MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 930
(ĐC sưu tầm trên NET)
An ninh ngày mới ngày 29.1.2018 - Tin tức cập nhật
HLV Park Hang Seo gửi lời cảm ơn các lãnh đạo Quốc hội đã dành thời
gian mời đội tuyển đến gặp mặt, đồng thời tri ân sự cổ vũ, tình yêu của
người dân dành cho đội tuyển U23 Việt Nam. "Từ hôm nay, toàn thể đội
tuyển cần phải hiểu rõ rằng không được tự mãn mà phải nỗ lực hơn rất
nhiều để trở thành đội bóng hàng đầu của châu Á" - ông Park hứa hẹn.
Đội trưởng Lương Xuân Trường thay mặt U23 Việt Nam gửi lời cảm ơn đến mọi người đã ủng hộ, dành tình yêu cho đội tuyển. "Về đến Nội Bài, cả đội hoàn toàn bị choáng ngợp trước tình cảm của người hâm mộ. Tại sân vận động Mỹ Đình, lần đầu tiên tôi nhìn thấy số lượng khán giả đông đến thế mà không phải đến xem một trận đấu, chỉ để đón đội tuyển. Đó là những khoảnh khắc mà trong đời cầu thủ chúng tôi không quên được" - thủ quân U23 Việt Nam chia sẻ. Cầu thủ mang áo số 6 cũng thay mặt lứa cầu thủ trẻ hứa hẹn sẽ cố gắng đưa bóng đá nước nhà đi xa hơn nữa trong khu vực và thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá tinh thần, ý chí của các cầu thủ trên sân cỏ đã làm sống lại niềm tin, tình yêu và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều người yêu bóng đá. Bà cũng bày tỏ sự xúc động trước rất nhiều hành động đẹp, thể hiện sự đoàn kết, tinh thần tập thể của đội bóng. "Kết quả của trận chung kết tuy có chút tiếc nuối nhưng đội U23 đã vô địch trong lòng những người dân Việt Nam. Đó là nét đẹp của sự đoàn kết, tinh thần tập thể. Tôi ấn tượng câu nói của đội trưởng Xuân Trường: U23 Việt Nam không có ngôi sao mà ngôi sao duy nhất là sao vàng năm cánh nằm trên ngực trái của mỗi cầu thủ" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến HLV Park Hang Seo, người đã dẫn dắt và khơi dậy niềm tin để đội U23 làm nên điều kỳ diệu cho bóng đá Việt Nam; cùng với đó là sự tri ân những người thầm lặng đứng sau cống hiến cho đội tuyển như các cầu thủ dự bị, ban huấn luyện...
Các cầu thủ U23 Việt Nam sau đó đã lần lượt ký tên vào lá cờ Tổ quốc rộng 54 m2 thể hiện cho 54 dân tộc Việt Nam, được Chủ tịch Quốc hội mang về từ cột cờ Lũng Cú - cột cờ trên tuyến đầu của Tổ quốc.
NHẪN NAM
Tin Tức 24h | Tin Tức Mới Nhất Hôm Nay 30/01/2018
Thời sự quốc tế sáng 30/1/2018
Thủy phi cơ DHC-6 Việt Nam mang được tên lửa chống hạm?
Những Bí Ẩn Khủng Khiếp Về Kim Tự Tháp Và Nền Văn Minh Ai Cập Cổ Đại
HÀNH KHÚC NGÀY VÀ ĐÊM - DUY PHƯỜNG
U23 Việt Nam vô địch trong lòng CĐV
30/01/2018 02:51
Chiều tối 29-1, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức gặp mặt đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Đội trưởng Lương Xuân Trường thay mặt U23 Việt Nam gửi lời cảm ơn đến mọi người đã ủng hộ, dành tình yêu cho đội tuyển. "Về đến Nội Bài, cả đội hoàn toàn bị choáng ngợp trước tình cảm của người hâm mộ. Tại sân vận động Mỹ Đình, lần đầu tiên tôi nhìn thấy số lượng khán giả đông đến thế mà không phải đến xem một trận đấu, chỉ để đón đội tuyển. Đó là những khoảnh khắc mà trong đời cầu thủ chúng tôi không quên được" - thủ quân U23 Việt Nam chia sẻ. Cầu thủ mang áo số 6 cũng thay mặt lứa cầu thủ trẻ hứa hẹn sẽ cố gắng đưa bóng đá nước nhà đi xa hơn nữa trong khu vực và thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá tinh thần, ý chí của các cầu thủ trên sân cỏ đã làm sống lại niềm tin, tình yêu và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều người yêu bóng đá. Bà cũng bày tỏ sự xúc động trước rất nhiều hành động đẹp, thể hiện sự đoàn kết, tinh thần tập thể của đội bóng. "Kết quả của trận chung kết tuy có chút tiếc nuối nhưng đội U23 đã vô địch trong lòng những người dân Việt Nam. Đó là nét đẹp của sự đoàn kết, tinh thần tập thể. Tôi ấn tượng câu nói của đội trưởng Xuân Trường: U23 Việt Nam không có ngôi sao mà ngôi sao duy nhất là sao vàng năm cánh nằm trên ngực trái của mỗi cầu thủ" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến HLV Park Hang Seo, người đã dẫn dắt và khơi dậy niềm tin để đội U23 làm nên điều kỳ diệu cho bóng đá Việt Nam; cùng với đó là sự tri ân những người thầm lặng đứng sau cống hiến cho đội tuyển như các cầu thủ dự bị, ban huấn luyện...
Các cầu thủ U23 Việt Nam sau đó đã lần lượt ký tên vào lá cờ Tổ quốc rộng 54 m2 thể hiện cho 54 dân tộc Việt Nam, được Chủ tịch Quốc hội mang về từ cột cờ Lũng Cú - cột cờ trên tuyến đầu của Tổ quốc.
Thùy Dương
Quang Hải, Tiến Dũng và những bước ngoặt kỳ thú
Thứ Ba, ngày 30/01/2018 00:15 AM (GMT+7)
Sau trận chung kết U-23 châu Á, cả Quang Hải và Tiến Dũng đều viết lên
trang cá nhân của mình lời xin lỗi chân thành nhưng ai cũng hiểu họ
chẳng có lỗi gì cả…
Thủ môn Bùi Tiến Dũng viết: “Chúng tôi xin lỗi vì đã không mang
cúp về. Chúng tôi đã thật sự cố gắng, nhưng mọi việc không hề dễ dàng…”.
Nguyễn Quang Hải thì nghẹn ngào: “Xin cảm ơn toàn thể người dân Việt
Nam! Xin gửi lời xin lỗi vì đã không thể mang lại niềm hạnh phúc trọn
vẹn cho tất cả mọi người… Kết thúc ngày hôm nay cho một tương lai trọn
vẹn của ngày mai!”.
Chiếc áo số 19 và thần tượng lên ngôi
Cựu tuyển thủ Thành Lương, đàn anh của Quang Hải ở đội Hà Nội lẫn tuyển quốc gia, sau trận bán kết U-23 Việt Nam qua mặt U-23 Qatar đã chia sẻ: “Ngày xưa em thần tượng anh, giờ anh thần tượng lại em. Mọi người tự hào về em - Nguyễn Quang Hải”.
Quang Hải không chút xấu hổ thú nhận hồi tập năng khiếu ở đội trẻ Hà Nội (T&T), mình chỉ đi nhặt bóng cho mấy anh đá thôi. Lúc đàn anh Thành Lương đeo băng đội trưởng U-23 Việt Nam chơi SEA Games 2009, cậu bé 11 tuổi Quang Hải tập năng khiếu của Hà Nội trong hai năm đã biết mơ mộng có một ngày khoác áo các đội tuyển quốc gia.
Mới 16 tuổi, Quang Hải đã lên đội lớn Hà Nội nhưng sau đó trở lại các đội trẻ làm đầu tàu giúp các đội U-17, U-19, U-21 vô địch triền miên ở những giải quốc gia. Lứa cầu thủ U-19 HA Gia Lai nổi đình đám cách đây bốn năm gồm một tập thể thiện chiến của lò Arsenal JMG vẫn luôn có một tiền vệ Quang Hải mặc áo số 23 với cái chân trái điệu nghệ.
Năm 2015, Quang Hải đá giải hạng Nhất cho Hà Nội (sau đổi tên thành Sài Gòn) giúp đội vô địch và thăng hạng V-League. Lần thứ hai trở lại Hà Nội (T&T) tham dự V-League 2016, Quang Hải rụt rè xin chiếc áo số 19 (Thành Lương mặc áo số 11) chỉ để cho giống đàn anh khi đá cho đội tuyển quốc gia.
Thành Lương lại kể: “Tôi ấn tượng nhất ở Quang Hải là một tinh thần cầu tiến và chịu khó học hỏi. Nhiều người nói Quang Hải đá thuận chân trái giống tôi, còn ngoài đời lại khác một trời một vực. Tôi hay đùa nghịch, còn cậu em thì cứ lầm lầm lì lì. Nó rất lễ phép, biết vâng lời thầy, các đàn anh. Có nhiều lúc tôi còn nổi cáu thay cậu em khi ai nói gì sai cũng cười cười vâng vâng dạ dạ. Hóa ra nó nghe lời chưa đúng của người khác cũng để sửa mình. Nó vừa qua tuổi 21, tương lai còn tiến xa nữa!”.
Chàng thủ môn “hot boy” suýt bỏ nghề
Thủ môn Bùi Tiến Dũng 21 tuổi là một trong những cầu thủ nổi bật nhất của đội U-23 Việt Nam ở vòng chung kết U-23 châu Á. Em trai của Dũng nhỏ hơn một tuổi là Bùi Tiến Dụng nhưng lại sớm trưởng thành và chơi nhiều giải trẻ hơn nhờ học hành bóng đá bài bản trước anh trai.
Nhà nghèo, cha mẹ làm nông, không có tiền đóng học phí, Tiến Dũng bỏ ngang niềm đam mê chơi bóng để lên rẫy. Lúc nông nhàn, Dũng lại theo chúng bạn đi làm phụ hồ đỡ đần gánh nặng cơm áo cho gia đình. Gần một năm bỏ tập năng khiếu, Dũng chơi hậu vệ, chỉ loanh quanh đá các giải phong trào ở xã, huyện cho đỡ nhớ quả bóng tròn.
Thật kỳ lạ vào năm 16 tuổi, khi thầy cũ đưa vào tập ở đội trẻ Thanh Hóa, hậu vệ Bùi Tiến Dũng mới làm quen với vị trí thủ môn. Gần ba năm ở đội lớn, Tiến Dũng cũng chỉ bơm bóng, xách nước cho các đàn anh. Sau thời của thủ môn Tô Vĩnh Lợi, đồng nghiệp trẻ tiếp tục ngồi mòn ghế dự bị cho Thanh Thắng đến sau nửa mùa V-League 2017 mới có nhiều hơn cơ hội bắt chính.
Mấy ai biết Tiến Dũng suýt nữa chìm vào quên lãng khi đội tuyển U-19 Việt Nam sắp sửa chơi vòng chung kết U-19 World Cup 2017 thì chàng thủ môn số một lăn đùng ra chấn thương. Phải tiêm thuốc giảm đau để ra sân, Tiến Dũng sau những trận đấu khó ở giải trẻ thế giới đã chững chạc hẳn ra.
Chạm trán với toàn chân sút giỏi lứa tuổi dưới 23 ở đấu trường châu Á, thủ thành Bùi Tiến Dũng lạnh lùng như một hung thần của đối phương với bốn lần cản phá những cú sút từ chấm 11 m.
Từ một thủ môn bất đắc dĩ, Bùi Tiến Dũng đã góp công lớn cùng đội tuyển U-23 Việt Nam gây chấn động làng bóng châu Á.
Theo Gia Huy - Như Quỳnh (Plo.vn)Chiếc áo số 19 và thần tượng lên ngôi
Cựu tuyển thủ Thành Lương, đàn anh của Quang Hải ở đội Hà Nội lẫn tuyển quốc gia, sau trận bán kết U-23 Việt Nam qua mặt U-23 Qatar đã chia sẻ: “Ngày xưa em thần tượng anh, giờ anh thần tượng lại em. Mọi người tự hào về em - Nguyễn Quang Hải”.
Quang Hải với các em nhỏ ở Hà Nội. Ảnh: QL
Tiền vệ Phạm Thành Lương từng bốn lần đoạt danh hiệu Quả bóng vàng
Việt Nam bật mí: “Từ khi tôi chia tay đội tuyển, Quang Hải đã chọn chiếc
áo số 19 mà tôi từng mặc. Người yêu bóng đá gọi tôi là Lương “dị”, còn
tôi lại thấy Quang Hải “dị” hơn tôi cả ngàn lần. Quang Hải có nhiều kỹ
năng xử lý bóng và dứt điểm xuất thần mà tôi không có”.Quang Hải không chút xấu hổ thú nhận hồi tập năng khiếu ở đội trẻ Hà Nội (T&T), mình chỉ đi nhặt bóng cho mấy anh đá thôi. Lúc đàn anh Thành Lương đeo băng đội trưởng U-23 Việt Nam chơi SEA Games 2009, cậu bé 11 tuổi Quang Hải tập năng khiếu của Hà Nội trong hai năm đã biết mơ mộng có một ngày khoác áo các đội tuyển quốc gia.
Mới 16 tuổi, Quang Hải đã lên đội lớn Hà Nội nhưng sau đó trở lại các đội trẻ làm đầu tàu giúp các đội U-17, U-19, U-21 vô địch triền miên ở những giải quốc gia. Lứa cầu thủ U-19 HA Gia Lai nổi đình đám cách đây bốn năm gồm một tập thể thiện chiến của lò Arsenal JMG vẫn luôn có một tiền vệ Quang Hải mặc áo số 23 với cái chân trái điệu nghệ.
Năm 2015, Quang Hải đá giải hạng Nhất cho Hà Nội (sau đổi tên thành Sài Gòn) giúp đội vô địch và thăng hạng V-League. Lần thứ hai trở lại Hà Nội (T&T) tham dự V-League 2016, Quang Hải rụt rè xin chiếc áo số 19 (Thành Lương mặc áo số 11) chỉ để cho giống đàn anh khi đá cho đội tuyển quốc gia.
Thành Lương lại kể: “Tôi ấn tượng nhất ở Quang Hải là một tinh thần cầu tiến và chịu khó học hỏi. Nhiều người nói Quang Hải đá thuận chân trái giống tôi, còn ngoài đời lại khác một trời một vực. Tôi hay đùa nghịch, còn cậu em thì cứ lầm lầm lì lì. Nó rất lễ phép, biết vâng lời thầy, các đàn anh. Có nhiều lúc tôi còn nổi cáu thay cậu em khi ai nói gì sai cũng cười cười vâng vâng dạ dạ. Hóa ra nó nghe lời chưa đúng của người khác cũng để sửa mình. Nó vừa qua tuổi 21, tương lai còn tiến xa nữa!”.
Chàng thủ môn “hot boy” suýt bỏ nghề
Thủ môn Bùi Tiến Dũng 21 tuổi là một trong những cầu thủ nổi bật nhất của đội U-23 Việt Nam ở vòng chung kết U-23 châu Á. Em trai của Dũng nhỏ hơn một tuổi là Bùi Tiến Dụng nhưng lại sớm trưởng thành và chơi nhiều giải trẻ hơn nhờ học hành bóng đá bài bản trước anh trai.
Thủ môn Tiến Dũng trưởng thành từ lò Thanh Hóa nhưng cũng trải qua rất nhiều gian truân và đã có lần tính bỏ nghề. Ảnh: CCT
Từ những ngày anh em chở nhau đi xe đạp cọc cạch tập đá bóng cách nhà
gần 30 cây số khi mới 11-12 tuổi, có ai ngờ hai chàng trai dân tộc
Mường lại có ngày là niềm tự hào của bà con ở huyện nghèo Ngọc Lặc
(Thanh Hóa). Lại nhớ hồi em Tiến Dụng thi đậu vào Trung tâm PVF tại
TP.HCM, anh trai Tiến Dũng ở quê tiếc đứt ruột chỉ vì quá một tuổi.Nhà nghèo, cha mẹ làm nông, không có tiền đóng học phí, Tiến Dũng bỏ ngang niềm đam mê chơi bóng để lên rẫy. Lúc nông nhàn, Dũng lại theo chúng bạn đi làm phụ hồ đỡ đần gánh nặng cơm áo cho gia đình. Gần một năm bỏ tập năng khiếu, Dũng chơi hậu vệ, chỉ loanh quanh đá các giải phong trào ở xã, huyện cho đỡ nhớ quả bóng tròn.
Thật kỳ lạ vào năm 16 tuổi, khi thầy cũ đưa vào tập ở đội trẻ Thanh Hóa, hậu vệ Bùi Tiến Dũng mới làm quen với vị trí thủ môn. Gần ba năm ở đội lớn, Tiến Dũng cũng chỉ bơm bóng, xách nước cho các đàn anh. Sau thời của thủ môn Tô Vĩnh Lợi, đồng nghiệp trẻ tiếp tục ngồi mòn ghế dự bị cho Thanh Thắng đến sau nửa mùa V-League 2017 mới có nhiều hơn cơ hội bắt chính.
Mấy ai biết Tiến Dũng suýt nữa chìm vào quên lãng khi đội tuyển U-19 Việt Nam sắp sửa chơi vòng chung kết U-19 World Cup 2017 thì chàng thủ môn số một lăn đùng ra chấn thương. Phải tiêm thuốc giảm đau để ra sân, Tiến Dũng sau những trận đấu khó ở giải trẻ thế giới đã chững chạc hẳn ra.
Chạm trán với toàn chân sút giỏi lứa tuổi dưới 23 ở đấu trường châu Á, thủ thành Bùi Tiến Dũng lạnh lùng như một hung thần của đối phương với bốn lần cản phá những cú sút từ chấm 11 m.
Từ một thủ môn bất đắc dĩ, Bùi Tiến Dũng đã góp công lớn cùng đội tuyển U-23 Việt Nam gây chấn động làng bóng châu Á.
Quang Hải và giấc mơ hồi SEA Games 22 - 2003 Những ngày hào hùng của bóng đá Việt Nam tại SEA Games 22 - 2003, Quang Hải mới là cậu bé chuẩn bị vào lớp 1 và ước ao có ngày được ra sân, được có những bàn thắng độc như anh Quyến, anh Minh Phương, anh Thanh Bình… Bây giờ thì Quang Hải lại là niềm ao ước của bao em bé ở Việt Nam và đặc biệt là ở Hà Nội. Có những em nhỏ bẽn lẽn lại gần anh Hải và thật hạnh phúc khi được trò chuyện với anh, được chạm vào người anh. Một HLV lão làng như ông Nguyễn Văn Vinh khi xem các hình ảnh đón tiếp U-23 Việt Nam đã rơi nước mắt cùng lời chia sẻ: “Những hình ảnh này sẽ làm thay đổi nhiều suy nghĩ của các phụ huynh. Đã có giai đoạn nhiều phụ huynh sợ cho con em mình theo nghiệp bóng đá và ngăn ngay từ nhỏ, bây giờ thì tôi tin chắc sẽ có nhiều thay đổi về cách nghĩ, đồng thời đó cũng là động lực để nhiều em nhỏ tìm đến với quả bóng, với các lò đào tạo…”.
N.N
Góc nhìn của BLV Lý Quý ChánhĐiều lớn nhất mà U-23 Việt Nam mang lại Cái được lớn nhất của đội tuyển U-23 là đã giúp toàn bộ nhân dân trên đất nước Việt Nam này sát cánh bên nhau, kể cả những Việt kiều từ mọi ngóc ngách trên toàn thế giới. Nhóm của tôi coi đá banh có người Việt địa phương, người Việt từ Mỹ, từ Canada, từ Úc… Tôi cũng có cả những người bạn, những bà con bật tivi lúc 3 giờ sáng tận nửa bên kia vòng Trái đất chỉ để coi một đội bóng trẻ của Việt Nam thi đấu. Tôi gọi đó là TINH THẦN DÂN TỘC. Qua chỉ vài trận đấu, không biết tôi đã ôm bao nhiêu “người lạ”, hôn bao nhiêu người chưa quen, kể cả chọc suýt mù cả mắt một người chưa từng biết (nay cũng đã trở thành người quen) chỉ vì ăn mừng một bàn thắng của Quang Hải, rồi được bạn ấy xuề xòa cho qua vì “đội U-23 Việt Nam chiến thắng”. Chung kết chiều 27-1, các cháu U-23 đã nhận một bàn thua vào đúng cái thời khắc nghiệt ngã nhất. Bàn thua vào những giây cuối đấy khiến không có cơ hội cho mọi người thấy cái tinh thần quật khởi của họ, của người Việt mình là như thế nào. Tôi khóc hết trận vì hai lẽ: Một là vì các cháu đã mang người Việt lại gần nhau hơn. hai là vì tôi tin các cháu sẽ vô địch nếu có thêm dăm ba phút sau bàn thua thứ nhì. Nói tóm lại, trận này tôi khóc không phải vì thua trận mà là vì niềm hạnh phúc dân tộc mà các cháu đã mang lại. Tạm biệt và cám ơn các cháu với lòng mang ơn sâu sắc. |
Không một cầu thủ nào của giải U23 châu Á lần này chói sáng như “Siêu nhân” Quang Hải.
Biệt động Sài Gòn - Biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa Anh hùng cách mạng và sức mạnh lòng dân
Để có vũ khí đánh địch trong thành
phố, ngay từ khi hình thành các đội Biệt động nội đô, Khu ủy, Bộ Chỉ huy
Quân khu đã kiên trì, bền bỉ gầy dựng hệ thống bảo đảm hết sức công phu
từ vùng căn cứ vào nội thành; coi đây là nhiệm vụ hàng đầu của lực
lượng Biệt động.
Cách đây
50 năm, thực hiện chủ trương của Đảng, với ý chí quyết chiến, quyết
thắng, các Lực lượng vũ trang cách mạng cùng Nhân dân ta mở cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đồng loạt đánh vào các đô thị,
căn cứ quân sự, cơ quan đầu não của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên khắp
chiến trường miền Nam; làm nên thắng lợi rất lớn, có ý nghĩa chiến lược
quan trọng, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, phá sản chiến lược
“chiến tranh cục bộ”, làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược, buộc Mỹ phải
thay đổi chiến lược quân sự, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc,
chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris bàn về rút quân, chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Năm 1965, chiến lược “chiến tranh đặc
biệt” của Mỹ bị phá sản, Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ồ
ạt đưa quân trực tiếp tham chiến, tiến hành chiến tranh phá hoại miền
Bắc bằng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc cả về quân sự và chính trị.
Nhưng sau 3 năm, dồn sức mở hai cuộc phản công chiến lược mùa khô
1965 - 1966 và 1966 - 1967 bằng 2 trận càn Crimp và Cedar Falls, quân Mỹ
đã không thực hiện được âm mưu tìm diệt Quân giải phóng và bình định
toàn miền Nam; mà ngược lại, phải chịu thất bại nặng nề cả về quân sự,
chính trị, làm cho nước Mỹ ngày càng sa lầy vào tình thế “tiến thoái
lưỡng nan” về chiến lược. Đảng ta đã nhận định tình hình bế tắc của Mỹ
và chính quyền Sài Gòn; Bộ Chính trị quyết định chuyển cuộc chiến tranh
cách mạng ở miền Nam sang một thời kỳ mới, động viên nỗ lực lớn nhất của
toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền Nam - Bắc, đưa cuộc
chiến tranh phát triển lên bước cao nhất, đó là dùng phương pháp tổng
công kích, tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định.
Thực hiện chủ trương của Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (tháng 1-1968), quân và dân ta ở
miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968(1); tập
trung vào các đô thị, trọng điểm là chiến trường Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn
mà nổi bật nhất là chiến trường Sài Gòn - Gia Định.
Từ đêm 30 rạng ngày 31-1-1968 đến ngày
28-2-1968, quân và dân miền Nam đã tiến công vào 4/6 thành phố, 37/42
thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, trong đó có 4 Bộ Tư lệnh Quân
đoàn, 8 Bộ Tư lệnh Sư đoàn, 2 Bộ Tư lệnh Biệt khu, 2 Bộ Tư lệnh dã chiến
Mỹ và 30 sân bay, cùng hệ thống kho tàng quân sự của Mỹ và chính quyền
Sài Gòn, làm chúng bị tổn thất lớn, chấn động nước Mỹ, đảo lộn thế chiến
lược của địch trên chiến trường, làm suy sụp ý chí xâm lược của Mỹ.
Lực lượng vũ trang Sài Gòn - Chợ Lớn -
Gia Định - thành phố Hồ Chí Minh ra đời trong những ngày khó khăn, gian
khổ, ác liệt nhất của cách mạng miền Nam. Từ ngày được thành lập (ngày
4-9-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ của
Nhân dân, Lực lượng vũ trang thành phố luôn tỏ rõ lòng trung thành tuyệt
đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân; kế thừa truyền thống quý báu
của dân tộc, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách ác liệt, đoàn kết một
lòng, dũng cảm, mưu trí chiến đấu, lập nên những chiến công vang dội,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng là đơn vị 2 lần Anh
hùng của thành phố Anh hùng và lời khen tặng của Đảng bộ, chính quyền
thành phố, kết tinh thành truyền thống trung thành vô hạn, bám trụ kiên
cường, đoàn kết kỷ cương, năng động sáng tạo, quyết chiến quyết thắng.
Trong bài viết này, tôi muốn đi sâu về các hoạt động chiến đấu và
tôn vinh những chiến công vang dội của lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia
Định, một bộ phận của Lực lượng vũ trang thành phố trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược.
Từ ngày được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là
Khu ủy, Bộ Chỉ huy Quân khu, lực lượng Biệt động từ không đến có, từ nhỏ
đến lớn mạnh, đã thể hiện là đội quân đặc biệt, luôn tỏ rõ lòng trung
thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân, dũng cảm, táo bạo,
mưu trí chiến đấu lập nên những chiến công chói lọi, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao.
Tiền thân của lực lượng Biệt động là các tổ chức Tự vệ quyết tử,
khi toàn dân ta bước vào năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong thời gian đầu, nhiều đơn vị vũ trang và bán vũ trang tự phát mang
nhiều tên khác nhau, nhưng tính chất hoạt động mang nét đặc trưng chung
của lực lượng Biệt động là bí mật, táo bạo, bất ngờ, luồn sâu, đánh
hiểm.
Với những chiến công đầu, trừng trị các tên đầu sỏ ác ôn như Bazin - Chánh sở Mật thám Nam kỳ, cò Sáu Bé, chủ bút Việt gian Hiền Sĩ, Cao ủy Pháp ở Đông Dương trùm mật thám Pháp - đại tá Anhphen, tấn công rạp xinê Majestic, Câu lạc bộ sĩ quan Pháp và đặc biệt trận đánh kho Phú Thọ Hòa, kho bom đạn lớn nhất của giặc Pháp ở miền Nam, ghi những dấu son vào lịch sử đấu tranh oai hùng của quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.
Với những chiến công đầu, trừng trị các tên đầu sỏ ác ôn như Bazin - Chánh sở Mật thám Nam kỳ, cò Sáu Bé, chủ bút Việt gian Hiền Sĩ, Cao ủy Pháp ở Đông Dương trùm mật thám Pháp - đại tá Anhphen, tấn công rạp xinê Majestic, Câu lạc bộ sĩ quan Pháp và đặc biệt trận đánh kho Phú Thọ Hòa, kho bom đạn lớn nhất của giặc Pháp ở miền Nam, ghi những dấu son vào lịch sử đấu tranh oai hùng của quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.
Nếu như trong kháng chiến chống Pháp, lối đánh Biệt động chưa thật
rõ nét, hình thức chiến thuật có mặt chưa thật phù hợp, thì trong kháng
chiến chống Mỹ, lực lượng Biệt động được xây dựng hoàn chỉnh, đặc biệt
tinh nhuệ, có lối đánh độc đáo, chiến thuật phong phú, đa dạng hơn, nghệ
thuật chiến đấu phát triển vượt bậc và đạt đến đỉnh cao, tương xứng với
tầm vóc của cuộc chiến đấu mới.
Mặc dù địa bàn chiến trường trọng điểm không thay đổi, nhưng đối
tượng tác chiến là quân Mỹ - ngụy có tiềm lực rất mạnh, thâm độc, xảo
quyệt, thủ đoạn tinh vi hơn và quy mô cuộc chiến ở mức độ cao hơn, đòi
hỏi phương thức và cách đánh biến hóa hơn, nhằm đánh những đòn hiểm hóc
vào các cơ quan đầu não guồng máy chiến tranh của chúng, nhất là từ khi
quân Mỹ và chư hầu có mặt tại Sài Gòn.
Đại
tá Trần Minh Sơn, nguyên Thành Đội phó Sài Gòn – Gia Định tại Hội thảo
“Lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” do Bộ Tư lệnh TPHCM
và Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM phối hợp tổ chức ngày 28-1 . Ảnh: VIỆT
DŨNG
Lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
được phát triển đến đỉnh cao trong “chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968).
Dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Khu ủy, Bộ Chỉ huy Quân khu Sài
Gòn - Gia Định, Phân khu 6, lực lượng Biệt động với lối đánh táo bạo,
lập nên những chiến công vang dội. Tiêu biểu là các trận tấn công Phái
bộ viện trợ Mỹ (MAAG), rạp hát Kinh Đô, các khách sạn (là nơi ở và giải
trí của sĩ quan, cố vấn Mỹ - ngụy) như Caravelle, Brink, Metropol,
Victoria, tàu chở máy bay US Card, Đại sứ quán Mỹ, Tổng nha Cảnh sát, lễ
quốc khánh ngụy, sân bay Tân Sơn Nhất, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh.
Những trận đánh của lực lượng Biệt
động đều mang ý nghĩa “kép”, vừa là đòn cảnh cáo, tiêu diệt, vừa cổ vũ
Nhân dân chống Mỹ, vừa phối hợp với hậu phương lớn miền Bắc chống chiến
tranh phá hoại của Mỹ, tạo nên tiếng vang lớn đối với chính trường và
nhân dân Mỹ, khích lệ tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân thế
giới chống chiến tranh phi nghĩa mà Mỹ đang gây ra ở Việt Nam.
Những trận đánh của Biệt động diễn ra
chớp nhoáng, “xuất quỷ nhập thần”, với hiệu suất rất lớn, là nỗi kinh
hoàng của bọn xâm lược và tay sai. Đặc biệt trong Tổng tiến công và nổi
dậy Xuân Mậu Thân 1968, lực lượng Biệt động được chuẩn bị tốt về tinh
thần, trang bị, vào trận chiến đấu với khát vọng hòa bình, không có gì
quý hơn độc lập tự do.
Các đội Biệt động đã bất ngờ đồng
loạt tấn công vào các mục tiêu trọng yếu của Mỹ - ngụy, gồm Dinh Độc
Lập, Đại sứ quán Mỹ, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Đài phát thanh, Bộ tư lệnh
Hải quân, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm chủ trận địa nhiều giờ,
vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần
cùng quân và dân miền Nam giành thắng lợi.
Thực hiện nhiệm vụ đột phá vào các mục
tiêu trọng yếu trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Biệt
động Sài Gòn - Gia Định đã phát huy cao độ nghệ thuật quân sự độc đáo,
tổ chức chỉ huy đánh địch ở đô thị với tinh thần dũng cảm tuyệt vời của
các chiến sĩ cách mạng.
Năm đội Biệt động với tổng số gần 100
đồng chí trực tiếp chiến đấu trong sào huyệt, đầu não của địch, với vũ
khí bộ binh đã đánh trả xe tăng, thiết giáp, máy bay địch và lực lượng
bộ binh tinh nhuệ Mỹ - ngụy gấp nhiều lần, với tinh thần dũng cảm cao độ
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Hầu hết cán bộ, chiến sĩ Biệt động
trực tiếp chiến đấu đã anh dũng hy sinh hoặc bị thương, bị sa vào tay
địch. Ý chí, xương máu, công lao của lực lượng Biệt động đã dựng thành
những tượng đài bất tử của Xuân Mậu Thân 1968.
Sài Gòn dưới chế độ Mỹ - ngụy là thành
phố lớn nhất miền Nam, là “thủ đô” của địch, nơi tập trung các cơ quan
đầu não của địch, trung tâm điều hành bộ máy chiến tranh xâm lược; là
căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, nơi phát đi các mệnh lệnh
đàn áp lực lượng cách mạng, đàn áp Nhân dân ta; vì vậy được bố phòng,
bảo vệ vô cùng cẩn mật.
Chúng tổ chức ra 3 vành đai phòng thủ
để ngăn chặn ta từ xa, trong nội thành và ven đô chúng bố trí mạng lưới
an ninh, cảnh sát, mật thám, phòng vệ dân sự... dày đặc. Hệ thống khủng
bố của địch cực kỳ tàn bạo, được đúc kết từ kinh nghiệm ở nhiều nơi trên
thế giới.
Các đơn vị bảo đảm có công rất lớn
trong phục vụ chiến đấu nội thành qua hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là
trong thời kỳ chống Mỹ. Như chúng ta đã biết, trong một cuộc chiến
tranh, muốn thắng địch không chỉ có lực lượng trực tiếp chiến đấu, mà
phải có công tác bảo đảm hậu cần, hậu phương vững chắc.
Trong hoàn cảnh bị địch ngày đêm rình
rập, bố ráp, bắt bớ, ngăn chặn, chia cắt, triệt phá liên tục, thì công
tác đảm bảo vật chất không chỉ đơn giản là “súng đạn, cơm áo, gạo tiền”
mà là một trận chiến đầy cam go, dũng cảm, kiên cường, hy sinh đối với
cơ sở cách mạng, cán bộ, chiến sĩ làm công tác bảo đảm, vì vậy, phải có
căn cứ trong vùng địch; và đó chỉ có thể là căn cứ lòng dân vững chắc.
Để có vũ khí đánh địch trong thành
phố, ngay từ khi hình thành các đội Biệt động nội đô, Khu ủy, Bộ Chỉ huy
Quân khu đã kiên trì, bền bỉ gầy dựng hệ thống bảo đảm hết sức công phu
từ vùng căn cứ vào nội thành; coi đây là nhiệm vụ hàng đầu của lực
lượng Biệt động.
Việc đánh địch trong nội đô khó khăn
bao nhiêu, thì việc xây dựng cơ sở, vận chuyển, trữ giấu bí mật, an toàn
vũ khí, phương tiện... càng thử thách, gian truân hơn gấp nhiều lần. Vì
thế, lực lượng bảo đảm được tổ chức đa dạng và rất công phu, kiên trì,
dựa vào Nhân dân, xây dựng căn cứ lòng dân để công tác và chiến đấu;
thực hiện tốt phương châm 3 hóa (hợp pháp hóa, nghề nghiệp hóa, quần
chúng hóa) để tồn tại và phát triển ngay trong lòng địch.
Qua tổng kết về công tác bảo đảm, một
chiến sĩ Biệt động trực tiếp chiến đấu ở nội đô, cần có 10 người làm
công tác phục vụ chiến đấu. Đây là bí quyết độc đáo của lực lượng “giấu
mặt” này, là biểu hiện sống động của ngành hậu cần đặc biệt, của lòng
dân, khi mà từ già đến trẻ, từ nhà tư sản đến chị tiểu thương, anh kỹ sư
đến người đạp xích lô... đều thực hiện nhuần nhuyễn, hiệu quả.
Chính lòng yêu nước nồng nàn, sắt son
với cách mạng, một lòng vững tin vào thắng lợi của cách mạng, ngày sạch
bóng quân xâm lược, hòa bình, thống nhất, độc lập, lòng kính yêu Bác Hồ
vô hạn đã tạo nên những căn cứ lòng dân vững chãi.
Chuẩn bị Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân 1968, ta đã xây dựng được 14 hầm chứa vũ khí, 19 lõm chính
trị, bao gồm 325 gia đình, tạo nên 400 điểm ém quân từ vùng trung tuyến
đến nội thành.
Điển hình căn cứ lòng dân là vùng lõm
chính trị - căn cứ cách mạng Bảy Hiền có nhiều đơn vị, cơ sở cách mạng
hoạt động, nhưng chưa bao giờ bị lộ.
Nhiều đồng chí cán bộ đến đây đã chỉ
đạo xây dựng phong trào cách mạng như đồng chí Trần Trọng Tân, Nguyễn
Văn Thuyền, Hoàng Thị Khánh, Trương Mỹ Lệ, Đỗ Duy Liên, Lê Thanh Hải,
Phan Tấn Thành...
Và nơi đây còn là điểm xuất phát của
các đơn vị, các tổ Biệt động đánh vào các mục tiêu đầu não của Mỹ - ngụy
tại nội đô Sài Gòn. Là vùng lõm chính trị - căn cứ cách mạng Bàn Cờ
từng là nơi hoạt động, địa điểm sinh hoạt hội họp của các đồng chí lãnh
đạo như đồng chí Trần Bạch Đằng, Lê Thị Riêng, Nguyễn Thị Ráo (Ba Thi),
kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, đồng chí Võ Văn Kiệt, bác sĩ Dương Quang
Trung… và có nhiều cơ sở cách mạng hoạt động tại Bàn Cờ.
Mặc dù địch ra sức kìm kẹp, khủng bố,
bắt bớ, chúng muốn xóa trắng các vùng lõm chính trị như Bảy Hiền, Bàn
Cờ... nhưng ngay trong lòng địch, dù khó khăn gian khổ đến mấy, ngọn lửa
cách mạng vẫn âm thầm nhen nhóm, các tổ chức cách mạng do Đảng lãnh đạo
vẫn bí mật hình thành và không ngừng phát triển, phục vụ đắc lực cho
cuộc kháng chiến đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
Biết rằng, nếu bị địch phát hiện, bắt
bớ, chắc chắn sẽ bị tù đày, tra khảo, tịch biên tài sản và có thể bị tử
hình; trong quá trình hoạt động nhiều cơ sở cách mạng bị địch bắt, dù bị
tra tấn rất dã man, vẫn một lòng, một dạ trung thành với Đảng dù phải
hy sinh để bảo vệ cơ sở, bảo vệ tổ chức.
Để có những trận đánh địch vang dội,
hiệu quả ở đô thị và đặc biệt là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu
Thân 1968, nhiều cơ sở cách mạng đã sống trên “kho” vũ khí hàng năm
trời như gia đình các đồng chí Năm Lai, Ba Căn, Năm Mộc, Bảy Rau Muống.
Gia đình chị Hai Phê - địa điểm xuất
phát tấn công Đại sứ quán Mỹ, sau Tết Mậu Thân, bị địch bắt đày ra Côn
Đảo. Tại tiệm phở Bình là gia đình ông Ngô Toại, số 7, đường Yên Đổ (nay
là đường Lý Chính Thắng), quận 3, nơi Sở Chỉ huy tiền phương Bộ Chỉ huy
Phân khu 6 phát lệnh tổng tiến công; ngay sau khi quân ta nổ súng tiến
công các mục tiêu của địch, cả gia đình ông bị địch bắt, đánh đập, tra
tấn rất dã man, sau đó bị đày đi Côn Đảo.
Điển hình tiêu biểu trong công tác
vận chuyển vũ khí từ căn cứ về điểm tập kết như vợ chồng ông nông dân
Chín Khổ, ông Chín Ten... bất chấp hiểm nguy, nhiều lần chuyển vũ khí
cho lực lượng Biệt động. Biết bao gia đình, cơ sở cách mạng, hầm chứa vũ
khí sau Mậu Thân bị địch bắt bớ, tù đày, tra tấn rất dã man, tịch biên
tài sản,...
Với bề dày truyền thống và thành tích
chiến đấu đặc biệt xuất sắc, Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã được Mặt
trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng 16 chữ vàng Đoàn kết một
lòng, mưu trí vô song, dũng cảm tuyệt vời, trung kiên bất khuất; đã được
Đảng, Nhà nước ta phong tặng, truy tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang
Nhân dân cho 5 đơn vị và 31 cá nhân(2); càng tôn vinh truyền thống tự
hào của lực lượng Biệt động Anh hùng.
Từ đáy lòng mình, chúng ta cảm nhận
sâu sắc rằng, sự hy sinh, mất mát để có được hòa bình, độc lập là vô
giá; bởi đó là xương, là máu của nhiều thế hệ người Việt Nam, là nước
mắt chảy lòng của những Bà mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ liệt sĩ, những mất
mát, hy sinh cho ngày toàn thắng không thể lấy gì bù đắp được! Mỗi chúng
ta bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy, cán
bộ, chiến sĩ, đồng bào thuộc nhiều giới, nhiều dân tộc, tôn giáo... ở
mọi miền Tổ quốc đã cùng viết nên thiên anh hùng ca Xuân Mậu Thân 1968,
những người còn sống và những người đã mãi mãi trở thành “dáng đứng Việt
Nam” anh hùng; xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các gia đình liệt sĩ,
thương binh, gia đình có công với cách mạng tại thành phố và cả nước đã
có người thân hy sinh trong Xuân Mậu Thân 1968 và trong suốt chiều dài
của cuộc trường kỳ kháng chiến để giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước.
Năm tháng sẽ qua đi, nhưng với cả
nước, với miền Nam thành đồng, với thành phố mang tên Bác, những chiến
công vang dội của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 sẽ
sống mãi với các thế hệ Việt Nam. Mỗi chúng ta và các thế hệ đời sau có
thể nhìn rõ ở đó sức mạnh phi thường của lòng yêu nước nồng nàn, của trí
tuệ Việt Nam. Đó là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của khí
phách Việt Nam, lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc, Nhân dân, sẵn sàng
xả thân vì sự nghiệp giải phóng và trường tồn của dân tộc.
Lịch sử dân tộc ta gắn liền với lịch
sử đấu tranh cách mạng chống giặc ngoại xâm. Trong những năm tháng kháng
chiến, Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định rất kiên cường, dũng cảm,
mưu trí, sáng tạo đề ra nghị quyết, chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp
lòng dân, dựa vào dân để bám trụ địa bàn, lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh
cách mạng ngay tại sào huyệt, đầu não của thực dân, đế quốc và chế độ
tay sai.
Dù khó khăn, gian khổ, ác liệt đến
mấy, Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, miền Nam thành đồng Tổ quốc
vẫn hướng về cách mạng, niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng, bài học
“thế trận lòng dân” mãi mãi trường tồn trong chiến tranh giải phóng
cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong 2 cuộc kháng
chiến thực tiễn đã minh chứng, không có căn hầm nào đủ sâu, rộng, bền
vững bằng lòng dân, không có địa đạo nào đủ dài, vững chắc, an toàn bằng
căn cứ lòng dân.
Nối tiếp truyền thống vẻ vang của cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, truyền thống yêu nước và
cách mạng kiên cường của dân tộc, ngày nay đất nước ta đang tiến hành sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh đổi mới toàn diện và
đồng bộ, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Chúng ta hiểu rõ khó khăn, thách thức,
song với tinh thần Xuân Mậu Thân 1968 nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn
nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, tăng cường mối quan hệ máu thịt
giữa Đảng với Nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, xây dựng thế
trận lòng dân vững chắc, thực hiện thật tốt các chính sách an dân, coi
trọng việc phát huy cao độ những tiềm năng to lớn của Nhân dân, phát huy
sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; biết tận dụng mọi thời cơ và
thuận lợi vượt qua mọi khó khăn, thách thức; thành phố Hồ Chí Minh luôn
vì cả nước, cùng cả nước, xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn
minh, hiện đại, nghĩa tình, luôn xứng đáng Thành phố mang tên Bác Hồ
kính yêu, Thành phố Anh hùng.
––––––––––––––––––––––
(1) Đợt 1 Tổng tiến công và nổi dậy từ đêm 30 rạng 31-1-1968, kết thúc ngày 28-2-1968; đợt 2 mở màn từ đêm 4 rạng ngày 5-5-1968, kết thúc ngày 18-6-1968.
––––––––––––––––––––––
(1) Đợt 1 Tổng tiến công và nổi dậy từ đêm 30 rạng 31-1-1968, kết thúc ngày 28-2-1968; đợt 2 mở màn từ đêm 4 rạng ngày 5-5-1968, kết thúc ngày 18-6-1968.
(2) + Anh hùng liệt sĩ: Lê Văn
Thọ, Nguyễn Văn Trỗi, Phạm Văn Hai (Cả nhì), Bành Văn Trân, Nguyễn Văn
Kịp (Đồng Đen), Lê Tấn Quốc, Trần Phú Cường (Năm Mộc), Trần Văn Đang,
Lê Văn Việt, Nguyễn Đình Chính, Võ Văn Hát, Nguyễn Văn Lém (Bảy Lớp),
Nguyễn Văn Rí (Tám A), Nguyễn Hoài Thanh (Nguyễn Phổ), Nguyễn Thanh
Tuyền (Bời), Tô Hoài Thanh (Tô Văn Phó), Nguyễn Gia Lộc.
+ Anh hùng: Bùi Văn Ba, Phạm Văn
Ry, Nguyễn Văn Tăng, Đỗ Tấn Phong, Nguyễn Thị Thu Trang, Phạm Thị Mỹ
(Oanh), Nguyễn Thị Thanh Tùng, Trần Thị Mai, Đoàn Thị Ánh Tuyết, Ngô
Thanh Vân (Ba Đen), Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Thị Lan (Lan Mê Linh),
Nguyễn Thanh Xuân (Bảy Bê), Lê Thị Thu Nguyệt.
Lấy ý kiến dân về giảm giá BOT trên quốc lộ 91
(PL)- Hôm nay (30-1), Tổng cục Đường bộ Việt Nam, chủ đầu tư và địa
phương họp dân và doanh nghiệp để lấy ý kiến giảm giá BOT tại hai trạm
T1 và T2.
Ngày 29-1, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật
đã làm việc với UBND TP Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang về phương án
giảm giá đối với một số phương tiện trên địa bàn TP Cần Thơ và các tỉnh
An Giang, Kiên Giang khi lưu thông qua hai trạm thu phí BOT trên quốc lộ
91 là trạm T1 (quận Ô Môn, TP Cần Thơ), trạm T2 (đặt tại quận Thốt Nốt,
TP Cần Thơ) và BOT quốc lộ 1A Cần Thơ-Phụng Hiệp.
Thống nhất giảm giá trạm T1, T2 đợt 2
Trao đổi với báo chí sau khi kết thúc
cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Đào Anh Dũng cho biết cuộc họp
thống nhất sẽ giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng với chủ đầu tư và
địa phương họp với dân và các doanh nghiệp (DN) địa phương có phương
tiện đi qua các trạm để bàn phương án giải quyết vào hôm nay (30-1).
PV Pháp Luật TP.HCM trao đổi thêm
với ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, ông Dũng cho
biết: “Tại cuộc họp, đối với quốc lộ 91, nhà đầu tư, Tổng cục Đường bộ
Việt Nam và Vụ Đối tác công tư đã trình phương án giảm giá. Sau khi bàn
luận, thứ trưởng Bộ GTVT và UBND TP Cần Thơ thống nhất quan điểm, phương
án giảm giá với trạm T1. Còn trạm T2 thì ngày 30-1 sẽ tổ chức lấy ý
kiến của người dân, tổ chức, DN để xem coi mức giảm đưa ra như vậy có
phù hợp với nguyện vọng của người dân chưa”.
Ông Dũng cũng cho biết đối với trạm T1,
TP Cần Thơ đề nghị giảm giá ba phường Phước Thới, Châu Văn Liêm và một
phần của phường Thới Hòa của quận Ô Môn, số lượng xe là 722. Đối với đề
xuất ở trạm T2, ông Dũng cho hay thông tin cụ thể sẽ được nêu ra tại
cuộc họp dân vào hôm nay.
BOT Cần Thơ-Phụng Hiệp: Chốt danh sách trước 3-2
Đối với trạm BOT Cần Thơ-Phụng Hiệp,
ông Lê Tiến Dũng cho biết đã đề xuất Bộ GTVT xem xét giảm giá theo đề
nghị của UBND TP Cần Thơ. Cụ thể, miễn 80%-90% cho phương tiện không
kinh doanh dưới chín chỗ và xe tải nhỏ hơn một tấn hiện đang cư trú
phường Ba Láng, phường Lê Bình, phường Thường Thạnh thuộc quận Cái Răng,
TP Cần Thơ. Trong đó, đề xuất giảm 50% cho 548 phương tiện, 100% cho
475 phương tiện.
Đối với xã Tân Phú Thạnh thuộc huyện
Châu Thành A, Hậu Giang, đề xuất giảm 50% cho ô tô từ 10 chỗ và xe tải
trên một tấn có kinh doanh ở địa phương nêu trên; giảm 50% đối với các
tổ chức, cá nhân, DN có hợp đồng vận chuyển (trên ba tháng) có sử dụng
quãng đường 3 km tính từ vị trí đặt trạm.
Cũng trong buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Khang, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư quốc lộ 91 Cần Thơ-An Giang,
cho biết theo chỉ đạo của Bộ GTVT, nhà đầu tư đã thực hiện giảm giá
đường bộ cho hơn 1.100 phương tiện và đã được triển khai từ ngày
1-9-2017. Cụ thể, tại trạm T1 giảm 108 xe thuộc phường Phước Thới và
Châu Văn Liêm và 46 xe buýt. Trạm T2, hơn 1.000 xe thuộc TP Cần Thơ,
tỉnh An Giang, Kiên Giang. |
Đồng quan điểm với TP Cần Thơ, ông Lê
Văn Năm, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hậu Giang, cũng đề nghị giảm thêm cho
xã Tân Phú Thạnh gồm: 262 phương tiện giảm 100%, giảm 100% cho 282 xe
chính chủ và dưới một tấn, 339 phương tiện thực hiện phương án giảm 50%.
Đồng thời, ông Năm cũng cho biết thêm hiện tại địa phương đang có nhiều
bất cập liên quan đến vấn đề xe chính chủ và không chính chủ trong việc
xem xét đối tượng nằm trong diện miễn, giảm.
Sau khi nghe ý kiến các địa phương, Thứ
trưởng Nguyễn Nhật thống nhất giao Tổng cục Đường bộ, nhà đầu tư và Vụ
Đối tác công tư xem xét lại phương án tài chính theo đề xuất của TP Cần
Thơ và Hậu Giang rồi trình Bộ GTVT để quyết định trước ngày 3-2.
Kiến nghị di dời trạm T2 Tại buổi làm việc trên, các nhà báo không được tham dự ngoài báo ngành. Theo báo Giao Thông, tại cuộc họp, ông Ngô Công Thức, Giám đốc Sở GTVT tỉnh An Giang, phát biểu người dân đa phần phản ứng về sự bất hợp lý trong việc đặt vị trí của trạm T2 (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ). Đặc biệt, sau khi cầu Vàm Cống được đưa vào sử dụng thì chắc chắn nhiều vấn đề bất cập sẽ xảy ra. Trong đó, vấn đề an ninh trật tự sẽ không được đảm bảo. Do đó, ông Thức kiến nghị hai phương án: Một là cho di dời trạm, hai là làm tuyến tránh Long Xuyên để giảm áp lực cho trạm T2. Đồng quan điểm với tỉnh An Giang, đại diện lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cũng cho rằng vị trí đặt của trạm T2 là bất hợp lý và cần phải di dời. Đối với kiến nghị di dời trạm T2, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật thông tin hiện tại Bộ đang tiến hành đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến tránh Long Xuyên. Khi tuyến tránh này hình thành thì trạm T2 sẽ không còn tác dụng. |
Xe tải va chạm trên cầu Thăng Long một người tử vong
(Kiến Thức) - Sau cú đâm vào đuôi một
chiếc xe tải đi phía trước trên cầu Thăng Long (Hà Nội) chiếc xe tải
phía sau nát bét đầu, một người ngồi trong cabin tử vong và một người
khác bị thương nặng.
Thông tin ban đầu vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng hai xe ô tô va chạm nhau trên cầu Thăng Long (Hà Nội) làm một người chết xảy ra vào khoảng 16h30 chiều ngày 29/1.
Thời điểm trên, xe tải biển kiểm soát
29C- 837. 23 đang di chuyển trên cầu Thăng Long (Hà Nội) thì bất ngờ đâm
vào đuôi xe tải biển kiểm soát 90C - 052. 87 đang đi phía trước.
Hậu quả vụ tai nạn khiến một
người ngồi trong xe 29C- 837. 23 tử vong, một người khác bị thương nặng
đã được người dân mang đi cấp cứu tại bệnh viện. Riêng đầu của chiếc xe
này bị nát bét, hư hỏng nặng.
Tiếp nhận thông tin cơ quan công an đã có mặt tại hiện trường để xử lý và tiến hành điều tiết giao thông.
Hiện nguyên nhân vụ tai nạn đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.
Nhận xét
Đăng nhận xét