Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 57

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trong giây phút bị đề nghị án tử hình vì nhận hối lộ 3 triệu USD

Thương vụ AVG: Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ 3 triệu USD

02/09/2019 23:52 GMT+7

TTO - Cả hai cựu bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đều khai nhận tiền từ ông Phạm Nhật Vũ để chỉ đạo sớm bán cổ phần AVG cho Mobifone. Trong đó, riêng ông Son nhận đến 3 triệu USD.

Thương vụ AVG: Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ 3 triệu USD - Ảnh 1.
Bị can Nguyễn Bắc Son (trái) và bị can Trương Minh Tuấn - Ảnh: Bộ Công an
Ngày 2-9, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã hoàn tất và tống đạt kết luận điều tra đại án Mobifone mua 95% cổ phần AVG.
Cơ quan điều tra đã đề nghị truy tố ông Nguyễn Bắc Son - cựu bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông và ông Trương Minh Tuấn - cựu bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông vì những sai phạm liên quan đến thương vụ mua bán AVG. Trước đó, ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn cùng bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và tội Nhận hối lộ.
Ngoài ra Cơ quan điều tra cũng đề nghị truy tố ông Phạm Nhật Vũ, cựu chủ tịch AVG cùng hàng loạt lãnh đạo, cựu lãnh đạo của Mobifone và giám đốc nhiều công ty khác.
Nhận 3 triệu USD tại nhà riêng
Theo kết luận điều tra, ông Son khai trong quá trình thực hiện dự án, ông Phạm Nhật Vũ, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị AVG đã nhiều lần liên lạc, gọi điện thoại, nhắn tin để hối thúc mong muốn bán được sớm cổ phần.
Ông Son biết nhiệm kỳ bộ trưởng đến tháng 4-2016 là hết nên muốn có dấu ấn tạo ra cho Mobifone phải mua được mảng truyền hình của AVG trong năm 2015. Mặt khác, ông Son nghĩ nếu việc mua bán thành công thì cổ đông AVG sẽ cảm ơn ông bằng vật chất.
Thương vụ AVG: Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ 3 triệu USD - Ảnh 2.
Ông Phạm Nhật Vũ tại cơ quan điều tra - Ảnh: Bộ Công an
Sau khi hoàn thành dự án Mobifone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, ông Phạm Nhật Vũ đã đến nhà riêng ông Son tại số 36C1 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đưa cho ông Son 3 triệu USD.
Ông Son nhận thức việc ông Vũ đưa tiền vì cựu bộ trưởng đã chỉ đạo thực hiện xong dự án mua cổ phần của AVG. Sau khi nhận tiền, ông Son đưa cho con gái là Nguyễn Thị Thu H., khoảng 10 lần, mỗi lần từ 300.000-400.000 USD nhưng không có tài liệu gì chứng minh.
Ngoài ra ông Son còn thừa nhận vào dịp lễ, tết đã nhận tiền của ông Cao Duy Hải, cựu Tổng giám đốc Mobifone số tiền 200 triệu đồng dịp 30-4-2015 và 200.000 USD của ông Lê Nam Trà, cựu chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone dịp tết âm lịch 2016.
Quá trình điều tra ông Son nhận thức số tiền nhận từ ông Vũ là hưởng lợi bất chính nên đã nhiều lần viết đơn xin khắc phục hậu quả. Ông Son xin nộp số tiền hơn 500 triệu đồng trong tài khoản cá nhân để khắc phục hậu quả.
Cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn thừa nhận quá trình thực hiện dự án đã được ông Phạm Nhật Vũ nhiều lần gọi điện thúc giục tạo điều kiện thực hiện nhanh. Sau khi hoàn thành dự án, ông Vũ đã đến phòng làm việc riêng của ông Tuấn đưa số tiền 200.000 USD.
Ông Tuấn nhận thức được việc ông Vũ đưa tiền cho mình vì ông có tham gia dự án, ký quyết định 236. Số tiền này ông Tuấn đã sử dụng vào việc cá nhân. Ông Tuấn xin nộp 2,12 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
Lãnh đạo Mobifone cũng nhận cả triệu USD
Bị can Lê Nam Trà , cựu chủ tịch HĐTV Mobifone khai quá trình thực hiện dự án, ông Phạm Nhật Vũ đã nhiều lần gọi điện giục sớm hoàn thành dự án. Sau khi hoàn thành dự án, trước và sau tết âm lịch 2016, ông Trà nhận từ ông Phạm Nhật Vũ số tiền 2,5 triệu USD. Số tiền này ông Trà đã sử dụng cá nhân.
Với cương vị là chủ tịch HĐTV Mobifone, ông Trà nhận thức được việc nhận tiền từ ông Vũ là sai, vi phạm pháp luật nên đã đề nghị xin được khắc phục toàn bộ số tiền 2,5 triệu USD hưởng lợi bất chính.
Thương vụ AVG: Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ 3 triệu USD - Ảnh 3.
Cơ quan điều tra khám xét nhà ông Nguyễn Bắc Son - Ảnh: TTO
Ngoài ra, ông Trà còn khai dịp Tết âm lịch 2016 đã biếu ông Nguyễn Bắc Son số tiền 700.000 USD, trong đó có 500.000 USD nhận từ ông Vũ. Tuy nhiên, ông Trà xác định đây là việc dân sự cá nhân giữa ông với ông Son nên không yêu cầu đề nghị xem xét trong vụ án.
Bị can Cao Duy Hải, cựu thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Mobifone khai, sau khi hoàn thành dự án, Mobifone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, vào tháng 4-2016, ông Phạm Nhật Vũ đến phòng làm việc của ông Hải tại cơ quan tòa nhà Mobifone và đưa 500.000 USD.
Ông Hải nhận thức được việc nhận tiền của ông Vũ là sai, hưởng lợi bất chính và đã có đơn xin nộp lại toàn bộ số tiền trên để nhận được sự khoan hồng của pháp luật.
Nguy cơ thiệt hại vốn nhà nước 7.000 tỉ đồng
Theo KLĐT, các lãnh đạo thuộc hội đồng thành viên MobiFone thời điểm mua AVG (tháng 12-2015) có nhiều vi phạm nghiêm trọng.
Ngoài việc lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định giá có nhiều sai phạm, MobiFone còn vi phạm trong đề xuất đầu tư, đánh giá thực trạng tài chính, kinh doanh của AVG...
Theo đó, chẳng những không đánh giá đầy đủ về thực trạng tài chính "rất xấu" của AVG, thay vào đó lại nhận định khả quan hiệu quả kinh doanh của AVG khi báo cáo với Bộ Thông tin - truyền thông để phê duyệt dự án.
Thậm chí, MobiFone còn không loại trừ 2 khoản đầu tư ngoài ngành của AVG, một động thái được cho là thiếu trách nhiệm và cố ý làm trái quy định.
Những sai phạm trên đã gây nguy cơ thiệt hại vốn nhà nước tại MobiFone hơn 7.000 tỉ đồng. Khiến hiệu quả kinh doanh từ năm 2016 và các năm tiếp theo sụt giảm, trong đó số lỗ lũy kế đến 2017 hơn 1.900 tỉ đồng, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến việc cổ phần hóa MobiFone.
Theo hồ sơ vụ án, quá trình thực hiện dự án đầu tư, Mobifone, Bộ Thông tin - truyền thông, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm: Dự án đầu tư chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng Bộ Thông tin - truyền thông đã ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone, vi phạm Luật đầu tư;
Phê duyệt dự án đầu tư khi chưa phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm Bộ Thông tin - truyền thông với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước đã thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định dự án; Quyết định phê duyệt dự án đầu tư không đảm bảo căn cứ pháp lý, vi phạm các quy định của pháp luật...
THÂN HOÀNG - HOÀNG ĐIỆP

18 Đảng viên ở Cần Thơ bị xử lý kỷ luật vi phạm tham nhũng

Thành ủy Cần Thơ cho biết đã có 18 Đảng viên bị xử lý kỷ luật vi phạm tham nhũng, có 2 Đảng viên bị cách chức và 14 Đảng viên bị khai trừ.
Ngày 3/9, Thành ủy Cần Thơ tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện chỉ thị số 06 của Ban thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm trên địa bàn thành phố.
18 Dang vien o Can Tho bi xu ly ky luat vi pham tham nhung hinh anh 1
Ông Trần Quốc Trung, Bí thư Thành ủy Cần Thơ.
Báo cáo sơ kết thực hiện 3 năm chỉ thị số 06, ông Nguyễn Xuân Hải, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Cần Thơ, cho biết thời gian qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu các tổ chức Đảng, các cơ quan, đơn vị và địa phương trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã tập trung chỉ đạo, thành lập đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm.
Thanh tra các cấp trên địa bàn thành phố đã triển khai hơn 900 cuộc thanh tra, kiểm tra, phát hiện sai phạm hơn 94 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi hơn 68 tỷ, đồng thời kiểm điểm trách nhiệm 72 tập thể và 79 cá nhân. 18 Đảng viên bị xử lý kỷ luật vi phạm liên quan đến tham nhũng, có 2 Đảng viên bị cách chức và 14 Đảng viên bị khai trừ.
Đặc biệt, từ khi ban hành chỉ thị số 06, các cơ quan điều tra đã truy tố, xét xử, thụ lý 14 vụ với 29 bị can; Viện kiểm sát các cấp thụ lý 13 vụ với 32 bị can; Tòa án nhân dân thành phố giải quyết sơ thẩm 6 vụ với 17 bị cáo và tòa cấp huyện thụ lý 8 vụ với 15 bị cáo.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Trần Quốc Trung, Bí thư Thành ủy Cần Thơ biểu dương những kết quả đạt được thời gian qua, đặc biệt thời gian tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể tiếp tục xem công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cơ quan, đơn vị, địa phương. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đặc biệt là chủ động nắm tình hình, tăng cường công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị và địa phương.
"Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng được thực hiện thường xuyên, xác định được trọng tâm, trọng điểm. Trong việc chúng ta kiểm tra giám sát cũng kịp thời phát hiện, uốn nắn những cái yếu kém, thiếu sót và khi phát hiện sai phạm thì chúng ta xử lý nghiêm. Từ đó chúng ta siết chặt được kỷ luật, kỷ cương, có tác dụng răn đe, phòng ngừa tham nhũng lãng phí trong thời gian qua", ông Trung nhấn mạnh.


https://vov.vn/nhan-su/can-tho-18-dang-vien-bi-xu-ly-ky-luat-vi-pham-tham-nhung-951794.vov
VOV.VN

Kỷ luật 6 cán bộ, lãnh đạo Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn

03-09-2019 - 06:26 PM | Thời sự trong nước

(NLĐO)- UBKT Thành ủy TP HCM vừa thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 4 lãnh đạo, cảnh cáo 2 lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn.

Thông tin từ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương cho biết UBKT Thành ủy TP HCM vừa thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 4 lãnh đạo của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên.
Kỷ luật 6 cán bộ, lãnh đạo Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn - Ảnh 1.
Bà Lê Thị Phượng, Chủ tịch HĐTV Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn - Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam
Những người bị kỷ luật khiển trách gồm các ông, bà: Lê Thị Phượng, Đảng ủy viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn, Kiểm soát viên chuyên trách của Tổng Công ty; Nguyễn Thị Thu Ngoan, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc, nguyên Kiểm soát viên chuyên trách; Tống Ngọc Dương, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Thành viên HĐTV; Nguyễn Thị Thanh An, Bí thư Chi bộ Phòng Tài chính Kế toán, Kiểm soát viên chuyên trách Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên.
Đồng thời, UBKT Thành uỷ đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với 2 ông: Hồ Văn Ngon, nguyên Phó Tổng Giám đốc, nguyên thành viên không chuyên trách HĐTV; Nguyễn Văn Trực, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Thành viên Hội đồng Quản trị/HĐTV, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên.
Những người này đã có vi phạm, khuyết điểm trong ký hợp đồng ủy quyền cho Tổng Công ty cổ phần Phong Phú ký 77 hợp đồng vay vốn, đặt cọc, mua nhà liên kế trong khi dự án khu nhà ở Phước Long B - Quân khu 9 chưa được lập, phê duyệt, chưa hoàn tất hạ tầng kỹ thuật; tham gia biểu quyết thông qua chủ trương chuyển nhượng 28% Dự án Khu nhà ở Phước Long B - Quân khu 9 không đúng quy định pháp luật về đấu giá để xác định giá thị trường khi chuyển nhượng tài sản; hợp tác thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò; chậm tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy giết mổ gia súc tại Củ Chi gây lãng phí...
B.T.N

Phạm Nhật Vũ khai lý do hối lộ

Theo VnExpress Thứ tư, 4/9/2019, 17:18 (GMT+7)
Trong kết luận điều tra ra ngày 31/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) nêu bị can Vũ khai đầu năm 2015 đã liên tục liên lạc, gọi điện thoại, nhắn tin thúc giục Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son (nhiệm kỳ 2011-2016), Thứ trưởng Trương Minh Tuấn (sau này là Bộ trưởng nhiệm kỳ 2016-2018), chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà và cựu tổng giám đốc Cao Duy Hải để đề nghị xúc tiến sớm việc mua.
Chủ tịch AVG khai biết "đây là những người có chức vụ quyền hạn, có vai trò quyết định để đưa dự án sớm hoàn thành". Trước đó, năm 2014, AVG từng muốn bán ít nhất 49% cổ phần cho đối tác nước ngoài nhưng không thành công. 
Bị can Vũ khai trong quá trình giao dịch, đàm phán với MobiFone đã không "hứa hẹn đưa tiền" nhưng lời khai của ông Son, ông Trà lại cho thấy, các ông biết "chắc chắn" sẽ được nhận lợi ích vật chất từ AVG. Và kết quả điều tra cho thấy khi hoàn thành ký kết hợp đồng, chủ tịch AVG đã đưa 3 triệu USD (gần 66,5 tỷ đồng) cho ông Son, 2,5 triệu USD cho ông Trà (gần 57 tỷ đồng), 500.000 USD cho ông Hải (hơn 11 tỷ đồng) và 200.000 USD (gần 4,5 tỷ đồng) cho ông Tuấn. Tiền hối lộ được mang đến nhà hoặc nơi làm việc của người nhận.
nhat-vu-png-2960-1567591588.png
Ông Phạm Nhật Vũ tại cơ quan điều tra khi bị bắt vào tháng 4. Ảnh: Bộ Công an.
Hành vi của ông Vũ bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đề nghị truy tố về tội Đưa hối lộ theo khoản 4 điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt 12-20 năm tù. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã đề nghị "áp dụng chính sách hình sự đặc biệt" phù hợp khi truy tố, xét xử vì cho rằng bị can thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác để làm rõ vụ án, đóng góp nhiều cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các hoạt động an sinh xã hội...
Ông Vũ cũng đã chủ động hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng, tự nguyện trả lại MobiFone số tiền đã nhận gần 8.900 tỷ đồng (tính cả lãi và các chi phí khác), góp phần làm giảm tối đa thiệt hại cho nhà nước.
"Chính sách hình sự đặc biệt" còn được cơ quan điều tra đề nghị áp dụng với cựu bộ trưởng Tuấn, ông Trà cùng Phạm Đình Trọng (cựu vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông), Phan Thị Mai Hoa (thành viên Hội đồng thành viên MobiFone), Hồ Tuấn (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Phạm Thị Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Bảo Long (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Đăng Nguyên (cựu phó tổng giám đốc phụ trách MobiFone), Nguyễn Mạnh Hùng (cựu phó tổng giám đốc MobiFone). 
Hai người còn lại trong vụ án là ông Son và Võ Văn Mạnh (cựu giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX) chỉ được đề nghị "xem xét các tình tiết giảm nhẹ". 
Trong các bị can này, ông Son, Tuấn, Trà, Hải bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (điều 220, Bộ luật Hình sự 2015) và Nhận hối lộ (điều 354, Bộ luật Hình sự 2015). 9 người còn lại bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Huy Thiệp (Đoàn Luật sư Hà Nội) giải thích với việc đề nghị áp dụng "chính sách hình sự đặc biệt", 12 bị can có thể được áp dụng mức phạt dưới khung truy tố - khác biệt hẳn với đề nghị thông thường là "xem xét giảm nhẹ hình phạt". Chẳng hạn, ông Vũ nhiều khả năng không bị xem xét ở khoản 4 của tội Đưa hối lộ mà chuyển xuống khoản 1 hoặc khoản 2 với mức án thấp hơn nhiều. Cơ quan điều tra có thể đã ghi nhận sự thành khẩn của bị can Vũ bởi nếu không có sự hợp tác này, hành vi nhận hối lộ với số tiền lớn của các quan chức mãi mãi sẽ là "mảng tối" không thể bị phát giác.
Về việc thu hồi tài sản, Cơ quan điều tra hiện nhận gần 66 tỷ đồng trong đó ông Lê Nam Trà nộp 54 tỷ đồng, ông Cao Duy Hải nộp 11,6 tỷ đồng...; kê biên hai lô nhà đất đứng tên vợ chồng ông Son và Tuấn tại phố Lý Nam Đế và ngõ Quan Thổ ở Hà Nội. Cơ quan điều tra còn phong tỏa tài khoản có số dư gần 600 triệu đồng của ông Son, tài khoản hơn 2,1 tỷ đồng của ông Tuấn cùng hai tài khoản gần 1,8 tỷ đồng của ông Lê Nam Trà.
Tổng công ty Viễn thông Mobifone thành lập ngày 1/12/2014 theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin Truyền thông, do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng. 
AVG thành lập tháng 8/2008, vốn điều lệ 300 tỷ đồng, kinh doanh trong bốn lĩnh vực gồm: kinh doanh đầu thu và phụ kiện; dịch vụ cước thuê bao, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền dẫn. 
Ngày 25/12/2015, chủ tịch Lê Nam Trà ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 95% cổ phần của AVG với giá gần 8.900 tỷ đồng. Tính đến 15/1/2016, MobiFone thanh toán hơn 8.400 tỷ đồng, tương đương 95% giá trị chuyển nhượng. Việc mua bán này được xác định gây thiệt hại cho nhà nước gần 6.500 tỷ đồng.

Vì sao ông Nguyễn Bắc Son không được hưởng chính sách hình sự đặc biệt như ông Phạm Nhật Vũ?


Trước câu hỏi của báo chí về việc vì sao ông Nguyễn Bắc Son không được áp dụng chính sách hình sự đặc biệt, Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc trả lời tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/9 cho biết đây là chính sách ưu việt được kiến nghị áp dụng đối với những người vi phạm pháp luật nhưng có thái độ thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra trong khai báo, khắc phục hậu quả.
son-png-5255-1567603480.png
Ông Nguyễn Bắc Son, cựu Bộ trưởng Thông tin Truyền thông. Ảnh: MIC.
Thứ trưởng Ngọc cho biết kết luận điều tra đã được công bố hôm 31/8 và được đăng tải khá đầy đủ trên phương tiện thông tin đại chúng. Bộ Công an điều tra toàn diện vụ án, sai phạm đến đâu xử lý đến đó. 
Theo kết luận điều tra, trong 12 bị can được đề nghị cho áp dụng chính sách hình sự đặc biệt có chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ, cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, cựu chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà ... song không có cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son. Ông Nguyễn Bắc Son nhận 3 triệu USD từ Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ trong thương vụ chỉ đạo để MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, gây thiệt hại cho nhà nước khoảng 7.000 tỷ đồng.

Thu 5 khẩu súng, 18 viên đạn trong nhà cựu chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh

04/09/2019 15:26 GMT+7

TTO - Trong quá trình điều tra vụ án bán đất công sản cho Vũ 'nhôm', gây thất thoát tài sản nhà nước xảy ra tại Đà Nẵng, Cơ quan Công an đã thu giữ 5 khẩu súng khi khám xét nơi ở của cựu chủ tịch Trần Văn Minh.

Thu 5 khẩu súng, 18 viên đạn trong nhà cựu chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh - Ảnh 1.
Cựu chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh - Ảnh: TTO
Theo kết luận điều tra vụ án của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, hai cựu chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến đã tạo điều kiện để Vũ 'nhôm' mua rẻ hàng chục bất động sản. Số tiền mà các bị can gây thất thoát của nhà nước là gần 20.000 tỉ đồng.
'2 khẩu súng là đồ chơi nguy hiểm bị cấm'

Liên quan đến việc kê biên tài sản và xử lý vật chứng, kết luận điều tra thể hiện ngày 18-4-2018, quá trình khám xét chỗ ở của bị can Trần Văn Minh, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã phát hiện, thu giữ 5 khẩu súng, 18 viên đạn và 3 giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ.
Ngày 17-5-2018, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an ban hành kết luận giám định xác định 5 khẩu súng và 18 viên đạn thu giữ tại nơi ở của chủ tịch Trần Văn Minh không phải là vũ khí quân dụng.
Trong đó 3 khẩu súng và 18 viên đạn thuộc danh mục công cụ hỗ trợ, 2 khẩu súng là đồ chơi nguy hiểm bị cấm.
Cơ quan điều tra đã ra quyết định xử lý vật chứng, giao cho Công an TP Đà Nẵng xử lý theo quy định của pháp luật.
Ông Minh được xác định là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện các hành vi phạm tội trong vụ án này.
Với hành vi "giúp sức" cho Vũ "nhôm", cựu chủ tịch Đà Nẵng bị đề nghị truy tố 2 tội danh "vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí" và "vi phạm các quy định về quản lý đất đai".
Kê biên 37 tài sản đất của Vũ "nhôm"
Cơ quan điều tra đã ra các lệnh kê biên tài sản đối với tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất liên quan đến Vũ "nhôm". Theo danh sách, có tất cả 37 tài sản đất của Vũ "nhôm" tại Đà Nẵng đã bị kê biên.
Trong đó có 2 khu đất rộng hơn 210m2 và 174m2 trong khu thương mại dịch vụ cao tầng tại quận Sơn Trà. Hàng chục khu đất khác tại các quận Hải Châu, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn…
Có khu đất diện tích 30.000m2, một số khu đất diện tích 900 - 1.000m2. Hầu hết các khu đất còn lại có diện tích vài trăm m2.
Cơ quan điều tra đã có yêu cầu định giá tài sản đối với 37 tài sản đất trên. Sau khi Hội đồng định giá tài sản ban hành kết luận, Cơ quan điều tra sẽ chuyển đến Viện KSND tối cao để phục vụ hoàn thành cáo trạng.
Thu 5 khẩu súng, 18 viên đạn trong nhà cựu chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh - Ảnh 2.
Phan Văn Anh Vũ tại một phiên tòa tại TP.HCM - Ảnh: HOÀNG LINH
Cũng theo kết luận điều tra, trong quá trình điều tra, Vũ "nhôm" không hợp tác khai báo, không thừa nhận hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, căn cứ kết quả điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Bộ Công an, xác định: mặc dù không thuộc diện được mua chỉ định nhà, đất công sản nhưng Phan Văn Anh Vũ đã lợi dụng những văn bản pháp lý của UBND TP Đà Nẵng để bàn bạc, thỏa thuận với giám đốc một số công ty đứng tên xin mua nhà công sản, xin giảm hệ số sinh lời.
Sau đó, trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các công ty này lại có văn bản đề nghị thay đổi tên người trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang cho bị can Phan Văn Anh Vũ với lý do Vũ là người nộp tiền mua nhà và chia lợi ích với nhau.
Mặc dù biết rõ việc này nhưng bị can Trần Văn Minh vẫn đồng ý và chỉ đạo cấp dưới hoàn thành thủ tục cho phép chuyển nhượng các nhà, đất công sản này cho Vũ.
Tại một số dự án bất động sản, Phan Văn Anh Vũ đã bàn bạc, thỏa thuận với Trần Văn Minh để xây dựng các văn bản pháp lý, nhanh chóng hoàn thành hồ sơ, thủ tục để giúp Vũ được nhận chuyển nhượng các dự án này không qua đấu giá quyền sử dụng đất, với giá chuyển quyền sử dụng đất thấp hơn giá do UBND TP Đà Nẵng quy định.
Hành vi của bị can Phan Văn Anh Vũ đã đủ yếu tố cấu thành 2 tội danh, bao gồm: tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí" gây thiệt hại đặc biệt lớn đối với ngân sách nhà nước tại 11 nhà, đất công sản, với số tiền là: 76 tỉ đồng (tại thời điểm xảy ra hành vi phạm tội) và 1.579 tỉ đồng (tại thời điểm khởi tố vụ án).
Đối với tội danh "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai", tại 4 dự án đất, với giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền là: 5.348 tỉ đồng (tại thời điểm xảy ra hành vi phạm tội) và 18.615 tỉ đồng (tại thời điểm khởi tố vụ án).
Hai cựu chủ tịch Đà Nẵng cùng Vũ nhôm làm Hai cựu chủ tịch Đà Nẵng cùng Vũ nhôm làm 'bốc hơi' 20.000 tỉ
TTO - Hai cựu chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến đã tạo điều kiện để Vũ 'nhôm' mua rẻ hàng chục bất động sản. Số tiền mà các bị can gây thất thoát của nhà nước là gần 20.000 tỉ đồng.
HOÀNG ĐIỆP - THÂN HOÀNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét