CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 62/a
(ĐC sưu tầm trên NET)
Năm 1519, khi tướng Hernan Cortes chỉ huy quân đội viễn chinh Tây Ban Nha tiến vào thủ đô Tenochtitlan của đế chế Aztec, họ động lòng tham khi nhìn thấy những kho tàng khổng lồ của nền văn minh cổ xưa ở Mexico - những kim tự tháp hùng vĩ cùng với hàng núi vàng bạc và châu báu.
Sau khi sát hại Hoàng đế Motezuma (lên ngôi từ năm 1502) và bị người Aztec vây hãm trong thành Tenochtitlan trong nhiều ngày, tướng Cortes và đám thuộc hạ lén bỏ trốn giữa đêm cùng với vô số kho báu của đế chế Aztec.
Theo truyền thuyết, Cortes đã ra lệnh cho binh sĩ ném toàn bộ của cải
cướp được xuống hồ Tezcuco. Khoảng vài năm sau, Cortes quay lại hồ
Tezcuco để thu hồi kho báu nhưng không tìm thấy và cho đến nay số của
cải này của đế chế Aztec vẫn còn là bí ẩn. Tuy nhiên, còn có một kho
tàng khác gây ngạc nhiên cho quân đội Tây Ban Nha xâm lược - đó là một
khu vườn thực vật và động vật hết sức độc đáo của Hoàng đế Montezuma.
Ngày nay, người ta gọi địa điểm truyền thuyết này là vườn thú Montezuma.
Nhiều thế kỷ trôi qua, không ai biết được khu vườn truyền thuyết gồm
đủ mọi loài động vật và thực vật của Hoàng đế Montezuma có thật sự tồn
tại hay không. Tuy nhiên, nhờ một dự án xây dựng mà địa điểm của vườn
thú Montezuma đã mất đang trở nên gần với hiện thực hơn.
Trong dự án tu sửa một tòa nhà được xây dựng từ thời thực dân Tây Ban Nha, các chuyên gia Mexico phát hiện nhiều mảnh tường và sàn đá basalt được tin là di vật của căn phòng tối bí mật gọi là "Casa Denegrida" (Nhà Đen), nơi Hoàng đế Montezuma (cũng được gọi là Moctezuma) tịnh tâm. Căn phòng là một phần của khu phức hợp cung điện của Hoàng đế Montezuma. Các chuyên gia cho rằng khu cung điện được xây dựng với 5 cấu trúc nối liền với nhau trong đó bao gồm cung điện hoàng đế, nhiều căn phòng dành cho trẻ con và những người vợ của nhà vua, và khu vườn thú nổi tiếng của đế chế Aztec.
Quân viễn chinh Tây Ban Nha mô tả "Casa Denegrida" là căn phòng không
có cửa sổ, được sơn toàn màu đen. Người Tây Ban Nha cho rằng khu vườn
thú độc đáo pha lẫn kỳ quái nằm gần căn phòng này. Vườn thú Motezuma là
bộ sưu tập động - thực vật khổng lồ đến mức phải huy động tới 300 người
chăm sóc. Những loài thú được nuôi trong khu vườn phong phú đến mức quân
viễn chinh Tây Ban Nha không biết rất nhiều loài được gọi tên là gì.
Vào thế kỷ XVI, tu sĩ dòng Francisco kiêm nhà nhân chủng học Tây Ban Nha Berbardino de Sahagun mô tả trong bộ sách “Florentine Codex” của ông về một số loài thú giống như là loài mèo rừng, gấu, sư tử núi và đại bàng. Trong một cuốn sách của mình, một binh sĩ Tây Ban Nha tham gia xâm lược Aztec cũng đề cập đến những loài tương tự như hươu, gà và những con chó nhỏ - trong đó một số bị dùng làm thức ăn cho các con khác. Ngoài ra, người Tây Ban Nha cũng mô tả những con vật như khỉ, sói, chim và nhiều loài bò sát. Vườn thú Montezuma có 20 ao nước ngọt và nước mặn nuôi cá và các loài thủy sinh.
Montezuma, hay chính xác hơn là Motecuhzoma II Xocoyotzin, là hoàng
đế hoàn toàn độc lập cuối cùng của đế chế Aztec cổ xưa. Ông là
"tlatoani" (người cai trị Tenochtitlan) thứ 9, trị vì đế chế từ năm 1502
đến 1520. Trong suốt thời gian này, đế chế Aztec mở rộng bờ cõi xuống
các vùng đất phương Nam. Trước đó, người Aztec không có vùng lãnh thổ
rộng lớn như thế. Nhiều tài liệu mô tả Hoàng đế Motezuma là người thiếu ý
chí và không quyết đoán.
Khi quân đội viễn chinh của Hernan Cortes tiến đến Thung lũng Mexico
năm 1519, Montezuma tin tưởng người Tây Ban Nha xâm lược là "những vị
thần" xuất hiện do sự cầu nguyện của ông! Năm 1521, thủ đô Tenochtitlan
và toàn bộ đế chế Aztec sụp đổ trước sự xâm lược của người Tây Ban Nha.
Tenochtitlan thành lập ngày 20-6-1325 và hiện nay nằm trên địa phận của
Mexico City, thủ đô Mexico hiện đại. Tenochtitlan được đánh giá là công
trình kiến trúc tráng lệ của người Aztec, với nhiều tòa nhà công cộng và
đền thờ nguy nga. Riêng cung điện Hoàng đế Motezuma có 100 phòng và mỗi
phòng đều có bồn tắm.
Mexico City mọc lên từ đống tro tàn của Tenochtitlan ngày xưa và là một trong những thành phố lớn nhất thế giới hiện nay. Và cũng giống như Tenochtitlan, ngày nay Mexico City cũng có vườn thú độc đáo với nhiều loài động vật trên khắp thế giới.
An Di (tổng hợp)
Top 7 nghi lễ hiến tế người sống rùng rợn nhất thế giới
Vườn thú Motezuma – kho tàng truyền thuyết của đế chế Aztec cổ xưa
11:15 20/01/2016Có một kho tàng khác gây ngạc nhiên cho quân đội Tây Ban Nha xâm lược đế chế Aztec - đó là một khu vườn thực vật và động vật hết sức độc đáo của Hoàng đế Montezuma. Ngày nay, người ta gọi địa điểm truyền thuyết này là vườn thú Montezuma.
- Hươu cao cổ châu Phi sinh sản thành công tại vườn thú bán hoang dã Bình Dương
- Vườn thú quốc tế tặng 71 cá thể rùa đặc hữu
Năm 1519, khi tướng Hernan Cortes chỉ huy quân đội viễn chinh Tây Ban Nha tiến vào thủ đô Tenochtitlan của đế chế Aztec, họ động lòng tham khi nhìn thấy những kho tàng khổng lồ của nền văn minh cổ xưa ở Mexico - những kim tự tháp hùng vĩ cùng với hàng núi vàng bạc và châu báu.
Sau khi sát hại Hoàng đế Motezuma (lên ngôi từ năm 1502) và bị người Aztec vây hãm trong thành Tenochtitlan trong nhiều ngày, tướng Cortes và đám thuộc hạ lén bỏ trốn giữa đêm cùng với vô số kho báu của đế chế Aztec.
Hoàng đế Montezuma qua mô tả của nhà thám hiểm người Pháp André Thévet (1516 - 1590). |
Tenochtitlan qua bức tranh của họa sĩ hiện đại Mexico Diego Rivera. |
Trong dự án tu sửa một tòa nhà được xây dựng từ thời thực dân Tây Ban Nha, các chuyên gia Mexico phát hiện nhiều mảnh tường và sàn đá basalt được tin là di vật của căn phòng tối bí mật gọi là "Casa Denegrida" (Nhà Đen), nơi Hoàng đế Montezuma (cũng được gọi là Moctezuma) tịnh tâm. Căn phòng là một phần của khu phức hợp cung điện của Hoàng đế Montezuma. Các chuyên gia cho rằng khu cung điện được xây dựng với 5 cấu trúc nối liền với nhau trong đó bao gồm cung điện hoàng đế, nhiều căn phòng dành cho trẻ con và những người vợ của nhà vua, và khu vườn thú nổi tiếng của đế chế Aztec.
Một bức tranh mô tả Montezuma (trái) tiếp đón tướng Cortes (phải) của Tây Ban Nha. |
Vào thế kỷ XVI, tu sĩ dòng Francisco kiêm nhà nhân chủng học Tây Ban Nha Berbardino de Sahagun mô tả trong bộ sách “Florentine Codex” của ông về một số loài thú giống như là loài mèo rừng, gấu, sư tử núi và đại bàng. Trong một cuốn sách của mình, một binh sĩ Tây Ban Nha tham gia xâm lược Aztec cũng đề cập đến những loài tương tự như hươu, gà và những con chó nhỏ - trong đó một số bị dùng làm thức ăn cho các con khác. Ngoài ra, người Tây Ban Nha cũng mô tả những con vật như khỉ, sói, chim và nhiều loài bò sát. Vườn thú Montezuma có 20 ao nước ngọt và nước mặn nuôi cá và các loài thủy sinh.
Vườn thú Motezuma được mô tả trong Florentine Codex. |
Bộ sách “Florentine” Codex của Sahagun. |
Mexico City mọc lên từ đống tro tàn của Tenochtitlan ngày xưa và là một trong những thành phố lớn nhất thế giới hiện nay. Và cũng giống như Tenochtitlan, ngày nay Mexico City cũng có vườn thú độc đáo với nhiều loài động vật trên khắp thế giới.
An Di (tổng hợp)
Mặt nạ hộp sọ bí ẩn trong đền thờ Aztec cổ đại
Những chiếc mặt nạ hộp sọ đáng sợ ở đền thờ
Templo Mayor của nền văn minh Aztec từ lâu vẫn là bí ẩn lớn đối với các
nhà khảo cổ học.
Theo International Business Times, các nhà khoa học ở Đại học Montana, Mỹ, đã tìm ra chủ nhân của những chiếc mặt nạ hộp sọ Aztec bí ẩn trong đền thờ cổ Templo Mayor.
Những chiếc mặt nạ hộp sọ thuộc về chiến binh quý tộc bị hiến tế. (Ảnh: DeAgostini).
Mặt nạ hộp sọ là những vật phẩm trang trí kỳ công. Người Aztec cổ đại
sử dụng những phương pháp tinh vi để chế tác hộp sọ, như cắt bỏ phần
sau, cắm lưỡi dao, sỏi đá, đồ khảm vào hốc mắt và mũi. Trong một số
trường hợp, họ còn nhuộm màu hộp sọ. Sau khi xử lý, những chiếc mặt nạ
hộp sọ được đặt lên giá gọi là "tzompantli" ở các đền thờ như Templo Mayor tại thủ đô của đế chế Aztec, Tenochtitlán.
Các nhà khảo cổ cho rằng những hộp sọ thuộc về nạn nhân của tục hiến tế người, nhưng họ gặp khó khăn trong việc giải thích tại sao hộp sọ được dùng làm mặt nạ thay vì đồ vật khác. Nghiên cứu mới nhất công bố trên tạp chí Current Anthropology sử dụng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu quá trình chọn lựa và chế tạc hộp sọ.
Nhóm nghiên cứu so sánh 8 chiếc mặt nạ hộp sọ với 30 hộp sọ còn nguyên vẹn tìm thấy trong số vật phẩm tế lễ dưới thời trị vì của vua Axayacatl (1469-1481), cùng với 127 hộp sọ của những chiến binh chết trận. Họ tìm kiếm những điểm khác nhau ở độ tuổi tử vong, giới tính và tình trạng sức khỏe.
Một chiếc mặt nạ hộp sọ trang trí công phu. (Ảnh: DeAgostini).
Các nhà nghiên cứu phát hiện tất cả hộp sọ dùng làm mặt nạ đều thuộc
về nam giới có độ tuổi từ 30 đến 45 với tình trạng sức khỏe tốt hơn
nhiều so với phần đông cư dân. Đặc biệt, họ không có dấu vết mắc bệnh
nha khoa hay suy dinh dưỡng. Thông qua hình dáng răng, nhóm nghiên cứu
nhận thấy các hộp sọ có nguồn gốc từ khu vực khác nhau trên khắp đế chế
Aztec, như thung lũng Toluca, bờ biển Gulf và thung lũng Mexico.
Những chi tiết trên chỉ ra nạn nhân là các chiến binh có dòng dõi quý tộc, do đó họ có sức khỏe tốt. Họ bị bắt làm tù binh sau các trận chiến và bị đưa tới đền thờ để hiến tế. Do mang trong mình dòng máu quý tộc, hộp sọ của họ được xử lý đặc biệt và biến thành vật phẩm tinh tế mang giá trị tinh thần.
Theo International Business Times, các nhà khoa học ở Đại học Montana, Mỹ, đã tìm ra chủ nhân của những chiếc mặt nạ hộp sọ Aztec bí ẩn trong đền thờ cổ Templo Mayor.
Những chiếc mặt nạ hộp sọ thuộc về chiến binh quý tộc bị hiến tế. (Ảnh: DeAgostini).
Các nhà khảo cổ cho rằng những hộp sọ thuộc về nạn nhân của tục hiến tế người, nhưng họ gặp khó khăn trong việc giải thích tại sao hộp sọ được dùng làm mặt nạ thay vì đồ vật khác. Nghiên cứu mới nhất công bố trên tạp chí Current Anthropology sử dụng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu quá trình chọn lựa và chế tạc hộp sọ.
Nhóm nghiên cứu so sánh 8 chiếc mặt nạ hộp sọ với 30 hộp sọ còn nguyên vẹn tìm thấy trong số vật phẩm tế lễ dưới thời trị vì của vua Axayacatl (1469-1481), cùng với 127 hộp sọ của những chiến binh chết trận. Họ tìm kiếm những điểm khác nhau ở độ tuổi tử vong, giới tính và tình trạng sức khỏe.
Một chiếc mặt nạ hộp sọ trang trí công phu. (Ảnh: DeAgostini).
Những chi tiết trên chỉ ra nạn nhân là các chiến binh có dòng dõi quý tộc, do đó họ có sức khỏe tốt. Họ bị bắt làm tù binh sau các trận chiến và bị đưa tới đền thờ để hiến tế. Do mang trong mình dòng máu quý tộc, hộp sọ của họ được xử lý đặc biệt và biến thành vật phẩm tinh tế mang giá trị tinh thần.
Tìm ra loài vi khuẩn suýt xóa sổ Đế chế Aztec cổ xưa
(Kiến Thức) - Giống như nhiều nền văn
minh, đế quốc Aztec từng đối mặt với nhiều dịch bệnh. Mới đây, các nhà
khoa học thông báo tìm ra loại vi khuẩn có thể gây ra đại dịch
cocoliztli bùng phát từ năm 1545 suýt xóa sổ đế chế Aztec cổ xưa.
Năm 1545, một dịch bệnh bí ẩn đã hoành hành ở đế chế Aztec
cổ xưa (ngày nay thuộc lãnh thổ Mexico). Khi ấy, nhiều người dân bắt
đầu xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, đau đầu, chảy máu từ mắt,
miệng và mũi
Các bệnh nhân thường tử vong chỉ sau 3 hoặc 4 ngày nhiễm bệnh. Trong 5
năm tiếp theo, đại dịch này đã cướp đi mạng sống của khoảng 7 - 175
triệu người.
Về sau, người dân gọi dịch bệnh này là cocoliztli, nghĩa là "bệnh dịch" trong tiếng Nahuatl mà người Aztec sử dụng.
Trước những bí ẩn về đại dịch này, các chuyên gia, nhà khoa học đã bắt
tay thực hiện các nghiên cứu. Mới đây, tạp chí khoa học Nature Ecology
& Evolution đã công bố kết quả một nghiên cứu về đại dịch
cocoliztli.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra hài cốt của những bệnh nhân chết do đại dịch cocoliztli ở đế quốc Aztec thời xưa có dấu vết của vi khuẩn salmonella enteric.
Vi khuẩn salmonella enteric gây ra các bệnh đường ruột, ví dụ như thương
hàn. Nhiều dòng vi khuẩn salmonella lây lan qua thức ăn hoặc nước uống.
Kết quả nghiên cứu chưa xác định được nguồn gốc của loại vi khuẩn salmonella enterica.
"Chúng tôi không khẳng định chắc chắn rằng vi khuẩn salmonella enteric
là nguyên nhân gây ra đại dịch cocoliztli. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng
nên coi loại vi khuẩn này là một ứng viên mạnh", nhà nghiên cứu Kirsten
Bos thuộc Viện Max Planck ở Đức và là đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Theo nhà nghiên cứu Ashild Vagene tại Đại học Tuebingen, Đức, đại dịch
cocoliztli diễn ra từ năm 1545 - 1550 là một trong những đại dịch ảnh
hưởng tới Mexico sau khi người châu Âu đến. Đại dịch này khiến nhiều
người thiệt mạng.
Hé lộ những điều đáng sợ về cuộc sống của người Aztec
(Kiến Thức) - Hiến tế hàng trăm người
hàng năm cho thần linh là một trong những điều đáng sợ về cuộc sống của
người Aztec thời xưa.
Người Aztec thường chôn cất người thân đã qua đời ở ngay phía dưới ngôi
nhà của họ. Đây là một tập tục chôn cất người chết vô cùng rùng rợn
trong cuộc sống của người Aztec.
Thỉnh thoảng, người Aztec còn giết một con chó để tùy táng cùng
người quá cố. Họ làm như vậy vì cho rằng con chó đó sẽ dẫn đường cho
người đã khuất khi sang thế giới bên kia.
Khi lâm vào tình trạng khốn cùng, một số người đã tự bán mình, thậm chí là bán con cái làm nô lệ cho người khác để trả nợ.
Theo một số truyền thuyết, khi người Aztec hòa chiến với kẻ thù, mỗi bên
sẽ hiến tế người (trinh nữ
Aztec được biết đến là nền văn minh thực hiện nghi thức hiến tế con
người cho thần linh lớn hơn bất cứ nền văn minh nào trong lịch sử. Những
hoạt động hiến tế rùng rợn của người Aztec này thường được tổ chức ở Kim tự tháp Mặt trời và kim tự tháp Mặt trăng.
hoặc trẻ em) hoặc tù nhân để kết thúc một
trận chiến
Chiến tranh là một phần quan trọng trong cuộc sống của người Aztec. Vì
vậy, trẻ em trai đều được huấn luyện để có thể ra chiến trường giết địch
Mỗi năm, khoảng 500 - 700 người Aztec trở thành vật tế thần. Đa số họ là tù binh chiến tranh.
Người Aztec tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia. Căn cứ vào cách
thức người đó qua đời như thế nào sẽ được lên thiên đường hay xuống địa
ngục. Cụ thể, những người chết trong khi chiến đấu với kẻ thù sẽ được
lên thiên đường. Ngược lại, những người chết đuối sẽ xuống địa ngục
Bật mí những điều ít biết về các vị thần Aztec
(Kiến Thức) - Hầu hết các thần đều có
mặt tốt và xấu hay Ometecuhtli là thần duy nhất không có đền thờ...
là những điều ít biết về các vị thần Aztec.
Hầu hết các vị thần, nữ thần Aztec đều có mặt tốt và mặt xấu - đại diện
cho hai tính cách trong mỗi vị thần. Đây là một trong những điều ít biết về các vị thần Aztec
Nền văn minh Aztec có hàng trăm vị thần. Trong đó, hơn 2/3 vị
thần là nam giới. Nữ thần chiếm số lượng khá ít. Ngay cả thế giới thật
của đế chế Aztec cũng là thế giới của nam giới.
Trong nền văn minh Aztec, các vị thần được con người hiến tế rất nhiều.
Việc hiến tế con người khá phổ biến ở các nền văn minh cổ xưa. Tuy
nhiên, nền văn minh Aztec hiến tế con người dâng lên các vị thần linh
nhiều hơn bất cứ nền văn minh nào trong lịch sử. Việc hiến tế của người
Aztec được thực hiện tại Kim tự tháp Mặt Trời và Mặt Trăng.
Xipe Totec là vị thần của sự đau khổ, bệnh tật và thợ vàng. Người Aztec
có tập tục thờ phụng vị thần này khá rùng rợn đó là lột da nô lệ và sau
đó khoác bộ da người đó lên.
Tlaloc là thần nước của người Aztec,
được thờ phụng là vị thần cung cấp sự sống và thực phẩm. Khi người nào
làm thần Tlaloc tức giận thì sẽ phải hứng chịu cơn thịnh nộ của vị thần
này là những con mưa đá, sấm sét.
Camaxtli là thần chiến tranh, săn bắn và số phận của người Aztec. Ông là
một trong bốn vị thần tạo ra thế giới theo quan niệm của người Aztec.
Ometecuhtli là vị thần Aztec duy nhất không có đền thờ riêng.
Xochiquetzal là nữ thần tình yêu, thảm thực vật, nghệ thuật và bảo vệ
gái mại dâm. Vị thần này bị thần Xolotl đưa tới thế giới ngầm do trót ăn
trái cấm.
Ometeotl là tên gọi dành cho hai vị thần Aztec Ometecuhtli và
Omecihuatl. Theo một số tài liệu, hai vị thần này là một cặp vợ chồng.
Cũng có tài liệu chỉ ra rằng hai vị thần này thực chất là một khi được
miêu tả là vị thần bán nam bán nữ.
Trong thần thoại Aztec, Quetzalcoatl là vị thần đã tạo ra con người.
Thần Quetzalcoatl đã lấy xương của con người từ thế giới ngầm và thêm
máu của mình để mang lại sự sống cho con người.
Các bệnh nhân thường tử vong chỉ sau 3 hoặc 4 ngày nhiễm bệnh. Trong 5
năm tiếp theo, đại dịch này đã cướp đi mạng sống của khoảng 7 - 175
triệu người.
Về sau, người dân gọi dịch bệnh này là cocoliztli, nghĩa là "bệnh dịch" trong tiếng Nahuatl mà người Aztec sử dụng.
Trước những bí ẩn về đại dịch này, các chuyên gia, nhà khoa học đã bắt
tay thực hiện các nghiên cứu. Mới đây, tạp chí khoa học Nature Ecology
& Evolution đã công bố kết quả một nghiên cứu về đại dịch
cocoliztli.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra hài cốt của những bệnh nhân chết do đại dịch cocoliztli ở đế quốc Aztec thời xưa có dấu vết của vi khuẩn salmonella enteric.
Vi khuẩn salmonella enteric gây ra các bệnh đường ruột, ví dụ như thương
hàn. Nhiều dòng vi khuẩn salmonella lây lan qua thức ăn hoặc nước uống.
Kết quả nghiên cứu chưa xác định được nguồn gốc của loại vi khuẩn salmonella enterica.
"Chúng tôi không khẳng định chắc chắn rằng vi khuẩn salmonella enteric
là nguyên nhân gây ra đại dịch cocoliztli. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng
nên coi loại vi khuẩn này là một ứng viên mạnh", nhà nghiên cứu Kirsten
Bos thuộc Viện Max Planck ở Đức và là đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Theo nhà nghiên cứu Ashild Vagene tại Đại học Tuebingen, Đức, đại dịch
cocoliztli diễn ra từ năm 1545 - 1550 là một trong những đại dịch ảnh
hưởng tới Mexico sau khi người châu Âu đến. Đại dịch này khiến nhiều
người thiệt mạng.
Hé lộ những điều đáng sợ về cuộc sống của người Aztec
(Kiến Thức) - Hiến tế hàng trăm người
hàng năm cho thần linh là một trong những điều đáng sợ về cuộc sống của
người Aztec thời xưa.
Người Aztec thường chôn cất người thân đã qua đời ở ngay phía dưới ngôi
nhà của họ. Đây là một tập tục chôn cất người chết vô cùng rùng rợn
trong cuộc sống của người Aztec.
Thỉnh thoảng, người Aztec còn giết một con chó để tùy táng cùng
người quá cố. Họ làm như vậy vì cho rằng con chó đó sẽ dẫn đường cho
người đã khuất khi sang thế giới bên kia.
Khi lâm vào tình trạng khốn cùng, một số người đã tự bán mình, thậm chí là bán con cái làm nô lệ cho người khác để trả nợ.
Aztec được biết đến là nền văn minh thực hiện nghi thức hiến tế con
người cho thần linh lớn hơn bất cứ nền văn minh nào trong lịch sử. Những
hoạt động hiến tế rùng rợn của người Aztec này thường được tổ chức ở Kim tự tháp Mặt trời và kim tự tháp Mặt trăng.
Mỗi năm, khoảng 500 - 700 người Aztec trở thành vật tế thần. Đa số họ là tù binh chiến tranh.
Bật mí những điều ít biết về các vị thần Aztec
(Kiến Thức) - Hầu hết các thần đều có
mặt tốt và xấu hay Ometecuhtli là thần duy nhất không có đền thờ...
là những điều ít biết về các vị thần Aztec.
Hầu hết các vị thần, nữ thần Aztec đều có mặt tốt và mặt xấu - đại diện
cho hai tính cách trong mỗi vị thần. Đây là một trong những điều ít biết về các vị thần Aztec
Nền văn minh Aztec có hàng trăm vị thần. Trong đó, hơn 2/3 vị
thần là nam giới. Nữ thần chiếm số lượng khá ít. Ngay cả thế giới thật
của đế chế Aztec cũng là thế giới của nam giới.
Trong nền văn minh Aztec, các vị thần được con người hiến tế rất nhiều.
Việc hiến tế con người khá phổ biến ở các nền văn minh cổ xưa. Tuy
nhiên, nền văn minh Aztec hiến tế con người dâng lên các vị thần linh
nhiều hơn bất cứ nền văn minh nào trong lịch sử. Việc hiến tế của người
Aztec được thực hiện tại Kim tự tháp Mặt Trời và Mặt Trăng.
Xipe Totec là vị thần của sự đau khổ, bệnh tật và thợ vàng. Người Aztec
có tập tục thờ phụng vị thần này khá rùng rợn đó là lột da nô lệ và sau
đó khoác bộ da người đó lên.
Camaxtli là thần chiến tranh, săn bắn và số phận của người Aztec. Ông là
một trong bốn vị thần tạo ra thế giới theo quan niệm của người Aztec.
Ometecuhtli là vị thần Aztec duy nhất không có đền thờ riêng.
Xochiquetzal là nữ thần tình yêu, thảm thực vật, nghệ thuật và bảo vệ
gái mại dâm. Vị thần này bị thần Xolotl đưa tới thế giới ngầm do trót ăn
trái cấm.
Ometeotl là tên gọi dành cho hai vị thần Aztec Ometecuhtli và
Omecihuatl. Theo một số tài liệu, hai vị thần này là một cặp vợ chồng.
Cũng có tài liệu chỉ ra rằng hai vị thần này thực chất là một khi được
miêu tả là vị thần bán nam bán nữ.
Trong thần thoại Aztec, Quetzalcoatl là vị thần đã tạo ra con người.
Thần Quetzalcoatl đã lấy xương của con người từ thế giới ngầm và thêm
máu của mình để mang lại sự sống cho con người.
Nhận xét
Đăng nhận xét