CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 100

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Mãnh Long Hóa Giang phim hay nhất của lý tiểu long

Bật mí đệ tử giỏi nhất của Lý Tiểu Long: 11 lần vô địch ở Mỹ

authorVũ Tiến (Theo Sohu) Thứ Bảy, ngày 18/11/2017 14:30 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Anh ta là một trong 3 đệ tử đắc ý nhất của Lý Tiểu Long, từng liên tục 11 lần giành giải quán quân Karate toàn nước Mỹ, 10 lần bảo vệ thành công giải quán quân Kick Boxing. Đó là Joe Lewis.


   
Năm 1963, Joe Lewis bắt đầu học Karate. 3 năm sau, anh tham gia giải thi đấu Karate toàn nước Mỹ do Lý Tuấn Cửu tổ chức và giành được giải quán quân. Tháng 6.1967, Lewis tham gia giải quyết đấu Karate toàn nước Mỹ và đã gặp Lý Tiểu Long trong thời gian diễn ra giải này.
 bat mi de tu gioi nhat cua ly tieu long: 11 lan vo dich o my hinh anh 1
Vốn là một võ sĩ chuyên nghiệp hạng nặng, ban đầu Lewis không coi công phu của người võ sư nhỏ bé Lý Tiểu Long vào đâu, chỉ là muốn xem một chút sự huyền bí của võ thuật Trung Quốc. Nhưng rất mau chóng, Lewis đã chuyển biến trở thành đệ tử nhập thất của Lý Tiểu Long trong 18 tháng.
 bat mi de tu gioi nhat cua ly tieu long: 11 lan vo dich o my hinh anh 2
Lý Tiểu Long và đệ tử Joe Lewis.
Lewis sau đó nhớ lại nói rằng: “Trong quá trình theo Lý Tiểu Long học võ, anh ấy không chọn việc dạy các thao lộ bài quyền, mà dùng lối trực tiếp đối kháng để huấn luyện thực chiến, phá quyền pháp của đối phương. Trong mấy năm gặp Lý Tiểu Long, tôi đã liên tiếp giành được 11 giải quán quân thế giới, làm nên một kỷ lục trong nghề”.
 bat mi de tu gioi nhat cua ly tieu long: 11 lan vo dich o my hinh anh 3
Tháng 1.1970, Lewis sáng lập giải đấu võ tự do hiện đại ở Mỹ - Kick Boxing. Điều đáng nói là Lewis đã dùng sở đắc về phương pháp chiến đấu và lý luận đối kháng của Triệt Quyền Đạo để lập kỷ lục 10 lần vô địch đối kháng tự do.
Năm 1971, Lewis được Lý Tiểu Long mời đóng bộ phim Mãnh long quá giang nhưng sau này người đóng cùng Lý Tiểu Long là một người khác. Lewis sau đó cũng không còn cơ hội nào để đóng phim với Lý Tiểu Long vì tháng 7.1973, Lý Tiểu Long qua đời.
 bat mi de tu gioi nhat cua ly tieu long: 11 lan vo dich o my hinh anh 4
Joe Lewis có thể nói là người điển hình cho câu nói của Lý Tiểu Long: “Tôi có thể khiến người yếu thành mạnh, người mạnh thành mạnh hơn”. Trong thời đại của Lewis, ông là võ sĩ ưu tú nhất, ông đã chứng minh hiệu quả của Triệt Quyền Đạo. Ông là người thể nghiệm lý luận võ thuật lôi đài của Lý Tiểu Long, ông đã làm được. Lý Tiểu Long sẽ tự hào về người học trò của mình.

Thiên Long bát bộ và “tướng đoản mệnh” của Lý Tiểu Long

authorTrần Vũ Thứ Sáu, ngày 06/10/2017 18:30 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Chuyện Lý Tiểu Long đột ngột qua đời đã là chủ đề tranh luận hàng chục năm qua nhưng gần đây lại có một ý kiến giải thích nguyên nhân dẫn đến cái chết của Lý Tiểu Long dựa theo một tình tiết trong tiểu thuyết Thiên Long bát bộ.


   
Việc Lý Tiểu Long đột nhiên qua đời ở tuổi 33 đã dẫn đến nhiều suy đoán, trong đó chủ yếu có 3 thuyết: Một là bị âm mưu ám sát, hai là chết vì tai nạn chẳng hạn như dùng sai thuốc, ba là do số mệnh, Diệp Vấn từng nói Lý Tiểu Long là tướng đoản mệnh.
Trong đó, đối với việc Diệp Vấn từng dự báo rằng Lý Tiểu Long là tướng đoản mệnh, mọi người đều từng đã nghe qua rất huyền bí thần kỳ. Việc này xảy ra sau khi Diệp Vấn gặp Lý Tiểu Long không lâu, ông liền nói với các đệ tử điều dự đoán này. Lúc đó không ai tin nhưng sau này nó lại trở thành lời tiên tri.
 thien long bat bo va “tuong doan menh” cua ly tieu long hinh anh 1
Lý Tiểu Long.
Nếu chỉ xem lời dự báo tướng đoản mệnh thì sẽ rơi vào sự huyền hoặc như phong thủy học. Nhưng thực tế, Diệp Vấn đưa ra phán đoán tướng đoản mệnh là có dựa vào căn cứ nhất định.
Năm 1954, Lý Tiểu Long bái Diệp Vấn làm sư phụ ở võ quán trên đường Lợi Đạt, chính thức trở thành môn đồ của Diệp Vấn và học võ với Diệp Vấn 6 năm. Buổi đầu gặp Lý Tiểu Long, Diệp Vấn rất vui, bởi vì Lý Tiểu Long không những có khả năng võ học thiên bẩm lại có điều kiện thân thể và rất ham học võ.
Nhưng Diệp Vấn cũng rất nhanh chóng trở nên buồn rầu. Người khác thấy vậy rất kỳ quái. Lý Tiểu Long hồi đó được gọi là “tiểu võ si” - nghĩa là cậu nhỏ si mê võ thuật, tiền đồ rất rộng mở, vì sao Diệp Vấn lại không vui? Sau đó, Diệp Vấn mới nói lý do là tướng đoản mệnh.
Nhưng các đệ tử rất khó hiểu, không cảm thấy Lý Tiểu Long có tướng đoản mệnh cho nên cố hỏi cho rõ. Sau 3 lần các học trò cố hỏi, cuối cùng Diệp Vấn mới giải thích: “Hai chân Tiểu Long bẩm sinh có khiếm khuyết nhỏ, khi đi lại hơi nhún nhảy lên xuống. Người bình thường không nhất định nhìn thấy điểm khiếm khuyết này, khi đi lại gót chân Tiểu Long không chạm đất, đây chính là tướng đoản mệnh”.
Điều giải đáp này của Diệp Vấn rất thần kỳ, nhưng kỳ thực đây cũng không phải là phán đoán của Diệp Vấn. Xem tiểu thuyết Thiên long bát bộ của Kim Dung thì sẽ biết, Một Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn luyện võ càng cao thâm thì thân thể lại càng thương tích trầm trọng, cuối cùng ông sư quét chùa nói: Cần phật học hóa giải. Trên quan điểm này, ý tưởng thực sự của Diệp Vấn không khác nhiều.
 thien long bat bo va “tuong doan menh” cua ly tieu long hinh anh 2
Diệp Vấn.
Như vậy tức là, võ học Trung Quốc cũng cần tu thân dưỡng tính, luyện võ vốn cũng là một dạng hành vi thấu chi thân thể. Nếu một mực cương liệt, như vậy thân thể thấu chi sẽ rất nghiêm trọng, cuối cùng sẽ dẫn đến đoản mệnh. Từ khía cạnh tu dưỡng tính mệnh con người mà nói, lý luận này cũng là có đạo lý. Đây cũng là nguyên nhân khiến đa số người luyện võ không sống lâu. (theo từ điển mở Baidu của Trung Quốc, thấu chi thân thể được hiểu trên hai phương diện: Một là thấu chi trên mặt sinh lý, chủ yếu là chỉ phương diện lao động thể lực, thường phải làm những việc vượt quá khả năng chịu đựng của thân thể, qua thời gian dài không được nghỉ ngơi hoặc bổ sung dinh dưỡng. Hai là thấu chi tâm lý, chỉ những người trường kỳ chịu áp lực tâm lý quá lớn).
Trong thực tế, võ thuật truyền thống Trung Quốc, ngoài chiến đấu ra, việc tu hành là trọng yếu chứ không phải là cố gắng tranh cường. Nhưng xem xét cả cuộc đời Lý Tiểu Long, ông luôn luôn đóng những vai đấu sĩ, luôn chiến đấu bạt mạng. Hiển nhiên, Lý Tiểu Long chỉ học võ công của Diệp Vấn, không học được cảnh giới của Diệp Vấn.
Sau khi Lý Tiểu Long qua đời, có nhiều người suy đoán, lưu truyền rộng nhất là một thuyết rằng Lý Tiểu Long bị ganh ghét nên bị người ta âm mưu ám hại. Nhưng thuyết này cũng không có căn cứ nào.
Theo tài liệu, sau khi Lý Tiểu Long từ trần, các chuyên gia y học đã liên tục nghiên cứu nguyên nhân cái chết của Tiểu Long. Nhưng có một người có kết luận đáng lưu ý. Đó là chuyên gia ở bệnh viện tại Chicago kết luận rằng: Lý Tiểu Long chết vì thiếu ngủ và áp lực quá lớn, cuối cùng dẫn đến tim mạch hoặc phổi đột nhiên ngừng hoạt động”. Từ kết luận này mà nói, phán đoán của Diệp Vấn cũng không phải không có đạo lý.

10 sư phụ võ thuật của Lý Tiểu Long là những ai?

authorTrần Vũ (Theo Toutiao) Thứ Bảy, ngày 16/09/2017 12:30 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Do phim ảnh, nhiều người biết Diệp Vấn là sư phụ của Lý Tiểu Long. Tuy nhiên ít người biết Diệp Vấn chỉ là một trong rất nhiều sư phụ võ thuật có ảnh hưởng đến Lý Tiểu Long.


   
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi, Lý Tiểu Long không lúc nào ngừng việc tầm sư học võ. Năm 1967, lúc 27 tuổi ông đã sáng lập Triệt Quyền Đạo. Thành tựu của Lý Tiểu Long có được như vậy là nhờ học được từ 10 vị sư phụ. Vậy 10 vị sư phụ này là những vị thần thánh như thế nào mà có thể là sư phụ của Lý Tiểu Long?
Đầu tiên là Lý Hải Tuyền
Người thầy tốt nhất không ai khác chính là cha Lý Tiểu Long, ông Lý Hải Tuyền. Nhiều người cho rằng Diệp Vấn là sư phụ đệ nhất của Lý Tiểu Long. Điều này sai. Người khai tâm võ thuật cho Lý Tiểu Long là cha ông. Ôn Lý Hải Tuyền không những là một diễn viên nổi tiếng mà còn là một tiêu sư.
 10 su phu vo thuat cua ly tieu long la nhung ai? hinh anh 1
Ông vừa diễn hý kịch vừa nghiên cứu luyện tập Thái Cực Quyền và đã có mười mấy năm công lực. Khi Lý Tiểu Long còn rất nhỏ đã cùng cha luyện Thái Cực không trễ nải. Điều này có liên quan rất lớn đến việc sau này Lý Tiểu Long sáng lập Triệt Quyền Đạo. Lý luận thái cực là vô cực và lý luận âm dương của Thái cực quyền là hạt nhân lý luận của Triệt Quyền Đạo.
Ông Lý Hải Tuyền mất năm 1965.
Đệ nhị sư phụ Diệp Vấn
Diệp Vấn là một trong những sư phụ nổi tiếng của Lý Tiểu Long, là một đại sư Vịnh Xuân Quyền. Do loạn lạc chiến tranh Diệp Vấn đến Hong Kong. Năm 1954, Lý Tiểu Long bái sư làm môn hạ Diệp Vấn, chính thức học Vịnh Xuân Quyền có hệ thống.
 10 su phu vo thuat cua ly tieu long la nhung ai? hinh anh 2
Mọi người có ấn tượng rất sâu với phim Diệp Vấn là cảnh mỗi ngày Diệp Vấn đều khổ luyện với mộc nhân. Vịnh Xuân Quyền chính là cơ sở học thuật của Triệt Quyền Đạo. Trong đó, thốn quyền là chiêu thức lợi hại nhất của Vịnh Xuân. Chỉ trong khoảng cách 1 thốn đột nhiên phát ra lực cực lớn, đánh bay đối thủ. Diệp Vấn là sư phụ quan trọng nhất của Lý Tiểu Long. Ông năm năm 1972.
Đệ tam sư phụ Trần Hưởng
Trần Hưởng là đại sư Thái Lý Phật quyền. Trong phim Tạp gia tiểu tử, Nguyên Bưu đã biểu diễn Thái Lý Phật quyền. Môn quyền này đã có hơn 100 năm lịch sử. Người sáng lập nó cũng tên là Trần Hưởng, kết hợp Thái gia quyền, Lý gia quyền, Phật gia quyền để tạo ra môn này. Thái Lý Phật quyền thời đó danh tiếng ngang với Vịnh Xuân quyền ở Hong Kong. Lý Tiểu Long chú trọng thực chiến, trong khi học Vịnh Xuân cũng đồng thời học Thái Lý Phật quyền.
Đệ tứ sư phụ Lương Tử Bằng
Bản ý của Lý Hải Tuyền khi dạy Lý Tiểu Long Thái cực là để ông tu tâm dưỡng tính, đồng thời không để ông đánh lộn. Sau cùng ông tìm được Thái cực nội gia quyền của Lương Tử Bằng để dạy Lý Tiểu Long.
Lương Tử Bằng biết những việc đánh lộn sai trái của Lý Tiểu Long nhưng năm đó Lý Hải Tuyền thể diện lớn, cũng là diễn viên nổi tiếng, không dễ từ chối cho nên chỉ còn cách thu nhận Lý Tiểu Long làm đệ tử. Làm môn hạ Lương Tử Bằng, Lý Tiểu Long học được lý luận và thực chiến chân chính của Thái cực, những điều này, ông chưa từng được học qua từ phụ thân.
Đệ ngũ sư phụ Thiệu Hán Sinh
Thiệu Hán Sinh là sư phụ võ công bắc phái của Lý Tiểu Long. Năm 1959, trước khi Lý Tiểu Long đi Mỹ mới học Tiết quyền của Thiệu Hán Sinh. Thiệu Hán Sinh cũng cùng đi Mỹ với Lý Tiểu Long. Khi luyện võ ở Mỹ, Hán Sinh đã chỉ bảo Lý Tiểu Long rất nhiều, trong sinh hoạt ở Mỹ, Hán Sinh cũng giúp đỡ Lý Tiểu Long rất nhiều. Thiệu Hán Sinh mất năm 1994.
Đệ lục sư phụ Nghiêm Kính Hải
 10 su phu vo thuat cua ly tieu long la nhung ai? hinh anh 3
Sau khi đến Mỹ, Lý Tiểu Long kết bạn với Nghiêm Kính Hải. Giúp đỡ của Kính Hải đối với Lý Tiểu Long không phải trên lĩnh vực võ thuật mà là trong lĩnh vực huấn luyện thể hình. Nghiêm Kính Hải là huấn luyện viên thể hình có tiếng, ông đã đem phương pháp huấn luyện thể hình đặc biệt để dạy Lý Tiểu Long. Trong suốt cuộc đời, Lý Tiểu Long không ngừng rèn luyện tố chất thân thể. Cho nên cơ bắp và thể hình của ông đã đạt tới cảnh giới khiến mọi người kinh ngạc.
Đệ thất sư phụ Dan Inosanto
Ông này là quán quân môn côn thuật của Philippines, là đại sư môn song tiết côn. Những kỹ năng song tiết côn của Lý Tiểu Long đều là học từ Dan Inosanto. Lý Tiểu Long còn luyện võ Philippines. Có thuyết nói hai người thường tỉ võ cho nên vừa là sư phụ vừa là bạn bè. Bởi thế, Lý Tiểu Long đem Thái Cực quyền, Vịnh Xuân quyền, võ công bắc phái, nhu thuật, không thủ đạo, Taekwondo, võ Philippines, song tiết côn tổng hợp lại để năm 1967 sáng lập ra Triệt Quyền đạo.
Đệ cửu sư phụ Lý Tuấn Cửu
Lý Tuấn Cửu được mệnh danh là cha đẻ của Taekwondo Hoa Kỳ. Năm 1964, Lý Tiểu Long và Lý Tuấn Cửu gặp nhau. Lúc đó võ thuật của Lý Tiểu Long đã có trình độ nhất định và hai người đều là khách mời biểu diễn trong dịp đại hội thi đấu Karatedo.
 10 su phu vo thuat cua ly tieu long la nhung ai? hinh anh 4
Võ thuật tuyệt vời của Lý Tiểu Long đã khiến Lý Tuấn Cửu ấn tượng cho nên từ đó hai người trở thành bạn bè thân, giúp đỡ nhau luyện võ, vừa là sư phụ vừa là bạn của nhau. Những cú đá cao của Lý Tuấn Cửu khiến Lý Tiểu Long được học hỏi rất nhiều. Ngoài ra còn những đòn lăng không phi cước. Taekwondo đã làm phong phú thêm hệ thống võ thuật của Lý Tiểu Long.
Đệ thập sư phụ Ed Parker
 10 su phu vo thuat cua ly tieu long la nhung ai? hinh anh 5
Ed Parker được gọi là cha đẻ của Karatedo ở Mỹ. Karate chú trọng phát lực và kỹ xảo chiến đấu. Ed Parker là đại sư thành danh nhất của Karatedo ở Mỹ, ông rất đánh giá cao tài hoa và võ thuật Trung Hoa của Lý Tiểu Long. Hai người quen biết sau đó trở thành vừa là sư phụ vừa là bạn. Ed Parker đã đem tinh hoa Karate mà ông nghiên cứu nhiều năm ra dạy Lý Tiểu Long. Ông cũng là người đã ủng hộ việc sáng lập Triệt quyền đạo của Lý Tiểu Long cũng như hỗ trợ để Lý Tiểu Long trở thành một nhà võ thuật vĩ đại.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH