Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 55

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Sâu chúa Sài Gòn - Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP HCM bị xem xét kỷ luật?


Xem xét kỷ luật nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải


Nguyên Bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải và nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận vi phạm nghiêm trọng, đến mức xem xét kỷ luật.
Từ ngày 3 đến 8/1 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ 42. Ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM. Theo đó:
- Ban Thường vụ Thành ủy và Ban cán sự Đảng (BCSĐ) UBND TP.HCM đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân Thành phố, gây bức xúc trong xã hội.
- Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy; ông Lê Hoàng Quân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy và chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ UBND Thành phố.
Ông Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó bí thư Thường trực Thành ủy, nguyên Ủy viên BCSĐ, nguyên Phó chủ tịch UBND Thành phố và các ông, bà Nguyễn Thị Hồng, Lê Văn Khoa, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Ủy viên BCSĐ, nguyên Phó chủ tịch UBND Thành phố; ông Vũ Hùng Việt, nguyên Thành ủy viên, nguyên Ủy viên BCSĐ, nguyên Phó chủ tịch UBND Thành phố cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy, của BCSĐ UBND Thành phố và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Xem xet ky luat nguyen Bi thu Thanh uy TP.HCM Le Thanh Hai hinh anh 1 Le_Thanh_Hai_4_zing.jpg
Ông Lê Thanh Hải. Ảnh: Hoàng Hà.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015, của BCSĐ UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011-2016 và cá nhân nêu trên đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền Thành phố, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét kỷ luật.

Kiến nghị 'xử lý kỷ luật nghiêm khắc' ông Lê Hoàng Quân

Cơ quan CSĐT Bộ Công an kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hành chính nghiêm khắc ông Lê Hoàng Quân cùng 3 cá nhân trong Ban Chỉ đạo 09.

Ông Hoàng Trung Hải bị đề nghị kỷ luật

Ông Hoàng Trung Hải (Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Phó thủ tướng) bị đề nghị kỷ luật vì có vi phạm, khuyết điểm liên quan dự án TISCO II.




Theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương chiều nay, tại kỳ họp thứ 42 (từ ngày 3 đến 8/1), cơ quan này đã quyết định trình Bộ Chính trị xem xét đề nghị nêu trên.
Cách đây một tháng, tại kỳ họp 41, cơ quan kiểm tra xác định ông Hoàng Trung Hải trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó thủ tướng đã có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II – Công ty gang thép Thái Nguyên (TISCO II).
Ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ảnh: Võ Hải
Ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ảnh: Võ Hải
Cũng liên quan đến vi phạm, khuyết điểm tại dự án TISCO II, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật khai trừ Đảng đối với các ông: Mai Văn Tinh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT; Đậu Văn Hùng, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam.
Bốn cựu lãnh đạo của Công ty gang thép Thái Nguyên cũng bị khai trừ đảng, gồm các ông: Trần Văn Khâm, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT; Trần Trọng Mừng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc; Ngô Sỹ Hán, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng giám đốc.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo các ông Văn Trọng Lý, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Nguyễn Văn Tài, nguyên Hàm Vụ trưởng Văn phòng Chính phủ; Đỗ Cảnh Dương, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ.
Các ông Nguyễn Hữu Vũ, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Đặng Thúc Kháng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT; Lê Phú Hưng, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam cùng nhận kỷ luật khiển trách.
Dự án TISCO II được phê duyệt năm 2005 với tổng vốn hơn 3.800 tỷ đồng (hơn 242 triệu USD) với hai gói thầu chính. Gói thầu mỏ sắt Tiến Bộ đã hoàn thành đưa vào sử dụng với giá trị thanh toán là trên 224 tỷ đồng. Gói thầu EPC dây chuyền công nghệ luyện kim được tổ chức đấu thầu và tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) trúng thầu với giá hơn 160 triệu USD.
Năm 2013, dự án được Chủ tịch HĐQT Công ty gang thép Thái Nguyên phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư hơn 8.100 tỷ đồng (tăng trên 4.200 tỷ đồng). Tuy nhiên Thanh tra Chính phủ cho rằng việc điều chỉnh này "không có cơ sở".
Tại thời điểm cơ quan thanh tra vào cuộc (năm 2017), tổng giá trị TISCO thanh toán cho dự án là hơn 4.400 tỷ đồng; trong đó thanh toán cho MCC trên 92% giá trị hợp đồng nhưng các hạng mục đều chưa hoàn thành. Đến năm 2013, MCC và các nhà thầu đã dừng thi công. "Hiện một số thiết bị đã gỉ sét, hư hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng dự án, thiệt hại vốn đầu tư", kết luận thanh tra nêu.
Tháng 4/2019, cơ quan cảnh sát điều tra (C03) thông báo đã khởi tố vụ án về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọngVi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí khi điều tra mở rộng 4 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại dự án. Hai cựu sếp của Tổng công ty Thép Việt Nam và ba người từng lãnh đạo Công ty gang thép Thái Nguyên bị bắt.
Ông Hoàng Trung Hải năm nay 60 tuổi, giữ cương vị Phó thủ tướng từ tháng 8/2007. Tại đại hội Đảng lần thứ XII (2016), ông Hải được bầu vào Bộ Chính trị. Từ năm 2016 đến nay, ông Hoàng Trung Hải làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. 
Hoàng Thùy

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Hoàng Trung Hải

Bộ Chính trị thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải bằng hình thức cảnh cáo vì những sai phạm liên quan dự án Gang thép Thái Nguyên.
Ngày 10/1, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó thủ tướng.
Xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy với ông Hoàng Trung Hải, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó thủ tướng đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II).
Bo Chinh tri ky luat canh cao ong Hoang Trung Hai hinh anh 1 Hoang_Trung_Hai_18_zing.jpg
Ông Hoàng Trung Hải. Ảnh: Hoàng Hà.
Cụ thể, ông Hải đã thiếu trách nhiệm, không xem xét, cân nhắc thấu đáo ý kiến của các bộ, ngành, cho ý kiến không rõ ràng, thiếu chặt chẽ, không đúng Hợp đồng EPC số 01#, không đúng quy chế làm việc của Chính phủ đối với việc xem xét một số phát sinh về giá vật liệu xây dựng, điều chỉnh giá trị Hợp đồng gói thầu EPC số 01# của Dự án TISCO II và tăng chi phí Phần C của Hợp đồng; cho ý kiến điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án TISCO II và vay vốn tín dụng ưu đãi, vi phạm quy định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Thiếu kiểm tra và chỉ đạo kiểm tra theo Quy chế làm việc của Chính phủ nên không phát hiện được việc TISCO tách Phần C ra khỏi Hợp đồng EPC số 01# và giao cho Tổng Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam thực hiện, làm thay đổi bản chất và phá vỡ nguyên tắc quản lý Hợp đồng EPC nói trên.
Đồng ý cho TISCO thanh toán các khoản chi phí trả cho MCC không đúng với Hợp đồng EPC số 01# của Dự án TISCO II.
Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên của ông Hoàng Trung Hải là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân đồng chí, đến mức cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm và quá trình công tác, đóng góp của đồng chí đối với Đảng, Nhà nước; căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải bằng hình thức cảnh cáo.
Ông Hoàng Trung Hải sinh năm 1959, giữ cương vị Phó thủ tướng từ tháng 8/2007. Tại đại hội Đảng lần thứ XII (2016), ông được bầu vào Bộ Chính trị. Từ năm 2016 đến nay, ông Hoàng Trung Hải làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

2 ủy viên Bộ Chính trị, 21 ủy viên và nguyên ủy viên TƯ, 23 tướng bị kỷ luật

Phát biểu tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng năm 2019, Thường trực Ban Bí thư ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực.

Hôm nay, tại Hà Nội, UB Kiểm tra TƯ tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Nhìn lại năm 2019 và qua 4 năm của nhiệm kỳ, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh một số thành tựu nổi bật. Trong đó, phải kết đến chất lượng, hiệu quả kiểm tra, giám sát từng bước được nâng cao,có nhiều vụ việc khó, phức tạp, nghiêm trọng; tạo được hiệu ứng lan tỏa.
Kỷ luật 92 cán bộ thuộc diện TƯ quản lý
Cụ thể là, cấp ủy các cấp đã kiểm tra hàng trăm ngàn tổ chức đảng và hàng triệu đảng viên. Trong đó Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thành lập 36 đoàn kiểm tra, kiểm tra 110 tổ chức đảng.
Ngoài ra, toàn ngành đã kiểm tra dấu hiệu vi phạm của 13.619 tổ chức, 16.214 cấp ủy viên các cấp và 24.727 đảng viên, gần bằng cả nhiệm kỳ của khóa 11... Cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp thi hành kỷ luật hàng ngàn tổ chức đảng, hàng vạn cấp ủy viên các cấp và 54.573 đảng viên.
Trong đó, Ban Chấp hành TƯ Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 8 tổ chức đảng, 45 đảng viên, UB Kiểm tra TƯ thi hành kỷ luật 111 đảng viên. Trong đó có 92 cán bộ thuộc diện TƯ quản lý gồm: 2 ủy viên Bộ Chính trị, 21 ủy viên và nguyên ủy viên TƯ, 38 sỹ quan trong lực lượng công an, quân đội (cấp tướng là 23 người...).
"Nhìn vào số tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật nêu trên, chúng ta thấy đó là sự cố gắng rất lớn của toàn ngành, góp phần xây dựng Đảng ta thêm trong sạch, vững mạnh. Điều quan trọng là chúng ta từng bước làm rõ được, tại sao số lượng tổ chức đảng, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm kéo dài qua nhiều năm không được phát hiện?
Phải chăng hằng năm, từng nhiệm kỳ chúng ta đánh giá chưa chính xác chất lượng đảng viên và tổ chức đảng? Phải chăng công tác kiểm tra, giám sát của các cấp chưa được coi trọng, chưa làm tốt, tiến hành không thường xuyên? Trong sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ còn hình thức, thiếu dân chủ? Tính chiến đấu của người cộng sản, người đảng viên không được phát huy?", ông Trần Quốc Vượng cho rằng, đây là những vấn đề cần hết sức quan tâm trong thời gian tới.
Thường trực Ban Bí thư ghi nhận, UB Kiểm tra TƯ và uỷ ban kiểm tra các cấp đã thể hiện bản lĩnh vững vàng. Quá trình xem xét, xử lý các vụ việc, các cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời, “thấu tình, đạt lý”. Cho đến hôm nay, cơ bản các vụ việc đã xử lý kỷ luật, thì khiếu nại về mức kỷ luật chiếm tỷ lệ rất thấp.
Theo ông Vượng, có được những thành tích, bước đầu rút ra 5 nguyên nhân, trong đó có việc Ban Chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tổng Bí thư có quyết tâm chính trị cao trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thường xuyên quan tâm, kịp thời chỉ đạo hoạt động của UB Kiểm tra TƯ.
"Có thể thấy rằng, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư ngày 9/6/2016, yêu cầu UB Kiểm tra TƯ cùng với các cơ quan kiểm tra, kết luận vụ việc Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang sử dụng xe tư nhân gắn biển số xanh, tuy tưởng như là một việc vi phạm nhỏ, nhưng UB Kiểm tra TƯ đã làm tốt việc này và có ý nghĩa như hoạt động mở đầu cho sự đổi mới công tác kiểm tra đảng nhiệm kỳ Đại hội 12 của Đảng", Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.
Ông Trần Quốc Vượng dẫn chứng hàng loạt vụ việc như tại DNNN có vụ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; về công tác cán bộ có vụ Trịnh Xuân Thanh; địa phương có các vụ tại Đà Nẵng, Khánh Hòa; trong lực lượng vũ trang như vụ tại Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Tổng cục Cảnh sát)....
Qua đó đã kịp thời xử lý kỷ luật các cá nhân, tập thể sai phạm, bảo đảm sự nghiêm minh của kỷ luật đảng, đồng thời, cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa sai phạm, có thêm bài học, kinh nghiệm hay trong công tác kiểm tra.
UB Kiểm tra TƯ và ủy ban kiểm tra các cấp đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tổng Bí thư. Bên cạnh đó, UB Kiểm tra TƯ đã kịp thời tiến hành kiểm tra lại các vụ việc dư luận quan tâm như vụ kỷ luật ông Ngô Văn Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa.
2 ủy viên Bộ Chính trị, 21 ủy viên và nguyên ủy viên TƯ, 23 tướng bị kỷ luật

Theo ông Vượng, một điểm nổi bật trong thời gian qua chính là, đã kịp thời công khai kết quả kiểm tra, kết luận các phiên họp của uỷ ban kiểm tra, nhất là các phiên họp của UB Kiểm tra TƯ. Qua đó, góp phần tuyên truyền công tác kiểm tra của Đảng, ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm... Đồng thời, để đảng viên, nhân dân giám sát hoạt động kiểm tra Đảng.
"Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, công tác kiểm tra của Đảng đã giành được nhiều kết quả quan trọng; đấu tranh, ngăn chặn suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm; từng bước củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước...", Thường trực Ban Bí thư đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những thành tích mà Ngành Kiểm tra của Đảng đạt được.
Đấu tranh với tình trạng lợi dụng gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến nhân sự đại hội
Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh một số nội dung như tập trung công tác kiểm tra chuẩn bị cho việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội 13 của Đảng.
Trong đó có việc chú trọng giải quyết đơn thư, các vụ việc, bảo đảm đúng quy định, phục vụ tốt cho việc chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và nhân sự TƯ khóa 13, theo đúng tinh thần Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị; kiên quyết đấu tranh với tình trạng lợi dụng dịp tổ chức đại hội để tố cáo sai sự thật, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến nhân sự đại hội.
Cùng với đó, làm tốt công tác kiểm tra đảng để Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo đất nước trong giai đoạn cách mạng mới; góp phần tạo môi trường xã hội minh bạch, lành mạnh để phát triển đất nước; củng cố niềm tin, sự ủng hộ của nhân dân đối với Đảng.
Thường trực Ban Bí thư cũng lưu ý các cấp uỷ, nhất là người đứng đầu phải tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; đồng thời, khắc phục ngay tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong công tác kiểm tra...
Coi trọng việc nắm tình hình hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên, nhất là người đứng đầu để sớm phát hiện, ngăn ngừa, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, nhất là các dấu hiệu vi phạm khi còn manh nha, để vi phạm không trầm trọng hơn.
Ông Trần Quốc Vượng cũng nhấn mạnh đến việc phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cán bộ làm công tác kiểm tra phải luôn giữ vững bản lĩnh, có dũng khí đấu tranh, phải liêm, chính, chí công, vô tư đấu tranh với sai phạm, tiêu cực trong Đảng.
Đồng thời, luôn phấn đấu, rèn luyện tác phong công tác, không kiêu ngạo, say sưa với thành tích, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, tâm huyết, kiên quyết và trách nhiệm cao trong nghề nghiệp; phải thực sự gưong mẫu trong cuộc sống và công tác...
Bộ Chính trị cảnh cáo ông Hoàng Trung Hải

Bộ Chính trị cảnh cáo ông Hoàng Trung Hải

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải bằng hình thức Cảnh cáo do có những vi ....
Thu Hằng

Khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT Công ty Thanh Bình

Cập nhật lúc 17:51, Thứ hai, 13/01/2020
print  

(BVPL) – Chiều 13/1, nguồn tin phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật từ lãnh đạo VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác nhận đã phê chuẩn lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam của Cơ quan CSĐT cùng cấp đối với ông Phạm Quốc Dũng (53 tuổi, trú TP HCM). Ông Dũng bị khởi tố để điều tra về hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.


Lừa đảo chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng: Giám đốc Công ty TNHH Quang Tấn bị bắt

Bắt giám đốc lừa đảo xin giấy phép xây dựng

Bắt nữ giám đốc công ty đa cấp lừa đảo hơn 20 tỷ đồng

Ông Phạm Quốc Dũng bị khởi tố để điều tra về hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Ông Dũng nguyên là chủ tịch HĐQT Công ty tư vấn dịch vụ thương mại Thanh Bình (trụ sở tại quận 1, TP HCM). Công ty này là chủ đầu tư dự án khu biệt thự du lịch Thanh Bình, phường 10, TP Vũng Tàu.
Trước đó, tháng 7/2019, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi tố vụ án trên từ đơn tố cáo của hàng chục hộ dân mua đất của dự án Thanh Bình tố giác ông Phạm Quốc Dũng đã có hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Sau khi đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các hộ dân tại dự án Thanh Bình, nhưng chủ đầu tư đã không bàn giao "sổ đỏ" cho khách hàng trong khi đa số khách hàng đã đóng gần hết tiền, đã làm nhà sinh sống.
Sau đó, Công ty Thanh Bình đã đem nhiều "sổ đỏ" của dự án đi thế chấp vay vốn và đảm bảo cho bên thứ ba vay vốn. Do chủ đầu tư và bên thứ ba không trả được tiền cho ngân hàng, nên ngân hàng đấu giá nợ. Việc này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người mua đất trong dự án./.
Nguyễn Đại

Khởi tố 42 bị can về tội vi phạm các quy định về ATTP

Cập nhật lúc 14:53, Chủ nhật, 12/01/2020
print  

(BVPL)- Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm trong vệ sinh an toàn thực phẩm, đến nay cơ quan chức năng đã khởi tố 28 vụ với 42 bị can về tội vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.


Hà Nội kiểm tra gắt gao an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Hà Nội thành lập 3 đoàn liên ngành thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Trung thu

Xử phạt hàng loạt nhà hàng sang ở Nghệ An vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngoài ra, theo báo cáo của Bộ Y tế tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm (ATTP) diễn ra hôm nay (11/1), hiện đã tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề nóng gây bức xúc trong nhân dân như sử dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
Từ đầu năm 2017 đã không phát hiện các mẫu thịt nhiễm Salbutamol, tỷ lệ thực phẩm vi phạm các chỉ tiêu về kháng sinh giảm mạnh (năm 2018 chỉ còn 0,2%, so với năm 2016 là 1,76%).
Thủ tướng cho rằng, quyền tiếp cận thực phẩm an toàn là quyền cơ bản của con người 
Trong năm 2019, toàn quốc ghi nhận 76 vụ ngộ độc thực phẩm làm gần 2.000 người mắc bệnh, 1.918 người đi viện và 8 trường hợp tử vong. So với năm 2018, số vụ giảm 32 vụ (29,6%), số mắc bệnh giảm 1.478 người (42,6%), số  đi viện giảm 1.135 người (37,2%), số tử vong giảm 9 người (52,9%).
Cũng theo Bộ Y tế, thách thức lớn nhất hiện nay trong vấn đề ATTP đó là sản xuất nhỏ lẻ (với trên 8 triệu hộ) với nhiều nguy cơ về ATTP, nhất là các thói quen, tập quán canh tác, sản xuất, mua bán, tiêu dùng nhỏ lẻ... đòi hỏi phải tiếp tục tuyên truyền vận động và nhất là thúc đẩy việc hợp tác, liên kết sản xuất quy mô lớn, chuyên canh, áp dụng quy trình tiên tiến.
Việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong khu dân cư không đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn hết sức khó khăn. Đặc biệt là thói quen lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tình trạng thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc vẫn còn.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nhiều tỉnh, thành phố đã ban hành chỉ thị, kế hoạch, giải pháp rất cụ thể trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác ATTP đến tận cấp xã, để chuyển biến từ cơ sở, từ người sản xuất. Về công tác xử lý, Thủ tướng hoan nghênh Bộ Công an đã phá được vụ buôn lậu thuốc bắc giả quy mô lớn vừa qua.
Thủ tướng nêu rõ quan điểm phải xử lý nghiêm vi phạm ATTP, không bỏ qua bất cứ vụ việc nào, không chỉ tuyên truyền, giáo dục, vận động. Thời gian qua, nhờ xử lý quyết liệt, mạnh tay mà nhiều vấn đề nóng, bức xúc về ATTP như sử dụng hóa chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật… đã hạ nhiệt.
"Quyền tiếp cận thực phẩm an toàn là quyền cơ bản của con người. Công tác bảo đảm ATTP phải được tăng cường, đây là trách nhiệm của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan chức năng"- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay.
Đồng thời, nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm đi đầu, đứng mũi chịu sào của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở, Thủ tướng cho rằng, vai trò này cần đề cao hơn nữa. “Nếu truy đến cùng nơi sản xuất thực phẩm, nông sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc cho người dân thì ngoài người sản xuất trực tiếp, cả chính quyền cơ sở phải chịu trách nhiệm”- Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế về ATTP, có hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý ATTP ở địa phương.
Minh Nhật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét