MIẾNG NGON NHỚ LÂU 11

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Phát hiện Tô Bánh canh cua 30k ngon nhất Sài Gòn

Người Sài Gòn mê mẩn bún mắm nêm miền Trung gia truyền 30 năm

0 Thanh Niên Online
Chỉ với giá từ 30.000 - 35.000 đồng/tô, người Sài Gòn đã có thể thưởng thức tô bún mắm nêm chuẩn vị miền Trung tại quán bún mắm nêm Dì Bảy Đà Nẵng trên đường Bàu Cát 2, quận Tân Bình, TP.HCM.
Tô bún mắm nêm chuẩn vị Đà Nẵng ở Sài Gòn.
Không khó để tìm được một quán bún mắm nêm ở Sài Gòn nhưng để tìm được quán có đủ vị mặn mòi chính gốc của Đà Nẵng thì quả không hề dễ dàng. Trong số ít đó, quán bún mắm nêm Dì Bảy Đà Nẵng là quán chính gốc người Đà Nẵng gây dựng và duy trì hơn 5 năm nay, khiến nhiều người Sài Gòn mê mẩn, kéo nhau đến thưởng thức.

Mặn mà vị mắm nêm miền Trung

Dì Bảy là cái tên thân thương được nhiều thực khách mến gọi. Đó là tên người mẹ quá cố của anh Hồ Văn Hậu (45 tuổi) - chủ quán. Anh Hậu nói: “Vợ chồng tôi đặt tên như vậy để mọi người đến ăn thấy gần gũi, thân thương, ai cũng có thể đến quán như nhà của mình vậy”.
Ấn tượng đầu tiên của tôi khi bước vào quán là mùi mắm nêm thơm nồng đến nức mũi bốc ra từ gian bếp và cả từ những bàn ăn của khách. Mắm nêm hay còn gọi là mắm cái, là gia vị phổ biến của các tỉnh duyên hải miền Trung và đó cũng là gia vị chính của món bún mắm nêm bình dân, phổ biến nhất ở thành phố Đà Nẵng.
Mắm nêm quán Dì Bảy do chính tay anh Hậu tự pha chế để ăn kèm với bún tại quán, ngoài ra có nhiều người đến ăn còn đặt riêng mắm mang về vì mắm quá "bén miệng", ăn ngon cơm.
Một điểm đặc biệt về nguyên liệu nấu bún mắm nêm ở đây là đa phần được chuyển từ Đà Nẵng vào mỗi ngày rồi sáng hôm sau sử dụng ngay.



Người Sài Gòn mê mẩn bún mắm nêm miền Trung gia truyền 30 năm - ảnh 1
Quán bún mắm nêm Dì Bảy nằm trên đường Bàu Cát, quận Tân Bình
Bún mắm nêm Dì Bảy mỗi tô gồm ba tầng. Dưới cùng là tầng rau xanh, rau có xà lách, rau húng, đu đủ bào. Ở giữa là tầng bún, bún ở đây sợi nhỏ, mềm và rất mịn. Tầng trên cùng là đồ ăn kèm bao gồm thịt heo luộc, thịt ba chỉ heo quay vàng giòn, ăn bao nhiêu cũng không ngán, chả bò, tai heo sần sật, mít non luộc và hành phi cho bớt độ nồng của mắm nêm.
Ngoài ra, một số gia vị ăn kèm bún mắm nêm như là ớt, hành củ, lát chanh…
Khách ăn mắm nêm nhiều hay ít, bỏ một lần hay nhiều lần đều tự phục vụ vì mắm nêm được quán để sẵn vào lọ đặt trên bàn. Nếu thực khách là người miền Trung giống như tôi thì ăn sẽ cảm thấy rất bén, rất vừa miệng nhưng nếu là người miền Nam ưa ngọt hơn thì có thể để thêm đường hoặc cho ít mắm nêm lại.



Người Sài Gòn mê mẩn bún mắm nêm miền Trung gia truyền 30 năm - ảnh 2



Người Sài Gòn mê mẩn bún mắm nêm miền Trung gia truyền 30 năm - ảnh 3
Là quán “ruột” từ khi vào Sài Gòn công tác, chị Nguyễn Hiền Nhân (ngụ quận Tân Bình) tâm sự: “Mình vừa ăn tại quán và còn thường đặt về nhà để ăn. Mình là gốc Huế nên cũng thích ăn những món đậm vị kiểu bún mắm nêm miền Trung này. Ăn bún mắm nêm thì mình chỉ ăn ở quán này thôi vì ở đây pha mắm nêm cực kỳ ngon”.

Công thức lưu truyền 30 năm

Anh Hậu cho biết quán mở tất cả các ngày trong tuần từ 6 giờ sáng đến 13 giờ, sau đó mở lại lúc 16 giờ 30 đến khi nào quán hết bún thì đóng cửa.
Anh Hậu chia sẻ rằng hầu như giờ nào quán cũng có khách nhưng đông nhất là thời điểm chiều tối, giờ tan tầm có nhiều gia đình đến ăn hơn. Ngoài bán trực tiếp, hiện nay các dịch vụ giao đồ ăn cũng giúp số lượng đơn hàng đặt về quán tăng lên đáng kể.



Người Sài Gòn mê mẩn bún mắm nêm miền Trung gia truyền 30 năm - ảnh 4
Bún mắm nêm



Người Sài Gòn mê mẩn bún mắm nêm miền Trung gia truyền 30 năm - ảnh 5
Chả bò Đà Nẵng



Người Sài Gòn mê mẩn bún mắm nêm miền Trung gia truyền 30 năm - ảnh 6
Ngoài ra, còn có bún bò kiểu Đà Nẵng
Anh Hậu từng có thời gian phụ mẹ bán bún từ năm 16 tuổi, đến năm 1990 mẹ anh mất và từ đó đến nay đã gần 30 năm. Suốt 30 năm, anh Hậu học đại học, rồi làm công việc văn phòng ổn định ở TP.HCM và cuối cùng anh đã lựa chọn phục hồi, phát triển món bún mang tên mẹ mình ngay giữa Sài Gòn đông đúc.
Anh được mẹ mình truyền lại những kinh nghiệm chế biến món bún mắm nêm Đà Nẵng từ cách chặt thịt thế nào cho lát thịt còn nguyên, chế biến mắm thế nào cho vừa bén, gia vị thế nào để có chất riêng… Những công thức ấy từ đó đến nay anh vẫn không hề thay đổi.
Bởi không muốn thất truyền thứ ẩm thực gắn bó với cả đời mẹ mình nên anh Hậu quyết định mở quán duy trì và phát triển tâm huyết của người mẹ quá cố. Đồng thời, đây cũng là cách anh giúp những người con xa xứ được thưởng thức món ăn đậm vị quê nhà như bún mắm nêm ngay giữa lòng Sài Gòn.

Bún Thái kiểu Hồng Kông: Món mới làm mê đắm người Sài Gòn

0 Thanh Niên Online
Bún Thái kiểu Hồng Kông chỉ mới ra mắt đã được người sành ăn Sài Gòn săn lùng. Món bún có cái tên lạ lẫm này do đầu bếp của một nhà hàng Hồng Kông chỉ bí quyết.
Quán ăn nằm ở khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật (Q.3, TP.HCM).
Ảnh: Trịnh Thanh
Đã từ lâu, món bún Thái đã trở thành một món ăn được người Sài Gòn rất chuộng, bởi vị chua chua, cay cay của nước dùng cực kỳ hấp dẫn và lạ miệng.
Gọi là bún Thái, vì ảnh hưởng từ món lẩu Thái, chứ nếu sang Thái Lan, đố bạn tìm ra được món bún này tương tự, bởi nó chỉ có ở Sài Gòn thôi nhé.
Nước dùng bún Thái làm chua bằng me và đường, sả, lá chanh, mùi thơm rất hấp dẫn. Bún Thái và lẩu Thái đều hấp dẫn người Sài Gòn. Thật lạ kỳ, món bún Thái phải có cọng rau muống hoặc rau nhút cho vào mới ngon.
Vậy bún Thái kiểu Hồng Kông thì "mặt mũi" ra sao? Chủ quán bún Thái kiểu Hồng Kông, chị Nguyễn Thị Thu Hiền (32 tuổi) cho biết:  “Cách nấu nước dùng của món này khác với bún Thái nơi khác. Nước dùng được hầm từ xương gà để có được vị ngọt mà không ngấy như heo. Chị chỉ sử dụng những gia vị đặc trưng của Thái Lan để nêm nếm”.


Bún Thái kiểu Hồng Kông: Món mới làm mê đắm người Sài Gòn - ảnh 1
Tô bún Thái kiểu Hồng Kông với những nguyên liệu giống như bún Thái thông thường. Điểm khác biệt nằm ở cấp độ chua và cay cao hơn
Để tìm được quán của chị Hiền, tôi đã chạy lòng vòng quanh khu chung cư cũ Nguyễn Thiện Thuật khoảng 20 phút. Nếu thực khách nào từng có trải nghiệm như tôi chắc sẽ hiểu cảm giác sung sướng đến nhường nào khi tìm được quán. Chẳng thể đợi lâu hơn, tôi gọi ngay một tô bún Thái kiểu Hồng Kông thưởng thức.
Tô bún xuất hiện với màu cam đỏ rực rỡ của nước lèo, tôm thẻ. Sắc xanh của rau muống cọng và rau thơm giúp món ăn hoài hòa, cân đối. Mỗi phần bún còn có thêm bạch tuộc, thịt bò và chả cá viên. Nhìn tô bún ngập tràn "topping" ai nấy đều đã mắt.
Những nguyên liệu trên không mấy xa lạ với những ai đã từng thử qua hay là tín đồ của bún Thái. Điều khác biệt lớn nhất giữa hai món này là hương vị nước dùng.
Với bún Thái thông thường, nước có độ trong, vị chua nhẹ. Còn bún Thái kiểu Hồng Kông tăng cấp độ cay và chua lên một bậc, nước dùng đục hơn, khi ăn có mùi thơm của tỏi phi.


Bà chủ quán bún Thái kiểu Hồng Kông: bỏ bán hủ tiếu đã gắn bỏ hơn chục năm
Anh trai chị Hiền, đầu bếp của một nhà hàng chuyên các món ăn Hồng Kông đã chỉ chị công thức mà anh học được từ một đầu bếp bản xứ. “Những ngày đầu, anh nấu nước dùng để chị đem bán. Bây giờ, chị đã tự nấu được rồi”, chị Hiền nói.
“Mình thấy nêm nếm vừa miệng, khá ngon. Tôm, mực đều tươi. Lúc đầu nghe tên, mình cũng muốn vô thử để xem nó khác gì với bún Thái thường. Ăn xong, mình thấy cũng có chút khác nhưng mà chắc phải ăn nhiều lần mới cảm nhận rõ ràng được”, anh Quang Hải (24 tuổi) cho biết.
Anh Lê Hoàng Nhật Minh (21 tuổi) tan ca làm, cùng bạn gái đến ăn, chia sẻ: “Lần đầu tiên, mình ăn món này thì thấy lạ và khá là ngon. So với bún Thái thường, món này chua và cay hơn. Ở đây, tôm mực tươi ngon, ăn chắc và ngọt chứ không như mấy chỗ để ươn ăn bở”.
Trò chuyện với chị Hiền mới biết, món bún mới ra mắt được 1 tuần. Ngày trước, chị Hiền bán hủ tiếu gõ, cũng đã hơn chục năm. “Hồi đầu ông anh nói chuyển nghề, chị cũng sợ lắm chứ. Hủ tiếu mặc dù không được người ta chuộng như xưa nhưng cũng đã bán được mười mấy năm, khách quen cũng nhiều. Món bún Thái kiểu Hồng Kông này mới sợ không có người ăn”, chị Hiền tâm sự.


Bà chủ quán bún Thái kiểu Hồng Kông: bỏ bán hủ tiếu đã gắn bỏ hơn chục năm
Tôm, bạch tuộc tươi và ngọt chấm cùng muối ớt xanh thì quả là "số dzách"
Một, hai ngày đầu khách quen đến quán ăn hủ tiếu, thấy đổi món cũng ăn thử rồi đăng lên mạng. Nhờ vậy, tiếng lành đồn xa, khách tới quán nhiều dần khiến chị Hiền mừng khôn tả. Chị nói: “Bán một tuần rồi chị thấy khá ổn. Các bạn trẻ bây giờ thích mấy món ăn lạ nên nghe tên là tới quán ăn thử. Cũng nhờ các bạn ấy mà quán được nhiều người biết đến”. 
Theo quan sát của tôi, quán khá đông khách, nhất là tầm tan giờ làm từ 5-6 giờ tối. Có lẽ trong thời gian tới, món bún Thái kiểu Hồng Kông sẽ trở thành món được nhiều săn đón.


Bún Thái kiểu Hồng Kông: Món mới làm mê đắm người Sài Gòn - ảnh 4
Quán nằm trong khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật
Quảng cáo


Bún Thái kiểu Hồng Kông: Món mới làm mê đắm người Sài Gòn - ảnh 5
Tôm và bạch tuộc rất tươi và chắc


Bún Thái kiểu Hồng Kông: Món mới làm mê đắm người Sài Gòn - ảnh 6
Không thể thiếu rau muống và kèo nèo


Bún Thái kiểu Hồng Kông: Món mới làm mê đắm người Sài Gòn - ảnh 7
Chị Hiền là một chủ quán vui vẻ và thân thiện 


Bún Thái kiểu Hồng Kông: Món mới làm mê đắm người Sài Gòn - ảnh 8
Thưởng thức một tô bún Thái kiểu Hồng Kông trong thời điểm Sài Gòn trở lạnh rất hợp lý.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH