CÁC BẬC NHÂN TÀI KHOA HỌC 14

(ĐC sưu tầm trên NET)

40- George Boole
George_Boole_1572.jpg
1815-1864
Vương Quốc
Toán Học, Khoa Học Máy Tính

George Boole và thế giới tuyệt vời của số 0 và 1


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1 hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ
  • Phó Quản trị
  • 859 Bài viết
  • Giới tính:Nam
  • Đến từ:Khoa Toán học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Sở thích:toán, toán và.... toán
Đã gửi 08-11-2015 - 21:18
Boole1.jpg
George Boole
(1815 - 1864)
Năm 2015 là một năm đặc biệt đối với các nhà toán học: Kỉ niệm 200 năm ngày sinh của George Boole - một trong những người phát minh ra máy tính hiện đại ngày nay.
Câu chuyện về George Boole (1815-1864) là một ví dụ khác thường về một nhà khoa học trong suốt nhiều thế kỉ. Những nghiên cứu của ông đã xây dựng một nền tảng cho máy tính và điện thoại thông minh ngày nay. Tuy nhiên, ông đã mất trước khi chiếc máy tính đầu tiên ra đời. Vậy, làm sao mà một nhà toán học trong thế kỉ XIX và các nghiên cứu của ông lại có thể ảnh hưởng đến nền khoa học công nghệ thế kỉ XXI? Dưới đây là câu chuyện về ông - George Boole và những kỹ sư thời hiện đại đã nhận ra sức mạnh trong ý tưởng của ông.

I. LÚC CÒN TRẺ

Lúc trẻ, George Boole đã không để lại dấu ấn gì đột phá dưới vai trò của một nhà toán học. Sinh ra tại Lincoln vào năm 1815, ông là con của một thợ đóng giày địa phương. Tưởng như ông sẽ kế tục gia đình làm việc trong lĩnh vực kinh doanh giày da, tuy nhiên, do công ty của nhà ông sụp đổ, ông đã trở thành một thầy giáo. Ở tuổi 19, Boole vẫn là một thầy giáo chủ nhiệm, mặc dù vậy hầu như ông dành tất cả các buổi tối và ngày nghỉ của mình để tìm tòi khám phá những ý tưởng toán học! Tác phẩm đầu tay của ông đã xuất hiện tại the Cambridge Mathematics Journal và công việc của ông đã thu hút được sự chú ý của Hội đồng Hoàng Gia. Năm 1844, Boole được trao tặng Huân chương Hoàng Gia cho bài báo về Công thức tổng quát của Giải tích (On a general method of analysis). Hồ sơ phát triển của ông đã giúp ông được đề nghị trở trở thành Giáo sư ngay sau đó. Boole bỏ lại sự nghiệp dạy học của mình tại Lincoln và chuyển đến Đại học Cork, dành toàn bộ đời mình để theo đuổi toán học và thực hiện những nghiên cứu đột phá mà thành quả của nó vẫn còn tác động đến cuộc sống quanh ta hôm nay.

II. NHỮNG PHÁT HIỆN QUAN TRỌNG

Trong những năm tại Ireland, Boole tập trung vào việc kết hợp suy diễn logic với đại số. Ông cho rằng cách tiếp cận logic của các nhà triết học Hi Lạp cổ đại như Aristotle và những người cùng trường phái là không đủ để giải quyết một số vấn đề. Ộng tập trung vào những vấn đề mà mỗi câu phát biểu hoặc mệnh đề chỉ có thể mô tả dưới dạng đúng hoặc sai. Công việc của Boole đòi hỏi sự phát triển của một ngành toán học mới trong đại số và các qui tắc số học xung quanh nó.

Để giới thiệu cho ý tưởng của Boole, ta xem xét hai mệnh đề sau:

A =  David Beckham là một cầu thủ.
B =  Cưỡi chổi là một môn thể thao Olympic.

Rõ ràng chúng ta biết được trong số hai mệnh đề trên, sẽ có một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai (bạn có thể tự nhận ra!). Tuy nhiên nếu ta phát biểu “A và B” tức là “David là cầu thủ và cưỡi chổi là môn thể thao” thì rõ ràng điều này là sai! Vậy nếu phát biểu trên là đúng thì ta cần mỗi thành phần trong câu đó đều đúng, và trường hợp đó không xảy ra. Vì vậy, tuyên bố “A và B” là sai. Mô hình hóa: Nếu chúng ta gán giá trị chân trị bằng 0 cho một mệnh đề sai và 1 cho một mệnh đề đúng, sau đó ta coi liên kết “và” là một phép nhân trong đó “AB” là viết tắt của “A và B”, vậy để xét tính đúng sai ta xem xét tích số chân trị 1×0=0
.

Vậy còn mệnh đề “A hoặc B”? Hoặc David là một cầu thủ hoặc cưỡi chổi là môn thể thao? Với điều này chỉ cần hoặc A đúng, hoặc B đúng thì cả mệnh đề sẽ đúng. Mô hình hóa như trên ta viết lại : “A+B
” như là viết tắt của “A hoặc B”, vậy giá trị chân trị của A+B là giá trị 1+0=1.

Những ý tưởng này vẫn thỏa nếu A và B hoán đổi giá trị chân trị của mỗi mệnh đề, hoặc nếu chúng cùng đúng hay cùng sai. Bảng dưới đây cho ta thấy các giá trị chân trị cho mệnh đề “A và B”, “A hoặc B” cho mọi bộ giá trị của A, B kết hợp lại. Điều đó cho thấy định nghĩa của Boole về các phép tính đại số tương ứng. Điều duy nhất làm cho đại số Boole khác với các loại chúng ta đang sử dụng chính là theo Boole, “1+1=1
” chứ không phải là “1+1=2
”, tuy nhiên điều này không quá khó khăn để làm quen với các tính chất đặc trưng của chúng.
Boole2.PNG
Theo Boole, tất cả các câu logic, các phát biểu đều được cấu thành từ các mệnh đề nhỏ hơn, và chúng được nối với nhau qua các toán tử “vàhay “hoặc”, và dĩ nhiên cũng có toán tử “không”, biến các giá trị chân trị thành trị đối lập của nó. Nếu ta nói mệnh đề “David là cầu thủ bóng đá” là đúng thì phủ định (toán tử “không”) sẽ xác định “ David không phải là cầu thủ bóng đá” là sai.

Bây giờ bạn đã nắm rõ được qui luật của đại số Boole, chắc bạn sẽ thích vấn đề dưới đây:

“Tưởng tượng rằng tôi có 3 quầy X, Y và Z, tuy nhiên chúng không được xếp đúng thứ tự này. Có một và chỉ một mệnh đề dưới đây là chính xác:
X màu đỏ
Y không phải màu đỏ
Z không phải màu xanh
Liệu bạn có thể tìm ra chính xác màu sắc của từng quầy?”

Mặc dù có nhiều cách giải quyết vấn đề này, chẳng hạn như thử một vài trường hợp và tìm ra qui luật. Tuy nhiên, Boole cho rằng có một cách tiếp cận có hệ thống và có thể giải quyết một lượng vấn đề lớn hơn, phức tạp hơn. Đối với bài toán trên, có lẽ bạn đã nhận ra các mệnh đề quan trọng giúp bạn giải quyết vấn đề. Ví dụ X có thể là màu Đỏ, Trắng hoặc Xanh, do đó mệnh đề “X Đỏ hoặc X Trắng hoặc X Xanh” là đúng với chân trị là 1. Tương tự vậy, các mệnh đề “X Đỏ hoặc Y Đỏ hoặc Z Đỏ” cũng có trị 1, hiển nhiên mỗi màu chỉ ở một quầy và một quầy chỉ có một màu nên các mệnh đề như “X và Y màu Đỏ” hay “ X màu Xanh và Trắng” đều sai nên nhận trị 0.

Với phương án này, tôi sẽ đễ bạn thiết lập các định đề và sử dụng phương pháp tiếp cận kiểu Boole để giải quyết vấn đề trên.

III. SỰ PHỐI HỢP XUYÊN THẾ KỈ
Boole3.png
Hơn 70 năm sau cái chết của Boole, cách tiếp cận nhị phân (chỉ với hai kí số 1 và 0) đã tìm được một ứng dụng mạnh mẽ, khi mà các nhà toán học và kĩ sư như Claude Shannon nhận ra rằng các kí số này mô tả mạch điện một cách hoàn hảo. Đễ hình dung ra vấn đề này, ta tưởng tượng một mạch điện với hai bộ phận chuyển mạch và một bóng đèn gắn liền trong mạch. Bóng đèn sẽ sáng lên nếu có dòng điện đi qua, ngược lại thì đèn tắt. Mỗi công tắc có thể đóng (bật) hoặc mở (tắt). trong hình bên trái phía dưới, đèn sẽ sáng lại nếu nếu cả hai công tắc đang đóng. Trong hình bên phải, đèn sẽ sang nếu một trong hai công tắc được bật lên.

Các kĩ sư (trong đó có Shannon) nhận ra rằng họ có thể đặt kí số 1 cho trạng thái bóng đèn “bật” và 0 cho trạng thái bóng đèn “tắt”. Viết rõ ra các kết hợp 0 và 1 cho các thiết bị công tắc và trạng thái tương ứng của đèn, bạn nhận được chính xác bảng chân trị của “Hoặc” với bảng mạch bên trái, “Và” với bảng mạch bên phải.
Boole4.PNG
Việc sử dụng một công tắc biến tần cho phép dòng điện đi qua khi công tắc mở, bạn có thể mô phỏng lại các bảng chân trị của phép “Phủ định”.

Thực hiện việc này mang một ý nghĩa quan trong đối với các kĩ sư khi họ có thể sử dụng phương pháp đại số Boole trong việc đơn giản hóa các mạch phức tạp.

Không dừng lại ở đó, Shannon vẫn còn tiến xa hơn: ông đề nghị rằng mọi loại thông tin (bao gồm cả từ ngữ lẫn hình ảnh, âm thanh) có thể được mô tả bằng các chuỗi số 0 và 1 (trong thực tế, Shannon cũng đã đề xuất phổ biến các chuỗi bit mà chúng ta thường dùng để mô tả chữ số ngày nay). Vì việc có thể dễ dàng mô tả các mệnh đề “Và”,“Hoặc”,”Không” cho các mạch điện tử, bạn có thể thực hiện các công việc mang tính logic lien quan đến xử lý thông tin. Đó là cơ sở để các bộ xử lý trung tâm (CPU) hiện nay phát triển lên.

Dù thế nào đi nữa, không thể phủ nhận được rằng những tiện ích bạn đang sử dụng ngày nay đều dựa trên hệ thống nhị phân và phương pháp đại số logic Boole - một người đàn ông đã sống, đã chết nhiều năm trước khi bóng đèn được tung vào thị trường và đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển mạch điện hiện đại của chúng ta ngày nay.

Nguồn: https://plus.maths.o...nt/george-boole
Người dịch: Nguyễn Văn Sáng Hồng - Thành viên Chuyên san EXP.

 
George Boole
(1815 - 1864)
Năm 2015 là một năm đặc biệt đối với các nhà toán học: Kỉ niệm 200 năm ngày sinh của George Boole - một trong những người phát minh ra máy tính hiện đại ngày nay.
Câu chuyện về George Boole (1815-1864) là một ví dụ khác thường về một nhà khoa học trong suốt nhiều thế kỉ. Những nghiên cứu của ông đã xây dựng một nền tảng cho máy tính và điện thoại thông minh ngày nay. Tuy nhiên, ông đã mất trước khi chiếc máy tính đầu tiên ra đời. Vậy, làm sao mà một nhà toán học trong thế kỉ XIX và các nghiên cứu của ông lại có thể ảnh hưởng đến nền khoa học công nghệ thế kỉ XXI? Dưới đây là câu chuyện về ông - George Boole và những kỹ sư thời hiện đại đã nhận ra sức mạnh trong ý tưởng của ông.

I. LÚC CÒN TRẺ

Lúc trẻ, George Boole đã không để lại dấu ấn gì đột phá dưới vai trò của một nhà toán học. Sinh ra tại Lincoln vào năm 1815, ông là con của một thợ đóng giày địa phương. Tưởng như ông sẽ kế tục gia đình làm việc trong lĩnh vực kinh doanh giày da, tuy nhiên, do công ty của nhà ông sụp đổ, ông đã trở thành một thầy giáo. Ở tuổi 19, Boole vẫn là một thầy giáo chủ nhiệm, mặc dù vậy hầu như ông dành tất cả các buổi tối và ngày nghỉ của mình để tìm tòi khám phá những ý tưởng toán học! Tác phẩm đầu tay của ông đã xuất hiện tại the Cambridge Mathematics Journal và công việc của ông đã thu hút được sự chú ý của Hội đồng Hoàng Gia. Năm 1844, Boole được trao tặng Huân chương Hoàng Gia cho bài báo về Công thức tổng quát của Giải tích (On a general method of analysis). Hồ sơ phát triển của ông đã giúp ông được đề nghị trở trở thành Giáo sư ngay sau đó. Boole bỏ lại sự nghiệp dạy học của mình tại Lincoln và chuyển đến Đại học Cork, dành toàn bộ đời mình để theo đuổi toán học và thực hiện những nghiên cứu đột phá mà thành quả của nó vẫn còn tác động đến cuộc sống quanh ta hôm nay.

II. NHỮNG PHÁT HIỆN QUAN TRỌNG

Trong những năm tại Ireland, Boole tập trung vào việc kết hợp suy diễn logic với đại số. Ông cho rằng cách tiếp cận logic của các nhà triết học Hi Lạp cổ đại như Aristotle và những người cùng trường phái là không đủ để giải quyết một số vấn đề. Ộng tập trung vào những vấn đề mà mỗi câu phát biểu hoặc mệnh đề chỉ có thể mô tả dưới dạng đúng hoặc sai. Công việc của Boole đòi hỏi sự phát triển của một ngành toán học mới trong đại số và các qui tắc số học xung quanh nó.

Để giới thiệu cho ý tưởng của Boole, ta xem xét hai mệnh đề sau:

A =  David Beckham là một cầu thủ.
B =  Cưỡi chổi là một môn thể thao Olympic.

Rõ ràng chúng ta biết được trong số hai mệnh đề trên, sẽ có một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai (bạn có thể tự nhận ra!). Tuy nhiên nếu ta phát biểu “A và B” tức là “David là cầu thủ và cưỡi chổi là môn thể thao” thì rõ ràng điều này là sai! Vậy nếu phát biểu trên là đúng thì ta cần mỗi thành phần trong câu đó đều đúng, và trường hợp đó không xảy ra. Vì vậy, tuyên bố “A và B” là sai. Mô hình hóa: Nếu chúng ta gán giá trị chân trị bằng 0 cho một mệnh đề sai và 1 cho một mệnh đề đúng, sau đó ta coi liên kết “và” là một phép nhân trong đó “AB” là viết tắt của “A và B”, vậy để xét tính đúng sai ta xem xét tích số chân trị 1×0=0
.

Vậy còn mệnh đề “A hoặc B”? Hoặc David là một cầu thủ hoặc cưỡi chổi là môn thể thao? Với điều này chỉ cần hoặc A đúng, hoặc B đúng thì cả mệnh đề sẽ đúng. Mô hình hóa như trên ta viết lại : “A+B
” như là viết tắt của “A hoặc B”, vậy giá trị chân trị của A+B là giá trị 1+0=1.

Những ý tưởng này vẫn thỏa nếu A và B hoán đổi giá trị chân trị của mỗi mệnh đề, hoặc nếu chúng cùng đúng hay cùng sai. Bảng dưới đây cho ta thấy các giá trị chân trị cho mệnh đề “A và B”, “A hoặc B” cho mọi bộ giá trị của A, B kết hợp lại. Điều đó cho thấy định nghĩa của Boole về các phép tính đại số tương ứng. Điều duy nhất làm cho đại số Boole khác với các loại chúng ta đang sử dụng chính là theo Boole, “1+1=1
” chứ không phải là “1+1=2”, tuy nhiên điều này không quá khó khăn để làm quen với các tính chất đặc trưng của chúng.
Theo Boole, tất cả các câu logic, các phát biểu đều được cấu thành từ các mệnh đề nhỏ hơn, và chúng được nối với nhau qua các toán tử “vàhay “hoặc”, và dĩ nhiên cũng có toán tử “không”, biến các giá trị chân trị thành trị đối lập của nó. Nếu ta nói mệnh đề “David là cầu thủ bóng đá” là đúng thì phủ định (toán tử “không”) sẽ xác định “ David không phải là cầu thủ bóng đá” là sai.

Bây giờ bạn đã nắm rõ được qui luật của đại số Boole, chắc bạn sẽ thích vấn đề dưới đây:

“Tưởng tượng rằng tôi có 3 quầy X, Y và Z, tuy nhiên chúng không được xếp đúng thứ tự này. Có một và chỉ một mệnh đề dưới đây là chính xác:
X màu đỏ
Y không phải màu đỏ
Z không phải màu xanh
Liệu bạn có thể tìm ra chính xác màu sắc của từng quầy?”

Mặc dù có nhiều cách giải quyết vấn đề này, chẳng hạn như thử một vài trường hợp và tìm ra qui luật. Tuy nhiên, Boole cho rằng có một cách tiếp cận có hệ thống và có thể giải quyết một lượng vấn đề lớn hơn, phức tạp hơn. Đối với bài toán trên, có lẽ bạn đã nhận ra các mệnh đề quan trọng giúp bạn giải quyết vấn đề. Ví dụ X có thể là màu Đỏ, Trắng hoặc Xanh, do đó mệnh đề “X Đỏ hoặc X Trắng hoặc X Xanh” là đúng với chân trị là 1. Tương tự vậy, các mệnh đề “X Đỏ hoặc Y Đỏ hoặc Z Đỏ” cũng có trị 1, hiển nhiên mỗi màu chỉ ở một quầy và một quầy chỉ có một màu nên các mệnh đề như “X và Y màu Đỏ” hay “ X màu Xanh và Trắng” đều sai nên nhận trị 0.

Với phương án này, tôi sẽ đễ bạn thiết lập các định đề và sử dụng phương pháp tiếp cận kiểu Boole để giải quyết vấn đề trên.

III. SỰ PHỐI HỢP XUYÊN THẾ KỈ
Hơn 70 năm sau cái chết của Boole, cách tiếp cận nhị phân (chỉ với hai kí số 1 và 0) đã tìm được một ứng dụng mạnh mẽ, khi mà các nhà toán học và kĩ sư như Claude Shannon nhận ra rằng các kí số này mô tả mạch điện một cách hoàn hảo. Đễ hình dung ra vấn đề này, ta tưởng tượng một mạch điện với hai bộ phận chuyển mạch và một bóng đèn gắn liền trong mạch. Bóng đèn sẽ sáng lên nếu có dòng điện đi qua, ngược lại thì đèn tắt. Mỗi công tắc có thể đóng (bật) hoặc mở (tắt). trong hình bên trái phía dưới, đèn sẽ sáng lại nếu nếu cả hai công tắc đang đóng. Trong hình bên phải, đèn sẽ sang nếu một trong hai công tắc được bật lên.

Các kĩ sư (trong đó có Shannon) nhận ra rằng họ có thể đặt kí số 1 cho trạng thái bóng đèn “bật” và 0 cho trạng thái bóng đèn “tắt”. Viết rõ ra các kết hợp 0 và 1 cho các thiết bị công tắc và trạng thái tương ứng của đèn, bạn nhận được chính xác bảng chân trị của “Hoặc” với bảng mạch bên trái, “Và” với bảng mạch bên phải.
Việc sử dụng một công tắc biến tần cho phép dòng điện đi qua khi công tắc mở, bạn có thể mô phỏng lại các bảng chân trị của phép “Phủ định”.

Thực hiện việc này mang một ý nghĩa quan trong đối với các kĩ sư khi họ có thể sử dụng phương pháp đại số Boole trong việc đơn giản hóa các mạch phức tạp.

Không dừng lại ở đó, Shannon vẫn còn tiến xa hơn: ông đề nghị rằng mọi loại thông tin (bao gồm cả từ ngữ lẫn hình ảnh, âm thanh) có thể được mô tả bằng các chuỗi số 0 và 1 (trong thực tế, Shannon cũng đã đề xuất phổ biến các chuỗi bit mà chúng ta thường dùng để mô tả chữ số ngày nay). Vì việc có thể dễ dàng mô tả các mệnh đề “Và”,“Hoặc”,”Không” cho các mạch điện tử, bạn có thể thực hiện các công việc mang tính logic lien quan đến xử lý thông tin. Đó là cơ sở để các bộ xử lý trung tâm (CPU) hiện nay phát triển lên.

Dù thế nào đi nữa, không thể phủ nhận được rằng những tiện ích bạn đang sử dụng ngày nay đều dựa trên hệ thống nhị phân và phương pháp đại số logic Boole - một người đàn ông đã sống, đã chết nhiều năm trước khi bóng đèn được tung vào thị trường và đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển mạch điện hiện đại của chúng ta ngày nay.

Nguồn: https://plus.maths.o...nt/george-boole
Người dịch: Nguyễn Văn Sáng Hồng - Thành viên Chuyên san EXP.

Google vinh danh người đặt nền tảng cho công nghệ điện toán

Ngày hôm qua (02/11), Google đã thay đổi bộ Doodle (hình ảnh hiển thị ở trang chủ) của họ để vinh danh George Boole, người sáng tạo ra Đại số Boole.
Tên của Boole rất quen thuộc với những người chuyên môn tin học. Nhưng nếu vẫn không thể nhớ ra ông là ai thì bạn chỉ cần nhớ ông là người đã đặt nền móng để tạo ra chiếc máy tính. George Boole sinh ngày 2/11/1815 tại Anh. Tuy không được đi học đầy đủ, với trí thông minh của mình ông đã trở thành giáo viên tại một trường học địa phương khi mới 16 tuổi, sau đó tự mở một ngôi trường ở tuổi 19. Tới năm 1849, ông chuyển tới Ai Len và trở thành giáo sư toán tại Đại học vùng Cork (Queen's College).
Google vinh danh người sáng tạo ra Đại số Boole
Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông có tên The Laws of Thought (Tạm dịch: Định luật tư duy) được xuất bản năm 1954, cung cấp những nền tảng về toán học để giải quyết các vấn đề logic. Trong cuốn sách này ông cũng làm rõ những vấn đề cơ bản để tạo nên Đại số Boole, một môn đại số chỉ gồm hai biến là Đúng (True) và Sai (False).
Đại số Boole chỉ có ba phép "tính" cơ bản: Và (AND), Hoặc (OR), Không (NOT). Ba phép tính này giúp cho các vấn đề logic có thể được diễn giải bằng toán học. Hai giá trị Đúng và Sai, sau này được lượng hóa thành 1 và 0 cùng các phép tính trên đã trở thành nền tảng để những nhà toán học như Claude Shannon phát triển nên những nguyên lý cơ bản của mạch điện tử, và tất cả những thiết bị số mà chúng ta dùng hôm nay đều xuất phát từ đó.
Google vinh danh người sáng tạo ra Đại số Boole
Để hiểu rõ làm thế nào Đại số Boole có thể tạo ra cả một kỷ nguyên mới của con người, có thể bạn sẽ phải mất vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên nếu muốn hiểu ba phép tính cơ bản đó hoạt động như thế nào, hãy quan sát tấm ảnh động của Google. Năm chữ cái (trừ chữ G thứ hai) hoạt động như những bóng đèn, với các lệnh được định sẵn. x và y là hai giá trị định sẵn, và các lệnh sẽ được thực thi khi một trong hai ô (của chữ G) sáng lên. AND có nghĩa là đèn sáng cả hai giá trị cùng đạt, OR là một trong hai giá trị đạt, còn XOR là chỉ một trong hai đạt.
Ít người biết rằng Boole có thể là nguyên mẫu của nhân vật Giáo sư Moriarty, kỳ phùng địch thủ của thám tử Sherlock Holmes trong bộ tiểu thuyết của Sir Arthur Conan Doyle. Giáo sư Des MacHale của Đại học Cork, người viết tiểu sử về Boole cho rằng giữa hai người có sự tương đồng khi Moriarty cũng là một nhà toán học, và giảng dạy tại một đại học tỉnh lẻ. Những nghiên cứu của Moriarty trong bộ tiểu thuyết cũng có nhiều sự liên hệ với các nghiên cứu ngoài đời của Boole.
Mọi nhà khoa học máy tính, nhà toán học, kỹ sư điện hay người nghiên cứu logic trên Trái đất này đều biết đến George Boole. Nếu như mối liên hệ giữa Boole và Moriarty có cơ sở, những người yêu văn học cũng sẽ biết đến ông.
Anh Minh

Google tưởng nhớ người đặt ra nền móng ngôn ngữ lập trình

Phi Long (Dịch)-Thứ hai, ngày 02/11/2015 16:58 GMT+7
Google thay áo nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh người đặt nền móng cho các ngôn ngữ lập trình

VTV.vn - Hôm nay (2/11), Google đã thay đổi hình ảnh doodle để kỷ niệm 200 năm ngày sinh của George Boole, người đặt nền móng cho các ngôn ngữ lập trình ngày nay.

Khi truy cập vào trang chủ của Google, người dùng sẽ nhận thấy hình ảnh đại diện đã được thay đổi bằng doodle mới với những thuật toán cơ bản như: x AND y, x XOR y, x OR y, NOT y, NOT x. Hình ảnh này được Google thay thế nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà toán học nổi tiếng George Boole.

Doodle mới của Google nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của George Boole
Doodle mới của Google nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của George Boole
George Boole là một nhà toán học, logic học và triết học có nhiều cống hiến trong lịch sử. Đặc biệt, thuyết logic Boolean của ông đã đặt nền móng cho các ngôn ngữ lập trình hiện nay. Có thể thấy di sản mà ông để lại có mặt ở khắp mọi nơi, từ các mạch điện tử, các mạch điều khiển cho tới các thiết bị lưu trữ, máy tính và các thiết bị truyền thông, góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao kiến thức và tăng cường khả năng liên lạc trong đời sống hàng ngày.
George Boole sinh ngày 2/11/1815, được mệnh danh là thần đồng từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, Boole không thể vào đại học và bị buộc phải rời khỏi ghế nhà trường vào năm 16 tuổi do việc kinh doanh giày của bố ông thất bại. Boole đã phải làm trợ giảng và đến năm 20 tuổi, ông đã có thể mở trường học của riêng mình. Ở tuổi 24, Boole đã phát hành bài báo đầu tiên với tiêu đề “Researches on the Theory of Analytical Transformations” (Các nghiên cứu trên lý thuyết về biến đổi tích phân), được đăng trên Tạp chí toán học Cambridge. Sáu năm sau đó, vào năm 1847, Boole cho ra đời cuốn sách đầu tay mang tựa đề “The Mathematical Analysis of Logic” (Phân tích logic toán học), giới thiệu về “logic biểu tượng”. Theo đó, các ký hiệu toán học được sử dụng để đại diện cho các lớp hoặc các nhóm đối tượng toán học.
Năm 1849, Boole được bổ nhiệm làm giáo sư toán học đầu tiên tại trường Queen’s College, Cork, nay là Đại học University College Cork (UCC), tại Ireland. Năm 1854, ông mở rộng nghiên cứu của mình sang lý thuyết về xác suất và cho ra đời một khái niệm mới là xác suất toán học.
Boole qua đời ở tuổi 49 do viêm phổi vào năm 1864, sau khi ông đi bộ hơn 3 km trong trời mưa giá buốt và tiếp tục giảng dạy trong tình trạng quần áo đang mặc vẫn ướt.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

Sinh viên Đại học FPT tìm hiểu về “cha đẻ” đại số George Boole

Trong khuôn khổ lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Đại học FPT và Đại học Cork (Ireland), Giáo sư Micheal Murphy đã dành thời gian để nói chuyện với sinh viên Đại học FPT về George Boole – nhà toán học vĩ đại, cha đẻ của đại số Boole vào sáng 19/03.
 
Giáo sư Micheal Murphy – Chủ tịch Trường UCC hào hứng kể về những thành tựu của George Boole.
Trong buổi nói chuyện, giáo sư Micheal Murphy (Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Cock – UCC) đã chia sẻ với sinh viên Đại học FPT về cuộc đời, sự nghiệp cũng như những đóng góp to lớn của George Boole với sự phát triển của toán học, công nghệ thông tin trên toàn thế giới. Nói đến George Boole là nói đến tác phẩm “Những quy luật của tư duy“ mà sau này được biết đến với tên gọi Đại số Boole. Tất cả thiết bị công nghệ điện tử, các ứng dụng phần cứng hay phần mềm đều hoạt động dựa trên ứng dụng của Đại số Boole. Những câu chuyện về tuổi thơ nghèo khó của “tượng đài toán học” cũng được Giáo sư Micheal Murphy chia sẻ một cách chân thực, cởi mở.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ireland tại Việt Nam – Ngài Damien Cole (trái) – cũng đến tham dự và bị lôi cuốn vào bài nói chuyện. Đây là lần thứ hai ngài đại sứ ghé thăm Đại học FPT.
Nhấn mạnh tầm quan trọng cho những cống hiến của “cha đẻ” đại số, giáo sư Giáo sư Micheal Murphy nói: “Những đóng góp cho nền văn minh nhân loại của George Boole là vô cùng to lớn, nhưng thực tế là tên tuổi của ông lại không được biết đến rộng rãi. Chúng tôi muốn và phải thay đổi nghịch lý đó bằng những việc làm cụ thể trong năm 2015 này để chào mừng 200 năm ngày sinh của ông”.
Cũng trong buổi chia sẻsinh viên Đại học FPT được tìm hiểu về Đại học Corktrường đại học Ireland đầu tiên xếp hạng 5 sao QS Stars toàn cầu. Nhiều sinh viên cũng đặt câu hỏi bày tỏ mong muốn du học tại ngôi trường tốt nhất Ireland, các chính sách học bổng, chương trình sau đại học…

Các bạn sinh viên Đại học FPT hào hứng đặt các câu hỏi về nhà toán học vĩ đại và về trường UCC.
Buổi sáng cùng ngày, ngài Damien Cole, Đại sứ Ireland tại Việt Nam và đoàn đại biểu Trường Đại học Cork đã tham quan cơ sở vật chất của Trường Đại học FPT. Đặc biệt, nước bạn cực kỳ ấn tượng khi ghé thăm một lớp học về nhạc cụ dân tộc của sinh viên Đại học FPT.

Ngài Micheal Murphy trao cuốn sách của trường UCC viết về George Boole cho TS. Phan Phương Đạt – Phó hiệu trưởng Trường Đại học FPT.
Việc ký kết thỏa thuận hợp tác với trường UCC tạo điều kiện cho sinh viên Đại học FPT tiếp cận thêm nhiều môi trường học tập hàng đầu thế giới, nơi gắn liền tên tuổi những nhà khoa học làm thay đổi thế giới. Đây cũng là cơ hội dành cho các bạn sinh viên muốn tiếp tục nâng cao học vấn của mình, tham gia vào các hoạt động giao lưu văn hóa xuyên quốc gia theo định hướng Go Global của Đại học FPT.
Về nhà toán học George Boole, ông sinh ngày 02-11-1815 trong một nhà đình nghèo tại Lincoln UK. Bố ông là thợ đóng giày nhưng cũng là một nhà khoa học nghiệp dư. Boole bắt đầu quá trình học tập của mình từ năm 2 tuổi, ông chỉ học toán với cha và sau đó hoàn toàn tự học. Ông học tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp, tiếng Pháp rồi tiếng Đức, việc học rất nhiều thứ tiếng giúp ông có thể đọc, nghiên cứu và tiếp thu tinh hoa toán học của tất cả các nước. Năm 24 tuổi, ông được nhận vào làm tại Cambridge & Dublin Mathematical Journal – một tờ báo danh tiếng, nghiêm túc về toán học. Cũng trong năm này, ông tự mở một trường tư tại quê nhà ở Lincoln. Năm 1841, George Boole phát triển Thuyết bất biến (Invariant theory) mà sau này trở thành cảm hứng để Albert Einstein viết nên Thuyết vạn vật hấp dẫn đình đám. Năm 1849, ông trở thành Giáo sư Toán của Trường Đại học do Nữ hoàng Anh lập nên (sau này đổi tên thành UCC ), tại đây ông đã viết tác phẩm “ Những quy luật của tư duy” mà mọi người vẫn biết đến với tên gọi Đại số Boole.

41-Alfred Nobel
Alfred_Nobel_1195.jpg 
1833-1896
Thụy Điển
Hóa Học, Phát Minh

Alfred Nobel và lịch sử giải Nobel huyền thoại

0 Cao Anh Lâm (Theo Hubpages)
ANTĐ Nhắc tới giải thưởng Nobel, không thể nhắc tới người đã khai sinh ra nó – nhà khoa học và nhà phát minh nổi tiếng người Thụy Điển, Alfred Nobel. 
Alfred Nobel sinh ngày 21-10-1833 tại Stockholm, Thụy Điển. Cha của ông là một kỹ sư đồng thời cũng là một nhà phát minh có tài. Không may là việc làm ăn của ông không mấy thuận lợi và không lâu sau khi Alfred ra đời, ông bị buộc phải thôi việc.

Quyết tâm cứu gia đình mình, ông cùng vợ và ba người con trai chuyển tới Nga sinh sống bằng việc cung cấp các trang thiết bị cho quân đội Nga. Công việc trở nên vô cùng thuận lợi và nhờ đó, cậu bé Alfred được hưởng sự giáo dục tốt nhất từ các gia sư riêng mà cha mẹ thuê về dạy học.

Thời thơ ấu

ảnh 1
Chân dung Nobel


Khi còn nhỏ, Alfred Nobel học về 3 chuyên ngành là khoa học, văn học và ngoại ngữ. Ông có thể đọc viết thông thạo nhiều ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ là Thụy Điển, tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức vào năm 17 tuổi. Sau này, cha ông quyết định cho ông theo học ngành kỹ sư và đã gửi ông sang Pháp, nơi hiện đứng đầu thế giới về lĩnh vực cơ khí tại thời điểm đó, để theo học.

Ông theo học ngành kỹ sư hóa. Trong quá trình theo học ông gặp một nhà hóa học trẻ người Ý tên là Ascanio Sobrero, anh này đã sáng chế ra một loại chất nổ dễ bay hơi tên là nitroglycerine. Sobrero đã giới thiệu chất này với Nobel, đồng thời giải thích cho ông hiểu ràng nếu sản xuất được chất này sẽ là một đề tài nghiên cứu thú vị nhưng đồng thời cũng sẽ là mối nguy lớn nếu sử dụng nó trong thực tế.

Tuy nhiên, Alfred không nghĩ vậy và ông bắt đầu tiến hành các thí nghiệm với chất này. Những thí nghiệm của ông đã dẫn tới việc sáng tạo một loại chất có ảnh hưởng to lớn tới các ứng dụng quân sự và dân sự sau này: thuốc nổ.

Trở lại Thụy Điển

Sau khi hoàn thành việc học tại Paris, ông trở lại Nga. Tại đây, ông đã giải thích cho cha mình về chất nổ mà người bạn Ý đã nghiên cứu. Họ đã cùng nhau làm các thí nghiệm và khám phá tác dụng của loại chất này với hy vọng chế tạo một thứ gì đó có tính thương mại cao. Trong quá trình tiến hành các thí nghiệm này, họ đã gặp phải khá nhiều sự cố nghiêm trọng, đặc biệt là cái chết của người em trai út, Emil.

ảnh 2
Phòng thí nghiệm của Alfred Nobel


Không lâu sau cái chết thương tâm của em trai, hai người anh cả trong gia đình Nobel ở lại Nga để tiếp tục việc kinh doanh phát triển. Cha, mẹ và Alfred quay trở lại Thụy Điển sinh sống.

Chính thức phát minh ra thuốc nổ

Bất chấp những hậu quả từ các thí nghiệm tại Nga, Alfred tiếp tục thí nghiệm với chất nitroglycerine. Sau cùng, ông chế tạo thành công một loại chất nổ khó bay hơi và dễ kiểm soát hơn trong khi vẫn duy trì được hiệu quả như ở dạng ban đầu. Năm 1886, ông công bố các kết quả thí nghiệm và gọi chất này là dynamite (thuốc nổ). Sau đó ông tiếp tục sáng chế ra kíp nổ để có thể kích nổ từ xa một cách an toàn.

Học được những kiến thức kinh doanh từ cha, Alfred Nobel nhanh chóng xin cấp bằng sáng chế cho thuốc nổ và phát triển một doanh nghiệp chuyên kinh doanh sản phẩm này. Quân đội các nước rất mong muốn sử dụng loại vũ khí mới này, tuy nhiên họ cũng gặp phải nhiều bất tiện vì thuốc nổ phải được đặt đúng tại vị trí mong muốn sau đó mới dùng dây dẫn cháy để cho nổ. May mắn là chỉ vài năm sau, những cải tiến đã được thực hiện và Alfred nhanh chóng trở thành một thương nhân giàu có.

ảnh 3
Phát minh ra thuốc nổ 


Nhu cầu thuốc nổ tăng cao không ngừng. Nó được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như khai thác đá, khai quật, xây dựng đường hầm và phá đá để mở đường cao tốc và đường sắt phục vụ cho giao thông và vận chuyển hàng hóa nặng cũng như các nhu yếu phẩm khác.

Việc kinh doanh thuận lợi giúp Alfred mở tới 90 nhà máy sản xuất thuốc nổ tại 20 quốc gia trên thế giới. Trước khi ông qua đời tại nhà riêng ở San Remo, phía Bắc Italia, ông đã tích lũy được một khối tài sản đáng kinh ngạc. Ông không kết hôn và dành cả cuộc đời mình làm các thí nghiệm hóa học. Ông qua đời trong yên bình vào ngày 10-12-1896.

ảnh 4
Huy chương Nobel


Trong di chúc của mình ông mong muốn sẽ có một giải thưởng được trao cho những người có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực Vật lý, Hóa học và Dược phẩm. Thêm vào đó, ông cũng muốn trao giải thưởng trong lĩnh vực Văn học và Hòa bình cho những cá nhân có đóng góp trong việc phát triển mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia. Giải Nobel đầu tiên được trao năm 1901, 5 năm sau ngày Nobel qua đời.

Lễ trao giải Nobel

Lễ trao giải Nobel được diễn ra tại Thụy Điển vào ngày 10-12 hàng năm, nhân dịp kỷ niệm ngày mất của ông. Đức vua Thụy Điển sẽ là người trao giải. Những người nhận giải sẽ được nhận một huy chương có khắc chân dung Alfred Nobel, một bằng chứng nhận và một khoản tiền tính bằng đồng tiền Kronor của Thụy Điển. Giải Nobel Hòa bình cũng được trao vào cùng ngày nhưng là tại Oslo, Na-uy.

ảnh 5
Lễ trao giải Nobel


Dù không nằm trong danh sách ban đầu nhưng sau này, giải Nobel về Kinh tế cũng được thêm vào danh sách trao thưởng. Các giải thưởng chỉ không được trao trong thời kỳ 2 cuộc chiến tranh thế giới khi mâu thuẫn của các quốc gia lên tới đỉnh điểm. Người đoạt giải Nobel trẻ nhất là Lawrence Bragg - 25 tuổi khi ông nhận giải Nobel Vật lý vào năm 1915. Người đoạt giải cao tuổi nhất là Leonid Hurwicz, được trao giải Nobel Kinh tế năm 2007 ở tuổi 90. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng giành giải Nobel Hòa bình năm 2009 vì những nỗ lực của mình để củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc.

Di chúc của Nobel

  • 1 2 3 4 5
  • 3.364
Đã thành thông lệ, khi mỗi năm, vào tháng 10, các giải thưởng Nobel được lần lượt công bố, vinh danh những con người, tập thể có những đóng góp lớn nhất cho lợi ích của nhân loại. Nhưng ít ai biết được những tranh cãi phía sau giải thưởng uy tín nhất thế giới này.
Không được thiên vị
Nobel là nhà bác học nổi tiếng thế giới về nghiên cứu và chế tạo thuốc nổ ở thế kỷ 19. Ông sở hữu 355 hạng mục bản quyền sáng chế phát minh và trên 100 xí nghiệp về thuốc nổ ở nhiều nước trên thế giới. Do vậy, ông được mệnh danh là “vua thuốc nổ”. Những năm cuối đời, Alfred Bernhard Nobel (1833-1896) đã viết 3 bản Di chúc vào các năm 1889, 1893, 1895 về việc xử lý số tài sản của ông sau khi ông qua đời. Bản cuối cùng là bản Di chúc chuẩn được ông gửi vào một ngân hàng ở Stockholm. Nguyên văn:
Người ký tên dưới đây là Alfred Bernhard Nobel. Tôi đã suy nghĩ kỹ càng và công bố Di chúc cuối cùng về việc xử lý số tài sản tôi để lại sau khi tôi qua đời như sau:
Toàn bộ tài sản đó được chuyển thành tiền mặt, người thừa hành của tôi sẽ đầu tư vào chứng khoán một cách an toàn và cấu thành một loại quỹ. Lợi nhuận của quỹ được chia thành 5 phần bằng nhau để thưởng cho những người có cống hiến lớn nhất đối với lợi ích của nhân loại trong năm trước đó, bao gồm: Người có phát hiện hoặc phát minh quan trọng nhất về lĩnh vực Vật lí; Người có phát hiện hoặc cải tiến quan trọng nhất về lĩnh vực Hóa học; Người có phát hiện quan trọng nhất trong lĩnh vực Sinh lí hoặc Y học; Người từng sáng tác tác phẩm văn học kiệt xuất nhất theo khuynh hướng chủ nghĩa lí tưởng; Người từng có cống hiến lớn nhất hoặc tốt nhất đối với việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa các nước, việc loại bỏ hoặc cắt giảm binh bị, quân đội và trong các hội nghị hoà bình.
Nhà bác học nổi tiếng thế giới Alfred Bernhard Nobel
Nhà bác học nổi tiếng thế giới Alfred Bernhard Nobel (Ảnh: lucidcafe)
Viện khoa học Hoàng gia Thụy Điển xét trao tặng đối với giải vật lí và giải hóa học; Viện y học Stockholm xét trao tặng đối với giải sinh lí hoặc y học; Viện văn học Thụy Điển Stockholm xét trao tặng đối với giải văn học; Giải hòa bình do một ủy ban gồm 5 người được nghị viện Na Uy cử ra để xét trao tặng.
Ước muốn rõ ràng nhất của tôi là: khi xem xét để trao giải thưởng cho những nhân vật nêu trên hoàn toàn không thiên vị về quốc tịch của người đó, bất kể họ có phải là người Scandinavia hay không (Thụy Điển ở về phía Đông của bán đảo Scandinavia ở Bắc Âu - NV), chỉ cần họ xứng đáng.
Việc lập những giải thưởng nêu trên là nguyện vọng bức thiết nhất của bản thân tôi.
Đây là bản Di chúc có hiệu lực duy nhất của tôi. Sau khi tôi qua đời, nếu phát hiện những bản di chúc khác trước đó về xử lý tài sản của tôi thì những bản di chúc ấy đều vô hiệu.
Alfred Bernhard Nobel
Ngày 27 tháng 11 năm 1895
Năm 1968, nhân kỷ niệm 300 năm ngày thành lập Ngân hàng Thụy Điển, Ngân hàng này đã xuất tiền lập giải Nobel kinh tế, gọi là “Giải kinh tế học kỷ niệm Nobel” nhằm trao cho những nhân vật có cống hiến lớn trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế. Giải này được trao từ năm 1969 cùng thời điểm trao các giải Nobel khác trong năm.
Tranh cãi
Sau khi bản Di chúc của Nobel được công bố, lập tức gây nhiều tranh luận ở Thụy Điển, nhất là trong giới luật sư và báo chí. Khi đó người viết Di chúc đã yên nghỉ dưới suối vàng được hai năm.
Nobel logo (Ảnh: cnn.com)Nhiều tờ báo đăng bài khuyến khích những người họ hàng thân thuộc của Nobel làm đơn thưa kiện. Họ cho rằng Nobel là người Thụy Điển nhưng trong bình xét giải thưởng ông chẳng có chút ưu ái gì đối với người Scandinavia. Hơn nữa, giải Hoà bình ông lại giao cho Na Uy bình xét và trao giải, điều này phương hại đến lợi ích của Thụy Điển. Một số thành viên trong Đảng xã hội dân chủ Thụy Điển thì cho rằng Nobel dùng tài sản của mình lập giải thưởng để thưởng cho những nhân vật kiệt xuất, nhưng thực ra tài sản của Nobel có được là nhờ công sức của nhiều người lao động và khoáng sản tự nhiên, đáng ra phải chia đều cho các thành viên trong xã hội Thụy Điển.
Một số luật sư thì cố soi vào những sơ hở trong bản Di chúc nhằm vô hiệu nó. Họ cho rằng, bản Di chúc này không nêu rõ người lập Di chúc là công dân nước nào; do đó, khó xác định được cơ quan chấp pháp của nước nào có thẩm quyền phán quyết tính hợp pháp của bản Di chúc, càng không thể xác định được chính phủ nước nào đứng ra tổ chức ủy ban giải Nobel.
Trên thực tế thì Nobel là “người của thế giới”. Ông sinh ra ở Thụy Điển nhưng trưởng thành ở Nga, hoạt động sáng tạo khắp toàn cầu rồi qua đời ở Ý. Những năm cuối đời ông không mang quốc tịch nước nào.
Các luật sư còn nêu ra một số điểm sơ hở khác như trong Di chúc không nêu rõ toàn bộ tài sản của Nobel do ai quản lý, không chỉ định đích danh ai đứng ra thành lập quỹ đó, do vậy người thừa hành thực hiện Di chúc không có quyền thừa kế số tài sản đó và không thể tồn tại một tổ chức thừa kế quỹ giải thưởng.
Điều làm nhiều người ngạc nhiên là, theo Di chúc của Nobel thì Viện khoa học Hoàng gia Thụy Điển bình xét giải Vật lí và giải Hóa học, nhưng vị Viện trưởng Viện này khi đó lại đề nghị tài sản của Nobel không nên dùng làm quỹ giải thưởng mà nên tặng cho Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển...
Do sự cố gắng của những người thừa hành Di chúc, cuối cùng, ngày 21-5-1898, Quốc vương Thụy Điển đã tuyên bố bản Di chúc của Nobel có hiệu lực, ngày 29-6-1900, Quốc hội Thụy Điển đã thông qua Điều lệ giải Nobel.
Ngày 10-12-1901, nhân kỷ niệm 5 năm ngày mất của Nobel, giải Nobel đầu tiên đã được trao. Và từ đó đến nay, hàng năm giải này luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người trên thế giới.
 NGUYỄN THÀNH TUỆ (tổng hợp)
Phần thưởng các giải Nobel đều bằng nhau. Giải gồm một Giấy chứng nhận, một huy chương bằng vàng 23K nặng khoảng nửa Pound (1 pound = 0.4536 kg) và một chi phiếu tiền thưởng. Tiền thưởng thay đổi theo thời gian; năm đầu tiên (1901) là 150.000 Krona (tiền Thụy Điển, khoảng 42.000 USD); năm 2006 khoảng 1,4 triệu USD.
Dự kiến xét và công bố giải thưởng năm nay:
  • 2-10: Y học
  • 3-10: Vật lí
  • 4-10: Hoá học
  • 5-10: Văn học
  • 9-10: Kinh tế
  • 13-10: Hòa bình
Cập nhật: 03/10/2006 Theo Tuổi trẻ

Chính Alfred Nobel cũng là nhà phát minh có tài

  • 1 2 3 4 5
  • 3.290
Chính con người đã hiến tặng 94% tài sản của mình để sáng lập ra “Giải thưởng Nobel” nhằm tôn vinh những sáng tạo cống hiến cho loài người - Alfred Nobel, gần 150 năm trước cũng là một nhà sáng chế phát minh có tài.

Alfred Nobel sinh ngày 21, tháng Mười, năm 1833 tại Stockholm, Thụy Điển. Ông là người con thứ ba trong gia đình có truyền thống về kỹ thuật và hóa học.

Alfred Nobel
Cha ông, Immanuel Nobel, người đã phát minh ra công nghệ ép gỗ hiện đại và có những cải tiến thủy lôi, giúp cho Nga có những lợi thế trên biển trong cuộc Chiến tranh Crimean. Anh trai ông, Lugvic Nobel, trùm dầu mỏ ở Baku, chế tạo thành công thùng chứa và đường ống dẫn dầu.

Gia đình ông còn sở hữu một nhà máy lớn sản xuất khí tài cho quân đội Nga tại Helenborg, Stockholm. Tuy vậy, sau thất bại của Đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Crimean, Sa hoàng Aleksandr II đã quyết định cắt giảm ngân sách dành cho quân đội và điều này đã làm cho nhà máy của cha Nobel điêu đứng.
Một thời gian sau đó, Immanuel Nobel bắt đầu nghiên cứu chế tạo nitroglycerin, một loại chất hóa học mới có sức công phá lớn. Ông thường nghiên cứu cùng với các con trai mình tại nhà máy. Mặc dù vậy, nitroglycerin là hợp chất hóa học ở dạng lỏng, nhạy nổ và rất nguy hiểm. Chính điều này đã dẫn đến cái chết của em trai Nobel, Emil Oskar Nobel, trong một vụ nổ tại nhà máy khi Emil đang cố gắng điều chế nitroglycerin.

Điều này đã thôi thúc Alfred Nobel tìm ra cách chế tạo hợp chất hóa học này một cách an toàn hơn. Và sau những cố gắng không biết mệt mỏi cùng những hiểm nguy trong quá trình thí nghiệm, cuối cùng Alfred Nobel đã tìm ra phương pháp chế tạo an toàn nitroglycerin.

Dù vậy, nitroglycerin nguyên chất vẫn rất nguy hiểm. Một lần nữa, bài toán này lại thôi thúc Nobel tìm ra cách chế tạo một loại thuốc nổ mới từ nitroglycerin ở dạng an toàn hơn nữa. Cuối cùng, vào năm 1866, ông đã chế tạo thành công Dynamite, một loại thuốc nổ nitroglycerin an toàn. Sau khi công bố phát minh vĩ đại này, Nobel nhận được bằng sáng chế tại Anh vào 7/5/1867 và tại Thụy Điển vào 19/10/1867. Bằng công nhận sáng chế nitroglycerin của Nobel, năm 1864.

Phòng thí nghiệm hóa học. Ảnh minh họa.
Dynamite được bán ra thị trường đầu tiên là hỗn hợp dẻo của nitroglycerin và nitrocellulose. Loại thuốc nổ này được bán ở dạng gậy dài 20cm, đường kính 2.5cm hoặc một số kích cỡ khác, được kích nổ bằng ngòi dẫn. Đến năm 1868, Alfred Nobel đã thay nitrocellulose bằng đất tảo cát (tên khác: bọt biển) làm chất bán dẫn. Cải tiến này đã làm cho Dynamite trở nên ổn định hơn và được sử dụng một cách rộng rãi trong xây dựng và khai thác hầm mỏ. Sau này, ông còn phát minh ra một số loại thuốc súng nitroglycerin, nổi bật trong số đó là ballistite, một loại thuốc súng không khói.

Những phát minh này cộng với việc khai thác các giếng dầu ở Baku của anh em ông đã đem lại cho ông những khoản lợi nhuận kếch xù.

Năm 1888, một tờ báo của Pháp đã nhầm lẫn Nobel với cái chết của anh trai ông, Lugvic Nobel. Bản cáo phó “Nhà buôn cái chết đã chết” viết rằng: “Tiến sĩ Alfred Nobel, người đã trở nên giàu có sau khi phát minh ra cách thức giết chết con người nhanh hơn bao giờ hết đã qua đời ngày hôm qua”. Đây được cho là cho là lý do chính cho sự phiền muộn của Nobel trong những năm cuối đời và khiến ông quyết định hiến tặng 94% tài sản của mình (khoảng 4,22 triệu USD khi đó) để sáng lập ra “Giải thưởng Nobel” nhằm tôn vinh những sáng tạo cống hiến cho loài người.

Alfred Nobel qua đời ngày 10, tháng 12, 1896 tại Sanremo, Ý, do một cơn đột quỵ. Nhiều năm sau cái chết của ông, người ta vẫn còn tranh cãi về công dụng của thuốc nổ dynamite cũng như sức tàn phá của nó trong chiến tranh. Nhưng một điều không thể phủ nhận rằng thuốc nổ dynamite của Nobel đã giải phóng sức lao động cho con người, tạo ra các bước tiến vượt bậc trong xây dựng đường xá cũng như việc khai thác hầm mỏ.
Cập nhật: 14/10/2009 Theo Vietnamnet

Alfred Nobel - không chỉ là nhà khoa học: Kỳ 1: Những đóng góp vĩ đại cho nhân loại

Năm tháng tuổi thơ

Ông Alfred Nobel
Có thể nói, tuổi thơ của cậu bé Alfred Nobel không phải là những ngày tháng ngọt ngào và êm đẹp như bao đứa trẻ khác. Vào ngày 21-10-1833, ngày mà cậu bé Alfred Nobel chào đời cũng chính là ngày cha cậu, ông Immanuel Nobel, một kỹ sư có tiếng tại Stockholm, Thụy Điển gặp phải các vấn đề về vật liệu xây dựng và buộc phải phá sản. Còn về bản thân Alfred cũng là một đứa bé vô cùng yếu ớt ngay từ lúc lọt lòng nên trong khi các anh trai của cậu đã đi học được một thời gian thì cậu vẫn phải nằm trên giường chiến đấu với các căn bệnh trong sự bảo bọc của người mẹ. 
Khi Alfred lên bốn, cha cậu quyết định đưa gia đình đến Phần Lan rồi sau đó là Nga để có thể bắt đầu một cuộc sống mới. Để có thêm khoản thu nhập phụ giúp cho chồng, bà Andrietta Nobel mở một cửa hàng tạp hóa và công việc của bà cũng phần nào giúp gia đình vượt qua khoảng thời gian khó khăn lúc bấy giờ. Tình hình trở nên khả quan hơn khi sau đó ông Immanuel cũng bắt đầu có được những thành công nhất định trong công việc hợp tác mua bán vũ khí với Chính phủ Nga. Cũng chính vì vậy mà sau đó gia đình của Immanuel đến sinh sống tại một khu vực tư sản cao cấp. Đến năm 17 tuổi, chàng trai Alfred Nobel đã thông thạo năm thứ tiếng bao gồm Thụy Điển, Anh, Đức, Nga, Pháp. Dù dành một tình yêu rất lớn cho văn học nhưng Alfred vẫn không hề làm trái mong muốn của cha, cậu hoàn thành các khóa học về hóa học tại Paris, ý, Đức và Hoa Kỳ rồi trở về giúp đỡ công việc kinh doanh của cha mình, lúc bấy giờ đã quay lại Thụy Điển. Kể từ thời điểm này, toàn bộ thời gian và tâm huyết của ông đều dành cho các nghiên cứu hóa học, mà đặc biệt ông vô cùng thích thú với nitroglycerin, một loại hợp chất dùng để chế tạo thuốc nổ. Tại phòng thí nghiệm ở Stockholm, ông làm việc quần quật 16 tiếng một ngày, bỏ ngoài tai sự nghi kỵ, bàn tán của những người láng giềng. Trải qua nhiều thử nghiệm cũng như thất bại xung quanh những nghiên cứu có liên quan đến thuốc nổ, cuối cùng ông đã có được những phát minh về một loại chất nổ an toàn và dễ kiểm soát hơn mà ngày nay mọi người vẫn hay gọi bằng cái tên “Dynamite”. Cùng với “Dynamite”, các phát minh sau đó đã mang lại cho ông tiếng tăm cũng như rất nhiều của cải. Ông xây dựng rất nhiều công ty cũng như phòng thí nghiệm tại nhiều quốc gia trên thế giới và cũng được xem là một trong những người giàu nhất thế giới lúc bấy giờ.      
Những phát minh và giải thưởng Nobel
Ngày nay, giải thưởng Nobel trên thực tế không có nhiều giá trị về mặt vật chất mà thiên về hướng tinh thần, nó là nguồn động lực giúp các nhà khoa học, các nhà văn hay các nhà hòa bình trên toàn thế giới tiếp tục thực hiện các nghiên cứu và đóng góp thêm vào sự phát triển chung và hòa bình cho nhân loại.
Như đã đề cập ở trên, mặc dù đã hoàn tất những nghiên cứu về nitroglycerin trong việc chế tạo thuốc nổ nhưng vì mức độ nguy hiểm của nó nên Nobel đã cẩn thận thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau để cho loại hợp chất nguy hiểm này trở nên ổn định hơn và có thể sử dụng dễ dàng hơn. Đó cũng chính là quá trình mà loại chất nổ Dynamite nổi tiếng được phát minh.
Năm 1866, Nobel thực hiện một thí nghiệm vô cùng nguy hiểm, ông sử dụng ống nghiệm chứa đầy hợp chất, một lượng có thể thổi bay phòng thí nghiệm của ông. Và ngay khi ông chuẩn bị nhỏ một giọt thì ống thí nghiệm chứa hợp chất trượt khỏi tay ông và rơi xuống sàn nhà. Nếu chỉ cần vài giọt nitroglycerin này chạm vào mặt sàn thì một vụ nổ lớn sẽ thổi tung phòng thí nghiệm của Nobel và kể cả những khu vực xung quanh nó. May thay lượng chất nguy hiểm đã rơi vào một thùng mùn cưa và bị hấp thụ. Không muốn lãng phí, Nobel tiếp tục sử dụng loại hỗn hợp này để nghiên cứu và phát hiện ra nhờ vào mùn cưa, hay nói cách khác là khi trở thành dạng rắn thì chất nổ sẽ trở nên an toàn và dễ kiểm soát hơn. Và vào năm 1867 thì Nobel chính thức có bằng sáng chế Dynamite, một loại thuốc nổ có sức công phá rất lớn dùng trong việc mở đường, phá đá, xây dựng các con kênh hoặc trong các công việc phục vụ xây dựng khác. Trên thực tế thì Nobel không hề có ý định sử dụng phát minh của mình trong chiến tranh mà chỉ đơn thuần là giúp cho các công việc kể trên được thuận lợi hơn. Nếu kể đến tội thì phải nói tới các nhà quân sự, các chính quyền quốc gia đã lạm dụng nó vào những mục đích không vốn có của thuốc nổ.
Giải thưởng Nobel là một đóng góp cho nền khoa học thế giới và cũng có thể là sự chuộc tội của Nobel đối với nhân loại. Chúc thư được lập ra tại Ecrin vào ngày 27-11-1895 và có nội dung như sau: “Tất cả gia tài của tôi để lại sẽ dùng làm vốn lấy lời. Tiền lời này sẽ dùng làm phần thưởng cho những ai đã giúp ích cho nhân loại trong năm trước. Tiền lời sẽ được chia đều thành 5 phần, dùng làm các giải thưởng Vật lý học, Hóa học, Y học hay Sinh lý học, Văn chương và sau cùng là giải thưởng cho những ai lo tài giảm binh bị, gây được tình thân hữu giữa các dân tộc và tổ chức được nền hòa bình thế giới. Giải thưởng Vật lý và Hóa học sẽ do Hàn lâm Viện Khoa học Thụy Điển phát, Viện Karolinska tại Stockholm cho giải thưởng về y học hay sinh lý học, Hàn lâm Viện Stockholm sẽ phát giải thưởng về văn chương còn giải thưởng Hòa bình do một hội đồng gồm 5 nhân viên của Nghị viện Na Uy bầu lên”.
Minh Hiền
LTS:  Nhắc tới Alfred Nobel, có lẽ không một ai trong chúng ta không biết đến ông, một nhà khoa học vĩ đại với những đóng góp vô cùng quan trọng cho sự phát triển nhân loại và giải thưởng danh giá mang chính tên của ông, giải thưởng Nobel. Sẽ không đề cập quá nhiều về những phát minh và giải thưởng Nobel danh giá do ông sáng lập ra, loạt bài viết về Alfred Nobel - không chỉ là nhà khoa học sẽ tập trung cung cấp cho mọi người một cái nhìn mới mẻ hơn về nhân cách cũng như cuộc đời đầy thăng trầm của ông.
 
 
 

Alfred Nobel - không chỉ là nhà khoa học: Kỳ 2: Một tâm hồn văn học, thi ca mãnh liệt



Lord  Byron - nhà thơ yêu thích của Nobel
Có thể khi nhắc tới Alfred Nobel, mọi người chỉ biết đến ông như một nhà phát minh thiên tài, hay một nhà tư bản công nghiệp đầy tài năng. Cũng chính vì thế mà niềm say mê đối với lĩnh vực văn học cũng như những tác phẩm văn học, thi ca của ông đã bị lãng quên, hay nói một cách chính xác hơn là đã bị cái bóng (nhà khoa học) quá lớn che khuất.
Tình yêu với văn học
Nhiều người cho rằng, Alfred Nobel sinh ra là để phục vụ cho công việc liên quan đến các phát minh sáng chế, nhưng ít ai biết rằng niềm đam mê thứ hai của ông sau những phát minh ấy chính là văn chương. Ông đã để lại cho thế giới một thư viện với hơn 1.500 đầu sách đủ các thể loại như triết học, thần học, lịch sử, khoa học nhưng chiếm đa số vẫn là các tiểu thuyết văn chương, những tác phẩm nổi tiếng của các tác gia vĩ đại thời bấy giờ. Ngay cả bản thân ông cũng đã từng đặt bút viết những tác phẩm như I ljusasta Afrika (1861 - tiếng Anh: In Brightest Africa), Systrarna (1862 - tiếng Anh: The Sisters), tiểu thuyết châm biếm The Patent Bacillus (1895) và đặc biệt là quyển tiểu thuyết bi kịch Nemesis được xuất bản năm 1896…
Trong những năm tháng tại St. Petersburg, dưới sự giảng dạy của các giáo sư có tiếng do cha của ông là Immanuel mời về, Alfred không chỉ được học các môn như hóa học,vật lý mà còn được truyền đạt các kiến thức về văn học và triết học. Và cậu bé Alfred Nobel đã thể hiện mình là một học sinh sáng dạ phi thường mặc dù có hơi trầm tính. Có lẽ chính tính cách sống nội tâm này khiến cậu tìm đến văn học. Những nhà thơ Anh trữ tình nổi tiếng như Wordsworth, Shelley và Lord Byron là các tác gia yêu thích của ông trong một thời gian rất lâu sau đó.
Sau khi trở về Stockholm vào khoảng năm 1863, những ngày tháng bận rộn nhất của cuộc đời khiến ông phải gác niềm đam mê văn học sang một bên. Nhưng mặc dù phải tập trung hết thời gian và sức lực vào những công trình thí nghiệm, các vấn đề tài chính nhưng thói quen thư giãn của ông chính là đọc sách. Thậm chí là trong một bức thư của ông đã tiết lộ rằng vào những thời điểm mà các công trình nghiên cứu không đạt được kết quả khả quan, ông đã từng muốn từ bỏ công việc lúc bấy giờ để dành hết thời gian còn lại của cuộc đời vào công việc viết văn.
Nobel định cư ở Paris khi ông bước vào tuổi 40. Tại một nơi được gọi là thủ đô của văn hóa này, ông đã được gặp những nhà văn, nhà thơ trẻ có chút tiếng tăm như Pierre Loti, Paul Bourget, Maupassant và đặc biệt là một nhà văn nổi tiếng, cũng là người ông ái mộ nhất, nhà văn Victor Hugo. Họ thường xuyên liên lạc với nhau trong một thời gian, Nobel thỉnh thoảng còn được Hugo mời đến nhà riêng cách nơi ở của Nobel không xa tại khu Bois de Boulogne. Trong sinh nhật lần thứ 83 của Hugo vào năm 1885, Nobel có gửi một bức điện tín để chúc mừng: Vive et vive de longues années... (Tạm dịch là “Kính gửi ngài, cầu mong linh hồn ngài sống mãi để làm cả thế giới mê hoặc, và những lý tưởng hòa bình toàn cầu của ngài sẽ mãi được truyền đạt”). Một sự kiện khác rất quan trọng đó chính là tại đây, ông gặp Bertha von Suttner, người phụ nữ có rất nhiều ảnh hưởng đối với Nobel trong suốt những năm tháng sau đó. Có thể nói Paris và Bertha đã giúp cho niềm say mê văn học của Nobel được sống lại. Trong thời gian Bertha làm thư ký riêng cho mình, Nobel không ngừng trao đổi những vấn đề về văn chương với bà, họ thảo luận về các tác phẩm của các tiểu thuyết gia nổi tiếng cũng như những tác phẩm của chính họ. Họ giữ liên lạc với nhau trong một thời gian dài qua thư từ, cùng thảo luận về các vấn đề hòa bình cũng như về các tác phẩm văn chương.
Trong những năm tháng cuối đời, tình hình sức khỏe không cho phép Noel tham dự quá nhiều vào công việc phát minh cũng như kinh tế và đó cũng chính là khoảng thời gian ông dành cho công việc viết lách của mình. Ông hoàn thành bản phác thảo các tiểu thuyết thuộc nhiều thể loại, trong đó đặc biệt phải kể đến một tiểu thuyết bi kịch hoàn chỉnh và được ông cho xuất bản vào năm 1896 mang tên Nemesis. Khoảng 100 ấn bản được in ra nhưng sau đó đã bị tiêu hủy theo nguyện vọng của người nhà Nobel do tính chất quá bi thảm và đau buồn như chính số phận của nhà văn không chuyên này.
Một tâm hồn thi nhân
Những lúc cảm thấy trong lòng cô đơn, hay mệt mỏi với công việc, Alfred Nobel lại cầm bút để trở thành một thi nhân.
Cô đơn, nỗi khao khát có được một tình yêu đích thực khiến cho những dòng thơ Nobel luôn mang tâm trạng trầm buồn đầy chất tự sự. So với thơ thì ông tỏ ra ít ưu ái hơn, chính xác là ông chỉ dùng thơ để giãi bày cũng như làm nguôi ngoai đi nỗi cô đơn, sự  mệt mỏi với công việc. Ông sáng tác thơ không nhiều, chỉ một số bài thơ viết tay được ông sáng tác rải rác trong suốt cuộc đời của mình từ những năm tháng tuổi trẻ cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời. Một điều đặc biệt cần phải nói đến là phần lớn các bài thơ đặc sắc nhất của ông không viết bằng tiếng mẹ đẻ mà được sáng tác bằng một ngôn ngữ khác, tiếng Anh, những bài dài nhất và có vẻ hoàn chỉnh nhất được sáng tác bằng tiếng Anh theo thể thơ không vần. Ngoại trừ một vài ngoại lệ, phần lớn các bài thơ cũng như các bản phác thảo thơ hoàn chỉnh của ông không được nhiều người biết đến, thậm chí là những người thân cận nhất với ông. Tại sao Nobel lại không cho xuất bản hoặc ít nhất là công bố những tập thơ hay bài thơ của mình? Điều này cũng không có gì là khó hiểu, từ thời còn đi học, Nobel đã là một cậu học sinh ít nói, trầm tính và sống rất nội tâm nên những gì thuộc về riêng tư, như các bài thơ tự sự, ông luôn muốn giữ cho riêng mình, ông bảo vệ những tâm sự của mình một cách “ích kỷ”. Có thể khi nhắc đến Nobel và những bài thơ thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các vần thơ thần bí có phần cao siêu, nhưng ngược lại, ông chỉ viết về những gì thuộc về chính bản thân, một người đàn ông phi thường trong khoa học nhưng cũng là một thi nhân đa dạng trong xúc cảm. Các vần thơ của ông luôn phảng phất sự nội tâm khao khát tình yêu nhưng được thể hiện một cách thông minh và vô cùng tinh tế.
Dù các tác phẩm văn học của Nobel phần lớn đều ở dạng phác thảo và cũng chỉ có một số ít được xuất bản nhưng tâm hồn văn chương của ông là điều không thể chối bỏ. Dành hết cuộc đời cho những phát minh khoa học, các sáng chế vô cùng hữu ích, nhưng Nobel cũng đã dành cho tình yêu văn chương một vị trí đặc biệt trong cuộc đời ông.
Minh Hiền
Đối với Nobel, thơ ca là một nguồn năng lượng cũng như động lực giúp cho ông có thể tiếp tục công việc nghiên cứu và phát minh.

Alfred Nobel - không chỉ là nhà khoa học

Kỳ cuối: Một cuộc đời bất hạnh, cô độc


Di chúc và huân chương của Nobel để lại sau khi ông qua đời
Có lẽ vì những năm tháng cống hiến không biết mệt mỏi cho khoa học, cho những phát minh sáng chế vĩ đại đối với nhân loại mà Alfred Nobel đến cuối cuộc đời vẫn không tìm được một mái ấm gia đình trọn vẹn.
Mối tình dang dở
“Tôi không có được một gia đình làm nơi thả neo, không có bạn để yêu thương, cũng không có kẻ thù để căm ghét”. Đó chính là những gì mà Nobel dùng để nói về cuộc đời của mình. Những công trình nghiên cứu khoa học, các phát minh cũng như các công ty giúp mang lại cho ông một khoản tiền kếch xù nhưng càng giàu có thì khao khát một gia đình êm ấm lại càng trở nên mãnh liệt với ông. Có nhiều người cho rằng ông không tìm hạnh phúc của mình thời tuổi trẻ là do tình cảm quá lớn đối với mẹ khiến ông không thiết tha gì với những người con gái khác. Cũng có một số ý kiến khác cho rằng mối tình đầu đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi với cô gái Pháp khi ông sống tại Paris đã tạo một cú sốc quá lớn khiến ông trở nên lãnh cảm với tình yêu. Cô gái đó là Bertha von Suttner.
Năm 1876, Nobel cho đăng mẩu tin tìm thư ký riêng trên một tờ báo dành cho quý tộc ở thành Vienna (thủ đô nước Áo) với lời rao: “Một người đàn ông đã nhiều tuổi, có học, giàu có, sống ở Paris, xin mời một phụ nữ trung niên, biết vài ngoại ngữ, làm thư ký kiêm quản gia”. Lúc bấy giờ Nobel đã 43 tuổi và là một trong những người giàu có bậc nhất châu Âu. Tuy nhiên, cuộc sống ông chỉ biết đến nghiên cứu và phát minh, ngôi nhà trống trải không có bóng dáng của một người phụ nữ. Lời rao trên báo của ông không chỉ có nghĩa ông cần tìm một thư ký, mà còn muốn tìm một người để trò chuyện và san sẻ những năm tháng tuổi già. Trong số các bức thư trả lời, có thư của cô Bertha Freifrau Kinsky von Wchinitz und Tettau. Vì suy sụp về tài chính, nên dù xuất thân từ dòng dõi quý tộc nước Áo, cô Bertha Kinsky lúc ấy đang phải di dạy thêm để kiếm sống. Nobel đặc biệt chú ý đến thư trả lời của Bertha Kinsky, một ứng cử viên đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn tuyển người của ông. Ngay sau đó ông liền trợ cấp cho Bertha sang Paris và mướn một phòng ở khách sạn Grand Hotel cho cô ở. Ngay lần gặp gỡ đầu tiên cả Nobel lẫn Bertha đều có thiện cảm với nhau. Ngay cái nhìn đầu tiên, Nobel đã bị hút hồn bởi phong cách điềm đạm cũng như thông minh của cô gái quý tộc có học thức này, còn đối với Bertha, Nobel cũng đã tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ, bà viết trong nhật ký của mình “Alfred Nobel đã gây cho tôi cảm tưởng dễ chịu. Bài đăng báo của ông với tư cách của “một ông già” nên tôi chờ đợi một người đau khổ với tóc muối tiêu và  bộ râu trắng bạc thì ra ông chỉ mới  43 tuổi hơi nhỏ thó, nhưng không xấu, không đẹp và cách diễn tả thường buồn, mắt màu xanh sáng”.
Sau khi đồng ý cho Bertha làm thư ký riêng đặc biệt, Nobel ngày càng tỏ ra có thiện cảm với người con gái thông minh và xinh đẹp này. Một ngày, ông đưa Bertha đến một cánh rừng nhỏ tại Paris mang tên le Bois de Boulogne, nơi các đôi nam nữ Paris vẫn thường đến để hò hẹn. Sau một hồi trò chuyện, Nobel không thể kìm lòng được để rồi thốt lên “Tim cô có còn tự do không”. Câu hỏi tưởng chừng chỉ như một lời tỏ tình ngọt ngào nhưng đối với cô thư ký xinh đẹp lại gợi nhớ một câu chuyện buồn. Trước khi đến làm việc cho Nobel tại Paris, bà đã từng làm quản gia cho một gia đình quý tộc tại Vienna, bà và Nam tước Arthur von Suttner đem lòng yêu thương nhau nhưng gặp phải sự phản đối từ gia đình ông. Không còn sự lựa chọn nào khác, bà ra đi sau ba năm làm việc tại đây. Khi đọc được lời rao trên báo của Nobel, bà đã nghĩ đây là một cơ hội rất tốt để có thể quên đi mối tình cũ và đồng thời có được công việc ổn định. Thông tin này khiến cho Nobel cũng thoáng buồn nhưng ông cũng cảm thấy yên tâm và hy vọng một ngày tình cảm của bà với Nam tước Arthur von Suttner sẽ nguôi ngoai.
Thế nhưng chỉ một tuần sau khi nhận việc, Nobel đi công tác về và nhận được một lá thư của Bertha báo tin rằng bà phải nhanh chóng trở lại nước Áo do lời cầu xin của hai cô học trò cũ và cũng là hai người em gái của Nam tước Arthur von Suttner. Bà gửi lời xin lỗi đến Nobel và vô cùng cảm ơn vì sự đón tiếp rất nhiệt tình cũng như tấm lòng quý mến của ông dành cho bà. Bertha sau đó đã trở về Áo và âm thầm cùng với Arthur tổ chức lễ cưới vào ngày 12-6-1876. Tuy nhiên, việc lấy chồng không khiến cho mối quan hệ tốt đẹp trước đó giữa bà với Nobel tiếp tục phát triển, dù chỉ với tư cách là hai người bạn không hơn không kém. Họ thư từ qua lại để tâm sự, trao đổi về rất nhiều vấn đề như văn thơ, hòa bình… Mối thâm tình này kéo dài cho đến lúc Nobel rời khỏi cõi đời.
Với cô gái bán hoa Sophie Hesse 
Sau mối tình vừa chớm nở đã vội tàn với Bertha, Nobel bước vào một cuộc tình khác với một cô gái bán hoa trẻ đẹp tại Vinena, Sophie Hesse. Không biết có phải do hờn giận vì mối tình dang dở với Bertha hay không nhưng mối quan hệ tình cảm này khiến những người quen của Nobel rất kinh ngạc bởi cô gái nhỏ hơn ông 23 tuổi này là một người có tính cách nông nổi, bay bướm, kiêu ngạo, phung phí và đặc biệt là có trí tuệ rất tầm thường. Có thể ông đã hy vọng Sophie sẽ trở thành một Bertha thứ hai để giúp ông khỏi cô đơn lúc tuổi già, nhưng lối sống phóng túng của người vợ mới khiến ông không thể chịu đựng được sau 18 năm chung sống. Dù chấm dứt mối quan hệ sai lầm này và không bao giờ gặp lại Sophie, nhưng ông vẫn đối xử rất chu đáo với bà, vẫn chu cấp đầy đủ các khoản chi phí mà bà đòi hỏi, thậm chí trong di chúc Nobel cũng đã để lại cho Sophie một khoản tiền hậu hĩnh.
Sự ra đi của ông cũng diễn ra trong cô độc, lặng lẽ. Những người hàng xóm láng giềng cũng không được biết ông đã chết lúc nào, không ai ở bên cạnh khi ông trút hơi thở cuối cùng. Vào sáng hôm sau, khi ông quản gia bước vào thì đã thấy ông tắt thở từ trước, chấm dứt cuộc đời của một nhà sáng chế đại tài, một nhà tài phiệt có hạng ở châu Âu nhưng phải sống trong dằn vặt và cô đơn.
Minh Hiền
Trải qua hai (hay cũng có thể nói là ba nếu tính đến mối tình đầu với cô gái Pháp) mối tình dang dở, Nobel cho đến lúc nhắm mắt vào ngày 10-12-1896 tại Sanremo, Ý, vẫn không thể tìm được cho mình một mối tình trọn vẹn.

Kể lại chuyện "cổ tích" về Alfred Nobel

Thứ Tư, 10/10/2012 10:15 GMT+7


(TT&VH) - Mỗi năm vào tháng 10, người dân trên khắp thế giới, đặc biệt là các nhà khoa học, bác sĩ, nhà văn, nhà hoạt động, đều hướng sự chú ý của họ tới Stockholm và Oslo, bởi trong tháng này, các Ủy ban trao giải Nobel sẽ công bố tên người đoạt giải thưởng danh giá trong các lĩnh vực Y học, Vật lý, Hóa học, Hòa bình, Văn chương và Kinh tế. Và theo đó, di sản của người sáng lập ra giải thưởng là Alfred Nobel tiếp tục sống mãi sau hơn 1 thế kỷ.
Giải Nobel được đặt tên theo nhà phát minh nổi tiếng người Thụy Điển Alfred Bernhard Nobel. Đây đã được xem là giải thưởng danh giá nhất trên hành tinh kể từ khi nó được trao lần đầu vào năm 1901.
Nằm trong nhóm giàu nhất châu Âu nhờ bán vũ khí
Dù Nobel dành phần lớn thời gian trong đời ông sống ngoài Thụy Điển, người dân nước này vẫn rất tự hào về thành tựu của ông. "Chúng tôi tự hào về các phát minh và di sản của Nobel. Ông đã phát minh thuốc nổ, nhưng lại quyên tặng tiền bạc của mình cho hòa bình thế giới bằng cách trao tặng giải Nobel" - cố giáo sư Thomas Ohlson, một học giả nổi tiếng thuộc Khoa nghiên cứu Hòa bình và Xung đột tại Đại học Uppsala của Thụy Điển từng nhận xét với tờ Jakarta Post.
Alfred Nobel
Nobel sinh ngày 21/10/1833 trong một gia đình trí thức ở Stockholm. Tuy nhiên, ông đã sống và làm việc ở Nga, Pháp, Italia, Đức và Phần Lan. Ông nói tiếng Thụy Điển, Nga, Pháp, Đức, Italia, tiếng Anh và tiếng Đức hết sức nhuần nhuyễn.
Nobel là người có một không hai. Một mặt ông là nhà khoa học vĩ đại, chỉ tập trung hoạt động nghiên cứu vào nitroglycerin, còn được biết tới với biệt danh dầu nổ Thụy Điển và từ nó đã tạo ra thuốc nổ. Mặt khác, ông đã thể hiện việc mình là một nhà kinh doanh tài giỏi. Anh em nhà Nobel, gồm Nobel và các anh trai Robert, Ludwig, đã thành lập công ty dầu lửa Branobel tại thủ đô Baku của Azerbaiajn, nơi là trung tâm của ngành công nghiệp dầu khí và đã sản xuất 50% sản lượng dầu của thế giới khi đó. Cùng nhau, họ đã thu lợi khổng lồ từ dầu lửa.
Trong cuộc đời, Nobel đã tạo ra và bán 350 bản quyền phát minh khác nhau. Cho tới khi qua đời, ông đã thành lập tới 90 nhà máy sản xuất vũ khí, chất nổ, dù luôn thể hiện quan điểm yêu chuộng hòa bình. Việc kinh doanh dầu lửa, vũ khí, phát minh đã khiến ông trở thành một trong những người giàu nhất châu Âu.
Hiến tặng gần hết gia sản để bảo vệ hòa bình
Phần lớn công việc của Nobel liên quan tới vũ khí, nhưng ít ai biết ông còn là một nhà thơ, một tác giả hay viết sách và đặc biệt là ông đấu tranh thường xuyên cho hòa bình. Năm 1864, trong lúc thử nghiệm chất nitroglycerin ở Stockholm, một vụ nổ đã xảy ra khiến em trai của Nobel là Emil và vài người khác mất mạng. Nobel không có mặt ở hiện trường nên may mắn sống sót.
Một trang di chúc của Alfred Nobel, với nội dung nói về việc hiến tặng phần lớn gia sản cho việc lập giải Nobel
Nhưng một tờ báo Pháp tưởng ông đã mất mạng  nên đã "hân hoan" đưa tin về vụ tai nạn. Tờ báo giật tít "Le marchand de la mort est mort" (tạm dịch Lái buôn tử thần đã chết) và còn thông tin chi tiết rằng "Tiến sĩ Alfred Nobel, người trở nên giàu có bằng cách tìm ra cách giết người nhanh hơn trước kia, vừa mới thiệt mạng".
Nobel đã rất tức giận và buồn sau khi đọc bài báo. Nhưng rồi ông không muốn thế giới nhớ tới mình như một kẻ tồi tệ và xấu xa sau khi qua đời. Vậy là ông quyết định thành lập Quỹ Nobel để tôn vinh những người kiến tạo hòa bình và các khoa học gia đã cho ra đời những phát minh thúc đẩy sự phát triển của nhân loại. Ngày 27/11/1895, tại CLB Thụy Điển - Na Uy ở Paris, Nobel đã ký vào di chúc và chúc thư cuối cùng của ông, trong đó bỏ ra một phần di sản để thành lập giải Nobel. Giải này sẽ được trao thường xuyên mà không quan tâm tới quốc tịch của người đoạt giải là ai. Sau các khoản thuế và việc để lại một số tiền nhất định cho vài cá nhân, di chúc của Nobel đã dùng tới 94% gia sản của ông, tức 31.225.000 kronor Thụy Điển, để lập 5 giải Nobel. Theo thời giá năm 2012, con số này tương đương 472 triệu USD.
Một số người nói cựu thư ký riêng của Nobel là bà Bertavan Suttner đã gây ảnh hưởng lớn tới ông, khiến ông có hành động đặc biệt như vậy. Bà Suttner đã bỏ việc và trở thành nhà hoạt động vì hòa bình nổi tiếng. Nobel vẫn duy trì tình cảm bạn bè thân thiết với Suttner và họ đã trao đổi rất nhiều thư từ với nhau, nội dung phần lớn nói về hòa bình thế giới.
Nobel qua đời vào ngày 10/10/1896 ở Italia. Các thành viên trong gia đình ông đã bất ngờ với việc ông hiến tặng gia sản để trao giải và ban đầu họ phản đối ý tưởng này. Vì thế, phải mất tới 5 năm để những người được ủy thác thực thi di chúc của Nobel thành lập Quỹ Nobel và trao giải đầu tiên vào năm 1901. Kể từ đó tới nay, giải Nobel đã được trao đều đặn trong hơn 1 thế kỷ, góp phần khiến người ta nhớ tới Nobel như một hiệp sĩ bảo vệ hòa bình, chứ không phải tay "lái buôn tử thần" như ngày nào.
Ủy ban Nobel tôn vinh vật lý lượng tử
Khoa học gia người Pháp Serge Haroche và nhà khoa học Mỹ David Wineland đã đoạt giải Nobel Vật lý 2012 vì phát minh và phát triển các phương thức quan sát các hạt lượng tử siêu nhỏ mà không phá hủy chúng.

Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã quyết định chọn 2 nhà khoa học trên vì họ đã tìm ra "các phương thức thử nghiệm chấn động, giúp đảm bảo việc đo đạc và tác động tới các hệ thống lượng tử riêng biệt". Haroche và Wineland, đều đã 68 tuổi, đang làm việc trong lĩnh vực quang lượng tử, vốn xử lý các quan hệ tương tác giữa ánh sáng và vật chất.

Nghiên cứu của hai nhà khoa học được đánh giá là đặt nền móng để người ta xây dựng các mẫu máy tính siêu nhanh dựa trên vật lý lượng tử. Ngoài ra, nghiên cứu còn mở đường cho việc chế tạo các loại đồng hồ siêu chính xác, vốn có thể trở thành nền tảng tương lai cho tiêu chuẩn mới về thời gian.
Tường Linh (Theo Jakarta Post)
 
42-Louis Pasteur
Louis_Pasteur_1209.jpg 
1822-1895
Pháp
 

Louis Pasteur, nhà bác học thiên tài - Con người cầu nguyện

Nhà bác học thiên tài
Louis Pasteur là một trong những nhà bác học thiên tài và có nhiều cống hiến to lớn cho nhân loại.
Louis Pasteur, nhà bác học người Pháp sống thế kỷ 19, cha đẻ của lý thuyết lên men, vi khuẩn và vắcxin trừ bệnh chó dại. Khi Ông mất, chính phủ Pháp tổ chức quốc tang và trên đường linh cữu đi qua, từng đám người quì xuống chan hoà nước mắt. Trong lịch sử, ít có nhà bác học nào mà nhân loại tỏ lòng biết ơn sâu sắc như vậy. (x. Almanach, t.1657).
Louis Pasteur sinh ngày 27/12/1822 tại thành phố Dole thuộc tỉnh Jura miền đông nước Pháp. Thân sinh Pasteur vốn là chủ xưởng nhuộm, gia nhập đoàn quân của Hoàng đế Napoléon đi chinh chiến khắp các chiến trường. Năm 1815, sau khi Napoléon thua trận bị đày ở đảo Sainte Hélène, ông trở lại với xưởng nhuộm. Cái xưởng nhuộm đó ngày nay đã trở thành một viện bảo tàng để kỷ niệm Louis Pasteur.
Louis Pasteur thông minh, hiếu học từ thuở nhỏ. Năm 1840, ông đỗ tú tài văn chương ở trường Trung học Bơ-đăng-xông. Năm 1843, ông thi đỗ thứ tư vào trường Cao đẳng Sư phạm Paris (Ecole Normale Supérieure), một trong những trường nổi tiếng nhất của nứơc Pháp.
Năm 1847, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Vật lý.
Năm 1848, ông đã có một phát minh khoa học về tinh thể học nổi tiếng trong giới khoa học.
Năm 1849, ông là giáo sư trường Đại học Strasbourg.
Trở thành một giáo sư nổi tiếng, ông được đề bạt làm chủ nhiệm khoa, sau đó làm giám đốc nghiên cứu khoa học của trường Cao đẳng Sư phạm Paris.
Sau khi đỗ tiến sĩ khoa học, Pasteur có chân trong ba hàn lâm viện: Hàn lâm viện Khoa học (1862), Hàn lâm viện Y học (1873); năm 1881, ông được tặng thưởng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh và được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp quốc (Académie Francaise).
Louis Pasteur là một trong những người đi đầu trong việc nghiên cứu các vi sinh vật và là người mở đường cho việc sáng lập ra khoa vi sinh học ngày nay.
Công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của ông thuộc về Tin học (Cristallographie), sau này là môn Hóa học lập thể (Stéréochimie), một môn chuyên nghiên cứu những công thức phân tử. Tiếp đó, ông nghiên cứu sự lên men và thành lập khoa Vi trùng học. Ngoài ra, ông còn chứng minh rằng: Tất cả các bệnh truyền nhiễm trên người và súc vật đều do một thứ vi trùng gây ra. Do đó, ông đề nghị mọi dụng cụ băng bó, phẫu thuật trước khi sử dụng phải tiệt trùng hoàn toàn. Và ông đã thành lập một ngành nữa là ngành sát trùng.
Ngay trong những năm đầu của cuộc đời nghiên cứu khoa học, ông đã xác định được mối liên quan giữa hình thái tinh thể, cấu tạo hóa học và tác động đối với ánh sáng phân cực và xác định được rằng các sản phẩm có bản chất của sự sống tác động đến ánh sáng phân cực, còn các khoáng sản không có tác động này.
Năm 1857, ông công bố quá trình lên men không phải là “Công trình của sự chết” như những nhà hóa học thường nghĩ, mà là “Công trình của sự sống”. Ong đưa ra khái niệm về tính kỵ khí và ái khí của vi sinh vật và sự lên men chỉ là hệ quả của “Cuộc sống không có không khí”.
Những thử nghiệm của ông về các thế hệ gọi là tự phát có một độ chính xác đến mức không còn chỗ cho bất cứ một sự biện minh nào.
Công trình nghiên cứu của ông về bệnh của con tằm đã khám phá ra bí mật của sự lây truyền mang lại những bài học vô cùng quý gia cho y học.
Tháng 9 năm 1879, ông tìm ra nguyên lý của việc tiêm phòng bệnh dịch tả ở gà và việc làm giảm độc lực của các vi sinh vật, nền tảng của việc tiêm phòng bằng vaccin sau này.
Ong cũng đã mang đến cho những người làm công nghệ sinh học những kết quả phát minh ở phòng thí nghiệm: công nghệ làm giấm, rượu vang và bia.
Năm 1880, ông phát hiện ra căn nguyên của các mụn nhọt và viêm tuỷ xương, đó là tụ cầu khuẩn, còn nhiễm trùng hậu sản là do một vi khuẩn có tên là lên cầu khuẩn.
Từ kết quả thu được trong việc dự phòng bệnh dịch tả gà, ông đã làm giảm độc lực vi khuẩn nhiệt thán và chế ra được vaccin phòng bệnh có hiệu quả cho đàn gia súc.
Công trình rực sáng của ông là tìm ra được căn nguyên, sự lây truyền và vaccin điều trị dự phòng đầu tiên bệnh dại, một căn bệnh hiểm nghèo mà cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa chữa được một khi đã phát hiện. Sau thí nghiệm thành công trên vật, ông lại tếip tục thí nghiệm trên người. Lần này, ông lấy tuỷ sống con thỏ bị bệnh dại và làm cho vi trùng này yếu đi. Sau đó, tiêm vào em bé bị chó dại cắn tên là Yoseph Meister (9tuổi) vào ngày 06/7/1885. Kết quả thành công ngoài sức tưởng tượng của ông: người bệnh khỏi hẳn.
Ngày 01/3/1886, trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, ông cho biết: 350 người bị chó dại cắn đến viện ông tiêm sinh hóa phòng dại, 349 người đã được cứu thoát. Ong đã long trọng tuyên bố với thế giới là đã tìm ra vaccin chống lại bệnh chó dại (Vaccin Antirabique).
Ngày 14/11/1888, Viện Pasteur ở Paris được khánh thành, vừa là nơi nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm, chế tạo các caccin phòng bệnh, vừa là nơi giảng dạy về vi sinh học và là một bệnh viện chữa bệnh chó dại. Sau này, nhiều Viện Pasteur đã được mở ra ở nhiều nước trên thế giới. Ở thành phố Sài gòn cũng có Viện Pasteur và con đường mang tên ông.
Louis Pasteur mất ngày 28/9//1895 tại Marne Coquette (Pháp). Chính phủ Pháp tổ chức quốc tang. Trên đường, khi linh cửu đi qua, từng đám đông người quỳ xuống bên đường chan hòa nước mắt. Từ đó, ông yên nghỉ trong hầm mộ lát đá hoa cương ngay dưới thư viện của Viện Khoa học mang tên ông. Để thành kính ghi công ơn ông, mọi người trên thế giới gọi ông là “Đại ân nhân của nhân loại”.
Ngày 28/9/1995, toàn thế giới đã kỷ niệm 100 ngày mất của Louis Pasteur.
Con người cầu nguyện
Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội. Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng : “Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à ?”.
Cụ già thản nhiên trả lời : “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao ?”.
Người thanh niên xấc xược trả lời : “Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi Ông sẽ thấy rằng những gì Ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.
Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên: Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không ?
Người sinh viên nhanh nhẩu trả lời : Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho Ông, rồi Ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.
Cụ già từ từ rút trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi : Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris.
Louis Pasteur - Nhà bác học thiên tài, đại ân nhân nhân của nhân loại,con người cầu nguyện, say mê tràng hạt mân côi.
Con người chỉ vĩ đại khi cầu nguyện
Federic Ozanam, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Giáo Hội Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng đức tin trầm trọng lúc còn là một sinh viên đại học. Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi thánh đường cổ ở Paris. Đứng cuối nhà thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quì cầu nguyện cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Đến gần, chàng sinh viên mới nhận ra người đang cầu nguyện ấy không ai khác hơn là nhà bác học Ampère. Anh đứng lặng lẽ một lúc để theo dõi cử chỉ của nhà bác học. Và khi vừa đứng lên ra khỏi giáo đường, người sinh viên đã theo gót ông về cho đến phòng làm việc của ông. Thấy chàng thanh niên đang đứng trước cửa phòng với dáng vẻ rụt rè, nhà bác học liền lên tiếng hỏi:
- Anh bạn trẻ, anh cần gì đó? Tôi có thể giúp anh giải một bài toán vật lý nào không?
Chàng thanh niên đáp một cách nhỏ nhẹ:
- Thưa Thầy, con là một sinh viên khoa văn chương. Con dốt khoa học lắm, xin phép Thầy cho con hỏi một vấn đề liên quan đến đức tin!
Nhà bác học mỉm cười cách khiêm tốn:
- Anh lầm rồi, đức tin là môn yếu nhất của tôi. Nhưng nếu được giúp anh điều gì, tôi cũng cảm thấy hân hạnh lắm?
Chàng sinh viên liền hỏi:
- Thưa Thầy, có thể vừa là một bác học vĩ đại, vừa là một tín hữu cầu nguyện bình thường không?
Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của người sinh viên, và với đôi môi run rẩy đầy cảm xúc, ông trả lời:
- Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi!
Mẹ Têrêxa sống đời cầu nguyện - phục vụ và đã trở nên vĩ nhân. Bài học Mẹ để cho đời là:
Hoa trái của cầu nguyện là đức tin
Hoa trái của đức tin là tình yêu
Hoa trái của tình yêu là phục vụ
Hoa trái của phục vụ là bình an.
25.12.2007

Louis Pasteur -'vị ân nhân của nhân loại'

Ngày 28/9/1895, trái tim của Louis Pasteur - một trong những nhà bác học có cống hiến to lớn nhất cho nhân loại đã ngừng đập.

Song những phát minh của ông được nhân loại đánh giá là mở đầu cho sự phát triển của nền y học hiện đại. Nhân loại mãi nhớ về ông như một nhà bác học xuất sắc, một nhân cách lớn đáng học tập.

Nhà bác học Louis Pasteur.

Louis Paster sinh ngày 27/12/1822 tại thành phố Dole, miền Tây nước Pháp. Sau khi tốt nghiệp hạng ưu tại trường Đại học Besancon, năm 1943, Paster tiếp tục theo học vật lý và hóa học tại Đại học Bách khoa Paris, rồi bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ Khoa học.

Nhà bác học xuất sắc


Năm 1848, Louis Pasteur bắt đầu khảo sát hai loại tinh thể axít tartaric được tạo thành bên trong thùng rượu nho khi nước nho lên men. Ông phát hiện ra rằng, một loại dung dịch axít làm lệch ánh sáng trong khi loại thứ hai không có đặc tính đó. Đó là do hai loại axít trên có một mặt nhỏ khác nhau về độ dốc.

Từ kết quả nghiên cứu đó, ông đã đề ra định luật về tính bất phân đối xứng, trong đó ông khẳng định: các phân tử bất đối xứng luôn là sản phẩm của sinh thể sống. Công trình của ông đã trở thành cơ sở cho một ngành khoa học mới - ngành hóa học lập thể.

Vào thời kỳ bấy giờ, để sản xuất rượu, người ta thường cho men vào nước nho hoặc một loại dung dịch củ cải đường, nhưng có những mẻ dung dịch sau khi được lên men lại trở thành dấm chua. Để khắc phục tình trạng này, Pasteur bắt đầu nghiên cứu về sự lên men của rượu.

Qua kính hiển vi, ông nhận thấy rằng, các tế bào men rượu ở dạng hình tròn rất nhỏ, nó có thể sinh sôi nẩy nở, ngay cả trong một môi trường nhân tạo thiếu khí oxy, nhưng trong dung dịch bị hư hỏng, các tế bào hình tròn đó đã bị các tế bào hình que lấn át.

Không dừng lại ở đó, ông tiếp tục nghiên cứu về dung dịch sữa là thứ dễ bị hư hỏng. Louis Pasteur cũng thấy sữa trở nên chua khi có nhiều loại tế bào hình que, loại đã thấy trong dung dịch củ cải đường bị hư hỏng. Từ đó, ông khẳng định, sự lên men là do các vi sinh vật gây nên.

Từ thành công này, Pasteur tiếp tục mở rộng các thí nghiệm và đã chứng minh được rằng: vi sinh vật, vi trùng ở trong không khí chính là nguyên nhân gây hư hỏng các dung dịch như nước đường, sữa, nước canh,… và để bảo quản các dung dịch đó cần phải khử trùng. Nhờ phương pháp khử trùng Pasteur, ngày nay, các thực phẩm có thể lưu trữ được lâu hơn.

Các công trình nghiên cứu về vi sinh vật, vi trùng của ông đã mở đường cho nhiều nhà khoa học khác tìm kiếm các vi trùng tại các phạm vi khác nhau.

Đối với ông, “Khoa học không có biên giới, bởi nó là tài sản của nhân loại, là ngọn đuốc soi đường cho thế giới, nhưng những nhà khoa học thì luôn thuộc về tổ quốc của họ”.

Năm 1868, do gặp nhiều biến cố đau thương trong cuộc đời, Pasteur đã bị tai biến mạch máu não. Những tưởng nhà bác học qua đời, nhưng chỉ 3 tháng sau, mặc dù bị liệt một phần thân thể, ông vẫn trở lại với những công trình nghiên cứu mới về bệnh truyền nhiễm.

Và ông đã hoàn thành những công trình vĩ đại nhất của đời mình như: tìm ra nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm ở súc vật như: bệnh tằm, bệnh dịch tả gà, bệnh chó dại…

Ông đã tìm được vắcxin để chủng ngừa các bệnh bệnh dịch tả gà, bệnh than, đặc biệt là bệnh chó dại. Ngày 6/7/1885, cậu bé Joseph Meister đã trở thành người đầu tiên được chủng ngừa bệnh dại và đã hoàn toàn bình phục sau 10 ngày.

Từ thành công ban đầu này, chỉ trong vòng 1 năm, đã có hơn 2.500 người, chiếm khoảng 99,5% bệnh nhân bị chó dại cắn được chủng ngừa và cứu sống.
Ngày 14/11/1888, Viện Pasteur đầu tiên đã được thành lập tại Paris. Đây là nơi để nghiên cứu và chế tạo vắcxin phòng bệnh truyền nhiễm. Sau đó, các viện Pasteur lần lượt ra đời ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Một nhân cách lớn


Sự nghiệp của Pasteur không phải đơn giản là phép cộng những khám phá của ông. Nó còn tiêu biểu cho cuộc cách mạng phương pháp luận khoa học.

Pasteur đặt lên trên hết hai nguyên tắc không thể bàn cãi của nghiên cứu hiện đại, đó là: tự do sáng tạo nhất thiết phải đi với thử nghiệm nghiêm ngặt. Ông dạy các học trò của mình: "Đừng có đưa ra điều gì mà anh không thể chứng minh bằng thực nghiệm".

Pasteur là người theo chủ nghĩa nhân văn, luôn làm việc vì lợi ích dân tộc, lợi ích của cộng đồng. Ông chưa bao giờ ngập ngừng khi nhận những vấn đề mà trong thời đại của ông người ta vẫn thường cho rằng chúng sẽ thất bại.

Tuy bị liệt nửa người, ông vẫn miệt mài nghiên cứu khoa học. Tuy chịu đựng không ít những lời chỉ trích khi đưa ra những quan điểm, phương pháp mới, ông vẫn kiên trì, để cuối cùng được công nhận.

Ngày 28/9/1895, nhà bác học Louis Pasteur từ giã cõi đời tại thủ đô Paris, nước Pháp. Louis Pasteur là một nhà bác học đã thực hiện được bốn lý tưởng: Niềm tin, hy vọng, lòng bác ái và khoa học. Ông xứng đáng được người đời sau ca ngợi là “Vị ân nhân của nhân loại”.
Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN

Câu chuyện về cuộc đời nhà bác học Louis Pasteur

(KHCN)-Louis Pasteur (27 tháng 12, 1822 - 28 tháng 9, 1895), nhà khoa học nổi tiếng người Pháp, là người đi tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học.

Ảnh minh họa
Ông sinh ra ở vùng Dole nhưng bắt đầu đi học tại Arbois. Là một học sinh đầy tài năng Louis Pasteur muốn vào học Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure). Để thực hiện mong muốn này, vào tháng 10 năm 1838 ông chuyển đến Paris. Tuy nhiên vì thất vọng với cuộc sống mới ở đây, ông bỏ luôn ý định vào học Trường Sư phạm và rời Paris để đến học tại Trường Trung học Hoàng gia tại Besançon. Vào năm 1840 rồi năm 1842, ông thi lấy bằng Tú tài Văn chương và Tú tài Toán. Với những kết quả học tập đáng kích lệ này, một lần nữa Louis Pasteur lại chuyển đến Paris và cuối cùng vào năm 1843 ông được xếp hạng tư trong kỳ thi vào Trường Sư phạm Paris và được nhận vào học ở ngôi trường danh tiếng này. Tại đây Louis Pasteur theo học hóa học và vật lý và cả tinh thể học (cristallographie). Vào các buổi chiều chủ nhật, Louis Pasteur thường làm việc tại phòng thí nghiệm của nhà hóa học nổi tiếng Jean-Baptiste Dumas nhờ đó mà ông đã tích lũy được những kiến thức và kỹ năng quý báu cho công việc nghiên cứu độc lập trong tương lai.

Năm 1847 ,ở tuổi 25 ,Pasteur nhận bằng Tiến sĩ khoa học . Năm 1848 ông được cử làm giáo viên Vật lý ở Trường Trung học Dijon và sau đó được chuyển về Đại học Strasbourg để làm Giảng viên dự khuyết của Đại học danh tiếng này. Ông bắt đầu nghiên cứu về hiện tượng lưỡng hình ( nhị dạng, dimorphisme) trong hoá học. Ông đã thành công trong phát hiện lịch sử ra hiện tượng tăng đôi trở lại của Tartrate natrium và tartrate ammon.. Năm 1849 ông kết hôn với cô Marie Laurent- con gái của vị Hiệu trưởng Trường Đại học Strasbourg. Ông bắt đầu nghiên cứu về đặc điểm của 2 acid tạo ra acid racemic. Năm 1851 ông công bố nghiên cứu về Aciad aspartic và ma thuật. Măm 1852 công bố các nghiên cứu mới về những phản ứng có thể tạo ra các tinh thể, về thành phần hoá học và ý nghĩa của sự quay cực . Năm 1853 ông được nhận giải thưởng của Hội Dược học Paris về việc tổng hợp acid racemic. Ông đã khám phá ra việc chuyển hoá acid tartric thành acid racemic và khám phá ra acid tartric không hoạt tính. Năm 1854 ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Khoa KH tự nhiên ở Đại học Lillze.

Từ năm 1855 ông chuyển sang nghiên cứu về quá trình lên men và công bố nghiên cứu về rượu amylic. Năm 1856 nghiên cứu về lên men etylic. Năm 1857 ông được bổ nhiệm làm quản lý ENS và làm Giám đốc nghiên cứu khoa học của Trường Đại học này. Ông công bố các nghiên cứu về quá trình men rượu. Năm 1858 ông xây dựng phòng thí nghiệm của mình tại tầng trên cùng của ENS ở phố Ulm. Ông bắt đầu tham gia cuộc tranh luận về thuyết tự sinh. Thời đó nhiều nhà khoa học cho rằng sự sống tự sinh ra: giòi sinh ra từ thịt bò ôi, chuột sinh ra ...áo bẩn và lúa mạch nhét trong một cái lọ... Việc phát hiện thấy vi sinh vật ở khắp mọi nơi càng là cho người ta tin vào thuyết tự sinh . Chỉ cần với các bình cổ cong đơn giản ông đã chứng minh nước thịt đã đun sôi , mặc dầu không khí vẫn đi qua được cái cổ cong (bụi bậm bị giữ lại tại cổ bình) nhưng sau đó không xuất hiện vi sinh vật trong nước thịt. Nếu bẻ gẫy cái cổ cong đi thì sẽ thấy nhiễm khuẩn ngay. Năm 1862 ông đã được nhận giải thưởng ALHUMBERT của Viện hàn lâm khoa học về chuyện này. Năm 1859 ông được nhận giải thưởng Sinh lý học thực nghiệm của Viện Viện Hàn lâm khoa học đối với các nghiên cứu về lên men. Hai năm sau ông nhận tiếp giải JECKER cũng của Viện Hàn lâm khoa học .

Trong những năm 1861-1862 ông đã công bố các nghiên cứu về việc rượu vang xuất khẩu bị chua là do tác động của các vi khuẩn axetic Năm 1862 ông được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học (Académie des science). Năm 1863 Napoléon III yêu cầu ông nghiên cứu về các bệnh ở nho, về ảnh hưởng của ôxy đối với quá trình sản xuất rượu vang. Cũng năm này ông được bổ nhiệm làm Giáo sư Địa chất-Vật lý- Hoá học ở Trường mỹ thuật (!). Năm 1864 ông xây dựng một phòng thí nghiệm ở Arbois để nghiên cứu về rượu vang. Ông công bố các nghiên cứu về bệnh của tầm và phương pháp khử trùng Pasteur (pasteurilization) - tức là khử trùng ở 63độ C/30ph hay 72độ C/15 giây. Năm 1866 ông công bố tác phẩm Nghiên cứu về rượu vang. Năm 1867 ông xây dựng Phòng thí nghiệm sinh lý-hoá học tại trường ENS . Cũng năm này ông đã được phong hàm Giáo sư Hoá học hữucơ của Đại học Sorbone và nhận Giải thưởng lớn (Grand Prix) về các nghiên cứu rượu vang. Năm 1868 ông nhận bằng Bác sĩ Y khoa ở Đại học Bonn (Đức) và được thưởng Bắc đẩu bội tinh hạng Ba. Sau đó thật không may, ông bị liệt nửa người trái. Cũng năm này ông công bố các nghiên cứu về giấm. Năm 1870 ông nghiên cứu về các bệnh ở tằm. Năm 1871 bắt đầu nghiên cứu về bia. Năm 1873 ông được bầu vào Viện Hàn lâm Y học (Académie de Médecine) .Năm 1876 ông công bố các nghiên cứu về bia.

Năm 1877 ông nghiên cứu về bệnh Than và sự nhiễm trùng máu. Năm 1878 ông công bố nghiên cứu Lý thuyết về mầm bệnh và việc ứng dụng chúng trong y học và trong phẫu thuật, nghiên cứu về bệnh dịch tả gà, nghiên cứu về sự hoại thư, về sốt hậu sản. Cũng năm này ông được trao tặng Bắc đẩu bội tinh hạng hai. Năm 1879 ông nghiên cứu về bệnh Dịch hạch và khám phá ra năng lực gây miễn dịch đối với các canh trùng giảm độc. Năm 1880 được bầu làm thành viên của Trung ương Hội Thú y. Năm 1880 lần đầu tiên nghiên cứu về văcxin dại, văcxin đầu tiên chống bệnh do virút gây ra. Ông biết rằng trong điều kiện lúc bấy giờ mầm bệnh này chưa có thể thấy được dưới kính hiển vi cũng chưa có thể phân lập thuần khiết được. Bằng thực nghiệm trên chó và thỏ ông biết mầm bệnh có mặt trong nước dãi và hành tuỷ của chó dại. Bằng cách nhân mầm bệnh trên óc thỏ qua nhiều lần ông đã rút ngắn thời gian ủ bệnh xuống chỉ còn 7 ngày, sau đó đã làm giảm độc tính đi bằng cách để khô tuỷ của thỏ trong 12 ngày liền.
Năm 1881 ông công bố các nghiên cứu về bệnh Sốt vàng và thành công trong việc chế tạo văcxin chống bệnh Than. Cũng năm này ông được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp (Académie française) và được thưởng Bắc đẩu bội tinh hạng Nhất. Năm 1882 nghiên cứu về bệnh Đóng dấu ở lợn và năm 1883 thì chế tạo ra văcxin phòng bệnh này.
Năm 1884 ông có những công bố đầu tiên về bệnh dại và tham gia Hội nghị quốc tế ở Copenhagen với các công trình của mình về vi khuẩn gây bệnh và các vắcxin chống virút. Ông đưa ra được các nguyên tắc chung để sản xuất văcxin phòng chống bệnh virút. Ngày 6 -7-1885 lần đầu tiên thành công trong việc sử dụng văcxin chống bệnh dại ở người . Đó là trường hợp cháu bé Joseph Meister, cháu bé 9 tuổi bị chó dại cắn tới 14 vết rất nặng trên tay.Mặc dầu ông đã thử nghiệm nhiều lần văcxin của mình trên động vật nhưng ông rất hồi hộp khi phải bắt buộc dùng trên cơ thể người. Trước đó trong một bức thư gửi cho con trai mình, ông đã tâm sự : "Chắc con thừa biết rằng con người và con vật có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau...Con thử tưởng tượng xem trái tim đau khổ của bố sẽ bị vò nát, cấu xé đến chừng nào nếu như bố phải chứng kiến một nhân mạng phải hy sinh vì liều văcxin của bố". Nhưng tới ngày 11-7-1885 ông đã sung sướng viết cho con mình: "Báo tin để con biết Joseph Meiter đã ra viện, ba vết tiêm sau cùng của cháu ấy hơi bị tấy đỏ nhưng không can gì. cháu vẫn ăn ngon, ngủ yên, không sốt...Có thể nói đây là một thành tựu y học ở thế kỷ này. Bố rất tiếc là con không có mặt ở đây để chứng kiến." Ngày 26-10-1885 ông báo cáo về thành công này trước Viện HLKH Pháp, sau 3 tháng và 21 ngày nhưng Meister vẫn khoẻ mạnh như thường. Chủ tịch Viện HLKH Pháp đã xác nhận: Vinh quang thay cho nền khoa học Pháp khi đã có được tiến bộ y học này- phát minh ra phương pháp chống bệnh dại- một bệnh khủng khiếp mà bao nhiêu thế kỷ nay chưa ai thoát khỏi tử vong. Từ hôm nay nhân loại đã được trang bị một vũ khí để chống lại căn bệnh quái ác này.

Sự nghiệp của Pasteur không phải đơn giản là phép cộng những khám phá của ông. Nó còn tiêu biểu cho cuộc cách mạng phương pháp luận khoa học. Pasteur đặt lên trên hết hai nguyên tắc không thể bàn cãi của nghiên cứu hiện đại: tự do sáng tạo nhất thiết phải đi với thử nghiệm nghiêm ngặt. Ông dạy các học trò của mình: "Đừng có đưa ra điều gì mà anh không thể chứng minh bằng thực nghiệm". Louis Pasteur là người theo chủ nghĩa nhân văn, luôn luôn làm việc theo hướng cải thiện địa vị của con người. Ông là một người tự do chưa bao giờ ngập nừng khi nhận những vấn đề mà trong thời đại của ông người ta vẫn thường cho rằng chúng sẽ thất bại.

Ông đặc biệt coi trọng việc phổ biến kiến thức và ứng dụng nghiên cứu. Trong cuộc đời của một nhà khoa học, lý thuyết và phương pháp Pasteur đã được đưa vào thực tiễn vượt xa khỏi biên giời nưới Pháp.

Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng quốc tế của sự nghiệp ông, các học trò của Pasteur đã đi khắp thế giới tới bất cứ nơi nào cần đến sự giúp đỡ của họ. Năm 1881, Viện Pasteur ngoài nước Pháp đầu tiên được thành lập ở Sài gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam), mở đầu cho mạng lưới các Viện Pasteur quốc tế.

Vì ông đã làm thay đổi vĩnh viễn thế giới, tổ quốc quê hương ông và cả thế giới luôn coi ông là một ân nhân của nhân loại.
TH

Louis Pasteur, cha đẻ ngành văcxin chưa bao giờ học y

Chưa bao giờ chính thức theo học y khoa, với những đóng góp to lớn, Louis Pasteur vẫn được coi như một thầy thuốc vĩ đại và được tôn vinh thành "ân nhân của nhân loại".

Hiếm người cứu sống nhiều sinh mạng hơn Louis Pasteur. Những văcxin ông phát triển đã bảo vệ hàng triệu dân. Nghiên cứu của ông về vi trùng đã cách mạng hóa y tế. Ông còn tìm ra cách thức mới giúp thực phẩm an toàn để ăn. Tờ BBC nhận định, Pasteur đã thay đổi hoàn toàn hiểu biết của nhân loại về sinh học, trở thành "cha đẻ ngành vi sinh vật".
louis-pasteur-cha-de-nganh-vacxin-chua-bao-gio-hoc-y
Chân dung Louis Pasteur. Ảnh: Nadar.
Sinh ngày 27/12/1822 tại Dole, Jura (Pháp), Pasteur vốn là một học sinh bình thường với niềm đam mê dành cho hội họa. Trong khi giáo viên ra sức ủng hộ Pasteur đi theo nghệ thuật, cha ông chỉ coi đó là một thú vui và muốn con chuyên tâm vào việc học tập ở trường. Pasteur từng nói cha ông muốn con "thấm nhuần sự vĩ đại của nước Pháp" ngay từ thuở mới học chữ.
Đến Đại học Strasbourg, Pasteur bắt đầu sự nghiệp hóa học và nhanh chóng gây tiếng vang. Ở tuổi 25, ông mang đến cho nền khoa học cống hiến quan trọng nhất của mình khi chứng minh phân tử giống hệt nhau có thể tồn tại như hình ảnh trong gương.
Nghiên cứu hóa học giúp Pasteur giải được một trong những bí ẩn lớn nhất ngành sinh học thế kỷ 19. Suốt 2.000 năm, con người tin rằng sự sống xuất hiện một cách tự nhiên, bọ chét lớn lên từ bụi còn giòi đến từ xác chết. Bằng một thí nghiệm chuẩn mực, Pasteur chứng minh thực phẩm hỏng do nhiễm vi khuẩn trong không khí. Ông đi đến kết luận những vi khuẩn này có thể gây bệnh. Lý thuyết gây nhiều tranh cãi bởi Pasteur là một nhà hóa học chứ không phải bác sĩ, song lại dẫn đến sự phát triển của thuốc khử trùng nhờ đó thay đổi nền y học mãi mãi.
Chú ý đến Pasteur sau lý thuyết mầm bệnh, Napoleon III giao cho ông xử lý một vấn đề mà ngành công nghiệp rượu vang của Pháp khi ấy đối mặt. Rượu vang của Pháp nổi tiếng khắp châu Âu nhưng rất hay bị hỏng trong quá trình vận chuyển. Pasteur nhận thấy hiện tượng này do vi khuẩn gây ra và nếu làm nóng rượu đến 55 độ C, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt mà không phá hỏng mùi vị rượu. Ngày nay, quá trình ấy được gọi là tiệt trùng, ứng dụng để bảo vệ thực phẩm khỏi nhiễm bệnh.
Sau rượu vang, Pasteur ra tay cứu ngành công nghiệp tơ nhờ phát hiện tằm bị bệnh do ký sinh trùng. Lời khuyên cách ly, loại bỏ những cá thể mang bệnh của ông đã tạo nên cú hích cho nền kinh tế Pháp. Tiếng tăm của Pasteur ngày càng được củng cố.
Ở tuổi 45, Pasteur bị đột quỵ dẫn đến liệt một phần nửa cơ thể bên trái. Từ lúc này, ông vùi đầu vào công việc để quên đi những mất mát to lớn. Thời đại ấy, trẻ em thường tử vong do những bệnh truyền nhiễm. Bản thân nhà khoa học đã mất đi 3 con gái vào các năm 1859, 1865, 1866 do bệnh thương hàn và ung thư. Pasteur đau đớn đến mức thốt lên "thứ duy nhất có thể mang lại niềm vui là công việc". Bi kịch gia đình trở thành động lực để ông bắt đầu cuộc chiến chống lại bệnh truyền nhiễm.
Đầu tiên, Pasteur cùng đội ngũ phát triển nghiên cứu về bệnh tả gà. Ông tiêm vi khuẩn tả vào đàn gà, các con vật bị ốm nhưng không chết như mong đợi rồi sau hình thành khả năng kháng vi khuẩn độc lực mạnh. Pasteur nhận ra mầm bệnh yếu có thể giúp động vật tăng cường miễn dịch, tạo nên bước ngoặt tiếp nối thành tựu của Edward Jenner trước đó một thế kỷ.
Pasteur nảy sinh ý định điều chế văcxin cho các bệnh khác. Ông chuyển hướng quan tâm sang bệnh than và tuyên bố tìm ra văcxin hiệu quả trên 31 loại động vật. 
Pasteur tiếp tục với bệnh dại, căn bệnh với các triệu chứng khủng khiếp dẫn đến cái chết đau đớn kéo dài. Ông gặp Joseph Meister, một cậu bé bị chó dại cắn. Khi đó chẳng ai chắc chắn Joseph sẽ mắc bệnh dại nhưng Pasteur vẫn liều lĩnh thử văcxin trên cậu bé dù trước đó chưa từng tiêm cho người. Kết quả, Joseph sống sót. Cuộc thử nghiệm văcxin đầu tiên trên người ngày 6/7/1885 thành công dù vấp phải nhiều phản ứng rằng Pasteur vi phạm đạo đức nghề nghiệp do không có giấy phép hành nghề y. 
louis-pasteur-cha-de-nganh-vacxin-chua-bao-gio-hoc-y-1
Louis Pasteur trong phòng làm việc. Tranh: A. Edelfeldt.
Kết quả nghiên cứu về bệnh dại được Pasteur trình bày trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp vào ngày 1/3/1886. Nhân dịp này, ông đề nghị thành lập cơ sở sản xuất văcxin chống bệnh dại. Năm 1887, Pasteur nhận 2 triệu Franc Pháp tiền quyên góp. Đến năm 1888, Tổng thống Sadi Carnot cho xây dựng Viện Pasteur đầu tiên tại Pháp rồi mở rộng sang các vùng thuộc địa như Senegal, Bờ biển Ngà. Tôn chỉ của Viện Pasteur từ đó đến nay không thay đổi: nghiên cứu chế tạo văcxin và thực hiện tiêm phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Thành tựu nổi bật đầu tiên của Viện Pasteur là xác định cơ chế gây bệnh của bệnh bạch hầu. Công trình do Emile Roux cùng Alexandre Yersin thực hiện đã đưa đến phương pháp chữa trị và cuối cùng là văcxin. Ngày nay, 85% trẻ em toàn thế giới được tiêm chủng văcxin bạch hầu. 
Pasteur điều hành Viện Pasteur Paris cho đến khi qua đời vào ngày 28/9/1895 ở tuổi 72. Thi hài "anh hùng quốc gia" được chôn cất ở Nhà thờ Đức Bà rồi chuyển sang trụ sở Viện Pasteur. Năm 1940 khi phát xít Đức xâm chiếm Paris, người gác cổng Viện Pasteur chính là cậu bé Joseph ngày trước đã kiên quyết không mở hầm mộ. Joseph đã tự vẫn để không bao giờ xúc phạm đến thi hài ân nhân của mình.
Giờ đây, Louis Pasteur được nhớ đến như một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho y tế phòng ngừa. Các công trình của ông tiếp tục cứu sống hàng triệu người trên thế giới. Ngày 17/2, "cha đẻ ngành vi sinh vật" được UNESCO ghi vào danh sách "Ký ức Thế giới", trở thành nhà khoa học thứ 4 trên thế giới nhận vinh dự này. 
Minh Nguyên
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH