Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

TAI NẠN MÁY BAY 17

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tai nạn máy bay: Chuyến bay 235 của TRANS ASIA đâm xuống sông Cư Long

Tai nạn máy bay ở Lào, 49 người chết, trong đó có 2 người VN



Một máy bay của hãng hàng không Lao Airlines đã bị rơi vào ngày 16/10, khiến toàn bộ 49 người thiệt mạng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan, ông Sek Wannamethee cho biết chuyến bay mang số hiệu QV301 khởi hành từ thủ đô Vientiane của Lào đến Pakse ở miền nam nước này đã bị nạn vào khoảng 4 giờ chiều (giờ địa phương). Tai nạn xảy ra trong điều kiện thời tiết xấu, theo trang tin news.com.au.
Theo ông Sek, chiếc máy bay đã bị rơi khi đang ở cách sân bay quốc tế Pakse khoảng 7-8 km. Tân Hoa xã và truyền thông Thái Lan cho biết máy bay bị rơi xuống sông Mekong. AFP dẫn lời một quan chức Đại sứ quán Việt Nam tại Lào cho rằng toàn bộ hành khách trên máy bay đều đã thiệt mạng.
Trong số hành khách trên máy bay có 2 người Việt Nam, 5 người Thái Lan, 5 người Úc, 1 người Canada, 3 người Hàn Quốc, 7 người Pháp, 1 người Trung Quốc, 1 người Đài Loan và 1 người Mỹ, theo thông cáo của Lao Airlines ngày 16/10. Năm nạn nhân khác là các thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay mang số hiệu QV301. Hiện mới có 8 thi thể được tìm thấy
Nhân chứng tại hiện trường vụ máy bay rơi trên sông Mekong cho biết họ nghe thấy tiếng nổ như bom, rồi lửa và cột khói bốc lên từ thân máy bay, trước khi nó lao thẳng xuống sông. Một số nhân chứng khác thì khẳng định chiếc máy bay đã bị ảnh hưởng bởi những trận cuồng phong.
“Máy bay đã gần như hạ cánh, nhưng rồi nó bị tấn công bởi một cơn gió lớn, lệch ra khỏi đường băng rồi bay khỏi phạm vi ảnh hưởng của sóng kiểm soát không lưu”, hãng tin KPL của Lào dẫn lời một nhân chứng.
Lào có cơ sở hạ tầng và ngành du lịch kém phát triển và việc thông tin liên lạc thường khó khăn. Hãng Lao Airlines sử dụng máy bay turbine kép ATR-72 trên tuyến bay dài 467 km này. Được thành lập từ năm 1976, hãng hàng không Lao Airlines chuyên phục vụ các chuyến bay nội địa và quốc tế tới Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc và Thái Lan. Theo Mạng lưới An toàn Hàng không, đã có 29 vụ tai nạn máy bay xảy ra ở Lào kể từ thập niên 50 tới nay.
Theo thông tin ban đầu, hãng máy bay Lào đã mua Bảo hiểm, con số tổn thất hiện vẫn chưa được ước tính.

Vì sao xảy ra vụ tai nạn máy bay làm 157 người chết ở Ethiopia?

Cập nhật lúc 15:53, Thứ ba, 12/03/2019
Kích cỡ font chữ A- A A+

(ĐCSVN) – Bất kỳ một thảm họa hàng không nào xảy ra cũng cần những lời giải thích. Tuy nhiên, vụ tai nạn máy bay ở Ethiopia hôm 10/3 – thảm họa thứ hai chỉ trong vòng 5 tháng liên quan đến chiếc máy bay hiện đại đời mới thì cần nhiều hơn thế, khi mà vụ việc làm dấy thêm nỗi lo sợ và đặt ra nhiều câu hỏi về an toàn hàng không.


Ethiopia tuyên bố quốc tang tưởng niệm nạn nhân tai nạn máy bay

Chỉ trong thời gian rất ngắn sau khi chiếc Boeing 737 Max 8 cất cánh khỏi thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, bắt đầu hành trình đến Nairobi (Kenya), phi công đã gửi một cuộc gọi cầu cứu và nhận được sự cho phép để trở về sân bay. Tuy nhiên, chỉ 6 phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay đã rơi xuống đất, khiến toàn bộ 157 người trên máy bay thiệt mạng.
Điều gì đã gây ra vụ tai nạn?
Vẫn còn quá sớm để nói tại sao chiếc máy bay đã rơi xuống đất hay để loại trừ những khả năng do lỗi của phi công, hỏng hóc động cơ, sự cố bảo trì hay khủng bố.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ tai nạn máy bay thảm khốc ở Ethiopia
(Ảnh: The National)
Hai hộp đen ghi dữ liệu chuyến bay và ghi âm buồng lái đã được tìm thấy vào ngày 11/3, tuy nhiên thông tin ở trong hai thiết bị quan trọng này cần tới nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng để phân tích. Các nhà điều tra cho đến nay vẫn chưa đưa ra những kết luận từ các thiết bị được tìm thấy sau thảm họa hàng không trước đó – vụ tai nạn máy bay 737 Max 8 ở Indonesia vào tháng 10/2018.
Trong các thảm họa hàng không, sự suy đoán sớm thường dễ bị nhầm lẫn. Nguyên nhân có thể là những vấn đề không ngờ tới hoặc cũng có thể là những tình huống hiếm gặp. Công cuộc điều tra đôi khi còn kéo dài tới nhiều năm.
Việc điều tra vụ tai nạn máy bay của hãng Lion Air (Indonesia) thời gian qua tập trung vào vấn đề phần mềm khiến máy bay lao đầu xuống dựa trên những số liệu không chính xác về tốc độ bay. Điều này đặt ra những câu hỏi về hệ thống máy tính – vốn có những khác biệt so với các đời máy bay Boeing 737 trước đó – liệu có sai sót nào hay không, hay phi công đã được trao đổi hay đào tạo về những thay đổi này chưa? Ngoài ra còn có những câu hỏi liệu rằng các bộ phận của máy bay đã được bảo trì đúng cách hay chưa?
Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy có những vấn đề tương tự như đối với máy bay của hãng hàng không Ethiopia.
Vụ tai nạn máy bay ở Ethiopia giống và khác vụ Lion Air như thế nào?
Có những điểm tương đồng dễ nhận thấy trong hai thảm họa tai nạn máy bay ở Ethiopia và ở Indonesia, nhưng cũng có những điểm khác biệt đáng nói.
Hiện trường vụ tai nạn máy bay ở Ethiopia (Ảnh: The National)
Ngoài việc cùng sử dụng máy bay đời mới Boeing 737 Max 8 để thực hiện hành trình, các phi hành đoàn của cả hai chuyến bay đều có những cuộc gọi khẩn cấp và yêu cầu được quay trở lại chỉ vài phút sau khi máy bay cất cánh. Sau đó, cả hai chiếc máy bay đều rơi xuống.
Tuy nhiên, cuộc nội chiến ở nước láng giềng với Ethiopia là Somalia cũng làm dấy lên nghi vấn về một cuộc tấn công khủng bố, chứ không phải do trục trặc nào liên quan đến động cơ, máy móc. Shabab, một nhóm nổi dậy Hồi giáo có liên kết với Al Qaeda đã tiến hành nhiều cuộc tấn công khủng bố ở cả Ethiopia và Kenya. Một nhân chứng nói rằng, họ nhìn thấy khói từ chiếc máy bay khi nó vẫn còn ở trên cao. Tuy nhiên, điều này có thể chưa nói lên được điều gì.
Các phi công lái chiếc máy bay của hãng Lion Air đều là những người rất có kinh nghiệm, trung bình mỗi người có khoảng 5.000 giờ bay. Trong khi đó, chỉ một trong hai phi công của hãng hàng không Ethiopia là người dày dạn kinh nghiệm, người còn lại mới chỉ có 200 giờ bay. Hiện chưa rõ khi xảy ra vụ tai nạn, phi công nào là người điều khiển máy bay?
Nhiều nước ngưng hoạt động đối với máy bay Boeing 737 MAX
Máy bay Boeing 737 Max 8 và một số hãng hàng không sử dụng loại máy bay này 
 (Ảnh: CNA/Reuters)
Ngày 12/3, Cơ quan Hàng không dân dụng Singapore (CAAS) thông báo tạm thời cấm sử dụng máy bay Boeing 737 Max trong không phận nước này, sau khi xảy ra vụ tai nạn máy bay Boeing 737 MAX 8 của Hãng hàng không Ethiopia ngày 10/3 khiến toàn bộ 157 hành khách và phi hành đoàn tử nạn. Trước đó, Brazil, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc và Mông Cổ đã thông báo quyết định đình chỉ bay đối với máy bay Boeing 737 MAX. Trong khi đó, nhiều nước bao gồm Mỹ, Nga, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Iceland, Na Uy, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Oman vẫn duy trì khai thác loại máy bay này trong khi chờ kết quả điều tra nguyên nhân vụ tai nạn tại Ethiopia cũng như thông tin hướng dẫn để đảm bảo tối đa an toàn và an ninh cho các chuyến bay sử dụng loại máy bay thế hệ mới này.
Giám đốc điều hành của hãng Boeing – ông Dennis Muilenburg ngày 11/3 vẫn bày tỏ tin tưởng vào sự an toàn của  máy bay 737 MAX dù dòng máy bay này vừa gặp 2 vụ tai nạn liên tiếp chỉ trong vòng 5 tháng./.
Kiều Giang (theo The New York Times, CNA/Reuters)

Kết quả sốc từ hộp đen hai vụ tai nạn máy bay thảm khốc

Một trong hai hộp đen của máy bay Boeing 737 Max rơi ở Ethiopia. Ảnh: AFP.© Được Lao Dong cung cấp Một trong hai hộp đen của máy bay Boeing 737 Max rơi ở Ethiopia. Ảnh: AFP. Vụ tai nạn máy bay Boeing 737 Max của hãng hàng không Ethiopian Airlines có những điểm tương đồng với chiếc máy bay của hãng Lion Air rơi xuống biển ở Indonesia khoảng 5 tháng trước.
Điều tra sơ bộ về các máy ghi dữ liệu chuyến bay cho thấy có sự tương đồng rõ ràng giữa chuyến bay 302 của hãng hàng không Ethiopian Airlines và chuyến bay 610 của hãng hàng không Indonesia Lion Air -  Bộ trưởng Giao thông vận tải Ethiopia Dagmawit Moges cho biết hôm Chủ nhật (17.3) tại một cuộc họp báo ở Addis Ababa.
Bà khẳng định, những phát hiện mới này sẽ được tiếp tục điều tra thêm và một báo cáo sơ bộ sẽ được công bố trong vòng 30 ngày.
Vụ tai nạn máy bay của Ethiopian Airlines và Lion Air đều liên quan đến máy bay dòng Boeing 737 Max 8.
Chiếc máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines bị rơi vào ngày 10.3 ngay sau khi cất cánh từ thủ đô Ethiopia cướp đi sinh mạng của tất cả 157 người trên máy bay. Sau vụ tai nạn này, hầu hết tất cả  máy bay dòng 737 Max 8 của Boeing sản xuất đã không được cất cánh do lo ngại về an toàn.
Phần lớn sự chú ý tập trung vào một hệ thống điều khiển bay đặc trưng của dòng máy bay này có thể đã chặn các nỗ lực của phi công trong việc khắc phục tình trạng máy bay bị chúc mũi xuống.
Trong một trong những báo cáo mô tả chi tiết về mối quan hệ giữa Boeing và Cục hàng không liên bang Mỹ (FAA) trong quá trình chứng nhận cho máy bay 737 Max, tờ Seattle Times đưa tin hôm 17.3 rằng cơ quan quản lý của Mỹ đã ủy thác phần lớn đánh giá an toàn cho Boeing. Về phần mình, phân tích mà nhà sản xuất máy bay Boeing trình lên các nhà quản lý có những sai sót quan trọng.
Tờ báo đăng tải bài viết dựa trên những cuộc phỏng vấn với các kỹ sư hiện đang làm việc hoặc cựu kỹ sư có liên quan trực tiếp hoặc hiểu rõ quy trình đánh giá. Tất cả các nguồn tin này đều giấu tên. Các cuộc phỏng vấn này đều đã được tiến hành từ trước khi vụ tai nạn máy bay ở Ethiopia.
Trong chia sẻ với Seattle Times một ngày trước đó, Boeing cho biết, FAA đã xem xét dữ liệu về máy bay mà hãng đưa và "kết luận rằng các dữ liệu này đã đáp ứng tất cả các yêu cầu về quy định và cấp phép".

Hé lộ một phần nguyên nhân gây ra tai nạn máy bay Boeing 737 Max

06/04/2019 07:230
Vào ngày thứ Năm (04/04), các nhà điều tra đã công bố bản báo cáo chính thức đầu tiên về thảm họa máy bay đã khiến 157 người thiệt mạng và tạo nên một cơn khủng hoảng cho nhà sản xuất máy bay Boeing Co. và các cơ quan quản lý trên thế giới. Theo bản báo cáo, các phi công điều khiển chiếc máy bay thuộc dòng 737 Max đã gặp tai nạn ở Ethiopia vào tháng 3 vừa qua đã gặp khó khăn trong việc điều khiển máy bay khi hệ thống an toàn tự động đẩy mũi máy bay xuống,
Vào lúc cất cánh, chiếc máy bay số hiệu ET 302 của hãng Ethiopian Airlines vẫn “rất bình thường” và sau đó “mũi máy bay liên tục trúc xuống dù không được ra lệnh”, Bộ trưởng Giao thông vận tải của Ethiopia, Dagmawit Moges, cho biết trong một Hội nghị mới diễn ra tại Addis Ababa. Các phi công trên chuyến bay đó đã tuân theo tất cả những hướng dẫn bay an toàn được Boeing đưa ra, bà Moges nói, đồng thời bà còn đề nghị nhà sản xuất máy bay này nên xem lại hệ thống của mẫu máy bay 737 Max.
Chuyến bay của hãng Ethiopian Airlines bay được khoảng 6 phút sau khi cất cánh từ Addis Ababa, sau đó đã đâm xuống đất, mọi hành khách và phi hành đoàn trên máy bay đều không sống sót. Công ty Boeing nói rằng họ đang xem xét bản báo cáo trên.
Vụ tai nạn ở Ethiopia là vụ tai nạn chết người thứ hai liên tiếp xảy ra trong vòng 5 tháng có sử dụng mẫu máy bay 737 Max 8 bán chạy nhất của Boeing, trước đó là vụ máy bay của hãng Lion Air đâm xuống biển Java của Indonesia vào tháng 10/2018 và làm thiệt mạng 189 người. Dòng máy bay trên hiện đang bị cấm bay trên toàn thế giới khi các nhà điều tra đang tìm hiểu về độ an toàn để bay và quy trình cấp giấy phép bay của nó. Tin tức mới được tung ra từ Hội nghị ngày thứ Năm này cho biết những phát hiện đầu tiên sau khi các chuyên gia từ Ethiopia, Mỹ, Pháp và Liên minh châu Âu (EU) cùng tập trung về Addis Ababa để phân tích dữ liệu ghi âm chuyến bay và giao tiếp trong buồng lái của phi công.

Những chiếc máy bay Boeing 737 Max bị cấm bay ở California (Mỹ) vào ngày 29/03. Nguồn: Bloomberg.
Mẫu máy bay 737 Max là thế hệ thứ 4 của dòng máy bay thương mại bán chạy nhất thế giới. Mẫu máy bay này bao gồm những tính năng mới, Hệ thống Tăng cường Khả năng Điều khiển chuyến bay, gọi tắt là MCAS – một hệ thống phòng chống việc máy bay tự ngưng hoạt động có thể đẩy mũi máy bay xuống. Hệ thống này đã bị kích hoạt trong chuyến bay chết người của hãng Lion Air xảy ra ở Indonesia 5 tháng trước.
Cơ trưởng Yared Getachew, người phụ trách chuyến bay định mệnh của hãng Ethiopian Airlines, đã có kinh nghiệm bay hơn 8,000 giờ, trong khi cơ phó Ahmed Nur Mohammod đã bay được 200 giờ.
Trên chuyến bay lúc đó có cư dân đến từ 35 quốc gia, trong đó có 32 người Kenya, 18 người Canada, 9 người Ehiopia và 8 người Mỹ. Liên Hiệp Quốc, tổ chức đang chủ trì một Hội nghị về môi trường ở Nairobi vào thời điểm xảy ra tai nạn, cho biết đã có 19 nhân viên thiệt mạng trong chuyến bay.
Mặc dù châu Phi có thành tích về an toàn hàng không nói chung kém hơn so với những tiêu chuẩn quốc tế, nhưng hãng hàng không Ethiopian Airlines được biết là có một tổ bay hiện đại vận hành những mẫu máy bay như Boeing 787 Dreamliners và mẫu máy bay mới nhất của Airbus – chiếc Airbus SE A350, cũng như mẫu máy bay 737 Max.
Hãng hàng không quốc gia này, hãng duy nhất liên tục làm ăn có lãi của châu Phi, đã biến Addis Ababa thành một trung tâm quá cảnh chính phục vụ cho các hành khách từ khắp nơi trên thế giới cho đến hàng chục thành phố khác ở châu Phi để cạnh tranh với những đối thủ khác, ví dụ như hãng Emirates có trụ sở ở Dubai.
Trước khi bản báo cáo mới được đưa ra, một vài người dân Ethiopian đã bày tỏ niềm tự hào về hãng hàng không nước nhà và cho rằng bất kỳ tội lỗi nào cũng đều thuộc về công ty Boeing.
“Chắc hẳn lỗi nằm trong phần mềm của máy bay”, Đại tá đã nghỉ hưu Tilahun Nebro, từng là phi công lái máy bay chiến đấu, cho biết trong một bài phỏng vấn tại câu lạc bộ dành cho phi công bên cạnh sân bay quốc tế Bole, nơi chuyến bay thảm họa cất cánh.
Boeing và các cơ quan hàng không đã đặc biệt quan tâm đến việc thông báo cho các hãng hàng không trên toàn thế giới cách để vô hiệu hóa hệ thống an toàn tự động của dòng máy bay 737 Max sau vụ tai nạn của hãng Lion Air.
Vụ tai nạn cũng đã làm nảy sinh nghi vấn về giấy phép bay của dòng máy bay này. Ở Mỹ, Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu kiểm tra toàn bộ giấy chứng nhận mà Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã cấp cho dòng máy bay Max vào năm 2017 và Bộ Tư pháp cũng đang tiến hành điều tra.
Công ty Boeing đã dành nhiều tháng trời để sửa lỗi phần mềm của dòng 737 Max kể từ khi dữ liệu thu được từ vụ tai nạn của hãng Lion Air cho thấy hệ thống ngăn chặn tự ngắt động cơ đã liên tục đẩy mũi máy bay xuống trước khi các phi công mất quyền kiểm soát máy bay. Vào lúc vụ tai nạn của hãng Ethiopian Airlines xảy ra, công ty Boeing đã sắp hoàn thành bản sửa lỗi phần mềm đó.
Các máy bay thường sẽ tăng độ cao dần dần để an toàn thoát khỏi địa hình và đạt được độ cao thích hợp để động cơ máy bay đốt cháy năng lượng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, chiếc máy bay gặp tai nạn của hãng Ethiopian tích tắc chùn xuống hai lần trong suốt 2 phút rưỡi đầu tiên sau khi cất cánh, dựa theo thông tin theo dõi chuyến bay được cung cấp trước đó bởi FlightRadar24.com. “Tốc độ bay lên của máy bay không ổn định sau khi cất cánh”, công ty này cho biết.
Trước đó, hãng hàng không Ethiopian Airlines nói rằng các phi công trong chuyến bay đã hoàn tất khóa đào tạo được yêu cầu bởi nhà sản xuất máy bay và được ban hành bởi FAA trước khi phi hành đoàn của dòng máy bay Max được phép đi vào hoạt động.
Trân Võ (Theo Bloomberg)

Điểm lại các vụ tai nạn máy bay thảm khốc của các hàng không Đông Nam Á

Cho đến nay máy bay vẫn được coi là phương tiện giao thông an toàn nhất trên thế giới với tỷ lệ số vụ tai nạn và tử vong thấp nhất so với các phương tiện khác như tàu thuyền, ô tô, xe máy… Tuy nhiên, một khi tai nạn máy bay xảy ra thì nó có thể cướp đi hàng trăm sinh mạng cùng một lúc.
Ngày 9/9/1988: Một chiếc Tupolev Tu-134 xuất phát từ Hà Nội với 81 hành khách rơi trong lúc đang tiến gần đến Bangkok. 78 người thiệt mạng. Chiếc máy bay bị phá hủy hoàn toàn, bị cắt đứt thành ba đoạn. Nguyên nhân do chiếc máy bay đi vào vùng bão và bị sét đánh. Chiếc máy bay nổ sau khi rơi xuống một cánh đồng cách Sân bay quốc tế Bangkok 6 km. Có 3 người may mắn sống sót trong vụ này gồm 1 phi công, 1 nữ tiếp viên và 1 hành khách. Ảnh: AP
Ngày 3/9/1997: Chiếc máy bay Tupolev Tu-134 của Vietnam Airlines trên đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh bị rơi khi đang đến gần Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh, Campuchia làm thiệt mạng 64 trong tổng số 66 hành khách và phi hành đoàn. Chỉ 2 trẻ em sống sót. Chiếc máy bay bị phá hủy hoàn toàn. Trong ảnh: Hiện trường vụ tai nạn máy bay Tu-134 của Vietnam Airlines. Ảnh: otofun.net
Ngày 3/9/2005: Máy bay Boeing 737 của hãng Mandala Airlines (Indonesia) chở 116 hành khách rơi xuống khu vực đông dân cư ngay sau khi cất cánh tại Medan khiến 147 người thiệt mạng, trong đó có 47 người dưới mặt đất. Tuy nhiên có 16 hành khách trên máy bay đã may mắn sống sót. Trong ảnh: Một máy bay của hãng hàng không Mandala.
Ngày 1/1/2007: Máy bay Boeing 737-400 của hãng hàng không giá rẻ Indonesia Adam Air chở có 102 người kể cả phi hành đoàn mất tích trên đảo Sulawesi. Một phi cơ trong lúc tìm kiếm phát hiện thấy xác chiếc máy bay đã bị “phá hủy” và rơi ở vùng núi trên tỉnh Sulawesi.  90 người thiệt mạng, nhưng 12 người may mắn sống sót. Trong ảnh: Một chiếc Boeing 737 của hãng Adam Air. Ảnh: AFP
Ngày 16/9/2007: Chiều 16/9, McDonnell Douglas MD-82 của hãng hàng không giá rẻ One-Two-Go xuất phát từ Bangkok bị cháy và nổ khi hạ cánh xuống Phuket trong lúc mưa to, khiến 88 người thiệt mạng và 42 người bị thương. Khi đáp xuống Phuket, chiếc máy bay như đâm xuống đường băng và trượt đi cho đến khi đụng phải một sườn đồi. Ngay lập tức, đám cháy dữ dội lan khắp phần thân giữa của máy bay và tiếp theo là một tiếng nổ vang lên. Trong ảnh: Phần thân còn lại của chiếc McDonnell Douglas MD-82 chỉ còn là một đống sắt vụn bị cháy và vỡ nát. Ảnh: AP
Ngày 16/10/2013: Một chiếc phi cơ ATR của hãng Lao Airlines đang trong hành trình từ thủ đô Vientiane tới thành phố miền Nam Pakse, đã lao xuống sông Mekong vào khoảng 16h, khi đang cố gắng hạ cánh, khiến toàn bộ hành khách và thành viên tổ bay thiệt mạng, trong đó có 5 người Việt Nam. Hãng thông tấn Lào cho hay chiếc phi cơ gặp phải gió mạnh, khiến nó bị cuốn đi và ra khỏi tầm kiểm soát của radar không lưu. Trong ảnh: Phần thân máy bay Lao Airlines rơi xuống sông Mekong đã được trục vớt lên bờ. Ảnh: Facebook
Ngày 8/3/2014: Chiếc máy bay Boeing số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia chở 239 người gồm hành khách và phi hành đoàn đã biến mất khỏi màn hình radar. Toàn bộ số người trên máy bay đều được cho là đã tử nạn. Đến nay, việc tìm kiếm những nguyên nhân liên quan đến vụ rơi máy bay này vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Trong thời gian qua, đã có nhiều giả thuyết được đưa ra cho nguyên nhân chiếc máy bay của Malaysia biến mất một cách bí ẩn như: phi công tự sát, không tặc, bị tên lửa bắn trúng hay người ngoài hành tinh tấn công… Trong ảnh: Một máy bay của hãng hàng không Malaysia. Ảnh: SA Paul Rowbotham
Ngày 17/7/2014: Chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị rơi xuống miền Đông Ukraine, cướp đi mạng sống của 298 người và khiến cả thế giới bàng hoàng và chìm trong đau thương. Máy bay đang trong hành trình bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur. Trong số các nạn nhân có ba mẹ con người Việt Nam mang quốc tịch Hà Lan sống ở thị trấn Delft, ngoại ô thủ đô Amsterdam. Nhiều giả thuyết, cáo buộc đã được đưa ra sau tai nạn thảm khốc này, trong đó có cáo buộc máy bay bị lực lượng ly khai ở Ukraine bắn rơi, trong khi nhiều ý kiến lại cho rằng quân đội chính phủ đã bắn hạ bằng tên lửa đất đối không. Trong ảnh: Mảnh vỡ máy bay MH17 - Ảnh: russia-insider.
Ngày 28/12/2014: Khi ký ức đau lòng về hai thảm kịch MH370 và MH17 chưa nguôi, người dân Malaysia không khỏi bàng hoàng về chuyện xảy ra với chuyến bay QZ8501. Máy bay Airbus A320-200 thực hiện chuyến bay số hiệu QZ8501  từ đảo Surabaya của Indonesia đến Singapore đã rơi xuống biển Java trong điều kiện thời tiết mưa bão. Tai nạn làm 162 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Trong ảnh: Một chuyên viên Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia chỉ vào nơi nhận được tín hiệu cuối cùng của chuyến bay QZ 8501. Ảnh: AFP
Ngày 30/6/2015: Chiếc Lockheed C-130 Hercules chở 122 người, trong đó có 12 thành viên phi hành đoàn và 9 trẻ em, đã gặp nạn chỉ sau vài phút cất cánh, rơi xuống một khu vực đông dân cư ở Medan, thành phố lớn nhất trên đảo Sumatra. Toàn bộ những người có mặt trên chuyến bay đã thiệt mạng. Ngoài ra, vụ rơi máy bay còn cướp đi mạng sống của khoảng 20 người khác trên mặt đất bị máy bay rơi trúng. Trong ảnh: Chiếc máy bay Hercules C-130 của quân đội Indonesia gặp nạn. Ảnh nguồn: VTC
Ngày 29/10/2018: Vào lúc 7h50 sáng 29/10 (giờ địa phương), chiếc máy bay Boeing-737 Max 8 mang số hiệu JT610 của hãng hàng không Lion Air thực hiện lộ trình bay từ thủ đô Jakarta, Indonesia đến Pangkakpinang thuộc tỉnh Bangka Belitung đã rơi xuống biển. Thông báo mới nhất của Bộ Giao thông Vận tải Indonesia xác nhận có 188 người đi trên máy bay Boeing 737 MAX 8, bao gồm cả phi hành đoàn. Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn quốc gia Indonesia xác nhận không còn ai sống sót. Trong ảnh: Đội ngũ cứu hộ trục vớt mảnh vỡ từ máy bay Lion Air rơi trên biển Java hôm 29/10. Ảnh: Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia.
Tổng hợp


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét