BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 138 (công chúa Ngọc Hân)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trong đó, hai nghi vấn lớn nhất được nhiều người dẫn đi dẫn lại là
việc sau khi hoàng đế Quang Trung mất, bà Ngọc Hân đã lấy vua Gia Long
và sinh hạ cho ông hai người con trai; hơn thế nữa bà còn nằm trong nghi
án giết chồng (cho hoàng đế Quang Trung uống thuốc độc).
Ngày nay, do mạng toàn cầu nên những quan điểm sai lầm trên vẫn được nhiều người dẫn đi dẫn lại theo cách hiểu và chủ định riêng của mỗi người nên Ngọc Hân vẫn chịu tiếng oan.
Nhân kỷ niệm 215 năm ngày Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân qua đời (1799 - 2014), nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho ra mắt cuốn Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế. Hòa thượng Thích Giác Đạo, trú trì Tổ đình Kim Tiên, tán thán: “…Đây là một công trình nghiên cứu lịch sử có giá trị, nhiều tư liệu quý hiếm về Ngọc Hân công chúa thời kỳ ở Huế…”. Hòa thượng mong tập sách này ra mắt bạn đọc để mọi người hiểu một cách đúng đắn về một nhân vật lịch sử của đất nước. Còn tác giả Nguyễn Đắc Xuân thì nói: “Tôi viết quyển sách nhỏ này để khẳng định Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân đã sống và chết ở chùa Kim Tiên để đặt vấn đề ngày nay nên có một bát hương phụng thờ bà, đến ngày mồng 8 tháng 11 âm lịch hằng năm có một mâm cơm cúng giỗ bà…”.
Trong tập sách này, tác giả Nguyễn Đắc Xuân đã tập hợp nhiều tư liệu từ cả hai phía (đồng tình và phản bác nghi vấn) để phân tích một cách khách quan đi đến kết luận rằng, cả hai nghi vấn nói trên đều là những câu chuyện không có cơ sở và hoàn toàn sai lệch với lịch sử.
Khi qua đời, vẫn còn hai nghi án lấy vua Gia Long và giết chồng là
hoàng đế Quang Trung bằng thuốc độc khiến bà tổn hại thanh danh và hậu
thế tốn nhiều giấy mực.
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long. Theo Lịch triều tạp kỷ và Hoàng Lê nhất thống chí thì bà là con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông, còn Ngự chế ngọc phả ký thì chép bà là con thứ 21. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội). Ngọc Hân là công chúa có tài sắc hơn cả trong số các cô con gái của vua.
Tháng 5.1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc “phù Lê diệt Trịnh” tới yết kiến vua Hiển Tông và được vua phong tước Công. Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó Ngọc Hân mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi và đã có nhiều người vợ.
Mối nhân duyên này đời sau kẻ cho là cuộc hôn nhân mưu đồ chính trị, người nói đó là nhân duyên trời định; người bảo gượng ép, kẻ bảo yêu từ cái nhìn đầu tiên… Riêng chuyện đó thôi đã tốn biết bao nhiêu giấy mực.
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác viết: “Đêm hợp cẩn… Khi nguyên súy Nguyễn Huệ vào, Ngọc Hân sợ quá không dám ngước nhìn lên, cũng không dám thở mạnh… Bất ngờ nguyên súy quỳ chân xuống trước sập, úp mặt vào hai đầu gối của công chúa Ngọc Hân. Một sức mạnh huyền bí xa lạ thôi thúc, khiến công chúa đưa tay ôm lấy vai nguyên súy. Nguyễn Huệ ngẩng lên vui mừng và lần đầu tiên, công chúa bị cuốn hút vì ánh nhìn đam mê đến cuồng nộ của vị danh tướng vừa làm đảo lộn Bắc Hà.
Nguyễn Huệ nhìn đăm đăm vào khuôn mặt sượng sùng thảng thốt của công chúa, thì thầm: Công chúa còn nhỏ quá và đẹp quá. Như một cái bông búp. Đừng lo âu. Ta biết công chúa đang lo âu đủ điều. Ta sẽ không cho phép ai, dù là quỷ thần, được làm công chúa khổ. Công chúa hãy yên tâm”.
Nguyễn Mộng Giác là nhà văn, áng văn trên lại được trích trong tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ chứ đêm hợp cẩn của Nguyễn Huệ đâu có mặt ai mà biết?
Tâm đầu ý hợp
Trong Dựng nước - Giữ nước (Diễn đàn của thư viện lịch sử quân sự) đoạn nói về chuyện này có chép: “Sau lễ kết hôn, Nguyễn Huệ và Ngọc Hân lên kiệu đến bái yết tôn miếu nhà Lê, lễ xong hai người cùng về. Như thấu hiểu được tâm trạng của Ngọc Hân, Nguyễn Huệ mở lời bông đùa: “Con trai con gái nhà vua đã có mấy người được vẻ vang như nàng?”. Công chúa đáp: “Nhà vua ít lộc, các con trai con gái ai cũng thanh bạch nghèo khó, chỉ riêng thiếp có duyên, lấy được lệnh công, ví như hạt mưa, bụi ngọc bay ở giữa trời được sa vào chốn lầu đài như thế này, là sự may mắn của thiếp mà thôi”. Nghe Ngọc Hân thủ thỉ lên nỗi niềm đó, Nguyễn Huệ lấy làm thích thú, tâm đắc. Đó là lời trao duyên đầu tiên giữa Nguyễn Huệ và Ngọc Hân được sử sách ghi lại.
Từ đó, Ngọc Hân rời cung cấm nhà Lê về sống với Nguyễn Huệ ở trong phủ của mình, nằm bên bờ sông Nhị. Lúc đầu Ngọc Hân có vẻ thẹn thùng, bẽn lẽn vì chưa quen, mặc dù đó vẫn là đất Thăng Long muôn thuở của nàng. Biết được tâm lý của Ngọc Hân, không sỗ sàng như những kẻ chiến thắng thường tình, Nguyễn Huệ muốn tạo một sự thân quen, một tình yêu xuất phát từ sự thông cảm và hiểu biết ngay từ đầu”.
Sau hôn lễ của Nguyễn Huệ và Ngọc Hân vài ngày, Lê Hiển Tông qua đời, nội tình nhà Lê xảy ra nhiều chuyện tranh giành khiến Nguyễn Huệ nhiều lúc muốn bỏ Thăng Long để vào Thuận Hóa, nhưng cuối cùng đành nuốt giận.
Đến ngày đưa linh cữu vua Lê Hiển Tông, Nguyễn Huệ cưỡi voi, đem ba ngàn quân hộ tống từ cung xuống bến đò, rồi chờ lễ rước từ cung xuống thuyền đâu vào đó mới quay trở lại.
Tang lễ xong, Nguyễn Huệ nói: “Tiên đế có 30 người con trai, ngày báo hiếu chỉ có một người con gái, nào có ai giúp đỡ mảy may? Người xưa bảo, con gái làm rạng rỡ cho nhà cửa, quả đúng thật”. Công chúa đáp: “Nhờ công đức của thượng công, thiếp được báo hiếu với hoàng khảo, mở mặt với anh chị em. Tục ngữ vẫn nói: Trai không ăn mày vợ, gái phải ăn mày chồng chính là thế đó!”.
Qua cách ứng xử nói trên, đủ biết hai người đã sớm tâm đầu ý hợp. Theo sử chép thì ngay cả người khó tính như Nguyễn Nhạc mà cũng không tiếc lời khen Ngọc Hân: “Người quý giá thế này thực không hổ thẹn làm cô em dâu của ta”.
Ít lâu sau, Ngọc Hân theo Nguyễn Huệ vào Thuận Hóa. Công chúa ở tại chùa Kim Tiên.
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung, phong cho Ngọc Hân làm Hữu cung hoàng hậu. Năm 1789, sau đại thắng quân Thanh, vua Quang Trung cho xây cung điện Đan Dương và phong Ngọc Hân làm Bắc cung hoàng hậu. Bà sinh hạ được hai người con là công chúa Ngọc Bảo và hoàng tử Quang Đức. Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời. Như vậy, Nguyễn Huệ và Ngọc Hân chỉ sống với nhau vỏn vẹn có 6 năm.
Sau cái chết của vua Quang Trung, cuộc đời Bắc cung hoàng hậu xảy ra biết bao sự biến, đến lúc qua đời vẫn chịu hàm oan...
Công chúa Ngọc Hân rời đất Thăng Long theo chồng vào Thuận Hóa. Bấy
giờ, Nguyễn Huệ ở với bà chính hậu tên Phạm Thị Liên (Bùi Thị Nhạn) tại
phủ Dương Xuân. Bà Liên sinh năm 1758, tại tỉnh Quy Nhơn, Bình Định. Khi
16 tuổi (năm 1774), bà được Nguyễn Huệ chọn làm vợ. Bấy giờ Nguyễn Huệ
22 tuổi. Bà là em ruột của các ông Hộ giá Phạm Văn Ngạn, Giả vương Phạm
Văn Trị, Thái úy Phạm Văn Tham, Thái úy Phạm Văn Hưng. Bà còn là anh em
cùng mẹ khác cha với Thái sư Bùi Đắc Tuyên, Hình bộ Thượng thư Bùi Văn
Nhật. Năm 30 tuổi, bà được phong làm Chánh cung hoàng hậu. Tính tình
hiền lành, bà gắn bó với Nguyễn Huệ suốt những năm chồng khởi nghiệp,
đến cuối đời. Vua Quang Trung rất thương yêu, trân quý bà. Bà sinh 5
người con: 3 trai, 2 gái. Sau này, Quang Toản được lập thái tử.
Hồi đó, những chùa quanh vùng đều được trưng làm nơi ở của quan quân Tây Sơn, Công chúa Ngọc Hân ở tại chùa Kim Tiên, bờ nam suối Tiên, cách phủ Dương Xuân vài trăm mét.
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung, phong cho Ngọc Hân làm Hữu cung hoàng hậu.
Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, vua cho xây phủ Dương Xuân thành cung điện Đan Dương và phong bà làm Bắc cung hoàng hậu.
Viết văn tế cho vua
Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời. Ngọc Hân đau đớn tự tay viết văn tế cho chồng. Cung điện Đan Dương từ đó thành lăng Đan Dương.
Bài văn tế vua Quang Trung do chính Bắc cung hoàng hậu viết bằng chữ Nôm. Hiện còn nhiều bản chuyển qua quốc ngữ khác nhau và vì thế, có nhiều từ cổ, nhiều điển tích đời nay khá khó hiểu nếu không được chú thích.
Văn tế mở đầu:
Than rằng/Chín từng ngọc sáng bóng trung tinh, ngoài muôn dặm vừa cùng trông vẻ thụy/phút mây che vầng Thái Bạch, trong sáu cung thoắt đã nhạt hơi hương/Tơ đứt tấc lòng ly biệt/Châu sa giọt lệ cương thường...
(Ngô Tất Tố diễn ý: Vua Quang Trung mới lên ngôi báu, như ngôi sao giữa trời, mới rạng vẻ ngọc trên chín tầng mây, các nước vừa thấy cảnh tốt đẹp, bỗng chốc ngài đã tạ thế; như đám mây đen che vầng Thái Bạch khiến cho tất cả sáu cung vì buồn rầu mà nhạt mùi hương. Trong lúc kẻ khuất người còn, tấm lòng (bà) đau đớn như sợi tơ đứt, nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng, giọt lệ rơi xuống như hạt châu sa).
Và kết thúc:
Tiếc thay!/Ngày thoi thắm thoắt/Bóng khích vội vàng/Thuyền ngự tọa đã ngang ghềnh Thái Thủy/Bóng long xa thẳng trỏ lối minh dương/Nẻo hoàng tuyền xa cách mấy trùng, ngao ngán thêm ngừng cơn biệt duệ/Chén hoàng thủy kính dâng một lễ, xét soi xin thấu cõi minh dương.
(Ngô Tất Tố diễn ý: Than rằng, ngày tháng mau chóng, đời người không được bao lâu. Bây giờ thuyền ngài đã khuất, xe ngài đã tới làng, nghĩ đến cảnh ngài ở suối vàng xa cách, (bà) càng ngao ngán, ngẹn ngùng cho cuộc biệt ly. Lạy xin kính dâng một chén rượu nhạt, mong ngài soi xét đến cho).
Khóc chồng
Quang Toản nối ngôi, lấy niên hiệu Cảnh Thịnh. Cậu ruột của vua lúc này là Bùi Đắc Tuyên lấy chùa Thiền Lâm ngay cạnh Đan Dương để ở. Cảnh Thịnh vốn không mấy tài cán nên Thái sư Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền độc đoán, đưa họ hàng về làm quan, loại bỏ những người xuất thân từ miền Bắc vào.
Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân bị cô lập. Ở chùa Kim Tiên, hằng ngày bà lo kinh kệ, thờ chồng, nuôi con... Tại đây, trong những ngày đau thương, bà đã viết nên 164 câu ngâm Ai tư vãn, áng văn thơ khóc chồng đó không ngờ trở thành một tuyệt phẩm thơ Nôm.
Qua Văn tế vua Quang Trung và Ai tư vãn, người đời chắc ai cũng thấu hiểu được tấm lòng của Ngọc Hân với Nguyễn Huệ, hẳn không cần bình luận đó là hôn nhân gượng ép hay tình yêu nữa.
Năm 1794, Đô đốc Võ Văn Dũng đã làm chính biến, giết Bùi Đắc Tuyên, phục hồi triều chính, từ đó, bà Ngọc Hân mới được coi trọng. Bằng cớ là bà đã đưa em gái cùng cha khác mẹ Lê Ngọc Bình vào làm chánh cung cho vua Cảnh Thịnh.
Nhưng cuộc đời của người con gái đất Thăng Long tài sắc vẹn toàn không kéo dài được bao lâu, 7 năm sau ngày chồng qua đời, ngày 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4.12.1799) bà hưởng dương 29 tuổi.
Mộ Bắc cung hoàng hậu lúc đầu được táng gần lăng Đan Dương, sau đó nhờ đô đốc tên Hải dời về làng Nành, xã Phù Ninh, nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội.
Trong bài lược sử Công chúa Ngọc Hân, Ngô Tất Tố cho là Lê Ngọc Hân đã tự tử, còn hai con phải thắt cổ mà chết.
Nhiều thuyết cho rằng, công chúa Ngọc Bảo và hoàng tử Quang Đức đều bị Gia Long bức tử, riêng bà Ngọc Hân được cho về quê và mất ở đó. Nhưng sử triều Nguyễn đều chép, hai con của Quang Trung chết trẻ, hài cốt được bí mật đưa về làng Nành.
Điều đáng nói là tác giả thuật lại lời kể của một người đã mất hoàn
toàn không có cứ liệu. Dù vậy vẫn làm dấy lên nghi án và Bắc cung Hoàng
hậu chịu thêm một nỗi oan...
Như bài trước chúng tôi đã đề cập, bà Ngọc Hân bị cho là “người lấy hai vua” là do sự nhầm lẫn giữa Ngọc Hân và Ngọc Bình - công chúa con vua Lê Hiển Tông, em cùng cha khác mẹ với công chúa Lê Ngọc Hân.
Năm 1795, sau khi Thái sư Bùi Đắc Tuyên bị Đô đốc Võ Văn Dũng đánh đổ, vị trí bà Ngọc Hân bấy giờ mới có ảnh hưởng ít nhiều với vua Cảnh Thịnh (Quang Toản) nên việc làm mối em gái của mình cho vua mới thành. Năm đó, Ngọc Bình 12 tuổi, được phong làm chính cung hoàng hậu, ở trong cung 6 năm nhưng chưa có con.
Tháng 5.1801, khi Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân, vua tôi Quang Toản bỏ chạy ra Bắc Hà, Ngọc Bình kẹt lại Phú Xuân. Gặp Bình, Nguyễn Ánh mê đắm. Mặc cho Lê Văn Duyệt và các cận thần nhà Nguyễn kịch liệt phản đối, cho là lấy thừa vợ của vua ngụy, nhưng vua Gia Long bất chấp. Ngọc Bình được nạp làm phi và sau đó được phong làm Đệ tam cung Đức Phi. Sau này sử triều Nguyễn chép là Đức phi họ Lê.
Đức phi sinh cho vua Gia Long 4 người con. Hai hoàng tử là Quảng Oai công Nguyễn Phúc Quân và Thường Tín công Nguyễn Phúc Cự; Hai công chúa là Mỹ Khê Ngọc Khuê và An Nghĩa Ngọc Ngôn. Cũng như chị mình, yểu mệnh, Đức phi mất lúc 27 tuổi.
Chuyện có thật về người này trở thành nghi án của người kia lấy hai vua là vậy.
Hạ độc vì... ghen ?
Trong bài viết trên Phổ Thông, ông Thượng Khánh nói ông nội của mình là con trai của hoàng tử Lê Duy Mật và ông là cháu gọi Ngọc Hân bằng cô ruột (nếu theo thứ phả thì công chúa Ngọc Hân phải gọi ông bằng cụ chứ không phải ông gọi Ngọc Hân bằng cô - học giả Quách Tấn đã chỉ ra điểm sai này); những gì ông kể lại trong bài viết, là do ông nội ông kể lại cho ông.
Theo ông Khánh, động cơ để Lê Ngọc Hân giết chồng bắt nguồn từ việc hoàng đế Càn Long (Trung Quốc) hứa gả một người con gái của mình cho Quang Trung và “trong một phút bồng bột vì quá ghen, Ngọc Hân đã bỏ thuốc độc vào rượu cho Quang Trung uống”. Vì, “Khi nghe tin vua Quang Trung cầu hôn với công chúa con vua Càn Long, thì công chúa Ngọc Hân vùng lên một ý nghĩ táo bạo...”
Nhiều nhà nghiên cứu sau này dẫn lại, vào lúc đó, các tạp chí ở Sài Gòn như Bách Khoa, Phổ Thông, Văn Ðàn... đã mở ra một cuộc bút chiến chung quanh nghi án lịch sử này. Chung quy, các tác giả bằng những luận cứ lịch sử đã phản bác “những lời lẽ mang tính chất hàm hồ và những ngụy biện vô căn cứ của ông Nguyễn Thượng Khánh”. Không chỉ thế, một số tộc phổ, phổ ý của các họ nội, họ ngoại phía Ngọc Hân đưa ra để làm bằng chứng và cũng vạch ra những sai lầm mà ông Nguyễn Thượng Khánh đã công bố.
Về cái chết của vua Quang Trung, các sử gia cũng đã ghi chú ngày, tháng, năm vua mất, không có một dòng nào nói đến việc vua bị đầu độc. (Hoàng Xuân Hãn viết: "Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý vào giờ dạ tý tức ngày 16 tháng 9 năm 1792 vua Quang Trung băng hà. Hoàng Lê nhất thống chí viết: "Vua Quang Trung mất vào năm Nhâm Tý" (1792). Sử gia Trần Trọng Kim viết: "Năm Nhâm Tý (1792) vua Quang Trung bị bạo bệnh băng hà".
Nhà thơ Quách Tấn, một học giả uyên thâm, trong bài viết Ngọc Hân công chúa chưa hết chịu tiếng oan này đến chịu tiếng oan khác cũng đã chứng minh những điều ông Khánh viết ra hoàn toàn không có căn cứ, suy diễn vô tội vạ và sai lệch với lịch sử.
Một đoạn trong bài nói trên, ông Thượng Khánh viết: “Vua Quang Trung tiến vào hậu cung dùng cơm. Nhà vua vui mừng quá, không thấy có sự gì thay đổi trên mặt của Ngọc Hân. Vương hân hoan nâng chén rượu lên môi và uống cạn một hơi, không dè Ngọc Hân đã bỏ thuốc độc trong đó. Liền sau đó, Quang Trung thấy khó chịu, bỏ dở bữa cơm, tiến lại, ngã lưng trên long sàng và giãy dụa một lúc rồi tắt thở luôn”.
Quách Tấn bình: “Đọc những lời ông Thượng Khánh, chắc các bạn cũng như tôi đều có cảm giác thuật giả đã ở một bên vua Quang Trung và Ngọc Hân công chúa nên mới biết rành rõi từng cử chỉ, từng hành động của hai người mới thuật lại tỉ mỉ như vậy”.
Sau khi dẫn ra nhiều cứ liệu lịch sử và lập luận xác đáng, học giả Quách Tấn kết luận: “Những điểm sai lầm này cho chúng ta thấy rõ rằng, đến những việc sử sách chép sờ sờ ra đó mà ông Thượng Khánh còn nói sai, huống hồ những việc trong thâm cung mà từ xưa không có sách nào chép, không nghe ai nói”.
Quật mộ để trả thù
Năm Kỷ tỵ ( 1799 bà mất ngày 8 tháng 11 ở tuổi 30
Bốn mươi năm sau triều
đình nhà Nguyễn biết đã trị tội quan sau sở tại và người coi miếu , ra
lệnh triệt phá miếu khai quật hài cốt đem thả tận bên sông Hồng
NGỌC HÂN Công Chúa - Nỗi Oan Lịch Sử Bị Cả Gia Tộc Xóa Tên, Nhà Nguyễn Quật Mả
Giải oan cho Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân
Nguyễn Huệ - Ngọc Hân vốn
được coi là một cặp rồng - phụng trên thế gian. Thế nhưng, cuộc đời của
người anh hùng kiệt xuất và mỹ nữ, nhà thơ Nôm tài hoa hiếm có vẫn còn
những điều trắng đen lẫn lộn do sự nhầm lẫn của dân gian và chính cả
những nhà viết sử.
Ngày nay, do mạng toàn cầu nên những quan điểm sai lầm trên vẫn được nhiều người dẫn đi dẫn lại theo cách hiểu và chủ định riêng của mỗi người nên Ngọc Hân vẫn chịu tiếng oan.
Nhân kỷ niệm 215 năm ngày Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân qua đời (1799 - 2014), nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho ra mắt cuốn Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế. Hòa thượng Thích Giác Đạo, trú trì Tổ đình Kim Tiên, tán thán: “…Đây là một công trình nghiên cứu lịch sử có giá trị, nhiều tư liệu quý hiếm về Ngọc Hân công chúa thời kỳ ở Huế…”. Hòa thượng mong tập sách này ra mắt bạn đọc để mọi người hiểu một cách đúng đắn về một nhân vật lịch sử của đất nước. Còn tác giả Nguyễn Đắc Xuân thì nói: “Tôi viết quyển sách nhỏ này để khẳng định Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân đã sống và chết ở chùa Kim Tiên để đặt vấn đề ngày nay nên có một bát hương phụng thờ bà, đến ngày mồng 8 tháng 11 âm lịch hằng năm có một mâm cơm cúng giỗ bà…”.
Trong tập sách này, tác giả Nguyễn Đắc Xuân đã tập hợp nhiều tư liệu từ cả hai phía (đồng tình và phản bác nghi vấn) để phân tích một cách khách quan đi đến kết luận rằng, cả hai nghi vấn nói trên đều là những câu chuyện không có cơ sở và hoàn toàn sai lệch với lịch sử.
Nguyễn Thế Thịnh
Giải oan cho Hoàng hậu Lê Ngọc Hân - Kỳ 2: Duyên rồng - phụng
Cuộc đời của Ngọc Hân tài sắc từ lúc còn là công chúa Thăng Long đến khi làm Bắc cung hoàng hậu Phú Xuân không hề bình lặng.
Hoàng hậu Lê Ngọc Hân và tấm lòng tri ân hậu thế - NXB Văn hóa - Thông tin - Hà Nội 2013 |
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long. Theo Lịch triều tạp kỷ và Hoàng Lê nhất thống chí thì bà là con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông, còn Ngự chế ngọc phả ký thì chép bà là con thứ 21. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội). Ngọc Hân là công chúa có tài sắc hơn cả trong số các cô con gái của vua.
Tháng 5.1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc “phù Lê diệt Trịnh” tới yết kiến vua Hiển Tông và được vua phong tước Công. Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó Ngọc Hân mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi và đã có nhiều người vợ.
Mối nhân duyên này đời sau kẻ cho là cuộc hôn nhân mưu đồ chính trị, người nói đó là nhân duyên trời định; người bảo gượng ép, kẻ bảo yêu từ cái nhìn đầu tiên… Riêng chuyện đó thôi đã tốn biết bao nhiêu giấy mực.
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác viết: “Đêm hợp cẩn… Khi nguyên súy Nguyễn Huệ vào, Ngọc Hân sợ quá không dám ngước nhìn lên, cũng không dám thở mạnh… Bất ngờ nguyên súy quỳ chân xuống trước sập, úp mặt vào hai đầu gối của công chúa Ngọc Hân. Một sức mạnh huyền bí xa lạ thôi thúc, khiến công chúa đưa tay ôm lấy vai nguyên súy. Nguyễn Huệ ngẩng lên vui mừng và lần đầu tiên, công chúa bị cuốn hút vì ánh nhìn đam mê đến cuồng nộ của vị danh tướng vừa làm đảo lộn Bắc Hà.
Nguyễn Huệ nhìn đăm đăm vào khuôn mặt sượng sùng thảng thốt của công chúa, thì thầm: Công chúa còn nhỏ quá và đẹp quá. Như một cái bông búp. Đừng lo âu. Ta biết công chúa đang lo âu đủ điều. Ta sẽ không cho phép ai, dù là quỷ thần, được làm công chúa khổ. Công chúa hãy yên tâm”.
Nguyễn Mộng Giác là nhà văn, áng văn trên lại được trích trong tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ chứ đêm hợp cẩn của Nguyễn Huệ đâu có mặt ai mà biết?
Tâm đầu ý hợp
Trong Dựng nước - Giữ nước (Diễn đàn của thư viện lịch sử quân sự) đoạn nói về chuyện này có chép: “Sau lễ kết hôn, Nguyễn Huệ và Ngọc Hân lên kiệu đến bái yết tôn miếu nhà Lê, lễ xong hai người cùng về. Như thấu hiểu được tâm trạng của Ngọc Hân, Nguyễn Huệ mở lời bông đùa: “Con trai con gái nhà vua đã có mấy người được vẻ vang như nàng?”. Công chúa đáp: “Nhà vua ít lộc, các con trai con gái ai cũng thanh bạch nghèo khó, chỉ riêng thiếp có duyên, lấy được lệnh công, ví như hạt mưa, bụi ngọc bay ở giữa trời được sa vào chốn lầu đài như thế này, là sự may mắn của thiếp mà thôi”. Nghe Ngọc Hân thủ thỉ lên nỗi niềm đó, Nguyễn Huệ lấy làm thích thú, tâm đắc. Đó là lời trao duyên đầu tiên giữa Nguyễn Huệ và Ngọc Hân được sử sách ghi lại.
Từ đó, Ngọc Hân rời cung cấm nhà Lê về sống với Nguyễn Huệ ở trong phủ của mình, nằm bên bờ sông Nhị. Lúc đầu Ngọc Hân có vẻ thẹn thùng, bẽn lẽn vì chưa quen, mặc dù đó vẫn là đất Thăng Long muôn thuở của nàng. Biết được tâm lý của Ngọc Hân, không sỗ sàng như những kẻ chiến thắng thường tình, Nguyễn Huệ muốn tạo một sự thân quen, một tình yêu xuất phát từ sự thông cảm và hiểu biết ngay từ đầu”.
Sau hôn lễ của Nguyễn Huệ và Ngọc Hân vài ngày, Lê Hiển Tông qua đời, nội tình nhà Lê xảy ra nhiều chuyện tranh giành khiến Nguyễn Huệ nhiều lúc muốn bỏ Thăng Long để vào Thuận Hóa, nhưng cuối cùng đành nuốt giận.
Đến ngày đưa linh cữu vua Lê Hiển Tông, Nguyễn Huệ cưỡi voi, đem ba ngàn quân hộ tống từ cung xuống bến đò, rồi chờ lễ rước từ cung xuống thuyền đâu vào đó mới quay trở lại.
Tang lễ xong, Nguyễn Huệ nói: “Tiên đế có 30 người con trai, ngày báo hiếu chỉ có một người con gái, nào có ai giúp đỡ mảy may? Người xưa bảo, con gái làm rạng rỡ cho nhà cửa, quả đúng thật”. Công chúa đáp: “Nhờ công đức của thượng công, thiếp được báo hiếu với hoàng khảo, mở mặt với anh chị em. Tục ngữ vẫn nói: Trai không ăn mày vợ, gái phải ăn mày chồng chính là thế đó!”.
Qua cách ứng xử nói trên, đủ biết hai người đã sớm tâm đầu ý hợp. Theo sử chép thì ngay cả người khó tính như Nguyễn Nhạc mà cũng không tiếc lời khen Ngọc Hân: “Người quý giá thế này thực không hổ thẹn làm cô em dâu của ta”.
Ít lâu sau, Ngọc Hân theo Nguyễn Huệ vào Thuận Hóa. Công chúa ở tại chùa Kim Tiên.
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung, phong cho Ngọc Hân làm Hữu cung hoàng hậu. Năm 1789, sau đại thắng quân Thanh, vua Quang Trung cho xây cung điện Đan Dương và phong Ngọc Hân làm Bắc cung hoàng hậu. Bà sinh hạ được hai người con là công chúa Ngọc Bảo và hoàng tử Quang Đức. Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời. Như vậy, Nguyễn Huệ và Ngọc Hân chỉ sống với nhau vỏn vẹn có 6 năm.
Sau cái chết của vua Quang Trung, cuộc đời Bắc cung hoàng hậu xảy ra biết bao sự biến, đến lúc qua đời vẫn chịu hàm oan...
Nguyễn Thế Thịnh
Giải oan cho Hoàng hậu Lê Ngọc Hân - Kỳ 3: Cô độc ở chùa Kim Tiên
Vào Thuận Hóa cùng Nguyễn Huệ,
Ngọc Hân công chúa ở tại chùa Kim Tiên. Đó cũng là nơi bà có những ngày
hạnh phúc và chuỗi ngày lạnh lẽo của một người đàn bà tài hoa, yểu mệnh.
Hồi đó, những chùa quanh vùng đều được trưng làm nơi ở của quan quân Tây Sơn, Công chúa Ngọc Hân ở tại chùa Kim Tiên, bờ nam suối Tiên, cách phủ Dương Xuân vài trăm mét.
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung, phong cho Ngọc Hân làm Hữu cung hoàng hậu.
Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, vua cho xây phủ Dương Xuân thành cung điện Đan Dương và phong bà làm Bắc cung hoàng hậu.
|
Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời. Ngọc Hân đau đớn tự tay viết văn tế cho chồng. Cung điện Đan Dương từ đó thành lăng Đan Dương.
Bài văn tế vua Quang Trung do chính Bắc cung hoàng hậu viết bằng chữ Nôm. Hiện còn nhiều bản chuyển qua quốc ngữ khác nhau và vì thế, có nhiều từ cổ, nhiều điển tích đời nay khá khó hiểu nếu không được chú thích.
Văn tế mở đầu:
Than rằng/Chín từng ngọc sáng bóng trung tinh, ngoài muôn dặm vừa cùng trông vẻ thụy/phút mây che vầng Thái Bạch, trong sáu cung thoắt đã nhạt hơi hương/Tơ đứt tấc lòng ly biệt/Châu sa giọt lệ cương thường...
(Ngô Tất Tố diễn ý: Vua Quang Trung mới lên ngôi báu, như ngôi sao giữa trời, mới rạng vẻ ngọc trên chín tầng mây, các nước vừa thấy cảnh tốt đẹp, bỗng chốc ngài đã tạ thế; như đám mây đen che vầng Thái Bạch khiến cho tất cả sáu cung vì buồn rầu mà nhạt mùi hương. Trong lúc kẻ khuất người còn, tấm lòng (bà) đau đớn như sợi tơ đứt, nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng, giọt lệ rơi xuống như hạt châu sa).
Và kết thúc:
Tiếc thay!/Ngày thoi thắm thoắt/Bóng khích vội vàng/Thuyền ngự tọa đã ngang ghềnh Thái Thủy/Bóng long xa thẳng trỏ lối minh dương/Nẻo hoàng tuyền xa cách mấy trùng, ngao ngán thêm ngừng cơn biệt duệ/Chén hoàng thủy kính dâng một lễ, xét soi xin thấu cõi minh dương.
(Ngô Tất Tố diễn ý: Than rằng, ngày tháng mau chóng, đời người không được bao lâu. Bây giờ thuyền ngài đã khuất, xe ngài đã tới làng, nghĩ đến cảnh ngài ở suối vàng xa cách, (bà) càng ngao ngán, ngẹn ngùng cho cuộc biệt ly. Lạy xin kính dâng một chén rượu nhạt, mong ngài soi xét đến cho).
Khóc chồng
Quang Toản nối ngôi, lấy niên hiệu Cảnh Thịnh. Cậu ruột của vua lúc này là Bùi Đắc Tuyên lấy chùa Thiền Lâm ngay cạnh Đan Dương để ở. Cảnh Thịnh vốn không mấy tài cán nên Thái sư Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền độc đoán, đưa họ hàng về làm quan, loại bỏ những người xuất thân từ miền Bắc vào.
Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân bị cô lập. Ở chùa Kim Tiên, hằng ngày bà lo kinh kệ, thờ chồng, nuôi con... Tại đây, trong những ngày đau thương, bà đã viết nên 164 câu ngâm Ai tư vãn, áng văn thơ khóc chồng đó không ngờ trở thành một tuyệt phẩm thơ Nôm.
Qua Văn tế vua Quang Trung và Ai tư vãn, người đời chắc ai cũng thấu hiểu được tấm lòng của Ngọc Hân với Nguyễn Huệ, hẳn không cần bình luận đó là hôn nhân gượng ép hay tình yêu nữa.
Năm 1794, Đô đốc Võ Văn Dũng đã làm chính biến, giết Bùi Đắc Tuyên, phục hồi triều chính, từ đó, bà Ngọc Hân mới được coi trọng. Bằng cớ là bà đã đưa em gái cùng cha khác mẹ Lê Ngọc Bình vào làm chánh cung cho vua Cảnh Thịnh.
Nhưng cuộc đời của người con gái đất Thăng Long tài sắc vẹn toàn không kéo dài được bao lâu, 7 năm sau ngày chồng qua đời, ngày 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4.12.1799) bà hưởng dương 29 tuổi.
Mộ Bắc cung hoàng hậu lúc đầu được táng gần lăng Đan Dương, sau đó nhờ đô đốc tên Hải dời về làng Nành, xã Phù Ninh, nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội.
Trong bài lược sử Công chúa Ngọc Hân, Ngô Tất Tố cho là Lê Ngọc Hân đã tự tử, còn hai con phải thắt cổ mà chết.
Nhiều thuyết cho rằng, công chúa Ngọc Bảo và hoàng tử Quang Đức đều bị Gia Long bức tử, riêng bà Ngọc Hân được cho về quê và mất ở đó. Nhưng sử triều Nguyễn đều chép, hai con của Quang Trung chết trẻ, hài cốt được bí mật đưa về làng Nành.
Nguyễn Thế Thịnh
Giải oan cho Hoàng hậu Lê Ngọc Hân - Kỳ 5: Oan giết vua
Tạp chí Phổ Thông số 62 ra ngày 1.8.1961 (xuất bản ở Sài Gòn) đăng bài viết của ông Nguyễn Thượng Khánh nhan đề Vua Quang Trung chết vì một liều độc dược của Ngọc Hân Công chúa.
Hoàng hậu Ngọc Hân và vua Quang Trung (Tranh Vi Vi - Nguồn: Văn hóa Việt - e-cadao.com) |
Như bài trước chúng tôi đã đề cập, bà Ngọc Hân bị cho là “người lấy hai vua” là do sự nhầm lẫn giữa Ngọc Hân và Ngọc Bình - công chúa con vua Lê Hiển Tông, em cùng cha khác mẹ với công chúa Lê Ngọc Hân.
Năm 1795, sau khi Thái sư Bùi Đắc Tuyên bị Đô đốc Võ Văn Dũng đánh đổ, vị trí bà Ngọc Hân bấy giờ mới có ảnh hưởng ít nhiều với vua Cảnh Thịnh (Quang Toản) nên việc làm mối em gái của mình cho vua mới thành. Năm đó, Ngọc Bình 12 tuổi, được phong làm chính cung hoàng hậu, ở trong cung 6 năm nhưng chưa có con.
Tháng 5.1801, khi Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân, vua tôi Quang Toản bỏ chạy ra Bắc Hà, Ngọc Bình kẹt lại Phú Xuân. Gặp Bình, Nguyễn Ánh mê đắm. Mặc cho Lê Văn Duyệt và các cận thần nhà Nguyễn kịch liệt phản đối, cho là lấy thừa vợ của vua ngụy, nhưng vua Gia Long bất chấp. Ngọc Bình được nạp làm phi và sau đó được phong làm Đệ tam cung Đức Phi. Sau này sử triều Nguyễn chép là Đức phi họ Lê.
Đức phi sinh cho vua Gia Long 4 người con. Hai hoàng tử là Quảng Oai công Nguyễn Phúc Quân và Thường Tín công Nguyễn Phúc Cự; Hai công chúa là Mỹ Khê Ngọc Khuê và An Nghĩa Ngọc Ngôn. Cũng như chị mình, yểu mệnh, Đức phi mất lúc 27 tuổi.
Chuyện có thật về người này trở thành nghi án của người kia lấy hai vua là vậy.
Hạ độc vì... ghen ?
Trong bài viết trên Phổ Thông, ông Thượng Khánh nói ông nội của mình là con trai của hoàng tử Lê Duy Mật và ông là cháu gọi Ngọc Hân bằng cô ruột (nếu theo thứ phả thì công chúa Ngọc Hân phải gọi ông bằng cụ chứ không phải ông gọi Ngọc Hân bằng cô - học giả Quách Tấn đã chỉ ra điểm sai này); những gì ông kể lại trong bài viết, là do ông nội ông kể lại cho ông.
Theo ông Khánh, động cơ để Lê Ngọc Hân giết chồng bắt nguồn từ việc hoàng đế Càn Long (Trung Quốc) hứa gả một người con gái của mình cho Quang Trung và “trong một phút bồng bột vì quá ghen, Ngọc Hân đã bỏ thuốc độc vào rượu cho Quang Trung uống”. Vì, “Khi nghe tin vua Quang Trung cầu hôn với công chúa con vua Càn Long, thì công chúa Ngọc Hân vùng lên một ý nghĩ táo bạo...”
Nhiều nhà nghiên cứu sau này dẫn lại, vào lúc đó, các tạp chí ở Sài Gòn như Bách Khoa, Phổ Thông, Văn Ðàn... đã mở ra một cuộc bút chiến chung quanh nghi án lịch sử này. Chung quy, các tác giả bằng những luận cứ lịch sử đã phản bác “những lời lẽ mang tính chất hàm hồ và những ngụy biện vô căn cứ của ông Nguyễn Thượng Khánh”. Không chỉ thế, một số tộc phổ, phổ ý của các họ nội, họ ngoại phía Ngọc Hân đưa ra để làm bằng chứng và cũng vạch ra những sai lầm mà ông Nguyễn Thượng Khánh đã công bố.
Về cái chết của vua Quang Trung, các sử gia cũng đã ghi chú ngày, tháng, năm vua mất, không có một dòng nào nói đến việc vua bị đầu độc. (Hoàng Xuân Hãn viết: "Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý vào giờ dạ tý tức ngày 16 tháng 9 năm 1792 vua Quang Trung băng hà. Hoàng Lê nhất thống chí viết: "Vua Quang Trung mất vào năm Nhâm Tý" (1792). Sử gia Trần Trọng Kim viết: "Năm Nhâm Tý (1792) vua Quang Trung bị bạo bệnh băng hà".
Nhà thơ Quách Tấn, một học giả uyên thâm, trong bài viết Ngọc Hân công chúa chưa hết chịu tiếng oan này đến chịu tiếng oan khác cũng đã chứng minh những điều ông Khánh viết ra hoàn toàn không có căn cứ, suy diễn vô tội vạ và sai lệch với lịch sử.
Một đoạn trong bài nói trên, ông Thượng Khánh viết: “Vua Quang Trung tiến vào hậu cung dùng cơm. Nhà vua vui mừng quá, không thấy có sự gì thay đổi trên mặt của Ngọc Hân. Vương hân hoan nâng chén rượu lên môi và uống cạn một hơi, không dè Ngọc Hân đã bỏ thuốc độc trong đó. Liền sau đó, Quang Trung thấy khó chịu, bỏ dở bữa cơm, tiến lại, ngã lưng trên long sàng và giãy dụa một lúc rồi tắt thở luôn”.
Quách Tấn bình: “Đọc những lời ông Thượng Khánh, chắc các bạn cũng như tôi đều có cảm giác thuật giả đã ở một bên vua Quang Trung và Ngọc Hân công chúa nên mới biết rành rõi từng cử chỉ, từng hành động của hai người mới thuật lại tỉ mỉ như vậy”.
Sau khi dẫn ra nhiều cứ liệu lịch sử và lập luận xác đáng, học giả Quách Tấn kết luận: “Những điểm sai lầm này cho chúng ta thấy rõ rằng, đến những việc sử sách chép sờ sờ ra đó mà ông Thượng Khánh còn nói sai, huống hồ những việc trong thâm cung mà từ xưa không có sách nào chép, không nghe ai nói”.
Trong quyển Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở
Huế, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, được sự đồng ý và giúp đỡ của ông
Quách Giao - con trai trưởng nhà thơ Quách Tấn, đưa vào tập sách 3 bài
viết rất giá trị của học giả Quách Tấn viết về công chúa Ngọc Hân. Đây
là nguồn tư liệu quý giúp hậu thế hiểu rõ hơn về một công chúa tài sắc
vẹn toàn, có mỹ danh là Chúa Tiên. |
Nguyễn Thế Thịnh
Cuộc đời bi thương của Ngọc Hân công chúa
Mối tình giữa công chúa Ngọc Hân và
người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ được sử sách ghi nhận là mối tình đẹp
của trai anh hùng - gái thuyền quyên. Tuy nhiên, tình yêu đó chỉ tồn tại
được có 6 năm ngắn ngủi.
Lê
Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng
Long. Bà là công chúa thứ 21 trong số của 23 người con gái của vua Lê
Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng
Hạ Dương, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà
Nội).
Theo lời truyền tụng thì công chúa
thông minh từ bé, diện mạo thanh tú, xinh xắn, bản tính thùy mị, dịu
dàng. Chưa đầy 10 tuổi, công chúa chẳng những đã giỏi cầm, kỳ, thi, họa
mà còn thuộc làu kinh điển, thông thạo âm luật, giỏi thơ văn cả Hán lẫn
Nôm. Càng lớn, công chúa càng xinh đẹp, nết na, duyên dáng, đức hạnh,
được tiếng thơm khắp hoàng cung.
Bức họa sơn dầu về Ngọc Hân công chúa. |
Năm 1786, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ
đem quân tiến ra Bắc với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, xóa sổ hoàn
toàn thế lực các chúa Trịnh. Sau khi vào yết kiến vua Lê, Nguyễn Huệ
được vua Lê Hiển Tông phong là Nguyên soái Phù chính dục Vũ uy Quốc
Công.
Trước sự suy yếu của triều đình nhà
Lê, với sức mạnh của quân Tây Sơn, Bắc Bình Vương lấy làm khó chịu trước
tước vị phù phiếm mà vua ban cho. Trước tình hình đó, vua Lê theo lời
khuyên của Nguyễn Hữu Chỉnh, gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ để mối
quan hệ giữa hai bên bớt căng thẳng. Từ cuộc hôn nhân này, tình cảm
giữa Nguyễn Huệ với nhà Lê có sự gắn bó, ràng buộc hơn.
Năm đó công chúa Ngọc Hân vừa tròn 16
tuổi. Lễ cưới được tổ chức linh đình vào ngày 11 tháng 7 năm Bính Ngọ
(nhằm ngày 4.8.1786). Nguyễn Huệ đã cử hành nghi lễ rước dâu rất long
trọng, cho quân lính đứng xếp hàng hai bên từ cung điện đến tận cửa phủ
riêng của mình bên bờ sông Nhị. Chú rể ngồi kiệu rồng vàng ra đón, hết
thảy mọi nghi lễ đều đúng lệ. Tiệc rượu linh đình được tổ chức chiêu đãi
hoàng tộc và các quan văn võ trong triều. Hôm ấy, trai gái trong kinh
thành hay tin rủ nhau đi xem đông như ngày hội. Ai cũng cho là việc hiếm
có xưa nay.
Cuộc hôn nhân giữa Nguyễn Huệ – Ngọc
Hân, xuất phát ban đầu là ý đồ chính trị. Nhưng qua quá trình sống bên
chồng, bà đã chiếm trọn niềm tin, tình yêu của người anh hùng. Với sự
dịu dàng trong sáng và cách cư xử nền nếp gia giáo rất đặc trưng của phụ
nữ Bắc Hà xưa, Ngọc Hân đã chinh phục hoàn toàn người đàn ông dũng
mãnh. Nguyễn Huệ tôn trọng, nâng niu, luôn hỏi ý kiến Ngọc Hân về những
ứng xử cần thiết với triều đình nhà Lê.
Có thể nói, Ngọc Hân đã làm tròn sứ mệnh lịch sử: Là gạch nối giữa triều đình nhà Lê với nghĩa quân Tây Sơn.
Tháng 8 năm 1786, Nguyễn Huệ đưa Ngọc
Hân về Phú Xuân. Bà ở Hữu cung, cùng Tả cung Hoàng hậu Phạm Thị Liên. Bà
thường giảng giải kinh sách cho con em trong hoàng gia, giúp hoàn thiện
các nghi lễ trong nội cung.
Với bản tính khiêm nhường, hòa nhã, bà nhanh chóng nhận được sự cảm mến của mọi người. Nguyễn Huệ biết Phú Xuân là nơi xa lạ với Ngọc Hân nên ông luôn yêu thương che chở cho bà.
Với bản tính khiêm nhường, hòa nhã, bà nhanh chóng nhận được sự cảm mến của mọi người. Nguyễn Huệ biết Phú Xuân là nơi xa lạ với Ngọc Hân nên ông luôn yêu thương che chở cho bà.
Năm 1788, Nguyễn Huệ ra bắc lần thứ 2
trị tội Võ Văn Nhậm chuyên quyền. Cùng với đoàn tùy tùng 150 thớt voi,
100 võng cáng là hai chiếc kiệu sơn son thiếp vàng để Ngọc Hân sánh vai
cùng Bắc Bình Vương về thăm Thăng Long, Ngọc Hân rạng ngời hạnh phúc.
Năm 1789, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng
đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Năm 1790, Ngọc Hân được phong là Bắc
cung Hoàng hậu. Bà sinh hạ hai người con với Nguyễn Huệ là công chúa
Nguyễn Thị Ngọc và hoàng tử Nguyễn Quang Đức khỏe mạnh, đáng yêu.
Xinh đẹp, nết na lại có tài, Bắc cung
Hoàng hậu được nhà vua tin yêu say đắm. Trong thực tế, Ngọc Hân còn trở
thành người cộng sự đắc lực, tin cẩn về lĩnh vực văn hóa, giáo dục của
chồng cũng như khuyên giải chồng nhiều việc hệ trọng khác trong triều
chính ở Phú Xuân. Một số biểu văn thời Tây Sơn còn ghi lại đã ít nhiều
minh chứng cho điều này.
Tuy vậy, cuộc đời cũng không hẳn đã ưu
ái bà, mới 6 năm làm vợ người anh hùng áo vải, năm 1792, hoàng đế Quang
Trung băng hà. Cái chết của Quang Trung khiến Ngọc Hân suy sụp. Trong
những ngày đau thương, Ngọc Hân dồn hết tình cảm của mình vào khúc ngâm Ai tư vãn.
Ai tư vãn gồm 14 câu thơ theo
thể song thất lục bát để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc
thương vô hạn người chồng anh hùng mà vắn số.
Trong bài thơ này, hình ảnh Nguyễn Huệ
hiện lên không chỉ với tư cách người anh hùng mà trước hết và trên hết
là những mối quan hệ riêng, tình vợ chồng. Khi chồng bị bạo bệnh, Ngọc
Hân đã hết lòng chăm sóc chồng: “Từ nắng hạ mưa thu trái tiết/Xót
mình rồng mỏi mệt chẳng yên/Xiết bao kinh sợ lo phiền/ Miếu thần đã đảo
thuốc tiên lại cầu/ Khắp mọi chốn đâu đâu tìm rước/ Phương pháp nào đổi
được cùng chăng?”.
Với Ai tư vãn, Ngọc Hân đã đóng góp vào kho tàng văn học chữ Nôm một áng văn đẹp não nùng. Ai tư vãn xứng đáng sánh ngang hàng với khúc ngâm Cung oán, Chinh phụ nổi tiếng trong thành tựu văn học Việt Nam thế kỷ XVIII.
Quang Trung mất, Hoàng chính hậu Phạm
Thị Liên cũng qua đời. Ngọc Hân khi đó mới 22 tuổi xin đưa các con ra
khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền để thờ chồng nuôi con.
Ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4/12/1799), Hoàng hậu Ngọc Hân qua đời
khi mới 29 tuổi.
Tuy nhiên, những bi thương đối với
Hoàng hậu Lê Ngọc Hân không dừng lại kể cả khi bà đã mất. Năm 1802, Phú
Xuân thất thủ, hai con bà cũng bị hại. Mẹ bà xót thương con cháu mồ
hoang không người hương khói đã bất chấp hiểm nguy, nhờ một viên Đô đốc
nhà Tây Sơn cũ bí mật đem hài cốt của 3 mẹ con Ngọc Hân xuống thuyền
vượt biển về quê ngoại.
Tượng Hoàng hậu Lê Ngọc Hân được thờ kín ở đền Ghềnh. |
Mẹ bà ngầm xây mộ, dựng đền, khắc bia
giả, đổi lại tên để làm mất dấu tích. Tuy nhiên đến đời vua Thiệu Trị,
sự việc bị phát giác, triều đình phái người trị tội. Miếu thờ bị đập
phá, phần mộ 3 mẹ con Ngọc Hân bị quật lên, hài cốt đưa xuống thuyền rồi
đem đổ xuống sông Dâu.
Tương truyền, hài cốt Ngọc Hân trôi ra sông Hồng, đến ghềnh ở làng Lâm Hạ, xã Phú Viên, huyện Gia Lâm (Hà Nội) thì dừng lại. Người dân rước vào bãi sông chôn kỹ rồi lập đền thờ bên trên. Để che giấu, đền thờ Ngọc Hân được gọi là đến Mẫu, ngày nay đó chính là đền Ghềnh.
Tương truyền, hài cốt Ngọc Hân trôi ra sông Hồng, đến ghềnh ở làng Lâm Hạ, xã Phú Viên, huyện Gia Lâm (Hà Nội) thì dừng lại. Người dân rước vào bãi sông chôn kỹ rồi lập đền thờ bên trên. Để che giấu, đền thờ Ngọc Hân được gọi là đến Mẫu, ngày nay đó chính là đền Ghềnh.
Chuyện tâm linh trong án thù của triều Nguyễn với công chúa Ngọc Hân
(ĐSPL) - Công chúa Ngọc Hân
trong lịch sử được biết đến là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Nàng lấy
vua Quang Trung và trở thành Bắc Cung Hoàng hậu – một vị hoàng hậu nổi
tiếng trong lịch sử.
“Hồng
nhan đa truân”, câu nói đó có lẽ nó ứng vào cuộc đời của Bắc Cung Hoàng
hậu Ngọc Hân. Nàng mất ở tuổi 29 vì héo mòn trước nỗi đau mất chồng, mất
con. Những tưởng đó là dấu chấm hết cho một kiếp hồng nhan, nhưng, cái
nghiệp “giai nhân” đã đeo đuổi số phận của nàng ngay cả sau khi Ngọc Hân
mất.
Vòng xoáy báo thù của triều
Nguyễn với những người trung thành với vương triều Tây Sơn đã không
buông tha cả khi Bắc Cung hoàng hậu Ngọc Hân đã thành người thiên cổ.
Đền Ghềnh nơi thờ công chúa Ngọc Hân. |
Để tưởng nhớ đến người xưa, vào một buổi chiều đầy nắng và gió, men theo đê sông Hồng, chúng tôi đặt chân đến làng Nành (xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Đây là quê ngoại của Bắc Cung Hoàng hậu Ngọc Hân.
Bâng khuâng đứng trước khu tưởng niệm công chúa
Ngọc Hân cùng hai người con (khu tưởng niệm này được xây dựng và hoàn
thành vào năm 2010-PV) mà lòng thấy quặn đau cho số phận bi thương của
một nàng công chúa tài sắc vẹn toàn. Thắp nén nhang trên di lăng (ngôi
mộ giả của công chúa Ngọc Hân cùng hai con), bỗng chốc lòng chúng tôi
cảm thấy thương xót cho người xưa.
Các
cụ cao niên làng Nành kể lại, công chúa Ngọc Hân từng chịu nhiều đau
đớn ở cõi trần. Và lúc chết, nàng vẫn còn bị đày đọa khi có kẻ tà tâm
báo cho triều đình nhà Nguyễn (thời vua Thiệu Trị) biết nơi công chúa đã
nhắm mắt xuôi tay. Nhà Nguyễn không ngần ngại cho đào mộ công chúa Ngọc
Hân và hai con của nàng với vua Quang Trung vứt xuống sông Hồng.
Theo
ông Nguyễn Đắc Bình (65 tuổi, người làng Nành), trước đây các cụ cao
niên trong làng thường kể lại cho con cháu về chuyện vợ vua Lê Hiển Tông
là bà Nguyễn Thị Huyền- mẹ của công chúa Ngọc Hân. Khi đó, do sợ việc
nhà Nguyễn truy bức nhà Tây Sơn sẽ làm hại đến mộ phần của con gái cùng
hai cháu, bà đã bí mật vào Huế đưa hài cốt của ba mẹ con Hoàng hậu Ngọc
Hân từ Huế về chôn cất tại bãi Cây Đại, ở rìa làng Nành.
Để
làm được điều này, bà Nguyễn Thị Huyền đã chuẩn bị hết sức kỳ công,
phải cực khổ vượt qua quãng đường từ Hà Nội vào Huế và luôn tuyệt đối
giữ bí mật. Tuy nhiên, vào năm 1842, một kẻ tiểu nhân đã tìm cách báo
lên quan để mong lĩnh thưởng. Sau đó, nhà Nguyễn đã ra lệnh quật mộ
lên, lấy hài cốt ba mẹ con đem ném xuống sông Hồng.
“Cơn thịnh nộ"... của sông Hồng?
Theo
sự mách nước của ông Bình, chúng tôi tìm đến khúc sông nơi quan quân
triều Nguyễn ném xác Bắc Cung Hoàng hậu Ngọc Hân. Được biết, do thương
cảm cho số phận của một tuyệt sắc giai nhân, người dân đã âm thầm xây
đền tại nơi tương truyền xác của bà được ném xuống để thờ phụng mang tên
đền Ghềnh.
Tượng thờ vua Quang Trung và Bắc Cung Hoàng hậu Ngọc Hân tại xã Ninh Hiệp. |
Nằm sâu trong con ngõ nhỏ thuộc thôn Ái
Mộ (xã Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội), đền Ghềnh ngày nay cách cầu Chương
Dương hơn 100m ở phía hạ lưu. Phía trước của đền Ghềnh là dòng sông Hồng
cuộn chảy với bao hoài niệm trôi đi theo từng con nước. Đứng nơi đây,
chúng tôi phóng tầm mắt nhìn thẳng ra xa là một vùng nước mênh mông như
cố kiếm tìm những dấu vết của người xưa. Nhưng dường như tất cả đã chìm
sâu theo năm tháng.
Trên văn bia ở
đền hiện nay chỉ ghi lại: Năm 1858 bà Đặng Thị Bản, một người trong vùng
vì mến mộ tài năng, đức hạnh của công chúa Ngọc Hân, cùng với tấm lòng
trắc ẩn đối với người con gái đất Thăng Long tài hoa nhưng đoản mệnh đã
đứng ra quyên góp xây dựng đền Ghềnh. Trong hậu cung đền Ghềnh hiện vẫn
còn lưu đôi câu đối ca ngợi công chúa Lê Ngọc Hân: “Núi nhạc linh
thiêng, gương bà họ Lê lưu truyền sử sách - Sóng gió lặng yên, đền dựng
lên to đẹp bên sông Hồng”.
Trước đây,
sông Hồng đoạn chảy qua đền là một ghềnh nước xoáy. Nhưng theo năm
tháng do dòng chảy biến động, ghềnh nước này mất đi và chỉ còn lại dấu
tích nơi tên đền. Cụ Đặng Đình Khuê, thủ từ của đền Ghềnh cho biết, vào
năm 1842, khi quan quân nhà Nguyễn đưa thi hài công chúa Ngọc Hân trên
đường đi vứt thì qua đây đột nhiên sóng gió nổi lên, giông lốc giật
mạnh.
Cả đoàn thuyền lớn phút chốc bị
sóng gió quật mạnh, xô đập dữ dội. Chiếc thuyền trong phút chốc bị sóng
gió làm cho nghiêng ngả. Tình thế hiểm nguy khôn lường, quan quân triều
Nguyễn không biết làm cách nào, đành vứt vội xác của công chúa Ngọc Hân
và xác hai con của nàng xuống sông rồi chèo thuyền tìm cách vào bờ chạy
trốn.
Cụ Đình Khuê cũng cho rằng,
đền Ghềnh ra đời thời kỳ nhà Nguyễn còn trị vì nên tượng thờ của bà chúa
Tiên (công chúa Ngọc Hân) được đặt bí mật ở Hậu Cung. Trao đổi với PV
báo ĐS&PL, chị Đặng Bích Diệp, nhân viên thuộc ban quản lý di tích
đền Ghềnh cũng cho biết, nét đặc trưng trong lễ hội đền Ghềnh là tục
rước nước từ sông Hồng vào đền.
Thực
chất đó là nghi lễ ẩn dụ rước linh hồn của công chúa Ngọc Hân và hai con
trước khi tổ chức lễ hội. Nghe cụ Khuê và chị Diệp kể chuyện, lòng
chúng tôi bỗng xốn xang vì số phận và lịch sử đã xô đẩy cuộc đời của một
tuyệt sắc giai nhân thành bi kịch. Giờ đây, thân xác của nàng công chúa
tài sắc cùng hai con đã hòa vào sông núi, như nhắc nhở cho thế hệ sau
về số phận của một nữ nhi tài hoa nhưng bạc mệnh.
Những hàm oan xuyên thế kỷ
Số
phận của nàng công chúa Ngọc Hân không chỉ bi thương mà cuộc đời bà còn
gắn liền với những nỗi hàm oan xuyên thế kỷ. Theo đó, từng có người cho
rằng, công chúa Ngọc Hân không chết vào năm 1799 mà bà còn sống mãi về
sau. Rồi bà lấy vua Gia Long – người sáng lập ra vương triều Nguyễn.
Thậm chí, có nhà văn từng tưởng tượng ra câu chuyện tình đẫm nước mắt
giữa bà và vua Gia Long.
Rồi người
ta gán ghép cho bà là nhân vật trong câu ca ở Huế, “Người đâu có số lạ
lùng/ Con vua lại lấy hai chồng là vua”. Nhưng thực chất đến nay nhân
vật được nhắc đến trong câu ca trên được làm rõ là công chúa Lê Ngọc
Bình em của Ngọc Hân. Oan thất tiết của bà Ngọc Hân được giải. Nhưng oan
này chưa hết thì có thông tin bôi nhọ phẩm hạnh của bà cho rằng, bà
chính là người giết chồng (tức vua Quang Trung). Đến nay, sử sách đã
khẳng định, tất cả đều là thông tin bịa đặt. Qua đó có thể thấy được,
cuộc đời của công chúa Ngọc Hân đầy rẫy những điều thi phị và có cái kết
đầy bất hạnh.
Phác họa cuộc đời ngắn ngủi của tuyệt sắc giai nhân
Công
chúa Lê Ngọc Hân sinh năm 1771, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32, là công
chúa thứ 21, con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê. Mẫu thân của công chúa Lê
Ngọc Hân là Nguyễn Thị Huyền, người làng Phù Ninh (huyện Ðông Ngàn, tỉnh
Bắc Ninh). Công chúa Lê Ngọc Hân là em Thái tử Lê Duy Vỹ và là cô Hoàng
tử Lê Duy Kỳ tức người sau này lên nối ngôi vua Lê lấy niên hiệu Chiêu
Thống.
Khi Nguyễn Huệ làm Tiết chế,
thống lĩnh quân đội Tây Sơn đánh Bắc Hà với danh nghĩa “Phù Lê diệt
Trịnh” năm 1786 thì công chúa Ngọc Hân mới 16 tuổi. Công chúa Lê Ngọc
Hân lấy Nguyễn Huệ năm 1786, thụ phong Bắc Cung Hoàng hậu năm 1789. Bà
sinh hạ một con trai là Nguyễn Văn Ðức và một gái là Nguyễn Thị Ngọc.
Công chúa Ngọc Hân mất năm 1799, đương triều vua Cảnh Thịnh nhà Nguyễn
Tây Sơn. Năm đó nàng mới 29 tuổi.
|
TRINH PHÚC – VĂN CHƯƠNG
Đền Ghềnh ( Gia Lâm - Hà Nội )
Đền ghềnh
linh từ ở thôn Ái Mộ xã Bồ Đề , Gia Lâm , bên bờ sông Hồng mênh mông
trời nước - Đền thờ đủ các chư vị đức ông , thánh mẫu và ba vị nữa thần
- Đó là ba bà Chúa :
Bà Chúa Liễu Hạnh
, từ thượng giới xuống và lưu lại cõi trần , vân du khắp nơi trừ ác cứu
độ chúng sinh , nhiều nơi đã thờ bà như Đền Sòng , Phủ Dầy , phủ Tây Hồ
, Phố Cát .....
Bà Chúa An Bình ( mantico sửa : La Bình
) là mẫu thương Ngàn , con thần Tản Viên . Bà đã có công âm phù các đời
Lý , Trần , Lê đánh thắng các giặc Tống , Nguyên và Minh . Tại các núi
non , hang động linh thiêng đều đã thờ bà
Công chúa Lê Ngọc Hân con vua Lê Hiển Tông và bà Chúa Nành ở làng Nành - Tiên SƠn - Bắc Ninh . Bà là bắc cung Hoàng Hậu vua Quang Trung .
Năm Kỷ tỵ ( 1799 bà mất ngày 8 tháng 11 ở tuổi 30
Tiếp
hai năm sau , con trai bà đã đều chết ở Phủ Xuân khi nhà Tây Sơn đổ ,
Thân mẫu của bà đã vào phủ Xuân tìm được mộ con và hai cháu chuyển về an
táng tại quê nhà và kín đáo xây miếu thờ
Tương
truyền hôm thi hành lệnh khắc nghiệt này , thuyền quan quân đang xuôi
sông Hồng , bỗng nổi con bão lớn , Đến đoạn thuộc làng Ái Mộ , sông hồng
cuộn sóng như thác ghềnh , thuyền không vượt được phải dạt vào bờ vội
vã ném hài cốt cho xong
Lòng dân Ái mộ rất thương xót đã đắp một đất và xấy miếu thờ vọng , ở chính đoạn sông này
Một
năm lũ lớn bãi sông bị lở , miếu thờ và cây đa bị cuốn trôi mất cả .
Nhưng lòng người dẫn ngưỡng mộ công chúa Ngọc Hân không hề mất . Năm
1858 có bà người làng Ái Mộ là Đặng Thị Bản xuất tiền và hô hào công đức
đứng ra xậy lại nơi thờ . Đó chính là Đền ghềnh ngày nay
Khuân
viên đã từng rộng vài mẫu , có gò núi đất sau đền , xung quanh câu cối
um tùm chim muông ríu rít , trong hậu cung thờ tượng và bào vị Công chúa
, ngoài cung có đôi câu đối ca tụng bà có ý là
Gò núi linh thiêng , gương bà họ Lê lưu truyền mãi mãi
Mây nước độ trị , xây nên đền thiêng bên Sông Hồng
Trải
qua nhiều năm biết bao biến đổi dầu dãi nắng mưa lại một lần giặc đốt
phát ( 1878 ) . Đền Ghềnh đã được họ Đặng và nhiều nơi nối nhau chăm
việc đèn nhang , và ra sức trung tu tôn tạo nên đền to phủ lớn thỏa
lòng bà con trong vùng , và khách thập phương quanh năm lễ bái .
Trích " Lịch sử đền Ghềnh -1999 "
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐỀN GHỀNH BLOG GHI LẠI
-----------------------------------------------------------------------------------------
Ngày 13/12/2010 Âm Lịch
Ngũ vị tôn quan
( Phía ngoài cửa đền có thể ngồi nhìn con sông Hồng , và cây cầu Chương Dương )
Nhận xét
Đăng nhận xét