CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 219
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bài 1: “Nguồn nước không bao giờ cạn”
Là một điển hình trong hàng trăm đầu mối nằm dưới sự chỉ đạo của địch ở khu vực núi Bà Đen, địa bàn chiến lược về quân sự và hoạt động tình báo của ta và cả địch trong những năm kháng chiến chống Mỹ, hoạt động trong 10 năm của tên nội gián Võ Văn Ba, bí số X92, đã gây cho Cách mạng những tổn thất đáng kể. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đánh giá X92 "là một đầu mối tình báo số 1 ở miền Nam Việt Nam, là nguồn nước không bao giờ cạn".
Sinh năm 1923 tại Kiến Tường, Long An, X92 từng là du kích xã, nhưng y đã bỏ hoạt động, chạy dài từ Mộc Hóa, Kiến Tường lên chợ Long Hoa, Tây Ninh làm ăn. Tháng 2/1960, X92 cộng tác với Nguyễn Văn Yên, Trưởng chi Cảnh sát Quốc gia (CSQG) quận Phú Khương. Tới tháng 12/1962, X92 chuyển sang cộng tác với Nguyễn Văn Phước, tức Năm Giáng, cảnh sát Tây Ninh. Thấy X92 hoạt động tích cực và cung cấp nhiều thông tin có giá trị, cơ quan tình báo Mỹ, ngụy đã nghiên cứu về X92 và từng bước sử dụng vào hoạt động chống phá Cách mạng.
Tháng 4/1963, Ty Cảnh sát Tây Ninh đã chính thức làm thủ tục tuyển mộ X92 vào ngành cảnh sát, hoạt động dưới hình thức nhân viên ngoại vi, do Nguyễn Tấn Danh, Trưởng G công tác, F đặc biệt của Cảnh sát Đặc biệt (CSĐB) Tây Ninh điều khiển. Để tạo điều kiện cho X92 chui sâu vào hàng ngũ Cách mạng, chúng điều X92 đến cư trú tại chân núi Bà Đen, là địa bàn mà cán bộ Cách mạng thường về móc ráp cơ sở. X92 được chỉ thị của địch là phát nương, làm rẫy, chờ cơ hội móc nối với Cách mạng. Giữa năm 1963, X92 báo cáo đã móc nối với cán bộ Cách mạng và được "trở lại" sinh hoạt Đảng, CSĐB Tây Ninh quyết định vạch kế hoạch để X92 "chui sâu, leo cao" vào hàng ngũ Cách mạng.
Thực hiện kế hoạch, X92 hoạt động tích cực và hoàn thành "xuất sắc" mọi nhiệm vụ Cách mạng giao phó. Trong khi đó, địch tăng cường đánh phá một số đường dây, cơ sở vùng phụ cận, làm cho X92 ngày càng có tín nhiệm với tổ chức. Do đơn vị cơ sở mất cảnh giác, không phát hiện được hành vi chống phá Cách mạng của X92 mà còn tín nhiệm cử y làm Bí thư Chi bộ vào cuối năm 1965.
Kể từ đó, CSĐB và CIA cùng phối hợp chỉ đạo mọi hoạt động của X92. Chúng lần lượt lập các kế hoạch Thu Đông (1966), Bảo Quốc (1968), Sao Mai (1970) nhằm đánh giá nội gián X92 "chui sâu, leo cao" vào cơ quan lãnh đạo của Cách mạng ở một huyện điểm của tỉnh Tây Ninh. X92 còn được đặt những bí danh khác nhau như: Nguyễn Tị Mười, Lê Văn Mười, Chí Hùng, Năm Huỳnh… với các bí số A1, X1, X33, X69, X92 để tuyệt đối giữ bí mật đầu mối nội gián có tầm chiến lược này. Ngay Nguyễn Tấn Danh, sĩ quan điều khiển X92 cũng được chúng đặt cho các bí danh như Dũ, Chí Công… với các bí số F45, F72… để đảm bảo tuyệt đối an toàn trong hoạt động. Toàn bộ giấy tờ điều hành các kế hoạch với đầu mối X92 cũng được chúng bảo quản nghiêm ngặt.
Bởi những hoạt động như vậy, nên đầu mối nội gián X92 có vỏ bọc rất an toàn và càng gây tín nhiệm với Cách mạng. Cuối năm 1968, X92 được cử làm Huyện ủy viên dự khuyết và hai năm sau đó đã trở thành Huyện ủy viên chính thức Huyện ủy Hòa Thành. Cương vị công tác mới này giúp X92 càng được CIA và CSĐB coi trọng. Chúng đã thiết lập một hệ thống giao liên hết sức chặt chẽ để liên lạc từ X92 đến Nguyễn Tấn Danh và trực tiếp tới CIA, CSĐB.
Ban đầu, các cuộc chuyển giao tài liệu, tin tức được thực hiện tại nhà riêng. Sau đó, chúng thay đổi phương thức, bố trí cho 2 liên lạc viên thực hiện trao chuyển "đổi cặp" cho nhau trên một chiếc xe lôi Honda do CIA và CSĐB trang bị, hoạt động dưới hình thức chở đi chợ, đi học… và chạy theo một lộ trình được quy định sẵn, do người của chúng trực tiếp điều khiển. Với quy ước lên, xuống xe, trao chuyển theo đúng mật hiệu và thời gian quy định. Từ năm 1972, chúng tiếp tục xây dựng kế hoạch liên lạc đặc biệt giữa X92 và Danh. Thông qua hai địa điểm là tại cây xăng Bà Tư Thanh và tại ngã tư Phú Nhuận, chúng trang bị cho mỗi tên một máy bộ đàm có khả năng mã hóa tự động từ lời nói ra tín hiệu và ngược lại. Việc đi lại tiếp xúc tại một trong hai địa điểm trên đều bằng xe lôi và có quy định, ngày, giờ cụ thể.
Ngoài ra, CIA và CSĐB còn xây dựng nhiều hộp thư bí mật dưới các hình thức ngụy trang khác nhau để sinh hoạt giữa sĩ quan điều khiển với tình báo viên ở Tây Ninh, Sài Gòn và Biên Hòa. Tại những hộp thư này, CIA và CSĐB thường xuyên gặp gỡ X92, khai thác và chỉ đạo hoạt động. X92 đã cung cấp nhiều tài liệu về đường lối, chủ trương của ta. Đặc biệt, X92 đã cung cấp những đầu mối cơ sở, danh sách đảng viên mà y trực tiếp phụ trách trong nội ô Tòa thánh, những cán bộ Tỉnh ủy, Huyện ủy, vai trò và địa bàn hoạt động của từng người. Cuối năm 1972, Trung ương Đảng chuyển dự thảo các điều kiện ký Hiệp định Paris để tham khảo ý kiến của các đồng chí từ Tỉnh ủy trở lên và Bí thư Huyện ủy trọng điểm. Khi nhận được tài liệu, X92 đã báo cáo ngay cho địch, giúp chúng có chủ trương đối phó, gây khó khăn cho ta trong đàm phán và bố trí lực lượng. Do những tin tức mà X92 cung cấp nên CIA đánh giá đầu mối nội gián này "là một đầu mối tình báo số 1 ở miền Nam Việt Nam, một nguồn nước không bao giờ cạn". Cũng vì vậy mà X92 được nhiều cơ quan tình báo địch ở miền Nam Việt Nam giành giật để sử dụng.
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, âm mưu sử dụng X92 hoạt động nội gián trong kế hoạch hậu chiến của địch được quan tâm và tập trung một cách khẩn trương hơn. Cùng với việc CIA bỏ ra một khoản tiền lớn xây cất văn phòng riêng để bảo mật tài liệu của X92, chúng còn xây dựng các kế hoạch để đảm bảo bí mật cho X92 tiếp tục hoạt động nội gián khi Mỹ - ngụy thất bại ở Tây Ninh cũng như toàn miền Nam. Trong thời gian cuối của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, trước khí thế tấn công của quân và dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, X92 tiếp tục thu thập tin tức và đã cung cấp cho địch nhiều tài liệu, báo cáo mà y biết về các chủ trương đấu tranh của ta.
Trước khí thế tấn công mãnh liệt của quân và dân ta, mặc dù nắm được những tài liệu rất quan trọng, nhưng Mỹ - ngụy cũng không cứu vãn được tình thế. Ngày 12/3/1975, ta giải phóng Buôn Ma Thuột, bắt giữ được Jame Lewis - Chỉ huy CIA ở Tây Nguyên và Nguyễn Sĩ Phong (hay Nguyễn Văn Phong), CIA đội lốt thông dịch viên Mỹ. Chúng khai báo cho cơ quan an ninh về CIA và CSĐB Tây Ninh có đánh một tình báo viên tên là Võ Văn Ba, tức X92 vào nội bộ ta. Mặc dù tình hình chiến sự đang rất khẩn trương, lực lượng an ninh vẫn triển khai gấp kế hoạch rà soát trong nội bộ ta. Tập trung vào khu vực mà Phong đã khai báo, đặc biệt là địa bàn huyện Hòa Thành.
Ngày 30/4/1975, chế độ Sài Gòn sụp đổ. Ta bắt được Phan Tấn Ngưu, Thiếu tá, Trưởng F đặc biệt Tây Nguyên. Mặc dù có nhiều thủ đoạn hoạt động và đã được tạo vỏ bọc chắc chắn, nhưng qua lời khai của Ngưu và đồng bọn, kết hợp với khai thác tài liệu thu được, lực lượng An ninh miền Nam đã làm rõ toàn bộ quá trình hoạt động nội gián của X92 và bắt giữ tên này.
Theo An Ninh Thế GiớI
Cuộc Truy Đuổi Đầu Mối Tình Báo Số 1 Của Việt Nam Cộng Hòa Tại Miền Nam VN
Lật mặt đầu mối tình báo số 1 ở miền Nam Việt Nam
Trong 10 năm hoạt động của tên nội gián Võ Văn Ba, bí số X92, đã gây cho
Cách mạng những tổn thất đáng kể. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA)
đánh giá X92 "là một đầu mối tình báo số 1 ở miền Nam Việt Nam, là nguồn
nước không bao giờ cạn".
Là một điển hình trong hàng trăm đầu mối nằm dưới sự chỉ đạo của địch ở khu vực núi Bà Đen, địa bàn chiến lược về quân sự và hoạt động tình báo của ta và cả địch trong những năm kháng chiến chống Mỹ, hoạt động trong 10 năm của tên nội gián Võ Văn Ba, bí số X92, đã gây cho Cách mạng những tổn thất đáng kể. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đánh giá X92 "là một đầu mối tình báo số 1 ở miền Nam Việt Nam, là nguồn nước không bao giờ cạn".
Sinh năm 1923 tại Kiến Tường, Long An, X92 từng là du kích xã, nhưng y đã bỏ hoạt động, chạy dài từ Mộc Hóa, Kiến Tường lên chợ Long Hoa, Tây Ninh làm ăn. Tháng 2/1960, X92 cộng tác với Nguyễn Văn Yên, Trưởng chi Cảnh sát Quốc gia (CSQG) quận Phú Khương. Tới tháng 12/1962, X92 chuyển sang cộng tác với Nguyễn Văn Phước, tức Năm Giáng, cảnh sát Tây Ninh. Thấy X92 hoạt động tích cực và cung cấp nhiều thông tin có giá trị, cơ quan tình báo Mỹ, ngụy đã nghiên cứu về X92 và từng bước sử dụng vào hoạt động chống phá Cách mạng.
Tháng 4/1963, Ty Cảnh sát Tây Ninh đã chính thức làm thủ tục tuyển mộ X92 vào ngành cảnh sát, hoạt động dưới hình thức nhân viên ngoại vi, do Nguyễn Tấn Danh, Trưởng G công tác, F đặc biệt của Cảnh sát Đặc biệt (CSĐB) Tây Ninh điều khiển. Để tạo điều kiện cho X92 chui sâu vào hàng ngũ Cách mạng, chúng điều X92 đến cư trú tại chân núi Bà Đen, là địa bàn mà cán bộ Cách mạng thường về móc ráp cơ sở. X92 được chỉ thị của địch là phát nương, làm rẫy, chờ cơ hội móc nối với Cách mạng. Giữa năm 1963, X92 báo cáo đã móc nối với cán bộ Cách mạng và được "trở lại" sinh hoạt Đảng, CSĐB Tây Ninh quyết định vạch kế hoạch để X92 "chui sâu, leo cao" vào hàng ngũ Cách mạng.
Thực hiện kế hoạch, X92 hoạt động tích cực và hoàn thành "xuất sắc" mọi nhiệm vụ Cách mạng giao phó. Trong khi đó, địch tăng cường đánh phá một số đường dây, cơ sở vùng phụ cận, làm cho X92 ngày càng có tín nhiệm với tổ chức. Do đơn vị cơ sở mất cảnh giác, không phát hiện được hành vi chống phá Cách mạng của X92 mà còn tín nhiệm cử y làm Bí thư Chi bộ vào cuối năm 1965.
Kể từ đó, CSĐB và CIA cùng phối hợp chỉ đạo mọi hoạt động của X92. Chúng lần lượt lập các kế hoạch Thu Đông (1966), Bảo Quốc (1968), Sao Mai (1970) nhằm đánh giá nội gián X92 "chui sâu, leo cao" vào cơ quan lãnh đạo của Cách mạng ở một huyện điểm của tỉnh Tây Ninh. X92 còn được đặt những bí danh khác nhau như: Nguyễn Tị Mười, Lê Văn Mười, Chí Hùng, Năm Huỳnh… với các bí số A1, X1, X33, X69, X92 để tuyệt đối giữ bí mật đầu mối nội gián có tầm chiến lược này. Ngay Nguyễn Tấn Danh, sĩ quan điều khiển X92 cũng được chúng đặt cho các bí danh như Dũ, Chí Công… với các bí số F45, F72… để đảm bảo tuyệt đối an toàn trong hoạt động. Toàn bộ giấy tờ điều hành các kế hoạch với đầu mối X92 cũng được chúng bảo quản nghiêm ngặt.
Bởi những hoạt động như vậy, nên đầu mối nội gián X92 có vỏ bọc rất an toàn và càng gây tín nhiệm với Cách mạng. Cuối năm 1968, X92 được cử làm Huyện ủy viên dự khuyết và hai năm sau đó đã trở thành Huyện ủy viên chính thức Huyện ủy Hòa Thành. Cương vị công tác mới này giúp X92 càng được CIA và CSĐB coi trọng. Chúng đã thiết lập một hệ thống giao liên hết sức chặt chẽ để liên lạc từ X92 đến Nguyễn Tấn Danh và trực tiếp tới CIA, CSĐB.
Ban đầu, các cuộc chuyển giao tài liệu, tin tức được thực hiện tại nhà riêng. Sau đó, chúng thay đổi phương thức, bố trí cho 2 liên lạc viên thực hiện trao chuyển "đổi cặp" cho nhau trên một chiếc xe lôi Honda do CIA và CSĐB trang bị, hoạt động dưới hình thức chở đi chợ, đi học… và chạy theo một lộ trình được quy định sẵn, do người của chúng trực tiếp điều khiển. Với quy ước lên, xuống xe, trao chuyển theo đúng mật hiệu và thời gian quy định. Từ năm 1972, chúng tiếp tục xây dựng kế hoạch liên lạc đặc biệt giữa X92 và Danh. Thông qua hai địa điểm là tại cây xăng Bà Tư Thanh và tại ngã tư Phú Nhuận, chúng trang bị cho mỗi tên một máy bộ đàm có khả năng mã hóa tự động từ lời nói ra tín hiệu và ngược lại. Việc đi lại tiếp xúc tại một trong hai địa điểm trên đều bằng xe lôi và có quy định, ngày, giờ cụ thể.
Ngoài ra, CIA và CSĐB còn xây dựng nhiều hộp thư bí mật dưới các hình thức ngụy trang khác nhau để sinh hoạt giữa sĩ quan điều khiển với tình báo viên ở Tây Ninh, Sài Gòn và Biên Hòa. Tại những hộp thư này, CIA và CSĐB thường xuyên gặp gỡ X92, khai thác và chỉ đạo hoạt động. X92 đã cung cấp nhiều tài liệu về đường lối, chủ trương của ta. Đặc biệt, X92 đã cung cấp những đầu mối cơ sở, danh sách đảng viên mà y trực tiếp phụ trách trong nội ô Tòa thánh, những cán bộ Tỉnh ủy, Huyện ủy, vai trò và địa bàn hoạt động của từng người. Cuối năm 1972, Trung ương Đảng chuyển dự thảo các điều kiện ký Hiệp định Paris để tham khảo ý kiến của các đồng chí từ Tỉnh ủy trở lên và Bí thư Huyện ủy trọng điểm. Khi nhận được tài liệu, X92 đã báo cáo ngay cho địch, giúp chúng có chủ trương đối phó, gây khó khăn cho ta trong đàm phán và bố trí lực lượng. Do những tin tức mà X92 cung cấp nên CIA đánh giá đầu mối nội gián này "là một đầu mối tình báo số 1 ở miền Nam Việt Nam, một nguồn nước không bao giờ cạn". Cũng vì vậy mà X92 được nhiều cơ quan tình báo địch ở miền Nam Việt Nam giành giật để sử dụng.
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, âm mưu sử dụng X92 hoạt động nội gián trong kế hoạch hậu chiến của địch được quan tâm và tập trung một cách khẩn trương hơn. Cùng với việc CIA bỏ ra một khoản tiền lớn xây cất văn phòng riêng để bảo mật tài liệu của X92, chúng còn xây dựng các kế hoạch để đảm bảo bí mật cho X92 tiếp tục hoạt động nội gián khi Mỹ - ngụy thất bại ở Tây Ninh cũng như toàn miền Nam. Trong thời gian cuối của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, trước khí thế tấn công của quân và dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, X92 tiếp tục thu thập tin tức và đã cung cấp cho địch nhiều tài liệu, báo cáo mà y biết về các chủ trương đấu tranh của ta.
Trước khí thế tấn công mãnh liệt của quân và dân ta, mặc dù nắm được những tài liệu rất quan trọng, nhưng Mỹ - ngụy cũng không cứu vãn được tình thế. Ngày 12/3/1975, ta giải phóng Buôn Ma Thuột, bắt giữ được Jame Lewis - Chỉ huy CIA ở Tây Nguyên và Nguyễn Sĩ Phong (hay Nguyễn Văn Phong), CIA đội lốt thông dịch viên Mỹ. Chúng khai báo cho cơ quan an ninh về CIA và CSĐB Tây Ninh có đánh một tình báo viên tên là Võ Văn Ba, tức X92 vào nội bộ ta. Mặc dù tình hình chiến sự đang rất khẩn trương, lực lượng an ninh vẫn triển khai gấp kế hoạch rà soát trong nội bộ ta. Tập trung vào khu vực mà Phong đã khai báo, đặc biệt là địa bàn huyện Hòa Thành.
Ngày 30/4/1975, chế độ Sài Gòn sụp đổ. Ta bắt được Phan Tấn Ngưu, Thiếu tá, Trưởng F đặc biệt Tây Nguyên. Mặc dù có nhiều thủ đoạn hoạt động và đã được tạo vỏ bọc chắc chắn, nhưng qua lời khai của Ngưu và đồng bọn, kết hợp với khai thác tài liệu thu được, lực lượng An ninh miền Nam đã làm rõ toàn bộ quá trình hoạt động nội gián của X92 và bắt giữ tên này.
Theo An Ninh Thế GiớI
Nhận xét
Đăng nhận xét