CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 98

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những Chuyện Thâm Cung Bí Sử Của Các Vị Vua Triều Nhà Trần Trong Lịch Sử Việt Nam

Cuộc đời trong cung cấm của thái giám ngày xưa

Theo một số sách lịch sử, nhiều thái giám có số phận hẩm hiu trong xã hội phong kiến với những thiệt thòi không gì bù đắp nổi.
Thái giám được tuyển chọn để hầu hạ, phục vụ vua chúa, cung tần, mỹ nữ trong hoàng cung. Họ thường sinh hoạt trong Đại Nội, nhất là Tử Cấm Thành. Một số người được đưa lên lăng tẩm hầu hạ các bà vương phi góa bụa.

Số phận hẩm hiu

Theo miêu tả của sách “Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn”, thái giám thường có nét mặt nhợt nhạt, vóc dáng mảnh mai, giọng nói khao khao, điệu bộ rụt rè, tính tình nhút nhát, khắc hẳn người bình thường.
Một người phương Tây đương thời đã mô tả thái giám: “Vóc dáng như một bộ xương khô được mặc áo, đi không một tiếng động, đầu chỉ biết cúi xuống đất. Thái giám ấy tượng trưng cho một trong những mẫu người xấu xí nhất với gương mặt nhỏ nhắn và hốc hác, đôi mắt sâu hoắm không tình cảm, mũi tẹt, cằm nhọn, miệng lỏm sâu, râu lún phún. Giọng nói như đàn bà, có vẻ léo nhéo”.
Cuoc doi trong cung cam cua thai giam ngay xua hinh anh 1
Thái giám trong cung Nguyễn. 
Trang phục của thái giám cũng được ấn định riêng. Thái giám có đẳng cấp cao mang lễ phục được làm bằng lụa màu lục; màu xanh da trời dành cho đẳng cấp, thứ bậc thấp hơn. Ngực áo có thêu một bông hoa màu lục trên nền đỏ để phân biệt với trang phục của quan văn. Mũ thái giám không có cánh chuồn. Thường phục của thái giám là áo dài đen, quần trắng, đầu bịt khăn màu đen.
Công việc chính của thái giám là phục dịch trong Đại Nội. Họ là những người gắn liền sinh hoạt thường nhật của hoàng đế, các cung phi trong Tử Cấm Thành. Một trong những việc quan trọng của họ là làm liên lạc cho vua và các bà vợ trong việc “chăn gối”.
Khi vua có ý qua đêm với vợ nào, thái giám sẽ nhận lệnh đến thông báo cho bà đó. Việc tuy đơn giản, thái giám phải tuyệt đối giữ bí mật để không xảy ra việc đố kỵ giữa các bà.
Chỉ có một bộ phận duy nhất làm việc dưới quyền thái giám là các nữ quan. Họ chỉ có thể thể hiện quyền hành của mình với duy nhất những nữ quan này.
Theo sách “Đời sống trong cung đình triều Nguyễn”, số lượng thái giám trong hoàng cung phụ thuộc quy định của những ông vua khác nhau, từ hàng chục tới hàng trăm người. Dưới thời vua Tự Đức, tất cả 50 thái giám phục vụ trong hoàng thành.
Khi vua Bảo Đại - hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn - lên ngôi, việc tuyển thái giám không còn nữa. Các thái giám được tuyển từ những đời vua trước đó sống trong cung chỉ lo việc quét dọn sân vườn, chăm lo cây cây cảnh, chứ không phải lo việc “chăn gối” cho vua.
Họ được phân chia thành: Thủ đẳng, Thứ đẳng, Trung đẳng, Ái đẳng, Hạ đẳng.

Không được tham gia triều chính

Thái giám là những người thân cận, biết rõ nhất về đời tư của vua chúa. Để tránh sự lộng quyền của thái giám, triều Nguyễn quy định chỉ dùng thái giám để sai vặt, tuyệt nhiên không cho dự chính sự.
Đây là bài học nhà Nguyễn rút ra sau vụ án của Lê Văn Duyệt. Người này vốn xuất thân dưới trướng của vua Gia Long, có công lớn trong khôi phục vương triều, sau lại giữ chức vụ rất lớn là Tổng trấn thành Gia Định. Lê Văn Duyệt đã có nhiều quyết định trái ý vua, khiến Minh Mạng hết sức phẫn nộ nhưng chẳng thể làm gì được.
Tả quân Lê Văn Duyệt - thái giám quyền lực nhất triều Nguyễn. Ảnh: Tư liệu.
Từ bài học của Lê Văn Duyệt, năm 1836, vua Minh Mạng cho dựng một tấm bia trong Đại Nội ghi rõ: "Chỉ dùng thái giám để sai khiến, truyền lệnh trong chốn cung đình mà thôi, không được dự chút nào về triều chính bên ngoài. Ai vi phạm đều bị trừng trị nặng, không chút khoan dung".
Thái giám làm việc trong Tử Cấm Thành nhưng khi đau yếu phải trú ở Giám Viện (một tòa nhà phía Bắc hoàng thành). Họ phải ở đó chữa bệnh đến khi khỏe mạnh mới được trở lại Đại Nội tiếp tục công việc. Nếu đau nặng, họ phải ở đó chờ chết, không được vào Đại Nội hoặc lăng tẩm.
Ý thức được thân phận hẩm hiu của mình, các thái giám đã góp tiền xây dựng lại chùa Từ Hiếu để làm nơi phụng thờ sau khi qua đời. Ngày nay, nơi đây vẫn còn 20 ngôi mộ của thái giám có công với chùa. Ngôi mộ nào cũng được dựng bia, ghi tên, chức tước của người quá cố.

Tài phá án như thần của phán quan Nguyễn Mại

Ông được xem là người tài xử án trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đến nay, sử sách còn lưu lại những giai thoại nổi tiếng về vị phán quan này.
Nguyễn Mại (1655-1720) quê làng Ninh Xá, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Năm 1691, ông đỗ hoàng giáp, ra làm quan dưới triều vua Lê Hy Tông. Sau khi trải qua nhiều chức vụ khác nhau, lúc qua đời, ông được truy tặng chức Lễ bộ Thượng thư, tước Quận công.

Cho dân làng tát vào mặt bị hại

Theo sách Hải Dương phong vật chí, một lần, Nguyễn Mại đi qua chợ Bảo Khám ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, thấy một người đàn bà mất con gà đang chửi rủa.
Bà ta lôi cả tam đời ngũ đại kẻ đánh cắp ra chửi. Nguyễn Mại nghe thấy bèn mắng người đàn bà này ác khẩu, rồi sai tất cả người dân trong làng, đến tát vào má bà.
Dù không muốn, mọi người vì sợ lệnh quan, miễn cưỡng chấp hành. Tuy nhiên, thương hại bà, họ giơ cao đánh khẽ. Chỉ duy nhất một người ra sức tát mạnh. Nguyễn Mại lập tức cho bắt lại và tra hỏi, quả nhiên đó chính là thủ phạm. Ông ta chính là kẻ trộm gà, bị chửi rủa thậm tệ nên rất tức giận, cố ra sức tát mạnh người đàn bà mất gà.

Mời trầu tìm ra kẻ trộm chuối

Một hôm, quan Nguyễn Mại có việc đi qua làng Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội) chợt nghe thấy người đàn bà đang lớn tiếng chửi vì mất buồng chuối. Ông chợt nghĩ, lý dịch xưa nay không thấy ai để ý đến việc điều tra xét xử tội ăn cắp vặt nên tệ nạn này mới có cơ hoành hành. Ông tiến đến hỏi người đàn bà và phát hiện vết chặt trên cây chuối còn mới.
Tai pha an nhu than cua phan quan Nguyen Mai hinh anh 1
Ảnh minh họa cảnh xử án ngày xưa. 
Đoán biết kẻ trộm chỉ ở quanh đây, ông liền gọi lý trưởng đến, ra lệnh tất cả người làng ra vét ao đình. Trong khi mọi người đang hì hục làm, ông bảo lý trưởng đi mua trầu cau. Sau đó, sai mọi người rửa tay thật sạch, lên sân đình ngồi ăn trầu.
Trong số bàn tay đưa ra, Nguyễn Mại nhận thấy trên tay một người có vết bùn dù đã rửa, liền ra lệnh bắt ngay người đó. Quả nhiên đó là người ăn trộm chuối bởi nhựa chuối dính trên tay, ngâm xuống bùn dính bẩn không thể rửa sạch ngay được.
Chỉ qua vài câu xét hỏi, người này phải cúi đầu nhận tội, trả lại buồng chuối đã trộm và chịu nộp phạt trước dân làng.

Vụ án cắt lưỡi trâu lạ lùng

Thời đó, để bảo đảm sản xuất, vua lệnh cho dân không được tự tiện giết trâu, ai phạm tội sẽ bị xử phạt rất nặng. Chính vì luật ấy nên khi dân chúng giận nhau, thường lén giết trâu rồi đi trình báo quan. Nếu quan xét xử không công minh, sẽ để lại những vụ án "tình ngay lý gian", khiến người bị hại chịu oan uổng.
Một lần, có lão nông đến trình báo về việc con trâu bị kẻ gian cắt lưỡi sắp chết, xin được mổ.
Qua trò chuyện, Nguyễn Mại nhận thấy đây là người nông dân thật thà chất phác, lại nghe kể về những va chạm trong làng, xóm, quan Đốc trấn cảm thấy có kẻ muốn hại lão nông. Ông bảo lão cứ về mổ trâu, lấy thịt đem bán, không cần báo lại quan huyện nữa.
Đúng như Nguyễn Mại dự đoán, ông lão vừa mổ xong thì huyện Tam Đái gửi ngay công văn kèm theo tờ đơn của tên đã hại ông về tội “tùy ý giết trâu mà không trình báo”. Ngay lập tức, Nguyễn Mại sai lính bắt người tố cáo giải lên công đường.
Tên này sau một hồi chối quanh co, đành khai nhận vì ghen ghét với ông lão nên lén giết trâu, sau đó thông đồng với tri huyện để "vừa ăn cướp vừa la làng", lại còn được lĩnh thưởng. Cả kẻ gian lẫn viên tri huyện đều bị xử phạt

Xé đôi tấm lụa, tìm được kẻ gian

Một lần khác, đang vi hành qua chợ Sơn Tây, ông thấy hai người đàn bà tranh nhau tấm lụa. Trước đám đông, cả hai đều lớn tiếng nhận là lụa của mình và đổ cho người kia ăn cắp. Ông bèn tiến vào giữa, xưng là quan đốc trấn và phân xử, xé đôi tấm lụa cho mỗi người một nửa.
Sau đó, một người cầm mảnh lụa vui vẻ rời đi, còn người kia vẫn quỳ đó mà khóc lóc kêu than. Nguyễn Mại cho lính đuổi theo người đàn bà thứ nhất, bắt về trại giam, đồng thời lấy lại nửa tấm lụa trả cho người đàn bà đang ngồi khóc.
Ông nói: “Phàm chỉ có người làm ra tấm lụa mới biết trân trọng, tiếc công sức của mình. Còn kẻ chỉ biết hưởng công sức người khác thì mới hí hửng nhường ấy”.

Quốc hiệu Đại Ngu thời nhà Hồ mang ý nghĩa gì?

Quoc hieu Dai Ngu thoi nha Ho mang y nghia gi? hinh anh 1

Câu 1. Hồ Quý Ly còn có tên khác là gì?

  • Lê Quý Ly
  • Hồ Hán Thương
  • Hồ Nguyên Trừng
  • Cả B và C
Quoc hieu Dai Ngu thoi nha Ho mang y nghia gi? hinh anh 2

Câu 2. Vị vua rất tin dùng Hồ Quý Ly?

  • Trần Minh Tông
  • Trần Nghệ Tông
  • Trần Duệ Tông
  • Trần Phế Đế
Quoc hieu Dai Ngu thoi nha Ho mang y nghia gi? hinh anh 3

Câu 3. Vua Trần nào bị Hồ Quý Lý soán ngôi?

  • Trần Nghệ Tông
  • Trần Duệ Tông
  • Trần Phế Đế
  • Trần Thiếu Đế
Quoc hieu Dai Ngu thoi nha Ho mang y nghia gi? hinh anh 4

Câu 4. Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly có thay đổi nào?

  • Dời đô về Thanh Hoá
  • Đổi tên nước thành Đại Ngu
  • Chấn chỉnh, xây dựng quân đội
  • Cả 3 việc làm trên
Quoc hieu Dai Ngu thoi nha Ho mang y nghia gi? hinh anh 5

Câu 5. Dưới thời cai tri của mình, nhà Hồ đã…?

  • Thống nhất lại việc đo lường
  • Đưa toán học vào thi cử
  • Sử dụng tiền giấy thay tiền đồng
  • Tất cả ý trên
Quoc hieu Dai Ngu thoi nha Ho mang y nghia gi? hinh anh 6

Câu 6. Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại?

  • Quân đội yếu kém
  • Lòng dân không theo
  • Quân địch quá mạnh
  • Tất cả ý trên
Quoc hieu Dai Ngu thoi nha Ho mang y nghia gi? hinh anh 7

Câu 7. Vua cuối cùng của triều Hồ?

  • Hồ Nguyên Trừng
  • Hồ Hán Thương
  • Hồ Tông Thốc
  • Hồ Tông Đán 

6 vụ thử hạt nhân khủng khiếp làm thay đổi thế giới

Từ vụ thử hạt nhân đầu tiên của Mỹ năm 1945 cho tới vụ thử gần đây nhất của Triều Tiên năm 2018, thế giới đã chứng kiến ít nhất 2.056 vụ thử hạt nhân.
>>Kho vũ khí hạt nhân của Nga thay đổi thế nào thời hậu Xô viết?
>>Mỹ dừng công bố tổng kho vũ khí hạt nhân

Ngày nay, nhắc tới thử vũ khí hạt nhân, người ta thường nghĩ ngay tới Triều Tiên bởi dù sao thì từ cuộc thử vũ khí đầu tiên năm 2006 cho tới nay, Bình Nhưỡng đã tiến hành 6 vụ thử vũ khí hạt nhân trong khi không có bất kỳ quốc gia nào khác tiến hành các vụ thử như vậy trong thế kỷ này.


6 vụ thử hạt nhân khủng khiếp làm thay đổi thế giới - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Ảnh minh họa. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, Triều Tiên không phải là cái tên duy nhất trên bản đồ hạt nhân thế giới. Từ vụ thử hạt nhân đầu tiên của Mỹ năm 1945 cho tới vụ thử gần đây nhất của Triều Tiên là vào tháng 9/2018, thế giới đã chứng kiến ít nhất 2.056 vụ thử hạt nhân. Gần 85% trong số này là do Mỹ và Liên Xô tiến hành trong khi 3 nước sở hữu vũ khí hạt nhân khác được công nhận như Anh, Pháp và Trung Quốc cũng tiến hành một số lượng đáng kể các vụ thử này.
Israel chưa bao giờ chính thức thử vũ khí hạt nhân mặc dù có những bằng chứng rõ ràng cho thấy nước này đã bí mật thử một vài loại vũ khí ở Nam Phi năm 1979. Ấn Độ tiến hành vụ nổ hạt nhân "hòa bình" năm 1974 và sau đó là một loạt 5 vụ nổ hạt nhân nữa vào tháng 5/1998. Sau đó cũng trong tháng đó, Pakistan phản ứng bằng cách tiến hành 6 vụ thử hạt nhân chỉ trong 2 ngày.
Không phải tất cả các vụ thử hạt nhân trên đều có mức độ ngang nhau. Một số vụ nổ hạt nhân có sức công phá tương đương với hàng chục cho tới hàng trăm tấn thuốc TNT, trong khi có những vụ thử khác đo được là hàng chục megaton (1 megaton tương đương với 1 triệu tấn).
Mỹ
Mỹ vừa là nước tiến hành những vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên, vừa là quốc gia thử nhiều vũ khí hạt nhân nhất trong lịch sử. Washington bắt đầu vụ thử đầu tiên là Trinity ở sa mạc New Mexico ngày 16/7/1945. Sau khi chứng kiến vụ nổ đo được là 20 kiloton (tương đương với 20.000 tấn thuốc nổ TNT), tiến sĩ J. Robert Oppenheimer - cha đẻ của bom hạt nhân đã có một tuyên bố nổi tiếng rằng: "Và ta đã trở thành tử thần, kẻ hủy diệt thế giới".
Từ năm 1945 - 1992, Mỹ đã tiến hành 1.030 vụ thử hạt nhân, gần bằng một nửa tổng số vụ thử trên thế giới. Vụ thử hạt nhân lớn nhất diễn ra chỉ 9 năm sau vụ thử Trinity. Sự kiện này diễn ra ngày 1/3/1954 tại Bikini Atoll trên đảo Marshall. Castle Bravo là vụ thử vũ khí nhiệt hạch đầu tiên sau khi Mỹ lần đầu thử nghiệm bom hydro năm 1952. Vượt xa dự tính ban đầu với đương lượng nổ khoảng 5 - 6 megaton, Castle Bravo có sức công phá lên tới 15 megaton. Điều ấy tức là vụ thử này mạnh gấp 1.000 lần những quả bom từng được sử dụng trong Thế chiến II để chống lại Nhật Bản. Theo một số nguồn tin, cuộc thử nghiệm này đã trở thành một thảm họa cho nước Mỹ khi phóng xạ lan rộng trong khoảng hơn 18.000 km. Đáng chú ý nhất là việc một tàu cá Nhật Bản tên là Lucky Dragon No.5 ở trong khu vực này với 23 thủy thủ đoàn đã chết không lâu sau đó vì nhiễm phóng xạ.
Cuộc thử nghiệm trên cũng cho thấy sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân với nhân loại. Sau cuộc thử nghiệm, các cố vấn khoa học của Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã thử xem xét mức độ phóng xạ của Castle Bravo nếu Washington DC là khu vực số 0. Kết quả vô cùng đáng sợ mà nhà khoa học Annie Jacobsen đã tiết lộ trong cuốn sách của mình:
"Nếu khu vực số 0 là Washinton DC, mọi công dân ở khu vực Washington - Baltimore đều sẽ chết ngay lập tức. Thậm chí ở Philadelphia cách đó hơn 240 km, phần lớn cư dân cũng bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức độ nghiêm trọng tới nỗi họ sẽ chết trong 1 giờ. Tại thành phố New York cách đó 360 km về phía bắc, một nửa dân số sẽ chết khi trời tối. Ở khu vực biên giới Canada, những người sinh sống đều sẽ bị phơi nhiễm ở mức độ 100 roentgen (đơn vị đo phóng xạ ) hoặc hơn và những gì họ phải chịu đựng giống như những gì các thủy thủ trên Lucky Dragon đã trải qua.
Liên Xô
Tổng cộng Liên Xô đã tiến hành 715 vụ thử vũ khí hạt nhân, ít hơn so với Mỹ về số lượng nhưng lại hơn hẳn về quy mô. Trên thực tế, 5 vụ nổ hạt nhân lớn nhất lịch sử, tất cả đều do Liên Xô thực hiện.
Không có vụ thử hạt nhân nào lớn hơn được Tsar Bomba (Bom Sa hoàng). Ngày 30/10/1961, máy bay ném bom Tu-95 đã thả một quả bom rộng 2 mét, dài hơn 26 mét và nặng 27 tấn. Đương lượng nổ của vụ thử vũ khí này là 57 megaton, "mạnh hơn 10 lần tất cả đạn dược được sử dụng trong Thế chiến II". Một bài báo của BBC sau đó đã nhận định: "Ánh sáng từ vụ nổ này có thể quan sát được từ khoảng cách 1.000 km. Đám mây hình nấm của vụ nổ hạt nhân này trải rộng gần 100 km. Theo một số bài báo, vụ nổ đã làm vỡ cửa sổ ở những địa điểm cách đó 900 km”.
Anh
Anh là quốc gia thứ 3 tham gia vào "câu lạc bộ hạt nhân" khi kích nổ quả bom nguyên tử đầu tiên ngày 3/10/1952. Tuy nhiên, Anh cùng với các nước khác như Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Israel sở hữu kho vũ khí nhỏ hơn nhiều so với Mỹ hay Liên Xô và cũng không tiến hành nhiều vụ thử như 2 quốc gia này.
Từ 1952 - 1991, Anh đã tiến hành 45 vụ thử hạt nhân. Ban đầu, Anh tự tiến hành các vụ thử vũ khí hạt nhân nhưng từ năm 1961, các vụ thử hạt nhân của nước này được thực hiện chung với Washington. Ban đầu Mỹ từ chối hợp tác với Anh về vấn đề hạt nhân nhưng sau đó, mọi thứ thay đổi khi London thể hiện khả năng xây dựng các vũ khí hydro. Anh bắt đầu thử bom nhiệt hạch năm 1957 nhưng các thiết kế ban đầu không đạt được kết quả như mong đợi. Vụ thử bom hydro thành công đầu tiên diễn ra vào tháng 11/1957 song vụ thử lớn nhất của Anh là Grapple Y vào tháng 11/1958 với đương lượng nổ là 3 megaton.
Pháp
Pháp là quốc gia thứ 4 thử vũ khí hạt nhân vào ngày 13/2/1960. Khả năng hạt nhân của Pháp tương đương với Anh song Paris không hợp tác với Washington về vấn đề hạt nhân.
Nước này tiến hành 210 vụ thử hạt nhân từ năm 1960 - 1966. Mặc dù Pháp "dẫn trước" Trung Quốc về bom nguyên tử nhưng Bắc Kinh đã kích hoạt quả bom hydro trước Paris. Không giống như Anh, vụ thử bom hydro đầu tiên của Pháp đã diễn ra thành công. "Pháp kích nổ thiết bị nhiệt hạch 2 tầng đầu tiên ngày 24/8/1968 với tên gọi Canopus. Đây cũng là vụ thử nhiệt hạch đầu tiên và lớn nhất của Pháp với đương lượng nổ là 2,6 megaton.
Trung Quốc
Trung Quốc kích nổ quả bom nguyên tử đầu tiên ngày 16/10/1964 tại Lop Nur. Chỉ chưa tới 3 năm, ngày 17/6/1967, Bắc Kinh khẳng định nước này đã tiến hành một vụ thử bom nhiệt hạch. Đây cũng là quốc gia có thời gian ngắn nhất khi đi từ vụ thử bom nguyên tử đầu tiên tới vụ thử bom hydro đầu tiên với đương lượng nổ của vụ thử bom hydro là 3,3 megaton.
Tổng cộng, Trung Quốc đã tiến hành 45 vụ thử hạt nhân, bằng với số lượng của Anh từ năm 1964 - 1966.
Triều Tiên
Triều Tiên là quốc gia gần đây nhất tham gia vào "câu lạc bộ hạt nhân" sau khi kích hoạt quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 2006. Vụ thử vũ khí đầu tiên này có đương lượng nổ là gần 2 kiloton, 4 vụ thử đầu tiên của Bình Nhưỡng đều chưa đạt tới 20 kiloton nhưng chỉ riêng vụ nổ thứ 5 đã lên tới 25 kiloton. Vụ thử hạt nhân gần đây nhất của Bình Nhưỡng rõ ràng là mạnh nhất. Dù mức độ chính xác của vụ nổ này vẫn là vấn đề gây tranh cãi nhưng ước tính khoảng từ 100 - 250 kiloton. Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về việc liệu Triều Tiên sẽ thử bom hydro như Bình Nhưỡng tuyên bố hay là bom phân hạch.
Theo Kiều Anh
VOV.VN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH