Chuyển đến nội dung chính

KÝ ỨC CHÓI LỌI 86

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                                  Khoảng 5 rưỡi sáng, tiếng súng nổ dữ dội ...

Chiến tranh bảo vệ biên giới 1979: Khi đặc công Việt Nam xuất trận

Hướng Minh

Trong khi cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế của quân đội Việt Nam đang đến giai đoạn giành thắng lợi thì ngày 17/2/1979 Trung Quốc đưa quân tràn sang xâm lược suốt dải biên giới từ Móng Cái tới Lai Châu
Tháng 2/1979, Bộ Quốc phòng lệnh cho Bộ Tư lệnh Đặc công điều động Tiểu đoàn đặc công 27 và Tiểu đoàn 198 trở về nước nhận nhiệm vụ mới. Đồng thời Bộ điều động Tiểu đoàn đặc công 45 phối thuộc cho Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tham gia chiến đấu.
Bộ đội Việt Nam sẵn sàng ra mặt trận chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
Quân dân địa phương phối hợp chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1979
Tiểu đoàn đặc công 45 nhận nhiệm vụ chiến đấu ngay trong đêm 17/2, lên đường cơ động di chuyển hàng trăm km đến 22h ngày 19/2 tới vị trí tập kết. Tiểu đoàn lúc đầu do đại úy Phạm Xuân Trường chỉ huy, tiếp theo do thượng úy Hoàng Mạnh Thời chỉ huy. Cùng đi với tiểu đoàn có các cán bộ chỉ huy đặc công của Quân khu 1 và Bộ tư lệnh đặc công.
Tại vị trí tập kết, khí thế của cán bộ chiến sĩ ngùn ngụt nhưng phải đối mặt với nhiều khó khăn trước tình thế nhận lệnh chiến đấu gấp, thời gian chuẩn bị gần như không có; địa bàn tác chiến mới lạ; di chuyển quãng đường dài khiến sức khỏe giảm sút. Ta cũng chưa rõ trình độ và khả năng chiến đấu của đối phương. Hơn nữa Tiểu đoàn 45 là đơn vị mới thành lập, chưa từng tham gia chiến đấu thực tế trận nào nên còn thiếu kinh nghiệm.
5h sáng ngày 20/2, toàn lực lượng của tiểu đoàn đã khẩn trương vào vị trí, triển khai đào hầm hào, công sự chiến đấu. Trong đợt 1, từ ngày 20/2 đến 4/3, tiểu đoàn thực hiện đánh phòng ngự giữ chốt lựa thời cơ phản kích nhanh nhằm tạo thế cho đợt chiến đấu thứ 2.
Trong đợt 2, từ 8/3- 14/3, các chiến sĩ của tiểu đoàn triển khai trinh sát 4 điểm, đánh 2 trận, phục kích 1 trận, tập kích 1 trận.
Ngày 10/3 thiếu úy Đào Văn Quân - chính trị viên phó đại đội vừa chỉ huy vừa trực tiếp chiến đấu tổ chức lực lượng luồn sâu đánh hiểm bám theo quốc lộ 3. Tiểu đoàn chia 3 mũi phối hợp với dân quân bí mật áp sát phục kích địch ở khu vực đồi Nả Cay. Mật phục tới khi đoàn xe hàng chục chiếc chở quân và đạn tên lửa H12 của địch lọt vào tầm bắn, lệnh công kích phát ra, lính đặc công tiểu đoàn 45 đồng loạt khai hỏa bằng súng AK, B41, lựu đạn, thủ pháo và cối 82 ly. Cả đoàn xe cơ giới gần 20 chiếc của đối phương bị đánh tan tác, gần 200 tên địch bị tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu. Ngay lúc đó, phát hiện có lực lượng địch đóng chốt tại khu vực đồi Thiên Văn, Yên Ngựa bỏ chạy leo lên đồi cao nhìn xuống nơi đồng bọn bị tập kích, nắm đúng thời cơ, trung đội trưởng cối 82 ly ra lệnh đánh. Hàng chục quả đạn đã được tính toán kĩ lưỡng phần tử bắn nối đuôi nhau giội lửa xuống đầu địch, tiêu diệt hơn 100 tên nữa.
Đây thực sự là một trận xuất sắc của đặc công tiểu đoàn 45. Tất cả trận đánh chỉ diễn ra trên 20 phút. Khi bọn địch kịp phản ứng thì cả đơn vị đã nhanh chóng theo 3 chiến sĩ dân quân thọc qua bản Nà Cay, trở về vị trí tập kết an toàn.
Bộ đội Việt Nam hành quân lên chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1979
Phát huy thắng lợi, tiểu đoàn tiếp tục lập kế hoạch bí mật tổ chức tập kích địch tại khu vực đường số 4. Từ 15/3 đến 17/3, tiểu đoàn bám trụ huy động lực lượng truy kích đối phương trên đường rút chạy.
Xe tăng của quân xâm lược Trung Quốc bị quân dân ta bắn cháy ở Cao Bằng
Cuối tháng 2/1979, trước tình hình khẩn cấp nơi biên giới, Tổng Tham mưu trưởng quyết định điều động Tiểu đoàn 47 Quân khu 7 về trực thuộc Mặt trận 479 và Tiểu đoàn 406 Quân khu 5 về trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn. Tiểu đoàn 44 ở lại thuộc đội hình Quân đoàn 4.
Nhận lệnh của Bộ, ngày 1/3, Trung đoàn 198b hành quân gấp về nước tăng cường cho Quân khu 1. Tiếp đó, tháng 6/1979, Bộ điều động Trung đoàn đặc công 113 đang ở chiến trường Campuchia về nước làm lực lượng cơ động của Bộ. Tiểu đoàn 45 đã sáp nhập và Trung đoàn 113.
Lính Trung Quốc xâm lược phá hoại cơ sở hạ tầng các tỉnh biên giới của Việt Nam
Theo lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, tháng 12/1979, Tiểu đoàn 1a và Đoàn A54, Đoàn S74 hoạt động ở phía Tây được lệnh về nước, trực thuộc Đoàn 1 Bộ Tư lệnh Đặc công. Như vậy là đến cuối năm 1979, lực lượng cơ động chiến đấu của Binh chủng Đặc công ở Campuchia đã về nước làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc.
Khi chiến sự biên giới phía Bắc bùng nỏ, Bộ Tư lệnh đặc công đã nhanh chóng triển khai nắm đối tượng tác chiến mới trên các hướng, các địa hình, xây dựng thế đánh linh hoạt của đặc công. Chuyển toàn bộ hoat động của binh chủng vào thời chiến, xây dựng lực lượng luồn sâu đánh hiểm. Đáp ứng yêu cầu chiến đấu, cho đến cuối năm 1979 ở tất các quân khu đều đã tổ chức phòng đặc công, mỗi quân khu có 1 tiểu đoàn đặc công. Ngày 21/8/1979, Bộ trưởng Quốc phòng ký quyết định thành lập Trung đoàn đặc công nước 820
(Bài có sử dụng tư liệu Lịch sử Bộ đội đặc công QĐND Việt Nam 1945-2007 Không được đụng đến Việt Nam)

Vì sao Trung Quốc “ngán” lính đặc công Việt Nam?

Sau khi kết thúc 2 cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ, đặc công Việt Nam không chỉ được các nước trên thế giới ca ngợi mà ngay cả báo chí Trung Quốc cũng phải bái phục tài nghệ và sự thiện chiến của lực lượng đặc biệt này.
Tiền thân của Đặc công Việt Nam thành lập từ trong thời gian kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến 1954. Hồi đó các mặt trận ở Việt Nam tổ chức ra một số phân đội nhỏ tinh nhuệ và gan dạ để làm các nhiệm vụ đặc biệt. Những đơn vị này chuyên tập kích vào các cơ sở trọng yếu của quân Pháp khiến đối phương ăn không ngon ngủ không yên.
dac cong
Đặc công Việt Nam biến hóa khôn lường.
Qua thời gian không ngừng rèn luyện, chiến thuật của Đặc công Việt Nam đạt tới trình độ rất cao, sáng tạo ra một tập hợp hoàn chỉnh cả lý luận và phương pháp về trinh sát, tấn công, phục kích và phá hoại. Tinh thần chịu đựng gian khổ của bộ đội đặc công Việt Nam đã nổi danh cả thế giới và đặc biệt được báo chí Trung Quốc cũng phải bái phục tài nghệ và sự thiện chiến của lực lượng đặc biệt này.
Tờ Hoàn Cầu
Theo Hoàn Cầu, trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam có một lực lượng người nhái thực lực rất mạnh, đặc biệt là phân đội người nhái tinh nhuệ của trung đoàn đột kích 126 Việt Nam. Mỗi đội viên đều có thể mang nặng lặn sâu 50 m, lặng lẽ ở dưới nước tới 24 giờ, hoặc hoạt động bí mật ở khu vực bãi cát rộng mà không bị trinh sát.
daccong2
Đặc công Việt Nam được xếp cùng với các lực lượng đặc biệt nổi tiếng thế giới của Mỹ, Anh và là lực lượng đặc biệt duy nhất ở châu Á được xếp vào danh sách này.
Là lực lượng tinh nhuệ của Quân đội Việt Nam, lực lượng đột kích lấy người nhái làm chính huấn luyện rất nghiêm ngặt. Khoa mục huấn luyện bắt đầu từ lặn sâu để lấy đồ vật. Mỗi binh sĩ mang nặng 20 kg, sau đó liên tục tăng thêm, lặn sâu 20 – 50 m. Trong điều kiện hoàn toàn tối mịt, binh sĩ sử dụng dụng cụ đặc biệt để định hướng và lặn. Do thủy triều mạnh ở trong nước sâu, đây là một nhiệm vụ rất dễ làm hao tổn thể lực. Trong mùa đông giá lạnh nhiệt độ giảm còn 8 – 10 độ C, những người nhái vẫn tiến hành huấn luyện lặn bình thường.
Mùa hè, thao trường của trung đoàn người nhái chuyển tới đất liền. Cách làm thông thường là chôn vùi binh sĩ trong cát nóng dưới ánh nắng mặt trời, huấn luyện năng lực ngụy trang và ý chí kiên cường. Được biết, trong nhiệt độ 35 độ C, nhiệt độ trong cát có thể lên tới 37 – 45 độ C. Loại năng lực ngụy trang này có thể dùng để tấn công đô thị hoặc phòng thủ địa điểm chắc chắn. Đội viên đột kích chôn mình trong hầm đợi phát động tấn công.
Tân Hoa Xã
Trong khi Hoàn Cầu ca ngợi về sự công phu trong huấn luyện thì Tân Hoa Xã lại đặc biệt ca ngợi những chiến công mà lực lượng đặc công người nhái Việt Nam đã thực hiện, đặc biệt là trong kháng chiến chống Mỹ.
Mục tiêu tấn công của đặc công nước Việt Nam được Tân Hoa Xã mô tả là bao gồm tàu chiến, cầu phà, bến tàu và các căn cứ trên mặt nước, trên bờ của quân đội đối phương. “Người nhái là thành phần cực quan trọng của đặc công nước. Họ sử dụng ống thở, thuyền nhỏ, hoặc sử dụng những thiết bị hô hấp đặc chủng để phục kích, gắn thiết bị nổ rồi sau đó hủy diệt mục tiêu”, Tân Hoa Xã dẫn nội dung bài viết của tác giả Uông Xuyên.
dac cong 3
Đặc công Việt Nam là lực lượng tinh nhuệ, gan dạ và làm các nhiệm vụ đặc biệt.
Tác giả Uông Xuyên nhắc tới trận đánh ngày 1/5/1964, khi đó 6 người nhái Việt Nam dùng thủy lôi từ tính làm nổ tung khoang máy của tàu “Card” của Hải quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam. 20 phút sau, chiếc tàu tải trọng 15.000 tấn này chìm nghỉm. Thống kê của Uông Xuyên cho rằng trong cả cuộc chiến, người nhái Việt Nam đã đánh chìm 1.000 tàu của hải quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.
Theo Uông Xuyên, sư đoàn người nhái 126 được thành lập năm 1969, đây cũng là sư đoàn ra tiếp quản Trường Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Lữ đoàn 126 được một số người cho là “con át chủ bài” của Việt nam trong việc gìn giữ chủ quyền biển đảo và các vùng nước thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Trước đây, từng có báo cáo cho rằng Lữ đoàn 126 có hai trụ sở đặt tại Long An và Khánh Hòa, mỗi năm huấn luyện khoảng 30 – 50 người nhái đặc biệt tinh nhuệ.
Ở cuối bài viết, Uông Xuyên còn cho biết:”Ở TP.HCM còn có các trung đoàn người nhái 11A, 11B với nhiệm vụ phản gián. Lực lượng này không kém gì đặc nhiệm Hải quân SEAL của Mỹ”.
Trang mạng Sina
Mạng Sina viết: Bộ đội Đặc công Việt Nam được thành lập năm 1964. Trong chiến tranh chống Mỹ, lực lượng này đã triển khai chiến tranh du kích lâu dài. Việt Nam đã không ngừng mở rộng và phát triển bộ đội Đặc công lên thành 13 trung đoàn, 1 lữ đoàn đổ bộ đường không.
dac cong 4
Hiện tại Đặc công Việt Nam có 13 trung đoàn và 1 lữ đoàn đổ bộ đường không với tổng quân số trên 2 vạn người
Đặc công Việt Nam cũng còn được gọi là bộ đội đặc biệt tinh nhuệ, là một lực lượng đảm nhiệm các nhiệm vụ chiến lược, chiến dịch, chiến thuật của bộ đội đặc biệt. Lực lượng này đã từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực chiến phong phú và tạo ra nhiều chiến tích hiển hách.
Từng có chuyên gia căn cứ vào sức chiến đấu của các lực lượng đặc biệt trên thế giới rồi tạo ra một bảng xếp hạng. Điều khiến người ta kinh ngạc là Đặc công Việt Nam được xếp cùng với các lực lượng đặc biệt nổi tiếng thế giới của Mỹ, Anh và là lực lượng đặc biệt duy nhất ở châu Á được xếp vào danh sách này.
Kết
Theo số liệu thống kê, trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, Đặc công Việt Nam tổng cộng đánh 19.329 trận, tiêu diệt hàng vạn quân đối phương, phá hoại hàng trăm sở chỉ huy sư đoàn, lữ đoàn các cấp của quân Mỹ và quân VNCH.
Đánh phá hàng ngàn chiếc máy bay các loại, đánh hỏng và phá hủy 3.140 chiếc xe tăng, thiết giáp cùng 3.862 khẩu pháo, 53 bộ radar, đốt phá 3,8 triệu tấn bom đạn đồng thời thiêu hủy gần 1,7 tỷ lít xăng dầu.Trên sông biển, Đặc công Việt Nam cũng đánh chìm hoặc đánh hỏng hàng ngàn chiếc thuyền, phá hỏng 326 cây cầu quan trọng.
Hiện nay, Đặc công Việt Nam đã phát triển thành một binh chủng với nhiều bộ phận chuyên nghiệp khác nhau nhưng có trình độ tác chiến thống nhất và có chiến thuật đa dạng. Hiện tại Đặc công Việt Nam có 13 trung đoàn và 1 lữ đoàn đổ bộ đường không với tổng quân số trên 2 vạn người.
Video: Những màn trình diễn ‘mình đồng da sắt’ của cảnh sát đặc nhiệm
C.T

Đặc công Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979

TPO - Ngày 17/2/1979, chiến tranh nổ ra trên suốt dải biên giới từ Móng Cái tới Lai Châu. Trước tình hình đó, lực lượng đặc công được Bộ Quốc phòng điều động gấp tăng cường cho các đơn vị chiến đấu…
Một phân đội của Trung đoàn ĐC 113 đang trinh sát thực địa tại Hà Giang, năm 1981 (ảnh tư liệu)
Một phân đội của Trung đoàn ĐC 113 đang trinh sát thực địa tại Hà Giang, năm 1981 (ảnh tư liệu)

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm ngày truyền thống Bộ đội Đặc công (19/3/1967 – 19/3/2016), đại tá Đặng Trung Thành, Anh hùng LLVTND, nguyên Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Đặc công, nhận xét: “Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, ở cả biên giới phía Bắc và Tây Nam, Bộ đội ĐC đã tiếp tục phát huy truyền thống “Đặc biệt tinh nhuệ/ Anh dũng tuyệt vời/ Mưu trí táo bạo/ Đánh hiểm thắng lớn”.

Trong khi cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế của quân và dân ta đã giành được thắng lợi quyết định thì tình hình biên giới phía Bắc lại diễn biến xấu thêm. Ngày 17/2/1979, chiến tranh nổ ra trên suốt dải biên giới từ Móng Cái tới Lai Châu. Trước tình hình đó, lực lượng đặc công (ĐC) được Bộ Quốc phòng (BQP) điều động gấp tăng cường cho các đơn vị chiến đấu…

Phản kích và tập kích bí mật
Tháng 2/1979, BQP lệnh cho Bộ Tư lệnh Đặc công (BTLĐC) điều động Tiểu đoàn ĐC45 phối thuộc cho BTL Quân khu 1 tham gia chiến đấu. Hành quân từ đêm 17/2 đến 22 giờ ngày 19/2, tiểu đoàn ĐC 45 đã đến được vị trí tập kết. Tiểu đoàn lúc đầu do đại úy Phạm Xuân Trường chỉ huy, sau đó do thượng úy Hoàng Mạnh Thời chỉ huy. Cùng đi với tiểu đoàn có trưởng phòng đặc công Quân khu 1, một số phái viên của BTLĐC và trợ lý đặc công quân khu.
Đại tá Đặng Trung Thành, Anh hùng LLVTND, nguyên Phó Tham mưu trưởng BTLĐC, nhận xét: “Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, ở cả biên giới phía Bắc và Tây Nam, Bộ đội ĐC đã tiếp tục phát huy truyền thống “Đặc biệt tinh nhuệ/ Anh dũng tuyệt vời/ Mưu trí táo bạo/ Đánh hiểm thắng lớn”; đã biết vận dụng sáng tạo cách đánh ĐC để tiêu diệt những mục tiêu có ý nghĩa chiến dịch, chiến lược, góp phần thắng lợi trên các chiến trường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.
Tiểu đoàn nhận lệnh chiến đấu gấp, đơn vị đang huấn luyện phải cơ động hàng trăm cây số nên sức khỏe giảm sút, địa bàn tác chiến mới lạ nên chưa quen địa hình. Trong khi đó, đối tượng tác chiến cũng mới lạ, nên ta cũng chưa rõ trình độ và khả năng chiến đấu của đối phương. Hơn nữa, tiểu đoàn ĐC 45 là đơn vị mới được thành lập, chưa tham gia chiến đấu trận nào nên còn thiếu kinh nghiệm.

5giờ sáng ngày 20/2, tất cả cán bộ, chiến sỹ của tiểu đoàn đã vào vị trí sẵn sàng, triển khai đào hầm hào, công sự chiến đấu. Trong đợt 1, từ ngày 20/2 đến 4/3, tiểu đoàn thực hiện đánh phòng ngự chốt giữ mục tiêu kết hợp với phản kích. Đợt hoạt động thứ 2 của tiểu đoàn diễn ra từ ngày 9/3 đến 14/3. Tiểu đoàn tổ chức đi trinh sát 4 điểm, đánh 2 trận, 1 trận phục kích, 1 trận tập kích.
Đặc công Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 - ảnh 1 Bộ đội ĐC hôm nay luyện tập chống khủng bố giải thoát con tin (ảnh Băng Phương).
Ngày 10/3/1979, tiểu đoàn tổ chức phục kích nhằm tiêu diệt đoàn xe cơ giới của đối phương trên quốc lộ 3. Lực lượng luồn sâu của tiểu đoàn có 3 mũi phối hợp với dân quân du kích địa phương bí mật áp sát phục kích địch ở khu vực đồi Nà Cay. Mũi 1 có 20 chiến sỹ do đồng chí Đào Văn Quân chỉ huy trưởng, đồng chí Tường Duy Chính là chỉ huy phó. Mũi 2 có 19 chiến sỹ là mũi phụ. Mũi 3 là bộ phận cối 82mm do anh Dương chỉ huy có nhiệm vụ bắn kiềm chế địch, đề phòng chúng phản ứng vào đội hình của đơn vị.
Sau 2 đêm hành quân đến bản Nà Toòng thì đơn vị được lệnh dừng lại để trinh sát. Có 3 dân quân khu Thanh Sơn là Phan Thị Hoa, Lã Thị Sự và Vương Văn Ngô được điều đến dẫn đường cho đơn vị. Tất cả được lệnh đi sâu vào khu chiến, nơi địch đóng dày đặc trên các đồi Thiên Văn, Pháo Đài... Riêng ở đồi Thiên Văn có tới 1 trung đoàn, hàng ngày chúng canh gác trên đoạn đường ra vào cửa ngõ thị xã. Nhiệm vụ của tiểu đoàn ĐC 45 là phải đánh nhanh rồi tản nhanh, nếu không sẽ bị hãm trong vòng vây của địch.
Đặc công Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 - ảnh 2 Tiểu đoàn ĐC 45 cơ động tập kích địch trên mặt trận Cao Bằng 1979. (ảnh tư liệu).
Trời vừa sáng thì đơn vị cũng đào xong công sự và địch bắt đầu xuất hiện. Lúc đầu chỉ là 1 chiếc xe tải từ Tài Hồ Xìn chạy tới. Đến chân đồi Nà Cay, chiếc xe dừng lại để những tên lính đối phương bốc hàng rồi vào bản vơ vét gà, vịt, lợn của dân ta. Đến 8 giờ 30 phút, 8 chiếc xe tải khác chứa đầy hàng và xe đạp hỏng vẫn từ Tài Hồ Xìn chạy về thị xã. Nửa giờ sau có 17 chiếc xe chở đầy quân địch và đạn tên lửa H12 từ thị xã Cao Bằng chạy qua trận địa.
Nguyễn Văn Thành, nguyên chiến sỹ Đại đội 1, tiểu đoàn ĐC45, kể: Khi chiếc xe cuối cùng vào đúng vị trí khoá đuôi thì đồng chí Nguyễn Văn Sinh được lệnh nổ súng. Trên vai anh, quả đạn B41 vọt ra khỏi nòng, cắm vào thùng xe nổ tung. Tiếp đó là tiếng thủ pháo, lựu đạn nổ xen lẫn từng tràng liên thanh của AK dồn dập đánh địch. Ở vị trí phía trước chặn đầu, chiến sỹ Hà Văn Nhạc bắn 3 viên AK báng gấp tiêu diệt tên cầm lái. Chiếc xe thứ 2 bị Đại đội phó Tường Duy Chính tiêu diệt bằng 1 quả B41.
Đạn tên lửa H12 trên xe bị đốt cháy nổ tung liên tiếp. Thế là cả đội hình 14 chiếc còn lại với hơn 200 tên địch nằm gọn trong tầm súng và biển lửa. Chỉ huy trưởng Đào Văn Quân chỉ huy các chiến sĩ Lợi, Công, Đề và anh dân quân Vương Văn Ngô đánh tạt sườn. Đồng chí Quân bắn luôn 6 phát B41 vào 6 chiếc xe đang nối nhau, bóp còi inh ỏi để tìm đường tẩu thoát. Địch từ trên xe nhảy xuống chỉ kịp giúi đầu xuống sàn xe hoặc nằm rạp xuống 2 bên rãnh thoát nước. Từ trên cao, chiến sĩ ta chỉ việc bỏ lựu đạn, thủ pháo, bắn AK xuống tiêu diệt hết quân địch”.
Đặc công Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 - ảnh 3 Chiếc xe tăng của địch bị quân dân ta tiêu diệt trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979.(ảnh tư liệu).
Trong lúc đơn vị đang tiêu diệt đoàn xe của đối phương thì hàng trăm tên địch chốt trên các đồi Thiên Văn và Yên Ngựa nghe thấy tiếng súng nổ đã bỏ súng, vội vã chạy lên đồi cao nhìn ngọn lửa đang bốc nghi ngút từ mặt quốc lộ 3. Chớp thời cơ, trung đội trưởng cối 82 mm ra lệnh đánh. Hàng chục quả đạn đã được tính toán kĩ lưỡng phần tử bắn nối đuôi nhau giội lửa xuống đầu địch, tiêu diệt hơn 100 tên nữa.
Tất cả trận đánh chỉ diễn ra trên 20 phút. Khi bọn địch phản ứng thì đơn vị đã nhanh chóng theo 3 chiến sĩ dân quân thọc qua bản Nà Cay, trở về vị trí tập kết.
Có thể nói trận đánh phục kích trên quốc lộ 3 đã đạt hiệu suất cao, thắng lợi giòn giã. Tiểu đoàn ĐC 45 được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất; nhiều tập thể đại đội và cá nhận được tặng thưởng huân chương và bằng khen.
Ngay sau trận thắng đó, tiểu đoàn ĐC45 tổ chức tiếp trận tập kích bí mật đối phương tại khu vực đường số 4. Từ ngày 15/3 đến ngày 17/3/1979, tiều đoàn tiếp tục bám trụ, đồng thời tổ chức lực lượng truy kích đối phương trên đường rút chạy. Mặc dù đường hành quân xa, công tác bảo đảm khó khăn nhưng đơn vị vẫn kiên quyết chấp hành nhiệm vụ, hành quân liên tục suốt ngày đêm, đến các khu vực được phân công, sẵn sàng chiến đấu theo nhiệm vụ.
Chuyển mọi hoạt động sang thời chiến

Cuối tháng 2/1979, trước tình hình chiến tranh nổ ra trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, Tổng Tham mưu trưởng ra quyết định điều động Tiểu đoàn 47 (Quân khu 7) về trực thuộc Mặt trận 479, Tiểu đoàn 406 (Quân khu 5) về trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, Tiểu đoàn 44 ở lại thuộc đội hình Quân đoàn 4.
Nhận lệnh của BQP, ngày 1/3/1979, Trung đoàn 198b hành quân gấp về nước tăng cường cho Quân khu 1. Tiếp đó, tháng 6/1979, Bộ điều động Trung đoàn ĐC 113 đang ở chiến trường Campuchia về nước làm lực lượng cơ động của Bộ. Tiểu đoàn ĐC45 đã sáp nhập và Trung đoàn ĐC 113.
Đặc công Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 - ảnh 4 Chiến sỹ ta đứng trên xác xe tăng địch bị bắn nát trên đồi Nà Toòng 1979 (ảnh tư liệu).
Theo lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, tháng 12/1979, Tiểu đoàn 1a và Đoàn A54, Đoàn S74 hoạt động ở phía Tây được lệnh về nước, trực thuộc Đoàn ĐC 1 (BTLĐC). Như vậy đến cuối năm 1979, lực lượng cơ động chiến đấu của Binh chủng Đặc công (BCĐC) đang làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn đã về nước làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Từ khi chiến sự ở biên giới phía Bắc bùng nổ, BTLĐC đã tổ chức nắm đối tượng tác chiến mới trên các hướng, nắm chắc tình hình mọi mặt (địa hình, thời tiết, …), xây dựng các kế hoạch tác chiến, xác định các hình thức chiến thuật, thế đánh linh hoạt của ĐC. Thường vụ Đảng ủy BCĐC xác định nhiệm vụ trước mắt của Binh chủng là chuyển toàn bộ mọi hoat động của Binh chủng vào thời chiến, xây dựng phương án tác chiến trên mọi hướng, các địa bàn, xây dựng lực lượng luồn sâu.
Để đáp ứng yêu cầu chiến đấu, đến cuối năm 1979 ở tất các quân khu đều đã tổ chức phòng đặc công, mỗi quân khu có 1 tiểu đoàn đặc công. Ngày 7/5/1979, BQP ra quyết định thành lập các trung đoàn ĐC 779, 780, 114 trực thuộc BTLĐC. Ngày 21/8/1979, Bộ trưởng BQP ký quyết định thành lập Trung đoàn đặc công nước 820 trực thuộc BTLĐC.
Năm 1980 và những năm tiếp theo, đối phương vẫn tiếp tục sử dụng hỏa lực, binh lực đánh phá và lấn chiếm nhiều nơi trong nội địa các tỉnh biên giới phía Bắc, nhất là từ ngày 2/4 đến ngày12/7/1984, đối phương liên tục dùng sinh lực và hỏa lực mở nhiều đợt tiến công lấn chiếm ở 27 khu vực và 243 điểm cao Trước hành động dùng vũ trang xâm lược, lấn chiếm của đối phương, Bộ đội ĐC đã cùng với quân dân các tỉnh biên giới tiếp tục chiến đấu đánh trả quyết liệt, giữ vững các điểm mà đối phương có ý định lấn chiếm.
Đánh giá về hoạt động chiến đấu của Bộ đội ĐC tại Hội nghị rút kinh nghiệm chiến đấu trên địa bàn Quân khu 2 vào cuối năm 1986, Trung tướng Vũ Lập- Tư lệnh Quân khu 2, khẳng định: “Bộ đội ĐC đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới và giúp các đơn vị quân khu tác chiến giành thắng lợi. Các đơn vị ĐC đã thực sự góp phần giữ vững phần đất của Tổ quốc trên địa bàn biên giới”.
(Bài viết có sử dụng một số tư liệu của Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân)

Một trận đánh hay.(Tư liệu tham khảo)

MẶT TRẬN VỊ XUYÊN HÀ GIANG 1981-1988

4/ 1984, ĐẶC CÔNG VN PHÁ HỦY DÀN RADA MỸ BÁN CHO TQ GIÁ 10 TRIỆU USD

Gohai tổng hợp theo báo chí Trung Quốc...
-Sau khi hệ thống rada này bị phá huỷ, với mức độ nghiêm trọng của sự vụ, chỉ huy mặt trận đã phải trực tiếp báo cáo lên Đặng Tiểu Bình (Chủ tịch Quân uỷ Trung ương). Kinh ngạc trước khả năng xâm nhập tác chiến của đặc công Việt Nam, họ Đặng nhấn mạnh với viên chỉ huy mặt trận: Đặc công VN ghê ghớm vậy sao ? Vậy đặc công của ta thì sao ? Đặc công của ta ( TQ ) thì làm gì ?

Sau tháng 4.1984, hoạt động chiến sự khu vực biên giới Vân Nam giáp Việt Nam chuyển sang giai đoạn phòng ngự, theo ghi nhận của quân đội TQ. Thời gian này quân đội Việt Nam lợi dụng địa hình có lợi đã tiến hành pháo kích mãnh mẽ vào các vị trí quân sự của TQ, phía TQ đã tiến hành hoạt động pháo kích đáp trả.

Báo cáo tổng hợp của quân đội TQ dựa trên số liệu báo cáo từ các đơn vị cấp dưới cho thấy tổng số thiệt hại về trang bị hoả lực của phía Việt Nam vượt quá số lượng tổng số trang bị mà thông tin tình báo của TQ ghi nhận. Các kết quả xác minh sau đó cho thấy, pháo binh VN dựa trên địa hình có lợi, sử dụng các biện pháp nghi binh, xây dựng trận địa giả nên đã hạn chế được thương vong, con số thật sự không như các báo cáo do các đơn vị TQ từ cơ sở báo lên. Để tăng cường hiệu quả của pháo binh, TQ đã tổ chức các đơn vị trinh sát pháo binh ở tuyến trước, hoặc xâm nhập lãnh thổ VN, sử dụng các phương tiện trinh sát chỉ thị cho hoả lực pháo binh, tuy nhiên hoạt động xâm nhập này không đạt kết quả như mong muốn do hoạt động đối phó của phía VN.

Phía TQ đã đàm phán với phía Mỹ đặt mua 2 hệ thống rada trinh sát trinh sát pháo binh Cymbeline

Rada Cymbeline được đưa vào biên chế trang bị của quân đội Anh và Liên bang Đức từ những năm 70 của thế kỷ 20, dựa trên quỹ đạn bay của đầu đạn, có khả năng xác định toạ độ của đạn cối trong cự ly 10km, đạn pháo 120mm trong phạm vi 14km, đồng thời có thể theo dõi 20 mục tiêu.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Casper Weinberger đã trao đổi với phía TQ rằng: loại rada này được rút ra từ trang bị hiện có của quân đội Mỹ, có tính năng ưu việt, và do đó có giá thành khá cao, khoảng trên 10 triệu USD một hệ thống.

Hoạt động của rada này đòi hỏi phía TQ phải cung cấp cho phía Mỹ các thông số bản đồ quân sự khu vực tác chiến để nhập vào chương trình của hệ thống. Phía TQ sau khi cân nhắc, đã quyết định cung cấp cho phía Mỹ thông số mật về hệ thống toạ độ khu vực biên giới TQ- VN bao gồm khu vực bố trí sau này thuộc tỉnh Vân Nam và khu vực liên quan trên lãnh thổ VN.

Thời điểm diễn ra trận đánh theo tư liệu phía TQ vẫn còn nhiều mâu thuẫn, có tài liệu nói rằng đó là vào thời điểm ngày 10.6.1984, lực lượng đặc công VN, biên chế 01 tiểu đội, thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, trung đoàn 821 trực thuộc Bộ tư lệnh đặc công, (tài liệu khác lại cho rằng lực lượng tham gia thuộc trung đoàn 198 đặc công). Vạch kế hoạch cho hoạt động xâm nhập lần này là Phó Trung đoàn trưởng thiếu tá Trần Minh Hưng (sau được phong trung tá, Trung đoàn trưởng). Hoạt động của tiểu đội đặc công diễn ra cùng với thời điểm trấn tiến công của trung đoàn 14 (sư 313) vào điểm cao 662,6. Lực lượng xâm nhập lợi dụng khu vực tiếp giáp giữa đội hình phòng ngự của Sư 40 và trung đoàn 15 biên phòng TQ, đã tấn công vô hiệu hoá trận địa rada, trận địa cối 160 và ban chỉ huy trung đội 9 thuộc trung đoàn 122 bố trí tại Ba Tiêu Bình (Đông Sơn, Bát Lý Hà) phía cánh trái Lão Sơn (tên VN là Núi Đất?). Trận tập kích diễn ra trong khoảng 10 phút.

Tài liệu thứ 2 cho rằng: lúc 23 ngày 04.7.1984, một tiểu đội thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, đoàn đặc công 821 VN, xâm nhập vào đất TQ qua khu vực gần điểm cao 1134; ngày 05 đã đến địa điểm tập kết là hang núi Bạch Thạch (sau trận tập kích, khi điều tra đã lính TQ đã tìm thấy điểm tập kết này), tiểu đội đã trụ lại thực hiện quan sát trong một ngày đêm. Khoảng 0h30 ngày 06.4, tiểu đội để lại một tổ trụ lại cảnh giới, tiếp ứng, số còn lại chia làm 4 mũi tiếp cận mục tiêu; hướng tiến công thứ nhất: tập kích vào trận địa cối 160, và trận địa của tiểu đội 3, thuộc trung đội 9, trung đoàn 122, sư 41; trên hướng thứ hai: từ cánh trái tập kích vào trận địa rada. Lúc 02h30, hiệp đồng cùng nổ súng, lúc 02h40 trận chiến kết thúc. Phía TQ: chết 10, bị thương 49; phía VN: hy sinh 1, bị thương 10 (?). Đặc công VN sau đó rút lui theo đường cũ. Kết quả điều tra sau này của phía TQ cho thấy: lính TQ hoàn toàn bị động trước đòn tấn công; một phát hiện nữa là trong đêm hôm đó, 1 lính TQ sau khi hết ca gác đã gọi người gác ca sau, người này ậm ừ nhưng lại không dậy gác tiếp, bị trí gác bỏ trống…

TQ cho rằng trong trận tập kích này lực lượng đặc công VN sử dụng vũ khí là lựu đạn,

mìn định hướng, tên lửa cá nhân, các trận địa quân TQ gần đó cứ ngỡ rằng tiếng nổ ban đêm là do pháo VN tập kích…Bình luận về trận chiến, phía TQ nhận xét: “Trận tập kích này, từ hoạt động chuẩn bị chiến đấu, chiến thuật vận dụng cho tới sử dụng vũ khí, đáng được gọi là tác phẩm kinh điển về nghệ thuật tập kích, gây thiệt hại nặng cho đối phương, đồng thời đã che giấu được ý đồ tác chiến, đến sáng ngày mồng 6, binh lính ở trận địa bên cạnh vẫn cho là bị VN bắn pháo trong đêm”

Sau trận tập kích, phía TQ ráo riết tìm cách xác định lực lượng tấn công, từ kết quả chặn thu liên lạc vô tuyến điện của VN, TQ đưa ra kết luận vụ tập kích diễn ra khá tình cờ, minh chứng là trên liên lạc vô tuyến điện phía VN báo cáo lên cấp trên đã phá huỷ một trạm thông tin liên lạc của quân TQ

Một số phản ứng của TQ sau trận tập kích:

“Sau khi hệ thống rada này bị phá huỷ, với mức độ nghiêm trọng của sự vụ, chỉ huy mặt trận đã phải trực tiếp báo cáo lên Đặng Tiểu Bình (Chủ tịch Quân uỷ Trung ương). Kinh ngạc trước khả năng xâm nhập tác chiến của đặc công Việt Nam, họ Đặng nhấn mạnh với viên chỉ huy mặt trận: Đặc công VN ghê ghớm vậy sao ? Vậy đặc công của ta thì sao ? Đặc công của ta thì làm gì? “

Phòng tác chiến Bộ tổng tham mưu ngay trong đêm đã phải bàn bạc, vạch kế hoạch tổ chức lực lượng trinh sát đối phó với đặc công VN. Một số thay đổi sau đó là: (1) Rada chỉ thị pháo dự bị được đưa vào thay thế; (2) Bắt đầu từ tháng 7.1984, TQ chọn lựa lực lượng tinh nhuệ từ quân khu Vũ Hán (sau sát nhập vào quân khu Quảng Châu), quân khu Quảng Châu, QK Thành Đô, QK Tế Nam, lực lượng lính đổ bộ đường không, QK Tân Cương, QK Lan Châu, ĐQK Bắc Kinh, QK Thẩm Dương để thành lập 5 đợt bao gồm tổng cộng 15 đại đội trinh sát cấp trung đoàn đưa lên biên giới Trung- Việt hoạt động, hoạt động của lực lượng này diễn ra liên tục trong 5 năm sau đó. Lực lượng ban đầu tổng số khoảng trên 1000 lính. Trong số này có Tham mưu trưởng đại đội trinh sát thuộc Quân đoàn 54, sau này được phong Trung đoàn trưởng Trung đoàn 483, được cho là có rất nhiều thành tích trên chiến trường VN…
(Sưu tầm)

Nga: “Đặc công Việt Nam thiện chiến “ngoài sức tưởng tượng“

VietTimes -- Khả năng bí mật đột nhập, luồn sâu đánh hiểm, sống còn trong môi trường khốc liệt với sức chịu đựng ngoài sức tưởng tượng, đặc công Việt Nam khiến cho các lực lượng quân sự thiện chiến nhất phải kinh hoàng.
Trịnh Thái Bằng - /
Lực lượng đặc công Việt Nam đặc biệt tinh nhuệ chuyên luồn sâu đánh hiểmLực lượng đặc công Việt Nam đặc biệt tinh nhuệ chuyên luồn sâu đánh hiểm
'Ngoài sức tưởng tượng'
Việt Nam trong thế kỷ 20 đã trải qua 4 cuộc chiến tranh lớn và ác liệt để đấu tranh giành độc lập, bảo vệ tổ quốc với Pháp (1944-1954), Mỹ (1967-1975), chống bè lũ diệt chủng Pol Pot (1975-1978) và chiến tranh biên giới (1979-1980).
Với học thuyết quân sự mang tính cách mạng trong chiến tranh hiện đại mà người xây dựng nên cơ sở căn bản là chủ tịch Hồ Chí Minh, người đưa học thuyết quân sự Việt Nam lên tầm nghệ thuật là đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã hình thành một hệ thống lý thuyết của đấu tranh vũ trang trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Địa hình đất nước Việt Nam dường như rất thích hợp cho một cuộc chinh phục tổng lực của các siêu cường, nhưng lại rất chông gai cho những thế lực hiếu chiến.
Học thuyết quân sự Việt Nam dựa trên sức mạnh của tinh thần yêu nước, mục đích cuối cùng là toàn vẹn lãnh thổ, từ đó hình thành và phát triển các lực lượng vũ trang nhằm đạt được mục đích đó, tư duy chiến lược và tư tưởng chỉ đạo chiến dịch, chiến thuật định hướng theo nhiệm vụ trước mắt và hướng phát triển tiếp theo cũng nhằm mục đích toàn vẹn lãnh thổ. Từ đó nảy sinh những lực lượng đặc biệt đáp ứng yêu cầu thực tế của chiến trường và đối tượng tác chiến. Hình thành nghệ thuật quân sự linh động và sáng tạo qua mỗi thời kỳ.
Lực lượng Đặc công, trên một khía cạnh nào đó được hình thành và phát triển từ học thuyết quân sự Việt Nam. Do phải đấu tranh chống lại kẻ thù mạnh hơn rất nhiều lần, những lý luận ban đầu của tư duy quân sự được hình thành từ chiến tranh du kích, sự phát triển biện chứng của các quân binh chủng dựa trên cơ sở lực lượng chính quy và chiến tranh du kích đã hình thành các đơn vị tác chiến đặc biệt – các lực lượng đặc nhiệm (thực hiện công tác đặc biệt). Và hiệu quả của nó đã khiến cho các lực lượng quân sự thiện chiến nhất phải kinh hoàng.
Từ những chương trình huấn luyện của Team Six, SFC Thụy sĩ, GSG-9 của Đức, SBS Hải quân của Anh, Seal của Hải quân Mỹ, lực lượng Denphil, Vampel của Nga, có thể thấy được những dấu ấn rất đặc thù của Đặc công Việt Nam, đó là khả năng bí mật đột nhập, khả năng luồn sâu, khả năng phá hoại và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng, khả năng sống còn trong môi trường đặc biệt khó khăn (rừng hoang nhiệt đới, đầm lầy, sông hồ, trên biển, trên sa mạc) với sức chịu đựng vượt ngoài sự tưởng tượng của con người.
Hình thành và phát triển trong cuộc chiến tranh dữ dội và khốc liệt chống lại một siêu cường quân sự, hùng mạnh cả về binh lực và phương tiện chiến tranh hiện đại, những phương thức và kỹ năng tác chiến của Đặc công Việt Nam đã trở thành một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng luôn thường trực cùng quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam.
Những đòn tấn công vào những nơi được canh giữ cẩn mật nhất, lực lượng đặc công phá hủy các sân bay quân sự, kho tàng, bến cảng, tiêu diệt các đoàn vận tải quân sự, ngăn chặn và gây tổn thất nặng nề các cuộc hành quân, đánh phá các căn cứ quân sự và bắt hoặc tiêu diệt các sĩ quan cao cấp trong quân đội Mỹ và Sài Gòn, thậm chí lực lượng Đặc công – Biệt động còn tiến hành các trận tập kích hỏa lực ngay giữa nội đô thành phố. Đặc công – biệt động đã biến miền Nam trở thành một chiến trường không có hậu phương và không có bất cứ một nơi nào an toàn cho quân đội Mỹ.

Đột nhập căn cứ địch.
Ngay từ cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, lực lượng bộ đội “đặc biệt tinh nhuệ” đã thể hiện được bản lĩnh và năng lực tác chiến hiệu quả trước một đội quân thường trực chiến đấu chuyên nghiệp, vũ khí trang bị hiện đại của Pháp và lực lượng lính đánh thuê lê dương.
Lực lượng lê dương thực tế là một đội quân chiến tranh chuyên nghiệp có khả năng tác chiến tốt nhất và nguy hiểm nhất của quân đội Pháp. Nhận xét về lính lê dương của cựu binh trung sĩ trung sĩ Claude-Yves Solange: “Có thể sẽ là quá khoa trương khi nói về đội quân lê dương, nhưng trong lực lượng này tham gia chiến đấu là những chiến binh thật sự, không chỉ có người Pháp, có cả người Đức, Scandinavia, Nga, Nhật Bản, thậm chí một số người Nam Phi, Đức và cả người Nga. Toàn những chiến binh bẩm sinh ra dành cho chiến tranh”.
Quân đội Pháp cũng có những lực lượng đặc nhiệm, được tổ chức từ các quân nhân SS cũ, đã chiến đấu trên chiến trường thành các lữ đoàn biệt kích luồn sâu phá hoại và tấn công. Tuy bộ đội Việt Minh không có các phương tiện chiến tranh hiện đại, nhưng họ có những vũ khí vô cùng lợi hại khác. Những chiến sĩ Việt minh hiểu biết sâu sắc địa hình và các kỹ thuật chiến đấu bí mật, bất ngờ.
Thời điểm đầu tiên, cuộc chiến vô cùng khó khăn gian khổ. Các trận đánh thông thường đều có những tổn thất nặng về người, dưới sự chỉ đạo tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bộ đội Việt Minh đã thay đổi cách chiến đấu. Phải thừa nhận rằng, lực lượng đặc nhiệm là sự phát triển cao độ của du kích quân, và người Việt Nam là những chiến sĩ du kích giỏi nhất thế giới.
Các lực lượng bộ đội đặc biệt tiến hành các đợt trinh sát luồn sâu và chiến đấu trong lòng địch, trong các đội quân đó, điển hình là các chiến sĩ cảm tử với khẩu hiệu “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đó là những chiến sĩ công kiên trên các tuyến phòng ngự dày đặc đồn bốt địch, họ mang theo thuốc nổ (bộc phá) và mở con đường tấn công cho các lực lượng công kích, cửa mở qua các tuyến hàng rào dây thép gai, chông mìn và lưới đạn súng máy dày đặc luôn thấm đẫm máu và lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảm tử.
Phương thức tác chiến khởi điểm ban đầu là tác chiến Mật tập (bí mật đột nhập hệ thống phòng ngự đồn bốt) kết hợp với tác chiến Cường tập (sử dụng lực lượng tập trung công đồn).
Trong những giai đoạn này đã hình thành hai lữ đoàn đặc công bộ đầu tiên là 112 và 113. Kết hợp với tác chiến trên bộ là sự phát triển của đặc công nước nhằm tấn công các tuyến đường vận tải đường sông của đối phương, đặc biệt là khu vực Miền Nam Việt Nam, nơi có nhiều sông rạch và kênh vận tải, yểm trợ hỏa lực.
Các trận đánh khốc liệt trên sông nước miền Nam đã hình thành lực lượng đặc công “Rừng Sác” đầu tiên. Những chiến công của họ đã bẻ gẫy mọi ý đồ chiến trang và đưa Lực lượng vũ trang Việt Nam từ chiến thắng này đến chiến thắng khác ngày một lớn hơn.
Những năm 1953 –1954 là những năm phát triển mạnh mẽ nhất của các lực lượng đặc nhiệm Việt Minh khi những lực lượng nhỏ, được trang bị tốt và có kỹ năng tác chiến hoàn hảo, từ các chiến khu Miền Nam tấn công mạnh mẽ vào các đơn vị phòng ngự của quân đội Pháp.
Họ đã gây những tổn thất nặng nề về binh lực, đồng thời những đòn tiến công liên tiếp vào sân bay, kho tàng quân sự, các đoàn congvoa quân sự và các tuyến đường vận tải trên khắp đất nước đã phá hủy hoàn toàn tham vọng xây dựng 18 binh đoàn cơ động mạnh của tướng Nava và đẩy quân đội Pháp vào một trận đánh cuối cùng Điện Biên Phủ, chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Đặc công Miền Nam với lời thề Quyết tử.
Đặc biệt tinh nhuệ, lẫy lừng chiến công 
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, cùng với định hướng xây dựng quân đội chính quy, các đơn vị trinh sát biệt động đã có những bước đi ban đầu khá mạnh mẽ. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, đã có quyết định xây dựng lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không, lữ đoàn dù 305 đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có căn cứ tại Bắc Giang.
Lực lượng nhảy dù bao gồm các cán bộ đặc nhiệm cốt cán, được huấn luyện tại Trung Quốc, sau đó, các sĩ quan đặc nhiệm đã biên chế thành lữ đoàn dù và tiến hành các công tác huấn luyện, thực hành chiến đấu với các huấn luyện viên Liên Xô (5 chuyên gia). Cuộc đấu tranh chính trị đòi thực hiện hiệp định Genève ở Miền Nam đã chuyển thành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh giải phóng.
Từ miền Bắc, các lực lượng đặc nhiệm đã hành quân theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử, tiếp cận chiến trường Miền Nam, xây dựng các lực lượng đặc công, biệt động tại chỗ trên các chiến khu. Từ đó, hình thành các đơn vị đặc nhiệm chính quy của Quân Giải phóng nhân dân Miền Nam Việt Nam, những đơn vị bán chính quy (dân quân du kích) trên khắp miền Nam.
Được huấn luyện trong các chiến khu, kỹ thuật tác chiến của đặc công được phát triển và nhân rộng trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, từ đột nhập các khu căn cứ địch dưới nhiều hình thức, vận chuyển vũ khí khí tài vào hậu phương trong lòng địch đến các trận đánh bí mật bất ngờ, các lực lượng đặc công hình thành ở tất cả các binh chủng trên chiến trường, được phân chia thành hai ba mô hình chiến thuật tổ chức lực lượng – trinh sát đặc công, đặc công và biệt động.
Các lực lượng trinh sát đặc công thường tác chiến trong đội hình của một đơn vị binh chủng hợp thành, thực hiện nhiệm vụ trinh sát và khi cần, sẵn sàng tiến hành các đòn tiến công mở đầu cho một trận đánh, các lực lượng đặc công thủy và bộ có những trận đánh độc lập hoặc phối thuộc, là một binh chủng riêng biệt, các lực lượng biệt động là những lực lương bán chính quy, tập trung chủ yếu ở hậu phương của đối phương, biệt động có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, từ tình báo chiến dịch chiến thuật, tấn công các mục tiêu quan trọng hoặc có ý nghĩa chính trị lớn (các nhân vật quan trọng của đối phương) đến các hoạt động phá hoại, bắt tù binh và hỗ trợ các chiến dịch tuyên truyền.
Chỉ tính riêng trong tháng 2.1964 đã diễn ra 7 cuộc tấn công tiêu diệt các đối tượng nguy hiểm của chính quyền Sài Gòn và của quân đội Mỹ, các đòn tấn công của các chiến sĩ biệt động nhằm cả vào các nhân vật quan trọng của Mỹ như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, tướng William C. Westmoreland-Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Những đòn tấn công của đặc công Việt Nam diễn ra khắp mọi nơi, kể cả những khu vực được coi là căn cứ quân sự được bảo vệ tốt nhất và chắc chắn nhất trên thế giới như Tổng kho Long Bình, sân bay Tân Sơn Nhất, các khách sạn dành riêng cho các sĩ quan cao cấp Mỹ và cuối cùng mục tiêu là đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn bị tấn công ngày 30.3.1965.
Mục tiêu tác chiến của đặc công các binh chủng (đặc công, trinh sát đặc công công binh, đặc công pháo binh – tên lửa) chủ yếu nhằm vào các kho tàng bến cảng và căn cứ quân sự, đặc biệt nhất là sân bay – vốn là chỗ dựa hỏa lực chính và cũng là ưu thế mạnh nhất của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam, trận đánh đầu tiên vào sân bay Biên Hòa từ 31.10 đến ngày 1.11.1964 đã gây tổn thất nặng nề cho quân đội Mỹ, phá hủy 15 máy bay, tiêu diệt nhiều binh sĩ Mỹ, tiếp theo đó là trận tập kích và trại Holloway gần Pleiky 7-8.02.1965 (8 quân nhân Mỹ chết, 106 bị thương, 5 máy bay trực thăng bị phá hủy).
 Lực lượng đặc công Miền Nam trong chiến tranh chống Mỹ
Trong các trận tấn công liên tiếp vào các căn cứ kho tàng hậu cần kỹ thuật như trận tấn công vào kho xăng Esso ngày 5.8.1965 ở Đà Nẵng đã đốt cháy 10 triệu lít xăng, mất 40% tổng dự trữ xăng dầu của Mỹ ở Việt Nam.
Ngoài ra, các lực lượng đặc công còn tiến hành các trận pháo kích vào các khu sân bay dã chiến, các sở chỉ huy và các địa điểm quan trọng của thành phố Sài Gòn, như trận tập kích hỏa lực súng cối ngày 27.10.1965 kết hợp với mật tập đã tiêu diệt hàng chục máy bay trực thăng chiến đấu tại căn cứ Mably Mauthen gần Phú Bài của lính thủy đánh bộ Mỹ.

Kho xăng nhà Bè bị đốt cháy năm 1968.
Tổng kết toàn bộ thành tích của Đặc công QĐNDVN trong chiến tranh đã phá hủy 1.600 khẩu pháo, 30 giàn tên lửa, 9.000 xe quân sự, 2,7 triệu tấn bom đạn, 600 triệu lít xăng dầu; đánh chìm, đánh hỏng 400 tàu xuồng chiến đấu, hàng nghìn máy bay chiến đấu các loại.
Cắt hàng rào dây thép gai.
Trinh sát đặc công.
Máy bay F-4C bị đặc công tiêu diệt tại sân bay .
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đặc công trên bộ là đặc công nước Việt Nam, số lượng và kỹ năng tác chiến của lực lượng này vượt xa tất cả những hiểu biết về khả năng tác chiến ngầm của tất cả các lực lượng trên thế giới.
Theo báo cáo của lực lượng tình báo hải quân Mỹ, đến năm 1969 trên chiến trường Miền Nam có 3 tiểu đoàn, 4 đại đội và hai trường huấn luyện đặc công nước ở ngay miền Nam. Ngoài ra còn có trung đoàn đặc công nước số 126 hoạt động gần khu vực vĩ tuyến 17.
Lực lượng đặc công nước Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ đã đánh chìm chiến hạm USS Card với nhiều máy bay trực thăng chiến đấu trên boong tàu vào 02.05.1964, tàu USS Baton Rouge Victor 23.8.1966 cùng với hàng ngàn tàu xuồng vận tải chiến đấu và kho tàng bến cảng. Có những thời điểm đặc công nước đã phong tỏa cả quân cảng Cam Ranh, gây nhiều tổn thất cho hoạt động cung cấp trang thiết bị, khí tài quân sự đường biển cho quân đội Mỹ.
Chiến dịch chiến đấu tiến công lớn nhất và cũng là quan trọng nhất, chưa từng có trong lịch sử quân sự thế giới về sử dụng lực lượng đặc nhiệm là tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Lực lượng đặc công, biệt động, trinh sát đặc công kết hợp với các lực lượng vũ trang toàn miền Nam tiến hành một cuộc tấn công và nổi dậy trên toàn bộ chiến trường, tập kích vào tất cả các cơ quan đầu não, căn cứ quân sự của Mỹ.
Điển hình nhất là cuộc tấn công vào tòa đại sứ Mỹ, một pháo đài thật sự ở giữa Sài Gòn. Cuộc tập kích đã tiêu diệt và làm bị thương gần 190 quân nhân Mỹ, nhưng quan trọng hơn cả, nó đánh gãy tư tưởng chiến lược chiến tranh của quân đội Mỹ ở Miền Nam Việt Nam, chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tiêu hủy mọi hy vọng giành thắng lợi ở chiến trường và làm dấy lên cuộc đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam ở Mỹ và khắp thế giới.

Đòn tấn công của đặc công biệt động vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong chiến tranh khốc liệt, lực lượng đặc công cũng được biên chế tổ chức và xây dựng theo hướng hiện đại. Hình thành các đơn vị trinh sát, các đơn vị đột kích luồn sâu. Trong đó có đoàn bộ đội đặc công 198 được tổ chức biên chế theo hướng hiện đại đầu tiên. Tính đến năm 1975. lực lượng vũ trang Việt Nam có khoảng 47 tiểu đoàn và 13 đại đội độc lập.
Một trong những lực lượng đặc công ít người biết đến là lực đặc nhiệm tác chiến trên đường Trường Sơn với nhiệm vụ chống các toán biệt kích phá hoại của quân đội Mỹ. lực lượng này có nguồn gốc từ Lữ đoàn 305 bộ đội nhảy dù, theo các báo nước ngoài thì có khoảng 9 tiểu đoàn tác chiến dọc tuyến đường Trường Sơn, được huấn luyện theo phương pháp biệt kích.
Các đơn vị này đã trực tiếp đối đầu với các lực lượng biệt kích của sư đoàn đổ bộ đường không số 1 Mỹ trong khu vực A Sầu – A Lưới và đường 9 Nam Lào. Lực lượng đặc nhiệm đã chiến đấu rất quyết liệt, đánh thiệt hại nặng nhiều đơn vị thám báo, biệt kích của đối phương.

Những binh sĩ Mỹ bị thương trên chiến trường mong chờ cứu hộ.
Các hoạt động tác chiến của bộ đội Đặc công Việt Nam không giới hạn ở đường biên giới, khi chiến tranh mở rộng, các căn cứ quân sự của Mỹ ở Campuchia và ở Thái Lan cũng bị tấn công bởi lực lượng đặc công. Trận đánh khá nổi tiếng Lima Site 85 trên đỉnh Phathi thuộc biên giới Lào đã tiêu diệt căn cứ radar trinh sát dẫn đường và chỉ huy tác chiến đường không của Mỹ.
Đặc công Việt Nam cũng nhiều lần tập kích các căn cứ không quân Mỹ ở Udon và Utapao. Đặc biệt, trận tập kích của lực lượng đoàn 1 Đặc công đã đánh thiệt hại nặng 8 máy bay ném bom B-52 của Mỹ ở căn cứ Utapao.
 Đặc công Hải quân giải phóng đảo Song Tử Tây
Trong chiến tranh biên giới, lực lượng Đặc công Việt Nam cũng là những lực lượng chính quy đầu tiên tham chiến chống lại lực lượng đặc nhiệm “Sơn cước”. Đồng thời tiến hành những hoạt động tập kích phục kích tiêu diệt cả đoàn vận tải quân sự và cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật xăng dầu của đối phương, đánh chặn những đợt đột nhập của các lực lượng biệt kích đối phương trên các tuyến đường biên giới.
Thực tế cho thấy, nếu so với các lực lượng đặc nhiệm trên thế giới, Đặc công Việt Nam là lực lượng chuyên nghiệp nhất, có kỹ năng chiến đấu hoàn hảo nhất và cũng có nhiều kinh nghiệm tác chiến tốt nhất trong môi trường chiến trường phức tạp và lực lượng đối phương mạnh hơn gấp nhiều lần. Không có được sức mạnh yểm trợ của hỏa lực đường không và các loại khí tài hiện đại, với kỹ năng tác chiến và sức chịu đựng vượt ngoài giới hạn con người, lực lượng Đặc công Việt Nam là một mô hình lực lượng mà hầu hết các lực lượng đặc nhiệm, bao gồm cả Lực lượng Hải cẩu Mỹ, lực lượng Vampel của Nga đều nghiên cứu và học tập.
 (Còn tiếp)
T.T.B (Nguồn: Tạp chí lực lượng Đặc nhiệm Bratishka-Nga)
(An ninh quốc phòng) - Đặc công Việt Nam chiến đấu chủ yếu trong hậu phương địch nên thành thạo mọi loại vũ khí cả hai bên, kỹ năng xạ kích và cận chiến cực tốt, tấn công đối phương nhanh, quyết liệt rồi nhanh chóng thoát hiểm.
Báo Nga: Đặc công Việt Nam thiện chiến ‘ngoài sức tưởng tượng’ (Kỳ I)
Những kỳ tích làm nên huyền thoại
Cho đến ngày nay, tên gọi Đặc công khá phổ biến và chủ yếu là chỉ lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của QĐND Việt Nam không phân biệt quân binh chủng cũng như nhiệm vụ tham dự. Trên thực tế cơ cấu tổ chức của bộ đội Đặc công cũng phức tạp hơn nhiều theo Học thuyết quân sự Việt Nam. Ngày nay ngoài các đơn vị đặc công đã quen thuộc như Đoàn 1, Đoàn 5, lữ đoàn 113, lữ đoàn 198, lữ đoàn 429, các quân khu quân đoàn còn có các tiểu đoàn đặc công và các tiểu đoàn trinh sát đặc công. Các lữ đoàn đều là các đơn vị có biên chế các lực lượng đổ bộ đường không, tác chiến trên sông biển và trên bộ, thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố bạo loạn và bảo vệ các mục tiêu có ý nghĩa kinh tế, quân sự và chính trị quan trọng.
Là lực lượng đặc biệt, các quân nhân Đặc công cũng được tuyển chọn đặc biệt và hoàn toàn không ồn ào như các lực lượng như Hải Cẩu Mỹ. Đó là những người có vóc dáng trung bình nhưng ý chí, có thể lực rất tốt và sức chịu đựng rất cao. Ngay từ thời kỳ chống Mỹ, lực lượng đặc công trên cạn và dưới nước đều được rèn luyện và thử thách ngoài sức tưởng tượng. Các chiến sĩ đặc công được trang bị khá mỏng khi vào chiến trường (quần cộc, đi chân không, ngoài vũ khí trang bị, chiến sĩ chỉ có thêm những khí cụ thô sơ như thuốc bôi ngụy trang, các phương tiện thô sơ và cơ thể để vượt qua hàng rào vật cản, các chiến sĩ đặc công nước có thêm ống thở (ống nhựa y tế).
Vượt hàng rào bùng nhùng.
Vượt hàng rào bùng nhùng.
Với trang bị mỏng như vậy, các chiến sĩ phải rèn luyện bản thân để có thể nằm nhiều ngày trên cánh đồng, trên bãi đất trống. Họ được rèn luyện để có thể ở nhiều ngày trong hầm bí mật, đã có những chiến sĩ đặc công nằm cả tuần liền trong hàng rào dây thép gai bao quanh căn cứ địch để theo dõi đối phương hoặc ẩn mình dưới ao bèo cả ngày. Để chống bị phát hiện bởi chó săn, họ phải phơi thân mình nhiều ngày đêm trong vùng đất có xăng dầu và để sương gió làm giảm bớt mùi người.
Khi tiềm nhập, họ có thể phải nằm im lìm như chết hàng giờ dưới chân một lính canh hoặc đứng khom trong tư thế rất khó để giả làm một mô đất, một lùm cây, một hòn đá trong ánh sáng đèn pha của địch. Kỹ năng đột nhập của Đặc công Việt Nam đã đạt trình độ cao đến mức họ có thể bò qua một bãi đất trống giữa hai ngọn đèn pha công suất lớn mà không hề bị phát hiện do lợi dụng rất tốt giao thoa ánh sáng để cơ động.
Đặc công rừng Sác chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ.
Đặc công rừng Sác chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ.
Lực lượng Đặc công nước của Việt Nam cũng tương tự như Đặc công đánh bộ, ngày từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cũng được huấn luyện rất kỹ lượng và đặc biệt dựa vào sức chịu đựng của con người, được tuyển chọn từ các làng chài lưới trên biển. Họ có kỹ năng bơi lội rất tốt, bài tập thể dục buổi sáng của đặc công nước thông thường là bơi hàng chục cây số. Do yếu tố bí mật và tác chiến trong điều kiện đất nước khó khăn, do đó các phương tiện bơi lặn của họ khá thô sơ, nhưng kỹ năng thì rất hoàn hảo.
Với các công cụ tự chế, các đặc công nước có thể cơ động rất xa và rất lâu dưới nước chỉ với một cái ống thở dạng ống y tế, kính bơi thông thường. Dụng cụ bảo vệ cũng không nhiều, dao sử dụng dưới nước, thuốc ngụy trang và khi tác chiến ở vùng biển nguy hiểm, họ được trang bị thuốc đuổi cá mập. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt, họ không có các phương tiện bơi lặn phổ thông như quần áo thủy lực bảo vệ, kính lặn. Nhưng chính những điều đó đã tăng khả năng chiến đấu của họ lên nhiều lần. Các chiến sĩ đặc công nước có thể lặn rất lâu và bơi ngầm với tốc độ cao, có khả năng vượt qua mọi cạm bẫy dưới nước, từ lưới chống đặc công đến thiết bị trinh sát sonar, thủy âm, mìn và lựu đạn…
Trước những chiến công vang dội của lực lượng đặc công, ít ai nghĩ vũ khí, trang bị thực tế của đặc công Việt Nam thời kỳ chống Mỹ khá đơn giản. Theo biên chế, họ được trang chỉ chủ yếu là súng tiểu liên AK -47 báng gấp, lựu đạn cầm tay F1, súng bắn tỉa SVD Glagunov, súng chống tăng RPG-2 B-40. Hỏa khí đi cùng thông thường là súng liên thanh RPD cùng với một số phương tiện như kìm cắt dây thép gai. Vũ khí tấn công hiệu quả nhất của đặc công Việt Nam là khối nổ (bộc phá) các loại, bao gồm từ thuốc nổ TNT đến C4 của Mỹ. Các khối nổ thường được gói buộc tùy theo loại mục tiêu tấn công, được phân chia thành bộc phá khối (từ vài trăm gam TNT đến hàng chục kg) bộc phá ống, dùng để đánh hàng rào vật cản…
Các chiến sĩ đặc công biệt động miền Nam được trang bị vũ khí Mỹ như súng các bin M4, tiểu liên AR15, súng phóng lựu M79, chống tăng M72 và các loại lựu đạn khác nhau của Mỹ, trung thành với truyền thống, họ cũng sử dụng rất thành thạo các loại thuốc nổ khác nhau.
Bậc thầy sáng tạo và ‘tuyệt đỉnh công phu’
Đặc công Việt Nam là bậc thầy trong việc sử dụng lượng nổ, không giống như các phim ảnh của Holywood. Trong khi đặc nhiệm hải cẩu Mỹ sử dụng các lượng nổ có gắn kíp điện an toàn, đặc công Việt Nam sử dụng các kíp nổ thông thường như nụ xòe, kíp nổ cổ điển, hoặc các kíp nổ mìn và lựu đạn. Nhưng kỹ năng tác chiến với khối nổ của họ thật đáng sợ. Các chiến sĩ đặc công có thể vừa cơ động vừa tấn công các mục tiêu bằng khối nố, hoặc cài đặt các khối nổ để vô hiệu hóa xe tăng, xe bọp thép, xe quân sự. Họ cũng là chuyên gia của các loại mìn tự chế để tiêu diệt các phương tiện cơ giới của đối phương, từ máy bay trực thăng tầm thấp đến xe cơ giới, xuồng máy và tàu thuyền.
Với lính đặc công, những màn luyện tập thế này là chuyện bình thường.
Với lính đặc công, những màn luyện tập thế này là chuyện bình thường.
Không có các loại kíp hẹn giờ hiện đại, họ từ chế tạo từ kíp lựu đạn Mỹ và đồng hồ thông thường. Đôi khi, trong trường hợp khẩn cấp, họ có thể biến một cái ống bơ, một thùng xăng, một cuộn dây chun và mảnh vụn kim loại thành những thứ vũ khí sát thương vô cùng nguy hiểm. Họ có thể lấy dây chun quấn vào mỏ vịt của một quả lựu đạn cầu nhỏ, sau đó thả vào bình xăng 20 lít quân dụng, đã có một quả mìn nổ chậm vô cùng nguy hiểm.
Tác chiến trên chiến trường rừng núi, các chiến sĩ đặc công có kỹ năng sử dụng rất tốt các loại vũ khí thô sơ. Chúng ta thường gặp các anh hùng Holywood có khả năng làm bẫy sập, chông và các loại vũ khí tự chế khác, tất cả đều học ở Việt Nam. Từ bắn nỏ, phóng lao đến các loại bẫy nóng và nguội khác nhau, gây một tâm lý vô cùng nặng nề cho các lực lượng quân đội Mỹ.
Nằm lên mảnh thủy tinh cho xe nghiến qua người luyện mình đồng da sắt.
Nằm lên mảnh thủy tinh cho xe nghiến qua người luyện mình đồng da sắt.
Tất nhiên, kỹ năng quan trọng nhất của mọi lực lượng đặc nhiệm, đó là xạ kích. Các chiến sĩ đặc công Việt Nam chiến đấu chủ yếu trong hậu phương đối phương, nên họ có kỹ năng xạ kích và đánh gần rất tốt. Chiến sĩ đặc công có khả năng sử dụng thành thạo bất kỳ loại vũ khí nào của cả hai bên và họ bắn rất nhanh chính xác, dường như không lấy đường ngắm. Đặc biệt, kỹ năng cận chiến được coi là xuất sắc nhất của đặc công Việt Nam, chiến sĩ đặc công có thể chiến đấu cận chiến trong một không gian hẹp (nhà, hầm, nhà nhiều tầng, rừng nhiệt đới rậm rạp, địa hình phức tạp, hoặc thậm chí trong vòng vây kẻ thù với hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi – bị phát hiện trong hầm bí mật) nhưng họ vẫn có khả năng tấn công đối phương nhanh, quyết liệt và thoát hiểm.
Đã có những trường hợp, một số nhóm nhỏ chiến sĩ đặc công, khi lọt vào trận địa của cả một đại đội lính Mỹ, vẫn đủ khả năng tấn công gây thiệt hại nặng cho đối phương và rút lui an toàn. Kỹ năng cận chiến còn được thể hiện ở khả năng chiến đấu với vũ khí lạnh (dao găm) tay không (võ thuật), với các kỹ thuật chiến đấu cổ truyền võ dân tộc, khả năng sử dụng vũ khí lạnh (dao găm, các vật có thể sát thương), tiêu diệt đối phương rất cao. Thông thường các kỹ năng sử dụng vũ khí và tay không được rèn luyện theo xu hướng dứt điểm nhanh, chính xác và không gây tiếng động. Vì vậy, các chiến sĩ đặc công có thể nhanh chóng tiêu diệt hoặc bắt sống các mục tiêu (lính canh, sĩ quan…) mà không gây tiếng động hoặc sự chú ý.
Nghệ thuật tiềm nhập của đặc công Việt Nam thuộc loại đỉnh cao.
Nghệ thuật tiềm nhập của đặc công Việt Nam thuộc loại đỉnh cao.
Trong các kỹ năng chiến thuật, kỹ năng vượt vật cản, ngụy trang và tồn tại là những kỹ năng quan trọng nhất. Các chiến sĩ đặc công có khả năng vượt qua mọi vật cản với tốc độ cao và bền bỉ nhất. Họ có thể lên các tòa nhà cao tầng bằng các công cụ đơn giản như gậy đẩy, dây, móc mà không cần các phương tiện phóng, ném hiện đại không có trong trang bị. Họ vượt qua các hàng rào dây thép gai dày đặc, bãi mìn hỗn hợp bằng các loại phương tiện thô sơ hiệu quả và cả chính thân mình. Một chiến sĩ sẵn sàng nằm lên hàng rào bùng nhùng trong làn đạn cho những chiến sĩ khác vượt qua. Hoặc dùng các tấm ván và thân người làm cầu đỡ trong 1 hào chướng ngại đầy chông, mìn và nước.
Kỹ năng ngụy trang của chiến sĩ đặc công là hòa nhập môi trường, trong bất cứ môi trường đặc thù nào, họ cố gắng lẫn vào trong môi trường đó bằng chính các vật liệu và chất liệu có sẵn. Họ hóa thành các khối đá, thành thân cây gỗ cháy đen, thành ụ đất đỏ, thành bãi, bụi cỏ, đôi khi chiến sĩ đặc công nằm nhiều giờ ngay trong một đám bèo trên ao, hồ bên cạnh đường qua lại. Ở Việt Nam, đó là một việc vô cùng gian khổ. Chiến sĩ đặc công thông thường chiến đấu sâu trong lòng địch, yêu cầu quan trọng là khả năng tồn tại trong môi trường nguy hiểm thường trực. Các đơn vị đặc công chiến đấu ở vùng ven hoặc các khu vực dân cư thưa thớt, không gian ngụy trang trống trải còn phải tìm mọi cách tồn tại trong vùng hỏa lực, nhiễm chất độc hoặc ô nhiễm môi trường nặng nề.
Tập luyện với súng tiểu liên cực nhanh Micro Uzi.
Tập luyện với súng tiểu liên cực nhanh Micro Uzi.
Họ phải học cách tồn tại trong các hầm bí mật ngập nước nhiều ngày, tìm kiếm nước ngọt, thức ăn từ cây rừng, vùng khô cằn hoặc sử dụng thức ăn khô “lương khô” kết hợp với lọc nước tại chỗ để phục vụ nhu cầu bản thân. Không những thế, các phương pháp làm hầm bí mật trú quân, ẩn nấp ngay trong căn cứ của đối phương, sinh hoạt không có dấu vết, nấu thức ăn không có khói cũng là những giải pháp sống còn mà chỉ có những người trong cuộc mới có thể hiểu hết nghệ thuật sinh tồn của họ.
Chiến thuật đặc công: Tương tự như các lực lượng đặc nhiệm khác, chiến thuật tác chiến của đặc công Việt Nam là tác chiến tiến công, phương pháp chủ yếu là bí mật luồn sâu vào hậu phương địch, đánh nhanh, đồng loạt trên tất cả các mục tiêu quan trọng, nhanh chóng rút lui. Thông thường các hoạt động tác chiến của đặc công chỉ nhằm mục đích tiêu diệt, phá hoại, đánh thiệt hại nặng cơ sở vật chất tiến hành chiến tranh, tiêu diệt hoặc bắt sống các mục tiêu quan trọng. Các hình thức tác chiến thông thường như tấn công, phòng ngự theo thê đội cũng như các phương pháp không đặt ra.
Đổ bộ từ trực thăng.
Đổ bộ từ trực thăng.
Trong tác chiến đặc công, với điều kiện thuận lợi, các chiến sĩ đặc công cũng thường sử dụng các hình thức chiến đấu tấn công từ sau lưng địch, nhưng thường chia thành các nhóm nhỏ – các tổ hai, ba người đánh xuyên qua đội hình chiến đấu của đối phương, tấn công vào các điểm quan trọng với tốc độ cao, phá đội hình đối phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chiến đấu tấn công. Trong các trận đánh vào các đơn vị hành quân, cơ động của địch, phương án tác chiến của đặc công cũng có những đặc thù riêng, họ không nhằm mục đích tiêu diệt toàn bộ lực lượng đối phương mà chỉ tiêu diệt những mục tiêu quan trọng nhất như sở chỉ huy cơ động, các xe hậu cần kỹ thuật quan trọng, phương tiện chiến tranh quan trọng nhằm phá hủy ý đồ chiến đấu của đối phương. Họ tấn công rất gần, nhanh chóng tiếp cận tiêu diệt mục tiêu đã chọn và biến mất vào địa hình, phần còn lại họ để cho các lực lượng khác như bộ binh, pháo binh giải quyết chiến trường.
Đặc công Hải quân luyện tập đổ bộ.
Đặc công Hải quân luyện tập đổ bộ.
Trường hợp đặc biệt, lực lượng đặc công biệt động miền Nam Việt Nam năm 1975 đã thực hiện các trận đánh tiêu diệt các chốt chặn của địch trên các đầu cầu vào Sài Gòn và tổ chức trận địa phòng ngự, ngăn chặn không cho đối phương phá cầu.
Đặc công Việt Nam tiến lên chính quy, hiện đại
Học thuyết quân sự Việt Nam định hướng phát triển lực lượng vũ trang với mục đích bảo vệ đất nước. Lực lượng đặc công cũng phát triển chủ yếu theo hướng này, nhưng sự phát triển đó tập trung vào các mục đích quan trọng ngày này. Đó là biên giới, hải đảo, chống khủng bố và bạo loạn chính trị. Do nhiệm vụ tác chiến hiện nay được mở rộng hơn. Đặc biệt là nhiệm vụ chiến đấu chống các thế lực phản động chống phá từ phía bên ngoài (bao gồm các lực lượng phản động chính trị, các lực lượng tội phạm, các thế lực khủng bố) do đó, yêu cầu triển khai tác chiến nhanh, bất ngờ, từ nhiều hướng là phương án lựa chọn tối ưu.
Do đó, ngày nay, lực lượng đặc công chuyển hướng thành đặc công đặc nhiệm phản ứng nhanh, sử dụng các phương tiện cơ động hiện đại như máy bay, máy bay trực thăng, ô tô đặc chủng, xuồng cao tốc. Cúng do tính đặc thù của đối tượng tác chiến, các loại vũ khí cũng có thay đổi tương đối lớn, xuất hiện các loại súng như Micro UZI (súng ngắn liên thanh), súng bắn tỉa tầm xa, các thiết bị quang học như kính hồng ngoại nhìn đêm, kính ngắm ngày đêm. Đồng thời các phương tiện đổ bộ cũng cải tiến rõ rệt. Các chiến sĩ đặc công Việt Nam ngày nay làm quen với các bộ quân phục ngụy trang đa năng, trang thiết bị thông tin liên lạc cá nhân dạng mạng nội bộ, chỉ thị mục tiêu laser, các thiết bị leo trèo, vượt độ cao, đổ bộ từ trực thăng và các nhà cao tầng bằng hãm dây và bảo hiểm leo núi đặc biệt.
Đặc công hải nước Việt Nam ngày càng được trang bị hiện đại.
Đặc công hải nước Việt Nam ngày càng được trang bị hiện đại.
Tương tự như vậy với lực lượng đặc công nước, họ đã tiếp cận và làm quen với các thiết bị đổ bộ như xuồng cao tốc, thiết bị bơi ngầm, quần áo thủy lực, chân vịt hiện đại, kính lặn ngầm, đồng thời ngay cả hậu cần kỹ thuật cũng có những thay đổi lớn, xuất hiện những khẩu phần ăn đảm bảo tỷ lệ calo tiêu hào, những thiết bị sưởi ấm khi hoạt động vùng biển lạnh, đổ bộ từ các loại phương tiện mang như chiến hạm, máy bay. Trong tương lai gần, sẽ có thêm những thiết bị đổ bộ từ tàu ngầm, các loại vũ khí sử dụng dưới nước, đồng hồ la bàn, bản đồ kỹ thuật số không thấm nước và các thiết bị hiện đại khác.
Vũ khí trang bị chắc chắn cùng có những thay đổi lớn, đặc biệt là loại vũ khí truyền thống “thuốc nổ – bộc phá” sẽ mạnh hơn, nhẹ hơn, các thiết bị kích nổ cũng an toàn hơn và thuận tiện hơn trong sử dụng. Các chiến sĩ đặc công cũng có khả năng có được các loại hỏa khí đi cùng có sức mạnh đáng kể như súng phóng lựu nhiệt áp, súng phóng lựu chống tăng sử dụng một lần hoặc súng phóng lựu liên thanh.
Chiến thuật cũng sẽ có những thay đổi rõ rệt. Từ chiến thuật đột nhập – tiêu diệt, chắc chắn các lực lượng đặc công biệt động sẽ có thêm những nội dung chiến thuật mới như trinh sát, tìm kiếm mục tiêu, bao vây tiêu diệt, truy quét. Hoặc những mục tiêu tấn công phá hoại tầm xa như các chiến hạm, các tàu đổ bộ của đối phương, các căn cứ quân sự trên biển hoặc ngoài biên giới, có khả năng gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Đặc công Việt Nam đã trải qua một giai đoạn vinh quang, anh dũng và hiện nay được định hướng tiến lên chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu chiến đấu bảo vệ đất nước trong giai đoạn mới. Lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ Việt Nam sẽ giáng những bài học đích đáng cho bất cứ một thế lực hiếu chiến nào có ý đồ xâm phạm chủ quyền tổ quốc.
(Tiền Phong)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH