Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 59

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hé lộ đường dây cán bộ Nhà nước làm giả “sổ đỏ” – Điều tra qua thư khán giả

Bắt cán bộ văn phòng đăng ký đất đai vì chiếm đoạt tiền tỉ


Bắt cán bộ văn phòng đăng ký đất đai vì chiếm đoạt tiền tỉ
(PLO)- Một cán bộ thuộc phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở Đắk Nông đã đến cơ quan chức năng để đầu thú và bị bắt tạm giam để điều tra.
Chiều 30-7, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông cho biết, đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Cù Văn Soạn (cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo hồ sơ vụ việc, từ năm 2017 đến nay, người này đã thỏa thuận với một số hộ dân tại huyện để làm giả giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo đó, Soạn đã đề nghị những người không phải chủ đất đứng tên trên những mảnh đất rẫy để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Người này đã làm giả giấy tờ của Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đắk Song bằng cách giả chữ ký của lãnh đạo và quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi hoàn thành các giấy tờ quyền sử dụng đất, Soạn giao lại cho người dân để thế chấp vay tiền ngân hàng.
Hồ sơ thể hiện, tổng số tiền vay được từ các giấy tờ do Soạn làm giả đã sử dụng để vay ngân hàng được hơn 11 tỉ đồng, trong đó, Soạn chiếm đoạt 6 tỉ đồng, số còn lại chia cho người dân đứng tên sổ đất.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xử lý theo pháp luật.
HUY TRƯỜNG



Cựu CSGT TP.HCM dùng sổ đỏ giả lừa đảo tiền tỉ



Cựu CSGT TP.HCM dùng sổ đỏ giả lừa đảo tiền tỉ
(PLO)- Trước đó, một người dân tố cáo Khánh dùng sổ đỏ giả lừa đảo chiếm đoạt số tiền 2,5 tỉ đồng của mình. 
Ngày 8-5, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, đồng thời phát thông báo truy tìm Nguyễn Duy Khánh (35 tuổi, quê Củ Chi), cựu cán bộ CSGT thuộc Phòng Cảnh sát giao thông, đường bộ, đường sắt, Công an TP.HCM.
Cựu CSGT TP.HCM dùng sổ đỏ giả lừa đảo tiền tỉ  - ảnh 1
Cảnh sát đã phát đi thông báo truy tìm với Khánh - Ảnh CA.
Trước đó, anh Cao Huỳnh Phú (40 tuổi, ngụ quận 7) tố cáo Khánh dùng sổ đỏ giả lừa đảo chiếm đoạt số tiền 2,5 tỉ đồng của mình.
Theo trình báo, anh Phú quen biết với Khánh qua các mối quan hệ ngoài xã hội. Sau khi trò chuyện, gặp gỡ lấy lòng tin, Khánh cho biết có một lô đất biệt thự diện tích 264m2, thửa 26, tờ bản đồ số: 65-BĐĐC tại địa chỉ số 30  đường số 1 (phường 5, quận 8) cần bán gấp với giá gần 8,5 tỉ đồng.
Anh Phú được Khánh đưa cho xem sổ đỏ khu đất H00792 được UBND quận 8 cấp ngày 16-9-2008 và đồng ý mua.
Sau khi xem đất, anh Phú đặt cọc cho Khánh 2,5 tỉ đồng vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền cọc, Khánh không chịu ra công chứng sang tên mảnh đất. Nghi ngờ bị lừa, anh Phú mang sổ đỏ đi kiểm tra tại Văn Phòng đăng ký đất đai TP.HCM chi nhánh quận 8 thì được thông báo đây là sổ đỏ giả.
Phát hiện bị lừa, anh Phú đòi lại tiền thì được Khánh đồng ý nhưng trốn mất. Nạn nhân liền báo công an.
Sau khi củng cố hồ sơ chứng cứ, Thượng tá Võ Hữu Nghĩa – Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ký công văn số 369/PC01-Đ3 thông báo cho anh Phú biết công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” quy định tại điều 174, điều 341 Bộ luật hình sự.
NGUYỄN TÂN



Nhận diện cán bộ “cõng rắn cắn gà nhà”

VietTimes -- Mặc dù Nhà nước đã ban hành rất nhiều luật và các văn bản dưới luật để chỉ đạo thi hành, mặc dù đội ngũ cán bộ rất đông, được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hết sức bài bản, tốn kém, nhưng thật đáng buồn là trong số đó vẫn có những cán bộ, công chức hành dân, tạo điều kiện để kẻ xấu hại dân. 
Người dân cơ sở gọi một số cán bộ cơ hội cán bộ “cõng rắn cắn gà nhà” liệu có đúng?
Người dân cơ sở gọi một số cán bộ cơ hội cán bộ “cõng rắn cắn gà nhà” liệu có đúng?

Nhận diện, xử lý ngay những cán bộ “cõng rắn căn gà nhà” hay những đối tượng “lờ lờ nước hến” là cách tốt nhất để xây dựng chính quyền tinh, gọn, mạnh, phục vụ nhân dân hiệu quả hơn.
Phát biểu tại hội nghị toàn quốc của Ban chỉ đạo 138 và Ban chỉ đạo 389 ngày 25/7/2019, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc - Cục trưởng Cảnh sát kinh tế (C03-Bộ Công an) - khẳng định: “Chúng tôi thống kê 25 địa phương có biên giới vùng biên trong 6 tháng đầu năm, chỉ có 6 địa phương khởi tố án buôn lậu…”.
Nhận diện cán bộ “cõng rắn cắn gà nhà” - ảnh 1
 Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại hội nghị.
Cứ theo thông tin này thì rõ ràng là 19 địa phương còn lại trong diện được thống kê hoặc là quá thờ ơ, lơ là với nhiệm vụ, hoặc là chủ ý và cố tình “bỏ gôn” để các đối tượng buôn lậu được “rộng đường” làm nghiệp lớn.
Nếu quả thật những phân tích, nhận định trên có cơ sở và là hiện thực thì nền kinh tế, thương mại, sản xuất trong nước quả gặp nguy hiểm quá lớn. Nhiều chuyên gia nhận định, nếu hiện tượng buôn lậu được bảo kê và phát triển thì dù có đến 72 phép thần thông biến hóa của Tôn Ngộ Không và có người "chèo đò" giỏi cỡ nào cũng không thể làm cho nền sản xuất hàng hóa và thương mại trong nước bớt thoi thóp.
Lời Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc phát biểu quả ứng nghiệm khi ngay ngày hôm sau (26/7), 500 người dân phường An Khê (Thanh Khê, Đà Nẵng), trong đó hầu hết là phụ nữ lớn tuổi kéo đến UBND phường này đòi kiện Chủ tịch UBND vì ký giấy giới thiệu để Công ty TNHH Tổ chức sự kiện và Truyền thông Toàn Cầu (Công ty Toàn Cầu) có trụ sở tại phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, bán hàng kém chất lượng, hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Sự việc này hiện vẫn đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Đầu tuần này, chị Nguyễn Thị Hòa ở Lương Tài (Bắc Ninh) than thở với tôi rằng thời gian gần đây có công ty tổ chức hội thảo và bán hàng rất kỳ cục hoạt động ở địa phương này. Họ tổ chức hội thảo trong những ngôi nhà kín và thành phần mời là người già về hưu. Ngay cái chuyện mời nhân sự tới dự cũng rất khác thường, hoàn toàn bằng con đường rỉ tai và với lời hứa hẹn được tặng những món quà hấp dẫn.
Nhiều cụ già đã nghe họ nói chuyện, chào mời và mua các loại hàng có nguồn gốc từ củ sâm của Hàn Quốc với giá rất đắt. Tuy nhiên, theo chị Hòa, đó là những sản phẩm nhập lậu vì không có bất cứ nhãn mác, giấy kiểm định an toàn của cơ quan chức năng nhà nước.
Chuyện chính quyền địa phương cho phép các cuộc hội thảo kết hợp bán hàng và thâm chí còn viết giấy mời, thông báo trên loa truyền thanh tới từng hộ dân rất trang trọng đã xảy ra trong nhiều năm gần đây ở nhiều địa phương trong cả nước. Nói thẳng ra, đó là hành vi tiếp tay cho buôn lậu và gian lận thương mại. Ấy nhưng, điều lạ là những việc ấy cứ mặc nhiên tồn tại mà chẳng thấy cơ quan chức năng nào đứng ra dẹp bỏ.
Nhận diện cán bộ “cõng rắn cắn gà nhà” - ảnh 2
Bộ sản phẩm tiết kiệm năng lượng một người dân bị dụ mua trong một hội thảo bán hàng trá hình.
Từ những việc này, câu hỏi đặt ra là, động cơ nào để cán bộ các địa phương cho phép những doanh nghiệp “treo đầu dê, bán thịt chó” lộng hành tại địa phương, làm hại người dân do chính những cán bộ ấy quản lý? Chẳng nhẽ, khi nhìn thấy hiện tượng người dân của chính địa phương mình đang quản lý bị dụ dỗ, mua hàng giả, hàng nhái, hàng rởm, hàng kém chất lượng... có giá trị sử dụng thấp nhưng với giá cắt cổ mà những cán bộ ấy không xót đau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vì lòng yêu nước, vì tình yêu thương con người đã tay trắng rời bến Nhà Rồng tìm đường cứu nước. Cách mạng thành công và những cuộc kháng chiến thắng lợi đã đem lại độc lập, chủ quyền, tự do cho người dân.
Phát huy truyền thống cách mạng của thế hệ tiền bối, trong thời bình, sẽ là hợp lý nếu những cán bộ của Đảng, những người đứng đầu bộ máy hành chính ở các địa phương rốt ráo tìm kiếm thông tin, tìm cách phát huy lợi thế, thế mạnh, huy động nhân dân làm ra các sản phẩm đỉnh cao, bán ra thị trường, mang lại nguồn thu cho người lao động, để nhân dân làm giàu.   
Tuy nhiên, trái ngược với việc làm hợp quy luật, hợp truyền thống và đạo lý ấy là những cán bộ chỉ cốt chăm chăm tìm cách đạt được lợi ích bằng mọi giá. Có hàng nghìn cách thức và chiêu trò khác nhau để cán bộ làm giàu từ chính vị trí công tác. Người dân ra thành phố làm thuê kiếm sống để những cánh đồng hoang hóa trong đó có phần trách nhiệm rất lớn của các thế hệ cán bộ cơ sở trong việc lo cho dân.
Những “đại án” tham nhũng bị lôi ra ánh sáng thời gian gần đây chính là nỗi đau cho hồng phúc của dân tộc. Nhưng con người “đẻ ra” những đại án bị pháp luật trừng trị, bị xã hội lên án đã là một nhẽ nhưng những việc tưởng chừng còn con, nhỏ như việc cấp phép, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán hàng rởm, bóp cổ người dân thì có ai, cơ quan nào đứng ra xử lý?
Thế nên, những sai phạm nhỏ ấy cứ mặc nhiên tồn tại, giống như loài chim, loài chuột gặm nhấm và làm niềm tin của nhân dân bị rơi rụng, mục ruỗng.
Có lẽ đã đến lúc người dân phải vạch mặt, chỉ tên những kẻ “nuôi ong tay áo”, tích cực “gạn đục khơi trong”, tìm cho ra những người vì nước, vì dân, tận tâm với sự phát triển của địa phương thì mới mong có cuộc sống hạnh phúc dài lâu.



Hà Tĩnh giải thích về lễ thắp hương thờ cúng Liệt sĩ gần 5 tỉ



Hà Tĩnh giải thích về lễ thắp hương thờ cúng Liệt sĩ gần 5 tỉ
(PLO)- “Đây không phải là gần 5 tỉ đồng mua lễ thắp hương thờ cúng liệt sĩ tại một địa điểm mà là thờ cúng hơn 23.600 liệt sĩ ở các gia đình thân nhân”- lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh giải thích.
Sáng 31-7, cộng đồng mạng xôn xao về việc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh mời thầu: “Mua sắm lễ thắp hương thờ cúng Liệt sĩ nhân kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2019). Hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước. Giá thầu 4.757.200.000 tỉ đồng. Nhà thầu trúng thầu là Công ty CP Quốc tế Bảo Hưng với giá trúng thầu 4.754.821.400 đồng”.
Hà Tĩnh giải thích về lễ thắp hương thờ cúng Liệt sĩ gần 5 tỉ - ảnh 1
Hình ảnh mời thầu được đăng tải chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. 
Nhiều người cũng đăng tải, chia sẻ, đặt câu hỏi: “Lễ thắp hương sao hết những gần 5 tỉ đồng?”. Có người đăng tải nội dung trên kèm bình phẩm không hay...
Về việc trên, sáng 31-7, bà Lê Thị Mai Hoa, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Số tiền hơn 4,7 tỉ đồng đó là tiền ngân sách của tỉnh Hà Tĩnh bỏ ra để mua quà thắp hương cho các liệt sĩ (hơn 23.600 liệt sĩ). "Cụ thể là mua quà, bánh kẹo tặng cho thân nhân liệt sĩ để thắp hương cho liệt sĩ. Còn tiền chế độ chính sách của Trung ương thì phát tiền mặt cho các thân nhân liệt sĩ”, bà nói.
Hà Tĩnh giải thích về lễ thắp hương thờ cúng Liệt sĩ gần 5 tỉ - ảnh 2
Ngày 27-7, đại diện Hội Cựu chiến binh Sở Tư pháp TP.HCM phối hợp cùng báo Thanh Tra đã tổ chức bàn giao căn nhà tình nghĩa, thắp hương lên bàn thờ liệt sĩ Đào Sỹ Việt (quê xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).
Ông Phạm Văn Công- Trưởng Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh thông tin: Chúng tôi có theo dõi trên mạng xã hội, có người đưa lên facebook hỏi gói thầu này quá lớn, thắp hương cho ai, thắp hương ở đâu? Có một số người cho rằng giá như gói thầu này chia cho từng gia đình…
Ở đây họ hiểu chưa thấu đáo, chưa thấu tình đạt lý. Không phải một gói quà để thắp hương cho một địa điểm trị giá hơn 4,7 tỉ đồng. Thực chất gói thầu này là một gói thầu duy nhất nhưng lại sản phẩm lễ chia cho gia đình thân nhân hơn 23.600 liệt sĩ để đặt lên từng bàn thờ thắp hương.
"Quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh mỗi suất quà bằng hiện vật thắp hương cho liệt sĩ là tặng cho từng gia đình thân nhân liệt sĩ và người thờ cúng để dâng lên bàn thờ cúng liệt sĩ nhân ngày 27-7. Mỗi gói quà trị giá 200 ngàn đồng, tức là tiền bánh kẹo. Tổng ở Hà Tĩnh gần 24.000 suất quà nên số tiền hơn 4,7 tỉ đồng. Quà của Trung ương thì phát tiền mặt còn quà của tỉnh là hiện vật bánh kẹo để thắp hương”, ông nói.
Cũng theo ông Công, mỗi suất quà trị giá 200.000 đồng là bánh kẹo, không có hương.
Đ.LAM


Cảnh cáo Phó Chủ tịch tỉnh Hòa Bình, đề nghị Ban Bí thư kỷ luật Giám đốc Sở GD-ĐT

Hoàng Đan |


Cảnh cáo Phó Chủ tịch tỉnh Hòa Bình, đề nghị Ban Bí thư kỷ luật Giám đốc Sở GD-ĐT

Tỉnh ủy Hòa Bình đã kỷ luật cảnh cáo đối với Phó Chủ tịch tỉnh Bùi Văn Cửu và đề nghị Ban Bí thư kỷ luật đối với Giám đốc Sở GD-ĐT Bùi Trọng Đắc do liên quan vụ gian lận thi cử.

Liên quan đến việc xử lý sai phạm trong Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 ở tỉnh Hòa Bình, ngày 31/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã họp xem xét đề nghị thi hành kỷ luật đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý.
Theo ông Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình cho biết:
Với đa số phiếu đồng ý, Tỉnh ủy Hòa Bình quyết định hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông Bùi Văn Cửu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017-2018.
Cụ thể, với chức trách là người đứng đầu Ban Chỉ đạo thi, ông Bùi Văn Cửu đã thiếu kiểm tra, đôn đốc, giám sát chặt chẽ một số khâu trong quá trình tổ chức kỳ thi, quá trình thực hiện Quy chế thi, nhất là khâu chấm thi.
Từ đó để xảy ra sai phạm, can thiệp, tác động, sửa chữa, nâng điểm thi cho 65 thí sinh trong 2 năm 2017-2018, gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây bức xúc trong dư luận xã hội; bước đầu có 7 cán bộ chấm thi ngành giáo dục tỉnh Hòa Bình bị khởi tố, bắt tạm giam để xử lý hình sự.
Đối với ông Bùi Trọng Đắc, Tỉnh ủy viên, Đảng ủy viên Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thi, Chủ tịch Hội đồng thi THPT Quốc gia năm 2017-2018, đã thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ một số khâu trong quá trình tổ chức thi, quá trình thực hiện Quy chế thi, nhất là khâu chấm thi.
Ông Đắc cũng được xác định đã bố trí thành viên tại một số Ban của Hội đồng thi sai Quy chế thi; giao nhiệm vụ cho Trưởng ban, Phó Trưởng ban phúc khảo chưa đúng với Quy chế thi…; là người chịu trách nhiệm chính để xảy ra sai phạm của cấp dưới.
Cảnh cáo Phó Chủ tịch tỉnh Hòa Bình, đề nghị Ban Bí thư kỷ luật Giám đốc Sở GD-ĐT - Ảnh 2.
Ông Bùi Trọng Đắc
Ông Ninh cho hay, đa số thành viên Tỉnh ủy đã bỏ phiếu đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Bùi Trọng Đắc bằng hình thức cách chức Tỉnh ủy viên hoặc cách chức các chức vụ trong Đảng.
Trước đó, ngày 28/7, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình họp kỳ thứ 18, khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Đức Lương Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng ban chỉ đạo thi, Phó Chủ tịch Hội đồng thi, Trưởng ban in sao đề thi, Trưởng ban coi thi THPT Quốc gia năm 2017-2018 tỉnh Hòa Bình.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình cũng xem xét, quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với hai Phó Trưởng ban Chỉ đạo kỳ thi là Nguyễn Thị Hường, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và đại tá Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình cũng đã xem xét báo cáo kết quả kiểm tra của 5 đảng viên là cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, có con được sửa chữa, nâng điểm thi gồm:
Ông Nguyễn Văn Thắng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Giao thông Vận tải; Trần Văn Tiệp, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đỗ Hải Hồ, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Thuế; Phạm Hồng Hải, Giám đốc Công ty Bảo Việt Hòa Bình.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xác định các cán bộ này tuy không tác động, can thiệp nâng điểm thi cho con đẻ của mình, nhưng đã vi phạm Khoản 8, Điều 3, Quy định số 08- QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh và Ban Thường vụ Thành ủy Hòa Bình chỉ đạo tổ chức Đảng cơ sở thực hiện quy trình thi hành kỷ luật các cán bộ này theo thẩm quyền và báo cáo kết quả về Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy trước ngày 10/8.
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét