TÌNH YÊU VÔ BỜ 17/c (Chuyện tình thời chiến)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bốn mươi năm sống ở Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh), đối với bà Mai Thị Hường (70 tuổi), ngày 27/7 luôn là ngày ý nghĩa và hạnh phúc nhất. Đó là lúc được đông đảo khách ở thập phương đến hỏi thăm sức khỏe và tặng quà, là lúc bà được ngồi trò chuyện về mình, về những ký ức thời chiến.
Bà Hường cho biết, khi mới 21 tuổi, bà viết đơn tình nguyện đi thanh niên xung phong vào tuyến đường 20 dọc Trường Sơn. Sau 3 năm tham gia san lấp, sửa chữa hàng chục tuyến đường cùng đồng đội, một ngày cuối năm 1968, bà bị thương nặng ở cột sống vì trúng phải bom bi của địch ném xuống. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng với bà, những vết thương vẫn âm ỉ, ngày nào bà cũng phải dùng thuốc giảm đau. “Với chúng tôi, ở đây toàn những thương bệnh binh nặng, những mảnh bom, vết đạn vẫn còn trong người, nó vẫn hành hạ chúng tôi hàng giờ, hàng phút. Hòa bình nhưng với chúng tôi, nơi đây vẫn chưa bao giờ hết chiến tranh cả”, bà Hường lặng đi vì xúc động.
Thương binh Bùi Đức Bảng (73 tuổi) quê ở huyện Trấn Yên (Yên Bái), nhiều năm nay sống cuộc sống thực vật. Chiến tranh đã cướp đi của ông sự linh hoạt của đôi tay, đôi chân nên mỗi khi di chuyển, ông phải có người dìu lên xe 3 bánh. Sau khi bị tai biến, ông không nói, không vận động được nhưng khi nghe vợ là bà Vương Thị Nho kể chuyện thời chiến, ông lại khóc lên nức nở.
Đến với nhau vì tình thương và sự đồng cảm, đến nay, cuộc hôn nhân của cựu binh Bùi Đức Bảng và bà Vương Thị Nho đã được 25 năm. “Thời đó, tôi là giáo viên mầm non trong xã đưa các cháu đến biểu diễn văn nghệ. Được tận mắt chứng kiến sự đau thương, mất mát của các anh, tôi cảm thấy thương xót vô cùng. Từ sự đồng cảm đó, tôi dần mến thương anh ấy, rồi chúng tôi tổ chức lễ cưới trong sự ủng hộ của gia đình và cán bộ của trung tâm. Bên nhau 25 năm cùng bao khó khăn, vất vả trong việc chăm sóc chồng nhưng với tôi, mọi thứ vẫn luôn là tình yêu rất lớn”, bà Nho chia sẻ.
Khi chúng tôi đến, vợ chồng cựu binh Trần Thị Hồng và Hoàng Văn Uyên (đều 71 tuổi) đang chuẩn bị bữa cơm trưa, thấy có khách đến, ông bà lật đật từ trong khu nhà bếp ra tiếp khách. Cả bà Hồng và ông Uyên đều là thương binh nặng, họ cùng quê Hà Tĩnh nên từ đồng cảm, thương yêu mà trở thành vợ chồng mấy chục năm qua.
Sinh ra và lớn lên ở huyện Hương Sơn, năm 18 tuổi, bà Hồng tình nguyện xin vào lực lượng thanh niên xung phong đi san lấp hố bom mìn tại khu vực phía Tây Quảng Bình. Năm 1968 bà bị trúng bom và mất đôi cánh tay. Còn ông Hoàng Văn Uyên lúc bấy giờ là lính giao thông gần khu mà bà Hồng đóng quân. Mới ngày đầu gặp nhau hai người đã cảm thấy là của nhau. Biết người yêu bị thương nặng, nhưng vì tình yêu cháy bỏng ông Uyên đã không ngần ngại về Hương Sơn xin phép gia đình được lấy bà Hồng. “Vừa nghe tôi nói sẽ cưới làm vợ, bà Hồng đã ngất xỉu”, ông Uyên nhớ lại. Khi bà ấy đã tỉnh rồi thì nhất quyết từ chối vì mặc cảm với những vết thương trên người. Tuy nhiên, với sự chân thành và những lời động viên, hai ngày sau, chúng tôi đã tổ chức đám cưới. Năm 1977, khi bà Hồng được đưa về điều trị tại Trung tâm Điều dưỡng Thuận Thành (Bắc Ninh) thì ông Uyên xin ra công tác tại Trung tâm để có cơ hội phục vụ chăm sóc vợ. Thế rồi lần lượt hai người con được sinh ra, đến nay hai con của ông bà đã trưởng thành, lấy vợ và đã sinh cho ông bà 2 đứa cháu nội.
Bà Mai Thị Hường bảo, ở trong trung tâm này, có đến hàng chục trường hợp thành vợ, thành chồng khi đến đây điều dưỡng. “Mỗi cặp nên vợ nên chồng có mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng có một điểm chung là họ đến với nhau vì sự đồng cảm, yêu thương, tình đồng đội, đồng chí chứ không một chút vụ lợi hay vật chất nào”, bà Hường chia sẻ.
Quang Khánh
Carl Warner và Abby Deutsch giờ đã ngoài 90 tuổi
Abby thủa trung học
Carl Warner từng làm phóng viên chiến tranh
Gặp lại "người trong mộng" 76 năm sau, cả 2 đều vô cùng hạnh phúc
Bà Đào Thị Vui, ở xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (tỉnh Hà Tây cũ, nay
thuộc Hà Nội), năm nay đã 71 tuổi. Bà lấy chồng năm 1968 khi làm công
nhân Nông trường Trần Phú đóng tại Yên Bái. Lễ cưới được ba hôm thì
chồng nhập ngũ.
Đầu xuân 2016, dẫn tôi đến căn nhà thấp mái của bà Vui, trung tá cựu binh Lê Ngọc Khánh kể: “Ngày 15-4-1968, tôi là trung đội trưởng, đại đội 3, tiểu đoàn 11 trực thuộc sư đoàn 316 (Quân khu Tây Bắc) đến Nông trường Trần Phú nhận quân. Ngay trong đêm đó, nông trường có tổ chức một đám cưới mà chàng rể là anh Lê Tiến Tửu, cán bộ quản lý đội chế biến chè và chị Đào Thị Vui”.
“Cưới nhau xong là đi”
Sau đêm động phòng của đôi vợ chồng trẻ, trung đội trưởng Khánh đến gặp họ và cho biết anh Tửu có quyết định nhập ngũ, nhưng vì mới cưới vợ nên đơn vị hoãn cho anh nhập ngũ đợt này, để đi đợt sau. Nhưng anh Tửu cương quyết “vui duyên mới không quên nhiệm vụ” và khẳng định mình vẫn nhập ngũ đợt này.
Khánh hỏi ý kiến chị
Vui. Chị Vui nói: “Anh Tửu quyết thì tôi cũng quyết”. Chiều hôm đó anh
Tửu đến đơn vị nhận quân trang rồi mặc quần áo bộ đội, mang balô đạp xe
về nông trường với vợ. Theo lời hẹn, khi đơn vị hành quân qua nông
trường thì anh Tửu gia nhập đơn vị.
Cuộc tình thời chiến của hai người khiến tôi nhớ đến bài thơ Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan, trong đó có chi tiết y chang nỗi niềm của bà Vui: “Cưới nhau xong là đi”. Sang Lào, anh Tửu là điệp báo viên vô tuyến điện cùng đơn vị trung đội trưởng Khánh.
Đầu năm 1970 đơn vị di chuyển xuống mặt trận Trung Lào thuộc tỉnh Xiêng Khoảng.
Nhìn hai bàn tay già nua của bà Vui giữ chặt di ảnh người chồng, anh Khánh tiếp tục kể về ngày 1-4-1970: “Hôm ấy bộ đội ở Xẩm Thoong bị thương quá nhiều. Đơn vị tôi đi hai ngày đường rừng mới đưa thương binh nặng ra đến cánh đồng Mường Pốt.
Anh Tửu, anh Hào vừa gác cái võng cáng một thương binh lên hai nạng cây đối diện nhau để ngồi nghỉ thì bất ngờ máy bay địch xẹt tới ném bom và hai người không thoát khỏi.
Đêm đó, lúc cùng đơn vị nhặt nhạnh thi thể anh Tửu và 13 đồng đội khác để chôn cất, tôi muốn khóc khi thấy trên chiếc bật lửa, bút kim tinh, cái lược bằng đuya-ra và khăn thêu trong ngực áo anh Tửu đều có ghi khắc hai chữ Tửu Vui.
Những vật dụng đánh dấu kỷ niệm một cuộc tình ấy được chúng tôi chôn vào lòng đất cùng với thi hài anh Tửu”.
Ở vậy thờ chồng
Sau khi anh Tửu hi sinh, từ Yên Bái, chị Vui xin nghỉ việc rồi quay về quê nhà với mẹ, sống quãng đời đơn thân khép kín để thờ chồng. Kể từ đó, tuổi xuân cũng như hạnh phúc mong đợi của cuộc đời một người phụ nữ coi như khép lại.
Bà Vui chảy nước mắt nói với tôi và cựu binh Khánh: “Bố mẹ đặt tên tôi là Vui mà sao phận người thì ngược”.
Nhà anh Tửu ở xã Đông Lĩnh, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình. Do đám cưới xong là đi ngay nên anh Tửu không kịp đưa vợ về giới thiệu với họ hàng nhà mình. Anh Tửu mồ côi bố mẹ từ bé, ở với một người chị gái.
Do anh không thông báo đám cưới cho gia đình nên chị Vui nghĩ nếu mình tìm về đó tự giới thiệu là dâu thì chắc không ai tin. Thế là chị cứ sống thờ chồng trong nỗi ám ảnh chưa được làm dâu suốt cho đến năm 2010.
Năm 2010, cựu binh Khánh cùng đoàn quy tập tỉnh Nghệ An sang Lào tìm mộ liệt sĩ Tửu. Ông Khánh bảo chính ông là người tuyển anh Tửu vào lính, chiến đấu cùng anh rồi cũng chính tay ông chôn cất anh ấy ở nghĩa trang Mường Pốt. Biết mộ đồng đội mà không giúp đoàn quy tập đi tìm mộ thì sống không yên.
Tại Mường Pốt, người ta thông báo cho ông Khánh biết mộ liệt sĩ Tửu đã được đưa về nghĩa trang quốc tế Việt - Lào ở Nghệ An năm 2006.
Tại nghĩa trang quốc tế Việt - Lào, ông Khánh tìm thấy 14 ngôi mộ của đồng đội mình hi sinh trong lần ném bom hồi ấy, trong đó có mộ anh Tửu.
Rồi ông đến Sở LĐ-TB&XH Yên Bái, Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH) tìm danh sách liệt sĩ để thấy tên anh Lê Tiến Tửu kèm theo nội dung “khi cần báo tin cho vợ là Đào Thị Vui ở Thanh Oai, Hà Tây”.
Dù vậy, cho đến năm 2010 bà Vui vẫn chưa được hưởng chế độ gì từ người chồng đã mất.
Chia ly còn lại - Mối tình thời chiến xa cách 52 năm với người chồng Nhật Bản
Tình yêu vốn dĩ là một thức tình cảm kì lạ của con người, vừa lung linh
vừa khó đoán. Có người dành cả đời mình chỉ để tìm kiếm một tình yêu
đích thực. Có người chỉ mới quen vài ba câu đã yêu nhau.
Sâu đậm ,mãnh liệt nhưng cũng mong manh như một giấc mơ, khiến người
ta khắc khoải hoài niệm . Đó chính là tình yêu thời chiến. Bởi nó được
viết nên ngay dưới những cuộc chia ly không lời từ biệt.
Chuyện tình cảm động của đôi vợ chồng già Syria: Mất hết tất cả trong chiến tranh, nhưng họ vẫn còn có nhau
Những lời tâm sự đẫm nước mắt của cụ ông và cụ bà tới từ Syria đã khiến nhiều người rơi nước mắt, phần vì cảm động trước tình yêu của họ, phần vì nhói đau trước những tội ác dã man mà chiến tranh đem lại.
Mới đây, câu chuyện cảm động của một cặp vợ chồng già người Syria đã
chạm tới trái tim của biết bao người trên khắp thế giới, sau khi những
thước phim cảm động về họ được sử dụng với mục đích kêu gọi từ thiện. Đó
là chuyện tình giữa cụ ông Ahmed 90 tuổi và cụ bà Khadijah 75 tuổi.
Khi xưa, thực ra hai ông bà đến với nhau không phải bởi tình yêu. Họ nên vợ nên chồng do sự hứa hôn của gia đình hai bên, bởi cha của hai ông bà vốn là bạn rất thân. Khi đó, bà Khadijah mới chỉ 11 tuổi. "Lúc đó tôi chỉ là một cô bé còn không hiểu hôn nhân là gì. Tôi không biết anh ấy là người thế nào, và anh ấy cũng vậy", bà tâm sự.
Thế nhưng may mắn thay, không như nhiều nạn nhân đáng thương khác của nạn tảo hôn, cuộc hôn nhân gượng ép ấy lại nhanh chóng biến thành tình yêu. Sau 65 năm đầu gối tay ấp, giờ đây họ yêu thương nhau bằng tất cả trái tim. Họ đã có với nhau 8 người con.
Trước máy quay, đôi vợ chồng già không ngại ngần thể hiện tình cảm. Ông Ahmed nắm tay vợ, trao cho bà những lời dịu dàng: "Tôi rất yêu bà ấy. Yêu nhiều tới mức không thể diễn tả bằng lời. Bà ấy là mẹ của các con tôi mà". Có khoảnh khắc, cụ ông còn đầy hóm hỉnh và tinh nghịch hôn má vợ, trong khi bà Khadijah ngại ngùng, dùng hết sức đẩy ông ra, nhưng lại vẫn nở nụ cười tươi rói hạnh phúc.
Cụ
ông Ahmed tự hào chia sẻ, hai vợ chồng sống với nhau vô cùng êm ấm và
chưa một lần cãi vã. Bà Khadijah cũng nói về chồng và các con một cách
đầy yêu thương và biết ơn: "Tôi yêu những đứa con của tôi còn hơn cả bản
thân mình. Chồng của tôi đã làm việc rất vất vả để chăm lo cho gia đình
chúng tôi. Không có lý do gì để chúng tôi giận dữ, xích mích với nhau
cả".
Thế nhưng, bom đạn chiến tranh đã gieo rắc bất hạnh xuống cuộc sống vốn hạnh phúc và viên mãn của gia đình họ. Gia đình của ông bà phải chịu cảnh ly tán đã 4 năm nay, từ sau khi đôi vợ chồng già phải rời thành phố nơi họ từng sinh sống và chuyển tới trại tị nạn. Điều kiện sinh hoạt tại đây hết sức khó khăn khi thức ăn, nước uống đều là những thứ xa xỉ.
Đau lòng hơn cả, họ phải chia xa với những người con mà họ hết mực yêu thương. Trước đây khi đau ốm, 8 người con vẫn luôn ở bên để chăm sóc cha mẹ già, nhưng giờ đây, do mỗi người ly tán mỗi ngả, bên họ không còn ai cả. Bà Khadijah lạc giọng khi nói về nỗi nhớ các con: "Liệu tôi có bao giờ được gặp lại các con tôi nữa không? Chúng tôi chỉ có thể nghe giọng chúng qua điện thoại mà thôi".
"Trái tim của chúng tôi đã trở nên trống rỗng bởi nỗi đau buồn, bởi sự đàn áp và đói nghèo", ông Ahmed nói trong nước mắt. Ông cũng đau đớn kể lại câu chuyện về những người tị nạn Syria đã phải rao bán bộ phận cơ thể, thậm chí bán cả con trai mình để đổi lấy đồ ăn, thức uống. Suốt cuộc nói chuyện, hai ông bà liên tục nhắc tới cái chết, rằng chỉ có khi nhắm mắt xuôi tay, nỗi bi kịch này mới có thể chấm dứt.
Câu chuyện đầy đau buồn của đôi vợ chồng già Syria khiến cả thế giới một lần nữa nhói lòng trước tội ác dã man mà chiến tranh đem lại. Nó đã tước đoạt đi cuộc sống và hạnh phúc của biết bao người dân vô tội, đẩy họ lâm vào cảnh chia ly, bần cùng.
Thế nhưng, giữa khổ đau và thiếu thốn, tình yêu vẫn là viên kim cương vĩnh cửu mãi sáng lấp lánh, vượt lên trên sức hủy diệt và tàn phá của bạo lực phi nghĩa. Thật may là đối với cặp vợ chồng già Syria, họ đã mất tất cả, nhưng vẫn còn có nhau.
"Tôi yêu bà nhiều lắm. Nhiều bằng khoảng cách từ đây cho tới ngôi làng đằng kia kìa".
"Chỉ có tới ngôi làng ấy thôi à?"
"Không, cho tới tận ngôi làng xa nhất!".
Khi xưa, thực ra hai ông bà đến với nhau không phải bởi tình yêu. Họ nên vợ nên chồng do sự hứa hôn của gia đình hai bên, bởi cha của hai ông bà vốn là bạn rất thân. Khi đó, bà Khadijah mới chỉ 11 tuổi. "Lúc đó tôi chỉ là một cô bé còn không hiểu hôn nhân là gì. Tôi không biết anh ấy là người thế nào, và anh ấy cũng vậy", bà tâm sự.
Thế nhưng may mắn thay, không như nhiều nạn nhân đáng thương khác của nạn tảo hôn, cuộc hôn nhân gượng ép ấy lại nhanh chóng biến thành tình yêu. Sau 65 năm đầu gối tay ấp, giờ đây họ yêu thương nhau bằng tất cả trái tim. Họ đã có với nhau 8 người con.
Trước máy quay, đôi vợ chồng già không ngại ngần thể hiện tình cảm. Ông Ahmed nắm tay vợ, trao cho bà những lời dịu dàng: "Tôi rất yêu bà ấy. Yêu nhiều tới mức không thể diễn tả bằng lời. Bà ấy là mẹ của các con tôi mà". Có khoảnh khắc, cụ ông còn đầy hóm hỉnh và tinh nghịch hôn má vợ, trong khi bà Khadijah ngại ngùng, dùng hết sức đẩy ông ra, nhưng lại vẫn nở nụ cười tươi rói hạnh phúc.
Cụ ông hôn cụ bà đầy tinh nghịch, trong khi cụ bà ngại ngùng đẩy ra, nhưng miệng vẫn nở nụ cười hạnh phúc.
Thế nhưng, bom đạn chiến tranh đã gieo rắc bất hạnh xuống cuộc sống vốn hạnh phúc và viên mãn của gia đình họ. Gia đình của ông bà phải chịu cảnh ly tán đã 4 năm nay, từ sau khi đôi vợ chồng già phải rời thành phố nơi họ từng sinh sống và chuyển tới trại tị nạn. Điều kiện sinh hoạt tại đây hết sức khó khăn khi thức ăn, nước uống đều là những thứ xa xỉ.
Đau lòng hơn cả, họ phải chia xa với những người con mà họ hết mực yêu thương. Trước đây khi đau ốm, 8 người con vẫn luôn ở bên để chăm sóc cha mẹ già, nhưng giờ đây, do mỗi người ly tán mỗi ngả, bên họ không còn ai cả. Bà Khadijah lạc giọng khi nói về nỗi nhớ các con: "Liệu tôi có bao giờ được gặp lại các con tôi nữa không? Chúng tôi chỉ có thể nghe giọng chúng qua điện thoại mà thôi".
"Trái tim của chúng tôi đã trở nên trống rỗng bởi nỗi đau buồn, bởi sự đàn áp và đói nghèo", ông Ahmed nói trong nước mắt. Ông cũng đau đớn kể lại câu chuyện về những người tị nạn Syria đã phải rao bán bộ phận cơ thể, thậm chí bán cả con trai mình để đổi lấy đồ ăn, thức uống. Suốt cuộc nói chuyện, hai ông bà liên tục nhắc tới cái chết, rằng chỉ có khi nhắm mắt xuôi tay, nỗi bi kịch này mới có thể chấm dứt.
Câu chuyện đầy đau buồn của đôi vợ chồng già Syria khiến cả thế giới một lần nữa nhói lòng trước tội ác dã man mà chiến tranh đem lại. Nó đã tước đoạt đi cuộc sống và hạnh phúc của biết bao người dân vô tội, đẩy họ lâm vào cảnh chia ly, bần cùng.
Thế nhưng, giữa khổ đau và thiếu thốn, tình yêu vẫn là viên kim cương vĩnh cửu mãi sáng lấp lánh, vượt lên trên sức hủy diệt và tàn phá của bạo lực phi nghĩa. Thật may là đối với cặp vợ chồng già Syria, họ đã mất tất cả, nhưng vẫn còn có nhau.
"Tôi yêu bà nhiều lắm. Nhiều bằng khoảng cách từ đây cho tới ngôi làng đằng kia kìa".
"Chỉ có tới ngôi làng ấy thôi à?"
"Không, cho tới tận ngôi làng xa nhất!".
Những chuyện tình cảm động ở nơi “chưa bao giờ hết chiến tranh”
GiadinhNet - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ở các trung tâm điều dưỡng thương binh nặng thì dấu tích của một thời bom đạn vẫn còn mãi. “Ở nơi chưa bao giờ hết chiến tranh” này, có những câu chuyện cảm động đến ứa nước mắt vì sự đồng cảm, vì tình yêu thương và tình đồng đội.
Bà Mai Thị Hường: “Với chúng tôi, ở đây chưa bao giờ hết chiến tranh”. Ảnh: Q.K
|
“Nơi này chưa bao giờ hết chiến tranh”
Bốn mươi năm sống ở Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh), đối với bà Mai Thị Hường (70 tuổi), ngày 27/7 luôn là ngày ý nghĩa và hạnh phúc nhất. Đó là lúc được đông đảo khách ở thập phương đến hỏi thăm sức khỏe và tặng quà, là lúc bà được ngồi trò chuyện về mình, về những ký ức thời chiến.
Bà Hường cho biết, khi mới 21 tuổi, bà viết đơn tình nguyện đi thanh niên xung phong vào tuyến đường 20 dọc Trường Sơn. Sau 3 năm tham gia san lấp, sửa chữa hàng chục tuyến đường cùng đồng đội, một ngày cuối năm 1968, bà bị thương nặng ở cột sống vì trúng phải bom bi của địch ném xuống. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng với bà, những vết thương vẫn âm ỉ, ngày nào bà cũng phải dùng thuốc giảm đau. “Với chúng tôi, ở đây toàn những thương bệnh binh nặng, những mảnh bom, vết đạn vẫn còn trong người, nó vẫn hành hạ chúng tôi hàng giờ, hàng phút. Hòa bình nhưng với chúng tôi, nơi đây vẫn chưa bao giờ hết chiến tranh cả”, bà Hường lặng đi vì xúc động.
Thương binh Bùi Đức Bảng (73 tuổi) quê ở huyện Trấn Yên (Yên Bái), nhiều năm nay sống cuộc sống thực vật. Chiến tranh đã cướp đi của ông sự linh hoạt của đôi tay, đôi chân nên mỗi khi di chuyển, ông phải có người dìu lên xe 3 bánh. Sau khi bị tai biến, ông không nói, không vận động được nhưng khi nghe vợ là bà Vương Thị Nho kể chuyện thời chiến, ông lại khóc lên nức nở.
Chấp nhận lấy người chồng là thương binh nặng 91%, nhưng hạnh phúc vẫn luôn mỉm cười với bà Nho suốt 25 năm qua. Ảnh: Q.K
|
Đến với nhau vì tình thương và sự đồng cảm, đến nay, cuộc hôn nhân của cựu binh Bùi Đức Bảng và bà Vương Thị Nho đã được 25 năm. “Thời đó, tôi là giáo viên mầm non trong xã đưa các cháu đến biểu diễn văn nghệ. Được tận mắt chứng kiến sự đau thương, mất mát của các anh, tôi cảm thấy thương xót vô cùng. Từ sự đồng cảm đó, tôi dần mến thương anh ấy, rồi chúng tôi tổ chức lễ cưới trong sự ủng hộ của gia đình và cán bộ của trung tâm. Bên nhau 25 năm cùng bao khó khăn, vất vả trong việc chăm sóc chồng nhưng với tôi, mọi thứ vẫn luôn là tình yêu rất lớn”, bà Nho chia sẻ.
Hạnh phúc vì sự đồng cảm
Khi chúng tôi đến, vợ chồng cựu binh Trần Thị Hồng và Hoàng Văn Uyên (đều 71 tuổi) đang chuẩn bị bữa cơm trưa, thấy có khách đến, ông bà lật đật từ trong khu nhà bếp ra tiếp khách. Cả bà Hồng và ông Uyên đều là thương binh nặng, họ cùng quê Hà Tĩnh nên từ đồng cảm, thương yêu mà trở thành vợ chồng mấy chục năm qua.
Sinh ra và lớn lên ở huyện Hương Sơn, năm 18 tuổi, bà Hồng tình nguyện xin vào lực lượng thanh niên xung phong đi san lấp hố bom mìn tại khu vực phía Tây Quảng Bình. Năm 1968 bà bị trúng bom và mất đôi cánh tay. Còn ông Hoàng Văn Uyên lúc bấy giờ là lính giao thông gần khu mà bà Hồng đóng quân. Mới ngày đầu gặp nhau hai người đã cảm thấy là của nhau. Biết người yêu bị thương nặng, nhưng vì tình yêu cháy bỏng ông Uyên đã không ngần ngại về Hương Sơn xin phép gia đình được lấy bà Hồng. “Vừa nghe tôi nói sẽ cưới làm vợ, bà Hồng đã ngất xỉu”, ông Uyên nhớ lại. Khi bà ấy đã tỉnh rồi thì nhất quyết từ chối vì mặc cảm với những vết thương trên người. Tuy nhiên, với sự chân thành và những lời động viên, hai ngày sau, chúng tôi đã tổ chức đám cưới. Năm 1977, khi bà Hồng được đưa về điều trị tại Trung tâm Điều dưỡng Thuận Thành (Bắc Ninh) thì ông Uyên xin ra công tác tại Trung tâm để có cơ hội phục vụ chăm sóc vợ. Thế rồi lần lượt hai người con được sinh ra, đến nay hai con của ông bà đã trưởng thành, lấy vợ và đã sinh cho ông bà 2 đứa cháu nội.
Bà Mai Thị Hường bảo, ở trong trung tâm này, có đến hàng chục trường hợp thành vợ, thành chồng khi đến đây điều dưỡng. “Mỗi cặp nên vợ nên chồng có mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng có một điểm chung là họ đến với nhau vì sự đồng cảm, yêu thương, tình đồng đội, đồng chí chứ không một chút vụ lợi hay vật chất nào”, bà Hường chia sẻ.
Tình Ca - Trọng Tấn
Người anh hùng thời chiến và chuyện tình ngàn dặm
00:04 28/12/2012
Đánh giặc giỏi trên chiến trường nhưng ngoài đời thường, chàng trai Nguyễn Huy Hiệu khi đã là Trung đoàn trưởng vẫn có lúc bẽn lẽn trước mặt các cô gái, chưa từng có mối tình đầu.
Tơ duyên đã đến với ông tình cờ khi trên một chuyến tàu, anh quen cô
gái bạn đồng hành cùng quê. Chuyện tình của người anh hùng thời chiến
dù phải chờ đợi qua những năm tháng chiến tranh, vượt qua ngàn dặm cách
xa nhưng họ vẫn đợi ngày đất nước thống nhất để tính chuyện hạnh phúc
riêng. Tướng Hiệu tâm sự, đến nay dù đã có cháu nội, ngoại, tình yêu ấy
vẫn nồng nàn như thuở nào...
Vợ chồng Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu
Chuyến tàu nối tơ duyên
Nhắc lại câu chuyện tình yêu, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu bỗng thấy mình như đang ngược thời gian trở về với những ngày miệt mài với những trang thư viết tay, hồi hộp đếm ngày nhận thư của người yêu từ phương xa gửi về.
Ông tâm sự: "Yêu nhau, chờ nhau trong thời chiến vốn là lẽ thường tình. Nhưng hai vợ chồng tôi lại tình cờ gặp nhau và đến với nhau từ những địa danh có chữ Hải (Hải Long, Hải Hậu, Hắc Hải). Chính vì thế, hai đứa con của vợ chồng tôi sau này đều được lấy chữ đệm là Hải (Nguyễn Thị Hải Yến và Nguyễn Hải Anh) để nhớ về cội nguồn nơi bố mẹ gặp gỡ, yêu nhau".
Năm 1973, Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu về thăm quê để chuẩn bị đi học văn hóa ở Lạng Sơn đã gặp cô sinh viên Đại học y khoa ô-đéc-xa đi tàu hỏa từ Liên Xô về thăm nhà.
Tướng Hiệu kể: "Tôi hơn nhà tôi 2 tuổi nên thuở đi học không cùng lớp. Gia đình cùng ở một xã nhưng cũng chỉ biết nhau sơ sơ nên chẳng để lại những kỷ niệm đặc biệt. Trong chiến tranh những lần bị thương tôi được các y bác sỹ quân y cứu chữa tận tình nên có ấn tượng mạnh mẽ với những người công tác trong ngành y. Tôi thường nói đùa với đồng đội, nếu kết thúc chiến tranh còn sống sẽ lấy vợ ngành y để trả nghĩa, ai ngờ chuyện đùa hóa chuyện thật...".
Chỉ hành trình ngắn ngủi nhưng qua những câu chuyện, anh Trung đoàn trưởng trẻ tuổi đã có cảm tình với cô sinh viên cùng quê. Cô tên là Lại Thị Xuân, nhà nghèo nhưng học giỏi, là một trong số rất ít những người con gái quê học đến cấp ba. Để được bước chân vào trường Đại học, cô đã phải trải qua những năm tháng khó khăn, vất vả.
Đó là những năm cả nhà có một cái giường, mấy mẹ con cùng nằm chung chật cứng không dám trở mình. Những đêm đói, xách đèn chai ra cánh đồng bới khoai ăn sống đỡ đói để học đêm. Hay những sớm đông rét cắt da cắt thịt, cô chân đất đi bộ trên con đường dài, áo mặc không đủ ấm nên người co ro, da tím tái đến lớp học. Chịu đựng tất cả, cô vẫn học giỏi. Sau một năm học dự bị Đại học cô sang Liên Xô (cũ) học y khoa tại trường ô-đéc-xa.
Cô sinh viên không ngần ngại khi tâm sự chuyện đời mình với anh bộ đội, không giấu chuyện năm học dự bị Đại học ở Hải Dương, cô là cô gái nghèo khổ nhất khi các bạn đều quần là, áo lượt, giầy dép đủ cả, còn cô chỉ có tấm áo vải phin, quần lụa đen. Đôi dép rọ nhựa màu đen khi đi học mẹ cô phải bán một thùng thóc mới mua được.
Anh bộ đội xúc động khi nghe bạn đồng hành trải lòng ngày ấy, mặc cảm với bạn bè vì cảnh nghèo mà cô đã có ý định bỏ học; nhưng rồi nhớ đến chuyện người cha chiến đấu hy sinh, nhớ hình ảnh mẹ tảo tần khuya sớm, mắt thâm quầng mong ngóng tin con, chờ vào tương lai tốt đẹp của cô, cô quyết tâm vượt qua tất cả khó khăn để học thật tốt.
Tình yêu ngàn dặm
Chính vì thế, ngay từ ngày gặp đầu tiên ấy, họ đã có những ấn tượng tốt đẹp về nhau. Cô cảm phục người anh hùng trẻ tuổi ghi nhiều chiến công trong trận mạc. Còn Nguyễn Huy Hiệu thì cảm mến người con gái có nghị lực phi thường, vượt qua khó khăn để vươn lên bầu trời tri thức.
Trong lễ trao bằng viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Quân sự Liên bang Nga (tướng Hiệu đứng thứ 3 từ trái sang)
Họ chia tay nhau sau lần gặp ngắn ngủi ấy, cô Xuân lại sang trời âu xa xôi học tiếp, Nguyễn Huy Hiệu khoác ba lô lên Lạng Sơn học văn hóa, rồi trở về đơn vị chiến đấu đối mặt với bom đạn, khói lửa chiến tranh, ranh giới mong manh của sự sống - cái chết. Giữa hai người, sự liên hệ giờ chỉ qua những cánh thư bay qua bay lại. Tướng Hiệu kể lại, ông thích khôi hài và lãng mạn nên những bức thư gửi cho bạn gái, ông thường viết rất dài, có bức thư dài tới 20 trang giấy học trò.
Tướng Hiệu dí dỏm: "Ngày đi học ở Liên Xô, nhà tôi cũng có nhiều người thích lắm, trong đó có những chàng trai Hà Nội lịch thiệp, gia đình khá giả. Nhưng cũng là duyên trời, chúng tôi gặp nhau, thông cảm với hoàn cảnh của nhau để hôm nay cùng lên chức ông bà ngồi ngắm các cháu".
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu kể: "Sau ngày thống nhất đất nước, tôi được tham gia đoàn Việt Nam đi cảm ơn các nước bạn bè trên thế giới. Khi đoàn đến Liên Xô, chúng tôi tham quan Hạm đội Hắc Hải đóng ở biển Hắc Hải. Tại đây, tôi đã gặp các bạn của Xuân cùng với các lưu học sinh khác tại trường Đại học Y khoa ô-đéc-xa".
Đến năm 1976, cô Xuân về nước công tác tại Bệnh viện E, còn người anh hùng Nguyễn Huy Hiệu học xong văn hóa trở về chỉ huy đơn vị, họ mới tổ chức lễ cưới, thành cặp vợ chồng hạnh phúc.
Đến nay, tình yêu đã kết trái, con cháu đề huề, bác sĩ Lại Thị Xuân đã cống hiến hết mình cho y học và được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã cống hiến nhiều nghiên cứu cho khoa học quân sự và đã được bầu làm Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Quân sự Liên bang Nga. Ngoài giờ làm việc, công tác nghiên cứu khoa học, họ trở về vui bên cháu con, chăm sóc vườn cây cảnh, tham gia công tác từ thiện.
Vương Hà
Vợ chồng Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu
Chuyến tàu nối tơ duyên
Nhắc lại câu chuyện tình yêu, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu bỗng thấy mình như đang ngược thời gian trở về với những ngày miệt mài với những trang thư viết tay, hồi hộp đếm ngày nhận thư của người yêu từ phương xa gửi về.
Ông tâm sự: "Yêu nhau, chờ nhau trong thời chiến vốn là lẽ thường tình. Nhưng hai vợ chồng tôi lại tình cờ gặp nhau và đến với nhau từ những địa danh có chữ Hải (Hải Long, Hải Hậu, Hắc Hải). Chính vì thế, hai đứa con của vợ chồng tôi sau này đều được lấy chữ đệm là Hải (Nguyễn Thị Hải Yến và Nguyễn Hải Anh) để nhớ về cội nguồn nơi bố mẹ gặp gỡ, yêu nhau".
Năm 1973, Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu về thăm quê để chuẩn bị đi học văn hóa ở Lạng Sơn đã gặp cô sinh viên Đại học y khoa ô-đéc-xa đi tàu hỏa từ Liên Xô về thăm nhà.
Tướng Hiệu kể: "Tôi hơn nhà tôi 2 tuổi nên thuở đi học không cùng lớp. Gia đình cùng ở một xã nhưng cũng chỉ biết nhau sơ sơ nên chẳng để lại những kỷ niệm đặc biệt. Trong chiến tranh những lần bị thương tôi được các y bác sỹ quân y cứu chữa tận tình nên có ấn tượng mạnh mẽ với những người công tác trong ngành y. Tôi thường nói đùa với đồng đội, nếu kết thúc chiến tranh còn sống sẽ lấy vợ ngành y để trả nghĩa, ai ngờ chuyện đùa hóa chuyện thật...".
Chỉ hành trình ngắn ngủi nhưng qua những câu chuyện, anh Trung đoàn trưởng trẻ tuổi đã có cảm tình với cô sinh viên cùng quê. Cô tên là Lại Thị Xuân, nhà nghèo nhưng học giỏi, là một trong số rất ít những người con gái quê học đến cấp ba. Để được bước chân vào trường Đại học, cô đã phải trải qua những năm tháng khó khăn, vất vả.
Đó là những năm cả nhà có một cái giường, mấy mẹ con cùng nằm chung chật cứng không dám trở mình. Những đêm đói, xách đèn chai ra cánh đồng bới khoai ăn sống đỡ đói để học đêm. Hay những sớm đông rét cắt da cắt thịt, cô chân đất đi bộ trên con đường dài, áo mặc không đủ ấm nên người co ro, da tím tái đến lớp học. Chịu đựng tất cả, cô vẫn học giỏi. Sau một năm học dự bị Đại học cô sang Liên Xô (cũ) học y khoa tại trường ô-đéc-xa.
Cô sinh viên không ngần ngại khi tâm sự chuyện đời mình với anh bộ đội, không giấu chuyện năm học dự bị Đại học ở Hải Dương, cô là cô gái nghèo khổ nhất khi các bạn đều quần là, áo lượt, giầy dép đủ cả, còn cô chỉ có tấm áo vải phin, quần lụa đen. Đôi dép rọ nhựa màu đen khi đi học mẹ cô phải bán một thùng thóc mới mua được.
Anh bộ đội xúc động khi nghe bạn đồng hành trải lòng ngày ấy, mặc cảm với bạn bè vì cảnh nghèo mà cô đã có ý định bỏ học; nhưng rồi nhớ đến chuyện người cha chiến đấu hy sinh, nhớ hình ảnh mẹ tảo tần khuya sớm, mắt thâm quầng mong ngóng tin con, chờ vào tương lai tốt đẹp của cô, cô quyết tâm vượt qua tất cả khó khăn để học thật tốt.
Tình yêu ngàn dặm
Chính vì thế, ngay từ ngày gặp đầu tiên ấy, họ đã có những ấn tượng tốt đẹp về nhau. Cô cảm phục người anh hùng trẻ tuổi ghi nhiều chiến công trong trận mạc. Còn Nguyễn Huy Hiệu thì cảm mến người con gái có nghị lực phi thường, vượt qua khó khăn để vươn lên bầu trời tri thức.
Trong lễ trao bằng viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Quân sự Liên bang Nga (tướng Hiệu đứng thứ 3 từ trái sang)
Họ chia tay nhau sau lần gặp ngắn ngủi ấy, cô Xuân lại sang trời âu xa xôi học tiếp, Nguyễn Huy Hiệu khoác ba lô lên Lạng Sơn học văn hóa, rồi trở về đơn vị chiến đấu đối mặt với bom đạn, khói lửa chiến tranh, ranh giới mong manh của sự sống - cái chết. Giữa hai người, sự liên hệ giờ chỉ qua những cánh thư bay qua bay lại. Tướng Hiệu kể lại, ông thích khôi hài và lãng mạn nên những bức thư gửi cho bạn gái, ông thường viết rất dài, có bức thư dài tới 20 trang giấy học trò.
Tướng Hiệu dí dỏm: "Ngày đi học ở Liên Xô, nhà tôi cũng có nhiều người thích lắm, trong đó có những chàng trai Hà Nội lịch thiệp, gia đình khá giả. Nhưng cũng là duyên trời, chúng tôi gặp nhau, thông cảm với hoàn cảnh của nhau để hôm nay cùng lên chức ông bà ngồi ngắm các cháu".
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu kể: "Sau ngày thống nhất đất nước, tôi được tham gia đoàn Việt Nam đi cảm ơn các nước bạn bè trên thế giới. Khi đoàn đến Liên Xô, chúng tôi tham quan Hạm đội Hắc Hải đóng ở biển Hắc Hải. Tại đây, tôi đã gặp các bạn của Xuân cùng với các lưu học sinh khác tại trường Đại học Y khoa ô-đéc-xa".
Đến năm 1976, cô Xuân về nước công tác tại Bệnh viện E, còn người anh hùng Nguyễn Huy Hiệu học xong văn hóa trở về chỉ huy đơn vị, họ mới tổ chức lễ cưới, thành cặp vợ chồng hạnh phúc.
Đến nay, tình yêu đã kết trái, con cháu đề huề, bác sĩ Lại Thị Xuân đã cống hiến hết mình cho y học và được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã cống hiến nhiều nghiên cứu cho khoa học quân sự và đã được bầu làm Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Quân sự Liên bang Nga. Ngoài giờ làm việc, công tác nghiên cứu khoa học, họ trở về vui bên cháu con, chăm sóc vườn cây cảnh, tham gia công tác từ thiện.
Vương Hà
Đắp Mộ Cuộc Tìn Đan Nguyên
Chuyện xúc động về nụ hôn 76 năm sau trận đánh 'Trân Châu Cảng'
Thứ tư, 30/08/2017 19:00
Nếu không có cuộc tấn công Trân Châu Cảng năm
1941, có lẽ hai người bạn già này đã có một tình yêu học trò đẹp đẽ,
thậm chí có thể "về chung một nhà".
Đó là câu chuyện xúc động của hai người bạn thời trung học từng phải lòng nhau, nhưng bị chiến tranh chia cắt: Carl Warner, cụ ông 92 tuổi và Abby Deutsch, cụ bà 91 tuổi.
Hơn 7 thập kỷ xa nhau, họ gặp lại nhau,
trao nhau nụ hôn ở cái tuổi "gần đất xa trời" mà nhẽ ra phải là nụ hôn
đầu đời từ 76 năm về trước.
Carl Warner và Abby Deutsch giờ đã ngoài 90 tuổi
Năm 1941, Carl Warner khi đó là cậu học
sinh trung học sống ở Miami, đã bị cô bạn Abby Deutsch, kém 1 tuổi "hớp
hồn". Carl đã dự định sẽ ngỏ lời với Abby; thế nhưng cuộc chiến tàn khốc
không cho phép anh thực hiện điều đó.
Buổi sáng chủ nhật định mệnh ấy, ngày
7/12/1941, quân đội Nhật Bản giáng một đòn bất ngờ vào vào căn cứ hải
quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, Hawaii. Cú tấn công này kéo Mỹ vào
Thế chiến thứ 2. Vài ngày sau vụ tấn công Trân Châu Cảng, Carl gia nhập
thủy quân lục chiến. Tình cảm đôi lứa vừa được nhen nhóm đã vội bị chiến
tranh chia cắt.
Abby thủa trung học
Cuộc sống của họ rẽ sang 2 hướng khác
nhau; cho đến 10 năm trước họ tình cờ có số điện thoại của nhau thông
qua những người bạn. Khi đó, Carl Warner sống ở Sherman Oaks,
California; còn Abby sống ở Florida. Kể từ đó, họ thường xuyên giữ liên
lạc qua điện thoại, nhưng chưa một lần gặp gỡ.
Suốt quãng thời gian ấy, những cuộc trò chuyện xa đã nhen nhóm lại tình cảm đặc biệt
trong lòng họ, dù 2 người đã lập gia đình từ lâu. Năm 2012, chồng Abby
qua đời. Dù đã về hưu, bà vẫn làm thêm tại Đại học Miami với tư cách là
thư ký của hiệu phó trường.
Còn Carl Warner, khi chiến tranh kết thúc ông từng làm phóng viên cho hãng thông tấn Hoa Kỳ UPI (United Press International).
Tại đây, ông đã kể lại nhiều trải nghiệm chinh chiến và bị bắt làm tù
binh ở Cuba, cũng như bị thương khi tham chiến ở Venezuela.
Thậm chí, đài CBS còn đưa tin rằng ông đã
qua đời. Tuy nhiên, Carl Warner vẫn sống khỏe mạnh. Ông kết hôn 2 lần và
người vợ thứ 2 đã qua đời năm 2015 vì bệnh viêm phổi mãn tính, sau 22
năm chung sống.
Carl Warner từng làm phóng viên chiến tranh
Chia sẻ với tạp chí People, cụ bà Abby khiêm tốn nói rằng hai người chỉ là bạn trung học; nhưng cụ ông Carl không ngần ngại bộc bạch: "Abby Deutsch là một người tốt bụng. Cho đến bây giờ, bà ấy vẫn là người phụ nữ ngọt ngào nhất mà tôi biết".
Tuy nhiên, ông nói thêm khi đó thật sự
không phải thời điểm phù hợp cho mối quan hệ của 2 người. Cậu thanh niên
Carl Warner thủa đó mới 17 tuổi, sự nghiệp học hành vẫn chưa xong, việc
làm chưa có và chiến tranh lại nổ ra.
Cả thập kỷ trao đổi qua điện thoại, nhiều
lần hẹn hò gặp nhau nhưng đều không thành cho đến ngày 17/8 vừa qua,
Carl và Abby mới có một cuộc gặp gỡ thực sự nhờ sự trợ giúp của một hội
người cao tuổi.
"Tôi thích cảm giác được chờ đợi, và thật tuyệt vời khi cuối cùng tôi cũng gặp được ông ấy", Abby thổ lộ. Bà cũng tiết lộ thêm cuộc hẹn hò với "người trong mộng" từ 76 năm về trước đã vượt xa sự mong đợi của bà.
Họ đã trải qua một cuộc hẹn hò thú vị ở Warner Bros, Burbank, Los Angeles; sau đó ăn tối tại nhà của Carl. "Chúng tôi ôm và rồi hôn nhau. Tôi biết điều này sẽ xảy ra", Carl chia sẻ với People.
"Chúng tôi thật may mắn vì còn sống khỏe mạnh ở tuổi này... Nụ
hôn ấy thật tuyệt vời. Nếu đây là cách bạn hôn một ai đó sau 76 năm,
thì tôi có thể ra đi và trở lại sau 76 năm nữa để được hôn ông ấy", Abby nói.
Còn Carl cho biết được gặp lại Abby là điều vô cùng hạnh phúc.
Gặp lại "người trong mộng" 76 năm sau, cả 2 đều vô cùng hạnh phúc
Trận
đánh Trân Châu Cảng (hay còn gọi là Chiến dịch Hawaii) là một sự kiện
lớn trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Đây là đòn tấn công quân sự bất
ngờ của quân đội Nhật Bản nhằm vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu
Cảng, tiểu bang Hawaii ngày 7/12/1941. Trận đánh này cũng lôi kéo Mỹ vào
Thế chiến 2.
Cuộc
tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay, xuất phát
từ 6 tàu sân bay Nhật Bản, đã gây thiệt hại lớn cho quân đội Mỹ. Theo
thống kê, 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ bị đánh chìm, 3 tàu tuần dương, 3 tàu
khu trục, 1 tàu thả mìn, 188 máy bay bị phá hủy; hơn 2.000 người tử vong
và hơn 1.000 người bị thương.
Về phía quân Nhật cũng thiệt hại ít hơn, 29 máy bay và 4 tàu ngầm bỏ túi bị hư hại, với 65 người thương vong.
LEO
Theo Vietnamnet
Theo Vietnamnet
“Cưới nhau xong là đi”, một chuyện tình trong chiến tranh
TT - Cuộc tình thời chiến của hai người khiến người trung tá cưu binh liên tưởng đến bài thơ Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan, trong đó có chi tiết y chang nỗi niềm của bà Vui: “Cưới nhau xong là đi”.
Bà Đào Thị Vui (trái) tặng áo len cho chị gái của chồng trong ngày gặp mặt năm 2016 - Ảnh: V.Toàn |
Đầu xuân 2016, dẫn tôi đến căn nhà thấp mái của bà Vui, trung tá cựu binh Lê Ngọc Khánh kể: “Ngày 15-4-1968, tôi là trung đội trưởng, đại đội 3, tiểu đoàn 11 trực thuộc sư đoàn 316 (Quân khu Tây Bắc) đến Nông trường Trần Phú nhận quân. Ngay trong đêm đó, nông trường có tổ chức một đám cưới mà chàng rể là anh Lê Tiến Tửu, cán bộ quản lý đội chế biến chè và chị Đào Thị Vui”.
“Cưới nhau xong là đi”
Sau đêm động phòng của đôi vợ chồng trẻ, trung đội trưởng Khánh đến gặp họ và cho biết anh Tửu có quyết định nhập ngũ, nhưng vì mới cưới vợ nên đơn vị hoãn cho anh nhập ngũ đợt này, để đi đợt sau. Nhưng anh Tửu cương quyết “vui duyên mới không quên nhiệm vụ” và khẳng định mình vẫn nhập ngũ đợt này.
Cuộc tình thời chiến của hai người khiến tôi nhớ đến bài thơ Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan, trong đó có chi tiết y chang nỗi niềm của bà Vui: “Cưới nhau xong là đi”. Sang Lào, anh Tửu là điệp báo viên vô tuyến điện cùng đơn vị trung đội trưởng Khánh.
Đầu năm 1970 đơn vị di chuyển xuống mặt trận Trung Lào thuộc tỉnh Xiêng Khoảng.
Nhìn hai bàn tay già nua của bà Vui giữ chặt di ảnh người chồng, anh Khánh tiếp tục kể về ngày 1-4-1970: “Hôm ấy bộ đội ở Xẩm Thoong bị thương quá nhiều. Đơn vị tôi đi hai ngày đường rừng mới đưa thương binh nặng ra đến cánh đồng Mường Pốt.
Anh Tửu, anh Hào vừa gác cái võng cáng một thương binh lên hai nạng cây đối diện nhau để ngồi nghỉ thì bất ngờ máy bay địch xẹt tới ném bom và hai người không thoát khỏi.
Đêm đó, lúc cùng đơn vị nhặt nhạnh thi thể anh Tửu và 13 đồng đội khác để chôn cất, tôi muốn khóc khi thấy trên chiếc bật lửa, bút kim tinh, cái lược bằng đuya-ra và khăn thêu trong ngực áo anh Tửu đều có ghi khắc hai chữ Tửu Vui.
Những vật dụng đánh dấu kỷ niệm một cuộc tình ấy được chúng tôi chôn vào lòng đất cùng với thi hài anh Tửu”.
Ở vậy thờ chồng
Sau khi anh Tửu hi sinh, từ Yên Bái, chị Vui xin nghỉ việc rồi quay về quê nhà với mẹ, sống quãng đời đơn thân khép kín để thờ chồng. Kể từ đó, tuổi xuân cũng như hạnh phúc mong đợi của cuộc đời một người phụ nữ coi như khép lại.
Bà Vui chảy nước mắt nói với tôi và cựu binh Khánh: “Bố mẹ đặt tên tôi là Vui mà sao phận người thì ngược”.
Nhà anh Tửu ở xã Đông Lĩnh, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình. Do đám cưới xong là đi ngay nên anh Tửu không kịp đưa vợ về giới thiệu với họ hàng nhà mình. Anh Tửu mồ côi bố mẹ từ bé, ở với một người chị gái.
Do anh không thông báo đám cưới cho gia đình nên chị Vui nghĩ nếu mình tìm về đó tự giới thiệu là dâu thì chắc không ai tin. Thế là chị cứ sống thờ chồng trong nỗi ám ảnh chưa được làm dâu suốt cho đến năm 2010.
Năm 2010, cựu binh Khánh cùng đoàn quy tập tỉnh Nghệ An sang Lào tìm mộ liệt sĩ Tửu. Ông Khánh bảo chính ông là người tuyển anh Tửu vào lính, chiến đấu cùng anh rồi cũng chính tay ông chôn cất anh ấy ở nghĩa trang Mường Pốt. Biết mộ đồng đội mà không giúp đoàn quy tập đi tìm mộ thì sống không yên.
Tại Mường Pốt, người ta thông báo cho ông Khánh biết mộ liệt sĩ Tửu đã được đưa về nghĩa trang quốc tế Việt - Lào ở Nghệ An năm 2006.
Tại nghĩa trang quốc tế Việt - Lào, ông Khánh tìm thấy 14 ngôi mộ của đồng đội mình hi sinh trong lần ném bom hồi ấy, trong đó có mộ anh Tửu.
Rồi ông đến Sở LĐ-TB&XH Yên Bái, Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH) tìm danh sách liệt sĩ để thấy tên anh Lê Tiến Tửu kèm theo nội dung “khi cần báo tin cho vợ là Đào Thị Vui ở Thanh Oai, Hà Tây”.
Dù vậy, cho đến năm 2010 bà Vui vẫn chưa được hưởng chế độ gì từ người chồng đã mất.
Nhận dâu ở tuổi 65 Tháng 7-2010, ông Khánh dẫn bà Vui đến UBND xã Đông Lĩnh, Thái Bình. Hôm ấy có cả bí thư, chủ tịch xã, ông tự giới thiệu: “Tôi là Lê Ngọc Khánh, nguyên cán bộ tuyển quân đồng chí Lê Tiến Tửu và cùng đồng chí ấy sang Lào chiến đấu. Đồng chí Tửu hi sinh năm 1970, mộ đã quy tập về nước. Đây là bà Đào Thị Vui, vợ đồng chí Tửu. Giờ tôi đưa con dâu về quê hương liệt sĩ để họ hàng nhận dâu sau 42 năm kể từ khi cưới”. Nghe vậy, cả bí thư, chủ tịch xã nói: “Cảm ơn thông tin của đồng chí về liệt sĩ Tửu và đưa vợ liệt sĩ về quê chứ từ trước tới giờ gia đình và chính quyền địa phương không hề biết liệt sĩ Tửu có vợ”. Lúc này bà Vui đã 65 tuổi và vẫn còn hồi hộp vì “sợ sau 42 năm lấy chồng giờ bị từ chối làm dâu”. Tại nhà bà Lê Thị Xuân (86 tuổi, chị liệt sĩ Tửu), khi đại diện UBND xã giới thiệu xong, cựu binh Khánh đưa đầy đủ giấy tờ photo từ hồ sơ liệt sĩ của liệt sĩ Tửu báo cáo với gia đình anh Tửu. Bà Xuân giục con gọi điện báo tin gấp cho họ hàng. Trong cảnh đoàn viên, bà Xuân nhìn em dâu nghẹn ngào: “Mất cậu Tửu rồi thì còn có em dâu”. Rồi hai chị em ôm nhau như hai cây si già ngả bóng vào nhau. |