Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

QUYỀN PHẠM TỘI VÀ ĐỔ TỘI C



-YÊU TỔ QUỐC NGHĨA LÀ YÊU DÂN VÌ DÂN LÀ GỐC CỦA TỔ QUỐC!
-TRONG MỌI THỜI ĐẠI, CHƯA CÓ NGƯỜI DÂN NÀO ĐIÊN RỒ ĐẾN NỖI BỖNG NHIÊN ĐỨNG LÊN CHỐNG CHÍNH QUYỀN!
-TRONG LỊCH SỬ CHƯA CÓ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH DẬT NÀO KHÔNG CẦU ĐẾN SỨC DÂN, KHÔNG CÓ SỰ HY SINH XƯƠNG MÁU CỦA DÂN MÀ THẮNG LỢI.
-TUÂN THEO PHÁP LUẬT MÁY MÓC LÀ PHẢN DÂN, HẠI NƯỚC, VÌ PHÁP LUẬT LUÔN PHIẾN DIỆN TRƯỚC CUỘC SỐNG VÀ ẨN CHỨA SỰ LẠM DỤNG QUYỀN LỰC CỦA TẦNG LỚP THỐNG TRỊ,  HAY "Chỗ kết thúc của pháp luật là nơi bắt đầu của chuyên chế" Peter (Anh) VÀ "Pháp luật không sinh ra những nhân vật vĩ đại, chỉ có tự do mới có thể tạo nên vĩ nhân và anh hùng" -  Cicero (La Mã)!
-CUỘC SỐNG CON NGƯỜI, DÙ BÊN "TA" HAY BÊN "NÓ", ĐỀU LÀ TỐI THƯỢNG! MỘT CHÍNH QUYỀN XA RỜI LÒNG DÂN SẼ TRỞ NÊN ÁC ĐỘC, COI THƯỜNG SINH MẠNG, DỄ DẪN ĐẾN ĐÀN ÁP, CHỌN ĐÀN ÁP LÀ GIẢI PHÁP LỰA CHỌN SỐ MỘT, ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI.
-KHÔNG CÓ CÁI NGU NÀO TỆ HƠN CÁI NGU LÃNH ĐẠO "ĐẦU ĐẤT"! 
------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
                                     
          20Jan17 - Hậu Đồng Tâm: Vietcombank phong toả tài khoản nhận tiền phúng điếu cụ Kình

Đồng Tâm: Đám tang ông Lê Đình Kình bị công an phong tỏa?

  • 13 tháng 1 2020


Bản quyền hình ảnh Lã Việt Dũng
Image caption Hình ảnh đầu tiên về đám tang ông Lê Đình Kình Hình ảnh đầu tiên về đám tang ông Lê Đình Kình

Ngày 13/1, lễ tang cụ Lê Đình Kình, người thiệt mạng trong vụ bố ráp của chính quyền đêm 9/1 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, được tổ chức tại quê nhà.
Thông tin trên mạng xã hội cho hay cả làng ở Đồng Tâm từ già đến trẻ đều đeo khăn trắng.
BBC News Tiếng Việt hiện chưa thể tiếp cận được với các nguồn tin từ hiện trường. Một số nguồn tin giấu tên bên ngoài Đồng Tâm cho hay, cảnh sát vẫn canh gác nghiêm ngặt ở Đồng Tâm, internet bị cắt. Không một hình ảnh nào về lễ tang lọt ra ngoài.
Tranh chấp đất Đồng Tâm: Máu đổ, người chết
Ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’
Đồng Tâm: 'Bộ Chính trị và Quốc hội VN cần họp gấp'
Các nguồn tin trên mạng xã hội cho biết là do sự ngăn cản của chính quyền, trừ bà con Đồng Tâm và các xã lân cận, không ai có thể đến dự tang lễ cụ Kình.


Bốn người trong gia đình ông Kình hiện 'vẫn chưa có tin tức gì', bà Dư Thị Thành nói
Nhiều người dùng mạng xã hội đã bày tỏ sự tiếc thương qua các hình thức khác nhau. Nhiều người đổi hình ảnh đại diện là tranh vẽ cụ Lê Đình Kình, do một số họa sỹ thực hiện sau biến cố Đồng Tâm hôm 9/1, với dòng chữ: Cầu nguyện cho Đồng Tâm.
Tối 12/1, giáo xứ Song Ngọc, Nghệ An đã tổ chức lễ cầu nguyện cho người dân Đồng Tâm.
Cũng trong tối 12/1, một nhóm các bạn trẻ thuộc một tổ chức xã hội dân sự đã cầu nguyện cho cụ Lê Đình Kình và người dân Đồng Tâm ở nhà thờ Thái Hà, Hà Nội.
Theo RFI, khoảng 25 nhà hoạt động xã hội ở Paris tập họp tại quảng trường Trocadéro, thủ đô nước Pháp nhằm để tang cho các nạn nhân trong vụ Đồng Tâm ở Việt Nam, mở đầu tuần lễ tưởng niệm từ 12/1 đến 19/1.
Mạng xã hội đã có những lời kêu gọi quyên góp ủng hộ cho gia đình cụ Lê Đình Kính,
Đồng thời, cũng xuất hiện lời kêu gọi của nhóm "Những người ủng hộ nạn nhân Đồng Tâm" kêu gọi tất cả người dân Việt Nam dành một tuần cầu nguyện cho Đồng Tâm, cho các nạn nhân của bạo lực trong vụ cưỡng chế Đồng Tâm.

Ông Lê Đình Kình chết như thế nào?


Bản quyền hình ảnh OTHER
Image captionCụ Lê Đình Kình những ngày bình yên bên con cháu ở thôn Hoành, Đồng Tâm, Hà Nội Cụ Lê Đình Kình vào những ngày hãy còn được bình yên bên con cháu, ở thôn Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội
Thi thể cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, được chính quyền bàn giao cho người nhà hôm 10/1, theo xác nhận của báo Việt Nam, và rằng ông chết trong "vụ việc chống người thi hành công vụ" hôm 9/1.
Con gái ông Kình, bà Lê Thị Nhung là người đại diện gia đình nhận thi thể.
Sau đó, trên mạng xã hội lan truyền video được cho là thi thể cụ Kình tại tư gia, với một vết rạch dài từ cổ xuống bụng, có một lỗ trên ngực vị trí tim.
Các nguồn tin trên mạng xã hội cho hay, vợ cụ Kình là người chứng kiến cụ bị bắn chết tại nhà, trên tầng hai, trong vụ tấn công của khoảng 3000 cảnh sát cơ động vào làng Sênh, thôn Hoành, xã Đồng Tâm, rạng sáng 9/1. Và rằng cụ bị bắn 4 phát đạn, một phát vào ngực, trúng tim, một phát ở chân, hai phát ở đầu. Một chân cụ bị gãy lìa.
BBC chưa có điều kiện để kiểm chứng một cách độc lập các nguồn tin này.

Bản quyền hình ảnh Phạm Đình Trọng
Image captionCụ Lê Đình Kình và ruộng vườn làng quê cụ ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội Cụ Lê Đình Kình và ruộng vườn làng quê cụ ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội

Các nhà hoạt động bị 'canh'

Trong khi đó, các nhà hoạt động cho hay, họ bị bị cảnh sát 'canh nhà' không cho đi đâu.
TS Nguyễn Xuân Diện nói với BBC Tiếng Việt sáng 13/1 rằng ông bị 'canh cửa' suốt 4 ngày hôm nay và không thể đi dự đám tang cụ Kình.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh thì chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng, căn hộ của vợ chồng ông ở Hà Nội cũng bị cảnh sát canh nhiều ngày nay. Hai vợ chồng ông không thể đi ra ngoài, dù là đi chợ hay đi khám bệnh.
Nhà hoạt động Trịnh Bá Tư và Trịnh Bá Phương - người thường xuyên thông tin về vụ việc Đồng Tâm trên Facebook - cũng bị công an canh gác.
Một số Facebookers cũng bị chính quyền bắt giữ do đưa tin về Đồng Tâm, trong đó có Facebooker Chương May Mắn ở Cần Thơ.

Chính quyền nói gì?


Bản quyền hình ảnh Truyền thông Việt Nam
Image captionÔng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, tới thăm một gia đình cảnh sát thiệt mạng trong vụ Đồng Tâm Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, tới thăm một gia đình cảnh sát bị thiệt mạng trong vụ Đồng Tâm
Truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin, ba cảnh sát chết trong vụ Đồng Tâm sẽ được cử hành tang lễ hôm 16/1.
Cả ba cảnh sát này đã được Nhà nước Việt Nam công nhận liệt sỹ, nâng cấp bậc quân hàm, đồng thời được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất và bằng Tổ quốc ghi công.
Truyền hình Việt Nam cũng đưa nhiều phóng sự nói về vụ việc Đồng Tâm, trong đó người dân Đồng Tâm là những "kẻ gây rối, chống người thi hành công vụ".
Đồng thời, VTV1 cũng phát đi các phóng sự về gia cảnh tang thương ở nhà các cảnh sát thiệt mạng.
Báo Công an Nhân dân ngày 13/1 có bài viết kêu gọi người dân "Cảnh giác âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vụ việc Đồng Tâm để kích động, chống phá".
Trong đó, đưa ra năm "thủ đoạn chính" mà "các đối tượng chống đối" sử dụng gồm:
Tung tin, vu cáo Nhà nước "cướp" đất của nhân dân; kích động phần tử chống đối với chính quyền, cơ quan chức năng nhà nước; xuyên tạc, vu khống hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Công an, vu cáo, bịa đặt Công an "đàn áp", "tấn công" nhân dân; quốc tế hóa thông tin sự việc Đồng Tâm, cố tình tạo ra nhận thức sai trái về sự việc Đồng Tâm, từ đó kêu gọi các tổ chức, cá nhân lên tiếng, can thiệp; xuyên tạc, làm phức tạp thêm tình hình, làm giảm hình ảnh, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Đồng Tâm: 'Cần mở một ủy ban đặc biệt để điều tra vụ việc'

  • 11 tháng 1 2020


Bản quyền hình ảnh Other/Công an nhân dân Online
Image captionĐồng Tâm Lãnh đạo Bộ Công An Việt Nam hôm 11/01/2020 thăm hỏi thân nhân, gia đình những người thiệt mạng thuộc lực lượng cảnh sát trong vụ việc ở Đồng Tâm xảy ra hai ngày trước đó

Bộ Chính trị đảng Cộng sản và Quốc hội của Việt Nam cần họp gấp, cũng như cần mở ủy ban điều tra 'riêng và độc lập'ở cơ quan lập pháp cao nhất để điều tra về việc ra quyết định tiến hành vụ 'tập kích' ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 09/01/2020, theo một ý kiến từ giới quan sát chính trị, xã hội tại Việt Nam.
"Một nhóm lợi ích nào đó đang phá hoại đất nước này và đang phá hoại chế độ này bằng việc ra lệnh sử dụng vũ lực đàn áp người dân, theo tôi đánh giá nó là vấn đến như vậy và lối thoát ở đây, tôi lưu ý rằng Bộ Chính trị cần phải họp gấp," Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Luật pháp và Phát triển, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói với BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội, hôm 11/01.

"Và Quốc hội cũng phải họp gấp. lập một Ủy ban điều tra đặc biệt về vụ việc này, làm rõ ràng công khai, thì lúc đó tôi mới nghĩ rằng ít nhiều lấy lại được uy tín và độ tin cậy của người dân trong câu chuyện này."
Ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’
Đồng Tâm: Dân bị thiệt hại có đòi được 'bồi thường'?
Bàn Tròn Đặc Biệt: Đồng Tâm - điểm nóng đầu tiên năm 2020 của VN
Chuyên gia về chính sách và pháp luật, người cũng từng là Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam giải thích thêm quan điểm của mình:


"Tôi không nghĩ Bộ Chính trị chủ trương vụ Đồng Tâm"
"Bởi vì chúng ta biết đây không phải là lần đầu tiên mà người dân bị thiệt thòi trong các câu chuyện mà các nhóm lợi ích can thiệp vào việc mà dưới danh nghĩa là 'đền bù giải tỏa'.
"Ở đây không là đền bù, ở đây là cưỡng chế. Mà hành động cưỡng chế này trong luật pháp cũng phải có quy trình của nó, chứ không thể cưỡng chế bằng quân đội, bằng công an, ban đêm, người ta đang ngủ, đi vào trong làng để có những hành động như vậy được.
"Cái này không thể gọi là 'cưỡng chế được', cái này phải gọi hiện tượng này mang tính đàn áp thì đúng hơn, cái đó không được, đó là tôi đang nói về vấn đề pháp lý."

Đẩy dân thành thù địch với chính quyền?


Bản quyền hình ảnh Other/VTV
Image captionĐồng Tâm Một số 'vũ khí' tự tạo hoặc tự trang bị được tìm thấy ở bên trong xã Đồng Tâm được sử dụng để 'chống đối người thi hành công vụ' theo truyền hình nhà nước Việt Nam (VTV)
Về hậu quả của vụ việc và cách thức giải quyết, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói với BBC:
Đồng Tâm: Bạo lực trước Tết và đối đầu trên mạng
Cách ứng xử với Đồng Tâm là 'sai lầm về chính sách'?
Vai trò của tòa án ở đâu trong vụ Đồng Tâm?
Đồng Tâm: Đụng độ chết người giữa dân làng và cảnh sát
"Tiếp theo nữa, tôi sợ rằng hành động này sau một các hiện tượng như đã từng xảy ra ở Văn Giang, Hưng Yên, cũng dùng quân đội, công an, công luận cũng đã lên tiếng, cũng nổ súng rồi, vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng cũng thế.

"Với những vụ việc như thế, theo tôi, nếu tiếp diễn tất cả những vụ việc như thế này, thì càng ngày càng đẩy người dân ra thù địch với chính quyền và sự dồn nén, hận thù từ những hành vi của các cơ quan công quyền như vậy đối với người dân sẽ tăng cường.
"Và không loại trừ nó sẽ phát sinh ra những hậu quả ghê gớm, và có thể người dân bột phát, người ta vì không còn cửa, không còn lối để sống nữa, thì họ phải tự vệ thôi.
"Và tiếng Việt có một câu là 'con giun xéo mãi cũng phải quằn. Chịu đựng của người dân cũng chỉ có mức độ thôi, đấy là một cái mà tôi nghĩ nhà cầm quyền phải lưu ý.
"Thứ hai nữa là nhà cầm quyền cũng cần phải lưu ý là mình đã cho rằng là nhà nước của dân, do dân, vì dân, thì hãy giải quyết vì lợi ích của người dân và sử dụng những phương tiện hòa bình để giải quyết những tranh chấp với người dân, chứ không thể dùng đàn áp được.
"Bởi vì chính nhà cầm quyền cũng biết rằng là lời dạy của Karl Marx với các ông ấy, tôi dẫn chứng ngay, Karl Marx cũng đã dạy các vị ấy là 'Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!'.
"Chính khẩu hiệu này, khi thuở ban đầu mới làm cách mạng, các vị cộng sản cũng lôi ra để phổ biến cho nhân dân: 'Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!'
"Tại sao bây giờ các vị lại dùng áp bức đối với người dân để mà cưỡng đoạt, để mà giải quyết những vấn đề hành chính như vậy?
"Cho nên, theo tôi, không ổn! Phải giải quyết một cách minh bạch, một cách khách quan và quyết liệt, chứ không để buông trôi việc này như vậy được," Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển nói với BBC.

Làm gì để khắc phục hậu quả và giải quyết vấn đề?


Bản quyền hình ảnh Other/VTV
Image captionĐồng Tâm Xường bao ở một khu vực thuộc xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội được tiến hành xây ngay trong ngày diễn ra biến cố Đồng Tâm (09/01/2020) theo phản ánh của báo chí, truyền thông nhà nước Việt Nam
Ngay tại cuộc hội luận Bàn tròn Chuyên đề Đặc biệt đầu năm 2020 của BBC News Tiếng Việt được mở ra ngay trong ngày 09/01, cùng ngày xảy ra biến cố bạo lực gây đổ máu, chết người ở Đồng Tâm, các khách mời đã chia sẻ các ý kiến của mình về cần làm gì để khắc phục hậu quả và giải quyết vấn đề, vụ việc.
Tranh chấp đất Đồng Tâm: Máu đổ, người chết
Tranh chấp đất Đồng Tâm: Vì sao máu lại đổ trong thời bình
Kỷ luật cảnh cáo Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải
Trước hết, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, cựu Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam, nhà quan sát xã hội dân sự nói với BBC:

"Tôi nghĩ rằng nếu nhà nước chí ít làm như vụ Đoàn Văn Vươn, tức là dầu sao cũng đã bắt người rồi, thì phải mang ra xử đàng hoàng, mà xử đàng hoàng thì không thể cứ 'án bỏ túi', mà phải xử như thế nào cho đúng pháp luật.
"Bây giờ nhà nước cứ nói là 'sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật', thế nhưng mà việc hôm nay đi bắt người rồi đi đàn áp nhân dân như thế này là trái pháp luật rồi.
"Thế nhưng bây giờ còn một bước cuối cùng nữa, đó là nếu đã bắt người rồi thì phải đem ra xử đàng hoàng, ai sai, ai đúng phải cho nó đàng hoàng. Và như thế, người ta vô tội, thì phải tuyên là vô tội. Hoặc người ta có tội ít thì cũng phải tuyên.
"Thế và cả bên đi 'cướp' mà vi phạm pháp luật thì cũng phải chịu trách nhiệm về pháp luật, chứ không thể nào mà nói là pháp luật 'đẻ ra' thì chỉ có người dân phải chịu thôi, còn người thuộc công quyền thì coi như là 'ngồi' trên pháp luật, tôi nghĩ là đến giờ phút này thì nên như thế."
Tiếp theo, nhà quan sát thời sự chính trị, xã hội và nhà điểm tin, điểm báo độc lập, blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, nói với BBC:
"Tôi cho rằng có mấy động tác nếu như chính quyền muốn thực sự là giải quyết việc này và họ là quang minh chính đáng.
"Thì thứ nhất là phải để báo chí ngay từ ngày mai (một ngày ngay sau biến cố xảy ra) là phải được vào tiếp cận với người dân, mặc dù đấy là báo chí của nhà nước, nhưng cũng rất có ích.
"Thứ hai là các luật sư mà bảo vệ cho bà con lâu nay, họ phải được vào và những luật sư cần bảo vệ cho những người bị bắt cũng phải được vào Đồng Tâm."

'Quốc hội, báo chí và quốc tế cần vào cuộc'


Bản quyền hình ảnh Other/VTV
Image captionĐồng Tâm Sự kiện ở Đồng Tâm xuất hiện trên phóng sự, tường thuật của kênh truyền hình nhà nước VTV1 hôm 09/01/2020
Ở điểm ý kiến cuối cùng, người cũng từng là Thiếu tá trong lực lượng an ninh thuộc Công an Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Vinh đã có điểm gặp gỡ với ý kiến được chia sẻ ở trên của PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, đó là việc Quốc hội Việt Nam cần có vai trò, mặc dù ông đưa ra phát biểu với BBC trước ông Giao hai ngày:
"Bước thứ ba là Quốc hội phải có đoàn của Quốc hội vào, cách đây hai năm rưỡi đã từng có đại biểu Quốc hội vào, trong đó có ông Dương Trung Quốc, thì Quốc hội phải được tham gia vào," ông Nguyễn Hữu Vinh nói
"Thứ ba là lãnh đạo chính quyền, họ đã từng xuống rồi, Giám đốc Sở Công an, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố đã từng xuống đến tận nơi rồi.

"Nếu như mấy ngày tới không có sự có mặt của họ và tất cả những cái mà tôi vừa nói, thì cũng càng rõ ràng đây là một việc làm khuất tất!"
Cuối cùng đưa ra ý kiến tại Bàn Tròn Đặc Biệt đầu năm 2020 về vụ Đồng Tâm, từ Cộng hòa Liên bang Đức, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài nói với BBC:
"Tôi hoàn toàn đồng ý với đề xuất của bà Nguyên Bình và ông Nguyễn Hữu Vinh!
"Tôi chỉ đề xuất thêm là để đảm bảo cho khách quan, thì ngoài những lực lượng mà do hai vị trên vừa đề xuất, tôi đề nghị là phải cho các cơ quan ngoại giao, báo chí quốc tế, cũng như là các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam được phép vào Đồng Tâm.
"Để cùng với các giới chức của chính quyền, điều tra một cách khách quan và công bằng trong vụ việc ở Đồng Tâm đã xảy ra vào rạng sáng ngày hôm nay (09/01/2010)"

'Cần học quốc tế về cách giải quyết'


Bản quyền hình ảnh Other/VTV
Image captionĐồng Tâm Một số vũ khí tự tạo, tự chế được trang bị trong việc 'chống đối người thi hành công vụ' hôm 09/01/2020, theo cáo buộc của chính quyền và truyền thông nhà nước Việt Nam
Hôm 11/01, trong một ý kiến gửi BBC News Tiếng Việt, nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị học, PGS. TS. Jonathan London từ Đại học Leiden, Hà Lan bình luận thêm:
"Đồng Tâm là thảm họa. Đồng Tâm là một nguy cơ. Nhưng Đồng Tâm cũng là một cơ hội để cho cả nước Việt Nam nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai một cách hiệu quả hơn vì lợi ích của toàn xã hội và tất cả mọi bên.
"Tìm hiểu về vấn đề đất đai, dễ thấy những giải pháp đối với vấn đề này yêu cầu ít nhất hai điều.

"Thứ nhất, một yếu tố mà không thể thiếu được là sự quyết tâm chính trị để giải quyết vấn đề này và làm thế phải hiểu được tầm quan trọng và nguy cơ của vấn đề và thực sự đại biểu cho lợi ích của từng cộng đồng, từng công dân.
"Chắc chắn những cộng đồng như Đồng Tâm đã không thiếu sự quyết tâm chính trị vì họ thấy là chính cuộc sống của họ bị đe dọa.
"Đồng ý hay không với cách biểu hiện sự quyết tâm của họ và sự phản đối quyết liệt của dân Đồng Tâm, sự phản đối và quyết tâm để bảo vệ các quyền mà họ cho thấy là hoàn toàn chính đáng và nên được lắng nghe.

Bản quyền hình ảnh Other/VTV
Image captionĐồng Tâm Một số thành viên của lực lượng vũ trang của chính quyền xuất hiện trên Truyền hình Việt Nam trong biến cố ở Đồng Tâm, hôm 09/01/2020
"Thứ hai, một yếu tố có tính cách kỹ thuật hơn. Thay vì cho phép chính quyền các địa phương áp dụng những phương pháp bạo động, hãy phát triển những thế chế và cơ chế để xử lý vấn đề này hiệu quả hơn.
"Việc cải cách thế chế thường là một quá trình dài hạn và rõ ràng rằng có một số việc phải làm ngay.
"Trong đó, theo tôi, có việc tiếp cận kinh nghiệm của các nước có thể chế, cơ chế hiệu quả trong lĩnh vực này như Hàn Quốc và Đài Loan hay các nước khác.
"Giới lãnh đạo cũng như cộng đồng, xã hội phải tìm kiếm cho được sự can đảm chính trị để giới thiệu các mô hình từ quốc tế làm sự hướng dẫn thực tế về vấn đề này để giải quyết các tranh chấp đất đai.
"Câu chuyện có được một quá trình hòa giải với Đồng Tâm có thể sẽ phức tạp hơn. E rằng ở đây sẽ mãi là một cộng đồng không được vui," ông Jonathan London nhận định.
Cũng hôm thứ Bảy, chia sẻ với BBC quan điểm riêng và quan sát của mình trong dịp này, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận:

"Dư luận trong nước, bỏ qua những dư luận chống chính quyền, hai hôm nay có các điểm như sau: Một, đây là một cuộc đàn áp, không phải là cuộc cưỡng chế, không phải cuộc vây bắt tội phạm. Hai, thông tin về tranh chấp ở Đồng Tâm (đồng Sênh, Miếu Môn...) chưa bao giờ được bạch hóa đầy đủ. Gần nhất, có Phó Tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh và Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung công bố mấy tài liệu pháp lý và kết quả thanh tra theo lối áp đặt, không đủ cơ sở pháp lý, đồng thời cáo buộc không có cơ sở hành vi một số công dân Đồng Tâm.
"Ba, truyền thông của Nhà nước luôn luôn đưa tin một chiều, thông tin hạn chế, chỉ phản ánh sự thật một phần. Không rõ vì sao cảnh sát cơ động bao vây, hành động đàn áp như vậy, nhằm mục đích gì; Bốn, những người thiệt mạng (cảnh sát, người ở Đồng Tâm) thì đều là người. Khởi tố vu án về tội giết người, chống người thi hành công vụ, là đúng, nhưng trái với tất cả các vụ khởi tố khác, truyền thông không nói rõ diễn biến, sự kiện cụ thể dẫn đến khởi tố.
"Năm, Đảng viên, người dân đã so sánh vụ Đồng Tâm này (kéo dài đã 2 năm), với vụ Thái Bình 1997, và nhận định rằng lãnh đạo chính trị các cấp thời 1997 đã xử lý khôn ngoan, thỏa đáng, phù hợp, tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Còn sự việc xảy ra sáng sớm 9/1, và cả quá trình trước đó, có rất nhiều dấu hiệu làm sai pháp luật của chính quyền, của cảnh sát, của quân đội, của chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, của Thành ủy Hà Nội, của Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản chưa hề công khai ý kiến về vụ này, làm cho nhiều Đảng viên, công dân không hiểu, không tin, cho rằng lãnh đạo Đảng ở cấp cao nhất đã coi thường công dân.

Bản quyền hình ảnh Other/Công An Nhân Dân Online
Image captionĐồng Tâm Lãnh đạo Bộ Công An Việt Nam hôm 11/01/2020 thăm thân nhân, gia đình những cán bộ cảnh sát thiệt mạng trong biến cố ở Đồng Tâm hai hôm trước đó
"Sáu, so sánh với vụ Đoàn Văn Vươn, tính chất có khác biệt, nhưng nổi lên, là việc biến việc thực thi pháp luật, thi hành công vụ thành một vụ đàn áp có dấu hiệu rõ rệt của làm trái pháp luật của cảnh sát cơ động; Bảy, có nhiều video clips đưa lên mạng bởi các cá nhân, cho thấy, nhiều người dân Đồng Tâm có các hành vi gây rối trật tự - té nước bẩn vào bộ đội xây tường ngoài ruộng, phụ nữ đánh bộ đội... Dư luận lên án kiểu hành xử này.
"Tám, người dân đặt câu hỏi lớn về sự hợp pháp của cuộc đàn áp này; Chín, người dân và đảng viên cũng đặt câu hỏi lớn về bản chất chính trị của cuộc đàn áp này; và Mười, Đảng viên và công dân yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện về sự việc gây chết người sáng 9/1 này.
"Nhận định của tôi là, thứ nhất, vụ Phan Rí Cửa - rõ ràng có nhiều người dân phản ứng sai pháp luật. Nhưng việc các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm là thực tế và nguyên nhân của phản ứng sai pháp luật đó. Thứ hai, vụ Vũng Áng cũng tương tự.
"Thứ ba, vụ Đồng Tâm, nhìn từ Hà Nội, dường như chính quyền cố tình không hiểu Luật Đất đai. Những việc liên quan đến tham nhũng, lợi ích nhóm, chưa thể có nhận định gì, nhưng không thể không xem xét bởi lãnh đạo chính trị quốc gia, chứ không phải chỉ cần phân cấp cho thành phố Hà Nội.

"Thứ tư, mỗi lần có một vụ thế này, niềm tin của đảng viên và công dân đều giảm sút mạnh. Vụ Đồng Tâm, do có chết người (cả cảnh sát và người ở Đồng Tâm, đặc biệt là ông Lê Đình Kình), là sự kiện nghiêm trọng nhất từ 1976. Vụ này chắc chắn đã làm thay đổi cách nhìn của công dân đối với chính quyền.
"Và thứ năm, cuối cùng, đảng viên và công dân đang yêu cầu đảng và Nhà nước có hành động cụ thể, lập tức để giám sát và xử lý bản chất, hậu quả của vụ Đồng Tâm này."

Sự việc xảy ra thế nào và từ khi nào?

Một cách tóm lược, nhân chứng nói dân ném bom xăng khi hàng ngàn cảnh sát đổ về Đồng Tâm, bắt đầu vào lúc khoảng 3 giờ sáng 9/1. Bộ Công an Việt Nam xác nhận 3 cảnh sát, 1 người dân thiệt mạng trong vụ "chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội"

Bản quyền hình ảnh Other
Image captionÔng Lê Đình Kình Ông Lê Đình Kình (hay Cụ Kình theo cách gọi của người dân địa phương), cựu chiến binh, cựu cán bộ xã, thiệt mạng trong biến cố bạo lực ngày 09/01/2020 sau khi chính quyền, công an và các lực lượng vũ trang tấn công vào xã Đồng Tâm
Giới chức tuyên bố đang tiến hành xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn theo kế hoạch, trong lúc người dân cho rằng có sự diễn giải sai trong việc thu hồi đất. Tranh cãi đất đai giữa dân và giới chức bắt đầu từ 2016, lên tới đỉnh điểm với vụ dân bắt 38 cảnh sát hôm 15/4/2017 sau khi cho rằng giới chức đã bắt người bất hợp pháp
Ngày 22/4/2017, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về đối thoại với dân Đồng Tâm, ký giấy cam kết không truy tố về vụ bắt người, đổi lại, dân Đồng Tâm thả những người đang bị giữ.
Ngày 13/6/2017, Công an Hà Nội khởi tố vụ 'bắt giữ 38 người thi hành công vụ'; sau đó, hôm 25/4/2019, Thanh tra Chính phủ Việt Nam có thông báo về 'kết luận cuối cùng' theo đó nói đất có tranh chấp ở Đồng Tâm là đất quốc phòng.
Kể từ đó cho tới thời điểm xảy ra vụ việc hôm 09/01/2020, nhiều người dân Đồng Tâm vẫn không tán thành và tiếp tục khiếu nại về vụ việc, nhiều người đến thời điểm đó vẫn đang đề nghị được sự trợ giúp pháp lý của giới luật sư.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn cuộc hội luận Bàn Tròn Chuyên đề Đặc biệt đầu năm 2020 của BBC News Tiếng Việt về biến cố Đồng Tâm.


Vietcombank hãy ‘giải phong tỏa’ tài khoản cho khách hàng


Ảnh: internet
LTS: Ngay sau khi có thông tin Vietcombank thông báo miệng “phong tỏa tài khoản” của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh – mà lý do được cho đây là tiền phúng viếng cụ Lê Đình Kình, trên mạng xã hội Facebook, nhiều cá nhân đã kêu gọi Ngân hàng này xem xét lại, đồng thời nói rằng sẽ tẩy chay nếu phía Ngân hàng Vietcombank không giải phong tỏa tài khoản cho bà Nguyễn Thúy Hạnh.
_____
Nguyễn Ngọc Chu: Vietcombank không được làm điều thất đức và không được làm khó vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ của Việt Nam
17-1-2020
1. Nghĩa tử là nghĩa tận. Viếng người chết là truyền thống nhân văn đời nối đời của người Việt và của toàn nhân loại. Tiền phúng viếng Cụ Lê Đình Kình là thiêng liêng, không ai có quyền chiếm đoạt.
2. Nếu quả thật Vietcombank phong tỏa Tiền phúng viếng Cụ Lê Đình Kình trong tài khoản chị Nguyễn Thúy Hạnh thì trước hết đó là điều vi phạm pháp luật, sau nữa là đã phạm vào điều thất đức.
3. Ngoài phạm thất đức trước vong linh Cụ Lê Đình Kình, hành động của Vietcombank sẽ đưa đến 4 tác hại to lớn.
Trước hết, Vietcombank sẽ phải đối mặt với làn sóng tẩy chay – tác động đến kết quả kinh doanh của Vietcombank.
Hai là, một cách vô tình, Vietcombank đã làm ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền. Vì cộng đồng sẽ cho rằng chính quyền đã ra lệnh.
Ba là, làm ảnh hưởng đến uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam đang giữ vai trò Chủ tịch HĐBA Liên hợp quốc tháng 1/2020 và chủ tịch ASEAN năm 2020. Một hành động như vậy của Vietcombank sẽ làm cho quốc tế nhìn nhận Việt Nam về hướng tiêu cực.
Hành động phong tỏa một khoản tiền phúng người chết được quyết định một cách đơn giản từ lãnh đạo Vietcombank, nhưng sẽ làm cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam vô cùng vất vả chống đỡ trên trường quốc tế với tổn thất nhiều lần gấp bội.
Bốn là, càng làm cho nhân dân trong nước thêm chia rẽ, sức mạnh của dân tộc bị phân tán. Chỉ có lợi cho kẻ thù của dân tộc.
4. Tấn công Cụ Lê Đình Kình ngay cả khi Cụ đã khuất là điều thất đức, gây nghiệp khó cho đời sau. Thất đức với vong linh người đã khuất thì Thần Linh cũng sẽ nổi giận, chứ không chỉ người đang sống.
_____
Nguyễn Anh Tuấn: Vụ Đồng Tâm: Vietcombank nên nghĩ lại
Vietcombank sáng nay thông báo đã phong tỏa tài khoản của chị Nguyễn Thúy Hạnh trong đó có hơn 500 triệu đồng mà người dân cả nước gửi về phúng viếng cụ Lê Đình Kình (677 lượt gửi về, đa số mỗi khoản vài trăm ngàn đồng).
Dù có viện dẫn lý do gì đi chăng nữa thì đây cũng là hành động không thể chấp nhận được của Vietcombank với khách hàng của mình.
Có thể Vietcombank nghĩ rằng với vị thế là ngân hàng lớn nhất Việt Nam, rủi ro bị tẩy chay là không cao, nên mới sẵn sàng ra quyết định tệ hại như vậy.
Song có vài chuyện có thể Vietcombank chưa tính tới. Hiện nhà nước chỉ chiếm hơn 70% cổ phần của Vietcombank, còn lại thuộc về các cổ đông chiến lược quốc tế, trong đó Mizuho (Nhật Bản) chiếm 15%.
Trong khi đó, vụ việc Đồng Tâm bắt đầu gây được sự chú ý của các tổ chức nhân quyền và báo chí quốc tế.
Sẽ ra sao nếu có một phong trào bêu tên (shaming) do các tổ chức nhân quyền quốc tế khởi xướng nhắm vào Mizuho với hành vi tiếp tay cùng Vietcombank ăn chặn tiền của khách hàng như vậy? Mizuho sẽ trả lời với báo chí Nhật và quốc tế về việc này thế nào? Mizuho hoạt động khắp nơi trên thế giới, sẽ ra sao nếu họ dính vào một vụ kiện vì ngân hàng mà họ là cổ đông chiến lược ăn chặn tiền của khách hàng? Vietcombank sẽ phải ăn nói thế nào với Mizuho?
Coi chừng cái sẩy nẩy cái ung, tôi thành thật khuyên Vietcombank nên nghĩ lại.

VIETCOMBANK KHÔNG ĐƯỢC LÀM ĐIỀU THẤT ĐỨC VÀ KHÔNG ĐƯỢC LÀM KHÓ VAI TRÒ CHỦ TỊCH HĐBA LHQ CỦA VIỆT NAM

VIETCOMBANK KHÔNG ĐƯỢC LÀM ĐIỀU THẤT ĐỨC VÀ KHÔNG ĐƯỢC LÀM KHÓ VAI TRÒ CHỦ TỊCH HĐBA LHQ CỦA VIỆT NAM  1. Nghĩa tử là nghĩa tận. Viếng người...

VIETCOMBANK KHÔNG ĐƯỢC LÀM ĐIỀU THẤT ĐỨC VÀ KHÔNG ĐƯỢC LÀM KHÓ VAI TRÒ CHỦ TỊCH HĐBA LHQ CỦA VIỆT NAM 

1. Nghĩa tử là nghĩa tận. Viếng người chết là truyền thống nhân văn đời nối đời của người Việt và của toàn nhân loại. Tiền phúng viếng Cụ Lê Đình Kình là thiêng liêng, không ai có quyền chiếm đoạt. 

2. Nếu quả thật Vietcombank phong tỏa Tiền phúng viếng Cụ Lê Đình Kình trong tài khoản chị Nguyễn Thúy Hạnh thì trước hết đó là điều vi phạm pháp luật, sau nữa là đã phạm vào điều thất đức. 

3. Ngoài phạm thất đức trước vong linh Cụ Lê Đình Kình, hành động của Vietcombank sẽ đưa đến 4 tác hại to lớn.

Trước hết, Vietcombank sẽ phải đối mặt với làn sóng tẩy chay – tác động đến kết quả kinh doanh của Vietcombank.

Hai là, một cách vô tình, Vietcombank đã làm ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền. Vì cộng đồng sẽ cho rằng chính quyền đã ra lệnh. 

Ba là, làm ảnh hưởng đến uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. 
Việt Nam đang giữ vai trò Chủ tịch HĐBA Liên hợp quốc tháng 1/2020 và chủ tịch ASEAN năm 2020. Một hành động như vậy của Vietcombank sẽ làm cho quốc tế nhìn nhận Việt Nam về hướng tiêu cực. 
Hành động phong tỏa một khoản tiền phúng người chết được quyết định một cách đơn giản từ lãnh đạo Vietcombank, nhưng sẽ làm cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam vô cùng vất vả chống đỡ trên trường quốc tế với tổn thất nhiều lần gấp bội.

Bốn là, càng làm cho nhân dân trong nước thêm chia rẽ, sức mạnh của dân tộc bị phân tán. Chỉ có lợi cho kẻ thù của dân tộc.

4. Tấn công Cụ Lê Đình Kình ngay cả khi Cụ đã khuất là điều thất đức, gây nghiệp khó cho đời sau. Thất đức với vong linh người đã khuất thì Thần Linh cũng sẽ nổi giận, chứ không chỉ người đang sống.

Nguyễn Ngọc Chu
Sau cái chết đầy khuất tất, oan khiên của ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, nhiều người thương tiếc ông bày tỏ mong muốn được phúng viếng. Nhất là khi hầu hết các thành viên nam giới trong gia đình ông đều đang bị giam giữ, nhà bị phá hỏng bởi chi chít các vết đạn.
Đồng Tâm vẫn bị phong tỏa, không ai có thể dễ dàng tiếp cận hay tới phúng viếng gia đình. Trước tình hình đó, Facebook Trịnh Bá Phương đã đứng ra kêu gọi và tiền phúng viến gđược chuyển vào tài khoản của bà Thúy Hạnh, người hiện đang điều hành và quản lý quỵ 50k giúp các gia đình tù nhân lương tâm.
Sau 3-4 ngày, tài khoản phúng viếng ông Lê Đình Kình đã có hơn 500 triệu đồng. Bà hạnh sau 8 ngày bị giam lỏng trong không thể tới được ngân hàng. Sáng nay khi bà tới VietCombank thì tài khoản này đã bị phong tỏa, bà không thể lấy được tiền ra, nhưng được ngân hàng thông báo số dư tài khoản và in cho chi tiết những người gửi tiền đến.
Bà Hạnh cho hay: “Sáng nay tôi ra lĩnh (tiền) thì họ loay hoay rất là lâu, họ gọi điện đến chỗ nọ, chỗ kia xong rồi họ mới trả lời mình là tài khoản của chị bị phong tỏa. Hỏi nguyên nhân vì sao thì họ không trả lời”.
Được biết, đây là chi nhánh Ngân hàng Vietcombank chi nhánh đường Thái Thịnh, số tiền có trên tài khoản tới thời điểm bị phong tỏa là khoảng 524 triệu.
Nhận xét về việc này bà Hạnh cho rằng bà không phải là tội phạm, việc phong tỏa tài khoản ngân hàng của bà là việc làm chà đạp lên nhân quyền và đây còn là số tiền để phúng điếu một công dân vừa mới qua đời.
Cộng đồng cũng ghi nhận, có những trường hợp vừa trả tiền vào tài khoản viếng ông Lê Đình Kình thì đã bị công an gọi.

Năm 2011, ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank từng phong tỏa tài khoản với số tiền 50 triệu đồng của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng (đã qua đời năm 2019) theo lệnh của Bộ Công an.
Đến năm 2015, sau nhiều lần phản đối ngân hàng Vietcombank buộc phải trả lại số tiền này cho ông Nguyễn Thanh Giang.
Ngay sau đó, một chiến dịch kêu gọi tẩy chay VietCombank đã diễn ra trên mạng. Nhà hoạt động Đinh Thảo đưa ra lời kêu gọi này cho hay, đã có một số người hưởng ứng bằng cách rút hết tiền, xóa tài khoản và chi sẻ tin này bằng bản chụp màn hình lên mạng.
Đàn Chim Việt tổng hợp

VỤ ĐỒNG TÂM: VIETCOMBANK NÊN NGHĨ LẠI
Vietcombank sáng nay thông báo đã phong tỏa tài khoản của chị Nguyễn Thúy Hạnh trong đó có hơn 500 triệu đồng mà người dân cả nước gửi về phúng viếng cụ Lê Đình Kình (677 lượt gửi về, đa số mỗi khoản vài trăm ngàn đồng).
Dù có viện dẫn lý do gì đi chăng nữa thì đây cũng là hành động không thể chấp nhận được của Vietcombank với khách hàng của mình.
Có thể Vietcombank nghĩ rằng với vị thế là ngân hàng lớn nhất Việt Nam, rủi ro bị tẩy chay là không cao, nên mới sẵn sàng ra quyết định tệ hại như vậy.
Song có vài chuyện có thể Vietcombank chưa tính tới. Hiện nhà nước chỉ chiếm hơn 70% cổ phần của Vietcombank, còn lại thuộc về các cổ đông chiến lược quốc tế, trong đó Mizuho (Nhật Bản) chiếm 15%. [1]
Trong khi đó, vụ việc Đồng Tâm bắt đầu gây được sự chú ý của các tổ chức nhân quyền và báo chí quốc tế.
Sẽ ra sao nếu có một phong trào bêu tên (shaming) do các tổ chức nhân quyền quốc tế khởi xướng nhắm vào Mizuho với hành vi tiếp tay cùng Vietcombank ăn chặn tiền của khách hàng như vậy? Mizuho sẽ trả lời với báo chí Nhật và quốc tế về việc này thế nào? Mizuho hoạt động khắp nơi trên thế giới, sẽ ra sao nếu họ dính vào một vụ kiện vì ngân hàng mà họ là cổ đông chiến lược ăn chặn tiền của khách hàng? Vietcombank sẽ phải ăn nói thế nào với Mizuho?
Coi chừng cái sẩy nẩy cái ung, tôi thành thật khuyên Vietcombank nên nghĩ lại.
---
[1] Website tập đoàn tài chính Mizuho, cổ đông chiến lược của Vietcombank: https://www.mizuho-fg.com/index.html
Mizuho cam kết duy trì đầu tư vốn cổ phần ở Vietcombank: http://cafef.vn/mizuho-cam-ket-duy-tri-dau-tu-von-co-phan-t…
Thông tin liên lạc của Mizuho: https://www.mizuho-fg.com/…/an…/data1203/pdf/data1203_17.pdf
FB của VCB: https://www.facebook.com/ilovevcb
FB của Đại sứ quán Nhật ở Việt Nam: https://www.facebook.com/embassyofjapaninvietnam/
Rất cần gửi thông tin này đến sứ quán Nhật ở Việt Nam để họ thấy doanh nghiệp nước họ đang tiếp tay cho hành vi sai trái ở Việt Nam như thế nào.
-Nguyễn Anh Tuấn-
VV
_Luật sư Lê Luân_____
Việc phong toả tài khoản cá nhân phải thông qua một lệnh trong thủ tục tố tụng hình sự hoặc từ toà án trong vụ án dân sự. Nếu ngân hàng tự ý hoặc không có bất cứ thông báo bằng một cơ sở pháp lý nào mà thực hiện phong toả tài khoản cá nhân là khách hàng của họ thì đó là một hành xử phi pháp.
Vietcombank cần ngay lập tức lên tiếng và đưa ra căn cứ để phong toả tài khoản của cá nhân, nếu không sẽ đối mặt với một khủng hoảng pháp lý và từ đó là kinh tế nghiêm trọng. Và nó cũng sẽ là một cuộc khủng hoảng trầm trọng về nhân đạo.
__Nguyễn Anh Tuấn_____
VỤ ĐỒNG TÂM: VIETCOMBANK NÊN NGHĨ LẠI
Vietcombank sáng nay thông báo đã phong tỏa tài khoản của chị Nguyễn Thúy Hạnh trong đó có hơn 500 triệu đồng mà người dân cả nước gửi về phúng viếng cụ Lê Đình Kình (677 lượt gửi về, đa số mỗi khoản vài trăm ngàn đồng).
Dù có viện dẫn lý do gì đi chăng nữa thì đây cũng là hành động không thể chấp nhận được của Vietcombank với khách hàng của mình.
Có thể Vietcombank nghĩ rằng với vị thế là ngân hàng lớn nhất Việt Nam, rủi ro bị tẩy chay là không cao, nên mới sẵn sàng ra quyết định tệ hại như vậy.
Song có vài chuyện có thể Vietcombank chưa tính tới. Hiện nhà nước chỉ chiếm hơn 70% cổ phần của Vietcombank, còn lại thuộc về các cổ đông chiến lược quốc tế, trong đó Mizuho (Nhật Bản) chiếm 15%. [1]
Trong khi đó, vụ việc Đồng Tâm bắt đầu gây được sự chú ý của các tổ chức nhân quyền và báo chí quốc tế.
Sẽ ra sao nếu có một phong trào bêu tên (shaming) do các tổ chức nhân quyền quốc tế khởi xướng nhắm vào Mizuho với hành vi tiếp tay cùng Vietcombank ăn chặn tiền của khách hàng như vậy? Mizuho sẽ trả lời với báo chí Nhật và quốc tế về việc này thế nào? Mizuho hoạt động khắp nơi trên thế giới, sẽ ra sao nếu họ dính vào một vụ kiện vì ngân hàng mà họ là cổ đông chiến lược ăn chặn tiền của khách hàng? Vietcombank sẽ phải ăn nói thế nào với Mizuho?
Coi chừng cái sẩy nẩy cái ung, tôi thành thật khuyên Vietcombank nên nghĩ lại.
---
[1] Website tập đoàn tài chính Mizuho, cổ đông chiến lược của Vietcombank: https://www.mizuho-fg.com/index.html
Mizuho cam kết duy trì đầu tư vốn cổ phần ở Vietcombank: http://cafef.vn/mizuho-cam-ket-duy-tri-dau-tu-von-co-phan-t…
Thông tin liên lạc của Mizuho: https://www.mizuho-fg.com/…/an…/data1203/pdf/data1203_17.pdf
FB của VCB: https://www.facebook.com/ilovevcb
FB của Đại sứ quán Nhật ở Việt Nam: https://www.facebook.com/embassyofjapaninvietnam/
Rất cần gửi thông tin này đến sứ quán Nhật ở Việt Nam để họ thấy doanh nghiệp nước họ đang tiếp tay cho hành vi sai trái ở Việt Nam như thế nào.
VV

Nhà cầm quyền cộng sản phong toả hơn 500 triệu tiền phúng điếu cụ Kình

Nhà cầm quyền cộng sản phong toả hơn 500 triệu tiền phúng điếu cụ Kình
Nguyễn Thuý Hạnh (ảnh: Facebook)
Tin Vietnam.- Ngày 17 tháng 1 năm 2019, Facebooker Trịnh Bá Phương loan tin, sáng cùng ngày 17 tháng 1, lực lượng an ninh đã rút khỏi nhà của nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh, chủ tài khoản 50k giành cho các tù nhân lương tâm Việt Nam. Bà Hạnh cũng chính là người đứng nhân nhận tiền phúng điếu cho thân nhân gia đình cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, ở tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội mới bị nhà cầm quyền Cộng sản giết chết.
Sau khi hết bị an ninh canh, bà Hạnh đã ra ngân hàng Vietcombank để rút số tiền người dân gửi nhờ bà Hạnh phúng điếu đến hương hồn cụ Kình để chuyển giao cho thân nhân gia đình cụ. Tuy nhiên, phía ngân hàng Vietcombank đã thông báo cho bà Hạnh rằng, tài khỏan ngân hàng nhận tiền phúng điếu của bà đã bị phong toả, và không nói nguyên nhân vì sao.
Đồng thời, phía ngân hàng đưa ra bản sao kê ghi số tiền và tổng có 528,453,669 đồng được người dân gửi đến tài khoản của bà Hạnh bị phong toả. Sự việc đang khiến dư luận bất mãn, họ cho rằng đây là cách trả thù hèn hạ của nhà cầm quyền dành cho một người đã chết, và khi còn sống ông đã từng cống hiến xây dựng quyền lực cai trị đất nước cho nhà cầm quyền.
Thậm chí, facebook mang tên Nguyen Trang còn cho rằng, đây là hành động giết người, cướp của của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, nhiều facebooker đã lên tiếng tẩy chay ngân hàng Vietcombank qua sự kiện này.
An Nhiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét