CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 221
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tình báo Anh MI6 đào tạo đặc tình Gre-ta Ga-bo ám sát Hít-le
QĐND - Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Liên Xô, Anh và Mỹ trở thành Đồng minh chống chủ nghĩa phát xít. Tình báo Anh MI6 đã có kế hoạch ám sát Hít-le. Gre-ta Ga-bo là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Anh...
QĐND
- Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Liên Xô, Anh và Mỹ trở thành Đồng
minh chống chủ nghĩa phát xít. Tình báo Anh MI6 đã có kế hoạch ám sát
Hít-le. Gre-ta Ga-bo là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Anh. Bà
đóng vai điệp viên trong nhiều phim trinh thám và với tinh thần ủng hộ
cuộc đấu tranh chống phát xít, bà trở thành điệp viên có giá trị của
Tình báo Anh MI6. Nhà lịch sử, nhà chính luận nổi tiếng của Anh, Đe-vít
Bơ-rét đã viết cuốn sách có nhan đề “Gre-ta Ga-bo, một ngôi sao điện ảnh
tuyệt vời”. Trong sách, tác giả đã kể lại những chiến công trong công
tác gián điệp mà Gre-ta Ga-bo đã giành được.
Gre-ta Ga-bo
|
Tháng
12-1936, Gre-ta Ga-bo bắt đầu sự nghiệp “huyền bí” bằng cách vào làm
việc cho một hãng phim do A-lếch-xan-đơ Ko-đa làm giám đốc.
A-lếch-xan-đơ Ko-đa người gốc Hung-ga-ri và là cộng tác viên của MI6.
Điện ảnh là bình phong của ông. Hãng phim của ông sản xuất bộ phim “Kẻ
trộm Bát-đa” và bộ phim này đã nổi tiếng trên thế giới, được trình chiếu
ở Anh, Mỹ và nhiều nước khác. Nhờ đó, Ko-đa dễ dàng tới thăm những địa
bàn mà Tình báo Anh quan tâm đến.
Năm
1940, Gre-ta Ga-bo 34 tuổi. Mùa đông năm đó, lần đầu tiên bà được Ko-đa
giao nhiệm vụ. Bà đóng vai người Thụy Sĩ để gần gũi với một thương
gia “đồng hương” có tên là Ác-xen Ven-nơ Gren. Tỷ phú này đã giúp đỡ bọn
phát xít một khoản tài chính khá lớn và là người bạn thân của
Gơ-rinh-nhân vật thứ hai của Đức Quốc xã. Gre-ta Ga-bo được cử đến
Ba-ga-mư, nơi vị tỷ phú đang sinh sống. Bà gọi điện cho Ác-xen Ven-nơ
Gren và nói những điều đang day dứt trong lòng. Bà phàn nàn với người
“đồng hương” rằng, bà chán ngấy Niu Y-oóc, rất nhớ biển và mặt trời ở
quê hương. Trò chơi nghiệp vụ đã thành công. Ác-xen bị xiêu lòng bởi sự
quan tâm của người “đồng hương” nổi tiếng về sắc đẹp và tài năng. Ông ta
mời Gre-ta Ga-bo ở lại lãnh địa của mình. Kết quả là Gre-ta Ga-bo đã
thu được nhiều thông tin quan trọng về mối quan hệ bí mật của tay chân
Hít-le đang hoạt động ở Mỹ và châu Âu.
Những
bước đi ban đầu trong công tác gián điệp đã chỉ cho Gre-ta Ga-bo thấy
được trong cuộc sống còn có nhiều việc quan trọng hơn phim ảnh. Tháng
3-1940, bà viết thư cho một người bạn: “Khi nào thế giới bình yên, điều tôi muốn nhất là trở về nhà, không đóng phim nữa. Tôi không còn tâm trí nghĩ đến bộ phim mới ”.
Hít-le phải bị tiêu diệt
Đó
là nhiệm vụ MI6 giao cho Gre-ta Ga-bo. Nhiệm vụ này có được thực hiện
không? MI6 nắm bắt được tâm tư của Gre-ta Ga-bo và tin tưởng bà. Bà rất
mong được tiếp cận với kẻ tàn ác nhất và phải tiêu diệt hắn. Bà là người
kín đáo và không bị ràng buộc bất kỳ điều gì, bởi bà độc thân, không
chồng, không con. Tất nhiên nữ nghệ sĩ tài năng này không bao giờ thể
hiện mình đang chuẩn bị thực hiện một trọng trách quan trọng-ám sát
Hít-le.
Năm 1931, Gre-ta Ga-bo trong vai siêu gián điệp Ma-ta Ha-ri.
|
Tình
báo Anh đã chuẩn bị cho Gre-ta Ga-bo một kế hoạch chi tiết: Tham gia
đóng phim mới. Đầu tiên, Gre-ta Ga-bo phải bay đến An-bi-on, sau đó sang
Đức. Tất nhiên Hít-le muốn được gặp nữ nghệ sĩ mà ông ta rất hâm mộ.
Công việc tiếp theo… thuộc về kỹ thuật. Bộ phim có tên gọi: “Gian-na
thánh thiện” dựa theo kịch bản phim “Yo-an-na thánh thiện” của Béc-na
Sâu.
Thời báo Lốt An-giơ-lét đã đưa tin một cách trang trọng: “Cuối
cùng, Gre-ta Ga-bo vĩ đại đã nhận vai “Cô gái đồng trinh”. Đây là vai
trong suốt cuộc đời Gre-ta Ga-bo mong đợi! Vì vậy tháng 9-1940, Gre-ta Ga-bo đã chọn bến đậu ở Anh”.
Bá
tước Uy-li-am Sti-ven-xơn lãnh đạo chiến dịch này. Ông là Giám đốc sản
xuất phim và cũng là một cộng tác viên cao cấp của MI6 với biệt danh là
“người dũng cảm”. Bá tước Uy-li-am chịu trách nhiệm việc liên lạc với cơ
quan mật vụ. Hình như tất cả đều hứa hẹn sẽ có kết quả. Song Béc-na Sâu
đã cản trở. Ông tuyên bố chưa có ai thảo luận với ông vấn đề này và
kiên quyết phản đối việc dựng phim theo kịch bản của ông. Thế là “Kế
hoạch toàn cầu” của MI6 bị sụp đổ.
Chỉ mãi sau này, Gre-ta Ga-bo mới kể cho Sem Grin-người bạn gần gũi nhất của mình: “Hít-le rất sủng ái tôi. Hắn luôn viết thư cho tôi và nhiều lần mời tôi đến Đức. Tôi cũng nên đi tới đó, giấu trong túi của mình một khẩu súng ngắn, tôi có thể giết hắn một cách dễ dàng. Vì tôi là người duy nhất, họ chẳng dám cả gan khám xét tôi ”.
Chỉ mãi sau này, Gre-ta Ga-bo mới kể cho Sem Grin-người bạn gần gũi nhất của mình: “Hít-le rất sủng ái tôi. Hắn luôn viết thư cho tôi và nhiều lần mời tôi đến Đức. Tôi cũng nên đi tới đó, giấu trong túi của mình một khẩu súng ngắn, tôi có thể giết hắn một cách dễ dàng. Vì tôi là người duy nhất, họ chẳng dám cả gan khám xét tôi ”.
Tất nhiên Gre-ta Ga-bo nuối tiếc chiến dịch bị thất bại và buồn rầu nói thêm: “Nhưng
chiến tranh đã bắt đầu, và làm sao tôi có thể đến đó và bắn vào hắn?
Nếu tôi giết được hắn thì điều đó có thể sẽ giải quyết được mọi vấn đề, và cũng không có chiến tranh, tôi đã có thể trở thành nữ nhân vật thánh thiện Đark ”. Song Gre-ta Ga-bo không đóng vai nữ thánh thiện trong cả đời thường và trên sân khấu.
Năm
1941, Na Uy và Đan Mạch nằm dưới quyền thống trị của Hít-le. Thông tin
mà Gre-ta Ga-bo thu thập được và những quan hệ của bà với các nước này
là một tài liệu vô giá cho MI6. Ngoài ra, Gre-ta Ga-bo còn kết bạn với
nhà vua Thụy Sĩ và Đan Mạch. Bà đã xây dựng thành công mạng lưới đặc
tình và lôi kéo những nhân vật có ảnh hưởng trong giới công nghiệp và
thành viên gia đình các nhà vua hợp tác với tình báo Anh.
Giải cứu người Do Thái
Trong
Chiến tranh Thế giới thứ hai, những thám tử hảo hạng của Hít-le tìm mọi
cách săn lùng nhà vật lý thiên tài Đan Mạch Nin-xơ Bo (Nils Bor). Ông
rất cần cho công tác chế tạo bom nguyên tử. Nhưng, ngôi sao điện ảnh
Gre-ta Ga-bo và những người phụ trách bà đã tổ chức cho Nin-xơ Bo chạy
khỏi Đan Mạch sang Thụy Sĩ, rồi từ Thụy Sĩ sang Xcốt-len.
Từ
trái qua phải: Xta-lin (lãnh tụ Liên Xô), Ha-ri Tru-man (Tổng thống Mỹ)
và Uyn-xtơn Sớc-sin (Thủ tướng Anh) trong giờ giải lao tại Hội nghị
Pốt-xđam tháng 7-1945. Ảnh tư liệu.
|
Gre-ta
Ga-bo được ví như là Si-đơ-lơ thực thụ (Si-đơ-lơ là một nhân vật trong
giới công nghiệp Đức đã cứu sống hơn 1.200 người Do Thái Ba Lan). Gre-ta
Ga-bo đã thuyết phục vua Đan Mạch thứ 5 - Gu-xtáp và nhà vua đã tạo
điều kiện cho những người Do Thái Đan Mạch chạy thoát khỏi trại tử thần,
vì những người Do Thái này bị bọn phát xít tập trung đưa vào trại giết
người. Gần 8000 người đã được bí mật đưa sang Xtốc-khôm, sau đó được đưa
sang Anh hoặc Mỹ.
Gre-ta
Ga-bo được coi là một đặc tình có giá nhất. Song cuối chiến tranh, bà
đã hoàn toàn chấm dứt hợp tác với MI6. Bà xa rời ngành điện ảnh khi đang
ở đỉnh cao của nghệ thuật, không xuất hiện ở bất cứ nơi nào, sống độc
thân ở Niu Y-oóc, tránh gặp các phóng viên, thậm chí cả người quen. Đi
ra phố bao giờ cũng đeo đôi kính màu trùm kín mặt.
Nguyên nhân nào dẫn đến ngôi sao điện ảnh, một đặc tình có giá nhất của MI6 phải sống ẩn dật như thế?
Nhà lịch sử, nhà chính luận người Anh, tác giả cuốn sách “Gre-ta Ga-bo - một ngôi sao điện ảnh tuyệt vời” đã trả lời: “Tôi
cho rằng, Gre-ta Ga-bo tin tưởng là bà đã hoàn thành được sứ mệnh của
mình, trong đó có nhiệm vụ chính là giải phóng thế giới khỏi chủ nghĩa
phát xít Hít-le”.
Gre-ta Ga-bo mất ngày 15-4-1990 tại Niu Y-oóc, hưởng thọ 84 tuổi.
ĐE-VÍT BƠ-RÉT
NINH CÔNG KHOÁT (dịch)
Theo các tư liệu ghi nhận, bà Sarah nhận lời thủ vai Skarbek là bởi vì, như bà cũng từng nói với mọi người rằng, Skarbek là điệp viên ưa thích nhất của cha bà. Cùng nhiều quyển sách đã được xuất bản viết về bà. Nói hay viết về cuộc đời của Skarbek, người ta nhắc nhiều nhất đến bà như một nữ điệp viên - hoa hậu nhưng đa tình, đa cảm, lấy nhiều chồng và…cả lố nhân tình; những mối tình trong khi làm nhiệm vụ, có cả mối tình từ thuở ấu thơ, lớn lên gặp lại nhau cùng chung chiến tuyến hoạt động tình báo trong lòng địch.
Krystyna Skarbek tên đầy đủ là Maria Krystyna Janima Skarbek, người
Ba Lan, sinh ngày 1-5-1908, cha là bá tước Jerzy Skarbek, mẹ là Stefania
Goldfeder thuộc gia đình Do Thái giàu có. Của hồi môn kết xù của bà
Stefania đã giúp bá tước Skarbek trang trải nợ nần và tiếp tục lối sống
xa hoa. Ông bà Skarbek sinh hai gái, con gái lớn theo mẹ, còn Krystyna
theo cha vì hợp ý với cha hơn.
Ngay từ bé, Krystyna đã bộc lộ khí chất của một cô gái thông minh, nghịch ngợm, thích làm con trai hơn con gái, mà thời đó thì chưa có khái niệm "ô môi" như ngày nay. Năm 14 tuổi, Krystyna đã bị đuổi khỏi trường dòng do nghịch ngợm làm cháy chiếc áo choàng thánh của đức cha khi ông đang hành Thánh lễ. Krystyna thích cưỡi ngựa, và cưỡi ngựa ngồi dạng chân chứ không ngồi nép một bên như con gái thời đó. Bà cũng thích trượt tuyết khi cùng cha đến chơi vùng Zakopane trong rặng núi Tatra, miền Nam Ba Lan.
Thập niên 1920, kinh tế của gia đình sa sút, tài chính cạn kiệt, vì thế ông bà Skarbek bán điền trang ở vùng quê để di chuyển lên Warsaw sinh sống. Đến năm 1930, bá tước Jerzy qua đời vì bệnh lao, cùng lúc cơ nghiệp nhà Goldfeder cũng lụn bại hoàn toàn, chỉ còn đủ tiền để bà quả phụ Stefania sống qua ngày. Krystyna lúc này đã trưởng thành (22 tuổi), vì không muốn sống bám theo mẹ nên xin việc làm tại một cửa hiệu buôn xe Fiat, nhưng không lâu sau ngã bệnh vì hít phải các chất khí thải độc hại, phải xin nghỉ việc.
Với kết quả chụp X-quang, bác sĩ chẩn đoán bà bị bệnh lao, và được
ông chủ hiệu xe bồi thường một khoản tiền. Cũng vì được chẩn đoán bệnh
lao nên Skarbek được bác sĩ khuyên thay đổi lối sống, sinh hoạt ngoài
trời càng nhiều càng tốt. Vậy là Skarbek bắt đầu dành phần lớn thời gian
để tập leo núi và chơi trượt tuyết trên rặng núi Tatra - một sự chuẩn
bị ngẫu nhiên cho những hoạt động gián điệp sau này của Skarbek.
Giai đoạn này cũng là lúc bắt đầu những cuộc hôn nhân và những mối tình; những người đàn ông bắt đầu lần lượt đi qua cuộc đời Skarbek. Tháng 4-1930, Skarbek làm đám cưới với doanh nhân Gustaw Gettlich tại Warsaw. Nhưng cặp vợ chồng son trẻ này tỏ ra không hợp nhau, và cuộc hôn nhân cũng mau chóng kết thúc. Sau đó, Skarbek lại có một tình yêu mới nhưng không đi đến đâu, vì bà mẹ của chàng trai trẻ không chấp nhận cô con dâu tương lai trong túi không có một xu.
Khu trượt tuyết Zakopane là nơi mở đầu cho danh tiếng sau này của Skarbek. Krystyna được trời phú một vẻ quyến rũ lạ kỳ làm mê hoặc vô khối đàn ông, nhiều người trong số họ sau này mô tả bà là một cô gái "thông minh, với đôi mắt nâu hớp hồn người". Vẻ quyến rũ đó mang lại cho Krystyna danh hiệu "Hoa hậu trượt tuyết" vào năm 1931, đồng thời cũng định đoạt số phận "đa truân" trong phương diện tình cảm.
Vương miệng Hoa hậu không phải là miếng mồi hấp dẫn Skarbek, mà bà có cái thú kỳ lạ là trượt tuyết để vượt biên giới sang Tiệp Khắc, qua mặt các lính canh biên phòng mang thuốc lá lậu trở về Zakopane bán kiếm lời. Rồi một ngày, sườn núi tuyết Zakopane đã trở thành "mai mối" cho cuộc hôn nhân thứ hai của Skarbek.
Một ngày kia, trong lúc trượt tuyết thả dốc, Krystyna bị mất kiểm soát và suýt bị tai nạn, may nhờ một người đàn ông to cao chặn giữ cô lại. Người đã cứu nạn cho Krystyna là Jerzy Gizycki, lớn hơn Skarbek 20 tuổi, giàu có, thông minh nhưng tâm trạng thất thường, hay cáu kỉnh và lập dị. Từ năm 14 tuổi, Gizycki đã bỏ nhà ra đi, sang Mỹ làm thuê chăn bò và đào vàng. Thế nhưng ông ta sau đó lại trở thành nhà văn, nhà báo, chu du khắp thế giới để tìm tư liệu viết sách và báo.
Gizycki biết nhiều về châu Phi, và mơ ước một ngày kia sẽ có cơ hội quay trở lại lục địa đen. Tháng 11-1938, Krystyna và Gizycki làm đám cưới tại Warsaw. Không lâu sau đó, Gizycki được tuyển chọn cho vị trí Tổng lãnh sự làm việc tại Ethiopia thuộc miền Đông châu Phi.
Tháng 9-1939, Chiến tranh Thế giới lần II bùng nổ sau khi phát xít Đức tấn công xâm lược Ba Lan. Vợ chồng Skarbek-Gizycki tức tốc rời châu Phi, dong buồm đến London. Từ London, Gizycki tiếp tục sang Pháp để chuẩn bị cho việc thành lập chính phủ lưu vong do đất nước Ba Lan bị chiếm đóng; còn Skarbek, với ngọn lửa phiêu lưu không bao giờ tắt, đã đến cơ quan chức năng Anh xin được phục vụ chống kẻ thù chung là phát xít Đức.
Qua sự giới thiệu của nhà báo Frederick Augustus Voigt, Krystyna được gặp các sĩ quan tình báo MI-6 của Anh và trình ra một kế hoạch hành động khá phiêu lưu. Theo kế hoạch, Skarbek đề xuất mình đi sang Hungary, lúc đó vẫn còn là quốc gia trung lập, và từ đó trượt tuyết vào vùng chiếm đóng ở Ba Lan. Bà sẽ mang theo tài liệu tuyên truyền và rải ở vùng bị chiếm đóng để cổ vũ phong trào kháng chiến Ba Lan. Đồng thời, bà sẽ thu thập thông tin tình báo từ quân kháng chiến để mang về London phục vụ cho phe Đồng minh.
Đây là vai trò cực kỳ quan trọng, vì những thông tin tuyên truyền bà mang đến vùng tạm chiếm Ba Lan có giá trị tinh thần rất lớn, khi chính phủ Ba Lan đã phải bôn tẩu sang Pháp. Và khi thực hiện kế hoạch này, Krystyna cũng là người phụ nữ đầu tiên thời Chiến tranh Thế giới lần II trở thành điệp viên của nước Anh thực thi nhiệm vụ trong vùng chiến sự.
Tháng 12-1939, Krystyna đến Hungary để chuẩn bị thực hiện kế hoạch.
Bà tìm gặp lại những người cùng hội trượt tuyết ở Zakopane để yêu cầu hỗ
trợ. Bà đã thuyết phục được vận động viên trượt tuyết Olympic Jan
Marusarz hộ tống bà từ Hungary vượt qua rặng núi Tatra để vào Ba Lan. Đó
là một mùa đông đáng nhớ trong cuộc đời bà, với nhiệt độ xuống dưới âm
30 độ C ở vùng núi. Cái lạnh khiến cho những chú chim ngủ trên cành bị
đông cứng, từng đàn sói đói thức ăn nên ăn thịt lẫn nhau, máu loang đầy
tuyết trắng. Sự khắc nghiệt của mùa đông đã giết chết rất nhiều người
khi họ cố vượt qua rặng Tatra. Nhưng tất cả những sự khắc nghiệt này
không ngăn được bước chân Krystyna. Và bà đã đến được Ba Lan vào tháng
2-1940.
Chuyến thi hành nhiệm vụ đầu tiên trót lọt, nhưng cũng xảy ra một "tai nạn" nho nhỏ. Tại một quán cà phê ở Warsaw, một phụ nữ, có lẽ là người quen cũ của gia đình, đã nhận ra Krystyna và reo lên, gọi tên bà ầm ĩ. Krystyna chối phắt, nhưng người phụ nữ kia cứ khăng khăng, thề thốt gọi tên bà.
Để tránh bị phát hiện, Krystyna lẳng lặng rút khỏi quán. Đồng thời, chuyến về Ba Lan đầu tiên đó, Krystyna không chỉ hoàn thành nhiệm vụ đưa tài liệu tuyên truyền đến vùng kháng chiến của Ba Lan, mà bà còn có đủ thời gian để gặp gỡ và yêu đương với bá tước Wladimir Ledochowski, một thành viên kháng chiến Ba Lan, đồng thời cũng là người dẫn đường cho bà ở Ba Lan. Tình cảm của họ nảy sinh trong hoàn cảnh khi cả hai cùng gặp nguy hiểm đã tìm thấy nhau. Sau này, Krystyna nhớ lại rằng Ledochowski đã chạy những ngón tay của ông trên thân thể trần trụi của bà. Thì ra, Ledochowski là một chuyên gia về kỹ thuật mật mã.
Thế rồi Krystyna gặp lại người đồng hương tên Andrzej Kowerski, một sĩ quan quân đội Ba Lan, nhỏ hơn bà 4 tuổi. Hai người tình cờ gặp lại nhau trong lúc làm nhiệm vụ ở Hungary. Kowerski là bạn thời thơ ấu. Bố của Kowerski là một người quen biết, có nông trang gần kề khu điền trang của gia đình Skarbek. Những lúc tới lui trò chuyện với bố của Krystyna về những việc trồng trọt, chăn nuôi, ông Kowerski thường mang theo con trai 10 tuổi tên Andrzej để chơi cùng cô bé Krystyna. Số phận xô đẩy cả hai đi về hướng khác nhau, xa vắng hàng chục năm.
Trong lần gặp lại này, cả hai đều đã trưởng thành, đều là những người con Ba Lan yêu nước, ngày đêm hoạt động chống kẻ thù xâm lược quê hương, dù họ làm việc cho những tổ chức, lực lượng khác nhau. Kowerski bị mất một chân trong một tai nạn lúc đi săn trước chiến tranh, nhưng điều đó không ngăn được ông trở thành một thành viên quan trọng của quân kháng chiến Ba Lan. Kowerski chuyển thông tin tình báo bí mật bằng cách giấu chúng trong chiếc chân giả bằng gỗ của mình.
Gặp lại nhau, tình yêu bùng cháy, Krystyna và Kowerski cùng phối hợp để thực hiện nhiệm vụ được giao, cùng dìu nhau qua lại vùng biên giới Hungary-Ba Lan không biết bao nhiêu lần. Họ không chỉ mang tài liệu tuyên truyền vào vùng kháng chiến Ba Lan, mà còn giúp vận chuyển vũ khí, thuốc nổ, tiền bạc ủng hộ kháng chiến, thậm chí còn giúp rất nhiều chiến sĩ Ba Lan trốn thoát khỏi vòng vây của kẻ thù.
Cuộc phiêu lưu của họ đã trở thành huyền thoại của đất nước Ba Lan trong thời kỳ kháng chiến chống phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới lần II. Nhiều câu chuyện mang tính chất giai thoại về những lần thoát hiểm đã được kể về họ. Chẳng hạn, có một lần khi Krystyna vượt lên đến đỉnh ngọn núi giáp ranh Ba Lan và Tiệp Khắc, một phi công lái máy bay trực thăng Luftwaffe phát hiện bà - một chấm đen nhỏ trên nền tuyết trắng bên dưới.
Thế là một cuộc "trốn tìm" kéo dài hàng giờ giữa bà với viên phi công trên chiếc máy bay, Krystyna phải lẩn trốn dưới một tảng đá to để tránh làn đạn súng máy từ trên chiếc trực thăng.
Một lần khác, Krystyna lại thoát hiểm bằng cách đánh lừa bọn lính canh biên giới, thậm chí còn bắt chúng đẩy ôtô cho bà nổ máy chạy đi. Tất cả những hành động này của Krystyna đều thể hiện trí thông minh, lanh lợi bẩm sinh từ nhỏ của bà. Nó được vận dụng tối đa trong hoàn cảnh đất nước bị quân Đức chiếm đóng, tình yêu đất nước đã thôi thúc bà phải hành động bất chấp nguy hiểm.
Tháng 1-1941, Krystyna và Kowerski bị lính Gestapo bắt giam. Trong lúc bị tra khảo, Krystyna đã nhanh trí cắn lưỡi cho chảy máu, rồi giả bộ ho nhiều tiếng, khạc ra máu và nói dối bọn Gestapo rằng bà bị ho lao. Quả nhiên, bọn lính tin thật, lo sợ bị bà lây nhiễm, bọn chúng thả bà đi, dĩ nhiên là cùng với Kowerski và một số người cùng bị thẩm vấn chung vì chúng nghĩ rằng họ cũng bị lây nhiễm bệnh rồi.
Nguyên Khang (tổng hợp)
Kế hoạch chặn mafia ám sát Hitler của FBI
Phát hiện âm mưu ám sát trùm phát xít Hitler của các băng nhóm mafia Mỹ gốc Do Thái, cơ quan tình báo tiền thân của FBI đã lên kế hoạch ngăn chặn.
Trùm phát xít Adolf Hiler phát biểu khi mới nhậm chức Thủ tướng Đức. Ảnh: Figaro
|
Trong quá trình thu thập tài liệu phục vụ cho việc viết cuốn sách
về mafia Do Thái những năm 1930, nhà sử học Israel Robert Rokaway phát
hiện những bằng chứng cho thấy lịch sử thế giới có thể đã khác nếu giới
chức Mỹ không nỗ lực can thiệp nhằm ngăn chặn kế hoạch ám sát lãnh đạo
Đức Quốc xã nhằm tránh một sự cố ngoại giao nghiêm trọng với nước này,
theo Figaro.
Năm 1988, Rockaway gặp một cựu thành viên mafia Mỹ gốc Do Thái cộm cán
có biệt danh Dutch, đã hoàn lương và sống tại Tel Aviv. Cựu mafia từng
giết người và hơn 40 lần bị bắt giam này tiết lộ rằng ông ta đã được một
người Do Thái bí ẩn yêu cầu tham gia một nhiệm vụ ám sát lãnh đạo đảng
Quốc xã Đức Adolf Hitler vào đầu năm 1933.
Vào thời điểm đó, Hiler mới được bầu làm Thủ tướng Đức Quốc xã. Chính
sách bài Do Thái của ông ta đã dấy lên tâm lý tức giận từ cộng đồng này
trên khắp thế giới, châm ngòi cho các cuộc biểu tình rầm rộ trước đại sứ
và lãnh sự quán Đức tại Mỹ.
Dutch xác nhận rằng ngoài ông ta, nhóm ám sát bao gồm nhiều thành viên
khác, trong đó một số đã có mặt tại Berlin và mỗi thành viên được cung
cấp một khoản tiền 2.500 USD. Tuy nhiên, thông tin về âm mưu ám sát đã
lọt vào tay cơ quan tình báo Mỹ và các cuộc điều tra gắt gao sau đó đã
khiến kế hoạch không thể thực hiện.
Câu chuyện của Dutch đã kích thích sự tò mò của nhà sử học Israel. Sau
nhiều nỗ lực vận động, năm 1989, Rockaway đã có cơ hội tiếp cận tài liệu
mật của cơ quan Điều tra liên bang Mỹ (FBI) về các sự kiện diễn ra
trước Thế chiến 2.
Ông tìm thấy tập hồ sơ mang bí số 65-53615 của FBI gồm ba bức thư mật,
trong đó có một bức thư ký tên Daniel Stern, gửi đến đại sứ quán Đức tại
Washington với nội dung đe dọa "lấy mạng" thủ tướng nước này.
Hai bức thư còn lại được gửi tới một cơ quan đặc biệt của Bộ Tư pháp (cơ
quan tiền thân của FBI) khẳng định rằng các băng nhóm mafia Mỹ gốc Do
Thái đang lên kế hoạch ám sát Hitler.
Một số tài liệu điều tra khác của cơ quan này cho thấy nội bộ các băng
nhóm mafia từng bàn bạc kỹ lưỡng về cách thức tiến hành vụ việc. Theo đó
một thành viên mafia trẻ đã được lựa chọn để ám sát Hitler bằng súng.
Tuy nhiên, những kẻ chủ mưu vẫn đang do dự giữa hai phương án: đầu độc
hoặc bắn bằng súng. Kế hoạch sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ
tháng 5 đến tháng 9/1933.
Với quyết tâm ngăn chặn công dân mình ám sát một lãnh đạo nước ngoài, chính quyền Mỹ lúc đó phát động một cuộc điều tra gắt gao trên toàn quốc.
Các hoạt động truy tìm, xét hỏi diễn ra ở nhiều nơi như Chicago,
Detroit, Phoenix, New York và Philadelphia nhưng không mang lại kết quả
về tung tích của nhân vật bí ẩn Daniel Stern.
Các báo cáo cho biết, những nỗ lực của cơ quan điều tra, tiền thân của
FBI, lúc đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch ám sát Hitler, bởi
một số thành viên mafia do lo ngại bị chính phủ Mỹ trừng phạt đã từ chối
tiếp tục tham gia vụ việc, trong đó có Dutch.
"Tiếc nuối lớn nhất của tôi là từ chối tiếp tục tham gia ám sát
Hitler. Bạn thấy đấy, chúng tôi có thể trở thành người hùng và biết đâu
lại được nhận huân chương", Dutch bộc bạch.
Nguyễn Hoàng
Nguyên mẫu của Bond girl – Điệp viên hoa hậu Krystyna Skarbek
15:30 03/08/2017Krystyna Skarbek được xem là một nữ điệp viên đặc biệt, không chỉ vì bà vốn là một hoa hậu, một nữ điệp viên đa tình, mà còn vì bà là một trong những điệp viên gạo cội, là nguyên mẫu của "Bond girl"...
- Điệp viên 007 - cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn
- "Điệp viên 007" mới sẽ mang chiều sâu xúc cảm hơn
- Đấu giá đồng hồ của điệp viên 007
Bài 1: Nữ điệp viên đa tình
Trong rất nhiều nữ điệp viên lẫy lừng của
quân Đồng minh trong Chiến tranh Thế giới lần II, Krystyna Skarbek được
xem là một nữ điệp viên đặc biệt, không chỉ vì bà vốn là một hoa hậu,
một nữ điệp viên đa tình, mà còn vì bà là một trong những điệp viên gạo
cội, được xem là điệp viên ưa thích nhất của Thủ tướng Anh Winston
Churchill, và là nguyên mẫu của "Bond girl" Vesper Lynd trong phim đầu
tiên về điệp viên huyền thoại James Bond 007: "Sòng bạc Hoàng gia"
(Casino Royale).
Dù sống trên cõi đời không lâu lắm (mất năm 44 tuổi), nhưng câu
chuyện về cuộc đời của nữ điệp viên - hoa hậu Krystyna Skarbek rất dài
và nhiều tình tiết. Đã có cả một bộ phim về cuộc đời bà được trình chiếu
ngay khi bà còn sống, đó là bộ phim "The Spy Who Loved" (Điệp viên yêu
đương) phát hành năm 1951 và chính con gái của Thủ tướng Anh Winston
Churchill là Sarah Churchill đóng vai chính. Theo các tư liệu ghi nhận, bà Sarah nhận lời thủ vai Skarbek là bởi vì, như bà cũng từng nói với mọi người rằng, Skarbek là điệp viên ưa thích nhất của cha bà. Cùng nhiều quyển sách đã được xuất bản viết về bà. Nói hay viết về cuộc đời của Skarbek, người ta nhắc nhiều nhất đến bà như một nữ điệp viên - hoa hậu nhưng đa tình, đa cảm, lấy nhiều chồng và…cả lố nhân tình; những mối tình trong khi làm nhiệm vụ, có cả mối tình từ thuở ấu thơ, lớn lên gặp lại nhau cùng chung chiến tuyến hoạt động tình báo trong lòng địch.
Krystyna Skarbek thời trẻ. |
Ngay từ bé, Krystyna đã bộc lộ khí chất của một cô gái thông minh, nghịch ngợm, thích làm con trai hơn con gái, mà thời đó thì chưa có khái niệm "ô môi" như ngày nay. Năm 14 tuổi, Krystyna đã bị đuổi khỏi trường dòng do nghịch ngợm làm cháy chiếc áo choàng thánh của đức cha khi ông đang hành Thánh lễ. Krystyna thích cưỡi ngựa, và cưỡi ngựa ngồi dạng chân chứ không ngồi nép một bên như con gái thời đó. Bà cũng thích trượt tuyết khi cùng cha đến chơi vùng Zakopane trong rặng núi Tatra, miền Nam Ba Lan.
Thập niên 1920, kinh tế của gia đình sa sút, tài chính cạn kiệt, vì thế ông bà Skarbek bán điền trang ở vùng quê để di chuyển lên Warsaw sinh sống. Đến năm 1930, bá tước Jerzy qua đời vì bệnh lao, cùng lúc cơ nghiệp nhà Goldfeder cũng lụn bại hoàn toàn, chỉ còn đủ tiền để bà quả phụ Stefania sống qua ngày. Krystyna lúc này đã trưởng thành (22 tuổi), vì không muốn sống bám theo mẹ nên xin việc làm tại một cửa hiệu buôn xe Fiat, nhưng không lâu sau ngã bệnh vì hít phải các chất khí thải độc hại, phải xin nghỉ việc.
Nhà báo Frederick Voigt, người đã giới thiệu Krystyna Skarbek với tình báo Anh. |
Giai đoạn này cũng là lúc bắt đầu những cuộc hôn nhân và những mối tình; những người đàn ông bắt đầu lần lượt đi qua cuộc đời Skarbek. Tháng 4-1930, Skarbek làm đám cưới với doanh nhân Gustaw Gettlich tại Warsaw. Nhưng cặp vợ chồng son trẻ này tỏ ra không hợp nhau, và cuộc hôn nhân cũng mau chóng kết thúc. Sau đó, Skarbek lại có một tình yêu mới nhưng không đi đến đâu, vì bà mẹ của chàng trai trẻ không chấp nhận cô con dâu tương lai trong túi không có một xu.
Khu trượt tuyết Zakopane là nơi mở đầu cho danh tiếng sau này của Skarbek. Krystyna được trời phú một vẻ quyến rũ lạ kỳ làm mê hoặc vô khối đàn ông, nhiều người trong số họ sau này mô tả bà là một cô gái "thông minh, với đôi mắt nâu hớp hồn người". Vẻ quyến rũ đó mang lại cho Krystyna danh hiệu "Hoa hậu trượt tuyết" vào năm 1931, đồng thời cũng định đoạt số phận "đa truân" trong phương diện tình cảm.
Vương miệng Hoa hậu không phải là miếng mồi hấp dẫn Skarbek, mà bà có cái thú kỳ lạ là trượt tuyết để vượt biên giới sang Tiệp Khắc, qua mặt các lính canh biên phòng mang thuốc lá lậu trở về Zakopane bán kiếm lời. Rồi một ngày, sườn núi tuyết Zakopane đã trở thành "mai mối" cho cuộc hôn nhân thứ hai của Skarbek.
Một ngày kia, trong lúc trượt tuyết thả dốc, Krystyna bị mất kiểm soát và suýt bị tai nạn, may nhờ một người đàn ông to cao chặn giữ cô lại. Người đã cứu nạn cho Krystyna là Jerzy Gizycki, lớn hơn Skarbek 20 tuổi, giàu có, thông minh nhưng tâm trạng thất thường, hay cáu kỉnh và lập dị. Từ năm 14 tuổi, Gizycki đã bỏ nhà ra đi, sang Mỹ làm thuê chăn bò và đào vàng. Thế nhưng ông ta sau đó lại trở thành nhà văn, nhà báo, chu du khắp thế giới để tìm tư liệu viết sách và báo.
Gizycki biết nhiều về châu Phi, và mơ ước một ngày kia sẽ có cơ hội quay trở lại lục địa đen. Tháng 11-1938, Krystyna và Gizycki làm đám cưới tại Warsaw. Không lâu sau đó, Gizycki được tuyển chọn cho vị trí Tổng lãnh sự làm việc tại Ethiopia thuộc miền Đông châu Phi.
Tháng 9-1939, Chiến tranh Thế giới lần II bùng nổ sau khi phát xít Đức tấn công xâm lược Ba Lan. Vợ chồng Skarbek-Gizycki tức tốc rời châu Phi, dong buồm đến London. Từ London, Gizycki tiếp tục sang Pháp để chuẩn bị cho việc thành lập chính phủ lưu vong do đất nước Ba Lan bị chiếm đóng; còn Skarbek, với ngọn lửa phiêu lưu không bao giờ tắt, đã đến cơ quan chức năng Anh xin được phục vụ chống kẻ thù chung là phát xít Đức.
Qua sự giới thiệu của nhà báo Frederick Augustus Voigt, Krystyna được gặp các sĩ quan tình báo MI-6 của Anh và trình ra một kế hoạch hành động khá phiêu lưu. Theo kế hoạch, Skarbek đề xuất mình đi sang Hungary, lúc đó vẫn còn là quốc gia trung lập, và từ đó trượt tuyết vào vùng chiếm đóng ở Ba Lan. Bà sẽ mang theo tài liệu tuyên truyền và rải ở vùng bị chiếm đóng để cổ vũ phong trào kháng chiến Ba Lan. Đồng thời, bà sẽ thu thập thông tin tình báo từ quân kháng chiến để mang về London phục vụ cho phe Đồng minh.
Đây là vai trò cực kỳ quan trọng, vì những thông tin tuyên truyền bà mang đến vùng tạm chiếm Ba Lan có giá trị tinh thần rất lớn, khi chính phủ Ba Lan đã phải bôn tẩu sang Pháp. Và khi thực hiện kế hoạch này, Krystyna cũng là người phụ nữ đầu tiên thời Chiến tranh Thế giới lần II trở thành điệp viên của nước Anh thực thi nhiệm vụ trong vùng chiến sự.
Krystyna Skarbek với Andrzej Kowerski (hình bên phải) và hình tượng của họ trong phim James Bond 007. |
Chuyến thi hành nhiệm vụ đầu tiên trót lọt, nhưng cũng xảy ra một "tai nạn" nho nhỏ. Tại một quán cà phê ở Warsaw, một phụ nữ, có lẽ là người quen cũ của gia đình, đã nhận ra Krystyna và reo lên, gọi tên bà ầm ĩ. Krystyna chối phắt, nhưng người phụ nữ kia cứ khăng khăng, thề thốt gọi tên bà.
Để tránh bị phát hiện, Krystyna lẳng lặng rút khỏi quán. Đồng thời, chuyến về Ba Lan đầu tiên đó, Krystyna không chỉ hoàn thành nhiệm vụ đưa tài liệu tuyên truyền đến vùng kháng chiến của Ba Lan, mà bà còn có đủ thời gian để gặp gỡ và yêu đương với bá tước Wladimir Ledochowski, một thành viên kháng chiến Ba Lan, đồng thời cũng là người dẫn đường cho bà ở Ba Lan. Tình cảm của họ nảy sinh trong hoàn cảnh khi cả hai cùng gặp nguy hiểm đã tìm thấy nhau. Sau này, Krystyna nhớ lại rằng Ledochowski đã chạy những ngón tay của ông trên thân thể trần trụi của bà. Thì ra, Ledochowski là một chuyên gia về kỹ thuật mật mã.
Thế rồi Krystyna gặp lại người đồng hương tên Andrzej Kowerski, một sĩ quan quân đội Ba Lan, nhỏ hơn bà 4 tuổi. Hai người tình cờ gặp lại nhau trong lúc làm nhiệm vụ ở Hungary. Kowerski là bạn thời thơ ấu. Bố của Kowerski là một người quen biết, có nông trang gần kề khu điền trang của gia đình Skarbek. Những lúc tới lui trò chuyện với bố của Krystyna về những việc trồng trọt, chăn nuôi, ông Kowerski thường mang theo con trai 10 tuổi tên Andrzej để chơi cùng cô bé Krystyna. Số phận xô đẩy cả hai đi về hướng khác nhau, xa vắng hàng chục năm.
Trong lần gặp lại này, cả hai đều đã trưởng thành, đều là những người con Ba Lan yêu nước, ngày đêm hoạt động chống kẻ thù xâm lược quê hương, dù họ làm việc cho những tổ chức, lực lượng khác nhau. Kowerski bị mất một chân trong một tai nạn lúc đi săn trước chiến tranh, nhưng điều đó không ngăn được ông trở thành một thành viên quan trọng của quân kháng chiến Ba Lan. Kowerski chuyển thông tin tình báo bí mật bằng cách giấu chúng trong chiếc chân giả bằng gỗ của mình.
Gặp lại nhau, tình yêu bùng cháy, Krystyna và Kowerski cùng phối hợp để thực hiện nhiệm vụ được giao, cùng dìu nhau qua lại vùng biên giới Hungary-Ba Lan không biết bao nhiêu lần. Họ không chỉ mang tài liệu tuyên truyền vào vùng kháng chiến Ba Lan, mà còn giúp vận chuyển vũ khí, thuốc nổ, tiền bạc ủng hộ kháng chiến, thậm chí còn giúp rất nhiều chiến sĩ Ba Lan trốn thoát khỏi vòng vây của kẻ thù.
Cuộc phiêu lưu của họ đã trở thành huyền thoại của đất nước Ba Lan trong thời kỳ kháng chiến chống phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới lần II. Nhiều câu chuyện mang tính chất giai thoại về những lần thoát hiểm đã được kể về họ. Chẳng hạn, có một lần khi Krystyna vượt lên đến đỉnh ngọn núi giáp ranh Ba Lan và Tiệp Khắc, một phi công lái máy bay trực thăng Luftwaffe phát hiện bà - một chấm đen nhỏ trên nền tuyết trắng bên dưới.
Thế là một cuộc "trốn tìm" kéo dài hàng giờ giữa bà với viên phi công trên chiếc máy bay, Krystyna phải lẩn trốn dưới một tảng đá to để tránh làn đạn súng máy từ trên chiếc trực thăng.
Một lần khác, Krystyna lại thoát hiểm bằng cách đánh lừa bọn lính canh biên giới, thậm chí còn bắt chúng đẩy ôtô cho bà nổ máy chạy đi. Tất cả những hành động này của Krystyna đều thể hiện trí thông minh, lanh lợi bẩm sinh từ nhỏ của bà. Nó được vận dụng tối đa trong hoàn cảnh đất nước bị quân Đức chiếm đóng, tình yêu đất nước đã thôi thúc bà phải hành động bất chấp nguy hiểm.
Tháng 1-1941, Krystyna và Kowerski bị lính Gestapo bắt giam. Trong lúc bị tra khảo, Krystyna đã nhanh trí cắn lưỡi cho chảy máu, rồi giả bộ ho nhiều tiếng, khạc ra máu và nói dối bọn Gestapo rằng bà bị ho lao. Quả nhiên, bọn lính tin thật, lo sợ bị bà lây nhiễm, bọn chúng thả bà đi, dĩ nhiên là cùng với Kowerski và một số người cùng bị thẩm vấn chung vì chúng nghĩ rằng họ cũng bị lây nhiễm bệnh rồi.
Nguyên Khang (tổng hợp)
Chiến dịch ám sát của tình báo Israel báo thù vụ thảm sát Munich
Cơ quan tình báo Mossad tiến hành chiến dịch táo bạo ám sát những người bị cho là tham gia vụ thảm sát Munich năm 1972.
Thủ tướng Israel Golda Meir, người thông qua chiến dịch báo thù. Ảnh: Haaretz.
|
Đêm 5/9/1972, nhóm vũ trang Tháng 9 Đen của Palestine bắt cóc, sát hại
11 thành viên đội tuyển Olympic Israel tham dự Thế vận hội mùa hè năm
1972 tại Munich, Đức. Không lâu sau, Tel Aviv bắt đầu tiến hành chiến
dịch báo thù mang tên "Mivtza Za'am Ha'el" (Sự phẫn nộ của Chúa trời),
nhằm ám sát những cá nhân có liên quan tới vụ thảm sát, theo Global Recon.
Chỉ hai ngày sau vụ thảm sát, Thủ tướng Israel Golda Meir thành lập Ủy
ban X, một nhóm nhỏ quan chức chính phủ, nhằm xây dựng kế hoạch báo thù.
Thủ tướng Meir và Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Dayan đứng đầu ủy
ban, trong khi tướng Aharon Yariv và giám đốc cơ quan tình báo Mossad
Zvi Zamir đóng vai trò chủ đạo trong điều phối chiến dịch ám sát sau
này.
Ủy ban X kết luận rằng Israel phải ám sát những người có liên quan tới
vụ thảm sát theo những cách kịch tính nhất, nhằm răn đe những kẻ có ý
định khủng bố trong tương lai. Yếu tố quan trọng nhất trong kế hoạch là
khả năng chối bỏ mọi cáo buộc, không để lại manh mối nào cho thấy sự
liên quan giữa những vụ ám sát với Israel.
Một mục tiêu khác của chiến dịch là nhằm trấn áp tinh thần các nhóm vũ
trang Palestine. "Báo thù chỉ là yếu tố phụ, mục đích chính là khiến
những kẻ khủng bố phải khiếp sợ. Chúng tôi muốn đối phương cảm thấy rằng
tình báo Israel luôn ở xung quanh. Vì vậy, các điệp viên không bắn chết
họ trên phố, điều đó quá dễ dàng", cựu phó giám đốc Mossad David Kimche
tiết lộ.
Công việc đầu tiên của tình báo Israel là lập danh sách những kẻ tham
gia vụ thảm sát Munich. Mossad hoàn thành nhiệm vụ này nhờ sự giúp đỡ từ
điệp viên trong hàng ngũ Tổ chức giải phóng Palestine (PLO), cũng
như thông tin từ các cơ quan tình báo châu Âu. Các chuyên gia cho rằng
Mossad nhắm vào 20-35 mục tiêu, tất cả đều là thành viên tổ chức Tháng 9
Đen và PLO. Sau khi hoàn thành danh sách, tình báo Israel phải xác định
vị trí và ám sát những người này.
Giới phân tích vẫn chưa thống nhất được về tổ chức lực lượng tham gia
chiến dịch ám sát. Nhiều khả năng Mossad đã thành lập nhiều nhóm tác
chiến khác nhau, đáp ứng yêu cầu của từng nhiệm vụ cụ thể, trong đó sĩ
quan tình báo Michael Harari là người thành lập và chỉ đạo các đội ám
sát.
Có ít nhất 15 điệp viên được triển khai, chia thành 5 nhóm đặt tên theo
bảng chữ cái Hebrew. Mũi nhọn của chiến dịch là nhóm "Aleph" gồm hai sát
thủ chuyên nghiệp, được yểm trợ bởi hai tay súng trong nhóm "Bet". Vỏ
bọc của cả đội được cung cấp bởi hai thành viên trong nhóm "Heth", trong
khi "Ayin" là nhóm xương sống với 6-8 điệp viên chuyên bám sát mục tiêu
và lập kế hoạch thoát ly cho đội sát thủ. Cuối cùng là "Qoph", gồm hai
chuyên gia thông tin liên lạc.
Hoạt động ám sát
Vụ ám sát đầu tiên diễn ra ngày 16/10/1972, khi Abdel Wael Zwaiter bị
bắn 12 phát đạn trong căn hộ tại thủ đô Rome của Italy. Zwaiter là đại
diện PLO ở Italy, nhưng Mossad khẳng định ông là một thành viên của
Tháng 9 Đen, trong khi PLO cho biết Zwaiter không hề liên quan đến nhóm
này và ông luôn quyết liệt phản đối các hành động khủng bố.
Cảnh sát khám nghiệm hiện trường vụ ám sát Zwaiter. Ảnh: Blogspot.
|
Mục tiêu thứ hai là tiến sĩ Mahmoud Hamshari, đại diện của PLO tại Pháp.
Hai điệp viên Mossad đóng giả làm phóng viên để đột nhập vào nhà của
Hamshari, sau đó cài một quả bom dưới bàn điện thoại. Ngày 8/12/1972, họ
gọi điện cho Hamshari và quả bom phát nổ khi ông nghe máy. Hamshari
không thiệt mạng trong vụ nổ, nhưng tử vong vì vết thương quá nặng sau
đó chưa đầy một tháng.
Đêm 24/1/1973, một quả bom cài dưới giường phát nổ, khiến Hussein Al
Bashir thiệt mạng trong căn phòng tại Cyprus. Mossad cho rằng Al Bashir
là chỉ huy nhóm Tháng 9 Đen ở Cyprus, đồng thời có nhiều liên hệ với cơ
quan tình báo Liên Xô KGB. Các sát thủ trở lại Paris vào ngày 6/4/1973
với mục tiêu là giảng viên luật Basil al-Kubaissi, người bị tình nghi
cung cấp vũ khí cho nhóm Tháng 9 Đen. Ông cũng bị bắn 12 phát đạn, tương
tự Zwaiter trước đó.
Nhiều mục tiêu của Mossad sống tại khu vực được canh phòng cẩn mật ở
Lebanon, không thể bị ám sát bởi những phương pháp thông thường. Israel
tiến hành chiến dịch "Suối nguồn Tuổi trẻ" để hoàn thành nhiệm vụ. Đêm
9/4/1973, lính đặc nhiệm Israel, trong đó có cả thủ tướng tương lai Ehud
Barak, tiến hành hàng loạt cuộc đột kích táo bạo vào những khu nhà tại
Beirut và Sidon.
Trong chiến dịch này, đặc nhiệm Israel đã sát hại nhiều quan chức PLO
như Muhammad Youssef al-Najjar, Kamal Adwan và người phát ngôn Kamal
Nasser. Rami Adwan, con trai của nạn nhân Kamal Adwan, cho rằng cha mình
không hề liên quan tới thảm sát Munich, mà chỉ là người tổ chức hoạt
động chống lại việc Israel chiếm đóng khu Bờ Tây. "Vụ tấn công Munich là
cái cớ trời cho để Israel ám sát mọi người", Rami Adwan tuyên bố.
Mossad thực hiện thêm 4 vụ ám sát khác, trước khi chiến dịch bị lộ
vì một vụ ám sát nhầm. Tình báo Israel đã nhầm Ali Hassan Salameh,
người được cho là lên kế hoạch tiến hành thảm sát Munich, với Ahmed Bouchikhi, một bồi bàn người Morocco ở Na Uy.
Mossad đã liên tục tìm kiếm Salameh trong nhiều năm, dù nhiều thủ lĩnh
cấp cao của Tháng 9 Đen khẳng định ông này không hề liên quan tới vụ
thảm sát Munich.
Mossad tin rằng họ đã phát hiện Salameh khi người này lẩn trốn ở làng
Lillehammer, Na Uy và cử nhóm sát thủ đến đây hạ sát mục tiêu vào ngày
21/7/1973. Tuy nhiên, nhóm sát thủ đã giết nhầm Bouchiki, bồi bàn người
Morocco không liên quan tới vụ khủng bố.
Vụ việc bị vỡ lở, nhà chức trách Na Uy bắt được 6 điệp viên Mossad, 5
người trong số này phải ngồi tù và được trả về Israel trong năm 1975.
Đội trưởng Harari kịp chạy thoát về Israel cùng những người còn lại,
nhưng mạng lưới gián điệp và cơ sở của Mossad ở châu Âu đều bị phanh
phui.
Salameh (giữa) khi còn ở Lebanon. Ảnh: Jeffrey Keeten.
|
Sự phản đối của cộng đồng quốc tế sau vụ ám sát nhầm buộc thủ
tướng Golda Meir ngừng chiến dịch báo thù, mạng lưới gián điệp tại châu
Âu và danh tiếng của Mossad cũng bị tổn hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, 5
năm sau, Thủ tướng Israel Menachem Begin cho phép Mossad nối lại chiến
dịch Sự phẫn nộ của Chúa trời.
Chiều 22/1/1979, Salameh và 4 vệ sĩ thiệt mạng sau khi điệp viên Israel
kích hoạt một quả bom dưới xe của họ. Vụ nổ cũng làm 4 thường dân thiệt
mạng và 18 người bị thương.
Loạt vụ ám sát đầu tiên trong giai đoạn tháng 10/1972 tới đầu năm 1973
của tình báo Israel chỉ gây ra sự lo lắng cho giới chức Palestine. Thế
giới Arab chỉ thực sự choáng váng khi chiến dịch Suối nguồn Tuổi trẻ
được tiến hành ngay tại Lebanon.
Sự táo bạo của đặc nhiệm Israel, cũng như loạt vụ đột kích diễn ra ngay
sát nơi ở của lãnh đạo cao cấp như Yasser Arafat và Abu Iyad khiến chính
phủ nhiều nước Arab tin rằng Israel có thể tấn công mọi lúc mọi nơi.
Một số nước Arab bắt đầu gây áp lực, buộc các nhóm vũ trang Palestine
hạn chế tấn công Israel, cũng như đe dọa ngừng ủng hộ Palestine nếu các
tay súng sử dụng hộ chiếu giả để đột nhập vào lãnh thổ Israel.
Chiến dịch ám sát cũng tạo ra làn sóng tưởng niệm trên quy mô lớn.
Khoảng nửa triệu người đã đổ ra đường phố Beirut trong đám tang các nạn
nhân cuộc đột kích ở Lebanon. Gần 6 năm sau, 100.000 người, trong đó có
nhà lãnh đạo Arafat, đã tham gia đám tang Salameh tại Beirut.
Tử Quỳnh
Nhận xét
Đăng nhận xét