CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 93
(ĐC sưu tầm trên NET)
Alfred Lothar
Wegener (1 tháng 11, 1880 – 3 tháng 11, 1930) là một nhà nghiên cứu khoa
học đa lĩnh vực người Đức, ông trở nên nổi tiếng với học thuyết trôi
dạt lục địa.
Trôi dạt lục địa là sự chuyển động tương đối với nhau của các lục địa
trên Trái Đất. Lý thuyết trôi dạt lục địa được Alfred Wegener đưa ra lần
đầu tiên năm 1912 và tồn tại cho đến khi nó được thay thế bởi lý thuyết
kiến tạo mảng.
Mới đây các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Australia và New Zealand đã bắt đầu một chuyến khảo sát nghiên cứu nhằm tìm hiểu về lịch sử và cấu trúc của một vùng đất được đặt tên Zealandia. Họ cho rằng Zealandia chính là mảng lục địa được sinh ra bởi một vụ va chạm hơn 50 triệu năm trước và nay đã chìm dưới đáy biển.
Những kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khoa học có cái nhìn rõ nét hơn về cách Trái đất hình thành các châu lục trong quá khứ.
Sự dịch chuyển và siêu lục địa
Vào năm 1915, nhà địa chất học Alfred Wegener đặt tên cho siêu lục địa đã từng tồn tại vào khoảng 300 triệu năm trước là Pangaea. Trong tiếng Hy Lạp, Pangaea có nghĩa là "toàn bộ đất đai" và bị chia cắt để hình thành nên các lục địa như ngày nay do quá trình trôi dạt.
Các nhà nghiên cứu cho rằng Pangaea là vùng đất có dạng hình chữ C trải rộng qua đường xích đạo. Những dãy núi được hình thành và một số còn tồn tại đến ngày nay như dãy Atlas, Ural… với phần đại dương có tên gọi Panthalassa bao quanh lục địa.
Do diện tích rộng lớn của mình, càng vào sâu thì khí hậu Pangaea càng
trở nên khô cằn và thiếu mưa. Các loài động vật trên đất liền có thể tự
do di cư theo mọi hướng theo hai trục Nam - Bắc.
Vào khoảng 250 triệu năm trước, Pangaea chia tách thành hai phần, phía nam là Gondwana (bao gồm Nam Mỹ, châu Phi, châu Nam Cực, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Madagasca và tiểu lục địa Ảrập…
Còn phía bắc là Laurasia bao gồm châu Âu, châu Á và khu vực Bắc Mỹ ngày nay. Những kết quả khảo sát cho thấy Pangaea không phải là lục địa đầu tiên nhưng nó là lục địa hình thành gần hiện tại nhất và sự trôi dạt trên bề mặt Trái đất đã tạo nên các lục địa như ngày nay.
Vào khoảng 600 triệu năm trước, một lục địa có tên gọi Pannotia đã hình thành và xa hơn nữa là lục địa Rodinia hình thành vào khoảng hơn 1 tỷ năm trước.
Cũng chính Alfred Wegener đã phát hiện ra điểm tương đồng giữa các
hóa thạch được tìm thấy trên các châu lục có đại dương ngăn cách, dựa
vào đó ông đã đưa ra lý thuyết về sự trôi dạt lục địa.
Theo thuyết kiến tạo mảng, bề mặt Trái đất chia thành bảy mảng kiến tạo (thạch quyển) chính và các mảng kiến tạo nhỏ. Khác với địa tầng kiến tạo dùng để chỉ các lớp đất đá hình thành nên vỏ Trái đất, mảng kiến tạo có bề dày lớn hơn nhiều. Các mảng kiến tạo thường có độ dày khoảng 100km và bao gồm hai lớp vỏ là lớp vỏ đại dương và lớp vỏ lục địa.
Bên dưới hai lớp vỏ này là một lớp phủ dẻo chuyển động liên tục, chính sự chuyển động này làm cho các mảng kiến tạo di chuyển theo một tiến trình được gọi là sự trôi dạt lục địa. Những dãy núi và núi lửa cũng như các trận động đất được sinh ra bởi sự tương tác của các mảng kiến tạo, ranh giới của các mảng kiến tạo có thể trải rộng trên nhiều châu lục.
Một lý thuyết nữa được Harry Hess, nhà địa chất người Mỹ gọi tên là "sự giãn tách của đáy đại dương" đưa ra để giải thích cho sự trôi dạt lục địa. Ông đã sử dụng sóng siêu âm để khảo sát bề mặt đáy đại dương dựa theo bản đồ chi tiết dãy núi ngầm trải dài dưới lòng Đại Tây Dương.
Harry Hess cho rằng đáy đại dương liên tục dịch chuyển và magma trào lên qua những vết nứt nhanh chóng nguội đi nhờ nước biển, trở thành đá cứng và trượt xuống hai bên sườn của ngọn núi ngầm. Sự dịch chuyển của những lớp đá cứng này và sống núi ngầm khiến cho các mảng kiến tạo địa lý thay đổi, đẩy các lục địa ra xa nhau.
Qua phân tích những hình ảnh vệ tinh thu được, các nhà khoa học cho
rằng các lục địa đang dịch chuyển trên bề mặt Trái đất với tốc độ vài
centimet/năm. Sự dịch chuyển này sẽ khiến cho các mảng kiến tạo thay đổi
vị trí và va chạm vào nhau. Những giả thiết đã được đưa ra trước sự
dịch chuyển của lục địa Bắc, Nam Mỹ về phía Tây xa khỏi châu Phi và châu
Âu.
Những mô hình địa động lực học đã cho thấy khả năng châu lục Bắc và Nam Mỹ sẽ di chuyển theo hướng ngược lại so với hiện tại cùng với việc Đại Tây Dương bị hút chìm. Trong một mô hình khác, Thái Bình Dương bị hút chìm và Bắc, Nam Mỹ trôi dạt về phía Đông Á.
Trong tương lai, có thể là 250 triệu năm nữa các châu lục hiện nay sẽ nhập lại thành một siêu lục địa duy nhất. Các nhà địa chất học từ Đại học Northwestern, Mỹ phỏng đoán trong khoảng 50 triệu năm nữa sự dịch chuyển bề mặt Trái đất sẽ tạo ra các va chạm giữa các châu lục. Úc có thể va chạm với Đông Nam Á, Đại Tây Dương sẽ lớn hơn do châu Phi được đẩy sát lên miền nam châu Âu…
Miền đất bị nhấn chìm
Với diện tích gần 5 triệu km2 nằm ở khu vực phía đông Australia bao gồm lãnh thổ New Zealand và vùng New Caledonia thuộc Pháp, Zealandia được coi là lục địa sinh ra bởi một vụ va chạm hơn 50 triệu năm trước và hiện đang chìm dưới mặt nước biển.
Các nhà nghiên cứu cho rằng 75 triệu năm trước, Zealandia là một phần của Australia và sau đó phần lục địa này tách ra, dịch chuyển về phía đông bắc và dừng lại cách đây 50 triệu năm. Với 94% diện tích chìm trong nước, Zealandia được coi là lục địa trẻ nhất, mỏng nhất và ngập chìm trong nước nhiều nhất.
Cái tên Zealandia do Giáo sư địa chất Bruce Luyendyk đưa ra vào năm 1995, ở thời điểm đó vùng đất này chỉ đáp ứng được 3 trong số 4 đặc điểm cần để được gọi là một lục địa. Bốn tiêu chuẩn đó bao gồm: Vùng đất phải nhô lên so với khu vực xung quanh; Có địa chất đặc biệt; Là một vùng được định hình rõ ràng; Có lớp vỏ dày hơn đáy đại dương thông thường. Mới đây, trong một báo cáo trên chuyên san The Geological Society of America, 11 nhà địa chất học đã cung cấp các bằng chứng để chứng minh luận điểm của họ về sự tồn tại của vùng đất mang tên Zealandia.
Theo tác giả chính của nhóm, nhà địa chất New Zealand Nick Mortimer
thì quá trình này đã kéo dài từ 20 năm trước. Những bằng chứng của nhóm
nghiên cứu cho thấy sự tồn tại của Zealandia do việc vỏ Trái đất được
nâng lên khá cao so với phần còn lại trong khu vực. Nó cũng có phần vỏ
dày hơn nhưng phân bố mỏng hơn so với thềm đại dương xung quanh.
Zealandia cũng đủ lớn để phân biệt với một dạng gọi là lục địa siêu nhỏ. Hơn thế sự hiện diện của các hoạt động núi lửa ở đây đã tạo thành các mảng đá trầm tích và đá biến chất.
Nhóm nghiên cứu cho rằng chuyến thám hiểm sẽ gặp nhiều trở ngại phức tạp vì lục địa Zealandia chìm sâu trong nước. Giáo sư Sutherland, Đại học Victoria, New Zealand cho biết họ sẽ sử dụng một chiếc tàu khoan dài 143m với tháp khoan cao 61m. Con tàu mang theo 55 nhà khoa học và thủy thủ đoàn gồm 50 người sẽ thực hiện nhiệm vụ thu thập các lớp trầm tích ở độ sâu 1km.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về những hoạt động mảng kiến tạo toàn cầu dựa trên sự hình thành của vành đai lửa Thái Bình Dương cách đây hơn 50 triệu năm.
Họ cho rằng khi lục địa Zealandia tách ra, các hiện tượng đứt gãy sẽ xảy ra trên bề mặt Trái đất, kèm theo các hiện tượng như động đất, phun trào núi lửa… Nhóm nghiên cứu cho rằng có tới hàng chục tỷ USD giá trị nhiên liệu hóa thạch ở Zealandia.
Cuộc hành trình kéo dài tới cuối tháng 9/2017 sẽ mang lại những hiểu biết mới về các vấn đề khí hậu, hải dương học, đời sống đáy biển, kiến tạo địa tầng. Hiện đang có 7 lục địa là Phi, Á, Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Úc và hy vọng cái tên Zealandia sẽ là lục địa thứ 8 của Trái đất.
Hoàng Ngọc
THÁI LAI
Khám phá sự va chạm giữa các lục địa
Alfred Lothar Wegener và câu chuyện về Thuyết Các Lục Địa Trôi Dạt (Continental Drift)
Alfred Lothar Wegener là cái tên tiếp theo lọt vào Top những "anh tài" mà M21love giới thiệu. Trong
quá trình nghiên cứu, Alfred Wegener luôn thể hiện khoa học như một
hoạt động tinh mỹ của con người và không phải là cơ chế thu thập tin tức
khách quan.
Khi bạn nhìn
vào bản đồ thế giới, bạn thấy điều gì ? Nếu bạn nhìn kỹ, bạn sẽ thấy lục
địa châu Mỹ và châu Phi tuy xa cách nhau nhưng hai bờ biển lại mang một
dáng vẻ như là một mảnh giấy bị tách đôi, có thể gắn lại khít khao ?
Vào những năm đầu 1900, một nhà địa chất, tên là Alfred Wegener, sau khi
quan sát và suy nghiệm, ông đã cho ra lý thuyết các lục địa trôi dạt,
và vào thuở ban đầu, các lục địa là một mảnh đất vĩ đại gắn liền nhau,
mang tên là Pangea.
Alfred Wegener là người khởi đầu cho thuyết trôi dạt lục địa được trình bày trong tác phẩm "Sự hình thành của lục địa và đại dương".
Ông không ngừng nỗ lực khôi phục vật lý địa cầu, địa lý học, khí tượng
học và các bộ môn liên quan đến địa chất, các vấn đề được mổ xẻ phân
tích và chuyên môn hoá, kết hợp các phương pháp lại để luận chứng cho
thuyết trôi dạt lục địa.
Do trình độ
khoa học đương thời còn có nhiều hạn chế nên thuyết trôi dạt lục địa của
ông còn thiếu sự kết hợp bổ trợ thích hợp của động lực học vật lý và
trái ngược với những lý thuyết chính thống. Nhưng lý thuyết của Alfred
Wegener đã vượt qua lý luận của thời đại và khiến chúng ta phải khâm
phục. Sau 30 năm, "cấu tạo địa tầng học" đã đến được toàn thế giới, cuối
cùng mọi người đã chứng nhận sự đúng đắn trong lý thuyết của Alfred
Wegener.
Năm 1912,
Alfred Wegener đã nhận thấy rằng hình dáng của các lục địa ở hai bên bờ
của Đại Tây Dương có thể được xếp khít vào nhau (ví dụ Châu Phi và Nam
Mỹ). Sau đó, Benjamin Franklin cũng có nhận xét tương tự. Sự tương đồng
giữa các cấu trúc địa lý và hóa thạch ở các lục địa làm cho các nhà địa
chất, vào năm 1900, cho rằng các lục địa đã từng xuất phát từ một "siêu
lục địa" với cái tên là Pangaea.
Ban đầu, giả
thuyết đó không được chấp nhận rộng rãi vì người ta không hiểu tại sao
các lục địa lại có thể trôi dạt ra xa nhau. Cho đến tận thập niên 1950
nó mới được chấp nhận ở Châu Âu và phải đến thập niên 1960 nó mới được
chấp nhận ở Bắc Mỹ. Giả thuyết trôi dạt lục địa trở thành một bộ phận
của một lý thuyết lớn hơn là lý thuyết kiến tạo mảng.
Wegener, khi
nhìn thấy hai châu Mỹ và Phi, đã tưởng tượng là nếu ông bỏ đi Đại Tây
Dương, đem hai châu lại gần nhau, thì giống như tấm tranh nhiều mảnh
nhỏ, hai mảnh đại lục này nằm sát bên nhau vừa vặn.
Dựa vào những
quan sát cặn kẽ, Wegener nhận thấy rằng cỏ cây, xương hóa thạch ở hai
bên lục địa châu Phi và châu Mỹ đều giống nhau. Điều đó chứng tỏ là ngày
xưa, hai lục địa này là một, bởi thế mới có hiện tượng có những cây cỏ,
xương thú hóa thạch giống nhau. Dĩ nhiên là các con vật này không thể
lội biển từ bên này qua bên kia được. Nếu không có lý thuyết Các Lục Địa
Trôi Dạt, hiện tượng này khó có thể được giải thích. Ngoài ra, Wegener
cũng nhận thấy là ở hai lục địa có những loại đá giống nhau, và những
chứng có khí hậu giống nhau ở thời xa xưa cũng được tìm thấy trên nhiều
lục địa. Một trong những bằng cớ hùng hồn nữa là các lối đi của những
băng đá (glacier), nếu để riêng rẽ, thật không thể giải thích được,
nhưng khi bỏ tất cả những lục địa trở lại hình thể nguyên thủy, các lối
chảy của các băng rõ ràng là xuất phát từ một tụ điểm.
Sự Tan Rã Của Đại Lục Pangea : Alfred Lothar Wegener tin
rằng mọi đại lục đều bắt nguồn từ một siêu lục địa, mà ông đã gọi là
Pangea, có nghĩa là “Toàn Bộ Đất”, Pangea có khoảng 245 triệu năm trước.
Một trong nguyên nhân khiến siêu lục địa này tan rã là vì phần đất
dưới đáy biển tiếp tục mở rộng và đưa các lục địa ra xa nhau.
Khi Wegener đưa
ra lý thuyết Lục Địa Trôi Dạt, các nhà khoa học gia khác không nhìn
nhận giả thuyết của ông. Họ hỏi là, sức mạnh thiên nhiên nào có thể di
chuyển cả một lục địa ? Vào thời Wegener còn sống, không ai có thể trả
lời câu hỏi đó. Mãi tới nhiều năm sau đó người ta mới có thể giải thích
được nhờ những chứng cớ mới tìm thấy.
Các nhà khoa
học gia nhận thấy là ở giữa lòng Đại Tây Dương có một dãy núi ngầm dưới
biển. Chính ở nơi đây đã xảy ra việc mặt đất dưới biển mở lớn ra vì
những mảng đất trôi, chúng chạy tách xa nhau gây nên những kẻ hở vĩ đại
và nham thạch trồi lên lấp kín.
Một chứng cớ
nữa là cục nam châm của địa cầu trong suốt chiều dài của lịch sử trái
đất đã thay đổi, không phải luôn luôn kim nam châm cũng hướng về hướng
bắc. Sự thay đổi này xảy ra nhiều lần. Những bằng chứng tìm được trong
đá (rock) cho ghi nhận hướng của từ trường trái đất. Chứng cớ này cho
thấy là việc mặt đất dưới biển đang phát triển rộng ra là điều có thật.
Các mảng kiến tạo và sự trôi dạt lục địa trên Trái Đất
Quá trình tương tác giữa các mảng kiến tạo, một
phần vỏ Trái Đất, là nguyên nhân tạo ra những ngọn núi lửa, động đất và
nhiều hiện tượng địa chất khác.
Quá trình đối lưu đá nóng chảy trong lớp manti tạo ra sự chuyển động của các mảng kiến tạo.
Hình dạng của những lục địa trong quá khứ khoog giống với hiện nay.
Sự va chạm giữa các mảng kiến tạo gây ra động đất.
Quá trình đối lưu đá nóng chảy trong lớp manti tạo ra sự chuyển động của các mảng kiến tạo.
Hình dạng của những lục địa trong quá khứ khoog giống với hiện nay.
Sự va chạm giữa các mảng kiến tạo gây ra động đất.
Vỏ trứng hóa thạch của đà điểu khẳng định thuyết trôi dạt lục địa
Theo tạp chí PLOS ONE, họ hàng của loài đà điểu từng sống tại Ấn Độ 25.000 năm trước đây.
Các nhà khoa học đã khẳng định
như vậy trong một công trình nghiên cứu vừa công bố, các kết quả xét
nghiệm ADN trong các vỏ trứng đà điểu đã xác nhận một số khía cạnh của
lý thuyết trôi dạt lục địa.
Phân tích các vỏ trứng hóa thạch
được phát hiện ở Ấn Độ cho thấy rằng đó là vỏ trứng của họ hàng xa xưa
của đà điểu. Nhưng quê hương của đà điểu vẫn được giới khoa học coi là
lục địa châu Phi, vốn không kết nối với lục địa Âu Á.
Điều này khẳng định lý thuyết trôi dạt
lục địa, ban đầu tồn tại siêu lục địa Gondwana, sau đó, siêu lục địa mới
chia thành châu Phi, Nam Mỹ, Nam Cực, Úc, Madagascar, Ấn Độ, New
Zealand và Ả Rập.
Có lẽ tổ tiên của loài đà điểu đã sống ở châu lục Gondwana này trước khi nó tách ra.
Trước đây, các nhà nghiên cứu khác
đã từng nêu giả thiết rằng những con đà điểu có thể đã sống ở Ấn Độ,
nhưng bằng chứng cho lý thuyết này là chưa đủ. Những mảnh vỡ của vỏ
trứng được tìm thấy trước đây tương tự như vỏ trứng đà điểu, nhưng trong
đó không có đủ ADN để phân tích.
Còn bây giờ, giả thiết này đã được chứng minh ở cấp độ phân tử.
Vũ Trung Hương
Va Chạm Giữa Các Lục Địa
Lục địa bí ẩn Zealandia
08:16 17/08/2017Những nhà địa chất học từ Đại học Texas, Mỹ cho rằng các lục địa trên bề mặt Trái đất trôi nổi rất bất thường và khó có thể hình dung ra vị trí của chúng trong quá khứ cũng như trong tương lai.
- Mặt trăng – “lục địa thứ bảy”: Cuộc chiến… chia phần
- Hệ sinh thái Biển Đông trong phán quyết của PCA1
- Bảo vệ các hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long
Mới đây các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Australia và New Zealand đã bắt đầu một chuyến khảo sát nghiên cứu nhằm tìm hiểu về lịch sử và cấu trúc của một vùng đất được đặt tên Zealandia. Họ cho rằng Zealandia chính là mảng lục địa được sinh ra bởi một vụ va chạm hơn 50 triệu năm trước và nay đã chìm dưới đáy biển.
Những kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khoa học có cái nhìn rõ nét hơn về cách Trái đất hình thành các châu lục trong quá khứ.
Sự dịch chuyển và siêu lục địa
Vào năm 1915, nhà địa chất học Alfred Wegener đặt tên cho siêu lục địa đã từng tồn tại vào khoảng 300 triệu năm trước là Pangaea. Trong tiếng Hy Lạp, Pangaea có nghĩa là "toàn bộ đất đai" và bị chia cắt để hình thành nên các lục địa như ngày nay do quá trình trôi dạt.
Các nhà nghiên cứu cho rằng Pangaea là vùng đất có dạng hình chữ C trải rộng qua đường xích đạo. Những dãy núi được hình thành và một số còn tồn tại đến ngày nay như dãy Atlas, Ural… với phần đại dương có tên gọi Panthalassa bao quanh lục địa.
Vào khoảng 250 triệu năm trước, Pangaea chia tách thành hai phần, phía nam là Gondwana (bao gồm Nam Mỹ, châu Phi, châu Nam Cực, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Madagasca và tiểu lục địa Ảrập…
Còn phía bắc là Laurasia bao gồm châu Âu, châu Á và khu vực Bắc Mỹ ngày nay. Những kết quả khảo sát cho thấy Pangaea không phải là lục địa đầu tiên nhưng nó là lục địa hình thành gần hiện tại nhất và sự trôi dạt trên bề mặt Trái đất đã tạo nên các lục địa như ngày nay.
Vào khoảng 600 triệu năm trước, một lục địa có tên gọi Pannotia đã hình thành và xa hơn nữa là lục địa Rodinia hình thành vào khoảng hơn 1 tỷ năm trước.
Theo thuyết kiến tạo mảng, bề mặt Trái đất chia thành bảy mảng kiến tạo (thạch quyển) chính và các mảng kiến tạo nhỏ. Khác với địa tầng kiến tạo dùng để chỉ các lớp đất đá hình thành nên vỏ Trái đất, mảng kiến tạo có bề dày lớn hơn nhiều. Các mảng kiến tạo thường có độ dày khoảng 100km và bao gồm hai lớp vỏ là lớp vỏ đại dương và lớp vỏ lục địa.
Bên dưới hai lớp vỏ này là một lớp phủ dẻo chuyển động liên tục, chính sự chuyển động này làm cho các mảng kiến tạo di chuyển theo một tiến trình được gọi là sự trôi dạt lục địa. Những dãy núi và núi lửa cũng như các trận động đất được sinh ra bởi sự tương tác của các mảng kiến tạo, ranh giới của các mảng kiến tạo có thể trải rộng trên nhiều châu lục.
Một lý thuyết nữa được Harry Hess, nhà địa chất người Mỹ gọi tên là "sự giãn tách của đáy đại dương" đưa ra để giải thích cho sự trôi dạt lục địa. Ông đã sử dụng sóng siêu âm để khảo sát bề mặt đáy đại dương dựa theo bản đồ chi tiết dãy núi ngầm trải dài dưới lòng Đại Tây Dương.
Harry Hess cho rằng đáy đại dương liên tục dịch chuyển và magma trào lên qua những vết nứt nhanh chóng nguội đi nhờ nước biển, trở thành đá cứng và trượt xuống hai bên sườn của ngọn núi ngầm. Sự dịch chuyển của những lớp đá cứng này và sống núi ngầm khiến cho các mảng kiến tạo địa lý thay đổi, đẩy các lục địa ra xa nhau.
Với 94% diện tích nằm ngập dưới mặt nước biển, Zealandia được coi là lục địa chìm trong nước nhiều nhất. |
Những mô hình địa động lực học đã cho thấy khả năng châu lục Bắc và Nam Mỹ sẽ di chuyển theo hướng ngược lại so với hiện tại cùng với việc Đại Tây Dương bị hút chìm. Trong một mô hình khác, Thái Bình Dương bị hút chìm và Bắc, Nam Mỹ trôi dạt về phía Đông Á.
Trong tương lai, có thể là 250 triệu năm nữa các châu lục hiện nay sẽ nhập lại thành một siêu lục địa duy nhất. Các nhà địa chất học từ Đại học Northwestern, Mỹ phỏng đoán trong khoảng 50 triệu năm nữa sự dịch chuyển bề mặt Trái đất sẽ tạo ra các va chạm giữa các châu lục. Úc có thể va chạm với Đông Nam Á, Đại Tây Dương sẽ lớn hơn do châu Phi được đẩy sát lên miền nam châu Âu…
Miền đất bị nhấn chìm
Với diện tích gần 5 triệu km2 nằm ở khu vực phía đông Australia bao gồm lãnh thổ New Zealand và vùng New Caledonia thuộc Pháp, Zealandia được coi là lục địa sinh ra bởi một vụ va chạm hơn 50 triệu năm trước và hiện đang chìm dưới mặt nước biển.
Các nhà nghiên cứu cho rằng 75 triệu năm trước, Zealandia là một phần của Australia và sau đó phần lục địa này tách ra, dịch chuyển về phía đông bắc và dừng lại cách đây 50 triệu năm. Với 94% diện tích chìm trong nước, Zealandia được coi là lục địa trẻ nhất, mỏng nhất và ngập chìm trong nước nhiều nhất.
Cái tên Zealandia do Giáo sư địa chất Bruce Luyendyk đưa ra vào năm 1995, ở thời điểm đó vùng đất này chỉ đáp ứng được 3 trong số 4 đặc điểm cần để được gọi là một lục địa. Bốn tiêu chuẩn đó bao gồm: Vùng đất phải nhô lên so với khu vực xung quanh; Có địa chất đặc biệt; Là một vùng được định hình rõ ràng; Có lớp vỏ dày hơn đáy đại dương thông thường. Mới đây, trong một báo cáo trên chuyên san The Geological Society of America, 11 nhà địa chất học đã cung cấp các bằng chứng để chứng minh luận điểm của họ về sự tồn tại của vùng đất mang tên Zealandia.
Hệ sinh thái phong phú ở Zealandia. |
Zealandia cũng đủ lớn để phân biệt với một dạng gọi là lục địa siêu nhỏ. Hơn thế sự hiện diện của các hoạt động núi lửa ở đây đã tạo thành các mảng đá trầm tích và đá biến chất.
Nhóm nghiên cứu cho rằng chuyến thám hiểm sẽ gặp nhiều trở ngại phức tạp vì lục địa Zealandia chìm sâu trong nước. Giáo sư Sutherland, Đại học Victoria, New Zealand cho biết họ sẽ sử dụng một chiếc tàu khoan dài 143m với tháp khoan cao 61m. Con tàu mang theo 55 nhà khoa học và thủy thủ đoàn gồm 50 người sẽ thực hiện nhiệm vụ thu thập các lớp trầm tích ở độ sâu 1km.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về những hoạt động mảng kiến tạo toàn cầu dựa trên sự hình thành của vành đai lửa Thái Bình Dương cách đây hơn 50 triệu năm.
Họ cho rằng khi lục địa Zealandia tách ra, các hiện tượng đứt gãy sẽ xảy ra trên bề mặt Trái đất, kèm theo các hiện tượng như động đất, phun trào núi lửa… Nhóm nghiên cứu cho rằng có tới hàng chục tỷ USD giá trị nhiên liệu hóa thạch ở Zealandia.
Cuộc hành trình kéo dài tới cuối tháng 9/2017 sẽ mang lại những hiểu biết mới về các vấn đề khí hậu, hải dương học, đời sống đáy biển, kiến tạo địa tầng. Hiện đang có 7 lục địa là Phi, Á, Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Úc và hy vọng cái tên Zealandia sẽ là lục địa thứ 8 của Trái đất.
Hoàng Ngọc
Siêu lục địa sẽ lại xuất hiện trên Trái Đất
(PLO)- Các nhà khoa học dự đoán rằng một lục địa mới, Amasia, sẽ hình thành trong
250 triệu năm nữa
Theo Daily Mail, các nhà khoa học từ ĐH Tổng hợp Yale và Cơ quan Khoa học công nghệ đại dương của Nhật Bản cho biết trong 250 triệu năm nữa,
Bắc và
Nam Mỹ sẽ xích gần nhau, biển Caribe và Bắc Băng Dương sẽ biến mất trong
khi châu Á và châu Mỹ sẽ cùng nhập lại, kết quả là xuất hiện một siêu
lục địa mới có tên Amasia.
Điều này
diễn ra là do sự chuyển động của các mảng kiến tạo trên Trái đất. Nghiên
cứu này được công bố trên tạp chí Nature dựa trên lý thuyết
Orthoversion. Nghĩa là sau khi siêu lục địa bị tách rời, các lục địa
trội dạt tách rời nhau nhưng bị kẹt lại ở một vành đai, nơi mảng kiến
tạo chồng lên nhau. Trên Trái đất của chúng ta hiện nay, dải phân cách
này chính là Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi siêu lục địa mới nói trên sẽ hình thành.
Để
kiểm tra mô hình này, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu cổ địa từ
(paleomagnetic data) để nghiên cứu các biến đổi của Trái đất khi nó tự
quay quanh trục của nó.
Những
biến đổi được biết là TPW (true polar wander), được tạo nên do sự thay
đổi trong phân bố khối lượng của Trái đất. Những thay đổi này diễn ra
trong hàng triệu năm thông qua quá trình quay và tự điều chỉnh cân bằng
khi quay quanh trục của Trái đất.
Khi kết hợp các dữ liệu này lại, các nhà khoa học đã có thể dự đoán về siêu lục địa Amasia.
Bắc Mỹ và
Nam Mỹ sẽ xích lại gần nhau dẫn đến sự mất đi của Bắc Băng Dương và
biển Caribe. Khi Bắc và Nam Mỹ cùng di chuyển về phía Bắc để sáp nhập
với nhau thì châu Âu và châu Á cũng sẽ xảy ra một cuộc đụng độ.
“Sau khi
những lục địa này xích lại gần nhau, siêu lục địa mới sẽ dần hình thành.
Châu Mỹ và châu Á-Âu sẽ gặp nhau tại Bắc Cực” - tác giả chính của cuộc
nghiên cứu, TS Ross Mitchell cho biết.
Siêu lục địa gần đây nhất là Pangaea hình thành từ cách đây khoảng 300 triệu năm. Trung tâm của Pangaea là châu Phi ngày nay.
Siêu
lục địa này bắt đầu nứt gãy và phân tách thành các lục địa như ngày nay
và hình thành nên Băng Bắc Dương vào khoảng 100 triệu năm sau đó. Các
nhà nghiên cứu cho rằng Pangaea là siêu lục thứ ba hoặc thứ tư trong
lịch sử Trái đất. Trước đó là siêu lục địa Rodinia, hình thành khoảng 1
tỉ năm trước và siêu lục địa Nuna, hình thành khoảng 1,8 triệu năm
trước.
Ý tưởng
lục địa trôi dạt được nhà khoa học Đức Alfred Wegener giới thiệu lần đầu
tiên vào năm 1912. Ông đã giải thích lý do tại sao những châu lục này
trông giống như những mảnh ghép nằm rải rác trên bản đồ thế giới.
Bề mặt
Trái đất được cấu thành từ bảy mảng kiến tạo chính và chúng di chuyển
với các tốc độ khác nhau từ vài mm đến khoảng 2 cm một năm, tương đương
tốc độ phát triển của móng tay người. Khi các mảng kiến tạo va vào nhau gây ra động đất.
Trên Trái đất sẽ có thêm một lục địa mới nhưng biến mất một đại dương
©
AFP 2018/ Jerry Lampen
Các
nhà nghiên cứu từ Đại học Tổng hợp Yale và Cơ quan Khoa học và Công
nghệ Đại dương-Trái đất của Nhật Bản với sự hỗ trợ của thiết bị mô phỏng
đã cho thấy diện mạo Trái đất sau 250 triệu năm nữa.
Các trích đoạn của báo cáo này được công bố trên tạp chí Nature, — Daily Mail dẫn.
Những kết luận chính mà các chuyên gia đạt được là như sau: Bắc và Nam Mỹ sẽ xích gần nhau hơn, ngoài ra, cả châu Á cũng trở thành tiếp giáp, kết quả sẽ là xuất hiện một siêu lục địa mới — Amasya. Do hệ quả của việc này biển Caribe và Bắc Băng Dương sẽ biến mất.
Các nhà khoa học giải thích rằng bản đồ thế giới thay đổi nhanh chóng như vậy do sự chuyển động của các mảng kiến tạo Trái đất. Ý tưởng lục địa trôi dạt được nhà khoa học Đức Alfred Wegener nêu ra lần đầu tiên vào năm 1912, khi ông đã cố gắng giải thích lý do tại sao trên bản đồ Trái đất những châu lục này trông giống như những mảnh nằm vỡ rải rác của một bức tranh lắp ghép.
Nếu tin theo giả thuyết khoa học, lục địa cuối cùng đã tồn tại trên Trái đất được gọi là Pangaea, và nó hình thành từ khoảng 300 triệu năm trước đây. Ở trung tâm của Pangaea có châu Phi ngày nay. Các nhà nghiên cứu cho rằng Pangea là siêu lục thứ ba hay thứ tư trong lịch sử Trái đất.
Những kết luận chính mà các chuyên gia đạt được là như sau: Bắc và Nam Mỹ sẽ xích gần nhau hơn, ngoài ra, cả châu Á cũng trở thành tiếp giáp, kết quả sẽ là xuất hiện một siêu lục địa mới — Amasya. Do hệ quả của việc này biển Caribe và Bắc Băng Dương sẽ biến mất.
Các nhà khoa học giải thích rằng bản đồ thế giới thay đổi nhanh chóng như vậy do sự chuyển động của các mảng kiến tạo Trái đất. Ý tưởng lục địa trôi dạt được nhà khoa học Đức Alfred Wegener nêu ra lần đầu tiên vào năm 1912, khi ông đã cố gắng giải thích lý do tại sao trên bản đồ Trái đất những châu lục này trông giống như những mảnh nằm vỡ rải rác của một bức tranh lắp ghép.
Nếu tin theo giả thuyết khoa học, lục địa cuối cùng đã tồn tại trên Trái đất được gọi là Pangaea, và nó hình thành từ khoảng 300 triệu năm trước đây. Ở trung tâm của Pangaea có châu Phi ngày nay. Các nhà nghiên cứu cho rằng Pangea là siêu lục thứ ba hay thứ tư trong lịch sử Trái đất.
Miêu tả: |
Electronic Resources Kiến tạo học nghiên cứu sự chuyển động của thạch quyển, bao gồm lớp vỏ cứng ngoài cùng của trái đất và phần trên trên cùng của manti. Thạch quyển trái đất hiện nay gồm nhiều mảng độc lập có kích thước lớn, nhỏ khác nhau tạo thành. Ranh giới giữa các mảng là nơi có hoạt động kiến tạo tích cực nhất và trùng với sự phân bố của các đai núi lửa, động đất, với vị trí của các đai núi lớn trên lục đại cũng như dưới đáy đại dương trên thế giới. Các nghiên cứu về kiến tạo đầu tiên được tiến hành ở các dãy núi. Nghiên cứu quá trình tạo núi thực chất là nghiên cứu các quá trình địa động lực (năng lượng, lực và chuyển động) làm thay đổi diện mạo trái đất. Ngay từ khi Địa chất học ra đời, vấn đề nghiên cứu quá trình địa động lực hình thành và tiến hóa của các đai núi luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà địa chất học. Những quan niệm đầu tiên về địa động lực xuất hiện từ giữa thế kỷ 16 khi nhà triết học và tự nhiên học người Pháp, René Descartes (1596–1650) đưa ra những quan điểm của mình về cấu tạo của trái đất. Trong tác phẩm “Principia philosophiae” (1644), Descartes cho rằng trái đất có cấu tạo gồm nhiều lớp khác nhau, bao gồm nhân trái đất tồn tại ở thể lỏng giống như nhân của mặt trời và bao quanh bởi các lớp đá, kim loại, nước và khí. Tiếp đó, nhà tự nhiên học người Đan Mạch, Niels Stensen (có tên thường gọi là Nicolaus Steno, 1638–1686), đã trở thành người đầu tiên nghiên cứu về cấu trúc, kiến tạo khi phát hiện ra rằng các đá đều bị biến dạng và có thể khôi phục lại trạng thái biến dạng ban đầu của đá. Đến thế kỷ 18, các nhà địa chất học Peter Simon Pallas (1777), James Hutton (1795), và Leopold von Buch (1824) đã trở thành những người có công đưa Kiến tạo học trở thành một ngành khoa học độc lập khi xác lập được nguồn gốc lực đưa đá magma từ dưới sâu lên bề mặt. Đây chính là lực làm nâng trồi các đai núi. Cùng trong khoảng thời gian này tồn tại một quan niệm khác cho rằng, các lực nén ép ngang làm uốn nếp lớp vỏ trái đất mới là nguyên nhân tạo nên các đai núi. Trong đó, hai nhà khoa học De Saussure (1796) và Hall (1815) là những người đầu tiên đưa ra quan điểm này. Quan điểm về các lực nén ép ngang càng được củng cố hơn nữa khi nghiên cứu về các nếp chờm phủ lớn ở dãy Alps được công bố. Các lực kéo ngang được coi là hệ quả của hiện tượng co rút thể tích của trái đất. Theo lý thuyết này, trái đất ban đầu ở thể lỏng, sau đó trải qua quá trình nguội lạnh lâu dài và co ngót thể tích. Thuyết Địa máng ra đời vào cuối thế kỷ 19 do Dana (1873) khởi xướng sau đó cũng được xây dựng trên cơ sở của học thuyết co rút. Theo thuyết Địa máng, các đá trầm tích bị uốn nếp ở các đai núi hiện tại đã được hình thành ở các máng biển sâu (địa máng) trước đó hàng triệu năm. Bề dày của các tầng trầm tích ở địa máng thường đạt tới hàng kilomet, lớn hơn nhiều lần bề dày của các tầng trầm tích cùng tuổi thành tạo ở miền nền. Dana cũng cho rằng quá trình sụt lún sau đó uốn nếp và nâng trồi tạo núi là hệ quả của hiện tượng co rút trái đất. Đến đầu thế kỷ 20, thuyết Địa máng vẫn tiếp tục được nghiên cứu mở rộng. Tuy vậy, phải đến năm 1915, những hiểu biết đúng đắn đầu tiên về quá trình tạo núi mới được hé mở cùng với sự ra đời của thuyết Trôi dạt lục địa do nhà Địa chất người Đức Alfred Wegener đề xuất. Học thuyết Trôi dạt lục địa của Alfred Wegener được coi là tiền đề trực tiếp của học thuyết Kiến tạo mảng sau này. Trải qua hàng trăm năm nghiên cứu, đến những năm 1960 của thế kỷ 20, thuyết kiến tạo mảng ra đời đã tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử nghiên cứu địa chất học. Đây là lý thuyết đầu tiên có đủ sức mạnh sâu chuỗi các hiện tượng để đưa ra một lời giải thích duy nhất, trọn vẹn về các quá trình địa động lực của trái đất |
Lục địa trôi dạt được phát hiện ra như thế nào?
bằng chứng về
sự trôi dạt của các lục địa hiện nay rất nhiều. Các hóa thạch động thực
vật có tuổi như nhau (ví dụ hóa thạch của một loại cá sấu được tìm thấy
ở Brasil và Nam Phi) được tìm thấy ở bờ của các lục địa cho thấy rằng
chúng đã từng có một nguồn gốc chung.
Hình dáng các bờ của Nam Mỹ và Châu Phi có thể xếp khít lại được với nhau. Trong hàng triệu năm, đáy biển bị di chuyển, các lục địa bị trôi dạt và lực kiến tạo mảng (tectonophysics) sẽ làm cho các lục địa rời xa nhau hơn và xoay hai lục địa này. Đó là điều mà Alfred Wegener nghiên cứu và đưa ra giả thuyết của ông.
Trước khi có nhiều bằng chứng địa lý học thu thập được từ sau Đệ nhị thế chiến, ý tưởng về sự trôi dạt của các lục địa đã từng gây ra tranh cãi nảy lửa giữa các nhà khoa học. Ngày 15 tháng 11 năm 1926, Hiệp hội Địa chất Dầu mỏ Mỹ (AAPG) mở một hội thảo, trong đó bàn cãi về thuyết lục địa trôi dạt. Kết quả là tập các bài báo ra đời năm 1928 với tên Lý thuyết về trôi dạt lục địa (Theory of continental drift). Wegener cũng viết bài cho tập này.
Vấn đề gây khó hiểu nhất trong lý thuyết của Wegener là các lục địa bị "đào xới" lên từ nền đá của các đại dương. Đa số các nhà địa chất học đã không tin như vậy. Thuyết kiến tạo mảng, một phiên bản cập nhật hiện đại cho ý tưởng của Wegener, giải nghĩa chuyển động của các lục địa thông qua sự tách giãn đáy đại dương. Các lớp đá mới được hình thành nhờ hoạt động của núi lửa ở các dãy núi giữa các đại dương và sẽ quay trở về vỏ Trái Đất tại các vực sâu của đại dương. Đáng chú ý là, trong tập bài báo xuất bản năm 1928 của AAPG, G. A. F. Molengraaf làm việc tại Viện Công nghệ Delft (nay là Đại học Công nghệ Delft) đã đề xuất một mô hình về tách giãn đáy đại dương khi miêu tả sự mở rộng của Đại Tây Dương và đới tách giãn Đông Phi. Giả thuyết này vẫn cần kiểm tra thêm bằng các bằng chứng thực nghiệm.
Hình dáng các bờ của Nam Mỹ và Châu Phi có thể xếp khít lại được với nhau. Trong hàng triệu năm, đáy biển bị di chuyển, các lục địa bị trôi dạt và lực kiến tạo mảng (tectonophysics) sẽ làm cho các lục địa rời xa nhau hơn và xoay hai lục địa này. Đó là điều mà Alfred Wegener nghiên cứu và đưa ra giả thuyết của ông.
Trước khi có nhiều bằng chứng địa lý học thu thập được từ sau Đệ nhị thế chiến, ý tưởng về sự trôi dạt của các lục địa đã từng gây ra tranh cãi nảy lửa giữa các nhà khoa học. Ngày 15 tháng 11 năm 1926, Hiệp hội Địa chất Dầu mỏ Mỹ (AAPG) mở một hội thảo, trong đó bàn cãi về thuyết lục địa trôi dạt. Kết quả là tập các bài báo ra đời năm 1928 với tên Lý thuyết về trôi dạt lục địa (Theory of continental drift). Wegener cũng viết bài cho tập này.
Vấn đề gây khó hiểu nhất trong lý thuyết của Wegener là các lục địa bị "đào xới" lên từ nền đá của các đại dương. Đa số các nhà địa chất học đã không tin như vậy. Thuyết kiến tạo mảng, một phiên bản cập nhật hiện đại cho ý tưởng của Wegener, giải nghĩa chuyển động của các lục địa thông qua sự tách giãn đáy đại dương. Các lớp đá mới được hình thành nhờ hoạt động của núi lửa ở các dãy núi giữa các đại dương và sẽ quay trở về vỏ Trái Đất tại các vực sâu của đại dương. Đáng chú ý là, trong tập bài báo xuất bản năm 1928 của AAPG, G. A. F. Molengraaf làm việc tại Viện Công nghệ Delft (nay là Đại học Công nghệ Delft) đã đề xuất một mô hình về tách giãn đáy đại dương khi miêu tả sự mở rộng của Đại Tây Dương và đới tách giãn Đông Phi. Giả thuyết này vẫn cần kiểm tra thêm bằng các bằng chứng thực nghiệm.
SỰ HÌNH THÀNH CÁC LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
1 - Vài nét khái quát về hiện tượng di chuyển các lục địa
Hiện
này đa số các nhà Bác học về Trái đất đã đi đến kết luận là, các lục
địa cũng như đại dương đều chuyển động không ngừng và thay đổi vị trí
cho nhau. Ở rìa các lục địa và đại dương người ta thấy có chỗ thì ép lên
nhau, có chỗ lại giãn ra. Những hố sâu đại dương lại nằm ở rìa lục địa,
trong khi đó ở giữa đại đương lại phát hiện thấy các dãy núi cao. Bờ
biển phía Tây Châu Mỹ và bờ biển phía Đông Châu Phi rất giống nhau.
Những sự kiện đó làm cho mọi người đều phải suy nghĩ. Các lục địa chuyển
động khi va vào nhau tạo thành những dãy núi cao, lúc giãn ra tạo thành
những đại dương mới. Sự “gặp gỡ”, cũng như sự ''ly dị'' đó
của các lục địa thường xảy ra nhiều hậu quả như động đất và núi lửa tạo
thành các đại dương mới và sự biến mất các đại dương cũ. Luận thuyết ''kiến tạo mảng" tức là luận thuyết bàn về chuyển động của các mảng lục địa và đại dương mới ra đời vào khoảng 30 năm nay nhưng đã có tiếng vang lớn trên toàn thế giới vì rằng nghiên cứu sự di chuyển của các mảng vỏ Trái đất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn vô cùng lớn lao.
Luận thuyết này cho
chúng ta chiếc chìa khóa quý báu để nghiên cứu sự tiến hóa của vỏ Trái
đất cũng như nguồn gốc các đại dương. Ý nghĩa to lớn của luận thuyết này
là hiện nay các chuyên gia đã dựa vào nó để tìm ra các mỏ quý ở trên
lục địa, dưới đáy đại dương cũng như ở thềm lục địa. Đồng thời dựa vào
luận thuyết này, chúng ta có thể đoán trước được động đất và vị trí
trong tương lai của các lục địa và đại dương.
Ít
người dám nghĩ rằng lục địa Châu Phi và Nam Mỹ, lãnh thổ Ấn Độ, châu Úc
và Nam cực trước kia là một. Đầu thế kỷ XX, những ý nghĩ tương tự được
xem như là hoang đường. Ngày nay, nhờ kiến thức mới về cấu tạo hành tinh
của chúng ta, lời tiên đoán đó được xem như hoàn toàn đúng.
Năm
1912, nhà Bác học Đức A. Wegenner, (1880-1930) đã nêu lên sự di chuyển
của các lục địa. Mặc dù một số nhà Bác học thế kỷ XIX đã nêu lên khả
năng đó, nhưng Wegenner là người đầu tiên đã đưa ra một giả thuyết tương
đối chắc chắn về sự di chuyển các lục địa.
Với
mục đích phổ biến rộng rãi học thuyết của mình, nhà Bác học đã cắt các
lục địa từ bản đồ địa lý và xếp chúng lại với nhau thành một lục địa
thống nhất. Wegenner gọi lục địa thống nhất đó là lục địa Panghea.
Wegenner cho rằng lục địa Panghea bắt đầu bị rứt ra từng mảng vào đầu
thời kỳ xuất hiện giống thằn lằn kinh khủng (còn gọi là khủng long) tức
là vào khoảng 150 triệu năm trước đây. Trong giai đoạn đầu, lục địa
Panghea bị tách ra thành hai lục địa cổ là Gonđvana và Lauraxia. Lục địa
Lauraxia bao gồm Bắc Mỹ và Âu, Á; lục địa Gonđvana gồm có Châu Nam Cực,
Châu Úc, Ấn Độ, Châu Phi và Nam Mỹ. Về sau Châu Phi và Nam Mỹ lại bị
tách ra và tạo thành Đại Tây Dương.
Lúc
đầu luận thuyết Wegenner được các nhà chuyên môn đánh giá như là một
giả thuyết không có cơ sở. Người ta đối xử với nó giống như giả thuyết
Quả đất quay xung quanh Mặt trời và Quả đất không phải trung tâm Vũ trụ
của Galilée (Galilê, 1564-1642). Sử chép rằng khi các nhà truyền đạo bắt
Galilée phải quỳ xuống tuyên thệ từ bỏ luận thuyết của mình trước tượng
Chúa, khi đứng dậy Galilée đá nói thầm: “Dù sao Trái đất vẫn quay!”.
Vô
số các số liệu mới đã chứng tỏ rằng, các lục địa vẫn chuyển động và
phạm vi chuyển động của chúng còn lớn hơn dự đoán của Wegener nhiều. Vả
lại không những các lục địa di chuyển mà các đại dương cùng với lục địa
cũng chuyển động. Nếu như trong luận thuyết của Wegener, các lục địa
được xem như những con tàu còn đại dương được xem như những đường ray
thì luận thuyết kiến tạo mảng hiện nay xem lục địa như hành khách còn
đại dương được xem như những con tàu. Khi con tàu di chuyển thì mang theo luôn hành khách.
Theo
luận thuyết mới, bề mặt rắn chắc của Trái đất được chia làm sáu mảng
không bằng nhau. Mảng Thái Bình Dương chỉ gồm có đáy đại dương. Những
mảng khác vừa có đáy đại dương vừa có lục địa thí dụ Bắc Mỹ và phía Tây -
Bắc Đại Dương tạo thành một mảng kéo dài từ Aixơlen (nằm giữa Grơnlen
và Tây Âu) đến tận Sanfrancisco (cảng lớn phía Tây Hoa Kỳ).
Có
thể ví hành tinh của chúng ta như quả táo. Nhân quả đất rắn hơn lớp vỏ
bao quanh và có lẽ bao gồm sắt, vàng và niken. Vì thế cho nên người ta
gọi nhân Trái đất là Ni, Fe, Au. Phần ngoài nhân có lẽ bị nóng chảy và
do đó ở thể lỏng, còn phía trong cùng vì áp suất quá lớn vẫn ở trong
trạng thái rắn. Vỏ Trái đất chia làm hai phần: phần bao quanh nhân gọi
là lớp áo trong hay theo thuật ngữ khoa học là lớp Manti bao gồm Silic
và Manhê cho nên còn gọi là lớp Sima, còn lớp vỏ ngoài kể cả mặt đất và
đáy đại dương bao gồm Silic và Nhôm nên còn gọi là lớp Sial. Phần ngoài
của lớp Manti ở trạng thái mềm và dẻo cho nên các nhà Bác học đặt tên là
quyển mềm. Quyển mềm dày chừng 150 kilômet. Chính quyển mềm
được xem như bề mặt trượt của các lục địa và đại dương. Nói cách khác,
đáy đại dương và lục địa được trượt trên quyển mềm theo chiều hướng khác
nhau.
2. Một số sự kiện thú vị và kỳ lạ
Trong thế kỷ thứ XX, loài người đã phát hiện ra một số nghịch lý sau đây:
a) Về khí hậu: các
nhà Bác học từ xưa tới nay đều ngạc nhiên, tại sao lại có sự thay đổi
khí hậu kỳ lạ như vậy trên các miền khác nhau của thế giới. Thí dụ quần
đảo Xpitxbeghen (thuộc Na Uy) nằm ở Bắc Băng Dương lại giàu than đá tức
là trước kia đã tồn tại nhiều thực vật kiểu nhiệt đới: ở xung quanh
Grơnlen cũng nằm ở Bắc Băng Dương lại có nhiều đảo san hô tạo thành từ
xưa. Như ta đã biết các đảo san hô có nguồn gốc ở các biển nhiệt đới (ở
Vịnh Hạ Long nước ta hiện nay san hô phát triển rất nhiều). Ở Nam Cực
người ta tìm thấy khá nhiều cây nhiệt đới đã hóa đá chứng tỏ lục địa
này: trước kia đã tồn tại một loại rừng kiểu nhiệt đới. Trong lúc đó, ở
miền xích đạo Châu Phi người ta lại tìm thấy dấu vết của các thời kỳ
băng hà xưa còn lại. Những hiện tượng này trước kia không giải thích
được. Ngày nay nhờ thuyết kiến tạo toàn cầu còn gọi là thuyết kiến tạo
mảng hoặc thuyết tách giãn đáy đại dương hay gọi một cách nôm na là
thuyết di chuyển các lục địa và đại dương, người ta có thể lập lại các
vị trí của các lục địa trong không gian theo từng thời gian.
b) Về động vật: về động vật, cũng có nhiều hiện tượng thú vị. Như ta đã biết con
kanguru
(con vật có túi nuôi con) phát sinh từ Châu Mỹ nhưng bây giờ chúng lại
phát triển ở Châu Úc. Trong lúc đó, ở Châu Á lại không tìm thấy con
kanguru nào để chứng tỏ nó đã di cư từ Châu Mỹ qua Châu Á đến Châu Úc.
c) Về đường viền lục địa: từ
xưa đến nay các nhà địa chất và địa lý đều nhận thấy sự giống nhau của
các đường viền lục địa bị Đại Tây Dương ngăn cách. Bờ Đông Nam Mỹ và bờ
Tây Châu phi đã được ghép khít lại ở độ sâu 1000 mét. Chúng khít nhau
đến nỗi nhà Bác học Nga Viện sĩ A.N.Kônmôgốrôv đã nói ''Hai châu lục địa Nam Mỹ và Châu phi trước kia là một”.
d) Về các dãy núi giữa đại dương: giây phút đột biến về lịch sử nghiên cứu cấu trúc vỏ trái đất xảy ra cách đây khoảng 45 năm khi người ta phát hiện ra rằng ở giữa đại dương không phải là các vực thẳm mà lại là các dãy núi ngầm. Các dãy núi này được gọi là các dãy núi giữa đại dương. Ngược lại, người ta lại phát hiện các hố nước sâu chạy ven lục địa. Chỗ
sâu nhất của các đại dương trên thế giới là 11,033 kilômét đo được ở
máng nước sâu Marian (144 độ kinh Đông, 11 độ vĩ Bắc, tức là cùng một vĩ
độ với thành phố Hồ Chí Minh và cách thành phố Hồ Chí Minh 315 kilômét
về phía Đông). Các hố nước sâu nằm cạnh vành đai núi lửa chạy quanh Thái
Bình Dương.
e) Về khối lượng nước và diện tích các đại dương:
Một
sự kiện mà không ai để ý nhưng lại rất quan trọng: đó là khối lượng
nước và diện tích các đại dương được giữ nguyên trong hàng trăm triệu
năm. Mực nước biển tất nhiên thay đổi theo thời gian. Trước kia trong
thời đại băng hà, khi mà một khối lượng lớn nước đã đống bằng trên các
lục địa, mực nước biển đã thấp hơn hiện nay và ngày xưa các thềm lục địa
Châu Âu và Bắc Mỹ không bị nước biển bao phủ và đã lộ ra trên mặt đất.
Trong các thời kỳ biển tiến, biển có lúc đã tiến lên các đồng bằng gần
biển nhưng chưa bao giờ phủ toàn bộ các lục địa. Chúng ta chưa biết tại
sao có động lực cân bằng đó. Chúng ta có thể nghĩ rằng, nước đã được
giải phóng từ phần trong của Trái đất và đo đó biển đã được mở rộng hoặc
ngược lại trên bề mặt biển nước đã phân hóa thành Hyđrô và Ôxy và một
phần Hyđrô đã bay hơi và do đó, làm cho biển ngày càng cạn dần. Tuy
nhiên các quá trình đó có lẽ cân bằng nhau làm cho khối lượng nước đại
dương không bị thay đổi.
3. Đại Tây Dương ngày càng mở rộng, Thái Bình Dương ngày càng hẹp dần.
Như
trên đã nói, vỏ Trái đất được chia thành sáu mảng lớn và chuyển động
ngược hướng nhau. Khi hai mảng rời khỏi nhau thì đáy đại dương được tách
ra theo các dãy núi giữa đại dương. Dãy núi giữa đại dương kéo dài
từ Bắc cực về Nam cực và được lặp lại đường bờ biển phía Đông Châu Mỹ và
phía Tây Châu Phi. Dãy núi này ngày càng bị tách ra và Đại Tây Dương,
do đó, ngày càng mở rộng, New York và Paris cũng như Nam Mỹ và
Châu Phi ngày càng cách xa nhau. Khi đáy đại dương được tách ra, các vật
liệu dưới lòng đất được phun lên lấp đầy kẽ hở đó .
Khi hai mảng chuyển động tiến sát vào nhau thì gây ra hiện tượng trượt. Mảng Thái Bình Dương tiến vào mảng Á, Âu. Khi tiên sát đến rìa lục địa mảng Thái Bình Dương đã chui xuống mảng Á - Âu và tạo ra vành đai núi lửa phía Đông Thái Bình Dương chạy dọc từ Camtrátca thuộc Nga xuống Nhật Bản và chạy dài xuống tận phía Tây Châu Úc. Cũng
tương tự như vậy mảng phía Tây Thái Bình Dương tiến sát vào lục địa
Châu Mỹ và chui xuống rìa phía Tây Châu Mỹ. Hậu quả của sự trượt lục địa
lên đại dương đó đã tạo ra vành đai núi lửa chạy đọc theo bờ biển phía
Tây Thái Bình Dương.
Chính
sự trượt các mảng kiến tạo ở khu vực Thái Bình Dương đã thường sinh ra
động đất ở Nhật Bản và Philippines. Mới đây, ngày 7-1-1995, trận động
đất khủng khiếp ở cảng Kobe (Nhật Bản) làm 5400 người chết, 22.000 người
bị thương, hàng nghìn nhà cửa bị phá huỷ, 10 vạn người vô gia cư, gây
thiệt hại cực kỳ nặng nề, ước tính khoảng 30 tỷ đô la.
Vỏ
Trái đất được giãn ra chỗ này và bị co lại hay nói cách khác bị chui
xuống hoặc trượt lên chỗ kia cho nên cuối cùng khối lượng Trái đất vẫn
giữ nguyên. Nói cách khác, khi đại dương được mở rộng, tức là Âu, Á ngày
càng xa Bắc Mỹ thì trong lúc đó Thái Bình Dương ngày càng hẹp dần. Ở
giữa Thái Bình Dương, đáy đại dương vẫn ngày càng mở rộng. Nhưng tốc độ
tách giãn đáy Thái Bình Dương bé hơn tốc độ bị lún chìm ở hai bên bờ
Thái Bình Dương cho nên kết quả cuối cùng diện tích Thái Bình Dương ngày
càng hẹp lại.
4. Vì sao có dãy núi Himalaya hùng vĩ?
Nếu
như hai mảng là hai lục địa tiến sát vào nhau thì hậu quả ra sao? Vì
hai mảng đều là lục địa, tức là đều bao gồm vật chất Sial nhẹ thì lúc đó
sẽ bị nén vào nhau và bị nâng lên cao tạo ra những mái nhà của thế giới
như các dãy núi Himalaya ở Châu Á, Alpes ở Châu Âu, Ural ở giữa Âu - Á,
Appalash ở Châu Mỹ. Himalaya được tạo thành khi Ấn Độ tiến sát vào Châu
Á, Alpes được nâng lên khi Châu Phi đụng vào đuôi phía Nam Châu Âu, dãy
Ural hình thành khi Âu - Á gặp nhau, còn Alpes phát sinh do đáy Đại Tây
Dương nén vào Đông Bắc Châu Mỹ. Hiện nay, dãy núi Himalaya ngày càng
cao dần, chứng tỏ Ấn Độ còn đang dịch chuyển về phía Bắc.
5. Động lực nào đã chuyển động các lục địa?
Rất
đáng tiếc là hiện nay, chúng ta chưa biết được động lực nào đã gây ra
sự chuyển động các lục địa. Có giả thuyết cho rằng, những dòng chảy do
đối lưu nhiệt trong manti Trái đất là nguyên nhân chính của sự dịch
chuyển các mảng. Dòng nhiệt đối lưu đó dưới các dãy núi giữa đại dương
có khuynh hướng đi lên, còn dưới các máng nước sâu đại dương ở ven rìa
lục địa có khuynh hướng đi xuống và dưới các mảng thì chúng nằm ngang.
Tại
sao trong khi động lực chuyển động các mảng chưa biết mà luận thuyết
này lại có tiếng vang lớn đến như vậy? Trên thế giới, có ba tập san khoa
học lớn nhất là tạp chí Báo cáo của Viện Hàn lâm khoa học Liên Bang Nga (DANFR), tạp chí Thiên nhiên (NATURE) của Anh và Tạp chí Khoa học (Sciences)
của Mỹ. Chỉ riêng tập san Nature của Anh, trong năm 1971 in 69 công
trình thì 26 công trình bàn về luận thuyết kiến tạo toàn cầu. Theo tài
liệu của Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, trong năm 1994, trên toàn
thế giới đã công bố 366 công trình về kiến tạo mảng, tức là trung bình
mỗi ngày một công trình. Tất cả các báo hàng ngày của các nước tiên tiến
đã và đang tiếp tục đăng dưới dạng phổ cập luận thuyết này. Riêng
Việt Nam ta có vị trí kiến tạo trung tâm vừa nằm giữa đại lục Gônđvana
và Lauraxia, vừa nằm giữa múi Thái Bình Dương và múi lục địa thì việc
hiểu biết luận thuyết này lại càng quan trọng.
Hiện
nay, luận thuyết kiến tạo mảng hay còn gọi là luận thuyết tách giãn đáy
đại dương là luận thuyết dẫn đầu trong ngành khoa học về Trái đất. Lần
đầu tiên trong ngành địa chất, một luận thuyết được đề nghị đưa ra để
xét tặng giải Nobel.
6. Sự thay đổi cực từ trong quá khứ
Từ
đầu thế kỷ XX này, người ta đã biết rằng các phần tử sắt chứa trong đất
sét, trong dung nham núi lửa và trong các vật liệu khác, khi nung nóng
đến một nhiệt độ nhất định, sẽ phân bố phù hợp bởi từ trường của Trái
đất. Khi để nguội, các phần tử sắt có dạng những kim nam châm nhỏ không
chuyển động. Như vậy, những phần tử này đã chỉ hướng từ trường của Trái
đất trong thời gian và trên địa điểm mà chúng bị nung nóng cách đây hàng
nghìn hay hàng triệu năm.
Trên cơ sở phân tích từ dư trong đất đá lấy ở các đảo và lục địa, người ta đã tìm ra hàng loạt các phát minh quan trọng. Một trong những phát minh đó là đã xác định một cách chắc chắn rằng cực từ trong quá khứ đã “đi du lịch”. Và quan trọng hơn nữa hướng từ trường trong đất đá Châu Âu và Bắc Mỹ lại chỉ ra những vị trí khác nhau của cực từ Bắc cũng như cuộc “hành trình du lịch” khác nhau của nó. Và
chỉ khi chúng ta nhập hai lục địa này làm một rồi sau đó cho chúng tách
ra thì cuộc hành trình du lịch của cực từ Bắc mới trùng hợp.
Một
phát minh quan trọng nữa do các nhà Bác học mới phát hiện là trong mấy
triệu năm gần đây từ trường Trái đất đã thay đổi ít nhất là 16 lần (cực
Bắc đổi thành cực Nam và ngược lại). Nguyên nhân của những sự đảo cực từ
đó không rõ. Dù sao chăng nữa, những hiện tượng này có liên quan đến
cấu tạo nhân của Trái đất.
Nghiên
cứu các mẫu đá khoan được ở đáy Thái Bình Dương, các nhà khoa học Nga
và Mỹ đã phát hiện hàng loạt dải nhiễm từ song song từ Bắc xuống Nam. Vả
lại người ta nhận thấy rằng, từ trường của các dải đối xứng nhau qua
dãy núi giữa đại dương lại trùng nhau và từ trường của hai dải nằm cạnh
nhau thì ngược hướng nhau. Điều đó được giải thích như sau: khi đáy đại
dương được tách ra thì dung nham núi lửa từ lòng đất phun lên lấp đầy kẽ
hở và tạo thành hai dải song song đối xứng với trục dãy núi giữa đại
dương và hai dải này có chung hướng từ trường ngự trị trên Trái đất lúc
bấy giờ.
7. Nam cực là mồ chôn của các động vật nhiệt đới
Sự
phát hiện các mảng trôi dạt trên đây đã giải thích được một loạt các
phức hệ động vật hóa đá tìm thấy ở Nam cực. Cuối năm 1967, một nhà địa
chất Tân Tây Lan đã tìm ra một mẫu xương thuộc bộ thằn lằn răng rối
(labirinthodonta).
Thằn lằn răng rối thuộc loài lưỡng thê và là loài động vật đầu tiên đã từ nước lên sống ở cạn cách đây 350 triệu năm về trước.
Tháng
11 năm 1969, một đoàn khảo sát Hoa Kỳ đã khảo sát Nam cực và đã tìm ra
được vô số xương loài bò sát của thời kỳ Tơriát (cách đây từ 195 đến 240
triệu năm). Thật là vô lý nếu loài bò sát này là loài động vật sống
trên cạn và trong nước ngọt lại có thể bơi qua đại dương sang Châu Phi
trên khoảng cách 4000 cây số đấy sóng to gió lớn?
Điều đó chỉ có thể giải thích là cách đây từ 195 đến 240
triệu năm, Châu Nam cực đã gắn liền với Châu Phi thành một lục địa
thống nhất. Trong thời gian đó, Đại Tây Dương chưa tồn tại do vậy, Nam
Mỹ và Châu Phi cũng như Bắc Mỹ và Âu, Á còn dính liền với nhau.
8. Sự di chuyển lục địa và sự hình thành các mỏ kim loại, mỏ dầu
Những
luận điểm chính của thuyết kiến tạo mảng mở ra một con đường mới cho
việc nghiên cứu những điều kiện tạo thành các mỏ khoáng sản như kim
loại, cũng như mỏ dầu, mỏ khí đốt và mỏ than.
Thật là thú vị khi
loài người biết các lục địa Nam Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ, Châu Úc và Châu
Nam cực trước kia chỉ là một do đó sẽ dự đoán được sự kéo dài các đai
quặng từ lục địa này sang lục địa khác. Nhờ đó mới đây người ta đã phát
hiện ra được những mỏ kim cương, mỏ sắt ở Nam Mỹ và ở Châu Úc. Các mỏ này là phần nối tiếp của các mỏ kim cương và các mỏ sắt từ Châu Phi kéo dài sang.
Hiện
nay, các mỏ ở lục địa đã được nghiên cứu kỹ, còn các mỏ ở đại dương mới
được nghiên cứu sơ lược. Giữa các mỏ lục địa và các mỏ đại dương có
nhiều điểm gắn bó chặt chẽ với nhau ở dưới vỏ lục địa và vỏ đại dương,
nếu biết được đặc điểm của các mỏ đại dương thì ta có thể dự đoán được
những mỏ nằm sâu dưới vỏ lục địa.
Xem xét sự phân bố các mỏ dầu trên thế giới, ta thấy chúng đều gắn bó chặt chẽ với các hệ thống đứt gãy sâu cực lớn.
Trong
các vùng mỏ dầu và hơi đốt có một điều làm các nhà địa chất chú ý là
nguồn gốc phần lớn các mỏ dầu gắn bó với quá trình tạo thung lũng kiểu
tách giãn bậc thang. Phần lớn các mỏ dầu là hơi đốt gắn bó với vùng
chuyển tiếp từ vỏ lục địa sang vỏ đại dương và nằm trong lớp trầm tích
Trung sinh và Tân sinh, tức là hình thành cùng một lúc với hầu hết các
đáy đại dương trên thế giới.
So
sánh tiếp giáp giữa các mảng di chuyển lục địa, ta thấy có ba kiểu:
tiếp giáp kiểu Himalaya là tiếp giáp nén, tiếp giáp kiểu Đại Tây Dương
là tiếp giáp giãn, còn tiếp giáp kiểu Địa Trung Hải là vừa nén vừa giãn.
Từ cơ chế chuyển động ba kiểu tiếp giáp đó, có thể hình thành các loại
khoáng sản khác nhau. Việt Nam là nơi gặp gỡ giữa hai vành đai kiến tạo -
sinh khoáng lớn nhất thế giới là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Vùng
Việt Bắc có thể thuộc sinh khoáng miền nền hoạt động. Trũng An Châu,
trũng Hà Nội, trũng đồng bằng Sông Cửu Long hình thành do sự tách giãn.
Các trũng đó cũng như vùng thềm lục địa nước ta đặc biệt ở ngoài khơi
vịnh Bắc Bộ và Nam Bộ là nơi thuận tiện cho việc tích tụ các mỏ dầu.
Miền Tây Bắc Việt Nam là miền vỏ Trái đất hoạt động mạnh có nhiều mỏ kim
loại. Khối trung tâm Đông Dương bao gồm miền Nam Việt Nam, Hạ Lào, Bắc
Campuchia và miền Đông Thái Lan là một khối trung tâm điển hình được các
nhà kiến tạo trên thế giới thừa nhận rộng rãi.
Cần
chú ý một điều là hệ đứt gãy sông Hồng - sông Chảy phần Tây Bắc bị nén,
còn phần Đông Nam bị tách giãn, do đó tạo thành kiểu đứt gãy bản lề lấy
Thủ đô Hà Nội làm điểm tựa: phần Tây Bắc được nâng lên tạo thành dãy
núi Con Voi và dãy Hoàng Liên Sơn có lợi cho sinh khoáng nội sinh, phần
Đông Nam bị hạ thấp tạo thành miền trũng kéo dài từ Hà Nội đến Thái Bình
và chạy dài ra Biển Đông tới Bạch Long Vĩ thuận tiện cho việc hình thành các mỏ dầu, hơi đốt và than đá.
Mặc
dù còn một số điểm yếu và nhất là chưa giải thích được trọn vẹn nguyên
nhân vì sao các lục địa và đại dương di chuyển được, thuyết “kiến tạo mảng” được
hầu hết các nhà địa chất trên thế giới hiện nay xem như học thuyết dẫn
đầu và tổng hợp trong ngành địa chất hiện đại. Nhưng một giả thuyết dù
có cơ sở khoa học đến thế nào đi nữa cũng cần được bổ sung, chính xác
hóa hoặc là thay đổi nó đi khi có đủ số liệu thực tế chứng minh.
TSKH. NGUYỄN ĐÌNH CÁT
Chuyện về 5 lý thuyết lớn không được trao tặng giải Nobel
12:00' AM - Thứ bảy, 15/03/2003
Mặc
dù giải thưởng Nobel được coi là một trong những giải thưởng cao quý
và có ý nghĩa quan trọng nhất trong khoa học, nhưng thực tế cho thấy,
nhiều phát hiện lớn làm thay đổi thế giới quan của chúng ta - từ Thuyết
tương đối đến Thuyết tiến hóa -đã chưa bao giờ được Uỷ ban xét tặng giải
thưởng Nobel công nhận. Một số phát hiện có tính đột phá trong các lĩnh
vực như Toán học, Các khoa học về Trái đất, Sinh thái học, không được
xét trao giải thưởng. Một số lĩnh vực khác như Vật lý thiên văn cũng bị
ủy ban xét duyệt loại khỏi phạm vi xét duyệt trong một thời gian dài.
Một số tác giả của các khám phá quan trọng đã mất trước khi ủy ban này
kịp xét trao giải cho họ: Theo quy định, người ta không truy tặng giải
thưởng Nobel cho những người đã mất, trừ những người không may mất trong
khoảng thời gian ngắn từ khi được đề cử (tháng 10 hàng năm) đến khi làm
lễ trao giải (tháng 12 năm đó). Và điều rõ ràng là những người xét
duyệt giải đã tỏ ra lạnh nhạt với một số khái niệm có tính cách mạng làm
thay đổi những quan niệm kiểu mẫu giáo điều. Ví dụ nổi tiếng nhất là
trướng hợp Thuyết tương đối. Einstein chưa bao giờ được trao tặng giải
thưởng Nobel cho lý thuyết quan trọng nhất của mình.
Nhiều
nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác với những phát hiện có ảnh hưởng
quan trọng mà không được trao giải. thưởng Nobel. Những ví dụ nổi bật là
nhà đa chấn học lỗi lạc Beng Gutenberg, người đã xác định được lõi của
Trái đất; Vilhelm Bjerkness, người đã giải thích các Frông gây ra các
tác động thời tiết; Ed Knipling và Raymond Busland, những người đã tạo
ra các giống côn trùng vô sinh và sử dụng chúng để chiến đấu chống dịch
bệnh trong nông nghiệp. Trong số những khám phá lớn nhất của thế kỷ 20
không được trao giải thưởng Nobel, có ít nhất 5 ý tưởng được các nhà
khoa học cho rằng có tầm quan trọng khoa học lớn nhưng không may lại nằm
ngoài phạm vi quy định của giải thưởng theo di chúc của Alfred Nobel.
Đó là:
Thuyết vũ trụ giãn nở
Trong
những thập niên 1920 - 1930, nhà thiên văn học Edwin Hubble đã giúp
khám phá sự nhỏ bé của giải Ngân hà trong một vũ trụ mênh mông và đang
giãn nở. Từ ngôi nhà của ông trên đỉnh núi Wilson, Hubble là người đầu
tiên đã chỉ ra, ngoài Thiên hà của chúng ta trong vũ trụ còn có rất
nhiều thiên hà khác. Sau đó ông đưa ra ý tưởng là các thiên hà xa xôi
đang chạy ra xa khỏi chúng ta, vì vậy chúng tạo ra sự "dịch chuyển đó"
nổi tiếng trong quang phổ của mình. "Định luật Hubble" cho rằng, những
thiên hà chuyển động nhanh nhất là những thiên hà nằm xa chúng ta nhất
và chúng nằm ở vùng rìa của một vũ trụ đang giãn nở nhanh. Các phát hiện
này làm cho Hubble trở nên nổi tiếng, nhưng Tiểu ban vật lý của ủy ban
xét tặng giải Nobel không có ý định xem xét lại việc loại trừ ngành vật
lý thiên văn ra khỏi các ngành khoa học được xét trao giải. Theo lời
đồn, ủy ban giải thưởng Nobel chỉ bỏ phiếu trao giải cho Hubble ngay sát
trước khi ông mất vào năm 1953, vì vậy Hubble cuối cùng đã không được
nhận giải thưởng này.
Thuyết địa lý sinh vật về những đảo sinh tồn
Trong
các thập niên 1950-1960, Robert Macarthur và Edward Wilson đã làm rung
chuyển ngành sinh thái học bằng việc liên kết môn toán học với các công
việc thực địa sáng tạo để phát triển một lý thuyết về việc các loài sinh
vật đã chiếm đóng các lãnh thổ mới như thế nào. Ngày nay, ý tưởng đó
giúp các nhà bảo vệ môi trường hình dung xem các loại sinh vật bị đe dọa
tuyệt chủng cần môi trường sống lớn như thế nào để có thể sống sót. Các
nhà sinh thái học cấp tiến áp dụng ý tưởng của hai nhà khoa học trên
cho lý thuyết về các loài và sự tuyệt chủng. Mạc Arthur mất vào năm 1972
, còn Wilson đã nhận được nhiều giải thưởng có uy tín và có giá trị,
nhưng họ đã không bao giờ được nhận giải thưởng Nobel.
Thuyết lục địa trôi giạt
Năm
1915, các đồng nghiệp đã cười nhạo nhà địa chất học Alfred Wegener khi
ông đưa ra giả thiết là các lục địa có thể di chuyển trên bề mặt Địa
cầu. Wegner đã chết vì lạnh trong chuyến thám hiểm Greenland năm 1930,
chỉ một thời gian ngắn trước khi các nhà nghiên cứu khác bắt đầu xem
xét thuyết lục đa trôi giạt của ông một cách nghiêm túc. Vào thập niên
1950, khi có những chứng minh không thể chối cãi được thì lý thuyết
của Wegener trở thành một trong những lý thuyết kinh điển của khoa học.
Lý thuyết về tiềm thức
Ngày
31-10-1929, nhà khoa học Đức 73 tuổi, Sigmund Freud, đã mở sổ nhật ký
và ghi vào đó dòng chữ "trượt giải thưởng Nobel". Vào lúc đó, nhiều thập
niên sau ngày Freud cho ra đời các lý thuyết có tính cách mạng về tiềm
thức và ảnh hưởng của tiềm thức đối với hành vi, ông đã quen với việc
mình bị từ chối trao giải thưởng Nobel. Mặc dù vậy, các nhà viết tiểu sử
của ông kể rằng cho đến tận những ngày trước khi mất, tức là một thập
niên sau ngày viết dòng chữ trên, Freud vẫn hy vọng sẽ nhận được tin
mừng từ Stôckhôm. Nhưng vào thuở Nobel còn sống, khoa học tâm lý và khoa
học xã hội vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, vì vậy phần lớn những
nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học này thường nằm ngoài phạm vi được
đề cử giải thưởng Nobel.
Thuyết tiến hóa
Darwin
là người đầu tiên đã đưa ra giả thuyết rằng tổ tiên loài người là khỉ.
Nhưng chính cặp vợ chồng Louis và May Leakey mới là những người đầu tiên
tìm ra những hóa thạch để chứng minh giả thuyết này bằng tài liệu. Năm
1959, hai vợ chồng nhà khoa học này đã khai quật được một hóa thạch vượn
người có 1,75 triệu năm tuổi tại Olduvai Gorge, Bắc Tanzania. Tuy
nhiên, như các nhà cổ sinh học than phiền, cái nghề "săn lùng xương" của
họ bị một số người cho rằng không phải là một công việc khoa học.
THẾ NGHĨA
Theo Science, 10/2001
Nhận xét
Đăng nhận xét