Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 915
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Thời sự quô'c tế sáng 15/1/2018
Tin Tức | Tin Tức 24h Mới Nhất Hôm Nay 15/01/2018
60 Giây Chiều - Ngày 14/01/2018 - Tin Tức Mới Nhất
An ninh ngày mới ngày 14.1.2018 - Tin tức cập nhật
QĐND Việt Nam đã ký kết mua trực thăng Bell hiện đại nhất của Mỹ
tin bóng đá, U23 VIỆT NAM vs U23 Austrailia QUANG HẢI cơn địa chấn châu á thần tài VIỆT NAM
Cô Gái Pa Kô - Anh Thơ
U23 Việt Nam tạo “địa chấn”: Báo Tây ví là “Rồng vàng”, người Thái phục sát đất
Thứ Hai, ngày 15/01/2018 00:02 AM (GMT+7)
Giới truyền thông khắp thế giới, trong đó có cả những tờ báo đến từ
nước chủ giải U23 châu Á Trung Quốc, Thái Lan hay Australia đã ví chiến
thắng lịch sử của U23 Việt Nam trước U23 Australia là một kỳ tích rất
đáng tự hào.
Xem khoảnh khắc lịch sử Quang Hải ghi bàn đánh bại U23 Úc:
U23 Việt Nam: Báo Tây ví là "Rồng Vàng châu Á", khiến Trung Quốc và Thái Lan nể phục, Malaysia noi gương
Chiến thắng 1-0 gây sốc của U23 Việt Nam
trước U23 Australia nhờ pha lập công của Nguyễn Quang Hải chiều qua
(14/1) ở lượt trận thứ 2 bảng D VCK giải U23 châu Á tại Côn Sơn (Trung
Quốc) đã gây tiếng vang rất lớn cho thầy trò Park Hang Seo trong khu
vực, ở cả cấp châu lục và thế giới.
Tờ Fox Sports đã ví U23 Việt Nam là "Những con Rồng Vàng" sau chiến thắng trước U23 Australia
Ngay sau trận đấu, tờ Fox Sports trên mạng xã hội Twitter đã giật tít "Việt Nam tung đòn knock-out kinh điển hạ gục Australia."
Trong bài viết này, tác giả đã không ngại ngần dùng từ "thiếu nanh
vuốt" để nói về sức mạnh tấn công của U23 Australia. Mặt khác ca ngợi
bàn thắng của Quang Hải là "phi thường" và gọi U23 Việt Nam là "Những
con Rồng Vàng".
Còn trang chủ và fanpage của Liên đoàn bóng đá
châu Á đã gọi chiến thắng của U23 Việt Nam trước U23 Australia là một
chiến thắng lịch sử và vang dội. Các cổ động viên bóng đá Đông Nam Á
cũng bình luận khá sôi nổi và đều cho rằng U23 Việt Nam là niềm tự hào
của bóng đá khu vực.
"Chúc mừng Việt Nam. Các bạn đã làm rạng danh ASEAN. Hy vọng Malaysia
có thể làm điều tương tự ở trận đấu tới. Làm tốt lắm, Việt Nam", một
CĐV Malaysia viết.
Trong khi đó, báo SiamSports của Thái Lan cho rằng Việt Nam đã làm
được điều mà nhiều đội ở Đông Nam Á không làm được. Tờ này cũng đã ca
ngợi lối chơi phòng ngự phản công khoa học và kỷ luật của đội bóng do
HLV Park Hang Seo dẫn dắt, coi bóng đá trẻ Việt Nam xứng đáng là đầu tàu
của Đông Nam Á và là tấm gương để các nền bóng đá khu vực học theo.
Tờ Tân Hoa Xã của nước chủ nhà Trung Quốc thì nhấn mạnh chi tiết Việt
Nam đang rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á năm nay nếu có kết quả có
lợi trước U23 Syria ở lượt đấu cuối vòng bảng, trong khi U23 Australia
phải “tử chiến” đội đầu bảng U23 Hàn Quốc.
Trong khi ấy, tờ báo điện tử news.com.au của chính Australia đã có
bài viết lo ngại cho đội U23 nước mình: “Olyroos (biệt danh của U23
Australia) đối diện nguy cơ bị loại sau trận thua sốc trước Việt Nam”.
Trong đó nhấn mạnh, ở lượt cuối vòng bảng vào ngày thứ Tư tới (17/1),
đội bóng của HLV Ante Milicic phải thắng đối thủ khó chơi U23 Hàn Quốc
nếu muốn chắc chắn đi tiếp. Còn nếu hòa đội bóng xứ kim chi, U23
Australia phải chờ kết quả có lợi từ trận đấu cùng giờ giữa U23 Việt Nam
và U23 Syria. U23 Việt Nam tạo "địa chấn": Báo Úc choáng váng, báo Thái sững sờ
Dư luận Thái Lan còn chưa kịp có lý do để thể hiện sự lạc quan về đội tuyển U23 của họ ở vòng chung kết U23 châu Á 2018, thì chiến thắng bất ngờ của U23 Việt Nam trước U23 Australia đã tạo nên sự chú ý rất đáng kể.
Tờ Siamsport ngạc nhiên khi U23 Việt Nam trở thành đội tuyển Đông Nam Á đầu tiên giành một chiến thắng ở giải châu Á
Tờ nhật báo thể thao Siamsport không mất nhiều thời giờ để nhấn mạnh
ngay ở đầu bài viết rằng U23 Việt Nam là đội tuyển Đông Nam Á đầu tiên
giành chiến thắng ở vòng chung kết châu Á. Bài viết có câu: “Nguyễn
Quang Hải đã trở thành anh hùng của U23 Việt Nam ở phút 72, và dù U23
Australia tấn công dữ dội, U23 Việt Nam rất mạnh mẽ bảo toàn chiến
thắng”.
Trong khi đó trang tin Asian News tiếng Trung giật tít lớn: “U23 Việt
Nam gây cú sốc lớn, ‘binh đoàn Kangaroo’ lơ lửng giữa sống và chết”.
Bài viết đã thẳng thắn nói rằng lối chơi tấn công của U23 Australia ngay
từ đầu tỏ ra “vô dụng”, trong khi “các tiền đạo Việt Nam không có lợi
thế cả tốc độ lẫn thể hình nhưng cực kỳ quyết tâm tranh bóng và bứt
xuống khi có thời cơ phản công”.
Tờ Asian News của Trung Quốc ngạc nhiên khi U23 Australia ở vào thế nguy hiểm ở vòng bảng
Theo nhận định của bài viết, sự duy trì thế ép sân lâu dài nhưng
không tạo nhiều cơ hội nguy hiểm đã khiến U23 Australia càng về sau càng
dễ trúng đòn phản công. “Tỷ lệ kiểm soát của U23 Australia là 72% nhưng
sự phục vụ bóng cho các tiền đạo là khá dở, cộng thêm hậu vệ Việt Nam
đeo bám rất chặt chẽ”. Bình luận về bàn thắng của Quang Hải, tờ này
viết: “Hàng thủ Australia không có câu trả lời nào cho cú sút này sau
khi đã 2 lần hút chết khi để Bùi Tiến Dũng có bóng gần khung thành”.
Báo giới Australia không quan tâm nhiều về hành trình của đội tuyển
U23 nước này ở Trung Quốc (nhất là giữa lúc giải quần vợt Australian
Open sắp khởi tranh), nhưng tờ Herald Sun cũng đã phải đưa tin về trận
đấu này với tâm trạng bi quan.
Ký giả David Davutovic trong bài viết không chỉ tán dương khả năng
phòng thủ mà còn khen ngợi cầu thủ Việt Nam là “sự kết hợp giữa kỹ năng
đã tiến bộ với sự láu cá đường phố”. Davutovic cũng không quên đề cập
tới lý do vì sao kỹ năng của cầu thủ Việt Nam tiến bộ: “Đây là kết quả
của hàng triệu USD đã được đổ vào để đầu tư cho bóng đá trẻ trong những
năm gần đây”.
David Davutovic của tờ Herald Sun viết về trận thua của U23 Australia
Trang chủ của LĐBĐ châu Á (AFC) khi bình luận về trận đấu này cho
rằng kết quả gây sốc của U23 Việt Nam sẽ khiến cục diện bảng D trở nên
rất khó lường, và bên cạnh đó cũng sẽ khiến HLV Park Hang Seo có bài
toán lớn ở phía trước. “U23 Việt Nam cần một chiến thắng để chắc chắn đi
tiếp ở trận gặp U23 Syria. Sau 2 trận đấu lấy phòng ngự làm ưu tiên, họ
có dám sẵn sàng tấn công một đối thủ cũng được đánh giá cao hơn?”, bài
viết đặt câu hỏi.
Hai nữ sinh đi bộ ven đường thì bị xe ô tô bán tải đâm trúng khiến nạn
nhân ngã văng vào lề đường, bất tỉnh. Điều đáng nói, tài xế gây tai nạn
đã điều khiển xe bỏ chạy khỏi hiện trường, sau đó lại gây tai nạn liên
hoàn.
Thông tin ban đầu, khoảng 16h ngày 14/1, 2 nữ sinh
đang đi bộ trên tỉnh lộ 603 (hướng từ ngã tư xã Tân Trào về trung tâm
huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) thì bị xe bán tải màu trắng mang BKS
15C-263.. chạy cùng chiều tông trúng khiến nạn nhân văng vào lề đường,
bất tỉnh tại chỗ.
Sau cú tông mạnh, tài xế không dừng
xe để đưa nạn nhân đi cấp cứu mà bỏ chạy tiếp đến ngã tư tỉnh lộ 603
giao cắt với đường 402 (thôn Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy)
thì lại tông trúng vào xe tải mang BKS 29C-183... khiến xe tải mất lái
văng xa khoảng 30m. Ngay sau đó, xe "điên" lại tiếp tục tông vào xe taxi BKS 15A-266... khiến chiếc taxi văng vào lề đường. Rất may cả 2 tài xế xe tải và xe taxi không bị thương tích.
Chiếc xe gây tai nạn khiến hai nữ sinh tử vong bị hư hỏng nặng
Sau
khi liên tiếp gây tai nạn, xe "điên" chạy tiếp được khoảng 100m thì
dừng lại giữa đường, đầu xe hư hỏng nặng, tài xế sau đó đã rời khỏi hiện
trường.
Nhận được tin báo, các lực lượng chức năng địa
phương và Công an huyện Kiến Thụy có mặt phong tỏa hiện trường, điều
tiết giao thông, thu thập chứng cứ phục vụ công tác điều tra làm rõ
nguyên nhân vụ tai nạn.
Một số người dân cho biết, lái xe "điên"
có biểu hiện như người bị ngáo đá hoặc say rượu nên xe mới phóng với tốc
độ cao và không làm chủ được tay lái. Hai nữ sinh thiệt mạng sau vụ tai
nạn là học sinh lớp 9 trường THCS Đại Hà (xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy),
trên đường đi tập thể dục thì bị xe "điên" tông trúng.
Một
cán bộ CSGT huyện Kiến Thụy cho biết, sau khi 2 nữ sinh được đưa vào
Bệnh viện Đa khoa huyện Kiến Thụy cấp cứu nhưng cả hai không qua khỏi.
Đến 18h cùng ngày, lái xe "điên" vẫn chưa đến cơ quan công an trình báo.
Dân trí Bất ngờ bị lực lượng công an đột kích, hàng
trăm dân chơi tại quán bar nháo nhào trốn chạy nhưng đều bị bắt giữ. Qua
kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện 80 thanh niên dương tính với ma
túy.
Ngày 14/1, Công an TP Biên Hòa đã tiến hành tạm giữ 80 người liên
quan đến việc sử dụng ma tuý tại quán bar H5 (đóng tại địa chỉ K30,
đường Võ Thị Sáu, phường Thống Nhất, TP Biên Hòa, Đồng Nai).
Trước đó, vào khoảng 1 giờ cùng ngày, Đội cảnh sát điều tra về tội
phạm ma túy, Công an TP Biên Hòa phối hợp cùng lực lượng cảnh sát cơ
động Công an tỉnh Đồng Nai đã tổ chức kiểm tra đột xuất quán bar này.
Khi phát hiện thấy lực lượng công an hàng trăm khách chơi tại đây nháo
nhào bỏ chạy nhưng đều bị giữ lại. Lực lượng công an phát hiện và thu
giữ nhiều loại ma túy được các khách chơi vứt dưới nền nhà.
Khoảng 2 giờ sau, tất cả 218 khách và nhân viên phục vụ tại quán được
đưa về trụ sở Công an TP Biên Hòa để tiếp tục làm việc. Tại đây, qua
test nhanh, lực lượng công an xác định có 80 người (gồm 69 nam và 11 nữ)
dương tính với chất ma túy. Trong đó có18 người không có chỗ ở rõ ràng
nên lập hồ sơ để đưa đi cai nghiện bắt buộc. Số còn lại lực lượng chức
năng phân loại, xử lý vi phạm hành chính về sử dụng trái phép chất ma
túy.
Lực lượng công an kiểm tra quán bar H5.
Tang vật do lực lượng chức năng thu giữ được
Đây là lần thứ 2 trong vòng nửa tháng qua, lực lượng chức năng tiến
hành kiểm tra quán bar H5 và phát hiện khách chơi tại đây dương tính với
ma túy. Trước đó, vào rạng sáng ngày 31/12/2017, khi tiến hành kiểm tra
quán bar này, lực lượng chức năng cũng phát hiện gần 200 khách dương
tính với ma túy.
Vĩnh Thủy
Nỗi khổ ‘trên đe dưới búa’ ở PVN, PVC qua lời khai các bị cáo
Cựu phó tổng giám đốc PVN Nguyễn Xuân Sơn khai
với tính khí quyết liệt ông Đinh La Thăng có thể đột ngột cách chức bất
kỳ ai, nếu làm trái "lệnh".
Phiên sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và
Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) liên quan tới hai ông Đinh
La Thăng và Trịnh Xuân Thanh hôm nay bước vào ngày làm việc thứ 8 trong
chuỗi dự kiến 13 ngày.
Một tuần làm việc, vào cả ngày nghỉ cuối tuần, những vấn đề chính của vụ
án được toà thẩm vấn bao gồm: việc chỉ định thầu trái luật của các lãnh
đạo PVN với PVC trong thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2,
hợp đồng sai quy định số 33 giữa hai chủ đầu tư PVN và Công ty Điện lực
dầu khí (PVPower) với tổng thầu PVC, sai phạm trong cấp tạm ứng tiền làm
nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, tiền tạm ứng bị sử dụng sai mục đích và
vụ tham ô 13 tỷ diễn ra tại PVC…
Suốt quá trình thẩm vấn, lời khai của các bị cáo cho thấy họ luôn trong
trạng thái "trên đe dưới búa", bắt buộc phải làm theo chỉ đạo dù biết đó
là sai.
Trong phần luận tội ngày 11/1, VKS nêu rõ PVN được giao làm đầu mối đầu
tư Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, tổng mức đầu tư sau thuế hơn
31.505 tỷ đồng, tương đương gần 1,7 tỷ USD. Dù chưa có đánh giá về năng
lực, kinh nghiệm của PVC, chưa làm thủ tục chọn nhà thầu, nhưng ngày
18/6/2010, ông Đinh La Thăng đã ký Nghị quyết giao PVC thực hiện gói
thầu EPC dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 theo hình thức chỉ định thầu.
Ngày 11/10/2011, PVC mới chính thức là Nhà thầu có tư cách pháp lý để
thực hiện Hợp đồng tổng thầu EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2,
nhưng từ ngày 28/4/2011 đến ngày 12/7/2011, PVN đã làm các thủ tục chi
tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng. PVC sau đó sử
dụng sai mục đích 1.115 tỷ, gây thiệt hại 119 tỷ.
Được mời đến toà, ông Vũ Huy Quang (nguyên tổng giám đốc PVPower) nói
trong thời gian PVPower làm chủ đầu tư đã bị tập đoàn "thúc ép" ký hợp
đồng số 33. Theo ông, hợp đồng 33 là ký tạm mang tính hình thức để có cớ
khởi công chứ căn cứ vào đó thì không thể triển khai được bất cứ hạng
mục nào.
Theo ông Quang, hợp đồng không có giá trị pháp lý song vẫn phải ký. Ông
Quang lý giải đã bị ông Nguyễn Quốc Khánh (cựu phó tổng giám đốc PVN)
yêu cầu hoàn tất hợp đồng, ký trước ngày 28/2/2011. Sau khi hợp đồng đã
được ký, tiền tạm ứng lại cấp tốc được chuyển cho tổng thầu PVC dù nhiều
sếp của cả PVN và PVC đều biết chưa đủ điều kiện.
Ông Vũ Hồng Chương, cựu trưởng ban quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Thái
Bình 2, khai ở thời điểm nhận được công văn của PVC đề nghị tạm ứng
theo hợp đồng 33, ông đã nghe phong thanh rằng hợp đồng này chưa đủ điều
kiện thực hiện.
Khi biết hợp đồng có vấn đề lớn, để tránh rủi ro cho chủ đầu tư, ông đã
ba lần gửi công văn báo cáo rõ về tình trạng hợp đồng 33, đề nghị Tập
đoàn xem xét có ý kiến chỉ đạo nhưng không ai trả lời.
Khi bị thẩm phán truy vấn vì sao biết vậy mà vẫn chuyển tiền tạm ứng,
cựu trưởng ban quản lý dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 khai chịu sức ép từ
lãnh đạo Tập đoàn, cụ thể là các công văn của phó tổng giám đốc Nguyễn
Xuân Sơn. Thậm chí ông còn nhận được yêu cầu "chuyển tiền ngay trong
ngày".
Trước câu hỏi "ai chỉ đạo", ông Chương khẳng định: “Là anh Đinh La Thăng
và tất cả các ban nội dung của Tập đoàn cứ yêu cầu phải làm ngay. Tôi
phải chịu sức ép ghê gớm quá, ai đời lại yêu cầu chuyển tiền ngay trong
ngày. Tôi là đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc nên phải nghe lệnh của
cấp trên”.
Ông Chương cho hay có lần đã nghe lệnh miệng của ông Thăng ở phòng làm
việc rằng: "Tôi không biết các ông làm sao thì làm, phải chuyển tiền cho
nhà thầu thực hiện dự án".
Một lần đối chất khác, cũng nói về sức ép phải chi tạm ứng cho PVC, ông
Chương than thở là cấp dưới chỉ biết nghe lệnh cấp trên. "Những áp lực
trên đe dưới búa, sự chỉ đạo quyết liệt của tập đoàn, tôi phải thực thi.
Nếu tôi không ký lúc đó thì họ nói tôi thế nọ thế kia, rằng cản trở nhà
thầu", cựu trưởng ban quản lý dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 nói trước
tòa.
Cựu phó tổng giám đốc PVN phụ trách về tài chính Nguyễn Xuân Sơn cũng có
lúc khai: "Đơn vị kinh doanh nào cũng vậy, người đứng đầu có yếu tố
quyết định mọi công việc, gần như đã quyết là làm".
Luật sư ở phần bào chữa dẫn lời khai trong một bản cung tại cơ quan điều
tra của ông Nguyễn Xuân Sơn cho thấy: “Trước đợt chuyển tiền cho Ban
quản lý dự án nhiệt điện Thái Bình 2 (ngày 13/5/2011), anh Thăng đã gọi
tôi với anh Khánh đến phòng làm việc. Tại đây, anh Thăng mắng tôi và anh
Khánh về tiến độ dự án bị chậm, nói với anh Khánh phải ‘triển khai
nhanh lên’, nói với tôi ‘phải lo việc tạm ứng cho đầy đủ kịp thời’ và
nói với cả hai chúng tôi ‘không triển khai thì biến đi’”.
Một lời khai khác của ông Sơn cũng được luật sư dẫn chứng: “Sau khi anh
Đinh La Thăng nói với tôi về việc lo tiền cho đủ, tôi rất lo. Đối với
tôi đó là mệnh lệnh phải làm dù chủ tịch tập đoàn chỉ nói miệng. Đó là
chưa kể đến tính khí của anh Đinh La Thăng có thể đột ngột cách chức bất
kỳ thuộc cấp bất cứ lúc nào”.
Luật sư cho rằng, dưới áp lực đó, ông Sơn đã buộc phải chỉ đạo ông Ninh
Văn Quỳnh (khi đó là Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính kế toán
của PVN) phải đề xuất theo hướng đáp ứng đề nghị tạm ứng tiền của PVC.
Ông Quỳnh biết hợp đồng 33 không đúng về pháp lý nhưng bị cấp trên dọa
"không làm thì đứng sang một bên để người khác làm" nên buộc phải tuân
thủ.
Phiên toà trong ngày 14/1. Ảnh: TTXVN
Lựa chọn làm sai hay mất việc?
Không chỉ ở công ty mẹ PVN, theo lời khai của các bị cáo tại phiên tòa,
văn hóa "nghe lệnh" cũng diễn ra tương tự ở công ty con như PVC.
Nhóm cựu cán bộ PVC bị cáo buộc tham ô 13 tỷ đồng ở dự án Vũng Áng –
Quảng Trạch 13 tỷ đồng cũng khai phải làm theo lệnh cấp trên, chứ không
thể khác được. Cựu kế toán trưởng dự án Nguyễn Đức Hưng khai bị cựu giám
đốc điều hành dự án Lương Văn Hòa chỉ đạo lập khống hợp đồng và cho hay
đây là chủ trương của sếp lớn.
“Bị cáo làm trưởng phòng tài chính kế toán, nhận thức được việc làm như
thế là sai nhưng bị cáo là cấp dưới, chỉ biết nghe chỉ đạo của cấp trên.
Nhất là trong bối cảnh anh Hòa còn nói có cả sự chỉ đạo của cấp trên
nữa thì bị cáo buộc phải rút tiền”, Nguyễn Đức Hưng trình bày.
Còn Lương Văn Hòa cũng khai bị Bùi Mạnh Hiển (cựu chánh văn phòng PVC),
Nguyễn Anh Minh (cựu phó tổng giám đôc PVC) gọi điện yêu cầu chuyển
tiền. “Anh Minh nói sẽ có cách bù lại sau, còn chuyển tiền theo sự chỉ
đạo của anh Thanh và tổng giám đốc PVC Vũ Đức Thuận. Sau khi chuyển tiền
rồi bị cáo hỏi anh Minh xem bù lại quỹ như thế nào, anh Minh nói 'giờ
cứ vẽ ra mà làm', mọi thủ tục anh Minh sẽ lo”, bị cáo Hòa khai.
Bị cáo Nguyễn Lý Hải (bộ phận kỹ thuật dự án) cũng nói bị sếp Lương Văn
Hòa gọi vào phòng riêng, nói "lãnh đạo công ty cần chi phí đối ngoại".
Theo lời khai của bị cáo Hải, khi ông Hoà nói về việc lập khống hồ sơ,
ông đã can nói "làm thế là vi phạm đấy". Ông Hải đã đấu tranh nội tâm
giữa việc ‘làm hay không làm’, nhưng sợ mất việc, không có lương nên dù
biết sai và không đưởng hưởng lợi đồng cũng đành "nhắm mắt đưa chân" làm
theo chỉ đạo.
Bên cạnh lời khai của các thuộc cấp ở PVN và PVC, trong những ngày vừa
qua, ông Đinh La Thăng đã nhiều lần nhắc tới những cụm từ "day dứt, trăn
trở" và thừa nhận sự quá quyết liệt, nôn nóng của mình đã đẩy cấp dưới
tới sai phạm.
Chiều 9/1, khi nhớ lại gian đoạn triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện
Thái Bình 2, ông Thăng cho rằng đây là dự án cấp bách nên được thực hiện
theo cơ chế đặc thù. Tập đoàn ép phải triển khai theo đúng tiến độ nên
HĐTV cũng ép các cấp của Tập đoàn phải "chạy việc" theo cách nhanh nhất.
Ông Thăng nói: "Đối với anh em tham gia dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, vì
tiến độ căng thẳng như vậy, vì sự chỉ đạo quyết liệt của bị cáo mà anh
em không đủ thời gian vật chất cần thiết để triển khai công trình, dẫn
đến có vi phạm. Bị cáo xin nhận trách nhiệm cho anh em về việc đó”.
Bảo Hà
Máy bay Thổ Nhĩ Kỳ gặp nạn, nằm cheo leo trên vách đá
Nhi Ngô |
2
Chiếc máy bay nằm vất vưởng trên vách đá. Ảnh: TELEGRAPH
Ngày 13-1, một máy bay chở 162 hành khách của Thổ Nhĩ Kỳ đã trượt
khỏi đường băng và nằm mắc kẹt trên một vách đá sau khi hạ cánh ở phía
đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
Tất cả 162 hành khách và phi hành đoàn trên chiếc máy bay Boeing
737-800 của hãng Pegasus Airlines may mắn đều không bị thương và đã được
sơ tán an toàn vào sáng ngày 14-1. Vụ tai nạn xảy ra tại sân bay
Trabzon, nằm ở phía đông vùng Biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ.
Máy bay cất cánh từ thủ đô Ankara vào tối ngày 13-1, trong lúc hạ cánh đã trượt khỏi đường băng, mắc kẹt vào bùn trên vách đá.
Tất cả 162 hành khách và phi hành đoàn đã được sơ tán an toàn. Ảnh: TELEGRAPH
Hành
khách hoảng loạn đã được sơ tán khỏi máy bay. Hình ảnh được đăng tải
trên mạng cho thấy một phần động cơ máy bay đã nằm trong nước.
Vụ
việc đã khiến sân bay phải đóng cửa trong vài giờ đồng hồ. Thị trưởng TP
Trabzon, ông Yucel Yavuz cho biết vẫn chưa xác định được nguyên nhân vụ
tai nạn.
Xe tải đang cố kéo đuôi máy bay lên khỏi vách đá. Ảnh: TELEGRAPH
Ông
Yavuz phát biểu với truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ: "Chúng tôi đã thực hiện
tất cả các biện pháp cần thiết. Chúng tôi sẽ mở lại sân bay để tiếp tục
các chuyến bay càng sớm càng tốt”.
Hãng hàng không Pegasus
Airlines cho biết trong một tuyên bố hãng "rất tiếc khi phải thông báo"
rằng chiếc máy bay mang số hiệu PC 8622 "đã gặp tai nạn trượt khỏi đường
băng trong khi hạ cánh".
"Tất cả 162 hành khách, 2 phi công và 4
phi hành đoàn đều đã rời khỏi máy bay an toàn. Không có người nào trên
máy bay bị thương hay thiệt mạng”.
Hãng
hàng không Thổ Nhĩ Kì cho biết hai chuyến bay tới TP Trabzon và một
chuyến bay dự định cất cánh từ Trabzon đến Istanbul đã bị hoãn do vụ tai
nạn.
theo Pháp luật TP.HCM
Triều Tiên đe dọa hủy quyết định cử người đến Hàn Quốc dự Olympic
Các vận động viên Triều Tiên diễu hành tại Thế vận hội 2010 ở Canada. Ảnh: AP
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm nay, 14/1, lên tiếng
chỉ trích Seoul về phát biểu của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong
cuộc họp báo dịp năm mới, đồng thời đe dọa sẽ không tham gia Thế vận hội
Mùa đông Olympic PyeongChang như đã thỏa thuận.
Lời đe dọa được đưa ra 4 ngày sau cuộc họp báo năm mới của ông Moon,
trong đó Tổng thống Hàn Quốc cho rằng việc nối lại các cuộc đàm phán
liên Triều có công lớn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, và rằng các biện
pháp trừng phạt cứng rắn của Washington có thể là công cụ đưa Bình
Nhưỡng tới bàn đàm phán.
“Những tuyên bố khinh suất dội gáo nước lạnh vào quá trình hòa giải
đã khiến người dân ngạc nhiên và thất vọng”, tờ KCNA nhấn mạnh trong bài
báo mang tên “Chính phủ Hàn Quốc không nên nhầm lẫn”.
KCNA cho biết Triều Tiên sẽ “chủ động nỗ lực để cải thiện mối quan hệ
giữa hai miền, nhưng sẽ không bỏ qua bất kì hành vi sai trái nào”.
“Vì sao Hàn Quốc có thể thô lỗ như vậy trong khi đang cử người đối thoại với chúng tôi”, KCNA viết.
Tờ báo Triều Tiên cũng nhắc đến tuyên bố trước đó của Tổng thống
Moon, rằng ông có thể hội đàm với nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong-un
nếu một số điều kiện được đáp ứng.
“Thật là vô lý nếu nói một cách thiếu thận trọng ngay từ đầu, rằng
một cuộc họp sẽ chỉ được tổ chức nếu thỏa mãn một số điều kiện”, tờ KCNA
viết, nhấn mạnh rằng việc tổ chức đàm phán nên được ưu tiên.
Bình Nhưỡng cũng gián tiếp đe dọa việc rút lại quyết định tham gia
Olympic PyeongChang bằng câu nói đầy ẩn ý: “Seoul nên biết rằng chuyến
tàu và xe đưa đoàn chúng tôi đến Thế vận hội hiện vẫn đang ở Bình
Nhưỡng”.
Theo KCNA, sẽ tốt hơn nếu chính phủ Hàn Quốc suy nghĩ nghiêm túc về hành vi thiếu lịch sự của mình.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Triều Tiên và Hàn Quốc đang
tích cực đàm phán việc Bình Nhưỡng cử phái đoàn tham dự Olympic
PyeongChang, cũng như cách cải thiện quan hệ liên Triều.
Ngày mai, 15/1, phái đoàn Seoul và Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục gặp nhau
tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm để thảo luận các nội dung chi tiết.
Theo Minh Hạnh
Tiền Phong
Tàu chở dầu Iran chìm ở biển Hoa Đông
14/01/2018 20:09 GMT+7
TTO - Truyền thông
Trung Quốc ngày 14-1 đưa tin tàu chở dầu Sanchi của Iran đã
chìm sau một tuần đâm phải tàu chở hàng Crystal gần cảng Thượng Hải.
Lực lượng cứu hộ hầu như không thể tiếp cận con tàu - Ảnh: Reuters
Tân
Hoa xã dẫn lời cơ quan quản lý biển quốc gia Trung Quốc cho
biết con tàu "đột ngột phát hỏa" dữ dội trưa 14-1 tạo ra cột
khói cao đến 1.000m trước khi chìm xuống đáy biển khoảng 17h
địa phương (16h Việt Nam).
Do phần vỏ của con tàu
đã bị phá hủy, lửa cũng bén sang các mảng dầu loang quanh
chiếc tàu. Bắc Kinh sẽ tiếp tục theo dõi và kiểm soát các
mảng dầu loang.
Trước đó cùng ngày, chính quyền Iran
cũng xác nhận không có hi vọng tìm thấy một nạn nhân nào còn sống sót
trong số 32 thủy thủ có mặt trên tàu chở dầu Sanchi. Thông tin từ các
thành viên tàu Crystal cho thấy toàn bộ thủy thủ trên tàu Sanchi đã
thiệt mạng ngay trong giờ đầu tiên khi tai nạn xảy ra do vụ nổ và hơi
gas.
Đến nay chỉ có ba thi thể được tìm thấy. Mặc dù đã
nỗ lực hết sức nhưng lực lượng cứu hộ không thể dập lửa và đưa thi thể
các thủy thủ ra ngoài do các vụ nổ liên tiếp xảy ra và rò rỉ khí gas.
Hiện chưa rõ tai nạn có khiến một lượng lớn dầu bị rò rỉ ra ngoài biển
hay không.
Skip
Tàu chở dầu Sanchi thuộc quản lý của công ty vận tải dầu
đường biển lớn nhất của Iran là National Iranian Tanker, đang chở theo
136.000 tấn dầu thô tới Hàn Quốc. Tàu này va chạm với tàu hàng CF
Crystal ở khu vực cách bờ biển Trung Quốc khoảng 160 hải lý, gần với
Thượng Hải.
Một chiếc tàu cứu hộ tham gia dập lửa trên tàu Sanchi - Ảnh: Reuters
Trung
Quốc đã điều 4 tàu cứu hộ và 3 tàu dọn vệ sinh khác tới hiện trường vụ
tai nạn. Hàn Quốc cũng điều động một tàu và một trực thăng, trong khi
một máy bay quân sự của hải quân Mỹ cũng đang được triển khai để tìm
kiếm các thủy thủ mất tích trong vùng biển rộng khoảng 12.350km2.
Trong suốt một tuần sau vụ tai nạn, tàu Sanchi đã không ngừng bốc cháy và trôi dạt vào vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản.
Đây
là vụ va chạm thứ hai xảy ra với tàu của Công ty Vận chuyển dầu quốc
gia Iran trong vòng chưa đầy một năm rưỡi. Tháng 8-2016, một tàu chở dầu
của công ty này đã đâm phải tàu chở hàng của Thụy Sĩ tại eo biển
Singapore, khiến cả 2 tàu bị hư hại, song không gây thiệt hại về người
hay tràn dầu.
TTO
- Gió to, sóng lớn và khí độc tiếp tục cản trở hàng chục tàu cứu hộ
đang nỗ lực dập lửa và tìm kiếm các thủy thủ mất tích trên chiếc tàu chở
dầu của Iran bị nạn trên biển Hoa Đông.
TRẦN PHƯƠNG
T2 BOT Quốc lộ 91 lại xả trạm vì kẹt xe do tài xế phản đối
14/01/2018 19:05 GMT+7
TTO - Nhiều tài xế
dừng xe phản đối tại trạm T2 BOT Quốc lộ 91 gây ra cảnh kẹt xe hàng
kilomet khiến chủ đầu tư phải xả trạm trong khi nhiều người tỏ ra mệt
mỏi.
Trạm thu phí T2 BOT QL91 bị tài xế phản đối đậu xe ở tất cả các làn thu phí chiều ngày 14-1 - Ảnh: HẠNH NGUYỄN
Khoảng
16h15 ngày 14-1, trạm T2 BOT Quốc lộ 91 tiếp tục bị các tài xế dừng xe
phản đối gây ra cảnh kẹt xe và lộn xộn nhiều kilomet.
Theo đó, các tài xế đã đồng loạt dừng xe ở tất cả các làn thu phí, ở cả hai chiều từ Cần Thơ đi An Giang và ngược lại.
Sự việc diễn ra khoảng 30 phút thì xảy ra cảnh kẹt xe ở cả hai chiều, kéo dài khoảng 2km.
Nhiều
tài xế bị mắc kẹt ở phía sau mệt mỏi chờ đợi quá lâu nên đã phải bỏ xe
xuống đường ngóng tình hình mong chủ đầu tư sớm xả trạm để giải tỏa kẹt
xe.
Trong khi đó, một số hành khách do đã biết trước tình hình nên đã tự xuống xe, kéo vali đi bộ qua trạm tìm xe khác.
Trong
lúc diễn ra cảnh lộn xộn tại làn thu phí thì đã xảy ra tình trạng một
số thanh niên có lời qua tiếng lại cự cãi, đòi đánh nhau.
Lực lượng cảnh sát có mặt ngay sau đó nên tình hình được vãn hồi.
Đến
khoảng 17h00 cùng ngày, trạm T2 được xả và tình hình giao thông trở lại
ổn định. Sau đó, chủ đầu tư cũng tiến hành thu phí trở lại.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online,
trong nhiều ngày qua chủ đầu tư BOT Quốc lộ 91 cũng đã tăng cường nhiều
nhân viên bảo vệ có trang bị công cụ hỗ trợ như roi điện tại trạm T2
nhằm bảo vệ trật tự cũng như tài sản.
Tính đến thời điểm
này đã là 2 tuần cả trạm thu phí T1 và T2 BOT Quốc lộ 91 xảy ra ít nhất
30 lần tài xế của doanh nghiệp ở các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL
phản đối với lý do chỉ đi qua vài trăm mét tuyến Quốc lộ 91 nhưng phải
trả phí toàn tuyến.
Cảnh kẹt xe kéo dài tại trạm T2 BOT QL91 chiều ngày 14-1 - Ảnh: HẠNH NGUYỄN
Hành khách bị mắc kẹt phía sau ngóng chờ chủ đầu tư xả trạm - Ảnh: HẠNH NGUYỄN
Nhiều tài xế phía sau bị kẹt lại, bỏ xe xuống đường ngóng tình hình - Ảnh: HẠNH NGUYỄN
Nhiều người điều khiển xe máy cũng phải vất vả chen nhau qua trạm T2 - Ảnh: HẠNH NGUYỄN
Một tài xế tranh thủ kẹt xe tại trạm T2 để kiểm tra lốp - Ảnh: HẠNH NGUYỄN
Cảnh hỗn loạn giao thông tại trạm T2 - Ảnh: HẠNH NGUYỄN
Nhân viên bảo vệ được trang bị roi điện để bảo vệ tài sản cho chủ đầu tu dự án BOT Quốc lộ 91 - Ảnh: HẠNH NGUYỄN
Người đàn ông lao xuống sông cứu người nhận bằng khen của Thủ tướng
Dân trí Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định tặng thưởng
Bằng khen cho anh Dương Hải Cường (sinh năm 1979) là kỹ sư xây dựng tại
một công ty ở Hà Tĩnh, người đã có hành động dũng cảm lao xuống sông cứu
một phụ nữ nuôi 3 con nhỏ nhảy sông tự tử. >> Đề nghị Thủ tướng tặng Bằng khen người đàn ông lao xuống sông cứu người
Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày 5/1/2018, thừa ủy quyền của
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã ký Quyết
định tặng Bằng khen, tặng thưởng cho ông Dương Hải Cường, trú tại phường
Thạch Quý, TP. Hà Tĩnh.
Quyết định tặng Bằng khen cho ông Dương Hải Cường của Thủ tướng Chính phủ.
Nội dung quyết định nêu lý do ông Cường được tặng Bằng khen là đã có
hành động dũng cảm cứu người đuối nước vào ngày 25/11/2017 tại Cầu Phủ,
phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh.
Phó Thủ tướng giao Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng ban thi đua
khen thưởng Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, vào khoảng 9h ngày 26/11,
đang trên đường đi công tác, khi đến đầu Cầu Phủ (thuộc phường Đại Nài,
thành phố Hà Tĩnh) anh Cường bất ngờ thấy người phụ nữ leo nhanh qua lan
can cầu rồi nhảy xuống sông.
Anh Cường đã nhanh chóng dừng xe, mở cửa hô hoán mọi người ứng cứu,
đồng thời anh cởi áo ấm rồi chạy về phía chân cầu, lao mình xuống dòng
sông lạnh cóng để cứu người phụ nữ.
Anh Dương Hải Cường sau khi lao xuống sông cứu thành công một phụ nữ tự tử.
Chưa có nhiều kinh nghiệm cứu người bị đuối nước nhưng may mắn nhờ
sức khỏe, anh Cường đã cố vùng vẫy, níu được người phụ nữ. Trong lúc dìu
người phụ nữ vào gần bờ, anh Cường kiệt sức và may mắn bám vào được một
bụi cây. Có thêm sự hỗ trợ của một số người dân, anh Cường đã đưa được
người phụ nữ vào bờ an toàn.
Nhờ hành động dũng cảm của anh Cường mà người phụ nữ đã được cứu sống, 3 con thơ thoát cảnh mồ côi mẹ.
Đoạn video quay cảnh anh Cường rét run lên bờ, còn người dân khẩn
trương đưa người phụ nữ được anh Cường cứu sống đi cấp cứu được đăng tải
trên mạng xã hội thu hút rất nhiều người xem. Hầu hết các ý kiến đều
bày tỏ khâm phục, nể trọng, trân quý hành động dũng cảm của người đàn
ông này.
Tiếp đó, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh đã có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho anh Cường. Văn Dũng
Thanh lý 50 ôtô công giá từ 16 triệu đồng
17:21 14/01/2018
Trong báo cáo kết quả thanh lý xe công, Tổng cục Hải quan cho biết đã
bán 50 trên tổng số 52 chiếc với mức giá thấp nhất 16 triệu đồng/xe, cao
nhất hơn 240 triệu đồng/xe.
Báo cáo về kết quả thực hiện thanh lý 27 ôtô chuyên dùng và 25 xe
phục vụ công tác chung của ngành Hải quan được Tổng cục Hải quan gửi Bộ
Tài chính.
Đã bán 50 xe trên tổng số 52 chiếc
Theo Tổng cục, 27 ôtô chuyên dùng đều phục vụ nhiệm vụ phòng chống
buôn lậu, phòng chống ma túy, tuần tra giám sát hải quan và hầu hết hoạt
động trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Toàn bộ xe bị hư hỏng,
chi phí sửa chữa lớn, không hiệu quả. Năm 2015, Bộ Tài chính đã phê
duyệt cho trang bị thay thế đổi đầu 27 xe chuyên dùng này.
Tổng số xe đã được Tổng cục bán thanh lý là 50 chiếc trên tổng số 52
chiếc. Tiền thu được từ đợt bán này là hơn 5,8 tỷ đồng, tương đương giá
bình quân hơn 116,1 triệu đồng/xe.
Các xe được bán thanh lý, hầu hết là của thương hiệu Mitsubishi, Ford
và Toyota… một số chiếc của các thương hiệu như Daewoo, Zace được sử
dụng khoảng 13-18 năm trở lại đây hoặc gần 300.000 km. Nhiều chiếc trong
số này là xe con du lịch dưới 9 chỗ ngồi có giá mua trước đó từ 800
triệu đến gần 1 tỷ đồng, nhưng hiện nay giá bán thanh lý đã giảm gấp
nhiều lần.
Tổng cục Hải quan cho biết số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước là 5,48
tỷ đồng và không nộp tiền bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Nhiều xe thanh lý với giá trị nguyên giá
trên 400 triệu đồng được bán thanh lý với giá chỉ trên dưới 100 triệu
đồng. Ảnh minh họa: TBTC.
Theo đó, trong số các xe đã bán thanh lý, xe có nguyên giá cao nhất
vào khoảng 971,6 triệu đồng và giá thấp nhất cũng trên 130 triệu đồng.
Tuy nhiên, các xe này được thanh lý với giá chỉ từ 16 triệu đồng trở
lên.
Giá thanh lý thấp nhất 16 triệu đồng, cao nhất 243 triệu đồng
Chiếc xe có giá thanh lý thấp nhất 16 triệu đồng là UAZ loại 31514 do
Cục Hải quan Thừa Thiên Huế sử dụng từ năm 2005 và đã đi được 265.460
km, với giá trị nguyên giá 249,5 triệu đồng.
Còn chiếc có giá bán thanh lý cao nhất là 243 triệu đồng là xe
Mitsubishi do Cục Hải quan Nghệ An sử dụng từ năm 2004 với giá trị 971,6
triệu đồng.
Chiếc xe Toyota biển kiểm soát đời 1996 của Cục Hải quan Nghệ An có
giá mua 824 triệu đồng, giá bán thanh lý chỉ 84,5 triệu đồng. Một chiếc
Toyota khác cũng của cục Hải quan này được sử dụng từ năm 1994 có giá
trị ban đầu 546 triệu đồng chỉ được thanh lý với giá 68,5 triệu đồng.
Xe Ford đời 2003 của Cục Hải quan Hà Tĩnh có giá mua khoảng 630 triệu
đồng nay bán ra với giá 45 triệu đồng. Hai chiếc xe Mitsubishi của Cục
Hải quan Điện Biên có giá mua vào hơn 560 triệu đồng/chiếc nay được bán
ra với giá khoảng 46 triệu đồng/chiếc.
Bên cạnh đó, nhiều ôtô khác với giá trị nguyên giá ban đầu trên 400
triệu đồng được sử dụng từ năm 2004 nay cũng được thanh lý với giá chỉ
vài chục triệu cho tới trên 100 triệu đồng.
Còn 2 xe chưa thanh lý được
Hiện tại, Tổng cục Hải quan còn 2 xe phục vụ công tác chung chưa thực
hiện thanh lý theo quyết định của Bộ Tài chính do hồ sơ của 2 xe không
còn đầy đủ, không thể sang tên cho người mua sử dụng, lưu hành xe theo
quy định của pháp luật.
Tổng cục đang phối hợp làm việc với bộ phận lưu trữ có liên quan để
tìm hồ sơ về số xe này và dự kiến hoàn tất việc thanh lý xe trong quý
I/2018.
Tổng cục Hải quan cho hay trong danh mục công bố các xe trong đợt
thanh lý lần này, toàn bộ số xe đã có quyết định thanh lý từ tháng
5/2016 và muộn nhất là tháng 2/2017.
BizLIVE - Ông
Trầm Bê khóc tại tòa, không phục cáo buộc sai phạm; Phạm Công Danh khai
do bị thúc ép nên phạm tội... là các thông tin chính sau một tuần xét xử
sơ thẩm giai đoạn 2 đại án ngành ngân hàng.
Ông Phạm Công Danh, Trầm Bê trong phiên xử sơ thẩm giai đoạn 2 đại án ngân hàng.
Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ Phạm Công Danh, Trầm Bê
và 44 bị cáo Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng bắt đầu từ ngày 8/1 và dự kiến kéo dài hết ngày
7/2/2018.
Theo cáo trạng kết luận, năm 2013 và 2014, Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng
VNCB, nguyên chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh cần có tiền để sử dụng,
nhưng không thể vay được trực tiếp tại ngân hàng VNCB nên Danh đã chỉ
đạo lãnh đạo, nhân viên ngân hàng VNCB và nhân viên thuộc tập đoàn Thiên
Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân,
lập 29 hồ sơ khống đứng tê các công ty đó vay vốn tại các ngân hàng
Sacombank, TPBank và BIDV. Đồng thời, dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng trên để cầm
cố, bảo lãnh cho các khoản vay, sau đó bị 3 ngân hàng trên thu hồi nợ từ
tiền gửi của VNCB, với tổng số tiền là hơn 6.126 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền các công ty vay được từ 3 ngân hàng được Danh chỉ
đạo sử dụng cho các mục đích của Danh. Do các công ty này làm hồ sơ vay
khống, không thực hiện kinh doanh theo phương án đã cam kết trong hợp
đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ, ngân hàng VNCB thực hiện việc
bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên không thu hồi
được tiền bảo lãnh từ các công ty đó dẫn đến ngân hàng VNCB bị thiệt hại
hơn 1.626 tỷ.
Dưới đây là tổng hợp các nội dung chính sau một tuần xử án: Các “đại gia” được triệu tập đồng loạt “cáo bệnh” không tới
Hai ngày đầu (8-9/1), HĐXX tiến hành các thủ tục kiểm tra căn cước 46
bị cáo và 200 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm
chứng.
Trong 200 người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng được
triệu tập tới tòa, trong đó có bà Hứa Thị Phấn, nguyên Chủ tịch Ngân
hàng Đại Tín, ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch BIDV, ông Trần Quí Thanh,
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát và con gái Trần Ngọc Bích.
Sau một tuần xử án, các nhân vật nổi tiếng trên đều không tới tòa.
Nếu như cha con ông chủ hãng nước giải khát Number One gửi đơn xin vắng
vặt và ủy quyền cho người khác tham dự thì hai đại gia ngành ngân hàng
đều gửi đơn xin vắng mặt vì bạo bệnh. Trầm Bê: Không phục cáo buộc sai phạm
Ngày xét xử thứ 3 (10/1), ông Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ
tịch hội đồng tín dụng Sacombank khai tại tòa do quen biết Phạm Công
Danh từ trước, nên khi Danh đề nghị được cho vay, Trầm Bê nói sẵn sàng
đồng ý cho Danh vay nhưng phải có tài sản đảm bảo. Thứ nhất là bất động
sản có giá trị cao, hai là bằng sổ tiết kiệm, thứ ba bằng các chứng thư
bảo lãnh của ngân hàng.
Dù chủ tọa phiên tòa cho rằng theo quy định Luật TCTD, điều kiện đầu
tiên và tiên quyết khi cho vay là phải có phương án vay vốn, phương án
trả nợ ra sao, Trầm Bê cho rằng là tùy do nhận thức. Trầm Bê cho biết
điều kiện cho vay là phải có tài sản đảm bảo, phải thu được vốn, phải có
lợi nhuận.
Và ông cho biết với thời gian hơn 10 năm tham gia ngành ngân hàng,
kinh qua vị trí Phó chủ tịch HĐQT đồng thời là Chủ tịch Hội đồng tín
dụng ở 2 ngân hàng là Southernbank và Sacombank thì đều áp dụng như vậy.
Ông Trầm Bê trong phiên tòa xử đại án ngân hàng giai đoạn 2 - Ảnh: Huyền Trâm.
Chủ tọa cho rằng nếu làm nghiệp vụ ngân hàng phải chấp hành đúng quy
định. Phải xem xét phương án kinh doanh thực tế là gì, có khả năng trả
nợ không. Trong trường hợp này Trầm Bê không quan tâm các điều kiện này.
Trầm Bê khai do khi đặt điều kiện với Danh xong và dẫn xuống Phan Huy
Khang là TGĐ Sacombank là người nắm nghiệp vụ vững. Phương án cho vay,
khả năng trả nợ là do phía Khang phụ trách.
HĐXX nhận định, vì không quan tâm vấn đề khác, chỉ quan tâm có tiền
gửi để bảo lãnh. Khi Khang báo lại Trầm Bê đã duyệt hạn mức tín dụng cao
nhất là 1.800 tỷ bằng tiền bảo lãnh. Ông Trầm Bê khai chưa phục lắm. Bị
cáo cho rằng luật không cấm, kể cả ngân hàng quốc tế cũng vậy. Giống
như khách hàng thế chấp căn nhà khi vay, nếu khách không trả được thì
ngân hàng thu nhà.
Trước tòa, ông Trầm BêBị khai thấy trách nhiệm của mình nhưng
mong rằng sau này luật TCTD nêu cho rõ để người khác không rơi vào cảnh
như bị cáo. Ông cho rằng mình bị trả giá quá đắt và không phục việc cố ý
làm trái, nghĩ rằng đây là kinh doanh bình thường. Luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh “vặn lại” bản luận tội của Viện Kiểm sát
Tại ngày xét xử thứ 4 (11/1), Luật sư Trần Minh Hải, bào chữa cho
Phạm Công Danh đã “vặn lại” cáo buộc của Viện kiểm sát liên quan việc
gửi tiền giữa VNCB và Sacombank, và việc cấp tín dụng không nhất thiết
phải có tài sản đảm bảo.
Trong cáo trạng, Viện Kiểm sát coi hành vi gửi tiền của VNCB tại
Sacombank vi phạm các quy định của Thông tư số 01/2013 ngày 7/1/2013 sửa
đổi bổ sung một số điều Thông tư 21/2013 ngày 18/6/2012 của Thống đốc
NHNN quy định hoạt động cho vay, đi vay, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có
giá giữa các TCTD… quy định “TCTD không được thực hiện các hoạt động
tiền gửi, nhận tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán và các giao dịch gửi
tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa 3 tháng) tại TCTD kể từ ngày thông
tư này có hiệu lực”.
Tuy nhiên tại tòa, sau các phần xét hỏi bị cáo Phan Thành Mai, nguyên
TGĐ ngân hàng VNCB, bị cáo Phan Huy Khang, nguyên TGĐ Sacombank, đại
diện cơ quan giám định NHNN cho thấy, việc gửi tiền giữa hai ngân hàng
là không sai bởi hợp đồng tiền gửi là thanh toán không kỳ hạn, được
quyền giao dịch mà không hạn chế bởi Thông tư 01 và Thông tư 21.
Theo đó, luật sư Hải cho rằng trang 91 cáo trạng có đưa ra điều luật
này trong Thông tư 1 và Thông tư 21 làm cơ sở quy buộc Phạm Công Danh
nên đề nghị HĐXX lưu ý và xem xét.
Luật sư Trần Minh Hải, bào chữa cho Phạm Công Danh
hỏi các bị cáo, đại diện cơ quan giám định NHNN để làm rõ một số cáo
buộc thân chủ của mình - Ảnh: Huyền Trâm.
Ngoài ra, luật sư Hải còn làm rõ một vấn đề nữa ở trong cáo trạng
liên quan tới việc cấp bảo lãnh cho VNCB dùng tiền gửi để bảo đảm cho
các doanh nghiệp vay vốn tại Sacombank.
Trang 91 cáo trạng có nội dung kết luận các hành vi do không có tài
sản bảo đảm nên việc cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp không có tài sản
bảo đảm là vi phạm Nghị định 163 và Thông tư 28 về bảo lãnh ngân hàng.
Luật sư tiến hành hỏi đại diện Cơ quan giám định NHNN, liên quan cáo
trạng buộc tội cho vay là phải có tài sản bảo đảm, việc cấp bảo lãnh
không có tài sản bảo đảm là vi phạm liên quan tới Thông tư 28.
Luật sư viện dẫn Khoản 1, Điều 16, Thông tư 28, về bảo lãnh ngân hàng
quy định, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và bên được bảo lãnh có
quyền thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc không áp dụng biện pháp
bảo đảm. Đại diện Cơ quan giám định NHNN trả lời là không nhất thiết là
phải bắt buộc có tài sản bảo đảm. Sở KHĐT Long An nhận sai sót khi cấp phép tăng vốn cho VNCB
Phiên xử thứ 5 (12/1), HDXX xét hỏi liên quan việc Sở Kế hoạch Đầu tư
tỉnh Long An cấp phép tăng vốn lên 7.500 tỷ cho VNCB trái quy định.
Theo lời khai của Phan Thành Mai, thời điểm khởi tố vụ án (7/2014),
NHNN đang tiến hành thẩm định quá trình tăng vốn của VNCB và chưa có văn
bản xác nhận việc tăng vốn. Vì vậy, VNCB không được phép đổi đăng ký
kinh doanh về vốn điều lệ lên 7.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế
HĐQT ngân hàng này vẫn thực hiện nộp hồ sơ gửi lên Sở Kế hoạch Đầu tư
tỉnh Long An để thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 27.
Mai khai thủ tục này do phòng hành chính VNCB thực hiện.
Đại diện Sở KHĐT Long An tại tòa - Ảnh: Huyền Trâm.
Tại tòa, đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Long An (gồm 2 người) cho
biết việc cấp phép giấy đăng ký kinh doanh lần 27 cho VNCB tăng vốn lên
7.500 tỷ thực hiện theo Điều 4, Nghị định 43.
Tuy nhiên, theo đại diện sở này thì đến 3/6/2014, NHNN Chi nhánh tỉnh
Long An gửi Văn bản 367 của NHNN về việc đề nghị sửa giấy phép hoạt
động theo vốn điều lệ của VNCB trở lại 3.000 tỷ. Sau khi xem xét thì sở
đã thu hồi giấy phép điều chỉnh lần 27, phục hồi vốn của VNCB còn 3.000
tỷ.
Phía sở lý giải do mảng ngân hàng là mảng chuyên ngành nên Sở bị sai sót trong việc cấp đăng ký kinh doanh lần 27 cho VNCB. Phạm Công Danh: "Sai phạm là do bị thúc ép"
Cũng trong phiên xử 12/1, khi chủ tọa hỏi Danh cáo trạng xác định
hành vi của bị cáo để vay tiền BIDV có đúng không, Danh xác nhận là đúng
nhưng bổ sung thêm là lúc đó NHNN yêu cầu phải tăng vốn, lúc đó thanh
khoản ngân hàng yếu mà lại phải tăng vốn nên bối cảnh đó ép Danh phải
sai phạm.
Phạm Công Danh khai, tại một cuộc họp do NHNN phía Nam chủ trì là
lãnh đạo cơ quan thanh tra giám sát nhà nước, cụ thể là Đặng Văn Thảo
yêu cầu Danh tăng vốn điều lệ cho VNCB từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ
đồng, còn việc tăng vốn điều lệ ra sao, như thế nào là do doanh nghiệp
(VNCB) tự tính. Cuộc họp này có cả Mai và Khương.
Phạm Công Danh khi dẫn giải tới tòa - Ảnh: Huyền Trâm.
Trả lời câu hỏi căn cứ, cơ sở nào mà cho là thúc ép, Mai khai, tại
cuộc họp đó, ông Danh có trình bày 2-3 lần với NHNN rằng muốn chia nhỏ
các lần tăng vốn điều lệ thành nhiều giai đoạn vì VNCB thời điểm đó gặp
nhiều khó khăn. Tuy nhiên, phía NHNN vẫn yêu cầu VNCB phải tăng vốn điều
lệ theo phương án tái cơ cấu. Mai cũng khai cuộc họp là nội bộ nên
không có văn bản.
Bổ sung ý của Phan Thành Mai, ông Danh cho biết cuộc họp có nhiều
thành phần, dù không có văn bản nhưng có cơ sở. Theo đó, tại cuộc họp
ông Danh rất nhiều lần xin giãn tiến độ nhưng NHNN yêu cầu tăng vốn là
phải tăng vì VNCB đang âm vốn, đang lỗ. Danh trả lời với NHNN việc âm
vốn không phải do ông gây ra mà từ đời cũ (nhóm cổ đông của bà Hứa Thị
Phấn) nên Danh xin kéo dài thời hạn tăng vốn.
Ông Danh cho rằng hành vi theo cáo trạng xác định là đúng nhưng bị
cáo mong HĐXX xem xét bối cảnh. Nếu NHNN không thúc ép thì không có việc
này. Em trai Phạm Công Danh khai không tham gia gói vay BIDV 4700 tỷ
Trong phiên xử cuối tuần (13/1), HĐXX tiến hành xét xét hỏi liên quan
đến hành vi vay 4.700 tỷ tại BIDV trong đó có phần hỏi ông Phạm Công
Trung, em trai bị cáo Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Ngân hàng VNCB,
nguyên Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh.
Ông Trung cho biết ông Trung là Phó TGĐ VNCB, phụ trách nhân sự. Khi
ông Danh bị khởi tố thì ông đã xin nghỉ làm việc tại tập đoàn. Về việc
gói vay 4.700 tỷ tại BIDV, ông Trung khẳng định là không tham gia và
không được mời tham gia. Lúc đó ngân hàng thiếu người và ông được giao
phụ trách về nhân sự.
Ông Trung cũng khai việc thành lập Công ty Việt Trung hoạt động trong
sản xuất trong lĩnh vực siêu thị. Ngoài ra còn có có công ty Hưng Việt
nhưng công ty không ký hợp đồng nào mua vật liệu xây dựng nào. Còn với
công ty Việt Trung thì thời điểm đó ông đang đi công tác nên ủy quyền
cho người khác ký hợp đồng mua vật liệu xây dựng do có nhu cầu là xây
siêu thị ở Quảng Ngãi. Ông cho biết đó là nhu cầu có thực, ông là người
của VNCB và biết ngân hàng này có tham gia gói 4 nhà nên đã ký với Công
ty Nhất Nhất Vinh hợp đồng khoảng 24 tỷ.
Tuy nhiên chủ tọa nhắc theo hồ sơ, chứng cứ thì Công ty Việt Trung
của ông Trung có ký thêm 3 hợp đồng mua vật liệu xây dựng, do ông Tuấn
ký (trước đó đã được ông Trung ủy quyền ký do đi công tác).
Giải thích về việc ông có đưa một số người đến sở để đăng ký thành
lập công ty, ông Trung khai có thể ông là em của ông Danh và cũng thường
qua lại thăm ông Danh nên họ biết ông. Theo ông Trung thì ông Danh
nhiều lần nói với ông là cố gắng động viên anh em làm việc. Ai có thể mở
công ty thì giúp đỡ họ và sau này cũng thuận tiện hơn cho công việc của
tập đoàn.
HUYỀN TRÂM
Cấp chứng nhận bản quyền cho cải tiến tiếng Việt của PGS Bùi Hiền
14/01/2018 08:32
(NLĐO)- PGS Bùi Hiền cho biết Cục Bản quyền tác giả đã cấp giấy chứng
nhận ông là tác giả và chủ sở hữu của công trình nghiên cứu cải tiến chữ
viết tiếng Việt.
Trong
đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt, PGS Bùi Hiền đề xuất sẽ bỏ chữ Đ
ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt và thêm một số chữ cái tiếng Latin cho
dễ sử dụng như: F, J, W, Z.
Ngoài ra, một số chữ, ông đổi hẳn về
cách viết như: C (chờ), f (phờ), j (jờ), k (cờ), q (thờ), w (ngờ), x
(khờ), z (dờ). Những chữ này đổi về cách viết nhưng cách đọc văn bản vẫn
như cũ.
Công bố cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS Bùi Hiền đã
nhận được nhiều phản hồi trái chiều của dư luận, trong đó có rất nhiều ý
kiến không tích cực.
PGS Bùi Hiền cho biết ông không có thời gian
để đọc những bình luận ác ý nhằm vào mình. "Tôi dành thời gian để làm
việc chứ không phải để đối phó những chỉ trích" - PGS Bùi Hiền nói. Ông
cho hay không những không bị ảnh hưởng mà những phản hồi thiếu thiện chí
này còn là động lực để ông hoàn thành phần 2 của việc cải tiến này.
"Tôi không thể để yên việc mọi người cứ nhằm vào những cải tiến chưa
hoàn thiện của mình để đưa ra những bình luận ác ý. Tôi thấy mình cần
thiết đưa cải tiến hoàn chỉnh để mọi người có cái nhìn chính xác hơn"-
PGS Hiền nói.
Y.Anh
Vì sao tướng Ukraine sợ nhận tàu chiến Nga trả lại từ Crimea?
QS |
3
Các tàu chiến Ukraine ở Crimea (Ảnh: Unian)
Ông Romanenko cho rằng, Ukraine cần phải kiểm tra những chiếc tàu do Nga chuyển trả từ Crimea.
"Những tàu quân sự của Ukraine được chuyển giao từ Crimea cần phải được kiểm tra xem có thiết bị nổ hay không" - Thiếu tướng Igor Romanenko, Cựu Phó Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Ukraina (VSU) nói với ấn bản "Apostrof".
Ông
Romanenko nêu ra một ví dụ, đó là sau Thế Chiến thứ hai, Đức và Ý đã
gài nhiều thiết bị nổ vào vỏ tàu và vào thời điểm đúng đã cho nó nổ
tung. Trong vụ nổ thiết giáp hạm "Novorossiysk" ở Sevastopol vào năm
1955, ủy ban điều tra nguyên nhân gây ra cái chết của con tàu đã kết
luận rằng Novorossiysk bị tiêu diệt bằng mìn không tiếp xúc của Đức.
Vì vậy, ông Romanenko cho rằng, Ukraine cần phải kiểm tra những chiếc tàu do Nga chuyển trả từ Crimea.
"Chúng
ta cần phải gửi lực lượng chuyên nghiệp tới đó, nghiên cứu tình hình
và báo cáo cho lãnh đạo chính trị quân sự của chúng ta về điều kiện
của kỹ thuật - để đưa ra quyết định liệu chấp nhận nó hay không" - ông Romanenko tuyên bố.
Ông
Romanenko là nhân vật "nổi tiếng" với những tuyên bố và dự báo về Nga.
Tháng 10 năm ngoái, ông này đã tuyên bố rằng Moskva đang chuẩn bị "xâm
lược" Ukraine bằng tàu ngầm.
Video tạm dừng
Kênh Zvezda TV (Nga) đăng tải đoạn video cho thấy tình trạng của các tàu chiến Ukraine để lại Crimea.
Trước
đó, hôm 11/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Nga sẵn sàng trả
lại các thiết bị quân sự mà Ukraine để lại ở Crimea.
"Chúng tôi sẵn sàng trả lại các tàu chiến của Ukraine vẫn còn ở Crimea, cũng như các máy bay và xe thiết giáp" - hãng tin Unian dẫn lời Tổng thống Putin trong cuộc họp với lãnh đạo các hãng truyền thông ở Moscow.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cũng nhấn mạnh: "Tất
cả những thiết bị này giờ không khác một đống phế liệu. Song đó không
phải chuyện của chúng tôi. Thực tế là vậy. Và tất nhiên, không ai động
chạm đến chúng trong những năm qua".
Ông Putin cho biết, Ukraine đã để lại Crimea hàng chục tàu chiến và máy bay chiến đấu. "Với các tàu chiến, tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu quân nhân Ukraine đến và mang chúng đi. Chúng tôi sẵn sàng giúp mang chúng đến Odessa" - Tổng thống Putin nói.
Ngoài
ra, ông cho biết thêm, Ukraine vẫn còn rất nhiều đạn dược dự trữ ở
Crimea, tuy nhiên theo các chuyên gia quân sự Nga, việc vận chuyển số
đạn dược này là không thể và chỉ có thể tiêu hủy ngay tại chỗ.
"Chúng tôi sẵn sàng mời các đại diện quân đội Ukraine tham gia vào quá trình tiêu hủy đạn dược này" - ông Putin nói.
Nga
sáp nhập Crimea vào tháng 3/2014 sau cuộc trưng cầu dân ý ở đây. Ngay
sau sáp nhập, Nga bắt đầu chuyển lại các thiết bị quân sự của Ukraine ở
đây. Tuy nhiên, quá trình này bị gián đoạn sau khi Nga bị cáo buộc can
thiệp quân sự vào miền đông Ukraine
Cảnh sát đảo Phi Phi Le, miền nam Thái Lan, cho biết chiếc xuồng cao tốc
với 4 thành viên tổ lái có tên "King Poseidon" đang chở 27 khách Trung
Quốc từ hòn đảo nghỉ dưỡng Phuket gần đó tới đảo Phi Phi Le thì bất ngờ
động cơ bốc cháy và phát nổ khi gần tới bến. Vụ nổ khiến 14 hành khách
và hai thành viên tổ lái bị thương, Reuters đưa tin.
Trong 16 nạn nhân, 6 người bị thương nghiêm trọng, bệnh viên Phi Phi Le
cho hay. 7 người được chuyển tới các cơ sở y tế ở Phuket để điều trị
tăng cường, 9 người còn lại đã rời bệnh viện. Cơ quan chức năng đang
điều tra nguyên nhân vụ việc.
Những khu nghỉ dưỡng ven biển và hòn đảo ở miền nam Thái Lan luôn là các
điểm thu hút du khách nước ngoài, đặc biệt trong mùa cao điểm từ tháng
11 đến tháng ba hàng năm. Ngành du lịch chiếm 12% tổng thu nhập của nền
kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á này.
Vũ Hoàng
Tổng thống Pháp Macron từng viết tiểu thuyết 'nhạy cảm' về quan hệ với vợ
(Thethaovanhoa.vn) – Một cuốn tiểu sử mới về đệ nhất phu nhân Pháp Brigitte Macron
tiết lộ chồng bà từng viết một cuốn tiểu thuyết hoành tráng lấy cảm
hứng từ chuyện tình lãng mạn chớm nở giữa họ, thời ông còn là một cậu bé
còn bà là cô giáo đã có chồng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron,
người vừa bước qua tuổi 40 tháng trước, phải lòng vợ là bà Brigitte
trong những buổi tập kịch tại trường trung học Providence ở Amiens và
sẵn sàng đối đầu với bố mẹ để chạy theo mối quan hệ với người phụ nữ hơn
mình 24 tuổi.
Cuốn sách Brigitte Macron, The Liberated Woman (tạm
dịch: Brigitte Macron, người phụ nữ tự do), phát hành vào tuần này, có
trích lời một người hàng xóm của gia đình ông Macron trong đó nói bà đã
đánh máy một bản thảo dày tới 300 trang.
“Đó là một cuốn tiểu thuyết táo bạo, pha chút dâm ô. Tất
nhiên, những cái tên đã đổi nhưng tôi nghĩ lúc đó, cậu ấy cần viết để
giải tỏa cảm xúc”, theo lời người hàng xóm giấu tên.
Người đánh máy cũng cho biết bà không giữ bản sao cuốn
tiểu thuyết, hoặc có thể để tránh cảnh bẽ bàng cho vị lãnh đạo, người đã
hứa sẽ làm trong sạch bộ máy chính trị Pháp và khôi phục phẩm giá tổng
thống Pháp.
Phát ngôn viên của ông Macron từ chối bình luận về việc này.
Bà Macron thuở khiến chồng "điêu đứng"
Nhưng ông Macron không phải là chính trị gia Pháp duy nhất hiện nay từng thử viết truyện người lớn.
Năm 2011, thủ tướng Edouard Philippe đã cùng chắp bút cuốn Dans l’ombre (Trong bóng tối), một tiểu thuyết chính trị ly kì với nhiều cảnh ướt át. Còn bộ trưởng tài chính Bruno Le Maire cũng từng viết Le Ministre (Bộ trưởng), trong đó có cảnh nóng giữa ông bộ trưởng và vợ ở Venice.
Tham vọng văn chương thời trẻ của ông Macron đã được biết
tới từ lâu. Ông đã viết ít nhất hai tác phẩm chưa xuất bản trước khi
chắp bút cuốn Revolution (Cách mạng) trong chiến dịch tranh cử.
Ông nói với tuần báo Le Point năm ngoái rằng ông
không xuất bản những tác phẩm đầu đời vì “tôi không hài lòng với chúng”.
Khi được hỏi liệu ông có hối tiếc vì không trở thành nhà văn không, tổng thống Macron đáp: “Đời tôi vẫn còn dài mà”.
Giả Bình (Theo Reuters)
Không quân Israel phá hủy đường hầm ở biên giới với Ai Cập
Văn Việt |
0
Không quân Israel. Ảnh: Alaraby.
Quân đội Israel xác nhận đã phá hủy đường hầm của nhóm Hồi giáo Hamas tại biên giới với Ai Cập.
Thủ tướng Israel
Benjamin Netanyahu xác nhận không quân nước này đã tấn công, phá hủy
đường hầm xuyên biên giới với Ai Cập, vốn được các tay súng Hồi giáo
Hamas sử dụng để tấn công Israel, theo Reuters.
Vụ không
kích diễn ra tối qua, song đến hôm nay mới được Israel xác nhận. Giới
chức nước này không cung cấp thêm thông tin chi tiết, trong khi Hamas và
Ai Cập cũng chưa bình luận hay đưa ra con số thương vong. Cư dân địa
phương Israel nói họ thấy không quân đánh bom thị trấn miền nam Rafah,
biên giới với Ai Cập.
"Có một số người nói rằng quân đội Israel đã
tấn công các cồn cát, điều này không chính xác", Thủ tướng Netanyahu
cho biết và nhấn mạnh quân đội nước này sẽ "phản ứng với lực lượng mạnh
mẽ hơn" nếu tiếp tục hứng chịu rocket. Israel cho rằng Hamas chịu trách
nhiệm về những cuộc tấn công nhằm vào quốc gia Do Thái.
Căng thẳng
trong khu vực đã tăng lên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đảo ngược
chính sách hàng thập kỷ, bằng cách công nhận Jerusalem là thủ đô của
Israel. Các tay súng Hamas đã phóng 18 quả rocket và bắn đạn cối vào
Israel, song không gây thiệt hại hoặc thương vong nghiêm trọng. Trong
khi đó, 15 người biểu tình và hai tay súng Hamas đã thiệt mạng do Israel
đáp trả.
theo Nông nghiệp Việt Nam
Công dân Bắc Hàn trốn chạy, tử vong trên sông Mekong
Những người trốn chạy chế độ Bắc Hàn bị bắt ở Thái Lan hôm 9/5/2007.
Một chiếc thuyền nhỏ chở 12 nữ công dân Bắc Hàn trốn chạy chế độ đã
chìm trên sông Mekong trên biên giới giữa Lào và Thái Lam, làm hai người
tử vong.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời một nhà hoạt động nhân quyền của nước này cho biết như vậy hôm 13/1.
Tin cho hay, những người phụ nữ Bắc Hàn trước đó đã tập hợp tại tỉnh
Sơn Đông hôm 4/1 và bắt đầu hành trình tới Hàn Quốc thông qua ngả Việt
Nam, Lào và Thái Lan.
Yonhap dẫn lời nhà hoạt động nói rằng “chiếc thuyền xấu số chỉ có thể chở 10 người”, và “nó chìm có lẽ bởi quá tải”.
Tờ Korea Herald cho hay, 10 người còn sống sót đã bơi tới Lào trước khi tới Thái Lan trên một chiếc thuyền khác.
“Họ đang bị cảnh sát Thái Lan tạm giữ”, theo nhà hoạt động giấu tên.
Theo Yonhap, hiện mới chỉ tìm thấy thi thể của người trốn chạy khoảng 20 tuổi.
Video: Tên lửa Voi của Syria hủy diệt khủng bố
Công Hoan |
0
Tên lửa "Voi"
Tên lửa tự chế có biệt danh "Voi" (Elephant) đã giúp quân đội Syria trong chiến dịch tiêu diệt khủng bố.
Theo Sputnik chi nhánh Arap, trong quá trình cuộc chiến lâu dài với các tay súng khủng bố, các chuyên gia Syria đã phát minh và hoàn thiện cả chiến thuật chiến đấu cũng như trang bị kỹ thuật.
Vũ khí nổi tiếng nhất của nền sản xuất quốc phòng địa phương là tên lửa tự chế "Voi".
Tên lửa này được sử dụng rộng rãi trong các trận đánh ở khu vực phía Đông Guta và Harasta, vùng ngoại ô phía đông Damascus.
Video tạm dừng
Các
quân nhân nói tằng họ thích sử dụng loại tên lửa này vì nó có độ chính
xác cao, khả năng sát thương lớn, ngay cả trong những đường hầm.
Tư
lệnh quân đội Syria nói với phóng viên của Sputnik rằng trong các trận
đánh ở Harast đã huy động 25 tên lửa "Voi", hầu hết đã bắn trúng mục
tiêu, phá hủy các đường hầm ngầm, công sự và mặt trận của bọn chiến binh
cực đoan.
Kết quả là bộ binh Syria đã chuyển sang thế tấn công, còn lực lượng khủng bố mất nhiều vị trí.
theo Báo Giao thông
Nổi da gà với mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi gần nhà dân
13/01/2018 14:58 GMT+7
TTO -Một phần tên
lửa đẩy Trường Chinh 3B rơi xuống mặt đất và phát nổ gần một thị trấn ở
Thiên Đẳng, thuộc khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc, sau khi đưa 2 vệ
tinh Beidou-3 (Bắc Đẩu-3) lên vũ trụ thành công vào hôm 12-1.
Mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh rơi xuống đất tháng 1-2018 - Nguồn: YouTube
Trong
khi thế giới còn đang hồi hộp với khả năng trạm vũ trụ quá đát của
Trung Quốc rơi về khí quyển (chưa biết xuống đâu) vào tháng 3 tới thì
một vụ việc được ghi hình lại đã khiến người ta không khỏi rùng mình.
Trong
video, một vật thể hình trụ (sau đó được giải thích là 1 trong 4 ống
phóng phụ của tên lửa đẩy Trường Chinh 3B) rơi xuống từ trên cao và phát
nổ, tạo ra đám cháy khá lớn ở phía không xa khu dân cư, theo báo Le
Figaro của Pháp.
Một số người chứng kiến sự việc ghi lại cảnh tượng này và đăng lên mạng xã hội nên khiến không ít người lo lắng lẫn phẫn nộ.
Theo
báo cáo từ Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hàng không vũ trụ Trung Quốc
(CASC), tên lửa đẩy Trường Chinh 3B rời bệ phóng từ Trung tâm Phóng Vệ
tinh Tây Xương ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên, đưa thành công hai vệ tinh
Bắc Đẩu-3 phục vụ cho hệ thống định vị GPS riêng của Trung Quốc lên quỹ
đạo.
Tên lửa Trường Chinh-3B của Trung Quốc với các ống phóng phụ ở phía đuôi - Ảnh: AFP
Ông Andrew Jones - nhà báo tự do chuyên mảng về tàu vũ
trụ Trung Quốc, kể với tờ The Verge: "Vài phút sau đợt phóng, 4 ống
phóng của tên lửa tách ra và rơi xuống, trong đó có một chiếc rơi gần
thị trấn Xiangdu ở Thiên Đẳng, khu tự trị Quảng Tây, cách điểm phóng
khoảng 700 km. Thiên Đẳng nằm trong những khu vực rơi của các mảnh vỡ
sau vụ phóng nên một số người dân địa phương chuẩn bị sẵn để ghi hình
trong trường hợp tên lửa đẩy rơi xuống".
Như vậy đây là khu vực
đã được xác định cho các mảnh rơi của tên lửa phóng của Trung Quốc bởi
nước này không có điểm phóng vệ tinh ở gần biển để cho mảnh vỡ có thể
rơi xuống đại dương.
Vấn đề là trong vụ mảnh vỡ rơi xuống lần này, nó đã gây vụ cháy và nổ theo hình ảnh người dân địa phương ghi nhận lại được.
Phần
ống phóng này còn bốc cháy rừng rực do còn chứa nhiên liệu lỏng độc hại
bên trong. Vào lúc phóng, các ống phóng của tên lửa Trường Chinh 3B
chứa đến 41 tấn gồm hydrazine (UDMH) - một loại nhiên liệu lỏng cực độc
và có thể gây ung thư cùng peroxyde Azote (N2O4), cũng độc hại và gây ăn
mòn kim loại.
Phần ống phóng còn bốc cháy rừng rực khi rơi xuống đất và có thể gây nguy hại cho sức khỏe người đến gần - Ảnh: TWITTER
Trung tâm Phóng Vệ tinh Tây Xương nằm gần biên giới phía nam của Trung Quốc với Myanmar, cách biển khoảng 800 km.
Hồi
cuối tháng 5-2016, báo Daily Mail từng đăng tải nhiều hình ảnh các mảnh
vỡ lớn của vụ phóng tên lửa mang theo vệ tinh Ziyuan-3 vào ngày 30-5
rơi xuống khu vực sát nhà dân ở thị trấn Thiên Trụ Sơn thuộc tỉnh Sơn
Tây, miền bắc Trung Quốc.
Người dân kể lại đã nghe thấy một
tiếng nổ lớn khi một mảnh vỡ dài gần 2m từ tên lửa rơi xuống con đường
chính chạy qua thị trấn. Một số mảnh vỡ khác sau đó cũng được tìm thấy ở
các bụi rậm không xa khu vực mà người dân vẫn thường qua lại.
Người dân Trung Quốc lo âu với mảnh vỡ tên lửa còn rất to rơi xuống gần con đường dân sinh - Ảnh: CEN
Vụ
việc đã được báo cáo lên chính quyền địa phương. Chính quyền ở đây sau
đó đã cử người đi thu lượm các mảnh vỡ và cho rằng chúng là tài sản quốc
gia cần được bảo vệ. Người dân Thiên Trụ Sơn cáo buộc chính quyền đã
không giải quyết chính đáng.
Hồi tháng 8-2015, cũng tại tỉnh Sơn
Tây, nhiều mảnh vỡ tên lửa cũng bất ngờ rơi xuống mái nhà của một ngôi
nhà 2 tầng. Chính quyền đã buộc phải bồi thường thiệt hại cho chủ nhà
sau khi thu lượm các mảnh vỡ đó.
Đống mảnh vỡ rơi xuống mặt đất của vụ phóng tên lửa ngày 30-5-2016 - Ảnh: CEN
Cầu hữu nghị Campuchia-Trung Quốc khai trương tại Phnom Penh vào năm 2015. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Các biển báo tên đường, biển quảng cáo ở Phnom Penh trước kia thông
thường được viết bằng hai ngôn ngữ là Khmer và tiếng Anh. Tuy nhiên, gần
đây, điều này đã bắt đầu thay đổi.
Dạo một vòng thành phố hiện giờ, người ta sẽ thấy sự xuất hiện của
những biển hiệu cho thấy rõ ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại
quốc gia này.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, hôm thứ Năm tuần này, Thủ tướng
Trung Quốc Lý Khắc Cường đã ký kết 19 thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD
nhằm phát triển hạ tầng Campuchia cũng như hệ thống y tế, nông nghiệp
tại đây.
Một trong những thỏa thuận lớn nhất là xây dựng tuyến đường bộ 200km
từ thủ đô Phnom Penh đến thành phố nghỉ dưỡng Sihanoukville. Bộ trưởng
Giao thông vận tải Campuchia Sun Chanthol cho biết, Trung Quốc sẽ đầu tư
khoảng 2 tỷ USD cho dự án này.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Campuchia, các dự án khác bao gồm
xây dựng một sân bay mới ở Phnom Penh, hai dự án truyền tải điện và một
trung tâm lâm nghiệp chuyên trồng và quản lý các cây gỗ chất lượng cao.
Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc diễn ra vào thời điểm chính phủ
của Thủ tướng Campuchia Hun Sen đang đối mặt với sức ép ngày càng tăng
từ phía Mỹ và Liên minh châu Âu dọa áp các lệnh trừng phạt với Phnom
Penh.
Khoản đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia kéo theo những ý kiến trái chiều.
Sok Siphana, một luật sư và cũng là cố vấn của chính phủ Campuchia,
nhận định chuyến thăm của ông Lý Khắc Cường mang "thông điệp mạnh mẽ" và
hai nước "sát cánh, kề vai vì lợi ích cốt lõi của nhau". "Tất nhiên,
chúng tôi vẫn muốn xuất khẩu sang EU. Tuy nhiên, nếu họ áp lệnh trừng
phạt, chúng tôi cũng sẽ không ngồi đó chờ chết. Chúng tôi sẽ càng nỗ lực
và tìm kiếm các thị trường khác, Trung Quốc rõ ràng là một trong những
thị trường trọng điểm của chúng tôi để xuất khẩu mặt hàng gạo và các
nông sản khác", ông Sok nói.
Virak Ou, một nhà phân tích chính trị và là nhà sáng lập Diễn đàn
tương lai ở Campuchia, cũng đánh giá cao về quan hệ hợp tác giữa hai
bên.
Mặt khác, ông cũng cảnh báo khi phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tiền từ
Trung Quốc. "Nếu (quan hệ Campuchia và Trung Quốc) tiếp tục nảy nở với
tốc độ này, trong khoảng 10 năm nữa, mối quan hệ sẽ trở nên quá gần gũi
và chúng ta có thể sẽ vướng phải một số vấn đề", ông Ou nói. Trong một
lá thư gửi chính phủ năm 2015, ông Ou từng hối thúc chính quyền áp dụng
chính sách đối ngoại duy trì cân bằng mối quan hệ với cả Trung Quốc và
Mỹ.
Minh Phương
Theo SCMP
Trùm mafia Nga khét tiếng có biệt danh “lái buôn thần chết”
Thứ Hai, ngày 15/01/2018 00:30 AM (GMT+7)
Lái buôn này được cho là chỉ xếp sau trùm khủng bố Osama bin Laden về độ nguy hiểm.
Trùm vũ khí Viktor Bout sau song sắt nhà tù Mỹ.
Nhiều quốc gia tồn tại
những thế lực ngầm kiểm soát các hoạt động bất chính như mại dâm, bảo
kê, buôn ma túy. Tại Nga, mafia được cho là có rất đông thành viên và
được mệnh danh là “chúa tể” của mọi mafia thế giới. Loạt bài này điểm
lại những hoạt động tội phạm và sự kiện ghê gớm liên quan đến mafia xứ ở
bạch dương.
Trùm buôn vũ khí
Đứng trước vành móng ngựa ở tòa án tối cao bang New York, một người
đàn ông Nga trung tuổi nói và được phiên dịch lại: “Tôi không bao giờ có
ý định giết hại ai hay bán bất kì thứ vũ khí nào. Chúa biết điều tôi
nói là sự thật”. Thẩm phán New York tuyên bố, người đàn ông này phải
chịu án 25 năm tù vì gián tiếp gây ra cái chết cho hàng triệu người dân.
Đây chính là “chúa tể chiến tranh” hay “lái buôn thần chết” Viktor
Bout, tên tội phạm khét tiếng của thế giới ngầm mafia.
Sau khi Liên Xô sụp đổ những năm 1990, buôn vũ khí trở thành một lĩnh
vực kiếm bộn tiền cho những kẻ mafia. Chúng chiếm được số lượng lớn vũ
khí và bán ra nước ngoài kiếm lời. Việc sở hữu số tiền lớn trong tay
giúp mafia Nga thâm nhập sâu hơn vào mạng lưới kinh tế ở quốc gia này và
thế lực ngày một mạnh hơn.
Viktor bị kết án 25 năm tù ở Mỹ.
Trong số những trùm mafia buôn vũ khí khét tiếng nhất thế giới,
Viktor Bout là cái tên không thể bỏ qua. Sinh năm 1967 tại Tajikistan
thuộc Liên Xô cũ, Bout là một người có trí tuệ siêu việt khi tốt nghiệp
Học viện Ngoại ngữ Quân sự Moscow và có thể nói thông thạo 6 thứ tiếng.
Bout phục vụ trong quân đội Liên Xô với hàm trung úy.
Trong thời gian Liên Xô tham chiến ở Angola thời điểm năm 1987, Bout
giữ vai trò trung tá, điều hành các chuyến bay vận chuyển nhiên liệu tới
quốc gia châu Phi. Sau khi Liên Xô tan rã, Bout cũng giải ngũ. Ban đầu,
Bout chuyên buôn bán các mặt hàng gia dụng như quần áo, nước ngọt nhưng
số tiền kiếm được quá ít ỏi. Bout nghĩ ra một cách khác khi nhìn thấy
cơ hội từ số vũ khí vô chủ. Ông ta bỏ tiền ra mua lại vũ khí của những
sĩ quan muốn bán lại súng ống. Số vũ khí này sau đó được Bout bán lại.
Bout mua hẳn một chiếc vận tải cơ Ilyushin 76 rồi làm mới, chuyển hẳn
sang buôn vũ khí, từ súng ống, xe bọc thép, xe tăng tới tên lửa đất đối
không. Bout làm ăn với nhiều lãnh đạo khác nhau, trong đó có nhà độc
tài Charles Taylor ở Liberia để đổi lấy đá quý, cho cố lãnh đạo Gaddafi ở
Libya để lấy dầu lửa. Trong cuộc nội chiến ở Sierra Leone, vũ khí của
Bout khiến 15 vạn người thiệt mạng.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1996 với Johnson Thomas, thanh tra vũ
khí của Liên Hiệp Quốc, Bout thản nhiên nói: “Nhiều người nghĩ tôi là
“lái buôn thần chết”, tuy nhiên tôi không làm thì người khác cũng làm
thôi. Mà thực ra, tôi chỉ đang hỗ trợ hậu cần thôi mà”. Tung hoành khắp nơi
Trùm mafia này được cho là gián tiếp gây ra cái chết cho hàng triệu người.
Năm 1995, Viktor Bout nhận được điện thoại từ một giáo sĩ Hồi giáo
dòng Sunni cư trú ở khu vực Pakistan và Afghanistan. Trong cuộc nói
chuyện, thủ lĩnh Mullah Omar của tổ chức khủng bố Taliban nói rằng muốn
gặp Bout. Trùm vũ khí kể lại: “Tôi biết Taliban không ưa gì tôi vì chính
phủ Afghanistan được tôi cấp vũ khí. Nhưng Mullah có lời mời thì tôi sẽ
nhận”.
Mullah yêu cầu Bout cung cấp cho phiến quân Taliban 30 tấn vũ khí và
lời đề nghị này nhanh chóng được thực hiện. Trong 2 tháng với 45 chuyến
bay vận tải ngày đêm, Bout đã đưa tới Afghanistan rất nhiều súng đạn.
Đây là nguyên nhân chính giúp Taliban chiếm được thủ đô Kabul. Khi liên
minh phương Bắc do Massoud lãnh đạo tìm cách lật đổ Taliban, Bout cũng
bán luôn vũ khí cho lực lượng này.
Viktor được thả tự do sau 1 năm ngồi tù.
Vào tuổi 30, Bout trở thành tỉ phú đô-la khi có trong tay phi đội vận
tải hơn 60 chiếc. Công ty của ông ta đăng ký trụ sở ở Trung Phi với tên
gọi “công ty vận tải hàng không dân sự Viktor Bout”. Ít người biết rằng
công ty “dân sự” này chuyên cung cấp vũ khí quân dụng cho nhiều quốc
gia châu Phi. Năm 2000, Bout từng nhận được lời mời và đã tới Rwanda ở
châu Phi để hướng dẫn binh sĩ ở đây sử dụng vũ khí, kể cả vũ khí hóa học
do Bout cung cấp.
Cũng chính vì các hoạt động tội phạm ở cấp độ quốc tế này, Bout trở
thành mục tiêu bị nhiều quốc gia truy bắt. Tuy nhiên, việc bắt giữ và
thu thập chứng cứ chống lại Bout không hề đơn giản. Một nhà báo Bỉ là
Dirk Draulans từng bám theo Bout tới Congo khi “lái buôn thần chết” định
bán 16.000 khẩu súng AK-47 và 2 triệu viên đạn cho quốc gia này. Khi
Dirk cùng đồng nghiệp định chụp ảnh Bout thì một vệ sĩ của ông ta xuất
hiện, làm động tác lưỡi dao chém qua cổ để nói rằng nếu Dirk ghi hình,
ông sẽ bị giết. Vây bắt tử thần
Bí ẩn về cuộc đời của Viktor vẫn còn quá lớn.
Điều quan trọng nhất khi bắt Bout là chứng minh ông ta là lái buôn vũ
khí chứ không phải môi giới hay vận chuyển thuê. Năm 2007, một điệp
viên thuộc Cơ quan Bài trừ Ma túy Mỹ (DEA) và luật sư Andew Smulian, tự
nhận mình là người của lực lượng vũ trang Colombia (FARC) rồi liên lạc
với Bout. Trong cuộc nói chuyện, họ đề nghị Bout cung cấp lượng lớn vũ
khí và đổi lại là số cocaine lên tới hàng tấn. Bout ngay lập tức đồng ý
và cả hai hẹn nhau ở Thái Lan để thực hiện phi vụ này.
Trong gần 1 năm sau đó, toàn bộ các cuộc gặp của Bout và hai điệp
viên kia đều được ghi lại. Địa điểm gặp gỡ thay đổi liên tục từ Thái
Lan, Đan Mạch, Hungary... Bout cam kết giao cho FARC 6.000 khẩu súng,
hàng triệu viên đạn, vài chục nghìn lựu đạn và 100 tên lửa Igla chống
máy bay. Số vũ khí này sẽ được thả dù vào khu vực do FARC kiểm soát. Khi
có đủ thông tin trong tay, chính phủ Mỹ đã nhờ cảnh sát Thái Lan bắt
khẩn cấp Viktor Bout và dẫn độ ông ta về Mỹ.
Viktor hôn vợ tại Mỹ.
Năm 2010, tòa án liên bang Manhattan đã mở phiên tòa xét xử Viktor
Bout vì tội buôn lậu vũ khí cho lực lượng FARC. Sau đó 2 năm, thẩm phán
đưa ra phán quyết 25 năm tù cho Bout. Tại tòa, Bout nói: “Nếu tôi bị bỏ
tù theo lí do này thì làm ơn tống giam tất cả những công ty buôn vũ khí
của Mỹ”.
Sau đó, Viktor Bout bị chuyển tới nhà tù thành phố bang Marion, bang
Illinois. Một năm sau, ông ta được dẫn độ về Nga dù 2 bên không có hiệp
ước dẫn độ. Do bị đóng băng toàn bộ tài sản, Bout sống trong cảnh cơ
cực. Ông trùm một thời kiếm ăn bằng nghề bán tuần lộc và bếp gạch. Trong
cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo New York, Bout nói: “Thật lạ là sau khi
thức dậy vào chiều ngày 11.9.2001, tên tôi chỉ xếp sau trùm khủng bố
Osama bin Laden trong khi tôi chỉ buôn bán rất bình thường...”.
_________
Cái chết của trùm mafia Nga khét tiếng bậc nhất đã khiến toàn bộ xứ sở bạch dương rúng động. Đón đọc kì tới xuất bản ngày 16.1.
Những sứ mệnh mới của NASA
NASA hướng đến những sứ mệnh đặc biệt trong thời gian tới
Sứ mệnh mới nhất của Cơ quan
Hàng không vũ trụ Mỹ sẽ đáp phi thuyền robot lên mặt trăng Titan của sao
Thổ hoặc thu thập mẫu vật từ lõi của một sao chổi phù hợp.
Đáp tàu du hành lên Titan hoặc đuổi theo sao chổi là hai trong nhóm
12 kế hoạch được đệ trình lên chương trình New Frontiers (tạm dịch: Các
biên giới mới) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trong thời gian
tới.
Trong dự án đầu tiên, gọi là Dragonfly, tàu robot có bề ngoài
giống thiết bị bay quadcopter (dạng 4 bộ cánh) được lắp đặt các thiết bị
có năng lực xác định những phân tử sinh học cỡ lớn. Được mô tả là dạng
sứ mệnh chưa từng triển khai trước đây, quadcopter có thể bay đến nhiều
địa điểm cách nhau hàng trăm ki lô mét để nghiên cứu phong cảnh trên bề
mặt Titan.
Titan, mặt trăng băng giá và đến nay vẫn là vệ tinh tự nhiên lớn
nhất của sao Thổ, có khí quyển dày đặc, còn hồ và sông chứa mê tan lỏng.
Giới khoa học hiện đặt nghi vấn về sự tồn tại có thể của một đại dương
nước bên dưới lớp vỏ đóng băng của thiên thể.
Trưởng nhóm nghiên cứu Elizabeth Turtle của Phòng Thí nghiệm vật lý
ứng dụng thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho biết môi trường trên
Titan chứa chấp các thành tố của sự sống. Nếu triển khai được Dragonfly,
họ có thể đánh giá mức độ phát triển của tiến hóa tiền sinh học, tức
dạng vật liệu tồn tại trước khi sự sống có thể sinh sôi, trên mặt trăng
của sao Thổ.
Dự án thứ hai mang tên CAESAR, viết tắt từ Thám hiểm lấy mẫu sinh
học vũ trụ sao chổi, theo đó một phi thuyền sẽ được cử quay lại
67P/Churyumov-Gerasimenko, thực thể từng được tàu du hành Rosetta của Cơ
quan Không gian châu Âu (ESA) xoay quanh từ năm 2014 đến 2016. Sau khi
tái hợp với thiên thể có kích thước cỡ núi Phú Sĩ, CAESAR sẽ lấy mẫu từ
bề mặt và gửi về trái đất theo dự kiến vào tháng 11.2038.
NASA từng lấy mẫu sao chổi trước đó, cụ thể là sứ mệnh của tàu
du hành Stardust, thu thập bụi từ đầu sao chổi Wild 2. Tuy nhiên,
CAESAR sẽ là sứ mệnh đầu tiên lấy vật chất từ bề mặt băng giá của thiên
thể đầy bí ẩn của hệ mặt trời.
“Sao chổi nằm trong nhóm thiên thể vô cùng quan trọng về khía cạnh
khoa học của hệ sao của chúng ta, nhưng oái oăm thay lại thuộc nhóm ít
có thông tin nhất”, theo tờ The Washington Post dẫn lời trưởng nhóm điều
tra dự án Steve Squyres của Đại học Cornell (Mỹ).
Các nhà nghiên cứu cho rằng chính các sao chổi đã mang theo nước và
những phân tử sinh học đến trái đất thuở sơ khai, vì vậy nhiều khả năng
góp phần quan trọng cho nguồn gốc của sự sống. Mẫu lấy từ
67P/Churyumov-Gerasimenko sẽ bao gồm những phân tử “bất ổn” có thể dễ
dàng bay hơi, nhưng lại cung cấp những điểm mấu chốt trong nỗ lực tìm
hiểu cội nguồn và lịch sử của chúng.
Hai dự án trên đã bước vào giai đoạn nghiên cứu khái niệm, trước
khi NASA quyết định chọn ra sứ mệnh giành được sự đồng thuận nhiều nhất
vào tháng 7.2019. Kế đến, phi thuyền liên quan sẽ được phóng lên không
gian vào khoảng năm 2025.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét