Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

BÍ ẨN KHẢO CỔ 53

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bí ẩn Kim Tự Tháp của người Maya | Khám phá thế giới

Các nhà khảo cổ Nga vừa khám phá ra bộ hài cốt 2137 năm tuổi kèm một thứ giống hệt... iPhone!

JJJ, Theo Helino 11:58 09/09/2019

Bộ hài cốt "Natasha" đã được chôn cất cùng 1 vật hình chữ nhật, gắn nhiều đồng xu nhỏ mà các nhà khảo cổ tếu táo gọi là "iPhone của 2137 năm về trước".

Địa điểm chôn cất nằm ở nước Cộng hòa Tuva thuộc Nga, nó còn được gọi là "Atlantis của nước Nga".
Phần lớn thời gian trong năm, khu vực này ngập chìm trong nước và chỉ lộ ra vào khoảng tháng 5 và 6. Khi phát hiện ra bộ hài cốt của người phụ nữ ở đây, các nhà khảo cổ học đặt tên cô là "Natasha".
Theo Siberian Times, Natasha đã được chôn cất cùng 1 vật hình chữ nhật, gắn nhiều đồng xu nhỏ mà các nhà khảo cổ tếu táo gọi là "iPhone của 2137 năm về trước". Sự thật, nó là mặt thắt lưng trang trí.
Khu vực này đặc biệt được quan tâm vì trước đây, một số ngôi mộ từ thời của Thành Cát Tư Hãn đã được phát hiện.
Các nhà khảo cổ Nga vừa khám phá ra bộ hài cốt 2137 năm tuổi kèm một thứ giống hệt... iPhone! - Ảnh 1.
Natasha đã được chôn cất cùng 1 vật hình chữ nhật, gắn nhiều đồng xu nhỏ mà các nhà khảo cổ tếu táo gọi là "iPhone của 2137 năm về trước". Sự thật, nó là mặt thắt lưng trang trí.
Các nhà khảo cổ Nga vừa khám phá ra bộ hài cốt 2137 năm tuổi kèm một thứ giống hệt... iPhone! - Ảnh 2.
Bộ hài cốt phụ nữ hơn 2100 năm tuổi được các nhà khảo cổ đặt tên là "Natasha"
Các nhà khảo cổ Nga vừa khám phá ra bộ hài cốt 2137 năm tuổi kèm một thứ giống hệt... iPhone! - Ảnh 3.
Địa điểm chôn cất nằm ở nước Cộng hòa Tuva của Nga, nó còn được gọi là "Atlantis của nước Nga"
Cùng với Natasha, ngôi mộ của một người làm đồ da, ban đầu được cho là nữ tu sĩ, cũng đã được phát hiện. Tiến sĩ Marina Kilunovskaya từ Viện Văn hóa Lịch sử Vật chất St Petersburg, nói rằng việc phát hiện ra địa điểm này "gây xúc động về mặt khoa học" và các nhà khảo cổ đã rất may mắn khi khu vực chôn cất chưa bị những kẻ cướp mộ tìm thấy. 
Theo Metro UK

Mở nắp quan tài ở ngôi mộ 3.000 năm tuổi, nhà khảo cổ kinh ngạc nhìn thấy một thứ

Helino |

Mở nắp quan tài ở ngôi mộ 3.000 năm tuổi, nhà khảo cổ kinh ngạc nhìn thấy một thứ

Những phát hiện khảo cổ bên trong ngôi mộ 3.000 năm tuổi khiến các chuyên gia đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Những phát hiện khảo cổ bên trong ngôi mộ 3.000 năm tuổi khiến các chuyên gia đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Từ hành trình phát hiện cổ mộ 3.000 năm tuổi chứa kho báu kỳ lạ...
Tháng 5/2007, thôn Đại Hà Khẩu huyện Dực Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc liên tiếp xảy ra các vụ trộm mộ cổ quy mô lớn buộc cơ quan chức năng phải can thiệp. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khảo cổ tỉnh Sơn Tây Tạ Nghiêu Đình sau đó đã dẫn đầu đoàn khảo cổ học tới hiện trường nghiên cứu.
Từ dấu vết của những kẻ đạo mộ để lại, các nhà khảo cổ học Trung Quốc bất ngờ tìm được quần thể mộ cổ mà theo kết quả giám định, những ngôi mộ này thuộc giai đoạn Tây Chu đến Xuân Thu.
Tuy nhiên, vui mừng chưa được bao lâu, nhóm khảo cổ lại cảm thấy thất vọng vì nhận thấy bố cục của quần thể mộ này vô cùng nhỏ với những ngôi mộ lộn xộn, cao thấp khác nhau.
Hơn nữa khu vực mộ cổ này cũng không được quy hoạch theo quan niệm phong thủy xưa nay trong văn hóa Trung Quốc: Hoặc tựa lưng vào núi hoặc gần nguồn nước;
Ngoài ra, hai phía Đông Tây lại xuất hiện nhiều rãnh nước nhỏ khiến các chuyên gia nghi ngờ rằng chủ nhân ngôi mộ có thể không có thân phận đặc biệt.
Tuy nhiên đúng lúc này, nhóm khảo cổ lại phát hiện ra một cổ mộ lớn nhất nằm ở phía Đông Nam của quần thể này - được đánh dấu là ngôi mộ thứ nhất. Cửa mộ dài 4m, rộng 3m, bốn góc ở cửa mộ còn thiết kế lỗ nghiêng.
Bất ngờ hơn, sau quá trình khai quật, các chuyên gia khảo cổ học phát hiện đây chính là một kho báu không chỉ có rất nhiều đồ tùy táng đáng giá mà bốn bức tường xung quanh ngôi mộ còn thiết kế 11 hốc tường chất đầy đồ gỗ sơn thếp, đồ gốm sứ, đồng đen vô cùng có giá trị khiến nhóm khảo cổ đều cảm thấy kinh ngạc.
Tiến hành nghiên cứu, các nhà khảo cổ tiếp tục tìm thấy hai bức tượng binh mã sơn thếp bằng gỗ cao 1m. Dù đã bị chôn xuống đất 3.000 năm nhưng chúng vẫn được bảo tồn vô cùng nguyên vẹn.
"Đồ gỗ sơn thếp chỉ dễ được bảo quản hoàn chỉnh trong điều kiện tương đối khô ráo, như vùng sa mạc hoặc trong điều kiện ẩm ướt, ví dụ, mộ táng tại Mã Vương Đôi (Hồ Nam) nhưng ở khu vực phía Bắc như Sơn Tây, mực nước khi cao khi thấp nên đồ gỗ sơn thếp khó được bảo quản nguyên vẹn", chuyên gia Tạ Đình Nghiêu cho biết, nhóm của ông đã rất bất ngờ khi tượng binh mã kia có thể được bảo quản hoàn chỉnh trong điều kiện không phù hợp như thế.
Hiện trường khu vực khai quật khi đó đã khiến các nhà khảo cổ học dấy lên nhiều ý kiến trái chiều bởi xét từ di chỉ và quy mô, thân phận của chủ nhân ngôi mộ có thể không cao nhưng bảo vật quý giá được phát hiện dường như chứng minh điều ngược lại.
Mở nắp quan tài ở ngôi mộ 3.000 năm tuổi, nhà khảo cổ kinh ngạc nhìn thấy một thứ - Ảnh 1.
Mộ cổ với thiết kế 11 hốc tường và nhiều bảo vật tùy táng.
... Đến việc phát hiện tiểu quốc giàu có đột nhiên mất tích trong lịch sử Trung Quốc
Để tìm hiểu thân phận thực sự của chủ nhân ngôi mộ, các nhà khảo cổ đã quyết định mở nắp quan tài của ngôi mộ này.
Tuy nhiên, do quan tài đã bị đất và nước xâm nhập 3.000 năm nên thi thể của chủ nhân cũng đã bị phân hủy. Chỉ lưu lại đồ ngọc, đồ đồng đen và lượng lớn binh khí được tùy táng.
Mở nắp quan tài ở ngôi mộ 3.000 năm tuổi, nhà khảo cổ kinh ngạc nhìn thấy một thứ - Ảnh 2.
Mở nắp quan tài ở ngôi mộ 3.000 năm tuổi, nhà khảo cổ kinh ngạc nhìn thấy một thứ - Ảnh 3.
Tượng binh mã và vạc âu được tìm thấy trong mộ cổ.
Do đó, các chuyên gia chỉ có thể đưa ra kết luận từ những vật tùy táng trong ngôi mộ: Đây là một nam quý tộc sống vào đầu thời Tây Chu.
Thành viên đội khảo cổ còn phát hiện, ngôi mộ này còn tới 24 cái vạc lớn, 9 cái âu bằng đồng đen.
Ở thời kỳ Tây Chu, vạc và âu là vật thể hiện cho thân phận của chủ nhân, số lượng sở hữu cũng có quy định chung, thiên tử nhà Chu tùy táng chỉ có 9 vạc, 7 âu.
Thời cổ đại, các bậc vương công quý tộc thường khắc ký hiệu hoặc văn tự lên đồ dùng bằng đồng đen để lưu truyền công trạng hiển hách của bản thân hoặc sự việc quan trọng.
Tạ Nghiêu Đình nhanh chóng tìm thấy trên một nắp âu của ngôi mộ thứ nhất một đoạn văn tự viết: "Nhuệ công xá Bá mã lưỡng ngọc kim dụng chú quỹ",tức: Quốc vương nước Nhuệ tặng ngựa và đồ đồng cho vùng đất Bá nên người đứng đầu vùng đất Bá đã làm cái âu để ghi lại ân đức của vua nước Nhuệ.
Các nhà khảo cổ tiếp tục khai quật những ngôi mộ xung quanh và phát hiện, đồ đồng đen trong các ngôi mộ đều khắc văn tự và tất cả đều xuất hiện chữ "BÁ-霸".
Đồng thời, qua tra cứu tài liệu lịch sử, Tạ Nghiêu Đình phát hiện, trong số đồ đồng đen phát hiện ở ngôi mộ Tấn Hầu - được khai quật từ những năm 70, cách khu vực khai quật mộ cổ ở thôn Đại Hà Khẩu 60 km - xuất hiện hai chữ "BÁ BÁ-霸伯".
Vào thời nhà Tây Chu, Bá là danh xưng của bậc quân chủ. Nếu dựa theo trật tự tước vị Công- Hầu - Bá - Tử - Nam thì người có xanh dưng Bá có địa vị không hề thấp.
Cho nên người có danh xưng Bá Bá có thể là thủ lĩnh một quốc gia nào đó và ngôi mộ ở Đại Hà Khẩu thuộc về vùng đất quản lý của nước Bá.
"Dựa vào những tổng hợp tài liệu lịch sử và những phát hiện từ khai quật ngôi mộ, chúng tôi đoán rằng, đây có thể là dân tộc Bá hoặc vùng đất của nước Bá", chuyên gia Tạ Nghiêu Đình nhận định. Bá là một quốc gia độc lập dưới thời Tây Chủ và chủ nhân ngôi mộ chính là quốc vương nước Bá.
Tuy nhiên, khó khăn đã xảy ra vì ngoài đồ tùy táng đồng đen khắc chữ Bá thì lịch sử Trung Quốc không có bất cứ ghi chép nào về quốc gia này.
Trong lịch sử vào 3000 năm trước, nhà Chu thành lập, phong chư hầu, lịch sử Trung Quốc cũng ghi nhận, thời kỳ này nhà Chu phong cho hơn 160 nước chư hầu, tuy nhiên lại không hề có ghi chép về nước Bá.
Theo ông Tạ Nghiêu Đình, từ tình trạng mộ táng cho thấy, nước Bá tồn tại từ đầu thời Tây Chu đến đầu thời Xuân Thu, tuy đã trải qua 10 đời chư hầu nhưng so với các nước chư hầu thời kỳ đó như Tấn, Yến, Tề, thì triều đại của nước Bá lại tương đối ngắn nên ghi chép về nước này bị hạn chế hơn.
Tuy nhiên, cũng có thể, ảnh hưởng của nước Bá tương đối nhỏ, không có sự kiện đáng để ghi chép cho nên nó không xuất hiện trong tài liệu thư tịch cổ Trung Quốc. Đây chính là thực trạng thường gặp trong lịch sử Trung Quốc.
Tài liệu thư tịch Trung Quốc ghi nhận, khu vực thôn Đại Hà Khẩu thời Tây Chu vốn nằm dưới sự quản lý của nước Tấn.
Viện Bảo tàng Thượng Hải có lưu giữ một vạc đồng thời Tây Chu với văn tự ghi rằng: "Tấn Hầu lệnh mạo truy vu Bằng, hưu hựu cầm", tức là quân đội nước Tấn truy sát quân địch, đến biên giới nước Bằng thì dừng lại. Cho thấy, giữa nước Tấn và nước Bằng duy trì quan hệ độc lập.
Phải nói, nước Bằng cũng là một nước chư hầu nhỏ tương tự nước Bá, không được ghi lại trong thư tịch Trung Quốc nhưng qua việc khai quật mổ cổ của người đứng đầu nước này, các nhà khảo cổ xác định, đây là quốc gia riêng - nằm dưới sự cai trị của nước Tấn.
Do đó, từ mối quan hệ của ba nước Tấn - Bằng - Bá và tình trạng mộ táng của nước Bá có thể suy ra vị thế độc lập của nước Bá.
Nước Bá mất tích như thế nào?
Từ quần thể mộ của nước Bá cho thấy, các ngôi mộ đều là những huyệt hố sâu, lòng mộ lớn nhưng miệng mộ nhỏ, không có đường hầm trong mộ, bốn góc mộ còn xuất hiện những lỗ nghiêng, thi thể trong mộ đều đặt đầu hướng Tây, nằm ngửa, tứ chi duỗi thẳng.
Mở nắp quan tài ở ngôi mộ 3.000 năm tuổi, nhà khảo cổ kinh ngạc nhìn thấy một thứ - Ảnh 4.
Thi thể được đặt quay đầu về hướng Tây, dưới quan tài có thiết kế lỗ nhỏ để đặt vật tế.
Đặc biệt, phía dưới quan tài, thẳng phần bụng của thi thể có thiết kế một lỗ nhỏ. Theo các nhà khảo cổ suy đoán, trong lỗ này có thể là thi thể của một chú chó đã bị phân hủy.
"Đây có thể là một chú chó con, được dùng làm vật tế trước khi bị chôn", ông Tạ nói
"Thông qua nghiên cứu đối với những mộ huyệt thời kỳ Tây Chu khu vực Tấn Nam, Sơn Tây, chúng tôi nhận thấy phong tục mộ táng như sau: Đầu quay hướng Bắc là mộ của người thời Chu, đầu hướng Đông là mộ của người thời Đường, đầu hướng Tây có khả năng là mộ của người Địch".
Người Địch là tên gọi chỉ người dân tộc thiểu số. Theo tài liệu lịch sử, khu vực Tấn Nam, Sơn Tây là khu vực sinh sống của người Địch, Nhung trước đây.
Do đó, từ phong tục mộ táng của các ngôi mộ cổ ở Đại Hà Khẩu, các chuyên gia cho rằng, nước Bá là quốc gia của người Địch và số lượng bảo vật phát hiện được chứng tỏ, sức mạnh kinh tế của nước Bá không hề nhỏ mà còn được coi là rất giàu có vào thời đó.
"Cuối thời nhà Thương, quần thể dân tộc Nhung Địch có thể xuất hiện ba trường hợp. Trường hợp thứ nhất, quan hệ với các vương triều Trung Nguyên tương đối tốt. Trường hợp thứ hai, quan hệ khi hòa hảo khi lại đối đầu. Trường hợp thứ ba, duy trì tình trạng đối đầu với người Trung Nguyên", chuyên gia Tạ Nghiêu Đình phân tích.
Thời đại của nước Bá chỉ kéo dài từ Tây Chu đến đầu Xuân Thu, trong thời gian ngắn này, sức mạnh các nước phong hầu đều không ngừng lớn mạnh, để chiếm địa bàn, các trận chiến diễn ra cũng vô cùng ác liệt.
Trong khi đó, nước Tấn không còn là nước chư hầu nhỏ bé nữa mà đã phát triển thành một nước lớn, có sức mạnh tất sẽ mang tham vọng. Vào thời Tấn Hiến Công, nước Tấn phát động một cuộc chiến tranh quy mô lớn, quốc vương đích thân cầm quân tấn công nước Lệ Nhung và toàn thắng.
Điều này đồng nghĩa, nước Tấn bước vào con đường dùng vũ lực để giành lấy đất đai từ các nước láng giềng. Như vậy, nước Bá trong bối cảnh này có thể đã hoàn toàn bị nước Tấn thôn tính, trở thành lệ thuộc của nước Tấn.

Sừng khủng long 33.500 năm tuổi khiến các nhà khoa học đặt câu hỏi: Phải chăng con người đã sống cùng thời với khủng long?

ANH VIỆT |

Sừng khủng long 33.500 năm tuổi khiến các nhà khoa học đặt câu hỏi: Phải chăng con người đã sống cùng thời với khủng long?

Mẫu hóa thạch được tìm thấy vào tháng 5/2012 đã thách thức quan điểm cho rằng tất cả khủng long đều đã tuyệt chủng cách đây khoảng 65 triệu năm.

Vào tháng 5/2012, một chiếc sừng hóa thạch thuộc về loài khủng long 3 sừng Triceratops đã được phát hiện ở hạt Dawson, Montana, nước Mỹ. Đáng chú ý, sau khi phân tích độ tuổi carbon bên trong chiếc sừng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện mẫu vật hóa thạch này có niên đại cách đây gần 34 nghìn năm.
Bằng chứng này đã thách thức quan điểm cho rằng tất cả khủng long đều đã tuyệt chủng cách đây khoảng 65 triệu năm. 34 nghìn năm trước cũng chính là thời điểm mà loài người đã xuất hiện và tập hợp thành những bộ lạc văn minh trên khắp thế giới.
Phát hiện lần này đã đặt ra nhiều nghi vấn: Phải chăng con người đã từng chạm trán, thậm chí sinh sống với nhiều loài bò sát khổng lồ?
Sự chủ quan của thế hệ khảo cổ cũ
Cho tới gần đây, công nghệ xác định niên đại hóa thạch bằng Carbon-14 đã được áp dụng rộng rãi trong ngành khảo cổ. Tuy vậy, các nhà khảo cổ thế hệ cũ chưa bao giờ nghĩ tới việc sử dụng công nghệ Carbon-14 để kiểm tra lại niên đại cho các mẩu xương hóa thạch khủng long được tìm thấy trước đây.
Nguyên nhân chính xuất phát từ suy nghĩ hiển nhiên rằng khủng long đã tuyệt chủng từ hàng chục triệu năm trước, trong khi công nghệ Carbon-14 chỉ cho ra kết quả tin cậy đối với những hóa thạch có niên đại cách đây 55 nghìn năm.
Lần này, các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học dị thường, với những chứng cứ mới đã tuyên bố: "Bằng việc phân tích cẩn thận và áp dụng các công nghệ mới với những chứng cứ hóa thạch giá trị, chúng tôi tin rằng khủng long vẫn còn những cá thể tồn tại sau thảm họa cách đây 65 triệu năm. Chúng thậm chí còn có khả năng duy trì nòi giống cho tới tận thời điểm cách đây 23 nghìn năm."
Sừng khủng long 33.500 năm tuổi khiến các nhà khoa học đặt câu hỏi: Phải chăng con người đã sống cùng thời với khủng long? - Ảnh 1.
Chiếc sừng niên đại 34 nghìn năm của loài Triceratops được tìm thấy tại Montana.
Triceratops, một trong những loài khủng long ‘nổi tiếng’ nhất, là một chi của nhánh Ceratopsid ăn cỏ, xuất hiện lần đầu trong giai đoạn cuối kỷ Phấn trắng. Chúng được cho đã tuyệt chủng trong sự kiện thảm họa Creta diễn ra ở thời điểm 66 triệu năm trước.
Trường hợp chiếc sừng Triceratops tại Montana không phải là trường hợp duy nhất. Nhiều thử nghiệm Carbon-14 đã dần được áp dụng kiểm tra trên các hóa thạch khủng long khác. Điều đáng ngạc nhiên, rất nhiều trong số chúng đều cho ra kết quả niên đại hàng ngàn năm thay vì hàng triệu năm như đã tưởng.
Sau khi phân loại, các hóa thạch thường cho ra kết quả niên đại trong khoảng thời điểm kéo dài từ 23 nghìn năm cho tới 39 nghìn năm trước.
Sừng khủng long 33.500 năm tuổi khiến các nhà khoa học đặt câu hỏi: Phải chăng con người đã sống cùng thời với khủng long? - Ảnh 2.
Hình 3D của loài khủng long 3 sừng Triceraptops được các nhà khoa học phục dựng lại
Những bằng chứng thể hiện trong văn hóa nghệ thuật cổ đại
Quan điểm khủng long tuyệt chủng cách đây hàng chục triệu năm được khai sinh bởi các nhà cổ sinh vật học và địa chất học. Những nhà khoa học này đều rất tin tưởng vào luận điểm của mình, nhưng họ cũng chưa thể lí giải được một số chi tiết kỳ lạ được thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật cổ đại.
Cách đây 6000 năm, người Ấn Độ cho xây dựng ngôi đền Vittala với rất nhiều hình điêu khắc mô tả các hình thù sự sống trên đá. Đáng chú ý, du khách tới đây có thể phát hiện ra 2 sinh vật mang hình dạng rất giống khủng long.
Trong khi sinh vật trông giống khủng long Brontosaurus còn đang gây tranh cãi về ngoại hình giống lạc đà nhưng hình ảnh còn lại rõ ràng mang đặc điểm của loài khủng long lưng kiếm Stegosaurus. Đây đều là 2 loài bò sát lớn từng sinh sống trong kỷ Phấn Trắng.
Sừng khủng long 33.500 năm tuổi khiến các nhà khoa học đặt câu hỏi: Phải chăng con người đã sống cùng thời với khủng long? - Ảnh 3.
2 sinh vật được tìm thấy tại đền thờ cổ Ấn Độ Vittala. Sinh vật bên trái giống như một con khủng long thuộc nhánh Brontosaurus, trong khi sinh vật bên phải giống y hệt khủng long lưng kiếm Stegosaurus.
Ở thời điểm tương tự, bức tranh tường bằng đá Tapestry tại nhà thờ de Blois đã mô tả hình ảnh 2 mẹ con một loài sinh vật lạ lùng mang hình dáng y hệt khủng long mỏ vịt thuộc loài Spinorhinus.
Phong phú nhất phải kể tới kho tàng tượng điêu khắc của tộc người cổ đại Acambaro. Trong số các bức tượng cổ điêu khắc xuất hiện không ít hình thù về các loại khủng long, thậm chí có cả hình mô tả các chiến binh đang cưỡi khủng long, hay đang chơi đùa với các chú khủng long con.
Lâu hơn nữa, bản thân loài Triceraptors cũng xuất hiện khá nhiều trong các hình vẽ trên hang đá rải rác ở cả 4 Châu lục: Á, Âu, Phi, Mỹ.
Sừng khủng long 33.500 năm tuổi khiến các nhà khoa học đặt câu hỏi: Phải chăng con người đã sống cùng thời với khủng long? - Ảnh 4.
Những mô tả về các sinh vật có ngoại hình khá giống khủng long của các nền văn hóa cổ đại.
Những hình ảnh về khủng long trong văn hóa nghệ thuật cổ đại xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, mang độ miêu tả chính xác trùng khớp với kết quả tái dựng hình ảnh khủng long nhờ công nghệ hiện đại ngày nay.
Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng, con người cổ đại không đủ kiến thức và công nghệ để có thể hiểu và lắp ghép các mẩu xương hóa thạch khủng long thành những bộ hài cốt hoàn chỉnh. Do đó, người cổ đại khó có thể hình dung ra hình dáng chi tiết của khủng long, trừ khi họ đã thực sự tận mắt nhìn thấy chúng.
Theo những hình ảnh cổ, có khoảng gần 10 loại khủng long vẫn còn tồn tại cho tới thời đại con người. Rất nhiều trong số chúng có khả năng đã được biến tấu thành các sinh vật huyền bí khác nhau trong kho tàng thần thoại, truyền thuyết thế giới.
Tham khảo Ancident-Origins

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét