứ ba: Sự ràng buộc khắt khe của trật tự và đạo lý phong kiến khiến cho cuộc sống ngột ngạt và thiếu tự do cá nhân.
Bản thân Goethe, tuy giữ nhiều chức vụ quan trọng giữa triều đình quận chúa,nhưng hoạt động của ông không đem lại một lý tưởng mà ông mong đợi: đòi lại quyền sống, ấm no, và sự tự do cho dân nghèo, tức là đi ngược lại quyền lợi và thế lực của vua chúa quý tộc và đại địa chủ. Họ luôn gây cản trở cho hoạt động của ông. Ông chán nản đời sống quan chức, bỏ triều đình đi du khảo nhiều năm tại nhiều nước châu Âu trong nhiều năm tháng và chuyên tâm học tập nghiên cứu thêm các ngành khoa học nhân văn và khóa học tự nhiên khác.
3/ Nội dung Kiều và Faust
Nguyễn Du sáng tác truyện Kiều dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của nhà văn Trung Quốc là Thanh Tâm tài nhân. Nhân vật Kiều là một kỹ nữ tài hoa có thật với cuộc đời chìm nổi gian truân đã trở thành một nhân vật trong truyện dân gian và trong nhiều tác phẩm của các nhà văn Trung Quốc như Đới sỹ Lâm, DưHoài...
Truyện Faust của Goethe cũng lấy chất liệu trong truyện “Chàng tiến sĩ Faust” trong văn học dân gian Đức. Faust là một nhân vật có thật (1480 - 1530) sống ở vùng Tây Nam nước Đức. Đó là một chàng bán thuốc rong ở các chợ bằng cách xem tướng, biểu hiện những trò quỷ thuật, biết điều khiển quỷ thần để kiếm được nhiều tiền và danh tiếng. Xã hội thời ấy xem anh ta là kẻ thân cận của quỷ thần nên vừa sợ lại vừa khâm phục. Từ đó trong dân gian lan truyền các chuyện huyền thoại về một chàng trai dám tự ý đi theo con đường nhận thức riêng của mình nên bị nhà cầm quyền và giáo hội Thiên chúa giáo lên án và bị rơi vào tay ma quỷ và chết thảm hại. Nhà văn F.Spiess viết “Câu chuyện Tiến sĩ Faustus” đầu tiên (Xb.năm 1587) và được tái bản nhiều lần, được dịch sang tiếng Anh (1588), tiếng Pháp và tiếng Hà Lan (1592), tiếng Tiệp (1611). Một vài nhà văn Đức cũng viết truyện về Faust (Xb. các năm 1599, 1674, 1713) đề cao giáo huấn đạo Thiên chúa và cảnh cáo lòng kiêu ngạo về sự hiểu biết và sự tự nhận thức của Faust về cá nhân mình. Tại sao? Theo nghĩa đen “Faust” là nắm tay, quả đấm, nhưng theo nghĩa bóng nó ám chỉ sự quyết tâm tiến tới, sự tự quyền tự lập và có tính cách chống đối cấp trên. Giáo hội Thiên chúa giáo thời ấy cho sự khao khát hiểu biết là lòng say mê hành động,là sự kiêu ngạo cá nhân, là kết quả của việc kết bạn với ma quỷ và xem những bộ môn khoa học tự nhiên, những kiến thức khoa học của Copernicus, Gallilei,Darwin là những tư tưởng bạo động, thoán nghịch, chống lại giáo hội và cho đó là sản phẩm của ma quỷ.
Nhân vật Faust tượng trưng cho sự đam mê nghiên cứu và sáng tạo của xã hội Đức TK.XVIII. Tôn chỉ chàng Faust của Goethe là hành động và tự do.
4/ Mục tiêu diễn đạt.
Qua nhân vật Kiều, Nguyễn Du có ý diễn đạt sự đấu tranh giữa thiện và ác, bề mặt bề trái(tính lưỡng nghi) trong nội tâm của con người Việt Nam và dừng lại ở cảnh đoàn tụ gia đình và Kiều – Kim Trọng, nghĩa là bênh vực quyền sống của phụ nữ, vốn bị chà đạp trong xã hội phong kiến Việt Nam và cũng dừng lại ở đời sống tình cảm sum họp với hạnh phúc trần gian.
Qua nhân vật Faust và quỷ Mephisto, Goethe muốn biểu đạt sự tương tác giữa ánh sáng (bản năng cao thượng, sự vươn lên,sự hướng thiện và bóng tối (bản năng thấp hèn, sự ác trong mỗi con người (tính lưỡng nghi)đồng thời diễn đạt sự tranh đấu giữa thiện và ác trong nội tâm con người. Trong Faust phần I tác giả đề cập đến tình yêu giữa Faust và nàng Gretchen; trong Faust phần II, Goethe đề cập đến lý trí: vươn lên, hành động, đi tìm ý nghĩa cuộc đời, từ các vấn đề cá nhân một người (Faust) đến vấn đề lớn của loài người, khám phá và chinh phục thiên nhiên phục vụ con người.
5/ Thời gian và không gian trong truyện Kiều và truyện Faust.
Trong truyện Kiều, cuộc đời lận đận của Kiều chỉ 15 năm, tương đối ngắn. Không gian cũng hạn hẹp, cuộc chiến giữa thiện và ác, giới hạn giữa hai tuyến: Kiều đối chọi với các nhân vật phản diện, khép kín trong một xã hội phong kiến và thế kỷ 18.
Trong truyện Faust: tác giả đề cập tới toàn bộ lịch sử nhân loại. Thời gian kéo dài suốt lịch sử loài người. Không gian rất rộng, cả toàn xã hội Đức giai cấp tư sản đang đà phát triển, đẳng cấp thứ ba (giới trung lưu và nghèo, buôn bán nhỏ, thợ thuyền, lao động, nông dân nghèo, trí thức hạ giới làm gia sư, thông dịch, viết thuê...) đấu tranh với tầng lớp phong kiến đang tàn lụi.
6/ Thể loại truyện Kiều và Faust.
Kiều được sáng tác bằng chữ Nôm, tiếng dân tộc, bằng thể truyện thơ lục bát là một thể loại văn học rất thịnh hành tại Việt Nam ở thế kỷ XVIII. Truyện Kiều có 3.254 câu thơ. Thời gian Nguyễn Du sáng tác Kiều còn đang tranh cãi:hoặc trong lúc làm cai hạ ở Quảng Bình (1804 - 1809) hoặc được viết sau chuyến đi sứ Trung Quốc về (tháng 4.1814), nhưng trong thời gian ngắn, có truyền thuyết cho rằng chỉ trong một đêm.
Truyện Faust được viết bằng tiếng Đức là tiếng dân tộc. Faust gồm 12.111 câu xen lẫn nhiều đoạn văn xuôi mang tính kịch, là thể loại văn học đạt đỉnh cao nhất trong thời văn học Bão Táp và Xung Kích (1770 - 1785) cũng như văn học cổ điển Đức (1786 - 1832). Truyện Faust được tác giả viết suốt cả cuộc đời hoạt động của mình: thời trẻ ông viết truyện Faust I (xuất bản 1808) và Faust II được sáng tác vào tuổi 50 và kết thúc chỉ một năm trước khi mất vào tuổi 82, (năm 1831). Ông cho niêm phong lại, chỉ cho phép xuất bản (1832) sau khi ông mất. Goethe đã dành tất cả 60 năm đời mình để sáng tác truyện Faust, được xuất bản 4 lần sau khi viết xong từng phần một và lần xuất bản cuối cùng sau khi mất bao gồm 4 tập. Faust là một công trình đồ sộ của một thiên tài xuất chúng và một đại trí thức uyên bác.
7/ Cấu trúc tác phẩm
Truyện Kiều được bố trí theo đơn tuyến: gặp gỡ, ly biệt, đoàn tụ. Cuộc sống nàng Kiều được xây dựng theo thuyết “tài mệnh tương đố”.
Trái lại, truyện Faust được xây dựng theo đa tuyến nhưtinh thần của văn học khai sáng (1720 - 1785). Faust là chàng thanh niên năng động, không ngừng cố gắng vươn lên với lòng ham mê tìm hiểu và khám phá thiên nhiên để chinh phục nó và bắt nó phục vụ con người. Đây là một trào lưu tinh thần (triết học, văn học...) lấy lý trí làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình với tinh thần bình đẳng và có niềm tin vào sự tiến bộ, dùng lý trí để đi tìm chân lý và giải phóng tư tưởng cho mọi người.
8/ Nghệ thuật của Kiều và Faust.
a) Nguyễn Du và Goethe xây dựng những mẫu người lý tưởng theo phương pháp sáng tác theo khuynh hướng chủ nghĩa cổ điển. Nguyễn Du dựng nên những tình huống éo le cho gia đình dẫn đến Kiều vì chữ hiếu mà chịu hy sinh tình riêng tự bán mình cứu cha để bị sa vào cuộc đời trong chốn thanh lâu ô nhục. Tác giả Faust xây dựng ra tình huống tình cờ có chủ ý: Faust và quỷ Mephisto gặp nhau và ký kết giao kèo bán linh hồn của mình để thỏa mãn lòng ham mê tìm tòi hiểu biết và những dục vọng thấp hèn tầm thường.
b) Trong cả hai tác phẩm, tác giả đều dùng đến những yếu tố tâm linh hoang đường: bóng ma của Đạm tiên báo mộng, Kiều chết đi sống lại. Faust gặp Chúa và bán linh hồn cho quỷ Mephisto.
c) Nhân vật nữ là Kiều và Faust là nam giới được hai tác giả chọn để diễn đạt tính cách dân tộc của mình.Kiều mang cảm tính Đông phương: nặng về tình cảm,cam phận, thụ động.
“Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (câu 83-84)
Trong suốt 15 năm sống lưu lạc, tủi nhục ở chốn thanh lâu, Kiều vẫn cố bám víu vào sự sống và vẫn giữ được cái cốt cách cao thượng cho trọn chữ hiếu chữ tình. Kiều là mẫu người lý tưởng về đức hạnh và tài sắc của thời đại ấy.
Chàng trai Faust là người trí thức có học vấn cao và có bản lĩnh đàn ông. Chàng luôn “cần cù nghiên cứu và dốc công gắng sức phi thường”(Tr.60). Faust có bản lĩnh ý chí cương quyết, dám tự ý riêng đi theo con đường mình ước mong để tìm tòi hiểu biết không ngừng về “những năng lực huyền bí, những mầm sinh vạn thuở” (Tr.61)
Trong buổi giao thời phong kiến -tư sản của xã hội Đức thì Faust là một mẫu người lý tưởng. Faust không sống thụ động mà luôn sống chủ động: “khởi thủy là hành động”(câu 7a).Kiều luôn bị động trong mọi tình huống éo le trắc trở, tuy chịu cam phận, nhưng vẫn giữ được bản tính cao đẹp vốn có của tâm hồn mình. (Không trả thù độc ác hay giết Hoạn thư là người đã cư xử rất tànác với mình, thương cảm Đạm tiên làngười tài ba mà chết yểu...)
Faust đã gieo kèo bán linh hồn cho quỷ Mephisto với mục đích thỏa mãn lòng ham muốn tìm tòi nghiên cứu, nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh tao không bị sa lầy nơi dục vọng thấp hèn mà vươn lên được tới mục đích của đời mình (khai khẩn đất hoang, mở thêm bờ cõi cho đất nước...). Faust đã hoạt động và nổ lực không ngừng, đã dùng lý trí hướng dẫn đường đời của mình không để tình cảm lấn át hoạt động mình.Kiều đại diện cá tính con người Đông phương: sống thụ động, nặng về tình cảm và có ý thức cộng đồng. Faust đại diện nhân cách Tây phương: sống nặng về lý,duy ý chí, cá nhân chủ nghĩa,lấy hành động làm phương châm cuộc đời.
9/ Triết lý của Kiều và Faust
Kiều đại diện triết lý Đông phương: tài mệnh tương đố được lý giải thông qua cái nghiệp theo luật nhân quả của Phật giáo, có khuynh hướng nhất nguyên luận (Monism) của Đông phương, đặc biệt ở Đạo học.
Faust đại diện triết lý Tây phương: duy lý, triết lý về lẽ sống và sự nghiệp con người thông qua hành động và nỗ lực tìm tòi hiểu biết, tìm ra con đường chân lý. Faust hướng về thuyết nhị nguyên luận (Dualism)
10/ Tư tưởng tôn giáo:
Kiều chịu ảnh hưởng Phật, Nho, Lão, đang khi Faust chịu ảnh hưởng Thiên chúa giáo. Cả hai đều là những tín ngưỡng của dân tộc mình.
III. Hai thiên tài dân tộc
Nguyễn Du và Goethe là hai thiên tài dân tộc mình. Kiều và Faust là đỉnh cao của văn học hai nước. Triết gia Đức F.Nietzsche đã ca tụng Goethe như sau:“Goethe không chỉ là một người tốt, một đại tài mà là cả một văn hóa. Trong lịch sử dân tộc Đức, Goethe là một sự tình cờ không có đoạn kết” (5). Cả hai đều biết tận dụng ngôn ngữ dân tộc, khai thác một cách sáng tạo ca dao, tục ngữ và diễn đạt hợp tâm lý đại chúng. Nguyễn Du đề cập đến những vấn đề cốt yếu trong xã hội con người Việt Nam: thiện -ác, ghen tuông, tính tương phản (hai mặt phải trái...), số phận và nêu bật tính cách Đông phương thiên về tình cảm. Goethe nêu lên vấn đề cốt lõi con người: đi tìm cái lẽ sống đích thực và làm nổi bật tính cách Tây phương thiên về lý trí và cá nhân chủ nghĩa. Tình yêu giữa Kiều và Kim Trọng, giữa nàng Gretchen và chàng Faust đều chân thật trong sáng. Khác nhau ở chỗ Kim Trọng chấp nhận hoàn cảnh,lấy giải pháp dung hòa là cưới Thúy Vân em Thúy Kiều. Đang khi nàng Gretchen chết oan ức rất trẻ, bị tử hình vì tội giết con mình (do quỷ Saphisto dụ dỗ). Thì Faust vươn lên phấn đấu nổ lực vượt qua đau buồn, sống tiếp cuộc đời hành động làm cho cuộc đời mình mang lợi hữu ích cho dân tộc và nhân loại.
Truyện Kiều gói ghém tâm sự tác giả: một bầy tôi trung của nhà Lê, vì quốc biến mà không giữ được chữ trung phải phục vụ triều mới là nhà Nguyễn, như Kiều đã đính ước với Kim Trọng mà vì gia đình gặp nạn phải bán mình chuộc cha không giữ được chữ trinh với người yêu. Từ Hải là một tướng giặc chống lại triều đình được Nguyễn Du nâng lên thành “một đấng anh hùng” (6) cố ý đề cao các phong trào nông dân nổi lên chống áp bức độc tài của chế độ phong kiến thời ấy.
Faust là hoài bão của Goethe với ý chí vươn lên qua hoạt động và nghiên cứu tìm tòi cũng là ý chí phấn đấu của dân tộc Đức thời tư bản chủ nghĩa đang phấn đấu vượt qua tập đoàn phong kiến đang suy tàn. Nhưng khác nhau ở chỗ Nguyễn Du chỉ là nhà thơ có tài, nhà tư tưởng thâm sâu. Còn Goethe chẳng những là một đại thi hào màcòn là một học giả uyên thâm, có trí tuệ cao siêu bao quát nhiều ngành khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên. Sự nghiệp văn thơ của ông nghiên cứu rất vĩ đại: dịch kinh thánh, dịch các tác phẩm văn học Pháp (Voltaire, Diderot...) biên khảo nhiều đề tài khoa học khác nhau và được phổ biến cả châu Âu thời ấy. Sự khác biệt này là do hoàn cảnh giáo dục của Nguyễn Du với lối học từchương vô bổ của Nho học và ảnh hưởng của triết lý tam giáo Nho - Phật – Lão đặc biệt Á đông: thụ động, nhẫn nhục cam phận. Đang khi đó Goethe được hưởng thụ một nền giáo dục tiến bộ,khoa học rất tích cực và đa dạng và chịu ảnh hưởng sâu đậm của Thiên chúa giáo, đầy yếu tố chủ nghĩa cá nhân và duy lý và các phong trào tiến bộ châu Âu như cách mạng Pháp (1789). Đặc biệt là Goethe suốt đời giao lưu rất rộng rãi với nhiều chính khách, học giả, văn nghệ sĩ lớn của Đức và cả châu Âu nhất là đi du khảo rất nhiều và trong thời gian dài tại các nước châu Âu với tinh thần học hỏi nghiên cứu nhiều lãnh vực, đang lúc Nguyễn Du chỉ sống gò bó trong nước, trừ ra một lần đi sứ Trung Quốc với phương tiện eo hẹp, lạc hậu thời bấy giờ.
Năm 1999 nước Đức và rất nhiều viện Goethe trên thế giới long trọng kỷ niệm 200 năm sinh của đại thi hào Goethe. Nhà xb. Hanser tại TP.Munich đã bỏ ra 14 năm trời để xuất bản toàn bộ gia tài trứ tác của Goethe gồm 32 bộ sách, giá trọn bộ là 2.700 Đức mã (khoảng 1.500 USD năm 1999). Với công sức làm việc và với số tiền rất lớn để đưa ra thị trường một bộ sách đắt như thế thì chúng ta thấy sự hâm mộ và kính trọng của dân tộc Đức đối với văn học cao độ như thê nào. Năm nay đại thi hào Nguyễn Du được dân ta tổ chức long trọng kỷ niệm 250 ngày sinh, không biết truyện Kiều và gia tài trứ tác của cụ có được cái danh dự phổ biến và đón tiếp nồng hậu của những thế hệ mai sau chúng ta ngày nay như thế nào?
Chú thích:
1). Trương Minh Đức, 2005 tr.25
Đào Văn Vỹ, 1980, Nguyễn Du và thân phận con người hay Thúy Kiều và định mệnh, Văn hiến tập san (LosAngles) số 1 tr.59-79.
Goethe, J.W. ,1982, Nỗi đau của chàng Werther, Quang Chiến dịch, Nxb văn học. HN
Goethe, J.W. ,1997, FaustIund Faust II. Interpretationvon R.Sudan(Truyện Faust I và Faust II, R.Sudan bình luận)
Goethe, J.W. ,1999, Thơ trữ tình, Trần Dương dịch, Nxb Văn học. HN
Nguyễn Khắc Viện,1971, Giới thiệu truyện Kiều, Viện văn học VN, kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du, Nxb. KHXH. Hanoi, tr.198
Seehafer, Klaus,1999, J.W.von Goethe – Dichter, Naturforscher, Staatsmann(Goethe – nhà thơ, nhà nghiên cứu thiên nhiên – nhà chính khách), Nxb.Inter Nationes, Bonn, Đức
Trần Ngọc Ninh,1972, Ý nghĩa truyện Kiều trong dân gian – cơ cấu và ý nghĩa, Bách khoa, Saigon số381, 13-22
Trương Minh Đức,2005, Tính lượng phân trong truyện Kiều, Nxb. Thanh niên.
Xuân Diệu,2001, Ba thi hào dân tộc: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nxb.Thanh Niên. HN
Những năm tháng chiến tranh thế
giới lần thứ nhất bùng nổ, không có dân tộc nào thù ghét dân
Đức như người Pháp, thế mà nhà thơ Jean Moress đã nói: "Goethe
là người Đức duy nhất mà chúng ta có thể mến được!" (Le seul
Allemand que nous puissions aimer!)
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/88/itemid/11569/search/johann-wolfgang-von-goethe/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/88/itemid/11569/search/johann-wolfgang-von-goethe/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
J.W. Goethe - nhà thơ trữ tình vĩ đại nhất của dân tộc Đức
09:52 | 25/11/2009
TRẦN ĐƯƠNGGoethe (1749-1832) hoạt động trên
rất nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào ông cũng thâu tóm những tri thức đồ
sộ, cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. Tên tuổi ông trở thành niềm
tự hào của cả dân tộc, được Các Mác gọi là người Đức vĩ đại nhất”.
Thi hào Đức Johann Wolfgang von Goethe - Ảnh: wikipedia.org
Trong
di sản văn hóa nhân loại, ông để lại một khối lượng thật lớn lao về văn
học - nghệ thuật, về lịch sử, triết học, mỹ học, địa lý học, ông nghiên
cứu nghệ thuật cổ Hy Lạp, nắm chắc nhiều ngoại ngữ, có những phát minh
về cơ thể học, quang học, màu sắc, địa chất học, thực vật học... Sau khi
tốt nghiệp tiến sĩ luật học, ông đã hoạt động trên nhiều lĩnh vực xã
hội: sản xuất công nghiệp, giao thông, thương mại, hải quan, từng nhiều
năm là thượng thư của triều đình Vai-ma, giám đốc nhà hát thành phố...
Tóm lại, ở ông, chung đúc những tài năng xuất chúng của một nghệ sĩ, một
nhà tư tưởng, một nhà lãnh đạo nhà nước, một nhà khoa học.Riêng trên lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, ông là tác giả của ngót 100 tác phẩm thi ca, sân khấu, văn xuôi, tiểu luận, phê bình, dịch thuật... Những tác phẩm ấy góp phần quyết định đưa văn học Đức lên đỉnh cao cổ điển. Xét cho cùng, Goethe không chỉ là một con người toàn năng trong sáng tạo văn học- nghệ thuật, mà còn là một tấm gương sáng ngời của con người phấn đấu bền bỉ, kiên cường theo tinh thần Phục Hưng. Đó là một con người khổng lồ về trí tuệ, về nhiệt tình, cảm xúc và sức mạnh hành động.
Trước con người Goethe, trước toàn bộ di sản của ông, thật khó viết một điều gì cho thỏa đáng. Tôi cảm thấy choáng ngợp, choáng ngợp đến bất lực. Phải sau một thời gian khá dài, khi bình tĩnh trở lại, tôi mới dám nói điều này: ở ông, dẫu sao, trước hết và trên hết, là một thi sĩ. Ở các lĩnh vực khác, có thể ông chỉ hoạt động trong từng thời điểm, trong từng khía cạnh. Song, ở thơ - vâng, ở thơ trữ tình, Goethe là người sáng tạo không ngừng, không nghỉ, suốt từ năm lên bảy tuổi cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Nhìn lại hàng nghìn bài thơ được ông viết ra trong gần tám thập kỷ liên tục, tôi cảm nhận: thơ trữ tình là cả một vòng cung chói sáng ôm trọn cuộc đời ông. Đúng vậy, thi ca là bộ phận qúi giá nhất trong di sản khổng lồ của ông. Trong tiến trình phát triển văn học Đức, thơ ông chiếm một vị trí đặc biệt, có một không hai. Cuối thế kỷ 18, sang đầu thế kỷ 19, nền văn học Đức đã có ông như một đỉnh cao muôn trượng, sừng sững đứng ở một góc trời miền Nam nước Đức mà tầm mắt thì trùm khắp châu Âu, trùm khắp cả nhân loại. Và sau ông, vẫn chưa một ai trong các thi sĩ Đức sánh kịp ông. Ông được xếp ngang hàng với Hô-me, Đăng-tơ, Sếch-xpi-a, Tôn-xtôi..., những ngôi sao rực rỡ nhất trên bầu trời văn học của nhân loại. Và ánh sáng của thiên tài ông, ảnh hưởng của ông như một sự khích lệ đối với sự phát triển các nền văn học dân tộc ở châu Âu thế kỷ 19 - một thế kỷ lẫy lừng với những tên tuổi bất hủ, ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của Goethe, ấy là Huê-đơ-lin và Ai-sen-đốp, Muê-ri-khuê và Hai-nơ, Pê-tô-phi và Sê-ly, Bê-răng-giơ và Bô-đê-le...
Thơ, như đã nói, là thể loại văn học được Goethe sáng tạo trong suốt cuộc đời ông. Không một khoảng khắc nào, một ý tưởng nào, một cảm xúc nào, một sự kiện nào trong cuộc đời lâu dài, đầy khó khăn của ông lại không được viết thành thơ. Và tài năng thi ca ấy, như một dòng chảy không ngừng, dù có lúc gặp phải đá chắn, những khúc quanh co, luôn luôn phát triển theo những hướng kiên quyết, tạo những lối đi mới mẻ. Chưa một giây phút nào báo hiệu cái gọi là nguy cơ thất bại trong sáng tạo thi ca của ông. Ngược lại, càng sáng tạo lâu, càng trải qua thử thách, tài năng thơ của Goethe càng nở rộ, chín tới, càng độc đáo, hoàn mỹ. Nhìn vào các thi phẩm của ông, mỗi tập được coi như một vụ gặt, vụ sau trĩu hạt hơn vụ trước. Nếu tập An-nét-te ở những năm đầu còn là những thể nghiệm của một tài năng bẩm sinh, thì Những bài ca xứ Dê-den-hai-mơ là khúc hát tràn trề sức sống, dào dạt tình yêu, sự tươi trẻ, hồn nhiên, đằm thắm của những cảm xúc lành mạnh, thanh cao.
Trước ông, chưa từng có những câu thơ như thế trong văn học Đức. Trong những thế kỷ dài dằng dặc của thời Trung cổ, con người bị đè nén, coi thường, sống trong u uất, tủi nhục, bất lực, làm sao có những cảm xúc trẻ trung, tươi vui! Goethe là con người của thời Khai sáng, của Bão táp và xung kích, hiện thân của niềm khát vọng cá nhân, của chủ nghĩa nhân văn, của ý thức về vị trí, vận mệnh của mình. Các nhà thơ trước ông chưa thể tự biểu hiện mình. Còn với Goethe, “mỗi bài thơ lại là một mảng của sự thú nhận lớn”. Trước Goethe, các thi sĩ thường chỉ sao chép, vay mượn những khuôn mẫu của nước ngoài, mô tả thiên nhiên một cách khách quan... Đến lượt Goethe, nhân danh một thi sĩ, nhân danh cảm hứng của cái “tôi”, ông phát ngôn tiếng nói của cả một thế hệ đang lên, của một giai cấp tư sản tiến bộ tràn đầy khát vọng dân chủ. Cái “tôi” riêng ấy đã thành cái ta chung của biết bao con người đang hăm hở xông vào cuộc đổi đời theo ý nghĩa nhân văn.
Điều cần nói trước hết trong thơ Goethe là con người hôm nay giao hòa cùng thiên nhiên- thiên nhiên trở thành bạn tâm tình của con người. Thiên nhiên được người hóa. Thiên nhiên thời Trung cổ âm u, là xứ sở của phù thủy, của các các ông khổng lồ, thật xa lạ và đáng sợ. Đến Goethe, thiên nhiên được biểu hiện với những cảm xúc của trái tim. Chưa bao giờ trong thơ Đức, thiên nhiên được ca ngợi với những câu thơ ấm áp như thế. Mặt trời, hoa cỏ, đồng nội, tiếng họa mi... biểu hiện cái đẹp; nói đúng hơn, vẻ đẹp của thiên nhiên được trả lại cho nó. Giờ đây, con người thấy tâm hồn mình- qua tiếng lao xao của lùm cây, ánh sáng lung linh của giọt sương mai trên cánh hoa đẹp, qua lớp lớp sóng cuộn... Tiếng lao xao ấy là lời bạn tâm tình. Ở giọt sương ấy như thấp thoáng hình ảnh của vũ trụ bao la. Những đợt sóng kia là tình yêu mãnh liệt hay ý chí kiên cường... “Trở lại với thiên nhiên!”, câu nói của Rút-xô vang lên như một lời kêu gọi, muốn dẫn tâm hồn người thế kỷ 18 ra khỏi cái ẩm mốc, cái thế giới siêu nhiên, cái giả dối của xã hội cung đình, cái ngột ngạt, tầm thường, ti tiện của đời sống trưởng giả.
Thiên nhiên chiếm một vị trí chủ chốt trong thơ Goethe, đặc biệt là trong Những bài ca xứ Dê-den-hai-mơ, viết từ năm 1770 đến 1775, tức là trước khi ông nhận lời mời của Các Au-guxt đến Vai-ma và ở lại đó cho đến khi từ giã cõi đời nay. Tiêu biểu cho tập này là các bài “Bông hoa đồng nội”, “Một nét xuân”, “Chào đón và giã từ”, “Ca khúc tháng năm”... Đọc những câu thơ ấy, ta thấy hiện lên gương mặt rạng rỡ của chàng thanh niên thi sĩ giữa thiên nhiên, giữa đất trời:
“Kỳ diệu thay, thiên nhiên
Rọi hồn ta, rực rỡ!
Mặt trời đang bừng lên!
Đồng nội cười hớn hở!
Biết bao là hoa lá
Chồi đâm tự mỗi cành
Và ngàn vạn âm thanh
Cất lên tự bờ xanh!”Cả một thế hệ thanh niên - cùng lứa tuổi Goethe - đọc thơ Goethe, thấy ở Goethe tiếng hót của con chim gọi bầy:
“Như con chim sơn ca
Yêu khí trời, tiếng hát
Như buổi mai ngàn hoa
Say hương đời ngào ngạt!”Như đã nói, trước Goethe, không hề có những câu thơ rộn rã, tươi vui như thế. Nếu nói về thiên nhiên, các nhà thơ trước ông chỉ vịnh cảnh bên ngoài. Còn giờ đây, với Goethe, nó là tấm gương trong soi bóng thiên nhiên - nội tâm. Cảnh và tình của ông là một thể thống nhất, không tách rời nhau. Tình, trước hết là tình yêu. “Ca khúc tháng năm”, bài thơ dài 36 câu này là một bản tình ca tươi thắm, trong đó có tới 7 lần nhà thơ dùng đến từ “yêu đương”:
“Xin chào em, cô gái!
Ta yêu nàng xiết bao!
Mắt em nhìn đắm đuối
Hẳn tình em sóng trào!”Thơ tình yêu của Goethe vô cùng phong phú. Ở tập đầu tay, rồi Những bài ca xứ Dê-den-hai-mơ, cho đến Bài ca La Mã, 17 bài xôn-nét, Tập thơ Đông- Tây và cả những bài thơ cuối đời, tình yêu trong trái tim Goethe dường như lúc nào cũng ngân nga. Và dù đó là cảm xúc dào dạt, hay nỗi bâng khuâng, lời hẹn hò hay trách móc... luôn luôn ở Goethe là một tình yêu trẻ trung, trong sáng. Với nàng Phri-đrích-kê Bri-ôn ở Xtơ-ra-xbuốc là một bản tình ca reo vui, với Li-li lại dịu ngọt mà day dứt, với Sác-lốt-tơ Phôn Stai-nơ lắng đọng, cao cả, với Cri-xti-a-na Vun-phi-úx trân trọng nâng niu... Cũng như ở các chủ đề khác, nhà thơ chỉ viết những gì mà nhà thơ từng nếm trải, thơ ông là một sự giãi bày, chủ thể được biểu hiện sâu sắc, mạnh mẽ. Yếu tố trữ tình hòa hợp với trí tuệ vĩ đại, tình cảm chân thành, nồng nhiệt, quyện chặt với tư tưởng tiến bộ, tất cả được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, thấm đượm chất dân ca. Về hình thức thơ, dù là sử dụng đoản ca, tụng ca, xôn-nét hay bi ca, phúng thích... ở thơ Goethe vẫn luôn luôn có những nét mới mẻ, có ý nghĩa mở đường. Cái trục lớn thứ ba trong thơ Goethe là lao động, hành động.
Từ tuổi thiếu niên cho đến buổi hoàng hôn của cuộc đời, Goethe hiển hiện là một con người không ngừng lao động, sáng tạo, không ngừng vươn tới sự hoàn thiện. Trong đời mình, ông cũng như bất cứ ai, từng có những phút giây yếu đuối, thờ ơ, chán chường, có những ngày bệnh tật, thát vọng, thất bại.. Song, đó lại chính là thử thách để ông vượt qua, trưởng thành, để vươn tới một cuộc đời tuyệt diệu, vĩ đại, đáng kính trọng- không những là “người Đức lớn nhất” mà còn là “một người Đức thân yêu”. Nhìn tổng quát, đó là con người từng sống những tháng ngày vô cùng sôi động. Chính Goethe cũng từng tự hào được sống một cuộc đời “trời phú” như vậy. Ông đã chứng kiến cuộc”chiến tranh 7 năm” giữa các thế lức phong kiến quân chủ châu Âu 1756-1763 và sự ra đời của nền quân phiệt Phổ, sự tranh giành thuộc địa giữa Pháp và Anh, cuộc nổi dậy của Bắc Mỹ và sự ra đời của Hoa Kỳ (1776), sự chia cắt Ba Lan tới ba lần, rồi cách mạng Pháp (1789) thiết lập cái quyền lợi của giai cấp tư sản với khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”, chiến tranh xâm lược của Na-pô-lê-ông và chiến tranh giải phóng của các dân tộc châu Âu (1805 - 1813).
Ông cũng chứng kiến sự ra đời của máy móc (máy dệt, máy hơi nước, xe lửa...) cùng những công xưởng công nghiệp và giai cấp công nhân, sự phát triển rực rỡ của hàng loạt lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội... Nước Đức trong những thập kỷ của đời ông là nơi tập trung các mâu thuẫn gay gắt của thời đại ở độ đậm đặc nhất. Trải qua những mâu thuẫn thời đại, với ông, vừa là sự đau khổ, vừa là sự may mắn. Trong thơ ông hiển hiện cái hình ảnh thế giới khách quan ấy, đồng thời sừng sững cả một bức tượng đài thi sĩ Goethe với khí phách của Prô-mê-tê, của con người “xung kich”, của một nhân cách đặc biệt. Phao-xtơ, cũng chính là Goethe, một con người hành động, vươn tới. Khi ông nói " Khởi thủy là hành động”, ai cũng hiểu đó là sự thách thức đối với Kinh thánh: “Khởi thủy là lời!”. Bài thơ Prô-mê-tê được coi là tuyên ngôn mang tính chất phục hưng, đánh giá con người cao hơn mọi thần thánh.
Với Goethe, chỉ có con người trên mặt đất này, những con người biết sống và đấu tranh cho hạnh phúc. Ông khẳng định: “Hạnh phúc luôn ở gần”, hoặc “kẻ được tự do và hưởng hạnh phúc phải là người hàng ngày chinh phục nó”. Và câu thơ kia, “Làm đe hay làm búa”, đọc lên, là cả một thách thức, một khích lệ, một lời kêu gọi hùng tráng. Con người hành động, làm chủ vận mệnh mình, coi thường mọi thứ siêu nhiên, thần thánh, vua quan... là một nét sáng chói, một sợi chỉ đỏ trong tư tưởng nhân văn cao cả của Goethe - một tâm hồn vĩ đại luôn khát vọng tự do, khát vọng hạnh phúc. Nhà thơ lớn Giô-han-nét R. Bê-sơ sau này đã nói một câu có ý nghĩa đúc kết thật sâu sắc về nhà thơ vĩ đại của dân tộc mình: “Goethe là cả một bài ca vĩ đại của nước Đức về cuộc đời. Ông là bài ca cao cả do chính ông hát lên từ chính mình, bằng ngôn ngữ Đức của chúng ta”.Bài ca ấy mãi mãi ngân vang trong lòng mỗi người Đức, trong lòng mỗi chúng ta. Ở đây, kết hợp nhuần nhuyễn đến cao độ giữa số lượng và chất lượng tác phẩm, giữa nội dung và nghệ thuật, giữa truyền thống và đổi mới, giữa kế thừa và vươn tới đỉnh cao, giữa lịch sử và thời sự, giữa lý luận và thực tiễn, giữa triết học và thi ca..., tạo ra những thành tựu hoàn toàn mới mẻ. Ông không chỉ là của riêng nước Đức, ông còn là của châu Âu, của thi ca toàn thế giới. Goethe từng nói một câu, thoạt nghe hơi lạ tai, song bên trong hàm chứa một ý nghĩa, một sự thật: “Các bài thơ của tôi làm ra tôi chứ không phải tôi làm ra chúng”. Những cảm xúc, những ý tưởng trở thành thơ của Goethe được phản ánh như một yêu cầu khách quan, tự chúng bật thành lời ca, tiếng hát, câu thơ... tưởng chừng không do thi sĩ tạo nặn, mà chúng đến thật hồn nhiên - hồn nhiên như tiếng hát. Nghe Goethe tâm sự, tôi bỗng nhớ đến một câu thơ Tố Hữu, tưởng chừng có một nét tương đồng nào đó:
“Ô thích thật, bài thơ miền Bắc
Rất tự do, nên tươi nhạc, tươi vần...”Rõ ràng là hiện thực khách quan đã lôi cuốn tâm hồn nghệ sĩ. Trò chuyện với bạn bè mình, với các cộng sự của mình, Goethe bao giờ cũng nhấn mạnh vai trò quyết định của hiện thực. Ông nói: hiện thực là mảnh đất để thơ ông đứng vững cả hai chân, là nguồn sinh động tạo ra thơ ông. Đối với ông,những bài thơ đến từ không khí đều vô nghĩa. Càng về cuối đời, thơ ông càng bám chắc vào hiện thực đời sống, vào số phận con người. Có lẽ vì thế, ở Tập thơ Đông - Tây, gồm 335 bài, được chia thành 12 “quyển”, viết từ 1814 đến 1819, mở rộng đến 1827, ít thấy những câu thơ nồng nhiệt sôi nổi, mà là những suy nghĩ, chiêm nghiệm của một con người từng trải, mỗi câu thơ như một lời đúc kết về thế thái, nhân tình, về tất cả những gì ông bắt gặp trong cuộc sống con người. Nhiều câu thơ trở thành những châm ngôn, những câu tục ngữ lấp lánh trí tuệ. Và ta hiểu vì sao ông trân trọng một bài thơ ông viết về sự tĩnh lặng, vào năm 1780, khi ông 31 tuổi, bài Khúc ca đêm của khách lữ hành.
Người ta kể lại rằng: Vào những ngày sắp kỷ niệm ngày sinh lần cuối cùng của mình, Goethe đã rời Vai-ma - nơi người ta có ý định kỷ niệm thật trọng thể ngày sinh này - để đến với xứ In-mê-nao yên tĩnh. Ngày 26/8/1831, cùng vói hai đứa cháu của mình, ông bước lên xe ngựa và ngày hôn sau đã tới núi Kích-ken han. Sự tĩnh lặng trong ánh nắng tràn trề của khu rừng vốn rộn rã tiếng ngựa hí và chó sủa như bao trùm lấy ông trên sườn núi vắng. Ông tìm lại ngôi nhà gỗ mà ông từng ngủ qua đêm đúng 51 năm trước đó. Ngôi nhà kia rồi, nó bị cây cối rậm rập phủ kín đến quá nửa. Không cần sự giúp đỡ của ai cả, Goethe bước lên cầu thang, ngó nhìn căn phòng nhỏ, cố tìm lại bài thơ ông viết lên tường gỗ đêm 6/9/1780. Và ông tìm được bài thơ; tự dưng nước mắt ông trào ra ràn rụa, khi ông cất tiếng đọc:
“Trên khắp đỉnh non cao
Tĩnh yên kỳ lạ,
Trong thung sâu, mọi ngả
Em thấy chưa...
Không một tiếng chim rừng
Không một hơi thở nhẹ giữa không trung...
Hãy đợi nhé, em ơi, hãy đợi
Lát nữa thôi, em cũng ngủ, bình yên...”Bình luận về bài thơ này, Bê-sơ gọi đó là “một kỳ quan trữ tình; sự yên tĩnh được khắc họa bằng tột đỉnh của sự hàm súc thi ca, một sự yên tĩnh mà ta càng đọc càng thấy yên tĩnh”.
Vâng, bài Khúc ca đêm của khách lữ hành, được viết bằng bút chì lên tường gỗ, là cả một kỳ quan. Có thể nói rằng, mỗi bài thơ của Goethe cũng là một kỳ quan.
Song, đối với người dịch, để đem về cho bạn đọc nước mình những kỳ quan ấy, là cả một công việc vô cùng gian khổ, hết sức nặng nề. Tôi, người dịch, biết rằng, dù đã cố gắng, tôi như kẻ đuối sức, như kẻ bất lực, và luôn luôn cảm thấy như có lỗi trước một bậc thi hào vĩ đại.
Nhưng biết làm sao? Hãy cứ làm, hãy thử xem, may ra có thể làm nên một vài vỉa than từ cái mỏ than vĩ đại kia. Ngay số lượng các bài thơ được chọn dịch cũng chỉ là một con số ít ỏi, thật mỏng manh, nó chưa “đại diện” cho các chặng đường sáng tác thơ của Goethe.
Tuy nhiên, có một điều này làm tôi yên tâm: ở Việt Nam, thơ Goethe hầu như chưa được dịch. Vậy thì, hãy cứ mở đường cho thơ Goethe đến với Việt Nam, hãy làm cho bạn đọc ta quen dần với Goethe, dù kẻ giới thiệu là tôi còn rất vụng về. Rồi, khi nhịp cầu đã mở, cánh cửa văn hóa giữa hai nước đã mở to ra, Goethe sẽ đến với chúng ta trong đúng tầm cỡ, dáng vóc, tư thế của ông. Ây là tôi tin các bạn của tôi, cùng thế hệ và thế hệ sau tôi, sẽ làm tốt điều ấy.Hà Nội, những ngày đầu tháng 6 năm 1999T.Đ(126/08-99)
Đại thi hào Đức J.W. Goethe: Còn nhiều chuyện lạ
10:00 31/08/2009
Ngày 28/ 8 này là chẵn 260 năm ngày sinh đại thi hào Đức
Johann Wollgang von Goethe (1749-1832), tác giả tiểu thuyết "Nỗi đau khổ
của chàng Werthers" và truyện thơ "Faust" bất hủ. Nhân dịp này, nhiều
tờ báo ở Đức cũng như các nước châu Âu đã có bài ôn lại cuộc đời và sự
nghiệp hùng vĩ của ông, trong đó có những chuyện vui liên quan đến sở
thích và các sinh hoạt đời thường của bậc thiên tài. Sau đây là một đôi
câu chuyện xin được chia sẻ cùng bạn đọc.
Đại thi hào J.W. Goethe. |
Điều oái oăm là cách đây hơn năm, báo chí Đức và nhiều nước rộ lên thông tin: Qua so sánh ADN hộp sọ được xem là của Schiller với ADN những người thân của ông, các chuyên gia đi đến kết luận: Hộp sọ trong lăng mộ bên cạnh lăng mộ của Goethe không phải của Schiller. Còn hộp sọ của Schiller ở đâu, câu hỏi hiện vẫn chưa có lời đáp. Như vậy, nói như một nhà nghiên cứu văn học, hẳn trong lăng mộ, Goethe giờ đang rất "cô đơn".
Nước Đức vốn có truyền thống bảo tồn, bảo tàng. Với một con người được xem là "khổng lồ của thiên niên kỷ" như Goethe thì ngay từ khi ông còn sống, mọi thứ liên quan đến ông đều được nâng niu trân trọng. Tất cả các ý kiến miệng, dù lớn dù nhỏ của ông liên quan đến văn học nghệ thuật đều được ghi lại và sau đó được xuất bản thành sách. Các thư từ, lưu bút được bảo quản chặt chẽ. Nhiều câu nói của ông được xem là chân lý và được truyền tụng.
Sinh ra ở Frankfurt và mặc dù chỉ sống ở thành phố này tới năm 16 tuổi, song đến nay, những vật dụng gắn liền với những kỷ niệm liên quan tới Goethe đều được chính quyền địa phương lưu giữ cẩn thận. Ngôi nhà thuở thiếu thời của Goethe còn đấy. Khách đến tham quan còn được thấy cái bàn cao mà một thời Goethe phải... đứng kiễng chân để viết. Bộ đồ bếp bằng đồng mà mẹ ông từng dùng vẫn được bảo tồn một cách trân trọng. Cạnh ngôi nhà là bảo tàng và thư viện mang tên Goethe.
Tương tự vậy, ở thành phố Leipzig, nơi có nhiều kỷ niệm gắn bó với Goethe, khi đi vào khu vực các tòa nhà cổ, du khách sẽ được thấy hai bức tượng mô tả cảnh sinh hoạt của đôi nhân vật trong truyện thơ "Faust". Nhà hàng được Goethe đưa vào cuốn truyện thơ nói trên hiện cũng có một phòng được đặt tên là phòng Goethe.
Tại Đức, từ lâu người ta đã đặt ra một giải thưởng mang tên Goethe. Nhiều tên tuổi sáng giá của Đức như Sigmund Freaud, như Herman Hesse, Ingmar Bergmar đã được trao giải thưởng này. Giải thưởng được trao hai năm một lần, tại thành phố Frankfurt. Trị giá giải thưởng lần gần đây nhất tương đương với 1 tỉ đồng Việt Nam.
Nếu như gần hai trăm năm nay, công chúng yêu văn học ở Đức đã quá quen thuộc với câu chuyện tình nổi tiếng, có phần "trái khoáy" của Goethe với một thiếu nữ kém ông tới...55 tuổi, thì gần đây, họ lại rộ lên bàn tán trước một giả thuyết: Trong thời thanh xuân, Goethe từng phải lòng và có quan hệ luyến ái với bà Anna Amali, người từng có thời gian trị vì Waimar. Điều đáng nói là người phụ này, theo tác giả của giả thuyết nói trên cho biết, lại trên Goethe tới...10 tuổi. Giả thuyết này hiện không được mấy độc giả Đức "chấp nhận". Có lẽ, lòng sủng ái Goethe của độc giả Đức lớn đến mức, họ có thể "ưng ý" với việc một ông lão Goethe ở tuổi ngoài bảy mươi ngỏ lời cầu hôn với một cô gái mới... 17 tuổi hơn là việc một chàng trai ở tuổi ngoài ba mươi có quan hệ luyến ái với một người đàn bà trên mình tới 10 tuổi? Tất nhiên, đây cũng chỉ là giả thuyết
Phan Thành Thắng
Hai đại thi hào dân tộc: Nguyễn Du và J.W.Goethe
Đã có rất nhiều nghiên cứu về Nguyễn Du và truyện Kiều về mặt văn chương, triết lý,tôn giáo,bối
cảnh lịch sử, tâm trạng tác giả… Trong bài này, chúng tôi muốn đem
Nguyễn Du và truyện Kiều so sánh với một đại thi hào rất nổi tiếng thế
giới: đó là thi hào J.W.goethe của dân tộc Đức và tác phẩm nổi tiếng của
ông là truyện Faust với những điểm tương đồng và khác biệt có thể coi
như đại diện cho hai tính cách Đông phương và Tây phương.
I. Tác giả:Nguyễn Du (1765 - 1820) sinh tại làng Tiên - Điền, Hà Tĩnh. Johann Wolfgang von Goethe (1769 - 1832) sinh tại thành phố Frankfurt am Main (nước Đức). Nguyễn Du lớn hơn Goethe 16 tuổi. Cả hai xuất thân từ một gia đình quyền quý, dòng dõi thế phiệt trâm anh. Thân sinh Nguyễn Du là Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, mẹ là Trần Thi Tần nổi tiếng rất xinh đẹp và hát hay, có nhiều anh em làm quan đại thần. Bản thân Nguyễn Du từng là tri huyện, tri phủ, bố chánh, cần chánh điện đại học sĩ, hữu tham tri bộ lễ, chánh sứ đi Trung Quốc. Ông có kiến thức rộng về văn thơ, âm nhạc và binh thư. Ông sáng tác khá nhiều văn thơ bằng chữ Nho và chữ Nôm, nổi tiếng nhất là truyện Kiều.
Thân sinh của Goethe là nghị viện TP.Frankfurt, mẹ là con gái vị thanh tra giáo dục của thành phố. Gia đình thuộc dòng dõi quý tộc có học vấn cao. Goethe tốt nghiệp cử nhân luật. Ông học thêm nhiều ngoại ngữvà cổ ngữ châu Âu (La tinh, Do Thái… ) học thêm nhiều ngành khoa học nhân văn (văn học, lịch sử, nghệ thuật, hội họa… ) và khoa học tự nhiên (khoáng sản, thực vật học, kiến trúc, hóa học…) cả y học (giải phẫu). Ông đi du khảo trong nước và nhiều nước châu Âu. Ông hoạt động trong khá nhiều ngành: giảng dạy tại các Đại Học, giám đốc nhiều viện văn hóa và khoa học tự nhiên, giám đốc ngành khai mỏ, ngành xây dựng và cầu đường, bộ trưởng bộ chiến tranh (bộ quốc phòng bây giờ)thuộc lãnh địa công tước Karl August. Công tước này đã trao cho ông nhiều trọng trách, mời ông làm cố vấn tham gia cuộc chinh chiến đánh Pháp (1792) do chính công tước chỉ đạo. Nhờ sự học vấn uyên bác và hoạt động trong nhiều ngành ở nhiều cương vị lãnh đạo, Goethe giao lưu,kết bạn và trao đổi thư từ với nhiều chính khách và nhân vật nổi tiếng đương thời như Napoléon (lúc ấy đang chiếm đánh Đức,Áo...), các triết gia (Hegel, Kant,Schelling...) học giả ( Herder, Humboldt...), văn thi sĩ (Schiller, Hoelderlin, Lenz,...) nhạc sĩ Beethoven và hầu hết các nhà văn thơ lớn của các thời đại văn học Bão Táp và Xung Kích (1770 - 1785) và văn học cổ điển Đức (1786 - 1832).
Gia tài trứ tác của Goethe rất lớn, lần xuất bản mới nhất toàn bộ sáng tác của ông gồm 60 bộ sách, bao gồm nhiều lãnh vực: thơ, kịch, tiểu thuyết, nhật ký du khảo, thư từ trao đổi với các chính khách học giả, văn thi sĩ, hồi ký, các khảo cứu về nhiều bộ môn khoa học tự nhiên.
II. Tác Phẩm:Truyện Kiều và Truyện Faust.
Nguyễn Du sáng tác cả văn thơ chữ Hán (202 bài thơ), phổ biến trong giới Nho học. Về chữ Nôm là tiếng dân tộc thì truyện Kiều (3.254 câu) là được phổ biến rộng rãi từ vua quan, trí thức đến đám dân thường, kể cả người không biết chữ,ai cũng thuộc vài đoạn, nhớ vài ba câu câu Kiều để ngâm nga. Kiều đã trở nên món ăn tinh thần và gắn bó vào cuộc sống của cả dân tộc. Không chỉ biết ngâm Kiều mà còn bói Kiều, tập Kiều, lấy Kiều, được đưa lên sân khấu tuồng, cải lương... Một số câu Kiều đã trở thành tục ngữ, ngạn ngôn thông dụng. Kiều đã“gần như một thứ kinh thánh”(1) để vận dụng hàng ngày. Kiều là kiệt tác, là tác phẩm cổ điển tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam được trích đoạn đưa vào sách giáo khoa, được bình luận rộng rãi qua nhiều thời đại, được sau này dịch ra nhiều tiếng nước ngoài.
Goethe đã sáng tác truyện Faust bằng thơ (dài đến 12.111 câu) có xen vài đoạn văn xuôi mang kịch tính. Faust là kiệt tác của văn học cổ điển Đức được phổ biến rộng rãi trong nước, được đưa vào chương trình giảng dạy ở nhà trường, được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài, trong đó có tiếng Việt.(2) Nhiều câu thơ của Faust đã trở thành châm ngôn, ngạn ngôn,những “lời hay ý đẹp” được xuất bản nhiều lần. (3) Nhà thơ người Đức Heine đánh giá Faust là “Kinh thánh cuộc đời của dân tộc Đức” (4).
1/ Chủ đề của tác phẩm
Nàng Kiều thuộc giòng dõi danh giá, tài đức vẹn toàn, đã đính hôn với Kim Trọng. Bọn nha lại bất lương gây oán với gia đình, Kiều phải hy sinh tình riêng và bán mình chuộc cha cho trọn chữ hiếu làm con, chấp nhận hiểm nguy. Từ đó, nàng bị bọn buôn người xô đẩy vào cuộc đời gian truân, lận đận đầy oan trái trong suốt 15 năm,ba lần bị bán vào lầu xanh, ba lần tự tử vẫn không thể thoát được duyên số “tài mệnh”. Kiều là tiếng kêu bi thương ai oán của một người con gái tài ba đức hạnh mà phải cam phận sống cuộc đời oan trái tủi nhục do xã hội phong kiến suy đồi gây nên.
Chàng Faust là một thanh niên ham nghiên cứu khoa học với nghị lực phi thường để chinh phục thiên nhiên và phục vụ xã hội. Để thỏa mãn lòng đam mê tìm tòi hiểu biết của mình, Faust chấp nhận bán linh hồn mình cho quỷ Mephisto với cam kết nó sẽ giúp Faust thỏa mãn sự thèm khát hiểu biết, vươn tới sức mạnh trí tuệ cao độ. Từ đó Faust sống một cuộc đời hết sức hoạt động theo đuổi một sự nghiệp của nhà trí thức đầy trí tuệ và năng động. Giai cấp tư sản Đức đang thời buổi phát triển, xem chàng Faust là một thách đố ngạo nghễ của giai cấp mình, là một anh hùng tư sản đang chống lại nền phong kiến đang tàn lụi.
2/ Bối cảnh lịch sử của Kiều Và Faust.
Kiều được viết trong lúc xã hội phong kiến Việt Nam tan rã thối nát, một thời loạn của thế kỷ XVIII. Triều Lê yếu kém, bị chúa Trịnh ức hiếp. Bọn quý tộc và quan lại, bọn sai nha, bà lớn cô chủ, kể cả tầng lớp kẻ sĩ đều tham ô, độc ác, hà hiếp dân nghèo. Đồng tiền ngự trị ở xã hội quyền thế. Bọn kiêu binh nổi dậy chém giết, tàn phá kinh thành, cướp bóc nhũng nhiệu. Các phong trào nông dân nổi lên khắp nơi, đặc biệt phong trào Tây Sơn hùng mạnh. Gia đình Nguyễn Du cũng bị liên lụy: dinh cơ của anh cả là Nguyễn Khản bị bọn kiêu binh đốt phá. Nhiều anh em họ hàng bị Tây Sơn giết chết. Chính Nguyễn Du cũng bị tù một thời gian. Sau đó phải sống chui lủi trốn tránh khắp nơi trong cảnh nghèo đói chia lìa. Đến đâu cũng phải chứng kiến cuộc đời đen bạc, loạn ly. Bối cảnh lịch sử xã hội ấy ảnh hưởng sâu xa trên thân thế và tác phẩm Kiều của Nguyễn Du. Ông làm quan bất đắc dĩ dưới thời Gia long, luôn có thái độ thụ động và miễn cưỡng. Tuy giữ nhiều chức vụ cao, nhưng ông không có quyền hành chẳng qua là do chính sách chiêu dụ của triều đại mới Gia Long. Trong 18 năm sĩ hoạn mà ba lần ông xin từ chức, thích sống ẩn dật.
Truyện Faust được sáng tác trong giai đoạn văn học Bão Táp và Xung Kích (1770 – 1780) của nước Đức, lên án chế độ phong kiến quý tộc tàn bạo vua chúa và quý tộc địa chủ trụy lạc. Phong trào văn học này bênh vực đẳng cấp thứ ba trong xã hội: gia sư, nhà văn nghèo, lao động bình thường và dân cùng khổ. Họ phơi bày ra ánh sáng những mâu thuẫn giữa hai giai cấp phong kiến quý tộc và giai cấp thứ ba: Sự ràng buộc khắt khe của trật tự và đạo lý phong kiến khiến cho cuộc sống ngột ngạt và thiếu tự do cá nhân.
Bản thân Goethe, tuy giữ nhiều chức vụ quan trọng giữa triều đình quận chúa,nhưng hoạt động của ông không đem lại một lý tưởng mà ông mong đợi: đòi lại quyền sống, ấm no, và sự tự do cho dân nghèo, tức là đi ngược lại quyền lợi và thế lực của vua chúa quý tộc và đại địa chủ. Họ luôn gây cản trở cho hoạt động của ông. Ông chán nản đời sống quan chức, bỏ triều đình đi du khảo nhiều năm tại nhiều nước châu Âu trong nhiều năm tháng và chuyên tâm học tập nghiên cứu thêm các ngành khoa học nhân văn và khóa học tự nhiên khác.
3/ Nội dung Kiều và Faust
Nguyễn Du sáng tác truyện Kiều dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của nhà văn Trung Quốc là Thanh Tâm tài nhân. Nhân vật Kiều là một kỹ nữ tài hoa có thật với cuộc đời chìm nổi gian truân đã trở thành một nhân vật trong truyện dân gian và trong nhiều tác phẩm của các nhà văn Trung Quốc như Đới sỹ Lâm, DưHoài...
Truyện Faust của Goethe cũng lấy chất liệu trong truyện “Chàng tiến sĩ Faust” trong văn học dân gian Đức. Faust là một nhân vật có thật (1480 - 1530) sống ở vùng Tây Nam nước Đức. Đó là một chàng bán thuốc rong ở các chợ bằng cách xem tướng, biểu hiện những trò quỷ thuật, biết điều khiển quỷ thần để kiếm được nhiều tiền và danh tiếng. Xã hội thời ấy xem anh ta là kẻ thân cận của quỷ thần nên vừa sợ lại vừa khâm phục. Từ đó trong dân gian lan truyền các chuyện huyền thoại về một chàng trai dám tự ý đi theo con đường nhận thức riêng của mình nên bị nhà cầm quyền và giáo hội Thiên chúa giáo lên án và bị rơi vào tay ma quỷ và chết thảm hại. Nhà văn F.Spiess viết “Câu chuyện Tiến sĩ Faustus” đầu tiên (Xb.năm 1587) và được tái bản nhiều lần, được dịch sang tiếng Anh (1588), tiếng Pháp và tiếng Hà Lan (1592), tiếng Tiệp (1611). Một vài nhà văn Đức cũng viết truyện về Faust (Xb. các năm 1599, 1674, 1713) đề cao giáo huấn đạo Thiên chúa và cảnh cáo lòng kiêu ngạo về sự hiểu biết và sự tự nhận thức của Faust về cá nhân mình. Tại sao? Theo nghĩa đen “Faust” là nắm tay, quả đấm, nhưng theo nghĩa bóng nó ám chỉ sự quyết tâm tiến tới, sự tự quyền tự lập và có tính cách chống đối cấp trên. Giáo hội Thiên chúa giáo thời ấy cho sự khao khát hiểu biết là lòng say mê hành động,là sự kiêu ngạo cá nhân, là kết quả của việc kết bạn với ma quỷ và xem những bộ môn khoa học tự nhiên, những kiến thức khoa học của Copernicus, Gallilei,Darwin là những tư tưởng bạo động, thoán nghịch, chống lại giáo hội và cho đó là sản phẩm của ma quỷ.
Nhân vật Faust tượng trưng cho sự đam mê nghiên cứu và sáng tạo của xã hội Đức TK.XVIII. Tôn chỉ chàng Faust của Goethe là hành động và tự do.
4/ Mục tiêu diễn đạt.
Qua nhân vật Kiều, Nguyễn Du có ý diễn đạt sự đấu tranh giữa thiện và ác, bề mặt bề trái(tính lưỡng nghi) trong nội tâm của con người Việt Nam và dừng lại ở cảnh đoàn tụ gia đình và Kiều – Kim Trọng, nghĩa là bênh vực quyền sống của phụ nữ, vốn bị chà đạp trong xã hội phong kiến Việt Nam và cũng dừng lại ở đời sống tình cảm sum họp với hạnh phúc trần gian.
Qua nhân vật Faust và quỷ Mephisto, Goethe muốn biểu đạt sự tương tác giữa ánh sáng (bản năng cao thượng, sự vươn lên,sự hướng thiện và bóng tối (bản năng thấp hèn, sự ác trong mỗi con người (tính lưỡng nghi)đồng thời diễn đạt sự tranh đấu giữa thiện và ác trong nội tâm con người. Trong Faust phần I tác giả đề cập đến tình yêu giữa Faust và nàng Gretchen; trong Faust phần II, Goethe đề cập đến lý trí: vươn lên, hành động, đi tìm ý nghĩa cuộc đời, từ các vấn đề cá nhân một người (Faust) đến vấn đề lớn của loài người, khám phá và chinh phục thiên nhiên phục vụ con người.
5/ Thời gian và không gian trong truyện Kiều và truyện Faust.
Trong truyện Kiều, cuộc đời lận đận của Kiều chỉ 15 năm, tương đối ngắn. Không gian cũng hạn hẹp, cuộc chiến giữa thiện và ác, giới hạn giữa hai tuyến: Kiều đối chọi với các nhân vật phản diện, khép kín trong một xã hội phong kiến và thế kỷ 18.
Trong truyện Faust: tác giả đề cập tới toàn bộ lịch sử nhân loại. Thời gian kéo dài suốt lịch sử loài người. Không gian rất rộng, cả toàn xã hội Đức giai cấp tư sản đang đà phát triển, đẳng cấp thứ ba (giới trung lưu và nghèo, buôn bán nhỏ, thợ thuyền, lao động, nông dân nghèo, trí thức hạ giới làm gia sư, thông dịch, viết thuê...) đấu tranh với tầng lớp phong kiến đang tàn lụi.
6/ Thể loại truyện Kiều và Faust.
Kiều được sáng tác bằng chữ Nôm, tiếng dân tộc, bằng thể truyện thơ lục bát là một thể loại văn học rất thịnh hành tại Việt Nam ở thế kỷ XVIII. Truyện Kiều có 3.254 câu thơ. Thời gian Nguyễn Du sáng tác Kiều còn đang tranh cãi:hoặc trong lúc làm cai hạ ở Quảng Bình (1804 - 1809) hoặc được viết sau chuyến đi sứ Trung Quốc về (tháng 4.1814), nhưng trong thời gian ngắn, có truyền thuyết cho rằng chỉ trong một đêm.
Truyện Faust được viết bằng tiếng Đức là tiếng dân tộc. Faust gồm 12.111 câu xen lẫn nhiều đoạn văn xuôi mang tính kịch, là thể loại văn học đạt đỉnh cao nhất trong thời văn học Bão Táp và Xung Kích (1770 - 1785) cũng như văn học cổ điển Đức (1786 - 1832). Truyện Faust được tác giả viết suốt cả cuộc đời hoạt động của mình: thời trẻ ông viết truyện Faust I (xuất bản 1808) và Faust II được sáng tác vào tuổi 50 và kết thúc chỉ một năm trước khi mất vào tuổi 82, (năm 1831). Ông cho niêm phong lại, chỉ cho phép xuất bản (1832) sau khi ông mất. Goethe đã dành tất cả 60 năm đời mình để sáng tác truyện Faust, được xuất bản 4 lần sau khi viết xong từng phần một và lần xuất bản cuối cùng sau khi mất bao gồm 4 tập. Faust là một công trình đồ sộ của một thiên tài xuất chúng và một đại trí thức uyên bác.
7/ Cấu trúc tác phẩm
Truyện Kiều được bố trí theo đơn tuyến: gặp gỡ, ly biệt, đoàn tụ. Cuộc sống nàng Kiều được xây dựng theo thuyết “tài mệnh tương đố”.
Trái lại, truyện Faust được xây dựng theo đa tuyến nhưtinh thần của văn học khai sáng (1720 - 1785). Faust là chàng thanh niên năng động, không ngừng cố gắng vươn lên với lòng ham mê tìm hiểu và khám phá thiên nhiên để chinh phục nó và bắt nó phục vụ con người. Đây là một trào lưu tinh thần (triết học, văn học...) lấy lý trí làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình với tinh thần bình đẳng và có niềm tin vào sự tiến bộ, dùng lý trí để đi tìm chân lý và giải phóng tư tưởng cho mọi người.
8/ Nghệ thuật của Kiều và Faust.
a) Nguyễn Du và Goethe xây dựng những mẫu người lý tưởng theo phương pháp sáng tác theo khuynh hướng chủ nghĩa cổ điển. Nguyễn Du dựng nên những tình huống éo le cho gia đình dẫn đến Kiều vì chữ hiếu mà chịu hy sinh tình riêng tự bán mình cứu cha để bị sa vào cuộc đời trong chốn thanh lâu ô nhục. Tác giả Faust xây dựng ra tình huống tình cờ có chủ ý: Faust và quỷ Mephisto gặp nhau và ký kết giao kèo bán linh hồn của mình để thỏa mãn lòng ham mê tìm tòi hiểu biết và những dục vọng thấp hèn tầm thường.
b) Trong cả hai tác phẩm, tác giả đều dùng đến những yếu tố tâm linh hoang đường: bóng ma của Đạm tiên báo mộng, Kiều chết đi sống lại. Faust gặp Chúa và bán linh hồn cho quỷ Mephisto.
c) Nhân vật nữ là Kiều và Faust là nam giới được hai tác giả chọn để diễn đạt tính cách dân tộc của mình.Kiều mang cảm tính Đông phương: nặng về tình cảm,cam phận, thụ động.
“Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (câu 83-84)
Trong suốt 15 năm sống lưu lạc, tủi nhục ở chốn thanh lâu, Kiều vẫn cố bám víu vào sự sống và vẫn giữ được cái cốt cách cao thượng cho trọn chữ hiếu chữ tình. Kiều là mẫu người lý tưởng về đức hạnh và tài sắc của thời đại ấy.
Chàng trai Faust là người trí thức có học vấn cao và có bản lĩnh đàn ông. Chàng luôn “cần cù nghiên cứu và dốc công gắng sức phi thường”(Tr.60). Faust có bản lĩnh ý chí cương quyết, dám tự ý riêng đi theo con đường mình ước mong để tìm tòi hiểu biết không ngừng về “những năng lực huyền bí, những mầm sinh vạn thuở” (Tr.61)
Trong buổi giao thời phong kiến -tư sản của xã hội Đức thì Faust là một mẫu người lý tưởng. Faust không sống thụ động mà luôn sống chủ động: “khởi thủy là hành động”(câu 7a).Kiều luôn bị động trong mọi tình huống éo le trắc trở, tuy chịu cam phận, nhưng vẫn giữ được bản tính cao đẹp vốn có của tâm hồn mình. (Không trả thù độc ác hay giết Hoạn thư là người đã cư xử rất tànác với mình, thương cảm Đạm tiên làngười tài ba mà chết yểu...)
Faust đã gieo kèo bán linh hồn cho quỷ Mephisto với mục đích thỏa mãn lòng ham muốn tìm tòi nghiên cứu, nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh tao không bị sa lầy nơi dục vọng thấp hèn mà vươn lên được tới mục đích của đời mình (khai khẩn đất hoang, mở thêm bờ cõi cho đất nước...). Faust đã hoạt động và nổ lực không ngừng, đã dùng lý trí hướng dẫn đường đời của mình không để tình cảm lấn át hoạt động mình.Kiều đại diện cá tính con người Đông phương: sống thụ động, nặng về tình cảm và có ý thức cộng đồng. Faust đại diện nhân cách Tây phương: sống nặng về lý,duy ý chí, cá nhân chủ nghĩa,lấy hành động làm phương châm cuộc đời.
9/ Triết lý của Kiều và Faust
Kiều đại diện triết lý Đông phương: tài mệnh tương đố được lý giải thông qua cái nghiệp theo luật nhân quả của Phật giáo, có khuynh hướng nhất nguyên luận (Monism) của Đông phương, đặc biệt ở Đạo học.
Faust đại diện triết lý Tây phương: duy lý, triết lý về lẽ sống và sự nghiệp con người thông qua hành động và nỗ lực tìm tòi hiểu biết, tìm ra con đường chân lý. Faust hướng về thuyết nhị nguyên luận (Dualism)
10/ Tư tưởng tôn giáo:
Kiều chịu ảnh hưởng Phật, Nho, Lão, đang khi Faust chịu ảnh hưởng Thiên chúa giáo. Cả hai đều là những tín ngưỡng của dân tộc mình.
III. Hai thiên tài dân tộc
Nguyễn Du và Goethe là hai thiên tài dân tộc mình. Kiều và Faust là đỉnh cao của văn học hai nước. Triết gia Đức F.Nietzsche đã ca tụng Goethe như sau:“Goethe không chỉ là một người tốt, một đại tài mà là cả một văn hóa. Trong lịch sử dân tộc Đức, Goethe là một sự tình cờ không có đoạn kết” (5). Cả hai đều biết tận dụng ngôn ngữ dân tộc, khai thác một cách sáng tạo ca dao, tục ngữ và diễn đạt hợp tâm lý đại chúng. Nguyễn Du đề cập đến những vấn đề cốt yếu trong xã hội con người Việt Nam: thiện -ác, ghen tuông, tính tương phản (hai mặt phải trái...), số phận và nêu bật tính cách Đông phương thiên về tình cảm. Goethe nêu lên vấn đề cốt lõi con người: đi tìm cái lẽ sống đích thực và làm nổi bật tính cách Tây phương thiên về lý trí và cá nhân chủ nghĩa. Tình yêu giữa Kiều và Kim Trọng, giữa nàng Gretchen và chàng Faust đều chân thật trong sáng. Khác nhau ở chỗ Kim Trọng chấp nhận hoàn cảnh,lấy giải pháp dung hòa là cưới Thúy Vân em Thúy Kiều. Đang khi nàng Gretchen chết oan ức rất trẻ, bị tử hình vì tội giết con mình (do quỷ Saphisto dụ dỗ). Thì Faust vươn lên phấn đấu nổ lực vượt qua đau buồn, sống tiếp cuộc đời hành động làm cho cuộc đời mình mang lợi hữu ích cho dân tộc và nhân loại.
Truyện Kiều gói ghém tâm sự tác giả: một bầy tôi trung của nhà Lê, vì quốc biến mà không giữ được chữ trung phải phục vụ triều mới là nhà Nguyễn, như Kiều đã đính ước với Kim Trọng mà vì gia đình gặp nạn phải bán mình chuộc cha không giữ được chữ trinh với người yêu. Từ Hải là một tướng giặc chống lại triều đình được Nguyễn Du nâng lên thành “một đấng anh hùng” (6) cố ý đề cao các phong trào nông dân nổi lên chống áp bức độc tài của chế độ phong kiến thời ấy.
Faust là hoài bão của Goethe với ý chí vươn lên qua hoạt động và nghiên cứu tìm tòi cũng là ý chí phấn đấu của dân tộc Đức thời tư bản chủ nghĩa đang phấn đấu vượt qua tập đoàn phong kiến đang suy tàn. Nhưng khác nhau ở chỗ Nguyễn Du chỉ là nhà thơ có tài, nhà tư tưởng thâm sâu. Còn Goethe chẳng những là một đại thi hào màcòn là một học giả uyên thâm, có trí tuệ cao siêu bao quát nhiều ngành khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên. Sự nghiệp văn thơ của ông nghiên cứu rất vĩ đại: dịch kinh thánh, dịch các tác phẩm văn học Pháp (Voltaire, Diderot...) biên khảo nhiều đề tài khoa học khác nhau và được phổ biến cả châu Âu thời ấy. Sự khác biệt này là do hoàn cảnh giáo dục của Nguyễn Du với lối học từchương vô bổ của Nho học và ảnh hưởng của triết lý tam giáo Nho - Phật – Lão đặc biệt Á đông: thụ động, nhẫn nhục cam phận. Đang khi đó Goethe được hưởng thụ một nền giáo dục tiến bộ,khoa học rất tích cực và đa dạng và chịu ảnh hưởng sâu đậm của Thiên chúa giáo, đầy yếu tố chủ nghĩa cá nhân và duy lý và các phong trào tiến bộ châu Âu như cách mạng Pháp (1789). Đặc biệt là Goethe suốt đời giao lưu rất rộng rãi với nhiều chính khách, học giả, văn nghệ sĩ lớn của Đức và cả châu Âu nhất là đi du khảo rất nhiều và trong thời gian dài tại các nước châu Âu với tinh thần học hỏi nghiên cứu nhiều lãnh vực, đang lúc Nguyễn Du chỉ sống gò bó trong nước, trừ ra một lần đi sứ Trung Quốc với phương tiện eo hẹp, lạc hậu thời bấy giờ.
Năm 1999 nước Đức và rất nhiều viện Goethe trên thế giới long trọng kỷ niệm 200 năm sinh của đại thi hào Goethe. Nhà xb. Hanser tại TP.Munich đã bỏ ra 14 năm trời để xuất bản toàn bộ gia tài trứ tác của Goethe gồm 32 bộ sách, giá trọn bộ là 2.700 Đức mã (khoảng 1.500 USD năm 1999). Với công sức làm việc và với số tiền rất lớn để đưa ra thị trường một bộ sách đắt như thế thì chúng ta thấy sự hâm mộ và kính trọng của dân tộc Đức đối với văn học cao độ như thê nào. Năm nay đại thi hào Nguyễn Du được dân ta tổ chức long trọng kỷ niệm 250 ngày sinh, không biết truyện Kiều và gia tài trứ tác của cụ có được cái danh dự phổ biến và đón tiếp nồng hậu của những thế hệ mai sau chúng ta ngày nay như thế nào?
Chú thích:
1). Trương Minh Đức, 2005 tr.25
2). Các bản dịch tiếng Việt của Đỗ Ngoạn (NXb Văn học 1955), Đỗ Ngoạn và Thế Lữ (NXb Văn học 1977)
3). Tác giả W.Hoyer trong cuốn Goethe – Maximen undReflexionen,
Wiesbaden 1954. (Goethe - châm ngôn và những suy tư) chọn lọc được 1356
câu trích từ Faust.
4). Lương văn Hồng, 2003 Đại cương văn học Đức, Nxb văn học, tr.111
5). Seehafer, 1999, tr.43
6). Khi đọc truyện Kiều vua Tự Đức phê bên lề đoạn về Từ Hải “tác giả đáng tội đòn”. Nguyễn Khắc Viện, 1971 tr.198
Tài liệu tham khảo:
Baumann, B. - Oberle, B. ,1985, Deutsche Literatur in Epochen (Văn học Đức qua các thời kỳ) Nxb M.Hueber, Đức.Đào Văn Vỹ, 1980, Nguyễn Du và thân phận con người hay Thúy Kiều và định mệnh, Văn hiến tập san (LosAngles) số 1 tr.59-79.
Goethe, J.W. ,1982, Nỗi đau của chàng Werther, Quang Chiến dịch, Nxb văn học. HN
Goethe, J.W. ,1997, FaustIund Faust II. Interpretationvon R.Sudan(Truyện Faust I và Faust II, R.Sudan bình luận)
Goethe, J.W. ,1999, Thơ trữ tình, Trần Dương dịch, Nxb Văn học. HN
Nguyễn Khắc Viện,1971, Giới thiệu truyện Kiều, Viện văn học VN, kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du, Nxb. KHXH. Hanoi, tr.198
Seehafer, Klaus,1999, J.W.von Goethe – Dichter, Naturforscher, Staatsmann(Goethe – nhà thơ, nhà nghiên cứu thiên nhiên – nhà chính khách), Nxb.Inter Nationes, Bonn, Đức
Trần Ngọc Ninh,1972, Ý nghĩa truyện Kiều trong dân gian – cơ cấu và ý nghĩa, Bách khoa, Saigon số381, 13-22
Trương Minh Đức,2005, Tính lượng phân trong truyện Kiều, Nxb. Thanh niên.
Xuân Diệu,2001, Ba thi hào dân tộc: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nxb.Thanh Niên. HN
Chuyện Tình Danh Nhân - Johann Wolfgang Goethe
NỖI ĐAM MÊ CỦA CHÀNG GOETHE
( Đại văn hào Đức)
Goethe là ai? Napoleon đã nói với Goethe rằng: "Ông là người "(Vous etes homme). Đúng vậy! Goethe là một vĩ nhân.
Johann Wolfgang Goethe sinh
năm 1749 tại Frankfurt, một thành phố già nua nằm thiêm thiếp bên
bờ sông Main. Cuộc đời ông êm ả như dòng sông hiền hòa đó,
không có một phong ba nào làm xao động, họa chăng chỉ có những
sóng gió ái tình làm tinh thần ông chao đảo nhưng chính nhờ thế,
ngày nay người đời mới gọi ông là một thi hào vĩ đại nhất
của nước Đức, một tiểu thuyết gia, một kịch tác gia phi thường
nhất của nước Dức .
Ông sinh ra trong một gia đình giàu có, cha là tham nghị viên ở triều đ̀ình. Thuở bé Goethe được song thân cho học các tiếng Anh, Pháp, Hy Lạp và La tinh... Năm 16 tuổi, Goethe học luật ở trường đ̣ai học Leipzig. Nhưng chàng trai trẻ thích nằm nhà đọc các tác phẩm văn học cổ điển và cận đại nổi tiếng, thích hí hoáy vẽ hơn là đến trường nghe những lời giảng khô khan nằm trong các sách giáo khoa.
Trang tình sử đầu tiên của đời chàng bắt đầu vào một đêm đẹp như mơ, lãng mạn như tiểu thuyết, nhưng nó ghi vào một chữ đau đớn tuyệt vọng! Mối tình đằu thiêng liêng chết gục giữa cuộc đời nhưng hồi sinh và mãi mãi bất tử trong nghệ thuật, hóa thân thành một áng văn bất hủ của muôn đời: Nỗi khổ đau của chàng Werther .
Chàng không tài nào điṇh nghĩa được những gì xảy ra trong tâm hồn chàng. Một tháng trước đây, Kestner, người bạn thân nhất của Goethe, đã dẫn chàng đến nhà vị hôn thê của anh ta chơi. Khốn khổ thay cho Goethe! Chàng yêu Charlotte, vợ chưa cưới của bạn mình. Tình yêu đã đánh gục lý trí chàng một cách thầm lặng. Goegthe đã vùng vẫy để thoát khỏi sợi dây tơ quái ác đó, nhưng mỗi ngày nó càng siết chặt chàng hơn.
Charlotte biết chứ, biết ngay nhũng xao động ngấm ngầm bên trong tâm hồn Goethe lúc hai người gặp nhau lần đầu. Một thời gian ngắn quen nhau, nàng càng thêm kính trọng bạn của chồng mình. Goethe lịch sự và tế nhị qúa, bộ óc đó đã toát ra những suy nghĩ độc đáo, sâu sắc nhưng tay nàng đã đeo nhẫn đính hôn, vả lại sự kính trọng không đủ sức cướp trái tim của một cô gái ngoan một khi nàng đã gửi cho người khác trọn vẹn.
Chàng yêu nàng Charlotte nhưng không hề muốn chiếm đoạt thễ xác lẫn linh hồn nàng. Những giây phút ngồi mơ màng gần người đẹp, ngắm say mê nàng đùa giỡn với bầy em nhỏ, thế là mãn nguyện lắm rồi. Hoặc cảm thấy sung sướng khi được nàng nói dăm ba câu khen hay nũng nịu trách móc.
Cuộc sống ngọt ngào qúa. Nó đã tặng cho loài người chất đường kết tinh của tình yêu, nhưng nguời ta chỉ nếm được cái ngọt của chiếc bánh, cây kẹo khi nguời ta kết hợp nhiều chất liệu và thực hiện đúng quy triǹh chế tạo. Nói theo cách khác muốn có tình yêu phải có thiên thời, địa lợi, nhân hòa và những yếu tố khác. Chỉ có tấm lòng say mê không cũng chưa đủ. Chàng phải ra đi. Đúng vậy. Trốn chạy là một giải pháp khôn ngoan danh dự cho cả ba người. Chàng đã từng nghĩ rằng "Hành vi là tấm gương phản ảnh bộ mặt đạo đức của mỗi con người "; "Sống không có ićh là một sự chết non". Chàng còn tương lai sự nghiệp đang chờ đón. Thế giới nghệ thuật từ lâu đã hé mở trong tâm hồn chàng những chân trời bao la, mặc dù tiếng nói của nó còn mơ hồ. Chàng cần phải lên đường, tìm một nơi giam mình để học tập và sáng tạo, không thể có tinh yêu thực thể thì phải đem nó vào giấc mộng.
Và đêm chia tay đã đến, cũng một đêm trăng đẹp như buổi nào tình chớm nở. Geothe hẹn gặp hai người lần cuối.
Nghe tiếng chân của Kestner và Charlotte lao xao trên con đường rải sỏi xuyên qua vườn, Goethe chạy ra đón rồi cùng nhau ngồi chung trên băng đá ngòai vườn, chung quanh cây tỏa bóng âm u, hương hoa theo gió lùa ngan ngát,.
Họ ngồi im lặng ngắm vầng trăng sáng đẹp. Cả ba đều trăm mối ngổn ngang trong lòng. Mãi một hồi lâu Charlotte khẽ cất giọng thánh thót nói :
- Không hiểu sao cứ ngồi dưới ánh trăng là em nghĩ ngay đến ngày chúng ta phải lià bỏ cõi đời này. Em tin rằng có kiếp tái sinh anh Geothe nhi. Không biết lúc đó chúng ta có gặp nhau không? Có nhận ra nhau không, hở anh?
Goethe bàng hoàng nói .
- Em nói gì? Nhất định ta sẽ gặp nhau chứ. Bất cứ một kiếp sống nào ...
Kestner hiểu tâm trạng của bạn. Goethe luôn luôn bị ám ảnh bởi những điều thần bí của tôn giáo, chàng tin tưởng một cách thành thật vào đấng siêu nhiên nào đ́ó, vào cõi thiên đường hay kiếp luân hồi của Phật giáo phưong Đông. Từ lâu Kestner đã lờ mờ hiểu Goethe đã thầm yêu cô vợ chưa cưói của mình, nhưng Kestner biết bạn miǹh là một nhân cách lớn, tình yêu đ́ó là kết qủa của sự vươn đến Thiện-Mỹ, nên chàng im lặng lắng nghe cuộc trao đổi giữa Geothe và Charlotte.
Mặc dù có mặt Kestner ở đó, Goethe vẫn nắm tay nàng Charlotte. Trong buổi biệt ly, hành động đó không phải là sự qúa trớn của dục tình, nó là cảm xúc thanh khiết sôi trào trong tâm hồn Goethe. Kestner muốn đi dạo một vòng cho bạn mình thoải mái hơn, nhưng nàng Charlotte đ̃a dịu dàng nói với Goethe :
- Thôi khuya rồi phải về thôi anh ạ !
Goethe vùng đứng dậy. Tiếng chàng nức nở những âm thanh ngẹn ngào trong đêm trăng tĩnh lặng :
-Chúng ta sẽ thấy lại nhau bất cứ ở cõi đời nào. Thôi, vĩnh biệt em Charlotte. Chúc hai bạn hạnh phúc thật sự đến bạc đầu.
Geothe nhanh chân bước ra khỏi vườn, bóng chàng chìm trong màn đêm. Kestner nhìn Charlotte, cả hai im lặng, thương cảm cho một mối tình đơn phương qúa ư thánh thiện.
Bốn tuần lễ sau,tác phẩm bất hủ chào đời: Nỗi đau khổ của chàng Werther (Die Leicen des Jungen Werthers). Cuốn sách đánh dấu một thời đại văn chương và ghi tên chàng trên lịch sử văn học thế giới đời đời. Ngưòi ta đọc say sưa mối tình tuyệt vọng trong ước lệ phong kiến đó. Thanh niên bắt chưóc lối ăn mặc theo nhân vật này. Thiếu nữ đua nhau may kiểu áo trắng có dãi thắt màu hồng mà nàng Lotte mặc trong buổi hội ngộ đầu tiên với Werther. Văn nghệ sĩ đã làm thơ, viết nhạc để ca ngợi mối tình của chàng Werthe. Ngoài cuốn Tan Heloise của văn hào Pháp Jean jacques Rousseau, từ đó về sau chưa có cuốn nào làm chấn động châu Âu như cuốn Werther của Goethe.
Cuộc đời Goethe còn mang nặng bóng dáng của những ngườii đàn bà khác, không một ai oán trách chàng chính tình yêu đã làm nên cuộc đời và tác phẩm và họ cần những thành tựu nghệ thuật của chàng hơn là những đạo đức, luân lý khô khan của thời phong kiến.
Mỗi người đàn bà đi qua đời chàng, họ tiềm ẩn sau bức màn ngôn ngữ hay hiện lên trang giấy, đã giúp chàng sáng tác những tác phẩm lớn như Egmont, Iphiqenie ở Tauris, Rayneke Fuchs, Hermann và Dorothea...
Nhưng nỗ lực phi thường của Goethe khiến ngườii đời nể trọng chính là tác phẩm Faust. Ông đ̃a viết cuốn này từ thời trai trẻ cho đến năm ông tám mươi ba tuổi mới hoàn thành. Fauts được kết thúc dòng chữ cuối cùng vào năm 1832, ba ngày trước khi Goethe lìa đời.
Năm 1806, Goethe đem tình yêu vào hôn nhân, ông cưới nàng Christiane Vulplus một cô gái hiền hậu, đảm đang thuộc tầng lớp bình dân. Mười tám năm yêu nàng để có quyết định đó cũng không sớm lắm, chứng tỏ Goethe dè dặt. Nàng Christiane Vulplus là món qùa tuyệt vời mà tạo hóa đã ban cho Goethe để chuộc lại lỗi lầm chàng ôm mối tình tuyệt vọng đầu đời với nàng Charlotte.
Tại thành phố Weimar, vào ngày 22 tháng 3 năm 1832, sương mù ảm đạm, đường phổ im lặng chờ đợi giờ cuối cùng của thiên tài Goethe, ngưòi đã làm cho dân tộc Pháp vốn khinh thường văn chương Đức phải kính trọng. Nằm hấp hối trên gường Goethe kêu lên một tiếng trước khi nhắm mắt viñh viễn :
- Mehrlicht! (cho thêm ánh sáng nữa)
Câu nói bất hủ được ghi vào văn học sử thế giới tượng trưng cho sự khao khát hiểu biết của loài người.
Mộ̣̣t đời đam mê yêu đương và sáng tạo đ̃ã tắt.
(Vương Trung Hiếu biên soạn)
Kim Kỳ Sưu Tầm
Ông sinh ra trong một gia đình giàu có, cha là tham nghị viên ở triều đ̀ình. Thuở bé Goethe được song thân cho học các tiếng Anh, Pháp, Hy Lạp và La tinh... Năm 16 tuổi, Goethe học luật ở trường đ̣ai học Leipzig. Nhưng chàng trai trẻ thích nằm nhà đọc các tác phẩm văn học cổ điển và cận đại nổi tiếng, thích hí hoáy vẽ hơn là đến trường nghe những lời giảng khô khan nằm trong các sách giáo khoa.
Trang tình sử đầu tiên của đời chàng bắt đầu vào một đêm đẹp như mơ, lãng mạn như tiểu thuyết, nhưng nó ghi vào một chữ đau đớn tuyệt vọng! Mối tình đằu thiêng liêng chết gục giữa cuộc đời nhưng hồi sinh và mãi mãi bất tử trong nghệ thuật, hóa thân thành một áng văn bất hủ của muôn đời: Nỗi khổ đau của chàng Werther .
Chàng không tài nào điṇh nghĩa được những gì xảy ra trong tâm hồn chàng. Một tháng trước đây, Kestner, người bạn thân nhất của Goethe, đã dẫn chàng đến nhà vị hôn thê của anh ta chơi. Khốn khổ thay cho Goethe! Chàng yêu Charlotte, vợ chưa cưới của bạn mình. Tình yêu đã đánh gục lý trí chàng một cách thầm lặng. Goegthe đã vùng vẫy để thoát khỏi sợi dây tơ quái ác đó, nhưng mỗi ngày nó càng siết chặt chàng hơn.
Charlotte biết chứ, biết ngay nhũng xao động ngấm ngầm bên trong tâm hồn Goethe lúc hai người gặp nhau lần đầu. Một thời gian ngắn quen nhau, nàng càng thêm kính trọng bạn của chồng mình. Goethe lịch sự và tế nhị qúa, bộ óc đó đã toát ra những suy nghĩ độc đáo, sâu sắc nhưng tay nàng đã đeo nhẫn đính hôn, vả lại sự kính trọng không đủ sức cướp trái tim của một cô gái ngoan một khi nàng đã gửi cho người khác trọn vẹn.
Chàng yêu nàng Charlotte nhưng không hề muốn chiếm đoạt thễ xác lẫn linh hồn nàng. Những giây phút ngồi mơ màng gần người đẹp, ngắm say mê nàng đùa giỡn với bầy em nhỏ, thế là mãn nguyện lắm rồi. Hoặc cảm thấy sung sướng khi được nàng nói dăm ba câu khen hay nũng nịu trách móc.
Cuộc sống ngọt ngào qúa. Nó đã tặng cho loài người chất đường kết tinh của tình yêu, nhưng nguời ta chỉ nếm được cái ngọt của chiếc bánh, cây kẹo khi nguời ta kết hợp nhiều chất liệu và thực hiện đúng quy triǹh chế tạo. Nói theo cách khác muốn có tình yêu phải có thiên thời, địa lợi, nhân hòa và những yếu tố khác. Chỉ có tấm lòng say mê không cũng chưa đủ. Chàng phải ra đi. Đúng vậy. Trốn chạy là một giải pháp khôn ngoan danh dự cho cả ba người. Chàng đã từng nghĩ rằng "Hành vi là tấm gương phản ảnh bộ mặt đạo đức của mỗi con người "; "Sống không có ićh là một sự chết non". Chàng còn tương lai sự nghiệp đang chờ đón. Thế giới nghệ thuật từ lâu đã hé mở trong tâm hồn chàng những chân trời bao la, mặc dù tiếng nói của nó còn mơ hồ. Chàng cần phải lên đường, tìm một nơi giam mình để học tập và sáng tạo, không thể có tinh yêu thực thể thì phải đem nó vào giấc mộng.
Và đêm chia tay đã đến, cũng một đêm trăng đẹp như buổi nào tình chớm nở. Geothe hẹn gặp hai người lần cuối.
Nghe tiếng chân của Kestner và Charlotte lao xao trên con đường rải sỏi xuyên qua vườn, Goethe chạy ra đón rồi cùng nhau ngồi chung trên băng đá ngòai vườn, chung quanh cây tỏa bóng âm u, hương hoa theo gió lùa ngan ngát,.
Họ ngồi im lặng ngắm vầng trăng sáng đẹp. Cả ba đều trăm mối ngổn ngang trong lòng. Mãi một hồi lâu Charlotte khẽ cất giọng thánh thót nói :
- Không hiểu sao cứ ngồi dưới ánh trăng là em nghĩ ngay đến ngày chúng ta phải lià bỏ cõi đời này. Em tin rằng có kiếp tái sinh anh Geothe nhi. Không biết lúc đó chúng ta có gặp nhau không? Có nhận ra nhau không, hở anh?
Goethe bàng hoàng nói .
- Em nói gì? Nhất định ta sẽ gặp nhau chứ. Bất cứ một kiếp sống nào ...
Kestner hiểu tâm trạng của bạn. Goethe luôn luôn bị ám ảnh bởi những điều thần bí của tôn giáo, chàng tin tưởng một cách thành thật vào đấng siêu nhiên nào đ́ó, vào cõi thiên đường hay kiếp luân hồi của Phật giáo phưong Đông. Từ lâu Kestner đã lờ mờ hiểu Goethe đã thầm yêu cô vợ chưa cưói của mình, nhưng Kestner biết bạn miǹh là một nhân cách lớn, tình yêu đ́ó là kết qủa của sự vươn đến Thiện-Mỹ, nên chàng im lặng lắng nghe cuộc trao đổi giữa Geothe và Charlotte.
Mặc dù có mặt Kestner ở đó, Goethe vẫn nắm tay nàng Charlotte. Trong buổi biệt ly, hành động đó không phải là sự qúa trớn của dục tình, nó là cảm xúc thanh khiết sôi trào trong tâm hồn Goethe. Kestner muốn đi dạo một vòng cho bạn mình thoải mái hơn, nhưng nàng Charlotte đ̃a dịu dàng nói với Goethe :
- Thôi khuya rồi phải về thôi anh ạ !
Goethe vùng đứng dậy. Tiếng chàng nức nở những âm thanh ngẹn ngào trong đêm trăng tĩnh lặng :
-Chúng ta sẽ thấy lại nhau bất cứ ở cõi đời nào. Thôi, vĩnh biệt em Charlotte. Chúc hai bạn hạnh phúc thật sự đến bạc đầu.
Geothe nhanh chân bước ra khỏi vườn, bóng chàng chìm trong màn đêm. Kestner nhìn Charlotte, cả hai im lặng, thương cảm cho một mối tình đơn phương qúa ư thánh thiện.
Bốn tuần lễ sau,tác phẩm bất hủ chào đời: Nỗi đau khổ của chàng Werther (Die Leicen des Jungen Werthers). Cuốn sách đánh dấu một thời đại văn chương và ghi tên chàng trên lịch sử văn học thế giới đời đời. Ngưòi ta đọc say sưa mối tình tuyệt vọng trong ước lệ phong kiến đó. Thanh niên bắt chưóc lối ăn mặc theo nhân vật này. Thiếu nữ đua nhau may kiểu áo trắng có dãi thắt màu hồng mà nàng Lotte mặc trong buổi hội ngộ đầu tiên với Werther. Văn nghệ sĩ đã làm thơ, viết nhạc để ca ngợi mối tình của chàng Werthe. Ngoài cuốn Tan Heloise của văn hào Pháp Jean jacques Rousseau, từ đó về sau chưa có cuốn nào làm chấn động châu Âu như cuốn Werther của Goethe.
Cuộc đời Goethe còn mang nặng bóng dáng của những ngườii đàn bà khác, không một ai oán trách chàng chính tình yêu đã làm nên cuộc đời và tác phẩm và họ cần những thành tựu nghệ thuật của chàng hơn là những đạo đức, luân lý khô khan của thời phong kiến.
Mỗi người đàn bà đi qua đời chàng, họ tiềm ẩn sau bức màn ngôn ngữ hay hiện lên trang giấy, đã giúp chàng sáng tác những tác phẩm lớn như Egmont, Iphiqenie ở Tauris, Rayneke Fuchs, Hermann và Dorothea...
Nhưng nỗ lực phi thường của Goethe khiến ngườii đời nể trọng chính là tác phẩm Faust. Ông đ̃a viết cuốn này từ thời trai trẻ cho đến năm ông tám mươi ba tuổi mới hoàn thành. Fauts được kết thúc dòng chữ cuối cùng vào năm 1832, ba ngày trước khi Goethe lìa đời.
Năm 1806, Goethe đem tình yêu vào hôn nhân, ông cưới nàng Christiane Vulplus một cô gái hiền hậu, đảm đang thuộc tầng lớp bình dân. Mười tám năm yêu nàng để có quyết định đó cũng không sớm lắm, chứng tỏ Goethe dè dặt. Nàng Christiane Vulplus là món qùa tuyệt vời mà tạo hóa đã ban cho Goethe để chuộc lại lỗi lầm chàng ôm mối tình tuyệt vọng đầu đời với nàng Charlotte.
Tại thành phố Weimar, vào ngày 22 tháng 3 năm 1832, sương mù ảm đạm, đường phổ im lặng chờ đợi giờ cuối cùng của thiên tài Goethe, ngưòi đã làm cho dân tộc Pháp vốn khinh thường văn chương Đức phải kính trọng. Nằm hấp hối trên gường Goethe kêu lên một tiếng trước khi nhắm mắt viñh viễn :
- Mehrlicht! (cho thêm ánh sáng nữa)
Câu nói bất hủ được ghi vào văn học sử thế giới tượng trưng cho sự khao khát hiểu biết của loài người.
Mộ̣̣t đời đam mê yêu đương và sáng tạo đ̃ã tắt.
(Vương Trung Hiếu biên soạn)
Kim Kỳ Sưu Tầm
Johann Wolfgang von Goethe
(28/8/1749 – 22/3/1832)
Johann Wolfgang von Goethe (28/8/1749 – 22/3/1832) là nhà văn, nhà khoa học, nhà viết kịch, họa sỹ người Đức. Ông được coi là một trong những vĩ nhân của nền văn chương thế giới, với những tác phẩm văn chương nổi tiếng như Nỗi đau của chàng Werther (1774), Những năm học hành của Wilhelm Meister (1796)...
Goethe là một trong những gương mặt điển hình của văn chương Đức đã thoát khỏi trường phái cổ điển Weimar ở Đức trong cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, sự đoạn tuyệt này cũng trùng với thời kỳ khai sáng, và chủ nghĩa lãng mạn. Ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn chương thế giới đặc biệt là ở châu Âu, nhiều tác phẩm của ông là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học.
Goethe là một trong những gương mặt điển hình của văn chương Đức đã thoát khỏi trường phái cổ điển Weimar ở Đức trong cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, sự đoạn tuyệt này cũng trùng với thời kỳ khai sáng, và chủ nghĩa lãng mạn. Ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn chương thế giới đặc biệt là ở châu Âu, nhiều tác phẩm của ông là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học.
View: 8614 Nguồn: www.tudiendanhngon.vn Quay lại
Danh ngôn của Johann Wolfgang von Goethe
Nine requisites for contented living:
Health enough to make work a pleasure.
Wealth enough to support your needs.
Strength to battle with difficulties and overcome them.
Grace enough to confess your sins and forsake them.
Patience enough to toil until some good is accomplished.
Charity enough to see some good in your neighbor.
Love enough to move you to be useful and helpful to others.
Faith enough to make real the things of God.
Hope enough to remove all anxious fears concerning the future.
Health enough to make work a pleasure.
Wealth enough to support your needs.
Strength to battle with difficulties and overcome them.
Grace enough to confess your sins and forsake them.
Patience enough to toil until some good is accomplished.
Charity enough to see some good in your neighbor.
Love enough to move you to be useful and helpful to others.
Faith enough to make real the things of God.
Hope enough to remove all anxious fears concerning the future.
275 người thích Thích
One
ought, every day at least, to hear a little song, read a good poem, see
a fine picture, and, if it were possible, to speak a few reasonable
words.
85 người thích Thích
Only by joy and sorrow does a person know anything about themselves and their destiny. They learn what to do and what to avoid.
76 người thích Thích
It is better to be deceived by one's friends than to deceive them.
75 người thích Thích
Error is acceptable as long as we are young; but one must not drag it along into old age.
71 người thích Thích
You can easily judge the character of a man by how he treats those who can do nothing for him.
67 người thích Thích
A useless life is an early death.
64 người thích Thích
Enjoy when you can, and endure when you must.
49 người thích Thích
If you wish to know the mind of a man, listen to his words.
48 người thích Thích
As soon as you trust yourself, you will know how to live.
46 người thích Thích
Magic is believing in yourself, if you can do that, you can make anything happen.
46 người thích Thích
Many people take no care of their money till they come nearly to the end of it, and others do just the same with their time.
44 người thích Thích
We don't get to know people when they come to us; we must go to them to find out what they are like.
39 người thích Thích
The soul that sees beauty may sometimes walk alone.
38 người thích Thích
Love is an ideal thing, marriage a real thing; a confusion of the real with the ideal never goes unpunished.
35 người thích Thích
Do not give in too much to feelings. A overly sensitive heart is an unhappy possession on this shaky earth.
35 người thích Thích
Misunderstandings and neglect occasion more mischief in the world than malice and wickedness.
31 người thích Thích
We usually lose today, because there has been a yesterday, and tomorrow is coming.
31 người thích Thích
Man is made by his belief. As he believes, so he is.
31 người thích Thích
Beauty is everywhere a welcome guest.
30 người thích Thích
Music is liquid architecture; Architecture is frozen music.
28 người thích Thích
This is the highest wisdom that I own; freedom and life are earned by those alone who conquer them each day anew.
28 người thích Thích
In the realm of ideas everything depends on enthusiasm... in the real world all rests on perseverance.
27 người thích Thích
We are never deceived; we deceive ourselves.
27 người thích Thích
Talent develops in solitude, character develops in the stream of life.
27 người thích Thích
A
man should hear a little music, read a little poetry, and see a fine
picture every day of his life, in order that worldly cares may not
obliterate the sense of the beautiful which God has implanted in the
human soul.
27 người thích Thích
All the knowledge I possess everyone else can acquire, but my heart is all my own.
25 người thích Thích
There is nothing worse than aggressive stupidity.
25 người thích Thích
One always has time enough, if one will apply it well.
25 người thích Thích
Thinking is easy, acting is difficult, and to put one's thoughts into action is the most difficult thing in the world.
25 người thích Thích
Sowing is not as difficult as reaping.
24 người thích Thích
I can tell you, honest friend, what to believe: believe life; it teaches better that book or orator.
22 người thích Thích
The man with insight enough to admit his limitations comes nearest to perfection.
22 người thích Thích
We must always change, renew, rejuvenate ourselves; otherwise, we harden.
21 người thích Thích
Wood burns because it has the proper stuff in it; and a man becomes famous because he has the proper stuff in him.
21 người thích Thích
The coward only threatens when he is safe.
21 người thích Thích
Choose well. Your choice is brief, and yet endless.
20 người thích Thích
By seeking and blundering we learn.
18 người thích Thích
Too many parents make life hard for their children by trying, too zealously, to make it easy for them.
18 người thích Thích
No one would talk much in society if they knew how often they misunderstood others.
18 người thích Thích
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/88/itemid/11569/search/johann-wolfgang-von-goethe/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
Johann Wolfgang von Goethe
(28/8/1749 – 22/3/1832)
Johann Wolfgang von Goethe (28/8/1749 – 22/3/1832) là nhà văn, nhà khoa học, nhà viết kịch, họa sỹ người Đức. Ông được coi là một trong những vĩ nhân của nền văn chương thế giới, với những tác phẩm văn chương nổi tiếng như Nỗi đau của chàng Werther (1774), Những năm học hành của Wilhelm Meister (1796)...
Goethe là một trong những gương mặt điển hình của văn chương Đức đã thoát khỏi trường phái cổ điển Weimar ở Đức trong cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, sự đoạn tuyệt này cũng trùng với thời kỳ khai sáng, và chủ nghĩa lãng mạn. Ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn chương thế giới đặc biệt là ở châu Âu, nhiều tác phẩm của ông là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học.
Goethe là một trong những gương mặt điển hình của văn chương Đức đã thoát khỏi trường phái cổ điển Weimar ở Đức trong cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, sự đoạn tuyệt này cũng trùng với thời kỳ khai sáng, và chủ nghĩa lãng mạn. Ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn chương thế giới đặc biệt là ở châu Âu, nhiều tác phẩm của ông là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học.
View: 8614 Nguồn: www.tudiendanhngon.vn Quay lại
Danh ngôn của Johann Wolfgang von Goethe
Nine requisites for contented living:
Health enough to make work a pleasure.
Wealth enough to support your needs.
Strength to battle with difficulties and overcome them.
Grace enough to confess your sins and forsake them.
Patience enough to toil until some good is accomplished.
Charity enough to see some good in your neighbor.
Love enough to move you to be useful and helpful to others.
Faith enough to make real the things of God.
Hope enough to remove all anxious fears concerning the future.
Health enough to make work a pleasure.
Wealth enough to support your needs.
Strength to battle with difficulties and overcome them.
Grace enough to confess your sins and forsake them.
Patience enough to toil until some good is accomplished.
Charity enough to see some good in your neighbor.
Love enough to move you to be useful and helpful to others.
Faith enough to make real the things of God.
Hope enough to remove all anxious fears concerning the future.
275 người thích Thích
One
ought, every day at least, to hear a little song, read a good poem, see
a fine picture, and, if it were possible, to speak a few reasonable
words.
85 người thích Thích
Only by joy and sorrow does a person know anything about themselves and their destiny. They learn what to do and what to avoid.
76 người thích Thích
It is better to be deceived by one's friends than to deceive them.
75 người thích Thích
Error is acceptable as long as we are young; but one must not drag it along into old age.
71 người thích Thích
You can easily judge the character of a man by how he treats those who can do nothing for him.
67 người thích Thích
A useless life is an early death.
64 người thích Thích
Enjoy when you can, and endure when you must.
49 người thích Thích
If you wish to know the mind of a man, listen to his words.
48 người thích Thích
As soon as you trust yourself, you will know how to live.
46 người thích Thích
Magic is believing in yourself, if you can do that, you can make anything happen.
46 người thích Thích
Many people take no care of their money till they come nearly to the end of it, and others do just the same with their time.
44 người thích Thích
We don't get to know people when they come to us; we must go to them to find out what they are like.
39 người thích Thích
The soul that sees beauty may sometimes walk alone.
38 người thích Thích
Love is an ideal thing, marriage a real thing; a confusion of the real with the ideal never goes unpunished.
35 người thích Thích
Do not give in too much to feelings. A overly sensitive heart is an unhappy possession on this shaky earth.
35 người thích Thích
Misunderstandings and neglect occasion more mischief in the world than malice and wickedness.
31 người thích Thích
We usually lose today, because there has been a yesterday, and tomorrow is coming.
31 người thích Thích
Man is made by his belief. As he believes, so he is.
31 người thích Thích
Beauty is everywhere a welcome guest.
30 người thích Thích
Music is liquid architecture; Architecture is frozen music.
28 người thích Thích
This is the highest wisdom that I own; freedom and life are earned by those alone who conquer them each day anew.
28 người thích Thích
In the realm of ideas everything depends on enthusiasm... in the real world all rests on perseverance.
27 người thích Thích
We are never deceived; we deceive ourselves.
27 người thích Thích
Talent develops in solitude, character develops in the stream of life.
27 người thích Thích
A
man should hear a little music, read a little poetry, and see a fine
picture every day of his life, in order that worldly cares may not
obliterate the sense of the beautiful which God has implanted in the
human soul.
27 người thích Thích
All the knowledge I possess everyone else can acquire, but my heart is all my own.
25 người thích Thích
There is nothing worse than aggressive stupidity.
25 người thích Thích
One always has time enough, if one will apply it well.
25 người thích Thích
Thinking is easy, acting is difficult, and to put one's thoughts into action is the most difficult thing in the world.
25 người thích Thích
Sowing is not as difficult as reaping.
24 người thích Thích
I can tell you, honest friend, what to believe: believe life; it teaches better that book or orator.
22 người thích Thích
The man with insight enough to admit his limitations comes nearest to perfection.
22 người thích Thích
We must always change, renew, rejuvenate ourselves; otherwise, we harden.
21 người thích Thích
Wood burns because it has the proper stuff in it; and a man becomes famous because he has the proper stuff in him.
21 người thích Thích
The coward only threatens when he is safe.
21 người thích Thích
Choose well. Your choice is brief, and yet endless.
20 người thích Thích
By seeking and blundering we learn.
18 người thích Thích
Too many parents make life hard for their children by trying, too zealously, to make it easy for them.
18 người thích Thích
No one would talk much in society if they knew how often they misunderstood others.
18 người thích Thích
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/88/itemid/11569/search/johann-wolfgang-von-goethe/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét