CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 60/I (cuộc giải cứu ngoạn mục)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Apollo13 và cuộc giải cứu ngoạn mục ngoài không gian - phần 1/1

Apollo13 và cuộc giải cứu ngoạn mục ngoài không gian

Sau 2 chuyến đưa người thăm dò và khảo sát lên Mặt trăng thành công với tàu vũ trụ Apollo 11 và 12, Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) tiếp tục tổ chức chuyến thăm dò thứ 3 với tàu Apollo 13. Tuy nhiên, chuyến đi này đã xảy ra sự cố nguy hiểm cho các nhà du hành Mỹ. May mắn thay, tất cả họ đều sống sót thần kỳ và quay trở về trái đất. Điều gì đã tạo nên kỳ tích như vậy?
Ngày 11-4-1970, con tàu Apollo 13 được phóng lên vũ trụ với nhiệm vụ khám phá địa hình trên mặt trăng. Chỉ 56 giờ sau khi được phóng, một bể oxy đã bị vỡ, làm suy giảm lượng cung cấp oxy, nước sạch và điện cũng như đe dọa tính mạng của phi hành đoàn.
Với sự giúp đỡ của các kỹ sư trên mặt đất, các nhà du hành vũ trụ nỗ lực khắc phục sự cố trong suốt 88 giờ đồng hồ sinh tử và đáp xuống trái đất an toàn vào ngày 17-4. Một phần may mắn này phải kể đến là nhờ NASA đã chọn lựa phương án an toàn nhất cho tàu Apollo 13. Trong quá trình lập kế hoạch khám phá mặt trăng, NASA đưa ra 3 phương án đổ bộ lên hành tinh này.
Apollo13 và cuộc giải cứu ngoạn mục ngoài không gian - Ảnh 1
Tiếp cận trực tiếp
Phương án này có nghĩa là phóng thẳng một phi thuyền trực tiếp lên mặt trăng. Toàn bộ phi thuyền sẽ hạ cánh và quay trở lại từ mặt trăng.
Điều này đòi hỏi một tên lửa mạnh nhất từ trước đến nay. Vào thời điểm đó, 2 tên lửa mạnh nhất được đề xuất là Saturn và Nova. Cuối cùng, với ưu thế kích cỡ vượt trội, Nova được "chọn mặt gửi vàng". Tuy nhiên, với quãng đường đi trực tiếp đến mặt trăng quá xa, tên lửa cũng cần một khối lượng nhiên liệu khá lớn. Cuối cùng, phương án này bị loại bỏ. Nhưng dường như đó là may mắn cho tàu Apollo 13. Lượng dự trữ pin khiêm tốn của mô-đun chỉ huy và mô-đun dịch vụ sẽ không đủ để giúp tàu có thể quay trở lại trái đất, dẫn đến một vụ nổ bình nhiên liệu khác. "Vì thiếu hụt oxy nên các thành viên phi hành đoàn chỉ có khoảng 12 -15 giờ để duy trì sự sống", kỹ sư Jerry Woodfill của tàu vũ trụ Apollo 11 và 13 cho biết.
Gặp nhau trên quỹ đạo trái đất
Phương án này sẽ đòi hỏi việc phóng 2 tên lửa Saturn V, một chứa phi thuyền và một chứa nhiên liệu. Phi thuyền sẽ lưu lại trên quỹ đạo và được nạp vào đủ nhiên liệu để có thể bay đến mặt trăng rồi quay về. Và toàn bộ phi thuyền sẽ hạ xuống mặt trăng. Lợi ích của phương án này là phi thuyền nhỏ sẽ khai thác trọng lực thấp của mặt trăng để hạ cánh và không tốn nhiều nhiên liệu.
"Nhưng những yếu tố nguy hiểm vẫn còn. Đó chính là quá ít điện năng và không có tế bào nhiên liệu để sản xuất oxy để thở. Sự trở lại trái đất vẫn sẽ đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với phương án tiếp cận trực tiếp", Woodfill nói.
Gặp nhau trên quỹ đạo mặt trăng
Phương án này được lựa chọn cho tàu Apollo 13, chính điều này đã giúp cứu sống toàn bộ các phi hành gia của tàu vũ trụ này.
Theo phương án này, phi thuyền được chia ra thành nhiều mô-đun, bao gồm mô-đun chỉ huy, mô-đun dịch vụ và mô-đun mặt trăng. Tuy nhiên, chỉ có mô-đun mặt trăng là hạ cánh trên mặt trăng, do đó làm giảm thiểu khối lượng được phóng từ bề mặt mặt trăng cho chuyến bay trở về. Sau khi rời khỏi mặt trăng, mô-đun này sẽ ghép lại với mô-đun chỉ huy để bay về bề mặt trái đất. Vụ nổ bình khí của tàu Apollo 13 xảy ra trước khi các mô-đun chỉ huy và mô-đun mặt trăng tách ra, do đó, các phi hành đoàn đã có thể sử dụng các mô-đun mặt trăng còn nguyên vẹn như một xuồng cứu sinh với nguồn cung cấp điện, oxy và tên lửa riêng của hệ thống này để trở về trái đất.
Thảm họa phi thuyền Apollo 13 làm bùng nổ nhiều cuộc tranh cãi trong thời gian khá dài. Nhưng nhờ sự lựa chọn phương án 3 mà tất cả các phi hành gia mới được sống sót trở về, đánh dấu một trong những pha giải cứu tập thể tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại.
Tuệ Khanh
(Theo BBC)
Tại một thời điểm, NASA chỉ có 18 giờ để nhất trí về một kế hoạch giải cứu trước khi quá muộn.

Những người hùng thầm lặng trong thảm họa Apollo 13

Hai ngày sau khi khởi hành chuyến thám hiểm tới mặt trăng, thảm họa xảy ra với Apollo 13. Một bộ phim mới khai thác chủ đề này và phi hành gia Jim Lovell kể lại những nỗ lực đáng kinh ngạc để mang phi hành đoàn trở về.
Trang BBC Future vừa có một cuộc phỏng vấn các nhân vật và viết bài mô tả chi tiết diễn biến của thảm hoạ mà Apollo 13 gặp phải và quá trình giải cứu phi hành đoàn, VnReview chuyển ngữ, mời bạn đọc theo dõi.
Ngày 14/4/1970, phi hành đoàn tàu vũ trụ Apollo 13 gồm Jim Lovell, Jack Swigert và Fred Haise – lúc này đang trong ngày bay thứ 2, "thuận buồm xuôi gió" trên hành trình tới mặt trăng. Buổi sớm hôm đó, tại trung tâm kiểm soát đặt tại Houston, phụ trách liên lạc (Capcom) của tàu - Joe Kerwin đã báo cáo rằng tàu "trong trạng thái tốt" và còn đùa với phi hành đoàn: "Ở đây chúng tôi đang nhàn phát chán lên được".
Trên thực tế, sứ mệnh đến mặt trăng lần thứ ba của NASA khi đó không hề thu hút sự chú ý của công chúng. Chia sẻ với BBC Future, Lovell (có vẻ trẻ hơn 2 chục tuổi so với tuổi thật 89 của ông) cho biết: "Mọi người đã chán rồi. Thông tin về chuyến bay của Apollo 13 bạn có thể tìm thấy trên trang thời tiết của tờ báo. Thế đấy".
Tại thời điểm 55 giờ 46 phút của hành trình, phi hành đoàn kết thúc việc truyền hình trực tiếp với trái đất. Họ đã dẫn người xem tham quan mô-đun điều khiển (command module) và tàu đổ bộ mặt trăng. Không có kênh truyền hình nào phát sóng chương trình.
Jim Lovell (bên trái) cho biết công chúng đã không còn hứng thú với các chương trình không gian của Mỹ (Ảnh: NASA)
Sy Liebergot – người ngồi tại khu vực bảng điều khiển Điện Môi trường và Truyền thông (Eecom) cho biết: "Không một ai trong giới truyền thông có mặt tại trung tâm kiểm soát. Họ nhận thấy công chúng không hào hứng với việc chúng tôi đi đến hay hạ cánh trên mặt trăng".
Mới tốt nghiệp Đại học, Liebergot là một trong số hàng chục thanh niên - hầu hết ở độ tuổi 20 - được tuyển dụng vào trung tâm kiểm soát. Liebergot chịu trách nhiệm về tình trạng của Hệ thống hỗ trợ sự sống trên tàu vũ trụ Apollo. Ông tham gia bộ phim tài liệu mới: Mission Control: The Unsung Heroes of Apollo (Tạm dịch: Trung tâm kiểm soát: Những người hùng thầm lặng của Apollo).
Ý tưởng giám sát các chuyến bay vào không gian có người lái từ một căn phòng với một chuỗi các mệnh lệnh rõ ràng là của Chris Kraft. Ông cho rằng hệ thống giám sát chuyến bay giống như một dàn nhạc, là tập hợp của nhiều phần riêng biệt và được điều khiển bởi một "nhạc trưởng" - Giám đốc điều hành bay.
Toàn bộ các lệnh được thực hiện trong suốt chuyến bay và thông báo tới phi hành đoàn thông qua một Capcom - thường là một phi hành gia. Liebergot cho biết: "Chúng tôi ở trên mặt đất nhưng hiểu về con tàu và hoạt động của nó nhiều hơn cả phi hành đoàn. Xử lý vấn đề - đó là câu thần chú của chúng tôi".
Mọi điều có thể được thực hiện để loại bỏ các sai sót hay các quyết định không phù hợp.
Trước khi phi hành đoàn nghỉ ngơi đêm hôm đó, phụ trách liên lạc Jack Lousma đã yêu cầu: "(Apollo) 13, chúng tôi muốn các anh thực hiện một việc nữa, đó là khuấy các khoang chứa cryo lên".
Apollo 13 đáng lẽ đã là lần đặt chân thứ 3 lên mặt trăng (Ảnh: NASA)
Các khoang chứa cryo thuộc mô-đun dịch vụ tàu vũ trụ do Liebergot phụ trách, chứa khí oxy và hydro. Các khí này sẽ được chuyển đổi thành điện và nước trong 3 khoang chứa nhiên liệu cấp cho tàu vũ trụ và cả nước uống cho các phi hành gia. Việc bật chế độ khuấy các khoang chứa cryo nhằm đảm bảo chất lỏng trong các khoang được trộn đều, giúp đồng hồ đo đưa ra kết quả chính xác.
Swigert bật công tắt quạt khuấy. 2 phút sau, một tiếng nổ vang lên và chuông báo động kêu vang.
Tại trung tâm giám sát mặt đất, Liebergot chỉ còn 1 giờ nữa là hết ca trực kéo dài 8 tiếng của mình, và cũng là người đầu tiên chứng kiến sự cố xảy ra. "Các chỉ số nhảy điên cuồng, có rất nhiều thay đổi trong phòng lúc đó. Chúng tôi không biết mình đang nhìn thấy cái gì nữa", Liebergot cho biết.
Ca trực 8 tiếng cuối cùng kết thúc sau 3 ngày.
Lovell báo với trung tâm giám sát: "Houston, chúng tôi gặp vấn đề rồi. Hình như, nhìn ra cửa kìa, chúng tôi đang xả thứ gì đó. Chúng tôi đang xả thứ gì đó vào không gian".
Phi hành đoàn trôi dạt trên tàu đổ bộ mặt trăng (Ảnh: NASA)
Lovell cho biết: "Khi tiếng nổ vang lên, chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Đến khi thấy oxy xì ra và quan sát trên bảng điều khiển thì chúng tôi đã mất toàn bộ oxy trong một khoang chứa rồi. Sự việc diễn ra quá nhanh và tôi nhận ra chúng tôi đang gặp phải rắc rối nghiêm trọng".
Các đài truyền hình tranh nhau đưa tin, tạm ngưng các chương trình khác để quay trung tâm kiểm soát. Giám đốc điều hành bay - ông Gene Kranz kêu gọi cả nhóm của mình tập trung "xử lý vấn đề". Mọi người trong phòng được hướng dẫn nói chuyện qua tai nghe, gọi đội ngũ hỗ trợ và xác định vấn đề đang xảy ra.
Liebergot cho biết: "Chúng tôi luôn nghĩ nhất định phải mang phi hành đoàn trở về an toàn. Đó chính là triết lý của những người giám sát chuyến bay".
Đội giám sát chuyến bay chạy đua với thời gian để đưa con tàu trở về (Ảnh: Nasa)
Ở cách trái đất 200.000 dặm (tương đương 322.000 km), Lovell không bình tĩnh được như vậy. "Chúng tôi không có bất kỳ giải pháp nào để có thể quay trở lại, cũng không biết chính xác phải làm gì. Đó có lẽ là điều tồi tệ nhất trong chuyến bay khi nghĩ đến việc không biết liệu rằng mình có thể trở lại trái đất hay không".
Chịu trách nhiệm cho hệ thống xảy ra lỗi, nhiệm vụ của Liebergot bây giờ là cố tiết kiệm oxy nhất có thể để cấp năng lượng cho con tàu vụ trụ đã bị hư hại. Phương án của ông là áp dụng chu trình khẩn cấp trong tình huống lỗi bình nhiên liệu để giảm mức tiêu thụ với bình nhiên liệu còn lại.
Liebergot cho biết: "Việc này nhằm giữ cho khoang nhiên liệu trong mô-đun điều khiển duy trì đủ lâu để các phi hành gia vào được tàu đổ bộ mặt trăng và vận hành các hệ thống tại đó. Những việc chúng tôi làm tuân theo một quy trình xử lý khủng hoảng chặt chẽ để giữ cho khoang nhiên liệu hoạt động".
Trong không gian, phi hành đoàn không thể cứ lơ lửng để chờ hướng dẫn. Họ đã bắt đầu di chuyển sang tàu đổ bộ mặt trăng mặc dù Lovell sớm nhận ra ở đó sẽ không dễ chịu chút nào.
Dù không biết dù có hoạt động hay không, đây cũng là giải pháp để có thể trở về trái đất
"Tàu đổ bộ mặt trăng khá hạn chế. Nó được thiết kế chỉ để hỗ trợ cho 2 người trong thời gian 2 ngày. Phi hành đoàn chúng tôi có 3 người và dự tính phải mất 4 ngày mới có thể quay trở lại", Lovell cho biết.
"Cuối cùng chúng tôi cũng phải chấp nhận rằng mình không thể hạ cánh trên mặt trăng được, sứ mệnh đó đã kết thúc. Quyết định bây giờ là vòng quanh mặt trăng để trở về trái đất", Liebergot cho biết.
Những ngày tiếp theo, các nhân viên giám sát chuyến bay làm việc suốt ngày đêm, tranh thủ chợp mắt vài phút dưới bàn làm việc để cố gắng đưa phi hành đoàn Apollo 13 trở về nhà. Có rất nhiều vấn đề phải "xử lý". Họ dự định đốt động cơ đẩy để tiếp tục hành trình, tính toán để đảm bảo an toàn cho các phi hành gia bằng cách sử dụng lớp chắn nhựa, tất cũ và băng dính để lắp các bình xử lý CO2 hình vuông được lấy từ mô-đun điều khiển sang các lỗ bình xử lý hình tròn của tàu đổ bộ mặt trăng.
"Đó là sự kết hợp giữa hai nhóm. Một nhóm ngồi trong căn phòng dễ chịu, có café nóng, xì gà, cố gắng nghĩ cách đưa các phi hành gia trở về. Nhóm kia thì đang trong con tàu vũ trụ lạnh lẽo, ẩm ướt và cố gắng thực hiện các hướng dẫn được đưa ra", Lovell cho biết.
Sự hân hoan khi giải cứu thành công phi hành đoàn
Ngay cả khi đội Eecom của Liebergot thành công trong việc đảm bảo năng lượng cho tàu về trái đất an toàn thì cũng không có gì đảm bảo phi hành đoàn có thể sống sót. Để tiết kiệm nhiên liệu, trung tâm kiểm soát buộc phải sử dụng điện năng để giữ ấm hệ thống dù.
Lovell cho biết: "Nếu pháo bắn dù không thành công, chúng tôi vẫn đi được nhưng sẽ quá nhanh để có thể hạ cánh xuống nước".
Chỉ đến ngày 17/4, khi người xem truyền hình trên khắp thế giới dõi theo tàu Apollo 13 phóng khỏi các đám mây cùng với ba chiếc dù lao xuống Thái Bình Dương, các nhân viên kiểm soát bay mới biết mình đã thành công. Phi hành đoàn trở thành những người hùng quốc tế. Sau "bữa tiệc" xì gà trong phòng điều hành, Liebergot và đội Eecom đi ngủ. Vài ngày sau đó, họ quay trở lại làm việc, lên kế hoạch cho nhiệm vụ tiếp theo.
Cuộc giải cứu 3 phi hành gia khiến cho chương trình không gian trở lại vị trí trang nhất trên các tờ báo (Ảnh: Getty Images)
Ngày nay, bạn có thể thấy những người phụ nữ hay đàn ông phía sau các bảng điều khiển của trung tâm kiểm soát. Tuy nhiên, nguyên tắc do Chris Kraft tạo ra vào những năm 1960 vẫn được duy trì. Mỗi chuyến bay - hay còn gọi là nhiệm vụ, sứ mệnh - là một nỗ lực của nhóm. Phía sau mỗi phi hành gia là hàng trăm người đang cố gắng hết sức để đảm bảo cho họ quay trở lại trái đất an toàn.
Nói như Lovell, sứ mệnh Apollo 13 nằm ở những giờ phút "huy hoàng" nhất của nó. "Hồi tưởng lại sau nhiều năm, thì vụ nổ của Apollo 13 có lẽ là điều tuyệt nhất có thể xảy ra với chương trình không gian", Lovell cho biết.
"Trung tâm Kiểm soát: Những người hùng Apollo thầm lặng" đã được phát sóng trên toàn thế giới vào ngày 14 tháng 4, được bình chọn là một trong 9 phim đáng xem vào tháng 4 của BBC Culture. Bạn có thể nghe buổi phỏng vấn đầy đủ với Liebergot và những đoạn trích từ bộ phim trên Space Boffins Podcast.
Hà Thu

Những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử NASA

author 11:06 09/04/2015


(VietQ.vn) - Trong suốt hơn 50 năm qua, NASA vẫn đang nỗ lực tìm kiếm câu trả lời cho các bí ẩn của vũ trụ. Với nhiều kỳ tích không tưởng, nhân loại khi nhìn lại những thành tựu khoa học vĩ đại nhất của NASA sẽ cảm thấy không khỏi tự hào.
    Kính thiên văn Chandra X-ray
    Kính thiên văn Chandra được phóng vào vũ trụ nửa cuối năm 1999 và là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong sự mệnh chinh phục không gian của NASA . Trong suốt mười lăm năm hoạt động, Chandra đã cung cấp cho nhân loại một cái nhìn toàn cảnh độc đáo về vũ trụ. Đây được coi là một trong số những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử của NASA.
    Những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử NASA  - ảnh 1

    Kính thiên văn Chandra X-ray được coi là một trong số những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử NASA

    Kính thiên văn Chandra X-ray có quỹ đạo hình elip quay quanh Trái Đất, cung cấp các nhà thiên văn học cái nhìn tốt hơn về những vùng tập trung mật độ năng lượng lớn trong vũ trụ hay những nơi có thể là tàn tích của một vụ nổ sao siêu mới. Những bức ảnh của Chandra đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các xung vũ trụ (pulsar, dạng bức xạ điện từ liên quan tới hoạt động hình thành và chết đi của các ngôi sao) và các tinh vân trong vũ trụ. 
    Chandra được coi một trong bốn "đài quan sát vĩ đại " của NASA, 3 cái tên còn lại là kính thiên văn Spitzer Space, kính viễn vọng không gian Hubble và đài quan sát Compton Gamma Ray. 
    Freedom 7 và sứ mệnh đưa người Mỹ đầu tiên bay vào không gian
    Ngày 5/ 5/ 1961, Alan Shepard rời Trái Đất và chính thức trở thành phi hành gia Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ. Cũng cần lưu ý rằng Shepard không phải là người đầu tiên bay vào vũ trụ- đó là thành tựu lớn của phi hành gia vĩ đại người Liên Xô Yuri Gagarin.
    Những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử NASA  - ảnh 2
    Sứ mệnh lịch sử đưa người Mỹ đầu tiên lên không gian được thực hiện thành công vào năm 1961
    Trên thực tế, thời điểm Alan Shepard bay vào vũ trụ chỉ sau chuyến bay của Gargarin đúng 23 ngày. Và từ khoảnh khắc đó, Shepard đã viết tên mình vào cuốn biên niên sử vĩ đại của NASA với chuyến bay có người lái đầu tiên vào vũ trụ và thiết lập nên tiêu chuẩn cho những phi hành gia sau này đi theo con đường của ông. Shepard rời Trái Đất lúc 09:34 trên con tàu Freedom 7, chuyến bay lịch sử của ông kéo dài tổng cộng 15 phút và 28 giây.
    Trạm vũ trụ quốc tế ISS
    Trạm vũ trụ quốc tế ISS được khởi công xây dựng vào năm 1998 và được các nhà nghiên cứu đưa vào sử dụng từ năm 2000. Nhóm phi hành đoàn đầu tiên đặt chân đến trạm vào năm 2000 và kể từ đó họ đã sống tại nơi đây, phục vụ cho công tác nghiên cứu và thám hiểm vũ trụ.
    NASA cùng các đối tác từ khắp nơi trên thế giới chính thức hoàn thành toàn bộ việc xây dựng Trạm vũ trụ quốc té vào năm 2011. Những nhà thiên văn học đã phải nghiên cứu để tìm ra cách sống trong môi trường không trọng lực, và xa hơn nữa là hoàn thành nhiệm vụ tương lai đưa con người lên Mặt Trăng và sao Hỏa.
    Những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử NASA  - ảnh 3

    Nhắc đến những thành tựu khoa học ấn tượng của NASA, không thể không kể đến Trạm vũ trụ quốc tế ISS

    Hình ảnh của Trạm vũ trụ quốc tế ISS chính là minh chứng cụ thể cho lời khẳng đinh những sứ mệnh trong không gian có thể đem đến những kết quả đáng kinh ngạc. Dù Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) không phải là trạm không gian đầu tiên của loài người, nhưng nó chắc chắn là trạm không gian ấn tượng nhất.
    Apollo 13
    Ngày 11/4/1970, tàu vũ trụ Apollo 13 được phóng, và sau 55 giờ và 55 phút, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra, phá hủy gần như toàn bộ hệ thống cũng như các thiết bị cần thiết để duy trì sự sống trên tàu.
    Vụ việc kinh hoàng bắt đầu do một trong những động cơ của tàu dừng hoạt đông trong vòng hai phút sau khi cất cánh. Một trong hai bình dưỡng khí phát nổ và sức ép của vụ nổ khiến bình ôxy thứ hai tiếp tục vỡ. Ngay sau đó, hai trong số ba khoang nhiên liệu của tàu vũ trụ dừng hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ lượng oxi tích trữ trên Apollo 13 đã rò rỉ vào không gian và tất cả các hỗ trợ cơ bản cho sự sống như điện, nước, ánh sáng, nhiệt độ và oxy đều chấm dứt.
    Thảm họa này đã đánh dấu một trong những pha giải cứu tập thể tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại. Người ta đã nghĩ đến những khả năng bi thảm có thể xảy ra nhưng cuối cùng phép màu đã xuất hiện, việc các phi hành crew- James Lovell, Fred Hayes và John Swirget đều sống sót được coi là một kỳ tích.
    Những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử NASA  - ảnh 4
    Thảm họa Apollo đã đánh dấu một trong những pha giải cứu tập thể tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại
    Sự dũng cảm, gan dạ của những người đàn ông trên tàu cùng tất cả những người tham gia vào sứ mệnh giải cứu là một minh chứng điển hình cho thấy trí thông minh và lòng can đảm của nhân loại hết sức phi thường. Để duy trì sự sống, các phi hành gia gần như không có thức ăn, nước uống và không ngủ trong khi nhiệt độ trên tàu xuống gần mức đóng băng. Trong vòng chưa đầy sáu ngày, các thành viên phi hành đoàn bị sụt 31,5  pound vì mất nước.
    Trong khi họ kiên trì chờ đợi, các kỹ thuật viên của NASA tại trung tâm điều khiển đã nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ, cuối cùng sau 6 ngày hoàn thành hàng nghìn thuật toán và lựa chọn giải pháp. họ đã tìm ra cách để cứu được các phi hành gia trở về.
    Apollo 11
    Apollo 1 vốn được kỳ vọng là tàu con thoi có người lái đầu tiên hạ cánh xuống Mặt Trăng nhưng tiếc thay, con tàu vũ trụ này đã không hoàn thành được sứ mệnh cao cả đó. Vụ thử tàu là một thảm họa thực sự, giết chết cả ba phi hành gia do một đám cháy trong cabin.
    Những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử NASA  - ảnh 5

    Apollo 11 đưa Neil Amstrong đặt chân lên Mặt Trăng là thành tựu khoa học tuyệt vời của NASA

    Suôt hai năm sau đó, NASA đã chạy tổng cộng 9 thử nghiệm với hàng loạt dự án tàu con thoi. Cuối cùng, tàu con thôi Apollo 11 đã trở thành sứ mệnh đầu tiên thành công trong việc đưa con người lên Mặt Trăng. Khi phi hành gia Neil Armstrong đặt chân lên bề mặt của Mặt Trăng và thốt ra câu nói huyền thoại "Một bước chân nhỏ của con người, một bước nhảy vọt khổng lồ cho nhân loại", cả thế giới đều kinh ngạc, thậm chí một số người còn hoài nghi và không tin vào kỳ tích.
    Ngay sau đó, Buzz Aldrin và hai người nữa đã trở thành những người kế tiếp đặt chân lên Mặt Trăng. Kể từ sau khi sứ mệnh của Apollo 11 thành công, mới chỉ có mười phi hành gia từng đã đặt chân lên vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất.
    Phương Trâm

    NASA thử nghiệm 'đĩa bay' chắn nhiệt cho cuộc đổ bộ Sao Hỏa

    author 14:26 31/03/2015


    (VietQ.vn) - Theo tin tức khoa học mới nhất trên tờ Daily Mail, NASA sẽ tiếp tục các cuộc thử nghiệm mới trong năm nay với chiếc "đĩa bay" LDSD dưới vai trò làm lá chắn nhiệt trong không gian.
    Tờ Daily Mail cho biết, “đĩa bay” thử nghiệm của NASA với vai trò làm “lá chắn nhiệt” trong không gian, giúp cho những phi hành gia đầu tiên khi hạ ánh xuống bề mặt sao Hỏa sẽ không phải sử dụng ô dù hay lá chắn nhiệt thông thường như đã sử dụng trước đây.
    Dưới tác động của bầu khí quyển Sao Hỏa, “đĩa bay” có thể được thổi phồng to, làm giảm tốc độ hạ cánh của nó. Đây là thiết bị giảm tốc siêu âm tỷ trọng thấp (LDSD). Trong tháng 6 tới, Nasa sẽ thực hiện cuộc thử nghiệm với công nghệ mới nhất mang tính đột phá này. Đây là một trong những phát minh quan trọng hỗ trợ cho hành trình đặt chân lên sao Hỏa của con người.
    Đĩa bay chắn nhiệt được NASA  thử nghiệm cho cuộc đổ bộ Sao Hỏa - ảnh 1

    Đĩa bay của NASA với vai trò mới làm lá chắn nhiệt trong không gian

    Từ 22 giờ ngày 30/03/2015 đến 11giờ ngày 31/03/2015 - theo giờ Việt Nam, NASA sẽ thực hiện cuộc thử nghiệm tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion ở California trước khi "đĩa bay" được vận chuyển đến Hawaii. Sự kiện này được truyền hình trực tiếp trên kênh Ustream, người xem có thể đặt câu hỏi trên Twitter. Sau cuộc thử nghiệm tại California, chiếc "đĩa bay" của NASA sẽ được đưa vào không gian bởi một tên lửa của Hải quân Mỹ trên đảo Kauai, Hawaii, vào tháng 6 tới.
    Giới quan chức NASA cho biết: ”Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ trên Sao Hỏa, đĩa bay LDSD sẽ thử nghiệm công nghệ đột phá mới có khả năng chịu được trọng tải lớn, để có thể tiếp đất một cách an toàn trên bề mặt sao Hỏa, hay bất kỳ hành tinh nào khác, kể cả Trái Đất, dù phải chịu tác động của bầu khí quyển. Hơn thế nữa, công nghệ mới cũng cho phép “đĩa bay” tiếp cận gần hơn mặt đất, cũng như giúp nó hạ cánh thuận lợi cho dù đang ở bất kỳ độ cao nào."
    Đĩa bay chắn nhiệt được NASA  thử nghiệm cho cuộc đổ bộ Sao Hỏa - ảnh 2

    Cuộc thử nghiệm tàu vũ trị hình đĩa bay của NASA sẽ diễn ra tại Hawaii

    LDSD là một thiết bị cỡ lớn có chiều rộng khoảng 4,6 mét và trọng lượng lên tới 3.200kg giúp chiếc "đĩa bay" có thể  "đối phó" với bầu khí quyển trên sao Hỏa. Trái Đất có bầu khí quyển dày vừa phải, vì vậy con người có thể tiếp đất dễ dàng bằng cách nhảy dù thông dụng. Nhưng bầu khí quyển trên sao Hỏa mỏng hơn rất nhiều, vì vậy chiếc dù hỗ trợ tàu vũ trụ hạ cánh cần phải có kích thước lớn hơn để có thể tạo ra lực đủ mạnh giúp hạ cánh an toàn. Hệ thống thiết bị mới được thiết kế có khả năng hạ tải một chiếc xe tự hành cỡ lớn trên bề mặt sao Hỏa.
    Điển hình là xe tự hành Curiosity, trước đây nó cũng cần một phương pháp hạ cánh đặc biệt bởi kích thước khá lớn, nhưng khi đó công nghệ này chưa được áp dụng. Thay vào đó, để các robot tự hành hạ cánh an toàn lên bề mặt Sao Hỏa, NASA đã phát triển một cơ chế tiếp đất sử dụng thiết bị Sky Crane với nhiệm vụ ôm tách robot tự hành rời khỏi phi thuyền để chuẩn bị cho việc tiếp cận bề mặt sao Hỏa, sau đó phát động tên lửa ngược chiều rơi để robot tự hành hạ cánh một cách êm ái, rồi Sky Crane sẽ dời đi.
    Bốn cuộc kiểm ta tổng thể với LDSD sẽ diễn ra trên đảo Hawaii, Kauai vào tháng 6, trước khi các nhà khoa học quyết định xem có nên sử dụng nó vào các nhiệm vụ khám phá Sao Hỏa trong tương lai hay không. Tháng 6/2014, LDSD đã được thử nghiệm và gặt hái được phần nào thành công. LDSD là phương thức cải tiến mới được sử dụng trong các nhiệm vụ nghiên cứu với trọng tải lớn trên sao Hỏa và các vật thể khác trong hệ Mặt Trời. Hai chuyến bay thử nghiệm dự kiến sẽ được triển khai trong năm tới.
    Thùy Nguyễn

    Nasa lập kế hoạch 'lượm' đá cuội trên các tiểu hành tinh

    author 18:58 27/03/2015


    (VietQ.vn) - Trong tương lại không xa, tàu vũ trụ Nasa được dự kiến sẽ thực hiện công việc "lượm" đá cuội trên bề mặt tiểu hành tinh và di chuyển nó vào quỹ đạo xung quanh Mặt Trăng.
    Theo tin tức trên tờ Discovery News, thứ 4 ngày 25/03/2015, giới quan chức NASA cho biết họ có kế hoạch phóng một tàu vũ trụ không người lái lên “nhặt” một tảng đá có đường kính khoảng 30,48 mét từ bề mặt của một tiểu hành tinh, sau đó di chuyển nó vào quỹ đạo xung quanh Mặt Trăng. Đây là một trong hai nhiệm vụ được xem xét nhằm phát triển công nghệ và trang thiết bị cần thiết để một ngày các phi hành gia có thể đặt chân lên Sao Hỏa.
    Tàu vũ trụ Nasa được dự kiến có thể nhặt và di chuyển đá cuội trong quỹ đạo Mặt Trăng

    Tàu vũ trụ Nasa được dự kiến có thể 'nhặt' và di chuyển đá cuội trong quỹ đạo Mặt Trăng

    NASA dự định sẽ gửi tàu vũ trụ Orion mang cùng 2 phi hành gia lên thám hiểm hành tinh đỏ với đầu mang khí cụ khoa học chạy thử nghiệm trong vòng 3 tuần trong không gian. Robert Lightfoot quản trị viên của NASA cho hay họ không ấn định tiểu hành tinh sẽ trở thành điểm đến của mình trước một năm khi robot mang sứ mạng săn tìm và khai thác thiên thạch (ARM) chính thức hoạt động vào khoảng tháng 12 năm 2020.
    Các tàu vũ trụ sẽ mất khoảng 2 năm để đạt được mục tiêu "lượm" đá đề ra. Khi hạ cánh xuống bề mặt tiểu hành tinh, thiết bị thăm dò sẽ mất khoảng một năm hay có thể lâu hơn, để tiến hành cuộc khảo sát chi tiết. Ngoài việc nghiên cứu khả năng di chuyển được tảng đá cuội trên bề mặt tiểu hành tinh, một loạt các thí nghiệm khác nhằm cải tiến kỹ thuật để có thể di dời được các tiểu hành tinh. Công nghệ này cũng rất hữu ích nếuphát hiện một tiểu hành tinh có nguy cơ va chạm với Trái Đất.
    Robot trên tàu vũ trụ Nasa có thể thực hiện 'nhặt' đá trên tiểu hành tinh

    Robot trên tàu vũ trụ Nasa có thể thực hiện 'nhặt' đá trên tiểu hành tinh

    Khi xác định được tảng đá mục tiêu, tàu thăm dò sẽ hạ thấp mình xuống gần bề mặt tiểu hành tinh và sử dụng đôi tay robot để “lượm” tảng đá đó. Khi nhấc được tảng đá lên khỏi mặt đất, tàu thăm dò sẽ định vị bản thân để được trọng lực Mặt Trăng giữ lại cân bằng. 
    Cho đến năm 2025, sẽ có một vệ tinh mới nằm trong quỹ đạo Mặt Trăng mở đường cho các nhiệm vụ kế tiếp của các phi hành gia vào năm 2025. Robert Lightfoot khẳng định việc “nhặt” và di dời một tảng đá trên một tiểu hành tinh sẽ đòi hỏi công nghệ phát triển thích hợp hơn, điều này sẽ hướng đến với mục tiêu cuối cùng con người có thể đặt chân lên sao Hỏa.
    Thùy Nguyễn

    Chiêm ngưỡng những hình ảnh vũ trụ ngoạn mục của NASA

    author 05:52 27/01/2015


    (VietQ.vn) - Hình ảnh tuyệt đẹp về các ngôi sao và thiên hà cách Trái Đất hàng triệu năm ánh sáng đã được NASA phát hành với mục đích kỷ niệm "International Year of Light" (Năm Quốc tế ánh sáng)
    Với mục đích kỷ niệm “International Year of Light” (Năm Quốc tế ánh sáng), các cơ quan Vũ trụ hy vọng sẽ giúp lan tỏa sự kì diệu của ánh sáng trên khắp thế giới. Những hình ảnh này đều được chụp bởi Đài quan sát X-ray Chandra, một kính viễn vọng không gian đặc biệt của NASA trị giá 1,1 tỉ bảng Anh. Thiết bị đắt giá này khám phá thế giới vũ trụ bằng các tia X từ các vùng năng lượng cao.
    SNR E0519-69.0
    hình ảnh vũ trụ đẹp của NASA - ảnh 1

    Hình ảnh vụ trụ tuyệt đẹp được chụp sau tàn dư vụ nổ của một ngôi sao trong đám mây Magellan lớn

    Hình ảnh trên được ghi lại khi một ngôi sao khổng lồ phát nổ trong Đám mây Magellan lớn (LMC), một thiên hà vệ tinh hướng tới thiên hà Milky Way, để lại đằng sau một chiếc vỏ mở rộng chứa các mảnh vỡ được gọi là SNR 0.519-69,0. Ở đây, đám mây khí màu xanh được nhìn thấy trong tia X và viền bên ngoài của vụ nổ màu đỏ, các ngôi sao trong tầm quan sát được nhìn thấy trong ánh sáng được quan sát từ kính viễn vọng Hubble.
    Sau khi một ngôi sao khổng lồ phát nổ trong thiên hà vệ tinh tới thiên hà Milky Way, cảnh tượng tuyệt đẹp này là một chiếc vỏ mở rộng của mảnh vỡ được gọi là SNR 0.519-69,0. Đám mây khí màu xanh được nhìn thấy trong tia X và các cạnh bên ngoài của vụ nổ có màu đỏ.
    MSH 11-62
    hình ảnh vũ trụ đẹp của NASA - ảnh 2

    Sự pha trộn màu sắc như những bức tranh nghệ thuật tạo nên hình ảnh vụ trụ ngoạn mục

    Khi các tia X màu xanh được quan sát từ Chandra và XMM-Newton kết hợp với nhau trong hình ảnh này với dữ liệu vô tuyến từ Đài thiên văn radio Autralia Telescope Compact Array (màu hồng) và những ánh sáng có thể nhìn thấy từ các dữ liệu số hóa Sky Survey (màu vàng), một góc nhìn mới về khu vực này xuất hiện. Tàn dư sau vụ nổ này có tên là MSH 11-62, chứa một tinh vân bên trong của hạt tích điện có thể là một dòng chảy từ trong lõi sợi dày đặc để lại sau khi một ngôi sao khổng lồ phát nổ. 
    Trung tâm của MSH 11-62 được tạo nên từ các hạt tích điện cao, quay quanh lõi của nó. Tàn dư của siêu tân tinh này cách Trái Đất khoảng 16.000 năm ánh sáng.

    Cygnus A 
    hình ảnh vũ trụ đẹp của NASA - ảnh 3
    Sự giao hòa giữa ánh sáng, màu sắc được nắm bắt trong từng khoảnh khắc
    Đây là một thiên hà cách Trái Đất khoảng 700 triệu năm ánh sáng, tuy nhiên nó lại tạo nên các sóng thiên hà vô tuyến mạnh mẽ gần Trái Đất nhất. Những chiếc bong bóng khổng lồ đầy khí nóng. Các luồng sáng màu đỏ là các "điểm nóng" cách khoảng 300.000 năm ánh sáng ra từ trung tâm thiên hà.
    RCW 86
    hình ảnh vũ trụ đẹp của NASA - ảnh 4

    RCW 86 trông như một dải lụa vắt trên nền những hình ảnh vũ trụ lung linh

    Đây cũng là tàn dư còn sót lại vụ nổ của một ngôi sao. Nó cũng là một ví dụ cho tài liệu cổ nhất của một siêu tân tinh và thậm chí có thể đã được quan sát bởi các nhà thiên văn học Trung Quốc gần 2.000 năm trước đây. RCW 86 cách Trái đất khoảng 8.000 năm ánh sáng và khoảng 85 năm ánh sáng đường kính.

    Messier 51
    hình ảnh vũ trụ đẹp của NASA - ảnh 5
    Bức ảnh ghi lại một trong những thiên hà đẹp nhất vụ trũ có hình xoắn ốc
    Thiên hà này có đặt biệt danh là "Whirlpool", là một trong những thiên hà nổi tiếng nhất, nó có thể được nhìn thấy rõ từ Trái đất. Đây là một thiên hà có hình xoắn ốc giống như thiên hà Milky Way của chúng ta và cách khoảng 30 triệu năm ánh sáng. Địa điểm và thời gian nhìn rõ nhất thiên hà này là ở Bắc bán cầu trong những tháng Ba, tháng Tư và tháng Năm.
    Đinh Trang

     

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    TT&HĐ I - 9/d

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH