CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 151
(ĐC sưu tầm trên NET)
Pakistan đặt mục tiêu tấn công Ấn Độ từ khu vực biên giới Longewala với 2.000 binh sĩ, một lữ đoàn bộ binh cơ giới và 45 xe tăng. Ngược lại, phía Ấn Độ chỉ có 120 lính biên phòng.
Kế hoạch tấn công phủ đầu Ấn Độ
Tình hình cuối năm 1971 trở nên bất lợi với Pakistan khi Ấn Độ không ngừng hỗ trợ, thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Paksitan (nay là Bangladesh).
Tổng thống Paksitan Yahya Khan khi đó hiểu rằng không thể giữ Đông Paksitan được lâu hơn nữa trước sức ép từ phía Ấn Độ. Khan muốn tấn công phủ đầu, chiếm càng nhiều vùng đất do Ấn Độ kiểm soát càng tốt để làm công cụ trên bàn đàm phán.
Theo kế hoạch, Pakistan dựa vào không quân và lực lượng bộ binh cơ giới để tấn công chớp nhoáng vào phía tây Ấn Độ và sau đó lập phòng tuyến củng cố vùng đất chiếm được.
Pakistan huy động 2.000 binh sĩ, 45 xe tăng và một lữ đoàn bộ binh cơ
giới, với mục tiêu chiếm Longewala, Ramgarh and Jaisalmer càng nhanh
càng tốt.
Nhưng các chỉ huy Pakistan đã chủ quan khi không đánh giá kỹ tình hình ở Longewala, vì nơi này không phù hợp để bộ binh cơ giới có thể đánh nhanh thắng nhanh.
Tối ngày 3.12.1971, Pakistan tuyên chiến khi cho máy bay đồng loạt xuất kích, oanh tạc dữ đội các phòng tuyến ở tây Ấn Độ. Binh sĩ và xe tăng Pakistan cũng tiến đến Longewala sẵn sàng cho đợt tấn công vào tối ngày 4.12.
Họ yêu cầu được yểm trợ bằng pháo binh và máy bay, nhưng nhận được mệnh lệnh rằng tiếp viện chỉ có thể đến vào sáng hôm sau.
120 lính biên phòng Ấn Độ do thiếu tá Kuldip Singh Chandpuri chỉ huy chỉ có vũ khí mạnh nhất là súng không giật M40 106 mm.
Đây là mẫu súng chống tăng hạng nhẹ, do Mỹ sản xuất, được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Triều Tiên và nhiều cuộc chiến khác cho đến nay.
Lực lượng đồn trú bị bao vây hoàn toàn, quân số ít ỏi và hỏa lực cũng lép vế so với đối phương. Sau một hồi suy tính, Chandpuri quyết định ở lại cầm chân quân Pakistan, chờ tiếp viện đến vào sáng hôm sau. Bởi các binh sĩ Ấn Độ có ưu thế phòng thủ hơn trong khi nếu rút chạy thì có thể vẫn không thoát được lữ đoàn bộ binh cơ giới Pakistan.
120 lính Ấn Độ quyết chiến trong đêm
Đồng hồ điểm đúng nửa đêm và thời điểm đến rạng sáng còn khoảng 6 giờ đồng hồ. Có thể nói đêm hôm đó là một đêm dài đối với cả những người lính Ấn Độ và Pakistan.
Pháo binh Pakistan nã đạn dữ dội ngay trong đêm về phía căn cứ Ấn Độ ở Longewala để dọn đường cho bộ binh cơ giới tiến vào. Lực lượng phòng thủ Ấn Độ không hề bắn trả cho đến khi xe tăng Pakistan tiến đến gần ở cự ly 12-30 mét.
Khi thời cơ đến, họ dùng súng không giật 106mm nhằm vào phần giáp mỏng nhất của xe tăng và loại khỏi vòng chiến đấu hàng loạt phương tiện cơ giới bên phía Pakistan.
Lực lượng xe tăng Paksitan chờ hai giờ để công binh có thể dò mìn nhưng phát hiện ra không hề có bãi mìn nào.
Đến lúc đó hàng chục xe tăng Pakistan mới bắt đầu tìm cách bao vây lực lượng Ấn Độ, nhưng lại vướng vào cát lún và không thể di chuyển. Những chiếc xe tăng này dễ dàng trở thành mồi ngon cho súng không giật M40.
Những kẻ tấn công trở nên bối rối, cả tiểu đoàn tăng thiết giáp biến thành gà để phi công Ấn Độ “vặt lông” vào sáng sớm. Ước tính Pakistan tổn thất 500 phương tiện vũ khí, bao gồm 34 xe tăng, 200 lính bộ binh thiệt mạng trong khi tổn thất bên phía Ấn Độ chỉ là 2 người.
Vài ngày sau, lực lượng tăng thiếp giáp tiếp viện Ấn Độ nhanh chóng mở đợt phản công nhằm đẩy kẻ địch lùi xa khỏi Longewala và thừa thắng quét sạch nốt quân địch còn chốt chặn ở Đông Paksitan.
Kết quả là vào ngày 16.12.1971, Pakistan phải tuyên bố ngừng chiến dịch quân sự, chấp nhận Đông Pakistan ly khai và trở thành quốc gia Bangladesh độc lập.
Chỉ huy đơn vị Ấn Độ ở lại cầm chân quân Pakistan, thiếu tá Kuldip Singh Chandpuri được phong tặng danh hiệu anh hùng và huân chương cao quý hạng hai Maha Vir Chakra.
Chiến công của những người lính Ấn Độ ở Longewala được phác họa trong bộ phim Bollywood mang tên “Biên giới”.
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)
Chiếc SR-71 Blackbird nhanh chóng nhận ra mình không phải máy bay duy nhất trên bầu trời.
Thông tin mới về cuộc chạm trán lịch sử, vốn suýt khơi mào Thế chiến 3 này đã được nhà sử học người Anh Paul Cricmore tiết lộ trong cuốn sách mới “Lockheed Blackbird, Beyond the Secret Missions” (tạm dịch: Lockheed Blacbird, vượt qua cả nhiệm vụ tối mật).
Trong cuốn sách, cựu Trung tá phi công Ed Yeilding đã mô tả lại khoảnh khắc đáng sợ khi đó.
“Ở khoảng cách 160 km, tôi có thể nhìn thấy cột khói trắng dài trong khi máy bay Liên Xô đang lao nhanh về phía chúng tôi, nhưng ở tầm cao thấp hơn”, Ed Yeilding nói.
“Tôi biết rằng tiêm kích Liên Xô cũng dễ dàng nhận thấy vệt khói trắng giống như chúng tôi. Tôi tưởng tượng phi công Liên Xô cũng giống như mình, với niềm đam mê hàng không và luôn nỗ lực cố gắng làm điều tốt nhất”, Ed Yeilding chia sẻ trong cuốn sách mới xuất bản.
Ed Yeilding nói: “Tôi chắc rằng phi công Liên Xô sẽ nhận lệnh phóng tên lửa, nếu như chiếc SR-71 Blackbird không chuyển hướng và tiến vào vùng biển thuộc chủ quyền Liên Xô”.
“Chúng tôi không được trang bị hệ thống phòng thủ như bẫy mồi chống tên lửa tầm nhiệt. Nhưng khả năng SR-71 Blackbird bị bắn rơi cũng khá thấp vì tốc độ và độ cao”, cựu phi công Mỹ chia sẻ.
“Để sống sót, Thiếu tá Curt Osterheld và tôi cố gắng duy trì vị trí cách xa ngoài lãnh thổ Liên Xô để đề phòng bị tấn công. Chúng tôi chỉ còn biết dựa vào tốc độ siêu thanh và tầm cao trong trường hợp tên lửa phóng đi”, cựu phi công Mỹ kể lại khoảnh khắc hãi hùng.
Trung tá Ed Yeilding cho rằng, khoảng cách gần nhất giữa hai máy bay vào khoảng 13 km. Chiếc MiG-31 bay thấp hơn 3.000 mét.
Cuối cùng, phi công Mỹ và Liên Xô lướt qua nhau mà không có chuyện gì xảy ra. Khi chiếc MiG-31 cách xa đến khu vực đường chân trời, Ed Yeilding và đồng đội mới tin rằng họ đã an toàn.
“SR-71 từng bị Triều Tiên khai hỏa khi bay qua khu vực phi quân sự năm 1967. Ngay cả khi bắn trượt, Triều Tiên đã cho thấy họ nghiêm túc đến mức nào”, ông Crickmore nói.
SR-71 Blackbird từng là máy bay trinh sát nhanh nhất và hoạt động ở tầm cao nhất thời điểm đó. Máy bay lướt đi ở độ cao 24.300 mét, tốc độ hơn 3.200 km/giờ.
Năm 1960, phi công lái máy bay do thám U-2 của Mỹ từng bị phía Liên Xô bắn rơi trên bầu trời thành phố Sverdlovsk. Máy bay khi đó đang hoạt động ở tầm cao 21.300 mét.
Đáng chú ý là phi công Gary Powers vẫn sống sót, bị bắt làm tù binh và được trả về quê hương trong một lần Mỹ và Liên Xô trao đổi tù nhân.
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail (Dân Việt)
Năm 1961, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đồng ý bí mật đặt các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tại Cuba nhằm đối phó với phương Tây. Tháng 10.1962, một máy bay trinh sát Mỹ phát hiện những tên lửa cùng nhiều cơ sở đang được xây dựng.
8 ngày sau, Tổng thống Mỹ khi đó, John F. Kennedy quyết định ra lệnh phong tỏa Cuba nhằm ngăn Liên Xô vận chuyển vũ khí đến quốc gia này,
Chiến dịch Kama
Một phần trong chiến dịch đưa vũ khí đến Cuba là việc đồn trú các tàu ngầm Liên Xô mang tên lửa đạn đạo. Ngày 1.10.1962. Liên Xô mở Chiến dịch Kama, dùng 4 tàu ngầm diesel lớp Foxtrot mở đường đến Cuba. Các tàu ngầm này mang số hiệu B-4, B-36, B-59 và B-130, thuộc Lữ đoàn tàu ngầm 69. Sỹ quan chỉ huy Liên Xô có mặt trên tàu B-4 và B-59, bao gồm Tham mưu trưởng Lữ đoàn tàu ngầm 69, Vasili Arkhipov.
4 tàu ngầm Liên Xô khởi hành mang theo 21 ngư lôi thông thường và một ngư lôi hạt nhân T-5. Ngư lôi có sức công phá tương đương quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki trong Thế Chiến 2. Theo quy định, thuyền trưởng tàu ngầm được phép khai hỏa ngư lôi hạt nhân nếu quan chức chính trị đi cùng đoàn đồng ý.
Không phải là tàu ngầm hạt nhân, các tàu ngầm lớp Foxtrot có thể hoạt động liên tục 10 ngày dưới biển trước khi phải nổi lên mặt nước. Né tránh được các máy bay săn ngầm NATO trên đường đi nhưng khi đến gần Cuba, các tàu này sẽ buộc phải nổi lên để sạc pin, cũng như giúp 78 thủy thủ mỗi tàu có thể hit thở không khí trong lành.
Ngày 23.10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó, McNamara cho phép các tàu Mỹ sử dụng thuốc nổ cỡ tương đương với lựu đạn để ra dấu hiệu cho các tàu ngầm đối phương nổi lên.
Hải quân Mỹ không nhận ra mối nguy hiểm của trò chơi “mèo đuổi chuột” với các tàu ngầm Liên Xô. Hai tàu B-130, B-36 quyết định nổi lên ngay trước mũi tàu chiến Mỹ. Trong khi đó, căng thẳng lên đến mức cao trào nhất vào ngày 27.10 khi hải quân Mỹ phát hiện ra tàu ngầm B-59.
Thế giới tránh khỏi thảm họa hạt nhân
Máy bay tuần tra Mỹ phát hiện B-59 và khiến tàu ngầm Liên Xô không dám nổi lên dù năng lượng đã gần cạn kiệt. Tàu khu trục USS Beale gần đó thả thuốc nổ để ra dấu hiệu cho tàu ngầm Liên Xô.
Tuy nhiên, vụ nổ gây hư hại đến hệ thống liên lạc và gây hoảng sợ đối với các thủy thủ. 10 tàu khu trục Mỹ thuộc nhóm tàu tác chiến tàu sân bay USS Randolph sau đó cũng tiếp cận khu vực.
Sỹ quan liên lạc Victor Orlov gợi nhớ lại: “Cảm giác giống như ở trong thùng kim loại và có người gõ bằng búa từ bên ngoài. Nhiệt độ trong tàu ngầm lên tới 50 độ C còn lượng oxy thì dần cạn kiệt.
“Đã nhiều ngày qua, chúng tôi không thể hít thở không khí trong lành. Nhiệt độ bên trong ngày càng tăng lên… Cảm giác rất khó có thể thở, quá nhiều khí CO2. Tôi cảm thấy chóng mặt và mọi người cũng như vậy”, thủy thủ Anatoly Andreyev mô tả tình trạng của nhóm khi đó.
Nhưng trùng hợp thay, Tham mưu trưởng Lữ đoàn tàu ngầm 69, Arkhipov lại có mặt trên tàu ngầm B-59. Theo lời thủy thủ, Arkhipov đã tranh cãi nảy lửa với thuyền trưởng tàu trước khi hai người bình tĩnh lại còn B-59 thì nổi lên mặt nước.
Ngay khi nổi lên, tàu ngầm B-59 lộ rõ trước ánh đèn từ các tàu khu trục Mỹ. Trực thăng và máy bay cất cánh từ tàu sân bay USS Randolph tiếp cận tàu ngầm Liên Xô ở tầm thấp. Tàu chiến Mỹ tiếp cận ở khoảng cách 20 mét và phát đi lời cảnh báo bằng loa phát thanh. B-59 sau khi sạc pin đã quay đầu trở về Liên Xô.
Trong số 4 tàu ngầm, chỉ có tàu B-4 không bị lực lượng Mỹ phát hiện nhưng vì nhiều lý do mà thuyền trưởng Rurik Ketov cũng ra lệnh cho tàu ngầm quay về.
Một ngày sau đó, Kennedy đạt được thỏa thuận bí mật với lãnh đạo Liên Xô. Mỹ sẽ rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và hứa không gây chiến với Cuba. Đổi lại, Liên Xô từ bỏ ý định đặt vũ khí hạt nhân tại quốc gia Nam Mỹ này.
Theo Đăng Nguyễn - NI (Dân Việt)
Ông Stonehill nói trên Daily Star: "Liên Xô đã bị sốc trước số lượng UFO (vật thể bay không xác định) xâm nhập biên giới và về cơ bản UFO có thể làm bất cứ điều gì mà không bị kiểm soát”.
Trong suốt thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô thường xuyên đụng độ với UFO, ông Stonehill nhận định. “Điện Kremlin đã không thể làm được điều gì để kiểm soát tình hình, mặc dù quân đội Liên Xô đã được lệnh bắn hạ UFO”.
Theo nghiên cứu của Stonehill, một chương trình bí mật gọi là Setka được thành lập vào năm 1977 sau sự cố Petrozavodsk, khi đó 48 UFO xuất hiện trong bầu trời Liên Xô.
Ông Stonhill nói, Liên Xô từng đụng độ đẫm máu với người ngoài hành tinh năm 1953. Một UFO lớn xuất hiện, ban đầu được cho là quả khinh khí cầu xuất hiện ở Taiga, Siberia. Quân đội Liên Xô khi đó nhanh chóng được điều đến khu vực. Nhưng 3 máy bay Liên Xô bỗng nhiên “bốc cháy” khi đang cố gắng tiếp cận vật thể lạ.
Nhưng bất chấp những cuộc đụng độ bạo lực, ông Stonehill nói hầu hết các cuộc gặp gỡ của Liên Xô với người ngoài hành tinh chỉ đơn giản là để “quan sát các hoạt động”.
Ông Stonehill đã trao đổi với cựu nhân viên tình báo quân sự, các quan chức chính phủ và các nhà khoa học Liên Xô để tìm hiểu những bí ẩn đụng độ UFO trong quá khứ.
Gần đây nhất, cuốn sách mới của tác giả Paul Stonehill và Philip Mantle đã tiết lộ những câu chuyện kỳ lạ về việc Hải quân Liên Xô và Nga ngày nay từng chạm trán USO (vật thể lặn ngầm không xác định).
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star (Dân Việt)
Trận đánh biên giới 120 lính Ấn Độ khiến Pakistan "ôm hận" mãi mãi
Thứ Ba, ngày 27/11/2018 02:00 AM (GMT+7)
Ấn Độ nổi tiếng với những trận đánh không cân sức trước quân Trung Quốc ở biên giới, và họ cũng từng dạy cho quốc gia láng giềng Pakistan một bài học nhớ đời, trong cuộc chiến năm 1971.
Những chiếc xe tăng Pakistan bị phá hủy hoặc bị bỏ lại được Ấn Độ đem về trưng bày.
Năm 1971, Pakistan mở đợt không kích phủ đầu vào 11 căn cứ không quân
Ấn Độ, khơi mào chiến tranh Ấn Độ-Pakistan. Đây là một trong những cuộc
chiến tranh ngắn nhất trong lịch sử, khi kéo dài chưa đầy hai tuần.Pakistan đặt mục tiêu tấn công Ấn Độ từ khu vực biên giới Longewala với 2.000 binh sĩ, một lữ đoàn bộ binh cơ giới và 45 xe tăng. Ngược lại, phía Ấn Độ chỉ có 120 lính biên phòng.
Kế hoạch tấn công phủ đầu Ấn Độ
Tình hình cuối năm 1971 trở nên bất lợi với Pakistan khi Ấn Độ không ngừng hỗ trợ, thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Paksitan (nay là Bangladesh).
Tổng thống Paksitan Yahya Khan khi đó hiểu rằng không thể giữ Đông Paksitan được lâu hơn nữa trước sức ép từ phía Ấn Độ. Khan muốn tấn công phủ đầu, chiếm càng nhiều vùng đất do Ấn Độ kiểm soát càng tốt để làm công cụ trên bàn đàm phán.
Theo kế hoạch, Pakistan dựa vào không quân và lực lượng bộ binh cơ giới để tấn công chớp nhoáng vào phía tây Ấn Độ và sau đó lập phòng tuyến củng cố vùng đất chiếm được.
Nhưng các chỉ huy Pakistan đã chủ quan khi không đánh giá kỹ tình hình ở Longewala, vì nơi này không phù hợp để bộ binh cơ giới có thể đánh nhanh thắng nhanh.
Tối ngày 3.12.1971, Pakistan tuyên chiến khi cho máy bay đồng loạt xuất kích, oanh tạc dữ đội các phòng tuyến ở tây Ấn Độ. Binh sĩ và xe tăng Pakistan cũng tiến đến Longewala sẵn sàng cho đợt tấn công vào tối ngày 4.12.
Binh sĩ Ấn Độ ăn mừng trên xe tăng chiếm được từ Pakistan.
Cùng ngày, lính biên phòng Ấn Độ đã phát hiện một lượng lớn xe tăng, binh sĩ Pakistan tập kết cho trận đánh ở Longewala.Họ yêu cầu được yểm trợ bằng pháo binh và máy bay, nhưng nhận được mệnh lệnh rằng tiếp viện chỉ có thể đến vào sáng hôm sau.
120 lính biên phòng Ấn Độ do thiếu tá Kuldip Singh Chandpuri chỉ huy chỉ có vũ khí mạnh nhất là súng không giật M40 106 mm.
Đây là mẫu súng chống tăng hạng nhẹ, do Mỹ sản xuất, được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Triều Tiên và nhiều cuộc chiến khác cho đến nay.
Lực lượng đồn trú bị bao vây hoàn toàn, quân số ít ỏi và hỏa lực cũng lép vế so với đối phương. Sau một hồi suy tính, Chandpuri quyết định ở lại cầm chân quân Pakistan, chờ tiếp viện đến vào sáng hôm sau. Bởi các binh sĩ Ấn Độ có ưu thế phòng thủ hơn trong khi nếu rút chạy thì có thể vẫn không thoát được lữ đoàn bộ binh cơ giới Pakistan.
120 lính Ấn Độ quyết chiến trong đêm
Đồng hồ điểm đúng nửa đêm và thời điểm đến rạng sáng còn khoảng 6 giờ đồng hồ. Có thể nói đêm hôm đó là một đêm dài đối với cả những người lính Ấn Độ và Pakistan.
Pháo binh Pakistan nã đạn dữ dội ngay trong đêm về phía căn cứ Ấn Độ ở Longewala để dọn đường cho bộ binh cơ giới tiến vào. Lực lượng phòng thủ Ấn Độ không hề bắn trả cho đến khi xe tăng Pakistan tiến đến gần ở cự ly 12-30 mét.
Khi thời cơ đến, họ dùng súng không giật 106mm nhằm vào phần giáp mỏng nhất của xe tăng và loại khỏi vòng chiến đấu hàng loạt phương tiện cơ giới bên phía Pakistan.
Các máy bay Ấn Độ xuất kích vào sáng sớm hôm sau đóng vai trò then chốt vào chiến thắng.
Bộ binh Pakistan trong đêm tối vướng phải hàng rào dây thép của Ấn Độ
và tưởng nhầm là bãi mìn nên loay hoay xoay trở. Những chiếc xe tăng bị
bắn cháy và phát nổ soi sáng cả một khu vực chiến trường. Khói bốc lên
cũng càng khiến binh lính Pakistan khó nhận diện mục tiêu.Lực lượng xe tăng Paksitan chờ hai giờ để công binh có thể dò mìn nhưng phát hiện ra không hề có bãi mìn nào.
Đến lúc đó hàng chục xe tăng Pakistan mới bắt đầu tìm cách bao vây lực lượng Ấn Độ, nhưng lại vướng vào cát lún và không thể di chuyển. Những chiếc xe tăng này dễ dàng trở thành mồi ngon cho súng không giật M40.
Những kẻ tấn công trở nên bối rối, cả tiểu đoàn tăng thiết giáp biến thành gà để phi công Ấn Độ “vặt lông” vào sáng sớm. Ước tính Pakistan tổn thất 500 phương tiện vũ khí, bao gồm 34 xe tăng, 200 lính bộ binh thiệt mạng trong khi tổn thất bên phía Ấn Độ chỉ là 2 người.
Vài ngày sau, lực lượng tăng thiếp giáp tiếp viện Ấn Độ nhanh chóng mở đợt phản công nhằm đẩy kẻ địch lùi xa khỏi Longewala và thừa thắng quét sạch nốt quân địch còn chốt chặn ở Đông Paksitan.
Kết quả là vào ngày 16.12.1971, Pakistan phải tuyên bố ngừng chiến dịch quân sự, chấp nhận Đông Pakistan ly khai và trở thành quốc gia Bangladesh độc lập.
Chỉ huy đơn vị Ấn Độ ở lại cầm chân quân Pakistan, thiếu tá Kuldip Singh Chandpuri được phong tặng danh hiệu anh hùng và huân chương cao quý hạng hai Maha Vir Chakra.
Chiến công của những người lính Ấn Độ ở Longewala được phác họa trong bộ phim Bollywood mang tên “Biên giới”.
____________________
Lích sử
chiến tranh hiện đại ghi nhận trận đánh kỳ tích khi chỉ 47 người chặn
đứng đợt tấn công của 5.000 binh sĩ và hàng loạt tàu chiến. Bài dài kỳ
thứ ba sẽ điểm lại trận đánh này trong cuộc nội chiến Mỹ.
Đế quốc Anh từng thống trị thế giới suốt hàng trăm lịch sử nhưng người Anh cũng từng nếm trải thất bại muối mặt,...
Khoảnh khắc máy bay Mỹ-Liên Xô suýt khơi mào Thế chiến 3
Chủ Nhật, ngày 04/12/2016 18:00 PM (GMT+7)
Cuộc chạm trán giữa máy bay trinh sát siêu thanh SR-71 Blackbird Mỹ và tiêm kích đánh chặn MiG-31 Liên Xô được biết đến là một trong những sự kiện nguy hiểm, có thể khơi mào Thế Chiến 3.
Máy bay trinh sát siêu thanh SR-71 Blackbird (trái) và hai phi công Mỹ Curt Osterheld, Ed Yeilding (ngoài cùng bên phải).
Ngày 6.10.1986, chiếc SR-71 Blackbird của Mỹ được giao nhiệm vụ trinh
sát bên ngoài vùng lãnh thổ Nga ở khu vực bờ biển Murmansk. Máy bay
trinh sát siêu thanh khi đó đang theo dõi hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn
đạo Liên Xô.Chiếc SR-71 Blackbird nhanh chóng nhận ra mình không phải máy bay duy nhất trên bầu trời.
Thông tin mới về cuộc chạm trán lịch sử, vốn suýt khơi mào Thế chiến 3 này đã được nhà sử học người Anh Paul Cricmore tiết lộ trong cuốn sách mới “Lockheed Blackbird, Beyond the Secret Missions” (tạm dịch: Lockheed Blacbird, vượt qua cả nhiệm vụ tối mật).
Trong cuốn sách, cựu Trung tá phi công Ed Yeilding đã mô tả lại khoảnh khắc đáng sợ khi đó.
“Ở khoảng cách 160 km, tôi có thể nhìn thấy cột khói trắng dài trong khi máy bay Liên Xô đang lao nhanh về phía chúng tôi, nhưng ở tầm cao thấp hơn”, Ed Yeilding nói.
Tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Liên Xô.
Cựu phi công Mỹ chia sẻ: “Tôi biết rằng đó là chiến đấu cơ Liên Xô,
có thể là chiếc MiG-31, tiêm kích đánh chặn hiện đại nhất của Liên Xô.
Tôi dùng ống nhòm quan sát thấy cột khói trắng dài mà máy bay chúng tôi
điều khiển để lại đằng sau”.“Tôi biết rằng tiêm kích Liên Xô cũng dễ dàng nhận thấy vệt khói trắng giống như chúng tôi. Tôi tưởng tượng phi công Liên Xô cũng giống như mình, với niềm đam mê hàng không và luôn nỗ lực cố gắng làm điều tốt nhất”, Ed Yeilding chia sẻ trong cuốn sách mới xuất bản.
Ed Yeilding nói: “Tôi chắc rằng phi công Liên Xô sẽ nhận lệnh phóng tên lửa, nếu như chiếc SR-71 Blackbird không chuyển hướng và tiến vào vùng biển thuộc chủ quyền Liên Xô”.
“Chúng tôi không được trang bị hệ thống phòng thủ như bẫy mồi chống tên lửa tầm nhiệt. Nhưng khả năng SR-71 Blackbird bị bắn rơi cũng khá thấp vì tốc độ và độ cao”, cựu phi công Mỹ chia sẻ.
Khoảnh khắc hai máy bay chạm trán nhau trên bầu trời.
“Bay thẳng hướng về phía nhau ở tốc độ siêu thanh, tôi lại nhớ đến
hai kỵ sĩ dũng cảm cầm trên tay ngọn giáo và lao vào nhau. Trong trường
hợp này, chỉ có tôi là không mang vũ khí”, Ed Yeilding nói.“Để sống sót, Thiếu tá Curt Osterheld và tôi cố gắng duy trì vị trí cách xa ngoài lãnh thổ Liên Xô để đề phòng bị tấn công. Chúng tôi chỉ còn biết dựa vào tốc độ siêu thanh và tầm cao trong trường hợp tên lửa phóng đi”, cựu phi công Mỹ kể lại khoảnh khắc hãi hùng.
Trung tá Ed Yeilding cho rằng, khoảng cách gần nhất giữa hai máy bay vào khoảng 13 km. Chiếc MiG-31 bay thấp hơn 3.000 mét.
Cuối cùng, phi công Mỹ và Liên Xô lướt qua nhau mà không có chuyện gì xảy ra. Khi chiếc MiG-31 cách xa đến khu vực đường chân trời, Ed Yeilding và đồng đội mới tin rằng họ đã an toàn.
Curt Osterheld chụp bức ảnh trong buồng lái máy bay trinh sát SR-71 Blackbird.
Nhà sử học Crickmore, người từng tham gia điều khiển không lưu tại
Worcstershire nói, nếu chiếc SR-71 Blackbird bị bắn rơi thì đây sẽ là
một trong những vụ việc nghiêm trọng nhất.“SR-71 từng bị Triều Tiên khai hỏa khi bay qua khu vực phi quân sự năm 1967. Ngay cả khi bắn trượt, Triều Tiên đã cho thấy họ nghiêm túc đến mức nào”, ông Crickmore nói.
SR-71 Blackbird từng là máy bay trinh sát nhanh nhất và hoạt động ở tầm cao nhất thời điểm đó. Máy bay lướt đi ở độ cao 24.300 mét, tốc độ hơn 3.200 km/giờ.
Năm 1960, phi công lái máy bay do thám U-2 của Mỹ từng bị phía Liên Xô bắn rơi trên bầu trời thành phố Sverdlovsk. Máy bay khi đó đang hoạt động ở tầm cao 21.300 mét.
Đáng chú ý là phi công Gary Powers vẫn sống sót, bị bắt làm tù binh và được trả về quê hương trong một lần Mỹ và Liên Xô trao đổi tù nhân.
Giây phút sỹ quan Liên Xô cứu thế giới khỏi họa hạt nhân
Thứ Năm, ngày 24/11/2016 18:00 PM (GMT+7)
Chiến tranh hạt nhân chưa bao giờ đến gần như vậy trong cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba, khi các tàu ngầm Liên Xô trang bị ngư lôi hạt nhân bị bao vây bởi các tàu khu trục, máy bay Mỹ.
Tàu ngầm Liên Xô lớp Foxtrot.
Theo National Interest, cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba diễn ra trong
13 ngày tháng 10.1962 là một trong những sự kiện căng thẳng nhất trong
lịch sử.Năm 1961, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đồng ý bí mật đặt các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tại Cuba nhằm đối phó với phương Tây. Tháng 10.1962, một máy bay trinh sát Mỹ phát hiện những tên lửa cùng nhiều cơ sở đang được xây dựng.
8 ngày sau, Tổng thống Mỹ khi đó, John F. Kennedy quyết định ra lệnh phong tỏa Cuba nhằm ngăn Liên Xô vận chuyển vũ khí đến quốc gia này,
Chiến dịch Kama
Một phần trong chiến dịch đưa vũ khí đến Cuba là việc đồn trú các tàu ngầm Liên Xô mang tên lửa đạn đạo. Ngày 1.10.1962. Liên Xô mở Chiến dịch Kama, dùng 4 tàu ngầm diesel lớp Foxtrot mở đường đến Cuba. Các tàu ngầm này mang số hiệu B-4, B-36, B-59 và B-130, thuộc Lữ đoàn tàu ngầm 69. Sỹ quan chỉ huy Liên Xô có mặt trên tàu B-4 và B-59, bao gồm Tham mưu trưởng Lữ đoàn tàu ngầm 69, Vasili Arkhipov.
4 tàu ngầm Liên Xô khởi hành mang theo 21 ngư lôi thông thường và một ngư lôi hạt nhân T-5. Ngư lôi có sức công phá tương đương quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki trong Thế Chiến 2. Theo quy định, thuyền trưởng tàu ngầm được phép khai hỏa ngư lôi hạt nhân nếu quan chức chính trị đi cùng đoàn đồng ý.
Không phải là tàu ngầm hạt nhân, các tàu ngầm lớp Foxtrot có thể hoạt động liên tục 10 ngày dưới biển trước khi phải nổi lên mặt nước. Né tránh được các máy bay săn ngầm NATO trên đường đi nhưng khi đến gần Cuba, các tàu này sẽ buộc phải nổi lên để sạc pin, cũng như giúp 78 thủy thủ mỗi tàu có thể hit thở không khí trong lành.
Liên Xô thử nghiệm kích nổ ngư lôi hạt nhân.
Điều kiện sống trong tàu ngầm lặn sâu dưới khi đó ngày càng tồi tệ
theo thời gian. Hệ thống tản nhiệt trên tàu ngừng hoạt động, khiến cho
nhiệt độ tăng lên từ 37-57 độ C. Nồng độ CO2 gia tăng khiến cho cả thể
chất và tinh thần thủy thủ trở nên kiệt quệ. Tình trạng thiếu nước sạch
lan rộng trong khi một số người bị phát ban.Ngày 23.10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó, McNamara cho phép các tàu Mỹ sử dụng thuốc nổ cỡ tương đương với lựu đạn để ra dấu hiệu cho các tàu ngầm đối phương nổi lên.
Hải quân Mỹ không nhận ra mối nguy hiểm của trò chơi “mèo đuổi chuột” với các tàu ngầm Liên Xô. Hai tàu B-130, B-36 quyết định nổi lên ngay trước mũi tàu chiến Mỹ. Trong khi đó, căng thẳng lên đến mức cao trào nhất vào ngày 27.10 khi hải quân Mỹ phát hiện ra tàu ngầm B-59.
Thế giới tránh khỏi thảm họa hạt nhân
Máy bay tuần tra Mỹ phát hiện B-59 và khiến tàu ngầm Liên Xô không dám nổi lên dù năng lượng đã gần cạn kiệt. Tàu khu trục USS Beale gần đó thả thuốc nổ để ra dấu hiệu cho tàu ngầm Liên Xô.
Tuy nhiên, vụ nổ gây hư hại đến hệ thống liên lạc và gây hoảng sợ đối với các thủy thủ. 10 tàu khu trục Mỹ thuộc nhóm tàu tác chiến tàu sân bay USS Randolph sau đó cũng tiếp cận khu vực.
Sỹ quan liên lạc Victor Orlov gợi nhớ lại: “Cảm giác giống như ở trong thùng kim loại và có người gõ bằng búa từ bên ngoài. Nhiệt độ trong tàu ngầm lên tới 50 độ C còn lượng oxy thì dần cạn kiệt.
“Đã nhiều ngày qua, chúng tôi không thể hít thở không khí trong lành. Nhiệt độ bên trong ngày càng tăng lên… Cảm giác rất khó có thể thở, quá nhiều khí CO2. Tôi cảm thấy chóng mặt và mọi người cũng như vậy”, thủy thủ Anatoly Andreyev mô tả tình trạng của nhóm khi đó.
Vasili Arkhipov được tôn vinh là người đã cứu thế giới tránh khỏi thảm họa hạt nhân.
Mệt mỏi và thiếu thông tin vì không thể liên lạc về Moscow, Valentin
Savitsky, thuyền trưởng tàu nghĩ rằng chiến tranh hạt nhân đã nổ ra.
Savitsky ra lệnh nạp ngư lôi hạt nhân và chuẩn bị ngắm bắn vào tàu sân
bay Mỹ USS Randolph. Quan chức chính trị Ivan Maslennikov lên tiếng đồng
ý.Nhưng trùng hợp thay, Tham mưu trưởng Lữ đoàn tàu ngầm 69, Arkhipov lại có mặt trên tàu ngầm B-59. Theo lời thủy thủ, Arkhipov đã tranh cãi nảy lửa với thuyền trưởng tàu trước khi hai người bình tĩnh lại còn B-59 thì nổi lên mặt nước.
Ngay khi nổi lên, tàu ngầm B-59 lộ rõ trước ánh đèn từ các tàu khu trục Mỹ. Trực thăng và máy bay cất cánh từ tàu sân bay USS Randolph tiếp cận tàu ngầm Liên Xô ở tầm thấp. Tàu chiến Mỹ tiếp cận ở khoảng cách 20 mét và phát đi lời cảnh báo bằng loa phát thanh. B-59 sau khi sạc pin đã quay đầu trở về Liên Xô.
Trong số 4 tàu ngầm, chỉ có tàu B-4 không bị lực lượng Mỹ phát hiện nhưng vì nhiều lý do mà thuyền trưởng Rurik Ketov cũng ra lệnh cho tàu ngầm quay về.
Một ngày sau đó, Kennedy đạt được thỏa thuận bí mật với lãnh đạo Liên Xô. Mỹ sẽ rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và hứa không gây chiến với Cuba. Đổi lại, Liên Xô từ bỏ ý định đặt vũ khí hạt nhân tại quốc gia Nam Mỹ này.
Liên Xô từng chạm trán đẫm máu người ngoài hành tinh?
Thứ Hai, ngày 19/09/2016 11:45 AM (GMT+7)
Trong Chiến tranh lạnh, Liên Xô được cho là từng đụng độ với phi thuyền người ngoài hành tinh, khiến nhiều máy bay và căn cứ quân sự bị hư hại, nhà nghiên cứu UFO Paul Stonehill tiết lộ.
Phi hành gia Liên Xô.
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Liên Xô từng đụng độ với phi thuyền
ngoài hành tinh trên bầu trời. Đây là công bố mới nhất của nhà nghiên
cứu UFO Paul Stonehill.Ông Stonehill nói trên Daily Star: "Liên Xô đã bị sốc trước số lượng UFO (vật thể bay không xác định) xâm nhập biên giới và về cơ bản UFO có thể làm bất cứ điều gì mà không bị kiểm soát”.
Trong suốt thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô thường xuyên đụng độ với UFO, ông Stonehill nhận định. “Điện Kremlin đã không thể làm được điều gì để kiểm soát tình hình, mặc dù quân đội Liên Xô đã được lệnh bắn hạ UFO”.
Theo nghiên cứu của Stonehill, một chương trình bí mật gọi là Setka được thành lập vào năm 1977 sau sự cố Petrozavodsk, khi đó 48 UFO xuất hiện trong bầu trời Liên Xô.
Sức mạnh quân sự Liên Xô.
Sự việc gây chú ý ở thành phố công nghiệp Petrozavodsk khi một vật
thể phát sáng lớn xuất hiện và chiếu ánh sáng cực mạnh về phía Trái đất.Ông Stonhill nói, Liên Xô từng đụng độ đẫm máu với người ngoài hành tinh năm 1953. Một UFO lớn xuất hiện, ban đầu được cho là quả khinh khí cầu xuất hiện ở Taiga, Siberia. Quân đội Liên Xô khi đó nhanh chóng được điều đến khu vực. Nhưng 3 máy bay Liên Xô bỗng nhiên “bốc cháy” khi đang cố gắng tiếp cận vật thể lạ.
Bức ảnh vật thể lạ ở Petrozavodsk.
Trong giai đoạn những năm 1960, chỉ huy Liên Xô đã ra lệnh không can thiệp vào hoạt động của UFO.Nhưng bất chấp những cuộc đụng độ bạo lực, ông Stonehill nói hầu hết các cuộc gặp gỡ của Liên Xô với người ngoài hành tinh chỉ đơn giản là để “quan sát các hoạt động”.
Ông Stonehill đã trao đổi với cựu nhân viên tình báo quân sự, các quan chức chính phủ và các nhà khoa học Liên Xô để tìm hiểu những bí ẩn đụng độ UFO trong quá khứ.
Gần đây nhất, cuốn sách mới của tác giả Paul Stonehill và Philip Mantle đã tiết lộ những câu chuyện kỳ lạ về việc Hải quân Liên Xô và Nga ngày nay từng chạm trán USO (vật thể lặn ngầm không xác định).
Nhận xét
Đăng nhận xét