TÌNH YÊU VÔ BỜ 17/b (Chuyện tình thời chiến)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Họ ra đi sẵn sàng hy sinh
hạnh phúc, xương máu vì một tình yêu Tổ quốc, nhưng sâu thẳm trong tim
vẫn nồng nàn một tình yêu đôi lứa. Cuộc chiến tranh kéo dài, họ vẫn chờ
đợi nhau cho đến ngày thống nhất. Có những mối tình mong ngóng người
thương đã đi hết tuổi thanh xuân.
Khi tôi gặp ông để tìm tư liệu viết kịch bản cho loạt phim tài liệu Mãi mãi một tình yêu, ông trầm ngâm: “Tôi thật sự cũng không biết bắt đầu từ đâu, bởi hơn nửa thế kỷ qua tôi vẫn xem đó như một giấc mơ. Giấc mơ về một tình yêu mà chúng tôi đã viết nên ngay dưới bản án tử hình…”. Ông là người tử tù lừng danh Lê Hồng Tư.
Lời tỏ tình đầu tiên thất bại!
Năm 1956, vậy là không có hòa bình, không có thống nhất như người ta nghĩ sau Hiệp định Geneve 1954, sau hai năm chia cắt để chờ ngày tổng tuyển cử. Quân Mỹ bắt đầu hiện diện tại miền Nam với vai trò cố vấn, và người miền Nam đã thấy rõ một điều rằng hòa bình, thống nhất chỉ có thể đến khi quân Mỹ rút khỏi miền Nam. Một trong những lực lượng đứng lên ngay tại nội thành Sài Gòn chính là phong trào học sinh, sinh viên.
Ngày ấy, Lê Hồng Tư là một thiếu niên nghèo ở miệt Bình Chánh lên Sài Gòn làm đủ mọi nghề như thợ tiện, nhân viên điện tín… để có tiền tự lo ăn học. Với anh, ngày đầu tiên gặp người con gái ấy, người con gái mà anh đã đem lòng yêu thương trọn đời, đó là ngày anh không bao giờ quên.
Lê Hồng Tư là người được tổ chức đưa vào trường học để gây dựng phong
trào, lực lượng đấu tranh nội thành Sài Gòn. Còn Nguyễn Thị Châu là một
cô gái nghèo ở Biên Hòa, nhưng vì đàn em mà chị phải mượn tiền lên Sài
Gòn ăn học để tìm tương lai cho các em. Chị chính là người mà Lê Hồng Tư
lựa chọn để giác ngộ cách mạng.
Ông Lê Hồng Tư kể lại: “Khi Châu đến Trường Văn Lang đăng ký học, tôi đã chú ý ngay đến Châu. May thay Châu đăng ký vào học lớp tôi đang làm lớp trưởng. Thanh niên mới lớn mà, ai lại không thích người con gái đẹp, nết na thùy mị như Châu. Để chứng tỏ mình là người ga lăng, tôi hết lo cho Châu từ việc đăng ký học, rồi lại đưa lên lớp và bố trí ngồi bàn đầu làm nhiều bạn cùng lớp dò xét tình ý của tôi, nhưng lúc đó tôi chỉ thấy thích chứ chưa yêu Châu”.
Từ tình bạn rồi dần dần Lê Hồng Tư cảm hóa Châu trở thành người đồng chí trong phong trào HS-SV Sài Gòn mà Châu hoạt động rất tích cực. Và rồi, nhịp đập của con tim đã hối thúc Lê Hồng Tư thổ lộ tình yêu với người bạn cùng lớp. Đó là một ngày cuối tuần năm 1958, khi biết bạn bè ở trọ cùng Châu đã về quê hết, Lê Hồng Tư tìm đến và nói bâng quơ về mối tình với một người con gái mà mình theo đuổi. Khi Châu hỏi đó là ai, Lê Hồng Tư ấp úng: “Đó chính là Châu. Tôi muốn thành hôn với em!”. Không ngờ Nguyễn Thị Châu trả lời: “Em chưa nghĩ đến chuyện đó đâu. Em còn phải lo chuyện học, chuyện nuôi các em”. Ông Lê Hồng Tư nhớ lại: “Lúc đó tim tôi thắt lại, ruột đau như cắt, lời tỏ tình đầu tiên đã thất bại. Tôi chỉ biết trèo lên gác nhìn Châu vẫn điềm tĩnh ngồi học bài, nhưng với lòng tự ái của chàng trai, tôi lại nhủ: Nếu Châu chưa quyết định thì cứ sáu tháng tôi lại hỏi Châu một lần về lời cầu hôn này…”.
“Dù có đi hết một vòng trái đất…”
Cho dù hẹn ước cứ sau sáu tháng anh lại một lần hỏi về lời cầu hôn với chị, nhưng mãi đến năm 1959, sau khi đi thoát ly, Lê Hồng Tư mới có dịp gặp lại người mình yêu và anh lại hỏi về lời cầu hôn, nhưng Châu vẫn không trả lời. Ông Lê Hồng Tư kể: “Tôi có linh tính lần gặp mặt đó là lần chia xa, nên có nói với Châu rằng: Nếu còn sống trên đời này tôi vẫn còn giữ ý định thành hôn với Châu, dù phải đi hết một vòng trái đất để đến với Châu tôi cũng sẵn lòng”. Bà Châu nhớ lại: “Thực sự tôi rất thương anh Tư, nhưng lúc đó nợ nước chưa đền, nợ nhà chưa dứt làm sao tôi có thể nghĩ đến tình riêng. Biết anh ấy sắp đi xa, nên tôi đã chuẩn bị cho anh ấy hai chiếc khăn, hai chiếc quần đùi và 200 đồng để tặng thay cho lời tôi muốn nói về lời tỏ tình của anh”.
Đó chính là lần gặp mặt định mệnh để rồi họ chia xa nhau 15 năm trong gông cùm, ngục tù và án tử hình.
Ngày 8.7.1961, cả Sài Gòn lẫn Washington đều rúng động với thông tin: biệt động Việt cộng đánh bom vào xe Đại sứ Mỹ Frederick Nolting. Báo chí Sài Gòn gọi đó là “Vụ án chấn động nhất đô thành Sài Gòn từ trước tới nay”. Đó chính là chiến công của “tiểu đội quyết tử quân” thuộc lực lượng biệt động Ban cán sự học sinh sinh viên Khu Sài Gòn - Gia Định mà Lê Hồng Tư, khi ấy mới 26 tuổi, phụ trách chỉ huy. Đây cũng là những trận đánh Mỹ đầu tiên giữa Sài Gòn, mở ra phong trào sinh viên học sinh đánh Mỹ khắp các đô thị miền Nam.
Gần như toàn bộ lực lượng cảnh sát, cảnh sát đặc biệt, an ninh quân đội, quân cảnh của Sài Gòn được tung ra để truy bắt lực lượng biệt động ám sát đại sứ Mỹ. Cả tiểu đội quyết tử Lê Hồng Tư đều bị bắt.
Ngày 23.5.1962, tiểu đội quyết tử bị tòa án quân sự Sài Gòn đưa ra xét xử và khí tiết người anh hùng vẫn hiên ngang trước quân thù. Rạng sáng 24.5.1962, tòa quân sự đặc biệt tuyên bốn án tử hình bao gồm: Lê Hồng Tư, 27 tuổi, sinh viên; Lê Quang Vịnh, 26 tuổi, giáo sư; Lê Văn Thành, 20 tuổi, học sinh; Huỳnh Văn Chính, 27 tuổi, quân nhân. (còn tiếp)
Bà Nguyễn Thị Châu giờ vẫn còn giữ những bức ảnh chụp lại các bài báo của năm 1962 viết về vụ án “Vịnh - Tư - Thành - Chính”.
>> Kỳ 1: Tình yêu dưới án tử hình
Bà kể lại: “Tin bốn người bị kết án tử hình lan rất nhanh trong hệ thống lao tù, mà lúc ấy theo luật 10/59 đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Tử hình đồng nghĩa với việc các anh ấy sẽ bị chặt đầu bằng máy chém. Tim tôi như có ai đó bóp nát, những hình ảnh ngày xưa của hai đứa ùa về, hình ảnh anh ngượng ngùng tỏ tình với tôi, lời anh nói dù có đi hết vòng trái đất anh ấy vẫn chờ tôi... Lúc đó tôi thương anh Tư vô cùng, lời anh nói chân tình “dù có đi hết vòng trái đất…” mà giờ lại xa hơn khi anh sắp bước lên máy chém đi vào cõi chết. Tôi quyết định tìm mọi cách bắn tin ra ngoài với tổ chức và báo rằng: Lê Hồng Tư chính là chồng chưa cưới của tôi. Tôi muốn anh ấy trước khi ra pháp trường cũng mãn nguyện vì lời cầu hôn của anh đã được tôi chấp nhận. Tôi đã xem anh Tư là chồng từ giờ phút này”.
Và một bài thơ mộc mạc nhưng đầy tình yêu thương, chung thủy đã được nữ tù Nguyễn Thị Châu khắc lên tường xà lim bằng chiếc kẹp cài tóc sau khi nghe tin Lê Hồng Tư bị kết án tử hình:
“Áo trắng em chưa vướng bụi đời
Chưa từng mơ tưởng chuyện xa xôi
Nhưng nay gặp cảnh đời chua xót
Áo trắng em nguyện trắng mãi thôi”
Ông Lê Hồng Tư kể lại: “Lúc đó tôi không hề biết Châu đã chấp nhận lời cầu hôn của tôi. Sau này gặp anh Hai Tân trong chuồng cọp Côn Đảo, anh hỏi tôi: “Có phải anh quen Châu không?”, tôi rất ngạc nhiên và gật đầu. Thế là anh Hai Tân sáng tác một bài thơ tặng tôi, tôi rất xúc động khi biết Châu đã chấp nhận lời tỏ tình của tôi ngay sau khi nghe tin tôi bị kết án tử hình:
"Anh ngỏ ý lần đầu/Em ngập ngừng từ chối/Trong lòng nghe vời vợi/Biết nói sao cho cùng/Đời cách mạng lao lung/Miền Nam còn đau khổ/Hỏi nữa, em làm thinh/Giặc xử anh tử hình/Trong xà lim em khóc/Giận quân thù ác độc/Em nói: Em vợ anh/Anh ơi em vẫn tin/Anh sống hoài, sống mãi/Mặc cho án tử hình/Em vẫn đợi anh về”.
Để tìm câu trả lời vì sao ông Hai Tân lại biết về mối tình Lê Hồng Tư và Nguyễn Thị Châu để báo cho Lê Hồng Tư biết lời cầu hôn của mình đã được chấp thuận, chúng tôi đã tìm đến thăm nhà ông Trần Trọng Tân, nguyên Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương để hỏi ông về nguyên cớ sáng tác bài thơ về tình yêu của “Tư - Châu” mà thời điểm ấy rất nổi tiếng ở nhà tù Côn Đảo. Ông Trần Trọng Tân kể: “Lúc đó tôi là phái viên Trung ương cử vào công tác tại Trung ương cục, sau khi cô Châu ra tù đã được tổ chức đưa vào căn cứ để chuẩn bị đưa ra Bắc và cùng với cô Quyên vợ anh Nguyễn Văn Trỗi đi báo cáo tại các nước XHCN, khi cô Châu khai lý lịch chồng chưa cưới là Lê Hồng Tư, tôi rất ngạc nhiên vì Lê Hồng Tư rất nổi tiếng thời ấy. Hỏi ra cô Châu mới kể hết sự tình từ lời tỏ tình đầu tiên, tôi rất xúc động. Sau này khi bị bắt và đưa ra Côn Đảo tôi may mắn được giam cùng khu chuồng cọp với Lê Hồng Tư nên tôi mới sáng tác bài thơ ấy tặng cho mối tình đẹp như cổ tích này và tin tưởng rằng rồi hai con người này sẽ trở thành vợ thành chồng…”.
Khi biết người mình yêu đã chấp nhận lời cầu hôn, Lê Hồng Tư càng tin mãnh liệt vào ngày mai hai người sẽ được sống trọn vẹn bên nhau. Đã hai lần tử tù Lê Hồng Tư và các đồng chí của mình tổ chức vượt ngục với hy vọng được trở về với cách mạng, trở về với tình yêu, nhưng cả hai lần vượt ngục đều bất thành…
Vẫn một tình yêu tuổi trẻ
30.4.1975, Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, chỉ một ngày sau, ngày 1.5, hơn 4.300 tù chính trị ở Côn Đảo tự đứng lên và đứng ra thành lập Ủy ban Hòa hợp hòa giải dân tộc tỉnh Côn Sơn gồm 15 người, do chính những người tù Côn Đảo điều hành khi quân giải phóng từ đất liền chưa ra đảo. Ngày 7.5.1975, những người tử tù Côn Đảo đầu tiên đã được đưa trở về đất liền. Tử tù Lê Hồng Tư, trong 15 năm bị tù đày giam cầm thì có đến 13 năm sống trong xiềng xích địa ngục xà lim cấm cố, chuồng cọp, chuồng bò của địa ngục trần gian Côn Đảo.
Ngày trở về đất liền là ngày đón chào tự do, thống nhất và cũng chính là giây phút anh được gặp lại người con gái mà mình mong ước được sống trọn đời sau 15 năm chờ đợi… Đám cưới của một huyền thoại về tình yêu Lê Hồng Tư và Nguyễn Thị Châu được diễn ra ngay vào đêm trung thu năm 1975, ông Lê Hồng Tư nhớ lại: “Mới giải phóng ai cũng nghèo, hai đứa tôi góp lại được mấy chục đồng, bạn bè đồng chí góp lại mỗi người vài đồng tổ chức tiệc cưới chỉ với bánh ngọt, trà nước, vậy mà vui không kể xiết, bạn bè đến chung vui đông vô kể”.
Hơn ngàn ngày xa cách trong nhớ nhung, trong tuyệt vọng và vượt lên trên tất cả giông bão cuộc đời, họ đã đến với nhau như lời hẹn ước khi còn tuổi học trò cho đến khi thành hôn họ bước vào tuổi 40. Và càng kỳ diệu hơn khi hai năm sau hai người đã hạ sinh một cậu con trai kháu khỉnh, mà trước đó nhiều bác sĩ tiên định rằng họ sẽ rất khó có con bởi cả hai đều đã trải qua nhiều năm tháng tù đày khắc nghiệt với đủ đòn tra tấn dã man.
Lần nào đến nhà thăm ông bà chúng tôi đều thấy họ vẫn trìu mến gọi nhau bằng “anh và em” như những ngày đầu yêu nhau cho dù họ đã là ông bà nội. Trong những cuốn album tại nhà ông bà, tôi vẫn tìm thấy nhiều tấm ảnh tràn đầy hạnh phúc của ông bà mới chụp gần đây, ông Lê Hồng Tư nói: “Giờ có ai mời đi đâu mà không có Châu là tôi không đi, hình như chúng tôi sinh ra là để dành cho nhau vậy…”. Bà nhìn ông với ánh mắt đầy yêu thương…
Nhân kỷ niệm 53 năm Ngày mở đường Trường Sơn (19- 5- 1959- 19- 5- 2012), chương trình "Nghĩa tình Trường Sơn"- Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, Tỉnh đoàn tổ chức chuyến hành trình cho 40 CCB là tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp, cựu TNXP, cựu văn công giải phóng từng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên các tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ thăm lại chiến trường xưa.
Cũng xin giới thiệu rằng, từ trước đến nay đã có rất nhiều CCB một thời trận mạc trên đất lửa Quảng Bình, sau hòa bình, không ít thì nhiều cũng dăm ba lần về thăm chiến trường xưa. Nhưng trở lại Trường Sơn lần này, điều đặc biệt là có sự góp mặt của 8 vị tướng, 15 đại tá. Trong đó có 6 vị tướng từng giữ các chức vụ quan trọng của Bộ đội Trường Sơn: thiếu tướng Phan Khắc Hy, nguyên Phó Tư lệnh Đoàn 559; thiếu tướng Võ Sở, nguyên Chính ủy Sư đoàn 471, nguyên Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ tư lệnh Trường Sơn; thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, nguyên cán bộ Tiểu đoàn 52 ô tô, Chính trị viên Tiểu đoàn vận chuyển đường thủy 166, Chính ủy Công binh Trường Sơn; thiếu tướng Trần Danh Bích, nguyên Cục trưởng Cục cán bộ, nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quân sự, Bộ Quốc phòng... Hai vị tướng biên phòng là trung tướng Trần Hoa và thiếu tướng Trương Văn Thanh, nguyên Tư lệnh và Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng- lực lượng kế thừa xứng đáng truyền thống Bộ đội Trường Sơn trên dọc hai tuyến biên giới.
Về lại với Trường Sơn... những chàng trai cô gái ngày nào, bây giờ người ít tuổi nhất cũng ngoài bảy mươi. Tướng Hy nay đã tám sáu. Anh hùng LLVTND, đại tá Nguyễn Viết Sinh, nguyên chiến sỹ giao liên, gùi thồ Trường Sơn có chiều dài đi bộ bằng chiều dài một vòng trái đất nay qua tuổi bảy hai. Nhưng họ vẫn mang trong mình một dòng máu trẻ trung, đầy nhiệt huyết.
Chạm ngã ba Khe Ve, thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn giới thiệu với mọi
người: "Nơi đây từng đặt Sở chỉ huy Đoàn 559 thời kỳ năm 1965. Xin nhắc
lại rằng, đường Trường Sơn trên đất Quảng Bình là một hệ thống bao gồm
các tuyến dọc bắc nam và những tuyến "rọc ngang" Trường Sơn sang tận đất
bạn Lào. Đường 12A là một trong những tuyến "rọc ngang" đó. Từ ngã ba
Khe Ve qua Bãi Dinh, vượt Cổng Trời, lên Cha Lo đến Lằng Khằng, huyện
Bu- la- pha tỉnh Khăm Muộn, đây là tuyến vận tải cơ giới đầu tiên chi
viện cho chiến trường miền Nam. Tham gia chiến đấu tại đường 12A có một
lực lượng hùng hậu gồm bộ đội, công binh, TNXP, dân công hỏa tuyến".
Đường 12A bây giờ trở thành con đường xuyên Á thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, mọi dấu tích chiến tranh hầu như không còn nữa. Ai đó
trong đoàn CCB thốt lên: "Đồng đội ơi! Giờ ở nơi nào?".
Tiến sỹ Lê Thị Phương Thảo, cựu TNXP Trường Sơn, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị- Hành chính Hồ Chí Minh khu vực I, lời kể đầy xúc cảm: "Thì đồng đội của chúng mình đang nằm lại giữa núi rừng Trường Sơn này. Tôi cứ tin các anh, các chị ngày đêm vẫn đang bám chắc những tuyến đường. Trong chúng ta rất nhiều người biết về nữ anh hùng, liệt sỹ TNXP Nguyễn Thị Vân Liệu, dũng sỹ phá bom nổ chậm trên những cung đường "tử thần" Trường Sơn. Năm 1968, trong một lần trực tiếp tham gia phá bom nổ chậm, chị bị thương nặng, được đồng đội đưa về tại bệnh viện dã chiến dọc biên giới Việt Lào và hy sinh ở đó, lúc mới tròn 23 tuổi. Tôi vào chiến trường cùng một lần với chị Liệu, tháng 6- 1965".
Xe dừng lại ở đồi Cha Quang, các CCB cùng nhau thắp hương tưởng niệm
bảy TNXP thuộc Đại đội 759 hy sinh tại đây vào ngày 3- 7- 1966. Đại tá
Đoàn Danh Bình, nguyên chiến sỹ lái xe thuộc Trung đoàn 571, Bộ đội
Trường Sơn, nguyên Chủ nhiệm Chính trị E17- Binh đoàn 12, ngậm ngùi nhớ
lại: "Ngày đó đoàn xe của đơn vị chúng tôi mỗi lần đi qua tọa độ lửa
này, ai cũng đều ngã mũ dành một phút mặc niệm với hương hồn bảy TNXP
quê Quảng Bình. Tôi còn nhớ câu chuyện đồng đội các anh, các chị kể lại
thì mọi người đã tìm thấy thi thể sáu người... nhưng còn liệt sỹ Trần
Văn Trường thì chưa thấy về. Họ vừa kể, vừa khóc chỉ xuống mặt đường đầy
hố bom bảo rằng: "Anh nằm dưới đó... vì chiến trường, vì an toàn cho
những chuyến xe qua". Nhiều người trong đoàn lén quay đầu đưa khăn tay
chấm nước mắt khi biết rằng: liệt sỹ Trần Văn Trường mãi cho đến năm
1971, nghĩa là 5 năm sau, khi bạt đất hạ thấp độ cao mặt đường, đồng đội
mới tìm được anh!
Hạnh phúc. Các CCB đều có chung cảm nhận như thế khi được một lần hội ngộ cùng nhau trên những tuyến đường Trường Sơn, cùng thắp nén nhang tri ân đồng đội mình. Trên đường 12A, những cựu chiến sỹ văn công Trường Sơn năm xưa ngồi quây quần bên nhạc sỹ Đào Hữu Thi hát vang lời ca khúc "Đường Trường Sơn trăm ngã", vì "... Đường đi là trăm lối/ Đường đi là trăm nẻo/ Biết đâu mà em tìm".
Ngô Thanh Long
Kỳ 2: Vị tướng già và câu chuyện tình thời chiến trận
Đợi Anh Về
Chuyện tình thời chiến - Kỳ 1: Tình yêu dưới án tử hình
Họ ra đi sẵn sàng hy sinh hạnh phúc,
xương máu vì một tình yêu Tổ quốc, nhưng sâu thẳm trong tim vẫn nồng nàn
một tình yêu đôi lứa. Cuộc chiến tranh kéo dài, họ vẫn chờ đợi nhau cho
đến ngày thống nhất. Có những mối tình mong ngóng người thương đã đi
hết tuổi thanh xuân.
Khi tôi gặp ông để tìm tư liệu viết kịch bản cho loạt phim tài liệu Mãi mãi một tình yêu, ông trầm ngâm: “Tôi thật sự cũng không biết bắt đầu từ đâu, bởi hơn nửa thế kỷ qua tôi vẫn xem đó như một giấc mơ. Giấc mơ về một tình yêu mà chúng tôi đã viết nên ngay dưới bản án tử hình…”. Ông là người tử tù lừng danh Lê Hồng Tư.
Lời tỏ tình đầu tiên thất bại!
Năm 1956, vậy là không có hòa bình, không có thống nhất như người ta nghĩ sau Hiệp định Geneve 1954, sau hai năm chia cắt để chờ ngày tổng tuyển cử. Quân Mỹ bắt đầu hiện diện tại miền Nam với vai trò cố vấn, và người miền Nam đã thấy rõ một điều rằng hòa bình, thống nhất chỉ có thể đến khi quân Mỹ rút khỏi miền Nam. Một trong những lực lượng đứng lên ngay tại nội thành Sài Gòn chính là phong trào học sinh, sinh viên.
Ngày ấy, Lê Hồng Tư là một thiếu niên nghèo ở miệt Bình Chánh lên Sài Gòn làm đủ mọi nghề như thợ tiện, nhân viên điện tín… để có tiền tự lo ăn học. Với anh, ngày đầu tiên gặp người con gái ấy, người con gái mà anh đã đem lòng yêu thương trọn đời, đó là ngày anh không bao giờ quên.
Ông Lê Hồng Tư kể lại: “Khi Châu đến Trường Văn Lang đăng ký học, tôi đã chú ý ngay đến Châu. May thay Châu đăng ký vào học lớp tôi đang làm lớp trưởng. Thanh niên mới lớn mà, ai lại không thích người con gái đẹp, nết na thùy mị như Châu. Để chứng tỏ mình là người ga lăng, tôi hết lo cho Châu từ việc đăng ký học, rồi lại đưa lên lớp và bố trí ngồi bàn đầu làm nhiều bạn cùng lớp dò xét tình ý của tôi, nhưng lúc đó tôi chỉ thấy thích chứ chưa yêu Châu”.
Từ tình bạn rồi dần dần Lê Hồng Tư cảm hóa Châu trở thành người đồng chí trong phong trào HS-SV Sài Gòn mà Châu hoạt động rất tích cực. Và rồi, nhịp đập của con tim đã hối thúc Lê Hồng Tư thổ lộ tình yêu với người bạn cùng lớp. Đó là một ngày cuối tuần năm 1958, khi biết bạn bè ở trọ cùng Châu đã về quê hết, Lê Hồng Tư tìm đến và nói bâng quơ về mối tình với một người con gái mà mình theo đuổi. Khi Châu hỏi đó là ai, Lê Hồng Tư ấp úng: “Đó chính là Châu. Tôi muốn thành hôn với em!”. Không ngờ Nguyễn Thị Châu trả lời: “Em chưa nghĩ đến chuyện đó đâu. Em còn phải lo chuyện học, chuyện nuôi các em”. Ông Lê Hồng Tư nhớ lại: “Lúc đó tim tôi thắt lại, ruột đau như cắt, lời tỏ tình đầu tiên đã thất bại. Tôi chỉ biết trèo lên gác nhìn Châu vẫn điềm tĩnh ngồi học bài, nhưng với lòng tự ái của chàng trai, tôi lại nhủ: Nếu Châu chưa quyết định thì cứ sáu tháng tôi lại hỏi Châu một lần về lời cầu hôn này…”.
“Dù có đi hết một vòng trái đất…”
Cho dù hẹn ước cứ sau sáu tháng anh lại một lần hỏi về lời cầu hôn với chị, nhưng mãi đến năm 1959, sau khi đi thoát ly, Lê Hồng Tư mới có dịp gặp lại người mình yêu và anh lại hỏi về lời cầu hôn, nhưng Châu vẫn không trả lời. Ông Lê Hồng Tư kể: “Tôi có linh tính lần gặp mặt đó là lần chia xa, nên có nói với Châu rằng: Nếu còn sống trên đời này tôi vẫn còn giữ ý định thành hôn với Châu, dù phải đi hết một vòng trái đất để đến với Châu tôi cũng sẵn lòng”. Bà Châu nhớ lại: “Thực sự tôi rất thương anh Tư, nhưng lúc đó nợ nước chưa đền, nợ nhà chưa dứt làm sao tôi có thể nghĩ đến tình riêng. Biết anh ấy sắp đi xa, nên tôi đã chuẩn bị cho anh ấy hai chiếc khăn, hai chiếc quần đùi và 200 đồng để tặng thay cho lời tôi muốn nói về lời tỏ tình của anh”.
Đó chính là lần gặp mặt định mệnh để rồi họ chia xa nhau 15 năm trong gông cùm, ngục tù và án tử hình.
Ngày 8.7.1961, cả Sài Gòn lẫn Washington đều rúng động với thông tin: biệt động Việt cộng đánh bom vào xe Đại sứ Mỹ Frederick Nolting. Báo chí Sài Gòn gọi đó là “Vụ án chấn động nhất đô thành Sài Gòn từ trước tới nay”. Đó chính là chiến công của “tiểu đội quyết tử quân” thuộc lực lượng biệt động Ban cán sự học sinh sinh viên Khu Sài Gòn - Gia Định mà Lê Hồng Tư, khi ấy mới 26 tuổi, phụ trách chỉ huy. Đây cũng là những trận đánh Mỹ đầu tiên giữa Sài Gòn, mở ra phong trào sinh viên học sinh đánh Mỹ khắp các đô thị miền Nam.
Gần như toàn bộ lực lượng cảnh sát, cảnh sát đặc biệt, an ninh quân đội, quân cảnh của Sài Gòn được tung ra để truy bắt lực lượng biệt động ám sát đại sứ Mỹ. Cả tiểu đội quyết tử Lê Hồng Tư đều bị bắt.
Ngày 23.5.1962, tiểu đội quyết tử bị tòa án quân sự Sài Gòn đưa ra xét xử và khí tiết người anh hùng vẫn hiên ngang trước quân thù. Rạng sáng 24.5.1962, tòa quân sự đặc biệt tuyên bốn án tử hình bao gồm: Lê Hồng Tư, 27 tuổi, sinh viên; Lê Quang Vịnh, 26 tuổi, giáo sư; Lê Văn Thành, 20 tuổi, học sinh; Huỳnh Văn Chính, 27 tuổi, quân nhân. (còn tiếp)
Binh Nguyên
Xa khơi-Anh Thơ
Chuyện tình thời chiến - Kỳ 2: Em vẫn đợi anh về
Bà Nguyễn Thị Châu giờ vẫn còn giữ những bức ảnh chụp lại các bài báo của năm 1962 viết về vụ án “Vịnh - Tư - Thành - Chính”.
>> Kỳ 1: Tình yêu dưới án tử hình
Bà kể lại: “Tin bốn người bị kết án tử hình lan rất nhanh trong hệ thống lao tù, mà lúc ấy theo luật 10/59 đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Tử hình đồng nghĩa với việc các anh ấy sẽ bị chặt đầu bằng máy chém. Tim tôi như có ai đó bóp nát, những hình ảnh ngày xưa của hai đứa ùa về, hình ảnh anh ngượng ngùng tỏ tình với tôi, lời anh nói dù có đi hết vòng trái đất anh ấy vẫn chờ tôi... Lúc đó tôi thương anh Tư vô cùng, lời anh nói chân tình “dù có đi hết vòng trái đất…” mà giờ lại xa hơn khi anh sắp bước lên máy chém đi vào cõi chết. Tôi quyết định tìm mọi cách bắn tin ra ngoài với tổ chức và báo rằng: Lê Hồng Tư chính là chồng chưa cưới của tôi. Tôi muốn anh ấy trước khi ra pháp trường cũng mãn nguyện vì lời cầu hôn của anh đã được tôi chấp nhận. Tôi đã xem anh Tư là chồng từ giờ phút này”.
Và một bài thơ mộc mạc nhưng đầy tình yêu thương, chung thủy đã được nữ tù Nguyễn Thị Châu khắc lên tường xà lim bằng chiếc kẹp cài tóc sau khi nghe tin Lê Hồng Tư bị kết án tử hình:
“Áo trắng em chưa vướng bụi đời
Chưa từng mơ tưởng chuyện xa xôi
Nhưng nay gặp cảnh đời chua xót
Áo trắng em nguyện trắng mãi thôi”
Ông Lê Hồng Tư kể lại: “Lúc đó tôi không hề biết Châu đã chấp nhận lời cầu hôn của tôi. Sau này gặp anh Hai Tân trong chuồng cọp Côn Đảo, anh hỏi tôi: “Có phải anh quen Châu không?”, tôi rất ngạc nhiên và gật đầu. Thế là anh Hai Tân sáng tác một bài thơ tặng tôi, tôi rất xúc động khi biết Châu đã chấp nhận lời tỏ tình của tôi ngay sau khi nghe tin tôi bị kết án tử hình:
"Anh ngỏ ý lần đầu/Em ngập ngừng từ chối/Trong lòng nghe vời vợi/Biết nói sao cho cùng/Đời cách mạng lao lung/Miền Nam còn đau khổ/Hỏi nữa, em làm thinh/Giặc xử anh tử hình/Trong xà lim em khóc/Giận quân thù ác độc/Em nói: Em vợ anh/Anh ơi em vẫn tin/Anh sống hoài, sống mãi/Mặc cho án tử hình/Em vẫn đợi anh về”.
Để tìm câu trả lời vì sao ông Hai Tân lại biết về mối tình Lê Hồng Tư và Nguyễn Thị Châu để báo cho Lê Hồng Tư biết lời cầu hôn của mình đã được chấp thuận, chúng tôi đã tìm đến thăm nhà ông Trần Trọng Tân, nguyên Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương để hỏi ông về nguyên cớ sáng tác bài thơ về tình yêu của “Tư - Châu” mà thời điểm ấy rất nổi tiếng ở nhà tù Côn Đảo. Ông Trần Trọng Tân kể: “Lúc đó tôi là phái viên Trung ương cử vào công tác tại Trung ương cục, sau khi cô Châu ra tù đã được tổ chức đưa vào căn cứ để chuẩn bị đưa ra Bắc và cùng với cô Quyên vợ anh Nguyễn Văn Trỗi đi báo cáo tại các nước XHCN, khi cô Châu khai lý lịch chồng chưa cưới là Lê Hồng Tư, tôi rất ngạc nhiên vì Lê Hồng Tư rất nổi tiếng thời ấy. Hỏi ra cô Châu mới kể hết sự tình từ lời tỏ tình đầu tiên, tôi rất xúc động. Sau này khi bị bắt và đưa ra Côn Đảo tôi may mắn được giam cùng khu chuồng cọp với Lê Hồng Tư nên tôi mới sáng tác bài thơ ấy tặng cho mối tình đẹp như cổ tích này và tin tưởng rằng rồi hai con người này sẽ trở thành vợ thành chồng…”.
Khi biết người mình yêu đã chấp nhận lời cầu hôn, Lê Hồng Tư càng tin mãnh liệt vào ngày mai hai người sẽ được sống trọn vẹn bên nhau. Đã hai lần tử tù Lê Hồng Tư và các đồng chí của mình tổ chức vượt ngục với hy vọng được trở về với cách mạng, trở về với tình yêu, nhưng cả hai lần vượt ngục đều bất thành…
30.4.1975, Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, chỉ một ngày sau, ngày 1.5, hơn 4.300 tù chính trị ở Côn Đảo tự đứng lên và đứng ra thành lập Ủy ban Hòa hợp hòa giải dân tộc tỉnh Côn Sơn gồm 15 người, do chính những người tù Côn Đảo điều hành khi quân giải phóng từ đất liền chưa ra đảo. Ngày 7.5.1975, những người tử tù Côn Đảo đầu tiên đã được đưa trở về đất liền. Tử tù Lê Hồng Tư, trong 15 năm bị tù đày giam cầm thì có đến 13 năm sống trong xiềng xích địa ngục xà lim cấm cố, chuồng cọp, chuồng bò của địa ngục trần gian Côn Đảo.
Ngày trở về đất liền là ngày đón chào tự do, thống nhất và cũng chính là giây phút anh được gặp lại người con gái mà mình mong ước được sống trọn đời sau 15 năm chờ đợi… Đám cưới của một huyền thoại về tình yêu Lê Hồng Tư và Nguyễn Thị Châu được diễn ra ngay vào đêm trung thu năm 1975, ông Lê Hồng Tư nhớ lại: “Mới giải phóng ai cũng nghèo, hai đứa tôi góp lại được mấy chục đồng, bạn bè đồng chí góp lại mỗi người vài đồng tổ chức tiệc cưới chỉ với bánh ngọt, trà nước, vậy mà vui không kể xiết, bạn bè đến chung vui đông vô kể”.
Hơn ngàn ngày xa cách trong nhớ nhung, trong tuyệt vọng và vượt lên trên tất cả giông bão cuộc đời, họ đã đến với nhau như lời hẹn ước khi còn tuổi học trò cho đến khi thành hôn họ bước vào tuổi 40. Và càng kỳ diệu hơn khi hai năm sau hai người đã hạ sinh một cậu con trai kháu khỉnh, mà trước đó nhiều bác sĩ tiên định rằng họ sẽ rất khó có con bởi cả hai đều đã trải qua nhiều năm tháng tù đày khắc nghiệt với đủ đòn tra tấn dã man.
Lần nào đến nhà thăm ông bà chúng tôi đều thấy họ vẫn trìu mến gọi nhau bằng “anh và em” như những ngày đầu yêu nhau cho dù họ đã là ông bà nội. Trong những cuốn album tại nhà ông bà, tôi vẫn tìm thấy nhiều tấm ảnh tràn đầy hạnh phúc của ông bà mới chụp gần đây, ông Lê Hồng Tư nói: “Giờ có ai mời đi đâu mà không có Châu là tôi không đi, hình như chúng tôi sinh ra là để dành cho nhau vậy…”. Bà nhìn ông với ánh mắt đầy yêu thương…
(còn tiếp)
Binh Nguyên
Chuyện tình thời chiến - Kỳ 3: Tình yêu bất tử
Họ chỉ sống với nhau 17 ngày đúng nghĩa vợ chồng để rồi
xa nhau 21 năm, nhưng bà vẫn chung thủy chờ đợi ông, cho dù cái ngày
đoàn tụ là ngày bà đầy cay đắng.
>> Kỳ 2: Em vẫn đợi anh về
17 ngày chồng vợ, 21 năm chia xa
Năm
1954, khi ấy bà Nguyễn Thị Để là cán bộ phụ nữ, còn ông Phạm Hùng Vĩnh
là sĩ quan quân báo của tỉnh Tiền Giang, hai người gặp nhau và đi đến
hôn nhân ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve được ký
kết, khôi phục hòa bình tại Việt Nam, vĩ tuyến 17 được lập ra, tạm chia
hai miền Nam - Bắc. Hàng vạn chiến sĩ cách mạng chiến đấu tại chiến
trường miền Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp phải tạm xa gia
đình, vợ con để tập kết ra Bắc với lời hẹn ước gặp lại sau hai năm cùng
cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Bà Để nhớ lại: “Sau đám cưới,
tụi tui sống với nhau đúng 17 ngày là ông ấy xuống bến tàu Cao Lãnh tập
kết ra Bắc. Trước khi đi ông ấy tặng tôi đôi bông tai, tôi tặng ông ấy
chiếc áo len và ông ấy nói: Tạm xa nhau thôi em, hai năm sau em lên Bến
Thành - Sài Gòn đón anh về. Cho đến giờ đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, tôi
vẫn còn giữ đôi bông tai này”.
Như hàng triệu
gia đình phải chia xa trong giai đoạn tập kết năm 1954, ai cũng nghĩ đây
là một chia ly cần thiết cho mục tiêu độc lập, thống nhất đất nước.
Nhưng bao nhiêu trái tim, bao nhiêu gia đình đã phải chia xa và chờ đợi
trong bom đạn mịt mù.
Bà Ba Để ở lại tiếp tục
hoạt động tại Sài Gòn, rất nhiều cán bộ ngày ấy thầm thương trộm nhớ cô
cán bộ trẻ tuổi hay cười này, ít ai biết rằng Ba Để đã có chồng. Nhiều
lúc tổ chức thấy thương cũng muốn giới thiệu người này người kia, nhưng
Ba Để vẫn một lòng chung thủy. Trong mười năm xa cách từ 1954 đến 1964,
bà chỉ nhận được bốn lá thư của ông, khi biết bà vẫn chung thủy chờ
mình, trong một lá thư gửi cuối năm 1964 ông Vĩnh viết: “Anh không
ngờ 10 năm dài đăng đẳng em vẫn còn chung thủy với anh. Anh còn so
chuyện Vân Tiên - Nguyệt Nga ngày xưa, chuyện tụi mình có hơn?”.
Sang
năm 1965, bà không còn nhận được thư của ông, nhiều người cho rằng ông
đã hy sinh, nhưng với bà điều ấy là không thể, bởi bà vẫn tin vào lời
hẹn ước “Hai năm sau em lên Bến Thành - Sài Gòn đón anh về”. Năm 1968,
trong chiến dịch Mậu Thân, bà bị bắt do chỉ điểm. Qua bao nhiêu đòn tra
tấn dã man không khai thác được gì, biết địch có ý định thủ tiêu, khi bị
khiêng ngang qua phòng giam nữ tù binh, bà la thật to để mọi người
biết: “Chị em ơi bọn nó đem tôi đi thủ tiêu, chị em ở lại mạnh khỏe
chiến đấu!”. Trong phòng giam lúc ấy có bà Mười Hà (vợ Bí thư Tỉnh ủy
Tiền Giang lúc bấy giờ). Khi được trả tự do, bà Mười Hà về kể cho chồng
hay tin Ba Để đã bị địch thủ tiêu, nên sau này khi ra Bắc học tập, ông
Mười Hà đã báo với ông Phạm Hùng Vĩnh rằng: “Vợ anh đã hy sinh trong
chiến dịch Mậu Thân rồi”.
Bức ảnh hiếm hoi của ông Vĩnh, bà Để gặp nhau sau ngày giải phóng 1975 - Ảnh: tư liệu
Ngày đoàn tụ đau xé tâm can
Nhưng
ý đồ thủ tiêu bất thành, địch đưa bà qua khám Chí Hòa rồi đày ra Côn
Đảo, đến năm 1973, bà Để được trao trả tù binh tại Lộc Ninh và tiếp tục
công tác cho đến ngày thống nhất năm 1975 rồi trở về Sài Gòn tham gia
tiếp quản thành phố. Đó là những phút giây hạnh phúc chung - riêng tràn
ngập, nước nhà hòa bình, thống nhất, vợ chồng sẽ tìm nhau với lời hẹn
ước năm xưa: Hẹn gặp nhau giữa Sài Gòn. Vậy mà đó lại là ngày đau xé tâm
can người đàn bà chung thủy chờ chồng suốt 21 năm: Ông Phạm Hùng Vĩnh
vẫn còn sống và có vợ con ngoài miền Bắc!
Có nỗi
đau nào hơn là nỗi đau sau 20 năm chờ đợi ngày đoàn tụ, ngày sum họp
lại là ngày lại phải đối diện với sự thật ngang trái: Người chồng mà
mình chung thủy chờ đợi suốt hơn 20 năm đã có vợ con. Nhưng với bà, tình
yêu luôn là sự hy sinh, tình yêu của bà đối với chồng là vô bờ bến.
Trong những lá thư viết cho ông Phạm Hùng Vĩnh vào tháng 7.1975, bà vẫn
luôn là một người vợ thủy chung đến tận cùng:
“Anh
Vĩnh thân mến, em vẫn còn nhớ ngày anh đi, anh dặn em hai năm sau tổng
tuyển cử thống nhất nước nhà em sẽ ra Bến Thành - Sài Gòn đón anh. Nhưng
chiến tranh kéo dài đến hơn 20 năm...
Em
rất thông cảm với nỗi khổ đau của anh. Vì anh Mười Hà đã nói với anh là
em bị giặc bắt và thủ tiêu rồi nên anh mới lập gia đình ngoài đó. Mình
không hàn gắn được mối tình đầu do kẻ thù gây ra thôi. Nếu chúng ta
không còn nghĩa vợ chồng thì coi như tình đồng chí chiến đấu với nhau
vậy.
Anh nhận được thư này đừng cho chị
ấy biết em còn sống. Em vẫn biết chị ấy cũng như em, em đã đau khổ hai
mươi mấy năm rồi nên em không muốn cho ai đau khổ nữa anh ạ…” .
Và
với ông Phạm Hùng Vĩnh, một sĩ quan quân báo từng vào sinh ra tử, trong
nỗi đau khổ của người chồng mang tiếng phản bội lại tình yêu chung
thủy, ông cũng có nỗi niềm riêng, nỗi đau riêng. Trong một lá thư viết
cho bà ngay sau khi biết bà còn sống, ông đã tự dằn vặt mình:
“Em
thân yêu, trước kia anh mong mỏi về miền Nam bao nhiêu sau những năm
dài xa cách quê hương và em bao nhiêu thì bây giờ lại đau khổ bấy nhiêu.
Hậu quả chiến tranh rơi đúng vào ba người chúng ta: Anh, em và má Tường
Đồng. Má Tường Đồng là người ngay mắc nạn, bị hàm oan trong hoàn cảnh
đáng thương hại nhất và cũng là ân nhân của anh. Nhưng với em, anh đã
yêu và yêu tha thiết không bao giờ quên, anh đã nói với má Tường Đồng dù
sau này có sống sót hay không, thế nào anh cũng phải về với em.
Em
nói em là đảng viên phải hy sinh. Em đã hy sinh, đã đau khổ chịu đựng
mọi đắng cay, đã làm dâu không chồng hơn 20 năm rồi, giờ bắt em hy sinh
đau khổ nữa cho đến bao giờ?...”.
Bao lớp
người tập kết trở về trong niềm vui đoàn tụ, vậy mà tim gan bà như bị xé
nát, 21 năm chờ đợi trong tuyệt vọng và hy vọng, vậy mà giờ đây bà phải
đứng trước sự chọn lựa chấp nhận hay không chấp nhận người chồng mà bà
chung thủy trở về với người vợ và đàn con ngoài miền Bắc.
Bình Nguyên
Thuyền và Biển - Quang Lý & Bảo Yến
Gặp nhau trên đường 12 - Kỳ 1: Về lại với Trường Sơn
Cập nhật lúc 08:54, Thứ Năm, 24/05/2012 (GMT+7)
(QBĐT) - Không hẹn trước...
nhưng họ đã có những cuộc hội ngộ cảm động trên đường 12A. Nơi gặp gỡ
của những người lính một thời chiến đấu khắp các tuyến đường Trường Sơn.
Nơi đồng đội đang sống thắp nén hương vọng cho người đã khuất. Nơi thế
hệ trẻ sinh ra trong thời bình đang chung sức chung lòng kiến thiết,
dựng xây các bản làng giàu đẹp, cho đường 12A phồn thịnh đến với nước
bạn Lào. Nơi những người lính biên phòng tiếp nối truyền thống bộ đội
Trường Sơn năm xưa đang chắc tay súng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ
và an ninh biên giới... Tôi may mắn là người trong cuộc và chứng kiến
rất nhiều câu chuyện cảm động.Nhân kỷ niệm 53 năm Ngày mở đường Trường Sơn (19- 5- 1959- 19- 5- 2012), chương trình "Nghĩa tình Trường Sơn"- Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, Tỉnh đoàn tổ chức chuyến hành trình cho 40 CCB là tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp, cựu TNXP, cựu văn công giải phóng từng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên các tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ thăm lại chiến trường xưa.
Cũng xin giới thiệu rằng, từ trước đến nay đã có rất nhiều CCB một thời trận mạc trên đất lửa Quảng Bình, sau hòa bình, không ít thì nhiều cũng dăm ba lần về thăm chiến trường xưa. Nhưng trở lại Trường Sơn lần này, điều đặc biệt là có sự góp mặt của 8 vị tướng, 15 đại tá. Trong đó có 6 vị tướng từng giữ các chức vụ quan trọng của Bộ đội Trường Sơn: thiếu tướng Phan Khắc Hy, nguyên Phó Tư lệnh Đoàn 559; thiếu tướng Võ Sở, nguyên Chính ủy Sư đoàn 471, nguyên Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ tư lệnh Trường Sơn; thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, nguyên cán bộ Tiểu đoàn 52 ô tô, Chính trị viên Tiểu đoàn vận chuyển đường thủy 166, Chính ủy Công binh Trường Sơn; thiếu tướng Trần Danh Bích, nguyên Cục trưởng Cục cán bộ, nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quân sự, Bộ Quốc phòng... Hai vị tướng biên phòng là trung tướng Trần Hoa và thiếu tướng Trương Văn Thanh, nguyên Tư lệnh và Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng- lực lượng kế thừa xứng đáng truyền thống Bộ đội Trường Sơn trên dọc hai tuyến biên giới.
Về lại với Trường Sơn... những chàng trai cô gái ngày nào, bây giờ người ít tuổi nhất cũng ngoài bảy mươi. Tướng Hy nay đã tám sáu. Anh hùng LLVTND, đại tá Nguyễn Viết Sinh, nguyên chiến sỹ giao liên, gùi thồ Trường Sơn có chiều dài đi bộ bằng chiều dài một vòng trái đất nay qua tuổi bảy hai. Nhưng họ vẫn mang trong mình một dòng máu trẻ trung, đầy nhiệt huyết.
Đoàn CCB Trường Sơn dâng hương tại Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đường 20- Quyết Thắng. |
Tiến sỹ Lê Thị Phương Thảo, cựu TNXP Trường Sơn, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị- Hành chính Hồ Chí Minh khu vực I, lời kể đầy xúc cảm: "Thì đồng đội của chúng mình đang nằm lại giữa núi rừng Trường Sơn này. Tôi cứ tin các anh, các chị ngày đêm vẫn đang bám chắc những tuyến đường. Trong chúng ta rất nhiều người biết về nữ anh hùng, liệt sỹ TNXP Nguyễn Thị Vân Liệu, dũng sỹ phá bom nổ chậm trên những cung đường "tử thần" Trường Sơn. Năm 1968, trong một lần trực tiếp tham gia phá bom nổ chậm, chị bị thương nặng, được đồng đội đưa về tại bệnh viện dã chiến dọc biên giới Việt Lào và hy sinh ở đó, lúc mới tròn 23 tuổi. Tôi vào chiến trường cùng một lần với chị Liệu, tháng 6- 1965".
Hai vị tướng Hoàng Anh Tuấn và Trần Danh Bích cùng các CCB Trường Sơn thắp hương cho đồng đội tại Di tích lịch sử đồi Cha Quang. |
Trong hành trình thăm lại chiến trường xưa do Chương trình "Nghĩa tình Trường Sơn" Báo Sài Gòn Giải Phóng chủ trì, các CCB Trường Sơn đã đến thăm Thành cổ Quảng Trị, thả hoa tưởng niệm những liệt sỹ trên dòng Thạch Hãn; viếng các liệt sĩ tại Nghĩa trang quốc gia Đường 9 và Nghĩa trang quốc gia Trường Sơn. Đoàn theo đường 9 ngược lên Khe Sanh ra tại Làng Ho, điểm tập kết đầu tiên của đơn vị gùi thồ, "xoi đường lập tuyến" tiền thân Đoàn 559, Bộ đội Trường Sơn sau này. Các CCB có một đêm giao lưu văn hóa văn nghệ với Đồn Biên phòng 601, sau đó theo Đường 10 thăm bến phà Long Đại trên đường Hồ Chí Minh nhánh đông; thăm trọng điểm ngầm Trạ Ang; dâng hương tại Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đường 20 - Quyết Thắng và hang Tám TNXP. |
Qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo, đoàn CCB đi
sâu vào đất Lào. Mùa này phía bạn khí hậu đang giữa mưa và nắng. Thiếu
tướng Phan Khắc Hy cùng Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn chọn một con dốc cao
định vị lại những tuyến vận tải cơ giới trên đất bạn nhưng hai ông đều
lắc đầu. Theo lời của hai ông: từ đường 12A, vượt qua Cha Lo phía Việt
Nam và Nà Phầu phía Lào thì tuyến "rọc ngang" được chia làm hai nhánh.
Nhánh xuyên dưới thung lũng gọi là đường 050 từ Nà Phầu đến Na No- Na
Nhom tới Pắc- Pha- Năng. Nhánh từ Nà Phầu đến ngã ba Lằng Khằng, theo
đường 129 qua Pha Nốp, Siêng Phan tới Pắc- Pha- Năng. Bảo đảm cho các
tuyến đường trên đất Lào luôn thông suốt có Binh trạm 12, Binh trạm 31
gồm các đơn vị: xe cơ giới, công binh, pháo binh, TNXP, công nhân giao
thông...
Đoàn dừng chân tại thị trấn Lằng Khằng, CCB Vũ Thị Lành, nguyên đội
trưởng đội văn nghệ Sư đoàn 968 Bộ binh quân tình nguyện Việt Nam chiến
đấu trên đất Lào tâm sự với tôi rằng: "Chỉ có ít phút dừng chân tại Lằng
Khằng thôi mà chị tìm lại được những kỷ niệm không thể nào quên về một
thời tham gia phục vụ chiến đấu tại chiến trường Lào. Hơn 30 năm, chị
mới gặp các bọ, me (bố, mẹ), nếm lại vị chua của xoài rừng, nhận được
những típ xôi dẻo ngon, thảo thơm từ người dân các bộ tộc Lào. Hạnh phúc
lắm em à!".Hạnh phúc. Các CCB đều có chung cảm nhận như thế khi được một lần hội ngộ cùng nhau trên những tuyến đường Trường Sơn, cùng thắp nén nhang tri ân đồng đội mình. Trên đường 12A, những cựu chiến sỹ văn công Trường Sơn năm xưa ngồi quây quần bên nhạc sỹ Đào Hữu Thi hát vang lời ca khúc "Đường Trường Sơn trăm ngã", vì "... Đường đi là trăm lối/ Đường đi là trăm nẻo/ Biết đâu mà em tìm".
Ngô Thanh Long
Kỳ 2: Vị tướng già và câu chuyện tình thời chiến trận
Gặp nhau trên đường 12 - Kỳ 2: Vị tướng già và mối tình thời chiến trận
Cập nhật lúc 07:50, Thứ Sáu, 25/05/2012 (GMT+7)
(QBĐT) - Buổi sáng tháng 5
nơi Cửa khẩu quốc tế Cha Lo tấp nập dòng người và xe cộ qua lại, các CCB
Trường Sơn ngồi bên nhau say trong từng kỷ niệm vui buồn một thời "Xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Ai đó
trong đoàn nói lớn: "Thủ trưởng Hy ơi, hay là thủ trưởng kể cho chúng em
nghe về mối tình của thủ trưởng đi!". Vị tướng Phó Tư lệnh Đoàn 559
nhấp ngụm cà phê rồi cười khà khà... Tiếng miền Trung dung dị: "Thì đơn
giản lắm! Gặp nhau, thấy ưng bụng, báo cáo tổ chức, thành chồng thành
vợ, cưới nhau xong mỗi người một phương. Tớ dọc ngang khắp Trường Sơn.
Năm 1975, đất nước thống nhất, món quà tớ mang về cho vợ là một chiếc
túi màu xanh, đựng hơn 500 bức thư bà ấy và tớ gửi cho nhau...".
>> Kỳ 1: Về lại với Trường Sơn
Ông sinh đúng ngày mùng một tháng một, năm 1927 tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Nhiều người vẫn cứ nghĩ nơi ông sinh là huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh- PV). Lúc nhỏ ông học trường làng, hoàn thành xong bằng yếu lược thì được cha cho về quê nội tại huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, sau đó ra Vinh học trung học. Năm 1943, chàng thanh niên 16 tuổi Phan Khắc Hy cùng người bạn thân của mình là Quách Xuân Kỳ trốn học, dự định xuất dương làm cách mạng nhưng chí lớn không thành.
Tham gia Việt Minh từ tháng 4- 1945, lúc tròn 18 tuổi. Tháng 8- 1945,
ông là Ủy viên Việt Minh, nằm trong Ban chấp hành thanh niên cứu quốc
huyện Bố Trạch. Cách mạng tháng Tám thành công, ông giữ chức Trưởng ban
phụ trách kinh tế, vừa tăng gia sản xuất, vừa xây dựng căn cứ Ba Lùm, Ba
Lòi; trực tiếp huấn luyện lực lượng dân quân của huyện chuẩn bị cho
cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài. Tháng 6- 1947, từ một cán bộ Việt
Minh hoạt động bí mật, ông được điều về làm Chính trị viên rồi Huyện đội
trưởng, Bí thư Huyện ủy Bố Trạch. Năm 1949, Phan Khắc Hy lên nhận công
tác tại Tỉnh ủy Quảng Bình, tháng 12 năm đó giữ chức Chính trị viên Tỉnh
đội thay đồng chí Đồng Sỹ Nguyên. Giai đoạn 1950- 1952, ông là Tỉnh đội
trưởng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình.
Sau hiệp định Giơ- ne- vơ, đất nước tạm thời chia cắt thành hai miền. Miền Bắc nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng CNXH, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam thực hiện đấu tranh chống xâm lược, thống nhất Tổ quốc. Để phục vụ cho công cuộc kháng chiến lâu dài, Nghị quyết Trung ương thứ 12, khóa II quyết định xây dựng quân đội ta chính quy, từng bước hiện đại hóa. Thực hiện chủ trương này, ông Phan Khắc Hy cùng với các sỹ quan ưu tú, cao cấp của quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu bước vào một cuộc trường chinh mới, với những vị trí và nhiệm vụ mới.
Tôi chợt nhớ lại khi đoàn CCB dừng chân tại ngã ba Lằng Khằng, vị tướng già tách ra, đi về hướng bìa rừng, ánh mắt bâng khuâng nhìn khắp đại ngàn. Tại chiến trường này, từ tháng 10- 1968 đến tháng 3- 1969, ông là Phó Chủ nhiệm Chính trị, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh 500 (sau này sát nhập vào Bộ Tư lệnh Đoàn 559). Bộ Tư lệnh 500 phụ trách 5 đoạn vượt khẩu tại các trục đường số 8, 10, 12, 18, 20 chiều dài trên 800 km đường chính và 400 km đường vòng tránh. Lực lượng cầu đường của Bộ Tư lệnh 500 có 12 tiểu đoàn, 6 đại đội công binh, quân số 9.200 người; 12 đội TNXP gần 7.500 người, trong đó 70% là nữ. Ông nợ ân tình với đồng đội mình nhưng chiến trường xưa nay không còn dấu tích. Thôi hướng vào đại ngàn khấn nguyện cùng hương hồn các anh, các chị vậy!
Mối tình thời chiến của tướng Phan Khắc Hy rất giản đơn nhưng đẹp và
không kém phần lãng mạn. Ông kể: "Cuối năm 1951, tớ được điều vào làm
phái viên mặt trận Bình Trị Thiên. Thế là vác ba lô, từ giã Quảng Bình
đến Quảng Trị, tới cơ quan Mặt trận trình giấy tờ. O văn thư dáng người
nhỏ nhắn, da trắng, nét mặt hiền thục và ấn tượng đậm nhất với tớ ngay
từ phút đầu tiên ấy là chất giọng Hà Tĩnh nghe ấm lòng chi lạ! Qua tìm
hiểu, tớ biết tên cô gái ấy- Nguyễn Thị Ngọc Lan, quê quán Hương Khê, Hà
Tĩnh, kém tớ 5 tuổi".
Quen... rồi thân, những lần ra chiến trường, nhớ cô Lan, ông tâm sự với cô qua những trang thư tràn ngập yêu thương. Cô tặng ông một chiếc túi nhỏ màu xanh tự chính tay cô khâu như vật đính ước giữa cô và ông. Quen nhau tròn một năm, ông ngỏ lời muốn cưới cô làm vợ. Tháng 11- 1952, tại chiến khu Ba Lòng, được sự giúp đỡ của ông Trần Quý Hai, Chỉ huy trưởng; ông Chu Văn Biên, Chính ủy mặt trận Bình Trị Thiên, đôi trai tài, gái sắc chính thức thành vợ thành chồng.
Ngô Thanh Long
Kỳ 3: Người gùi hàng đi bộ một vòng trái đất
>> Kỳ 1: Về lại với Trường Sơn
Ông sinh đúng ngày mùng một tháng một, năm 1927 tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Nhiều người vẫn cứ nghĩ nơi ông sinh là huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh- PV). Lúc nhỏ ông học trường làng, hoàn thành xong bằng yếu lược thì được cha cho về quê nội tại huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, sau đó ra Vinh học trung học. Năm 1943, chàng thanh niên 16 tuổi Phan Khắc Hy cùng người bạn thân của mình là Quách Xuân Kỳ trốn học, dự định xuất dương làm cách mạng nhưng chí lớn không thành.
Ngã ba Lằng Khằng (Lào) nơi tiếp nối những con đường dọc ngang Trường Sơn từ Việt Nam. |
Sau hiệp định Giơ- ne- vơ, đất nước tạm thời chia cắt thành hai miền. Miền Bắc nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng CNXH, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam thực hiện đấu tranh chống xâm lược, thống nhất Tổ quốc. Để phục vụ cho công cuộc kháng chiến lâu dài, Nghị quyết Trung ương thứ 12, khóa II quyết định xây dựng quân đội ta chính quy, từng bước hiện đại hóa. Thực hiện chủ trương này, ông Phan Khắc Hy cùng với các sỹ quan ưu tú, cao cấp của quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu bước vào một cuộc trường chinh mới, với những vị trí và nhiệm vụ mới.
Tướng Phan Khắc Hy tại ngã ba Lằng Khằng.. |
Từ tháng 3- 1967 đến tháng 9- 1968, ông
Phan Khắc Hy là Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Không quân, Phó Chủ
nhiệm chính trị Quân chủng Phòng không- Không quân. Từ tháng 10- 1968
đến tháng 3- 1969, ông giữ chức Phó Chủ nhiệm Chính trị, Phó Chính ủy Bộ
Tư lệnh 500 (Bộ Tư lệnh tiền phương Tổng Cục hậu cần). Do yêu cầu của
chiến trường miền Nam, tháng 5- 1971 ông được điều vào Nam làm Chính ủy
Đoàn 470 phụ trách các tuyến đường từ Nam Lào, đông- bắc Cam- pu- chia
đến Nam Bộ. Hành quân vào đến Bộ Tư lệnh Đoàn 559, gặp lại tướng Đồng Sỹ
Nguyên và được cử giữ chức Phó Tư lệnh Đoàn 559- Bộ đội Trường Sơn kiêm
phụ trách Tổng cục hậu cần tiền phương...
Cuộc đời binh nghiệp của tướng Phan Khắc Hy gắn chặt với những tuyến
đường Trường Sơn, gắn với vùng đất lửa Quảng Bình nơi ông cất tiếng khóc
chào đời. Theo như tâm niệm của ông: "Âu đó là duyên nợ! Cái duyên thì
để sau tớ hẵng kể. Còn nợ thì nhiều lắm, với chúng tớ dù chiến tranh qua
lâu rồi nhưng vẫn nhớ cái cảm giác sống trong những ngày khói lửa ấy.
Ngủ lại một đêm trong lòng Trường Sơn để thấy gần hơn những đồng đội đã
ngã xuống; nợ bà con dân tộc trên dãy Trường Sơn và trên đất bạn Lào sát
cánh cùng những người lính Trường Sơn trong những năm tháng chiến
tranh. Bạn bè tớ... nhiều người không còn. Chuyến đi này là cơ hội cho
các CCB Trường Sơn gặp nhau mà cũng không biết rằng có thể có một lần
như thế nữa hay không?"Tôi chợt nhớ lại khi đoàn CCB dừng chân tại ngã ba Lằng Khằng, vị tướng già tách ra, đi về hướng bìa rừng, ánh mắt bâng khuâng nhìn khắp đại ngàn. Tại chiến trường này, từ tháng 10- 1968 đến tháng 3- 1969, ông là Phó Chủ nhiệm Chính trị, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh 500 (sau này sát nhập vào Bộ Tư lệnh Đoàn 559). Bộ Tư lệnh 500 phụ trách 5 đoạn vượt khẩu tại các trục đường số 8, 10, 12, 18, 20 chiều dài trên 800 km đường chính và 400 km đường vòng tránh. Lực lượng cầu đường của Bộ Tư lệnh 500 có 12 tiểu đoàn, 6 đại đội công binh, quân số 9.200 người; 12 đội TNXP gần 7.500 người, trong đó 70% là nữ. Ông nợ ân tình với đồng đội mình nhưng chiến trường xưa nay không còn dấu tích. Thôi hướng vào đại ngàn khấn nguyện cùng hương hồn các anh, các chị vậy!
... Và cùng đồng đội thắp nén nhang cho các anh hùng liệt sỹ hy sinh tại chiến trường Lào |
Quen... rồi thân, những lần ra chiến trường, nhớ cô Lan, ông tâm sự với cô qua những trang thư tràn ngập yêu thương. Cô tặng ông một chiếc túi nhỏ màu xanh tự chính tay cô khâu như vật đính ước giữa cô và ông. Quen nhau tròn một năm, ông ngỏ lời muốn cưới cô làm vợ. Tháng 11- 1952, tại chiến khu Ba Lòng, được sự giúp đỡ của ông Trần Quý Hai, Chỉ huy trưởng; ông Chu Văn Biên, Chính ủy mặt trận Bình Trị Thiên, đôi trai tài, gái sắc chính thức thành vợ thành chồng.
Tri ân cùng đồng đội hy sinh tại chiến trường Lào Đoàn CCB Trường Sơn đã tổ chức một lễ cầu siêu nhỏ trên đất bạn. Theo đề xuất của Thiếu tướng Phan Khắc Hy và Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn CCB Trường Sơn sẽ quyên góp xây một nhà bia tưởng niệm các chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên chiến trường Lào tại khu vực biên giới Nà Phầu tỉnh Khăm Muộn. |
"Cưới nhau xong là đi. Ngọc Lan từ một
văn thư trở thành y sỹ của Sư đoàn 325. Đến năm 1969, tốt nghiệp đại học
Y rồi được chuyển về làm việc tại Bộ Y tế. Hậu phương vững chắc. Tớ an
lòng trên các chiến trường đầy đạn bom, gian khổ. Nhớ đến người vợ trẻ ở
hậu phương, tớ chất chứa tâm sự qua những cánh thư, viết xong đều cất
vào trong chiếc túi màu xanh. Thú thật, những bức thư viết trên giấy pơ-
luya theo tớ suốt các chặng đường hành quân, mang theo cả tấm lòng,
tình yêu của vợ. Bức thư tớ viết đầu tiên vào ngày 3- 4- 1952, khi bắt
đầu yêu nhau và lá thư cuối viết ngày 7- 5- 1975, sau giải phóng miền
Nam hơn một tháng".
Hiện tại đôi vợ chồng vị tướng già vẫn trân trọng giữ gìn chiếc túi
nhỏ màu xanh chứa hơn 500 bức thư tình họ viết cho nhau. "Thư của lính
viết cho vợ ngôn từ chẳng văn hoa gì đâu"- Tướng Hy kết thúc câu chuyện
tình của mình bằng những lời dung dị- "Ngoài chuyện nhớ nhung vốn lẽ
đương nhiên thì chỉ toàn chuyện chiến tranh, hết trận đánh này đến trận
đánh khác. Chúng tớ trao cho nhau những lời động viên, chia sẻ những vui
buồn để hiểu nhau hơn, từ đó động viên nhau vượt qua mất mát, hy sinh,
hoàn thành tốt nhiệm vụ".Ngô Thanh Long
Kỳ 3: Người gùi hàng đi bộ một vòng trái đất
Gặp nhau trên đường 12 - Kỳ 3: Người gùi hàng đi bộ một vòng trái đất
Cập nhật lúc 10:08, Thứ Hai, 04/06/2012 (GMT+7)
(QBĐT) - Chuyện kể về ông
rất nhiều, nhưng trong đêm đoàn CCB Trường Sơn nghỉ lại tại Đồn Biên
phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo trên đường 12A, tôi có may mắn nằm cạnh và
hầu chuyện cùng ông- đại tá Nguyễn Viết Sinh, nguyên chiến sỹ gùi thồ
Trường Sơn, người gùi hàng đi bộ bằng một vòng trái đất.
>> Kỳ 2: Vị tướng già và mối tình thời chiến trận
>> Kỳ 1: Về lại với Trường Sơn
Trong vòng 4 năm với 1.089 ngày ở Trường Sơn, Nguyễn Viết Sinh đã vận chuyển 55 tấn hàng hóa trên vai mình, đi bộ quãng đường có tổng chiều dài 41.025km, tương đương một vòng trái đất theo đường xích đạo với trọng lượng hàng nặng bằng trong lượng cơ thể mình.
Tôi bắt đầu câu chuyện bằng những con số cụ thể viết về ông trong tác phẩm “Chân trần chí thép” của trung tá thủy quân lục chiến Hoa Kỳ James G.Zumwalk. Ông Sinh cười cho biết thêm: “Họ viết đúng đó, nhưng có một điều, đường Trường Sơn không phải là một con đường bằng phẳng mà rất hiểm nguy với nhiều đèo cao, dốc sâu, ngầm thẳm... Thêm vào đó, máy bay Mỹ bắn phá liên tục bất kể ngày đêm. Chuyện gùi thồ trên đường Trường Sơn theo đó vất vả hơn nhiều”.
Nguyễn Viết Sinh năm nay bước qua tuổi 72, tuổi “xưa nay hiếm”. Quê ông ở xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1961, cũng như bao thanh niên khác, chàng trai trẻ Nguyễn Viết Sinh lên đường nhập ngũ. Với ông và đồng đội, từ làng quê miền Bắc vào Nam chiến đấu thì núi rừng Trường Sơn ẩn chứa bao điều kỳ diệu, huyền bí đang chờ những người lính “chân trần chí thép” khám phá. Sau một ngày đêm ngồi trên xe ô tô, Nguyễn Viết Sinh đến Làng Ho, phía tây huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, biên chế vào Tiểu đoàn bộ binh 301 với nhiệm vụ chính là vận chuyển hàng hóa phục vụ cho chiến trường Trị Thiên và miền Nam.
Như chúng ta đã biết, địa danh Làng Ho vào tháng 10- 1959 được chọn đặt chỉ huy sở tiền phương của Đoàn 559, điểm đầu đường gùi thồ chi viện cho chiến trường từ năm 1959- 1962. “Giai đoạn này phương tiện cơ giới chưa có, hàng hóa vận chuyển chủ yếu bằng sức người”- Ông Sinh nhớ lại- “Tùy theo sức của mỗi người mà đảm nhận số lượng hàng hóa là bao nhiêu. Trường Sơn lúc nắng, lúc mưa. Mưa Trường Sơn làm những cung đường chúng tôi đi trơn trượt, lũ rừng nhiều khi ập đến bất ngờ, gây tắc đường hàng ngày trời. Ban đầu mang vác chưa quen, quai gùi thít chặt vào vai đau ê ẩm... dần dần trở thành vết chai sần. Quần áo suốt ngày ướt đẫm mồ hôi, nước mưa, hắt lên mùi chua loét. Dép cao su chừng 3 tháng thì bị mòn vẹt, chúng tôi chẳng còn nhớ đã thay bao nhiêu đôi. Đèo 1001 trở thành nỗi ám ảnh của cánh lính gùi thồ. Vượt đèo, chân người đi trước đạp lên đầu người đi sau. Vậy mà ngày nào cũng như ngày nào, lúc nắng hay lúc mưa, tôi và đồng đội như đàn kiến chăm chỉ nhận hàng, vượt đèo 1001, hành quân 20 km, giao hàng sau đó quay về cũng chiều dài bằng chừng ấy”.
Ở Trường Sơn, đói rách là chuyện thường tình, nhưng kỳ tích của người
chiến sỹ gùi hàng Nguyễn Viết Sinh thật đáng nể trọng: năm 1962 gùi
13.553 kg hàng trên đoạn đường 10.196 km; năm 1963 gùi 9.365 kg hàng và
khiêng 23 cáng thương binh; năm 1964 mang vác 11.445 kg, thồ 8.230 kg
hàng hóa, khiêng 62 ca thương binh trên đoạn đường 10.982km. Trong 4
năm, quãng đường ông đi qua bằng một vòng trái đất. Ban đầu ông chỉ gùi
được 15 kg, dần dần trọng lượng hàng hóa tăng dần lên, lúc cao điểm đến
75 kg, vượt 20 kg so với cơ thể ông.
Tôi hỏi ông: “Câu chuyện nào ở Trường Sơn làm ông nhớ nhất?”. Ông cựu đại tá cười hồn hậu: “Kỷ niệm thì nhiều, có vui, có buồn, có cả mất mát, hy sinh. Ngẫm lại sao hồi đó một con người gầy guộc như mình mà lập nên một kỳ tích lớn lao đến như vậy. Rồi cũng tự mình tìm ra câu trả lời: tất cả vì miền Nam thân yêu, vì sự nghiệp thống nhất Tổ quốc. Ngoài này mình và đồng đội gùi thêm được một vài kg hàng hóa, lương thực, vũ khí, đạn dược, thuốc men thì trong chiến trường bộ đội được ăn no, đủ súng đạn đánh giặc, đủ thuốc men hạn chế bớt thương vong. Và thế là chẳng có lấy một sự nề hà chi”.
“Nhớ lần ở Hạ Lào mùa mưa năm 1962, mưa rừng dội xuống khủng khiếp, kéo dài từ ngày này sang ngày khác, mọi người ăn hết lương thực dự trữ mà mưa vẫn không ngừng. Gạo chúng tôi gùi vào các kho tập kết thì nhiều lắm, thậm chí gạo hàng ngày vẫn ở sau lưng mình đó thôi, nhưng không dám lấy dùng. Anh em động viên nhau: gạo cơm ni là của chiến trường, mình ăn, bộ đội trực tiếp cầm súng chiến đấu sẽ bị đói. Mười ngày ròng rã, chúng tôi chỉ có cháo loãng, ăn măng và rau rừng cầm hơi nhưng vẫn tiếp tục gùi hàng, 30 kg hàng hóa sau lưng”.
“Còn chuyện được phong tặng danh hiệu anh hùng?”- Tôi hỏi, tiếp theo câu chuyện. Đại tá Nguyễn Viết Sinh ngậm ngùi: “Tiếc lắm cháu à! Chuyện là như ri: ngày 1- 1- 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho chú. Nghe tin này, tự hào lắm, vì chú là một trong những anh hùng đầu tiên ở Trường Sơn mà! Đơn vị cho ra Bắc dự hội nghị tuyên dương. Từ ngã ba Đông Dương, trèo đèo, lội suối ròng rã mười ngày trời. Đêm thứ mười mắc võng nằm nghỉ trên Cổng Trời, đường 12, bật đài tiếng nói Việt Nam lên thì nghe đưa tin về hội nghị tuyên dương anh hùng, rứa là quay trở về đơn vị. Về đơn vị mà tiếc đứt ruột. Tiếc không phải chưa nhận danh hiệu anh hùng mô, mà tiếc vì không được gặp Bác Hồ. Cho đến bây giờ mỗi khi nhớ lại, vẫn cứ thấy tiếc”.
Câu chuyện tình yêu của người anh hùng “chân trần chí thép” Nguyễn Viết Sinh cũng khá thú vị. Trong một lần về phép, ông quen với cô hàng xóm Đinh Thị Vân. Họ bén duyên và thề hẹn cùng nhau sau ngày nước nhà thống nhất sẽ tổ chức đám cưới. Ông trở lại Trường Sơn, cô hàng xóm gia nhập TNXP phục vụ chiến đấu trên cung đường Hoàng Mai ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tình yêu của họ nối dài bằng những cánh thư. Năm 1965, bà Nguyễn Thị Vân bị thương vào một bên chân thành tật nguyền, thương ông, bà viết thư nói gần nói xa đòi chia tay. Ở chiến trường, không biết chết sống ra sao, ông cũng khuyên bà nên tìm vui duyên mới. Thương nhau, lo cho nhau lỡ thì, lỡ duyên nhưng không ai chịu dứt bỏ ai. Đến năm 1969, ông Nguyễn Viết Sinh được điều động ra Bắc đi học, gặp lại nhau, họ tổ chức một cái đám cưới nho nhỏ nên duyên vợ chồng. Bây giờ ba đứa con của đôi vợ chồng già đều trưởng thành, là những người thành đạt có ích cho đất nước như người cựu binh già Trường Sơn hằng mong.
Về lại Làng Ho chuyến này, ông Nguyễn Viết Sinh vui lắm! Những già làng, trưởng bản người Vân Kiều sinh sống dọc Làng Ho, đường Hồ Chí Minh nhánh tây, đường 10, đường 16 nhiều người vẫn nhớ đến ông. Họ tặng ông và những CCB Trường Sơn những cùi bắp non nướng, củ sắn lùi, nắm cơm nếp thơm... như ngày xưa họ cưu mang, đùm bọc bộ đội Cụ Hồ. Người đại tá CCB Nguyễn Viết Sinh bồi hồi: “Không biết đến bao giờ mới trở lại được trên các cung đường Trường Sơn. Đêm nay, chú không thể nào ngủ... Giữa đại ngàn, dường như có tiếng đồng đội đang tha thiết gọi mình”.
Ngô Thanh Long
Kỳ 4: Hoa giữa rừng Trường Sơn
>> Kỳ 2: Vị tướng già và mối tình thời chiến trận
>> Kỳ 1: Về lại với Trường Sơn
Trong vòng 4 năm với 1.089 ngày ở Trường Sơn, Nguyễn Viết Sinh đã vận chuyển 55 tấn hàng hóa trên vai mình, đi bộ quãng đường có tổng chiều dài 41.025km, tương đương một vòng trái đất theo đường xích đạo với trọng lượng hàng nặng bằng trong lượng cơ thể mình.
Tôi bắt đầu câu chuyện bằng những con số cụ thể viết về ông trong tác phẩm “Chân trần chí thép” của trung tá thủy quân lục chiến Hoa Kỳ James G.Zumwalk. Ông Sinh cười cho biết thêm: “Họ viết đúng đó, nhưng có một điều, đường Trường Sơn không phải là một con đường bằng phẳng mà rất hiểm nguy với nhiều đèo cao, dốc sâu, ngầm thẳm... Thêm vào đó, máy bay Mỹ bắn phá liên tục bất kể ngày đêm. Chuyện gùi thồ trên đường Trường Sơn theo đó vất vả hơn nhiều”.
Nguyễn Viết Sinh năm nay bước qua tuổi 72, tuổi “xưa nay hiếm”. Quê ông ở xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1961, cũng như bao thanh niên khác, chàng trai trẻ Nguyễn Viết Sinh lên đường nhập ngũ. Với ông và đồng đội, từ làng quê miền Bắc vào Nam chiến đấu thì núi rừng Trường Sơn ẩn chứa bao điều kỳ diệu, huyền bí đang chờ những người lính “chân trần chí thép” khám phá. Sau một ngày đêm ngồi trên xe ô tô, Nguyễn Viết Sinh đến Làng Ho, phía tây huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, biên chế vào Tiểu đoàn bộ binh 301 với nhiệm vụ chính là vận chuyển hàng hóa phục vụ cho chiến trường Trị Thiên và miền Nam.
Như chúng ta đã biết, địa danh Làng Ho vào tháng 10- 1959 được chọn đặt chỉ huy sở tiền phương của Đoàn 559, điểm đầu đường gùi thồ chi viện cho chiến trường từ năm 1959- 1962. “Giai đoạn này phương tiện cơ giới chưa có, hàng hóa vận chuyển chủ yếu bằng sức người”- Ông Sinh nhớ lại- “Tùy theo sức của mỗi người mà đảm nhận số lượng hàng hóa là bao nhiêu. Trường Sơn lúc nắng, lúc mưa. Mưa Trường Sơn làm những cung đường chúng tôi đi trơn trượt, lũ rừng nhiều khi ập đến bất ngờ, gây tắc đường hàng ngày trời. Ban đầu mang vác chưa quen, quai gùi thít chặt vào vai đau ê ẩm... dần dần trở thành vết chai sần. Quần áo suốt ngày ướt đẫm mồ hôi, nước mưa, hắt lên mùi chua loét. Dép cao su chừng 3 tháng thì bị mòn vẹt, chúng tôi chẳng còn nhớ đã thay bao nhiêu đôi. Đèo 1001 trở thành nỗi ám ảnh của cánh lính gùi thồ. Vượt đèo, chân người đi trước đạp lên đầu người đi sau. Vậy mà ngày nào cũng như ngày nào, lúc nắng hay lúc mưa, tôi và đồng đội như đàn kiến chăm chỉ nhận hàng, vượt đèo 1001, hành quân 20 km, giao hàng sau đó quay về cũng chiều dài bằng chừng ấy”.
Ông Sinh cùng cô văn công Trường Sơn Vũ Thúy Lành bên mộ liệt sỹ đại tá Đặng Tính, Chính ủy Đoàn 559, Bộ đội Trường Sơn. |
Tôi hỏi ông: “Câu chuyện nào ở Trường Sơn làm ông nhớ nhất?”. Ông cựu đại tá cười hồn hậu: “Kỷ niệm thì nhiều, có vui, có buồn, có cả mất mát, hy sinh. Ngẫm lại sao hồi đó một con người gầy guộc như mình mà lập nên một kỳ tích lớn lao đến như vậy. Rồi cũng tự mình tìm ra câu trả lời: tất cả vì miền Nam thân yêu, vì sự nghiệp thống nhất Tổ quốc. Ngoài này mình và đồng đội gùi thêm được một vài kg hàng hóa, lương thực, vũ khí, đạn dược, thuốc men thì trong chiến trường bộ đội được ăn no, đủ súng đạn đánh giặc, đủ thuốc men hạn chế bớt thương vong. Và thế là chẳng có lấy một sự nề hà chi”.
“Nhớ lần ở Hạ Lào mùa mưa năm 1962, mưa rừng dội xuống khủng khiếp, kéo dài từ ngày này sang ngày khác, mọi người ăn hết lương thực dự trữ mà mưa vẫn không ngừng. Gạo chúng tôi gùi vào các kho tập kết thì nhiều lắm, thậm chí gạo hàng ngày vẫn ở sau lưng mình đó thôi, nhưng không dám lấy dùng. Anh em động viên nhau: gạo cơm ni là của chiến trường, mình ăn, bộ đội trực tiếp cầm súng chiến đấu sẽ bị đói. Mười ngày ròng rã, chúng tôi chỉ có cháo loãng, ăn măng và rau rừng cầm hơi nhưng vẫn tiếp tục gùi hàng, 30 kg hàng hóa sau lưng”.
“Còn chuyện được phong tặng danh hiệu anh hùng?”- Tôi hỏi, tiếp theo câu chuyện. Đại tá Nguyễn Viết Sinh ngậm ngùi: “Tiếc lắm cháu à! Chuyện là như ri: ngày 1- 1- 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho chú. Nghe tin này, tự hào lắm, vì chú là một trong những anh hùng đầu tiên ở Trường Sơn mà! Đơn vị cho ra Bắc dự hội nghị tuyên dương. Từ ngã ba Đông Dương, trèo đèo, lội suối ròng rã mười ngày trời. Đêm thứ mười mắc võng nằm nghỉ trên Cổng Trời, đường 12, bật đài tiếng nói Việt Nam lên thì nghe đưa tin về hội nghị tuyên dương anh hùng, rứa là quay trở về đơn vị. Về đơn vị mà tiếc đứt ruột. Tiếc không phải chưa nhận danh hiệu anh hùng mô, mà tiếc vì không được gặp Bác Hồ. Cho đến bây giờ mỗi khi nhớ lại, vẫn cứ thấy tiếc”.
Câu chuyện tình yêu của người anh hùng “chân trần chí thép” Nguyễn Viết Sinh cũng khá thú vị. Trong một lần về phép, ông quen với cô hàng xóm Đinh Thị Vân. Họ bén duyên và thề hẹn cùng nhau sau ngày nước nhà thống nhất sẽ tổ chức đám cưới. Ông trở lại Trường Sơn, cô hàng xóm gia nhập TNXP phục vụ chiến đấu trên cung đường Hoàng Mai ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tình yêu của họ nối dài bằng những cánh thư. Năm 1965, bà Nguyễn Thị Vân bị thương vào một bên chân thành tật nguyền, thương ông, bà viết thư nói gần nói xa đòi chia tay. Ở chiến trường, không biết chết sống ra sao, ông cũng khuyên bà nên tìm vui duyên mới. Thương nhau, lo cho nhau lỡ thì, lỡ duyên nhưng không ai chịu dứt bỏ ai. Đến năm 1969, ông Nguyễn Viết Sinh được điều động ra Bắc đi học, gặp lại nhau, họ tổ chức một cái đám cưới nho nhỏ nên duyên vợ chồng. Bây giờ ba đứa con của đôi vợ chồng già đều trưởng thành, là những người thành đạt có ích cho đất nước như người cựu binh già Trường Sơn hằng mong.
Về lại Làng Ho chuyến này, ông Nguyễn Viết Sinh vui lắm! Những già làng, trưởng bản người Vân Kiều sinh sống dọc Làng Ho, đường Hồ Chí Minh nhánh tây, đường 10, đường 16 nhiều người vẫn nhớ đến ông. Họ tặng ông và những CCB Trường Sơn những cùi bắp non nướng, củ sắn lùi, nắm cơm nếp thơm... như ngày xưa họ cưu mang, đùm bọc bộ đội Cụ Hồ. Người đại tá CCB Nguyễn Viết Sinh bồi hồi: “Không biết đến bao giờ mới trở lại được trên các cung đường Trường Sơn. Đêm nay, chú không thể nào ngủ... Giữa đại ngàn, dường như có tiếng đồng đội đang tha thiết gọi mình”.
Ngô Thanh Long
Kỳ 4: Hoa giữa rừng Trường Sơn
Găp nhau trên đường 12 - Kỳ 4: Hoa giữa rừng Trường Sơn
Cập nhật lúc 07:44, Thứ Ba, 05/06/2012 (GMT+7)
(QBĐT) - Đêm nằm nghỉ trên
vùng biên giới phía tây Quảng Bình, nhiều CCB Trường Sơn không ngủ được.
Họ tâm sự với tôi: “Cứ chợp mắt một chút là vẵng nghe giữa đại ngàn
Trường Sơn tiếng ai đó gọi mình”. O Hoa, o Mai, o Lành, o Lê, o Nhất...
những nữ TNXP Trường Sơn năm xưa đinh ninh: “Chắc đồng đội biết mình về
thăm lại chiến trường xưa nên gọi nhớ đây mà!”. Tôi mang câu hỏi: “Ai là
người con gái đặt chân đầu tiên lên những cung đường Trường Sơn?” đi
gặp thiếu tướng Phan Khắc Hy, ông lắc đầu: “Họ là những cánh hoa rừng
mãi mãi bất tử trên những con đường ra trận”.
>> Kỳ 3: Người gùi hàng đi bộ một vòng trái đất
>> Kỳ 2: Vị tướng già và mối tình thời chiến trận
>> Kỳ 1: Về lại với Trường Sơn
Tướng Hy nói rằng: “Ngay từ những năm 1965 trở đi, trên mặt trận gian khổ, ác liệt, đầy bom đạn Trường Sơn đã xuất hiện những cô gái tuổi mười tám đôi mươi trong đội hình TNXP, dân công hỏa tuyến, bộ đội thông tin, quân y và hậu cần”.
Không như nam giới, con gái chân yếu tay mềm, chưa một lần nếm mùi gian khổ, chạm đường Trường Sơn, thử thách đầu tiên đến với họ là đi bộ, đi bộ trường kỳ, hành quân ngày này sang ngày khác, trên vai khoác ba lô đựng lương thực, thực phẩm và các vật dụng cần thiết khác mà trọng lượng trung bình lên đến 20kg. O Đồng Thị Mai (Tôi xin gọi các cựu nữ TNXP Trường Sơn bằng cách xưng hô của người miền Trung chân chất, trìu mến như thế), cựu TNXP Tiểu đoàn Trưng Trắc nhớ lại: “Chúng tôi vào chiến trường, trong Tiểu đoàn Trưng Trắc chủ yếu là con gái Hà Nội. Các bạn biết rồi đó, ở hậu phương nghe kể về Trường Sơn, ai cũng náo nức, ai cũng muốn xung phong lên đường. Rồi khi vào chiến trường, đối diện với thực tế khắc nghiệt, chúng tôi cần một lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mới có thể vượt qua. Chiến trường bom đạn, gian khổ, mất mát, hy sinh... không làm cho chúng tôi nhụt chí, trái lại càng trưởng thành thêm lên, dạn dày kinh nghiệm. TNXP bám đường, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao: làm đường, san lấp hố bom, phá bom nổ chậm, vận chuyển hàng hóa, thương binh...”.
O Trần Thị Lê, nguyên chiến sỹ Đội văn nghệ Sư đoàn 968, Bộ đội
Trường Sơn tự hào kể: “Cánh nữ chúng tôi được lính Trường Sơn gọi là
những bông hoa rừng. Nhiều đơn vị bộ đội, nhiều binh trạm khi thấy chúng
tôi xuất hiện mừng vui không thể tả hết, vì nhiều năm liền họ sống đơn
độc giữa núi rừng... Nói thế thôi, nhưng sao thời ấy quan hệ nam nữ nó
bình dị, vô tư. Chỉ những cái bắt tay, những nụ cười trao gửi... bộ đội
thì điệp trùng hướng vô Nam... riết rồi trên những ngã đường Trường Sơn
lại chỉ thấy toàn con gái”. Bom đạn, đói khổ, sốt rét rừng... không phải
thử thách lớn đối với những bông hoa Trường Sơn, mà cuộc chiến cam go
nhất là khi đối diện với chính mình. Nhiều đơn vị nữ sống biệt lập hàng
tháng, thậm chí hàng năm trời. Tuổi thanh xuân, các chị cũng có những
khao khát, muốn tìm thấy chút hạnh phúc riêng tư. Chiến tranh, gặp nhau
trên đường ra trận, chỉ kịp chào hỏi dăm ba câu... ngày mai chết sống
thế nào mà dám hò hẹn, đợi chờ. Tình yêu lứa đôi trở thành tình cảm đồng
đội, đồng chí. O cho biết thêm: “Vì sống biệt lập, dồn nén, ức chế như
thế nên chị em mắc phải một căn bệnh gọi là “bệnh cười”. Đang yên đang
lành, một người cất tiếng cười, chị em lây, cười theo... cả một khu rừng
vang lên tiếng cười thiếu nữ”.
Trở lại với câu chuyện của tiến sỹ Lê Thị Phương Thảo, cựu TNXP Trường Sơn, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị- Hành chính Hồ Chí Minh khu vực I kể cho chúng tôi nghe trên chuyến xe chở đoàn CCB Trường Sơn ngược theo đường 12A lên cửa khẩu quốc tế Cha Lo. Câu chuyện tiến sỹ Thảo kể về một bông hoa đẹp, đồng đội của chị, bây giờ đang an nghỉ tại Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn: Anh hùng LLVTND, liệt sỹ Nguyễn Thị Vân Liệu. “Cuối tháng 6- 1965, chúng tôi từ hậu phương miền Bắc vào thẳng tuyến lửa Quảng Bình, chiến đấu trên đường 20- Quyết Thắng. Tôi được biên chế vào Đại đội 5, chị Liệu về Binh trạm 14, phụ trách các trọng điểm cua chữ A, ngầm Ta Lê đến Cà Roòng, được cánh lính Trường Sơn mệnh danh là các “tọa độ lửa”, “cua tử thần”. Ngày cũng như đêm, tất cả các đơn vị công binh, cao xạ, TNXP căng ra mặt đường để san lấp hố bom, phá bom nổ chậm, bảo đảm thông đường cho xe ra mặt trận. Máy bay Mỹ liên tục phong tỏa đường bằng bom nổ chậm. Trong cuộc đối đầu với bom nổ chậm, rất nhiều chiến sỹ công binh, TNXP đã anh dũng hy sinh. Yêu cầu của chiến trường lúc này là làm sao phải đảm bảo thông đường, vừa hạn chế đến mức thấp nhất về người, phương tiện trước hiểm họa bom nổ chậm”.
Sau nhiều đêm thao thức không ngủ, tìm phương kế phá bom nổ chậm, cô
TNXP Nguyễn Thị Vân Liệu chợt nảy ra sáng kiến: “Tại sao không dùng bộc
phá thử xem”. Nghĩ là tiến hành ngay, chị dùng bộc phá, ốp vào thân bom
nổ chậm rồi cho kích nổ. Quả bom đầu tiên bị phá hủy trong tiếng reo
mừng của những người giữ đường. Từ sáng kiến này, rất nhiều đoạn đường,
“tọa độ lửa”, “cua tử thần”... chất đầy bom nổ chậm đều lần lượt bị phá
hủy, đường thông suốt, hàng ngàn chuyến xe nối tiếp vào Nam mà những
người phá bom vẫn tránh được thương vong.
“Từ sáng kiến của Nguyễn Thị Vân Liệu, tuổi trẻ chúng tôi trên những cung đường Trường Sơn dấy lên phong trào thi đua chiến đấu và phục vụ chiến đấu theo gương Vân Liệu”- Tiến sỹ Thảo tâm sự tiếp- “Tôi ở cùng tuyến đường 20- Quyết Thắng với chị Liệu, nghe đồng đội kể về chị, tôi cũng lấy làm tự hào thay. Nhưng cho đến một ngày định mệnh năm 1968, trong một lần trực tiếp tham gia phá bom nổ chậm, chị Liệu bị thương nặng. Đồng đội đưa chị về tại một trạm phẫu dã chiến dọc biên giới Việt- Lào. Các y, bác sỹ tận tình cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng, chị Liệu hy sinh. Năm đó chị mới tròn 23 tuổi”.
Một kết thúc có hậu.
33 năm sau, liệt sỹ TNXP Nguyễn Thị Vân Liệu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND Việt Nam. Từ ngày đất nước thống nhất, người thân gia đình chị Liệu vẫn không biết chị nằm đâu giữa Trường Sơn. Nhân ngày Thương binh- Liệt sỹ, 27- 7- 2004, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình trực tiếp “Huyền thoại Trường Sơn” tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, người dẫn chương trình nhắc lại trường hợp hy sinh của chị. Từ miền Nam xa xôi có một vị bác sỹ nhấc máy điện thoại gọi đến đường dây nóng của chương trình. Ông nói rằng: chính mình là bạn của người trực tiếp phẫu thuật cho chị Liệu nhưng không cứu được. Sau khi hy sinh, liệt sỹ được an táng tại nghĩa trang tạm của bộ đội Trường Sơn thuộc khu mộ Hà Nam Ninh.
Đồng đội tìm thấy chị theo nguồn thông tin này, tháng 12- 2004, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị, Ban quản lý Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn trang trọng tổ chức lễ đưa hài cốt chị Liệu từ khu mộ Hà Nam Ninh vào an táng tại khu mộ những anh hùng Trường Sơn.
Tiến sỹ Lê Thị Phương Thảo, trong hành trình về thăm chiến trường xưa đã hái những bông hoa rừng giữa đại ngàn Trường Sơn đến viếng mộ bạn- Anh hùng LLVTND, liệt sỹ Nguyễn Thị Vân Liệu.
Ngô Thanh Long
Kỳ cuối: Viết tiếp bài ca trên đường 12
>> Kỳ 3: Người gùi hàng đi bộ một vòng trái đất
>> Kỳ 2: Vị tướng già và mối tình thời chiến trận
>> Kỳ 1: Về lại với Trường Sơn
Tướng Hy nói rằng: “Ngay từ những năm 1965 trở đi, trên mặt trận gian khổ, ác liệt, đầy bom đạn Trường Sơn đã xuất hiện những cô gái tuổi mười tám đôi mươi trong đội hình TNXP, dân công hỏa tuyến, bộ đội thông tin, quân y và hậu cần”.
Không như nam giới, con gái chân yếu tay mềm, chưa một lần nếm mùi gian khổ, chạm đường Trường Sơn, thử thách đầu tiên đến với họ là đi bộ, đi bộ trường kỳ, hành quân ngày này sang ngày khác, trên vai khoác ba lô đựng lương thực, thực phẩm và các vật dụng cần thiết khác mà trọng lượng trung bình lên đến 20kg. O Đồng Thị Mai (Tôi xin gọi các cựu nữ TNXP Trường Sơn bằng cách xưng hô của người miền Trung chân chất, trìu mến như thế), cựu TNXP Tiểu đoàn Trưng Trắc nhớ lại: “Chúng tôi vào chiến trường, trong Tiểu đoàn Trưng Trắc chủ yếu là con gái Hà Nội. Các bạn biết rồi đó, ở hậu phương nghe kể về Trường Sơn, ai cũng náo nức, ai cũng muốn xung phong lên đường. Rồi khi vào chiến trường, đối diện với thực tế khắc nghiệt, chúng tôi cần một lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mới có thể vượt qua. Chiến trường bom đạn, gian khổ, mất mát, hy sinh... không làm cho chúng tôi nhụt chí, trái lại càng trưởng thành thêm lên, dạn dày kinh nghiệm. TNXP bám đường, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao: làm đường, san lấp hố bom, phá bom nổ chậm, vận chuyển hàng hóa, thương binh...”.
O Lành, Tiến sỹ Lê Thị Phương Thảo (người thứ 2 và thứ 3 từ phải sang trái) cùng đồng đội dành một phút tưởng niệm cho những nữ liệt sỹ mãi mãi tuổi hai mươi nằm lại Trường Sơn |
Trở lại với câu chuyện của tiến sỹ Lê Thị Phương Thảo, cựu TNXP Trường Sơn, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị- Hành chính Hồ Chí Minh khu vực I kể cho chúng tôi nghe trên chuyến xe chở đoàn CCB Trường Sơn ngược theo đường 12A lên cửa khẩu quốc tế Cha Lo. Câu chuyện tiến sỹ Thảo kể về một bông hoa đẹp, đồng đội của chị, bây giờ đang an nghỉ tại Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn: Anh hùng LLVTND, liệt sỹ Nguyễn Thị Vân Liệu. “Cuối tháng 6- 1965, chúng tôi từ hậu phương miền Bắc vào thẳng tuyến lửa Quảng Bình, chiến đấu trên đường 20- Quyết Thắng. Tôi được biên chế vào Đại đội 5, chị Liệu về Binh trạm 14, phụ trách các trọng điểm cua chữ A, ngầm Ta Lê đến Cà Roòng, được cánh lính Trường Sơn mệnh danh là các “tọa độ lửa”, “cua tử thần”. Ngày cũng như đêm, tất cả các đơn vị công binh, cao xạ, TNXP căng ra mặt đường để san lấp hố bom, phá bom nổ chậm, bảo đảm thông đường cho xe ra mặt trận. Máy bay Mỹ liên tục phong tỏa đường bằng bom nổ chậm. Trong cuộc đối đầu với bom nổ chậm, rất nhiều chiến sỹ công binh, TNXP đã anh dũng hy sinh. Yêu cầu của chiến trường lúc này là làm sao phải đảm bảo thông đường, vừa hạn chế đến mức thấp nhất về người, phương tiện trước hiểm họa bom nổ chậm”.
Đoàn CCB Trường Sơn trên vùng biên giới phía tây Quảng Bình |
“Từ sáng kiến của Nguyễn Thị Vân Liệu, tuổi trẻ chúng tôi trên những cung đường Trường Sơn dấy lên phong trào thi đua chiến đấu và phục vụ chiến đấu theo gương Vân Liệu”- Tiến sỹ Thảo tâm sự tiếp- “Tôi ở cùng tuyến đường 20- Quyết Thắng với chị Liệu, nghe đồng đội kể về chị, tôi cũng lấy làm tự hào thay. Nhưng cho đến một ngày định mệnh năm 1968, trong một lần trực tiếp tham gia phá bom nổ chậm, chị Liệu bị thương nặng. Đồng đội đưa chị về tại một trạm phẫu dã chiến dọc biên giới Việt- Lào. Các y, bác sỹ tận tình cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng, chị Liệu hy sinh. Năm đó chị mới tròn 23 tuổi”.
Một kết thúc có hậu.
33 năm sau, liệt sỹ TNXP Nguyễn Thị Vân Liệu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND Việt Nam. Từ ngày đất nước thống nhất, người thân gia đình chị Liệu vẫn không biết chị nằm đâu giữa Trường Sơn. Nhân ngày Thương binh- Liệt sỹ, 27- 7- 2004, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình trực tiếp “Huyền thoại Trường Sơn” tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, người dẫn chương trình nhắc lại trường hợp hy sinh của chị. Từ miền Nam xa xôi có một vị bác sỹ nhấc máy điện thoại gọi đến đường dây nóng của chương trình. Ông nói rằng: chính mình là bạn của người trực tiếp phẫu thuật cho chị Liệu nhưng không cứu được. Sau khi hy sinh, liệt sỹ được an táng tại nghĩa trang tạm của bộ đội Trường Sơn thuộc khu mộ Hà Nam Ninh.
Đồng đội tìm thấy chị theo nguồn thông tin này, tháng 12- 2004, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị, Ban quản lý Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn trang trọng tổ chức lễ đưa hài cốt chị Liệu từ khu mộ Hà Nam Ninh vào an táng tại khu mộ những anh hùng Trường Sơn.
Tiến sỹ Lê Thị Phương Thảo, trong hành trình về thăm chiến trường xưa đã hái những bông hoa rừng giữa đại ngàn Trường Sơn đến viếng mộ bạn- Anh hùng LLVTND, liệt sỹ Nguyễn Thị Vân Liệu.
Ngô Thanh Long
Kỳ cuối: Viết tiếp bài ca trên đường 12
Gặp nhau trên đường 12 - Kỳ cuối: Viết tiếp bài ca trên đường 12
Cập nhật lúc 14:49, Thứ Ba, 05/06/2012 (GMT+7)
(QBĐT) - Trên hành trình từ
thành phố Đồng Hới đến Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, những CCB Trường Sơn một
thời nơi tuyến lửa Quảng Bình đề nghị tôi kể về cuộc sống của đồng bào
dân tộc sinh sống trên các bản làng ở hai bên đường 12A sau ngày đất
nước thống nhất... Tôi trải lòng: “Bà con đang còn nghèo, rất nghèo,
nhưng vẫn một lòng trung trinh với Đảng, với Bác Hồ. Đã có một thế hệ
trẻ sinh ra trong thời bình dám nghĩ, dám làm, vượt qua các luật tục đem
lại cuộc sống ngày một no ấm hơn cho các bản làng phía tây Quảng Bình”.
>> Kỳ 4: Hoa giữa rừng Trường Sơn
>> Kỳ 3: Người gùi hàng đi bộ một vòng trái đất
>> Kỳ 2: Vị tướng già và mối tình thời chiến trận
>> Kỳ 1: Về lại với Trường Sơn
Trong câu chuyện, tôi chợt nhớ đến Hồ Thị Thoi, người con gái Khùa thuộc nhóm dân tộc Bru- Vân Kiều ở bản La Trọng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa. Hồ Thị Thoi đẹp người, đẹp nết và câu chuyện Thoi trưởng thành đi lên từ trong gian khổ, trở thành một cán bộ lãnh đạo mẫu mực của xã cũng là một câu chuyện đẹp, kết thúc có hậu.
Hồ Thị Thoi thuộc thế hệ 8X (như người miền xuôi hay gọi), sinh năm 1983, là con thứ năm trong một gia đình đông anh em. Hồ Thị Thoi được rất nhiều người khen, dân bản mến đã đành, những cán bộ kỳ cựu vốn gắn bó với Trọng Hóa, Dân Hóa cũng dành cho Thoi nhiều tình cảm tốt đẹp. Ông Cao Văn Định, Bí thư Huyện ủy Minh Hóa mỗi lần đánh giá về người cán bộ nữ thuộc cấp của mình đều ghi nhận: “Thoi là một cán bộ trẻ có năng lực, giám nghĩ, dám làm”.
Học hết lớp 9, người lớn bảo Thoi ở nhà để kiếm một tấm chồng. “Ở các
bản người Khùa, người Mày dọc đường 12 này, con gái không cần học cái
chữ cho nhiều”- Họ nói- “Học nhiều thì cũng bán mặt cho đất, bán lưng
cho trời” thôi! Phụ nữ Khùa, có ai cất mặt lên được”. Thoi bằng mặt
nhưng không ưng cái bụng, khi cán bộ dưới xuôi lên tìm người làm công
tác y tế thôn bản, Thoi đăng ký ngay. Đó là vào năm 2001. Xã Trọng Hóa
có 18 bản nằm rải rác giữa núi rừng, nhiều bản phải mất vài ngày đi bộ
mới đến nơi. Năm năm làm y tế thôn bản, đôi chân Thoi in dấu khắp mọi
ngã đường rừng đến với đồng bào. “Dân mình khổ, hay đau ốm, bệnh tật vì
nhận thức còn lạc hậu, chịu áp lực của nhiều hủ tục- Hồ Thị Thoi khẳng
định- Muốn đồng bào mình hết khổ thì phải giúp họ thay đổi nhận thức
thôi!”.
Năm 2003, đang là cán bộ y tế thôn bản, Hồ Thị Thoi được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Trọng Hóa và đến năm 2010, trở thành Chủ tịch Hội, lúc đó Thoi tròn 27 tuổi. Đến tháng 6, tại Đại hội Đảng bộ xã Trọng Hóa nhiệm kỳ 2010- 2015, Thoi được tín nhiệm bầu vào Ban Thường vụ Đảng ủy, giữ chức Phó Bí thư thường trực, Đại biểu HĐND huyện Minh Hóa.
May mắn, Thoi được các anh trong Đảng ủy, Ủy ban động viên, nỗi đau vơi dần. Bây giờ niềm vui của Thoi là công việc và nuôi hai con lớn khôn, chăm ngoan, học giỏi”. “Mẹ góa, con côi” khi tuổi đời còn quá trẻ, nhà lại gần đường nên không thể tránh được “tiếng bấc, tiếng chì”. Thoi bỏ ngoài tai mọi dư luận vì cái tâm Thoi trong sáng, bản tính cần cù, chịu thương, chịu khó...
Công tác xã hội trong năm ngày, hai ngày cuối tuần dành riêng cho gia
đình, cho hai con. Sáng lúc mặt trời chưa vượt qua ngọn núi, Thoi dậy
thổi cơm, dọn nhà cửa xong xuôi rồi vác cuốc lên rẫy chăm sóc rừng cây
của mình cho đến tối mịt mới quay về. Thoi nói: “Rừng của mình đã đến
tuổi khai thác rồi, nhưng bản thân không cần tiền. Lương mình 3,2 triệu
đồng/ tháng. Ba mẹ con tiết kiệm chi tiêu hết hơn một triệu, số tiền còn
lại cất trữ cộng thêm diện tích rừng sau này lo cho con cái học hành
đến nơi đến chốn. Bản thân cũng chuẩn bị đi học bổ túc văn hóa. Làm cán
bộ mà không chịu học hỏi, dân bản không bằng lòng đâu”.
Người Khùa ở xã Trọng Hóa vốn có luật tục, trong hôn nhân vợ chồng phải tổ chức đám cưới ba lần. Nhiều đôi vợ chồng vì nghèo nên cho đến già vẫn không lo đủ ba lễ cưới, con cái đành lo thay. Lắm lúc, chưa kịp xong ba lễ thì vợ hay chồng khuất núi, người đang sống tiếp tục thực hiện luật tục. Hồ Thị Thoi và cán bộ xã cùng với các già làng, trưởng bản đi đến 18 bản vận động nhân dân xóa bỏ dần. “Mưa dầm thấm lâu”, đến nay đồng bào chỉ còn giữ hai lần cưới.
Trong ma chay, khi có người mất, gia chủ tổ chức mời dân bản ăn uống 7 ngày. Chôn cất xong, sau 7 ngày, người sống không còn bất cứ liên hệ nào với người chết. Hồ Thị Thoi thương chồng mất sớm nên quyết định phá bỏ luật tục này, Thoi cắt rừng đi thăm mộ chồng trong sự ngăn cản của dân bản và gia đình phía bên chồng. Họ sợ rằng Thoi vào mộ chồng, con ma nó bắt, nó phạt vạ gây đau ốm, bệnh tật cho dân bản. Thoi thăm mộ chồng về, con ma không “thèm” bắt; ốm đau, bệnh tật không xảy ra. “Mừng trong cái bụng lắm! Người miền xuôi thăm mộ người chết là bình thường, nhưng với người Khùa, người Mày thì đây là một điều cấm kị. Mình vượt qua điều cấm kị này rồi đó”- Thoi tự hào!
Ngô Thanh Long
>> Kỳ 4: Hoa giữa rừng Trường Sơn
>> Kỳ 3: Người gùi hàng đi bộ một vòng trái đất
>> Kỳ 2: Vị tướng già và mối tình thời chiến trận
>> Kỳ 1: Về lại với Trường Sơn
Trong câu chuyện, tôi chợt nhớ đến Hồ Thị Thoi, người con gái Khùa thuộc nhóm dân tộc Bru- Vân Kiều ở bản La Trọng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa. Hồ Thị Thoi đẹp người, đẹp nết và câu chuyện Thoi trưởng thành đi lên từ trong gian khổ, trở thành một cán bộ lãnh đạo mẫu mực của xã cũng là một câu chuyện đẹp, kết thúc có hậu.
Hồ Thị Thoi thuộc thế hệ 8X (như người miền xuôi hay gọi), sinh năm 1983, là con thứ năm trong một gia đình đông anh em. Hồ Thị Thoi được rất nhiều người khen, dân bản mến đã đành, những cán bộ kỳ cựu vốn gắn bó với Trọng Hóa, Dân Hóa cũng dành cho Thoi nhiều tình cảm tốt đẹp. Ông Cao Văn Định, Bí thư Huyện ủy Minh Hóa mỗi lần đánh giá về người cán bộ nữ thuộc cấp của mình đều ghi nhận: “Thoi là một cán bộ trẻ có năng lực, giám nghĩ, dám làm”.
Toàn cảnh bản La Trọng, xã Trọng Hóa. |
Năm 2003, đang là cán bộ y tế thôn bản, Hồ Thị Thoi được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Trọng Hóa và đến năm 2010, trở thành Chủ tịch Hội, lúc đó Thoi tròn 27 tuổi. Đến tháng 6, tại Đại hội Đảng bộ xã Trọng Hóa nhiệm kỳ 2010- 2015, Thoi được tín nhiệm bầu vào Ban Thường vụ Đảng ủy, giữ chức Phó Bí thư thường trực, Đại biểu HĐND huyện Minh Hóa.
Hồ Thị Thoi, nữ Phó Bí thư Đảng ủy xã Trọng Hóa |
Hồ Thị Thoi nói rằng: “Mình không biết
làm công tác Đảng phải như thế nào. Nhưng tổ chức phân công thì bản thân
cần cố gắng. Mình lên nói với Ban Thường vụ Đảng ủy: cái gì Thoi không
biết, Thoi hỏi, mọi người phải bày cho. Qua nửa nhiệm kỳ, bây giờ thì
mình quen rồi, công tác tốt trên cương vị mới. Nhưng mình vẫn muốn tham
gia công tác phụ nữ. Để giúp chị em người Khùa, người Mày... thay đổi
cách nghĩ, cách làm”.
Hồ Thị Thoi còn nhớ, ngày Nhà nước có
chủ trương cho chị em phụ nữ vay 5 triệu đồng để phát triển kinh tế hộ
gia đình, từng bước xóa đói giảm nghèo. Chủ trương về xã, hội viên không
ai dám vay, vì từ bao đời nay, phụ nữ người Khùa chưa bao giờ thấy được
một số tiền quá lớn như vậy. Thoi đi từng nhà, đến từng bản tuyên
truyền, vận động. Cùng bộ đội biên phòng định hướng cho chị em. Từ số
tiền 5 triệu đồng ban đầu đó, chị em mua bò chăn nuôi, mua giống cây
keo, tràm về trồng rừng. Từ sự quyết đoán của người thủ lĩnh trẻ Hồ Thị
Thoi, trong vòng gần 10 năm, nhiều gia đình hội viên đã thoát được nghèo
như: Hồ Thị Thanh ở bản Hưng, Hồ Thị Đăm, Hồ Thị Bua ở bản La Trọng.
Ngay gia đình Thoi hiện tại cũng trồng được 3 ha rừng keo, cây trám
trắng.
Ngôi nhà sàn của Hồ Thị Thoi nằm cạnh đường 12A ở bản La Trọng ba năm
nay thiếu vắng người đàn ông trụ cột. Thoi lấy chồng năm 2001, vợ chồng
có với nhau hai mặt con. Con trai đầu Hồ Đạt năm nay học lớp 9, con gái
Hồ Thị Đông học lớp 3. Năm 2010, chồng Thoi mất vì tai nạn giao thông.
“Thời gian này, mình tưởng như không thể nào vượt qua. Công tác Đảng
chưa quen nên áp lực nhiều, chồng mất, hai con còn dại.May mắn, Thoi được các anh trong Đảng ủy, Ủy ban động viên, nỗi đau vơi dần. Bây giờ niềm vui của Thoi là công việc và nuôi hai con lớn khôn, chăm ngoan, học giỏi”. “Mẹ góa, con côi” khi tuổi đời còn quá trẻ, nhà lại gần đường nên không thể tránh được “tiếng bấc, tiếng chì”. Thoi bỏ ngoài tai mọi dư luận vì cái tâm Thoi trong sáng, bản tính cần cù, chịu thương, chịu khó...
Nhờ sự vận động của Hồ Thị Thoi mà chị em phụ nữ người Khùa xã Trọng Hóa đã biết chăm chỉ làm ăn, cải thiện cuộc sống gia đình. |
Người Khùa ở xã Trọng Hóa vốn có luật tục, trong hôn nhân vợ chồng phải tổ chức đám cưới ba lần. Nhiều đôi vợ chồng vì nghèo nên cho đến già vẫn không lo đủ ba lễ cưới, con cái đành lo thay. Lắm lúc, chưa kịp xong ba lễ thì vợ hay chồng khuất núi, người đang sống tiếp tục thực hiện luật tục. Hồ Thị Thoi và cán bộ xã cùng với các già làng, trưởng bản đi đến 18 bản vận động nhân dân xóa bỏ dần. “Mưa dầm thấm lâu”, đến nay đồng bào chỉ còn giữ hai lần cưới.
Trong ma chay, khi có người mất, gia chủ tổ chức mời dân bản ăn uống 7 ngày. Chôn cất xong, sau 7 ngày, người sống không còn bất cứ liên hệ nào với người chết. Hồ Thị Thoi thương chồng mất sớm nên quyết định phá bỏ luật tục này, Thoi cắt rừng đi thăm mộ chồng trong sự ngăn cản của dân bản và gia đình phía bên chồng. Họ sợ rằng Thoi vào mộ chồng, con ma nó bắt, nó phạt vạ gây đau ốm, bệnh tật cho dân bản. Thoi thăm mộ chồng về, con ma không “thèm” bắt; ốm đau, bệnh tật không xảy ra. “Mừng trong cái bụng lắm! Người miền xuôi thăm mộ người chết là bình thường, nhưng với người Khùa, người Mày thì đây là một điều cấm kị. Mình vượt qua điều cấm kị này rồi đó”- Thoi tự hào!
Câu chuyện về Hồ Thị Thoi tôi kể cho những CCB Trường Sơn nghe để thay lời kết về chuyến hành trình dài trên đường 12A. Câu chuyện như một gạch nối giữa lớp người đi trước hy sinh xương máu và tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước và thế hệ trẻ đang dần khẳng định mình chung tay xây dựng cuộc sống ấm no dọc các bản làng người Khùa người Mày phía tây miền biên giới Quảng Bình. |
Nhận xét
Đăng nhận xét