Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020

XÃ HỘI SUY ĐỒI 65

(ĐC sưu tầm trên NET)
     Đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, góp phần ngăn ngừa tham nhũng

Liên tục xảy ra việc cán bộ quan hệ bất chính ở Hậu Giang

Thứ Bảy, ngày 17/08/2019 21:00 PM (GMT+7)

(NLĐO) – Trong vòng khoảng 1 năm, ở Hậu Giang đã phát hiện và xử lý 3 vụ cán bộ bị phát hiện quan hệ bất chính.

Ngày 17-8, trả lời với báo chí, ông Võ Minh Tâm, Bí thư Thành ủy Vị Thanh (Hậu Giang), xác nhận nơi đây vừa ra quyết định thi hành kỷ luật khiển trách về mặt Đảng đối với ông Tống Bửu Anh Phương, Trưởng phòng kiêm Bí thư chi bộ Phòng Quản lý đô thị TP Vị Thanh.
Lý do bị kỷ luật là vì ông Phương vi phạm đạo đức lối sống, quan hệ bất chính với bà Phạm Ngọc Chúc, Phó Trưởng Phòng tài chính - kế hoạch TP Vị Thanh. Bà Chúc cũng đã có chồng.
Trước đó, khi nhận được phản ánh về mối quan hệ "không trong sáng" của ông Phương và bà Chúc, Ủy ban kiểm tra Thành ủy Vị Thanh đã vào cuộc. Từ đây, ông Phương đã thừa nhận việc vi phạm trên.
Liên quan đến vụ việc này, Ủy ban kiểm tra Thành ủy TP Vị Thanh cũng ra quyết định kỷ luật khiển trách về mặt Đảng đối với bà Chúc.
Vào tháng 8-2018, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hậu Giang cũng vào cuộc xác minh và xử lý kỷ luật ông V.V.L. (nguyên Phó cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh) vì quan hệ bất chính với một phụ nữ đã có gia đình.
Trước đó, các cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đã nhận được đơn của ông L.T.B. (51 tuổi; ngụ thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) tố cáo ông L. có quan hệ bất chính với vợ mình là bà O., kèm theo một số hình ảnh "nóng" của ông L. và vợ ông B. Trong đơn, ông B. cho biết ông và bà N.T.O. là vợ chồng hợp pháp và có 1 con gái. Qua làm việc với các ngành chức năng, ông L. đã thừa nhận hành vi quan hệ bất chính với bà O.
Tiếp đến, vào tháng 11-2018, UBND xã Xà Phiên (huyện Long Mỹ) cũng tiến hành họp xem xét kỷ luật đối với bà N.T.T.N (29 tuổi; phụ trách lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội của xã). Theo đó, kết quả cuộc họp có 22 phiếu kỷ luật cảnh cáo và 7 phiếu kỷ luật khiển trách. Trước đó, bản thân bà N. đã có bản tự kiểm và tự nhận hình thức kỷ luật là cảnh cáo.
Nguyên nhân dẫn đến việc bà N. bị kỷ luật là vì sau khi chồng bà làm đơn tố cáo, qua xác minh, ngành chức năng xác định ông Lê Hoài Hận, Bí thư Đảng ủy xã Xà Phiên, có quan hệ bất chính với bà N. Ban Thường vụ Huyện ủy Long Mỹ cũng đã tiến hành bỏ phiếu thống nhất hình thức kỷ luật cắt hết chức vụ trong Đảng đối với ông Hận.

Theo TRƯỜNG HUY - TÂM QUÂN (Người lao động)


Vụ hai giáo viên quan hệ bất chính ở Lạng Sơn: Người tung clip nói gì?

Thứ Tư, ngày 17/04/2019 17:30 PM (GMT+7)

Tổ ấm đang yên ổn với cuộc sống khá hạnh phúc, nhà lầu, hai con khôn lớn thì bỗng dưng nữ giáo viên 42 tuổi cặp bồ với một đồng nghiệp ở địa phương làm cho gia đình ‘tan đàn, xẻ nghé’.

Vụ hai giáo viên quan hệ bất chính ở Lạng Sơn: Người tung clip nói gì? - 1
Tình cảm rạn nứt, một số đồ đạc trong gia đình ông L cũng bị đập phá, hư hỏng .Ảnh: Duy Chiến
Ông Khúc Văn L (42 tuổi, trú quán tại khu Mỏ Đá, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) cho biết: Ông và bà N.T. T, 42 tuổi kết hôn với nhau từ năm 1999, hiện đã có hai con khôn lớn (cháu gái lớn học lớp 10, cháu trai lớp 5). Vợ là giáo viên Trường Tiểu học- THCS xã Lâm Sơn, huyện Chi Lăng, còn ông làm công nhân cho một doanh nghiệp mỏ đá tại địa phương. Cuộc sống hạnh phúc với căn nhà hai tầng trong khu dân cư mỏ đá gần thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng.
Tuy nhiên, cuộc sống bị đảo lộn cách đây chừng 2 năm, khi ông L phát hiện ra vợ mình có “bồ”, vợ có nhiều biểu hiện xao nhãng việc nhà cửa, chăm nom chồng con.
“Qua tìm hiểu tôi biết, vợ có tình cảm với ông Hoàng Văn Q, giáo viên Trường Tiểu học- THCS Mỏ Đá ngay cạnh nhà. Vì tương lai của các cháu và cho cả 2 gia đình, tôi không muốn làm to chuyện, thi thoảng có khuyên nhủ, răn đe vợ, nhưng bà T không chấm dứt việc quan hệ sai trái mà còn thách thức với tôi”. Ông L nói.
Thấy cần phải làm rõ mọi chuyện nên ông L âm thầm theo dõi. Ngày 27/2/2019, ông L cùng một số người đã ập vào phòng trên tầng 2 nhà nghỉ (ở đường Tô Thị, phường Tam Thanh, TP Lạng Sơn), bắt quả tang bà T và ông Q đang nằm trên giường đắp chăn, trên người không mặc quần áo. Ông L bố trí người quay clip để làm bằng chứng.
Sau đó, thấy vợ vẫn không hối cải, xin tha thứ, ông L đã viết đơn tố cáo vợ mình quan hệ “ngoài luồng” với ông Q đến Phòng giáo dục- Đào tạo huyện Chi Lăng cùng các ban, ngành chức năng địa phương đề nghị thẩm tra, xử lý hành vi sai trái của 2 giáo viên vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp nhà giáo.
Vụ hai giáo viên quan hệ bất chính ở Lạng Sơn: Người tung clip nói gì? - 2
Hiện nay những hình ảnh phản cảm của đôi giáo viên quan hệ bất chính vẫn làm dư luận bức xúc . (ảnh cắt từ clip)
“Trong khi các cơ quan chức năng chưa trả lời thỏa đáng thì vợ tôi trở mặt. Bà này bực bội vô cớ, thách thức và đập phá một số tài sản trong nhà. Bản thân tôi đã phải nấu cơm riêng để ăn. Quá bức xúc, đêm 15/4/2019, tôi đã đăng 2 video cảnh cảnh bà T và ông Q lên mạng xã hội, mong muốn huyện Chi Lăng xử lý nghiêm minh sự việc”. Ông L cho biết.
Theo lời ông L; Tòa án nhân dân huyện Chi Lăng đã thụ lý đơn xin ly hôn giữa ông và bà T và hai người sẽ ra tòa trong nay mai.

Theo Nguyễn Duy Chiến (Tiền Phong)

TPHCM: Tài xế xe ôm đâm nhau nhập viện vì giành khách

Dân trí Chiều ngày 17/8, Công an quận Bình Tân (TPHCM) đã khám nghiệm xong hiện trường vụ ẩu đả giữa hai tài xế xe ôm khiến cả hai nhập viện.

Theo thông tin ban đầu, vào sáng cùng ngày, một nam thanh niên đến giao lộ Trần Văn Giàu – Võ Văn Vân, phường Tân Tạo, quận Bình Tân để đón xe ôm.



TPHCM: Tài xế xe ôm đâm nhau nhập viện vì giành khách - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Giao lộ xảy ra vụ ẩu đả giữa hai tài xế xe ôm
Trong lúc trả giá bắt khách, tài xế xe ôm tên Hùng và Hồng (cả hai đều ngoài 50 tuổi) xảy ra mâu thuẫn dẫn đến ẩu đả. Cả hai dùng dao tự chế đâm nhau và đều bị thương.
Sau khi vụ việc xảy ra, người dân địa phương đưa hai tài xế xe ôm vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng người bê bết máu.



TPHCM: Tài xế xe ôm đâm nhau nhập viện vì giành khách - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Công an thu giữ hung khí của vụ việc
Theo người dân, ông Hùng và ông Hồng chạy xe ôm ở giao lộ trên đã nhiều năm nay. Công an quận Bình Tân đã thu giữ hung khí, dao tự chế và khúc cây trong vụ đánh nhau để làm rõ.Hoàng Thuận

Sau va chạm giao thông, người đàn ông bị đánh chết tại chỗ

18/08/2019 21:07 GMT+7


TTO - Chỉ từ vụ va chạm giữa hai xe máy không quá nghiêm trọng nhưng hai người đàn ông đã lao vào đánh nhau, khiến một người chết tại chỗ.


Sau va chạm giao thông, người đàn ông bị đánh chết tại chỗ
Tối 18-8, Công an thị xã Dĩ An, Bình Dương truy tìm nam thanh niên trong vụ tai nạn giao thông rồi xô xát dẫn tới chết người xảy ra trên đường Nguyễn Thị Tươi, phường Tân Bình vào chiều tối cùng ngày.
Theo các nhân chứng, khoảng 17h ngày 18-8, ông Nguyễn Thành Long (39 tuổi, quê Đồng Nai) chạy xe máy trên đường Nguyễn Thị Tươi thì va chạm với một thanh niên khác (chưa rõ danh tính) cũng đang chạy xe máy.
Sau va chạm giao thông, người đàn ông bị đánh chết tại chỗ - Ảnh 2.
Lực lượng chức năng khám nghiệm tại hiện trường vụ việc. ẢNH: B.S.
Sau khi xảy ra vụ tai nạn, ông Long bị thanh niên đi xe máy dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu. Ông Long cũng có xô xát lại nam thanh niên nhưng sau đó ông Long ngã gục xuống đường.
Thấy ông Long nằm bất động, nam thanh niên lên xe máy rời khỏi hiện trường.
Khi người dân tới kiểm tra thì mới biết ông Long đã tắt thở nên trình báo cho cơ quan chức năng.
Tới 20h30 tối 18-8, công an vẫn khám nghiệm hiện trường, làm rõ nguyên nhân vụ xô xát chết người.
Sau va chạm giao thông, người đàn ông bị đánh chết tại chỗ - Ảnh 3.
Sau khi thấy người đàn ông nằm bất động, nam thanh niên đã bỏ trốn khỏi hiện trường. ẢNH: B.S.
BÁ SƠN

Một doanh nghiệp nhà nước tổ chức 'thi uống rượu giỏi' bị phản ứng gay gắt

18/08/2019 16:18 GMT+7

TTO - Việc một doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tổ chức hội thi “Tửu vương chi bảo” (vua uống rượu - PV) đang vấp phải sự phản ứng gay gắt của cán bộ và người dân vì làm ngược lại với chủ trương của Chính phủ.

Một doanh nghiệp nhà nước tổ chức thi uống rượu giỏi bị phản ứng gay gắt - Ảnh 1.
Hình ảnh trao thưởng cuộc thi "Tửu vương chi bảo 2019" lan truyền trên mạng xã hội vài ngày qua - Ảnh: BỬU ĐẤU chụp lại màn hình
Ngày 18-8, ông Nguyễn Tấn Danh - giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác và chế biến đá An Giang - cho biết ngày 16-8 vừa qua, đơn vị này có tổ chức cúng rằm tháng 7. Sau đó, công đoàn của công ty có tổ chức hội thi "Tửu vương chi bảo" cho các anh em "vui vẻ" sau những ngày lao động.
"Đơn vị chỉ tổ chức nội bộ cho vui thôi chứ không có gì. Tôi không ngờ hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội nhanh vậy, thật ra chẳng có gì đâu", ông Danh nói.
Một doanh nghiệp nhà nước tổ chức thi uống rượu giỏi bị phản ứng gay gắt - Ảnh 2.
Ông Nguyễn Tấn Danh (đứng giữa) trao cúp và tiền thưởng cho 2 cá nhân chiến thắng "Tửu vương chi bảo 2019" - Ảnh: BỬU ĐẤU
Khi PV Tuổi Trẻ Online chất vấn vì sao Quốc hội và Chính phủ đang có chủ trương hạn chế tác hại của rượu, bia mà DNNN này lại tổ chức cuộc thi đi ngược với chủ trương trên, ông Danh phân trần thêm: "Bữa đó vui quá nên anh em tổ chức và tôi có trao giải nên cũng không nói gì. Vì ngày đó có đông khách mời là lãnh đạo các huyện, xã lân cận.
Tôi nghĩ chẳng qua là tổ chức phong trào ngoại khóa cho các anh em vui thôi. Sau vụ này, tôi sẽ rút kinh nghiệm không tổ chức những hoạt động như vậy nữa".
Một doanh nghiệp nhà nước tổ chức thi uống rượu giỏi bị phản ứng gay gắt - Ảnh 3.
Cận cảnh cúp đệ nhất và đệ nhị hội thi "Tửu vương chi bảo 2019", phía trên có logo công ty và phía dưới cup có ghi chữ "Tửu vương chi bảo" - Ảnh: BỬU ĐẤU
Nói về hội thi này, một cán bộ cấp tỉnh cho rằng doanh nghiệp tư nhân thì "sao cũng được" nhưng DNNN mà làm vậy là đi ngược lại chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ trong việc hạn chế tác hại của rượu, bia.
"Công đoàn có nhiều cách tổ chức vui chơi cho đoàn viên mà, tại sao phải chọn cách thi thố uống rượu giỏi để đoạt cúp rình rang vậy? Rồi họ say xỉn về có chuyện gì thì sao? Ai chịu trách nhiệm? Đó là chưa kể DNNN đa phần là đảng viên nữa", vị này nói.
Luật sư Phan Hòa Nhựt - giám đốc Công ty Luật TNHH Phan Thị (An Giang): Khi tổ chức hội thi này, dĩ nhiên thí sinh phải thi đấu hết mình bằng cách uống thật nhiều rượu để đoạt cúp. Khi chơi xong phải di chuyển về thì tham gia giao thông phải tính sao?
"Đó là chưa kể tiền chi vào việc tổ chức thi uống rượu như thế này ở đâu ra? Uống rượu nhiều sẽ ảnh hưởng sức khỏe chứ không tốt bao giờ. Làm hội thi này tôi thấy ngược lại với chủ trương và khó coi so với văn hóa người Việt", luật sư Nhựt nói.
Không rượu bia có thành tiệc? Không rượu bia có thành tiệc?
TTO - Những bữa tiệc không say không về, xe ai nấy lái. Những đám cả trăm lít rượu. Đám tiệc không rượu bia, được không? Bạn sẽ chọn được uống hay lái xe về nhà? Những việc cần thay đổi trước khi Luật phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực.
BỬU ĐẤU

Suy thoái đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay

suythoaidaoduc1
Giữa lúc nhiều nhà tâm huyết với đất nước, dân tộc Việt ngày càng cảnh báo về tình trạng đạo đức xã hội VN càng lúc càng suy đồi, thì hiện nhiều nước láng giềng của VN – và qua đó, công luận thế giới – đang nhìn hình ảnh VN một cách “xấu xí”. Sao lại xảy ra cảnh như vậy ? Thanh Quang trình bày vấn đề như sau:
“Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Hồi tháng 9 năm ngoái, báo Đất Việt trong nước đưa tin “ Hòa Lan hỏang sợ khi tặng áo mưa, người Việt lên cướp”, tạo nên cái cảnh mà tờ báo mô tả là “ mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán. Nhiều người hò hét xung quanh khu vực phát áo mưa khiến quang cảnh trước UBND quận Ba Đình trở nên lộn xộn và khó hiểu”. Thì hôm 24 tháng Ba vừa rồi, báo VietnamNet có bài “ Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác…” khiến “ hình ảnh VN đang trở nên xấu xí” trước con mắt thế giới !
suythoaidaoduc3
VietnamNet mô tả báo Sankei Shimbun của Nhật đưa tin “ tình trạng người VN ăn cắp đồ tại Nhật có xu hướng gia tăng” và bị “ lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người (VN) cảm thấy xấu hổ” giữa lúc nhiều siêu thị Nhật trương bảng cảnh báo bằng tiếng Việt; rồi chuyện “Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt, trong khi một nhà hàng buffet ở xứ Chùa Vàng có bảng bằng tiếng Việt với nội dung “ Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ bị phạt…” mà dư luận cho là “đây không phải là chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái Lan”. Đó là chưa kể “ cư dân mạng cũng lan truyền, bàn tán bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc” khiến, vẫn theo báo VietnamNet, “ không ít người cảm thấy buồn và xấu hỗ khi hình ảnh đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngòai”.
Đó là chưa kể, cũng cách nay chưa lâu, diễn ra những cảnh như “Tài xế bất lực nhìn dân bới mảnh chai hôi của”, “>Nửa đêm dân ra hôi bánh kẹo từ xe gặp nạn”, “Dân đổ xô ‘hôi’ cổ vật tàu đắm ở Quảng Ngãi”, “Dân ùn ùn ra hôi xăng trên xác xe gặp nạn”…
suythoaidaoduc2Trước những cảnh nhiễu nhương ấu trĩ như vậy, có lẽ câu hỏi cần được nêu lên là tại sao những xứ láng giềng, nhất là những nước than phiền cung cách thiếu văn hóa của người mình như vậy, dân họ lại không bị mang tiếng trên thế giới ? Và đặc biệt là nguyên nhân nào mà nhiều  người Việt mình ngày nay lại hành xử một cách gọi là “vô tư” như thế, dù ngay tại các nước ngòai ?
Có phải xã hội ngày càng ích kỷ?

Từ Đà Nẵng, GS Nguyễn Thế Hùng giải thích:
GS Nguyễn Thế Hùng: Tình trạng này xuất phát từ vấn đề là mọi cái đều do nền giáo dục sinh ra. Thí dụ như ở Miền Nam hồi trước năm 1975, nền giáo dục Miền Nam đào tạo con người rất là đàng hòang. Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó lọan quá. Vấn đề cũng đều là con người VN, nhưng tại sao mình giáo dục kiểu này thì họ tốt mà giáo dục kiểu kia thì họ như vậy ? Nguyên nhân là do những người đề ra vấn đề giáo dục, rồi những người lãnh đạo đất nước chủ trương, tuyên truyền, làm gương như thế nào. Rõ ràng là trước đây, hồi trước 75, tại Miền Nam này, mọi người sống trong cảnh rất là trật tự, tức không có nhố nhăng như bây giờ. Như vậy thì rắc rối bây giờ xuất phát từ triết lý giáo dục, cung cách người thầy rồi cung cách quan chức hỗ trợ cho xã hội như thế nào, rồi vấn đề phương tiện truyền thông, báo chí đưa việc tốt, việc xấu trong xã hội như thế nào.v.v.. để cho xã hội đi vào trật tự như một xã hội văn minh.
Theo GS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội, khi nghe một số người cho đó là do bản tính của con người VN, ông không nghĩ thế. Trước hết, về bản tính của con người VN, GS Nguyễn Thanh Giang khẳng định ông vẫn đánh giá là con người sống có nhân, có nghĩa, có hiếu; và người VN không kém về mức độ trung thực so với các dân tộc khác trên thế giới. Nhưng GS Nguyễn Thanh Giang nhận định rằng chính chế độ trong nước nối kết với tổ chức xã hội, nó đã làm cho người VN tha hóa.
GS Nguyễn Thanh Giang: Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc. Cho nên điều đó là do ảnh hưởng của chế độ chính trị và của tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội mà chủ yếu đẩy con người vào tình trạng không cạnh tranh lành mạnh, không cạnh tranh dựa trên đạo lý, không dựa trên pháp luật, mà bằng phe nhóm, ỷ thế, ỷ quyền, ỷ vào giai cấp, ỷ vào thành phần lý lịch, ỷ vào con ông cháu cha. Hơn nữa, kể từ khi đưa cái chủ nghĩa Mác vào, lấy chuyên chính vô sản vào, thì người ta không tôn trọng pháp luật nữa. Cho nên người ta sẵn sang giẫm đạp lên pháp luật, lên đạo lý, từ đấy ảnh hưởng đến tâm tính của con người VN. Rồi đời sống không cần đạo lý, không cần pháp luật. Thì đó là cái tội của chế độ chính trị và tổ chức xã hội này.
“Cái tội của chế độ chính trị và tổ chức xã hội” ấy, theo nhiều nhà tâm huyết với quê hương, dân tộc, đã khiến XHVN ngày càng sa sút đáng ngại.
LS Trần Quốc Thuận, nguyên phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội VN từng khẳng định chính cái “Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống.” và “ Không biết đến bao giờ mới hết nghịch lý ấy ở Việt nam?”.
Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn cho biết:
MS Nguyễn Trung Tôn: Tôi sinh ra sau Cách mạng tháng Tám -sau năm 1945. Cha mẹ tôi, các cụ ngày xưa thì sống cuộc sống khổ sở, đói khát và nghèo nàn hơn so với bây giờ, nhưng các cụ vẫn nói với tôi rằng nhìn vào con người ngày hôm nay mới thấy đạo đức con người càng ngày càng xuống cấp.
GS Trần Kinh Nghị cho rằng vấn đề “ bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua nhiều biến cố lịch sử với những phong trào thi đua và những đợt cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, nhân văn giai phẩm v.v… khiến xã hội bị xáo trộn, lòng người đảo điên”.
Trong bối cảnh xã hội như vậy, thì người ta không mấy khó hiểu khi “ngọai cảnh ảnh hưởng – nếu không muốn nói là hình thành – tâm tính và cung cách con người”. Và những hành vi của số người Việt như vừa nói, theo PGS-TS Trịnh Hòa Bình thuộc Viện Xã Hội Học VN, “ngoài việc thể hiện tính xấu hôi của, ‘đám đông chỉ chờ kiếm chác’ của người Việt, thì nó còn cho thấy tính vô tổ chức, tự phát và tính ích kỷ của dân mình. Cái tính ích kỷ chính là nguyên nhân để gây ra nhiều thói hư tật xấu khác. Mà cái tính này thường trực trong nhiều cá nhân, không cứ gì người dân nông thôn, tỉnh lẻ hay người thành thị”.
(9952)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét