TỰ NHIÊN TỒN TẠI 9
(ĐC sưu tầm trên NET)
Sao Chổi - Những Kẻ Chu Du Băng Giá - Cổ Máy Thời Gian
Cận cảnh sao chổi với cái đuôi khổng lồ không thuộc hệ mặt trời
Các nhà thiên văn học của Đại học
Yale (Mỹ) đã công bố ảnh cận cảnh sao chổi 2I/Borisov, mang đến cơ hội
hiếm hoi để nhân loại “săm soi” sao chổi đầu tiên được xác nhận đến từ
không gian ngoài Thái Dương hệ.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA),
sao chổi “là những quả cầu tuyết chất chứa khí ga đông lạnh, đá và bụi,
xoay xung quanh mặt trời…Khi lướt gần mặt trời, nó bị nóng chảy và tạo
ra một cái đuôi bụi, khí”.
Hình ảnh do các nhà thiên văn học của Đại học Yale vừa công bố trên trang news.yale.edu
hôm 26.11 phản ánh rõ ràng cái đuôi khổng lồ của 2I/Borisov, với chiều
dài gần 160.000 km, gấp khoảng 14 lần kích thước địa cầu.
Để chụp được bức ảnh hớp hồn trên, nhóm chuyên gia phải nhờ đến Đài thiên văn W.M. Keck tại tiểu bang Hawaii.
Một trong những nhà thiên văn học tham gia dự án,
ông Pieter van Dokkum đã bày tỏ sự xúc động khi nhận ra “Trái đất nhỏ
bé đến dường nào bên cạnh vị khách đến từ hệ mặt trời khác”.
2I/Borisov
đã trở thành mục tiêu nghiên cứu của các chuyên gia Trái đất sau khi
nó được phát hiện vào ngày 30.8 nhờ vào công của nhà thiên văn học
nghiệp dư Gennady Borisov (người Crimea),
Đến ngày 10.10, họ tuyên bố “vật thể lạ” đến từ một hệ sao đôi có tên “Kruger 60”, cách địa cầu khoảng 13 năm ánh sáng.
2I/Borisov sẽ đến sát mặt trời vào ngày 10.12, cho phép cộng đồng khoa học có cơ hội phân tích nó trong ít nhất 6 tuần nữa trước khi thiên thể này biến mất.
Đây là lần thứ hai trong nhiều năm một vật thể thuộc không gian liên vì sao “đi lạc” vào hệ mặt trời. “Vị khách” đầu tiên là Oumuamua 2.0, ghé thăm vào năm 2017.
Vật thể cổ xưa hơn trái đất rơi xuống Sahara, hé lộ bí mật "động trời"
(NLĐO)- Quê hương xa xưa nhất của chúng ta có thể là một vòng tuyết – nước tuyệt đẹp quanh mặt trời non trẻ, nơi cung cấp vật liệu để tạo hình trái đất và các "láng giềng".
Nghiên cứu đứng đầu bởi nhà nghiên cứu về trái đất
và khoa học hành tinh Meguma Matsumoto (Đại học Kyoto, Nhật Bản) đã tìm
thấy thứ lạ lùng gọi là "hóa thạch băng" trong một thiên thạch có niên
đại 4,6 tỉ năm tuổi, tức ngang ngửa tuổi của Hệ Mặt trời và "già" hơn cả
trái đất.
Thiên
thạch kỳ diệu nói trên mang tên Acfer 094m rơi xuống địa phận Algeria ở
sa mạc Sahara (Bắc Phi) vào năm 1990. Những công cụ phân tích hiện đại
đã giúp các nhà khoa học xác định nó là một "thiên thạch nguyên thủy",
thứ tàn tích hiếm hoi và quý giá của tinh vân mặt trời.
"Hóa thạch băng" bên trong thiên thạch cổ đại này đã làm sáng tỏ cách thức các tiểu hành tinh hình thành trong hệ mặt trời sơ khai, sau đó là đến các hành tinh lớn. Nói cách khác, hóa thạch gồm bụi băng mịn chứa silicat, sunfua và vật liệu hữu cơ này chính là đại diện của một trong các loại "khối xây dựng hành tinh", thứ đã tạo nên trái đất và tất cả các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
Theo
ông Matsumoto, vật liệu hóa thạch này có cấu trúc lạ lùng gồm một khối
mịn màng của silicat và các vật liệu khác được bao bọc mởi một lớp băng
giá từ nước nguyên chất.
Nó đã hé lộ hình ảnh quê hương Hệ Mặt trời của chúng ta buổi sơ khai. Lúc đó chưa có trái đất và các hành tinh khác. Chỉ có một mặt trời trẻ tuổi đang tỏa sáng giữa một suối băng giá tuyệt đẹp, "chảy" thành một vòng khép kín xung quanh nó. Hình ảnh này đã được quan sát thấy ở một số ngôi sao trẻ khác trong vũ trụ - chính là buổi ban đầu của các "hệ mặt trời" khác.
Ở Hệ Mặt trời quá khứ đó, bụi xoáy, khí và cả băng dần được ngưng tụ, tạo thành các tiểu hành tinh đá hoặc các vật thể kích cỡ mặt trăng, rồi đến các hành tinh.
Trong quá trình hình thành, những vật thể mới ra đời có xu hướng tiến về phía mặt trời, khiến lớp băng cổ đại thuộc về vòng tuyết – nước xưa kia bắt đầu tan chảy, biến thành các hóa thạch băng. Một cách vô tình, hóa thạch băng đã "chui" vào các kẽ hở của thiên thạch cổ đại này, được bảo tồn và theo một con đường bí ẩn nào đó, hạ cánh xuống trái đất sau hàng tỉ năm lang thang.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science Advances.
Hình
ảnh vòng tuyết - nước tuyệt đẹp quanh ngôi sao trẻ V883 Orionis chính
là hình ảnh của Hệ Mặt trời 4,6 tỉ năm về trước - ảnh: ESO/NAOJ/NRAO
"Hóa thạch băng" bên trong thiên thạch cổ đại này đã làm sáng tỏ cách thức các tiểu hành tinh hình thành trong hệ mặt trời sơ khai, sau đó là đến các hành tinh lớn. Nói cách khác, hóa thạch gồm bụi băng mịn chứa silicat, sunfua và vật liệu hữu cơ này chính là đại diện của một trong các loại "khối xây dựng hành tinh", thứ đã tạo nên trái đất và tất cả các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
Cận cảnh thiên thạch cổ đại mang "hóa thạch băng" - ảnh: Natural History Museum
Nó đã hé lộ hình ảnh quê hương Hệ Mặt trời của chúng ta buổi sơ khai. Lúc đó chưa có trái đất và các hành tinh khác. Chỉ có một mặt trời trẻ tuổi đang tỏa sáng giữa một suối băng giá tuyệt đẹp, "chảy" thành một vòng khép kín xung quanh nó. Hình ảnh này đã được quan sát thấy ở một số ngôi sao trẻ khác trong vũ trụ - chính là buổi ban đầu của các "hệ mặt trời" khác.
Ở Hệ Mặt trời quá khứ đó, bụi xoáy, khí và cả băng dần được ngưng tụ, tạo thành các tiểu hành tinh đá hoặc các vật thể kích cỡ mặt trăng, rồi đến các hành tinh.
Trong quá trình hình thành, những vật thể mới ra đời có xu hướng tiến về phía mặt trời, khiến lớp băng cổ đại thuộc về vòng tuyết – nước xưa kia bắt đầu tan chảy, biến thành các hóa thạch băng. Một cách vô tình, hóa thạch băng đã "chui" vào các kẽ hở của thiên thạch cổ đại này, được bảo tồn và theo một con đường bí ẩn nào đó, hạ cánh xuống trái đất sau hàng tỉ năm lang thang.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science Advances.
Vết nứt của vũ trụ trông như thế nào?
Vũ trụ có thể tồn tại những "vết nứt", là hệ quả từ vụ nổ Big Bang.
Trong trường không thời gian có thể tồn tại những vết nứt, nhưng
kính viễn vọng của con người không thể nhìn thấy chúng. Đây có thể là
những dấu vết còn sót lại của thời điểm ngay sau vụ nổ Big Bang, khi nhiệt độ vũ trụ hạ xuống nhanh chóng.
Quá trình hạ nhiệt độ đó, được các nhà khoa học gọi là "giai đoạn chuyển giao", có thể hình dung như những bong bóng với nhiệt độ thấp phình to lên ở khắp nơi, và chúng gặp những bong bóng khác để hợp nhất. Cuối cùng, toàn bộ vũ trụ chuyển thành trạng thái mát hơn trước.
Giai đoạn chuyển đổi đó có thể để lại những vết nứt tại ranh giới của
những vùng hạ nhiệt. Một số nhà vật lý gọi đây là "sợi vũ trụ", nằm ở
nền bức xạ vũ trụ (CMB), tuy nhiên những ống kính viễn vọng hiện tại
chưa thể quan sát được chúng.
"Bạn đã bao giờ đi trên một mặt hồ đóng băng chưa? Bạn có nhìn thấy những vết nứt ở sâu phía dưới mặt hồ không? Mặt hồ rất cứng, nhưng vẫn tồn tại những vết nứt phía dưới", nhà vật lý Oscar Hernandez tại đại học McGill, Canada giải thích.
"Đá chính là nước đã qua một giai đoạn chuyển đổi. Những phân tử nước từng chuyển động tự do khi ở dạng lỏng, rồi bất ngờ tạo thành các tinh thể lục giác khi đóng băng. Giờ bạn thử tưởng tượng đang có một loạt tinh thể lục giác vừa khít với nhau ở một đầu, và ở đầu kia những tinh thể nước cũng bắt đầu hình thành. Gần như không có khả năng chúng sẽ khít với những tinh thể ở đầu hồ", ông Hernandez nói thêm về lý thuyết để giải thích vết nứt vũ trụ.
Trong một mặt hồ rộng lớn, những vùng giao thoa giữa các tinh thể nước tạo thành vết nứt. Trên vũ trụ, các vết nứt không thời gian tạo thành các sợi vũ trụ. Tìm kiếm những sợi vũ trụ có thể giúp khẳng định những mô hình vật lý hiện tại cần cải thiện thêm để có thể giải thích các quy luật vũ trụ.
"Rất nhiều mô hình được phát triển từ mô hình tiêu chuẩn, với những
lý thuyết như siêu sợi, đều dẫn đến những sợi vũ trụ. Có thể nói sợi vũ
trụ là một thực thể mà nhiều mô hình đều dự đoán có thật, do vậy nếu
chúng thực sự không tồn tại thì mọi mô hình đều sai", ông Hernandez giải
thích.
Trước đây, các nhà khoa học chủ yếu dùng phương pháp thu thập dữ liệu từ CMB, sau đó giả lập qua mô hình mạng neural. Tuy nhiên, trong bài báo khoa học mới công bố, ông Hernandez cùng các cộng sự cho rằng việc quan sát CMB sẽ không thể mang lại đủ dữ liệu sạch cho những mạng neural để phát hiện ra sợi vũ trụ.
Một phương pháp khác cũng đang được tính đến là đo sự giãn nở của vũ trụ theo mọi hướng. Tuy các đài quan sát này vẫn chưa được hoàn thành, đây có thể là phương pháp tốt nhất để khẳng định các vết nứt vũ trụ có thật.
Quá trình hạ nhiệt độ đó, được các nhà khoa học gọi là "giai đoạn chuyển giao", có thể hình dung như những bong bóng với nhiệt độ thấp phình to lên ở khắp nơi, và chúng gặp những bong bóng khác để hợp nhất. Cuối cùng, toàn bộ vũ trụ chuyển thành trạng thái mát hơn trước.
Liệu có tồn tại những vết nứt vũ trụ, xuất hiện từ sau vụ nổ Big Bang? Ảnh: Optical Image. |
"Bạn đã bao giờ đi trên một mặt hồ đóng băng chưa? Bạn có nhìn thấy những vết nứt ở sâu phía dưới mặt hồ không? Mặt hồ rất cứng, nhưng vẫn tồn tại những vết nứt phía dưới", nhà vật lý Oscar Hernandez tại đại học McGill, Canada giải thích.
"Đá chính là nước đã qua một giai đoạn chuyển đổi. Những phân tử nước từng chuyển động tự do khi ở dạng lỏng, rồi bất ngờ tạo thành các tinh thể lục giác khi đóng băng. Giờ bạn thử tưởng tượng đang có một loạt tinh thể lục giác vừa khít với nhau ở một đầu, và ở đầu kia những tinh thể nước cũng bắt đầu hình thành. Gần như không có khả năng chúng sẽ khít với những tinh thể ở đầu hồ", ông Hernandez nói thêm về lý thuyết để giải thích vết nứt vũ trụ.
Trong một mặt hồ rộng lớn, những vùng giao thoa giữa các tinh thể nước tạo thành vết nứt. Trên vũ trụ, các vết nứt không thời gian tạo thành các sợi vũ trụ. Tìm kiếm những sợi vũ trụ có thể giúp khẳng định những mô hình vật lý hiện tại cần cải thiện thêm để có thể giải thích các quy luật vũ trụ.
Mô hình minh họa các vết nứt trong vũ trụ. Ảnh: C. Ringeval. |
Trước đây, các nhà khoa học chủ yếu dùng phương pháp thu thập dữ liệu từ CMB, sau đó giả lập qua mô hình mạng neural. Tuy nhiên, trong bài báo khoa học mới công bố, ông Hernandez cùng các cộng sự cho rằng việc quan sát CMB sẽ không thể mang lại đủ dữ liệu sạch cho những mạng neural để phát hiện ra sợi vũ trụ.
Một phương pháp khác cũng đang được tính đến là đo sự giãn nở của vũ trụ theo mọi hướng. Tuy các đài quan sát này vẫn chưa được hoàn thành, đây có thể là phương pháp tốt nhất để khẳng định các vết nứt vũ trụ có thật.
Phát hiện lỗ đen khổng lồ trong dải Ngân Hà, thách thức mọi lý thuyết
Các
nhà khoa học Trung Quốc vừa tìm ra một lỗ đen với khối lượng cực lớn
trong dải Ngân Hà, trái ngược với những lý thuyết vũ trụ học trước đây.
Theo Live Science
Mặt Trăng ra đời như thế nào?
Mặt Trăng được cho là hình thành khoảng 4,5 tỷ năm trước sau vụ va chạm giữa Trái Đất và một hành tinh thuở sơ khai.
Đồ họa: National Geographic
Đồ họa: National Geographic
Phát hiện chấn động về vụ nổ mạnh nhất trong vũ trụ
Vụ nổ mạnh nhất trong vũ trụ tạo ra bức xạ năng lượng mạnh hơn cả trước đây là phát hiện đầu tiên về vụ nổ tia gamma bằng kính viễn vọng tia gamma trên mặt đất.
Sử dụng kính thiên văn chuyên
dụng, hai đội quốc tế phát hiện các tia gamma năng lượng cao nhất từng
được đo từ vụ nổ tia gamma trong vũ trụ, đạt năng lượng gấp 1000 tỷ lần
so với năng lượng từng bắt gặp.
Các
nhà khoa học hoạt động tại kính thiên văn HESS và MAGIC trình bày
quan sát của họ trong một ấn phẩm khoa học độc lập trên tạp chí
Nature. Đây là những phát hiện đầu tiên về vụ nổ tia gamma bằng kính
viễn vọng tia gamma trên mặt đất.
Các
vụ nổ tia gamma (GRB) là các vụ nổ bức xạ gamma đột ngột, ngắn, xảy ra
khoảng một lần một ngày ở đâu đó trong vũ trụ hữu hình.
Theo
kiến thức hiện tại, chúng bắt nguồn từ các sao neutron va chạm hoặc
từ vụ nổ siêu tân tinh khổng lồ sụp đổ thành một lỗ đen.
"Vụ
nổ tia gamma GRB 190114C là vụ nổ mạnh nhất được biết đến trong vũ
trụ và đã giải phóng nhiều năng lượng hơn chỉ trong vài giây so với Mặt
trời của chúng ta trong suốt cuộc đời của nó, chúng có thể tỏa sáng gần
như toàn bộ vũ trụ".
Tia gamma phát ra từ vụ nổ này có năng lượng từ 200 đến 1000 tỷ volt điện tử (0,2 đến 1 teraelectronvolts). "Đây là những photon mang năng lượng cao nhất từng được phát hiện từ các vụ nổ tia gamma", Elisa Bernardini, lãnh đạo nhóm MAGIC tại DESY nói.
Được biết, GRB 190114C nằm cách chòm sao Fornax khoảng 4,5 tỷ năm ánh sáng.
Ảnh cực hiếm về vụ nổ thiên thạch mạnh gấp 10 lần vụ nổ Hiroshima
NASA mới đây công bố ảnh vệ tinh về vụ nổ thiên thạch trên biển Bering vào tháng 12/2018, với mức năng lượng gấp 10 lần vụ nổ bom hạt nhân ở Hiroshima.
NASA mới đây công bố ảnh vệ tinh về vụ nổ thiên thạch trên biển Bering vào tháng 12/2018, với mức năng lượng gấp 10 lần vụ nổ bom hạt nhân ở Hiroshima.
Vụ nổ siêu tân tinh Betelgeuse cách 640 năm ánh sáng nhìn từ Trái Đất
Bầu trời trông sẽ như thế nào nếu chúng ta có thể nhìn thấy vụ nổ siêu tân tinh ngoạn mục của sao Betelgeuse cách Trái Đất 640 năm ánh sáng?
Bầu trời trông sẽ như thế nào nếu chúng ta có thể nhìn thấy vụ nổ siêu tân tinh ngoạn mục của sao Betelgeuse cách Trái Đất 640 năm ánh sáng?
Nhận xét
Đăng nhận xét