THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 36

 (ĐC sưu tầm trên NET)

Cá không thể sống được trên sa mạc! Người Do Thái lại không nghĩ như vậy

768

Sa mạc vốn là môi trường khác nghiệt, không thể sống nổi của các loài cá. Nhưng đối với người Israel, không gì là không thể. Chẳng những họ cung cấp đủ cá cho nhu cầu của người dân, mà còn xuất khẩu đi khắp thế giới.

    Cá không thể sống được trên sa mạc! Người Do Thái lại không nghĩ như vậy
    Theo truyền thống, cá thường được nuôi trong ao hoặc các lồng ngầm dưới biển. Tại các vùng khô hạn và sa mạc, việc nuôi cá thường khó khăn hơn và không hợp lý về mặt kinh tế.
    Tuy nhiên, người Israel hay người Do Thái lại có ý kiến khác khi cho rằng cá có thể được nuôi ở nất kỳ nơi nào miễn là có nước.
    Quốc gia với diện tích hơn 50% là sa mạc và đất cằn này có thừa diện tích đất trống để nuôi cá và quan trọng là các trang trại cá sẽ đảm bảo cá không bị nhiễm bệnh từ các nguồn nước khác, bị nhiễm mặn hay bị ảnh hưởng từ các hệ sinh thái tự nhiên bên ngoài.
    Tại những nơi khô cằn, hạn hán như Israel, nguồn nước ngầm thường là nước lợ và gây khá nhiều khó khăn cho nông nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là nguồn nước thích hợp cho việc nuôi trồng cá bởi chúng chứa nhiều protein.
    Hầu hết nguồn thực phẩm cá mà người Israel sử dụng ngày nay là được nuôi trong các trang trại.
    Thông thường, mọi người cho rằng nuôi cá tại các vùng đất cằn thường tốn kém, khó khăn do thiếu nước và gây ô nhiễm môi trường bởi những chất thải từ loài cá. Tuy nhiên, người Do Thái đã biết cách sử dụng hệ thống công nghệ khép kín nhằm tạo nên điều kỳ diệu: nuôi cá trên sa mạc.
    Theo đó, hệ thống nuôi cá của người Israel sẽ tái sử dụng lại 99% nước và lọc những chất thải của cá làm phân bón cho cây trồng. Nước thải từ hồ cá sẽ trải qua một hệ thống tái chế phức tạp nhằm làm sạch độc tố và chất bùn bẩn, sau đó lại được tái sử dụng cho các hồ cá.
    Hệ thống này của người Do Thái có thể sử dụng tại bất kỳ nơi nào trên đất liền miễn là có một nguồn nước khởi điểm nhất định.
    Những chất thải từ hồ cá có thể làm chất dinh dưỡng cho cây trồng, nhưng hệ thống khép kín này vẫn cần phải làm sách khoảng 1 năm/lần do các cặn bùn bám vào lưới lọc và hệ thống máy móc.
    Một lý do nữa khiến người nuôi cá phải lo lắng là vấn đề dịch bệnh, đặc biệt là trong môi trường khép kín như trang trại cá. Nguồn lây bệnh thường đến từ các đợt cá giống mới khi được đưa đến trang trại và lây lan ra cả đàn.
    Trong trường hợp này, nuôi cá trang trại theo mô hình khép kín vẫn an toàn hơn khi tỷ lệ lây bệnh từ yếu tố thiên nhiên và những con cá hoang dã sẽ giảm thấp. Vì vậy, người nông dân chỉ cần kiểm soát chặt chẽ nguồn cá giống mới trước khi mua về.
    Hơn nữa, người Do Thái chú trọng đặc biệt đến nguồn dinh dưỡng của cá khi cho chúng ăn các loài tảo hợp lý nhằm tăng chất dinh dưỡng và chất đề kháng của cá.
    Ngoài ra, chìa khóa thành công chủ đạo của ngành nuôi trồng cá tại Israel là công nghệ xác định nguồn nước ngầm cũng như việc tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nước đến từng giọt, qua đó cho phép người dân có thể nuôi cá trên sa mạc với lượng nước có hạn.
    Bên cạnh đó, do nguồn nước có hạn nên người Israel thường tích nước vào mùa đông để sử dụng cho nông nghiệp trong mùa hè. Tận dụng điều này, các trang trại nuôi cá đã sử dụng nguồn nước tích trữ để sử dụng nuôi trồng thủy sản, cung cấp thêm thực phẩm mà vẫn đảm bảo lượng nước cung cấp cho nông nghiệp vào mùa hè.
    Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái, Israel áp dụng một hệ thống xử lý nước vô cùng chặt chẽ, đồng thời tuyên truyền ý thức về việc tiết kiệm nước cũng như bảo vệ môi trường cho người dân.

    Đặc biệt, chính phủ Israel có hỗ trợ đặc biệt cho việc đầu tư vào nông nghiệp hay nuôi trồng thủy sản. Có đến 24% tổng số tiền hỗ trợ từ chính phủ là cho các dự án ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và những doanh nghiệp trong ngành này được miễn mọi loại thuế nhập khẩu.
    Khởi nguyên
    Vào cuối thập niên 30, những người Do Thái trở về từ Đông Âu đã đem các giống cá ưa thích của họ tới Israel và bắt đầu thử nghiệm các ao nuôi cá với nguồn nước từ sông Jordan. Mô hình này bước đầu đem lại một số thành công và người Israel tiếp tục nghiên cứu cải thiện cách nuôi cá trên đất liền.
    Sau khi chính thức tuyên bố độc lập vào năm 1948, Israel tăng cường xây dựng các trang trại nuôi cá trên đất liền.
    Cuộc khảo sát của chính phủ cho thấy vùng Negev và thung lũng Arava có các mạch nước ngầm và nước suối nóng. Hầu hết các mạch nước này là nước lợ, thích hợp cho nuôi trồng thủy sản.
    Với mục tiêu tận dụng mọi nguồn nước có thể, Israel đã quyết định kết hợp nuôi trồng cá với làm nông nghiệp, qua đó tái sử dụng nguồn nước một cách có hiệu quả.
    Nhờ những nỗ lực của chính phủ Israel mà hiện nay có nhiều trang trại nuôi cá lớn ở những vùng sa mạc gần Negev. Tại đây, nguồn nước ngầm được hút lên để nuôi cá và sau đó tái sử dụng hoặc dùng để tưới cây.
    Hàng loạt những giống cá như cá chép, cá rô phi, cá trắm...được người Do Thái đưa vào nuôi trồng và cải tiến cho phù hợp điều kiện môi trường tại đây. Israel là quốc gia đầu tiên có thể nuôi trồng loài cá rô phi sống từ Jordan bất chấp nước này toàn sa mạc và đất cằn.
    Hiện sản lượng nuôi trồng cá của Israel là gần 30.000 tấn mỗi năm với tổng giá trị khoảng 70 triệu USD. Sản phẩm cá của nước này thậm chí được xuất khẩu sang nhiều thị trường Châu Âu, đồng thời thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan các trang trại cá.
    Một báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN) cho thấy nhu cầu tiêu thụ cá và thủy sản trên toàn cầu đang ngày một tăng cao trong khi lượng cung đang dần suy giảm do tình trạng đánh bắt quá mức.
    Hiện trung bình mỗi người trên thế giới tiêu thụ khoảng 17kg cá hàng năm và rất có thể một ngày nào đó, tất cả các món cá cũng như thủy sản trên bàn ăn của chúng ta đều đến từ các trang trại nuôi.
    Hoàng Nam
    Theo Trí Thức Trẻ

    Đây là cách Israel khiến cả thế giới phải cúi đầu khi biến sa mạc thành nơi trồng rau, nuôi cá

    2686

    Israel là một trong những nước xuất khẩu thực phẩm tươi sống lớn trên thị trường thế giới và là quốc gia đứng đầu về kỹ thuật nông nghiệp dù hơn 50% diện tích đất là sa mạc và khí hậu nơi đây khá khô cằn, thiếu nước.

      Đây là cách Israel khiến cả thế giới phải cúi đầu khi biến sa mạc thành nơi trồng rau, nuôi cá
      Tại quốc gia Trung Đông này, chỉ có khoảng 20% diện tích đất là đủ điều kiện thích hợp làm nông nghiệp. Bất chấp điều đó, ngành nông nghiệp vẫn chiếm 2,5% GDP và 3,6% kim ngạch xuất khẩu.
      Dù chỉ có 3,7% tổng lực lượng lao động làm trong ngành nông nghiệp nhưng Israel vẫn có thể cung cấp 95% nhu cầu lương thực trong nước. Hơn nữa, phần lớn những loại thực phẩm phải nhập khẩu là những loại sản phẩm phụ như đường, ca cao, cà phê...
      Những người Israel, hay người Do Thái hiểu được tầm quan trọng của nông nghiệp và từ khi thành lập đất nước vào năm 1948, chính phủ và người dân quốc gia này đã tăng cường khai hoang, xây dựng ruộng bậc thang, tháo nước vùng đầm lầy, tái trồng rừng và chống sự xói mòn cũng như nhập mặn.
      Kể từ khi Israel được thành lập, sản lượng nông nghiệp của nước này đã tăng trưởng gấp 15 lần, cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng dân số. Đây là một con số đáng ngạc nhiên khi quốc gia này có lượng mưa khá thấp.
      Số đất làm nông nghiệp của Israe cũng tăng trưởng mạnh từ 30.000 ha năm 1948 lên 190.000 ha hiện tại. Với công nghệ nông nghiệp hiện đại, số lao động trong ngành này và số nước cần dùng cho tưới tiêu ngày một giảm.
      
Cánh đồng tại thung lũng Jezreel-Israel
      Cánh đồng tại thung lũng Jezreel-Israel
      Một số báo cáo cho thấy nông nghiệp Israel trong khoảng 1999-2009 sử dụng ít hơn 12% lượng nước tưới tiêu nhưng sản lượng lại tăng 26%.
      Hầu hết ngành nông nghiệp của Israel được xây dựng theo 2 mô hình là hợp tác xã (kibbutz) và làng nông nghiệp (moshav).
      Theo đó, mô hình kinh doanh hợp tác xã có sở hữu chung về phương tiện sản xuất cũng như sản phẩm. Trong khi đó, mô hình làng nông nghiệp có hoạt động sản xuất riêng từng hộ nhưng lại hợp tác chung về thương hiệu và các hoạt động thu mua nguyên liệu.
      Với phần lớn diện tích đất là sa mạc hay khô cằn, chênh lệch nhiệt độ ngày-đêm lại khác cao (từ 10-20 độ) nên việc sản xuất nông nghiệp tại Israel là vô cùng khó khăn. Nhưng với những kỹ thuật tiên tiến và chính sách khai hoang, tháo nước đầm lầy khôn ngoan, người dân quốc gia này đã tạo nên điều thần kỳ ở Trung Đông.
      Dưới đây là 8 kỹ thuật tiêu biểu mà nông dân Israel đã áp dụng thành công và được giới thiệu ở nhiều quốc gia trên thế giới:
      -Công nghệ tưới nhỏ giọt
      Không giống các công nghệ khác bắt nguồn từ phòng nghiên cứu và cần những phân tích, thử nghiệm cầu kỳ. Công nghệ tưới nhỏ giọt vô cùng đơn giản và được người nông dân Israel sử dụng rộng rãi, qua đó làm nên điều thần kỳ tại Trung Đông.
      Theo đó, một hệ thống đường ống nước sẽ được kiểm soát để tưới nhỏ giọt cho từng gốc cây trồng với liều lượng nhất định. Hệ thống này chắc chắn sẽ tiết kiệm nước hơn so với việc phun nước tưới thông thường nhưng vẫn đảm bảo lượng nước cần thiết cung cấp cho cây trồng.
      -Lấy nước từ không khí
      Israel cũng sử dụng một kỹ thuật có chi phí khá thấp là xây các hộp nhựa được thiết kế bao quanh gốc cây, qua đó hấp thụ những giọt sương ban đêm và làm giảm 50% nhu cầu nước của cây trồng.
      Vào những ngày mưa, các hộp nhựa này nâng cao 27 lần tác dụng tưới nước trên mỗi milimet nước mưa.
      Hơn nữa, những hộp nhựa này có thể bảo vệ cây trồng khỏi sự thay đổi nhiệt độ đêm ngày đột ngột tại Israel.
      -Hệ thống trồng cây Runoff Agroforestry Systems:
      Theo đó, người nông dân sẽ trồng cây xen kẽ với cây lương thực. Như vậy, các rễ cây sẽ giữ được nước cho các hạt giống và những lá cây sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cho hạt giống cây lương thực.
      -Phát triển giống cây trồng mới:
      Rất nhiều giống cây trồng chỉ cần ít nước và có thể trồng tại những vùng đất khắc nghiệt dưới ánh mặt trời nóng bỏng. Nhiều tổ chức và công ty công nghệ tại Israel đã liên tục nghiên cứu và cho ra đời những giống cây trồng phù hợp với điều kiện thổ những cũng như khí hậu ở đây.
      Năm 1973, hai nhà khoa học Haim Rabinowitch và Nachum Kedar đã phát triển thành công một giống cây cà chua mới có thể chịu được thời tiết nóng và khô hạn, qua đó tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành xuất khẩu rau xanh của Israel.
      -Tiêu chuẩn công nghệ cao
      Bên cạnh việc phát triển những giống cây trồng mới, Israel cũng nghiên cứu các công nghệ thích hợp để tăng năng suất cho cây trồng, như đảm bảo điều kiện ánh sáng, thời điểm thụ phấn...
      -Tích cực trồng cây
      Việc trồng cây sẽ ngăn chặn được đà sa mạc hóa và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất theo một chu kỳ tuần hoàn. Trong 100 năm qua, Israel là quốc gia duy nhất trên thế giới có tốc độ tăng trưởng ròng về diện tích cây trồng.
      -Tái sử dụng nguồn nước
      Hệ thống tái sử dụng nguồn nước của Israel có chất lượng hàng đầu thế giới và không một quốc gia nào có thể so sánh.
      Khoảng 50% nguồn nước sử dụng của quốc gia này là được tài chế, cao hơn rất nhiều so với mức 20% của nước đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng là Tây Ban Nha.
      -Bảo vệ giống cây trồng:
      Việc để các giống cây trồng bị thất thoát, hư hỏng là điều vô cùng lãng phí với người dân Israel và họ luôn bảo quản các giống cây của mình ở điều kiện tốt nhất, tránh xa không khí bẩn và ẩm mốc.
      Nhiều loại vật liệu và công nghệ đã được phát triển nhằm đảm bảo rằng mỗi hạt giống sẽ được bảo quản tốt nhất và cho ra năng suất cao nhất.
      Hoàng Nam
      Theo Trí Thức Trẻ

      Nhận xét

      Bài đăng phổ biến từ blog này

      TT&HĐ I - 9/d

      MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

      MỌC CÁNH