CỨU SINH KỲ DIỆU 17 (giải cứu tai nạn hầm mỏ)
(ĐC sưu tầm trên NET)
7 giờ sáng ngày 16.12.2014, hầm thủy điện ở Công trình thủy điện Đa Dâng- Đa Chomo (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương bất ngờ bị sập khiến 12 người (trong đó có 1 phụ nữ) bị mắc kẹt bên trong. Ngay sau tai nạn xảy ra, lực lượng chức năng đã có mặt ở hiện trường để thực hiện công tác cứu hộ nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Tính đến 14 giờ ngày 19.12, lực lượng cứu hộ đã khoan thành công từ nóc hầm xuống khu vực có người bị nạn. Dự kiến, đêm 19.12 hoặc sáng 20.12, lực lượng cứu hộ sẽ đào đến nơi các công nhân gặp nạn để cứu các nạn nhân.
Dưới đây là những vụ giải cứu ngoạn mục trong các vụ tai nạn hầm mỏ trên thế giới.
Phép màu thần kỳ ở Chile
Ngày 5.8.2010, khu mỏ vàng và đồng San Jose, miền Bắc Chile bất ngờ bị sập, khiến 33 thợ mỏ khi đó đang làm việc dưới độ sâu 700 mét mắc kẹt lại dưới lòng đất. Tưởng chừng như mọi hy vọng đã tắt sau nhiều ngày tìm kiếm trong vô vọng, thân nhân gia đình những người thợ mỏ và đất nước Chile đã tính đến tình huống xấu nhất là không thể cứu được bất kỳ ai.
Ngay sau khi nhận được thông điệp của những thợ mỏ gặp nạn, cả đất nước Chile bắt đầu bước vào một giải cứu quy mô lớn và chạy đua với thời gian. Người dân trên khắp thế giới đổ dồn sự chú ý vào cuộc giải cứu chưa từng có trong lịch sử. Cùng lúc đó, hàng tiếp tế, bao gồm thực phẩm đặc biệt, các loại thuốc men chống mất nước và cả những chiếc máy quay video được đưa qua một đường ống có tên là Pigeon (Chim bồ câu) xuống cho các thợ mỏ đang kiệt sức vì thiếu đồ ăn thức uống hơn 2 tuần qua.
Đêm ngày 12.10, cả thế giới nín thở và xúc động khi chứng kiến khoảng khắc người thợ mỏ đầu tiên được kéo lên mặt đất an toàn. Câu chuyện về chiến dịch giải cứu 33 thợ mỏ từ cõi chết trở về cũng như cuộc đấu tranh giành giật sự sống khi họ bị mắc kẹt dưới lòng đất đã trở thành một trong những câu chuyện ấn tượng nhất thế giới năm 2010.
Trung Quốc giải cứu thành công 29 thợ mỏ
11 giờ sáng ngày 21.11, một trận lũ lớn khiến nước bất ngờ tràn vào làm ngập mỏ than Bát Điền tại huyện Uy Viễn, gần thành phố Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc trong lúc có 35 công nhân đang làm việc. 13 thợ mỏ đã kịp thoát được ra ngoài nhưng 22 người vẫn còn bị mắc kẹt.
Sau khi mỏ than bị ngập, một nhóm gồm 7 người, trong đó có cả phó giám đốc mỏ than Zhang Hongliang, đã vào mỏ nhằm cứu 22 công nhân ra nhưng, sứ mệnh cứu hộ đã thất bại và bản thân họ cũng bị mắc kẹt.
Hiện Trung Quốc vẫn là nơi có tai nạn hầm mỏ chết người nhiều nhất thế giới. Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch đóng cửa khoảng 2.000 mỏ than nhỏ vào năm 2015 để tăng tiêu chuẩn an toàn.
Sập hầm ở Quecreek, Mỹ
Ngày 24.7.2002, 18 thợ mỏ đang làm việc trong hầm mỏ Quecreek ở hạt Somerset bang Pennsylvania thì bất ngờ hầm bị ngập. Một số đã thoát ra được nhưng 9 thợ mỏ vẫn bị kẹt lại bên trong trong khi mực nước liên tục dâng cao.
Lực lượng cứu hộ ngay lập tức được điều đến và các nhà chức trách quyết định mở một chiến dịch vừa cố gắng bơm nước trong hầm ra để bảo đảm tính mạng cho những người bị kẹt vừa khoan vào hầm và đưa một khoang cứu hộ bằng thép với đồ tiếp tế xuống tới chỗ các thợ mỏ.
12 giờ 30 phút sáng ngày 28.7, sau hơn 77 giờ bị kẹt dưới lòng đất, các thợ mỏ bắt đầu được đưa lên qua khoang cứu hộ. 9 thợ mỏ đã thoát chết một cách ngoạn mục và tất cả đều không bị thương hay chịu thương tích gì nghiêm trọng.
Giải cứu hàng trăm công nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 13.5.2014, một thảm họa nổ hầm mỏ kinh hoàng đã xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến gần 800 người mắc kẹt trong mỏ than. Lực lượng cứu hộ đã làm việc suốt đêm để tìm kiếm những người còn đang mắc kẹt dưới lòng đất. Sau nhiều giờ giải cứu, lực lượng cứu hộ đã giải thoát được 363 người nhưng hàng trăm người vẫn mặc kẹt dưới lòng đất.
Vụ tai nạn tại Soma là vụ có số nạn nhân cao nhất trong lịch sử ngành khai thác mỏ tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có tới 48.000 thợ mỏ làm việc tại 740 mỏ.
Giải cứu các công nhân bị kẹt trong mỏ vàng ở Nam Phi
Ngày 16.2.2014, giới chức Nam Phi đã giải cứu thành công 11 công nhân bị kẹt trong mỏ khai thác vàng ở phía Đông thủ đô Johannesburg ở Nam Phi. Vụ sập hầm xảy ra sau khi có một khối lượng đất đá bất ngờ đổ sụp xuống bịt kín lối thoát hiểm. May mắn là, sau đó có người tình cờ đi ngang qua nghe thấy tiếng kêu cứu và kịp thời báo với cảnh sát.
Sáng 17.12, chúng tôi đã tiếp cận được anh Nguyễn Văn Tuấn, công nhân của Công ty cổ phần Sông Đà 505, người may mắn thoát nạn trong vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra sáng 16.12. “Tôi đang đi sau chiếc xe máy đào thì bất ngờ nghe tiếng đất đá đổ ầm ập xuống. Ngay lập tức, tôi quay đầu chạy thục mạng ra ngoài gọi mọi người đến cứu. Rồi liền sau đó quay vào để giúp đỡ anh em bên trong. Khi nghe tin, anh em ở các công trường khác kéo về cùng nhau đào đất để đưa những người bên trong ra. Nhưng càng đào, đất càng đổ xuống. Ban đầu, vẫn còn có thể nhìn được vào bên trong nhưng sau đó không lâu thì lấp hẳn” - anh Tuấn bàng hoàng kể.
“Lúc đó, ngoài 12 người vào bên trong còn có tôi và 2 người khác nữa đang đi vào sau. Khi xảy ra tai nạn tại công trường chỉ còn 3 chúng tôi và 2 người khác nữa đau chân nằm trong lán. Vậy nên, tất cả đã rất hoảng loạn. Phải khoảng 1 giờ sau, lực lượng cứu hộ, cứu nạn mới đến được hiện trường” - anh Tuấn kể tiếp.
Đã hơn một ngày trôi qua, anh Tuấn vẫn chưa một phút nào ngơi dõi theo những người bị nạn. Bởi trong đó không chỉ có đồng nghiệp mà có cả thân thích của anh. Khi chúng tôi gặp, anh đang thất thểu từ trong hầm đi ra với quần áo lấm lem bùn đất. Anh bảo “vẫn chưa tiến triển được nhiều” rồi ngồi bệt xuống đất nhìn về phía cửa hầm.
Chân dung những thợ đào lò “thần tốc” của Cty than Hòn Gai tham gia đào đường máu cứu 12 công nhân mắc kẹt sập hầm.
Ở các quốc gia phát triển, luật pháp quy định mỗi hầm mỏ phải có đội
ngũ nhân viên cứu hộ riêng, được đào tạo bài bản. Các đội cứu hộ phải
nắm rõ quy trình giải cứu công nhân mắc kẹt trong hầm ở từng trường hợp,
từ hỏa hoạn, sập hầm, khí độc hay ngập nước.
Phần lớn nhân viên cứu hộ đều là những thợ mỏ giàu kinh nghiệm, biết rõ địa hình bên trong hầm mỏ.
Các hầm mỏ bị sập luôn cực kỳ nguy hiểm đối với những nhân viên cứu hộ kinh nghiệm nhất. Bởi khí độc, hơi nước nóng và các bức tường bất ổn luôn có thể cướp đi sinh mạng họ bất kỳ lúc nào.
Để đảm bảo sự an toàn cho nhân viên cứu hộ, nhà chức
trách các quốc gia phương Tây thường triển khai robot điều khiển từ xa
vào hầm mỏ trước để kiểm tra chất lượng không khí và tìm những con đường
an toàn cho người sống sót.
Theo trang New Scienist, hồi tháng 5-2014 Văn phòng Nghiên cứu y tế và An toàn mỏ (OMSHR) đề xuất chính phủ Mỹ triển khai quy định sử dụng robot thăm dò ở độ sâu tới 1.000 m trong các vụ tai nạn hầm mỏ để đảm bảo an toàn cho các đội cứu hộ.
Hiện
nhiều công ty trên thế giới đang thiết kế và sản xuất các loại robot
cứu hộ hầm mỏ, đặc biệt là mỏ than. Bởi trước đây các đội cứu hộ hầm mỏ
chủ yếu sử dụng robot dò bom, quá nặng và khó di chuyển trong các đường
hầm chật hẹp.
Một ví dụ điển hình là robot Gemini Scout của hãng Sandia National Labs (Mỹ). Tuy nhiên giáo sư Celeste Monforton thuộc ĐH George Washington, cựu cố vấn Cơ quan An toàn mỏ Mỹ, khẳng định điều quan trọng nhất để ngăn chặn các vụ tai nạn hầm mỏ vẫn là thắt chặt các quy định an toàn.
Chiến dịch giải cứu hầm mỏ nổi tiếng nhất trong thời gian qua là vụ tai nạn mỏ vàng San Jose tại thành phố Copiapo ở miền bắc Chile năm 2010. Ngày 5-8-2010, vụ sập hầm mỏ khiến 33 công nhân mắc kẹt bên trong lòng đất. Họ bị nhốt bên trong một khoảng không gian ở độ sâu 700m dưới lòng đất.
Trong vòng 17 ngày, không ai trên mặt đất biết số phận họ ra sao. Nhà chức trách khoan tám lỗ xuống mặt đất để tìm dấu vết các công nhân và phát hiện mẩu giấy viết: “Chúng tôi còn sống và đang trú ẩn, cả 33 người”.
Trong khi các mũi khoan bắt đầu cắm xuống lòng đất, các kỹ sư Chile đã chế tạo ba khoang cứu hộ bằng thép để đưa các công nhân lên mặt đất, được mệnh danh là Phượng hoàng. Các khoang Phượng hoàng đều được trang bị bánh xe để di chuyển dễ dàng trong lỗ khoan, có hệ thống cung cấp oxy, đèn, thiết bị liên lạc.
Vỏ khoang được cường lực để chống nguy cơ đá rơi. Và cuối cùng ngày 13-10-2010, chiếc khoang Phượng hoàng 3 đã đưa cả 33 công nhân thoát khỏi địa ngục dưới lòng đất trong chiến dịch kéo dài 22 giờ. Ông Luis Urzua, người nắm quyền lãnh đạo và tổ chức cuộc sống của các công nhân trong lòng đất, là người lên sau cùng.
Cuộc giải cứu Chile trở thành sự kiện truyền thông toàn cầu và phản ánh rõ mức độ nguy hiểm của công việc trong các hầm mỏ. Một cuộc giải cứu thành công khác là chiến dịch mỏ Quecreek ở hạt Somerset, bang Pennsylvania (Mỹ) hồi tháng 7-2002. Khi đó chín thợ mỏ được giải cứu sau khi bị mắc kẹt trong lòng đất 77 giờ.
Hầm bị ngập đe dọa tính mạng các thợ mỏ. Nhà chức trách đã mở chiến dịch khoan vào hầm và đưa một khoang cứu hộ bằng thép với đồ tiếp tế xuống tới chỗ các thợ mỏ. Và tất cả đều đã thoát chết một cách ngoạn mục.
Vụ giải cứu tai nạn hầm mỏ thần kỳ ở Quecreek
Những vụ giải cứu tai nạn hầm mỏ thần kỳ nhất thế giới
Đông Phong (tổng hợp) Thứ Sáu, ngày 19/12/2014 15:29 PM (GMT+7)
(Dân Việt)
7 giờ sáng ngày 16.12.2014, hầm thủy điện ở Công trình thủy điện Đa Dâng- Đa Chomo (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương bất ngờ bị sập khiến 12 người (trong đó có 1 phụ nữ) bị mắc kẹt bên trong. Ngay sau tai nạn xảy ra, lực lượng chức năng đã có mặt ở hiện trường để thực hiện công tác cứu hộ nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Tính đến 14 giờ ngày 19.12, lực lượng cứu hộ đã khoan thành công từ nóc hầm xuống khu vực có người bị nạn. Dự kiến, đêm 19.12 hoặc sáng 20.12, lực lượng cứu hộ sẽ đào đến nơi các công nhân gặp nạn để cứu các nạn nhân.
Dưới đây là những vụ giải cứu ngoạn mục trong các vụ tai nạn hầm mỏ trên thế giới.
Phép màu thần kỳ ở Chile
Ngày 5.8.2010, khu mỏ vàng và đồng San Jose, miền Bắc Chile bất ngờ bị sập, khiến 33 thợ mỏ khi đó đang làm việc dưới độ sâu 700 mét mắc kẹt lại dưới lòng đất. Tưởng chừng như mọi hy vọng đã tắt sau nhiều ngày tìm kiếm trong vô vọng, thân nhân gia đình những người thợ mỏ và đất nước Chile đã tính đến tình huống xấu nhất là không thể cứu được bất kỳ ai.
Người thợ mỏ Chile đầu tiên được đưa lên mặt đất từ độ sâu 700 mét trong niềm vui vỡ òa của lực lượng giải cứu.
Ngày 22.8, sau 17 ngày tìm kiếm, một máy khoan đã đưa ống dò xuống độ
sâu 688 mét, nơi các thợ mỏ đang trú ẩn. Họ đã viết một mảnh giấy gửi
lên mặt đất thông báo rằng: "Chúng tôi, 33 người vẫn còn sống và đang ở
trong khu vực trú ẩn".Ngay sau khi nhận được thông điệp của những thợ mỏ gặp nạn, cả đất nước Chile bắt đầu bước vào một giải cứu quy mô lớn và chạy đua với thời gian. Người dân trên khắp thế giới đổ dồn sự chú ý vào cuộc giải cứu chưa từng có trong lịch sử. Cùng lúc đó, hàng tiếp tế, bao gồm thực phẩm đặc biệt, các loại thuốc men chống mất nước và cả những chiếc máy quay video được đưa qua một đường ống có tên là Pigeon (Chim bồ câu) xuống cho các thợ mỏ đang kiệt sức vì thiếu đồ ăn thức uống hơn 2 tuần qua.
Tổng thống Chile Sebastian Pinera ôm một người thợ mỏ sau khi được giải cứu.
Ngày 25.9, cùng với sự trợ giúp từ Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA), các
chuyên gia Chile đã thiết kế ra một chiếc lồng đặc biệt đặt tên là
Phoenix (Phượng hoàng) nặng 420 kg, thả xuống đường hầm cứu hộ, đưa từng
người thợ mỏ đang bị mắc kẹt lên mặt đất.Đêm ngày 12.10, cả thế giới nín thở và xúc động khi chứng kiến khoảng khắc người thợ mỏ đầu tiên được kéo lên mặt đất an toàn. Câu chuyện về chiến dịch giải cứu 33 thợ mỏ từ cõi chết trở về cũng như cuộc đấu tranh giành giật sự sống khi họ bị mắc kẹt dưới lòng đất đã trở thành một trong những câu chuyện ấn tượng nhất thế giới năm 2010.
Trung Quốc giải cứu thành công 29 thợ mỏ
11 giờ sáng ngày 21.11, một trận lũ lớn khiến nước bất ngờ tràn vào làm ngập mỏ than Bát Điền tại huyện Uy Viễn, gần thành phố Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc trong lúc có 35 công nhân đang làm việc. 13 thợ mỏ đã kịp thoát được ra ngoài nhưng 22 người vẫn còn bị mắc kẹt.
Sau khi mỏ than bị ngập, một nhóm gồm 7 người, trong đó có cả phó giám đốc mỏ than Zhang Hongliang, đã vào mỏ nhằm cứu 22 công nhân ra nhưng, sứ mệnh cứu hộ đã thất bại và bản thân họ cũng bị mắc kẹt.
Một thợ mỏ Trung Quốc được giải cứu sau vụ sập hầm.
Các nhà chức trách và cơ quan chức năng đã huy động tới 500 nhân viên
cứu hộ và chạy đua với thơi gian khi quyết định thay đổi chiến dịch cứu
hộ. Họ quyết định hút hết nước ra khỏi hầm mỏ và đưa tiếp một nhóm cứu
hộ thứ 2 vào giải cứu 29 người bị mắc kẹt trước đó. Chiến dịch giải cứu
thành công tốt đẹp khi đưa được toàn bộ 29 ngượi bị mắc kẹt lên nơi an
toàn mà không bị thương. Truyền thông Trung Quốc ca ngợi chiến công này
là một điểm sáng hiếm hoi giữa thực trạng liên tiếp có các vụ sập hầm
mỏ khiến hàng trăm người chết tại quốc gia này suốt những năm vừa qua.Hiện Trung Quốc vẫn là nơi có tai nạn hầm mỏ chết người nhiều nhất thế giới. Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch đóng cửa khoảng 2.000 mỏ than nhỏ vào năm 2015 để tăng tiêu chuẩn an toàn.
Sập hầm ở Quecreek, Mỹ
Ngày 24.7.2002, 18 thợ mỏ đang làm việc trong hầm mỏ Quecreek ở hạt Somerset bang Pennsylvania thì bất ngờ hầm bị ngập. Một số đã thoát ra được nhưng 9 thợ mỏ vẫn bị kẹt lại bên trong trong khi mực nước liên tục dâng cao.
Người thợ mỏ đầu tiên được giải cứu trong tai nạn hầm mỏ ở Quecreek.
Lực lượng cứu hộ ngay lập tức được điều đến và các nhà chức trách quyết định mở một chiến dịch vừa cố gắng bơm nước trong hầm ra để bảo đảm tính mạng cho những người bị kẹt vừa khoan vào hầm và đưa một khoang cứu hộ bằng thép với đồ tiếp tế xuống tới chỗ các thợ mỏ.
12 giờ 30 phút sáng ngày 28.7, sau hơn 77 giờ bị kẹt dưới lòng đất, các thợ mỏ bắt đầu được đưa lên qua khoang cứu hộ. 9 thợ mỏ đã thoát chết một cách ngoạn mục và tất cả đều không bị thương hay chịu thương tích gì nghiêm trọng.
Giải cứu hàng trăm công nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 13.5.2014, một thảm họa nổ hầm mỏ kinh hoàng đã xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến gần 800 người mắc kẹt trong mỏ than. Lực lượng cứu hộ đã làm việc suốt đêm để tìm kiếm những người còn đang mắc kẹt dưới lòng đất. Sau nhiều giờ giải cứu, lực lượng cứu hộ đã giải thoát được 363 người nhưng hàng trăm người vẫn mặc kẹt dưới lòng đất.
Niềm vui của người thân sau khi một thợ mỏ trong vụ sập hầm ở Thổ Nhĩ Kỳ được cứu thoát.
Lực lượng cứu hỏa cố gắng bơm không khí sạch vào bên trong hầm mỏ để
những người mắc kẹt bên trong có thể thở bởi nhiều người bị mắc kẹt vẫn
đang ở độ sâu cách mặt đất 2km và cách lối vào mỏ 4km. Nhiều nhân viên
cứu hộ thậm chí phải đeo bình dưỡng khí để di chuyển vào sâu bên trong
nhằm tìm kiếm cơ hội cứu thoát những công nhân xấu số. Tuy nhiên, kết
thúc chiến dịch tìm kiếm, con số thợ mỏ thiệt mạng cuối cùng lên tới 301
người.Vụ tai nạn tại Soma là vụ có số nạn nhân cao nhất trong lịch sử ngành khai thác mỏ tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có tới 48.000 thợ mỏ làm việc tại 740 mỏ.
Giải cứu các công nhân bị kẹt trong mỏ vàng ở Nam Phi
Ngày 16.2.2014, giới chức Nam Phi đã giải cứu thành công 11 công nhân bị kẹt trong mỏ khai thác vàng ở phía Đông thủ đô Johannesburg ở Nam Phi. Vụ sập hầm xảy ra sau khi có một khối lượng đất đá bất ngờ đổ sụp xuống bịt kín lối thoát hiểm. May mắn là, sau đó có người tình cờ đi ngang qua nghe thấy tiếng kêu cứu và kịp thời báo với cảnh sát.
Các nhân viên cứu hộ trong vụ giải cứu công nhân bị kẹt trong mỏ vàng ở Nam Phi.
Lực lượng cứu hộ sau đó đã đến kịp thời và triển khai công tác giải cứu được 11 công nhân và đưa được họ lên mặt đất.Sập hầm thủy điện: Nghẹt thở ngóng tin nạn nhân
Duy Hậu Thứ Năm, ngày 18/12/2014 06:45 AM (GMT+7)
Sự kiện: Sập hầm thủy điện, 12 người mắc kẹt
(Dân Việt) “Họ ở trong đó vừa tối vừa lạnh chắc là sợ hãi lắm. Hàng trăm người đang có mặt ở đây rất mong chờ họ. Hy vọng họ sẽ hiểu được điều ấy để mà kiên cường hơn nữa”.
Đó là chia sẻ của một nhân viên điều
dưỡng đã túc trực tại hiện trường vụ sập công trình hầm thủy điện Đa
Dâng-Đa Chomo (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng).
“Chúng tôi đã rất hoảng loạn”
Lực lượng cứu hộ ngày đêm khoan hầm cứu các nạn nhân đang mắc kẹt.
Sáng 17.12, chúng tôi đã tiếp cận được anh Nguyễn Văn Tuấn, công nhân của Công ty cổ phần Sông Đà 505, người may mắn thoát nạn trong vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra sáng 16.12. “Tôi đang đi sau chiếc xe máy đào thì bất ngờ nghe tiếng đất đá đổ ầm ập xuống. Ngay lập tức, tôi quay đầu chạy thục mạng ra ngoài gọi mọi người đến cứu. Rồi liền sau đó quay vào để giúp đỡ anh em bên trong. Khi nghe tin, anh em ở các công trường khác kéo về cùng nhau đào đất để đưa những người bên trong ra. Nhưng càng đào, đất càng đổ xuống. Ban đầu, vẫn còn có thể nhìn được vào bên trong nhưng sau đó không lâu thì lấp hẳn” - anh Tuấn bàng hoàng kể.
“Lúc đó, ngoài 12 người vào bên trong còn có tôi và 2 người khác nữa đang đi vào sau. Khi xảy ra tai nạn tại công trường chỉ còn 3 chúng tôi và 2 người khác nữa đau chân nằm trong lán. Vậy nên, tất cả đã rất hoảng loạn. Phải khoảng 1 giờ sau, lực lượng cứu hộ, cứu nạn mới đến được hiện trường” - anh Tuấn kể tiếp.
Đã hơn một ngày trôi qua, anh Tuấn vẫn chưa một phút nào ngơi dõi theo những người bị nạn. Bởi trong đó không chỉ có đồng nghiệp mà có cả thân thích của anh. Khi chúng tôi gặp, anh đang thất thểu từ trong hầm đi ra với quần áo lấm lem bùn đất. Anh bảo “vẫn chưa tiến triển được nhiều” rồi ngồi bệt xuống đất nhìn về phía cửa hầm.
“Cả đêm qua, lòng em như lửa đốt”
Không chỉ anh Tuấn, mà gần như trên tất
cả khuôn mặt của những người đang ở tại hiện trường vụ tai nạn đều chung
một nỗi lo lắng. Cil Mup Gluyết, một nhân viên cấp dưỡng của trung tâm y
tế huyện Lạc Dương, cũng túc trực suốt từ sáng qua đến giờ. Cô gái hơn
20 tuổi này chia sẻ với chúng tôi: “Em thấy sốt ruột và mong những người
trong đó như chính người thân của mình. Chắc họ đã phải sợ hãi lắm,
bởi trong đó họ đang phải chống chọi với bóng tối và cái rét thấu xương.
Ở trong đó, không chỉ có đàn ông, thanh niên mà còn có cả một cô gái
mới 26 tuổi". “Cô ấy chắc sợ hãi lắm!” - một nữ công nhân khác nói với
chúng tôi.
Đêm qua, ở hiện trường vụ tai nạn, niềm
vui như vỡ òa khi lực lượng cứu hộ đã “bắt tín hiệu” được với những
người bị nạn. Cil Mup Gluyết kể: “Tất cả mọi người ai nấy đều rất hân
hoan. Một niềm vui rất khó tả lan tỏa một cách nhanh chóng đến tất cả
mọi người”.
Nhưng cũng thời điểm đó, ở một nơi khác
có một người đang đứng ngồi không yên. Đó là chị Phan Thị Hoa, quê ở Hà
Nam, vợ nạn nhân Trương Tuấn Việt. Chị Hoa biết tin từ trưa 16.12 nhưng
do không mua được vé máy bay nên đến chiều nay chị mới vào được. Cũng
như hàng triệu người dân đang nghẹt thở theo dõi thông tin về các nạn
nhân trên báo chí, chị Hoa đã rất vui mừng khi biết tin đã liên lạc được
với các nạn nhân. “Em đã rất mừng nhưng cũng rất lo bởi tất cả các
thông tin đều chưa rõ ràng. Cả đêm qua em không thể ngủ được, lòng như
lửa đốt. Lúc mới hay tin, em như muốn rụng rời chân tay nhưng không có
cách nào có thể vào ngay được” - chị Hoa nói với chúng tôi khi vừa đến
hiện trường.
Khoảng 16 giờ ngày 17, chị Hoa đến hiện
trường với dáng vẻ rất mệt mỏi. Lo lắng cho sức khỏe của chị, các nhân
viên y tế túc trực tại hiện trường đã dìu chị vào lán trại thăm khám sức
khỏe và cho chị nghỉ ngơi. “Nhà neo người chỉ có vợ chồng em cùng hai
đứa con sống chung với ông nội các cháu. Em đi thế này, mấy cháu nhỏ
ngoài đó phải giao cho ông. Cuộc sống khốn khó quá nên mới đành để ảnh
đi làm, chứ ảnh đi rồi mẹ con em ngoài đó vất vả lắm” - chị Hoa rưng
rưng.
Vụ sập hầm: 18 thợ đào lò “thần tốc” mở đường máu cứu người
Hoàng Anh Tuấn Thứ Tư, ngày 17/12/2014 19:36 PM (GMT+7)
Sự kiện: Sập hầm thủy điện, 12 người mắc kẹt
(Dân Việt) 10 thợ lò đặc biệt tinh nhuệ của vùng mỏ Quảng Ninh sẽ đáp chuyến bay vào để tiếp ứng cùng 8 thợ lò đã vào tới hiện trường vụ sập hầm thủy điện của Nhà máy thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) mở đường máu cứu 12 công nhân đang bị mắc kẹt.
Khoảng 2 giờ sáng 18.12, 10 thợ lò đặc
biệt tinh nhuệ, tốc độ đào lò thần tốc của Tập đoàn Than - Khoáng sản
Việt Nam (TKV) đang khai thác than tại vùng mỏ Quảng Ninh sẽ đáp chuyến
bay vào để tiếp ứng cùng 8 thợ lò đã vào tới hiện trường vụ sập hầm thủy
điện của Nhà máy thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo (thôn Păng Tiêng, xã Lát,
huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) mở đường máu cứu 12 công nhân đang bị
mắc kẹt.
Tổng cộng 18 thợ lò vào ứng cứu sự cố
này gồm 8 thợ lò đã vào đến hiện trường và đang thực hiện đào lò cứu
người thuộc lực lượng ứng cứu sự cố lò than chuyên nghiệp của Trung tâm
Cấp cứu Mỏ.
10 thợ lò tiếp ứng được tuyển chọn thuộc
2 đơn vị Cty TNHH MTV Than Hòn Gai và Cty CP than Hà Lầm có thành tích
đào lò xuất sắc nhất tập đoàn, họ là thợ bậc cao nhất 6/6, có sức khỏe
tốt, có kinh nghiệm và đạt thành tích xuất sắc trong công tác đào lò.
Dân Việt xin nhắc lại lời chia sẻ của
một thợ lò từng đoạt giải nhất nhóm thợ đào lò nhất tập đoàn TKV năm
2014 để bạn đọc hình dung về công việc đào lò đặc biệt này: “Công việc
dừng lại ở mức hoàn thành nhiệm vụ thì quá dễ dàng nhưng để đào nhanh
người công nhân phải có ý thức trau dồi kinh nghiệm, phát huy tính sáng
tạo trong công việc. Ngoài ra, các cá nhân thực sực xuất sắc mới được
nêu tên nhưng thành quả chúng phải nói đến cả tập thể làm việc liền mạch
gồm anh em công nhân cơ điện, lái máy xúc, nổ mìn, thợ phụ… Đào lò
nhanh đồng nghĩa với việc phá được địa tầng đường lò phức tạp tiến đến
gương than đòi hỏi phải tính toán, điều chỉnh hộ chiếu khoan nổ chính
xác nếu không sẽ dấn đến tốn công khoan, tốn thuốc nổ và phá hỏng lò,
hạt đá quá cỡ cản trở và làm liệt hệ thống xúc bốc vận tải…”.
Ông Phạm Văn Huyên – Giám đốc Trung tâm
Cấp cứu mỏ cho biết: Sáng nay 8 thợ lò chuyên nghiệp của trung tâm đã
vào đến hiện trường nơi xảy ra sự cố sập hầm. Phương án đầu tiên đưa ra
là nhanh chóng hút nước từ dưới hầm ra ngoài, việc thông khí và cung cấp
lương thực để duy trì tốt sức khỏe cho các công nhân bị mắc kẹt. Hiện 8
thợ lò cùng vật dụng đào lò chuyên nghiệp đang tiến hành đào một đường
máu song song đường bị sập đâm thủng lối vào đưa người ra. Việc điều
động thêm 10 thợ lò tinh nhuệ khác vào tiếp ứng sẽ nhanh chóng mở thông
con đường này.
Ông Ngô Thế Phiệt – Giám đốc Công ty CP
than Hà Lầm cũng cho biết: Nhóm trường Nguyễn Trọng Thái và nhóm phó
Phạm Đức An cùng 3 thợ lò khác Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Văn Linh,
Nguyễn Đức Đượm sẽ phối hợp nhịp nhàng với 5 thợ lò của Cty than Hòn Gai
tiến hành nhiệm vụ đào đường lò cứu người. Cũng theo ông Ngô Thế Phiệt
trước đó theo chỉ đạo của Tập đoàn công ty đã tiến hành sàng lọc để chọn
ra những thợ lò ưu tú nhất tham gia nhiệm vụ cứu người cao cả này.
Giây phút sập hầm qua lời kể của người thoát nạn
Duy Hậu Thứ Tư, ngày 17/12/2014 10:29 AM (GMT+7)
Sự kiện: Sập hầm thủy điện, 12 người mắc kẹt
(Dân Việt) “Tôi đang đi sau chiếc xe máy đào thì bất ngờ nghe tiếng đất đá đổ ầm ập xuống. Ngay lập tức tôi quay đầu chạy thục mạng ra ngoài và gọi mọi người đến cứu”.
"Khi chúng tôi chạy ra, hầm chưa bị lấp hẳn"
Là người chạy thoát khỏi hầm ngay khi
đất đá bất đầu dổ xuống, anh Nguyễn Văn Tuấn (công nhân Công ty Cổ phần
Sông Đà 505) vẫn chưa hết xúc động khi kể lại vụ sập hầm thủy điện Đa
Dâng - Đa Chomo (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm
Đồng).
“Tôi đang đi sau chiếc xe máy đào thì
bất ngờ nghe tiếng đất đá đổ ầm ập xuống. Ngay lập tức tôi quay đầu chạy
thục mạng ra ngoài và gọi mọi người đến cứu”- anh Tuấn kể lại.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, một trong số 3 người may mắn thoát nạn
Thông tin từ anh Tuấn, trên thực tế kíp
làm việc có 15 người nhưng lúc đó chỉ mới có 12 người vào trong, anh và 2
người nữa đi phía sau nên chạy ra được.
“Lúc đó, trên công trường, ngoài 3 người
chạy ra được thì chỉ có hai người khác đang đau chân nằm trong lán.
Chúng tôi đã rất hoảng loạn. Khi chúng tôi chạy ra kêu cứu, rồi chạy
vào, hầm vẫn chưa bị lấp hẳn, nhìn từ ngoài vẫn còn có thể thấy được bên
trong. Tuy nhiên sau đó, đất đá tiếp tục đổ xuống và lấp hẳn. Khoảng 1
giờ sau khi xảy ra tai nạn, lực lượng cứu hộ mới đến được hiện trường” -
anh Tuấn kể tiếp.
Theo công nhân này, sự cố trên xảy ra vào khoảng 6 rưỡi ngày 16/11.
Rồi anh xúc động nói: “Từ hôm qua, tôi
chưa chợp mắt được phút nào. Đêm qua, khi nghe các đồng nghiệp còn sống
tôi đã mừng như phát điên lên. Cầu trời cho họ sớm được đưa ra!”
Nước dâng cao, cứu hộ gặp khó khăn
Sáng nay, công tác cứu hộ vẫn đang được
gắp rút triển khai. Ngoài lực lượng có mặt từ suốt hơn 1 ngày qua, hơn
30 chiến sĩ công binh của Quân khu 7 cũng đã đến hiện trường để phối hợp
cứu hộ.
Sáng sớm, trời đổ mưa nhỏ, nhưng đến thời điểm này, nắng đã hửng lên khiến công tác cứu hộ bên ngoài được suôn sẻ hơn.
Tuy nhiên phía bên trong, theo thượng tá
Phạm Quý Tỵ, Phó trưởng công an huyện Lạc Dương, do lượng đất đá sạt lở
rất lớn, cùng với đó nước đang mỗi ngày một dâng lên nên công tác cứu
hộ trong hầm gặp khó khăn.
Các dụng cụ, thuốc men cần thiết được chuẩn bị đầy đủ và luôn trong tình trạng sẵn sàng
Hiện tại, phương án đào hầm cóc để tiếp
cận các nạn nhân vẫn tiếp tục được triển khai. Theo đó, phía bên trong
vẫn tiếp tục đào hầm và chuyển đất đá ra ngoài. Phía bên ngoài, một tổ
khác đang cưa gỗ đóng khung để gia cố các đoạn hầm vừa đào xong.
Bên cạnh đó, các lực lượng khác như y
tế, cứu hỏa…cũng đang túc trực 24/24 với đầy đủ các dụng cụ, thuốc men
cần thiết để vừa hỗ trợ lực lượng cứu hộ vừa sẵn sàng ứng cứu khi các
nạn nhân được giải thoát.
Về phía các nạn nhân, Phó trưởng công an
huyện Lạc Dương cho hay lực lượng cứu hộ vẫn liên tục liên lạc với 12
công nhân bị mắc kẹt. Hiện, sức khỏe của các nạn nhân đều ổn định.
Phía bên trên, hàng trăm người dân vẫn
đang theo dõi công tác cứu hộ. “Khi nghe các công nhân vẫn an toàn,
chúng tôi đã hết sức vui mừng. Hi vọng họ sẽ được đưa ra trong sáng nay”
- một người nói.
Cách giải cứu tai nạn hầm mỏ và phép màu 2010
TTO - Tại các hầm mỏ, thảm họa luôn chực chờ. Những tai nạn gây thiệt mạng xảy ra rất nhiều, nhưng cũng có không ít cuộc giải cứu thần kỳ như phép màu ở Chile năm 2010.
Khoang cứu hộ được đưa xuống lòng đất trong chiến dịch giải cứu ở Chile năm 2010 - Ảnh: CSMonitor |
Phần lớn nhân viên cứu hộ đều là những thợ mỏ giàu kinh nghiệm, biết rõ địa hình bên trong hầm mỏ.
Các hầm mỏ bị sập luôn cực kỳ nguy hiểm đối với những nhân viên cứu hộ kinh nghiệm nhất. Bởi khí độc, hơi nước nóng và các bức tường bất ổn luôn có thể cướp đi sinh mạng họ bất kỳ lúc nào.
Dùng robot để đảm bảo an toàn
Theo trang New Scienist, hồi tháng 5-2014 Văn phòng Nghiên cứu y tế và An toàn mỏ (OMSHR) đề xuất chính phủ Mỹ triển khai quy định sử dụng robot thăm dò ở độ sâu tới 1.000 m trong các vụ tai nạn hầm mỏ để đảm bảo an toàn cho các đội cứu hộ.
Một ví dụ điển hình là robot Gemini Scout của hãng Sandia National Labs (Mỹ). Tuy nhiên giáo sư Celeste Monforton thuộc ĐH George Washington, cựu cố vấn Cơ quan An toàn mỏ Mỹ, khẳng định điều quan trọng nhất để ngăn chặn các vụ tai nạn hầm mỏ vẫn là thắt chặt các quy định an toàn.
Chiến dịch giải cứu hầm mỏ nổi tiếng nhất trong thời gian qua là vụ tai nạn mỏ vàng San Jose tại thành phố Copiapo ở miền bắc Chile năm 2010. Ngày 5-8-2010, vụ sập hầm mỏ khiến 33 công nhân mắc kẹt bên trong lòng đất. Họ bị nhốt bên trong một khoảng không gian ở độ sâu 700m dưới lòng đất.
Trong vòng 17 ngày, không ai trên mặt đất biết số phận họ ra sao. Nhà chức trách khoan tám lỗ xuống mặt đất để tìm dấu vết các công nhân và phát hiện mẩu giấy viết: “Chúng tôi còn sống và đang trú ẩn, cả 33 người”.
Phép màu ở Chile
Một chiếc máy quay tuồn xuống dưới lòng đất cũng quay được hình ảnh
của các công nhân. Cả đất nước Chile vỡ òa trong hạnh phúc và người dân
yêu cầu chính phủ phải giải cứu cho bằng được họ. Chính quyền Chile lập
kế hoạch giải cứu, bao gồm việc triển khai ba đội khoan quốc tế cùng sự
hỗ trợ của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).Trong khi các mũi khoan bắt đầu cắm xuống lòng đất, các kỹ sư Chile đã chế tạo ba khoang cứu hộ bằng thép để đưa các công nhân lên mặt đất, được mệnh danh là Phượng hoàng. Các khoang Phượng hoàng đều được trang bị bánh xe để di chuyển dễ dàng trong lỗ khoan, có hệ thống cung cấp oxy, đèn, thiết bị liên lạc.
Vỏ khoang được cường lực để chống nguy cơ đá rơi. Và cuối cùng ngày 13-10-2010, chiếc khoang Phượng hoàng 3 đã đưa cả 33 công nhân thoát khỏi địa ngục dưới lòng đất trong chiến dịch kéo dài 22 giờ. Ông Luis Urzua, người nắm quyền lãnh đạo và tổ chức cuộc sống của các công nhân trong lòng đất, là người lên sau cùng.
Cuộc giải cứu Chile trở thành sự kiện truyền thông toàn cầu và phản ánh rõ mức độ nguy hiểm của công việc trong các hầm mỏ. Một cuộc giải cứu thành công khác là chiến dịch mỏ Quecreek ở hạt Somerset, bang Pennsylvania (Mỹ) hồi tháng 7-2002. Khi đó chín thợ mỏ được giải cứu sau khi bị mắc kẹt trong lòng đất 77 giờ.
Hầm bị ngập đe dọa tính mạng các thợ mỏ. Nhà chức trách đã mở chiến dịch khoan vào hầm và đưa một khoang cứu hộ bằng thép với đồ tiếp tế xuống tới chỗ các thợ mỏ. Và tất cả đều đã thoát chết một cách ngoạn mục.
Sự sống thần kỳ của các thợ mỏ bị vùi dưới 600 mét
Trong hơn hai tuần thoi thóp dưới hầm sâu hơn 600 mét, hơn ba chục người công nhân mỏ Chile cứ hai ngày mới dám ăn một lần, mỗi lần hai thìa cá, một miếng bánh quy và chỉ một ngụm sữa.
Tổng thống Chile Sebastián Piñera xem đoạn băng các thợ mỏ mắc kẹt dưới hầm. Ảnh: Xinhua.
|
Khẩu phần ít ỏi đó đã giúp họ duy trì cuộc sống được tới 17 ngày.
33 con người bị kẹt dưới một mỏ đồng và vàng sâu hàng
trăm mét ngày 5/8 sau vụ sập hầm mỏ ở cách thủ đô Santiago 850 km về
phía bắc. Hôm 22 tháng này, cả nước Chile vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi
biết họ vẫn sống.
"Ở trong hầm này chúng tôi vẫn ổn", là nội dung mẩu
tin nhắn mà các công nhân gắn vào que thăm dò của lực lượng cứu hộ. Đây
là thông tin đầu tiên về các thợ mỏ sau vài nỗ lực bất thành khi đội cứu
hộ cố gắng khoan xuống vị trí của các thợ mỏ.
Trong những khoảnh khắc đầu tiên khi lực lượng cứu hộ
phát hiện ra các thợ mỏ còn sống, những người đã sống hơn nửa tháng
trong hầm tối háo hức nhìn vào chiếc máy quay đưa xuống hầm, cách mặt
đất khoảng 600 m, mắt lấp lánh hy vọng.
Một trong những yêu cầu đầu tiên của các thợ mỏ là ...
bàn chải đánh răng. Hiện nay nhân viên cứu hộ đã khoan được lỗ thứ hai
xuống mỏ, song chỉ mở được một khe cửa nhỏ 15 cm, đủ để ròng dây chuyển
thức ăn, nước uống, thuốc men, oxi và vài trò chơi tiêu khiển cho các
đồng nghiệp bên dưới. Các thợ mỏ kẹt dưới hầm phải đợi từ 3-4 tháng để
đội cứu hộ khoan thêm một lỗ đủ lớn để đưa họ lên mặt đất.
Bức thư của một thợ mỏ bị kẹt dưới hầm gửi vợ, được đưa lên ngày 24/8. Ảnh: AP.
|
Trong
những ngày qua, các thợ mỏ đã sống trong căn hầm rộng khoảng 45 mét
vuông, tương đương một căn hộ nhỏ. Davitt McAteer, một chuyên gia điều
tra vụ sập hầm mỏ lớn ở miền tây Virginia của Mỹ, cho rằng không gian
nhỏ bé của căn hầm không khác gì nhà tù hay tàu ngầm. "Chẳng cần phải
tưởng tượng cũng biết nơi đó không thể tiện nghi được", ông nói. "Việc
họ có thể cầm cự được quả là kỳ tích".
Làm sao những người thợ mỏ có thể sống sót trong không
gian 32 độ C, ẩm thấp, nhớp nháp và tăm tối (chỉ có ánh đèn trên mũ bảo
hộ được sạc pin từ một chiếc xe tải)? Căn hầm ở đây, dù không lớn lắm,
nhưng cũng đủ cung cấp một không gian rộng hơn căn hầm thường thấy trong
các mỏ than ở Mỹ. Ông John Urosek, trưởng đội cứu hộ mỏ khẩn cấp của Ủy
ban Quản lý sức khoẻ và an toàn hầm mỏ, cho biết hầm trong các mỏ than ở
Mỹ chỉ có chiều cao 1,5 m và rộng 6-9 m. Những người mắc kẹt ở Chile
cũng may mắn hơn vì trong mỏ kim loại không khí thường an toàn hơn các
mỏ than, gần như không có mê tan, khí độc như trong các mỏ than. "Khí
oxy trong mỏ than sẽ bị hút sạch khi người ta hít thở", ông Urosek nói.
Mặc dù căn hầm trú ẩn này đủ chỗ cho các thợ mỏ có thể
đứng thẳng, khẩu phần dự trữ chỉ đủ cho 48-96 giờ, nhưng họ đã trụ được
khá lâu. Đây quả là một kỳ tích nhờ sự tháo vát của các thợ mỏ. Ngoài
phần thức ăn sẵn có, họ đã đào một kênh nước tạm thời để tìm nguồn nước
ngầm và lấy nước dự trữ từ bộ phận tản nhiệt của máy móc.
Còn một vấn đề khó xử khác. Vì không gian tương đối
lớn, nên các nạn nhân có thể không ở quá gần khu vực vệ sinh tự tạo. Tuy
nhiên, với số lượng người khá đông đang mắc kẹt, nguy cơ mắc bệnh lỵ
rất cao. Cũng may là giờ đây, các thợ mỏ đã có thể liên hệ được với bên
ngoài, vấn đề vệ sinh có thể được giải quyết khi thuốc men và các vật
dụng vệ sinh được gửi xuống hầm.
Thức ăn, nước uống và không khí là mối quan tâm cấp
thiết nhất. Tuy nhiên việc bị chôn dưới đất nhiều tuần và sự mất niềm
tin rất có thể gây ra stress. May mắn là cho đến giờ, tinh thần của họ
vẫn rất tốt. Hôm 23/8, những thợ mỏ hát quốc ca Chile khi đội cứu hộ gửi
viên nang oxi, những vỉ glucô và thuốc tiêu hoá xuống. Người ta không
nói cho các thợ mỏ biết sẽ phải mất 4 tháng họ mới có thể lên mặt đất,
nhưng Tổng thống Chile Sebastián Piñera khẳng định: "Khi lên đến mặt
đất, họ sẽ sút cân và nhem nhuốc một chút, nhưng đều mạnh khoẻ".
Trải nghiệm sinh tử này sẽ để lại hậu quả về tinh
thần, theo ông Joe Sbaffoni, giám đốc Uỷ ban An toàn mỏ ở Pennsylvania,
cho biết. "Chắc chắn rằng họ đều cảm thấy mình sắp chết", ông nói.
Sbaffoni từng tham gia giúp đỡ các thợ mỏ sống sót sau vụ sập hầm mỏ năm
2002, khi đó, họ bị chôn đưới mỏ ở Quecreek tới 78 tiếng. Trong số 9
thợ mỏ ở Quecreek, chỉ có ba người quay lại làm việc. Hai người làm trên
mặt đất, chỉ có một người, Randall Fogle, quay trở lại làm việc dưới
hầm mỏ. Giờ đây anh ta đã là trưởng nhóm.
Cho đến giờ, các thợ mỏ Chile đều còn sống, nhân viên
cứu hộ đang thực hiện nhiệm vụ mạo hiểm là đào sâu xuống lớp đá rắn
chắc. Tuy nhiên khu vực này hiện khá nhạy cảm và rất dễ đổ sụp. Mặc dù
người ta sẽ khoan thật nhanh vào lớp đá cứng để tới chỗ các nạn nhân
nhanh nhất có thể, nhưng việc làm này cũng có thể khiến đổ sập mái hầm.
"Việc này cần được tiến hành tỉ mỉ và thận trọng", ông McAteer nói.
Nếu công tác cứu hộ diễn ra như mong đợi và các thợ mỏ có thể lên được mặt đất, họ sẽ kịp về nhà trong lễ Giáng sinh.
Minh Phương (theo Time)
Toàn cảnh cuộc giải cứu bất hủ tại Chile
Sự kiện 33 thợ mỏ Chile mắc kẹt dưới độ sâu gần 700 mét trong hơn hai tháng đã khiến cả thế giới quan tâm vì ý chí và lòng tin của họ. Cuộc giải cứu chưa từng có trong lịch sử đã kết thúc có hậu, khi tất cả trở về an toàn để lại bài học về lòng quyết tâm và giá trị của tình đoàn kết.
Lúc 14h địa phương ngày 5/8, đường hầm chính dẫn vào
khu mỏ vàng và đồng San Jose ở miền bắc Chile sụp xuống, khiến 33 thợ mỏ
kẹt dưới độ sâu gần 700 mét. Tổng thống Chile Sebastian Pinera khi đó
tuyên bố nước này sẽ tìm mọi cách để cứu các thợ mỏ. Nhưng Bộ hầm mỏ
nước này cho rằng khả năng tìm thấy các công nhân còn sống là rất thấp
vì các mũi khoan thám sát đều không có kết quả.
Thân nhân những thợ mỏ và đất nước Chile không từ bỏ
hy vọng, nhưng sau nhiều ngày mất liên lạc họ đã tính đến khả năng xấu
nhất là không có ai sống sót. Nhưng đúng lúc tuyệt vọng nhất, ngày 22/8,
một máy khoan đã đưa được ống dò xuống độ sâu 688 mét, nơi các thợ mỏ
trú ẩn và họ đã viết một mảnh giấy gửi lên mặt đất để thông báo rằng
"Chúng tôi 33 người vẫn ổn trong khu trú ẩn".
Tổng thống Chile Sebastian Pinera đón mừng trưởng nhóm
thợ mỏ Luis Urzua, thủ lĩnh và cũng là người cuối cùng được giải cứu.
Ảnh: AFP
|
Chiến dịch giải cứu lịch sử
Sau 17 ngày mất liên lạc, lực lượng cứu hộ đã kết nối
được với những thợ mỏ mắc kẹt từ ngày 22/8. Ngay ngày hôm sau, cuộc giải
cứu các thợ mỏ với quy mô lớn bắt đầu. Cùng lúc đó, mặt đất cũng thiết
lập đường tiếp tế cho các thợ mỏ thông qua chiếc ống nhỏ của lỗ khoan
thăm dò.
Hàng tiếp tế được gói gọn cho vừa đường ống có tên
Pigeon (Chim câu) đã đến kịp lúc nhóm thợ mỏ gần kiệt sức vì không còn
đồ ăn để duy trì sự sống. Trong số hàng tiếp tế có thực phẩm đặc biệt
dành cho các nhà du hành vũ trụ, các loại thuốc men gồm thuốc chống mất
nước và cả những chiếc máy quay video.
Nhờ đó tới ngày 26/8, truyền hình quốc gia Chile đã
nhận được và phát hình ảnh đầu tiên về các thợ mỏ do họ tự ghi lại và
gửi lên mặt đất bằng đường ống tiếp tế. Ba ngày sau, các thợ mỏ bắt đầu
được nói chuyện với thân nhân trên mặt đất thông qua hệ thống điện thoại
vô tuyến.
Khi đường liên lạc và tiếp tế giữa mặt đất và các thợ
mỏ được thiết lập, hy vọng được cứu sống của họ đã thực sự mở ra. Tuy
nhiên, những người sống sót phải đối mặt với khoảng thời gian có thể kéo
dài tới 4 tháng dưới "hầm mộ", do việc khoan đường hầm giải cứu vô cùng
phức tạp và mất nhiều thời gian.
Trong khi đó, sự sống sót thần kỳ của các thợ mỏ đã
thu hút sự chú ý của giới truyền thông trên khắp thế giới. Các phóng
viên bắt đầu đổ về khu mỏ San Jose nằm ở vùng sa mạc hẻo lánh của Chile.
Những hình ảnh về những thợ mỏ Chile xuất hiện đều đặn và dày đặc trên
các bản tin thời sự.
Chính phủ Chile thì tỏ rõ quyết tâm cứu các thợ mỏ mắc
kẹt bằng mọi giá và họ sử dụng những thiết bị hiện đại nhất vào chiến
dịch. Trong số đó, công việc quan trọng nhất là khoan một đường hầm
thẳng xuống nơi các thợ mỏ đang trú ẩn nằm dưới độ sâu gần 700 mét.
Việc khoan đường hầm cứu hộ đầu tiên được thực hiện từ
ngày 30/8, sau đó lần lượt có thêm hai mũi khoan khác cùng hoạt động.
Đến ngày 20/9, cả 3 mũi khoan cùng vận hành hướng tới các thợ mỏ ở những
vị trí khác nhau để đảm bảo đúng tiến độ. Khoảng 350 nhân viên cứu hộ,
bác sĩ và lực lượng an ninh túc trực tại hiện trường khu mỏ San Jose.
Trong khi hàng trăm thân nhân của các thợ mỏ cũng hạ trại ngay cạnh để
chờ tin và khu này được họ gọi là Camp Hope (Trại hy vọng).
33 thợ mỏ chụp ảnh với tổng thống Chile trong bệnh viện
sau khi được giải cứu. Cuộc sống của họ đã hoàn toàn đổi khác sau khi
trở thành tâm điểm của cả thế giới. Ảnh: AFP
|
Chiến
dịch giải cứu đi đến cột mốc quan trọng vào ngày 25/9, khi chiếc lồng
cứu hộ đặc biệt mang tên Phoenix (Phượng hoàng), nặng 420 kg được các
chuyên gia Chile chế tạo với sự trợ giúp của NASA, được đưa tới hiện
trường. Đây là thiết bị đặc biệt sẽ được thả xuống đường hầm cứu hộ và
đưa từng người lên mặt đất. Do đó cuộc giải cứu 33 thợ mỏ bắt đầu bước
vào giai đoạn quan trọng nhất.
Sau nhiều ngày làm việc không nghỉ, cuối cùng mũi
khoan có đường kính đủ rộng một người chui lọt mang tên Drill B đã tới
đích trước, khi chạm tới hầm trú ẩn của các thợ mỏ vào ngày 9/10. Cả đất
nước Chile vui sướng vì việc giải cứu các thợ mỏ chỉ còn được tính bằng
giờ, nhanh hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.
Khi đó, công việc quan trọng nhất để tiến đến thời
khắc bắt đầu đưa các thợ mỏ lên mặt đất là việc gia cố những đoạn hầm
cứu hộ không ổn định bằng ống thép và lắp đặt lồng cứu hộ Phượng hoàng
vào vị trí. Tới ngày 11/10, các công việc này hoàn tất và các thợ mỏ đã
sẵn sàng được đưa lên mặt đất trong sự hồi hộp của không chỉ người dân
Chile.
Đêm 12/10 giờ Chile (sáng 13/10 giờ Hà Nội), tất cả
các hãng truyền thông lớn thế giới đều truyền trực tiếp cuộc giải cứu
thợ mỏ và cả thế giới đã xúc động khi chứng kiến giây phút thợ mỏ đầu
tiên trong số 33 người mắc kẹt là Florencio Avalos được kéo lên mặt đất
an toàn bằng lồng cứu hộ Phượng hoàng.
Các thợ mỏ sau đó lần lượt được đưa lên mặt đất từng
người một trong sự đón chào của những người có mặt tại chỗ, bao gồm Tổng
thống Sebastian Pinera, và của người dân trên khắp đất nước Chile. Dự
kiến ban đầu cuộc giải cứu kéo dài trong 48 giờ, nhưng chỉ mất 22 giờ
toàn bộ 33 thợ mỏ cùng 6 nhân viên cứu hộ được gửi xuống hầm đã trở về
mặt đất tuyệt đối an toàn. Tổng thống Pinera đặt chiếc nắp đậy bằng sắt
lên miệng hầm cứu hộ vào sáng 14/10, đánh dấu chấm dứt chiến dịch cứu hộ
hầm mỏ chưa từng có trong lịch sử thế giới.
Kể từ khi bị mắc kẹt đến khi bắt đầu được giải cứu đêm
12/10, các thợ mỏ Chile đã sống sót 69 ngày dưới lòng đất, lâu hơn bất
cứ sự kiện tương tự nào trong lịch sử thế giới. Cũng chưa bao giờ một
cuộc cứu hộ lại nhận được sự quan tâm lớn và kéo dài như vậy của giới
truyền thông quốc tế. Sự kiện này trở thành niềm tự hào của Chile và là
tác nhân đặc biệt thúc đẩy sự đoàn kết của người dân nước này.
Ba mũi khoan hiện đại cùng tham gia cứu hộ, trong đó
mũi khoan B mang tên Schramm T130 đã tới đích và cuộc giải cứu diễn ra
từ vị trí này. Ảnh: BBC
|
Điều kiện sống trong ‘hầm mộ’
Mỏ đồng và vàng San Jose có đường hầm chính hình xoắn
ốc chạy xuống độ sâu 720 mét dưới lòng đất, trong đó nơi 33 thợ mỏ mắc
kẹt sâu gần 700 mét. Các bác sĩ mô tả điều kiện sống của các thợ mỏ là
cực kỳ khắc nghiệt do nhiệt độ và độ ẩm lớn. Nhiệt độ trong hầm luôn
trên 32 độ C và độ ẩm từ 92 đến 93%, khiến cơ thể thợ mỏ bị mất nước rất
nhanh. Kỳ tích của các thợ mỏ là họ đã sống sót qua 17 ngày mất liên
lạc đầu tiên với khẩu phần ăn là bánh, sữa và cá hộp mang theo vốn chỉ
đủ cho 48 tiếng.
Để giữ được bình tĩnh và nuôi niềm hy vọng, trưởng
nhóm thợ mỏ Luis Urzua, 54 tuổi, người sau này được giải cứu cuối cùng,
đã đóng vai trò xuất sắc trong việc dẫn dắt mọi người. Chính ông đã
khiến cả nhóm dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn vẫn đoàn kết thành một
khối, chia lượng thức ăn đủ để cầm cự hơn nửa tháng cho đến khi được
mặt đất tiếp tế.
Mặc dù lối ra vào đường hầm bị sập ở nhiều đoạn, các
thợ mỏ mắc kẹt vẫn còn khoảng không gian trong hầm dài khoảng 800 mét.
Do đó họ đã chọn một điểm làm hầm trú ẩn chung và tổ chức nơi vệ sinh cá
nhân ở một đoạn khác của hầm. Thậm chí họ vẫn còn không gian để chạy bộ
tập thể dục hàng ngày chờ đến ngày được giải cứu.
Hơn nữa, khu mỏ San Jose bị sập là nơi khai thác vàng
và đồng nên lượng khí độc không đậm đặc như mỏ than. Bên cạnh đó sự
thông khí tự nhiên đã giúp các thợ mỏ có đủ dưỡng khí để tồn tại được
trước khi được mặt đất phát hiện và bơm thêm dưỡng khí. Sau khi được tìm
thấy, họ đã được tiếp tế thực phẩm, thuốc men và cả những ống đèn phát
sáng đặc biệt qua lỗ hầm nhỏ. Những chiếc đèn này cũng được bật vào thời
gian ban ngày và tắt đi vào ban đêm để các thợ mỏ duy trì nhịp sinh học
bình thường.
Về đời sống tinh thần, ngoài việc được các chuyên gia
hàng đầu tư vấn, các thợ mỏ mắc kẹt còn được lực lượng cứu hộ chuyển
xuống máy nghe nhạc, đĩa phim, trò chơi giải trí, màn hình nhỏ để theo
dõi tin tức và thể thao, cùng các loại báo chí. Do đó một số người hâm
mộ bóng đá cuồng nhiệt trong nhóm đã không bỏ lỡ trận đấu giữa tuyển
Chile và Ukraine.
Từ những người thợ mỏ bình thường, vụ sập hầm đã biến
33 thợ mỏ trở thành tâm điểm của cả thế giới. Hàng trăm nhà báo từ khắp
nơi trên thế giới đã đổ về khu mỏ San Jose để cập nhật tiến độ cứu hộ và
tới ngày giải cứu con số phóng viên đã lên tới khoảng 1.000 người. Hình
ảnh các thợ mỏ mắc kẹt và tên đất nước Chile đã xuất hiện dày đặc trên
tất cả các hãng truyền thông lớn nhỏ của thế giới. Mối quan tâm của công
chúng tới các thợ mỏ chắc chắn sẽ còn kéo dài sau khi họ trải qua cuộc
giải cứu đầy cảm xúc.
Người dân trên khắp Chile đổ ra đường ăn mừng sau khi các thợ mỏ được giải cứu. Ảnh: AFP
|
Tinh hoa thiết bị cứu hộ
Theo lời Tổng thống Chile Sebastian Pinera, chiến dịch
cứu hộ các thợ mỏ Chile có chi phí khoảng 20 triệu USD. Nhưng ông nhấn
mạnh việc giải cứu "đáng đồng tiền bát gạo" khi mọi chi phi bỏ ra đều
xứng đáng và sử dụng hiệu quả. Hơn nữa không chỉ riêng chính phủ gánh
chịu chi phí này, vì công ty khai mỏ San Esteban Primera quản lý khu mỏ
San Jose cũng sẽ bị trừng phạt và phải chia sẻ khoản tiền cứu hộ.
Chi phí nhiều triệu USD cho cuộc giải cứu phần lớn do
chính phủ Chile thể hiện quyết tâm cứu các thợ mỏ bằng cách huy động
những thiết bị hiện đại nhất trên thế giới vào cuộc. Trong đó thiết bị
đóng vai trò quan trọng nhất là các máy khoan tối tân đến từ nước Mỹ có
tốc độ làm việc nhanh nhất hiện nay, như Schramm T130 của nhà chế tạo
Schramm Inc có trụ sở tại bang Pennsylvania.
Ngoài ra, các thiết bị phụ trợ nhưng không thể thiếu
trong cuộc giải cứu cũng được huy động với chất lượng tốt nhất. Chiếc
lồng cứu hộ mang tên Phoenix (Phượng hoàng) được các kỹ sư Chile nghiên
cứu chế tạo với sự trợ giúp của Cơ quan không gian Mỹ (NASA), nơi cho ra
đời những khoang đổ bộ của những phi hành gia vũ trụ. Các chuyên gia
NASA cũng được Chile mời tới để tư vấn tâm lý cho 33 thợ mỏ sống dưới
lòng đất.
Loại dây cáp sử dụng để đưa lồng cứu hộ Phượng hoàng
xuống hầm và chuyển thợ mỏ lên mặt đất do một nhà sản xuất của Đức cung
cấp. Một nhà sản xuất camera giám sát của Đài Loan thì cung cấp các
thiết bị video kết nối thợ mỏ với trung tâm cứu hộ.
Trong khi đó, nhà chế tạo kính mắt nổi tiếng Oakley
cũng góp mặt khi tặng 35 cặp kích râm có trị giá khoảng 200 USD mỗi
chiếc để bảo vệ mắt thợ mỏ khi được đưa lên mặt đất. Theo hãng phân tích
Front Row Analytic của Mỹ, với việc các thợ mỏ đeo loại kính này khi
xuất hiện trên truyền hình khắp thế giới, hãng Oakley đã được hưởng lợi
giá trị quảng cáo tương đương tới 41 triệu USD.
Lồng cứu hộ Phượng hoàng giải cứu các thợ mỏ. Ảnh: AFP
|
Đình Nguyễn
Nhận xét
Đăng nhận xét