Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

ĐÒI "THAY TRỜI HÀNH ĐẠO"? 01

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
KHI XÃ HỘI ĐEN "THAY CHÍNH QUYỀN HÀNH ĐẠO"

Trụ trì chùa Ba Vàng lại gây sốc khi bày cách "hóa giải" dịch cúm virus Corona?

Cập nhật lúc 09:09, Thứ hai, 27/01/2020
print  

(BVPL) - Trên trang web chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) và facebook cá nhân được cho là của sư thầy Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng vừa đăng tải dòng trạng thái thông báo chương trình tu tập hồi hướng hoá giải dịch cúm virus Corona, đã khiến cho nhiều người bất ngờ.


Thực hư thông tin bệnh nhân nhiễm virus Corona mới tử vong ở BV Chợ Rẫy

Hà Nội và TP. HCM "căng mình" chống bệnh viêm phổi do nhiễm virus Corona mới

Phát hiện hai ca dương tính virus Corona mới ở TP HCM

WHO không ra tuyên bố về tình trạng khẩn cấp với virus corona

Thủ tướng chỉ đạo đối phó dịch viêm phổi virus corona

Du khách Trung Quốc đeo khẩu trang xông đất Quảng Ninh

Hải Phòng và Quảng Ninh 'hỏa tốc' phòng chống dịch viêm phổi cấp do virut Corona

 Trang web của chùa Ba Vàng giới thiệu về chương trình hóa giải dịch cúm virus Corona. Tuy nhiên, toàn bộ nội dung này đã được xóa gỡ vào khoảng 23h30 cùng ngày.
Tối 26/1 (mùng 2 Tết), trên trang web Chuabavang.com.vn (trang website chính thức của chùa Ba Vàng có địa chỉ tại phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) đăng tải thông báo chương trình hồi hướng hoá giải nạn dịch cúm Corona và sẽ được phát trực tiếp. Chương trình này cũng được giới thiệu phát tán trực tiếp (livestream) qua trang cá nhân mạng xã hội facebook cá nhân được cho là của sư thầy Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng.
Cụ thể, dòng đăng tải của facebook được cho là thầy Thái Minh cho rằng: "Mọi thiên tai, dịch bệnh gốc là do ác nghiệp của chúng sinh…, nạn dịch virus Corona cũng không nằm ngoài nguyên nhân trên".
Đúng 19h ngày 26/1, trên trang web Chuabavang.com.vn và trang facebook "Thích Trúc Thái Minh" cùng lúc phát trực tiếp chương trình "Tu tập hồi hương hóa giải dịch nạn virus Corona".
Qua đoạn video livestream cho thấy, buổi thuyết giảng của trụ trì chùa Ba Vàng có hàng trăm người tham gia, trong đó rất đông thanh niên trẻ và các sư thầy khác. Đoạn phát sóng trực tiếp lễ tu tập hoá giải nạn dịch cúm Corona cũng thu hút tới hơn 3 nghìn người theo dõi trên mạng xã hội. Tuy nhiên, ngay trong quá trình phát sóng livestream nhiều cộng đồng mạng đã vào bình luận với những ý kiến trái chiều, trong đó đa số chỉ trích trụ trì chùa Ba Vàng.
Thông báo về việc tu tập hồi hướng hóa giải nạn dịch virus corona được cho là của sư thầy Thích Trúc Thái Minh và chùa Ba Vàng. (Ảnh chụp màn hình). 
Tuy nhiên, vào khoảng 23h30 cùng ngày, đoạn video livestream và các nội dung liên quan đến chương trình "chỉ cách" giải nạn dịch cúm virus Corona của sư thầy Thích Trúc Thái Minh trên trang web và mạng xã hội đã bị tháo gỡ.
Đây không phải là lần đầu tiên trụ trì Thích Trúc Thái Minh và chùa Ba Vàng nhận “gạch đá” từ cộng đồng mạng. Trước đó, vào tháng 3/2019 sư thầy này cũng khiến dư luận nói chung và giới phật tử nói riêng “dậy sóng” khi tổ chức thỉnh vong giải nghiệp, “cúng oan gia trái chủ”.
Tình hình nạn dịch cúm virus Corona Vũ Hán (Trung Quốc) đang diễn biến phức tạp, các nguồn thông tin về dịch bệnh này xuất hiện hầu như trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, có nhiều thông tin thất thiệt về dịch cúm Corona trên các trang web và mạng xã hội đang gây hoang mang cho người dân.
Khánh An

Xin đừng 'thay trời hành đạo'

13 Thanh Niên Online
Dù bức xúc với cái ác, nhưng chúng ta hãy nên bình tĩnh, tránh việc ra tay 'xử lý' thủ phạm. Hãy để pháp luật thực thi chức năng của mình.
Hàng ngàn comment trên các trang báo điện tử lên án hành vi chạy ẩu, vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người của tài xế xe tải, xảy ra sáng 2.4, tại ngã ba đường Nguyễn Thị Minh Khai - ĐT.743 thuộc địa phận phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Đọc hết những dòng comment này, tôi thấy đa số bạn đọc đều đồng tình với việc một số người dân bức xúc đã vây đánh tài xế Hoàng Văn Cương, người đã gây tai nạn làm chết chị Nguyễn Thị Kim Thanh, 28 tuổi, quê Quảng Ngãi, tạm trú Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều người kêu gọi: “đánh chết rồi hãy giao cho công an”, “sao không đánh chết luôn, bây giờ tài xế rất hung hăng”, “đánh cho gãy tay là xong, cho hết hành nghề lái xe”…
Xin đừng 'thay trời hành đạo' - ảnh 1
Sau khi gây tai nạn, tài xế xe tải đã bị nhiều người vây đánh
Thậm chí có người còn tuyên bố: “Nếu ở hiện trường chắc tôi cũng phải cho tài xế này vài nhát”. Chỉ một số ít người bình luận nói rằng hãy để cho pháp luật trừng trị hành vi sai phạm của tài xế. Đọc xong những bình luận ấy, cá nhân tôi cảm thấy có một làn sóng bạo lực đang sục sôi trong suy nghĩ của mỗi bạn đọc. Cũng dễ hiểu vì đa số chúng ta đều dành tình cảm thương xót với nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông và đều căm ghét cái ác. Tôi nghĩ ai trong chúng ta cũng đều rất bức xúc với những hành vi vi phạm luật lệ giao thông dẫn đến tai nạn cho người đi đường, trong khi đó việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông của lực lượng chức năng chưa được chuẩn xác và “có vấn đề”.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng: Chúng ta là những người trí thức, hiểu biết pháp luật thì càng phải tuân thủ những quy định của pháp luật hơn là những người ít hiểu biết pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc tôi đồng tình với một số ít comment cho rằng việc tài xế vi phạm sẽ có pháp luật trừng trị mà người dân không cần phải “đụng chân, đụng tay”. Mặc dù tức giận, phẫn nộ với hành vi vượt đèn đỏ, cán chết người của tài xế Hoàng Văn Cương; mặc dù khi đưa ra xét xử tài xế Cương có thể chịu trách nhiệm hình sự với một án phạt thấp theo quy định của luật pháp hiện hành, thì chúng ta cũng không nên cổ xúy cho hành vi “thay trời hành đạo”, “xử ngay tại trận” kiểu như vừa rồi.
Theo quan điểm cá nhân của tôi, hiện quy định, khung hình phạt cho hành vi “Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” đã quá lỗi thời, không đủ mức răn đe, đó là chưa kể đến những tiêu cực trong quá trình tố tụng, điều tra, xử lý. Tôi cho rằng đa số người bức xúc vây đánh tài xế, đồng tình với việc đánh tài xế…, ngoài việc phẫn nộ, cảm thương số phận của nạn nhân, thì họ cũng rất bức xúc việc xử lý quá nhẹ hành vi “vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Do đó, quy định nên được sửa đổi, bổ sung theo hướng nghiêm minh hơn. Khi luật pháp nghiêm minh, kẻ gây ra tội ác bị trừng trị thích đáng, thì người dân chắc chắn sẽ bớt bức xúc, sẽ biết cách kiềm chế hơn để không tự ý “ra tay trừng phạt thủ phạm” như vụ vừa rồi ở Thủ Dầu Một.

18 năm tù cho nhóm côn đồ nhí tự xưng "thay trời hành đạo"

(PLO) - Nghi ngờ bị lấy trộm 3 triệu, Dương Đức Trung (SN 1996) và đồng phạm đã khiến người bạn cùng phòng Nguyễn Đức Mạnh (SN 1996) mất mạng dưới hồ. 
18 năm tù cho nhóm côn đồ nhí tự xưng "thay trời hành đạo"
4 khuôn mặt trẻ măng vướng vào lao lý có một phần trách nhiệm từ chính gia đình
Sự mất mát quá lớn tưởng chừng sẽ khép lại cuộc đời của những kẻ ngang ngược nhưng đến phút cuối, chính mẹ bị hại lại mở ra lối thoát cho nhóm thanh niên này…
“Con cô không còn cơ hội quay về, nhưng các cháu thì có…”
Đó là câu nói nghẹn ngào với nhóm bị cáo của bà Nguyễn Thị Phương Lan, mẹ Nguyễn Đức Mạnh – người thanh niên xấu số bị bức tử ở hồ Dền Khê, Hà Đông gần 1 năm trước. Cũng chính những lời nói của bà đã khiến phòng xử đột nhiên nín lặng: 
“Mọi người trong gia đình đều không đồng ý nhưng là một người mẹ đã mất con, tôi xin Hội đồng xét xử xử lý theo quy định của pháp luật và đề nghị giảm án cho cả 4 bị cáo. Chúng còn trẻ, xin cho chúng cơ hội quay về làm lại cuộc đời…”.
Người mẹ tuổi 40 này vẻ bề ngoài trông già hơn đến chục tuổi không thôi rơi nước mắt. Kể từ khi sự việc xảy ra, gần một năm qua không ngày nào bà nguôi thương đau. 
Cứ tầm chiều khuất nắng, bà lại thơ thẩn ra phía hồ Dền Khê nơi con bà gặp nạn khiến những người dân quanh khu vực ấy không khỏi xót xa… Với bà, mọi chuyện vẫn như mới vừa xảy ra, Mạnh – đứa con ngoan của bà như chỉ vừa xin phép bà đi chơi… chỉ khác là chuyến đi này anh không trở về với bà nữa.
Vụ việc diễn ra khoảng giữa tháng 9/2014, Dương Đức Trung có nghi ngờ anh Mạnh lấy trộm 3 triệu đồng của Trung nên khoảng 18 giờ ngày 6/10/2014, Trung đã rủ Nguyễn Đăng Việt (SN 1995), Đỗ Mạnh Cường (SN 1998) đi xe máy để tìm Mạnh hỏi cho ra nhẽ. 
Khi cả bọn đến quán cà phê tại số 83 phố Nguyễn Viết Xuân, phường Quang Trung, quận Hà Đông thì thấy Mạnh. Trung đã chạy đến dùng tay đấm vào mặt Mạnh. Do bị đánh bất ngờ, Mạnh vội vàng bỏ chạy. Trung và Việt nhặt gạch dưới đường ném theo nhưng không trúng.
Cơn tức giận khiến Trung tìm đến Ngô Minh Hiếu (SN 1998) kể chuyện và mượn 1 con dao phay dài 51cm rồi rủ Hiếu đi cùng. Nghe chuyện, nghĩ cần phải “thay trời hành đạo”, cậu học sinh lớp 10 này liền “nhập bọn” và mau mắn lấy xe máy đi tìm Mạnh. 4 đối tượng đi đến khu vực hồ Dền Khê gần Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thì phát hiện Mạnh đang đứng cùng với chị Nguyễn Hồng N. và chị Chu Hàn Tiểu N. 
Cơn giận bắt hụt lúc chiều bùng lên, Trung liền bật khỏi xe lao tới. Thấy vây, Việt và Cường cũng chạy tới chỗ Mạnh, Hiếu đang loay hoay thì có điện thoại nên ngậm ngùi đứng trông xe... Về phần Mạnh, nhác thấy bóng ba đối tượng hung hãn đuổi tới liền hoảng sợ bỏ chạy theo đường ven bờ hồ. 
Chạy được khoảng 20m thì Mạnh bị vấp ngã. Chỉ chờ có vậy, Trung đuổi sát đến nơi giơ dao định chém. Thấy vậy, Mạnh bật dậy nhảy xuống hồ. 
Bởi không biết bơi nên khi vừa xuống nước, Mạnh liền hoảng loạn vùng vẫy kêu cứu. Trung, Việt, Cường vừa kịp tới, thấy vậy có đôi phần hả hê như đẩy được kẻ xấu vào đường cùng. Thấy chưa đủ, 3 đối tượng liền nhặt gạch đá, đứng trên bờ thi nhau ném về phía Mạnh, mục đích không cho Mạnh lên. 
Biết Mạnh không biết bơi, tình huống ngày một nguy hiểm, chị Hồng N. và Tiểu N. van xin xuống cứu Mạnh lên bờ nhưng cơn hả hê đang cao trào khiến lu mờ lý trí, 3 đối tượng này càng ngang ngược. 
Nghe thấy tiếng kêu cứu, anh Bùi Văn Thạch ở gần đó vội nhảy xuống hồ hòng cứu Mạnh liền bị Trung đứng trên bờ dọa nạt “nếu cứu nó lên, tao chém chết”, đồng thời Trung, Việt, Cường nhặt gạch ném tới tấp về phía anh Thạch để cản anh cứu Mạnh. 
Dù không nỡ nhưng không chống trả được, anh Thạch đành trở về nhà với đầu gối toạc máu do gạch vỡ mà nhóm Trung ném.
Cuộc ầm ĩ kết thúc khi cả nhóm đứng chờ khoảng 2 phút mà không thấy anh Mạnh vùng vẫy. Việt nói: “Chắc nó chết rồi, đi thôi”, nhóm côn đồ hung hãn mới lên xe bỏ đi. Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, xác Mạnh mới được vớt đưa lên bờ. Nguyên nhân cái chết của Mạnh được xác định là chết do ngạt nước.
Vô tư quá hóa vô tâm
Hỏi ra được biết, do hoàn cảnh gia đình cùng vài lý do mà Trung, Việt, Cường cùng Mạnh tuy nhỏ tuổi nhưng đã bỏ học và bị đẩy ra xã hội từ khá sớm. Cùng cảnh, cùng tuổi, Trung và Mạnh đã có thời gian sống chung phòng trong những ngày tháng đi làm xa nhà. Ở chung chưa lâu, Mạnh ngỏ ý vay tiền, Trung liền từ chối. 
Thế nhưng sáng hôm sau, do không thấy 3 triệu của mình ở chỗ cũ, Trung tức giận gọi điện nói chuyện với Mạnh để xác minh rồi tự cho mình quyền quyết định xử lý nên đi tìm Mạnh và “khai hoả” chuỗi sự kiện đau lòng kể trên để nay khiến cả 4 đối tượng đối mặt với phán quyết của pháp luật về tội giết người.
Phiên toà được mở vào một ngày thu không oi nắng nhưng bởi phiên xử “toàn trẻ con” khiến khán phòng chật ních, ngột ngạt. Theo từng câu chữ trong cáo trạng Viện kiểm sát nhân dân công bố, lần lượt các gia đình cứ thay phiên nhau trào nước mắt khi ngẩng lên chỉ thấy tấm lưng con em mình bất động. 
Hội đồng xét xử tiến hành xét hỏi. Lần lượt các bị can được trình bày lại sự việc đã diễn ra mà mình chứng kiến. Thế nhưng trong số 4 bị can, phần xét hỏi với Trung dường như khiến không gian phòng ngày một hẹp lại. 
Suốt một năm trong trại tạm giam, được giáo dục, chỉ bảo nhưng Trung lại một mực quanh co, ngoan cố chối cãi không chút mủi lòng ăn năn. “Vì các cậu quá vô tư? Thật không thể hiểu được tại sao mới 16 tuổi lại để xảy ra vụ án đau lòng đến thế mà vẫn còn ngoan cố chối cãi” – Hội thẩm nhân dân mất bình tĩnh lớn tiếng. 
Pháp đình không chỉ là chốn đưa ra phán quyết mà còn là nơi định hướng, giáo dục ý thức pháp luật, nhất là đối với những bị can đang tuổi vị thành niên này. Vì thế mà sự quanh co của các bị cáo khiến Hội đồng phải kéo dài phiên xử. Sự đông đúc trong phòng khi trước tăng dần, chiếm trọn hành lang và khuôn viên toà án. 
“Phiên xử trẻ con nên số người mời dự ít nhất cũng tăng gấp đôi” - anh Trung, công an trật tự buột miệng. Kể có nói gấp đôi cũng vẫn chưa đúng, bởi xuất hiện ở đây không chỉ có người giám hộ là bố mẹ mà còn có người thân họ hàng, những người bạn thân thiết của các bị cáo cũng đang sốt sắng ngóng nhìn dáng dấp người con, người bạn lỡ bước sai đường của mình…
Sự tiếc nuối của người thân… 
"Con người, sống phải có 
lương tâm”
Cáo trạng, bằng chứng, nhân chứng rõ ràng nhưng bởi quanh co mà phiên xử trở nên lê thê và ức chế. Sự mỏi mệt không chỉ lộ rõ qua nét mặt người thực hiện công vụ mà như còn làm khắc khổ thêm dáng hình những người cha, người mẹ ngồi khép nép, chật chội ở ba hàng ghế đầu. Họ ngồi sát nhau là thế nhưng chẳng ai nói với ai một lời bởi trong lòng họ, mỗi người một nỗi niềm đau đáu… 
Trong từng cặp phụ huynh ấy chỉ có bố mẹ của Việt xuất hiện với vai trò là người liên quan, nhưng hai người lại mang trong lòng nhiều nỗi niềm nhất. Sự lặng lẽ, dúm dó của họ trải nguyên cả phiên xử, trải qua cả buổi trưa với dăm ba nắm cơm nguội vợ chồng chuẩn bị từ nhà. Hỏi ra, sự lặng lẽ ấy đến từ sự hoang mang về cuộc sống trước mắt của gia đình họ. 
Bố Việt, ông Hùng là thương binh suy giảm khả năng lao động 81%. Mẹ Việt, bà Hồng có dáng người nhỏ thó lại mang trong mình biểu hiện của chứng Pakinson. Gia đình Việt còn sống chung với bà nội tuổi cao, đau ốm liên mien. Hoàn cảnh gia đình đã éo le nay lại càng mờ mịt khi Việt là lao động chính trong nhà. 
Nhìn mái tóc muối tiêu của bố Việt chốc chốc lại rung rung do cơn giật từ cơ cổ khiến ông không giữ yên được khuôn đầu; nhìn cánh tay mẹ Việt cứ lắc lắc liên hồi không sức lực khiến ai cũng chạnh lòng. 
Có lẽ bởi gánh sự đau đớn và mất mát lớn nhất, bà Phương Lan – mẹ Mạnh cũng không khá hơn. Bắt đầu bước vào cánh cổng toà án, đôi mắt bà đã đỏ hoe những nước, ướt nhoè không thể kiểm soát. Nhất là khi xét hỏi, Trung một mực quanh co khiến bà thêm phần mỏi mệt: “Lần nào lên mộ hay thắp hương cho nó, cô đều dặn “con bỏ qua cho các bạn, đừng quấy mà để bạn được ngủ ngon”. 
Giọng bà lạc hẳn đi: “Con cô không sai, giờ cơ sự này rồi mà sao các cháu vẫn còn quanh co mãi thế? Con người, sống phải có lương tâm…”. Đau thương đến thế nhưng mẹ bị hại vẫn bình tĩnh sẻ chia: “Dù sao mấy đứa cũng tầm tuổi nhau, con em giờ đã mất rồi, em sẽ không để các cháu bị tử hình. Còn mạng người là quý nhất, không gì thay thế được nên việc bồi thường nếu cần, các gia đình cứ trình bày xin giảm…”.
Xúc động trước sự bao dung của gia đình bị hại bao nhiêu thì sự trách giận với hành vi côn đồ của nhóm thanh niên mới lớn tăng bấy nhiêu. Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử xét thấy các gia đình đều có hoàn cảnh éo le mà hạn chế quan tâm, giám sát con em mình đã phần nào gây ra tai nạn đau lòng này. 4 bị cáo phạm tội khi tuổi đời còn quá trẻ, nhất là Hiếu, khi tham gia vụ việc mới 15 tuổi 10 tháng 15 ngày. 
Bởi nhận thức từ bản thân chưa đầy đủ lại thiếu trách nhiệm, quản lý từ gia đình nên các các bị cáo lần lượt nhận mức án phạt tù cải tạo theo Điểm N Khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự về tội giết người. Trong đó, đóng vai trò khởi xướng, Trung lĩnh 18 năm tù. Bị cáo Việt lĩnh 18 năm tù, Cường 14 năm tù với vai trò đồng phạm tích cực. Riêng Hiếu có vai trò giúp sức phải lĩnh án 9 năm tù.
Phiên toà khép lại, bản án đã tuyên, chiếc xe chở phạm lạnh lùng lăn bánh để lại những người cha, người mẹ, những tấm áo trắng học sinh vẫn chết lặng giữa khoảng sân. Ngồi trong xe tù, cậu học sinh lớp 10 Ngô Minh Hiếu ngoái nhìn qua ô cửa gió, chạm đúng ánh mắt tiếc nuối của bạn bè nên bật khóc./.
Hạnh Lê

Không thể... “thay trời hành đạo”

10:54 30/10/2019 Ngày 17-10 vừa qua, trên mạng facebook đăng clip dài khoảng 2 phút ghi cảnh bé trai 4 tuổi bị bố bạo hành. Trong clip, người đàn ông say rượu bắt con khoanh tay, vừa mắng và tát liên tục vào mặt bé. Khi được người khuyên can, anh ta còn lên tiếng: “Tao giết nó được luôn đó. Mày tin không?”. Vụ việc được chính vợ anh ta là chị Th. quay lại bằng điện thoại và chỉ kết thúc khi chị này chạy nhờ người cùng xóm trọ xông vào “giải cứu” cháu bé. Sau vụ bạo hành, chị ẵm con trai về quê sống với cha mẹ ruột. Được biết ngày 18-10, Công an TP Mỹ Tho (Tiền Giang) đã vào cuộc điều tra, làm rõ danh tính người đàn ông trong clip là Đoàn Văn Tí (30 tuổi, ở tỉnh An Giang), hiện thuê phòng trọ sống tại TP. Mỹ Tho. Chỉ có điều vụ việc trên xảy ra từ 2 năm trước. Bây giờ anh và vợ cũ đã ly hôn, 2 mẹ con đã chuyển đi nơi khác sinh sống.
Hành động của nhóm người “xử lý” ông bố say rượu đánh con là vi phạm pháp luật
Tuy xảy ra trong quá khứ nhưng đoạn clip với sức lan tỏa rất nhanh đã không ngăn cản được nhiệt huyết sục sôi của mấy “yêng hùng”. Một nhóm khoảng hơn 10 người cả nam lẫn nữ ngay đó đã tìm đến địa chỉ nơi Đoàn Văn Tí đang sinh sống để... “dạy dỗ” rồi quay lại clip phát tán cho cộng đồng cùng... “hả giận”. Theo đó, trước “sức mạnh tập thể”, anh Tí mặt bê bết máu, ngồi co ro trên ghế vẫn liên tục bị đám đông dồn đánh “để trả thù cho con trai anh”?!
Điều đáng nói đây không phải là trường hợp đầu tiên những hành vi “thay trời hành đạo” được đăng tải trên mạng xã hội. Trước đó, ngày 5-2-2019, mạng xã hội facebook lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một người đàn ông đánh phụ nữ chở con nhỏ ngay ngày đầu năm mới khiến cộng đồng mạng phẫn nộ. Sự việc xảy ra trên đường Nguyễn Tri Phương (thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai). Theo đó, chỉ vì một va chạm rất nhỏ, người đàn ông nọ từ trên ô tô lao xuống, tát thật mạnh người phụ nữ đang chở theo con. Chứng kiến sự việc xảy ra, nhiều người xung quanh đã đến can ngăn. Tuy nhiên, người đàn ông vẫn tiếp tục hung hăng đòi lao vào tấn công người phụ nữ trên. Không dừng lại ở việc tát người khác, người đàn ông còn định dùng bình hơi cay để tấn công một người đàn ông khác can ngăn.
Sau khi đoạn video được đăng tải, các “chuyên gia mạng” đã vào cuộc với tốc độ chóng mặt. Lập tức, danh tính người đàn ông đã được chỉ ra là Nguyễn Thanh Tuấn (36 tuổi, ở phường Xuân Hòa) và ngay tối 5-2, một nhóm người cũng đã truy tìm và kéo tới tận nhà người đàn ông này. Rất may, "kẻ gây sóng gió" cho cộng đồng mạng đã lập tức bỏ trốn và chỉ có một phụ nữ ra tiếp chuyện.
Rồi nữa, vào sáng 24-12-2016, clip ghi lại cảnh ông bố làm nghề nhặt rác dùng thắt lưng đánh vào người và đầu con gái, mặc bé khóc nức nở khiến dân mạng phẫn nộ. Người cha này được xác định là Đào Đức Khiêm, 26 tuổi, sống tại quận Long Biên, Hà Nội. Ngay sau khi vụ việc, anh này cũng lãnh hậu quả khi bị một nhóm người vì bức xúc đã tìm đến dạy cho một bài học bằng cách “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”…
Những vụ việc trên cho thấy lối ứng xử và các hành vi phản cảm, mang tính côn đồ, bạo lực luôn bị cộng đồng xã hội lên án và cần phải bị trừng trị nghiêm khắc. Tuy nhiên, sự trừng trị đó phải dựa trên cơ sở pháp luật, do các cơ quan chức năng xử lý chứ không phải là do tùy hứng hành xử trái pháp luật của một nhóm người nào đó.
Những hành động “yêng hùng”, “thay trời hành đạo” trên được livestream với số lượng like, bình luận, chia sẻ cực “khủng” và sự hả hê của rất nhiều người nhưng trên thực tế đây là hành vi vi phạm pháp luật. Ngay cả trong cộng đồng mạng, đã có không ít bình luận thể hiện sự lo ngại, bất bình khi cho rằng hành vi ngang nhiên hành hung người khác là trái pháp luật và chắc chắn sẽ bị xử lí bởi pháp luật.
Có thể đối với một số người, việc tự ý "trừng trị" kẻ xấu tựa như đi... “thay trời hành đạo” là một chuyện hết sức đơn giản song họ đã không lường được hậu quả nghiêm trọng của hành vi này cũng không hề nhỏ. Không những không giải quyết được mâu thuẫn của người khác bằng bạo lực, chính họ tự mang rắc rối đến cho mình. Ở một góc độ khác, đây là những hành động vô tổ chức, phá hoại an ninh trật tự. Việc bốc đồng mượn danh cộng đồng mạng đó đã mang đến nhiều hệ lụy khôn lường, càng cho thấy những người này không có kiến thức, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xã hội cần lên án mạnh mẽ.
Những hành động bột phát khi “xử lý” ông bố nhặt rác đánh con bằng thắt lưng là vi phạm pháp luật
Nên nhớ, hành động nghĩa hiệp, bênh vực nạn nhân chỉ được phép thực hiện khi hành vi bạo lực đang diễn ra. Còn khi sự việc đã xảy ra, đã chấm dứt, đám đông tự xông đến tư gia khổ chủ đe dọa, hành hung đương sự là vi phạm nghiêm trọng pháp luật hiện hành. Cụ thể, các hành vi trên có thể bị xử lý về tội Xâm phạm chỗ ở của người khác theo Điều 158 Bộ luật Hình sự. Có thể ngồi tù từ 1 năm đến 5 năm. Nếu hậu quả gây thương tích từ 11% trở thì nhóm người này có thể bị xử lý hình sự về tội Cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự, với mức án có thể lên tới chung thân.
Chưa kể việc đăng clip lên mạng xã hội nếu tác động tiêu cực đến tâm lý nạn nhân thì sẽ phải đối mặt với tội Làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ Luật Hình sự, với mức án cao nhất lên tới 5 năm. Như vậy có thể nói, những hành vi bạo lực sẽ có cơ quan pháp luật xử lý chứ không chờ vào hành xử của một đám đông bất chấp hậu quả…
Đã đến lúc những người tham gia cộng đồng mạng cần phải tỉnh táo, suy xét kĩ lưỡng để không có những hành động đáng tiếc này xảy ra.
Hoàng Triệu (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét